You are on page 1of 200

Ở Đô Lương, dịch vụ thương mại là lĩnh vực được quan tâm chỉ

đạo thông qua việc xây dựng cơ chế, chính sách, xây dựng quy
hoạch và cơ sở vật chất để phát triển và đã mang lại hiệu quả kinh
tế - xã hội đáng kể. Cụ thể:
Sau khi bến đò Lường không còn hoạt động nữa, chợ Lường
được di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau, cuối cùng được chuyển
về xã Tràng Sơn và đến khoảng năm 1994 - 1995 thì không còn
hoạt động nừa.
Xác định Dịch vụ thương mại là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn trong thời kỳ đổi mới nên huyện đã quy hoạch và từng
bước xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm Dịch vụ thương mại để
nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh tế.
Cuối những năm 1990, Trung tâm Thương mại Đô Lương được
xây dựng, có diện tích hơn 13.000 m2 với trên 800 ki-ốt, hơn 1.000
tiểu thương kinh doanh buôn bán, trở thành Trung tâm Thương mại
lớn nhất của huyện.
Khu Trung tâm Thương mại Vườn Xanh được quy hoạch với
diện tích trên 15 ha - là khu đô thị - thương mại kiểu mới với các
công trình thương mại, siêu thị, dịch vụ công cộng nhằm tập trung
dịch vụ cho các chung cư cao tầng hiện đại kết hợp với khu nhà ở
biệt thự liền kề đã được thiết kế và tổ chức thi công.
Hệ thống chợ được củng cố và phát triển. Bên cạnh các chợ vùng
như: chợ ú (Đại Sơn), chợ Vịnh (Thái Sơn) và chợ Năn (Giang
Sơn), mỗi xã đều có một chợ (30 chợ/33 xã)1, hoạt động vài giờ mỗi
ngày, là nơi trao đổi mua bán các mặt hàng thiết yểu hàng ngày, tạo
thành một hệ thống chợ thương mại hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu
giao thương, trao đổi hàng hoá, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Các loại hình dịch vụ thương mại ở Đô Lương phát triển đa
dạng, phong phú như dịch vụ hàng bách hoá, ăn uống, điện tử, điện
dân dụng... Các thành phần kinh tế tập thể, cá thể là lực lượng chủ
yếu tham gia vào loại hình dịch vụ thương mại.

1 Theo Quy hoạch nông thôn mới (2010).


Đến năm 2013, toàn huyện có trên 3.667 cơ sở kinh doanh dịch
vụ thương mại với trên 5.100 lao động.
Một số chợ vùng ở Đô Lương có tiêm năng lơn như:
Chợ uĐại Sơn: Chợ ú thuộc xã Đại Sơn(là ch9bỵô" trâu bò.
Theo các cụ cao niên của xã Đại Sơn kể thì chợ ú được'hlrá thanh
cách đây khoảng trên 50 năm. Ban đầu là một côn đất hoang chỉ có
bà con trong vùng vê đây mua bán trâu bò Nhưng từ năm 2000 rơ
lại đay, so lượng trâu bò tập trung về chợ liên t^ig mạnh, chợ rở
thành một chợ buôn trâu, bò lớn nhất nhì của Nghệ An.
“Ai về chợ u Đại Sơn
Mua con trâu mộng lập nên đại điên’.
Hiện nay, bình quân mỗi phiên chợ có từ 2 000 đèn 2.500con
trâu bò các loại. Khách đến chợ chù yếu Ịà người từcác inh thành
trong nước và có ca khách nước ngoai ”h“: Lào, Campuchia, ™i
Lan,... cùng hàng trăm phương tiện vận chuyển đưa.trâu bò đi đèn
các địa phương trong và ngoài tinh tiêu ‘hụ. Tính trung bình m&
phiên, chợ cung cáp 150 - 200 con trâu, bò thịt cho thị trường ớ các

tỉnh, thành trong cả nước. ' ,


Chợ họp moi thang 6 phiên, vào các ngày 1, 6, 11, 16 2 va 26
(âm lịch’1 và chi họp trong vai giờ buổi sáng Trước đây, những
người ơxa đê k p phiên họ phai dắt ‘râu,.bo điđế".chợ*
Se. Ngay nay trâu bò đượcngười tạđtradát chp'hằng_đũ hmh
thte đất bộ, chò xe bò lóp, chờ « 0 tô^aừng khoáng 7 - 8 g ờ
sang dòng người dăt trâu bò tứ xứ đô ™ đông nghịt chợ họp tràn
ra s ngoi đường. Người đưa gia súc vê hop chợ yui như trầỵ hộL
K Xtrinh mếccl S^Stmn3^^

mắt, không qua mọt công đoạn cân đo nào Cá người mua lân ké
bán đều biết ước lượng đúng khối lượng I^i^diuvên
Ngoài ra, người mua trâu, bò cày cũng p ái san soi c u
tuông ’ trau, bo: phai chọn con to. cao, ngoại hình cân1 đổi tốt nhát
là loại có xoay ờ bà vai. khi mua còn phái xem ‘i"h,nịt, bới cũng
co con dữ, con hiền, con tó nghe lời, con “phàn chú’, Th 0 các cụ
cao niên, trâu" bò không chi la đầu cợ nghệp màcòn_báo ‘rước gia
chủ gặp phúc hay họa Người nông dân nào đi chợ cũng đêu thuộc
lòng câu: “Đầu tang, xoáy tóc, hàm sà. Trong ba thứ ấy cửa nhà ra
đi”, đó là tiêu chí cần tránh hàng đầu.
Chợ trâu, bò còn là dịp để nhiều người đến tham khảo giá cả thị
trường và học hỏi kinh nghiệm mua bán, chọn giống. Những cuộc
gặp gỡ ngẫu nhiên, những cái bắt tay, tiếng kêu rống của trâu, bò,
tiếng mặc cả, cãi vã giữa dòng người bước vội... trong phiên chợ
trái ngược hẳn với sự yên bình vốn có của làng quê.
Ngoài ra, ở đây còn có các chợ lớn khác như Chợ Vịnh (Thái
Sơn), Chợ Năn (Giang Sơn)... Các chợ quê thường hoạt động
theo biểu thời gian như trước đây. Khu vực quanh chợ phần lớn
đã trở thành thị tứ, suốt ngày người mua kẻ bán tập nập. Riêng
ngày chợ phiên thì đông hơn rất nhiều. Chợ không những là nơi
mua bán trao đổi hàng hóa, nhất là nông sản, thực phẩm mà còn
là nơi sinh hoạt văn hóa, giao lưu tình cảm của nhiều lứa tuổi của
cả một vùng.
2. Các loại hình dịch vụ khác
Ngoài lĩnh vực dịch vụ thương mại là chủ yểu, các hoạt động
kinh doanh dịch vụ khác trên địa bàn phát triển khá đa dạng. Trong
đó có dịch vụ nông nghiệp, vận tải đường bộ, đường sông, dịch vụ
tài chính - ngân hàng.
2.1, Dịch vụ nông nghiệp: Hoạt động dịch vụ nông nghiệp chủ
yếu thông qua các hợp tác xã kiểu mới sau Khoán 10 gọi là hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng. Giai đoạn 1996 -
2000, toàn huyện có 22 hợp tác xã dịch vụ nông nghiêp và 8 hợp
tác xã tín dụng hoạt động theo Luật Hợp tác xã, đảm bảo phát huy
vai trò của kinh tế hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 2013, huyện có 39 hợp tác xã dịch
vụ nông nghiệp với nhiều loại hình dịch vụ: giống, thuỷ lợi, thuốc
bảo vệ thực vật, thú y, thụ tinh nhân tạo, điện dân dụng, làm đất,
thu hoạch, vật tư kỳ thuật... Nhìn chung, các hoạt động dịch vụ
phục vụ sản xuất nông nghiệp đã cơ bản đáp ứng được các nhu cầu
về sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Bên cạnh đó còn có hàng
trăm tổ hợp sàn xuất và doanh nghiệp được.thành.lập theo Luật
Doanh ngMệp hoạt động có hiệu quá trong khuôn' ^chinh sách
pháp luật đĩtạò động lục thúc đầy quá trinhsán xuất nông nghiệp

và lưu thông hàng hóa trong huyện pháttnen. , , ,.


2.2. Dịch vụ X ũ vung'đắt có. húng văn h£v«
nhiêu danh lam thắng cành và nhiều di t ch ịch sú ván hoa đã
được xép hạng nhừ đèn Quá Sơn _c“a M Bụt đền thờ họ
Nguyễn Cảnh, đèn Đức Hoàng, đình1 Lương; Sơn,đình hú
Nhuận đình Long Thái, đèn P°”j,Kiara;:\đt2^„áM nónĩ
Khu dì tích lịch sứ Truông Bôn, KhuỊ du.lịchnước khoáng nóng
Giang Son: tạo cơ sở cho huyện phát triển dịch vụ du lịch - ngàn

đáp ứng cơ bản yêu câu vận tải nang p .


doanh vgà ® vg cùa nhân dân. Năm 201 sô0 tô v^ t
là 677 chiếc, nam 2013 là 711'chiếc nong đóô tô vận ái hàng hoá
564 chiếc, vận tải hành khách là 148 chiếc vớ 1 028 laođộng.
2.4. Dịch vạ bưu chình- viên thông: Đâylà dạnd£1 vụ.ông
nghệ cao Trong đó, mạng lưới dịch vụ.bưuchính phát triẽn nhanh
đáp ứng nhu cầu chuyển phát cùa người ân trên ia a ■ e ’
ứ,4 th X ó điểm bS văn hoá
eĩ ! ;í!3?" XĨXgX « điện thoại
Sọ hộ sứ dụng điện thoại có địn ™ njm2013 đạt 52,2
aỉ‘T^XXênX 4X2 thuê bao intemet, với 98

tót nhu câu thông thi liên lạc, giải tri


trạm thu - phát sóng, phục vụ tôt nhu
cùa nhân dận. |à loại dịch được
2.5. Dịch vụ tài chỉnh - ngân ha g- ì y ** _
cho là quan trọng nhát bời X® ctpn?XxủX°ó cưa cĩỉ hoạt
Tanh (kể cả kinh doanh tiền tệ). Trong thời kỳ mớcứa các w
động tài Chĩnh, ngân hang thông qua hình,thức tin dụng củrêu
đôi mới. Ngoài lĩnh vực tín dụng ở các ngân hàng trên địa (
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các phòng
giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Tây Nghệ An), các Quỹ tín dụng nhân dân
được khuyến khích đầu tư nhằm huy động vốn cho sản xuẩt và các
nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, giúp đỡ các hộ nông dân, các gia
đình khó khăn với số vốn tối thiểu để sản xuất kinh doanh và cho
con cái học hành. Hiện trên địa bàn có 7 Quỹ tín dụng nhân dân
của các xã: Giang Sơn, Bắc Sơn, Thuận Sơn, Thịnh Sơn, Bài Sơn,
Tân Sơn, Thượng Sơn. Hoạt động của các tổ chức tín dụng trong
những năm qua đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh
nghiệp và nhân dân.
Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, trong những
năm qua, huyện Đô Lương đã không ngừng phát huy truyền thống
cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, dám nghĩ dám làm. Được
sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị và nhân dân, kinh tế Đô Lương đã có bước tăng trưởng
đáng kể trên cả 3 tiêu chí quan trọng: Giá trị tổng thu nhập (GDP),
tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Điều
này đã khẳng định sự đúng đắn trong quá trình lãnh đạo của Huyện
ủy và điều hành của ủy ban nhân dân huyện cùng sự đồng thuận
ngày càng cao của nhân dân - yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo
sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Nhà máy xi măng Sông Lam
(xã Bồi Sơn)
Trung tâm thương mại huyện Đô Lương

Một góc chợ Ú (xã Đại Sơn)


i ‘l‘\

Làng nghề
dâu tằm Xuân Như
(xã Đặng Sơn)

Làng nghề bárth đa,


kẹo lạc Vĩnh Đức
(Thị trấn Đô Lương)

Thân xưỏng may


cMm Công nghiệp
Lạc Sơn
Bàn xoay, Nạng,
Vòng cạo, Khót gọt -
công cụ sản xuất đồ gốm
truyền thống xã Trù Sơn

Siêu sắc thuốc, Nồi hông,


Trách, Giỏ trồng hoa,
Nồi đựng tiền tiết kiệm -
sản phẩm đồ gôm của
nghệ nhân Nguyễn Văn Hứa
(xóm 10, xã Trù Sơn)

Một số sản phẩm


làng nghề nồi đất
(xã Trù Sơn)
Chương 4. VĂN HÓA

A. VĂN HỌC

I. VĂN HỌC DÂN GIAN Ă


Do bản chất của loại hình Văn học dân gian là truyên miệng tư
người này sang người khác và được lưu truỵên tư vung ụọ sang
vùng kia, từ đời này sang đời khác nên co nhiêu di ban va viẹc xac
định nguồn gốc của một tác phâm là điêu het sưc kho khan. Tuy
nhiên, trong phần này, những tác phâm Văn học dân gian được đưa
vào Địa chí huyện Đô Lương phải có xuât xư tư Đo Lương, được
lưu truyền ở Đô Lương và được nhân dân Đô Lương bao ton.
1. Truyện kể dân gian 5 , Ẵ ,
ỉ.ỉ. Truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, huyên thoại:

sự TÍCH ĐỀN QUẢ SƠN1


ở Nghệ - Tĩnh có đến 32 đền thờ Lý Nhật Quang mà đền
Quả Sơn ớ xã Bồi Sơn (xưa là xã Bạch Đường, rồi Bạch Ngọc)
là đền chính.
Theo truyền thuyết, Lý Nhật Quang là con trai thứ tám của Lý
Thái TỔ nên còn tên là chàng Tám. ông là người thông minh, có
chí, hiếu học: lên tám tuổi đã biết làm thơ, thông hiêu kinh sư va
thường tò mò tìm hiểu thời thế. Lớn lên, khi bắt đầu gánh vác việc
triều đình, ông tỏ ra là người lồi lạc, cương trực, bàn được nhieu kê
hay, góp được nhiều ý giỏi- ' , Tvn AX
Nam 1041, Lý Thai Tông xuống chiếu cho Lý Nhật Quang vào
làm Tri châu Nghệ An - vùng biên ải của Đại Việt (bao gôm Nghệ
An và Hà Tĩnh hiện nay) với tước hiệu là Ưy Minh hâu
Vào đây, ông luôn to ra là người có học vân, đức độ. Vê chính
sự, ông hết sức vỗ về nhân dân, chủ trương đây mạnh mơ mang đat

J N?nh Viết Giao: Nghệ An toàn chí' kể dân gian xứ Nghệ’Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tr 153 -156.
ĐỊA CHÍ HUYỆN ĐÔ LƯƠNG

đai. Vùng Vĩnh Hòa tức Khe Bố (nay thuộc huyện Tương Dương),
vùng Cự Đồn (nay thuộc huyện Con Cuông), vùng tổng Nam Kim
ở Nam Đàn, rồi một số vùng khác ở Nghi Xuân, Thạch Hà, Kỳ Anh
(Hà Tĩnh)... là do ông chiêu dân lập ấp và sử dụng tù binh để khai
thác. Tại nơi trấn trị (thuộc huyện Đô Lương ngày nay), ông đã lập
đạo quân Nghiêm Thắng, tăng cường lực lượng quân sự để giữ yên
bờ cõi. Ông cũng tiếp tục chủ trương đào và nạo vét các đoạn sông
Đa Cái ở Hưng Nguyên, kênh sắt ở Nghi Lộc; kênh Son, kênh Dâu
ở Quỳnh Lưu để nói với sông Bà Hòa ở Ninh Bình qua Thanh Hóa.
Ông còn khởi xướng việc đắp đê sông Lam để bảo vệ nhân dân và
sản xuất vùng trong đê, tạo thuận lợi trong việc giao thông - tiền
thân của đê 42 sau này. Mặt khác, ông còn cho tu sửa Thượng Đạo
Bắc Nam từ Nghệ An ra Thanh Hóa rồi ra Ninh Bình để đến Thăng
Long và cho mở thêm nhánh lên Kỳ Sơn, Trấn Ninh (chủ yếu nay
là đất Lào). Ông khuyến khích việc phát triển nông nghiệp, thường
xuyên khuyên răn nhân dân phải trồng dâu nuôi tằm, chăm lo cày
cấy làm ăn. Vì the, nhân dân Nghệ An, miền xuôi cũng như miền
ngược rất mến phục kính nể ông.
Vào một năm, các bộ lạc ở Chiêm Thành sai sứ sang cầu viện.
Ông được triều đình phái đi giúp đỡ. Đem thủy binh vào thẳng cửa
Thị Nại (Quy Nhơn bấy giờ), ông đóng quân dưới chân núi Tam
Tòa. Các bộ lạc Chiêm Thành nghe tin ông đến đem lời hòa dụ, đều
hàng phục và xin theo mệnh lệnh của chúa Chiêm Thành bởi trước
đó, ông đã có công lớn trong việc thắng chúa Chiêm Thành.
Mùa xuân năm Giáp Thân (1044), vua Lý Thái Tông kéo quân
thẳng tới cửa biển 0 Long đánh tan quân Chiêm, giết được vua
Chiêm là Sạ Đẩu. Tháng tám năm đó, kéo quân thắng trận về đến
hoành doanh Nghệ An, vua vời Lý Nhật Quang ra yên ủy và trao
quyền tiết việt (quyền được bổ nhiệm quan lại, phong thường, xử
các án lớn, điều khiển các tướng sĩ... mà không cần chiếu chì hoặc
phê duyệt của vua hoặc triều đình trong một địa phương) ở châu
Nghệ An, lại gia phong tước “vương”.
Được như thế là vì trong cuộc đánh Chiêm Thành, nhà vua giao
cho Lý Nhật Quang việc vận tải quân lương. Lý Nhật Quang đã lập
ra hoành doanh (trại) dọc kênh nhà Lê từ sông Bà Hòa (Ninh Bình
- Thanh Hóa) vào Nghệ An rồi cho dựng đồn bốt bằng đất, để thu
tô, thuế từ Thanh Hóa, Nghệ An cất giữ cho quân đội, bởi vậy, khi
quân sĩ của vua Lý Thái Tông hành quân đên đâu lương thực co san
ở đấy, nhà vua khen lắm, nên mới có việc gia phong từ tước hau
lên tước “vương”.
Ngoài ra, Lý Nhật Quang còn nhiều phen đánh lui quân các bộ
tộc ở biên thùy phía Nam và phía Tây môi khi sang gay răc roi,
quấy nhiễu bờ cõi Đại cồ Việt. Ạ
Năm 1060, quân Ai Lao làm phản, sang đánh phá miên Tây
Nghệ An. Lý Nhật Quang đem đạo quân Nghiêm Thăng đi dẹp.
Thắng trận rồi, khi kéo quân về đến khe Chè, phía dưới Thành
Nam, thuộc Yên Khê, Con Cuông bây giờ, bà con địa phương vui
mừng đón rước.
Trước tấm lòng kính mến, vồn vã của bà con, ông hê hả câm cái
điếu cày, hút một hơi dài, rồi đặt điếu xuống đât. Nào ngờ chịêc
điểu là một đoạn tre đằng ngà lộn ngược. Nên sau đó, từ chiêc đieu
mọc lên một cây tre cũng vít đầu xuông rôi mới trô thăng lên trời.
Từ một cây tre trở thành một bụi. Sau này, ở khe Chè có loại tre
mọc ngược là vì vậy.
Dần quân về núi Quả ở Đô Lương, ông qua đời. Vùng Bạch
Ngọc còn lưu truyền một bài vè bổn chữ nói vê Lý Nhật Quang,
đoạn đầu như sau:
ở đất Bạch Ngọc,
Có đất Hàm Rồng
Cây cao cội cả,
Lá tốt rà rà,
Trên có bảy tòa,
Đều xây mái ngói,
Bốn mùa hương khói,
Thờ Đức Thánh ta.
Nguyên trước ngài là
Con vua nhà Lý,
Ra trị tinh ta
Mười chín năm tròn.
Náo nức tiếng đồn,
Mưa nhân gió đức.
Sau ngài đánh giặc,
Trên Trân Ninh vê
Núi Quả gần kề,
Dừng chân nghỉ chút.
Gặp một Bà Bụt,
Có mười hai tay
Xin hiến đất này,
Huyết thực vạn đại.
Ngay chưng khi ấy,
Phút hóa thành thần.
Vậy trước xã dân,
Lập đền phụng tự.
Từ đó về sau, ngoài những kỳ tế lễ hàng năm vào các dịp
Nguyên đán, Nhị nguyệt, Đoan ngọ nhân dân tổ chức Lễ hội đền
Quả Sơn, trong đó Đại lễ được tổ chức 3 năm một lần cả trên bộ lẫn
dưới sông: “lệ nhất định rồi, ba năm một khóa, vui mừng hội cả,
trên bộ dưới sông...”1.

TRUYỆN ĐỨC HOÀNG2


Khi Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê (1527), bao nhiêu
hoàng thân quốc thích hoặc quan lại nhà Lê tỏ ra chống đối đều bị
Mạc Đãng Dung bắt giam và giết hại.
Lúc bấy giờ, có một người tên là Bùi Hữu ở làng Chấp Trung, xã
Diên Tràng, phũ Anh Đô (sau này là xã Văn Tràng, huyện Đô
Lương) tỉnh Nghệ An, làm quan coi ngục. Thấy tôn thất nhà Lê có
nguy cơ bị tiêu diệt, ông ta nghĩ ra một kế: hàng ngày cho con gái
mình đưa cơm vào ngục cho vua Quang Thiệu, húy là Lê Y, lúc này
bị Mạc Đăng Dung giáng xuống làm Hà Dương Vương và đang bị
cầm giữ trong lao kín. Đen khi biết chắc con gái mình đã có thai với
1 Theo Thần phả đền Quả ở Bạch Ngọc và theo lời kể của một số cụ già trong vùng.
2 Ninh Viết Giao: Nghệ An toàn chí, tập XIV phần Truyện kế dãn gian xứ Nghệ, sđd,
trl87- 191.
vua Quang Thiệu, viên quan coi ngục cho con về quê “ở ẩn” để giữ
gìn cái thai ấy. Lúc bấy giờ, một cô con gái con nhà quan mà lại
hoang thai là điều không ai chấp nhận. Vì thế, cô gái đã bị bao người
xì xào bàn tán, mắng mo, xỉ nhục. Họ hàng cũng phải chịu lây tiêng
xấu. Cô gái phải âm thầm chịu đựng. Gần đến ngày sinh, anh em
trong gia đình đuổi cô ra khỏi nhà. Cô đi lang thang rôi vê nương
nhờ ben ngoại, bây giờ là làng Long Thái, xã Bạch Hà0 đây, bà
con cũng coi cô chẳng ra gì. Cô tiếp tục bỏ nhà đi lang thang.'
Đến ngày sinh, cô gái ngả mình trên một hòn đá (sau này bà con
trong vùng gọi la hòn đá Sinh) để sinh con. Sinh ra một đứa con
trai, cô xiet bao mừng rỡ mà không thê thô lộ với ai được. Biet
chuyện, những người giàu có, những quan viên chức săc trong lang
cũng không ai giúp dơ. Các trẻ chăn trâu chăn bò đã đên và cứu
giúp mẹ con cô trong lúc cô đơn, vất vả, khó Wiăn ây. Có emđi
kiếm củi về đốt lửa để sưởi. Có em đi mót lúa đê có gạo nâu cơm.
Rồi những khi mẹ con ốm đau, các em đã đi tìm thuôc thang đê
chữa bệnh... Khi đứa bé biết bò rồi biểt đi, dần dà, bọn trẻ dựng
cho mẹ con một túp lều bên cạnh đường để bán nước mà nuôi con.
Cái lều ấy cạnh chợ Vịnh bây giờ. ,
ít lâu sau, cô lên chợ Lường bán hàng vặt và làm thuê cuôc mướn
để kiếm kế sinh nhai. Con lại hay ăn quà, không có tiên thì ăn chiu,
nợ hết người nọ đến người kia ở vùng chợ Lường. Cô chạy vạy lam
ăn khó nhọc mà không thể nào trả hêt nợ cho con được.
Đứa bé ấy tên là Ninh.
Lớn lên, Ninh cũng phải đi ở, đi chạy bè thue.
Mạc Đại Chính năm thứ ba (1532), bề tôi cũ của nhà Le la An
Thanh hầu Nguyễn Kim đang ẩn náu ở Sâm Chau (A1 Tao)
binh. Ông muốn tìm con cháu nhà Lê để tôn lên làm Minh chu.
Nghe tin trong Nghệ An có một người đích là con vua Quang
Thiệu, Nguyễn Kim liền cho người lần vào, dò kiêm. Người này dò
mãi không được. Sau đó có mọt người bày cho, cứ thấy người nào:
“nằm ngưa chữ thiên, nằm nghiêng chữ tử, có cờ son nón săt’ thì
đúng là con cháu nhà Lê. Người nay đi dạo khắp nơi tìm kiêm.
Một buổi chiều trời mưa lâm thâm, đứng bên bến đò Gay (Nam
Cai) định qua sông, người ấy thấy một cánh bè đang trôi xuôi theo
dòng nước. Nhìn qua cánh bè, thấy trước mui bè là một cây sào có
phơi cái khăn mặt màu đỏ, bên cạnh là một phu bè đang nấu cơm.
Trời mưa thêm nặng hạt, người phu bè này chạy vội đi lấy cái chảo
gang ở cuối cánh bè làm nón che mưa.
Phải chăng, người này là con cháu nhà Lê? Nghĩ thế, sứ thần liền
gọi bè để xin xuôi một đoạn sông. Người phu bè đội chảo gang liền
cho bè cặp bến. Trời vẫn âm u. Mưa lúc ngớt, lúc nặng hạt. Ninh
vào trong mui bè nằm gối đầu trên một chiếc đòn gánh, dang hai
tay hai chân rồi ngủ một cách ngon lành. Người kia vẫn lặng lẽ đê
ý. Đúng là chữ “Thiên” rồi. Bồng Ninh cựa mình rồi quay nằm
nghiêng, hai tay ôm đầu, chân co lại, rồi một chốc sau trong lúc mê
ngủ, anh ta kéo chiếc đòn gánh gác ngang hông. Quả là chữ “Tử”.
Không nghi ngờ gì nữa, đây là đúng Thiên tử - con cháu nhà Lê rồi!
Sứ thần đoan chắc vậy!
Hôm ấy, Ninh đang làm phu bè cho một nhà giàu ở thôn Trung
Quang, xã Sơn La, phủ Anh Đô (tức xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương
bây giờ). Đen bến đò Già thuộc thôn Bụt Đà, trời đã tối sẫm, bè
dừng. Ninh và một số bạn bè lên bờ. Ninh đi về xóm Trung Quang,
người kia vẫn lẳng lặng theo Ninh.
Biết Ninh đang đi ở làm thuê cho nhà ai rồi, người này về báo
với Nguyễn Kim. Được lời của Nguyễn Kim, một hôm, gặp lúc
chập choạng tối, thấy Ninh đang lùa đàn trâu từ ngoài rú về làng,
sứ thần kia sau khi đã vào lại đất Nghệ, đón Ninh ở một chỗ vắng
người, liền quỳ xuống trước mặt Ninh và tâu rằng:
- Muôn tâu Đại Vương, hạ thần bôn ba vất vả mãi mới tìm được
Đại Vương. Thiên hạ đang ngóng về Đại Vương để khôi phục nhà
Lê. Xin Đại Vương hãy đi theo thần để lên ngôi báu. Có Đại
Vương, cuộc trung hưng của bọn thần mới sáng lẽ, mới phủ dụ
chiêu vời được trăm họ.
Ninh choáng người vì lâu nay có ai nói cho biết mình là con cháu
nhà Lê! Sứ thần này giải thích rõ nhưng Lê Ninh vẫn nói: “Nếu tôi
là con cháu nhà Lê nay mai lên ngôi Thiên tử thì mặt trời lúc này
phải sáng lại”.
Lạ thay, sau câu nói ấy, trời đang tối bỗng từ từ sáng ra. Mặt trời
tưởng đã khuất núi, liền xua tan bóng tối rồi từ từ quay lại, hiện lên
rực sáng giữa chân trời phía Tây.
Thế là Lê Ninh theo bọn tôn phù nhà Lê về Sâm Châu.
Mạc Đại Chính năm thứ tư (1533), Ninh lên ngôi vua ở Ai Lao,
đặt niên hiệu là Nguyên Hòa (Miếu hiệu Lê Trang Tông) đứng chủ
việc trung hưng, cùng với Nguyễn Kim, Đinh Công... rôi Nguyên
Cảnh Hoan, Phan Công Tích... mưu việc diệt họ Mạc, lập lại
vương triều nhà Lê.
Khi việc lớn đã định được, nghĩ đến những người ở Văn Tràng,
Long Thái (Đô Lương)... đã tận tình giúp đỡ mẹ con mình trong
những ngày khó khăn, vua đã ban cho dân hộ - chỉ dân hộ thôi -
ở Long Thái nhiều ân tứ, đặc biệt là cho hẳn cánh đồng Trọ để
hưởng lộc đời đời. Sau này, khi vua mât, bà con ở Văn Tràng lập
đên thờ, trong đó có thờ cà ông Bùi Hữu - người đã có công bảo
tồn con cháu nhà Lê. Đó là đền Đức Hoàng, thuộc xã Yên Sơn
hiện tại. Hàng năm, đến ngày cúng tế, người dân Văn Tràng tấp
nập về lễ; nhưng trong lễ, chỉ có dân hộ Long Thái mới được lên
cúng tế cũng vì lẽ ấy.

sự TÍCH HANG MẮT TRÁNG1 (xã Bồi Sơn)


Xưa kia, ở xã Yên Lãng (nay thuộc xã Bôi Sơn) có một người
nông dân tên là Đinh Phụng thường hay đi săn ở núi đá Yên Mỹ.
Lên 3 tuổi, chàng đã biết giương cung băn nỏ và băn rât trúng.
Đinh Phụng sinh ra và lớn lên đa gắn bó mật thiết với cảnh sắc
thiên nhiên, núi non quê hương mình. Một hôm vào rừng săn băn,
Đinh Phụng thấy một con hươu sao tuyệt đẹp đang năm sóng xoài
trên một tảng đá trước cửa hang đá. Đinh Phụng giương cung đinh
băn. Khi mũi tên chưa bay ra khỏi nỏ, chàng kíp phat hiẹn ra trong
anh mắt con hươu sao ẩn chứa một điêu kỳ lạ. Chang buong no,
xuông voi, đến tận nơi thấy hươu sao đã bị ai băn trọng thương,
đang mong chờ sự cứu giúp. Chàng hôi hả đi tìm lá thuôc rừng
£hữă trị cho hươu. Mấy ngay sau, khi từ rừng trở về, chàng thấy

1 Nghệ An - Di tích danh thắng, Nhà xuất bàn Nghệ An, 2005, tr 175.
một cô gái sắc nước hương trời đang vừa hát, vừa thu dọn xếp đặt
các đồ vật trong ngôi nhà lá nhỏ bé của mình. Ngạc nhiên, chàng
tỷ tê hỏi mãi mới biết được nàng chính là hươu sao mà chàng đã
cứu chữa trong rừng. Nàng là Bạch Ngọc, con gái Ngọc Hoàng ở
Thiên cung, vì vô ý làm vỡ bình ngọc quý, nên bị Ngọc Hoàng đày
xuống trần gian ba năm. Thấy phong cảnh núi đá Yên Mỹ hùng vĩ,
nàng đã chọn làm nơi trú ngụ. Biết chàng hiền lành, trung hậu, quà
cảm, nàng hóa hươu sao để thử lòng chàng. Đinh Phụng vô cùng
cảm động, nguyện cùng nàng kểt duyên vợ chồng. Mối tình đơm
hoa kết trái, Bạch Ngọc đã sinh cho Đinh Phụng một bé trai khỏe
mạnh. Thấm thoắt, thời gian Bạch Ngọc bị đày xuống trần gian đã
hết. Một hôm từ khu rừng nơi chàng đang săn bắn, bỗng thấy sấm
chóp ầm ầm nổi lên ở phía ngôi nhà của mình. Đó là lúc Bạch
Ngọc từ biệt cha con Đinh Phụng trở về thiên cung như giao ước
của Ngọc Hoàng.
Đinh Phụng cảm thấy lòng dạ xốn xang, vội vàng đội mưa, vượt
gió trở về ngôi nhà của mình thì thấy mọi vật của tình vợ chồng đã
hóa đá. Đó là tảng đá giống hệt bầu vú của người phụ nữ đang nuôi
con, dòng sữa tí tách chảy ra không bao giờ cạn. Dòng sữa đó chính
là những giọt thạch nhũ từ trong tảng đá có hình vú sữa từ từ rơi
xuống. Nàng Bạch Ngọc trở về Thiên cung nhưng bên chiếc giường
trong buồng hạnh phúc vẫn để lại cho đứa con của Đinh Phụng một
bầu sữa căng. Đinh Phụng lập một ngôi miếu nhỏ hương khói ngày
đêm tỏ lòng thương nhớ Bạch Ngọc. Trong ngôi miếu bằng đá đó
có một phiến đá giống y hệt hình tượng người mỹ nữ, tóc buông
xõa ngang vai, khuôn mặt trái xoan với đôi mắt chan chứa tình cảm
sâu nặng với Đinh Phụng. Nén hương Đinh Phụng đốt để thương
nhớ vợ từ ngày ấy tới nay vẫn còn bốc khói.
Cảm động trước cảnh ngộ của cha con Đinh Phụng, con voi
chàng thường cười đi săn và muôn loài vật khác cũng đều hóa đá.
Đó là những phiến đá giống con voi có ngà, con sư tử có bờm, con
gấu, con lợn, con khỉ, con chim đại bàng, chim hoàng anh... cũng
chính là những loài vật đã mang hoa quả của núi rừng về nuôi con
trai Đinh Phụng
Lòng buồn bã khôn nguôi, Đinh Phụng làm một chiêc đàn đê tâu
lên nỗi đoạn trường đau đớn của mình. Ngày nay, vào hang cứ gõ nhẹ
vào tảng đá giống chiếc đàn ấy đều nghe được những âm thanh thánh
thót trữ tình kỳ lạ. Đinh Phụng cũng có lúc táo bạo nổi trống lên để
đòi Ngọc Hoàng cho nàng Bạch Ngọc trở vê trân gian với mình.
Đến nay, trong tâm trí các cụ già còn nhớ rõ một đoạn vè giàu
chất sử thi phản ánh thiên tình sử bi thương đó:
“Đây còn một cái ô
Của nàng tiên Bạch Ngọc Đây căn buông hạnh phúc Chan chứa
tình yêu mơ Vú đá mà ngây thơ
Hiện về trong huyền thoại...
...Chuyện ngàn năm xa quá
Ngỡ vẫn còn mới nguyên”.

ÔNG PHỔNG Ở ĐỀN QUÀ1

Vào đời Lê, tri huyện Lương Sơn, phủ Anh Đô có ba vợ. Một
hôm trời mưa, quan gọi ba vợ lại, hỏi: “Các bà nhờ ai?’
Người vợ cả đáp: “Chúng tôi nhờ quan”. Người vợ thứ hai cũng
trả lời như vậy. Quan lấy làm hài lòng, bèn hỏi vợ ba, ngươi vợ ba
nói: “Tôi chi nhờ trời”. Quan huyện tím mặt mắm môi quát: “Mày
nhờ trời thì ra ngoài trời mà nhờ, tao không chứa may nưa. Cut
ngay lập tức”.
Bị đuổi khỏi nhà, người vợ ba cắp quần áo ra đi giữa lúc trời mưa
tầm tã. Đi về đâu bây giờ? Đang bơ vơ, chị gặp một anh nông dân
lam nghề đánh giậm, trạc ngoài ba mươi tuôi. Anh nay song mọt
mình trong một túp lều giữa đồng tại xã Bạch Đường. Trông thay
người đàn bà ăn mặc có vẻ người nhà quan, áo quân ươt như chuọt
lột, anh rụt rè nói: “Bà ơi, nếu bà không ngại, mời bà vao tạm tru
trong cái lều này cho qua cơn mưa”.
Chị ta vội đáp: “Xin đừng kêu tôi bằng bà, hoàn cảnh cùa tôi
chng bơ vơ như anh thôi. Cám ơn anh lăm!”.

1 Ninh Viết Giao: Văn hóa dân gian xứ Nghệ, tập 2, Nhà xuât bàn Chính tri Quôc gia,
Hà Nội, 2004, tr 356 - 357.
Ngồi trú một lúc, nghe anh nông dân kế lể sự tình, chị rất cảm
động và ngỏ lời xin ở cùng anh.
Hai người sống với nhau rất thuận hòa êm ấm, làm ăn ngảy càng
khấm khá. Một hôm, vợ nói với chồng: “Mình sống cả đời ở giữa
đồng, không có bạn bè thân thích, lỡ khi gặp hoạn nạn biết lấy ai
mà nhờ. Bây giờ, anh đi tìm người hiền kết bạn, còn công việc nhà
cửa đã có tôi lo”.
Biết vợ nói phải nhưng ở một mình giữa đồng đã lâu, lại làm
nghề đánh giậm nên anh không biết thế nào là người hiền, thế nào
là người ác. Anh bèn hỏi vợ: “Người hiền là người như thế nào?”
Vợ bày cho anh, người hiền là người không hay nói. Nghe lời vợ,
anh ra đi. Anh đi mấy ngày liền, tìm mãi thấy người nào cũng hay
nói. Có một hôm, anh đi qua cửa đền Quả, thấy một người đang
đứng ở cửa đền suốt ngày mà không nói một lời. Anh mừng quá,
xin kết bạn với người ấy. Người ấy, không xa lạ, chính là ông Phỗng
đá ở đền Quả, cách nhà anh không xa.
Anh hớn hở về khoe với vợ là đã tìm được người bạn rất hiền.
Người vợ liền đưa cho anh một số tiền để thinh thoảng mua rượu
thết bạn. Từ đó, cứ dăm hôm một lần, anh mua rượu đem ra đền
Quả ngồi uống và chuyện trò với bạn. Có một hôm, anh cho bạn
uống rượu nhiều quá, bạn say túy lúy, nằm kềnh ra cửa đền.
Dân làng đi qua, thấy ông Phỗng nằm dài ra giữa đất, sợ quá,
hàng chục người hò nhau dựng dậy nhưng không nâng nổi. Bỗng
họ thấy anh xách một be rượu đến và nói: “Bác, bác dậy uống rượu,
say gì mà nằm lâu thể!”. Quả nhiên, người bạn của anh lồm cồm
ngồi dậy. Mọi người rất lấy làm lạ. Từ đó, anh có thêm nhiều bạn
quen biết. Vợ anh rất mừng.
Một hôm nghe tin nhà vua có truyền lệnh tuyển lính để dẹp giặc
ngoại xâm. Anh suy nghĩ mãi, rằng có nên đăng lính hay không. Vợ
anh biết ý, nói với anh: “Anh hãy đăng lính đi và tìm ông bạn hiên
để nhờ ông ấy giúp cho mưu kế dẹp giặc.”
Đăng lính, xông pha trận mạc, anh lập được nhiều chiến công.
Chiến thắng ngoại xâm, ca khúc khải hoàn, anh được nhà vua
thưởng công lớn và ban cho một chức quan võ, đứng vào hàng tam
tứ phẩm triều đình.
Ngày thưởng công, nhà vua cho lính vê đón vợ anh ra kinh đô đê
cùng dự ban yến. Rồi nhà vua cho vợ chồng anh vê thăm quê. Ngày
ây, nhà vua bắt toàn dân phủ Anh Đô phải đón rước. Tri huyện sở
tại là chồng cũ của vợ anh cũng phải mũ áo chỉnh tê đi nghênh đón.
Lúc nhận ra người ngồi trên võng đòn cong là vợ cũ của mình và
người cưỡi ngựa oai phong đi trước là anh chàng đánh giậm khi
xưa, Tri huyện Lương Sơn thẹn quá, về nhà thăt cô tự tử.

ĐỀN THỜ LONG VƯƠNG Ờ ĐỘNG TÙ VÀ1

Cuối đời Trần, ở tổng Bạch Hà, huyện Đô Lương có một người
học giỏi, trí cao, thông kinh sử, tính tình cương trực mà lại có lòng
nhân ái, không đi thi, không chen vào trường danh lợi, thường tìm
nơi vắng vẻ để dạy học. Nghe tiếng ông, học trò xa gân đên học
đông lắm. Trong số học trò cần cù, chuyên cân của ông có một anh,
không ai rõ quê quán ở đâu, con nhà ai, gia cảnh như thê nào. Anh
ta rất thông minh, học rất giỏi. Đã mấy lân, thây dò hỏi lý hch, song
anh ta đều tìm cách giấu quanh. Thầy liên cho mây học trò cùng lứa
tuôi theo dõi. số học trò liền đi theo, thây sau khi tan học, ra khỏi
trường, anh ta đi dọc theo con sông. Đen chỗ vắng người, anh giả
cách xuống sông rửa chân rồi biên mât. Họ vê báo lại VƠI thay.
Thây biết vậy, để bụng.
Vào một năm trời làm hạn hán, cây cỏ héo khô, hoa màu cháy
sạch, xóm làng tiêu điều, người ăn xin, chêt đói đây đương. Thay
đô buồn lắm. Có hôm cả buổi, thây chăng nói một câu nao. Học
trò nhìn thấy thầy đang để tâm trí vào những vât vả, khon kho cua
nhân dân.
Thấy thầy ỉu xìu, anh học trò kia lân la hỏi chuyện đê biêt duyên
cớ. Thay ôn tồn nói: “Con không biết hay sao, trời hạn đã lâu, ao
hô cạn sạch, bốn phương cơ khổ, đã nhiêu nơi câu đảo ma nao trơi
có mưa cho. Cảnh tao loạn sắp sửa tới nơi rôi . Anh học tro ây thưa:

1 Ninh Viết Giao, Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ, tập 1, Nhà xuât bàn Nghệ
An> 1993, trĩ 10
“Thầy ơi! đức của thầy như núi cao, như biển cả. Con rất biết bụng
thầy. Con xin đền ơn thầy dạy dỗ. Ba ngày nữa trời sẽ mưa to. Mưa
xong, thầy đến khúc sông Lường sẽ gặp con”.
Quả thật, ba ngày sau, trời mưa như cầm trình mà trút. Đồng
điền nước trắng băng. Ếch nhái mừng reo kêu inh ỏi. Cây cối trở lại
xanh tươi khoe màu mát rượi.
Y lời hẹn, thầy đồ đến khúc sông Lường để gặp người học trò kia.
Thầy ra đi từ sáng, chờ mãi, trời đã về chiều mà anh học trò ấy vẫn
không thấy đến. Gần tối, bỗng mây kéo đen kịt, một trận gió lớn nổi
lên, khúc sông Lường cuộn sóng. Thầy nhìn xuống thì thấy một đầu
Rồng nổi lên, máu nhầy nhụa, mặt sông loáng đỏ, thì ra đó là con
Long Vương. Một hôm, Long Vương hóa thành con ếch xanh, nhảy
nhót dạo chơi qua nơi thầy đồ ngồi dạy học. Thấy thầy giảng bài hay
quá, nó dừng lại chăm chú lắng nghe, sau đó hóa thành một chàng
trai đến xin thụ giáo. Vì để lộ thiên cơ, Long Vương bị vua cha trùng
phạt. Đêm hôm ấy nằm mơ, thầy đồ thấy người học trò cũ hiện ra,
nói: “Thầy ơi, thầy đừng ân hận gì về con”.
về sau, thầy đồ đem câu chuyện ấy kể cho nhiều người nghe.
Vùng Đô Lương bây giờ ở hai bên động Tù Và nhờ trận mưa ấy mà
xóm làng lại yên vui nên lập đền thờ Long Vương. Đen làm mãi tận
đỉnh động Tù Và.

CHUYỆN BÀ CHÚA NHÂM1


ở ĐÔ Lương hiện có hai dị bản kể về bà chúa Nhâm.
Chuyện thứ nhất: Vào thời Lê - Trịnh, tại thôn Yên Lăng, tông
Yên Lăng (nay thuộc xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương) có một người
đàn bà xấu xí, đi làm công cho một nhà giàu trong vùng. Công việc
hàng ngày của bà ta là phơi lúa, đuổi gà. Nhưng bà đã già, lúa thi
nhiều, bà ta xủi không xuể nên lúa lâu khô. Đã thế, gà lại hay vào
ăn lúa. Thấy thế, chủ nhà quát mắng rồi bắt bà đi chăn trâu bò. Trời
mùa hè nắng như thiêu đốt mà bắt bà chăn đàn trâu bò hàng trăm
con. Có điều lạ là từ ngày bà đi chăn bò, bà đi đâu, ngồi đâu, đàn

1 Ninh Viết Giao, Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ, tập 1, Nhà xuất bàn Nghệ
An, 1993, tr 304.
trâu bò đi theo đó, cứ luẩn quẩn quanh bà. Cả lũ trẻ mục đồng trong
làng cũng vậy. Đàn trâu bò béo ra trông thây và sinh sôi nảy nở
thêm nhiều. Trong làng, ai cũng khen ông chú khéo nuôi được
người đàn bà chăn bò mát tay.
Nhưng đến ngày 12 tháng 6 âm lịch, bà leo lên ngọn núi cạnh
làng và đi đâu mất. Người ta cho bà là người nhà trời, có lôi gì đó
bị giáng xuống trần gian và gọi bà là bà Chúa Nhâm và lập đên đê
thờ. Đến ngày ấy, thường khi dân làng làm giỗ bà, trời cũng âm u.
Chuyên thứ 2: ở làng Yên Lại có câu chuyện cô tích vê bà Chúa
Nhâm, con gái họ Nguyễn Đức. Chuyện kê răng: trong làng có hai
ông bà họ Nguyễn Đức đã lớn tuổi mà chưa có con. Một hôm, bà
đi gánh nước thấy có một ngôi sao sa vào trong lu nước. Vê sau,
khi uổng nước đó, bà thụ thai và sinh ra một bé gái xinh đẹp khác
thường. Lớn lên, cô gái được vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hông
Đức 1460 - 1497) lấy làm thiếp. Một năm sau, bà qua đời khi đang
tnang thai, thi thể của bà được vua cho mang vê quê chôn cat, lãng
rnộ được xây tại Động Lăng (xóm Đông Xuân), tiên môn lăng tự có
lời đề tựa “Hồng Đức Cung Lăng”. Đồn thờ Thánh Mầu đặt tại xứ
Độ (làng Yên Lại cũ). Nhà vua cắt 68 mâu ruộng giao cho họ
Nguyễn Đức lo việc thờ cúng, tế tự. Hàng năm, họ Nguyên Đức
cùng nhân dân trong xã đều làm lễ tưởng niệm bà.

CHUYỆN ÔNG ĐÙNG1


Ngày xửa, ngày xưa, lâu lắm rồi không nhớ rõ vào năm nào, thơi
nào. Thuở ấy mọi thứ còn hỗn độn, núi rừng, song SUO1, bien ca,
ruộng đồng... đều không có ranh giới rõ ràng. Đê sắp xêp mọi thứ
theo một trật tự nhất định và tạo nên một quang canh đẹp đe hap
đần, Ngọc Hoàng đã cử xuống hạ giới 6 vị thần tài giỏi để làm các
công việc đếm cát, tát bể, kê sao, đào sông, trông caỵ, xay nui.
Theo lệnh trời, chắc chắn răng cả sáu vị thân ây đeu đa đạt chan
tới vùng đất Bạch Đường nhưng cho đên nay mơi tim thay được vet

_1 Dựa theo truyện kể của cụ Hoàng Văn Oánh trong cuốn Bạch Ngọc bên dòng Lam,
lộp 4, Nhà xuất bản Văn hóa -Thông tin, Hà Nội 2013, tr 169.
tích của vị thần làm nhiệm vụ xây núi. Vị thần xây núi cao to, vạm
vỡ mà bây giờ có nói cũng không ai tin. Ông cha gọi vị thần ấy là
“Ông Đùng”.
Ông Đùng đào đất và vác đất trên vai để đi xây núi. ông đào đất
bằng tay, không cần cuốc, thuổng. Ông đã xếp những tảng đất, đá
thành một dải chạy từ Tây sang Bắc, đó chính là dãy núi phía Tây
Bắc như một bức tranh đồ sộ che qhở cho Bạch Đường.
Ông Đùng có bước đi dài vạn dặm. Có lần, ông bước bàn chân
phải xuống một vùng đất bằng phang, dấu bàn chân ông đã in sâu
xuống đó thành một vùng đầm lầy. Nơi có dấu tích bàn chân phải
của Ông Đùng nhân dân gọi theo tiếng địa phương là “Đồng Chân
Ngài”1 ở xã Giang Sơn, huyện Đô Lương. Nghe nói dấu bàn chân
trái ông Đùng để lại trên đất ở mãi huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Khi vác đất xây núi, Ông Đùng có để vung vãi ra một ít cục đất
vụn, người ta bảo đó là cồn Rú cấm, cồn Lang (ở làng Phúc Yên),
Cồn Đót Nậy, cồn Đót Nhỏ (ở làng Trạc Thanh), cồn Rú Nghè,
Nhân Trung (ở làng Nhân Trung), cồn Kẻ Mẻn, cồn Rú Nghé (ở
làng Phúc Hậu), cồn Rú cấm (ở làng Nhân Bồi), cồn Chọ Môn (ở
làng Tập Phúc).

SÁT HẢI ĐẠI THẦN HOÀNG TÁ THỐN2


Xã Bạch Đường và xã Tào Giang nằm liền kề nhau, chỉ cách
nhau một khe nước nhỏ. Cư dân sống trên sông nước Bạch Đường
là Vạn Thanh Xuân, cư dân sống trên sông nước Tào Giang là Vạn
Tào Giang. Vạn Thanh Xuân và Vạn Tào Giang có một ngôi đền
nằm ở vùng ranh giới xã Ngọc Sơn (Đô Lương) và xã Tào Sơn
(Anh Sơn). Bây giờ, ngôi đền đó gọi là đền Vạn. Đền Vạn thờ vị
thần Sát Hải Đại Thần Hoàng Tá Thốn.
Hoàng Tá Tốn là một vị tướng phụ trách quân thủy thời nhà
Trần. Tài bơi lội của ngài ít người sánh kịp. Ngài đi lại dưới nước
1 Đồng là cánh đồng, vùng đất; ngài là người.
2 Dựa theo truyện kể của cụ Hoàng Văn Oánh trong cuốn Bạch Ngọc bên dòng
Lam, tập 4, sđd, tr 171.
chẳng khác đi Ịại trên bộ. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên -
Mong thế ky XỈU dưới triều nha Trần, Ngài đã lập nhiê^ chịên cô”g
lớn. Có lần Hoàng Tá Thốn đã lặn xuống biển đục thủng thuyên
quân giặc. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông két thúc,
Hoàng Tá Thon được nhà vua phong hfớc “Sát Hải Đại an ’
Hoang Ta Thon qua dơi, nhan dân đã lập đền thờ để thờ phụng
Ngài. Cư dân song nghề sông nước rất mến mộ và chăm lo rât chu
đáo việc thờ phụng Ngài ở đên Vạn................ , ,. .
Vạn chai Tao Giang (saụ đổi tên là Vạn chà' Tào Điền) di dời
nơi cư trú lèn Lạng Son. Để tiện việc thờ cúng, bài vị Ngài ở đên
Vạn đã được rước đi nofi khác.

DÙNG TRÁY BÙ RựAĐÊXỬKIỆN1 ,


Quà bí đó có nơi gọi là quà bí ngô trây bù rợ bùiva ơ vùng
Bạch Ngọc xưạ (nay là ba xã Ngọc Sơn, Lam Stm, Bồi. Sơn) 1gọi
qua bi đo là “trây bù rựa”. Trây bu tụa được dùng để xứ kiện t
chắp bãi nồi trên sông Lam giữa hai làng Tập úc ( "'2?
Đặng Thượng(hữu ngạn) và sau này được dùng đật tên cho bãi nồi
giữa hai làng bây giờ không phải ai cũng biêt.
Hòn Cù Lao giữa sông Lam một bên là (B h
Hường), một bên là lảngĐặng Thượng; (Đặng.Lâm1 dài hàng cây
so và rộng cũng phải hang trám
'nẫu đất phù sa. Dân ở vùng này gọi ''ùu
noi len giữa song. Con Noi la nguyên nhân dẫn đến vụ kiện . ng
nhau grlà hai làng Tập phúc và Đặng Thuợng. ĐơnỊ kiện của1 hai
lang ^Hên quản không biết bao nhiêu lần nhưng quan không có

Đến mọt lam co một ông quan nôi tiấrẹ1 tài gmi mớ nhậm chức
ó phù-Một hôm, quan chèIgọi hào lý Tật
lên một chiếc thuyên neo ớ cồn Nội rồi
sòng Lam. Thuyền chở quan và hàọ lý hai làng' ngược ùng ê“
do chợ Lở (nay la ben đo Bắc Sơn qua Lam Sơn), quan cho g
T^Tlruyín kỉ cùa « Hoàng Vàn oách trong cuốn Bạch Ngọc M. đòng I™.

4, sđd, tri 76.


lại rồi sai người dùng dây đo chiều rộng của sông và chia đôi ra.
Mọi người không hiểu quan định làm gì. Chợt thấy quan đưa ra một
trấy bù rựa chín giấu ở trong khoang thuyền rồi bỏ xuống điểm giữa
dòng sông. Trấy bù rựa chín nổi lềnh bềnh trên mặt nước theo dòng
trôi xuôi. Thuyền quan và hào lý Tập Phúc, Đặng Thượng bám theo
trấy bù rựa xuôi dòng. Đen đẩu cồn Nổi, trấy bù rựa rẽ phải và cứ
thế tiếp tục xuôi dòng. Quan cho neo thuyền lại không theo trấy bù
rựa nữa. Trước hào lý cả hai làng, quan dõng dạc nói: “Cồn Nổi
thuộc làng Tập Phúc, các ông có muốn nói gì nữa không?”. Hào lý
cả hai làng đều chắp tay vái thưa: “Dạ! Bẩm quan xin vâng ạ!”.
Cách xử kiện của quan phủ thật nhẹ nhàng và thông minh, cồn
Nổi giữa hai làng Tập Phúc và Đặng Thượng có tên là “Cồn Bãi Bù
Tập Phúc” từ đó.
1.2. Giai thoại và truyện cười

GIAI THOẠI ĐOÀN VĂN TƯ1 (1877 - 1958)


Đoàn Văn Tư người làng Trù Phúc, tổng Thuần Trung, phủ Anh
Sơn (nay thuộc xã Lạc Sơn). Ông đỗ Tú tài rồi về quê làm nghề bôc
thuốc cho đến lúc mất.
Ông mồ côi cha từ nhỏ. Mẹ ông phải làm thuê, làm mướn
nhưng vẫn không đủ tiền nuôi con. Tư phải đi ở chăn trâu cho một
nhà giàu trong làng.
Chủ nhà có nuôi thầy dạy học cho con cái. Tư thường lân la nghe
thầy đồ giảng sách, “học mót” được chữ nào đều nhớ nhập tâm.
Một thời gian sau, Tư học vượt hẳn con nhà chủ và thường bày vẽ
cho chúng. Thấy chú bé thông minh, chủ nhà bèn nuôi cho ăn học,
coi như con nuôi.
Từ đó, Đoàn Văn Tư say mê học tập, mấy năm sau đã thành học
trò hay chữ trong làng. Đen khoa thi, ông đỗ Tú tài.
Từ bao đời, ở Trù Phúc chưa ai đỗ đạt gì. Người ta đinh ninh
rằng đây không phải là đất khoa cử. Việc Đoàn Văn Tư thi đỗ làm
cả làng mát mặt nên già trẻ lớn bé nô nức đi đón ông Tú về và mơ

1 Ninh Viết Giao: Văn hóa dẩn gian xứ Nghệ, tập 3 (Truyện cười và giai thoại), Nha
xuất bàn Nghệ An, tr 772.
hội ăn mừng. Đặc biệt, làng quy định cho ông Tú được chọn1 bất: cứ
một thửa vườn, ngoi nhà nao trong làng mà ông ưng ý nhât thì dọn
đến ở. Làng sẽ bồi hoàn cho chủ cũ thật thỏa man. ,
Người ta khiêng ông Tú lên võng điều, rước đi khăp làng đê ông
chọn nhà nhưng ông không ưng ý đâu cả. Người bàn nên1 chọn vưjm
này, kẻ bàn chọn nhà nọ, ông vẫn lắc đầu. Mãi đên lúc vê qua ngõ,
ông Tú bèn chi vào túp lều tranh của mẹ con mình ở mà nói: Tôi
xin làm cái nhà này”. ' , Ẵ ,
Mọi người đều ngạc nhiên nhưng rồi hiểu ra ý ông Tú th rât cám
động. Dân làng liền góp nhaụ lại giúp ông Tú dựng nêp nhà gô ba
gian. Đó là ngôi nhà ông ở đên trọn đời.

GIAI THOẠI VÈ XÂY DựNG ĐÈN VĨNH LONG1

Tương truyền vào đầu thế kỷ XVI (khoảng năm 1512), Mạc
Lăng Dung lộng quyền, sau đó lật đổ nhà Lê để tranh ngôi vua. Bà
Lùi Thị Ngọc Thuỵ - vợ của vua Lê Chiêu Tông đang mang thai
phải chạy loạn đến làng Vĩnh Long thuộc tông Bạch Hà (nay là xã
Thái Sơn) trú ẩn. Trước khi đến đây, bà đã ngồi yên thai ở một tảng
đá cách đình làng ngày nay khoảng 500 m về phía Tây. Sau đó bà
smh hạ một người con trai đặt tên là Lê Ninh.
Lê Ninh lớn lên trong sự cưu mang của những người dân địa
phương Khi trưởng thành, Lê Ninh được Nguyễn Kim - Lê CỊH1
thân Hưng Quốc Công đón sang Ai Lao (Lào) lập làm vua, lấy miếu
h’ệu là Trang Tông. Lê Trang Tông có công lập lại nhà Lê và tại vị
được 16 năm (1533 - 1548), đến ngày 19.01 năm Mậu Thân thì mất.
Trảng nhớ ông, dân làng lập miếu thờ ở phía Nam làng Vĩnh Long
Tị trí gần đình làng Long Thái hiện nay) với ba gian bằng gỗ lim
đè thờ tự. về sau, dân làng còn dùng miếu để thờ tự các vị Đe
Vương như trong bản Cựu Lê sự tích và các vị Đại Vương, Đại
Thần, Thượng Đẳng thần, Trung Đẳng thần, các vị Thần bản xứ,

tl , llleo tời kể của các cu cao tuổi và các ông thợ mộc trong lang Long Thai, xã
rilái Sorn.
bản cảnh có công phục quốc, các vị danh nhân văn võ, các vị Thần
tổ các dòng họ trong địa phương.
Điều kiện kinh tế xã hội phát triển, đời sống dân làng khá giả,
hòa cùng trào lưu xã hội trong việc xây dựng, chỉnh tu đình, chùa,
miếu mạo, khắc phục tình trạng không đủ chỗ trong các dịp tế lễ,
đến thời Thiệu Trị năm thứ 2 (1842), chức sắc và dân làng quyết
tâm xây dựng thêm ngôi đình mới năm gian bằng gỗ mít. Bởi thế,
dân gian ở đây có câu:
“Đình lim ta đã có rồi
Ta làm đình mít ta ngồi thong dong”
Với lòng nhiệt thành của mọi người, công việc được tổ chức
triển khai hết sức khẩn trương, chu đáo:
Chưa tới một tháng
Gỗ đã về đến nhà.
Mực thước làng ra
Lấy trào hai bốn.
Từ cội chí ngọn
Dứt khoát thước hai
Người lo việc mua gỗ, người lo tìm thợ giỏi để làm. Khi làng có
thông báo chiêu thợ, có rất nhiều phó mộc xin được làm đình.
Nhiều lần bàn định về kiểu cách, giá cả, làng loại những người
không thuận ý; 18 bác phó còn lại ai cũng có ý hay, có tay nghề
giỏi, ai cũng xin làm để làng toại nguyện. Không biết chọn ai, làng
đành tổ chức bắt thăm chọn người trúng thầu:
Mười tám bác phó
Nguyện giữa đình trung
Thấy ai mất lòng
Xin làng đừng lấy
Viết một tờ giấy
Đem ra bắt thăm
Bắt trửa nguyện đông
Bắt nhằm ông phó Hoạch
Ông phó Hoạch vô cùng mừng rỡ, cùng với ông có ông phó Lơn
người trước đó có giao kèo với ông phó Hoạch là nếu trúng thì làm
chung mỗi người làm một nửa. Trong nỗi vui mừng, ông thôt lên
lời câu nguyện:
Cầu nửa đình cho khéo. Khéo mực khéo meo. Khéo cả tâm oai
Ông phó Loan - một bác phó giỏi, có đội ngũ thợ khéo tay mặc
dù ra sức trình bày ý tưởng, rồi lại cầu khấn đê được làm nhưng khi
bắt thăm không trúng thầu nên rất buồn. Tuy vậy, ông rât tâm đăc
với việc làm đình Vĩnh Long. Như trời định, làng giao cho ông việc
giám sát kỹ thuật, ông thường xuyên theo dõi từng bước tiên triên.
Đến hôm dựng đình xong, biết ông phó Hoạch có sai sót vê kích
thước, cấu trúc của đình như: đình cao, bẩy ngắn. Không muôn góp
ý trực tiếp sợ mất lòng mà hỏng việc, ông giả dạng người đi câu cá
qua đình mà phán rằng: “Đình ni khi tế mà gặp mưa thì quan viên
uớt áo, quan lão ướt quần”, ông phó Hoạch nghe thây liên hiêu ra
sai sót của mình, ông hết sức khâm phục và bối rối trước tài năng
của người câu cá mà không nhận ra đó chính là ông phó Loan. Có
lẽ sau đó, ông có tham khảo ý kiến của người câu cá về việc xử lý,
ông phó Loan đã mách nước cho ông là phát cột và làm thêm bộ lá
ruái rui trái. Nghe lời khuyên, ông tính toán và tô chức triên khai
ngay công việc.
Lại một cuộc thi đua mới giữa các thợ mộc, thợ chạm trô, thợ
rèn. Thợ mộc đảm nhiệm việc cắt cột, làm bộ lá mái rui trái; thợ
chạm trổ chạm phần trang trí của rui trái; thợ rèn, rèn đinh và hoa
săt trang trí trên rui trái. Sợ làng phát hiện ra lỗi mà bị phạt nên
công việc phát cột phải tiến hành vào ban đêm, chỉ một đêm, toan
bộ 24 chân cột đã được phát táng xong, toàn bộ phân cột bỏ đi đêu
được phi tang dìm dưới ao Phe hoặc cầu Đồng Rao (sau này, một
su người nhặt được đem về làm đô kê trong nhà hoặc khoet lam thơt
côi giã gạo). Rui trái được chạm trổ tinh xảo có đủ Long, Ly, Quy,
Lhụng, bầu riệu (bầu rượu), túi thơ, chim, hoa tuyệt đẹp. Tai hơn ca
!à các bác thợ rèn với đục chạm sắt thô sơ mà tạo được những bông
h°a gắn đầu đinh rui trái sắc nét, đẹp như thật, chính họ là tôp thợ
doạt giải trong cuộc thi này.
Quả là linh thiêng, một công trình được hội tụ đầy đủ cả sức
mạnh kinh tế, sức mạnh trí tuệ, hội tụ đủ đầy các tài năng, sự đồng
thuận của mọi người dân, chức sắc trong làng: Nhờ đó, đã tạo dựng
ngôi đình làng đồ sộ, uy nghi, để cho thế hệ sau này được chiêm
ngưỡng nét văn hóa xưa qua bàn tay tài ba của những người thợ.

