You are on page 1of 2

Việt Nam - Đông Nam Á là vùng thiên nhiên phong phú, thống nhất nhưng đa

dạng, do đó, văn hóa bản địa phong phú, đa dạng trong sự thống nhất. Về lối sống,
người Việt Nam mang đậm tính cộng đồng, tự trị của văn hóa làng xã; thấm đậm,
bao trùm tinh thần yêu nước, ý thức quốc gia - dân tộc. Nhân dân ta luôn đề cao
tính gia đình truyền thống. Văn hóa gia đình truyền thống được đúc kết từ sự thích
nghi và ứng phó của dân tộc đối với tự nhiên và xã hội trước những thách thức của
lịch sử. Văn hóa gia đình truyền thống người Việt giàu tính nhân văn như kính
trọng người già, yêu quý trẻ nhỏ, đề cao tình nghĩa vợ chồng.
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử hình thành quốc gia dân tộc, văn
hóa Việt Nam sớm có xu thế giao lưu, hội nhập, tiếp biến, nhờ thế Việt Nam có
nền văn hóa đa ngôn ngữ, giàu bản sắc. Nền văn minh Đại Việt được xếp là một
trong 34 nền văn minh đầu tiên của nhân loại. Trong suốt thời gian tiếp biến văn
hóa Việt Nam với phương Tây dưới nhiều hình thức, vừa có cưỡng bức, vừa có đối
thoại văn hóa, có thời điểm vừa chống lại, vừa tiếp thu, nhưng văn hóa Việt Nam
vẫn vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa hiện đại hóa.
Khi Pháp xâm lược Việt Nam, đã xây dựng rất nhiều công trình nghệ thuật. Một
trong số đó có thể kể đến chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, Bảo tang Mỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh,… Rất nhiều công trình kiến trúc đậm hơi thở nghệ thuật
vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Không chỉ vậy, mà còn có những công trình
khác của Việt Nam mang trong mình những ảnh hưởng từ kiến trúc của Pháp. Nhà
hát Lớn tại Hà Nội là một công trình tiêu biểu của Pháp ở Hà Nội. Và ngay bên
cạnh, chính là khách sạn Hilton Hanoi Opera cũng chịu ảnh hưởng của phong cách
kiến trúc Pháp. Ngày nay, kiến trúc Pháp xuất hiện nhiều khi được đưa vào các
công trình xây dựng nhà ở tại Việt Nam. Các chi tiết như cửa sổ, cửa chính, mái
sảnh… thường được thiết kế dạng hình vòm mềm mại; Màu vàng hoặc màu trắng,
hoặc trắng kết hợp vàng, đó là sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam đặc
trưng nhất trong các công trình Tân cổ điển,…
Sự tiếp xúc giao thoa giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa nhân loại, đặc biệt là với
văn hóa phương Tây đã diễn ra mạnh mẽ vào những thập niên đầu thế kỉ XX, trong
điều kiện thực dân Pháp xâm lược thống trị và khai thác thuộc địa Việt Nam. Do
đó, nhân dân ta tuỳ nơi tuỳ lúc có thể tiếp nhận hoặc chống đối. Nhưng cuối cùng
là sự lựa chọn những tinh hoa văn hóa nhân loại rồi cải biến cho phù hợp với tâm
thức và mỹ cảm văn hóa của người Việt Nam. Đó chính là quá trình hội nhập để bổ
xung những yếu tố mới tiến bộ, hiện đại vào nền văn hóa truyền thống, làm giàu
đẹp hơn, phong phú hơn, hiện đại hơn nền văn hóa dân tộc trong điều kiện lịch sử
mới. Bài viết này đề cập đến sự tiếp biến văn hóa Việt Nam những thập niên đầu
thế kỉ XX trên ba mặt: về chủ thể văn hóa, về văn hóa vật chất, về văn hóa tinh
thần.

You might also like