TRUYỆN CƯỜI: MÍT NÁC GÌ1


Một bác nọ ra tỉnh chơi. Trở về gặp thầy học của con mình, bác
ta khẩn khoản mời thầy về nhà để thết thầy một bữa. Bác ta sai con
bắt gà thịt rồi làm các thức nhắm khác.
Trong lúc ngồi chơi, thầy thì đói meo mà chủ nhà vẫn chậm rãi
chuẩn bị bữa ăn cho thật tươm tất. Bụng thầy càng cồn cào. Nhìn
thấy quả mít trong gầm giường, thầy thèm lắm, chờ mãi không thây
chủ nhà bưng mâm lên, thầy nói:
- Thôi bác ạ! Phiền phức quá! Bác để tôi về!
Chủ nhà sai con:
- Có nác mới (nước chè xanh mới nấu) lấy ấm rót mời thầy uống con!
Cốt ý của gia chủ là muốn cầm chân thầy lại. Song, thầy nói ngay:
- Mít nác gì, để tôi về thôi bác ạ!
Lúc đó, bác ta mới nhớ là mình có quả mít chín để gầm giường,
liền sai con:
- À quên, lấy quá mít bổ mời thầy xơi đã con!

TRUYỆN CƯƠI: TẾT THẦY2


Sắp tết, một anh học trò đem đến biếu thầy dạy cũ của mình một
con gà trống và một cái bánh đa. Lâu nay, thầy vốn mộ “đạo hà tiện
mà thầy lại biết anh học trò này vốn là keo xỉn. Nên thấy anh ta đem
đến biếu mình hậu quá, liền nói như có vẻ trách nhẹ: “Con làm g1
mà hoang thế, đối với thầy có chút gì “gọi là” là được rồi”!
Anh ta đáp:
- Dạ thưa thầy, con xin biếu thầy cái bánh đa. Còn con gà trông
là để khi thầy bẻ bánh đa, rơi ra chút gì, nó nhặt đấy chứ ạ!
Thầy...!
' Ninh Viết Giao: Kho tàng truyện kể dãn gian xứ Nghệ, tập 3, Nxb Nghệ An, tr 226.
2 Ninh Viết Giao: Kho tàng truyện kế dán gian xứ Nghệ, sđd, tr 285.
TRUYỆN CƯỜI: THUỐC GIÓ1
ở chợ Lường (Đô Lương) có một mụ nhà buôn nổi tiếng giàu có
và keo kiệt? Mụ có hai người con trai thì cả hai đêu bị bệnh kin
giản nặng. Mụ đã mất khá nhiều tiền cho các thầy lang mà bệnh
tình con cái đâu vân hoàn đây. ,
Ong Man Nhụy2 biết chuyện, bèn gọi một người bạn đên, căn
dặn mấy điều rồi nói: “Cứ thế mà làm . , ,
Ong nau một niêu cơm trộn lẫn một ít bồ hóng rồi giãí nhỏ,xong
đem vo lại thánh từng viên. Đen phiên chợ Lường, ông va nguơ1
bạn nọ đem tay nải ra đi. Đến trước quầy hàng của1 mụ nhà•buôntóa
tự dưng ngươi bạn của ông lên cơn động kinh, ngã lăn.xuồng.đát,
bọt móm bọt mép sùi ra. Dân kẻ chợ vây vòng trong, vòng ngoài,
ai cũng lo cho số phận của người lâm nạn. __
Lúc ấy, ong Mân Nhụy mang tay nái, rẽ đám đông và0 Ong lây
một viên thuốc, xin một bát nước tiều, mài viện thuốc ây và cho
người lâm nạn uống. Uong xong viên thự nhất, người ây theli ông
sùi bọt mép nưa. uồng viên thuốc thứ hai, Ọ8ườịđl^‘‘"Ị1
mít ra và tự ngôi dậy được. Ong Mân Nhụy đưa cho ông ta hai viên
nữa và dặn: “về nhà, ông uong tiếp hai viên nữa là khỏi hãn’- Nói
tồi ông Man Nhụy đúng dậy ra đi. Mọi nsttnl "8®
ông thây thuốc tót bụng, giúp người mà không! cân tiền nong gì. Mụ
nhà buôn la người ngạc nhiên hơn cà. Mv bỏ hang hóa chạy theo
«ng Mân Nhụy, nân nỉ đoi mua thứ thuốc ấy. Mụvan1 lạy kệ lệ sự
tình con cái Nhưng ông Mân Nhụy chi nói: “Tôi không có thuôc
bán mà chỉ có thuốc phòng thân’. , , XẬ
Mụ nhà buôn càng van xin tợn, mụ hứa se c la 04a? .X
lây thứ thuốc kia Cuối cùng, hai bên ưng thuận, ông đem số tiền
ây cho một số người nghèo. .__ X
Nhưng■ bệnh"tình của hai cậu non ‘rai kia chẳng khỏi..Lân1 sau
8ặp ông, mụ trách Ong nón “Thuốc tôi là thuốc gió, chi chữa được
cbo những người bị cảm gió thôi! .
' Ninh Viết Giao: Văn hóa dân gian xứ■ Nghệ, sđđ> 7 . . Nghê An sông vào
2^ w họ Cao ò xã 5 ổng cu£ đa nl S
nhÍAS ^kỳ ^V^Í^L^lSuvêXng ”, tài châm biêm đa kích,
phóng khoáng, nghèo nàn. ông nổi tiếng về kê chuyệ ? s >
TRUYỆN CƯỜI: QUẢ TRẦU KHÔNG1
Ở làng Vĩnh Long xưa, có bốn anh thợ xẻ gỗ cho một ông nhà
giàu dưới vườn cây vào tiết tháng năm. Mít vừa độ chín, mùi hương
thom tỏa khắp khiến bốn anh thợ cưa thèm nhỏ nước miếng. Chủ
lại là một lão hà tiện và keo kiệt, trưa nào cũng ra rình và đếm lại
những quả mít đã chín. Bốn anh thợ cưa vừa thèm vừa ghét lão chú,
tìm cách lấy mít ăn cho bõ thèm.
Có một anh “giựt” hai quả nơi cây mít có bụi trầu không leo
quanh và bảo cả bọn cùng ăn rồi sẽ có cách xử trí.
Trưa, lão chủ ra đếm mít, thấy mất hai quả, liền nổi giận, định đến
bắt đền bốn anh thợ cưa. Lão vừa đến thì anh “giựt” mít nói ngay:
- Đó, nhờ ông ra phân xử cho, xem ai đúng ai sai.
- Đúng sai thế nào không biết chứ các anh phải trả tiền hai quả
mít ở cây kia cho tôi.
- Chính hai quả ấy đó ạ. Tôi thì bảo là quả mít, còn bọn kia thì
lại nhất định là quả trầu không. Chúng cãi với tôi đã ngót mười hôm
nay. Đen lúc hạ xuống ăn thì rõ ràng là quả mít, đúng như tôi nói.
Ấy thế mà chúng nó vẫn trương gân cổ lên cãi. Chúng bảo rằng quả
trầu không cũng thơm và ngọt như quả mít. Bây giờ, may nhờ có
ông ra, nhờ ông nói cho một lời.
- Một lời làm sao?
- Dạ, là quả mít hay quả trầu không ạ?
Ông chủ keo kiệt lặng thinh đi vào.
2. Vè ở Đô Lương
Vè là thể loại kể chuyện, tường thuật sự việc bằng văn vần,
thường ở thể 4 - 5 chữ/câu, dễ “đặt”, chú trọng người thật, việc
thật, ít hư cấu. Sự việc được phản ánh trong vè thường diễn ra có
tính chất đột xuất trong làng xã, gia đình cũng như mọi hoạt động
trong cuộc sống không kể sự việc lớn hay bé.
Hiện ở Đô Lương còn lưu nhiều bài vè với nhiều thể loại và nội
dung. Trong số đó, có nhiều bài kể về sự việc diễn ra dưới thời Tự
Đức nhiễu nhương hay cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất thời cần Vương
chống Pháp, đặc biệt là những bài vè nói về Nguyễn Nguyên Thành
1 Trần Hữu Thung: Chuyện trạng xứ Nghệ, Nhà xuất bàn Nghệ An, 2002, tr73.
và những việc xung quanh cuộc khởi nghĩa bình Tây của ông; vè
Duy Tân, Đông Du; vè tuyên truyền cách mạng và các cuộc đâu
tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiêu biêu là vè kê chuyện ĐỘI
Cung đánh Pháp... Ngoài ra, vè ở Đô Lương còn phản ánh tình
trạng lụt bão, hạn hán, sâu keo, mất mùa; vè vê các cuộc kiện cáo
giữa bên hào và bên hộ, giữa làng nọ với làng kia; vè vê nghê thủ
công và buôn bán; vè miêu tả cảnh đi phu, đi lính, đóng thuê, nộp
sưu; vè phong thổ, lễ hội, cưới hỏi, ma chay; phong phú nhât là vè
vê tình yêu trai gái, về cảnh lỡ duyên, cảnh lẻ mọn, cảnh mẹ góa con
côi và các mối quan hệ trong gia đình như cha con, vợ chông; vè nói
về làm đình, làm đền, làm chùa...
Trong kho tàng truyện kể dân gian bằng vè ở Đô Lương không
ít bài vừa có giá trị nghệ thuật vừa có giá trị lịch sử và xã hội. Ve
chỉnh là tờ báo miệng của nhân dân. Đó là kho tư liệu quý giá đê
nghiên cứu về làng, xã ở Đô Lương.
Xin trích một số bài được đánh giá là có nhiều giá trị trong đời
sông của người dân Đô Lương:
“Bài ca đền Quả ” do cụ Tổng giáo Lê Văn Cảnh sáng tác vào
năm Tân Hợi (1911) baiài vè ca ngợi công đức và sự linh diệu
của vị thần được thờ ở đền Quả, thể hiện khá rõ phong tục, tín
ngường của người:
ơ xã Bạch Ngọc1
Có đất hàm rồng
Ra áp gần sông
Gọi rằng núi Quả
Cây cao cội cả
Lá tốt dà dà2
Trên có bảy tòa3
Đền xây mái ngói
Bốn mùa hương khói

2 Sạch Ngọc nay là ba xã Bồi Sơn, Lam Sơn, Ngọc Sơn thuộc huyện Đo Lương
3 Tôt dà dà: xum xuê, rất tốt. .. . • 1 L-í. *•
Bày tòa: ý nói đền Quà Sơn có bảy tòa gồm 3 tòa chính điện, hai tòa hữu vu, ta vu,
°a ca vũ và tòa nghi môn.
Thờ đức Thánh ta1
Nguyên trước ngài là
Con vua nhà Lý...
Bài vè cũng mô tả chi tiết việc tế lễ trong các năm và đại tế ba
năm hai lần vào tháng giêng:
Hai mươi rước ngược
Hăm mốt rước xuôi2
Lệ nhật định rồi
Ba năm hai khóa.
Vui mừng hội Cả3
Trên bộ dưới sông
Bốn chiếc thuyền rồng
Mũi lê lái bải.
Chèo cạy hai mái
Trống giục hai hồi
Hai chiếc thuyền bơi
Mũi quỳ hợp lại...
Hát sẳc bùa trong đêm Ba Mươi hoặc rạng sáng Mồng Một là
nét văn hóa rất đặc trưng trước đây của người Đô Lương. Một
phường sắc bùa thường có 15 em (từ 10 đến 16 tuổi), sử dụng 4 đên
5 nhạc cụ gõ. Nội dung các bài hát sắc bùa thường chủ yếu chúc
tụng gia quyến làm ăn trong năm phát đạt, thịnh vượng. Bài ‘‘Xúc
xích là đêm ba mươi” phản ánh khá xúc động điều này:
Xúc xích là đêm ba mươi
Chúng tôi đình đám trửa (giữa) cươi (sân) nhà bà
Không tin bà thắp đèn ra,
Chúng tôi vào nhà hút thuốc nghỉ chân.
Đặt bộ chén rượu mùa xuân,
Rượu rót ba tuần mở thưởng quan hai.
Thình thình trống đánh quan sai,
Mợ sinh mợ đẻ con trai tốt lành.

1 Đức Thánh ta tức Lý Nhật Quang. .


2 Rước ngược là rước lên chùa Bà Bụt để tạ ơn, rước xuôi là rước từ chùa Bà Bụtve
để tế lễ.
3 Hội Cà: hội lớn nhất vùng
Con gái thì đẹp như tranh,
Tháng Giêng đi nhởi đám đình gân xa.
Trai ta cho đáng trai ta,
Đem dải hoa lý cột vào cội đu...
Sau các bài vè ăn tết, lễ hội là những bài vè nói vê làm đình, đên,
chùa. Trong đó, có việc làm đình Vĩnh Long, (tông Bạch Hà - nay
thuộc xã Thái Sơn). Đình được dân làng đóng góp xây dựng vào
thời kỳ vua Thiệu Trị năm thứ 2 (1842). Bài “Lịch sử ỉàm đĩnh Vĩnh
Long” là một trong nhiều bài vè sâu săc nhăc nhở mọi người lòng
tự hào về quê hương và thúc dục sự nô lực nhiêu hơn đê xứng đáng
với công lao của cha ông ngày trước:
...Thế gian ai cũng hại (sợ)
Đất nước ai cũng kinh
Xem vô đình Vĩnh Long
Khác chi làu tri phủ
Trên lợp ngói xong rồi
Dưới chân cột nề vôi
Hai đầu hồi vẽ thuốc.
Tiền quan viên như nước.
Tiền trai tráng như non.
Khồng ai quản sớm hôm
Lo cho đình tất cả,
Dành cho đình tất cả...
Vè vê nổi khổ của người dân do thiên tai như Trận bão năm Dạu
(năm Tân Dậu - 1861) dưới thời Tự Đức:
...Khắp nơi đều lút
Lụt lút khâu đầu
Lụt lút xà thượng
Dân biết ở nơi nao
Van chắc xi xao
Đem nhau vô rú
Vừa vô đến đó
Trở ra trôi liền
Lụt kéo liên miên
Ló ta lên mộng
Bài vè “Nông suy bách nghệ bại” thể hiện rất rõ tình hình hạn
hán, mất mùa:
Nhân sinh gặp lúc hàn vi,
Đói cơm khát nước, biết lấy chi vui mừng
Không biết tính mần răng
Tận lương thời vô kế1
Nhân sinh bách nghệ
Ai nấy thực một lòng
Ngửa mặt nhìn trông
Trông năm dài tháng chẵn
Lúc cơ trời hạn hán
Giừ giếng cạn sông khô
Đã rộc rạc ao hồ
Khắp nguồn kia suối nọ...
Cùng với nạn mất mùa, đói khổ còn có cái nạn tập tục đè nặng
lên lưng người nông dân. Bài vè “Biết lấy chi đóng góp ” đã phản
ánh rõ sự việc:
Làm chi phải nghĩ trước sau
Có câu tục ngữ: “của đâu ba loài”2
“Đỏi thì rau má, rau khoai,
Đừng chộ (thấy) lúa lổ giêng hai mà mừng”
Vỏ cáu, rễ đừng,3
Ăn với trầu son, trầu gộc.
Ba đồng một chục,
Bán đắt lấy tiền
Trầu lá một liền4
Quan năm quan tám.
Cái thời trự (đồng) nước mắm;
Cái thời trự hương vàng
1 Tận lương vô kế: hết lương thực ăn thỉ chẳng có kế sách gì cà, giống như câu thành
ngữ: “cái khó bó cái khôn”.
2 Tức là câu “người ba đấng, cùa ba loài": ở đây, đưa câu này vào, tác già muốn nói
của cài do mồ hôi nước mắt tạo ra, kiếm được không phải dễ.
3 Cáu, đừng: hai loại cây có vỏ và rễ dùng để ăn trầu.
4 Một liền trầu độ 20 lá.
Mọi cái mọi đàng
Biết lấy chi ăn tết.
Bên cạnh đó, còn có một số bài vè nói vê kiện cáo giữa làng nọ
với làng kia, gây mất đoàn kết, nhất là từ khi thực dân Pháp xâm
lược thực hiện âm mưu chia rẽ đồng bào lương - giáo. Bài vè
‘Cuộc tranh chẩp giữa ba thôn ” là một minh chứng sinh động: ba
làng Bụt Đà, Phật Kệ và Đà Lam (thuộc Đô Lương) sông hòa thuận
với nhau. Nhưng khi Tây sang, Đà Lam theo giáo. Với âm mưu
chia rẽ lương giáo, bọn giặc đội lôt thây tu xui dân Đà Lam tranh
giành một bãi ruộng khá rộng vốn là đât chung của cả ba thôn. Tên
quản Nội là địa chu thôn Đa Lam làm một bữa ăn ở đồn giáo rồi
ưiời lý hương của hai thôn Bụt Đà và Phật Kệ sang đôn giáo đê
đánh chén. Ăn xong, chúng đưa giấy tờ ra bãt hương lý hai thôn
phải ký nhượng. Bài vè đã kể lại sự việc một cách khá sinh đọng,
qua đó thấy rõ âm mưu chia rẽ lương giáo là một âm mưu vô cung
quỷ quyệt trong chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp:
Đặt ra một chuyện dạy đời
Vốn từ ngày trước bãi thời của dân
Bây giờ giáo lại chiếm dần
Cho nên có chuyện thù hằn đa đoan
Phật Kệ cức (tức) chí căm gan,
Từ năm quản Nội ráp (bạo) gan rào đôn.
Vì chưng lý trưởng giảo ngôn
Cho nên bên giáo lập đồn quản cư...
Hay:
Nhất vui phong cảnh Bột (bụt)
Đà Ngẫm như thuở trước, việc ra có thân1
Nhờ đức Hoàng Thượng phong ân,
Chỉ ra điền thổ cho dân tức thì2
Cừu Chiếu không biết đằng suy3
__ Chạy ra ngoài giáo toan thì bàn ăn
2 Ỵ nói nhờ thần giúp
Y nói cái bãi được vua ban làm công điên. Chi: dụ cua vua.
Cừu Chiếu: tên lý trường làng Bụt Đà. Đáng lẽ phải bênh vực cho dàn Bụt Đà,
Cừu Chiếu lại chè chén lén lút thông đồng với dân Đà Lam làm hại dân Bụt Đà.
Dân tình rộn tiếng băn khoăn,
Tưởng làm nên việc, (ai ngờ) mần ăn như cầy (chó)
Xã lên trên phủ cậy thầy,
Vào quan phụng hiến bạc này ba trăm1...
Cùng với chính sách chia rẽ lương - giáo, thực dân Pháp còn bắt
nhân dân phải đi phu, đi lính, đào sông, đắp đường. Bài vè “Đắp
đường chợ Khuôn ” (thuộc xã Hòa Sơn) thể hiện khá rõ điều này.
Đây là một bài vè ngắn gọn, lời lẽ rên xiết:
Đầu năm mùng Sáu tháng Giêng2
Làng bắt vợ với thiếu niên ở làng.
Việc vua việc quan,
Làng bắt lên truông Lứng3
Cái phép Tây chính
Khổ lắm vơ trời
Nhục nhã lắm đi thôi!
Nước Nam bầy tôi
Hao người tốn của
Trời làm ra rứa
ờ đạo bất cân.
Ngoài đồng khô răn,
Đồng cạn nứt nẻ
Đồng sâu cũng nứt nẻ
Không những thế, bài vè Đào sông Sào tố cáo bọn thực dân băt
nhân dân đi phu đào sông trong lúc nạn đói hành hoành, tình cảnh
hết sức éo le:
Kẻ vác cuốc ra trông
Người gánh gồng ra chạy
Con ơi con ru em cho hắn ngáy
Để mẹ đi kiếm mủng ló ngô
Đi ra kẻ đẩy người xô

1 Phụng hiến: dâng, đây có nghĩa là hối lộ. Sau khi mất bãi, dân phải chạy chọt lên quan.
1 Mùng Sáu tháng Giêng chưa rõ năm nào, theo người đọc cho ghi đó là năm Quý Tỵ.
2 Truông Lững: Đoạn truông đi từ Trụ Pháp (Mỹ Thành, Yên Thành) lên Hòa Sơn (ĐÔ
Lương). Như vậy, đây là người ở Công Thành, Liên Thành... đi đắp đường chợ Khuôn.
Bà đi trưa hắn không cho nhập
Sông thì đào cứ cấp
Một thước được có hào hai...
Tuy vậy, nông dân Đô Lương tinh thần lạc quan với công việc
đông áng, kẻ sĩ thì chăm chỉ việc sách đèn, người thuyền thợ vui
với cái đục, cái chày hay cái bai, cái búa... Những người làm nghề
buôn bán với đòn gánh trên vai vẫn ngược xuôi qua chợ này đến
chợ nọ, dù buôn chuyến hay buôn vặt. Bài “Chợ Lường họp lại vui
thay ” phản ánh rất rõ điều đó. Chợ Lường ở thị trấn Đô Lương, là
tụ điểm giao thông của cả bộ lẫn thủy, dưới lên, trên xuống, trong
ra> ngoài vào. Hơn nữa, chợ lại nằm giữa một vùng khá trù mật. Đời
Lý là tỉnh lỵ của xứ Nghệ. Bài vè ca ngợi chợ Lường phản ánh sự
phong phú của các sản vật, hàng hóa được bán ở chợ:
Chợ Lường họp lại vui thay,
Đàng Đông lúa gạo, đàng Tây tru bò.
Xã đã khéo lo,
Lập lều hai dãy.
Hàng sồi hàng vải,
Thì kéo lên đình.
Hàng xén xung quanh,
Hàng thịt hàng lòng ở giữa.
Ngong vô trửa (giữa) chợ,
Chộ (thấy) thị với hồng.
Dòm ngang xuống sông,
' Chộ thuyền với lái...
Bài vè kết luận:
Tôi xuống chợ Phuống
Tôi lên chợ Dừa
Chợ Dinh, chợ Kè
Không nơi mô vui bằng chợ
Lường ờ nơi tôi cả.
Ngoài ra cón có một số bài vè khác sưu tầm dược ở làng Đông
lch> xã Trung Sơn. “Nhân vật trung tâm” đều là người làng, làm
những “nghề” khác nhau, tính tình cũng rất khác nhau nhưng
dường như tất cả họ đều nghèo, đều phải vất vả lăn lộn kiếm sống,
phải đập quả sung, nhặt quả cà kiu mà ăn. Dù vậy, họ vẫn luôn lạc
quan, hát hò với cây nhị, cây đàn. Làng quê ấy cũng là hình ảnh thu
nhỏ của mảnh đất Đô Lương những năm đầu thế kỷ XX:
Kéo nhị hoe Sáu
Nói láu đồ Từ
Thả lừ hoe Hạp
Đập sung hoe Kiếng
Có duyên bà đồ
Hướng Sung sướng bà đồ
Cát Hay hát 0 Điu
Hay ăn cà kiu bà Ý
Lý sự bà Hoe Thoài
Lặn lội có tài o Đăng
Đểnh đoảng o Quyền
Sai chuyền ả Đỉu
Tiu nghỉu ả Bường
Lập lường bà cu
Kiếng To tiếng bà Nuôi
Đãi buôi ả Đề
Nhất tệ bà cố Hành
Hiền lành cố đồ Bạt
Cười lạt ả hoe Tư
Cừ nhừ bà xã Nợi
Ngồi đợi bà cu Ngàn...
Cũng như ca dao nói vê tình yêu trai gái, vè tình yêu trai gái ơ
Đô Lương là tiếng nói của con tim với những lời ướm hỏi tình tứ,
những câu trao duyên ý nhị, những lời xe kết diết da. Cách tỏ tình
của họ thường là qua miếng trầu: bài vè Cau vàng trù quê thật ỉữ
thể hiện sinh động điều này:
...Cau vàng trù quế thật là
Em têm em bửa đưa ra chào mừng
Thật kẻ ả Hằng cung Quế
Thật con người Lan - Huệ - Trúc - Mai
Thật là sắc thật là tài,
Thật con người ngọc sánh bài với nhau
Đôi ta ăn miếng trâu cau,
Thật trăm năm cũng nhớ... A 1X
ở đay'ta cung gặp lại nhưng mối tình dó-dang, côgái phái fây
chong xa, không hạnh phúc VỚI những nỗi lo lắng xót xa, â à
tình thế hết sức bi đát:
Con gái mà lấy chồng ngái (xa),
Cách núi cách non
Khi chưa có con,
Đi về đôi bận.
Qua năm qua tháng
Có con rồi thơ thẩn đât ngươi.
Đau đớn khúc nôi,
Cha già em cũng bỏ,
Mẹ già em cũng bỏ...,
(Bằi vè Con sai mà lấy chồng xa) ____
„ Trong ttah yêủ, không í “ “':lựxtcô âi
Sau đây là lời dặn bạn tình của một chàng tra1 đái với một cô. gii
yêu "uỉíĩ.^rhìnoTnhtttgđiêuphaileđêcôdâu
nhắc đến tinh xưa nghĩa cũ mà chỉ nói nl ư g 1 u nai 1 uu cu «
an à với nhà chông sao chõ “sau đẹp n*-™ " họ hàng ’
đừng suy hơn nghĩ thiệt, đừng so sánh VƠI ngươi
Dặn cội dò cây,
Anh dặn em một noi
Cũng như thầy mẹ dặn con.
Dặn trên búp trên non,
Dặn những lời giải tỏ
Giá như con tằm đang nhỏ,
Vây trong hộp trong cơi.
Sau thành sự ra rồi,
Tơ hoàn thành một nỗi1...
£.mài lù £"^X*****2
Mp trong cơi, nâng niu bảo vệ, chiều chuộng. Như g y g
đà thành tơ, phải dệt để dùng và đem ra chợ ban.
Kết thúc bài vè, chàng trai nhấn mạnh:
Em đừng làm đồ nhăng nhíu,
Trước không phải với chàng.
Sau đẹp mặt với anh em họ hàng,
Trước sau, sau trước.
(Bài vè Dặn cội dò cầy)
Một số bài vè phản ánh tình trạng éo le trong chuyện hôn nhân:
Đêm năm canh nằm không vò võ, gió lại lọt rèm mà xót xa cho thân
làm mọn “ai tham lắm thì thâm, ai lừa lắm thì lầm; sau ra rồi mới
biết cái kẻ làm mọn nó như thế nào”:
Hoa thơm chọn kén đất trồng,
Em là con gái nỡ bõ công dồi mài.
Tuổi mười tám đôi mươi,
Đang thì xuân hoa nở,
Xuân đang thì hoa nở
Nói cũng chưa đến nỗi,
Thua sắc với kém tài.
Duyên số bởi tại ai,
Bởi tại thầy với thầy
Bởi tại thầy với mẹ
Thầy tưởng đường đã được,
Mẹ tưởng đường đã được,
Được mẫu ruộng con bò,
Của người ta cấp cho
Thầy tưởng rằng đã khá,
Mẹ tưởng rằng đã khá...
(Bài vè Em trả của em về)
ở Đô Lương còn lưu truyền nhiều bài vè nói về quan hệ vợ
chồng, cha mẹ và con cái. Đặc biệt là những bài hát ru bằng vè. Hát
ru không chỉ ở thời điêm khi con đang khóc đòi ngủ mà con ngủ rôi
vẫn hát để đưa con vào giấc ngủ êm hơn, sâu hơn. Con bú dòng sữa
mẹ, nghe tiếng ru hời của mẹ là bắt đầu tiếp thu văn hóa loài người.
Từng phút từng giây mẹ truyền cho con những tình cảm, nhận thức,
ý nghĩa của cuộc sống. Lời vè, nhất là vè được hát với đi ệu
điệu hát ngâm, điệu hát nói đêu có sức truyen cam ™e'
biểu là nhưng bai ‘‘Thập ãn phụ mẫu ”, “Chữ thiên
kinh ”, “Phụ tử tinh tham ”... Dưới đâỵ xin trích một đoạn trong bài
“Phụ tử tình thăm ”l mà các bà mẹ vẫn thường hay hát:
.. .Thánh hiền là đạo
Đạo quá xá từ bi
Con lỗi đạo điều chi
Xin cha rày quá xá
Xin mẹ rày quá xá con ơi con
Đừng cậy thượng áp hạ
Con đừng đứa ghét đứa thương
Cũng nhất gia chi tử
Cũng giai bằng chi tử... . „Ao
Còn co nhựng bai vè noi ve cành cha.góa1 con côi, nhất là mẹ góa
con côi da diết, thê ìưOTg những day dứt trong tâm can ngườ
Vợ góa, nhất'là những người vợ góa đang ở độ xuân xanh Bao nô
đănỊcày nhung đắng cây nhất là nôi trơ họị, co.đơn, quạnh quẽ của

: To^^hêuS^n bg c
rtởí tình cmh"^\à bài vè hay nhài, được biết đến nhiều hơn cả:

...Nghĩ mà ngao ngán nôi


Niềm thương nhớ nhớ thương
Đêm ai lạnh lùng không
Mẹ con tôi rày thêm lạnh
Người ngoài đà nói mảnh
Dạ mẹ càng thiêt tha
Mẹ bước chân ra đi
Lo trăm đường ngàn nôi
Mẹ dừng chân đứng lại
Sợ bóng xế hoa tàn

12... , . . > Kĩ^iìớ Nhà xuất bàn Chính tri Quoc gia, tr 390
’ Ninh Viết Giao, về văn hóa dãn gian xư Ng . >
Sợ gió kép mưa đơn
Sợ rèm thưa gió thổi
Sợ thưa rèm gió thổi...
Ngoài ra, vè ở Đô Lương còn đề cập đen nhiều nội dung khác
như vè nói về triết lý sự đời, sự keo kiệt của kẻ giàu, thân phận
người đi ở, những người làm thuê hay châm biếm, chế giễu, lên án
thói hư tật xấu trong xã hội như lười nhác, cờ bạc, rượu chè...
Có thể nói, các bài vè mang tính lịch sử xuất hiện khá nhiều ở
Đô Lương, nhất là từ khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta.
Đáng chú ý là thời Tự Đức - thời kỳ triều đình phong kiến ươn hèn
với đối sách chủ hòa mà thực chất là đầu hàng đã dâng nước ta cho
Pháp. Hơn nữa còn cấu kết với thực dân Pháp đàn áp các cuộc khởi
nghĩa chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Các bài
vè thể hiện sự bức xúc trước hoàn cảnh nước mất, dân phải làm nô
lệ, phải chịu bao nỗi nhục nhã, khổ đau:
...Nỗi giừ khổ lắm ai ơi,
Âm dương nhiễu loạn khúc nôi nhiều bề
Loạn tiền kẻ chợ nhà quê,
Ham ăn tiền kẽm mà chê tiền đồng
Nơi ăn Minh Mệnh, Gia Long,
Thiệu Trị, Tự Đức đều không tiêu dùng.
Bán buôn đâu cũng cực lòng,
Lại thêm quỷ quái thần trùng sinh ra...
(Bài vè Sự tích đời Tự Đức)
Năm 1885, khi kinh thành Huế thất thủ, phong trào cần Vương
được khởi xướng. Khắp xứ Nghệ, làng xã nào cũng rộn rã trống mõ
Cần Vương.
Tại Đô Lương, tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành1 đã mộ quân khởi
nghĩa cùng thời gian với Nguyễn Xuân ôn. Nghĩa quân của ông
từng hoạt động ở Đô Lương, Tân kỳ, Nghĩa Đàn. Khi Nguyễn Xuân

1 Nguyễn Nguyên Thành người xã Đô Lương, huyện Lương Sơn (nay là xã Đông
Sơn, huyện Đô Lương), đỗ Tiến sỹ khoa Tân Hợi (1851), làm quan đến Hồng lô tự thiêu
khanh sung chức Tham biện nội các, nhân dân thường gọi ông là quan Hường.
ôn thất bại, ông kéo quân lên vùng Bãi sậy cây-Chanh.thuộc các
xã từ Kim Nhan lên đến ngã ba Tạm Sơn (Anh Sơn) đ|n phoi 1
vơi nghía quân Quản Bông đang hoạt động ờ vùngCon cnông đê
tính kế lâu dài. Nhùng không may ông bị đaunặng,có6 trong

rùng. Bài vètá "Kê


T™ ■’ miêu hoạtchuyên
động ““"sbia ịlân cần Vương dưới ta tai

đạo cùa Nguyên Nguyên Thành. Tuy có đội né‘kh°n8


te diên biến của cXkhởi nghía' song nó cũng cho ta thấy phần nào

hào khí của nghĩa quân:


.. .Quan Hương dàn trận phủ Trù
Quan vác cái súng hỏa mai
Cái súng dài quá tai,
Để mà dàn trận đánh hai đêm ngày.
Súng thì trên tay,
Quân dân tứ phía...
òng cai kêu thì dạ
Ông đội kêu thì vâng
Tất cả đều nghe lệnh quan Hương
Kệo quân về đánh trận cồn Vườn
Có quân Xá, quân Mường
TuyXptaStÍcần Vuơng mang V thừng tôn quân cũng
bị2 bại Đầu :hĩk?XK khi r cta

phong trao Đông Du ĩhi hoi đô^tX

tình dậy Có người xuất dươ"8 du *ld°’,c^”^n Bôi Xú. Ngó


Phai Ám xã hoặc Minh xa. Những bài V Ị cùa Phtm Bộ Châu go
Sức K™ỢC lan truyền tới w Lương. Trong xóm Ung. bà con

huyền tụng nhau nhưng bai vè hbh- 5'.“.T múc đicíTchính


nghèo, Phái học cho rà tro, Dùng "^4- cù cha
là kêu go dân làng giữ lấy những di sàn vãn hóa tộtđẹp.cua cha
7 2gọ , gg w tân. nâng cao dân trí, dân
ông để lại rồi ra sức lao động, ra sưc . . P’
khí, làm cho Việt Nam hùng cương:
.. .Toàn dân đều thức tỉnh
Đeu học lấy điều hay
Có kỹ nghệ đó đây
Có công nông thương nghiệp.
Có thuần phong mĩ tục
Sẽ mở mắt có ngày
Lo gì cái bọn Tây
Làm sao không đuổi khỏi.
.. .Đừng nghĩ khó mà bỏ
Vạn sự khởi đầu nan
Làm cho dậy tiếng vang
Việt Nam, Việt Nam vạn tuế!
(Bài vè Dãn làng nghĩ lại mà coi)
Bài vè “Phải học cho ra trò ” cũng đã nói rất rõ cách học, nội
dung học và mục đích của việc học. Không học phú thơ mà học vê
thiên văn, cách trí, học kỹ nghệ cho thông, có thế mới duy tân, mới
văn minh được:
Nào thiên văn độ số
Nào quốc địa nhân quần
Nào là cửa duy tân
Nào là trường khai trí
Nào nhị cơ, tứ khí
Nào vệ sỹ, y công
Khắp thảo mộc côn trùng
Rạng ngũ hành sinh hóa
Học cho thuộc cả
Mới gọi rằng khách thư hương...
Sau ngày Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp hoảng loạn ra
sức đối phó với phong trào cách mạng của quần chúng. Ở nông
thôn xứ Nghệ, bọn thực dân thi hành những chính sách cực kỳ phàn
động. Các vụ trấn áp bắt bớ xảy ra thường xuyên. Vì vậy, vè trong
giai đoạn này phản ánh khá rõ phong trào đấu tranh của mọi tâng
lớp nhân dân. Đặc biệt là các cuộc bạo động cũng xảy ra ngay trong
số binh lính người Việt tham gia quân đội đe quốc:
Bước sang Tân Tỵ vừa là,
Trăng tròn chính nguyệt sinh ra anh hùng.
Rạng đồn, suất đội tên Cung1,
Báo thù phục quốc ở Trung, Nam Triêu2.
Các quan hồn lạc phách xiêu,
Anh hùng nổi tiếng trong triều, Tây Đông,
...Vì ai nghiêng ngửa sai tin,
Công lao ông Đội, Cao Biền dậy non
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Công lao ông Đội như hòn rú cao...
(Bài vè Kể chuyện Đội Cung đánh Phap) ì ,
Bài vè phản ánh cuộc nổi dậy của Đội Cung, Đồn trưởng đôn
khổ xanh ở Rạng, huyẹn Thanh Chưomg. Vì không muôn làm bia
đỡ đạn cho thực dân Pháp, Đội Cung đã cùng 11 lính đôn chợ Rạng
quyết định chiếm đồn Đô Lương, trại Giám binh thành Nghẹ An
sau đó tiến quân ra các khu vực khác. Cuộc khơi ngh!a tuy c ưa
giành được thắng lợi nhưng đã gây một tiếng vang rât lớn cô vũ
tinh than đấu tranh của nhan dân ta chổng lại ách đô hộ của thực
dân, phong kiên. Sự kiện này là biểu hiện tinh thần yêu mjớc cao
độ của người Việt Nam gắn liền với tên tuổi Đội Cung5 và địa dan
Dô Lương anh hùng, là bước ngoặt báo hiệu sự khơi đau cuọc au
tranh bằng vũ trang của các dân tộc ở Đong Dương. ,
Tóm lại, những bài vè được giới thiệu ở trên được lưu truyen ơ
Đô Lương hay do người Đô Lương sáng tác Tuy chưa thật sự đây
đủ, song đó là nguon tư liệu quy giúp ta hiểu thêm vê đát Đô
Lương, làng xa Đo Lương và con người Đô Lương trong quá k ứ
cừng như hiện tại.
3. Dân ca và ca dao ở Đô Lưong
Dân ca, ca dao là những giai điệu và những áng van mang ạm
đà bản sắc dân tộc. Trong những lời nói giản dị, ta cóthê tìm t ây
cái trí tuệ vĩ đại của dân gian. Những câu tục ngữ và nhưng bai ca
Jr^ễn Trí Cung, quê à Đông San, Thanh.Hóa. Vai ^^±"£5:
hun đúc từ miền quê cách mạng và ý chí không muốn làmỊ bia1 đõđạn cho' đàn p áp.
Đội Cung đa cung 11 lính đôn chạ Rạng qu^t định tiên yề ch êm đồn Đô Luang, chiêm
Giám binh thành Nghệ An, sau đó tiến quân ra các khu vực kiiac. ’
2 Trước năm 1945, trẽn danh nghĩa Trung Kỳ là đất bào hộ cùa thực dân Pháp, quyên
dao, dân ca bao giờ cũng ngắn nhưng trí tuệ và tình cảm trong đó
có thể đáng giá hàng pho sách.
3.1. Dân ca:
Cũng như khắp xứ Nghệ, hai loại hình dân ca chủ yếu được lưu
truyền từ xa xưa và phổ biến ở Đô Lương là hát ví và hát giặm, tuy
nhiên hát giặm không phổ biến bằng hát ví.
Theo tác giả Nguyễn Đổng Chi trong cuốn “Hát giặm Nghệ
Tĩnh hát giặm có hát giặm trai gái và hát giặm vè. về mặt ca từ,
hát ví thường là những câu lục bát và mỗi bài chỉ hai câu đến 4 câu
hoặc 6 câu đến 12 câu là cùng. Hát giặm dài hơn hát ví, mỗi câu
thường 5 chữ, mở đầu một bài hát giặm thường là 2 câu lục bát, tiếp
đó mới là những câu 5 chữ hay 4 chữ. Các thể loại hát giặm đã được
giới thiệu qua “Vè ở Đô Lương”.
Hát ví ở Đô Lương có ví phường buôn, ví phường củi; đặc biệt
là ví đò đưa (ví trên sông) và ví phường vải (hát phường vải).
Nhà địa phương học Thái Kim Đỉnh cho rằng có lẽ ví đò đưa
có sớm nhất vùng sông Lam và Đô Lương là nơi có nhiều người
hát nhất. Ý kiến đó cũng thuyết phục vì sông Lam là con sông có
nhiều thuyền bè lên xuống chợ cồn, chợ Rạng, chợ Lạng, chợ
Lường. Sông dài bến rộng, đông người qua lại buôn bán, lắm
người hát hay, hay hát:
Muốn ăn khoai sọ chấm đường
Thì trốn cha trốn mẹ ngược Lường với anh...
Một dải đôi bờ sông Lam có thể là cái nôi của hát ví. Mãi đến
năm 1985, ở Hiến Sơn có cụ Trần Phương, tuổi 80 vẫn đạt Huy
chương Vàng ở Hội diễn dân ca toàn quốc tại Bắc Ninh. Khi còn
chung tỉnh Nghệ Tĩnh, mỗi lần có hội diễn dân ca thì Đội văn nghệ
quần chúng Đô Lương vẫn là một đội mạnh, có nhiều diễn viên hát
hay, nhiều người viết lời cho những tiết mục đặc sắc1.
Cùng với hát ví đò đưa, hát phường vải là một loại hát ví đặc
biệt, được chú ý hơn cả. Hát phường vải được lưu truyền phổ biến
ở Tân Sơn, Thái Sơn, Thịnh Sơn, Đặng Sơn. Đó là lối hát giao

1 Vi Phong: Dân ca Nghệ Tĩnh, Sở văn hóa thông tin Hà Tĩnh, 2000.
duyên của trai gái. Nguồn gốc của hát phường vải là tiêng hát xuât
phát từ lao động rồi trở lại phục vụ lao động ngay tại chô, là nhân
tô trọng yếu để tăng năng suất lao động. Hát phường vải ở Đô
Lương khác với các loại dân ca khác ở chô có sự tham gia của
những nhà nho và cũng theo một thủ tục gồm 3 chặng, 7 bước.
Chặng thứ nhất:
Hát dạo: Mở đầu cho một cuộc hát phường vải, bao giờ người ta
cũng phải hát dạo vài câu. Tối đến tại một gia đình làng nào đó, chị
em vác xa và đem con cún tập trung để kéo vải gọi là phường kéo
vải, gọi tắt là phường vải. Ban đầu các cô đàn hát với nhau cho vui
và động viên nhau kéo sợi. Một lúc sau, bên nam kéo đên. Đê cho
bên nữ biết mình đến hát, từ ngoài đường, ngoài ngõ, bên nam phải
hát lên vài câu. Hát dạo là của bên nam:
Nghe tin đây mới cưới phường
Anh là khách lạ trên Lường xuống chơi
Hoặc bên nam tỏ ra mình đã nghe tiếng tăm bên nữ, hôm nay đên hát:
Đồn đây có gái hát tài,
Để ta đối địch một vài trống canh...
Không chỉ bên nam hát dạo trước mà có khi bên nữ cũng hát
trước. Thấy các chàng trai bàn tán chộn rộn ngoài đường, cac co
không ngại ngùng e lệ, thánh thót cất lên tiếng hát:
Khoan khoan dóng trống mở cờ, Hình như nho sĩ tới bờ đào nguyên
Hát chào, hát mừng: Hát chào, hát mừng nhăm mục đích tăng tính
lịch sự của hát phường vải cho cả nam và nữ. Khi bên trai đen hat,
bên nữ thường chào mừng bằng những câu khá niêm nở, cung kính:
Mấy khi khách tới vườn đào,
Trăm hoa mủm mỉm ra chào đông quân.
Chào chàng quân tử một hai,
Song song nối gót xuân trai rỡ ràng.
Khi bên nữ đã hát chào, hát mừng rồi thì bên nam cũng hát chào,
hát mừng lại:
Đen đây mừng cảnh, mừng hoa
Trước mừng lân lý sau ra mừng nường,
Mừng nàng áo vải hồ tơ,
Cửi canh lão luyện, tay đưa mỏng mềm.
Hát hỏi: Khách đến nhà, chào mừng xong rồi thì phải hỏi quê
quán, tên tuổi của khách. Ở đây cũng vậy, bằng câu hát, bên nữ hỏi
bên nam quê quán ở đâu:
Hỏi chàng quê quán nơi nao,
Sao mà chàng biết vườn đào có huê?
Cha mẹ thế nào:
Chữ rằng hải hoác sơn cao,
Xuân thu nay đã bước vào tuần mô (bao nhiêu)?
Hỏi nghề nghiệp:
Hỏi chàng chơi chốn vườn hoa,
Chính chuyên nông, sĩ hay là công thương?
Ngoài ra, bên nữ còn hỏi về anh chị em, hỏi vì sao lại đến đây,
hỏi có vợ con chưa, nhà cửa thế nào...
Trong những câu hát hỏi đó của bên nữ, bên nam phải lựa để
đáp lại:
về quê quán:
Quê anh vốn ở Hoan Châu1
Họ Hoàng tên Giáp xuân thu đôi mười
Thấy em đã đẹp lại tươi,
Vậy nên đến gặp ngỏ lời tri âm.
về cha mẹ:
Thung huyên anh ngoại sáu mươi,
Cảm ơn đôi ả (cô) có lời hỏi thăm.
về nghề nghiệp:
Chữ rằng nhất sĩ nhì nông,
Đã hay kinh sử lại thông cày bừa.
Đối với những chàng trai đã tới hát nhiều lần, duyên tình đã bén,
các cô gái thường hỏi:

1 Hoan Châu: một trong những tên cũ của cà vùng Nghệ Tĩnh từ năm 1030 trở vê
trước. Hoàng Giáp: có lẽ không phải là tên thật, ý chàng trai khoe mình học hành đỗ đạt
cao là Trạng Nguyên, Bàng Nhãn, Thám Hoa và Hoàng Giáp.
VĂN HÓA

Mấy lâu anh chơi chốn mô


Chốn ni anh bỏ cơn (cây) khô lá vàng
Chàng trai đáp lại:
Kể từ cha mẹ sinh ra,
Biết đây là một, biết nhà là hai.
Thực ra, hát hỏi là bước rất cần thiết cho việc tìm hiểu đê cô kêt
duyên tình. Qua đó, ta thấy xã hội rất tôn trọng kẻ sĩ, rất đề cao sự
học vấn.
Chặng thứ hai: Hát đố - hát đối: Chặng này chỉ có hát đô, hát
dổi nhưng là bước quan trọng. Có được tiếp tục hát, được mời vào
nhà để hát xe kết hay không là ở chặng này. Đây là chặng rất cam
go. Các chàng trai không những phải nhanh trí vì những câu đô, câu
đôi khá lắt léo, hóc hiểm, mà còn phải hiểu biết rộng vì bên nữ có
thể hỏi mọi mặt tri thức của đời sống, hỏi cả tri thức trong sách vở,
dân gian lẫn bác học. Hai bên đều cần đến thầy bày, thầy “gà ” ở
chặng này. Có lẽ khi chưa có nhà nho tham gia, trai gái thường hay
hát đố. Hát đố căn bản là của quần chúng lao động Đô Lương. Nó
găn liền với sản xuất, với sinh hoạt hàng ngày:
Đến đây hỏi khách nhà nông,
Một trăm mẫu ruộng mẩy công cày bừa?
- Nhà nông đêm nghỉ ngày làm,
Một trăm mẫu ruộng, một ngàn ngày công.
- Đến đây thiếp mới hỏi chàng,
Cây chi hai cội (gốc) nửa vàng nửa xanh?
- Nàng hỏi anh kể rõ rành,
Trổ vồng (cầu vồng) hai cội nửa xanh nửa vàng.
Nếu như hát đố phần lớn thử thách tri thức sách vở thì căn bản
cùa hát đối là nghệ thuật chơi chữ. về nguyên tắc, nó cũng như câu
đôi, nghĩa là trong các câu đổ: danh từ phải đôi với danh từ, động
đối với động từ, tính từ đối với tính từ, thanh âm đôi VỚI thanh
âm, màu sắc đối với màu sắc... nhưng nó không chặt chẽ băng câu
đôi liễn, hay như các câu thực và luận trong một bài Đường thi, bát
cú. Bởi nó không yêu cầu phải đối đủ mọi ý, mọi chữ mà chỉ cân
đối một số từ, một số ỷ mà câu hát của đối phương đã gửi gắm vào
là được. Chẳng hạn:
Cơn (cây) rau mùi trồng đầu cửa ngọ (ngõ),
Lá ti tí hái ăn dần dần,
Chàng mà đối được dậu sang thăn mời vào?
- Hạt cải canh đem vãi vườn tân,
Trời nhân nhâm lại càng thêm quỷ,
Gió không đi ngược, sao em hẹn ngược thì rứa em?
Chặng thứ ba:
Hát mời: Sau khi đã qua được các bước thử thách tài năng, sự
hiểu biết và trí thông minh thì bên nam không phải ngồi ngoài ngõ,
ngoài đường nữa mà được bên nữ mời vào nhà:
Bạn đến mời bạn vào chơi,
sẵn sàng chiếu trải đèn trời thong dong.
Hát mời uống nước chè xanh:
Ám thủy tinh đựng nước chè xanh,
Rót chén bạch định mời anh ấm trà
Hát mời ăn trầu:
Gió hương đưa khách tới đây,
Trầu têm cánh phượng hai tay khuyên mời.
Sau mỗi câu hát mời của bên nữ, bên nam thường hát lại một câu
mang ý cảm ơn:
Cảm ơn đào liễu có lòng
Khoan thai rồi sẽ ung dung giải lời
Hát xe kết: Đây là bước căn bản, không có bước này coi như
không có hát phường vải cũng như các loại hát ví, hát giao duyên
khác. Đến bước này, hai bên nam nữ thổ lộ tình cảm với bao nhiêu
nồi niềm tâm sự, bao nhiêu nỗi nhớ nhung thầm kín. Họ có thể trao
gửi cho nhau những bâng khuâng, thương mến, lưu luyến, thiết tha.
Tất cả đều ở chặng này. Đêm đã khuya, không gian tứ bề im lặng,
tiếng hát ân tình vẳng đưa, quyện với gió nghe mặn nồng, nam nư
say sưa đắm chìm trong câu ca tiếng hát.
Tuy nhiên, hát xe kết nói chung không chỉ xe kết tình nghĩa sao
cho thắm chặt, nghĩa là không chỉ hát thương mà có hát nhớ, hát cươi
__ ________________________________________ VĂN HÓA

hỏi, hát than trách, hát ly tình. Phong phú nhất vẫn ỉà hát thương:
Anh thương em biết nói mần răng,
Lấy gió làm quạt lấy trăng làm đèn.
Có khi chàng trai thể hiện quyết tâm lấy được cô gái:
Anh mà không lấy được nường
Anh về tự vẫn sông Lường em ơi!
Họ ước mong:
Bây giờ trầu lại gặp cau,
Cũng mong ta ở với nhau một nhà.
Khi phải xa cách hoặc tạm biệt, nỗi nhớ nhung lại dâng trào:
Chàng về mai đã tới chưa
Đe em bưng bát cơm trưa đợi chờ
Hay
Anh xa em một tháng,
Nước mắt em lai láng hai mươi tám đêm ngày.
Khi nào gió đánh tan mây,
Sông Lam hết nước, em đây đỡ buồn.
Đích cuối cùng của hát xe kết là hát cưới. Khi hai bên đã thuận
tlnh, họ định cưới nhau. Bên nữ thách cưới bên nam:
Anh về liệu đủ trăm mâm,
Đe cho hai họ tri âm một nhà.
Anh về mua nứa làm giàn,
Để mời hai họ đưa hai ngàn nón sơn.
Từ chỗ thổ lộ nồi lòng với nhau đến chỗ xe kết rồi định lễ cưới,
Kh°ng phải lúc nào cũng trôi chảy mà có nhớ nhung khi xa nhau,
c° phân trần khi nghi ngờ nhau. Qua hát xe kết, ta cũng thấy nỗi
au xót oán hờn của bao trai gái trước cảnh tình duyên tan vỡ:
Tiếc thay cái đọi (bát) cơm vàng,
Đem xới cơm nguội lỡ làng duyên em.
Đau đớn thay cây quế gĩữa rừng,
Để quạ đen nó độ (đậu) đau lòng quế thay.
Ước gì con ác nó bay,
Phượng hoàng nó độ, quế nay bằng lòng.
Hát tiễn: Hát tiễn là hát lúc ra về. Nó là bước cuối cùng của một
cuộc hát phường vải. Dùng dằng lưu luyến là lúc này. Nói về nhưng
vẫn ở, ở rồi lại hát ra về, ra về nhưng đi không dứt. Thực ra đây là
sự thể hiện cao độ của bước hát xe kết, hai bên đã ý hợp tâm đầu,
tình nghĩa đã gắn bó, ra về sao được:
Ra về nhớ lắm em ơi,
Nhớ xa em kéo, nhớ lời em than.
Ra về nước mắt như mưa
Thấu thiên thấu địa mà chưa thấu lòng
Đôi bên chỉ muốn:
Ai lên nhắn với trăng già,
Nhủ trăng khoan lặn, nhủ gà khoan kêu.
Trên đây là thủ tục được trình bày một cách giản lược của một
cuộc hát phường vải. Rõ ràng, bước đi của nó rất tự nhiên, họp lý
mà cũng dồi dào ý tình thơ mộng. Qua đó, chúng ta càng thấy được
tại sao người dân Đô Lương nói riêng, người dân Nghệ Tĩnh nói
chung lại thích hát phường vải và bước đầu thấy được tính cách của
sinh hoạt hát phường vải. Những câu hát thể hiện được cái sâu thẳm
của lòng người, mang tính nhân văn cao cả mới có sức sống trường
tồn và mới được nhiều người hâm mộ.
Đã bao nhiêu năm, bên lũy tre xanh, tiếng hát phường vải đã làm
rung động bao trái tim, lôi cuốn bao tâm hồn với nỗi dam mê và
khát vọng. Tiếng hát đã quyện vào hơi thở, chạy theo các mạch
máu, nằm trong buồng tim khối óc của người dân. Những câu hát
khi não nùng đắm đuối, khi lưu luyến thiết tha, khi nhẹ nhàng tha
thiết, khi bát ngát mênh mông... đã kết lại một chùm hoa đây
hương sắc. Ở đây có đủ đau đớn, xót xa, yêu thương, mong nhớ,
xao xuyến băn khoăn, phấn khởi tin tưởng... với bản sắc riêng của
cư dân Đô Lương: mãnh liệt sâu sắc nhưng trầm lặng, kín đáo.
Tiếng hát đó mang nặng cõi lòng của bao đôi trai gái. Nhưng hát
phường vải không chỉ là tiếng hát yêu thương, tiếng hát hoa tình,
nó còn là tiếng hát căm thù uất ức với chế độ phong kiến hà khấc
bất công chà đạp lên quyền sống của con người. Nó còn là tiếng hát
ca ngợi lao động, ca ngợi những cảnh sắc của quê hương đất nước,
ca ngợi tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thiết tha.
Vì vậy, sưu tầm nghiên cứu những câu hát phường vải cũng như
sinh hoạt văn hóa hát phường vải cùng các loại dân ca khác là góp
phần bảo vệ, phát huy những giá trị tinh thân của nhân dân, góp
phần xây dựng nền văn hóa mới của quê hương, dân tộc.
3.2. Ca dao:
Trong số những bài ca dao đã sưu tầm, bộ phận mang rõ săc thái
địa phương vẫn là những bài, những câu có gắn với địa danh, với
cành vật và con người Đô Lương. Nhân dân sáng tác những bài này
để bộc lộ cảm nghĩ, những nhận xét về quê hương, xứ sở của mình:
Đô Lương dệt gấm thêu hoa
Quỳnh Lưu tơ lụa dễ mà sánh đôi

Gạo Đô Lương không ai vo mà trắng,


Nước sông Lường không ai lóng (lăng) mà trong
Đôi ta làm bạn thong dong,
Duyên em ai tạc mà lòng anh say.

Muốn tắm mát lên ngọn sông Lường,


Muốn ăn nếp dẻo về làng Phú Ninh

Nước sông Lường chảy xuống đò Đoan


Của đành phận của, con người ngoan khó tìm1

Trời lụt thì lút cả làng


Hai Quai có lở, Văn Tràng mới trôi2

Ai sang Quan Nội thì sang,


Hàng cam, hàng tắt chín vàng khăp nương3
Quan Nội lắm thóc nhiêu tiên,
_____ Có sông tắm mát, có miền nghỉ ngơi4

2 0 Đ°an: một bến đò thuộc hạ lưu Đô Lương.


3 ^àn Tràng tức hai xã Văn Sơn và Yên Sơn. Hai Quai là tên một con đê ngăn lụt gần đấy.
đó ’tl?Uan N$i: thu9c xã Th’nh Sơn (Đô Lươns) 'à nơi trồng nhiều cam và quýt trọng
’ at la một loại quýt quả bé được trồng ở đây. Quan nội còn là một lang vưa lam
Ọn8> vừa làm nghề buôn bán.n đã khôi phục lại nghề này.
Đặng Sơn người đẹp nước trong,
Dâu non xanh bãi, tơ vàng đầy sân1
Đô Lương cũng là vùng đất có nhiều sản vật và nhiều ngành
nghề có thời rất phát triển:
Khi nào Bốn Thủy hết dầu,
Đô Lương hết gạo, anh mới cầu duyên em.

Ai lên Bãi Sậy mà coi,


Lúa reo trước mặt, ngô cười sau lưng2

Ai xuôi về đất Phú Văn,


Tằm nhiều, lạc tốt quanh năm chuyên cần3
Ai qua Phượng Kỷ, Tràng Sơn,
Gạch ngói nghề cũ đâu hơn chốn này.

Yên Phúc là đất trồng đay,


Văn Tràng lợn nái, tháng ngày chăn nuôi.

Mời về Trù Ú mà coi,


Tiếng nghề nồi đất mấy đời đồn xa4

Hỡi 0 (cô) lên ngược nốc chè,


Có muốn ăn vải ghé về Thanh Lưu5

1 Đặng Sơn, tên tổng trước đây, nay là các xã Đặng Sơn, Bắc Sơn, Nam Sơn thuộc
huyện Đô Lương. Vũng này xưa có nghề nuôi tằm, dệt lụa nên bên hữu ngạn sông Lan1
từ Thị trấn Đô Lương nhìn sang thấy toàn là dâu. Nay bà con đã khôi phục lại nghề này
2 Bãi Sậy tức vùng Cây Chanh. Bãi Sậy thuộc các xã Tam Sơn, Đình Sơn, cầm Sơn
thuộc huyện Đô Lương cũ, huyện Anh Sơn hiện tại. Trước nám 1945, đêu năm trong
phủ Anh Sơn. Đây là vùng đất rộng, phì nhiêu, trồng nhiều lúa và ngô.
3 Phú Văn: thuộc xã Thuận Sơn, nằm bên bờ sông Lam. ơ đây, dân có nghê trông daơ
nuôi tằm. Lạc ở Phú Văn có lẽ nhiều nhất ờ Đô Lương.
4 Phượng Kỷ thuộc xã Đà Sơn. Tràng Sơn là một xã ở mé trên thị trấn Đô Lương-
Yên Phúc tức xã Phúc Sơn, nay thuộc huyện Anh Sơn. Văn Tràng: tức hai xã Yên Sơn
và Văn Sơn thuộc Đô Lương. Trù ú: tức xã Trù Sơn, huyện Đô Lương. Bài này nói ve
các nghề thủ công truyền thống của các làng trên.
5 Thanh Lưu: nay thuộc xã Lưu Sơn, sát thị trấn Đô Lương, ờ đây có vải ngon nổi tiêng-
Muốn ăn khoai sọ chấm đường,
Em về giấu thầy, giâu mẹ ngược Lường VƠI anh.

Muốn ăn khoai vạc, khoai mài,


Thì lên Trù Ú è vai mang về1

Tương Rộ nấu với cá Lường


Càng thơm, càng mặn tình trường em ƠI2

Thuận Lạc lắm ốc lắm dam,


Nhiều lúa, nhiều cá, ai ham thì vê3
Chợ Rạng thì phải qua đò,
Chợ Lường lắm bánh cũng dò mà đi
Trong số những bài ca dao nói vê tình yêu co không Ít bai gan
với làng mạc, chợ búa ở Đô Lương. Những bài này đều thể hiện
tình cảm diết da, sâu lắng:
Dầu mà cha mẹ không thương,
Đôi ta chung vốn ngược Lường đi buôn
Em là con gái Đô Lương,
Anh trai Cát Ngạn chung đường bán mua.
Lộ (lỗ) lời khi được khi thua,
Ngọt bùi nỏ thiếu, chanh chua ai băng4

Em về bán ruộng đi buôn,


Vắt cơm lên tận Lạng Lường theo anh.
Theo anh cho rõ ngọn ngành,
Trầm anh thật giả còn xanh hay vàng?
1 Trù Ú: tức xã Trù Sơn, đây là vùng bán sơn địa có nhiều khoai vạc, khoai mài. Đáng
c u ý là có nghề gốm.
Rộ: một chợ ờ xã Võ Liệt (Thanh Chương), đây nói cả vùng Võ Liệt, nơi làm tương
nSon nôi tiếng. Cá Lường tức cá sông Lường.
4 ĩhuận Tạc: thuộc xã Lạc Sơn (Đô Lương)
Gái Đô Lương: chi gai ơ Thị trấn Đô Lương và các xã làn cận. Trai Cát Ngạn: trai
CUa xã Cát Ngạn cũ, nay là xã Cát Văn (huyện Thanh Chương).
Còn xanh thật quả chưa vàng,
Đem về đẹp mặt đôi đàng mẹ cha
Mấy lâu chợ Đón không đi,
Đò Lường không ngược, anh (mắc) bận công chi ở nhà1

Thương em, em nỏ biết cho,


Cũng bằng dốc nậy (lớn) mà đo lên Lường

Thuyền người ta tối Lạng sáng Dùng,


Thuyền em lơ lửng, sáng vực Cung tối đò Gành2
Đô Lương từ xưa đã có những dòng họ nổi tiếng về học hành,
khoa bảng nên mới có câu:
Khi nào Rú cấm hết cây,
Hồ Sen hết nước, họ này hết quan3
Phụ nữ Đô Lương trung hậu, đảm đang nhưng cũng nổi tiêng
“Ngọt bùi nỏ thiếu chanh chua ai bằng”, nhất là con gái vùng chợ
Lường (thị trấn ngày nay), sớm tiếp xúc với thị trường. Bài ca dao
vừa có chút tự hào, vừa có chút thách thức, bất chấp của những cô
gái rất có ý thức về giá trị của bản thân:
Gái này là gái Đô Lương
Gái buôn nải tấm, gái lường vải con
Gái này là gái chả non,
Gái lường chợ Điếm, gái buôn chợ Dừa.
Trong xã hội nông nghiệp, ca dao ở Đô Lương cũng cho ta rõ
người phụ nữ Đô Lương lấy sự cần cù, chăm chỉ làm đầu, mặc dù
phải vật lộn với cuộc sống hết sức vất vả:
Thân em con gái xuân xanh,
Ngày thì buôn bán, đêm cửi canh trong nhà

'chợ Đón: loại chợ không chính thức, thường họp ở một địa điểm gần chợ lớn. Đây
là chợ Đón ở Yên Sơn mà cũng có thể là chợ Đón ờ Đà Sơn.
2 Lạng: tức vùng Dừa Lạng. Vực Cung, đò Gành: thuộc xã Trung Sơn (Đô Lương);
3 Rú Cấm, hồ Sen: đều ờ Đô Lương. Họ này: ờ đây là dòng họ Nguyễn Cảnh, nôi
tiếng với Nguyễn Cành Chân, Nguyễn Cảnh Dị đời Hậu Trần và Nguyễn Cảnh Hoan
đời Lê Mạc. Dòng họ này có tới 18 quận công. Bài này ý nói răng ngày xưa có những
dòng họ nhiều người làm nên, cha truyền con nối, tiếng tăm lừng lẫy khắp địa phương’
Thấy làm mà chửa thấy ăn
Thấy một đám cỏ dãi thân tối ngày.

Tơ vàng óng ánh trên khung,


Tay thoi chân đạp chẳng buông chút nào.
Tơ đây em dệt lụa đào
Dệt cho đôi lứa ngày nào sánh duyên.
Sao cho tình nghĩa vững bền,
Loan xin nhớ phượng, phượng nguyên đợi loan.
Thân phận trớ trêu, hôn nhân không hạnh phúc của người phụ nữ
cũng được khắc họa rõ nét:
Ru con con ngủ cho rồi,
Mẹ ra quãng vắng mẹ ngôi mẹ than.
Than rằng lấy phải chồng gàn,
Hoài công son phấn thế gian chê cười.
Còn đâu gàn quá lạ đời,
Phải cho làm trái đâm lời khách trêu... ,
Đông dao: Những bài đồng dao là tiêng nói hôn nhiên, thê hiện
con người Đô Lương chân chát mộc mạc, sống hòa đồng cùng với
đât trời, cây cỏ:
Con chim se sẻ
Nó ăn gạo tẻ
Nó hót líu lo
Nó ăn hột ngô
Nó kêu lép nhép...
(Bài Đuổi con se sẻ)
bài cũng vẽ lên không khí tấp nập khân trương không
phần hào hứng của những con người lạc quan trong lao đọng:
Ra đồng gặt lúa
Thổi lửa nấu cơm
Mang nơm úp cá
Mang rạ lợp nhà
Muối cà ăn xổi
Hái bưởi bóc bì
(Bài Ra đồng gặt lúa)
Nhân dân còn mượn đồng dao để phê phán thói hư tật xấu, nhắc
nhau chăm chỉ làm ăn:
Siêng ăn nhác làm,
Ngồi bàn đụng chó,
Vác mõ đi rao,
Nhà nào cũng đuổi,
Nằm duỗi chân ra,
Van cha kêu mệ (mẹ)
Đập bể (vỡ) nồi niêu
Mồm vêu răng vẩu...
(Bài Nhác làm)
Trên đây là những bài ca dao, đồng dao được sáng tác và lưu
truyền ở Đô Lương. Cái tinh thần chung của các bài ca dao là ham
sổng, vui vẻ, lạc quan tin tưởng vào chính mình, vào thiên nhiên,
vào tương lai nhưng rất tế nhị, mượt mà, dồi dào tình cảm. Bao nôi
niềm, hy vọng, bao kiếp sống... của nhân dân Đô Lương từ thế hệ
này qua thê hệ khác đã được gửi găm vào ca dao. Nó đã hòa vào
kho tàng ca dao toàn quốc mà không ít câu là hơi thở, là máu thịt
của quần chúng mà ngôn từ, hình ảnh đã được mài giũa. Nhân dân
Đô Lương có thể tự hào về phần đóng góp của mình vào kho tàng
văn học dân gian xứ Nghệ, vôn quý của dân tộc Việt Nam.

II. VĂN HỌC THÀNH VĂN


Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu:
1 Nguyễn Y Son (1121 - 1213)1
Thiền sư không rõ tên thật, quê làng Hương cẩm, sau là làng cẩm
Ngọc, nay thuộc xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Ông có tài sáng tác văn học, biện thuyết giỏi, xuất gia từ năm 30 tuôi,
theo học Quốc sư Viên Thông, về sau được truyền tâm ấn đứng vào hàng
thế hệ 19 dòng thiền Nam Phương (Thiền phái Tì - ni - đa - lưu - chi).
Năm Quý Dậu (1213), ngày 18.3 (âm lịch), ông viên tịch, hưởng
thọ 92 tuổi.
Nguyễn Y Sơn sáng tác nhiều thể loại văn, thơ. về văn, ông có
bài Khuyến tu làm theo thể biền ngẫu có những đoạn được đời
truyền tụng:
1 Nhân vật lịch sừ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
Điếu danh thị lợi, giai như thuỷ thượng phù âu;
Thực phúc chứng duyên, tận thị hung trung hoài bão.
Nghĩa là:
Chuốc lợi cầu danh, thảy như bọt nổi trên mặt nước;
Gây duyên thuyền phúc, ấy là của báu trong lòng
Vê thơ, ông có hai bài kệ nổi tiếng trở thành danh tác lưu truyên
trên 800 năm nay:
Bài thứ nhất: Hóa vận
Chân thân thành vạn tượng,
Vạn tượng tức chân thân.
Nguyệt điện vinh đan quế,
Đan quế tại nhất luân.

Dịch nghĩa: Biến hóa và chuyển vận


Chân thân [biến hóa] thành muôn vàn hiện tượng,
Muôn vàn hiện tượng cũng là chân thân.
[Cũng như] cung trăng làm cho cây quế đỏ tươi tốt,
Nhưng cây quế vẫn ở giữa cung trăng.
Dịch thơ:
Một thực thần thành nghìn tương sắc,
Dấu muôn nghìn cũng tức chân thân.
Khác nào quế tốt muôn phân,
Nghìn thu vẫn ở giữa vầng trăng trong.
(Phạm Tú Châu dịch)
Bài thứ hai: Thành Chính Giác
Như Lai thành chính giác,
Nhất thiết lượng đẳng thân.
Hồi hỗ bất hồi hỗ,
Nhãn linh đồng tử thần.
Dịch nghĩa: Thành Phật
Khi đức Như Lai đã thành Chính giác,
[Thì coi] thân của mọi vật đều có lượng bằng nhau,
Điều quanh co cũng trở thành không quanh co
Trong cái thần trong sáng của con mắt trẻ thơ.
Dịch thơ:
Khi đức Như Lai thành Chính quả,
Muôn thân bỗng hóa lượng bằng nhau.
Như trong ánh mắt thần con trẻ,
Khuất khúc bao nhiêu cũng sạch làu!
(GS Nguyễn Huệ Chi dịch)
2. Đặng Minh Bích (1453 - 1541)1
Tên chữ là Ngạn Hoàn, quê xã Bạch Đường, huyện Nam Đường,
nay xã Lam Sơn, huyện Đô Lương.
Năm Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), ông đỗ Đệ
tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, từng giữ chức Hàn lâm hiệu thảo,
sau được thăng đến chức Thượng thư và cũng nổi tiếng về thơ văn.
Thơ ông được Lê Quý Đôn chép vào sách “Toàn Việt thi lục ” 22
bài. Tổng tập văn học Việt Nam đã chọn đăng 4 bài. Sách “Nghệ An
ký” của Bùi Dương Lịch chép 1 bài.
Dưới đây xin giới thiệu 5 bài để qua đó thấy được cuộc sống
bình dị, thanh cao của quan liêm xứ Nghệ giữa kinh đô phồn hoa
và cả lòng tự hào về hai nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị (Nhị
Trưng miếu) cũng như sự luôn lãng mạn về cái đẹp (ửc cố nhân):
Bài thứ nhất: Thành Đông cư
Phiên âm:
Quy đắc thành Đông địa nhất cung
Thi huyên bất đáo thử hố trung
Khả nhân thi tứ niên niên hữu
Nguyệt hạ, mai sao trúc lý phong
Dịch thơ: Nhà ở phía Đông thành
Quây khu đất nhỏ phía Đông thành
Không chút phồn hoa rộn tới mình
Cảnh vật quanh năm thơ sẵn hứng
Trăng lồng mai trắng gió tre xanh

1 Tống tập Văn học Việt Nam, Tập 5, sđd.


Bài thứ hai: Nh| Trưng miếu
Phiên âm:
Lục thập dư thành tận vọng phong
Thùy tri nữ tứ diệc anh hùng
Ương thì khởi đặc bình Tô Định
Mã Viện cơ phi “quắc thước ông”
Dịch thơ: Miếu Nhị Trung
Hơn sáu mươi thành hết sức trông
Ai hay nhi nữ cũng anh hùng
Há riêng Tô Định tan thần xác
Mã Viện chỉ còn ‘‘quắc thước ông”
(Nhữ Hà dịch)

Bài thứ ba: ức cố nhân


Phiên âm:
Mỳ nhân nhất biệt kỷ thu phong
Dao đối thanh sơn nhận cửu dung
Tạc dạ mông trung vô hạn tứ
Sương thiên, tà nguyệt mãn thành chung.
Dịch thơ: Nhớ người xưa
Cách vời người đẹp mấy thu qua
Xa ngắm non xanh tưởng dáng xưa
Trong mộng đêm qua khôn xiết nhở
Trăng tà, chuông gióng, trời sương sa.
(Đoàn Nhữ Tiếp dịch)

Bài thứ tư: Thu hoài


Phiên âm:
Thu nhập giang phong hồng diệp hy,
Kim Phong tạc dạ thấu la duy.
Chinh hồng thanh đoạt Tây lâu ngoại,
Hà xứ du nhân cứu vị quy.
Dịch thơ: Nhớ mùa thu
Thu đến cây bàng đã đỏ hoe
Gió vàng đêm trước lọt màn the.
Lầu Tây ngoài vắng, hồng buông tiếng,
Du khách nơi nao mãi chửa về
(Đoàn Như Tiếp dịch)

Bài thứ năm: Vạn Quách Cự mai nhi


Phiên âm:
Tử tu chí hiếu, phụ tu từ
Quách thị đương sơ diệc vị tư.
Thiên dục hiểu từ giai lưỡng đắc,
Hoàng kim phân thục huyệt trung nhi.
Dịch thơ: Vịnh Quách Cự chôn con
Con nên hiếu thảo, bổ hiền từ,
Họ Quách ban đầu nghĩ thế ru?
Trời muốn cả hai: từ lẫn hiếu,
Đem vàng đến chuộc đứa con thơ
(Mai Xuân Hải dịch)
3. Nguyễn Cảnh thị với “Hoan Châu ký”
“Hoan Châu ký” được (các) tác giả dòng họ Nguyễn Cảnh trên
đất Nam Đường nay là Đô Lương sáng tác nhằm bổ sung cho 2 bộ
sử ra đời trước đó là Đại Việt sử ký toàn thư (ấn hành năm 1697) và
Trung Hưng thực lục (ấn hành năm 1676) do bỏ sót hay lãng quên
vai trò của các danh thần họ Nguyễn Cảnh và các họ khác có liên
quan đến quá trình trung hưng nhà Lê, là một tác phẩm văn học quý
giá. Trước hết “Hoan Châu kỷ ” là bộ tiểu thuyết chương hồi cổ nhât
nước ta. Năm 1995, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã đưa “Hoan
Châu ký ” vào bộ sách quý “Tổng tập Văn học Việt Nam ” (tập 8 A)-
về nội dung, “Hoan Châu ký ” đề cập đến cuộc trung hưng của
nhà Lê: Trải qua bao gian nan vất vả đã đi đến thành công, trong đó
có đóng góp của các danh tướng họ Nguyễn Cảnh và các họ khác
cùng nhân dân Đô Lương và nhân dân Nghệ An. Đât nước trở lạ1
thanh bình, nhân dân được sống yên ổn.
về nhân vật, “Hoan Chãu ký” đã đề cập đến các chính khách
lớn, các tướng lĩnh tài ba của cả họ Lê, Trịnh và Mạc.
về các sự kiện, “Hoan Châu ký” cũng ghi nhận nhiều sự kiện
quan trọng của đất nước trong giai đoạn đặc biệt này. Nhà Lê được
sự giúp đỡ của trung thần và nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nghệ
An, Thanh Hóa nói chung và nhân dân Đô Lương nói riêng... đã
giành lại quyền cai trị từ tay nhà Mạc. Đặc biệt, tác phẩm đã đê cập
hầu hết những mâu thuẫn chính giữa các trung tâm quyền lực: Lê -
Mạc, Lê - Trịnh, Trịnh - Nguyễn, Trịnh - Trịnh.
về cách diễn tả, “Hoan Châu ký” đã trung thành với hiện thực:
ghi lại những sự kiện mà chính sử của ta ở giai đoạn đó như “Trung
Hưng thực lục” không ghi chép hoặc ghi chép thiên lệch: thường
là đề cao Chúa Trịnh.
về mặt nghệ thuật: đã sử dụng ngôn ngữ, các điển tích một cách
phong phú và xây dựng được những đoạn văn đối thoại thú vị giữa các
nhân vật đối nghịch như giữa Nguyễn Cảnh Hoan và Nguyên Quyện.
Trước “Hoan Châu kỷ” đã có các tác phẩm văn xuôi thành công
ờ các mức độ khác như “Việt điện u linh ”, “Lình Nam chích quái”,
“Truyền kỳ mạn lục ”... Nhưng đến “Hoan Châu ký ”, văn xuôi Việt
Nam lần đầu tiên mới có tác phẩm dài hơi kiêu chương hoi.
Tổng tập Văn học Việt Nam nhận định: “Hoan Châu ký tóm lại
đã mang đến cho tiểu thuyết cổ Việt Nam loại hình mới ben cạnh
toại hình truyền kỳ đã có trước khi tiểu thuyết chương hôi nước ta
băt đầu phát triển (từ thế kỷ XVIII trở vê sau).
“Hoan Châu ký” được đánh giá và được khẳng định là một tập
sù tư nhân hiếm thấy viết về cuộc trung hưng của nhà Le. Mạt khac
“Hoan Châu ký ” lại còn là một cuốn “Phổ ký với nhiêu nét khác lạ”.
Nhưng “Hoan Châu ký” không tránh khỏi một số nhược điểm,
như xu thể tiểu thuyết hóa làm cho một sô nhân vật, sự kiẹn co phan
toi câu, ảnh hưởng đến tính chân thực của cuôn hch sư va pho ky.
Mặc dầu còn có nhược diêm nhưng tác già dong họ Nguyên
Cảnh đã để lại một cuốn sách quý vê mặt văn học, hch sư cung
ntorphổký.
Xin trích một số đoạn sau đây để minh chứng1:

HÒI MỘT - TIẾT HAI


Hoàng Hưu ty loạn độ Thanh Giang
An Thanh khỏi binh lập đế trụ
Nghĩa là:
Hoàng Hun tránh loạn qua Thanh Giang
An Thanh dấy binh dựng nghiệp đế
“Người con trai thứ năm Nguyễn Huy lớn lên có tài dũng lược,
lập nhiều công tích được thăng làm Vạn An vệ Tổng tri bình dân sự
vụ hành hạ Nghệ An đạo, tước Hoàng Hưu tử. Cuối đời, ông về
Nùng Quán (nay thuộc huyện Thanh Chương) cày cấy làm ăn.
Hồi đầu, ông lấy người con gái ở Hiến Lãng sinh ra Noãn. Sau
đến Đô Lương, lấy thêm người con gái nhà họ Thái tên là Te mới
mười ba tuổi (sinh năm Mậu Thân, 1508), nhân đó làm luôn nhà tại
Đô Lương để ở.
Đến năm Tân Tỵ (1521) ứng điềm hùng bi (điềm sinh tướng võ)
bà họ Thái có mang và đển tháng 12 thì sinh nở. Bấy giờ là thời vua
Chiêu Tông, niên hiệu Quang Thiệu thứ sáu. ông đặt tên con là
Hoan, về sau được gia phong Hùng nghị khuông tế trạch dân Đại
vương (tức Tấn Quận công). Từ khi sinh Hoan, Huy chăm vỡ đât
cấy trồng, vui thú cảnh điền viên, đói thì ăn, khát thì uống, ấy là
chuyện thường nhật, ở đây không phải nói gì thêm.
Lại nói đến năm Thống Nguyên (1522 - 1527), có Mạc Đăng
Dung người làng Cô Tê, đât Hải Dương nôi lên cướp ngôi vua, đôi
niên hiệu là Minh Đức. Đám cựu thần nhà Lê giận vì họ Mạc vô
đạo đã nổi lên hùng cứ các nơi. Bốn phương nhiễu loạn, trộm cướp
ngày càng nhiều. Thời đó, có những tên lục lâm sừng sỏ hoạt động
ở vùng núi Nam Đường. Đông Liệt thì có tên Mỳ Tích, Thằng Bật.
Xà Đồng Luân thì có tên Nha Bạt, Hạc Lâm. Chúng cùng với Bá
Cao ở Đại Đồng tụ tập nhau lại bàn mưu tính kế, quấy rối khăp
vùng. Hoàng Hưu tử Nguyễn Huy nghe tin này đã về giữ trại Nùng

1 Tổng tập Văn học Việt Nam - Hoan Châu kỷ, tập 8A, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, 1995.
Bang (sau đổi là Nùng Sơn, thuộc huyện Thanh Chương), sửa sang
hào lũy, đề phòng bất trắc. Nhân thể, ông cho mời các trưởng xã,
thôn, trang trong tổng cùng về họp, bàn răng: “Nay phúc nhà Lê đã
dời đổi, triều Mạc tiếm quyền, lòng ngựời dao động dân đên loạn
lạc. Bọn ta là đầu mục của một vùng, nên tập hợp và dân dãt mọi
người, phòng chống gian phi, để bảo vệ nhân dân, kiêu như Binh
Nguyên đời Hán, như vậy trước mắt há chăng khoái sao?’. NÓI vừa
dứt lời, mọi người đều tôn Huy lên làm trưởng đê chi huy, tât cả
đêu hứa sẽ nhất nhất phục tùng. Huy liên sai chuân bị trâu, rượu đe
tê cáo quỷ thần, rồi cùng nhau sáp huyêt (thời xưa, đê tỏ rõ quyet
tâm thực hiện một điều cam kết nào đó, trong hội thê người ta boi
huyết bên cạnh mồm, gọi là sáp huyêt) ăn thê. Ngay ngày hom ay
tô chức tuyển đinh tráng được hơn vài trăm người, có đay đu khi
giới, lập đồn sở để phòng chống giặc. Lúc ây bọn1 Mỹ Tích tự cho
mình là hùng mạnh, ngầm sai thù hạ hơn ba mươi tên tra trọn vao
dám người ứng tuyển để gây rối. Lại liên kêt VỚI nhom giạc khac
dê ứng cửu cho nhau, hình thành thê nội công ngoại kích, thưa sơ
hở đột nhập vào đồn trại...
Lại nói chuyện Nguyễn Huy giêt trâu khao quân. Trong khi an
uông thoải mái, không ai để ý đề phòng. Mọi người VUI say cho đen
lúc trời xế bóng. Bỗng thấy trong phòng bôc lửa, ngoài đương bụi
hay... Hoàng Hưu tử vội vàng gọi thuộc hạ mang vũ khi đen tạp hợp
trước cửa quận. Chợt nghe ngoài đường có tiêng hô to: “Đanh tơi
di”. Bao nhiêu gươm giáo hiện ra sáng quắc. Huy vây tay ra hiệu cho
thuộc hạ xông vào đánh địch và thét lên “Ai bãt được ten giạc kia se
trọng thưởng”. Bỗng ở cánh bên trái có một người nhảy ra, vưa nhạn
ra Mỹ Tích, một tên bợm lợi hại, liền đâm y chét ngay tại cho. Tat
cà đồng bọn đêu bỏ chạy tán loạn. Người giết được tên giặc kiaI là
ai? Mọi người đưa mắt nhìn, hóa ra là Nguyên Phúc Kỳ, tưc Phu Hẹ
bá> ở xứ Nùng Bang. Hoàng Hưu tử vẫy tay gọi lại, rót rượu khao
thưởng hết sức ân cần. Nguyễn Phúc Kỳ thưa răng: “Nay giặc cướp
đã tràn lan, chưa thể bắt het được, ta nên trở về bản trại đê nuôi

Đoạn này đã lược bớt nội dung.


dưỡng oai danh cùng nhuệ khí của ta”. Huy nghe theo, bèn thu quân
về trại Nùng và thưởng cho Nguyễn Phúc Kỳ. Đêm ấy, yên quân giữ
trại. Sáng hôm sau, thấy ngoài trại có giặc bao vây chờ đánh. Huy
lập tức cho quân lính mở trại ra ứng chiến. Đánh nhau chưa đầy vài
hiệp, bọn giặc giả vờ thua chạy vào Đại Đồng. Huy thúc quân lính
đuổi theo. Vừa đến xã Đồng Luân, bỗng nghe làng có tiếng thanh
la inh ỏi. Huy nhìn về bên trái, thấy có một lũ người to khỏe nhảy
xổ ra, hiệu cờ mang dòng chữ “Nha Bạc Binh”. Huy lập tức cho
quân quay lại phá giặc Nha Bạc, bắt được tướng giặc đem giết đi,
bêu đầu ở chợ Lạt (thuộc xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương), rôi
thu quân tiến đánh Đại Đồng. Mới đi một quãng, bỗng nghe tiên
quân hô rằng: “Có giặc đang chặn lối”. Tình huống thật bất ngờ.
Huy bèn khua chiêng cho quân dừng lại, sai người đi dò xét, biêt
đấy là bọn Thằng Bật người xã Đông Liệt và Nguyễn Bá Cao người
xã Đại Đồng. Ngay ngày hôm đó, ông ra lệnh hạ trại để chống giữ.
Sáng hôm sau, bọn giặc đem người xã Đông Liệt và người thôn An
Lạc đến khiêu chiến ở xứ Ben Ong (nay thuộc huyện Thanh
Chưcmg). Huy kéo quân ra đánh, đã 18 hiệp mà chưa phân thăng
bại. Trời nhá nhem tối, các bên đều trở về đồn trại của mình. Đêm
hôm đó, Huy họp thuộc hạ bàn mưu ke, sai cháu mình là bọn Phù
An hầu đặt quân mai phục tại các nơi hiểm yếu. Ai nấy nhận lệnh
ra đi, chỉ để lại vài chục người giữ trại. Sáng hôm sau, Hoàng Hưu
từ giả vờ kéo quân về trại Nùng. Bọn giặc đi thám thính, thấy đôn
trại vắng vẻ, liền đưa quân đến cướp phá. Phục binh bốn mặt bât
ngờ xông ra vây chặt quân địch, bắt được tướng ngụy đem giêt
ngay, bọn còn lại tháo chạy tán loạn. Hoàng Hưu tử thu quân trở vê.
Vừa tới Đại Đồng, chợt có địch đón đường chống cự. Huy cho
người đi dò hỏi, mới biết đó là Nguyễn Bá Cao. ông ra lời chiêu dụ
nhưng Bá Cao không hàng phục. Huy bèn tiến quân đánh. Bá Cao
nghênh chiến được vài hiệp, quân của hắn bắt đầu tan rã, thế không
địch nổi, phải lui về trong thôn. Quân của Huy liền vây quanh thôn,
chọn những người dũng cảm xông vào bắt địch. Bá Cao nghe tin,
đem trà gai bít kín lối vào cổng trại, rồi chui vào trốn trong chuông
lợn. Quân của Huy phóng lửa đốt, giặc bị thiêu chết nhiều vô kê.
Sau khi dẹp hết bọn giặc cướp, Huy họp tất cả quân lính lại bàn
răng: “Ngày nay trong tổng chưa yên, nhà cửa tiêu điêu, của cải hêt
sạch, ta biết dựa vào đâu để sống? Chi băng rảo tìm nơi đât tôt lập
đôn điền để canh tác, tích trữ lương thực, thu công trạng như Triệu
tướng ngày xưa”. Mọi người răm rắp nghe theo. Bèn dời quân vê
đóng ở huyện Thanh Chương. Vừa đến địa đầu trang Tảo Nha
thuộc xã Trung Lâm1 đã thấy một miền thung lũng đât đai màu mỡ,
vườn cây xanh tót, dân cư đông đúc ở kín núi đôi, hoa màu đủ loại
đầy nương rẫy, thật là một cảnh ruộng vườn đáng yêu. Những
người đi theo đều nói dựa vào miền đất này có thê nuôi sông mình
được. Hoàng Hưu tử vén rèm xe nhìn ra nói: “Vùng thung lũng này
là quê mẹ của ta”. Nhân đó vào trong làng gặp gỡ các bậc phụ lão,
kể hết sự tình cho bà con hay rằng vì giặc cướp phá nên cả làng phải
lặn lội đến đây tìm nơi nương tựa, xin các cụ rộng long thương đen
so anh em quân lính đang gặp bước gian truân này. Cac VỊ bo lao
trong làng đều an ủi rằng: “ơn đức của Ngài cảm kích long ngươi,
lr°ng cơn ly loạn mà ai cũng quý mến, một dạ theo Ngài không nỡ
°; hlgài thật là đấng phi thường. Ngày nay Ngài đã đến đất “Liêu
. ,?nỗ ’ này, lẽ nào chúng tôi lại không dung nạp được khách “vượt
len kav sao?” Nơav hôm đó bàv rươu thit khoản đãi khách Nam

h°a lợi thu về rất nhiều, có cái ăn cái để, đời sống ôn định. Nào ngờ:
• *uv umvUj vv V/M.1 un VUI

Ngựa Hồ hí gió Bắc


Chim Việt tựa cành Nam.
thqua tháng lại, trời chuyển sang đông. Lòng người nhớ quê,
ơ than bứt rứt TTnànơ Mím tử tnv vẫn hiết nnri nuê cũ chưa vén

Ơiươn J vr*1^ Lâm nay c,hia thành hai xà là Thanh An và Thanh Chi, thuộc huyện Thanh
ghi nk J ^ơl đày còn đền thờ Hoàng Hưu tử Nguyễn Huy. ở núi Phủ cũng có đền thờ
'hơ cônơ ’ 4».,------
;----- o----------
khai 1.1.*..
ơn l,L„:
°ng ưn khẩn đất Ihoang t ông.
cùa Ạ _
nơi ăn chốn nghỉ được hơn mười hôm. Không dè ở Đồng Luân sau
khi Nha Bạc bị đánh bại, có một tên giặc khác gọi là Hạc Lâm tập
hợp bè đảng chiếm giữ vùng này. Nghe tin Hoang Hưu tử trở lại
quê cũ, Hạc Lâm bèn kéo quân tới bao vây ngoài trại. Hoang Hưu
tử ra lệnh cho quân lính mang vũ khí xông ra đánh. Nhác thấy Hạc
Lâm, Hoang Hưu tử liền hỏi: “Mày là tên giặc chi mà dám đến trại
ta để chuốc lấy cái chết?”. Hạc Lâm nói: “Ta vỗ yên dân chúng, cả
miền này yên tĩnh gần được năm rồi. Thằng giặc già kia! Ngươi đã
phải bỏ sào huyệt chạy ra tận ven sông, cớ sao lại trở về quấy nhiễu
dân chúng?”. Hoằng Hưu tử nói: “Ta lấy điều nhân nghĩa để xử sự,
không dè lũ hung bạo chúng bay dùng lời lẽ dối trá để bắt bẻ ta!”.
Nói xong bèn thúc quân xông tới đánh vài hiệp đã bao vây bọn giặc,
chém chết Hạc Lâm, đem đầu bêu ở xứ Thạch Trúc. Hồi bấy giờ,
Hoang Hưu tử cùng các con tên Hoan và Hân khởi binh ở thôn
Chiêu Quả, tiêu trừ lũ hung bạo, cả vùng do đó được yên tĩnh, nhân
dân trở về nghề cũ cày cấy làm ăn.
Lại nói đến Nguyễn Kim, người xã Gia Miêu, huyện Tống Sơn
(nay là huyện Hà Trung, Thanh Hóa) dò tìm được người con của
Quang Thiệu đế tên là Lê Ninh lập lên làm vua lưu vong trên đất Ai
Lao, đổi niên hiệu là Nguyên Hòa, tức Trang Dụ Tông Hoàng đế.
Các hào kiệt miền Tây (chỉ vùng Thanh Hóa - Nghệ An) nghe tin,
phần nhiều đều theo về, được Thái sư Nguyễn Kim thu dụng cả.
Năm Bính Thân (1536), cha con Nguyễn Huy đến sầm Châu là nơi
vua ở để yết kiến Thái sư, nhờ Thái sư tâu lên triều đình, được vua
vời vào yết kiến, phong cho Huy tước Bình Dương hầu, con của
Huy là Hoan tước Dương Đường hầu. Cả hai cha con đều nắm binh
quyền để phòng khi có việc sai phái, ở đây, kí giả xin miễn nhắc tới.
Sau đó Huy mất, không nhớ là vào năm nào, hưởng thọ 64 tuôi,
chôn ở xã Nùng Bang (nay tránh tên húy của vua Anh Tông là Duy
Bang nên đổi xã Nùng Sơn), gần xứ chùa thôn Nùng, đặt tên
thụy là Huệ Nhật Phủ Quân (năm 2007, họ Nguyễn Cảnh đã xây
dựng mộ Phúc Khánh Quận công ở Thanh Ngọc, Thanh Chương,
cách khu lăng mộ cồn Vệ khoảng 1 km). Ngày 26 tháng Giêng năm
1549 (niên hiệu Thuận Bình thứ nhất), nhân khi lên ngôi, Trung
Tông Vũ Hoàng đế truy phong các vị cựu công thần, có gia phong
cho Nguyễn Huy là Dương vũ Dực vận Tán trị Công thần, hành hạ
TTghệ An đạo Đô tổng binh sứ ty Tổng binh sứ thiêm sự, Quản tri
hinh dân sự Bình Dương hầu, tặng Phúc Khánh Quận công), ông
S1nh hạ được năm người con trai, một người con gái.
Người con trai lớn tên là Noãn (do bà vợ người ở Hiến Lãng
Sinh). Người con thứ hai tên là Hoan, được phong Tấn Quận công
(đo bà họ Thái ở Đô Lương sinh). Người con trai thứ ba tên Hân,
được phong Trung Quận công (do bà ở thôn Mộ Cơ, huyện Thanh
Chương sinh). Người con trai thứ tư tên là Vãn, được phong Cường
Quận công (do bà ở giáp Tùy Cứ, xã Đại Đồng sinh). Người con
trai thứ năm tên là Chiêu, được phong Lập Quận công (do bà ở xã
Cao Điền, huyện Thanh Chương sinh). Người con gái tên là Ngọc
Hoành (lấy Đường Quận công, cùng mẹ với Lập Quận công).
Riêng người con trai thứ hai là Nguyễn Hoan lúc mới sinh có
đang mạo khôi ngô, lớn lên cương minh trí dũng, chuyên tâm thao
Uợc, xem rộng binh thư, tinh thông thiên văn, địa lý, sùng chuộng
bua phép, kỳ tài bí thuật vốn sẵn thiên bẩm, mong gặp thánh chúa
đê thỏa chí giúp đời. Hồi còn nhỏ theo cha là Huy khởi binh ở thôn
Ẹhiêu Quả, tiêu diệt được bọn gian ác. Lớn lên theo giúp vua Trang
T°ng ỏ hành tại sầm Châu, được phong Dương Đường hầu, dưới
AỊUyên điều khiển của Hưng Quốc công Nguyễn Kim (Dương
uờng hầu là hiệu cũ của Dương Quận công Nguyễn Hữu Liêu).
Hưng Quốc công bị đầu độc chết (Theo Đại Việt sử ký toàn thư,
'Ịam 1545, hàng tướng nhà Mạc là Trung Hậu hầu mời Nguyễn Kim
en dinh của y, ngầm bỏ thuốc độc vào quả dưa dâng lên mời Kim
do đó Kim bị ngộ độc mà chết), hai người con trai là Ưông và
oàng còn nhỏ tuổi. Người anh rể là Trịnh Kiểm, tước Dực Quận
c°ng, tức Minh Khang Thái vương, trước thường được Nguyên
ủy quyền đi đánh giặc, rất có tín nhiệm trong quân, nay vua
rang Tông cũng giao cho trọng quyền tiết chế, đôi làm Lượng
Quận công.
Sang năm sau, Thái vương thấy sách Vạn Lại (nay là xã Vạn Lại,
Uyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) là nơi có thể lập hành tại, bèn sai thợ
xây cung điện, sửa sang hào lũy, trong thì nhà cửa cơ ngơi, ngoài
thì mấy lần cổng canh gác, tất cả đều cốt được kiên cố. Đen năm
Đinh Mùi 1547 (Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: việc này xảy ra
sớm hơn một năm, tức 1546), cung điện ở Vạn Lại hoàn thành. Thái
Vương cùng văn võ bách quan đem xa giá sang Ai Lao rước vua vê.
Thật là:
Tây nghênh bản thị quy An Áp,
Bắc hiệp phỉ tha hạnh Hứa Đô.
Nghĩa là: Lên miền Tây, chính là để rước vua về An Ấp (nơi Hạ
Vũ lập kinh đô), Ra phía Bắc, chẳng qua định ép vua tới Hứa Đô
(tức Hứa Xương, nơi Tào ép Hán Hiến đế tới để dễ bề khống chế).
Muốn biết xa giá nhà vua lên đường như thế nào, xem tiết sau sẽ rõ”.
HỒI HAI - TIẾT HAI
Nguyễn Quyện phục binh tòng Mạo Lạp
Tiết chế hoàng kim thục Tấn công
Nghĩa là:
Nguyễn Quyện phục binh noi Mạo Lạp
Tiết chế đem vàng chuộc Tấn công
(.. .tiết này nói việc Tấn Quận công bị sa vào tay Nguyễn Quyện.
Sau đây là đoạn viết về khí phách Tấn Quận công khi bị bắt, gôm
có 2 bài thơ tuyệt mệnh và đoạn đối thoại giữa Tấn Quận công và
Nguyễn Quyện):
...Mặc dù bị uy hiếp, chí ông vẫn bền, muốn để tiếng thơm cho
đời sau. Ông cầm bút viết bài thơ tuyệt mệnh rằng:
Nhân trung bẩm cương nghị,
Thế thương đốc trung trinh,
Thiên địa giang chính khí
Nhật nguyệt chiến chân tình
Lăng lăng thanh bất hủ,
Lầm lẫm tự do sinh
Sát phạt chư man quỷ
Tróc nhược chúng tà tinh
Chúng hữu chân tâm đào
Lai lâm tự luật linh
Nghĩa là:
Vốn tính người cương nghị
Trên đời tỏ trung trinh,
Chính khí rạng trời đất
Nhật nguyệt chứng nhân tình
Thanh danh truyền bất hủ
Lẩm liệt thác như sinh
Diệt hết loài gian dối
Trói bắt lũ tà tinh
Ai thật lòng cầu khấn
Ta sẽ đến rất nhanh
Lại viết thêm một bài thơ nữa, rằng:
Thế trụ thao kiềm,
Dàn đăng tướng súy,
Kiên trì kình tiết thanh,
Lưu thử đan tâm tử.
Thân thượng tri Lê Trịnh triều,
Diện khẳng tâm trung, nghĩa quỷ
Nhan Đường, Văn Tống liên tiền hiên,
Liệt nhật, thu sương thùy hậu thế.
(Hoàng triều Gia Thái tứ niên bát nguyệt Trung thu nhật, Tấn
Quận công đề thơ)
Nghĩa la:
Đời trao thao ấn
Tướng dũng trọng quyền
Giữ vẹn tròn tiết tháo
Chết để tấm lòng son
Thân còn biết triều Lê Trịnh
Mặt không thẹn ma trung nghĩa
Dương Châu khanh, Thiên Tường
Nắng hạ, sương thu truyền hậu thê.
(Ngày tết Trung thu tháng Tám năm Gia Thái thứ tư (1576) triều
e’ Tân Quận công đề thơ).
Làm xong thơ tuyệt mệnh, ông đem kèm với cuốn Dược tính
bằng chữ Nôm và văn thơ, điền bạ trao cho bọn Bố Lâm, Cha Bút,
Thăng Sủng mang về quê quán. Nhân đó, ông bảo 3 người rằng
“Tấn lão một dạ trung thành với vua, lấy việc diệt hết bọn tiếm
ngụy để khôi phục Hoàng gia làm điều tâm niệm. Ngỡ đâu măc
phải kế gian đến nông nỗi này, chỉ có chết mà thôi. Các anh về báo
giúp cho lũ con ta ở nhà phải hết lòng hết sức phò giúp Lê - Trịnh,
đưa sự nghiệp tới thành công đế nối chí. Chớ vì ta bị bắt mà nao
núng đạo thờ vua”1.
Lại nói Tấn Quận công bị giam giữ lâu ngày, sầu đau day dứt.
Một hôm, thấy Thanh Quận công Quyện từ ngoài bước vào thăm
hỏi. Quyện sai bày tiệc rượu để khoản đãi Tấn Quận công, nhân đó
hỏi Tấn Quận công có cần nói thêm gì nữa không. Tấn Quận công
đáp: “Số phận của Mô đã được định đoạt, chỉ mong có chết thôi”.
Thanh Quận công nói: “Hoàng triều không hám giết người, hà tât
phải cầu chết”. Tấn Quận công đáp rằng: “Ta thờ vua Lê chúa
Trịnh, chỉ nghĩ tới trung hiếu, muốn để tiếng thơm lại muôn đời.
Không may đến nước này, sống phải thác về, có gì mà phải sợ!”-
Quyện vờ cười nói: “Ta nghe ở thôn quê có câu sấm truyền rằng:
“Mô là cây của Mạc, nếu không được Mạc dùng, ắt sẽ thành tro
dưới mồ thôi”. Ý giả sấm truyền cũng muốn nhắc nhở Tấn công
đấy, thế mà Tấn công lại một mực không tỉnh ngộ. Tấn công cũng

câu sấm ngữ, ta há chẳng suy nghĩ sao, song thuở bình minh khi qua
chơi nhà ông ta thấy thân sinh của ông bảo ông tuy thông minh
nhung lười học nên mới đặt tên cho ông là Quyện, nhốt ông trong
thư phòng, có câu răn rằng: “Quyện là người của sách, vì quay lưng
lại sách quả nhiên bị cái nhục cầm tù”. Sao ông không nghĩ suy vê
điều đó?. Người đọc sách không thể làm trái sách. Trong sách co
nói: “Tôi ngay không thờ hai chúa, ông sao làm trái lời đó vậy? •
Họ Mạc kia giết vua làm nhục nước, tiếm xưng đế vị, lẽ ra ông
không nên phục vụ cho chúng mới phải. Đằng này Thanh Quận
công lại phản bội chúa của mình, đi phụng thờ kẻ phản nghịch tức

1 Hoan Châu kỷ, Sđd, tr 77 - 79.


họ Mạc. Tuy có được họ Mạc ngợi khen đấy nhưng đến đời sau. con
cháu họ Thanh sệ Su tiêng Xnhư loài chó “t7am Ế

chê cười. Còn Tân Quận côngnàỵ dù một ngài, ki. có b đèn
chết khô thì vẫn được Hoàng ân phong tặng '0’11 ca u
lho>đenmieucuataơNghẹAnseđượccúngté,phúcaưiđeỉạỉcho
con châu mãi mã, là cônTttan
*ật to dày vậy s việc gì taphải tỆeo' ô"8
công noi-Đạĩ traSg phù không thờ tai vua thếụ1™^“

này nếu về với chủ cũ sẽ thát trang” Nói xong liên đứng phát đậy,
phủi áo bước ra1. ioo-n
4 Nguyễn Nguyên Thành,(1825- 1887 hôn cẩm
Nguyễn Nguyên Thành sinh năm At Dậu (1820) quẹou. .
Ngọc xă ĐÔ Lương huyên Lượng Sơn, nay làxãĐôngSơnu^n
ĐôSrơnịScte>008 làNguyĩn.£ ĨtỐ,
đậuCứ nhânỊtítoa KỳMão
1819. ông có hai anh trai đêu thẹo nghiệp văn chương, ộ g
đậu Tú tài, một người đậu Cử nhân. __ Đườne.
ông ta la uẩn Phu, hiệu Hương Phong bi u hiệtas<m
Nguyên Nguyên Thanh la danh sị.ĩà lãnh tụ cần Vương vàcũ g la

đã phóng học”. Năm Bính Ngọ (1846 -


ịuThnảsdỉ ■

LýNhâSinhH^ nhiêu lân ban


Bo có nhiều đóng góp uên ông .
thư^g’ Lrong đí.C^nẩêLTeTônrcáo bệnh, nhà vua cho sâm
■ ,Pháp^m chiếm nước S’nh Ve nhương đọc sách, dương
quế và lộ phí để về quê dưỡnệ bệnh Ve nha ong ụu avu,
bệnhJà ĩưingux áyĩnátSthủ ÚaHamNghi xuất bọn hạ chiêu Cân
ViỊ^nh thànhL . íhấỉ.ĩ.ủ’J^a itt sìTai quê nha Đô Lương, cùng
ỴỉỊong,dn? hăỉ?g.háLC? Nơuvễn Xuân On ơ Diên Chau
ỵi Lê Doãn Nhã ở Yên Thành và Nguyên Xuân un -—
để khởi nghĩa, đi đầu trong phong trào Cân Vương K
, £ ••ỘMIU. VAI uau UU11&
oL £ —
ísgphap.
1 Hoan Châu ký, Sđd, tr 87 - 88.
Nguyễn Nguyên Thành nổi tiếng giỏi thơ. Xứ Nghệ còn lưu
truyền câu nói: “Văn Giao, Phú Tạo, Thơ Thành ” tức là văn hay có
Nguyễn Văn Giao, phú giỏi có Hồ Sỳ Tạo, thơ đặc sắc có Nguyễn
Nguyên Thành. Ông sáng tác nhiều thơ cả chữ Hán và chữ Nôm,
rất tiếc là trước tác của ông hiện nay còn lại không nhiều. Chỉ còn
lại các bài: Tự thuật, Ngẫu hứng, Ký Nguyễn Đức Đạt Thảm hoa.

Phiên âm: Tự thuật


Quy lai bán tảo bách niên sầu
Nhất ngọa vô đan cảm bách ưu
Ngọc nhự đồ lao công tạo ý
Phần du hoàn tiếu chuyểt thân mưu
Khiển trường hận bất thanh vi nhãn
Úy lộ bi tương bạch đáo đầu
Khả dĩ khúc sinh hành lạc khứ
Sơn hoa, dã điểu cộng du du
Dịch xuôi: Tự thuật
Quay về sớm nửa chừng mà buồn cho (cuộc đời) trăm năm
Nằm ở nhà không dưng cảm thấy trăm nỗi lo lắng
Những uổng vất vả cho hóa công tạo ra đỗ ngọc thực1
Lại cười mình, về quê hương mà vụng cách mưu thân
(Khi trước) ở nói điều hành chưa có con mắt xanh2
(Nay gặp) đường hiểm trở, thương cho mái đầu sắp bạc
Có thể sống lẩn khuất, lấy đó làm vui
Cùng thung dung với chim đồng hoa núi.
Dịch thơ: Tự thuật
Nửa chừng về ẩn hận trăm năm
Nằm ngẫm không dưng rối ruột tằm
Thợ tạo uổng trao đổ ngọc thực
Quê hương vụng tỉnh cách dung thân

1 Ngọc thực: nguyên văn “ngọc nhự” (rau quý), chì thức ăn nuôi sống con người
2 Nơi điều hành: nguyên văn “khiển trường”, ý chì nơi làm việc quan.
Mắt xanh: theo điển Nguyễn Tịch đời Tấn, gặp nhiều bất bình, không vừa ý thì măt
trắng (vỉ trợn ngược), vừa ý thì mắt xanh trở lại. Cà câu ý nói tác già bất bình khi làm
việc quan.

À
Việc quan tầm mắt nhìn chưa thấu
Đường hiểm trên đầu tóc ngả râm
Lẩn khuất tháng ngày khuây tấc dạ
Chim ngàn, hoa nội thủ sơn lăm

Phiên âm: Ký Nguyễn Đức Đạt Thám hoa


I
Tiên trai kiến thuyết tại sơn lâm
Vị hứa trần tung nhiếp cước lâm
Ngã diệc quy lai đa bệnh khách
Khẳng dung cao mạt tá biêm châm
II
Giang nam giang bắc nhất chu hoành
Nhân hợp nhân ly thập tải tình
Tự cổ khâu tuyền phi cố tật
Khủng di trào tiểu đáo sơn anh

Dịch xuôi: Gửi ông Thám hoa Nguyễn Đức Đạt1


I
Nghe nói bác sống (thanh thản) như tiên ở chốn núi rừng
Chưa để cho bụi trần vương tới gót
Tôi cũng trở về là kẻ nhiều bệnh
Há chịu để cho (người đời) răn bảo là cao thượng hay thâp hèn
II
Hai bờ Nam Bắc (cách nhau) chỉ một mái thuyền sang ngang
Khi li khi hợp đã có cái tình từ mười năm trước
Từ xưa (cái thú) suối khe, gò đống vốn không phải là điêu người
ta ghét.
Chỉ e để những điều cười giễu đến tai bậc anh tài chốn núi non.
Dịch thơ:
I
Núi rừng, nghe nói bác tiêu dao
Cát bụi trần ai vấy được nào Lắm bệnh tôi lui vê ở ân
Hả e chù trích thấp hay cao
1 Nguyễn Đức Đạt (1825 - 1887), quê tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tinh Nghệ
Ạn, đậu Thám hoa năm 1853, đã làm Đốc học Nghệ An, Tuần phủ Hưng Yên, cáo quan
Ve dạy học từ năm 1876.
II
Bờ Bẳc, bờ Nam cách chuyến đò
Khi li, khi hợp chục năm dư
Thủ vui gò suối không ai ghét
Đời nhạo, rườm tai bậc ẩn cư
5. Nhà thơ Lan Sơn (1912 - 1974)
Nhà thơ Lan Sơn tên thật là Nguyễn Đức Phòng, sinh năm 1912,
tại làng Yên Lại, tổng Yên Lãng, phủ Anh Sơn cũ, nay thuộc xã
Hoà Sơn, huyện Đô Lương.
Nguyễn Đức Phòng học ở Hải Phòng, Đà Nang và Hà Nội.
Trước năm 1945, làm việc ở Sở Công chính Hải Phòng.
Năm 1945, ông là thành viên của Tổ Công tác Mặt trận Việt
Minh do Lê Đại Thanh làm tổ trưởng, có nhiệm vụ mua súng gửi
ra chiến khu, bán báo lấy tiền gây quỹ cho Việt Minh.
Năm 1957, Hội Nhà văn Việt Nam được thành lập. Lan Sơn
được kết nạp vào Hội ngay lúc đó.
Năm 1974, Lan Sơn mất, hưởng thọ 62 tuổi.
Lan Sơn sáng tác nhiều thơ được in trong tập Anh và em năm
1934. Tháng 9.1941, ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu
trong cuốn “77» nhân Việt Nam ”, xuất bản năm 1942.
Ông cũng viết bài cho các báo đương thời: Hải Phòng tuần bảo,
Phong Hóa, Ngày Nay, Tinh Hoa.
“Thi nhãn Việt Nam” giới thiệu thơ ông có 3 bài: vết thương
lòng, Tết và người qua, Đảm ma đi.
Hoài Thanh có lời bình thơ ông:
“Một buổi sáng kia tình yêu đã đến với Lan Sơn và người học
trò ấy bỗng thành thi sĩ. Tình yêu không đưa Lan Sơn vào một trời
đất nào xa lạ. Lan Sơn chưa từng đi sâu vào những chỗ u uẩn trong
lòng người. Người chỉ nói những điều rất tầm thường, những điêu
ai cũng biết nhưng giọng nói của người thiết tha, chân thật, dễ cảm
lòng ta”.
Dưới đây là 2 trong số 3 bài thơ của Lan Sơn mà Hoài Thanh,
Hoài Thơ đã chọn để giới thiệu trong cuốn “Thi nhãn Việt Nam ”
(nxb Văn học, 2014):
vết thưong lòng1
Nắng sớm em ngồi tỉa thủy tiên,
Hồn em say đắm cảnh thiên nhiên,
Bóng ai thấp thoáng ngoài hiên vắng
Em đã vô tình vội ngẩng lên.

Em vội ngừng tay, vội ngó ra,


Dao cầm sẩy chạm tới giò hoa
Giò hoa ngày lụi màng hoa úa,
Hoa đã vì em chịu xót xa.

Rễ tuy trong trắng lá xanh tươi,


Mầm, nhánh, đều xinh đẹp mấy mươi!
Neu chẳng vì em hoa phải lụi,
Trời xuân sao chẳng nhởn nhơ cười!

Nhởn nhơ cười với cảnh xuân sang,


Với cả bao nhiêu khách rộn đường
Cùng với muôn hoa đua sắc thắm,
Vì ai đành chịu kém mùi hương?

Mùi hương đã kém, sắc rồi phai,


Rồi cũng cùng ai, cũng với ai,
Cùng chịu vì em chung số phận.
Cùng nhau chất đống để hiên ngoài

Tim anh chung phận với hoa này,


Cũng bởi vì em đă sẩy tay,

ỉ Oãy so sánh với bài "Le vase brise " của Sully Prudehomme - là người đau tiên trên
ĩe giới đạt giãi Nobel văn học (1901): cùng một đề tài nhưng ý nhị hơn (chú thích của
nhân Việt Nam).
Đã vội mải trông bao cảnh đẹp,
vết thương mang nặng vẫn còn đây.

Còn đây năm cũ vết thương lòng


Ghi lấy tình em chẳng thủy chung
Một phút lòng em mơ bạn mới,
Yêu anh sau nữa cũng bằng không.
(Bài Anh và em)
Tết và ngưòi qua1...
Những cô gái rất ngây thơ
Những mộng xinh tươi, bé bỏng xưa,
Ta nhớn nhao rồi! Quen biết quá!
Nhìn nhau giờ hết vẻ say sưa!
Thuở bé tôi đeo chiếc khánh vàng
Quần đào xẻ đũng, áo hàng lam,
Chân đi hài đỏ, tay thu pháo,
Nhộn cả nhà, lên tiếng hát vang!

Muôn màu tươi sáng, phấn, hoa, hương,


Đời ngọt ngào như có vị đường
Tôi sổng, tôi say và mỗi tết
Lòng tỏ thêm đông chút yêu đương.

Khói pháo say người vươn ái ân.


Cõi lòng thầm nở một vườn xuân,
Nàng thơ năm ẩy cười mê đắm
Trong mắt em, Nhung hiện giữa trần.
Nhưng tháng năm qua vẫn thế thôi!
Ước mơ tàn lửa với thân đời,
Tiết trinh bán hết cho sương gió
Làm điếm hai mươi tám tuổi trời!

1 Thi nhãn Việt Nam, Sđd.


Nên đến bây giờ gặp các em,
Gặp ngày xuân tới, bạn chưa quen
Em Nhung, em Tuyết hay ngày têt
Rượu hả hơi rồi! hết vị men.
(Bài Ngày nay)

B. ÀN TẾT - LẺ HỘI

I. ĂN TẾT
Cũng như các làng xã khác của xứ Nghệ, người Đô Lương
thường có các ngày lễ tết sau: Tết Nguyên Đán (từ ngày Mông Mọt
đên ngày Mồng Ba tháng Giêng); Têt Nguyên Tiêu (Răm thang
Giêng); Tết Đoan Ngọ (Mồng Năm tháng Năm); Tết Trung Nguyên
(Rằm tháng Bảy); Tết Trung Thu (Rằm tháng Tám).
1. Tết Nguyên Đán
Trong các ngày tết trong năm, têt Nguyên Đán được chu y hơn
cả. Bởi đây là ngày tết chuyển giao năm cũ sang năm mơi, la tet
đại, tết cả, mở đầu từ 23 tháng Chạp (ngày ông Táo vê trời), đỉnh
cao là đêm Giao thừa - thời khắc chuyên giao năm cũ sang nam
*uới - một thời điểm quan trọng, trời đât giao hòa, âm dương hoa
quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đêm Ba Mươi còn được
gọi là đêm trừ tịch (diệt ma), thời gian trước nửa đem, thơi khac
ỗ*ao thừa giữa năm cũ và năm mới. Đêm trừ tích la khoang thơi
8ian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình xum họp, chuan
ty đón năm mới với mong muốn những điêu tôt lành sẽ đen va tien
tru năm cũ. Những năm Đại lễ rước Thánh đen Qua thi Tet
Nguyên Đán ở Đô Lương kéo dài cho đến ngày 20 tháng Giêng
arn lịch, tức là khi rước Thánh đên Quả Sơn xong mơi gọi la het
không khí tết.
Sau một năm làm ăn mệt nhọc, năm hết tết đến, gia đình nào
cũug lo sửa soạn nhà cửa, iau chùi bàn thờ, đồ thờ, quét dọn nhà
cùa sạch sẽ, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp rồi trang hoàng câu đôi, tianh
Veỉ trên bàn thờ phải có mâm ngũ quả và hương hoa.
Để chuẩn bị ăn tết, người phụ nữ Đô Lương phải rất vất vả, khi
vụ cấy chiêm bắt đầu xuống đồng (khoảng 10.11 âm lịch cho tới
chậm nhất 14.12 âm lịch) phải hoàn thành để lo sắm sửa mọi thứ
cho tết Nguyên Đán. Rạng ngày mọi người đi cấy chiêm, đêm vê
xay thóc giã gạo. Lúa chưa khén (khô) thì phải rang qua để xay cho
dễ. Đêm nào cũng xay, sàng, sảy cho mãi tới khuya. Gạo tẻ, gạo
nếp chuẩn bị đủ rồi thì đâm bột, rang nổ để chuẩn bị làm các loại
bánh tết. Cấy, cày xong, các bác, các anh vào rừng bửa củi, lấy lá
dong, lá chuối, lấy giang, mây về chuẩn bị gói bánh. Đen khoảng
26, 27 tháng Chạp, ở các làng, các gia đình chung nhau làm thịt
bò, thịt lợn. Trước đây, khi đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu, nguôn
thịt chủ yếu là tự cung tự cấp, tự sản, tự tiêu hoặc trao đổi cho
nhau. Từ tháng Hai (âm lịch), gia đình đã góp tiền mua bò gầy, bò
già để nuôi vỗ béo, Hai Bảy tháng Chạp đòi bò về mổ thịt chia
phần ăn tết.
Tục đi chợ cuối năm quen gọi là chợ tết ở Đô Lương luôn ra
nhộn nhịp. Là phiên chợ cuối cùng của một năm, diễn ra từ ngày 26
đến ngày 30 tháng Chạp. Chợ tết là chợ đông nhất trong năm.
Những hàng hóa cần cho ngày tết đều được chuẩn bị chu đáo vê
chất lượng và hình thức. Hàng bán ở chợ có đủ thượng vàng, hạ
cám: từ vải vóc, tơ lụa, dụng cụ, nông cụ đến trâu, bò, lợn, gà, cũng
như các đặc sản của địa phương. Chợ tết không chỉ để buồn bán,
mua sắm mà còn là một nét sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Đi chợ
tết là một thú vui nên thanh niên nam nữ và trẻ con làng nào cũng
hớn hở tham gia. Các cô gái thì mua cái gương, cái lược, trè con thì
mua tờ tranh, pháo đùng, vài thứ đồ chơi...
Ngày 23 tháng Chạp hay còn gọi là ngày ông Táo lên chầu trời
để “báo cáo” công việc của từng nhà. ông Táo đồng thời là thần đất
bảo vệ vườn cho gia chủ nên cũng gọi là Thổ Công. Nơi ông trị vì
là bếp núc nên cũng gọi là ông Bốp. Ngày ấy, người dân cúng ông
một lễ gọi là lễ đưa ông Táo. Lễ phẩm ngoài mâm cỗ như các cô
cúng khác, phải có thêm một con cá gáy (cá chép) cả con với ý
nghĩa cá gáy có thể hóa rồng và như thế là đóng góp phương tiện
cho ông Táo về trời1. Cũng vào ngày này, người ta trông một cây
nêu2*45ở trước sân ngoài để đuổi quỷ và cho chúng biêt là đât đã có
chủ, cây nêu còn để cho ông Táo nhận ra nhà của mình khi trở vê.
Thông thường, cây nêu chỉ là một cây tre nhỏ phạt hêt cành trừ
ngọn. Vào khoảng lưng chừng, có nơi buộc cành đa lá dứa, có nơi
treo ít tờ giấy tiền, vài thoi vàng giấy có màu săc khác nhau, có nơi

1 Theo truyền thuyết Việt Nam, có hai vợ chồng nhà nọ vì nghèo túng phải phiêu bạt
kjếm ăn, lạc nhau mỗi người một nơi. Sau đó, vợ lấy được chồng giàu Chông cũ bị mù
phải đi ăn xin. Tình cờ đến nhà vợ cũ, chị nọ nhận ra chồng mình, trong lúc chông mới
đi vắng liền làm cơm thiết đãi. Sợ chồng sau biết được, chị giấu chông cũ vào một đông
r? ngoài đồng. Nào ngờ chồng mới đi vẳng về liền sai thằng ở ra đông đôt động rạ đè
■ấy tro làm phân bón ruộng. Thấy chồng cũ chẹt, chị vợ cũns "báỵ và°'ửa
Chồng mới và thằng ở xong vào cứu đều chết nốt. Đó là ngày 23 tháng Chạp. Lin ôn
4 ngươi đến trước Ngọc Hoàng Thượng đế. Ngọc Hoàng cho ba người làm Táo Quân
còn thằng ở cho làm ông Nen hay còn gọi là “Thằng Lốc”. Ca dao có câu “Thê g an
*pột vợ rnột chồng/Nào như vua bếp hai ông một bà” và thơ cô cũng cỏ câu “Táo Quận
tháng Chạp, Hăm Ba chầu trời”. Cau chuyện cũng thể hiện nguôn gôc phát hiện ra lựa,
một tàn dư của tín ngưỡng dân gian. Nhờ có lửa, con người mới được ăn chín, uông SÔI,
được sưởi ấm. Trước đây, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường săm một cô
‘‘ÔngĐầu Rau mơi”đe thay thể “OngĐầu Rau cũ”. Đồ lễ gồm hai bộ mũ áclông một
bộ mũ áo bà và 3 con cá chép, ông Tao cười cá lên chầu trời, tâu với Ngọc Hoàng mọi
^■ộc trong năm, cầu cho gia đình gặp nhiều may măn. Tâu cao xong, đem Giao t ưa ao
Quân trờ về với gia đinh. ,
Cây nêu cồ sự tích như sau: Xưa kia, Quỷ chiêm đoạt tạt ca đat đai, Ngươi phai cay
*yộng rẽ của Quỷ, nọp theo thể lệ “ăn ngọn cho gốc”. Người chặng còn gì, cành tượng
ỉa bọc xương the tham. Thấy vạy, Phật từ phương Tây đã bày cho Ngườ trông khoai.
Quỳ bị thua, đoi “ăm góc clìo ngọn”, Phật bạy cho Người ựồn^ lúa. Lạ bị tbna.Quy đòi
cả góc Ỉẫn ngọn”, Phạt mách Người trồng ngô. Quỷ ức lắni liền thu hêt ruộnj vê
pbật bảo Ngươi điều đình vơi Quy cho tậu mọt miếng đất vừa bằng bóng một chiêẹ áo
sa. Ban đầu, Quy không thuận, sau thấy bóng một chiếc áo cà.sa chăng ntật bao nh1Cu
Jất, liền ưng thuạií. Phật bao Người trồng cây ưe rồi tung chiếc áo cà1 saỊ lên1 ngọn1 và
b°a phép cho cây tre cao lơn mãi, bong cà sa trải rộng che cả mặt trờiI làm1 rợpI hê .ruộng
đất của Quỷ. Quỷ phải chạy ra biên Đông. Tiếc đất đai hoa màu vê tay Người, bị thua
Quỷ cho quân dò xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biệt chi sợ loa qua, oan1 c UO1
cơm năm, trưng luọc Phật cung biết Quy chi sợ máu chó, lá dứa tòi và vôi bộ - Mây
■ần giáp chiên sâu, Quy đều bị thua đau vì Phật bào Người nhặt hoa quả, oản chuô và

luộc làm lương ăn để đuổi Quỷ, còn Quỷ thấy máu chó’ tỏi và
vôi bột thỉ hoàng sợ, chạy biẹt tích rã biển Đông, nên người ta gọi là Quỷ Đông.
5Ua Phật thê thảm quá, Quy rập đâu xin Phật thương tinh cho PbdP hàng năm lên đát
Lền dể mồ mả cha ông ngày trước- Phật thương tình hứa cho. Nhưng Phậ cũng
Jào N.gườ* pbai canh giác, trong cây nêu bằng tre đề Quỳ không dám bén màng vào c 0
gười đang ờ.
không buộc gì cả. Cây nêu thường để vậy cho đến mồng bảy tháng
giêng năm sau là thời điểm ông Táo trở về. Cây nêu biểu tượng cây
vũ trụ, mỗi khuôn viên gia đình là một tiểu vũ trụ. Trồng cây nêu
để đón khí dương trong những ngày “Tam dương khang thái, ngũ
phúc lâm môn”.
Sau ngày cúng Táo Quân cho đến ngày 30, bà con nhiều làng đi
viếng mộ, quét dọn đắp lại mộ của tổ tiên, rồi thắp hương mời
những người đã khuất về ăn tết.
Trưa 30 tháng Chạp, sau khi cúng cơm xôi ở nhà thờ về, mọi
người cùng ngồi gói bánh để kịp nấu bánh vào buổi tối. Chiều 30
tháng Chạp coi như đã tết, cây nêu đã được trồng lên, nhà nào cũng
làm cỗ, làm mâm ngũ quả và đặt bánh trái lên bàn thờ, thắp nén
hương thơm làm lễ chính thức mời gia tiên về ăn tết với gia đình.
Lễ cúng vào thời điểm hết năm cũ và bắt đầu năm mới âm lịch gọi
là lễ trừ tịch. Đối tượng thờ cúng vào lúc này là 1 trong 12 vị thân
hành khiển, mỗi vị phụ trách một năm can chi mà giờ phút đó gọi là
giờ phút bàn giao. Cùng với hành khiển là một vị phán quan giúp
việc ghi chép công tội của nhân gian để hành khiển báo về cho Ngọc
Hoàng khi mãn nhiệm. Các vị này được gọi là đương niên chi thân.
Trước đây, trong giờ phút này, đốt một vài mồi pháo được coi là tôt.
Đốt pháo có ý nghĩa đuổi quỷ, đồng thời “tống cựu nghênh tân” (đón
vị hành khiển mới, tiễn vị cũ) và chủ yếu là để mừng Xuân.
Sau lễ trừ tịch: tại thời điểm này, mọi người lặng lẽ, hồi hộp chờ
trời đất sang Xuân. Thời gian này, cả làng thường im ắng ai ở nhà
nấy, quây quần bên nồi bánh chưng, hàn huyên trao đổi những
chuyện làm ăn, vui buồn quanh năm để chờ giờ phút linh thiêng của
năm mới. Án tượng sâu đậm nhất của người dân Đô Lương là thời
khắc giao thừa này. Các cụ xưa có kinh nghiệm xem cành khế, khí
hai lá khế úp lại làm một là giờ chính Tý, năm mới bắt đầu. ở nhiêu
làng, ông Tiên Chỉ trong bộ quần áo thụng cáo thần rồi khoan thai
cầm dùi đánh vào cái trống to nhất ba hồi chín tiếng, báo cho dân
làng biết Chúa Xuân đã đến. Giao thừa đến ngoài tiếng pháo còn có
tiếng trống to, trống nhỏ, chiêng, nào, bạt đánh liên hồi vang khăp
làng trên xóm dưới. Ngoài trời đen kịt, thinh thoảng có chiếc pháo
thăng thiên vút lên vạch một đường sáng vòng cung ngang qua góc
xóm, rơi xuống bờ sông. Trên bàn thờ của môi gia đình, hương tram
được đốt thêm, mâm cỗ cúng giao thừa thường là con ga, co XOI,
cháo chè hoặc vài đĩa bánh ngào, chè lam, bánh rán, banh troi. Sau
giờ khắc thiêng liêng, nhà thì bỏ vài đâu lúa vào coi, xay vai vong;
nhà thì bỏ mẻ gạo vào cối đạp, đạp một lúc; nhà thì đem nong, ma,
mẹt ra đập; nhà thì đem nồi đồng, mâm đông, chậu thau đong ra
gõ... Cả làng ồn ào nhưng là cái ồn ào rộn rã mừng VUI va ro rang
mang sắc thai của một dân tộc nông nghiệp ở thời khắc vũ trụ băt
đâu một vòng quay mới, một chu kỳ mới như tnêt lý Trung Hoa
‘‘Thiên địa tuân hoàn, chung nhi phục thủy” (Trời đất xoay vần đến
hết rồi lại quay về cái mở đầu). Bà con gọi thời khắc này là “động
thổ”. Đây là lúc đàn ông trong nhà lấy vôi trắng vẽ những hình như
cày, bừa, cào, cuốc, cung nỏ... trừ ma quỷ cầu mong một năm làm
ăn phát đạt, mùa mang bọi thu. Trong các hình vẽ, người Đô Lương
không quên vẽ ba hình vuông, bảy hình tròn ở giữa sân. Xong.đâu
đấy, cả nhà tề tựu trước bàn thờ gia tiên ăn cỗ cúng giao thừa. Thời
điểm này đến sáng người lớn hầu như chẳng ai ngủ, đàn ông ra đèn
hoặc đình tế Nguyên Đán, đàn bà lo đồ xôi, căt bánh chuân bị mâm
cô cho tới sáng, bảy tám giờ gánh cỗ lên nhà thờ. Mâm cô mặn gom
các loại chả, mọc, dưa hành và cỗ chè gồm chè đậu xanh, che nép,
các loại bánh bột như: bánh thuẫn (hình quả bòng), bánh xoài, bánh
chè lam, bánh in (co7 chữ “phúc”, “lộc”, “thọ”) bánh rán tâm mật,
kánh cà (thắng bằng đường sau khi rán bằng mỡ), bánh ong, các
Ị°ại bánh lá như: banh lọc? bánh trong, bánh gai... Giữa bàn thờ
thường có mâm ngũ quả “cây nhà lá vườn” như: cam bưởi chuôi,
òi, hồng xiêm. Bên cạnh bàn thờ thường có câỵ mía dựng dựa vào
tường quen gọi là gậy ông vải. Đó là truyền thống xa xưa mà theo
nhà nghiên cứu nó có nguồn gốc hải đảo được tôn thờ trước cả
ỵy lúa. Nói chung, mâm cô ngày tết được bày biện tươm tât nhát
^hnh hồn tổ tiên chứng giám cho lòng hiếu thào của con cháu,
leu hiện luân lý trong xã hội nông nghiệp. ,
Chiều mồng Một và sáng mồng Hai, các gia đình mới đi tháp
^ơng các nhà thờ và chúc tet trong họ nội cũng như họ ngoạ . Lúc
này> trẻ con han hoãn xúng xính trong bộ quần áo mới, các chị em
gái cũng gương lược trang điểm, khoác bộ cánh mới rủ nhau đi chơi
xuân. Những cuộc thăm viếng lẫn nhau đã thành tục lệ, không ai
bảo ai, mọi người nói với nhau những lời từ tốn, nhỏ nhẹ đầy tính
văn hóa. Họ quên đi những thắc mắc, xích mích, thậm chí cãi cọ,
gây gổ nhau trong thời gian qua. Gió Xuân về mở cánh cửa nhân
ái, gõ tấm lòng bao dung trong tâm can họ. Đây là lúc người ta đi
đến nhà thờ họ thắp hương cho tổ tiên, đi xông nhà xông đất, đi
mừng tuổi, đi chúc mừng năm mới ông bà, cha mẹ, chú bác, cô gì-
Ở Đô Lương không thực hiện việc chơi tết theo câu thành ngữ
“mồng Một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy” mà tùy vào
điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình, tưng bừng, rậm rịch nhât
vẫn là ngày mồng Một. Ngày này, người ta kiêng không quét nhà,
đổ rác vì tin rằng Thần Tài có khi oái oăm chui vào trong đó. Người
ta không xin, không cho nhau lửa vì cho rằng cái đỏ, cái may man
của mình sẽ nhân đó chạy sang kẻ khác. Cũng thế, người ta không
đòi nợ hay vay mượn, không để nhỡ tay đánh vỡ, đánh đổ một cái
gì; không đánh đập, chửi mắng ai. Đối với người có đại tang cũng
vậy, có thương nhớ người đã khuất thì khóc vào trước giờ trừ tịch.
Khi xuất hành đã đi thì không nửa chừng quay lại, nhưng dù bận
việc gì thì đến tối cũng phải trở về. Khi khai bút cố nắn nót viết chữ
cho đẹp, không để mực nhòe ra giấy, không viết và nói những câu
mang ý nghĩa xấu. May vá (gọi là khai kim) cũng phải liệu đường
kim mũi chỉ và chớ để mũi kim đâm phải ngón tay. Đục đẽo (gọi là
khai mộc) cũng tránh những nhát vụng về. Đóng con dấu (gọi lù
khai ấn) phải đóng cho đẹp, cho rõ ràng. Nói chung, ngày đầu năm
tất cả mọi việc phải tốt đẹp nghiêm túc.
Ngày mồng Ba tết là ngày hóa vàng để tiễn ông Vải, bà Vải la1
quy phần mộ. Sau khi làm lễ cúng, hương đã cháy hết hai phần ba,
bà con đem vàng ra đốt trước sân. Khi hóa vàng xong, bà con đô
vào đống tro một chén rượu cúng, có như vậy cõi âm mới nhận
được vàng, tiền giấy đem về nơi âm phủ. Trong khi hóa vàng, bà
con lấy hai cây mía ở hai bên bàn thờ hơ lên ngọn lửa để các cụ làm
gậy quảy vàng về cõi âm và là vũ khí chóng bọn quỷ dữ trên đường-
Ngày mồng Bốn, người nông dân Đô Lương tổ chức lễ Tết Trâu-
chưng (có nơi còn chuẩn bị thêm1 một ít a bb là ia súc quý)
Zn (chuồng) nom về bò gn (chùyêu la g^ục
cốt để thần bảo hộ cho chúng eo 0 , on tron nhà bóc bánh
cúng xong, gia chủ chọn một người “ 3*** vào lá mít hoặc
chưng, cắt từng lát nhỏ, một vài va an n ao c chung vni với
Vao cỏ non đút cho trâu bò ăn mohưlà nhẪg em bé chăn
gia đình. SỐ còn lại trong mâm cô hương cno n 2 ăn được
trâu Người dân quan niệm: con trâu, 00 “ g“ àạì nhà nào trâu
nhiều chứng tòĩrong năm đó gia đình lam ậnpn”^
bò không chịu ăn thì gia chù rát b"’ngày têt cùng với việc

qua lại thăm chúc lẫn nhau tronẹ an e , người dân Đô


thì tình làng nghĩa xónựũngirất được ^những tục lệ của làng
Lương dù già hay trẻ vẫn kh°ng qT\ ^n tto bánh’ tbi xôi,
mang ý nghĩa sinh hoạt cọng đong •m , bánh
th nấu z... trông thi được chúJ hơncà la mi la HU
và thi nấu cơm. Có nơi thi theo làng, có 1 * t bánl^ thẠi cơm
theo họ. Không phải làngn^° ^^^bai thư ma thoi Chẳng hạn
mà thường mỗi làng chỉ thi một. thư oạc ai
S^L^^Sơ^^^ban,^^ Phương

Liên (nay là thị trấn Đô Lương) co 0 1


B°b Tập Phú? 'd?" R^tết. các gia đình ở làng Sơn La
, Thị,làm bành: N„gày "ẩ-gĩ ^0) mìng cỗ banh ra bay cúng ờ
(uay thuộc xà Lạc Sơn - Đô Lương) a bánh cuôn
2.Moico buọc phái 00«“ố”Xch7n đua ra dát
hắng (làm bằng bọt nếp “21" "hình đo do trọn ọham phù hoặc
mỏng rồi cuốn lại tròn như cán rựa, an ché tạ0 băng cách
ễâc), bốn đĩa bánh tẻ (làm bằng bột gạo te uuụv vu tè chuối C(5
cho ba nước một bột, quấy lên rôi emLỌ nhà khá gịả cbn có
ybân thịt băm và đồ lên. Những mam cun. . bánh khác như bánh
hai đĩa bánh troi, hai đĩa bánh ran và nhiều ại c^ng cac cụ
bánh củ gừng, củ nghệ vàL banh <Tbeo truyền ngôn thì
già đi xem từng cỗ một và nhận xét hơn kém.
xưa kia có giải nhất, nhì tặng cho cồ nào ngon, đẹp nhưng về sau
chỉ nhận xét chung. Mặc dầu vậy, những cỗ nào được khen, chủ
nhân của nó cũng cảm thấy rất vinh dự.
Thi nấu cơm: thời gian thi thường vào buổi chiều tại sân đình '
nơi mọi người tập trung để vui chơi trong ngày tết. Đây là cuộc thi
tập thể, có lẽ chịu ảnh hưởng của hoạt động hành quân ngày xưa.
Mỗi đội thi là một cặp trai gái, trai mặc áo dài đen quân trăng, đâu
đội khăn đóng, lưng thắt khăn điều. Gái mặc áo mớ ba quần lĩnh
với yếm đào, lưng thắt khăn màu ngải. Trên vai trai quảy cái gậy có
treo chiếc gióng bằng sắt mang chiếc niêu nhỏ. Trong niêu, gạo,
nước đã có sẵn với lượng nhất định. Người con gái cầm bó lá đôt
lửa chạy theo luôn luôn cho lửa bén đít niêu. Những tiếng trống tiêu
cổ nổi lên đều đều như thúc giục. Các đôi khác cũng làm như thê.
Giữa lúc đó, vài chú hề đeo mặt nạ bước ra làm trò. Hề trêu chọc
hết cặp nọ đến cặp kia để thử thách sự chú ỷ của những người đang
dự thi. Sau một thời gian nhất định, cơm của cặp nào chín dẻo,
thơm sẽ được làng thưởng.
Tục thi làm bánh, thi nấu cơm trong dịp lễ tết để biểu dương
những con người có tài năng gia chánh trong cuộc sống hàng ngày-
Đó là nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của làng xã Đô Lương-
Vào những ngày tết, khắp các sân đình, chùa bao giờ cũng chật
ních người với đủ các trò chơi như: đánh cờ người, tổ tôm điếm, trò
đi cầu kiều, đánh đáo đĩa, chơi đu tiên, đu quay, chọi gà, múa kiêm,
múa gậy, búng quay, vật cù... Các tục lệ hay trò chơi thể hiện tri
thông minh, tinh thần thượng võ... góp phần khắc họa bộ mặt văn
hóa làng xã Đô Lương.
Bên cạnh trò chơi dân gian, ban đêm, nhiều làng ở Đô Lương to
chức diễn tuồng, diễn chèo, đặc biệt là hát ví, hát giặm bên dòng
sông Lam như các làng Trung Thịnh, Nhân Bồi, Tập Phúc...
Tóm lại, đối với người xứ Nghệ nói chung, người Đô Lương nói
riêng, ngày tết là ngày quan trọng nhất trong một năm. Nhìn chung,
không khí tết Nguyên Đán ở Đô Lương kéo dài đến ngày khai Hý
(mồng Bảy tháng Giêng). Nhân dân Đô Lương làm Lễ khai Hạ kêt
hợp với Lễ hạ điền để cầu mong sự ỵên ổn, mùa màng bội thu.
Trong ngày này, ông chủ tế sau khi tế lễ xong dắt một con trâu béo
khỏe cày đường cày đầu tiên trong tiếng bát âm dìu dặt và tiếng
phần phật của những lá cờ ngũ hành lộng gió xuân. Phải chăng,
người Đô Lương rất yêu thương gia súc, nhất là trâu bò - người bạn
cùng dầm mưa dãi nắng với mình bao đời đê làm nên thóc gạo, lam
nên sự sống. Sau Lễ Khai Hạ, mọi hoạt động lao động sản xuât cùa
hà con mới được bắt đầu. Đây cũng là ngày mở ra những lê hội, là
ngày vui của cả dân làng có thể rước xách, tế thần Thành hoàng.
, Có thể nói: đặc trưng điển hình nhất của tết Nguyên Đán là nêp
sống cộng đồng, thể hiện ở chỗ Tết là dịp duy nhất trong năm có sự
sum họp đầy đu của tập thể gia đình, gia tiên và gia thân. Con cháu
dù đi làm ăn ở đâu ngày tết cũng cố gắng vê ăn têt với gia đình; hương
hôn ông bà tổ tiên cac thế hệ cũng cùng vê gặp mặt. Têt là một cuộc
đại đoàn viên, qua đó tính cộng đồng được bộc lộ một cách rõ nét.
2- Tểt Nguyên Tiêu1
Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên cùa năm mới (tức
Răm tháng Giêng âm lịch). ' , íi-rrẠ TT,
Sách xưa ghi lại rằng phong tục này bắt nguôn từ thời Tây Hán
ù Trung Quốc. Thời đó, người ta còn tiến hành nghi thức rước đèn
Jồug rất đẹp mắt và long trọng. Vì thế, tết Nguyên Tiêu còn gọi là
Lễ hội Lồng đèn. Tục đó kéo dài qua thời Tam qụôc, Nam Băc
Triều, thời Tùy và đên đời Đường (618 - 907), Hội hoa đăng phát
Liền thành chợ hoa đăng. Những năm Đường Huyền Tông (tức
Ị^uờng Minh Hoàng) trị vì (742 - 756), đêm Nguyên Tiêu trong chợ
hoa đăng, người ta đặt một cây hoa đăng dài trênỊ một.ngọn núi cao
người gần xa, cách núi ấy 100 dặm vẫn có thê nhìn thây Chợ
đăng được mở từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch
Tống, hội chợ hoa đang được tổ chức vào ngày 15 đên 18 tháng
âm lịch. X
]2 Có người cho rằng Rằm tháng Gi^ng của VỊ^ Nam chà u
ễ Nguyên Tiêu cua ngươi Tning Quốc. Nhưng vì ngày lễ này ở Việt

, ............ A
lcng Hán: nguyên là thứ nhất, tiêu là đêm.
Nam có nhiều điểm khác biệt với ngày lễ của người Trung Quốc (từ
phong tục, thói quen đến cách suy nghĩ, quan niệm) nên dù ảnh
hưởng bởi vãn hóa Trung Hoa nhưng ngày tết Rằm tháng Giêng đã
trở thành một nét văn hóa thuần Việt. Phải nói răng, Răm tháng
Giêng được coi là “ngày lễ hội đặc biệt nhất trong mùa lễ hội đâu
Xuân hàng năm”.
Người Đô Lương nói riêng, người Việt Nam nói chung coi Răm
tháng Giêng linh thiêng không kém tết Nguyên Đán. Ông cha
thường nhắc con cháu “cúng cả năm không bằng Rằm tháng
Giêng”. Bởi tháng Giêng, tháng mở đầu 12 tháng trong năm. Tháng
Giêng cũng có nghĩa là mùa Xuân, mùa đẹp nhất trong 4 mùa:
Xuân, Hạ, Thu, Đông, mùa của vạn vật xanh tươi cây cối đâm chôi
nảy lộc, sinh sôi và phát triển. Điều quan trọng hơn cả Rằm tháng
Giêng là ngày để con cháu, anh em họ hàng xa gần tập trung vê nhà
thờ để tế họ. Nét sinh hoạt dòng họ ngày Rằm tháng Giêng đối VỚI
người dân Đô Lương đã trở thành nét văn hóa ngàn đời không bao
giờ phai nhạt.
Đô Lương là vùng đất có nhiều dòng họ, có dòng họ ra đời từ rât
sớm như dòng họ Nguyễn Công, Nguyễn Cảnh, Thái Bá, Nguyên
Đình, Nguyễn Nguyên, Hoàng Văn, Hoàng Trần, Nguyễn Tất... Vì
vậy, vào ngày Rằm nào cũng biện lễ vật để tế tổ tiên1. Trước kia,
các họ tế tổ vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch nên có câu “Răm
làng, Mười Sáu họ”. Nay, có làng không tế nữa vì đền miếu đã bỊ
phá, chỉ còn lại phế tích nên các họ tế tổ vào ngày Rằm tháng Giêng
(âm lịch). Ngày tết Nguyên Tiêu ở Đô Lương khá rậm rịch. Họ nào
cũng rung trống tế. Những người đi xa (nhất là đàn ông) thường vê
quê tế tổ họ vào ngày này. Đây là dịp để bàn việc họ như làm mới
hoặc tu sửa nhà thờ, lập mới hay bổ sung gia phả, xây mả tổ... Dù
cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn, vất vả hay đủ ăn đủ mặc
thì ai cũng nghĩ tới cốt nhục sinh thành và dòng họ của mình. Đặc
biệt, đối với những người ở độ tuổi tứ tuần trở lên lại càng trăn trở
hoài niệm nhiều hơn... Chăm sóc, xây dựng dòng họ ngày càng
phát triển ở Đô Lương là một nét đẹp riêng không phải vùng đât
nào cũng có.

1 Lễ vật gồm cỏ cỗ xôi, gà với trầu rượu và các loại bánh trái
Rằm tháng Giêng về họ, tộc trưởng hướng dẫn con cháu những
công việc tế lễ tại nhà thờ, từ việc lau chùi bàn thờ sạch sẽ, săp xêp
chỗ để lư hương, đến chuyện rót chén rượu đặt lên bàn thờ. Nhưng
người con xa quê mải theo đuổi chuyện đèn sách, chuyẹn Ịam an
giữa thương trường, chuyện “vác kiếm binh đao miên biên ải”
nhưng khi về thắp hương cúng Rằm nhà thờ họ cũng ngay thơ như
con trẻ, vụng về lúng túng không hiêu cách vái, lạy trươc ban. thơ.
Những lúc ấy, họ lại được hướng dẫn tỉ mỉ từng động tác, từ cách
đôt lửa cắm hương, cách chụm tay, cúi đâu xuông vai lạy---
ở Đô Lương, việc cúng Rằm thường được bắt đâu từ giờ Ngọ.
Tộc trưởng soạn sẵn bài văn cúng bằng chữ Hán, bài cúng được đặt
lên khung giá gỗ hình chữ nhật sơn đỏ. Khi tộc trưởng hành lê, mây
người giúp việc trải chiếu hoa, rồi đặt lễ (gồm xôi gà, trâu cau
rượu, nước...), đứng túc trực bên bàn thờ họ. Tiêng chuông nhà thơ
ngân lên ba hoi lanh lảnh mà khoan thai đĩnh đạc tham sâu vào linh
hồn người đã khuất và tâm hồn người đang sông, lay thức những
hồn của “người muôn năm cũ” về chung vui cùng con cháu bảo
h(an cháu con những điều hay lẽ phải. Trong nghi ngút khói hương,
tat cả mọi người im lặng nghe tộc trưởng thay mặt con cháu thành
tâjn xin tạ lỗi những cái gì đã qua, xin linh hồn tô tiên phù hộ độ trì
trên bước đường sắp tới. . M.
Hường như sau mỗi độ Rằm tháng Giêng, mọi người đên họ đê
‘‘cầu phúc”, “cầu tài”, “cấu lộc”, không khí gia đình họ hàng thêm
đâm ấm. Từ già tới trẻ được nhâm nhi chén rượu quê, được ngôi
trên chiểu ăn cồ xôi gà vừa thơm vừa dẻo. Những người con đi xa
đựợc nghe chuyện làng, chuyện xóm, chuyện họ nhà minh ai'còn
ai mất, ai làm ăn phát đạt, gia đình nào có con học hành xuât săc.
Người Việt quan niệm “Tháng Giêng là tháng ăn chơi’ - Người
"0 Lương cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Khăp làng xã
Lương, các lễ hội được tổ chức tưng bừng trước và sau ngày
^àm tháng Giêng như: Le hội đình Long Thái xã Thái Sơn (diên ra
ngày 10 đến 11 tháng Giêng âm lịch); Lễ hội đền Đức Hoàng xã
èu Sơn (diễn ra từ 13 đến 14 tháng Giêng âm lịch); Lê hội đên
Nưả Sơn xã Bồi Sơn (đây là lễ hợi mùa Xuân lớn nhât ở Đô
Lương). Trước đây, lễ hội kéo dài một tuần lễ, mở đầu từ ngày Rằm
tháng Giêng âm lịch cho đén hết ngày 21 tháng Giêng âm lịch. Nay
chính lễ chỉ còn ba ngày 19, 20 và 21 tháng Giêng âm lịch.
Nét mới của tết Nguyên Tiêu ở xứ Nghệ nói chung và Đô Lương
nói riêng là việc hình thành nhiều câu lạc bộ thơ Đường và các câu
lạc bộ thơ nói chung. Các thành viên trong câu lạc bộ đọc thơ, ngâm
thơ cho nhau nghe rồi bình thơ, thẩm thơ, nhất là từ khi lấy bài thơ
“Nguyên Tiêu” của Bác Hồ ra đời ngày Rằm tháng Giêng làm Ngày
thơ Việt Nam.
3. Tết Đoan Ngọ
Tet mồng Năm tháng Năm còn gọi là tết Đoan Ngọ hay là têt
Trùng Ngũ (hai con 5). Nhiều người nhận lầm rằng tết này có
nguồn gốc từ Trung Hoa. Thực ra, đây là tết của người Bách Việt
phương Nam - xứ nóng, kỷ niệm thời điểm nóng nhất giữa năm. Vì
theo lịch nguyên thủy, năm được tính từ tháng Tý1, đầu năm là Tý,
giữa năm là Ngọ. Tháng Tý là tháng lạnh nhất, tháng Ngọ là tháng
nóng nhất. Đoan là “nhất”, Đoan Ngọ là ngày nóng nhất giữa năm.
Không phải ngẫu nhiên mà ngày mồng 5 tháng 5 (Al) năm nào cũng
gần trùng với ngày Hạ chí. Nóng là Dương, cho nên tết này còn gọi
là tết Đoan Dương. Sách “Lễ tết Trung Hoa ” viết: “Đoan Ngọ là
tết của Phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống”.
Đối với người xứ Nghệ nói chung, người Đô Lương nói riêng,
đầu tháng 5 là thời gian thu hoạch vụ chiêm đã xong hoặc gần xong
buổi giao mùa, tiết Xuân mát mẻ đã qua, tiết Hạ oi bức đã tới, côn
trùng nảy nở và phát triển. Dịch bệnh thường xảy ra không chỉ đôi
với con người mà với cả gia súc, gia cầm. Vì vậy, tết mồng Năm
tháng Năm (Âl) là tết giết sâu bọ. Với ý nghĩa này, sáng ngày mông
Năm bà con thường giết sâu bọ bằng cách ăn rượu nếp đã ủ trước
đó (để cho “sâu bọ trong người say”), có nhà ăn kê với bánh đa, có
nhà ăn mít, ăn dưa hấu, ăn quả chua, chát (để sâu bọ chết).
Ngày mồng Năm tháng Năm còn là ngày quy ước biếu xén
(không biêt đặt ra từ bao giờ). Thường là rê biêu nhạc gia, học trơ
biếu thầy, rồi kéo theo tá điền biếu địa chủ, con bệnh biêu thây

1 Tháng Tý là tháng 11 âm lịch - thường là tháng 01 dương lịch.


lang... Đồ tết thường là vài ba cân thịt hay vài con cá chim cùng
với rượu nếp, hoa quả.
Không lâu trước Cách mạng tháng Tám, người Đô Lương còn
giữ tục dùng cây ran để nhuộm răng đen, nhuộm đỏ móng tay,
móng chân vào đêm mồng 4 bằng lá cây thạch lựu. Họ cho răng
như thế vừa đẹp, vừa lành, có thể trừ được trùng, trừ được bệnh mé1
cũng như ma tà ác khí. Cũng với ý nghĩa phòng bệnh, trẻ bé được
bôi hồng hoàn lên thóp thở vào rốn, vào ngực... Ngày xưa, nhiêu
gia đình còn mua bùa để trừ tà ma.
Ngày tết mồng Năm tháng Năm, giờ Ngọ là thời điểm thiêng
liêng hơn cả. Ngày này đặc biệt ở chỗ bao nhiêu con thạch sùng
(còn gọi là thằn lằn) không hiểu vì sao trốn biệt tăm, không thê tìm
ra được. Nếu bắt được một con nào vào giờ Ngọ thì quý giá vô kê.
Người ta cho rằng chỉ cần cho nó lội vào một chậu nước thôi, rồi
dùng nước ấy tắm cho trẻ em thì sẽ mát đa, ít rôm sảy, sài nhọt, nói
chung là loại trừ các loại bệnh tật trong năm. Cũng vậỵ, những lá
cây hái vào giờ Ngọ sẽ trở thành những vị thuốc quý, nhất là những
ai biết ít nhiều cây thuốc lên núi mà hái thì không có gì quý băng.
Cho nên vào giữa trưa, người dân hay đua nhau đi hái bất cứ thứ gì,
tin rằng một khi chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, nâu nước lá ây mà
xông thì sẽ hiệu nghiệm hoặc uổng vào cũng tốt. Bà con chuộng
nhât là các thứ lá ngải cứu, lá đơn, ích mẫu, lá cối xay, lá vôi, lá tre,
cam thảo đất... đem về chặt to phơi khô, bỏ vào vò hoặc hũ, ủ lại
dê nấu nước uống dần. Đặc biệt, người dân còn đua nhau đi mót lúa
chét - những hạt lúa trổ sau khi cây lúa đã gặt. Những hạt ây phơi
khô giã thành gạo để lâu năm gọi là trần mễ là thuốc quý hiêm “Gạo
trân mễ ai dễ được ăn” là thể. Lại cũng có nơi người ta ra đông hái
vài nụ hoa cây vưng1, phải chọn hoa nào mới nở, hái xong ngửa
tttặt nhìn mặt trời bỏ vào miệng nuốt chửng. Làm như vậy đê sáng
măt và lòng dạ cũng sáng.
Trên đây là một số tục lệ về tết Đoan Ngọ ở Đô Lương nói riêng,
*ử Nghệ nói chung. Tuy chưa thực sự đầy đủ nhung qua đó chúng
^ahiểu thêm về nét vãn hóa của vùng đất này.
' Mé: sưng mủ phía sau hoặc bên mép móng tay
4. Tết Trung Nguyên
Đối với người dân Đô Lương, ngày lễ Vu Lan cùng với Rằm
tháng Giêng, Rằm tháng Bảy vô cùng quan trọng. Câu nói “cả năm
được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng” đã in sâu
trong tiềm thức của mỗi người dân. Cho nên, dù ai đi đâu cũng
muốn về quê mình vào ngày Rằm tháng Bảy đế được tắm mình
trong tình cảm ấm cúng của dòng tộc, để có cái cảm giác được sự
che chở của tố tiên, ông bà dù ở bất cứ nơi đâu.
Theo tín ngưởng truyền thống của người Việt Nam, tết Trung
Nguyên là tết “xá tội vong nhân” nơi âm phủ. Người xưa cho rằng:
ngày Rằm tháng Bảy hàng năm thì mọi tội nhân cõi âm, trong đó
có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi
địa ngục được xá tội và ra khỏi âm phủ lên dương gian. Bởi vậy,
các gia đình, dòng họ làm cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu
độ trì cho họ. Ngoài cúng gia tiên, mọi nhà còn bày lễ ngoài sân,
trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói, những “vong linh” không
nơi nương tựa.
Hàng năm, sắp đến Rằm tháng Bảy là tộc trưởng các dòng họ lại
bắt đầu họp, bàn bạc phân công các đinh trong dòng họ mỗi người
một việc từ đi mua săm, làm cỗ cúng đên chăm sóc, sửa sang phân
mộ của ông bà, tổ tiên. Theo tục xưa, lễ để cúng gia tiên ngày Răm
tháng Bảy gồm: hương vàng, rượu, mâm ngũ quả và mâm cỗ mặn
với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận. Gần đến chính Ngọ, tộc
trưởng khăn áo chỉnh tề đứng trước bàn thờ gia tộc để làm lễ. Ông
bà linh thiêng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ
trì cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài, vượng tiến. Nhân ngày
này, các gia đình mới có con trai cũng xin vào họ. Lễ xin vào họ đơn
giản chỉ là chai rượu nút lá chuối và đĩa trái cây. Sau khi cúng le
xong, theo thứ tự, các bậc trưởng lão rồi đển các bậc cha chú và con
cháu hưởng lộc tổ tiên. Đây là thời khắc vui vẻ nhất, mọi người ngôi
quanh mâm cỗ hàn huyên những cái đã làm được và những cái chưa
được của dòng họ mình. Đế từ đó, các thế hệ con cháu tiếp tục cô
gắng tu dưỡng, rèn luyện, xứng đáng với truyền thống cùa gia tộc.

1 Vưng là hạt cây vừng, cỏ nhiều chất béo, thơm đặc trưng.
Bên cạnh đó, trong ngày lễ Vu Lan, các gia đình còn làm lê cúng
chúng sinh. Lễ vật gom bánh đa, bỏng ngô, khoai. langjuộc, trứng
luộc, kẹo bánh, XÔI chè, cháo hoa, vàng mã, tiên giây, quan ao
chúng sinh. Tất cả đều được đặt lên bàn ở giữa sân đùng đê làm le
cúng các vong hồn cả năm không ai đoái hoài. Nhiêu n a am cai
đài bằng lá đa hoặc lá mít múc cháo đổ vào rồi gămlở hàng rào bụi
cây trong vườn để các vong hồn yêu đuôi, già cả, nho be... ong
đủ sức vào tranh cướp các lễ vật cũng được hưởng. Ẳ
Hang nam, cư đẹn ngày Rằm, tại đình Long Thái tổ chứclê chuân
thí với mục đích cấp phó chuân thí cho những vong 11 ong 00
người thờ tự, những người có tội được xá, những kẻ chêt đương c et
chợ không biết que quán nơi đâu. Trước lễ một ngày tại các phiên
chợ (chợ họp ngay tại sân đình làng, gọi là chợ Vịnh), các nha c ưc
sự cung như dân làng vận động thu gom vàng mã, huỏh chuôi, th..^.
tập trung tại đình làng. Khi thiết lễ, bày hoa quả, sap xêpthành hnh
khối lớn kểm theo hương vàng, cháo, nổ. Sau khi lê xong, thay -cung
(thầy phù thủy) hô lên một tiếng “lễ tất”, mọi người đên dự lê đã chơ
sẵn để giành lấy một vài loại hoa quả làm may. '
Tại các chùa như chùa Bà Bụt (Lam Sơn), chùa Bụt Đà (Đà
Sơn), chùa Lộ Thiên (Bài Sơn), chùa Phúc Mỹ (Yên Sơn), chùa
Làng Vành (Lạc Sơn)... các ông sư trụ trì hoặc thầy chùa thường
làm đàn chay để tế le. Trên đàn có tượng Phật Bà kết băng nứa,
đán giấy, ngồi trên tòa sen, trước mặt cỏ cái vu lan trong đê hoa
quả, bánh trai. Các gia đình hảo tâm trong vùng cũng bày mâm đên
chùa làm lễ. Đúng tối 15/7 âm lịch, các vị sư tăng làm lê đê cúng
Phật, cúng cô hồn thập loại chúng sinh. Cúng xong, mọi người,
nhát là tre con vào “cướp” (gọi la cướp lộc) rồi'đốt tượng Phật
hằng nứa.
Trong lễ tết này, các làng ở ven sông Lam thuộc các xã như:
Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn, Đặng Sơn, Lưu Sơn... ngoài lê vật
nhà nào cũng làm con thuyền giấy với hình nhân đặt lên be chuôi
yôi đem thuyền ra sông cúng: Đức ông sông nước, Long Vương, a
há thủy quan và các vong hồn, chủ yêu là các vong hon hị song
nước sông Lam nhấn chìm. Cúng xong, vàng mã thì đôt, lê vật đặt
lên bè chuối rồi thả xuống sông.
Ngày nay, tết Trung Nguyên còn là dịp để con cháu thể hiện lòng
biết ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ.
5. Tết Trung Thu
Tet Trung Thu nguyên là ngày Lễ hội Nông nghiệp mùa Thu.
Theo các nhà khảo cổ thì Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ cả
ngàn năm trước, minh chứng là những họa tiết xuất hiện trên mặt
trống đồng Ngọc Lũ. Đối với người Việt Nam nói chung, người Đô
Lương nói riêng, đây là thời gian cày cấy vụ mùa đã xong, người
dân rồi rãi. Ban ngày, các gia đình làm cỗ to nhỏ tùy khả năng, cúng
thần linh và gia tiên, mong các vị phù hộ cho cây lúa trổ bông trĩu
hạt, mùa màng bội thu. Tối bày cỗ trông trăng, cỗ Trung Thu có thể
là cỗ mặn và bánh kẹo, hoa quả như: ổi, na, khế, bưởi, chuối tiêu
hoặc chuối ngự... Đặc biệt, không thể thiếu bánh dẻo, bánh nướng
hình tròn (tượng trưng cho mặt trăng). Nguyên liệu làm bánh cũng
toàn là những sản phẩm nông nghiệp thân quen, dễ kiếm, dễ làm
nên được coi là thứ bánh dân dã của dân gian. Trong ngày này, mọi
người thường biểu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các
ân nhân khác bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu... Đây cũng là
dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời
tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ. Phá cỗ tức
là hình thức ăn cồ một cách thoải mái vui vẻ, không lệ thuộc lãm
vào nghi thức ăn uống thường tình. Phá cỗ xong, người lớn tiếp tục
uống rượu, uống trà, ăn hoa quả và ngắm trăng. Ngoài ý nghĩa vui
chơi cho trẻ em và người lớn, Tet Trung Thu còn là dịp để người ta
ngắm trăng tiên đoán mùa màng. Nhân dân ta có câu:
Muốn ăn lúa tháng Năm trông trăng Rằm tháng Tám
Muốn ăn lúa tháng Mười trông trăng mồng Tám tháng Tư
Hay như:
Tỏ trăng Mười Bốn được tằm.
Đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.
Nếu trời trong trăng tỏ, trông rõ chú cuội ngồi gốc cây đa; hình
trăng tròn trặn thì vụ Đông Xuân nhất là vụ chiêm năm sau thường
ưiưa thuận gió hòa, cây lúa, cây màu bội thu. Nếu trăng mờ, mây
kéo ngang trời, mang hình răng bừa hay vây trút có thê đoán được
“vẩy trút thì mưa, răng bừa thì nắng” thời tiết sẽ không thuận lợi
cho lúa và hoa màu phát triển. Ngoài ra, người dân Đô Lương cũng
như người Việt Nam quan niệm nếu trăng Thu màu vàng thì năm
đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng Thu màu xanh hay lục thì năm
đó sẽ có thiên tai.
Tục ăn tết Trung Thu của người xứ Nghệ nói chung, người Đô
Lương nói riêng diễn ra với ý nghĩa như vậy.
Do xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước nên không
chỉ người Việt Nam ăn tết Trung Thu mà Trung Quốc cũng có têt
Trung Thu. Nhưng Tết Trung Thu của người Việt Nam nói chung ít
bị ảnh hưởng bởi cội nguồn và ý nghĩa của tết Trung Thu ở Trung
Hoa: thường gắn liền với mùa màng, với hình ảnh chú Cuội, chị
Hăng và ước nguyện được mùa; cầu khấn, tri ân các vị thân linh và
tò tiên cho đời sống được ấm no, thanh bình... trở thành một trong
những nét đặc trưng của bản sắc vãn hóa dân tộc.
Những năm gần đây, từ ngày tết của nông dân, dần dà Trung Thu
được coi là tết của trẻ em. Các đoàn thể, gia đình xem đây là dịp
bày tỏ tình cảm, sự quan tâm tới trẻ nhỏ theo một cách riêng. Sau
ngày nước ta giành độc lập, dù rất bận công việc nhưng têt Trung
Thu năm nào Bác Hồ cũng gửi thư, thơ thăm hỏi các cháu: “Ngày
nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau, các cháu là người chủ của
nước nhà, cùa thế giới” {Thư Trung Thu năm 195T). Mở đâu bức
thư này, Bác Hồ có hai câu thơ thật hay gửi các cháu nhi đông, cho
rnãi đen hôm nay, rất nhiều người vẫn nhớ:
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cành nhớ thương nhi đông
Thực ra, không chỉ đến Tết Trung Thu nhìn trăng sáng và tròn
Hác mới nhớ tới các cháu. Sinh thời, Bác luôn quan tâm theo dõi,
nhắc nhở người lớn, động viên tuổi nhỏ, ghi nhận và đánh giá cao
thành tích của các cháu thiếu nhi trong cả nước. Rõ ràng, ngoai tam
lòng của một vị Chủ tịch nước, trong Bác Hồ còn có tâm lòng của
^ột người ông đối với các cháu nhỏ thân thương của mình.
Trước đây, ở Đô Lương, Tết Trung Thu là dịp để cha mẹ thể
hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Hàng năm, cứ đến
ngày này, cha mẹ thường mua quần áo mới, đồ chơi, hoa quả,
bánh trái... Đặc biệt là các loại đèn hình tròn, hình quả trám, hình
ông sao và các con giống nặn bằng bột nếp pha màu mang hình
các con vật như: voi, ngựa, trâu, bò, chó, mèo, ngỗng, ngan, vịt,
gà... hoặc hình ông lão tóc bạc mặc áo hồng, cô tiên tóc bay bay,
dũng sỳ cầm trượng... rồi chú hề, thằng bờm... Các gia đình cũng
sấm đèn kéo quân hình vuông hay hình sáu cạnh, tám cạnh. Các
làng thường diễn các tích: Hai Bà Trưng đánh thắng Tô Định, Bà
Triệu đánh quân Ngô, cuộc chiến Bạch Đằng... để cùng vui và
thưởng thức.
Những năm gần đây, Tốt này trở nên rầm rộ hơn. Trước ngày
Rằm tháng Tám, các xóm đã họp lại, bàn bạc cách tổ chức Trung
Thu, mỗi xóm đều tổ chức được một điểm vui chơi, trang trí đèn
ông sao, thậm chí còn có cả sân khấu rực rỡ. Đoàn múa sư tử các
thôn sẽ đi dọc đường làng, khua trống, kéo nhạc; đến đâu, trẻ con
ở đó nhập vào đoàn kéo thành hàng dài, đoàn dừng lại múa ở các
điểm trung tâm rồi trở về đình làng biểu diễn. Trẻ nhỏ, người lớn đi
theo đứng vòng trong vòng ngoài háo hức thưởng ngoạn dưới ánh
trăng. Ngoài múa lân, sư tử, các điểm này còn tổ chức ca nhạc, tạo
không khí ấm áp, rộn ràng. Trẻ em được vui chơi trong ánh sáng
mát dịu của đêm trăng rằm, bé trai đeo mặt nạ, bé gái đeo bờm công
chúa, hình con vật ngộ nghĩnh đáng yêu... Sự hân hoan, phấn chân
thể hiện rõ trên từng khuôn mặt trẻ thơ.
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa, cần được bảo tồn,
duy trì và phát triển.

II. LỄ HỘI
Việc tổ chức lễ hội, hội làng hay còn gọi là đại tế diễn ra ở nhiêu
làng xã Đô Lương với hai phần chính là phần lễ và phần hội. Lê lù
nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, còn hội bao gồm các tro
chơi mang tính giải trí. Lễ hội ở Đô Lương gần như tháng nào cũng
có lễ cúng ở đình, đền, chùa nhưng chủ yếu diễn ra vào mùa Xuân
(tháng Giêng âm lịch). Nôi bật là các lê hội: Lê hộ đền Quà Sơ
(20 - 21/1 àm lịch); Lê hội đền Đức Hoàng ( 5 - 16/1 âm lỊch);
ư hội đình Long Thái (12 13/1 âm 1«; Le hộii <đề «
Nguyên Cảnh Hoan 15/3 âm lịch); Lê hộ đềnHộiTh^n (2 - 3/3
am lịch); Le hôi đèn Linh Kiếm ( 1I -12/6 âm ịch) Le hội đôn
Phú Thọ (14 15/9 am lịch). Sau đây là một số lễ hội tiêu biêu:

Đền Quả Sơn là một trong bộn ngôi đẹn thrêng nhát xứ: Nghệ
(Nhất Cơn, nhì Quá, tám Bạch Mã tó
dựng trên một khu đát rộng dưới chân núi Quà, làng; iêu
xỉ Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Bôi Sơn, huyện Đô
LTSỊt,inh.iNglìệỉn}„n T .ú Nhât Ouang đã được đề cập đến
Sự tích đền và uy danh của Lý Nhạ ụ ang Uduuvv -
trong phần Dấu ấn Lịch sử, Văn hóa, Kiên trúc. r gp a
đê cập đến phần lễ và phân hội.
,;T^Xíịhội đền Quà Sem tô chức hàng ndm. v^sau
để ang thêm phânTọng thê, lặị đ ?ctóc vàoTX
lan vơi hai ky le chinh: Le giỗ Đức Thánh 2"ả ^ThavTn gọi
'7/12 (âm lịch) gọi là ngày Chạp đèn; Lê Ị?-ơn a ụ .. |j À
LềhọiniungXuanđượctochựcvậohaingày 20và21/l (âmj^h)
vói quy mô 1Ẳ. Trướcđây,đay Ịà•.địp "tó” “ dTh wơng^

thay mặt nhân dân xứ Nghệ bày tò tâm óng ri an 01


vịThanh Hoàng của ca xứ Đông thời cũng à d p.đón Xuà
thần thượng võ và những trò chơi dân ttuyen mÀns 10 tháng

Chạp, các cự thủ từ đã cho kén chọn thợ may' (bằng tay gnư, tam
ộạ 3 ch sẽ vào đèn đê may áo mới bằng lụa vàng tót: cho

JỊjị lập (coi như quân cấm vệ) tiến hàn e rai ao . tư’ g
“mộc dục” (lễ tắm tượng), sau đó khoác áo mơi vao • ■
1JhamkhảoK/chòảnLễ/iộiĐềnỔ“á5ơ"doPhÒnsVãnhÓaThOnSt' yẹ
Lương cung cấp. , , .
2 Hoàng Hữu Yên, Đen Quả Sơn - Sự tích - Đen miêu - Le ỌI.
Sáng ngày 16, quan viên chức sắc làm lễ Cáo yết tại chính điện. Tối
16 làm lễ Tiên thường (lễ trước ngày giỗ). Ngày 17 là ngày lễ chính
được áp dụng nghi thức trọng thể và đầy đủ nhất. Trước đây, khi có
khâm sai do triều đình phái về thì viên khâm sai làm chủ tế nhưng
thường thỉ người có danh vọng nhất xã đứng ngôi chủ tể. Bên cạnh
chủ te, có hai bồi tể. Các chức danh khác như: hiến tửu, hiến trà,
độc chúc, phần hương, gióng trống, đánh chuông, đánh trống nhỏ
(tiểu cổ), chơi nao bạt... đều được trao cho các quan viên trong xã.
Tất cả bận lễ phục như: áo thũng, đội mũ có giải. Riêng chủ tế và
bồi tế thì đội mũ phốc đầu, bận áo rộng có đai, thêu hoa, tay cầm
hốt, chân đi hia. Phụ te còn có phường hát chầu văn đông đến hàng
chục người trang bị nhạc khí và nhiều bài tế du dương.
Lễ vật cúng tể trong ngày lễ Chạp đền được chuẩn bị rất công
phu. Vào vụ mười hàng năm, nhiều hộ gia đình khá giả cho người
ra ruộng cấy lúa nếp rồng, chọn lấy những bông mẩy, hạt vàng óng
đem về vò lấy hạt phơi khô, quạt sạch dành đến ngày 16 tháng Chạp
làm gạo đồ xôi. Tối 16 cho hông xôi, khi chín vợi ra đem giã
nhuyễn làm bánh dày - bánh hình tròn, mịn màng, thơm phức. Các
mâm bánh được bày trong chính điện, hai tòa tả hữu, lầu ca vũ và
cả trên sàn gạch trước chính điện. Ban điển lễ của xã thì sắm lễ tam
sinh như trâu (bò), lợn, gà... Cũng trong ngày giồ Đức Thánh Quả
Sơn, nhiều gia đình cũng trần thiết bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa:
người đã khuất và người đang sống về dự Chạp đền để nhớ ơn Uy
Minh Đại Vương.
Le tạ ơn Bà Bụt (còn gọi là Lễ hội mừng Xuân): Với tính chất là
lễ tạ ơn Bà Bụt nên lễ hội diễn ra gắn với hai di tích: Đền Quả Sơn
và chùa Bà Bụt (chùa Bà Bụt cách đền Quả Sơn 3 km) với các hình
thức sinh hoạt phong phú. Tương truyền, Phật Bà Quan Âm ở chùa
đã linh phù giúp Lý Nhật Quang thời gian làm Tri châu Nghệ An
trong việc kinh bang tế thế. Hàng năm, nhân ngày mất của Lý Nhật
Quang, nhân dân tổ chức lễ tạ tại chùa, tổ chức rước di tượng Lý
Nhật Quang từ đền Quả Sơn về chùa để làm lễ tạ ơn Bà Bụt. Đúng
theo quy định gần ngàn năm nay là “Hai mươi rước ngược, hăm
mốt rước xuôi”. Vào năm mở lễ hội thì sau khi khai Hạ (hạ cây nêu
ngày tết vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch), cả xã bãt tay vao
công việc chuẩn bị. Trước ngày chính lễ, ban phụng sự tiên hành
các nghi lễ: ,
Lễ mộc dục: sáng ngày 19 tháng Giêng (âm lịch) tiên hanh tam
rửa cho thần bằng nước vừa được rước từ sông Lam; tiêp đên thân
được lau bằng nước ngũ vị hương. Lễ nghi này diên ra trang
nghiêm, kín đáo. Sau khi tắm, tượng được đưa vê vị trí cũ làm lê
an vị. Ban tế lễ chia nhau nhúng tay vào nước tăm tượng, dùng taỵ
x°a lên mặt. Họ tin rằng làm như thế sẽ gặp điêu lành, tránh mọi
bệnh tật. Tất cả mọi người tham dự lễ mộc dục phải trai giới tư
niấy hôm trước.
Lễ gia quan: Sau khi lau rửa, họ tiến hành làm lê khoác áo mũ
cho tượng thần, tế trước long kiệu gọi là tê gia quan. Lê nay chi co
han chủ tế và các đô tùy tham dự. Mọi người phải dùng tay bịt
niiệng để tránh hơi trần tục ám vào thần linh.
Cùng với lễ mộc dục, lễ gia quan, ban phụng sự còn làm lê khai
quang, tẩy uế, tức là dọn dẹp vệ sinh trong, ngoài khu di tích và lau
chùi đồ tế khí sạch sẽ để chuẩn bị vào đám. Nước dùng trong lê
khai quang tẩy uế xưa và nay đều dùng nước ngũ vị hương.
Lễ yết cáo: ban tế do ban phụng sự tiến hành làm lê yêt cáo, xin
thân cho mở hội và mời các chư vị thần linh vê dự hội. Lê vật trong
tê yết cáo thường có thủ lợn. Thành phần dự lễ yêt cáo là những
người trong ban tổ chức. Kể từ sau lễ yết cáo thì trên bàn thờ đèn,
hương luôn được thắp sáng trong suốt lễ hội. Trong lê yêt cáo, chủ
te đọc bài văn tế thành tâm mời thần Uy Minh Đại Vương và các
chư vị thần linh về thụ hưởng. ,
, Lê tể thần: Lễ này có ý nghĩa là thỉnh mời và đón rước thân linh
dự hội để dân làng chúc tụng tỏ lòng biêt ơn dâng thân linh. Đay
nghi lễ quan trọng, lễ vật gồm có cỗ mặn và cô chay. Co mặn
thường có xôi gà, cỗ chay gồm bánh trái, xôi, chè, oản. Trên bàn
thơ có bày hương, đèn, nến và trong đền có trải chiêu đê ban phụng
sh lê quỳ khi tế. , ,
Sau lễ dâng hương là nghi lễ đại tế. Thành phân tham gia gôm:
h^ột đội bát âm (gồm tám loại âm thanh khác nhau, chia lam bon
bộ: bộ hơi có kèn, sáo; bộ gõ có chiêng, trống, mõ; bộ dây có đàn
nguyệt, đàn tam, đàn tứ, đàn thập lục và nhị hồ). Bộ phận này mặc
áo đen, áo xanh, đội mũ xếp
Một chủ tế (là người đức độ được dân làng tín nhiệm) mặc áo gấm
đỏ, hia đỏ, mũ đỏ; bốn vị bồi te mặc áo gấm xanh, mũ xanh, hia xanh.
Ban Chấp sự (gồm 4 đến 6 người) làm nhiệm vụ kiểm tra lễ vật,
dâng hương, dâng trà, dâng quả, dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc.
Những người được chọn vào ban tế phải trai giới 1 tuần đến 10
ngày trước đó và hôm vào te phải mặc lễ phục thống nhất của nhà
đền: đội mũ phốc đầu, bận áo rộng có đai, chân đi hia. Ngày nay,
trang phục tế lễ cũng không khác xưa về hình thức, màu sắc, chi
khác về chất liệu.
Nghi lễ tế Thánh được diễn ra theo đúng quy định, gồm: Hành
Tế Thánh đại lễ, chấp sự giả các tư kỳ sự (bắt đầu tế Thánh, các vị
chấp sự phải liệu việc của mình); Khơi chung cổ (đánh chuông
trống thường là ba hồi); Nhạc công tấu nhạc (phường bát âm cừ
nhạc); Thuế cân, nghệ quán tẩy sơ (các vị dự tế rửa tẩy, lau tay);
Chánh tế viên tựu vị (vị chánh tế vào đứng ở chiếù thứ ba); Bồi tê
viên tựu vị (các vị bồi tế vào đứng ở chiếu thư tư); Cử soát tế vật
(hai người chấp sự cầm đèn đưa cho vị chánh tế đi kiểm soát các lê
vật coi như có sơ suất không); Tham thần cúc cung bái (chủ tế và
bồi tế cùng lạy bốn lạy nhịp xướng theo nhịp xướng của người
xướng tế: hưng là đứng dậy, bái là lạy theo lối phủ phục toàn thân);
Hành sơ hiển lễ; Chánh tế viên nghệ hương án tiền (làm lề sơ hiến,
vị chánh tế bước ra ngoài, vòng lên chiểu thứ nhất trước hương án);
Quỵ (vị chánh tế quỳ xuống); Tiến tước (hai vị chấp sự đem rượu
đến quỳ cạnh chủ tế cho chủ tế rót. Chủ tể vái rồi đưa cho chấp sự
để lên bàn thờ); Phủ phục, hưng bái (chủ tế khấu đầu, lạy hai lạy)’
Bình thân, phục vị (chủ te đi ra, vòng xuống đứng lại ở chiếu thứ
ba); Nghệ độc chúc sở tại hương án tiền (chủ tể bước lên chiếu thứ
nhất); Quỵ (chủ tể quỳ xuống); Chuyển chúc (hai chấp sự lên bàn
thờ đem chúc xuống quỳ bên cạnh chánh tế); Tuyên đọc (người đọc
chúc quỳ bên cạnh tuyên đọc); Phủ phục, hưng bái (chù tế khấu đâu
lạy hai lạy); Bình thân, phục vị (chú tế vê chỗ cũ); Hành A hiên le
nghệ hương án tiền (dâng rượu lần thứ hai như lần sơ hiến); Phú
phục, hưng bai (khau đau lạỵ hai lạy); Bình thân, phục vị (chó tê vê
cíìocũ); Hành Chung hiên iế nghệ hương án tiền (dâng rượu ân thứ
báx Bình thân, phục vị (chu tê về chỗ cũ); Nghệtộ tó (0hú tê lên
chiêu lân thứ hai chờ lễ tộ sớ); Quỵ (chú tế quỳ ttnống); Tứ phúc
tộ (chấp sự lên ban thơ lay khay rượu thịt được thainhay gia tiiện
ban cho chú tê); Thụ tộ (chấp sự đưa khay rượu thh 1che1 chù1 tê
mang về sau khi tế xong. Chũ tế đón nhận, uõng mọ ọp
tượng trưng); Phủ phục, hưng bái (khâu đâu lạy hai ạỵ); in an,
phục1 vị (chủ tê về chõ cũ); Bình thân điểntn^^^ngtrà lên
ban thơ); Hanh tạ le cúc cúng bái (chù tế và bồi tếỊ tạ bôn lê); Bình
than phần chúc (chủ tế và bôi tế đỏng lui ra để người chập sự đòi
ÌỈO; Lễ tất (xong lẽ, moi người vái bạ vái) với tất c 34'bước Ngày
nay, nhiêu bước đã được lược bớt để gjị”‘
Sim chò phần hộiViệc đốt pháo được cắt bò theo Chi thị 406 g

ngày 8.81994 của Thủ tướng Chính phũ.


Sau lê tê Thảnh là rước Thánh: Đâylà
nét đặc săc nhát của lễ hội đèn Quá Sơn Ngày 19 là ngay trông
Aẹu di ảnh Đưc Thánh được di chuyền lên kiệu, lọngnga 1’bài vi
Đông Chinh Vương, Dực Thánh Vướng, bàn thờ hương ánngự?’
Ị và các đô tế Xác chằng buộclịkịu án n w tnrớc cứa đ

để chuẩn bị sáng hôm sau xuất phát. Đẻtn 19, phường hát chầu vãn
AS^StótâmkhácteynhaụtàctỊỊtct^lâucavũ^
ca tiêng hát, cung đan nhịp phách xen tiếng tiểu cổ, tiếng ô g â
vas Tv <12 giờ đêm), ba hồi chín tiêng trống và

chiêng đại vọng lẽn hòa Ao tiếng pháo nồ râm m báo tó*uám
tỵóc sắp bắt đầu. Mọi người ai vào việc náy. Hai độ thúy .ộ tập két
AẠ quy đ nh để chân chinh ụ n£ l/^Xu^vàTạc

hòi sáng Đoàn quân thủy do nhân dận hai langjh"


Aánh đám nhiệm Đoàn quA bộ do nhãn dàn 5 làng. Tập PMc
Nhân Bồi, Phúc Hậu, Nhân Trung và Phúc Yên đàm nhiệm_Đ»an
tỊuân bô gồm hai đội: đội chinh binh và đội dân hình, ội ân binh
phù giảrấtđông đảo, trong Zg phục chinh tê đã được quy định lân
lượt dàn lên mặt đường từ cửa đền đến hội Động Ngự. Sáu chiếc
thuyền rồng xếp hàng ngang trước bến, mũi quay vào chính điện.
Hai đội chính binh tượng trưng cho hai cánh quân bộ dàn thành
hai hàng dọc trước cửa đền, mặt hướng vào chính điện chờ lệnh.
Đứng đầu mỗi đội là viên suất đội, mình mặc võ phục, đầu đội mũ
võ quan xưa, lưng đeo kiếm bạc, chân đi hia, giữa cổ đeo một cái
tù, tay cầm chiếc trống tiểu cổ, tức là trống lệnh. Sau viên suất đội
là chín thị vệ mặc áo lính bằng nỉ đỏ, cạp xanh, lưng thắt khăn
trắng, cầm gưom tay co. Khoảng hơn năm chục đội viên khác đêu
mặc áo dài đen, đầu bịt khăn xanh, lưng thắt khăn đỏ, quần trắng
cuốn xà cặp, chia nhau vác giáo mác, gươm đao, phạng, dùi đồng,
phủ việt, côn, bạt xà mâu và nhiều thứ binh khí cổ khác. Mỗi đội
còn có một người mang ống loa đồng lớn.
Vào giờ Dần, tại nơi đặt kiệu Long Đình, lá cờ “mao tiết” và bôn
lá cờ “nghiêm túc” tiến ra giữa sân chỉ lên phía trước ra lệnh duyệt
binh. Tức thì, hiệu trống lệnh từ hai cánh quân dõng dạc nổi lên.
Cánh tả tiến sang phía hữu thành một vòng ngoài, khép kín từ cửa
chính điện đến tam quan. Cùng lúc, cánh hữu tiến sang phía tả
thành một vòng tròn khép kín ngược chiều với cánh tả. Khởi đâu
hai cánh đều tiến từ từ, sau nhanh dần vòng quanh chu vi tòa đên.
Giáo mác, gươm phạng, dùi đồng, phủ việt... nhấp nhô trên vai,
tiếng bước chân rầm rập, tiếng trống lệnh nhặt khoan, tiếng tung ho
vang dội... từ hàng quân cùng với tiếng hò vang dậy của hàng ngàn
dân tham dự, náo động cả một vùng làm sống dậy khí thể hùng
tráng xuất quân thuở nào của Lý tướng quân. Khi đã lộn đủ 3 vòng
thuận thì cánh tả quay ngoắt một trăm tám mươi độ đi vào vòng
trong, cánh hữu cũng quay ngoắt vượt ra vòng ngoài tiếp tục lộn ba
vòng nghịch mới kết thúc. Sau đó cánh quân tả tiến ra cửa tả quan,
cánh quân hữu kéo ra cửa hữu quan làm thành hai hàng dọc xen vào
đội dân binh đang dàn nghi trượng dọc đường.
Kết thúc duyệt bộ binh, kiệu Đức Thánh theo cửa chính ra sân
ngoài, dừng lại chốc lát để quan viên chức sắc Tập Phúc làng sở tại
làm lễ bái hạ (lạy mừng). Tiếp đến, đám rước cả trên bộ và dươi
sông nhất loạt lên đường hành tiến.
Dần đầu là hai chục lá cờ rồng, dàn thành hàng đôi, cán dài, mau
cờ ngũ sắc tươi mới phấp phới trong gió Xuân, tiêp đên là lá cơ To
quốc và lá cờ đại hình vuông mỗi cạnh độ 3,5 m, xung quanh có
các đường diềm vàng, trắng, đỏ, ngoài có rìa xanh, chính giữa thêu
bốn chữ “thượng thượng, thượng đẳng” rât lớn. Cột cờ băng go go
cao chót vót cắm giữa một cỗ xe bánh lăn, có sáu người keo va
đây. Sau cây cờ đại là đôi hạc gỗ, mang bành thêu băng kim tuyên,
cô đeo lục lạc bằng đồng. Hạc đứng trên lưng rùa đặt trên co xe co
bôn bánh lăn, có người kéo và đẩy, một người che lọng xanh va co
người lắc lục lạc. Tiếp nối là chiếc chiêng đông lớn treo trên giá
có bánh xe lăn, bốn người thay nhau kéo và đây, mọt ngươi cam
dùi điểm nhịp. Tiếp theo là đôi ngựa chiên (con Bạch va con Tia)
trên lưng có yên cương, dưới cổ đeo đạc đông cũng đặt tren banh
Xe lăn, có bốn người kéo và đẩy, một người che lọng vàng và một
người rung đạc ngựa. Chiếc trổng đại đặt trên giá có bánh lăn bôn
người kéo và đẩy, một người cầm dùi điểm nhịp nôi chân ngựa
chiên. Đôi hạc đồng lớn cũng được trang bị như hạc go, co lọng
che tiến trước chiếc hương án lớn chạm trổ tinh vi, sơn son thiêp
vàng, phía trên đặt thất sự, ngũ sự, hai bên che băng lọng vàng.
Tiếp sau hương án là một lá cờ đại có cột cao đặt trên xe có bánh
lân, lá cờ bằng nỉ đỏ dày, viền chỉ vàng, hai mặt nôi lên hai câu
“Bảo quốc hộ dân” và “Tham thiên toán hóa”. Chiêc sập1 ngự có
hậu bành, trên đặt đài trản và các đồ ngũ sự, thât sự do tám người
khiêng va bốn người luân phiên nhau cầm hai cây tàn che sập ngự
hến sát lá cờ. Phường bát am khá đông với đầy đủ các thứ nhạc cụ
dân tộc vừa đi, vừa tấu những bài thánh ca du dương, sùng kính
đường trước kiệu Long Đình. Hành tiến sát kiệu là lá cơ “mao
;ịểt” kèm theo hai bên có hai lá cờ “khâm sai”. Cây tàn chính ngự
l$ng lầy xuất hiện trước kiệu rồng. Người đệ cây tàn phải cường
háng, dung một dải vài đỏ quàng vào cổ dưới treo một cái ông có
Mt đầu bịt kín, cán tàn cắm vào đó, hai tay đỡ lấy cán cho tàn
thẳng đứng. Kiẹu Long Đình được chạm rồng trổ phượng, Sơn son
Ịhiểp vàng. 01 tượng mặc áo bào, đặt trong kiệu ở tư thế ngồi. Độ
thi vệ gôm 00 15 người thay nhau khiêng kiệu. Xung quanh kiệu
là tàn vàng quạt tía vây kín. Sau kiệu là hai chiếc cánh võng điều,
đòn chạm rồng phủ mui, trên mỗi cáng đặt một chiếc tráp (hộp)
sơn son có họa tiết tinh vi.
Trên đây là hàng chính giữa của đám rước thần, còn hai bên: kê
từ đầu đến cuối là hai binh đội đã tham gia “lộn quân” (duyệt binh)
dàn thành hai hàng với đầy đủ khí giới trong tay, hộ vệ đám rước.
Xen giữa hai hàng quân là một rừng cờ: cờ xéo, cờ vuông, cờ đuôi
nheo... đủ màu sắc rực rỡ phấp phới suốt chiều dài đám rước.
Sau khi duyệt bộ binh, kiệu Đức Thánh Lý Nhật Quang theo cửa
chính hướng ra ngoài tiến đến Động Ngự, đội hình rước bộ dừng
lại để Thánh duyệt thủy binh. Cờ mao tiết, cờ khâm sai, võng điêu
dàn ra hai bên, kiệu Long Đình ngoảnh mặt ra sông Lam. số thuyên
tham gia gồm 6 cái: 2 thuyền bơi, mỗi thuyên 14 người; 4 thuyên
chèo, mỗi thuyền 26 người. Trên thuyền được bổ trí như sau: 1
trống to, 1 trống nhỏ, 2 bộ nao bạt, 4 cờ hội, 4 cờ Tổ quốc, 4 người
cầm gươm, về trang phục: mỗi trai tráng đứng mũi mặc áo đỏ, câm
cờ chỉ huy, một người cầm lái mặc áo xanh, số còn lại mặc áo vàng,
đỏ có nẹp. Trên thuyền nhỏ được bố trí 1 trổng nhỏ, 4 cờ hội, 1 bộ
nao bạt. Các thuyền rẽ sóng xếp hàng chữ nhất hướng lên kiệu. Tức
thì pháo lệnh nổ ran. Đội thuyền chiến triển khai theo kế hoạch đã
định quay vòng trên quãng sông rộng ba vòng thuận, ba vòng
nghịch ngược chiều nhau. Sáu chiếc thuyền đua nhau lướt trên mặt
nước từ chậm đến nhanh. Lễ duyệt thủy quân kết thúc, đoàn thuyên
rồng dàn theo hàng dọc ngược dòng lên Bến Chùa.
Hành trình đám rước trên bộ lại chuyển động. Người trẩy hội hòa
vào hoặc nối đuôi cuộc hành quân “ngựa xe như nước áo quần như
nêm”. Đại cổ, tiểu cổ, chiêng, thanh la... điểm nhịp hành quân-
Trên đường rước bộ, khi đi qua các đình làng Thanh Xuân, Nhân
Bồi, Phúc Hậu, Nhân Trung, Trạc Thanh, kiệu Đức Thánh đều dừng
lại chốc lát để quan viên chức sắc và dân các làng đó làm lễ bái hạ-
Việc bái hạ thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ tri ân cùa nhân dân đôi
với Đức Thánh, cũng là nét đặc sắc của lễ hội đền Quả.
Lễ tạ ơn Bà Bụt: Khoảng đầu giờ ngọ, hai đoàn thủy - bộ đêu
cùng một lúc đến chùa Bà Bụt. Đội thuyền rồng quay mũi vào bên-
ra^vlỏ chiaChiihig^rố^nat hẲ cac “
sân chùa, quay vĩùXỏg giờ phút thiêng liêng
của phuơng bạt âm1 đồng nhịp ng;â vang tr nggio p™ ££
cùa ỉễ ụ ơn Nghi thức 8^8'1;^“ X có tì lâu đời, đông
động văn hóa tam linh mang'nétđặc ng «»8 0^ " £ ị? gio
thời đây là dịp khơi dậy traỵềntho g đâutranh^“rg
nước của các bậc tiền nhân, toat le
cùa dân tộc. , ^.A Ouang được rước đến
Sau lễ tạ ơn, kiệu Đức Thánh ý N ật đêm. Đê™
hành cung, được chăng đèn kết hoa lộ g lây đe nghi J ùa*
^ĩâm minhaủ trổ tài nhẵngngón z nhịp

phách và giọng hát điêu luyện. Ngoài sân, các phu Kính*Tị ịhức
tuồng cổ biểu diễn những vở che : Qua
gặp tiên hay vở tuồng Trưng Trăc, Trưng V • bị cho dợt
Rạng sáng ra quân Chiêụg
ui quàn cũng khấn trương. dô cập nh na ra ““ qũân

húy, bộ sẵn sàng “lộn quân ’? ná““oó sôi đọng. “Lộn


, ,vòng"ghi'ch’trêLS!?„.,at đă săn sẵn ktẹù Đức Thanh
quàn”kếtdiúc,nghitrượng.hànhquânđãsăpsăn, ^^7 s “
ãi cung trở về Đền Quà. Khoáng gần trưakiệu vao c
«snỊy 21.01 ị ..

aiM'n. _ ng’, „ ? nă?u„S}nJiâyTuv nhiên đe đơn gian, ban to


,ẫn khln!‘nuhứt và 11 hôi chi diễn ra ìroẲg ụgạy
uhúc có lồng ghép các ngh thức và le 91 en t„ớ“đây. Mặc
20-01 (âm lịch) không kéo dài sang ngay • n á thế
s? SSè nht đ“ế55

■người dân vùng Bạch Ngọ>c nó 1 ™eng va .


^vớ^gutt thùngẶ.tộc^^7^;

à anh hùng hào kiệt giúp dân, cứu nướ va 1 a •


thành thân thánh, phù trợ quốc thái, dân an. Quan mẹm
khá đậm nét trong cả phân lê va phan họi.
1.2. Phần hội:
Nểu phần lễ thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính và linh thiêng
mang đậm sắc màu văn hóa tâm linh thì phần hội lại diễn ra với
không khí náo nức, vui tươi, lôi cuốn nhiều thành phần tham gia,
thể hiện sự giao lưu giữa các cộng đồng dân cư.
Khu vực xung quanh đền Quả Sơn, người đi trẩy hội kín cả một
vùng; các phe, giáp, phường hội náo nức đua chen thi tài. Thời gian
dành cho phần hội kéo dài từ ngày 17.01 (âm lịch) cho đến khi kết
thúc lễ hội. Theo truyền thống, ban ngày diễn ra các hoạt động: đua
thuyền, kéo co, đánh cờ thẻ, đẩy gậy,... ban đêm có các phường
chèo, phường tuồng, hát ví, phường vải, hát dặm, hò... Hiện nay
ngoài các trò chơi dân gian truyền thống, còn có các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như múa, hát, bóng đá, bóng
chuyền. Mỗi người dân hân hoan vui vẻ tham dự các hoạt động vui
chơi giải trí như để quên đi nỗi vất vả nhọc nhằn đời thường..-
Những trò chơi và hoạt động văn hóa dân gian diễn ra trong lễ hội
đã trở thành một nét đẹp văn hóa của nhân dân cùng Bạch Ngọc từ
bao đời nay.
Hội đua thuyền: được coi là một trong những nội dung sinh động
nhất, thể hiện tính độc đáo và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân
dân địa phương tham gia. Hội đua thuyền diễn lại khí thế hùng
tráng xuất quân thuở nào của Lý tướng quân. Cuộc đua diễn ra
trong thời gian hai ngày từ 18 đển 19.01 (âm lịch) nhung việc
chuẩn bị diễn ra hàng tháng trước ngày lễ hội. Thuyền đua có hình
thon dài, mặt ngoài hun khói lá xông và bôi trơn để tăng độ lướt
trên nước. Thuyền đua cũng được trang trí đầu rồng, đầu phượng,
đầu long mã. Các đội đua được lựa chọn từ các xã trong huyện. Đê
thắng cuộc, làng hoặc giáp phải chọn các trai tráng khỏe mạnh, thạo
sông nước, luyện tập trước đó vài ngày. Mỗi thuyền đua có 20 tay
chèo và một người chèo lái ở mũi thuyền gọi là chèo đốc, làm
nhiệm vụ chỉ huy. Bên cạnh đó là người cầm cờ và một người cẩm
mõ để phát lệnh khua quân. Trang phục của các đội có màu đỏ,
trắng, vàng để phân biệt.
Cáo thần xong, khi một hồi trông lệnh xuấtt phát;gióng vang
các dầm tung xuống nước cùng một lúc n an > 80"’ £°a '
Trên đường đua, mõ thúc, cờphâh dâm khoát nướcuạ ®
vun vút Hai bên bờ sông Lam, dân làng đứng xem vỗ tay reo
hò Họ? đukhuyên là hoạt động vui chơi giải trí gìnvới cư dân vùng

sông nước. Hàng nam, cứ đen mùa lễ hội. các đội đua *nyê tham
? . ' . ■” . 11 '___ .,,vẴn Chỉ trừ những lúc bận rộn, còn
gia thi đấu liên tục, thường xuyên Chi trư nnưi gi'uv uạutyt> —
lại thời gian nông nhàn họ tập luyện để đến mùa lễ 1^»8 "to
thi tà. tẵ các độfb"n Họ cho răng thuyền cùa mình nếu thắng

thì năm đó dân làng làm ăn thịnh vượng, vfỲi


«0 eo-dĩn ra ờ sân phơi băng «y thùng “ ^h w

khan giả Mm đọl chơi 20 ngươi (10 nam yỳ 1“


cùa sân mình, nghe hiệu lệnh, cùng nhau ra sưc e .
được phan dẩy cua đoi phường qua vạch ranh giới ê sân ù Ộ1
minh là thắng trong tiêng hò reo vang dội của ^ườixeưư

xưa. Bàn cơ thương co kịch cở 60x60cm, đống băng 1 »1 8° tô"


Chung quanh có đường diêm cộng bằng gỗ. Con cờ trài có đư^ g
tành khoang l-3cm, ti; theoẶh thuớc cùa ban cờ^ê dày con cờ
ỉn cờ có°ẫ s coi Sàm ha*

quý đựợc làm bằng ngà voi. Bàn cờ có tát ca 32 on,cu a 011^
cưa bang nhau Mỗi be“n có 16 con Quân “ "ớ";^’c";on
Xe, phao, mã, tồt. Trên mặt lọng bàn cơ CÓ hè đường; i cùa các con
*. Mạtcon cờ được me băng chữ Hán và có tô màu để phân biệt
hai nửa bàn cờ khác nhau. trên nền
“ Cờ bàn có thê đánh trên bàn độc trên g; ưimg.chõng, trtonên

•thà, ngoài thềm, ngoài sân, dưới góc c?y b‘iy rẽ". ;■ ờ
M đó có thể đật được bàn và có chỗ cho ngtrời đ^h ờ ngôh
Khách chơi cờ bàn thường là hai "^■^“^SxSchÔ
5 ưea Bta cờ va con cà z to và

cỏùn u í sắt đ| connCơátNhưSX khoảng dăm

c° một chiếc gậy dài để điêu khien c


ba chục người, có khi hàng trăm người cũng có thê xem được. MÔI
ván cờ diễn ra trên tinh thần hữu nghị có khi chỉ 5 - 7 phút nhưng
cũng có khi kéo dài hàng buổi hoặc hàng ngày. Trong cuộc thi, thời
gian chơi cờ sẽ được khổng chế. Đối thủ nào kéo dài thời gian quá
hạn là vi phạm luật, sẽ bị “hồi trống” đình chỉ ván cờ và coi như
bị thua cuộc.
Lễ hội Đền Quả Sơn được coi là lễ hội trang trọng, thể hiện tập
trung tư tưởng và tâm lý cộng đồng bao gồm lòng sùng kính, biêt
ơn, tôn vinh những bậc quân thần có công với làng với nước; biêu
hiện ý thức cộng đồng và sự gắn bó giữa những người cùng làng,
cùng được hưởng ân đức của thần, đồng thời thể hiện mong ước vê
một cuộc sống no đủ, thái bình, thịnh vượng. Hội làng không chỉ có
cúng tế mà còn là dịp để dân làng tìm hiểu về thần tích các thân
được thờ, về lễ nghi, khoán ước và các tập tục của làng.
Tóm lại, Lễ hội đền Quả Sơn là nơi tích tụ, bảo tồn, phát huy văn
hóa làng xã, đã được duy trì trong quá khứ qua nhiều thời kỳ lịch
sử cho đến ngày nay.
2. Lễ hội Đình Long Thái
Đình Long Thái được xây dựng vào đầu thế kỷ XVII tại làng
Long Thái (xã Thái Sơn) để thờ vua Lê Trang Tông. Tương truyền
vào đầu thế kỷ XVI, trong lúc chạy loạn bà Bùi Thị Ngọc Thụy đã
đến đây và sinh hạ vua Trang Tông. Mười sáu năm làm vua, ông đã
có công rất lớn trong việc dẹp giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống
ấm no cho muôn dân. Theo “Cựu Lê sự tích ”, sau khi vua Lê Trang
Tông mất, dân làng được hưởng nhiều ân đức nên lập đình miếu đê
thờ và tôn làm Thành hoàng làng. Đồng thời rước chân hương các
vị cựu Lê ở đền Đức Hoàng thuộc làng Bỉnh Trung về thờ tại miều.
Miếu thờ đồng thời cũng là nơi bàn việc làng, việc nước và các sinh
hoạt văn hóa của địa phương cho nên nhân dân gọi là đình. Đình
thường được coi như cung cấm, lúc đầu thờ vua Lê Trang Tông,
Thái phó Quỳ Quốc công Lê Khang, Chiêu ứng Sùng tịnh nghiệp
vương Lê Thọ, bố mẹ vua Lê Trang Tông là Lê Thiệu và Bùi Thị
Ngọc Thụy. Làng Long Thái trước đây có rất nhiều đình, đền, micU,
nhà thờ họ để thờ các vị nhân thần, nhiên thần, thần tổ các: dòngỊ ọ.
Những cong trinh nay đã bị hư hỏng nên dân làng đã bài vị
cùa các vị thần về hợp tự tại đình. Vì vậy biện nay, ngoài t ờ vua
Lê Trang Tông và cựu Lê, đình Long Thái còn thờ vị ác
nhưng Le Trang Tông vẫn là vị thần chủ của đình.
Ngày xưa tại đình Long Thái 00 hai kỳ lễ! chính vào ngày 29
tháng Giêng ( à ngày mát của vua Lê Trang Tông) và ngày 16 thang

coi là lễ chinh- trớ thanh le hội liên quan đến cácdtích như: đen
ĐốcHoang, đền Đá Yên, nen Nghinh thần. Lề hội xuất phát từ đi
Long Thái và kết thúc cũng tại đình. ,
Những năm gần đây, Lễ hội đình Long víHlu khách thâp
mô vùng, thu hút đông đảo nhân dân địa p.ỵyngí va ac
phướng tham dự. ự hộichMt1 w
Giêng (âm lịch) nhăm tưởng nhớ công đức của các vị phúc thân mà
tiêu biểu là vua Lê Trang Tông.
2.1. Phần le: ~ , ià 1Ẫ tíi
Phẩn le gồm: lễ khai quang, lễ yết cáo ? hác
Lễkhai quang: Trước lê hội cácvị chức ắc trong làng,
cao niên, các thỉnh niên trại trang ăn mặc đẹp đẽ chinh'‘ê
lang đe ìàm công việc chuân bị. Đô tế khí bao gồm: long đình, tó

vi, kiệu bạt cống, cờ ngũ hành, tàn tứ linh, long ao, a ao, cu,
ngựa, hạc được lau chùi sạch sẽ bằng nước thơm ngu b đlồ^bằỉ
0 tế khí đ“ỏ bày biện uy nghiêm lộng lẫy, ngh
bản, hành lê thẹo thứ tự quy định. Ngày hội,tra* đình thưò g
đựợc treo cờ thần (cờ hội)1, cờ ngộ hành, cơ p non, ■ •
gôm xôi thịt, hoa quà, trâu rượu là những sạn ^1 c"aJ“
nghiệp Ngoại rạ, mỗi Ỉần tế tự làng g^> tìòntnuaniột oontóukhôc
m?nhỊbeotót để làm thịt phục vụ tê tự Mâm nỗ tẽ tụkhông
chi thề hiện lòng thanh ma con lá mọt cuộc sá.hạc rèn tay nghê
nữ Công gia chánh cùa phụ nữ. Soạn lễ và soạn cỗ tế thần không chi

' h’““làn(cờhội)treoIrẽncâyưe

’ên trời (thọng linh). Tre lại mọc thành từng khóm khăng k Ít nnau °
đ°àn kết để chống lại thiên nhiên khắc nghiệt và tạo sự gắn bó tình làng nghĩa
là sự phân công theo nghĩa vụ mà thực sự là cuộc thi tài âm thầm
của chị em phụ nữ. Việc dâng tiến cho thần tức là muốn thần phù
hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu để năm sau lại có lê
vật dâng thần, đó là ý thức cầu phồn sinh.
Lễ yết cáo: Được tổ chức tại đình vào tối ngày 12.01 âm lịch
nhằm mục đích báo cho các thần và xin phép các thần được tổ chức
tể lễ và lễ rước vào sáng hôm sau.
Le rước kiệu: Lễ rước là sự gắn kết các di tích có cùng truyên
thuyết về vua Lê Trang Tông ở tổng Bạch Hà. Lễ rước được tiến
hành vào sáng sớm ngày chính tế, thành phần gồm chức sắc và
nhân dân trong làng. Đi đầu đám rước là hai lá cờ mao tiết, tức cờ
chỉ huy của các vị tướng cầm quân tượng trưng cho uy thế của thân.
Sau cờ mao tiết là cờ ngũ hành năm màu đỏ, vàng, xanh, trắng, đen.
Kế đó là cờ tứ linh, thêu hình 4 con vật long, ly, quy, phượng. Sau
lớp cờ là chiếc trống sơn hai người khiêng. Người đánh trông
thường là người chỉ huy đám rước gọi là thủ hiệu. Sau trống đên
chiêng, chiêng trống làm nhịp cho đám rước. Hai con ngựa gỗ sơn
màu đỏ và màu trắng được đẩy trên bánh xe. Kế đến là người vác
bát bửu, long đao, mã đao, chùy và hai báng gỗ đề chữ “tĩnh túc
(giữ yên lặng, nghiêm trang) và “hồi ty” (tránh đi), tiếp đến là
phường bát âm với đàn, sáo, nhị. Sau đó là người khênh kiệu Long
đình. Kiệu Long Đình là chiếc kiệu có mái, bên trong có đỉnh trâm
hay bình hương, ngũ quả. Kiệu Long Đình có 4 người khiêng (gọ1
là chân kiệu) và 4 người đi cạnh để thay thế. Long Đình có tàn, lọng
che. Sau đó là một kiệu bát cống và bài vị thần. Các bô lão và các
viên chức của làng mặc áo thụng đi sau kiệu.
Đoàn rước đi đến đền Đức Hoàng, khi lễ tế xong rước kiệu và bai
vị của Lê Trang Tông về đền Đá Yên, qua nền Nghinh Thần và vc
đình Long Thái làm lễ đại tế. Sau đó rước ngược lại và về đình làm
lễ tạ. Lễ rước kiệu là nét đặc sắc thể hiện sự trang nghiêm long trọng
của lễ hội đình Long Thái, thu hút đông đảo quần chúng tham gia-
Lễ đại tế: Sau khi thần được rước về đình thì làng tổ chức lê đại
tế với đầy đủ chủ tế, bồi tế, đọc chúc, Đông xướng, Tây xướng, quan
viên, đội nhạc. Chủ tế còn gọi là mạnh bái là một vị cao niên c0
phẩm hàm hoặc đỗ cao nhất làng, thường là ông tiên chỉ hoặc ong
đám nhất của làng. Khi các vị thông xướng hô khâu lẹnh, chiêng
trông, nhã nhạc nổi lên, buổi đại tê lân lượt theo đúng bai ban quy
định. Nghi thức buổi tế có nghênh thân, hiên lê (dâng le than linh),
âm phúc và thụ tộ (được ăn uống), lễ tạ. Sau buôi đại tê, ngươi ta COI
thần luôn có mặt ở đình, các chức sắc, bô lão phải chia nhau túc trực.
Trước đây, khi đại tế xong, làng tô chức hát ca trù (hát ả đao) đe
chúc các vị thần, các quan viên chức săc, chúc cả dan lang được
rnọi điều bình yên, no đủ. Tiếp đến, làng tô chức ăn uông linh đinh
Vui vẻ ngay tại đình. Trong khi đó, tại môi gia đình đêu chuân bi co
hàn để mời người thân, mời bà con và nhân dân ở các làng khác ve
nhà mình ăn uống. Bà con quan niệm răng, ngày hội lang la ngay
vui nên trong không gian nơi diễn ra lê hội đêu đây ăp không khi
tâm linh không chỉ dân làng xa gần về dự lễ hội mà có cả các VỊ
thánh thần, các vị tiên tổ. Do đó, lòng ai cũng CỞI mở, han hoan.
2.2. Phần hội: , x
Bên cạnh phần lễ, làng Long Thái tô chức phân họi rat long
trọng. Trước ngày đại tế có phần khai mạc lê hội ở sân ngoai đinh
và được tổ chưc trang trọng với sân khấụ ngoài trời, ở đ(5 được
trang trí phông, cờ sặc sỡ. Đong đảo đại biểu, quần chúng nhân dân
tụ hội làm lễ chào cờ, nghe đọc diễn văn khai mạc, khai trong, xem
Cac tiết mục hội trống và văn nghệ chào mừng hâp dân. Các trò chơi
dân gian, các hoạt đọng văn hóa, văn nghệ được diễn ra liên tục và
sôi nổi như hát ả đào (tại nhà ca vũ), chơi vật cù (tại thửa ruộng
tfước đình) và hội tống thuyền (rước thuyền quanh làng) ve tới đình
Va làm lễ tống thuyền (giấy) xuống cầu Đồng Rao (một nhánh cua
sòng Lam).
T Hội Vật cù gắn với tuổi thơ của cậu bé Lê Ninh (sau này là vua
Lê Trang Tông) khi còn nhỏ đã cùng chơi với trẻ chăn trâu Theo tập
hàng năm, đầu Xuân đến ngày khai Hạ (7.01 âm lịch), khiL làng
làlìl lễ hạ nêu, dân làng tổ chưc hội vật cù nhằm biêu dương sức
mạnh trong dân thôn đe bước sang năm mới làm ăn gặp nhiêu may
rán, cuộc sống âm no. Hội vật cu được chia làm hai phe Đông và
^arn' Lực lượng mỗi phe được làng chia trước theo các dòng họ.
Dụng cụ gồm một gốc chuối to đẽo tròn, sân chơi ngay trước đình
làng, hai đầu sân có hai lỗ cù. Khi chơi, lực lượng hai phe đứng chờ
sẵn hai bên. Làng cử một người có địa vị, uy tín đại diện cho làng
đứng giữa sân nâng cù lên cao và tuyên bố cuộc chơi bắt đầu. Cù
được thả xuống, theo đó hai phe hò reo tranh nhau cướp cù. Khôi
người vòng quanh quả cù mỗi lúc một đông, di chuyển lúc sang
Đông, lúc sang Nam. Đội nào đưa được cù vào hố là chiến thắng.
Sau một thời gian nhất định, hội vật cù kết thúc, mọi người vui vẻ
ra về và bắt tay vào vụ sản xuất mới.
Hội tống thuyền được tổ chức vào ngày 29.01 âm lịch hàng năm.
Mục đích chính của hội tống thuyền là các gia đình, dòng họ làm lê
tạ, cầu yên tại đình để xua đuổi những tà ma, nghịch đạo, dịch lễ ôn
hoàng nhằm cầu mong một năm làm ăn yên ổn, dân tình khỏe
mạnh, không có dịch bệnh.
Cách thức tổ chức: làng làm một chiếc thuyền giấy tương đối lớn
rước chạy xung quanh làng, đi theo thuyền có đám trẻ nhỏ hò reo
(hề hề hề), thầy phù thủy tay cầm mác, đuốc sáng vừa đi vừa gọ1
“ôn hoàng dịch lệ, ngụ quỷ tam phương, nghe trống nghe chiêng,
ra đình mà trẩy”. Thuyền đi đến đâu mọi người trong các gia đình
cầm roi dâu (chỉ dùng roi bằng thân, cành cây dâu) đánh mạnh vào
khắp nhà và hô “chuột chuột, bọ bọ trôn ở nơi mô, ra đình ăn cô’ ■
Sau đó, thuyền chạy vòng quanh làng vê tới đình (mỗi trẻ nhỏ đi
reo hò được thưởng một đồng tiền). Khi lễ xong, thầy phù thủy tông
thuyền xuống cầu Đồng Rao.
Tục đánh đu: tục này có hai hình thức gọi là đu ta và đu tiên. ĐU
ta xuất phát từ đồng bằng Bắc Bộ. Trò chơi gồm hai người (một
nam và một nữ) cùng đu rất vui nhộn và sinh động: “Trai co gối hạc
khom khom cật, gái uốn lưng cong ngả ngả lòng” (Hồ Xuân
Hương). Đây là trò chơi thuần túy, vui vẻ, ít khi chấm giải nhưng
lại khá hấp dẫn với mọi người, nhất là đám thanh niên. Đu thường
làm trên bãi đất trống trước đình bằng 4-6 cây tre tươi chôn thành
hai hàng, chụm ngọn vào nhau, cách nhau một khoảng để khi đu
được an toàn. Trên đỉnh của hai hàng tre được gắn vào một ròng
rọc. Từ ròng rọc gắn hai cây tre dì (không già cũng không non) 1ÙU1
thành hai tay đu; ngọn tre ớ trên
đụcKlìpbàn đập cho:người choi giẫm; Nf2 a Sn đu Sau

dạ, một nam mọt nữ quay mặt vào nhau và cùngs ‘“1 “■
mỗi Tuộc chơi, mọt so cạp đã nên vợ nện1 chồng. Ngoài đu.1ta xưa
kia tại đình Lỏng Thái X " đut^^o ngày^g ^0
một gióng gô to cạo 1 ,8 mét phía‘rên ® ”1 ca0 0,6^ ét chí hại
mét, giữa cóngười
ngườ?ngồi, đất đâu
dưới hai
trục quay, ì^ng đcọt
xoayđục ^ngTrẲn
u qugo ™ơc thanhđiệu,
cácXh 20.

người xưa cũng chạm những hình hoa la, ong nuv VOVH .
Thanh niên nám nữ an mạc đẹp, hát những câu chúc mừng g
tiếng vồ tay hân hoan của dân làng. đ
, Chơi cơ ngươi: trò chơi này trong ũ hội < nhLong Thái đưọc
tồ chức rất vui nhộn, thường diễn ™ '^s trai' co gái tư
Các làng Sẽ chọn quân cờ của mình băngcác chàng tn“3*8«*
12 đen 20 tuTmẵi bên gồm 16 nam tay > 6 ”“ «* 5"'

có một tướng, hai sĩ, hai tượng, tai e, ha ma «8» am ou


Mỗi loại quan có thể có trang phục nêng. M01 ưo
ghêjho quân ngôi vi cuộc chơi c° “ nghiêm chinh.

Điều khiển cuộc chơi có hai cái an nhầm một

đữ^.?"?.? t™s
“.. ứ,c ờ bâi. đấ!.í"tumh tóc là sát hạch, hễ nước cơ cao

ị ĩ: Moi ben sẽ có vai đưa ụhỏ


cờ, quân cờ sẽ bước đi đến chô đã c ỉ. 01 e . hê ai
vui nhộn cầm trống, cầm thanh la đê p ỵc nư chng
chậm đi sẽ bị khua trống. Tiếng trông . Tnrác kia, hội

dánh cờ người được tổ chức rãt bài an, 01 • _. diễn


£5^555‘ ĨSHn riXvw hôi «Ịng được

tiếng teổng’ ,uến?.ĩh.^^ mtơc đt ví thơi xưa không có


đánh lên tương ứng với mọtquâncờđ ợcđi- VH «xu» ”
tfòng hồ nên tiếng trống là đơn vị ước . ỗ
của mỗi quân cờ. Trong một trận đấu, nếu sau ba hồi trống bên nào
mà không đi nghĩa là “bí nước” và phải chịu thua.
Chọi gà: là trò chơi dân gian truyền thống của người dân Việt
Nam nói chung, người dân Đô Lương nói riêng. Chọi gà được tô
chức tại các sới, đó là một khoảng sân đắp đất có vây dây thừng
xung quanh. Đe có được con gà chọi hay, đòi hỏi người chơi phải
đầu tư công phu và có kinh nghiệm, từ việc chọn giống gà, xem
tướng gà, nuôi dưỡng, luyện tập... Đấu trường là bãi cỏ hay sân đình.
Trước hết, chủ gà sau khi xem kỹ gà của nhau mới nhận lời thách
đấu. Thấy đối thú, con gà nào cũng dựng lông, cổ, ngực vốn đã đỏ
lại càng đỏ hơn. Chúng vươn cổ từ từ tiến đến gần, há mỏ kêu ưng
ức như hăm dọa. Con thì mổ dọa, con thì đá dọa trong không khí.
Và khi một con lựa được miếng xông vào, thế là cuộc chiến bắt đầu.
Hai con quây nhau lựa miếng đá, con gà tót mổ và cắn được vào
mào hay cổ nhảy đánh đòn liên tiếp mấy quả và thêm một quả bôi
nữa. Con kia phải áp lại chui cổ vào cánh hoặc gài cổ vào cổ đôi
phương để vừa lấy sức vừa cầm cự đồng thời lựa miếng trả. Ớ ngoài,
người xem hồi hộp, cổ vũ, bất chấp chúng có nghe được hay hiêu
được không. Giữa đấu trường, hai con gà càng chọi nhau càng hăng
lên. Con này đánh đòn, con kia trả đòn. Có những cú đòn hay, người
xem khen rầm rộ, chủ gà thì kiêu hãnh. Đến khi một con cảm thây
yếu thế bỏ chạy, hoặc bị đánh vào chỗ hiểm ngã lăn quay ra, cuộc
đấu kết thúc. Chủ gà thắng ôm gà vào lòng vuốt ve, phấn khích như
chính mình đánh thắng. Chủ gà thua nhìn gà của mình thương hại.
Chọi gà là trò chơi vừa mang tính giải trí, vừa là hình thức nuôi
dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đông
trong các hội làng.
Bên cạnh các trò chơi dân gian, Lễ hội đình Long Thái còn có
hát ca trù. Trước cách mạng tháng Tám, ca trù là một bộ phận
không thể thiếu của hội làng. Hát ca trù ở đình không những trình
diễn cho quan viên chức sắc, dân làng mà cả đấng thần linh, nhât
là Thành Hoàng trong làng nghe. Trước khi vào hát, các kép đào
phải trai giới trong vài ba ngày, tắm rửa sạch sẽ. Khi ngồi hát, đào
nương phải nhịp theo các tiết mục hành lê và các động tac cua
người tế.
Lễ hội đình Long Thái thu hút hàng nghìn người tham gia. Mọi
người vừa đi trẩy hội vừa để thanh lọc tâm hôn. Trong không khi
linh thiêng và thoải mái, con người dê gạt bỏ những đieu xau đe
cùng hướng thiện, về dự lễ, con người gãn kêt VỚI nhau hơn, cung
chỉ ở nơi đây, con người mới cảm nhận hêt sự lăng đọng cua hon
quê trong quá khứ hiện về qua những tập tục cô. Lê vật dâng hiên
vậ lá cờ thần (cờ hội) là sự hội tụ của khát vọng bình yen va đoan
hêt, đồng thời bảo lưu được thuần phong mĩ tục của đìa phương.
3. Lễ hội đền Đức Hoàng Ă
Sự tích vua Lê Trang Tông đã được nhăc lại nhieu lan trong cac
phân trên (Dấu ẩn lịch sử hay đền Đức Hoàng). Trong mục nay, chi
đê cập đến phần lễ hội.
Đền Đức Hoàng ngoài thờ vua Lê Trang Tông còn thơ 4 VỊ nưa
đó là:
1. Hiển Công vương Lê Khang - con của Lê Trừ, cháu gọi Lê
Lợi bằng chú ruột
2. Quang Nghiệp vương Lê Thọ - con của Lê Khang
T 3. Trang Giản vương Lê Thiệu là người đã lập đền và là con của
Lê Thọ
\Bà Bùi Thị Ngọc Thụy - vợ của Lê Thiệu ,
Lễ hội đền Đức Hoàng là lễ hội truyền thống mang yêu tô văn
hóa tâm linh. Mọi hoạt đọng của lễ hội gắn liền với di tích kệt hợp
với một sổ hoạt động văn hoa, văn nghệ truyền thống. Lê hội diên
ra trong hai ngày 15 và 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm
Lũng như Lễ hội đền Quả Sơn và Lễ hội đình Long Thái, trước
w lẹ, đền Đức Hoàng được treo cờ đại, nhiều cờ phướn, cờ ngũ
Lanh cắm hai bên đền. Phần lễ gồm các bước:
Lễ khai quang tẩy uế: lễ này có đọc bài văn khai quang và dùng
tttiớc thơm ngũ vị để lau chùi. . , , X 1
Lễ cảo yết: được tổ chức tại đền để báo với các thân và xin p ep
ưỢc tổ chức lễ hội. ị J
^Lễhội đêm hoa đăng: đây là nghi thức đặc biệt nhát của Lê hội
đên Đức Hoàng. Lễ hội được tổ chức trọng thể với nghi thức trang
nghiêm, thành kính để lại nhiều ấn tượng cho các tăng ni, phật tử
cũng như đông đảo nhân dân tham dự. Trước đây, ngay từ buôi
chiều 15/1 (âm lịch), khuôn viên hồ nước cạnh đền Đức Hoàng đã
chật kín các tăng ni, phật tử, nhân dân địa phương và du khách. Đên
tối, hàng trăm ngọn đèn được thả xuống khiến không gian lễ hội
ngập tràn sắc màu lung linh. Qua đó, người dân Đô Lương cũng
như du khách thập phương gửi ước nguyện mưa thuận gió hòa, mùa
màng tốt tươi, nhà nhà hạnh phúc an lành. Đây là nét đặc trưng
riêng có ý nghĩa nhân văn cao cả; thông qua đó giáo dục truyên
thống cho thế hệ trẻ, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Lễ đại tế', mô phỏng lại một buổi thiết triều tại hoàng thành
nên được diễn ra rất uy nghiêm, trang trọng. Khi đại tế, các chù
tế, bồi tế và hành lễ phải chấp hành đủ các bước từ “chấp sự già
các tư kỳ sự” đến lễ tất, nhạc được gióng lên, điểm đúng lúc,
đúng bài bản. cỗ tế lễ bao gồm xôi gà, hương, rượu, hoa quạ
được bày trên bàn thờ, khói hương nghi ngút thành kính. Sau lê
yên vị, lễ hội kết thúc.
Hội làng không chỉ có cúng tế mà còn là dịp thu hút các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các trò chơi như: chơi cờ thẻ,
kéo co, chọi gà1... Lễ hội đền Đức Hoàng nhằm phục hồi, chọn lọc,
phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của quê hương, tạo
không khí vui tươi lành mạnh cho nhân dân trong những ngày đâu
xuân. Đồng thời tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa các xã trong
huyện, giữa huyện Đô Lương với các huyện bạn, gợi mở hướng phát
triển về tiềm năng du lịch trong tương lai của huyện nhà.
4. Lễ hội đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan
Đen thờ họ Nguyễn Cảnh ở xã Tràng Sơn được xây dựng đê thơ
các thế hệ tiên tổ họ Nguyễn Cảnh tài năng, khí phách, đức độ c°
công lớn trong sự nghiệp tạo dựng triều Lê Trung Hưng. Năm 1664,
triều đình nhà Lê đã ra ban chiếu lấy đền thờ Thái phó Tấn Quỏc
công Nguyễn Cảnh Hoan làm nơi thờ 4 vị tiêu biểu nhất cùa dòng
họ Nguyễn Cảnh là:
Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (1521 - 1576)

1 Các trò chơi này đã được mô tà ở Lễ hội đình Long Thái


Thái bảo Thư Quận công Nguyễn Cảnh Kiên (1543 - 1619)
Thắng Quận công Nguyễn Cảnh Hà (1583 - 1645)
Liêu Quận công Nguyễn Cảnh Quế (1599 - 1658)
Năm Giáp Thìn (1664), triều đình quyết định hàng năm cứ đên
ngày Rằm tháng Ba âm lịch tổ chức Lê hội đên thờ Nguyên Canh
Hoan và cứ đến năm Giáp thì tổ chức Đại lễ hội gọi là Thập niên
đại lễ hội. Đại lễ hội đầu tiên tổ chức vào năm 1664, đen nay đa
được 340 năm. Mục đích của lễ hội là phát huy truyen thong trung,
cân, nhân, nghĩa, bảo quốc hộ dân” của ông, cha, tô tiên. Nọi dung
được thể hiện bằng sinh hoạt văn hóa mang đậm săc thai dan tọc
như: lễ rước, lễ dâng cỗ chay trên bàn thờ tô tien. Đem van hoa
thường hát các làn điệu dân ca xứ Nghệ, các trò chơi dan gian
truyền thống của địa phương. ' _ x
Đại lễ hội được tổ chức trong ba ngày. Mở đầu lễ hội là lê rước
các vị tổ các chi ở nhà thờ các nơi tập trung về đền thờ Nguyễn
Cành Hoan ở xã Tràng Sơn. Lễ rước là rước bài vị tổ tiên và các săc
đtrợc triều đình phong tặng. Đám rước có kiệu rông, tán, lọng, bát
bửu, voi giấy, ngựa giấy; có nhạc cụ dân tộc rộn ràng, du dương phù
hợp với từng bước của lễ hội rước... , x
Sau lễ rưởc là lễ dâng cỗ chay lên bàn thờ tô tiên. Mâm co chay
thường có ba lớp. Lớp trên gồm những thức ăn dùng đê uông rượu,
1ỚP thứ hai là thực cỗ, lớp thứ ba là thức ăn để tráng miệng. Tât cả
ba lớp đêu làm bằng xôi hoặc bột gạo hoặc bằng các chất liệu được
chê biến từ hoa quả.
Những 00 chay tạo hình nghệ thuật là một sinh hoạt vãn hóa
tryyền thong thể hiện sự rèn luyện, tài năng, khiếu thâm mỹ của các
nang đàu hoặc con gái dòng họ Nguyên Canh. ,
Tối ngày 14 và 15 âm lịch, trên sân trước đền thờ tô chức các
hoạt động văn hoa, văn nghệ như múa sạp, đánh cồng chiêng,
^ng; rượu cân của chi họ Nguyễn.Cảnh ở làng Đồng Văn huyện
Tân Kỳ, hát đối đáp nam nữ giưa con cháu dòng họ Nguyên Cảnh
yói bà con quanh vùng tới dự lễ hội, tổ chức ngâm vịnh thơ ca
btiyền thống.
Gần đây, trong lễ hội còn có tiết mục biểu diễn môn võ cổ truyền
dân tộc Thái cực trường sinh đạo. Đây là môn võ rèn luyện thể chất do
Đan Sơn đạo sư Hoàng Giáp Nguyễn Thái thuộc chi Hiến Nghĩa hâu
của dòng họ Nguyễn Cảnh ở làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn sáng
tạo ra cách đây 200 năm. Cùng với biểu diễn Thái cực trường sinh đạo
còn có thêm các lễ: Truy điệu liệt sĩ, lễ mừng thọ các bậc tôn trưởng.
Những sinh hoạt vãn hóa truyền thống trong lễ hội tại đền thờ
Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan được duy trì và phát
triển 340 năm đã góp phần tạo nên những giá trị văn hóa mang đậm
sắc thái bản địa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, trong đó có
văn hóa tâm linh của con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh và nhân dân
trong vùng. Lễ hội nhằm ôn lại truyền thống trung - cần - nhân -
nghĩa, yêu nước của dòng họ, đồng thời là cơ hội để phát huy khả
năng sáng tạo những giá trị văn hóa mới, là dịp hội tụ bạn bè, thi
hữu gần xa, mười năm mới có một lần.

c. TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO, PHONG TỤC, TẬP QUÁN

I. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN


1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Các gia đình ở Đô Lương nhà nào cũng cỏ một bàn thờ tổ tiên-
Điểm tựa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin vào
việc con người có linh hồn. Theo đó, khi con người chết đi, thể xác
tiêu tan vào cát bụi nhưng linh hồn không chết và luôn ngự trên bàn
thờ sống cùng với gia đình, con cháu. Thờ cúng là để giữ linh hôn
tổ tiên luôn ở bên con cháu. Việc thờ gia tiên được thể hiện ở hai
nơi chính: tại từ đường (nhà thờ họ) và nhà con trưởng trong gia
đình. Các con trai thứ cũng cỏ thể lập bát hương thờ gia tiên nhưng
chỉ có ý nghĩa trong gia đình nhỏ của mình.
Tại Đô Lương, nhiều làng ngoài đền, đình, chùa, miếu, nhà ván
thánh... họ nào cũng có nhà thờ họ. Một số nhà thờ họ có thờ các
danh nhân tiêu biểu như:
Nhà thờ họ Nguyễn Công ở Thái Sơn thờ các vị tiên tổ của dòng
họ, trong đó có một số vị có công với quê hương đất nước, tiêu biêu
là Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370) danh nhan noi
tiếng đời Trần. ,
Nhà thờ họ Nguyễn Đình ở xã Xuân Sơn, thờ phụng tien to va
hậu duệ của dòng tộc, trong đó có nhiêu người đã có những cong
hiến lớn lão cho triều đình Lê, Nguyễn, như: Nguyễn Xí, Nguyễn
Đồng Dần, Nguyễn Đồng Tân, Nguyên Đình Kiên. ,
Nhà thờ họ Hoàng Van ở Đông Sơn thờ phụng các bậc tiên tô
của dòng họ, trong đó có nhiều nhân vật có công với dân, với nước
thời Hậu Le, tiêu biểu là Hoàng Phúc Đặc, Hoàng Văn Thanh,
Hoàng Văn Dinh.
Nhà thờ họ Nguyễn Văn tại xã Thuận Sơn được xây dựng thờ yị
thủy tổ và các hạu duệ của dòng họ có công với dân, với nước thời
Lê như Nguyễn Văn Mận, Nguyên Văn Kính, Nguyên Van Duan...
Nhà thơ họ Thái Đắc ở Bài Sơn thờ các vị tiên tô họ Thái Đăc
dã có công “khẩn trạch, chiêu dân, khai cơ, lạp aP • ,
Nhà thơ họ Nguyên Nguyên ở Đông Sơn, thờ các bậc tiên tô của
dòng họ trong đo có hai danh nhân là Nguyễn Hữu Tô và Nguyên
Nguyên Thành. , , , X
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng ở gian giữa và được: săp đặt cân
thận. Theo ‘'Thọ mai gia lễ” thì “ngũ đại mai thân chủ”, hê 5 đơi
thì cất thần chu của cao tổ đi, nhắc tằng tổ khảo lên bàn trên rôị đem
ông mới mất thê vào thần chủ ông khảo. Quy ước này theo phong
tục của ngươi Việt Nam gọi là cựu tộc hay cừu thể (tức 9 đời) gôm
cạo, tằng, tô, phụ, thân, tử, tôn, tằng, huyền. Như vậy,.có 4 đờ mình
(thân) phải làm gỈỖ la phụ (là cha), tổ (ông nội), tằng (cố nội) và can
(cao). Trên nữa gọi chung là tổ tiên.
,, ở những gia đinh khá giả, bàn thờ gia tiên thường chia làm 3 lớp:
1ỚP ngoài cùng là êhiêc phản (hoặc đất trống) để trải chiểu1 cho mọi
nsuời ngồi khi làm iễ5 lớp thứ hai là một hương án trên đạt đo tam
sv hay ngũ sự: lư hương và cọc sáp bằng đồng (hoặc gổ), hộ đèn
^n, mâm đong, bình hoa, cỗ đài rượu, đài nước, khay trau. . . lớp
tr°ng cùng mới là bàn thơ tổ tiên, có khán và bài vị. Ngoài ra còn
c° dại tự và câu đối ca ngợi công đức to tong.
Những gia đình kinh tế eo hẹp, bàn thờ thường được làm bằng
tre hoặc gỗ, có khi chỉ là một tẩm ván gác đậu trên bờ vách. Nhiêu
gia đình đã dùng mặt hòm chứa thóc làm bàn thờ, trên chỉ bày bát
hương và lọ lộc bình (hoặc ống bằng tre) để cắm hương.
Người Đô Lương nói riêng, người Nghệ An nói chung, quan
niệm dương sao âm vậy cho nên cúng tổ tiên bằng cả đồ ăn lẫn đô
mặc, đồ dùng, tiền nong. Bên cạnh đó là hương hoa, trà rượu. Rượu
có thể có, có thể không (nếu có phải là rượu gạo) nhưng ly nước lã
thì nhất thiết không bao giờ thiếu. Người dân quan niệm nước là
thứ quý nhất (sau đất) của dân nông nghiệp lúa nước. Sau khi tàn
tuần hương, đồ vàng mã được đem đốt, chén rượu cúng được đem
rót xuống đống tàn vàng. Có như vậy, tổ tiên mới nhận được đô
cúng tế. Hương khói bay lên trời, rượu (nước) hòa với lửa mà thâm
xuống đất. Đó là sự hòa quyện Lửa - Nước (âm dương) và Trời -
Đất - Nước (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc.
Ngày giỗ họ, con cháu tề tựu ở nhà thờ họ đông đủ. Cúng tê
xong, ông tộc trưởng hay một người nào đó có vai vế trong họ đọc
gia phả cho con cháu nghe. Ngoài việc thờ phụng tổ tiên, đây là dịp
để mọi thành viên trong họ duy trì các mối liên kết về tình cảm
huyết thống, là nơi sinh hoạt để bàn về những việc trong họ như tê
tự, vào đám, làm chay, bồi đắp mả tổ họ, tương trợ trong họ.-;
những tục lệ tế tự trong làng có thể bị bãi bỏ, song ngày giỗ họ, tê
họ thì luôn ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Đô Lương.
Cây có gốc mới sây cành, sum suê, hoa lá, nước có nguồn mới
bể rộng sông dài, con người phải có tổ tiên, có các thế hệ trước mơi
có mình được. Đối với người Nghệ Tĩnh nói chung, người Đo
Lương nói riêng, tổ tiên thuộc về cái “ta” của họ, của gia đình, ca
nhân trong “họ”, trong gia đình hòa vào cái ta chung ấy. Là giá tfl
tinh thần cao cả linh thiêng nên sự thành đạt của từng cá nhân, của
mỗi gia đình, sự tồn vinh của cả dòng họ đều được giải thích bănể
công đức tổ tiên, sự vun đắp và cả âm phù của tổ tiên.
2. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
Tín ngưỡng thờ thần của người Đô Lương không chỉ đóng khuọể
trong phạm vi gia đình, ngoài các vị thần tại gia, còn có các thân
linh chung của thôn xã. Quan ưọng nhất, đó là việc thờ thần Thành

Cũng nhu thổ công trong một nhà, Thành Hoàng; trong; mộtlàng
là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc ọa c 0 an an .
Thành Hoàng còn biếu hiện ưho lịch sử, phong tụỌ’ đạo đức, pW
luật
moi zcùng hy vọng
8hXô hỉnh,cùa
tó cà làng, lại là thứ
cho lỊXã thành mộtưy
qưycn yc >có .0
s*eưđông
cộng
chức và hệ thông chătchẽ. Hâu hết Thành.Hoàng 0Đò Lưcmgđêu
Múc thân Phúc thân chia íàmba hạng: ỊỊttr^ẳng^mTrưng
đằng thân Hạ đăng thân Song ThànhHoàng0 ĐÔILuông.cũng đa
dạng, co the chia lam hài loại: nhiên thần (bao gồm cá thiên ã )

và nhân thần. . , là
Nhân thần là những vị thần có tên tuôi, tươc VỊỊ ro’
những người có công lập rà lang xă> "^Í^Cu thỉ ờ Đô
Ị sông hoặc mất đi ó làng, là tô sư các ngành nghề. Cụ thê, ớ Đô

Lương có những đền thờ nhân thân sau: < Thái nhó
Đền “g Yen Tứ (nay là 1 Yên Son thừ phụng Tha ptó

Chân Quận công Thái Bá Du. vốn tinh.thông binh pháp đời
Nguyên Hòa (1533-1548), ông theo vinh Quận công nhonXang
Ai đánh nhà Mạc, lập nhiều chiến cộng,> nh.»!*»««
nhiều lần. Khi mát, được tỊg là Tư Mà Thái Phó có sắc phong cho
lập đền thờ Thần rất linh thiêng, thường hiên hn .
Đền Đức Hoàng ờ xa Ỵên Sơn thờ vua ư Trạng Tông.
-Bền z z và các đền; định ố “0 làng thuộc xiã Bạclh Ngọc

ựa (nay là ba xã BồiSot,
Lam Sơn, Ngpư Sơn1 thòUy/linh g
Lý Nhật Quang - anh hùng dân tộc, ngựời có công lao to g
Việc khai phá, phát triển vùng đât Nghẹ An t ƠI Ỵ-
' lưnTrạcThanhơìmẸạchNgỌCCUÍnay thuộcxãLamSmiKhờ

Bặng Minh Bích. Ông đỗ Đệ Tam 8iáP T‘ê"ỉ “ làm ùẵn


Thìn niên hiỊ Hồng ĐứcX (1484) đòi Lê Thánh Tông, làm quan

thần đời Lê.


Đền Đông Trung xã Đông Sơn thờ Trần Kim Vĩnh, thần khai canh.
Đền Kẻ Gà ở làng Yên Trạch, tổng Bạch Hà (nay thuộc xã Thái
Sơn) thờ Nguyễn Quang Thiều.
Đền Thuần Trung (làng Thuần Hậu, xã Trung Sơn) thờ Tấn Quốc
Công Nguyễn Cảnh Mô.
Đền Hội Thiện (làng Cự Đại, xã Trù Sơn) thờ Ngọc Hoa công
chúa, con gái thứ 9 của Trần Dụ Tông.
Đen Nại Lăng (làng Yên Lăng, tổng Yên Lăng cũ nay thuộc xã
Hòa Sơn) thờ Thái Gia Linh ứng tôn thần.
Đền Phúc Đồng xã Liên Sơn (thị trấn Đô Lương) thờ Đức
thánh Giáng.
Đồn Đào Giang (tổng Lãng Điền cũ) thờ Thái Đăng Khoa .
Đền Khai Long (xã Trung Sơn), đền Đức Thánh Đệ Nhị, đình Kệ
Nghi (xã Minh Sơn), đền Linh Kiểm (xã Thuận Sơn) đều thờ
Nguyễn Trung Ngạn - danh thần tiêu biểu thời Trần, người có công
khai phá, lập trang, mở mang dân trí khuyến khích các làng xã mở
trường dạy chữ.
Nhiên thần và thiên thần là núi, sông, đá, nước, cây, sấm, chớp,
mưa, gió... có khi vẫn để nguyên, có khi được nhân thể hóa, phàm
tục hóa. Nhưng tại sao lại thờ? Đỏ là theo sự hiển xưng hoặc có thê
chống được mọi tai ương, đại loạn, nổi tiếng linh thiêng khắp nơi
thì thờ. Sự thờ phụng Thành Hoàng không ngoài mấy chữ: nhớ ơn,
kính, sợ và tin. ở Đô Lương có các thiên thần được thờ:
Đền Bụt Đà ở xã Đà Sơn thờ Đức Thánh Thái Giám.
Đồn Đặng Thượng ở xã Đặng Sơn thờ Cao Sơn Cao Các (Cao
Sơn quốc chủ Đại Vương).
Ngoài ra, còn có giếng làng ở xã Trù Sơn, giếng Thang ở xã Đông
Sơn, Miếu già ở xã Đà Sơn, núi Bạc Đầu, lèn Mỏ Diều xã Bài
Sơn... Như vậy, các làng xã ở Đô Lương đều thờ khá nhiều thân,
trừ những thần gọi là thần bản thổ hay bản cảnh, không có sãc
phong, những thần có sắc phong hoặc có duệ hiệu rõ ràng đêu la
Thành Hoàng. Từ đó, giúp hiểu rằng, những nhân thần và nhiên
thần được thờ ở Đô Lương trước đây đều phản ánh nhân sinh quay
và thế giới quan của nhân dân Đô Lương, đặc biệt phản ánh tính
cách con người Đô Lương. Đó là con người yêu nước, trọng nghĩa
khinh tài, cần cù lao động, yêu thích văn chương, biết tôn trọng
những giá trị tinh thần và vẻ đẹp của con người, của lý tưởng, dũng
cảm chống chọi mọi lực lượng hắc ám đê làm nên cuộc sông và bảo
vệ cuộc sống. Việc mỗi làng, xã có đền thờ một vị Thành Hoàng
riêng, phản ánh thực tế là mỗi cộng đồng làng xã có những quyên
lợi về kinh tế, chính trị, xã hội riêng, những giá trị vật chât và tinh
thần riêng, có những truyền thống văn hóa, lịch sử riêng nên mỗi
làng có một bản sắc riêng. Phần lớn làng xã Đô Lương đêu thờ
Thành Hoàng là những người có công với nước với dân.
3. Tín ngưỡng thờ Thổ Địa
Bên cạnh tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, ở Đô Lương còn có tín
ngưỡng thờ Thổ Địa, tuy không sâu sắc nhưng cũng khá lâu đời và
phổ biến. Thổ thần hay thần Thổ Địa gọi là “Thần Bản Thô” thường
được thờ tại một cái miếu nhỏ hay trong một ngôi chùa. Thô Địa một
khi được thờ cúng và đã có một “trụ sở” nhất định thì cao hay thâp
cũng là một loại nhiên thần trong làng. Theo đà tiên hóa của xã hội,
khi làng có một lãnh địa nhất định thì thần Thô Địa với sự linh
thiêng và thần uy của mình có nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn cho
người dân trên phần đất ấy. Nhưng vai trò của các thô thân thương
đứng sau các vị Thành Hoàng, không được hiện diện trong các nghi
lê chính thức của làng xã như khi làng tế, câu yên, mở lê hội...
Bên cạnh thổ thần quản lý lãnh địa của cả làng còn có Thô Thân
chỉ quản lý khu vực nhỏ như cái giếng, cánh đông, bãi tha ma...'
Trong phạm vi gia đình, ngoài thờ tổ tiên, người Đô Lương còn
có tục thơ Thổ Công. Thổ Cong - một dạng của mẹ đất là vị thân
trông coi gia cư, ngăn chặn tà thần, định đoạt phúc họa cho một gia
đtnh. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: đât có Thô Cong, song co
Bà Bá.
Mối quan hệ giữa Thổ Công (địa thần) với ông bà tổ tiên (nhân
thần) trong gia đinh rất thú vị: Thổ Công định đoạt phúc họa1 cho cả
nhà nên là vị thần quan trọng nhất nhưng ông bà tô tiên sinh thành
ra ta nên được tôn kính nhất. Đổ giữ được hòa khí giữạ cac than va
không làm mất lòng ai, người Đô Lương xếp ông bà, tổ tiên ngự tại
bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa và một bàn thờ nhỏ thờ Thổ Công.
Tuy có địa vị kém hơn nhân thần nhưng quyền lực lại lớn hơn:
trong gia đình, Thổ Thần được coi là “Đệ nhất gia chi chủ”. Mỗi
khi giỗ ông bà, tổ tiên, đều phải khấn thổ thần trước rồi xin phép
Ngài cho ông bà, tổ tiên về “phối hưởng”.
Cũng như rất nhiều hiện tượng khác của văn hóa Việt Nam nói
chung, xứ Nghệ nói riêng, truyền thuyết về Thổ Công là một câu
chuyện chứa đầy ý nghĩa triết lý: sở dĩ Thổ Công là thần đất và cũng
là thần bếp vì đối với cư dân nông nghiệp ở Đô Lương đất - nhà -
bếp và người phụ nữ đồng nhất với nhau, đều tối quan trọng như
nhau. Bởi thế, ở Đô Lương cũng như nhiều nơi khác, nhiều gia đình
làm lễ cúng ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ngày Táo Quân về trời.
Việc thờ cúng Thổ Công trong làng xã ở Đô Lương thể hiện nghi
thức tín ngưỡng đi theo thường được gọi là lễ tục. Dù bàn thờ Thô
Công được lập ở trong nhà hay góc sân, góc vườn thì vào ngày sóc
(mồng Một), ngày vọng (ngày Rằm) và những khi gia đình có giô
tết đều có trầu rượu, hoa quả để thắp hương cúng vái.

II. TÔN GIÁO


1. Nho giáo
Chưa ai rõ Đạo Nho ảnh hưởng đến Đô Lương từ bao giờ, chỉ biêt
trên đất Đô Lương nói chung, vùng Bạch Ngọc nói riêng trước đây
hầu như xã nào cũng có nhà Thánh thờ Khổng Tử. Tiêu biểu như
vùng Bạch Ngọc có một nhà Thánh để thờ Khổng Tử và 8 Nghè thờ
Tiến sĩ gồm: Nghè Đôi, Nghè Thái, Nghè Phúc Hậu, Nghè Cửa cộ,
Nghè Cồn Lũy... Các di tích cùa “Đạo Nho” này giờ chỉ còn là hoài
niệm của người dân Bạch Ngọc. Thời gian trôi đi với bao biến cô đã
xóa sạch vết tích xưa cũ, không ai có thể nhận dạng dẫu đó là cái
nền nhà, móng tường. Tuy là một xã thuộc miền bán sơn địa, đât
không rộng, người không đông nhưng Bạch Ngọc đã có những 9 đên
đài thờ tự của Nho giáo. Điều đó khẳng định, đã có một thời Nho
giáo được đề cao và thực hành trên đất này, ước mơ đỗ đạt học V II.1 * *
Tiến sỹ, Trạng nguyên Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp đã thành
tâm nguyện của hầu hết con cháu Bạch Ngọc.
Thực ra, Khổng giáo vốn không phải là một tôn giáo nhưng có
thờ đức Khổng Tử và thất thập Nhị hiền, có cúng vái, có các nho
sinh tôn sùng với các thư tịch được coi như kinh bổn mà bất cứ
người nào khi bước chân vào cửa Khổng đều phải học cho kỹ, học
thuộc lòng. Khổng Tử đã hệ thống hóa những tri thức và tư tưởng
trước ông, chủ yếu nhằm vào các vấn đề đạo đức và chính trị cho
kẻ sĩ, quân tử phải cách vật trí tri, chính tâm thì mới thực hiện được
lý tưởng: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Với tam cương, ngũ
thường, học thuyết của Khổng Tử đề cao đạo lý của con người
trong các mối quan hệ từ gia đình mở rộng đến dòng họ... Tât cả
được thể hiện trong "Tứ thư” (Đại học, Trung dung, Luận ngữ và
Mạnh Tử) và "Ngũ kinh ” (Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch,
Kinh Xuân Thu). Học thuyết của Khổng Tử trở thành một hệ thông
học thuyết về đạo đức, tôn giáo, chính trị thống trị của Trung Quôc
và cả Châu Á trong hàng nghìn năm.
Nho giáo vào nước ta khá sớm nhưng phải đến đời Trân mới trở
thành Quốc giáo và phát triển rực rỡ dưới triêu Hậu Lê. Đên thời
Nguyễn, Nho giáo theo phái Minh Thanh mang nhiêu yêu tô tiêu
cực và đến năm 1919, khoa thi cuối cùng được xem như sự cáo hêt
của nền Nho học. Thực ra, đạo Nho dưới nhiêu hình thức vân còn
tôn tại dai dẳng cho mãi tới ngày nay. Ngày nay, Đông cũng như
Tây người ta đang quét đi lớp bụi thời gian, muôn tìm lại nội lực
cùa nhân dân và thiết lập nhân loại hài hòa theo học thuyêt Thiên -
- Nhân của Nho học cổ phương Đông.
Hệ thống giáo dục Nho giáo phát triển xuống đên cơ sở làng xã
Việt Nam. Vùng đất Đô Lương từ lâu có tiếng là nơi hiếu học.
Nhiêu tên đất, tên làng, tên núi như: Văn Khuê, Văn Lâm, Văn
Trường, “Núi Bút, ngọn Nghiên, hòn Mực” thể hiện thái độ trân
trọng của nhân dân đổi với việc học hành, khoa cử với một quan
niệrn học để biết và hiểu đạo lý làm người. Nhiều gia đình tuy
nghèo nhưng vẫn tìm cách cho con ăn học. Vì vậy, ờ Đô Lương,
Những người có học vấn không phải chỉ có xuât thân từ gia đinh
8iàu có. Các bậc nho sỹ, khoa bảng nơi đây đêu hay chữ nghía,
thích văn thơ, khảng khái, hào hiệp và trọng khí tiết. Do đó, một
khi đất nước bị nạn ngoại xâm, phần lớn họ đều hăng hái tham gia
chống giặc cứu nước hay mỗi khi bị ép buộc phải làm những việc
phi đạo lý thì dù làm quan đầy quyền lực và bổng lộc, nhiều người
vẫn sẵn sàng treo ấn từ quan trở về quê làm nghề dạy học hay bôc
thuốc cứu người. Tiêu biểu như Đặng Minh Bích, đậu Tiến sỹ năm
Quang Thuận thứ 10 (1484) đời Lê Thánh Tông, người Bạch
Đường, Tiến sỹ Nguyễn Nguyên Thành (1851) người Đông Sơn,
Tiến sỹ Nguyễn Thái Đễ (1849), Phó bảng Nguyễn Thái Tuân
(1880) người Yên Sơn... Mặc dù học rộng tài cao, đường công
danh rộng mở, các ông vẫn sẵn sàng tham gia phong trào Cân
Vương chống Pháp cứu nước, cứu dân. ở Đô Lương có nhiêu
dòng họ nổi tiếng về truyền thống hiếu học, về học vẩn và đỗ đạt
cao như họ Nguyễn Cảnh, họ Thái Bá. Hiện nay, ở các nhà thờ họ
còn lưu danh nhiều người con của quê hương với nhừng tài năng
và công trạng lớn.
Bạch Đường là vùng đất có truyền thống Nho học, các dòng họ
lớn như họ Lê, họ Đào, họ Cao, họ Đặng, họ Nguyễn, họ Hoàng,
họ Phan... đều rước thầy về dạy cho con cháu trong dòng họ, một
số người thảng thái đi làm gia sư ở các làng xã trong huyện. Các VỊ
thông Nho như các Hiệu sinh Lê Vinh Tiển, Đào Hạo, Lê Chí Viên,
Đào Kiểm, Đào Xuân Trâm, Đào Quý Hiển, Lê Văn Trữ... đêu
được vinh danh trong những ngày tế lễ Thánh ở các đền thờ Không
Tử - thường gọi là “Nhà Thánh”. Là vùng đất học nên việc tế Thánh
rất nghiêm túc. Ngoài nhà Thánh và 8 Nghè thờ Tiến sỹ ở vùng
Bạch Ngọc, nhiều làng xã ở Đô Lương cũng có nhà Văn thánh, Vãn
từ, Văn chỉ như: Thượng Sơn, Vãn Sơn, Lưu Sơn, Yên Sơn, lànể
Phúc Đồng, làng Phương Liên, làng Vĩnh Đức (thuộc thị trấn ngày
nay). Nhà Thánh thờ Khổng Tử thường có bệ thờ thay cho bàn thơ
hương án. Chỉ có những người trong Hội Tư vãn, những “tín đo
của đạo Nho mới được tham dự khi có tế lễ ở nhà Văn Thánh. Mo1
năm tế hai lần gọi là Xuân tế và Thu tế. Ngoài ra, năm nào Nha
nước có mở khoa thi, các sĩ tử trong làng hoặc trong tổng, trong
huyện cùng họp nhau lại dâng lễ vật ở nhà Văn Thánh để tế lễ, gọi
là lễ cầu khoa.
Nói những người trong Hội Tư văn là “tín đồ” Nho giáo song
không phải chỉ có họ theo đạo Nho. Phần lớn người dân nghèo đói
lam lũ, mấy ai được đến trường, không biết rõ về Khổng Tử, Mạnh
Tử... nhưng họ biết được chữ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, cân, liêm,
dũng - những triết lý cơ bản về đạo làm người của Thánh hiên. Do
đó, dù ít hay nhiều, trong mỗi người dân đều có tư tưởng Nho giáo.
Vốn là những người lao động, cần cù chịu khó, mang đạo đức, tinh
thần, cốt cách tốt đẹp của dân tộc, của quê hương nên những nét tích
cực của đạo Nho dễ du nhập và ăn sâu trong tâm trí môi người dân,
hòa quyện với truyền thống và đạo lý trong dân gian, tạo nên cái
chân - thiện - mỹ của mỗi con người. Đen nay, khi sự giao lưu văn
hóa rộng mở, nhiều luồng tư tưởng mới xuất hiện nhưng những yêu
tô tích cực của Nho giáo vẫn được nhân dân trân trọng và gìn giữ.
2. Phật giáo
Thời Lý, vùng Đô Lương ngày nay đã xuât hiện Thiên sư có
trình độ cao, đó là Thiền sư Y Sơn. Sách “Thiền uyên tập anh
(Anh tú vườn Thiền) chép:
Thiền sư Y Sơn tu ở chùa Đại Từ, trường Đại Thông, huyện
Long Phúc, họ Nguyễn, người ở cẩm Hương, phủ Nghệ An. Sư
hình dạng tuấn tú, nói năng hoạt bát. Lúc bé, sư học Nho, thông
kinh sử, chọn bạn giao du đều được tiến ích, nhât là kinh điên Phật
8*áo, sư lại càng chú ý nghiên cứu. Năm 30 tuôi, sư xuât gia theo
học một vị Trưởng lão trong làng, rôi đên thụ nghiệp Viên Thong
Quốc sư ở kinh đô, được Quốc sư truyền tâm ấn. Sau khi đăc đạo,
sn đi hành hóa và tế độ chúng sinh. Của nả thập phương quyên
Cung, sư đều đem dùng hết vào việc thờ Phật.
Thiền sư thường thuyết giảng cho các môn đô:
‘Các ngươi nên biết: Như Lai thành bậc chính giác không có
điêu gì không quan sát, đói với mọi pháp đều xem là bình đăng. Đó
ta điêu duy nhất không có gì phải ngờ vực.
Không tâm, không đi, không dừng, không lường, không ngăn
cách, không thiên vị bên nào, trụ giữa trung đạo, vượt qua tất cả
ngôn ngữ, văn tự, truyền đến tất cả chúng sinh lượng đẳng thân1,
tất cả mọi cõi lượng đẳng thân, tất cả tam giới2 lượng đẳng thân,
truyền được như chân như lượng đẳng thân, tất cả mọi hạnh lượng
đẳng thân”.
Khi Thiền sư sắp viên tịch, gọi môn đồ bảo: “Ta chẳng trở lại cõi
này nữa”
Khi ấy, cây hoa trước nhà tự nhiên rụng bông, chim yến, chim sẻ
kêu vang bi thảm suốt ba tuần không dừng. Khi đó, nhằm ngày 18
tháng 3 niên hiệu Kiến Gia (1213). Sư an lành thị tịch.
Tìm hiểu về sự phát triển của hệ thống các chùa ở Đô Lương có
thể khẳng định: Phật giáo du nhập vào Đô Lương từ rất sớm.
Sách “Lịch sử Nghệ Tĩnh ” chép: “Ở làng Bụt Đà (Phật Kệ, Đà
Sơn, Đô Lương) xưa kia dưới chân núi Đà có chùa Bụt Đà, trên
đỉnh núi lại có am, viện để thờ Phật. Tương truyền các công trình
tôn giáo đó là do Thái sư Lý Đạo Thành lập ra để thờ Lý Thánh
Tông, trong thời gian ông làm Tri châu ở Nghệ An”3.
Điều đó chứng tỏ, núi Đà đầu triều Lý đã là trung tâm Phật giáo
của tỉnh Nghệ An. Khi vào quản châu Nghệ An, Lý Đạo Thành đã
cho phát triển vùng Phật Kệ thành trung tâm, chính trị, văn hóa, lây
Phật giáo làm tôn giáo chính. Vùng đất Bụt Đà lúc này vốn chưa có
nhiều người sinh sống, chỉ có ngôi chùa Bụt Đà sìmg sững.
Văn bia trùng tu chùa Bụt Đà vào năm Ất Mão (1615) do Tiên
sĩ Lưu Đình Chất soạn, cho chúng ta biết cụ thể thêm về diện mạo
đích thực của chùa cổ Bụt Đà - “Một cõi phật vào bậc nhất” trước
và sau trùng tu.
“Thiên Nam từ xưa có chùa Bụt Đà là một danh lam. Phía bên
trái có các ngôi tháp đứng thành hàng, phía bên phải có dòng nước
uốn khúc. Trước sông là chợ, bên suối là cầu. Đây thật là một CÕI
phật vào bậc nhất.

1 Lượng đẳng thân: thân bình đẳng của Phật, vốn có trong tất cả mọi pháp.
2 Tam giới: Dục giới, sắc giới, vô sắc giới.
3 Lịch sử Nghệ Tĩnh, sđd, tr 94.
Trải bao năm tháng, chùa Bụt Đà đã trở thành ông Phỗng, chỉ còn
trơ lại một cái nền thôi, ai trông thấy cũng không khỏi ngậm ngùi... ”
Sau khi Quảng Phúc hầu Nguyễn Cảnh Hà cùng vợ là công chúa
Trịnh Thị Ngọc Thái “Đã chọn ngày lành, tìm gỗ tốt gần đấy, gọi
thợ tới trùng tu chùa trên núi Bụt Đà, tiêu tốn không biết bao nhiêu
mà kể, sửa chữa Cam lộ thượng điện 3 gian, thiên hương 3 gian,
tiền đường 7 gian, tả vu 3 gian, am bên phải 3 gian và tam quan có
gác 3 gian. Chùa tu sửa xong lại tạc tượng phật để thờ”1.
Sách “Lịch triều hiến chương loại chi” của Phan Huy Chú viêt
Ve chùa Bụt Đà như sau:
“Núi Viện Sơn (tức Đà Sơn) ở thôn Bụt Đà, xã Phật Kệ, huyện
Nam Đường, trên núi có chùa cổ. Ngoài rừng có chợ, người ở đông
đúc. Đổi ngạn có núi Thiên Nhẫn thuộc huyện Thanh Chương, xa
trông một màu xanh biếc”2.
Mồi khi đến ngày lễ chùa, phật tử và nhân dân vê chùa rât đông.
Nọ là những người buôn bán trên sông nước thường xuyên đi vê
chùa niệm phật hoặc là những phật tử ở các nơi khác đên rôi dựng
nhà ở gần chùa. Việc tụng kinh niệm phật diên ra hàng ngày trong
các gia đình, một phần tâm linh của họ hướng vê cõi phật. Họ là
những tín đồ chân chính của nhà chùa. Thê hiện một cách sinh động
trong việc đặt tên cho xóm của mình là xóm Đô Kệ. Từ trong tam
hnh họ lấy việc đức phật ngự trên núi Đà Sơn mà đặt tên cho lang
roới của mình là Bụt Đà.
Cùng với chùa Bụt Đà, qua điền dã, chúng tôi còn ghi được trên
10 làng có chùa nhưng nhiều hơn cả vẫn là những làng ở vùng Bạch
Đường xưa. Thời Lý - Trần, nhân dân nơi đây đã xây dựng được
nhiều ngôi chùa như: chùa Bà Bụt, chùa Phúc Yên, chùa Bình Vôi,
chùa Cầu Cơi, chùa Nhân Trung, chùa Côn Hội, chùa Phuc Hạu,
chùa Nhân Bồi, chùa Tập Phúc.
Trong đó, chùa Bà Bụt là một trong những ngôi chùa thờ Phật
t’eu biêu nhất của cả vùng. Chùa Bà Bụt thờ Phật theo phai Đại
* Hoafi Châu ký, Sđd, tr 139

Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chi, NXB Khoa học xã hội, H, tập 1, tr 74.
thừa. Người theo Đại thừa quan niệm rằng: trong vũ trụ có chư Phật
và chư Bồ Tát ở cả ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Người
tu hành Đại thừa thành tâm có thể thành Phật, được Bồ tát hoặc các
vị Bồ tát đón về miền cực lạc. Phật điện Đại thừa có khá nhiều vị
phật và bồ tát khác nhau. Bởi vậy, chùa Bà Bụt cũng được bài trí
khá nhiều tượng phật, bao gồm: Tượng Tam thế, Phật Bà quan âm,
Adiđà phật, Thích ca, Kim cương...
Các vị đức phật chiếm một vị trí quan trọng trong đức tin của
người Đô Lương nói riêng, người xứ Nghệ nói chung. Họ chính là
hình ảnh của lòng tha thứ mênh mông, một đức nhẫn nhục không
bờ bến, một tình thương bao la lúc nào cũng sẵn sàng ban phát cho
chúng sinh. Đặc biệt, tượng Phật bà Quan âm cổ nhất tại chùa đã
in đậm dấu ấn lịch sử được nhân dân coi như linh hồn sống. Phật
bà Quan âm đã linh phù giúp Lý Nhật Quang (con trai thứ 8 của
vua Lý Thái Tổ) trong việc khai mở đất đai, lập dân trên vùng đât
này, đồng thời phù giúp Lý Nhật Quang đánh thắng quân Chiêm
Thành. Ngoài việc nhân dân thờ Phật, chùa Bà Bụt còn là nơi sinh
hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Hàng năm, tại
chùa Bà Bụt vào dịp tháng Giêng, nhân dân trong vùng tổ chức lê
tạ tại chùa trong dịp lễ hội đền Quả Sơn - một trong những phân
lễ có quy mô to lớn mang đậm bản sắc địa phương, thể hiện ý
nghĩa nhân bản sâu sắc.
Người Đô Lương, ngay cả một số đệ tử đi chùa cúng Phật có lẽ
cũng chẳng rõ mình theo tông phái nào. Họ càng không biêt học
thuyết lớn của nhà Phật như “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân
duyên”; khi hương khói vái Phật hay cầu kinh niệm Phật, họ ch1
biết các đức Phật lòng bác ái, bao la, có đức từ - bi - hỉ - xả, c°
lượng cả vô biên, cứu khổ cứu nạn, phù hộ cho con người thoat
khỏi tai ương. Trong tín ngưỡng Phật giáo của nhân dân Đô Lương,
trước đây cũng có người ăn chay, giữ giới, tụng kinh, phóng sinh
và chuẩn tế nhưng đó là những người muốn tu nhân tích đức, đem
lại sự thanh thản cho bản thân và gia đình. Dù vậy, họ không sùng
bái quá mức thông qua các lễ nghi tốn kém mà họ coi trọng vlỹ
sống phúc đức, trung thực hơn là đi chùa: “Thứ nhẩt là tu tại gia’
thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa/Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng
làm phúc cứu cho một người”. Vì vậy, chỉ ngày Phật sinh, ngày lê
Vu Lan (15.7ÂL) người dân mới làm gạo nêp đô xôi, đóng oản
cùng nải chuối đem lên chùa cúng Phật. Điều đó găn với đạo lý cô
truyền của người dân Đô Lương là hướng thiện, thương người như
thể thương thân, sẵn sàng chịu đựng và tha thứ.
3. Thiên Chúa giáo
Thiên Chúa giáo được truyền vào Đô Lương khá sớm. Từ đó cho
đến khi giáo phận Vinh hình thành do Giám mục Ngô Gia Hậu
đứng đầu (1846), Đô Lương đã có các nhà thờ giáo xứ, giáo họ như
Bụt Đà - được xây dựng năm 1912 do giáo sỹ phương Tây cai quản;
Nhà thờ họ giáo Phúc Đồng được xây dựng từ cuối thê kỷ XIX...
Hiện tại (2014), Huyện Đô Lương có 14 xã thị có đông bào theo
đạo Thiên Chúa với 1.764 hộ, trên 8.000 nhân khẩu. Có một giáo
hạt với 4 xứ là Bột Đà, Sơn La, Thanh Tân và Lưu Mĩ, một dòng tu
Mến Thánh giá và 25 giáo họ, 4 linh mục.
Học thuyết lòng tin của đạo Thiên Chúa có khác biệt vê nguyên
tăc so với giáo lý của Phật giáo trong việc giải quyêt vân đê sô phận
con người và vị trí con người trong thế giới. Tuy nhiên, khi du nhập
vào Việt Nam, một phần trong tư tưởng của giáo lý được ‘ Việt hóa”
gân hơn với tư tưởng, triết lý của con người phương Đông. Trong
học thuyết lòng tin của đạo Thiên Chúa, người có tội được đoi xư
theo một cách khác, họ có thể tránh được sự trừng phạt vê những
tội lỗi của mình nhờ lòng thương của Chúa, nhờ sự thành tâm câu
X1n Chúa tha thứ và che chở. Đây là quan diêm hoàn toan mơi ve
chât so với học thuyết của Phật giáo. Nó liên quan đên nhân tô lựa
chọn, nhân tố tự do và suy cho cùng, liên quan đên khả năng bọc lọ
những phẩm chất cá nhân. Con người được tự do quyết định sô
phận của mình bằng hành vi thú tội hay không thú tội. Nêu thú nhận
tội lồi và được tha thứ, người đó sẽ trở nên trong sạch, mọi cái sẽ
được bẳt đầu lại từ đầu. Nếu không thú nhận, kẻ phạm tội sẽ luôn
hi ám ảnh bởi tội lỗi mà mình đã gay ra và do vậy sẽ bị mất tự do.
Cải gốc của giáo lý đạo Thiên Chúa là đức từ - bi - hỉ - xả, cứu khô
cứu nạn, tu nhân tích đức để lên cõi niết bàn như đạo Phật; là chữ
“nhân” và thuyết “thiên nhân thương cảm” như đạo Nho. Tóm lại,
đạo nào cái gốc ban đầu cũng là tình yêu thương con người và
muốn cứu nhân độ thế.
Hầu hết, đồng bào giáo dân ở Đô Lương đều đi theo dòng Chúa
cứu thế. Tín đồ ban đầu là những người nghèo khó, không tìm thấy sự
giải thoát được bình đẳng, no đủ, bác ái trong đời sống thực tại, họ
mong ở một kiếp sống khác. Đó là, sau khi chết được quây quần dưới
chân Chúa, lên Thiên đường. Nguyên tắc cao nhất của đạo Thiên
Chúa là kính Chúa trên tất cả, trên cả gia đình mình, tổ tiên mình, đất
nước mình. Tuy nhiên, lòng kính Chúa phải biểu hiện bằng tình
thương yêu đồng loại, thương yêu mọi người. Mỗi một con chiên luôn
phải khắc ghi 10 điều răn của Chúa: Hãy kính trọng cha mẹ ngươi đê
được sống lâu trên trái đất như Chúa cho phép; chớ giết người, chớ
dâm ô, chớ trộm cắp, chớ vu cáo ai, chớ giành vợ, giành nhà cửa,
giành trâu bò và bất cứ việc gì khác không phải là của ngươi...
Với tinh thần “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “sống tốt đời
đẹp đạo”... những người theo đạo Thiên Chúa ở Đô Lương luôn
thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”,
họ đã cùng toàn thể nhân dân tham gia hai cuộc kháng chiến trường
kỳ và anh dũng, đem sức lao động của mình để xây dựng đất nước,
xây dựng xóm làng, thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách
của Đảng và Chính phủ, tôn trọng luật pháp cùa Nhà nước.

III. PHONG TỤC, TẬP QUÁN


Lịch sử chứng minh rằng loài người ngay từ buổi sơ khai đên
thời đồ đồng, đồ sắt, nhận thức và ngôn ngữ đã có sự phát triển. Trải
qua quá trình lao động sản xuất, chinh phục và cải tạo tự nhiên, ôn
định cuộc sống, quan hệ cộng đồng cư dân từng bước được thất
chặt. Trên cơ sở đó, các phong tục, tập quán dần được hình thành.
Phong tục, tập quán là những thói quen trong lễ nghi, trong
sinh hoạt được lưu truyền từ đời này sang đời khác ở một cộng
đồng cư dân lớn hay nhỏ, mang tính xã hội sâu sắc nên rât kho
thay đổi, có khi thay đổi do một động tác nào đó nhưng rôi lạ1
quay trở lại như cũ. Phong tục, tập quán (tập tục) có những đieU
hay, tiến bộ lành mạnh cần được phát huy, đông thời cũng có
những điều dở, không hợp thời thì bị loại bỏ dân. Phong tục, tập
quán ở Đô Lương cũng nằm trong những nét chung của cả xứ
Nghệ, tuy nhiên cũng có những khác biệt ở từng vùng, có khi
trong một làng, một xóm. Cụ thể:
1. Tôn trọng người già
Ngày xưa, tuổi thọ trung bình của người dân không cao nên ai
sống được đến 50 tuổi đã được xếp vào “lão hạng’, 60 tuôi lên ‘kỳ
lão” - là quý lắm, 70, 80 tuổi đã rất hiếm, còn 90, 100 tuổi càng đặc
biệt quý hiếm. Câu nói “Triều đình trọng tước, làng nước trọng xỉ”
trở thành nguyên tắc xử thế, một tiêu chuân đạo đức xã họi trong lang
xã ở Đô Lương và cả xứ Nghệ. Người dân Đô Lương von kinh trọng
người già, luôn tâm niệm câu “kính lão đắc thọ”, “phúc - lộc - thọ” -
là ba điều ai cũng muốn được nhiều nên gọi là “tam đa . Do đo, ông
bà, cha mẹ sống lâu là hạnh phúc của gia đình đông thời cũng la mem
Vui chung của họ hàng, làng xóm. Việc tôn trọng những ngươi cao
tuổi, giúp đỡ chăm sóc những người già cả, lăng nghe những ngươi
êià cả bày dạy kinh nghiệm sản xuât, đâu tranh, những đieu hay le
phải trong cuộc sống, trong các mối quan hệ xã hội... như mọt thoi
quen trong ỷ thức của người dân Đô Lương qua nhiêu thê hẹ.,
Trong nhiều làng xã ở Đô Lương, nhà nào cũng có “lục giap khai
khoa, trụ trương ư hương” không những con cháu lam le mưng thọ
làng xã cũng làm lễ mừng cho các cụ.
Vào ngày mồng 4 tháng Giêng, các cụ từ 60 tuôi trơ len tụ họp
tại nhà viên thủ chỉ. Lý trưởng và dịch mục đôn đôc dân phu đem
r'ẽhi trượng và bát âm rước các cụ tới đình, sau đó mới cung than.
Có những làng con cháu đưa các cụ ra đình, sau đó mới tô chức
thành một đám rước long trọng đi suốt làng đê các cụ nhận sự chúc
Uìừng của dân làng. Trong tục “yến lão”, con cháu “rộng làm kép,
Jt?p làm đơn”: nhà nghèo thì biện trầu rượu, nhà giàu thì xôi thịt cô
kàn để mừng cha nhưng thế nào cũng có khaỵ trầu, chai rượu ra
đình yết làng. Khi cha mẹ đến tuổi 60, cái tuổi “nhĩ thuận”, “chê
quan y”, vào hương lão thì được miễn hoàn toàn phu đài tạp dịch,
miẻn trừ một phần thuế thân, “thất thập cổ lai hy” mới được miên
hoàn toàn thuể thân. Trong làng, nhà ai có việc hỷ mà mời làng thì
làng mừng tùy theo sự thể. “Một miếng giữa làng bằng cả tràng xó
bếp”: nếu có vị thứ ở chốn đình trung thì các cụ cũng được phần
kính, phần biếu. Tuổi càng cao, phần biếu càng nhiều. Ở làng Long
Thái, các lão từ 70 tuổi trở lên được chia phần thịt thủ (phần vinh
dự nhất trong cỗ biếu), 80 tuổi được chia hai phần, 90 tuổi được ba
phần và 100 tuổi được bốn phần. Một số làng như Tập Phúc, Nhân
Bồi, Phúc Hậu, Trạc Thanh... cũng quy định: biếu áo vải đỏ cho
những cụ 70 tuổi, một bộ quần áo bằng lụa đỏ cho các cụ 80 tuổi
và biếu mỗi cụ một cây gỗ để đen mùa đông làm củi dưỡng rét...
Le yến lão không chỉ diễn ra trong làng xã mà còn ở các dòng
họ. Sau lễ tế tổ, toàn họ tổ chức mừng thọ cho các cụ ông, cụ bà cà
nội và ngoại trên 60 tuổi. Đây là dịp để dòng họ mời bà con bạn
hữu, hàng xóm đến dự tiệc đông vui, mỗi người đều mang theo cau,
rượu, bánh trái và đôi trướng mừng. Làng xã, theo quy định của
hương ước cũng cử người đến mừng. Trong lễ mừng thọ của từng
dòng họ, một số nhà có học hoặc ít nhiều danh vọng thường làm lê
tế sống. Lễ tế, ngoài con cháu, họ hàng, làng xóm còn có đại diện
hàng xã, hàng tổng và thân bàng cố hữu từ xa đến dự.
VỊ thọ lào mặc quần áo điều, ngồi trên ghế cao, chính giữa. Hai
bên là quan khách ngồi theo thứ tự tuổi tác, chức tước. Dưới cùng
là họ hàng con cháu. Thủ tục tể không phiền phức như tế linh
(người chết) nhưng không khí rất trang trọng, được trang trí phông
màn, có cử nhạc, dâng trầu, rượu và đọc chúc từ. Chương trình đơn
giản, gọn nhẹ nhưng đầy đù các bước, ông trưởng ban tổ chức báo
cáo lý do, công bố danh sách, tuổi của những lão ông, lão bà trong
họ và lễ vật của các cụ đem đến để báo cáo cho tổ tiên và toàn họ
biết. Sau đó, ông tộc trưởng lên đọc chúc từ, có khi làm bằng văn
xuôi nhưng thường là bài vãn nôm biền ngẫu, theo thể phú nên
người ta gọi là văn tế sống. Nội dung chủ yếu của bài văn là nêu
lên công lao, đức độ của người được tế, tỏ lòng thành kính và ước
nguyện của con cháu được trời, phật, tổ tiên phù hộ cho cha mẹ
khỏe mạnh, sống lâu... Tiếp đến là các tiết mục văn nghệ, thơ, ca,
hò, vè... phục vụ buổi lễ.
Tôn trọng người cao tuổi là đạo lý tốt đẹp của người Đô Lương từ
xưa đen nay, tồn tại sâu sắc trong tâm thức của mỗi người con người
cháu đôi với ông, bà, cha, mẹ. Tất cả kết tinh thành phong tục với
những quy định, quy ước của môi làng, moi dong họ ơ Đo Lương.
2. Hon nhân và tang ma
2.1. Hôn nhân:
Một trong hai đặc trưng cơ bản của làng xã là tính cộng ông
Mọi việc hen quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đên cộng
đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhât . - .
Hon nhan nói chung không đơn thuần là việc hai nguời lây nhau
mà là việc hai bên cha mẹ, hai họ dựng vợ gả chổng cho con ca 1
Qua đó, xác lạp quan hệ qua lại giữa hai gia tộc. Tiỵơc đây, không
hieu xuằt phát từ đâu ngươi Đô Lương nói riêng, xứ Nghệ nói chung
thường lưu truyền câu tục ngữ có ý nghĩa quy ươc ve tuoi, on .
“Nữ thập tam, nam thập lục” (con gái 13, con trai‘ 16 tuoi) coiL nIU
đây là tiêu chủan đê thành lập gia đình. Ngoài ra còn một sô tiêu chí
quan trọng khác. Nêu như tầng lớp trung lưu trở lên thì “môn"đãng
họ đối’’la mọt tiêu chuẩn thì ở các tầng lớp dưới không quan tâm
mấy. Nhưng trong tam thưc của đa số người dân thì 7J
tông, lây chồng kén giong” là một trong những ’vấn đêhệ^ng đê
dụng vợ, gả chồng cho con cái. Thông thưtog
rộng nhử nền nếp, gia phong; giống là dònggi?n? đức
huyền). Tông có khi được hiểu là vị trí xã hịhoặc tư cách đạo đức
của ông bà, bố mẹ có câu: “em không ham nhà ngóã ba tòa em ham
chút mẹ cha anh hiên”; còn giông có khi là s^c ^7’
thống (có học, tài nghề), là con đông dòng thi , c°7?u ' „1.^»
sây trây (trái), rậm ngành (cành) ham nơi cổ chị76
, Bên cạnh đó, hôn nhân còn là công cụ thiêng leng va u a
dể duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực. Đê áp.ưng nu
cầu của công việc đồng áng mang tính thời vụ7*0’ °”g ta
hay lam cho nen n^ơi Đô Lương coi con7á^

của cải quý nhất.- “Một mặt người là mười mặt của; g
dông vàng” (tục ngữ).
Năng lực duy trì nòi giống của người phụ nữ được nhìn nhận qua
dòng dõi. “Mua heo chọn nái, lấy gái chọn dòng”.
Không chỉ duy trì nòi gióng, người con tương lai còn có trách
nhiệm làm lợi cho gia đình. Là con gái phải đảm đang tháo vát, đem
lại nguồn lợi vật chất cho gia đình nhà chồng; là con trai phải giỏi
giang, đem lại vẻ vang cho gia đình nhà vợ:
Chồng sang vợ được đi giày
Vợ ngoan chồng được tối ngày cậy trông (ca dao)
Trước đây, hôn nhân còn phải đáp ứng các quyền lợi của làng xã.
Tục nộp “cheo” đóng vai trò là phương tiện kinh tế phục vụ cho nhu
cầu ổn định làng xã. Khi lấy nhau, đôi trai gái phải nộp cho làng
một khoản “lệ phí” gọi là “cheo” thì đám cưới mới được xem là hợp
pháp. Người cùng làng lấy nhau thì nộp ít (có tính chất tượng trưng)
gọi là cheo nội; lấy vợ, lấy chồng ngoài làng thì cheo rất nặng, gấp
đôi, gấp ba cheo nội, gọi là cheo ngoại.
“Hương ước làng Phương Liên ” đã ghi rõ quy định này tại Tiêt
thứ 11, khoản thử 31: “Trong làng có việc hôn thú, tuân chiêu
hướng hành, người trong làng phải nộp cheo 1,2 quan, trong xã 2
quan, trong tổng 3 quan, người biệt tổng 6 quan. Tiền cheo ấy giao
cho hương bản ghi vào sổ thu nhập. Còn việc khai trước giá thú
theo lệ Nhà nước ai muốn lấy trích lục thời phải nộp hai tiền cho
hương bộ”1.
Nộp cheo chính là biện pháp kinh tế, khoản tiền này thường được
dùng vào những việc công ích như tu bổ đình chùa, đào giếng, xây
giếng, xây cổng làng, đắp đường, lát gạch đường làng... Tục ngữ có
câu “Nuôi lợn thì phải vớt bèo, lấy vợ thi phải nộp cheo cho làng”-
Hôn lễ ngày xưa được quy định thành “lục lễ”. Người Đô Lương
thời cận đại theo thông tục, chỉ có mấy lễ như sau:
Lễ vấn danh: là tìm hiều về lý lịch của cả gia đình, dòng họ, nhât
là tuổi, xem có hợp tuổi con trai mình hay không.
Lễ coi mặt: là tạo điều kiện để đôi trai gái gặp gỡ nhau khi cha
mẹ đã định đoạt duyên phận cho con cái.
1 Ninh Viết Giao (chủ biên): Hương ước Nghệ An, NXB Chính trị Quốc g>a’
Hà Nội, 1998.
Lễ dạm ngõ: do người làm mối dẫn mấy đại diện nhà trai tới nhà
gái với lễ vật là trầu cau, chè rượu để hai bên đi lại dân kêt thành
thông gia và công khai với bà con, xóm làng vê đôi trẻ đã đẹp
duyên với nhau.
Lễ ăn hỏi: gồm trầu cau, rượu chè và bánh trái. Bình thường là
bánh tét và bánh dày, tượng trưng cho âm dương. Sau này chuyên
sang mâm xôi, cái thủ lợn với bánh gai. Người Đô Lương gọi đây
là “lễ nhởi bánh”. Bánh gai được làm công phu, cho vào thúng, đại
diện nhà trai mang đến nhà gái. Nếu nhà gái nhận lê vật, kê từ ngày
ăn hỏi, đôi trai gái nghiễm nhiên thành vợ chông chưa cưới.
Từ ăn hỏi đến lễ cưới phải trên hai năm. Đây là khoảng thời gian
hai gia đình đi lại với nhau. Bên nhà trai phải sêu têt. Sêu là mùa
ưào, thức ấy, chàng rể phải mang đồ lễ biêu cha mẹ vợ chưa cươi.
Đặc biệt là các dịp tét như tết Đoan Ngọ, Thường Tân, Nguyên
Đán, nhà trai phải mang đồ lễ tết đến nhà gái.
Lễ xin cưới: đại diện nhà trai mang trâu rượu và XÔI thịt đen nha
8ái xin cưới. Đây là lúc nhà gái thách cưới và hai bên đinh ngay
lành tháng tốt để làm lễ cưới.
Lễ cưới: thường cử hành trong một ngày; bữa cô chủ yêu ăn tại
nhà trai.
Trên đường về nhà chồng, cô dâu thường câm mọt cay roi dau,
ơ đâu ngọn còn để một vài lá với tâm niệm là đê đuoi ta ma dọc
đường bám theo quấy nhiễu. Lúc về đến công nhà trai, cô dâu phai
bước qua một chậu nước lã, trên có một cái chày đặt ngang gọi la
bàc câu. Bước chân của cô dâu phải khéo léo đá cho cai chay lan
Xưống đất. Trong chậu, nhà trai thường để một ít đông bạc trăng,
dường như để thưởng cho cô dâu trong việc đá chày này. Đám cưới
yè đến nhà, đôi trai gái phải lễ gia tiên và lễ tơ hồng, sau đóhai họ
àn tiệc mừng. Cũng tục ngày trước, khi cô dâu vê tới nhà chông, bà
chồng phải xách bình vôi sang nhà hàng xóm, ý nói sau này sẽ
ưhường quyền quán xuyến gia đình cho nàng dâu, nhât là nang dau
ca bởi vì bình vôi tượng trưng cho nên móng cua gia đinh.
Lễ lại mặt: vợ chồng mới cưới nhau và cả đại diện nhà trai đưa
nhau trở lại nhà bố mẹ vợ ngay sau ngày vu quy. Lễ vật thường là
cỗ xôi, cái thủ lợn. Đây là lời cảm ơn bố mẹ của con rể. Trong ngày
nhị hỷ, cô dâu nhận thêm những lời căn dặn của bố mẹ.
2.2. Tang ma:
Phong tục tang ma của người xứ Nghệ nói chung, Đô Lương nói
riêng thể hiện hai tâm lý giằng kéo nhau: nuối tiếc người thân và
đưa tiễn người thân qua bên kia thế giới, về tục này, hương ước
làng Phương Liên ghi rõ tại khoản thứ 21. Trên cơ sở đó, khi trong
gia đình có người thân qua đời, tục làm đám ma thường theo sách
“Thọ Mai gỉa lễ”\
Khi còn hấp hối, việc quan trọng đầu tiên là đặt tên hèm (tên
thụy) cho người sắp chết. Đó là một tên mới, tên cuối cùng (do
người sắp chết tư đặt hoặc con cháu đặt cho) mà chỉ có người chêt,
con cháu và thần thổ công nhà đó mới biết mà thôi. Làm như vậy
là để phòng ngừa những cô hồn lang thang vào ăn tranh cỗ cúng sau
này. Khi cúng giỗ, con trưởng sẽ khấn bằng tên hèm, Thổ công có
trách nhiệm kiểm soát, chỉ cho phép linh hồn nào có “mật danh”
đúng như thế vào nhà.
Trước khi khâm liệm, phải làm lễ mộc dục (tắm gội cho người
chết) và lễ phạm hàm (bỏ một nhúm gạo nếp và 3 đồng tiền vào
miệng - gạo để dùng thay bữa, tiền để đi đò - quan niệm của người
vùng sông nước).
Khi khâm liệm phải có miếng vải đắp mặt người chết để khỏi
trông thấy con cháu mà sinh buồn. Trong quan tài, người Đô Lương
vẫn để kèm một số đồ vật tùy thân của người chết như quân áo,
gương lược...và hàng năm khi cúng giỗ thì “gửi thêm” tiền, vàng,
quần áo (tất cả đều làm bằng giấy).
1 Hồ Sỹ Tân (người Quỳnh Lưu) - hiệu Thọ Mai (1690 - 1760): “Thọ Mai gia lễ 1®
gia lễ nước ta có dựa theo Chu Công gia lễ thời xưa của Trung Quốc nhưng không r?p
khuôn và Hồ Thượng thư gia lễ (tức Hồ Sỹ Dương (1961 - 1968) cũng người Quỳnh
Lưu). Mặc dầu đến nay, gia lễ từ triệu Hậu Lê có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng trong Nam
ngoài Bắc vẫn còn phổ biến áp dụng, nhất là tang lễ.
Sau lễ thiết linh sàng (để thờ người qua đời và cúng cơm), lễ
triệu tổ (báo cáo với tổ tiên để tổ tiên biết) là lễ thành phục nhằm
ban khăn áo cho thứ bậc con cháu, về màu sắc tang phục thì dùng
màu trắng và màu đen (những màu xấu nhất trong ngũ hành); ve
chât liệu thì dùng các loại vải thô, xấu như xô, gai. Khi áo, mũ, đô
tang đặt trước án thờ đã có nến hương nghi ngút, có bát cơm căm
đôi đũa vót tua và cái đĩa đặt quả trứng luộc, con cháu vào làm lễ
rôi mặc tang phục. Lúc này, kèn trống mới nôi lên và có người đên
phúng viếng.
Lễ cúng cơm: con cái tề tựu bên linh sàng ăn cơm trong cái sàng
hay cái mẹt, ăn xong không được xỉa răng.
Lễ tập đòn: để đôi tùy đi cho đều.
Lễ dẫn: tức là lễ đưa ma, có cờ tang, minh kinh, linh sa, nhà táng,
trông kèn. Nhà giàu thì có bát âm phường tướng sau khi đã quàn
hai ba ngày trong nhà để tế lễ. Bài vè “Đám dẫn ông Bang Thành 1
đã thể hiện rất rõ đám tang diễn ra ở Đô Lương:
Đồn rằng đám mở làng Đông,
Tám tư cờ gậy trắng đồng Trung Quang
...Kiệu thời sơn đỏ
Đầu rồng đuôi ly
Bốn chục cờ xi
Mở ra ngao ngán
Trống làng trống khoán
Trống nhặt bát âm,
Trống đánh tùm lum
Tận tâm liệt lực
Trời tối như mực
Đình liệu đỏ hai hàng
Phường tướng dẫn đàng
Trừ ma tước quỷ
Cuối cùng là lễ hạ huyẹt, lễ sơ ngu, tái ngu và tam ngu; lễ ba
^ỗay còn gọi là lễ mở cửa mả, vì trong 3 ngày đâu, con chau thương

1 tàng vè xứ Nghệ, tập VII, sđd, tr 160.


đem cơi trầu đến mộ khóc lóc, đem hơi ấm của tình thân làm cho
người mất đỡ lạnh lẽo. Đến ngày thứ ba, mở cửa mộ cho linh hồn
người chết xuống hoàng tuyền. Ngày này, con cháu làm cỗ bàn mời
bà con thân thuộc để cảm ơn những người đã đến giúp đỡ, phúng
viếng người thân mình qua đời.
Sau khi chôn cất rồi, còn có các ngày lễ: sóc, vọng, 50 ngày, 100
ngày tiểu tường, đại tường và trừ phục.
Cũng cần phải nói thêm rằng, phong tục tang ma ở Đô Lương thể
hiện khá rõ tính cộng đồng: nhà có tang bao giờ cũng được bà con
xóm làng tới giúp dập, lo toan chỉ bảo cho mọi việc. Người Đô
Lương, người xứ Nghệ quan niệm: Bán anh em xa, mua láng giềng
gân nên khi nhà có người mất, hàng xóm láng giềng không những
giúp đỡ mà còn để tang nhau: Họ dương ba tháng, láng giềng ba
ngày (tục ngữ). Bên cạnh đó, trước đây trong đám tang, tục ăn uống
không xô bồ, linh đình. Hương ước làng Phương Liên tại khoản thứ
21, nói về khánh điếu ghi rõ: “Cấm tang chủ không được làm cơm
rượu ăn uống để khỏi phiền hà. Còn lễ điếu thì cũng tùy đẳng người
qua đời và tang gia mà biện lễ từ một đồng đến hai đồng. Người
nào có công đức với dân, thời làng còn làm lễ đặc cách ngoại. Duy
có quan thân chức sắc, kỳ lão khi quá cố, dù tang chủ không xin
làng căt phu nhưng làng cũng tùy đẳng cấp mà cắt phu trợ táng”1.
Qua phần trình bày trên có thể khẳng định rằng, khi đã thành tục
lệ, mọi người phải làm theo, không được phá lệ làng. Làm theo tục
lệ, theo hương ước trong hôn thú, tang lễ là giữ gìn thuần phong mỹ
tục, giữ gìn và phát huy những nét đẹp về văn hóa của quê hương.
3. Tục uống nước chè chát
Nhân dân xứ Nghệ nói chung đều uống nước chè xanh. Bà con
gọi là uống nước chè chát, uống nước chè mới. Khắp nơi ở trung
du, miền núi, đồng bằng xứ Nghệ đều có trồng cay chè xanh-
Nhưng chè xanh nấu lên, uống nước ngon là loại chè trồng ở đât
đồi, nhất là đồi đất đỏ. Cũng là chè xanh trồng ờ đất đồi như vậy
nhưng chè Nghĩa Đàn, chè Tân Kỳ... không ngon bằng chè Anh

1 Hương ước Nghê An, sđd, tr 316


Sơn, ngon nhất là vùng Gay, tức Nam Cai thuộc hai xã Lĩnh Sơn,
Cao Sơn hiện nay:
Qua đây xơi bát chè Gay
Nước non non nước tháng ngày tri âm Ẩ
Từ đây, cây chè xanh nổi tiếng của quê hương, thói quen uong
nước che xanh đã trở thành tục lệ của người Đô Lương tự bao.dơi.
Bát nước chè xanh chứa đựng mồ hôi, công sức của con ngươ1 đong
thời là hương của đất, tình con người. Sau lũỵ tre làng, nhưng ngươi
nông dân hiền lành, chất phác, cần cù một nắng hai sương song VƠI
nhau băng cái tình làng nghĩa xóm, ấm áp tình người thì âm nước
chè xanh là điểm gặp gỡ của bà con láng giềngsau một.ngay-ao
động vất vả. Không giong như cách nấu nước chè của ngươi1 Bác
chỉ sử dụng lá chè, người Đô Lương khi đi rú, đi trại, đii chợ ve
không bao giờ quên bó chè xanh, họ nhặt hêt la vans> ro
cà cành và lá vào noi bu hoặc ấm đất loại lớn. Nhấn che vào âm
cũng phải đung kỹ thuật, Không vò nát chè mà cũng ông ®
nguyên la che vì lâu ngâm. Nươc nấu chè phải chọn thứ nước lã
ngòn ngọt. Thường là nước mưa hay nươc giêng a SOI
mơi ngọt Lửa nâu nước chè là lửa đỏ đều đỏ to
không nhỏ quá. Củi nâu nước phải dùng thứ củi nấu không.am1 phai
mất vị nươc chè như củi tre .. Khi nồi nước chè đã sôi, ngườita lay
gáo nhận che cho chim xuống, sau đó đổ thêm vài ba1 gáo nước lã
cho vào nôi rồi hạ lửa' ít phút sau đó sẽ có nồi nước chè vừa á ,
vừa thơm, vừa nóng, vừa xanh. _ ., ..ẰnAĩ ,rrmơ
Vào những ngày hè nóng bức hay mùa đông grá re^ve ° u
vẫn đưọ nghe beng mơi uông nước chè xanh ĩ ới trong àn& Trên

sanh hay bát sứ, màu vàng rọụt.hơUhOT tlĩc


Ngươi uống một bả, người uống hai bát vừa uống vừa thường thức
vi nước che chát ma ngọt rất quen thân cùa hương VỊ que “ .
San gỉ với sinh hoỤ tóng ngày Bên cạnh ấm nước hè x^bà
ĩ»n hao đẳi những chuyện lịch sử thời sụ. 2

ntàng, chuyện làng xã Roi những đêm trăng thanh gió mát, những
câu hát ví tại một phường vải nọ hay một bài vè mới được sáng
tác... cũng được đem ra bình phẩm bên bát chè xanh.
Cứ thế, không phân công, không cắt lượt, rất tự giác, nay nhà này,
mai nhà khác, khi sáng, khi trưa, khi chiều những câu chuyện trong
làng xã, trong đất nước, trong bốn bể năm châu cứ quy về râm ran
dưới mái nhà tranh, bên nồi nước chè chát mới nấu thom ngon. Đây
là hình thức mòi nhau, đãi nhau dễ nhất, hợp với sinh hoạt nông thôn.
Qua đó, tình làng nghĩa xóm từng bước được thắt chặt, bao xích mích
được hòa giải, con người sống chan hòa cởi mở trong sự đùm bọc tin
yêu, sẵn sàng giúp đỡ, hết lòng vì nhau khi tối lửa tắt đèn.
Bên cạnh đó, nước chè xanh đối với người xứ Nghệ nói chung,
người Đô Lương nói riêng được coi như com, như rau, thậm chí
uống thay com1. Người nông dân thường uống nước “chè chát” chè
cốt đặc quánh trước khi đi cày. Họ cho rằng nước chè xanh làm
khỏe người, cày cả buổi cũng được. Nhiều người trưa về cũng vậy,
chỉ uống vài bát nước chè chát và ăn ít củ khoai luộc là đủ no rôi.
Như vậy, tục uống nước chè xanh ở Đô Lương thể hiện rõ nét
văn hóa truyền thống của người xứ Nghệ nói chung. Bài ve
“Phường buôn chè xanh ” đã thê hiện rõ tục uông nước chè chát ơ
Đô Lương:
Chợ Đồn ba mươi tết2
Thậm thật vui thay
Bó chè cầm trên tay
Hỏi bó chè năng nấy? (bao nhiêu tiền)
Bó chè tôi cũng nậy (lớn)
Chị phải trả quan hai
Chính thực là chè Gay
Nấu nước ra vàng rộm
Sáng mai làm một ấm
Uống dạ khát cả ngày
Cầm bát chè trên tay

1 “Cơm sốt, canh sốt, nước chè cốt mới nấu” 1


2 Chợ Đồn: chợ ở gần thị trấn Đô Lương, gần đồn lính đóng trước kia nên gọi là chợ p°n
Ai cũng khen tốt nước
Ai cũng khen đẹp nước
Cày đồng về người nhược (mệt nhọc)
Nấu một ấm bề hề
Đầu này van: cha Hoe
Đầu kia kêu: ông Cháu
Chè chưa chín đang còn nấu
Uống một bát thấm cả người
Bao nhiêu mệt nhọc hết ngay
Tốt hơn là thuốc bổ

D. TRANG PHỤC - ẨM THựC

I. TRANG PHỤC
Đối với đời sống của một con người, sau ăn thì đên mặc. Mặc la
cái quan trọng giúp con người đối phó với cái nóng, cái rét của thời
tiêt, khí hậu. Nhân dân ta nói một cách đơn giản: “được bụng no,
còn lo ấm cật” (tục ngữ). Vì vậy, cũng như trong chuyện ăn, quan
niệm về mặc của người xứ Nghệ trước hêt là một quan niệm rat
Ihiêt thực: “ăn lấy chắc, mặc lấy bền” (tục ngữ).
Từ mục đích ban đầu là đối phó với thời tiêt, mặc dân dan trơ
thành một nhu cầu không thể thiêu được trong mục đích trang
điêm, làm đẹp cho con người: Người đẹp vì lụa, lúa tôt vì phan;
chân tốt vì hài, tai tốt vì hoa (tục ngữ). Biết cách ăn mặc, giúp
c°n người khắc phục được những nhược điểm của cơ thê và tuôi
tác: “cau già kheo bổ thì non; nạ dòng trang điểm lại còn hơn
xya” (ca dao)). Không chỉ đối phó với thời tiết và làm đẹp, mặc
c°n mang một ý nghĩa xã hội biểu hiện cho địa VỊ, nghe nghiẹp
của người đó. Và: “Hơn nhau tẩm áo manh quần; cởi ra mình trân
ai cũng như ai”.
, Trang phục của người xứ Nghệ qua các thời đại chịu sự chi phôi
cùa điều kiện tự nhiên. Đó là khí hậu vừa nóng bức, vừa giá rét ở
^ng nhiệt đới và công việc lao động nông nghiệp trồng lúa nước.
Thco đó, cũng như các địa phương khác ở xứ Nghệ, trước đây ở Đô
Lương có kiểu áo 5 thân của đàn ông và tứ thân của đàn bà. Hai
kiểu này là trang phục cổ truyền, phổ biến và kéo dài qua quá trình
lịch sử.
1. Trang phục đàn ông
Trang phục của đàn ông có phần đơn giản hơn của phụ nữ. Kiểu
áo năm thân của đàn ông hầu hết đều nhuộm nâu, có khuy bằng vải
tết lại hoặc có dải để buộc các tà lại với nhau. Đây là kiểu áo cổ nhất
nước ta, mặc vào trông gọn gàng và khiêm tốn. Ngoài ra còn có áo
cánh ngắn may bằng vải chuông, nhuộm nâu hay để màu cháo lòng.
Ông tay, cửa tay rộng, có thể dài hay ngắn, vạt áo không gặp nhau
ở trước bụng mà thường gài về phía bên phải, có các khuy bằng vải
têt hoặc bằng giải để buộc với nhau. Không có áo nào may cổ cao,
cổ đứng hay cổ gấp như áo sơ mi bây giờ. Do được may bằng vải
nâu bâm nên áo rât bên, mặc được khá lâu, có người gọi là áo chung
thân, còn dùng cho cả mặc cả đắp. Mùa hè có áo lương hoặc the
thâm, mùa đông có áo kép thường là áo dài may hai lần vải.
Quần của đàn ông thường bằng vải hoặc lụa màu trắng. Quân
đũng rộng, màu nâu chỉ mặc ở nhà hay khi lao động. Các cụ già vào
tiệc thọ, tiệc yên mới mặc quần lụa điều. Cái quần đặc biệt ở cho
không may lối giải rút mà là may cạp (gọi là lài) rộng độ nửa khô
vải. Chỉ với cạp không thôi cũng có thể vận quần buộc ra trước
bụng một cách đơn giản. Ngoài ra các cụ thường mặc theo kiên
buông lá tọa mỗi khi cần xắn ống lên cao. Nối bật nhất là chiếc thất
lưng (cũng gọi là khố bằng vải hay sồi vì khi cần có thể tạm dùng
nó đóng khố được), khi đi đâu thường buộc ngoài cạp quần, bỏ mui
xòe ra phía trước nhưng không thả xuống sát gấu như của nữ.
Khăn chít đầu thường bằng vải thâm, xanh thẫm hoặc nhiều màu
tam giang sẫm. Khăn thường xếp nếp cẩn thận, chít kiểu chữ nhát
hoặc chữ nhân, quấn bốn năm vòng, trong đó có một vòng bọc lây
búi tó phía sau. Các cụ già thường quấn rói. Kiểu khăn thủ rừu cũng
ít thây nếu có thì đám phường buôn và thợ thủ công hay dùng hơn
là nông dân. Nón đội đầu là kiểu nón chóp.
Đối với người nghèo, trang phục đơn giản hơn nhiều. Mùa nam
nóng dù ở nhà hay ra đường, đàn ông thường đóng khố bằng va’
hẹp khổ gọi là khố chạc (dây) hay khố chạc kẹo. Nhiều khi còn vá
hai ba đoạn lại vơi nhau gọi là khố nối. Nếu mạc quân thì hai ông
chỉ dài quá đâu gối mọt tý, quần gọi là quành. Áo quẩn chỉ 00 một
bộ, rách mới thay cái khác. Những đêm đông rét mướt họ thường
ngôi bên bếp lửa và nằm trong ổ rơm Những người giàu có ngay
xưa cung mạc khố cho phù hợp với khí hậu gay găt là năng nóng
cộng với gió nam. __ ., . ,,
Nhìn chung, trang phục của đàn ông ở Đô Lương giản d, phu
hợp với khí hậu cũng như mọi hoạt động của dơi song xa Ọ1 eo
tính cách của người Nghệ, giản dị cộng với thoi can lẹm co
trong ăn mặc:
Áo ba manh không ấm, không rét
Cơm ba tréc (nồi nhỏ) không đói không no
Cơm tẻ ăn no, vải to mặc bên.
2. Trang phục phụ nữ .,,
Nói về trang phục của người phụ nữ Đô Lương, ai ve ưi
chúa Nhâm” thể hiện rất rõ:
...Quần áo là lượt,
Bẻ trật gấu lên.
Giải yếm bên trên
Nhuộm màu hoa thiên lý.
Giải yếm bên dưới
Buộc quế ăn trầu
Khăn cô chít đầu
Dầu trơn như mỡ.
Cải nón cô đội
Là nón Kẻ Chợ
Cũng đáng năm tiền
Cả rua liền chiên
Cho liền quai móc
Trông lên đụn tóc
Vừa rậm vừa dài
Trông xuống mép tai
Vàng em đeo sáng chói.
2.1 Yếm:
Yếm vốn dĩ là mảnh vải vuông bằng sồi hay lụa, đặt chéo che
ngực phụ nữ, góc trên khoét hình bán nguyệt, đính hai sợi dây vải
buộc ra sau cổ, màu nâu sồi hay nhuộm màu nâu non, màu vỏ trứng
gà. Ở hai góc đối diện nhau vắt sang hai bên sườn đính thêm hai sợi
dây nữa buộc ra sau lưng. Bốn sợi dây này gọi là dải yểm. Có hai
kiểu cổ là cổ đuôi én, cổ tròn có dải kiểu bơi chèo bằng chiếc đũa,
đồng màu với yếm dính vào dùng để cột yếm vào cổ. Kiểu cổ tròn
mới ra đời vào thời cận đại, may nó đòi hỏi phải khéo tay, gọi là
xây cổ ướm. Ca dao có khá nhiều câu nói về cái yếm:
Ai xây cổ ướm không tròn,
Để anh xây lại cả giòn liền xinh
Ai xây cổ ướm em tròn
Cho em càng đẹp càng giòn thêm ra
(Bài Gửi bà chúa Nhâm)
Ở hai bên góc dưới của yếm có hai dải to dài dùng để buộc yếm
theo cách: kéo yếm ra phía sau lưng rồi quanh ra trước bụng và
buộc lại, sau đó thả cho hai múi dài buông xuống đến gần gấu váy
2.2. Thắt lưng:
Kết hợp với dải yếm còn có một dải thắt lưng rời với tác dụng là
trang sức. Thắt lưng thường là sồi hay lụa mỏng (đôi khi nhuộm
màu điều hay màu ngải để dùng trong ngày tết, ngày hội...). Thất
lưng buộc vào ngang lưng cùng với dải yếm làm thành một cặp giải
màu sắc tương phản, nhún nhảy theo từng bước đi, tôn thêm vẻ đẹp
uyển chuyển của người phụ nữ. Có nhiều câu ca dao, chuyện ví nói
về thắt lưng:
Đôi o mặc ướm thắt dải lưng vàng
Lấy chồng biệt xã, trai trửa (giữa) làng ngẩn ngơ
2.3. Ao:
Áo cánh của phụ nữ ở Nghệ Tĩnh nói chung, Đô Lương nói riênể
có đặc diêm là ngăn, thường chỉ đên mấp mé eo lưng và bó sat
người. Hai ống tay rất nhỏ. cổ áo hoặc may cổ viền, cổ đứng nhưnể
ngày xưa khá phổ biến kiểu cổ thừa, trông tựa như cổ áo gi-lê
âu phục. Dù cổ nào thì hai vạt đằng trước chỉ có vài khuy hay một
vài cặp giải. Hàng khuy, trước là khuy xương chai, sau các cô gái
thay bằng khuy bấm song không bao giờ cài, có cài thì chỉ vài cái
ở trước bụng, chiếc khuy bấm là một nét cách tân trong trang phục
của phụ nữ.
Đối với con nhà lao động, các bà, các chị thường mặc áo cánh
nâu có hàng khuy chai hoặc khuy xương, ít khi xăn tay áo nên tay
áo của phụ nữ lao động Đô Lương trước đây thường bi rách từ
khuỷu tay trở xuống nên thường phải thay tay. Vì vậy, nói áo thay
tay” là chỉ hạng người nghèo:
Nhà em mấy con tru (trâu) cày?
Mấy sào ruộng cạn, mà áo thay tay cả đời

Nhà em năm bảy trâu cày


Chín mười mẫu mộng, áo thay tay mặc thường

Bên cạnh áo cánh là áo dài, loại áo dùng để mặc bên ngoài


thường nhuộm màu nâu bầm1 và thâm, ít khi dùng màu sắc lòe loẹt
khảc. Ca dao có câu:
Đời xưa chuộng áo năm thân
Dơi dừ chuộng kẻ dù áo rách hay
.7^0 vài chỗ ờ
lành, thậm chí áo mới cũng phải được thay 1, Hvạ
vai (gọi la ao thay vai hoặc áo vá vai) mới à
Hỡi người mặc áo thay vai
Thát lưng lụa đậu, con ai rứa phường
2.4. Khăn:
?LtÓC t A T X„ vấn
.^^"^9 khănrẽ
thường tamột

đường ngôi thẳng, ít khi rẽ lệch.Vi vạ ’h^a phụ nữ thường là


búi- Cũng như màu áo và váy, k an c ít ĐặC biệt đẻ
^inhuộm, nâu thắm hoặc thâm cỏ khi là nhiêu
"7 . .• Tĩnh uoi là trấn) bùn ao, tiếp tục
' NSu bầm; nhuộm náu rồi đem dim ngoài 14 nên íánĩ bóng vi hóa
"hiệu 'ần cho kỳ vải cứng dày và lên nươc' 9 cũ và nục rái mật vai gay
ĩ^h 1 màu dờ thín dở nâu gọi là nu (nâu) bâm. Khi
như hình tồ ong.
làm dáng, các bà, các cô gái thường vấn tóc vào khăn, cho ló ra ở
đầu khăn một đoạn tóc, gọi là bỏ xeo (đuôi gà), có câu ví:
Tóc o (cô) vấn lộng khăn hồng
Dải điều buông phơ phất, răng (sao) lại muộn chồng rứa 0?
Ngoài khăn để vấn tóc, người phụ nữ xưa thường dùng khăn đê
trùm đầu. Khăn trùm đầu hình vuông mỗi chiều khoảng 0,8 m
thường màu thâm, màu mận chín, màu chàm... do đoạn vải hay lụa
để nguyên (nếu khổ rộng gọi là vải thước, lụa thước) còn thường
thì can 2, 3 đoạn vải hay lụa vớỉ nhau cho vuông vắn rồi đem
nhuộm. Bà con trùm đầu bằng cách gấp chéo chiếc khăn lại, trùm
lên đầu rồi buộc hai mút chéo dưới cổ hay trùm theo kiểu mỏ quạ.
Tuy nhiên kiểu trang phục này chỉ còn thấy các diễn viên hát ví
giặm trên sân khấu và lác đác trong một số hội làng, hội chùa.
2.5. Váy:
Váy của phụ nữ Đô Lương nói riêng, Nghệ Tĩnh nói chung gọ1
là cái mấn. Váy ở đây là kiểu váy ống ngày xưa, không dải rút có
cạp như một câu đố quen thuộc: “Hình như cái trống, thổng lông
(trống rỗng) hai đầu, Nghệ Tĩnh thì có, Kinh cầu thì không”. Chiếc
váy có dải rút cũng gọi là váy nơm, xuất hiện có phần muộn hơn,
có lẽ vào đầu thời cận đại. Các bà, các cô Đô Lương có nghệ thuật
cởi váy, mặc váy rất kín đáo lịch sự.
Con gái nhà khá giả thì váy dài phủ thê. Trái lại con nhà nghèo,
váy chỉ dài đến quá gối một tý vào khoảng nửa bắp chân là cùng,
nhưng còn phải xắn cao theo lối quai cồng khi lao động. Tuy nhiên,
vào dịp lễ hội, họ cũng sắm chiếc váy dài để mặc và đi chơi. Họ
trau chuốt chiếc váy bằng việc nhuộm nâu bầm sao cho phía ngoai
láng mướt (hoặc mua vải thâm thì cũng chọn mặt ngoài đen nhánh
và loại vải bền màu)
2.6. Các trang phục khác:
Bên cạnh váy và áo, trang phục của người Đô Lương còn đi kèm
với nón vẫn có những bộ phận phụ khác, tuy là phụ nhưng không kém
điên hình trong việc tạo nên hình ảnh người Đô Lương như: nón (no°
chóp, nón lá, nón dứa). Nón chóp lá có hình tròn nhọn là phổ biên
nhất, được chia làm nhiều loại căn cứ theo cữ khuôn, 1
sợi khâu ẵlt và thèo Xh trang trítóm Các “ quaiđẽ

giữ. công dụng chính là che năng, c e n'™’ ' ° i(í dưdng
côngNgoài
d™g z Nón là ặTgặi gưe^để khi đang đig»a đutag,
đnSỉCIcì-E Ếơ^gôcX8 nonho thành Ịrz phê

non trơ
non ơơ thanh
thanh chiec gau múc
chiec gau niuu nước
u uống
-o và rửa rim
củamặt, lị tay
Đô chan cho
Lương còn
mát mè. Ngoài ra trang phục myên thong cua gom, «
găn với đôi guốc (guốc mộc, guôc tr , gu -
da dâu), khi Tây sang có giày Tây, giày đâ iá trỊ của cái
LSS ả 5Í£xs nhấtcùa
đẹp là ở chỗ biêt cách chưng diẹn, k g
vật trang sức. Ca dao có câu:
Con quan đeo bạc, đeo vàng
"tgkM ncàitóẪ,Xngón tay ít đeo nhẫn
đô hoa (càng tó nơỉgọt là bông) hay
là đôi hoàn (g" là khuyên) hay là đ6 kt xs
ịtì bàng bạc X (gpi Ftó ) nếu “ ‘ chTthl ớ 1^
ấy chi dành cho tré nho. Hoa111ột ’vòng xuyê g diện. Trường
thườ£đeo vào thXg
hợp trang trọng người nữ đi đâu1 thương aeo w
xà tích bạc (hoặc mạ bạc), về phía ông en a, còn tràu cau
tà áo, phía trong thường; đựng thuốc ùng* dêantrau, con
?’'£5™° hi đ£i ỉkhă^rù (hây khăn đùm) roi vào
à một vuông vải gói lại, gọilàAhă t (hay KB<H * tà nhưng
thăt lưng bên cạnh xà tích, thường gia
đôi khi cũng cho chìa ra phía ngoai cho ẹp- nói riêng
Như vạy, người xứ Nghẹ noặsi ttac vTđê chê tậ!
đã biết tận dụng thế mạnh của nên1 van m r , trình
bâng phục đôi phó với khí hậu nhiệt đới nóng bức. Trong qua
ỳX7đế„ehấtliêUmaymíe.WytàSInP^^^tó"e''’,nh“,<,Ch'1Ối’

tơ tăm, tơ đay, gai, sợi bông.


ĐỊA CHÍ HUYỆN ĐÔ LƯƠNG

này, họ đã tạo ra những trang phục rất linh hoạt. Bên cạnh chức
năng đối phó với môi trường tự nhiên, trang phục còn luôn hướng
tới mục đích làm đẹp cho con người, đặc biệt là trang phục phụ nữ.
Họ không để phô trương những bộ phận đẹp, hấp dẫn trong cơ thê
mà tất cả đều được phủ kín bởi trang phục. Đó chính là nét đặc
trưng trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Đô Lương,
người xứ Nghệ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

II. ẨM THỰC
1. Quan niệm về ẩm thực
Đối với vấn đề ăn uống, trong nhân dân xứ Nghệ còn lưu truyền
câu: “chặt to kho mặn, ăn lấy chắc mặc lấy bền”. Điều đó có thể coi
là quan niệm về nếp sống thường xuyên và phổ biến của người dân
Đô Lương nói riêng, xứ Nghệ nói chung không chỉ trong bữa ãn
hàng ngày mà cả khi giỗ tết, cưới hỏi, ma chay... Nhưng nhìn chung
đối với vấn đề ăn, quan niệm của người xứ Nghệ lại tỏ ra hết sức tiêt
kiệm, giản dị. Đất xấu, sản xuất kém phát triển, thiên tai thường
trực, thu hoạch bếp bênh, tất cả những điều đó khiến nhân dân phải
lo tằn tiện chắt bóp, cố gắng sao cho trong một mùa, một năm,
miếng ăn của cá nhân, gia đình không bị gián đoạn. Chính vì vậy,
đối với người nông dân, câu: “thịt cá là hương hoa, tương cà là gia
bản” gần như là một câu châm ngôn phổ biển của nhiều gia đình.
2. Ctf cấu bữa ăn
Nguồn vè xứ Nghệ có câu:
Nhà giàu ăn cơm ba bữa; Nhà khó cũng đỏ lửa ba lần.
Như vậy, người xứ Nghệ nói chung, người Đô Lương nói riêng,
ăn ba bữa hai chính một phụ. Bữa sáng và chiều là bữa chính, bữa
trưa là phụ. Vôn là vùng đất bán sơn địa, người dân thường phải
vào đồi núi làm trại. Họ thường ăn cơm vào lúc gà gáy hồi ba, rôi
dùng cái mo cau nắm một nắm cơm gọi là “cơm vắt mo” để ấn
phụ vào buổi trưa, chiều tiếp tục làm việc cho đến gần tối mới vê-
Bữa chính thường cả nhà cùng ăn, dù ngô khoai hay cơm đều ãn
no và thức ăn ngoài cà, mắm, nhút, muối vừng còn có vài món
khác như: rau, canh, cá đồng... Bữa phụ thường chỉ có ngô, khoai,
sắn, cháo đậu...
3. Cách thức ăn L ăn the0 kiề cộng
Cũng nhu' toàn xứ Nghệ, người Đo Lương™ •
đồng nghĩa là ăn cùng; “ánh cùng 01 khô g chia than"^“ho
thức ăn thức uống trong mâm cơm ã ọn a a u vụ
cả thành viên nghi chưng mâm Ùt ễ™ mọỉ
canh
ngươi Xmọcongười
thể véo, 00 thể
đều xè. khi ặn Đừ
gắp,chan.
Trong .xôi bát
a muối gâp 1môn.. •gì đừ

z, muôn ăn món gì ỉhì ăn, cô nhiên là phái nhìn va nhường nhm

nhau. An theo kiêu cộngđèngị nhất là món. nước


X thường đ^Ỗa mta^taiỊtĨđìnSÍthich an chua mà

Khẩu vị của người Đô Lương là ăn ạ , 0 Ngoài ra trong


thích an ngọt nên kho ứ, kho thịt thường bỏ mặt. Ngoà ra trong
bữa ăn, lúc nào cũng cộ thêm các gia vị cay n°ng " “ ’ “ dù

tay để véo vắt cục' c(OT;cục/ô\ l X luộc hay ăn bánh


tương tự như khi ăn ngô luộc, kh . >
đúc, bánh gói, bánh “ướt •• có những giai tầng,
Khi xã hội phát triền giữa người va n&im ngôi thư, chúc tước,
dằng cấp khác nhau nên trong làng; xã ăn theo ^ng“’òn xưa
sể h? vmđộ moi nao đó thỉto

Tnều định theo tước, làng nước *e a ™ 09 ““ ! “ n‘o đó;


ytột cỗ hoặc một mâm như nhau, hbC a 0 • the0 định,
làm quan đến chức vụ nào thì ăn mâm,an co c •
“X đã “1 quan niệm ^\“cSàa^XhĩX

cốt làm sao ăn no bụng tóc ủ yêu, trong


ân ngon, còn khái niệm ăn sang uy 00 hàng ngày.

to xxlẶ
Một nét văn hỏa nữa là khi có bữa ăn ngon n cu "hừc
xú Nghệ không bao giờ chỉ nghĩĩ đen11in , n m
vu- ỉn,nê
người
thôa
đám gig, đám
thích mà bao giờ họ cũng nghĩ đèn con chàm ’ món
đàm an khao... ngồi tại mâmTó Zg dr«g
đt* vi T Ai^ứiỉt cỉì^c^tíiàS^viên ư<mg mâm,
dèn. Xong bữa cỗ, chia đêu XÔI, th.
họ ra vườn xé mảnh lá chuối gói phần xôi thịt đó lại đem về cho
con hoặc cháu. Phong tục này cũng là nét văn hóa trong ăn uống
của người lao động Đô Lương.
4. Những món ăn hàng ngày
Cũng như toàn cõi Việt Nam, bữa ăn của người xứ Nghệ gồm có
cơm và thức ăn.
4.1. Cơm: Cơm là gạo tẻ nấu chín, dùng làm món ăn chính trong
bữa ăn hàng ngày. Nhưng trong dân gian, nghĩa của từ cơm rộng
hơn nhiều. Cơm độn khoai hoặc ngô, sắn đã là cơm rồi. Nhiều khi
ăn khoai, ăn ngô trong bữa chính, bữa phụ họ vẫn nói là ăn cơm.
Ăn cháo, ăn rau, ăn củ chuối trừ bữa cũng nói là ăn cơm. Từ cơm
không phải chỉ nói về một loại lương thực là lúa gạo, gồm gạo tẻ
và gạo nếp mà cả khoai, ngô, sắn, củ mài, củ chuối và rau...
Bởi thế, cơm có nhiều dạng:
Dạng đặc, gồm: Cơm không (chỉ có gạo nấu chín), cơm độn: gạo
độn ngô, khoai, sắn, củ (củ dong, củ từ, củ chuối, củ khoai...), cơm
toàn khoai hoặc sắn, ngô, rau...
Dạng lỏng: chủ yếu là cháo với nhiều loại như cháo gạo, cháo
ngô, cháo khoai, cháo sắn...cũng có cháo gà, cháo vịt...
Dạng khô: com, ngô rang, khoai gieo
4.2. Các món ăn từ khoai:
Khoai lang là món ăn phổ biển nhất, thường được người dân
dùng thay gạo. Ở Đô Lương, trên vùng đất bán sơn địa hay bãi bôi
ven sông Lam đều có thể trồng khoai. Sau 3 đến 4 tháng thì thu
hoạch. Song khi giáp hạt, bà con phải ăn khoai non. Câu ca dao sau
thể hiện rõ:
Ai về Tràng Cát (thay địa danh khác) mà coi; Khoai hai tháng
rưỡi đã moi hết rồi
Khoai luộc là món ăn phổ biến nhất. Ngoài ra còn có khoai xéo.
Người ta thường đem khoai khô đã cắt lát (gọi là khoai thanh) nâu
với một ít đỗ, hoặc thêm một ít nếp. Luộc chín bắc xuống, trước khi
ăn, người ta dùng hai chiếc đũa cả xới rất nhiều lần cho kỳ khoai
tơi nát và trộn đều. Cách làm này gọi là xéo. Thường ăn mặn thì
chẩm vừng hoặc vừng lạc, hoặc cà, còn ăn ngọt thi cham đưomg
hoặc mật. Những nhà có phơi loại khoai dẻo thì đem khoai nâu cách
này không cần bỏ đường mà ngon ngọt đặc biệt.
4.3. Các món ăn từ ngô: . À
Ngô cũng là món ỉn quen thuộc cùa vùng đất tó bãi bôi
ven Sng Lam nhu ở Đô Lương. Ngô cũng được luộc như luộc
khoai, chỉ can be ngó, bóc bẹ rồi bó vào nồi luộc. Ngoài ra còn có
ngô bung và ngô xéo. ................ r
Ngô bung con gọi là ngô hầm, ngô đã già, hạt phơi khô* Trước
khi1 bung bo ngó vào chậu ngâm và nấu cho ngô mềm rarồi đai mày
va bỏ vào nồi bung. Khi ngâm hòa vào một ít nước vôi loãngịđêngô
mau mèm. Nói ngô bung tức là nói ngô đã ngâm, đã sạch mày hỉ
vào nôi nước rồi nâu cho lâu tức ninh kỹ, khi ngô thật mềm mới bỏ
thêm ít đỗ vào để ăn cho ngon. 1Ằ
Ngô xéo làm được bữa ngô xéo vât vả hơn n ìeu.un
đã gC vạy hạt phơi khô bò chum Đến bữa nấu bạo 1nhiêu lây bây
nhiêu, cho vào noi'đo nước đùn sôi. Đun độ mười phụt vớttra cho
rao nước, bó vào côi đạp già nhó rồidầm rây. Khi rmụ mẳn ngô nta
tíưóc, nau chín mới bô bột ngô vào xéo tức 1Ịxong «

dạy kín vung, vân lên than bép. khi nào chín nục th 1
■ấy môi múc hay lấy đũa cà xới từng bát đầy rồi úp xuồng m
?> nguôi Bà con thương xéo ngó an vào bữa A ăn ttông hét

đe sáng mai ăn bữa sáng. Nhũng người vào rừng đi củi đi lây
măng, đi chăn bò... thường đùm vài bát ngô xeo ma g

Cà là thức ăn phồ biến trong bữa ăn cua tưng, sta đ' •


■thiều loại nhưng ngon nhất ở đây Ịà ™' co eiống
v'èn bi, vỏ mỏng, muối trường ăn đậm đà, rật giòn, un co lon
ạ qua ỉơn hơn, vỏ hơi day nìọychút ân g‘òn‘a” "hXư " ừông ở
rtọ mơi mangten là cà pháo. Giông cà này >*®n8 c“ đ **
Nghi Lộc, trên những khoảnh mộng đất cát mà 0 Đô Lương, các
xi Ven sông Lam như Lưu Sơn, Lam Sơn, Ngọc ơn. ■ • ®“ “ roèh
* Pháo Đenmua thu hoạch, người ta
phơi nắng cho cà héo mới bỏ vào vại muối. Một ớp à ă ọ
muối. Cà muối vại ăn lâu ngày gọi là cà trường. Nhiều gia đình khi
muối cà bỏ thêm ít xác mắm (cá đã ướp đem nấu nước mắm, nấu
đi nấu lại chỉ còn xác gọi là xác mắm) để cho cà có mùi vị. Khi ăn
hết cà, nước cà vẫn có thể ăn được. Chỉ cần chưng lên và gia tí mỡ,
tí hành là có thế ăn với cơm.
4.5. Nhút:
Không chỉ ở Thanh Chương mới có nhút mà người Đô Lương
cũng làm nhút. Đây là một loại dưa muối chua nhưng nguyên liệu
để làm nhút là trái mít non. Đô Lương là vùng đất đồi, vườn nhà
nào cũng có mít. Trước đây, dân thưa, phương tiện chuyên chở
không thuận lợi, mít nhiều thường bỏ phí, vì ăn không hết mà bán
chẳng ai mua. Làm nhút rất sáng tạo. Trong một vại nhút không chỉ
có mít non vằm ra trộn với muối rồi cho nước vào mà có cả xơ mít
chín, cà, măng, hoa chuối, ngọn đậu... Thành ngữ “lộn nhút” băt
nguồn từ đó. Nhút là món ăn thường ngày cũng như cà, dưa...
ngoài ra còn có thể kho, nấu canh.
4.6. Dưa:
Dưa cũng là món ăn hàng ngày, thường xuyên và có tính chất dự
trữ khi thức ăn khác khan hiếm. Người Đô Lương thường muối hai
loại dưa gồm dưa cải và dưa trường.
Dưa cải được trồng nhiều ở các xã ven sông Lam. Trong mùa
trồng cải, gia đình nào cũng có vại dưa. Dưa cải dễ muối, ăn ngon,
để được lâu. Vào mùa cuối thu khi rau cải đã già, người ta hái vê
muối dưa để ăn dần. Không chỉ có ngày trước mà giờ đây dưa vẫn
là món thường trực trong bữa ăn cùa mỗi gia đình. Người dân còn
muối dưa xổi để ăn ngay. Cũng như cà, người ta có thể ăn nước dưa,
kho cá với dưa...
Dưa trường cũng được muối từ cải nhưng để nguyên cả cây, chỉ cât
gốc mà muối. Dưa trường có thể ăn hàng tháng mà không bị hỏng-
Nhưng muối dưa trường khó hơn muối dưa thường. Cây cải phải phơi
cho thật héo. Khi muối cho thêm mía xẻ nhỏ, xôi khô, đá dằn dưa phải
đù nặng. Nước từ cây cải ra là đủ không được đổ nước lã vào, không
để dưa nổi trên mặt nước dưa sẽ mau khú.

À
4.7. Canh:
Món canh chua được người Đô Lương dùng rất phổ biển, gọi
chung là dấm hay canh dấm. Đó là thức ăn gần như chủ yếu của bữa
Cơm mùa hè và cả mùa đông. Nguyên liệu nấu canh dấm rất dễ
kiếm, chỉ cần xách giỏ ra đồng bắt vài chục cua hoặc nhúm cá vụn
đem về với vài quả khế là có canh ngay. Ngoài cây khế, ở Đô
Lương còn có cây cà chua quả chỉ bằng viên bi, gọi là cà kĩu, nấu
canh dấm rất ngon, có câu: “Nồi dấm mà nấu cà kĩu, anh ăn mát
ruột chín chiu thương em”.
Ngoài ra, các thứ canh rau như canh rau muống, rau dên (gọi là
rau dênh), cả thứ canh lá lốt (tất bát) thường nấu với tép đồng khá
Ugon nếu ăn quen. Lại có canh tập tàng là món dã vị của nông dân
ãn vào mùa hè vừa ngon, vừa rẻ. Nguyên liệu gôm rau muông,
mồng tơi, lá khoai, lá rau dền.. .mỗi thứ một ít rất dễ kiêm, vì ở đâu
cũng sẵn và một nhúm tép hay cua đồng, nếu không thì nâu với
măm ruốc cũng ngon.
Mùa nào canh nấy, riêng canh đỗ thường nâu vào mùa hè. Chỉ
cân kháp “đỗ xanh” bỏ vào nồi, bắc ra bỏ ít muôi, cho lá tía tô căt
nhỏ là có món canh thơm và mát. Cơm chan canh ăn với cà muôi
khó mà quên được.
4.8. Rau ĩ
Rau trong bữa ăn thường xuyên của người Đô Lương là rau
khoai luộc, rau đậu luộc, rau bầu, rau bí... nói chung tât cả các loại
rau gì có thể luộc được. Ở Đô Lương, rau khoai, rau muống được
hông nhiều nơi. Ngoài ra còn có thể kê thêm món măng luộc và
nión hoa chuối làm rau.
5. Các món ăn cụ thể1
5.7. Ruốc muối:
“Ruốc muối” là một loại thức ãn hỗn hợp trước đây của nhân dan
hhiều vùng quê xứ Nghệ, nhất là ở Đô Lương.
Nguyên liệu dùng để làm gồm cộ thịt ba chỉ (hoặc xương sươn)
vùng, ruốc tôm, muối, ớt và hồ tiêu. Cách thức chê biên như sau:
1 Ninh Viết Giao: "Văn hóa ẩm thực dãn gian xử Nghệ", Hội văn nghệ dân gian
Nshệ An, Vinh, 2001.
Thịt (xương) rửa sạch, để ráo, thái thật mỏng rồi băm thật kỹ.
Đổ muối vào chảo, hoặc sanh rang cho nổ đều. Sau đó cho vừng
vào. Khi nào vừng nổ có mùi thơm thì cho ruốc và thịt (xương) vào.
Dùng đũa đảo đều và mạnh để cho thịt trộn với muối, vừng, ruốc...
Khi nào thịt săn, khô chín thì bỏ ớt hoặc hồ tiêu vào, đảo đều... Sau
đó cho tất cả vào cối, đâm mịn cho thịt, muối, vừng, ruốc, hồ tiêu
trộn đều vào nhau rồi lấy ra bỏ vào lọ hoặc ống nứa, hoặc vào nồi...
ta có món ruốc muối.
Ruốc muối dùng để ăn trực tiếp với cơm, hoặc có thể dùng ruốc
muối làm đồ nêm khi nấu canh.
Trước đây, trong kháng chiến chống Pháp, ruốc muối được đựng
vào ống tre (thường gọi là ống luồng), đậy kín, là thức ăn dự trữ dài
ngày cho dân công hỏa tuyến trên những tuyến đường, góp phần
làm nên chiến thắng vang dội của quân và dân ta.
5.2. Chuối luộc:
Tục ngữ ta có câu “Trẻ trồng na, già trồng chuối”. Vì trồng chuôi
thì mau được ăn. Và đối với người già, dù không còn răng nữa,
chuối mềm cũng dễ nuốt. Tuy thể, không phải chỉ có người già mới
thích ăn chuối. Tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi đều thích ăn
chuối. Chuối còn dùng để cúng, làm quà thăm viếng.
Đô Lương là vùng đất trồng nhiều chuối, ven sông Lam từ Gay
trở xuống đến Rạng, nhà nào cũng trồng chuối.
Thông thường, người dân để cho chuối chín trên cây rồi mới ăn.
Hoặc dú chuối ương vào chum vại cho chín. Ngoài ra còn có một
cách ăn chuối nữa, đó là luộc: Cách làm là cho quả chuối xanh
ương vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi độ 15 - 20 phút là được (không
luộc quả chuối khi đang còn non, chuối đã chín).
Ngon nhất là món chuối luộc khi sắp chín. Hương vị của nó có
khi còn đậm đà hơn cả chuối chín.
Ăn chuối luộc là một cách ăn cho “lạ miệng”. Tuy nhiên, trước
đây, lúc đói khổ, không có lương thực, nhiều người đã ăn chuôi
luộc trừ bữa.
5.3. Gà xáo:
Người Đô Lương hay ăn gà xáo. Gà xáo hay còn gọi là canh gà.
Cách chế biến rất đơn giản. Chặt thịt gà thành miêng to, nhỏ tùy
sở thích từng gia đình, ướp gia vị (hành tăm, nghệ), bỏ vào nôi đảo
đều trong ít phút để làm săn thịt gà. Sau đó đổ nước vào đun sôi tiêp
từ 15 - 20 phút (lượng nước nhiều ít tùy từng nhà). Bộ lòng gà có
thể nấu chung với thịt hoặc thái ra xào với mướp hay dứa .
Khi canh chín, bắc ra cho thêm gia vị lá hành tươi và lá chanh.
Món canh gà không thể thiểu được lá chanh - “con gà cục tác lá
chanh” - cắt càng mỏng càng ngon. Trước đây, thường phải khi có
khách hay có công việc (giỗ, chạp), gia đình mới có món ăn này.
5.4. Lươn nấu chuối:
Lươn nấu chuối là món ăn khá phổ biến của người Đô Lương.
Cách làm: Dùng lá ngải hoặc cám tuốt cho lươn sạch nhớt, rửa
sạch, rạch bụng, bỏ ruột. Sau đó chặt đầu, chặt đuôi, úp sâp bụng
lươn xuống thớt, lấy sổng dao dần nhẹ lên xương sông lươn rôi căt
thành từng đoạn nhỏ, dài khoảng 1,5 cm. Ướp thịt lươn với gia vị
như tỏi, ớt, nước mắm, bã hèm, bột nghệ, ruôc.
Chọn những quả chuối xanh, không non quá cũng không già qua,
lược bớt vỏ ngoài cùng, tùy quả to nhỏ mà chẻ tư hoặc che đoi roi
căt thành từng miếng dài khoảng 2-3 em. Ngâm chuôi khoảng nửa
tiêng vào nước lã có pha một ít muối đê bớt chát, vớt ra đê ráo, chan
qua nước sồi trước khi xào lươn.
Tao hành - mỡ (hoặc dầu) cho già (thơm), sau đó cho thịt lươn
đà ướp kỹ vào, đảo nhẹ. Khi nào thấy miếng thịt lươn cong lên, có
mùi thơm thì đổ chuối vào. Dùng đũa hoặc môi đảo nhẹ cho lươn
và chuối trộn đều. Khi nào chuối và lươn chín thì cho lộc thơin vào
(thường có lá lốt, mùi tàu, rau răm). Lúc đó, thịt lươn nâu chuôi sẽ
có mùi thơm tổng hợp.
Trước đây, thịt lươn nấu chuối thường được dùng trong giô
chạp, đám đinh, đón bè bạn và cả trong bữa ăn hàng ngày. Ngày
nay, món thịt lươn nấu quả chuối xanh được chọn dung trong cac
quán ăn cao cấp. ,
Một số gia đình còn dùng gốc chuối thay quả chuôi cũng cho
Uìỏn gốc chuối hầm lươn ngon lành.
5.5. Nộm hoa chuối:
Là vùng đất phù hợp để cây chuối phát triển nên ở Đô Lương
có nhiều món ăn được chế biến từ cây chuối, trong đó có món nộm
hoa chuối. Ngon nhất là nộm hoa chuối ngự (chuối mật mốc). Đây
là món ăn dân giã có từ lâu, thậm chí từ thời xa xưa. Vì cách làm
món ăn này rất đơn giản và cũng thích hợp với tất cả mọi người,
mọi lứa tuổi.
Hoa chuối mới trổ và hoa chuối cuối buồng sau khi đã làm quả
đều có thể dùng làm nộm. Thái hoa chuối thật mỏng, ngâm vào
nước muối cho đỡ chát, sau đó vớt ra, để ráo. Có hai cách làm: hoặc
là dùng hoa chuối sống, hoặc luộc hoa chuối chín lên. Dù bằng cách
nào thì tất cả được trộn đều cùng với các loại gia vị như nước
chanh, đường, ớt cay, lá chanh và lá húng quế thái nhỏ, tỏi giã nhỏ,
lạc rang (hoặc vừng đen), bột canh, mì chính. Khi ăn món nộm có
vị bùi bùi, chua chua, cay cay, mằn mặn, ngòn ngọt khá hấp dân.
Nó còn hấp dẫn bởi nó có đủ màu sắc: màu đỏ cùa ớt, màu xanh
của lá chanh, lá húng quế, màu vàng của hoa chuối... Người ta có
thể dùng nộm hoa chuối để uống rượu, ăn với cơm. Nhiều đám cưới
dùng món nộm này để mời khách.
Ngoài ra, Đô Lương còn nổi tiếng với món nộm Nham. Nguyên
liệu bao gồm quả Quáo nướng thật mỏng, giá đỗ, có thể thêm chút hoa
chuối thái mỏng, thịt thủ lợn luộc chín thái chỉ; vừng, lạc rang giã nhỏ.
Tất cả nguyên liệu trộn đều. Thêm gia vị như ớt, chanh, lá húng quê.. •
Trước đây, món này thường được bày trong mâm cỗ ngày giỗ, têt.
5.6. Bánh khô kẹp kê chợ Lường:
Phần đất Đô Lương nằm hai bên triền sông Lam cấy lúa thì khó
nhưng làm kê thì cho thu hoạch cao. Trước đây, trên các bãi cát
thuộc các xã Đặng Sơn, Nam Sơri, Lưu Sơn... về tiết tháng 5 tháng
6, kê chín vàng bãi.
Hạt kê được thu hoạch đem về, xay giã, đâm kỹ, ngâm cho sạch
hết cám, trấu, đãi kỹ, sau đó đổ nước vào nấu như nấu cơm. Nêu
không nấu thì ngâm kê khoảng một đêm, vớt ra để ráo, cho vào
hông, hông như hông xôi.
Khi kê chưa chín có mùi hăng nhưng khi kê đã chín rồi thỉ tỏa
mùi hương của ngũ cốc rất hấp dẫn. Muốn cho kê thơm, khi nau
hoặc hông có thể bỏ thêm một vài lá dứa thom. Tại chợ Lường, kê
được bán kèm với bánh khô và đậu tằm chín, đâm bột. Cứ một cái
bánh khô (bánh đa), lại được đổ lên một chén kê đã nấu chín rồi rắc
lên vài thìa bột đậu. Xong đâu đó thì gập đôi chiếc bánh khô lại,
cho kê và đậu nằm lọt vào phía trong.
Người ăn rất đỗi hứng thú với món bánh kẹp kê chợ Lường. Bởi
vừa có vị thom giòn của bánh khô, của hạt vừng vừa có vị ngọt bùi
của kê, của đậu... Ăn vài cái bánh khô kẹp kê ở chợ Lường coi như
đã ăn ngang một bữa cơm ngon ở nhà. Người lớn, trẻ con, người
già nói chung ai cũng thích món ăn đặc sản này.
5.7. Bánh dì:
Đây cũng là món quà chợ ngon nổi tiếng thuộc phủ Anh Sơn
cũ. Cách chế biến món ăn này khá đơn giản. Sau khi hông xôi
Xong, bốc từng nắm một vừa tầm nắm rồi bóp cho xôi thật
nhuyễn, cả nắm xôi dính quyện vào nhau. Sau đó dùng một
chiếc đũa xuyên vào giữa cục xôi (đừng để chiếc đũa lồi ra phía
đầu cục xôi). Dùng tay ấn cho cục xôi dẹp mỏng ra, càng mỏng
càng tốt. Cầm phần đũa còn lại hơ miếng xôi đã dát mỏng trên
than hồng (hơ chứ không phải nướng - đê cách than hông
khoảng lOcm). Xôi nhuyễn được hơ nóng sẽ dần dần phồng dộp
lên. Xôi càng nhuyễn phồng càng to, có thể to đến mức gần như
tròn lại, bánh nổi màu sém vàng, ăn giòn và thơm ngon. Người
Đô Lương gọi bánh ấy là bánh dì. Thông thường, người ta chỉ
làm bánh dì bằng xôi trắng. Vì xôi trắng dẻo, dễ làm, nhuyên và
đề phồng to. Còn xôi đỗ, tuy cũng có thể làm được nhưng đô
khó nhuyễn và không phồng to bằng xôi trắng. Đô lại hay bị
khét nên ăn không ngon.
Ngày nay, do kẹo bánh quá nhiều nên bánh dì đã bị lép vê. Vả
chăng, bếp củi và lò than cũng ít nhà có nên biết hơ bánh vào đâu?
Cái thú vui nho nhỏ ấy, trẻ em giờ đây ít được hưởng.
5'8. Bảnh mướt:
Trước đây, ở Đô Lương có thứ gạo tẻ đặc trưng của vùng đât thịt
rriàu mỡ. Cũng nhờ hạt gạo quý này mà người dân Đô Lương tư lau
đã làm ra thứ bánh mướt ngon nổi tiếng.
Để làm được món bánh mướt này, người làm bánh phải rất vất
vả từ khâu chọn gạo đến khâu tráng bánh. Gạo làm bánh phải là gạo
của vùng đất thịt và giống cổ truyền của Đô Lương được giã trắng,
tuyệt đối không lẫn trấu hay cám, nếu không sẽ làm cho bánh bị
cợn, vẩn đục gây mất ngon. Gạo được ngâm nhiều giờ, vo thật trắng
rồi xay nhuyễn với nước bằng cối đá. Bí quyết làm bánh mướt ngon
nằm ở cách người xay, ngâm và ủ bột. Người làm bánh mướt
thường phải thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng. Sau khi gạo được xay
nhuyễn thành bột mới đến công đoạn tráng bánh. Trước đây, người
dân thường dùng nồi đồng, trên miệng bọc một lớp vải mỏng và
một chiếc vung bằng gốm, thậm chí bằng mẹt. Khi nước sôi, cho
bột bánh tráng trên lớp vải, đậy nắp lại khoảng vài phút, bánh chín
thì dùng một chiếc que tre mỏng để cuộn bánh lại và gắp ra. Đây là
công đoạn đòi hỏi sự khéo léo của người tráng bánh để đảm bảo
bánh không quá dày, không nhão, không cuộn lại được, lửa phải
lớn, đều. Vì vậy, người làm bánh thường dùng bếp củi vừa tiết kiệm
vừa làm chủ ngọn lửa. Với người dân, bánh mướt có thể làm bữa
sáng hoặc cả bữa chính. Ngày nay, bánh mướt không chỉ là thứ
hàng hóa được bán ở các chợ mà còn là nguồn cung cấp cho các
quán ăn, nhà hàng hay các dịp giỗ tết, liên hoan, đám cưới.
Bánh ấp: Trong ẩm thực, người Đô Lương còn sáng tạo ra món
bánh ấp. Nguyên liệu làm bánh ấp gồm bánh đa (bánh khô) và bánh
mướt. Bánh mướt được tráng dày hom một chút, nướng trên bếp than
hồng. Người làm bánh vỗ đều bánh đa, bánh mướt vào với nhau
(bánh đa ở giữa, bánh mướt ốp hai bên). Càng vỗ nhanh, vỗ nhiều
bao nhiêu thì bánh ấp càng mềm, càng ngon bấy nhiêu. Hai thứ bánh
này khi ấp lại sẽ quyện với nhau, trở thành món ăn ngon đến lạ.
Muôn ăn bánh mướt, bánh ấp ngon phải có nước chấm ngon.
Bánh mướt phải chấm nước mắm pha loãng, thêm vài giọt chanh
và ớt tươi cắt lát. Nước chấm bánh ấp đậm đặc hơn, có pha thêm
tỏi tươi.
Cách trình bày và thưởng thức món ăn cũng là một nghệ thuật-
Bánh mướt lúc tráng xong được cuộn lại hoặc để nguyên, cho một
ít củ hành ống đã phi thơm với dầu ăn, xếp ra đĩa. Bánh mướt được
dùng nhiều với món ăn kèm như chả nem, chả giò, xáo thịt vịt, sôt
vang bò kèm với rau thơm hay đơn giản chỉ cần châm nước măm
chanh, ớt. Với món bánh ấp, khi ăn thường dùng tay cuộn bánh với
rau thơm, chấm nước mắm tỏi. Vị thơm của rau, vị ngậy của vừng
đen kèm với vị đậm đà của nước mắm tỏi khiến món ăn trở nên
hấp dẫn.
5.9. Bánh đa kẹo lạc làng Vĩnh Đức:
Người Đô Lương mỗi khi đi xa thường mang theo đặc sản quê
hương mình là bánh đa (bánh khô, bánh tráng), kẹo lạc đê làm quà.
Tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng qua bàn tay chế biên tài hoa của
những người thợ đã trở thành món quà đầy ý nghĩa, mang hương
vị của quê hương.
Bánh đa được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Những
nguyên liệu này tuy dễ kiếm nhưng phải đảm bảo nhiêu yêu câu
khắt khe để có được chiếc bánh ngon. Cũng giống như bánh mướt,
Bạo để làm bánh phải là thứ gạo trắng, tuyệt đối không lân trâu hay
nám, nếu không sẽ làm cho bánh bị cợn, vẩn đục gây mât ngon. Gạo
được xay nhuyễn với nước rồi trộn với thứ vừng (mè) đen hảo
hạng, không có hạt vỡ cùng với tỏi giã nhỏ, tiêu đâm mịn và những
Bia vị vừa đủ rồi tráng bằng nồi hấp. Khi bánh chín thì vớt ra, cho
lên các giá để phơi cho đến khi bánh khô giòn. Công đoạn tráng
hánh khá công phu, đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Nêu người
thợtráng hơi non tay thì bánh không có được độ đều và dày cân
thiết để khi bánh đã khô có thể nướng hoặc rán sẽ phông đêu mà
không bị vẹo bánh.
ở Đô Lương có nhiều làng làm bánh nhưng nôi tiêng và ngon
nhât là bánh của làng Vĩnh Đức ở thị trân. Các cụ cho biet, sơ di
hành làng Vĩnh Đức ngon nhất do mạch nước ở đây làm cho cây
lúa làng có hương vị đặc trưng riêng. Do đó, khi lây nguyên liẹu ơ
khác về làm bánh sẽ không ngon như bánh làm băng nguyên
liệu tại chỗ. Còn các nguyên liệu phụ như vừng làm cho bánh thêm
hùi, tiêu và tỏi làm cho bánh thơm, khi ăn có vị caỵ nông de chiu,
^luốn ăn bánh thì người ta nướng lên bằng than củi.
Bánh đa là thứ bánh dân dã, dễ ăn kèm với các món khác hoặc
ăn riêng cũng được. Thông thường, bánh được ăn kèm với bánh
mướt (một thứ bánh cũng tráng bằng bột gạo nhưng ăn ngay khi
còn ướt, nóng). Cái dẻo của bánh mướt quấn vào một miếng bánh
đa, chấm vào bát nước mắm cay khi cắn trong miệng nghe tiếng
“rồm rộp” thật thú vị! Bây giờ, đời sống được nâng cao, người ta
thường ăn bánh mướt kèm với giò, chả nhưng nhiều người vẫn nhớ
và thích ăn cái kiểu “nửa khô nửa ướt” ấy. Ngoài ra, món “bún - giá
- cá - ruốc” sẽ ngon nhờ một cách làm đơn giản: miếng bánh đa, bỏ
lên ít bún, thêm ít giá sống và một mẩu nhỏ cá hấp, rồi chấm vào
bát ruốc đã đâm ớt vắt chanh. Vị cay nồng hòa cùng vị ngọt bùi
thêm tí chua khiến khi ăn mồ hôi túa ra thật sảng khoái. Bao nhiêu
người xa quê cứ nhớ cái món ăn thuở nhỏ trong một phiên chợ sáng
đó đe rồi day dứt, mong ngóng ngày về...
Không chỉ làm bánh đa, người dân làng Vĩnh Đức còn chế biên
thêm món bánh đa - kẹo lạc ngon nổi tiếng.
Trước đây, nguyên liệu chính để nấu kẹo lạc là lạc và mật mía.
Mật mía được cho thêm ít nước gừng, bỏ vào nồi (chảo) chuyên
dùng để đun đển một độ nhất định (tùy kinh nghiệm từng nhà) với
lạc, rồi thử bằng nước lạnh: khi đển độ sẽ bắt đầu chế biến thành
bánh đa - kẹo lạc. Ngày nay, khi nấu kẹo lạc đã có thêm một số phụ
gia như bột mạch nha, vừng để bánh được mềm, thơm hơn.
Sau khi mọi thứ đã vừa độ, người làm kẹo sẽ dùng những miêng
bánh đa nướng (bánh tráng) đã chế thành hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo
lạc lên và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau. Thế là xong công
việc chế biến. Sau đó, người ta xếp chồng lên nhau khoảng 5 đên
10 cặp một gói để vận chuyển.
Ngày nay, cũng từ cái nghề dân dã này mà làng nghề Vĩnh Đức đã
thay da đổi thịt, khang trang và sôi động hơn. Để hỗ trợ sản xuât,
chấm dứt tình trạng làm ăn nhỏ lẻ, chính quyền huyện Đô Lương đang
khẩn trương xây dựng Đề án “Phát triển nghề bánh đa, kẹo lạc Vĩnh
Đức”. Đây là hướng đi phù hợp với chủ trương phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề của tỉnh. Hy vọnể
thương hiệu “bánh đa, kẹo lạc Đô Lương” sẽ ngày càng vươn xa.
E. VĂN HÓA LÀNG XÃ

I. TÓ CHỨC QUẢN LÝ LÀNG XÃ


Làng lớn hoặc xã nhỏ trong chế độ phong kiến là đom vị hành
chính cơ sở. Vì thể, cụm từ làng xã được coi như đông nhât vê nội
hàm là tổ chức hành chính cơ sở (có con dấu - triện riêng), là một
quần cư, thường cùng một phương pháp sản xuất trên một vùng đât
nhất định, có tính tự trị, khép kín, độc lập rất cao. Viên quan đứng
đầu làng xã gọi là “xã quan” do triều đình bổ nhiệm. Nhưng từ năm
1467 lại gọi là “xã trưởng”, do dân làng tuyển cử. Và từ đó trở đi,
triều đình chỉ quản lý từ cấp huyện trở lên - làng xã được coi như
đơn vị hành chính tự trị. Như vậy, ở xã lớn (theo cách phân chia của
triều Hậu Lê) trên làng là xã, tổng1 (đến triều Nguyễn: 1802 - 1945,
đặt thêm cấp trung gian này), huyện, châu, phủ, lộ, đạo; dưới làng
là xóm, giáp, vạn.
Quản lý làng xã truyền thống có ba cơ quan: cơ quan nghị quyêt
(Hội đồng kỳ dịch), cơ quan chấp hành (xã trưởng hay lý trưởng,
các hương) và tổ chức bảo vệ trị an (trùm trưởng, trương tuân hay
tuần đinh).
Hội đồng kỳ dịch thường là các hương hào danh tiêng có phâm
hàm, học thức hoặc là hưu quan trong xã. Công việc của HỘI đông
kỳ dịch làng xã là quyết định chi - thu các ngạch thuê đinh, tien
cheo, tiền vạ cùng những việc tế tự và có quyên xét xử những vụ
hình luật nhỏ.
Bộ phận chấp hành (hành pháp) là xã trưởng hay lý trưởng do
dân bầu ra để thi hành những nghị quyết của Hội đông kỳ dịch.
Giúp xã trưởng là phó xã trưởng (hay phó lý) và các hương, như:
huơng bộ, hương bản, hương kiểm, hương dịch, hương lâm...
Đến thơi Pháp thuọc, nhạn thấy vai trò hết sức quan trọng của
công tác quản lý làng xã, thực dân Pháp từng bước can thiệp vào bộ
ruáy này:

1 Tọng là cấp trung gian giữa huyện và xã, gôm sô làng hay xa, co rnọt caitong
phó tọng do Họi đong ky mục cua cac lang cử ra quản lý thuế khóa, đê đicu và i
an ttong tổng.
Năm 1921, chúng đã ra lệnh bỏ Hội đồng kỳ dịch và lập Hội
đồng tộc biểu (hay Hội đồng hương chính) với tối đa là 20 đại biêu
nhằm mục đích nâng cao hơn việc quản lý làng xã từ các họ tộc đê
vừa dễ quản lý vừa gây chia rẽ cộng đồng dân cư. Hội đồng tộc biêu
sẽ chọn chánh và phó hương thay the cho các chức danh quản lý
của Hội đồng kỳ dịch trước đó. Ngoài ra chúng còn cho bầu những
hương chức khác như phó lý, thư ký và thủ quỹ.
Đen năm 1927, trước sự phản đối cách điều hành không tôn
trọng lệ làng cổ truyền của dân chúng, thực dân Pháp cho lập thêm
Hội đồng kỳ mục để cùng điều hành việc làng với Hội đồng tộc
biểu. Số lượng kỳ mục không hạn chế và nhiệm kỳ cũng không hạn
định. Bằng cách này, chúng đã hạn chế được những bất bình của đội
ngũ những người có hiểu biết trong làng xã.
Từ năm 1942, theo Dụ sổ 89, ngoài tổ chức Hội đồng kỳ mục
còn có ủy ban thường trực do một chánh trưởng ban Hội đồng kỳ
mục đứng đầu. Cơ quan này giống như Hội đồng kỳ dịch cũ nhưng
việc quản lý thì giao cho bảy thành viên. Ngoài ra còn có “ngũ
hương” là năm chức vụ thừa hành giúp lý trưởng, đó là: hương bộ
chuyên lo sổ sách hộ tịch; hương kiểm giúp việc tuần phòng trị an;
hương bản coi giữ ngân sách, tiền quỹ; hương mục lo việc huy động
dân phu, kiều lương, đạo lộ; hương dịch lo việc sắp xếp hội họp’
cúng tế, lễ nghi. Từ năm 1942, Hội đồng kỳ mục toàn quyền quyêt
định nên tính dân chủ truyền thong đã mất đi.
Nhìn chung, cơ cẩu hành chính của các tổng, xã được tô chức
khá chặt chẽ để chính quyền phong kiến thực dân dễ dàng quản ly
và phản ứng mau lẹ khi có sự biến xảy ra.
Trong chế độ phong kiến và phong kiến thực dân, mặc dầu từ cap
tổng trở xuống được tự chủ để bầu ra bộ máy quản lý nhưng những
người được bầu cũng phải đủ tiêu chuẩn. Theo đó, lý trưởng (đứng
đầu làng) thường phải là người biết chữ (cá biệt cũng có ngươi
không biết chừ) và nhất là những người có “máu mặt”: “coi vươn
tược mà ước hương hoa, coi cửa nhà mà trù (bầu) lý trưởng”-
Cũng như các địa phương khác, ở Đô Lương hầu hết các xã,
làng đều có ba con dấu đồng: một dấu lý trưởng hình chữ nhật; mọt
dấu chánh trưởng ban hào mục hình vuông và một dấu hương bộ
hình bầu dục. Mỗi làng có ba bộ sổ: một bộ sổ đinh, một bộ sô điên
và một sổ hương ẩm. Mỗi xã có một bản hương ước, thúc ước hoặc
điều lệ làng và một ngôi đình
Ngoài ra, ở làng xã còn có các dịch mục gôm những người
không nằm trong bộ máy thừa hành công vụ của làng xã mà được
Nhà nước thừa nhận. Họ là những người do làng xã cử ra đê giúp
việc cho lý dịch đương chức, thường có các tri giáp, tri xóm, ở
những xã có thôn (không đồng triện) thì gọi là tri thôn, trùm thôn;
trùm dịch; hương tuần.
Trong làng xã ở Đô Lương còn có các chức chạy (bỏ tiên ra mua
tùy theo thứ tự và vị trí của các chức). Các “chức chạy” này đêu có
tờ văn khế, để hợp pháp hóa. Văn khế này ở câp tông phải có văn
thân hàng tổng ký tên vào, chánh tổng ký tên, đóng dâu; ở câp làng
xà cũng phải có văn thân trong xã, cùng một sô bô lão ký tên vào,
xã trưởng hay lý trưởng ký tên đóng dấu. Thôn cũng thê. Người có
chức chạy” được miễn phu phen tạp dịch. Khi có việc làng, họ
được ngồi vào các bàn ba, bàn tư trên bạch đinh... nhưng không
được tham dự bàn bạc những việc có tính chât chính trị hoặc việc
lớn trong làng xã.
Tỏm lại, bộ máy quản lý xã thôn như trên trong một thơi gian dai
dưới chế độ cũ là yếu tố tích cực. Nhưng trong qua trinh ton tại, yeu
1° tiêu cực cũng không ít. Nó góp phân duy trì tính chát khep kin
Cùa làng xã, duy trì tính chất tự quản trong một trạng thái phân tán,
rời rạc, lẻ tẻ và cục bộ.

II. HƯƠNG ƯỚC - PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ LÀNG XÀ


Để đảm bảo trật tự xã hội nông thôn và thực hiện mọi công viẹc
Ịrôi chảy, làng xã nào cũng có những quy định cụ thê đê khuyên
khích hoặc để cấm đoán buộc mọi người phải tuân theo. Những quy
d[nh ấy được làng, xã bàn bạc, viết thành văn bản, thông qua toàn
dàn, rồi thi hành. Văn bản ấy gọi là “Hương ước”. Nó không chỉ là
^ăn bản pháp lý để quan viên chức sắc và các lý dịch đương thứ
d'cư hành mọi việc trong làng mà còn là phương tiện kiên tạo làng
thành một pháo đài để giữ vững những giá trị của làng, tương trợ
đùm bọc, giúp đỡ nhau đối phó với mọi bất trắc, kể cả nạn ngoại
xâm. Làng đứng vững trong hàng nghìn năm lịch sử là nhờ những
hương ước, những lệ làng như vậy.
Qua khảo sát, chúng tôi được biết ở Đô Lương có nhiều hương
ước thành văn cũng như chưa thành văn như hương ước của các
làng Yên Tứ, Bỉnh Trung, cẩm Ngọc, Hương Liên, Đông Trung,
Nghiêm Thắng... nhưng nay đã thất lạc, chỉ còn lưu lại một số điêu
ước trong trí nhớ của các cụ già. Sách “Hương ước Nghệ An’
(Ninh Viết Giao): trong số 37 hương ước sưu tầm được, chỉ có một
bản của Đô Lương. Đó là Hương ước làng Phương Liên (được
chỉnh đốn và sao chép lại vào năm Bảo Đại thứ 13 - 1938).
Hương ước là văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó bao gôm
các quy ước về dân sự, hình sự, các điều ước về giữ gìn đạo lý?
phong tục tập quán... có liên quan đến tổ chức xã hội nói chung
cũng như đời sóng xã hội trong làng. Hương ước là tấm gương phản
chiếu bộ mặt xã hội cũng như đời sống văn hóa mỗi làng, được hình
thành trong lịch sử, được điều chỉnh, bổ sung hay soạn lại khi cân
thiết; không chỉ có ý nghĩa như một thứ luật pháp mà còn có ý
nghĩa như là một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức. Đó là một hệ thông
luật tục tồn tại song song với luật pháp của Nhà nước. Muốn biêt
làng xã như thế nào, có an ninh trật tự hay không, có thuần phong
mỹ tục hay không, hãy xem hương ước của làng ấy. Dưới đây là
những điều ước mà các hương ước ở Đô Lương đã đề cập:
1. Những điều ước nói về hưong ẩm, tọa thứ - hương hội như
hội họp, vị trí ngôi thứ, phần kính, phần biếu... Hương ước làng
Phương Liên đã nói rất rõ:
Khoản thứ 1: Trong làng có một cái đình một gian hai hồi đê thờ
phật, ngoài ra còn có một cái đình ba gian hai hồi để làm nơi hội
họp, phàm khi hương hội; gian chính giữa văn thất phẩm trở lên, vo
suất đội, khoa trường cử nhân trở lên...; gian bên tả tuổi 70 trở lêm
võ thất phẩm đội trưởng trở xuống; gian bên hữu tuổi 60, lý dịch
đương thứ, cựu chức dịch, các người có vọng và trùm giáp.
Khoản thứ 2: Phàm khi trong làng có việc nên hội họp thời lý
trưởng sai phu đi báo trước, mời quan thân c^ửc^ăf ’ Cxhán^ p„~
hZg hội, lý hào, chức dịch, trùm giáp, tộc biểu (để khi) nghe mõ

ba hoi chín tiêng thì phải ra đi hội họp liền Trong khi hội họp,
người nào say rượu nói to tiếng hoặc nói hôn hao thi lang p ạt mọ
mâm cau trù rượu... , ,
2. Những điêu nói về an ninh như canh Phòng’l’ T*
tuần phòng người lạ, đi đêm, bảo vệ thuân phong my tục...
cấm cờ bạc, rượu chè, cấm cãi lộn nhau, ăn trộm... được quy Ị
0 'Khoản thứ 10: hễ có người lạ mặt tới làng hoặc gặp "8°kl dqòng

làng, hoặc trú ngụ tại nhà ai, xét ra là người trung t ực ti 01"
không co bai chi, thẻ thân, người ngoài xứ Trung Kỳ và ông
căn cước thì lập tức giải trình quan __
Khoan thư 14: trong lang co những tên nào ăn trộm1 vặt như gà
vịt, hoa quà. . tuần phòng bắt được, có tang chứng rõ ràng thì phải
bồi nguyên và phải phạt dịch 5 ngày
Zinthứ 15: ...cấm không được ‘rong mọi t^, anh em, dù

em, nường dâu, mụ gia cãi nhau, đánh nhau, a 01 am


phòng hoa Cua làng. Nêu ai không tuân thìgia.trường p1 ạt ạc 0 3

đông hay phạt đích 3 ngày, người khác trong nhà phạt bạc 0,2 đò g
bay phạt dịch 2 ngày... , X 13
3. Nhưng điêu nói về tế tự, khánh điếu, hôn thú., yén lã ,
khao vọng . hương ước làng nào ở Đô Lương; cũng; đề cập đêm
ủtthứ 15 - Tế tựHương ước làng Phương Thư ĩ
“Ỉm, đến 15 tháng 6 làm lệ Kỳ PhúcTSch trong số tòi té điên 1 50
1“an giao cho 4 người tư lễ mãi biện lễ vật,lại . h“2”
gòbi mỗi ngươi Ịhii góp 2 quạo,‘leo nếpđể1 "u còn
ịX lễ Khai Hạ, le Kỷ Niệm 1 Thường ™ lẹ Trứ
Tích các lỉ ấy mỗi lễ đềuỌA Ị2‘Ị®, giao»lý.«ch
lế, Phàm các lê sau khi tê rồi, đêu theo nhân số hi " diện phụ thước,
eòn kính biếu thời chi dùng trầu, rượu .Trong áng ạ1 co 0 cai
<cếruộng Tam bão 1 mẫu 6 sào, đất tam báo 2 sào giao
ĐỊA CHÍ HUYỆN Đố LƯƠNG________________________________

người giữ chùa cày cấy hoa lợi, chỉ làm các lễ cúng Phật, Thượng
Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Đảm Sinh, Kỷ Niệm, Nguyên
Đán thì tùy theo số tiền hoa lợi mà biện lễ.
4. Những điều tổng họp: nói về vệ sinh công cộng, vệ nông,
công ích, công lợi, cứu tai gặp nạn, tài chính chi tiêu, phân bô sưu
thuế, thi hành cách phạt... cũng được thể hiện rõ trong Hương ước
làng Phương Liên:
Khoản thứ 22: Nhà nào ở gần đường quan, đường tổng lộ, hương
lộ đều phải quét dọn sạch sẽ, không được để rác hay những đô uê
tạp trên đường. Các mương nước trâu, bò, ngựa, heo, chó, mèo chêt
phải đem cách xa người ở phỏng một cây số mà chôn cho sâu, không
được đem các đồ vật, xác chết ấy và chiểu manh giẻ rách... Nêu
người nào không tuân thì phạt bạc 0,4 đồng hay phạt dịch 4 ngày.
Khoản thử 24: Đồng điền cấm không được thả gà, vịt, trâu, bò,
lợn, heo phá hủy hoa màu. Neu ai không tuân hương ước tuần phu
bắt được sẽ phạt bạc 0,3 đồng hay phạt dịch 3 ngày và phải chịu bôi
hoa lợi cho sự chủ.
Khoản thứ 27: Trong làng có các sở công thổ bên đình, chùa,
văn chỉ, thần miếu, xung quanh có trồng cây cối hai bên. Câm
không được thả trâu bò, hủy phá và vào lẩy trộm, chặt trộm. A1
không tuân làng bắt được phạt bạc 0,3 đồng hay 3 ngày dịch.
Khoản thử 28: Trong làng có những cầu cống và các con đường
đi lại, mỗi năm tháng giêng thì hương mục trích sổ lưu hương tư
ích dọn dẹp các đường đi cho sạch sẽ kiên cố, khai thác cầu công
cho lưu thông... người nào đào mương trên đường cũng bị phạt 0,2
đồng hay phạt dịch hai ngày và phải sức đắp lại.
Khoản thứ 29: Các nhà trong làng phải dự bị những đồ cứu hoa
như ống thùng, mo gàu, ống nứa chứa nước, gặp khi nào bị hỏa ta’
thời người trong làng phải lập tức phó cứu. Nếu người nào tới cưu
hỏa, không có đồ cứu hỏa mà chạy tay không hoặc hiện ở nhà ma
không phó cứu đều phải phạt bạc 0,2 đồng hay phạt dịch hai ngày-
Khoản thứ 32 ' u'
Tiết thứ 12 - Phân bổ sưu thuế: Mỗi năm đến kỳ sưu thuế sau khi
lịch bài chỉ lý trưởng phải cho phu mời làng hội họp và đông đủ cac
điền chú dân hộ chiếu theo bài chi phân bổ thuế đi^ *ồ chiếu theo
đang hạng để thu cho đù số ttaí
lý” phụ thu nhũng lãm có lôi và thôi thu bất lực hoặc tiêu thất

“ ss ,>«

phạt bạc háy phạt dịch trong khi bươngI hÔỊPhãi 8

Sô ây cũng làm hai bản, một sô giao >ý hướng, một “6"
bản kê nập tiên phạt hạn tròng 6 ngày phái đem bạc đến nạp cho

Trên đay là một vài nét về hương ước ó Đô Lương. T“y,^“^a°


trùm hết nội dung các hương ước thành vạt’ và c “ * " rnot^bo

đồng ph«
luật” mà mọi thanh viên mọi lập hợp trong cọng ạong p IU »«.
thủnhưng‘điều K ghiươngbuông ướ
tục không thành văn. (Ịa đó chúng * h en thêm vê làng xã ó‘Đô
Lươọg, Ặát là nhũng vết tích ẽô^òn n đbm ỏ m \dán chú,
0 thề che làng xa được tự quân phần nào về n iê mặt bong dơi
5;^-!^lỉúlhâfèỒ"lgxã.ĐotóWV^cư“ng

ỉimg" tuy1cTnói đTn giáMên họ, ^ShBávẩVtónh to^g

nhưng dường như tất cả lại tập trung vào ọ may và -


cử ra, được quan phù, quan huyện cháp “hận t !uât phlp
LlSlS75 SStVmôt hê thông íìêu chSn đạo đứệ Qua

ý.nghĩa ,như "홄 „Ẳêêcac khoan lẹ, ván đề bôn

™scả 5.?! ’có!bẳnphạn với làng nước,


cái có bồn phận với cha mẹ, người dạn co bon nạuvv.. ’
"soài đóng
5 X, thuê, đi phu, đi linh phải sông thật thà, w>ong t^m
K c p

sàn cua làng... Tất cà những điều đó làm ch h g ưocvv uv


ốt-thl. ^/tẩt'ca đêủhàm chứa nhtag điều
lang có thưởng và có phạt, song tạt ạ u nam
8’30 huấn về một lôi sông còn fpi theo. Và
Vậy, lâu ng^Thành thói quen được người dân thực hiện
khi thói quen đã thành nền nếp và đưa vào hương ước thì đó là một
văn bản ngoài lệ luật, còn là một tập quán pháp lý, chứa đựng
những giá trị văn hóa dân gian hình thành từ lâu đời và thường
xuyên được bổ sung, trong đó hàm chứa một hệ thống tiêu chuẩn
đạo đức. Đó chính là minh chứng hùng hồn giúp chúng ta xây dựng
bản quy ước vê xây dựng nếp sống văn hóa và trật tự an ninh nông
thôn trong đời sống đầy sôi động theo hướng công nghiệp hóa và
hiện đại hóa hiện nay.

III. CÁC DẠNG TẬP HỢP CƯ DÂN TRONG LÀNG XÃ


Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, thiên tai
không chừa ai mà chia đều cho tất cả mọi người: “Lụt thì lút cả
làng” (tục ngữ). Do vậy, người dân phải dựa vào nhau mà sống. Mặt
khác, nông nghiệp là nghề mang tính thời vụ, nông nghiệp lúa nước
lại là nghề mang tính thời vụ cao nhất. Điều đó có nghĩa là để kịp
thời vụ, mọi người phải liên kết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Qua đó
có thể khẳng định, nét đặc trưng số một của làng xã ở Đô Lương
nói riêng, xứ Nghệ nói chung là tính cộng đồng làng xã được tô
chức chặt chẽ với nhiều nguyên tắc khác nhau.
1. Tập hợp theo huyết thống (dòng họ)
Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với
nhau thành đơn vị cơ sở là gia đình và gia tộc (dòng họ). Gia tộc có
vai trò hết sức quan trọng đối với người xứ Nghệ nói chung. Bởi
với một nền văn hóa nông nghiệp điển hình, gia đình hạt nhân
không đủ đối phó với môi trường tự nhiên nên cần đến vai trò của
gia tộc và cùng với nó là cộng đồng làng xã. Các khái niệm thân
thiết đối với mỗi người và mỗi gia đình Đô Lương như “chín đời
(cửu tộc)’’, trưởng họ (tộc trưởng)”, “nhà thờ họ (từ đường)”, “gia
phả”, “giỗ họ”... đều liên quan đến gia tộc chứ không phải gia đinh.
Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau.
Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vạt chất: sây
cha còn chú, sẩy mẹ bú dì (tục ngữ); hồ trợ nhau về trí tuẹ, tinh thần
và dìu dắt nhau làm chỗ dựa cho nhau về mặt chính trị: Một người
làm quan cả họ được nhờ (tục ngữ).
Quan hệ huyết thống là quan hệ theo lối hàng dọc theo thời gian
Nó là cơ sở cua tính ton ty, người sinh ra trước là bậc trên ngươi
sinh ra sau là bậc dưới” Làng lây tước và xỉ làm trật tự ngôi thứ Họ
lấy cành trưởng, cành thứ, chi nọ, chi kia làm 0 va
phần nào ca ngoi thứ. Trong làng có họ lớn, họ nhỏ, họ» cưtrú âu
đời, họ mơi tới, họ đông người, họ ít nsyời’kọ yaị ve, họ kém vai
vế, có họ phải đổi tên họ, có họ phát trien hưng thinh.
ở Đô Lương có những dòng họ nổi tiêng như:
- Họ Nguyên Cảnhlở Trang Sơn với nhân vật kiệt xuấtt như há
phó Tan Quoc cong Nguyên Cảnh Hoan - là người^đức độ, có khí
phách, tài năng, có công lơn trong sự nghiệp tạo <
Hưng, tiêu diệt tập đoàn phong kiến nhà Mạc. Đây cũng à ong ọ
nổi tiêng về truyên thống khoa bảng mà sử sách đã từng ca ngợi;
Bao giờ Rú Cấm hết cây
Bàu Sen hết nước họ này hêt quan ,
Mỗi họ đêu có tộc trường, chức tộc trưởng "ày Htông
chà truyền con nôi. Những khi cúng li hạy 'ùtn những Ỵ>êc lớn như
5 z thờ họ, mả tô họ, lập gia phá ■■■tộc trướngđý* v«ý

kịến tham mưu cùa các vị cao tuôi hay phữỊtg "8“"" 0 • , 1
sắc trong họ. Tập hợp theo dòng họ thể hiện tính t iéng; te ỉ,.en
Xg. Những ngửờHrong tập hợp này phải gúP ®'^"hau_quan

•âm đến nhau, bào vệ cho nhau. Tuy nhiên, tô c ức nô g o


huyết thống đôi khi dẫn đến sự đối lập giữa các họ.
2. Tập hợp theo nghề nghiệp: phường va Ọ’1
_ rong hệ thống làng xã ơpô^Lư^g, phan lém người dânđeutòrn
"ộng nghiệp. Tuy nhiên nhiều làng có những.bộ F'ũ cư an sm
5 bang nghe khác, những người này liên kết chặt chẽ với n au

khiển cho nông thôn xứ Nghệ nói chun8’Đô ư 8 nàhen, tao


thêm nguyên tlc tổ chức gồm những người cùng nghề nghiệp, tạ
thành đơn vị gọi là phường. ___ , . n ..
ở Đô Lương có the gạp hàng loạt phường; nhưt phư h
Phường thợ nề, phường thợ gạch, Ph^£^’. 5 co to chứcg
đánh cá, phứSig vải. Đó là những phường tương đoi có to chức
cỏ một số điều ước ràng buộc với nhau. Có những ng ê 10
là kế sinh nhai, người ta cũng họp thành phường như phường chèo,
phường tuồng... Lại có cả những phường của trẻ con như phường
chăn trâu, phường cắt cỏ... Đây là những tập hợp lỏng lẻo, hoàn
toàn tự nguyện, khi có khi không. Một số phường có tính chất cứu
tế, tương trợ. Không phải làng xã nào ở Đô Lương cũng có đầy đủ
các phường, có làng chỉ có một hay vài ba phường. Phường dệt vải
thì làng nào cũng có.
Phải nói thêm rằng, vùng Bạch Ngọc xưa nổi tiếng với phường
săn. Bạch Ngọc thuộc vùng trung du, núi đồi như bát úp nói liên
nhau, chạy sâu vào đến đại ngàn, cây cối lúp túp toàn loại de, bói,
sim, mua... nên loài thú như nai, hươu, chó rừng thường ở. Bởi vậy,
ở đây có nhiều phường săn, dân địa phương gọi là phường mái (đi
mái). Có nhiều phường mái nổi tiếng như phường cố Doãn,
phường Ông Xường, phường cố Yểng, phường cố Trung Thựu...
Phường có 10 trộc lưới, năm sáu con chó. Họ thường đi mái mùa
xuân, mùa hè bởi sau những cơn mưa, mùa đông thú về rừng lau
lách tránh rét.
Trước khi nôi công gọi người đi mái chủ phường đã đi dò dâu
chân thú (qua dấu chân còn mới để biết chắc chắn thú nằm ở vùng
nào). Phường mái lúc đầu năm bảy người gánh lưới, gọi chó đánh
cồng, tay cầm mác nhọn ra đi, càng đi càng đông thêm. Khi nghe
tiếng cồng dồn dập đuổi thú thì mọi người bỏ cả cày bừa, củi đuôc
nhập phường săn để kiểm phần. Khi đâm thú chết, phường hôi
cồng, ai có mặt kịp thời đều được điểm danh để chia phần. Vì thê
có câu “đập bụi ăn chồn”. Cách săn cũng đơn giản: bủa lưới những
chỗ eo của núi, chó đuổi thú chạy và quan trọng nhất là người câm
mác chờ thú mắc lưới nhảy vào đâm gọi là đâm tiên (đâm vào cho
hiểm) và giữ nguyên mác để nhừng người đâm tập hậu, đâm cho
thú chết thực mới thôi.
Cách chia phần cũng khá công bằng: ai cỏ tên lúc hồi cồng báo
hiệu thú chết đều được một suất, chó săn cũng có suất như ngươi-
Qua đó, ta thấy được sự sòng phẳng của luật tục (hồi cồng, có mặt
là được chia). Làng nào có nhiều phường săn là niềm tự hào cua
làng đó. Mặc dù tính chất phường, hội, cố kết còn lỏng lẻo nhưng
mọi người khi theo phường lại tự giác, tuân thủ quy đinh. Đo cung
chính là nét đẹp của phường săn ngày trước ở vùng Bạch Ngọc nói
riêng. Tuy nhiên, về sau, vùng Bạch Ngọc thành đôi trọc thì việc đi
mái (đi săn) cũng thưa và mất dần.
Bên cạnh phường để liên kết những người cùng nghe ơ nong
thôn Đô Lương, còn có Hội - là tổ chức nhằm liên kết những người
cùng sở thích, cùng thú vui, cùng đẳng câp như: HỘI tư văn la tạp
hợp nhằm liên kết những người có học thức, đô đạt. Họ là ke SI
trong tứ dân của dân làng. Họ được dự các buổi cầu khoa, tế đức
Khổng Tử hàng năm ở các nhà Vãn Thánh, văn chỉ. Đa sô các quan
viên chức sắc trong làng xã đều nằm trong Hội tư văn ở Đô Lương.
Những làng có Hội tư văn hoạt động mạnh là: Phúc Yên, Nhân
Trung, Phúc Hậu, Tập Phúc, Trạc Thanh...
Ngoài ra, còn có Hội tư vũ là nơi tập hợp những người có
luyện nghề võ, những người đi lính đã mãn hạn, những người có
học vị trong võ nghiệp, những người có công phục vụ đat nươc,
phục vụ nhà vua qua những trận binh đao, được phong chưc
trong làng võ. '
Ngoài Hội tư văn và tư võ, ở Đô Lương còn có các hội như HỘI
đồng môn (tập hợp những người cùng học một thay), Hội từ thiện
(tập họp những người trong tổ chức Phật giáo), những người này
thường phụng tự tại một ngôi chùa như chùa Bà Bụt, chùa Phúc
Yên, chùa Nhân Trung, chùa Tập Phúc (ở vùng Bạch Ngọc), chua
Bụt Đà (ở làng Bụt Đà). _
Phường và hội rất gần nhau nhưng phường thi mang tin^ c at
chuyên môn sâu hơn và bao giờ cũng giới hạn trong quy mo n 0.
Hiện nay tổ chức của những người cùng nghe tiong mọt phạm VI
lớn gọi là Hội _ . , . ,
Cung giong như tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trá, tô c ức
theo nghe nghiệp là sự liên kết theo chiều ngang, cho nên đặc trưng
của phường hội ở Đô Lương là tính dân chủ - những người cùng
Phương hội có trách nhiệm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
3. Tập hợp theo không gian cư trú xóm và làng
Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với
nhau. Sản phẩm của lối liên kết này là ngõ và xóm.
Ngõ là không gian cư trú của một số gia đình. Những gia đình
này có thể là bà con với nhau hoặc không có dính dáng gì về huyết
thống, song cùng nằm bên hay quanh một lối đi trong hệ thống
đường làng. Việc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú thể hiện
bước phát triển của làng xã Đô Lương trong lịch sử. Thông qua đó
để đáp ứng nhu cầu đối phó với môi trường xã hội như trộm cướp.. •
họ phải cùng hợp sức mới có hiệu quả. Đây là nơi mà sự ăn ở có
nghĩa có tình, sự hiểu biết tường tận lẫn nhau, sự thông cảm, tương
trợ khi “tối lửa tắt đèn” của cộng đồng dân cư được thể hiện một
cách cụ thể, thiết thực, sâu sắc vô tư, cập nhật và thường xuyên hơn
cả. Chính vì vậy, người Đô Lương liên kết với nhau chặt chẽ tới
mức “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Nguyên tắc này bổ sung
cho nguyên tắc “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Người Đô
Lương không thể thiếu được bà con hàng xóm nhưng đồng thời
cũng không thể thiếu được anh em họ hàng.
Tên của xóm thường đặt theo vị trí nơi ở, ở trong làng gọi là “xóm
trong”, ở rìa làng gọi là “xóm ngoài”, ở mép sông có bãi bồi gọi là
“xóm bãi”. Ngoài ra, dựa vào thế đất hoặc hình đất, cây cối có ở một
vùng nào đó mà đặt tên cho làng như làng cồn Trửa (ở giữa), làng
Cồn Đót (là làng có cây Đót), xóm cồn Bứa (có cây Bứa); hoặc có
dấu tích lịch sử gọi là xóm cồn Rèn, xóm cồn Trại Bạc...
Tuy phạm vi rộng hơn nhưng xóm cũng có cuộc sống đích thực
như ngõ, tức là nơi con người ăn ở có nghĩa có tình với nhau. Trên
bình diện chung của các làng xã ở Đô Lương, xóm là nơi mà chính
quyền cơ sở dựa vào để bảo vệ an ninh tập thể nên trước đây có một
số xóm như “Tuần xóm”, “Điếm xóm”... cổ nhiên, việc bảo vệ an
ninh này phải đặt dưới sự kiểm soát chung của trương tuần, hương
kiểm, lý trưởng. Nhiều xóm cũng có miếu thờ thổ thần hay một ông
thần nào đó như miếu Cửa Ông ở Phúc Hậu, miếu Tiên Đô ở Đặng
Lâm thờ phụng các tôn thần họ Mạc như Mạc Đăng Lượng, Hoàng
Công Tự Đặng ích... Đen nay, một số xã vẫn còn dùng tên xóm hay
làng cũ như Yên Sơn, Thịnh Sơn, Lạc Sơn, Minh Sơn, Thái Sơn...
nhưng nói chung, các xóm đã được đơn giản hóa băng cách gọi theo
các số nguyên như xóm 1,2,3...
4. Tập hợp theo giáp
Theõ “VỈẹt sử thong giám cương mục” thì “giáp” xuât hiện từ
năm thứ ba đời Lý Thánh Tông (1041) với mục đích chính la đe tiẹn
cho việc thu thuế. Tuy nhiên, trong quá trình tôn tại, nó đã tự biên
đổi rất nhiều và trở thành một hình thức tô chức thê hiện bước phát
triển của xã hội để đi đến một tổ chức hành chính có cơ chê chặt
chẽ hơn: đó là làng. ,
ở Đô Lương nói riêng, xứ Nghệ nói chung, giáp có hai đạc chem
chính là: chỉ có đàn ông tham gia vào giáp và mang tính chát ‘ cha
truyền con nối”, cha ở giáp nào thì con cũng vào giáp ây. Đứng đâu
giáp là ông cai giáp (câu đương); giúp việc cho cai giáp là cac ong
lềnh - lềnh nhất, lênh hai, lềnh ba. Trong nội bộ giáp phân biệt ba
lớp tuổi chủ yếu: ty ấu - từ nhỏ đên 18 tuôi; đinh (hoạc trang) - tư
18 tuổi đen thông thường là 59 tuổi và lão - thường là từ 60 tuôi trở
len. Tuy không có văn bản khoán ước nào còn sót lại, song qua tim
hiểu những điều mà các giáp ở Đô Lương, ở xứ Nghệ^đã thực thi
trong quá khứ thì các giáp đã có những điêu ước nhat đinh. Du
không có vằn bản, chi là những quy định bằng miệng nhưng đã hình
thành từ lâu đời nên nó đã thành nêp và được các thanh vien trong
làng trong giáp tuân thủ một cách nghiêm túc như ở Bỉnh Trang,
Hương Liên, Nghiêm Thắng, Phúc Thụỵ, Diên Tiên, Tập Phúc...
Khi một gia đình sinh ra con trai, bố đứa bé biện một lê mọn
trình giáp cùa mình để xin cho đứa bé được vào giáp. Nó thuộc lơp
tuổi gọi là ty ấu. Mỗi khi hàng giáp có hội họp cô bàn, trẻ con đêu
được hưởng phần xôi thịt do cha mang về. Khi lên 18! tuôiphải lam
lễ trình giáp để được lên đinh hoặc len tráng. Đinh tráng Ịà tìianh
viên chính thức của giáp, vừa có nghĩa vụ, vừa có quyên lợi. g la
Vụ ở đây là nghĩa vụ với làng với nước. Đôi VỚI làng phaiip ục1 vụ
trong các dịp lễ lạt đình đám. Đối với nước là đóng sưu thuê vá1 đi
lính, đi phu. về quyền lợi cũng được hưởng nhưng quy611 n
định về tinh thần và vật chất mà cộng đông tang xa đa quỵ Ịn •
Trong các kỳ họp hành, ăn uống họ có chô ngôi tren mọt c ìeu n
định (ban đầu là chiếu dưới, sau theo tuổi mà chuyển dần lên các
chiếu trên). Ngoài ra, họ còn được nhận một phần ruộng công đê
cày cấy. Khi thu hoạch ngoài phần hoa màu phải nộp cho giáp, phần
còn lại họ được giữ lại là một nguồn lợi rất lớn.
Vinh dự tối cao của thành viên hàng giáp là lên lão. Thông
thường tuổi lên lão là 60. Tuy nhiên nhiều làng có lệ riêng quy định
tuổi lên lão là 55 hoặc 50. Thậm chí có làng còn hạ tuổi lên lão
xuống 49, bởi lẽ 49 được xem là tuổi hạn, người ta muốn tổ chức
lên lão sớm cho chắc ăn. Lên lão là lên ngồi trên, lão là lớp tuôi
được cả giáp, cả làng trọng vọng.
Rõ ràng giáp là một tập hợp mang tính chất “lý tính hóa”. Nhiều
giáp phát triển đã biệt triện để trở thành làng, ở Đô Lương trước
Cách mạng tháng Tám, xã Đô Lương (thuộc tổng Đô Lương) chỉ có
một đông triện bao gồm các thôn, giáp: thôn cẩm Hoa Thượng,
thôn Câm Hoa Đông, giáp Nghiêm Thắng, giáp Duyên Quang, thôn
Đông Trung, thôn Hoa Viên, thôn Phúc Thị; Xã Đại Tuyền có các
thôn, giáp: thôn Phúc Thọ, thôn Eông Am, giáp Trung An, thôn An
Thành; Xã Bạch Đường có các thôn: Nhân Trung, Phúc Tuyền,
Phúc An, Binh Trung... Thực ra, thôn cũng là giáp. Một số vùng là
giáp nhưng đồng bào cũng gọi là thôn hay làng. Bởi vì chỉ có xã
mới có đồng triện, làng (thôn) không có đồng triện.
Qua nghiên cứu một sô lĩnh vực về hoạt động văn hóa của Đô
Lương như văn học (chú yêu là văn họa dân gian và một vài khía
cạnh của văn học thành văn); Ãn tết - lễ hội; Tín ngưỡng, tôn giáo;
trang phục, âm thực và văn hóa làng xã kết hợp với quá trình nghiên
cứu vê dân cư. Có thê thây khá đậm nét bản sắc văn hóa của người
Đô Lương trong tiến trình phát triển của lịch sử. Đó là nền văn hóa
của người Kinh, đã găn kêt và đông hóa sâu sắc văn hóa xứ Nghệ,
đặc biệt là nên văn hóa sông Lam (nói rộng ra là cả nền vãn hóa
sông La) trong tất cả các hoạt động văn hóa.
Chỉ tiêc là phân phương ngữ (ngữ âm, ngữ vựng, ngữ nghĩa,
ngữ pháp) phân mang đậm ngữ sắc của cư dân vùng miền chưa có
điêu kiện nghiên cứu bởi có nhiêu khó khăn trong nhiều vấn đê co
liên quan.
Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, giáo dục được
hình thành một cách tự nhiên với ba lĩnh vực chú yếu là giáo dục nha
trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Tùy vàotrình độ' tiên
bộ xã hợi mà mỗi thời kỳ lịch sử, vị trí, vai trò mục tiêu,nêntảng
phương pháp tiến hành của các lĩnh vực này có sự phân tương
đối. Trong đo, giáo dục nhà trường là quan trọng nhất bởi nó tạo nen
tảng tri thức cho Sự phát triển của xã hội. ở mỗi giai đoạn, các lình
Vực đều co nhưng mối quan hệ tương hỗ. Mặtkhác, trongquátrình
phát triển, môi lĩnh vực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dan tộc
đặc điểm văn hóa vùng miền, văn hóa truyên thông..., na ai
vực giáo dục gia đình và xã hội. Nghiên cứu giáo dục ở Đô Lương,
chúng tôi thấy các yếu tố này ảnh hưởng khá rõ nét. Cụ thê:

A. GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

I. THỜI PHONG KIẾN


1. Mục đích của việc học
Thời kỳ này, cha mẹ cho con đi học VỚI ba mục 1C c 1 .
ỹhat: giúp con híeu biet cương - thường, đạo lý để5 làm1 ngườii,, hiêu
hiết lẽ sống ở đời. Điều này được phản ánh qua một sô1 câu ca
ngôn như: nhân bất học bát tri lý, ấu bất học lão hà vz’ (người
học không biet đạo ly, trẻ không học khi già không biêt làm1 gì). Thư
hai: mong côn học giỏi để thi đậu làm quan, hưởng công.danh phu
<Ịuý lâu dài bởi ‘‘mọt người làm quan cả họ được cậy , nêu long
đậu đạt thi cung lam thay đo, thầy thuốc hay thầy địa‘ ^ểt van
Su tứ dân: ‘ sỉ nông công,

khế, đọc được các khoán ước, hương , ° ncnrời nône


vãn bản cân thiêt găn Hên với cuộc sống lầm than của người nông
Sn lúc bấy giờ) để khỏi phải mượn người và khỏi bị người ta lừa dôi.
2. Các loại hình trường học
Thời phong kiến, ở nước ta có hai loại trường học: trường công
và trường tư.
2.1. Trường công: là các trường do triều đình xây dựng và bổ
các học quan đên quản lý và giảng dạy; đặt dưới quyền cai trị của
Bộ Lê (từ đời Lê trở về trước) và Bộ Học (đời Nguyễn). Lương
bổng của thầy giáo trường công do Nhà nước chi trả.
Dưới các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê và buổi đầu triều Lý, nhà
nước phong kiến chưa tổ chức được trường học. Năm 1076, vua Lý
Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám và kén chọn các quan có
kiến thức và năng lực văn chương, bổ vào lo việc trông coi và giảng
dạy. Có thể coi đây là trường công đầu tiên của Việt Nam. Ban đầu,
trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý
(nên gọi là Quôc Tử). Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở
rộng Quôc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có sức học
xuất sắc.
Hệ thống trường công cả nưóc mãi đến thời Lê Thánh Tông
(1460 - 1497) mới được mở xuống đến lộ, phủ. Nhà nước đặt ở mỗi
trường 1 - 2 quan Huấn đạo (là người đã đỗ đạt, có học vị từ Hương
cống (Cử nhân) trở lên) dạy cho các sĩ tử. Trong cuốn "Khoa bàng
Nghệ An ” của Đào Tam Tĩnh (NXB Nghệ An, 1996, sđd) thì Phan
Tuấn - người Quỳnh Lưu, đỗ Hương cống năm Vĩnh Thọ thứ 3
(1657) được bổ làm Huấn đạo phủ Anh Đô. Đặc biệt có La Sơn phu
từ Nguyễn Thiếp (người huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, Hà Tĩnh),
một bậc trí thức nổi tiếng, sau này từng được vua Quang Trung
trọng dụng bổ làm Viện trưởng Viện Sùng Chính chuyên coi việc
dạy học, khảo sát đức nghiệp và hạnh nghệ, kén chọn hiền tài cho
Quôc gia đã có thời gian làm Huấn đạo phủ Anh Đô từ năm 1756
đên năm 1762. Ong là người có nhiều ý tưởng đổi mới nền giáo dục
phong kiên, khuyến khích mở trường tư, chấn chỉnh thi cử nên chấc
chắn đã có ảnh hưởng ít nhiều đến giáo dục Anh Đô nói chung,
Lương nói riêng thời bấy giờ. Sau ông có Trần Toại, người Quỳnh
Lưu, đậu Hương cống năm Cảnh Hưng thứ 29 (1768), cũng được
bô làm Huân đạo phủ Anh Đô. Như vậy, trường công ở Anh Đô đa
có chậm nhất cũng từ năm 1657. Cũngtheo ‘‘Khoa bảng Nghệ An^,
suốt thời Lê, từ triều Lê Thánh Tông đến năm 1788 - khi Nguyên
Huệ xưng Vương, vùng đất Đô Lương ngày nay chỉ có 29 người
đậu Hương cống... Mỗi kỳ thi, cứ mỗi Hương công, tnêu đinh cho
lấy đỗ thêm 10 Sinh đồ - là người trúng được 3/4 lân trong thi
Hương. Suy ra, suốt hơn 300 năm ấy, Đô Lương nhiều lam cũng chỉ
có trên dưới 300 người được học trường công1.
Đến thời vua Quang Trung, vì xuất thân từ nông dân nên ông cho
mở trường công tới tận làng, xã.
Thời Nguyễn, Đô Lương là một trong 4 phủ - huyện có trương
công: sau trường Phủ Diễn được mở năm Minh Mệnh thứ 5 O82zJ)’
trương Quỳnh Lưu và Thanh Chương năm Minh Mệnh thứ 12
(1831). Trường Phủ Anh vốn trước được đặt ở huyện Nam Đường;
năm Tự Đức thứ 8 (1855) được dời lên Lương Sơn, đặt ở phía nam

1 Thời phong kiên, việc tổ chức các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình chủ yếu là để
chọn nhân tài nên nói chung không phân biệt trường công hay tư.
Trước đây, cứ ba năm mới có một kỳ thi Hương. Nhiêu tinh mơi’co mọt L, 'em
‘hi Hương. Vinh là nơi được chộn tồ chức thi Hương Người đỗ cặ 4 lan thi (tứ• trươụg)
êọi là Cừ nhân (hay Hương cống), cứ mỗi Hương cống lấy thêm khoảng 10 Tu tai -13
"hững thí sinh chi trúng được 3 lân thi (tam trường). Người đậụ Cừ nhân được bo am
quan và được đi thi Hội (tổ chức tại Kinh đô). Còn Tú tài thì không được Nhà nươc

Thi Hội (do Bộ Lễ hay Bộ Học tổ chức) 3 năm một lần ờ 4^ Hoĩvao
Thánh Tong, thi Hương được to chưc vào các năm Tý Ngọ, Mão, DJu và hi vào
"ằt" sau Sim, Mùi, Thin, Tuất (dựa theo quy định thi cử của Trang Qu°jh * iay
được gọi là “HỘI thi Cư nhân” hoặc “Hột thi cống sT’: các Cử nhân Công sĩ ở cac đỊa
phựơng tụ hội về Kinh đo đe thi. Trước năm 1442, thí sinh đỗ cà 4 lần t i ợc cong
"hận là đã trúng cách thi Hội, nhưng không có học vị gì. Nếu không t'êp ti jn^
‘hì vẫn chỉ có học vị Hương cống hoặc Cử nhân. Chị sau khi t 1 >n nãìn 1442, thí
1 * Hội mới được xếp loại đỗ và mới được công nhận học VỊ len SI- Nghè).
jh đỗ thi Hội mới có học vị Tiên sĩ (tức học sinhJện dân g^l ^gheh
guời đỗ đầu gọi là Hội nguyên. Vào thời nhà Nguyên, "ăm ’" 1 TjX « Khoa
đ° Tiên sĩ co thể được cứu xét và chõ h^vị Phó mng (Iny Át T^^ K^a
thi Hội đầu tiên nam 1397 dơi Trần Thuận Tông; khoa thi Hộ* c"ôi cù t°ộhư na™
191£thbi vua Khải Định, đánh dấu sự Sm^ủaKhoa Wng g ong kiến ViệtNam.
Thi Đinh: nhưng Tiên sĩ gioi nhất các kì thi Hộịđược vào t Đỉnh. c thi co t e 00
s^chẩm thi để chọn S n^ Bậng nhãn Th m hoa, Ho£g
>yìn, năm 1828, vua Minh Mạng chinh đốn lại thi cừ đã không còn lay ạ g
"êuyên nữa.
phủ thành. Phủ lỵ Phủ Anh vốn cũng được dời từ Hưng Nguyên lên
từ năm Gia Long thứ 11 (1812) đặt tại thôn Bụt Đà, tổng Thuần
Trung (nay thuộc xã Đà Sơn, trong xã còn có vùng đất được gọi là
xóm Phủ). Như vậy, trường công ở Đô Lương thời Nguyễn có thê
được đặt ở gần trường Tiểu học xã Đà Sơn hiện nay, tuy chậm
nhưng cũng vào loại hiếm hoi của tỉnh lúc đó.
về trường công ở Đô Lương, sách “Đại Nam Nhất thong chí” chép:
“Trường phủ Anh Sơn ở thôn Phương Liên thuộc phía Tây phủ.
Nguyên trước ở về phía Tây phủ trị huyện Nam Đàn. Năm Tự Đức
thứ 4, dời sang phía Tây huyện trị Thanh Chương. Năm thứ 8 lại
dời sang phía Nam phủ trị (mới) tại huyện Lương Sơn. Đen năm
Thành Thái 15, lại dời về đây”1.
Trường phủ Anh Sơn đã góp phần đào tạo được trên 20 cử nhân
và nhiều hơn nữa là các tú tài và sĩ tử.
2.2. Trường tư: ở các triều đại phong kiến, việc mở trường tư rât
được nhà nước khuyến khích và không bị ràng buộc bất cứ điêu
kiện nào.
Trường tư được mở ở từng gia đình hay thôn, xã. Những gia đình
khá giả, hiếu học đã mời ông Khóa (người có bằng Khóa sinh), ông
Đồ (người đỗ Sinh đồ, Tú tài), ông Cử (người đỗ Cử nhân) đến dạy
con cháu trong nhà, trong họ và người làng muốn học. Trường lớp
thường dựa vào đình, chùa hoặc những nhà tư rộng rãi trong thôn-
Loại trường này được gọi là “trường hương học”, có vai trò rat
lớn dưới chế độ phong kiến, giúp cho con em thường dân học tập tạ1
quê. Việc nhập học dễ dàng, không phụ thuộc như trường công ơ
phủ, huyện hay trấn sở. Thông thường, thầy giáo không chỉ dạy ù1?*
người mà nhiều người trong một gia đình, một dòng tộc hoặc trong
làng xóm. Sinh hoạt phí của thầy giáo trường tư do dân đóng góP;
Thời kỳ phong kiến, trong huyện, làng nào cũng có ít nhât 5 đen
7 trường tư. Gọi là trường nhưng chỉ có một thầy giáo và 5 đên lu
học sinh theo học. Thầy đến dạy ăn ở với chủ nhà, tiền sinh hoạt va
tiền công do chủ nhà chi trả hoặc do những gia đình có con thc°

1 Đại Nam Nhất thống chi, quyến thượng, sđd, trang 36


học đóng góp. Trong lớp học có thể có bàn ghế ngồi nhưng cũng có
lóp, học sinh đưa chiếu (hoặc mẹt) đến để ngồi học. Lúc này, các
lớp học để đi thi Hương không nhiều: khoảng ba làng mới có một
lớp và một lớp chỉ có khoảng vài học sinh theo học.
Đất học Đô Lương có những trường tư nổi tiếng thời Nguyên như:
Truông học của Tiến sĩ Nguyễn Thái để ờ Văn Tràng
Sách “Đại Nam Nhất thống chí” chép về trường Văn Tràng
như sau:
“Nguyễn Thái Đễ người huyện Đô Lương. Lúc trẻ đã có tiêng
hay chữ, đỗ Cử nhân năm Giáp Ngọ đời Minh Mạng (1834), vì việc
đi chấm trường cải phê bị phát giác nên bị truất. Sau vê dạy học, rât
đông học trò, nhiều người thành đạt. Năm Tự Đức thứ 1 (1848) lại
đỗ Cử nhân và đỗ Tiến sĩ”1.
Còn tư liệu “Tỉm hiếu về lịch sử họ Nguyên Thải ’ (Văn Tràng)
viêt: “Dưới triều Minh Mạng, trên đất Văn Tràng đã có một trương
Đại học” danh tiếng của vị sư biểu Nguyên Thái Đê. Học tro tu
khăp nơi trong tỉnh từ Yên Thành, Diên Châu đên Thanh Chương,
Nam Đàn kéo về đây học tập rất đông. Nơi đây đã đào tạo biet bao
Con em xứ Nghệ trở thành nhân tài cho đât nước. Học trò cua ngoi
trường này đã có nhiều người làm quan trong triêu như Tru ơn g
Tuấn Khải, Phạm Tự Cường... có Giải nguyên Cao Hữu Trí, có Phó
bảng Phạm Xuân Trạch...”2.
Trường học của cụ Nguyễn Sỹ Cường ở Lien Sơn
về tài, đức và cong lao của cụ Nguyễn Sỹ Cường ở Liên Sơn,
cuốn tư liệu “7zm hiểu lịch sử họ Nguyễn Thải” chép như sau.
“Cụ Nguyễn Sỹ Cường nổi tiếng học giỏi, là một trong Anh Sơn
** hổ”. Cụ đậu Cư nhân khoa Canh Ngọ đời Tự Đức thứ 23 0870),
lam Huấn đạo Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Cụ còn giỏi nghê thuốc,
đã từng được mời vào chữa bệnh ở Kinh đô. Tính tình cương trực,
làm Huấn đạo được 3 tháng, cụ xin về nghỉ, dạy học và làm thuôc .

' Đợi Nam Nhất thống chí, qỵyen 1 Nxb Nghệ An, 2012, tr
ĩ TỈm s /ịch Sừ họ Nguyên‘ịhại ^Zhò N^ênSy^
2 . ^y®n ẵ Can: Vai nét về Văn Nxb Nghệ An, 1997, tr 1 .
yểu Hội thào ảoa học " Văn hóa các dòng họ ở Ng
Trường học của cụ Nguyễn Sỹ Cường đã có nhiều học trò
thành đạt.
Trường học của Cử nhân Nguyễn Hữu Tố ờ cẩm Ngọc
(nay thuộc xã Đông Sơn)
Gia phả họ Nguyễn Nguyên chép,- “Nhà cụ Cử Trực học sĩ họ
Nguyên Nguyên (xã Đông Sơn, huyện Đô Lương ngày nay) cha đỗ Cừ
nhân, con đô Tiên sĩ, đã cúng 300 quan tiền để làm Văn chỉ huyện”.
Sách “Nhà giáo danh tiếng đất Lam Hồng” (trang 13) có ghi:
“Trướng mừng thọ thầy học là Cử nhân Trực học sĩ Nguyễn Hữu Tố,
thân sinh Tiên sĩ Nguyễn Nguyên Thành ở Đô Lương viết năm Bính
Ngọ - Thiệu Trị thứ 7 (1846) của 3 người đứng đầu hàng môn sinh
là 3 vị Tiên sĩ: Đinh Nhật Thận, Nguyễn Bá Huệ, Phạm Phú Thứ”.
Nét chung giữa trường công và trường tư là có nhiều điểm giống
nhau. Đó là chương trình học và giáo khoa, phương pháp dạy học,
giảng tập đều không có sự khác biệt. Ngày sát hạch ở huyện, phủ,
tỉnh cho đên ngày đi thi, các thí sinh không có lệ phân biệt giữa
trường công và tư, giữa trường này với trương khảc; tất cả các thí
sinh đêu thi chung một trường với một học trình và đề thi như nhau.
Nêu có diêm khác chỉ là thầy đồ trường tư sống bằng sự nuôi dưỡng
của gia chủ hoặc sự đóng góp của học trò còn các vị Huấn đạo,
Giáo thụ, Đốc học ở phủ, huyện thì hưởng lương bổng của triều
đình. Môi quan hệ giữa các thây ở trường công và trường tư cũng
rât thâm tình, nê nhau vì kiến thức và tâm đức.

II. THỜI PHONG KIẾN THỰC DÂN (1884 - 1945)


Sau những hiệp ước của triêu đình nhà Nguyễn ký với thực dân
Pháp, từ năm 1884, thực dân Pháp bắt đầu áp đặt chế độ bảo hộ '
cai trị đất nước ta. Chính quyền thực dân xây dựng hệ thống giá°
dục nhăm phục vụ mục đích đào tạo tay sai, nô dịch dân tộc và duy
trì ảch cai trị lâu dài đất nước ta.
Theo đó, chúng chuyển chế độ Hán học sang Tây học. Học sinh
học chữ Pháp, Quốc ngữ là chủ yếu, còn chữ Hán chỉ dùng đê học
cửu chương (toán học). Nên ngoài hệ thống các trường lớp theo quy
định của chính quyền bảo hộ, ở nhiều làng xã trên địa bàn tỉnh
Nghệ An vân còn phải học chữ Hán ở các lớp riêng không thuộc hệ
Tây học.
Để đào tạo những người làm việc cho chúng, thực đa
cưỡng bức đưa vào hệ thống giáo dục kiêu p ương a , •
học tiếng Pháp 1 Quốc■
có thêm hai môn la Quốc ngữ và 1Pháp văn. Năm 1906 thực d n
Pháp lập ra Nha học chính Đông Dương và định ra ba bậc học cơ
sờ lĩ ấu học ở xã thon,"tiêu Ỉ1ỌC àr pị và
Trong những năm này, nhà cầm quyên ập ra mọ 50
Số
tX^ao

đẳng và đèn năm 1907 thì mơ ă I


trước hệ thong giáo dục theo lối phan tích chặt chẽ và mang ặng
tính thực tiễn kiểu phương Tây, cá^ ”hà ^g^^cũng
nhận ra chồ hạn chế của hệ thông Nho học'tmyền thỐng^ĐÓ cũng
là nguyên nhân tàn lụi dần của Nho học trong-c e ọờ Trung
thực dân Pháp. Đen năm 1915 ở Bắc Kỳ và nã ơ tai củả
Viẹc thi Hương hoan toan bị bai bỏ, chấm dứt thời kỳ
nền Nho học Viẹt Nam, mơ ra thời kỳ mới của giá ụ lệ

(sairaut) đ^nhi^iwền
kỉi . ăT 7 chưXg VỚI 558 điều va
bạn hành bộ “Học chính tổng quy gôm 7 chư g Ị
đến tháng 3.1918, lại gửi Thông tri cho các tỉnh, giải thích một
nội dung càn thiết. . N cỊlủ yêu
là xá f^hJ8nẰÔìênCCác M^ghọc dưa làm haUoỉị:
í^inhnèróĩ Pháp theo chương trinh

s quốc và Xg Pháp - "8« ếắ^ệt


chuông tạVbànxư Toàn bộ nền giáo dục chia à

Đệ nhất cấp: tiểu học


Đệ nhị cấp: trung học
Đệ tam cấp: cao đẳng và đại học. cho
Để điều hình, Pháp Ẵiếtlập, tạKỳ' u
s.b " . ■ C?íV.,ìnfòa iaâm sứ. Mọfsự bô nhiệm,
giáo dục này đều phải trực thuộc To
"7“ ... - hành chính, đặt lại tên nước là Đại
K'Nãm 1831 - 1832, Minh Mạng thực hiện cả cách h Bấc Ky. ’ ạ
Na«i và chìa nước thành 3 kỳ: Nam Kỳ, Trung Kỳ và Băc y.
thuyên chuyển, thăng thưởng, kỷ luật các giáo chức từ bậc tiểu học
trở lên đều phải do Khâm sứ quyết định. Khi Pháp thành lập Liên
bang Đông Dương (gồm Bắc, Trung, Nam Kỳ, Cao Miên và Lào),
một số việc phải được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y. Nha Học
chính Đông Pháp ra đời do một Giám đốc người Pháp chỉ đạo trực
tiếp 5 Sở Giáo dục của Liên bang Đông Dương. Năm 1933, Pháp
cho thành lập Bộ Quốc gia Giáo dục. Phạm Quỳnh được Bảo Đại
bổ nhiệm làm Thượng thư Bộ Học. Nhờ sự đòi hỏi quyết liệt của
họ Phạm, Pháp phải nhượng bộ cho Việt Nam quyền quản lý các
trường tiểu học ở Trung Kỳ nhưng dưới sự kiểm soát của Tòa
Khâm sứ. Ở các tỉnh, triều đỉnh Huế cho đặt lại chức Đốc học,
Kiểm học; ở các phủ - huyện là chức Giáo thụ. Hệ thống giáo dục
Pháp - Việt lúc này gồm hai phần: giáo dục phổ thông và giáo dục
cao đẳng chuyên nghiệp và đại học. Cụ thể như sau:
1. Hệ tiểu học
Hệ tiểu học bao gồm các trường của đệ nhất cấp. Theo Học quy
của Sa-rô thì mỗi xã đều có một trường tiểu học, nếu xã nhỏ thì hai,
ba xã gần nhau có một trường. Các trường tiểu học chia làm hai loại:
1.1. Trường Sơ đẳng tiểu học: là những trường chỉ có 2 hoặc 3
lớp: là các lớp đồng ấu, dự bị và sơ đẳng (từ lớp ngũ, lớp tư đến lớp
tam). Những trường này chủ yếu mở ở các làng xã, mà “Học trò
phần nhiều chỉ có thể học mấy năm cho biết đọc, biết viết rồi vê
làm ruộng, không có chí học để lấy bằng tốt nghiệp tiểu học thì chỉ
nên đặt trường Sơ đẳng mà thôi” (Báo “Nam Phong”, số 12 ra
tháng 6.1918).
1.2. Trường tiểu học bị thể: có 5 - 6 lớp, ngoài lớp đồng ấu, dự
bị, sơ đẳng có thêm lớp nhì (học 2 năm: nhì năm nhất và nhì năm
hai)1 và lớp nhất. Ở mỗi huyện lỵ, phủ lỵ có một trường Tiểu học
bị thể, mỗi tỉnh lỵ hoặc thành phố có thể có từ 1 - 3 trường để dạy
học trò đi thi lấy Bằng Tiểu học.
Học quy còn nói sơ lược về chương trình tiểu học và thời gian

1 Việc này do toàn quyền Đông Dương quyết định; làm kéo dài thời gian học của học
sinh, không vi lý do cụ thể.
dạy các môn đó. về chương trình, thi tiểu1 học gồm các môn như
sau: tiếng Pháp, Toan, Tập đọc, Luân lý, Vệ sinh, Thủ công, ẽ...
2. Hệ trung học x
Hệ trung học cũng được chia làm hai câp:
2.1. Cao đăng tiêu học-. Thường phải học 4 năm (tùy và°J0^
quyền Đông Dương quyết định), gồm các lớp: ệ n a1, ẹ: n Ị, ẹ
tam và đệ tư. Học hết lớp đẹ tam (hoặc đệ tứ), h
đe lấy Bang Cao đang tiểu học (còn gọi là bằng Thành chung lay

họe: Sau tốt nghiệp Cao đăng, tiều h^ bọt= sinh học
thêm hái năm, kết thúc bằng kỳ thi lấy Bằng Tú tài (đậy chi là “‘Tú

tài bán xú” hay còn gọi là tú tài bán phân, hay y ai a.
giá trị nhu tu tài Tây hay tú tài toàn phần) Muốn1 có tú tài Tây hay
Tu tai toàn phân thì phải học thêm một đến hai năm nữa (chủ yêu

biến động phức tạp, nhà câm quyền Pháp đặ buộc phảilèn hành
thêm mộuố cải Xh mà thực chát là hoàn chinh bộ máy giáo dục

một cách có hệ thống và chính quy hơn. __


Theo đó, về hình thức, nền gíodục việt Nam úc n y có ha. co
s“hắíỉ chinh
nhà Nguyễn quản lý, còn từ trung học
Hông Dương của Pháp quản lý- . ,
B baZ đông

ấu, dĩỵ, sồ đăng hoặc chi một, hai lớp mà«


4Ỉ Ô các làng và gọi la ‘‘Sa học công hụang ‘^Xìch

Huơng họcy Loại ưuờng này do các.làng đóng gópngân sách


Trường Tiểu học (hay Tiểu học Pháp - 1?)' h
* đẳng yếu luộc ra cĩn co đủ ba 1^(10? nh đệ ntó , nhìđệ J
ị lóp nhát) hoặc một hài lóp trên bậc tiêu học. Những truờng

thường đặt ở các phủ, huyện hoặc tỉnh lỵ.


Sau khi học xong lớp so đăng, học sinh phải qua kỳ thi Sa học
yểu lược và khi học hết bậc tiểu học, các em được thi lấy bằng Tiểu
học Pháp - Việt. Như vậy, mặc nhiên bậc tiểu học được chia làm
hai: Sơ học và Tiểu học.
Việc dùng văn tự chính thức cũng không khác trước mấy: Trước
năm 1936, các lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng đều dạy hoàn toàn bằng
Quốc ngữ. Tiếng Pháp thường bắt đầu dạy từ lớp nhì đệ nhất trở
lên. Tuy nhiên, ở những trường kiêm bị (có đủ 5 - 6 lớp) thì có thê
dạy từ lớp sơ đẳng nhưng mỗi ngày chỉ một giờ thôi. Cũng từ cuối
những năm 1930, ba lớp đầu của bậc tiểu học đã phải học tiếng
Pháp. Lên lóp sơ đẳng đã phải làm các bài tập làm văn bằng tiếng
Pháp và dịch các bài tiếng Việt sang tiếng Pháp.
Chữ Hán có thể học từ lóp dưới nhưng chỉ với những học sinh
định thi chữ Hán trong kỳ thi Sơ học yếu lược.
Những môn dạy bằng chữ Quốc ngữ trong ba lớp cuối cấp gồm
Luân lý, Sử, Địa, Quốc văn, Cách trí, Toán pháp, Vệ sinh.
Môn Luân lý được chú ý nhiều nhất, tập trung vào những nội
dung như Bôn phận đôi với gia tộc (con cháu đối với ông bà, cha
mẹ, phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu, thờ cúng tổ tiên, hiếu đễ, hòa
thuận, tôn trọng và quý mến anh em bà con trong họ,...), bổn phận
đôi với bản thân: học hành đê mở mang trí tuệ, giữ gìn sức khỏe?
không ham mê cờ bạc, rượu chè, thuoc phiện. Ngoài ra còn có
những nội dung khác như kính trọng và giúp đỡ ngươi già yếu, giúp
đỡ người tàn tật, tận tâm với chức nghiệp, thành thật với bạn bè,-
Mỗi bài học thường ngắn gọn, bài học chính chỉ 3,4 dòng, dưới đó
có một tiểu dẫn để minh họa cho phần chính, thường là một câu chuyện
4, 5 dòng và cuôi bài luôn có một câu cách ngôn hay tục ngữ thâu tóm
cái “thần” của bài. Trong đó, có một số bài nói về “Sự mở mang củạ
người Pháp ở xứ ta”. Cách tập viết cũng như vậy. Với cách dạy đó, đã
gây ân tượng khá mạnh mẽ trong đâu óc ngây thơ của trẻ em.
về tiếng Việt, những cuốn Quốc văn giáo khoa cho các lớp đồng
ấu, dự bị, sơ đẳng bắt đầu được biên soạn từ giai đoạn trước (1917
- 1929), sau đó dần dần hoàn chỉnh và đem vào giảng dạy thông
nhất trong toàn quốc. Phần lớn những bài trong các sách này đen
ngăn gọn, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi. Một số bài đa
gây được ấn tượng sâu đậm, nhiều người bây giờ tuôi đã 70, 80 roi
còn nhớ như in các bài: “Chăn trâu ” (lớp dự bị), Kẻ ở ngươi đi ,
“Cải lưỡi”, “Ba anh em họ Điền”,... (lớp sơ đẳng). Một sô bài vê
Lịch sử, về Vệ sinh và một vài bài ca dao, thơ cô,... cung được
điểm xuyết làm cho các cuốn sách Quốc vãn giáo khoa ây kha nhẹ
nhàng nhưng nội dung cũng rất phong phú. ,
Các sách Sử ký (Lịch sử), Địa dư (Địa lý), Cách trí, Toán
pháp,... cũng được biên soạn ngắn gọn, nhẹ nhàng như vạy.
Tom lại, với ba năm học ở bạc Sơ đẳng Tiểu học, học sinh cũng
đã có được những khái niệm dù rât đơn giản nhưng cung kha hẹ
thống và thiết thực về xã hội và tự nhiên; nếu không có điêu kiện
học len nữa thì những hiểu biết đó cũng đã có thể giúp ích một phân
trong cuộc sống thực tế khi học sinh vào đời1.
Cũng như trong cả nước, bậc Tiểu học ở Đô Lương cỏ ba loại
trường: Trường hương học, trường tổng sư và trường tiêu học
kiêm bị. .. ,, . __
Trường hương học được mở ở xã (làng), chi co hai ơp. ong au
và dự bị, thương la lớp ghép 30 - 40 học sinh, do một thây giáo
(hương sư) được huyện bổ về, dạy cả hai lơp.
Trường tong sư thương được mơ cho ba, bổn xã trong tôngvớiđủ
3 lớp của bạc Sơ đang Tiêu học là đồng ấu, dự bịvà sơ đăng, ’
đặt ở đình một làng trong tổng. Các thầy giậo/ều hương lương do
các làng xã trích từ hoa lợi công điên, công tho đe tra ang ang-
Trường tiếu học kiêm bị có đủ cả hai giai đoạn VƠI ơp cuaL •
tiểu học, thương do chính quyền bảo hộ mở ở huyện ỵ. ac ay
giáo do chính quyền bảo hộ tuyên chọn va tra lyưng.
Cũng như các huyện trong tỉnh, học sinh ở Đô ương ọc: e
nhát của trường huyện phải trải qua kỳ thi
ntới được cấp Bằng Tiểu học, Bằng Khóa sinh hay ang ■■ •
ơ Đô LưXg, học sinh sơ học sau khi học Sơ^ngJ^u h^
cýthê thi lây Băng Sơ học yêu lược (Pri-me);^N_ếu đậu và cóđiêu
kiện kinh tế học lên thì sẽ thi vào trường Pháp - Việ ặc

1 £)ịa chí Văn hóa huyện Hưng Nguyên, Ninh Viết Giao (Chủ bien), chương
tư thục Chung Anh. Trường Pháp - Việt đóng ở thị trấn Anh Đô (thị
trân Đô Lương ngày nay), trường tư thục Chung Anh đóng tại xóm
Giếng xã Yên Sơn.
Trường Pháp - Việt và trường Chung Anh mỗi trường có 6 lớp
(đồng ấu, dự bị, sơ đẳng, lớp nhì đệ nhất, lớp nhì đệ nhị, lớp nhất).
Sau khi học xong lớp nhất, học sinh đi thi lấy Bằng Tiểu học.
Toàn tỉnh chỉ có một địa điểm thi ở Vinh. Bằng tốt nghiệp được
cấp gọi là Bằng Tiểu học bị thể Đông Dương.
Trường tư thục Chung Anh nhà cấp 4, có 6 phòng học ở cạnh
Quôc lộ 7. Sau khi chiêu sinh, không khí dạy - học và các hoạt động
xã hội ở đây rất sôi nổi. Chất lượng học sinh tốt nghiệp hàng năm
không kém gì trường Pháp - Việt. Hàng tháng, nhà trường tổ chức
cắm trại, vui chơi văn nghệ thể thao - thể dục. Những ai co chuyện
chăng lành đêu được mọi người chia sẻ. Do vậy, tình cảm thầy trò
vô cùng gắn bó.
Trong suốt thời gian đô hộ của thực dân Pháp, ở huyện Đô Lương
có 10 trường sơ học, 2 trường tiểu học là: trường Pháp - Việt và trường
tư thục Chung Anh. Phân lớn học sinh các trường là con em các gia
đình khá giả, công chức, địa chủ, còn đại đa số con em nhân dân lao
động không được đến trường. Vì thế, số học sinh cũng rất hạn chế,
bình quân mỗi tổng ở Đô Lương có khoáng 9-10 người tốt nghiệp
tiêu học (đậu Prime) và 2 người có bằng tú tài bán phần. Có thể kể tên
những người có bằng Thành chung Tây học frở lên ở Đô Lương trước
Cách mạng tháng Tám: Vương Đình Chỉnh (Đốc học Thanh Chương,
sau Cách mạng tháng Tám làm Hiệu trường Trường Trung học Anh
Sơn - Trường Trung học Hồ Tùng Mậu), Nguyễn Sĩ Xán (Giáo viên),
Nguyễn Thái Tuấn (Hiệu trường Trường Tiểu iíọc Vĩnh Tường 1, Giáo
viên Trường cấp 3 Đô Lương 1), Nguyễn Văn Huy (Hiệu trưởng
Trường cấp 2 Duy Tân), Trần Đức Bích (Giáo viên), Hoàng Diệm
(Giáo viên), Nguyễn Công Trạm (Tú tài, có thời gian làm Thư ký cho
đồng chí Hồ Tùng Mậu), Nguyễn Cảnh Trạch (Tú tài, Hiệu phó
Trường cấp 3), Nguyễn Cảnh Toàn (Tú tài, sau này là Giáo sư, Tiên
sĩ khoa học, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Nguyễn Sĩ cẩn (sau
này là Giảng viên chính trường Đại học sư phạm)..?
Các trường học đã góp phần cung cấp tri thức khoa học, hiêu
biết về chính trị - xã hội trong nước và trên thế giới cho thây và
trò người Việt, giúp họ sớm giác ngộ cách mạng.
Nhiều thầy giáo, học sinh của các trường ở Đô Lương đã tham
gia thành lập các tổ chức cách mạng. Sau này, nhiêu người đã trở
thành những cán bộ cách mạng xuất sắc, giữ những chức vụ quan
trọng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước như: thây Nguyên
Trung Lục (1913 - 1996 ): tham gia lãnh đạo cướp chính quyên tại
Phủ Anh Sơn ngày 23.8.1945 và trở thành vị Chủ tịch ủy ban Cách
mạng đầu tiên của huyện Anh Sơn, Trưởng ty Công An Thừa Thiên
trong Kháng chiến chống Pháp, sau thầy chuyên vê công tác tại Bộ
Giáo dục. Thầy Trần Cung - nguyên là Bí thư Chi bộ Đảng Cộng
sản Đông Dương đầu tiên được thành lập tại sô 3 Hàm Long, Ha
Nội; sau Cách mạng tháng Tám là ủy viên ủy ban Thường vụ
Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1946). Thây Phan
Hoàng Tiêm - Bí thư Phủ ủy lâm thời Anh Sơn (1945), Pho Chu
tịch huyện, sau là Hiệu trưởng Trường Câp 3 Anh Sơn (cu)- Thay
Hà Huy Lư - Phó Giam đốc Ty Vãn hóa Nghệ TTnh; thây Nguyên
Trương Bồn - Sư đoàn trưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thầy Lê Văn Phiên, thầy Tăng Văn Trứ... đều là những đảng viên,
cán bộ hoạt động cách mạng ở địa phương. » */
Nhiều trí thức tân học người Đô Lương đã đóng góp xứng đáng
vào sự nghiệp giáo dục, van hóa, khoa học..., tiêu biêu như Giáo
stt> Tiên sĩ khoa học Toán học Nguyên Cảnh Toan .

III SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁ .1954)


1. Trong kháng chiến chống4 hư^g úng lời kêu gọi
X Chm^uyện Anh Sơn (trong đo
diệt giặc dốt” cùa Chủ tịch Hô Chi 1 , nu xóa mù chữ và
cộ Đô Lương) nhanh chóng tiên a con dục cách mạng,
khầntnnĩng tíếnlhài* từng bước xây dựng nên giao
1'1' Công tác bình dân nnvên lúc này là một trong
Xóa nạn mù chữ cho nhân dân tr0^? , . mang. Thực hiện sự
sáu nhiệm vụ cấp bách của chính quye

1 Nhà giáo danh tiếng đất Lam Hồng, NXB Nghẹ A ,


chỉ đạo của Chính phủ, huyện Anh Sơn đã thành lập Ban Bình dân
học vụ chuyên lo công tác xóa mù chữ do thầy Tăng Văn Trứ1 - cựu
giáo viên trường Chung Anh làm Trưởng ban.
Ở Đô Lương, nhiều hình thức tổ chức khuyến học sinh động, hấp
dân đã lôi cuốn mọi tầng lớp từ già trẻ, gái trai khắp các làng xã nô
nức thi đua học tập. Những khâu hiệu giản dị đầy tính thuyết phục
được treo khắp các ngả đường: “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu
phương trừ nạn dốt”, “Thêm một người đi học là thêm một viên
đạn bắn vào quân thù, thêm một viên gạch xây Đài Độc lập của
nước nhà”2, “Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ”. Nhiêu
làng xã đã lập ra ủy ban chóng nạn mù chữ và Hội khuyển học,
chuyên chăm lo việc học tập cho mọi người. Một số nơi bà con còn
đứng ra quyên góp tiền bạc để giúp đỡ việc dạy và học. Đa số thanh
niên biết chữ được bố trí dạy bình dân học vụ, các trí thức cũ cũng
được vận động tham gia giảng dạy. về thời gian, ban ngày bận công
việc thì đôt đèn học cả ban đêm. Trong các thôn xóm luôn rộn lên
tiếng đánh vần chữ Quốc ngữ của ngươi học. Các biện pháp cổ vũ
động viên và cả bắt buộc được áp dụng phổ biến: “Bình dân học vụ
đã mở rộng, song cân phải mở rộng hơn nữa; cưỡng bức các thây
giáo, học trò làm tròn nghĩa vụ của mình”3*
. Hàng ngày, trên bảng
tin và loa phóng thanh của địa phương biểu dương kịp thời những
người tích cực học tập và phê phán những người lười học. Những
nơi nhiều người đi lại, tổ chức kiểm tra một số chữ cái đơn giản,
không những gây được không khí chung mà còn có tác dụng thúc
đẩy những cố gắng, nỗ lực học tập của mỗi người dân. Đảng viên,
cán bộ nêu sau ba tháng không biết chữ sẽ bị phê bình, kỷ luật,
thậm chí khai trừ ra khỏi Đảng để làm gương lôi kéo phong trào
quần chúng tích cực tham gia “diệt giặc dốt”. Trong lực lượng trẻ
có quy định nghiêm ngặt hơn: “Sang năm 1946, trai gái muốn lây
nhau phải biết chữ Quốc ngữ”.
1 Thầy Tăng Văn Trứ sau này được công nhận là Lão thành Cách mạng (tham khào:
Đô Lương hến nhớ của Phan Sĩ Quán và Hồi ký của thầy Hoàng Diệm).
2 Chi sau 3 tuần độc lập, ngày 23.9.1945, thực dân Pháp đã trở lại xâm lược Việt Na*11
nên cả nước đang dấy lên phong trào "ủng hộ Nam Bộ khảng chiến ' ...
3 sử Đảng bộ huyện Đô Lương (1930 - 1963): Biên bàn cuộc họp Chấp ùy Y1?
Minh Anh Sơn đầu năm 1946. Sđd. Tr 105.
Chỉ trong vòng một năm, từ tháng 8.1945 đến tháng 8.1946, trên
90% dân số Đô Lương đã được công nhận thoát nạn mù chữ. Ngày
06.01.1946, trong Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I, nhiêu người
dân trước đây mù chữ đã tự tay viết lá phiếu, làm tròn nghĩa vụ
công dân.
Nhờ có sự chỉ đạo của Đảng bộ, ủy ban hành chính các câp và
sự cố gắng tích cực của các tổ chức quần chúng cách mạng, đặc biệt
là sự nỗ lực hoạt động của các ban chống mù chữ, cuộc vận động
này đã đạt kết quả tốt. Hàng ngàn lóp học được mở, hàng vạn học
viên tham gia và đa số từ chỗ không biết chữ đã biêt đọc, biêt viêt
và làm được những phép tính thông thường. Chỉ tính riêng ba làng
Hội Tâm, Kim Liên và Vạn Phúc (Thịnh Sơn), năm 1946 đã mở
được 23 lóp học với 41 giáo viên, thu hút hàng trăm người theo học
trong các buổi trưa, tối. Nhiều người đã thoát nạn mù chữ từ cuọc
vận động này.
Kết quả cuộc vận động đã góp phân quan trọng vào việc mơ
mang dân trí cho nhân dân lao động nghèo ở Đô Lương, tạo điêu
kiện cần thiết để Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện nêp
sông mới và các nhiệm vụ quan trọng tiêp theo.
Ngày 20.12.1946, quân và dân Đô Lương cùng cả nước chính
thức bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chông thực dan Pháp
xâm lược theo tinh thần ‘‘Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiên ” của
Nô Chủ tịch.
Những ngày đầu của cuộc kháng chiến, phong trào bình dân học
tạm thời giảm sút. Sau một thơi gian ngắn, từ tháng 12.1947,
phong trào lại được hồi phục. , ■>
Nến năm 1948 - 1949, cuộc vận động diệt giặc dôt được đây
—* I7to - Khĩven học được tăng tổ chức:
Các.cX đa Hội
tích
Nào trơ Rình Hân hnc VII Hôi Khuven . •

* ----------------- o
•784 người theo học.
Do có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực xóa nạn mù chữ nên
trong dịp kỷ niệm lần thứ 59 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh (19.5.1949), tỉnh Nghệ An đã làm lễ công nhận thanh toán
nạn mù chữ cho 6 địa phương trong đó có Anh Sơn.
1.2. Hệ thống giảo dục pho thông cách mạng:
Cùng với phong trào xóa nạn mù chữ sôi nổi trong toàn dân,
chính quyền cách mạng bắt đầu quan tâm đến ngành học phổ thông,
khẩn trương chuẩn bị khai giảng năm học mới. Tất cả các trường
kiêm bị, hương học được mở lại. Toàn bộ công chức, giáo viên cũ
được mời ra dạy học, phục vụ nhà trường của chế độ mới.
Giữa tháng 9.1945, các trường học trong huyện đã khai giảng
năm học mới dưới chế độ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Thầy giáo
và học sinh phấn khởi, xúc động đón nhận thư Bác Hồ gửi học sinh
cả nước (9.1945).
Từ năm học đầu tiên (1945 - 1946), nhiều trường tiểu học được
mở ở các xã và liên thôn. Quy mô tiếp nối hệ thống giáo dục cũ
nhưng không cầu toàn: nhiều trường chỉ có các lớp ngũ, tư, tam, nơi
có điều kiện mới có lóp nhì, lóp nhất. Như hai xã Hạp Hòa và Yên
Lãng (tổng Yên Lăng). Hạp Hòa chỉ có lớp ngũ (thầy Phan Sĩ An
đứng lớp) và lớp tư (thầy Trần Văn Minh đứng lớp). Trường Yên
Lăng có điêu kiện hơn mở được lóp nhì, lóp nhất, thu hút học sinh
cả tổng về học. Thầy Nguyễn Văn Hạp và thầy Võ Văn Triển có băng
Đip-lôm cũng đứng lớp. Trong không khí hào hùng của những ngày
đầu cách mạng, mặc dầu lớp học lúc này là đình, chùa, đền, nhà thơ
và nhà ở tư nhân, bàn ghê là những tấm ván dài mượn trong dân ke
cao lên nhưng không khí dạy và học của thầy và trò sôi nổi lạ thường-
Trước độc lập, học sinh học xong Tiểu học phải về Vinh dự thi lậy
bằng Ri-me. Năm học 1945 - 1946 kết thúc, kỳ thi tốt nghiệp Tiêu
học đầu tiên của nước Việt Nam mới được tổ chức tại huyện.
Sang năm học 1946 - 1947, các phủ, huyện trong tỉnh Nghệ An
bắt đầu mở trường bậc trung học. Theo đó, Trường trung học Anh
Sơn được thành lập. Lúc mới thành lập, trường có hai lóp với 120
học sinh. Trường học tại nhà Văn chỉ huyện1. Đây là trường trung
học đâu tiên trong lịch sử giáo dục huyện nhà.
về chương trình học: nhà trường dạy theo chương trình Hoaug
_____________ GIÁO DỤC

Xuân Hãn có sửa đổi và bổ sung theo tinh thần mới. Ngoài các môn
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội còn có môn Hán tự do một
vị cử nhân Hán học dạy và môn thể dục do một học viên Trường
thể dục Phan Thiết cũ phụ trách.
Thời kỳ này, nhà trường chưa có sách giáo khoa và tài liệu tham
khảo cho học sinh. Thầy giáo tự biên soạn lây bài giảng (giáo án),
học sinh tự nguyện học tập một cách chuyên cân, chăm chỉ, môi
ngày học hai buổi.
Những năm sau, học sinh của trường tiêp tục phát tnên đêu đặn.
Đến năm học 1949 - 1950, năm học thứ 4, trường đã có lớp cuôi
cấp. Năm học này, toàn trường có 9 lớp (3 lóp đệ nhát, 3 lớp đệ nhi,
2 lớp đệ tam, 1 lơp đệ tứ). Cuối năm học, trường có khóa học sinh
đâu tiên đi thi tốt nghiệp trung học phô thông, tô chức chung ơ tinh.
Tháng 02.1951, Đại hội Đảng lần thứ II họp ở Việt Băc khăng
định và hoàn chỉnh thêm một bước đường lối kháng chiên kiên
quốc. Đảng ra công khai hoạt động với tên là Đảng Lao động Việt
Nam. Sự kiện lớn này thúc đẩy sự nghiệp kháng chiến tiên triên
mạnh mẽ về mọi mặt, trong đó có Chương trình cải cách giao dục
lân thứ nhất.
1'3. Cải cách giáo dục lần thủ'nhàt:
, Tháng 7.1950, Đồ án Cải cách Giáo dục lân thứ nhát được Họi
đồng Chỉnh phu thông qua và đầu năm 1951, được triền khai thực
hiện. Phương hương và nguyên tắc cải cách giáo dục là: Dân chủ
hóa nền giáo dục; Đào tạo con người mới, gột rửa những tàn tích
cù; Chương trinh học phải thiết thực theo nhu cẩu cùa xã hội hiện
tại- Mục tiêu cua cai cách giáo dục là xây dựng một. nên giáo dục
cùa dân, do dân, VI dân, dựa trên ba nguyên tắc: dân tộc - khoa học
' đại chúng, phục vụ ỉợi ích của nhân dân Việt Nam dâu tranh
chống đe quốc và phong kiến, giành độc lập cho dân tộc và ruộng
^hcho người cày.

đ * Nhà Vàn chi huyện tại làng Thanh Lưu' (nay thuộc xã Lưu Sơn) gần chợ Sòi^Sau
? lên Thanh Lâm (nay Sc xã Tràng Sơn?Sau nãm 195 trường đôi t «11 Tnmg
** Hồ Tùng Mâu ?ó thời gian dời về Uc Sơn, ĐôngS^ Vinh năm 1^6
-nờitụ Vương Đình Chinh, một giáo viên tốt nghiệp Quốc học Vinh năm
ầrn Hiệu trường
Hệ thống giáo dục tiểu học và trung học 12 năm trước đây được
chuyển đổi thành hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm, trong đó:
- Bậc tiểu học được gọi là phổ thông cấp I, gồm 4 lớp, từ lớp 1
đến lớp 4. Trước khi vào lớp 1, học sinh được học vỡ lòng một năm
và phải qua kỳ kiểm tra tuyển sinh vào lớp 1. Những học sinh vào
lớp 1 phải biết đọc, biết viết và biết chữ số. Học hết lớp 4, học sinh
được dự kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cấp I. Học sinh tốt nghiệp phô
thông cấp I được thi tuyển vào cấp II (lớp 5).
Bậc trung học được chia làm hai cấp: cấp II và cấp III. Phổ thông
cấp II gồm 3 lớp: lớp 5, lớp 6 và lóp 7. Học sinh tốt nghiệp cấp II
(học hết lớp 7) được dự kỳ thi chuyển cấp lên cấp III (vào lóp 8)
hoặc có thể thi vào các trường sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp, phô
thông cấp III gồm 2 lóp: lớp 8 và lớp 9. Học sinh học hết lớp 9 thi
tốt nghiệp phố thông và được xét tuyến vào các trường chuyên
nghiệp từ sơ cấp đến đại học. Giai đoạn này, ở Đô Lương chưa có
trường phổ thông cấp III. Trên đất Đô Lương có Trường cấp II - III
Huỳnh Thúc Kháng sơ tán về.
Hệ thống trường phổ thông mới lấy tư tưởng Mác - Lênin làm cơ
sở khoa học cho hệ thống tư tưởng của giáo viên và học sinh; nội
dung giáo dục gắn với nhiệm vụ chính trị và thực tiễn Việt Nam,
xác định rõ giáo dục phải phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiên,
giáo dục cải tạo tư tưởng cho nhân dân và đào tạo cán bộ mới, phát
huy sáng tạo, chong tư tưởng giáo dục giáo điều.
Trường cấp II Anh Sơn mở tại xã Thịnh Sơn (ngày nay) do thây
Nguyễn Công Bàng làm Hiệu trưởng, có 15 lớp (5 lớp Năm, 5 lớp
Sáu và 5 lớp Bảy) thu hút gần 1.000 học sinh của ba huyện ĐÔ
Lương, Anh Sơn, Thanh Chương ngày nay.
Vào khoảng giữa năm 1951, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyên
Văn Huyên đi công tác bằng xe đạp từ Việt Bắc vào Khu IV. Bọ
trưởng đã thăm một số cơ sở trường học và đã đến Ty Giáo dục
Nghệ An đóng ở Hồi Tâm (nay thuộc xã Thịnh Sơn - Đô Lương)-
Trường Sư phạm Liên khu IV: từ năm học 1948 - 1949, trong
Trường Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng đã có hệ sư
phạm. Đến năm học 1950 - 1951, Trường Sư phạm Liên khu rV
được chính thức thành lập và cũng được đặt ở xã Bạch Ngọc (cac
làng thuộc xã Bồi Sơn ngày nay). Trường có hai hệ: trưng, câp va
sơ cấp. Hệ trung cấp đào tạo giáo viên câp II, hệ sơ cap đac) tạo giao
viên cấp i. Đến giai đoạn này, do giặc Pháp tăng cường đánh p á
hậu phương nên trường phải di chuyển, có thời gianỊ dời vê5 xã Tan
Sơn. SỐ học sinh tốt nghiệp được phân công ve công tác ở 6 t n
Liên khu IV (Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình - Trị - Thiên) và khóa cuôi
phần lớn được phân về các tỉnh phía Băc (sau ngay hoa in ạp ại,
trường dời về Vinh và mở thêm hai khóa, đào tạo được 1.200 giao
viên cung cấp cho các tỉnh miên Băc mới giai phong). '
1.4. Các trường tư thục trong kháng chiên chông™aPj
Đe đáp ứng nhu càu học tập cua nhân dân, ngay từ khi vừatl ánh
lập? Chinh phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã có1 chủ đa
dạng hoa các loại hình trường lớp. Bên cạnh' các trường lớp công
lạp còn có trường tư thục (kê cả bậc Tiêu học) “G1^ y êu học
ờ Nghê An có một so trường Tư thục hoạt động, có hiệu quả 1như
trương Bụt Đà Đô Lương?1 Năm 1946, ở huyện A1Ù Sơn có
trương tư thục cáp 11 do thây Nguyên Xuân Tịnh làm trưởng
Năm học 1947 - 1948, thÌ^Ng^ .
Trường tư thục trưng học cơ sở Trí Đức tại Nhân Trung (xã Lam

« Bạch Ngọc, gồm các lớp 5,6,7 8,9 Ngoài học sinh ở Nghệ An
còn có 200 em thuộc vùng bị chiếm đóng Bình1 ■ pi'
luyến ra học Trong kỳ thi myêpyào các lẶcủa Huỳnh Th_úc Kháng
nỉm đâu, đại đa số con em của xã Bạch Ngọc khhng đ»u. Tmóc tinh
hình đó, lỉnh đạo xã Bạch Ngọc thây đây là thời cơ có một 11tông
hai đe đẩy mạnh phong trao học tập và nâng cao trinh ộ cho con
cật cùa xã đì giao nhiệm w ■cho cụ Bình (tức cụ Lê Văn Đoan) liên

H Vôi Sà Giáo dục Liên khu IV và_Ty Giáo dục N£ệ An xin mớ
diộni trương học cho còn em trong xã. Được sự g úp đỡ cùa lãnh đạo

ĩ]8anh Giao dục Liên khu IV, Ty Giáo dục Nghệ An, sự cho phép cùa
1 Lịch Sừ Nghệ An, Tập 2, NXB Nghệ An, trang 144
ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV và tỉnh Nghệ An, bên
cạnh trường Quốc lập cấp II, III Huỳnh Thúc Kháng, Trường phô
thông Tư thục cấp II, III Phan Chu Trinh được ra đời.
Từ năm 1950 - 1951, kỳ tuyển sinh của hai trường phổ thông cấp
II, III Huỳnh Thúc Kháng và trường Tư thục Phan Chu Trinh tấp
nập lạ thường: không chỉ lôi cuốn con em trong xã Bạch Ngọc,
huyện Anh Sơn mà con em trong tỉnh Nghệ An và Liên khu IV thi
vào cả hai trường, thí sinh nào trúng tuyển ở đâu thì học ở đấy.
Từ sau năm 1950, cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn quyêt liệt,
đòi hỏi nhiều lực lượng, đặc biệt là tầng lóp thanh niên, nhiều học
sinh của hai trường đã xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ. Vào năm
1952 - 1953, số học sinh cấp III của Trường Huỳnh Thúc Kháng và
Phan Chu Trinh chỉ còn không đầy một nửa. Vì thế, Ty Giáo dục
Nghệ An quyết định sáp nhập số học sinh cấp III của cả hai trường
giao cho Trường Huỳnh Thúc Kháng quản lý. Với quyết định này,
phần cấp III của trường Tư thục Phan Chu Trinh bị giải thể.
Hè năm 1956, sau hòa bình lập lại trên miền Bắc, phần cấp III
Trường Quốc lập Huỳnh Thúc Kháng chuyển về Vinh, số học sinh
cấp II của Trường Huỳnh Thúc Kháng sáp nhập vào Trường Tư
thục Phan Chu Trinh, trường đổi tên thành Trường Phổ thông câp
II xã Lam Sơn.
2. Từ 1954 1965
2.1. Cải cách giảo dục lần thứ hai:
Sau thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định
Giơ-ne-vơ, đất nước bị chia làm hai miền. Miền Bắc tồn tại hai hẹ
thống giáo dục: các tỉnh trong vùng tự do đang thực hiện chương
trình giáo dục hệ phô thông 9 năm (theo chương trình cải cách gia°
dục lần thứ nhất), nhưng ở các tỉnh mới giải phóng lại đang thực
hiện chương trình giáo dục hệ Tây học 11 năm. Bởi thế, để nhanh
chóng thống nhất hai chương trình giáo dục trên toàn miền Bac,
tháng 3.1956, Chính phủ thông qua Đề án cải cách Giáo dục và đen
tháng 8.1956 thì ban hành Chính sách Giảo dục của nước Việt Nam
Dân chú cộng hòa.
Việc cải cách lần này nhằm đẩy mạnh giáo dục toàn diệ^trong
đó lây tri dục và đức dục làm cơ sở. Phương châm giáo dục là Liên
hẹ lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với đời sông xãi hội’ ’
Phươngphướng chính trị của giáo dục là “Giáo dục1 phải phục: tùng

đường lối chính trị của Đảng Lao động Việt Nam va cua in
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.' , ,
Cãi cách giao dục lan này cũng nhằm tạo cơ sởthyc tê đê
giáo dục giữa nhà tmờng, gia đình, xã hội; phôi dp “"8 “
trường và công tác địa phương, tạo ra những nhân tố mới.đê hực
hiẹn sự iLh đạo của Dạng đôi vơi ‘5“™® h^: Đào tạo*oi dường
thê hệ thanh niên vĩ thiêu niên trở thành những người phát nên ve
tnọi mặt, những
láo động tót, cancông dân
bọ tốt tốt,Nha
của trung
nước để VỚÍTÔ
thừnh guoc;
phát triền n chù
chêịđộ ân
nhàn dân, tiền lên xây dựng chế độ xă hội chú nghĩa ờ mie
góp phin chi viện sức người cho chiến trường rmta Nam.
Công tác giáo dục nhậ trường trong giai đoạn này cụ ê
2.2. về Giáo dục phổ thông: ,n n5m „Àm 3
rá„Th^nS.nh.ất .‘"' ế5 0 năm).Trươc 1*1 vào
ịp ỉ học ịinh phải học qua láp vồ lòng để biết đọc, biết viết, biêt

đếm đến Số 10. , ............. „ T mẢi Thni pian

học trong một năm học được quy đinh

Cuốivà
ụgìĩiẹp cấp II họccáp;
thi I,chuyên sinh phái
cuôi thi
cáp"niphải .. “
tốt n8^p
sâu đó được tuyên thang vào các trương chuyên nghiệp ệ

truịrí.v,ỉ ‘“^±^ách giáo dục lần này được tính


Từ cấp II, thang điểm của cải các g ao uụv
S5SSỐSXủáẲvi J Ă ị 2,3,

V Í? c°thang điểm V1 du một cách tương đối:


âu (đọc là trừ) cho điểm 1 trở lên. 1 ụ> nhung (3+) tương
3 tương ứng VƠI diêm 6 cùa thang 10 điểm, n g (
t^ỗ với điểm 7; (3-) tương ứng với diêm 5...
Thi tốt nghiệp các cấp II và III được tiến hành cho tất cả học sinh
với hai môn là Văn và Toán. Những học sinh cấp II, cấp III còn nợ
môn học phải trả nợ xong mới được thi. Nếu không đậu tốt nghiệp,
học sinh chỉ được học lại (lưu ban) một năm.
Việc tuyển sinh cấp II, cấp III đã có sự ưu tiên: những học sinh
xếp từ thứ 1 - 5 của lớp 4 và lớp 7, nếu thi tốt nghiệp đạt điểm cao
(mức điểm do cơ quan quản lí cấp tỉnh ban hành qua các năm) sẽ
được tuyển thẳng lên lớp 5 (cấp II) và lớp 8 (cấp III); số còn lại phải
thi chuyển cấp. số học sinh thi hỏng tốt nghiệp được học lại (lưu
ban) chỉ một năm.
Trước khi bước vào năm học 1956 - 1957, một trại hè lớn tập
trung toàn thể giáo viên cấp I được tổ chức ở hai xã Nghi Tân, Nghi
Thủy (Cửa Lò). Gần 1.000 cán bộ, giáo viên trong mấy ngày vừa
nghỉ mát, vừa học tập, tiếp thu tinh thần nội dung chương trình học,
câu tạo chương trình các môn và các vấn đề khác theo hệ thống giáo
dục 10 năm.
Tại trại hè này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên đã về thăm và nói
chuyện với toàn thể cán bộ và giáo viên.
Cũng trong hè năm 1956, các giáo viên cấp II, cấp III cũng được
dự trại học tập do Sở Giáo dục Liên khu IV mở.
Trong ba năm (1958 - 1960), công tác cải cách giáo dục đã có
nhiều chuyển biến quan trọng trong xây dựng cơ sở vật chất và
trong xây dựng nhà trường theo mô hình của thời kỳ quá độ len
chủ nghĩa xã hội.
Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản, tư doanh theo chù
nghĩa xã hội ở huyện cũng đã có tác động mạnh đến ngành giá°
dục. Một mặt làm biến đổi nhận thức về tính chất và những nguyên
tắc cơ bản của nền giáo dục, mặt khác đề ra yêu cầu to lớn đối VỚI
công tác giáo dục.
Trước hết là chuyển biến về nhận thức: hè năm 1958, một đợt
chỉnh huấn cho toàn thể cán bộ, giáo viên các cấp với mục đích xúc
định tính chât và những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hộ1
chủ nghĩa, đề cao nguyên lý giáo dục phục vụ chính trị và gắn vơi
lao động sản xuất, gạt bỏ ảnh hưởng của nhân văn, giai phẩm.
Trôn co sô đô thay đô. „w
rạ trong cuộc cải cách giáo dục .mun 1!9 ™ la0 động Trên
ílC^Ìt°vtvC XTá giáo tiên cáp 1 được táp trung
tinh thần và nội dung như vậy, tât cá gi
về Vinh học tập 1958 _ 1959) 1959 - 1960,
Qua đợt chỉnh h^ấn’,tòAn^ếnronet, corửiiềuhoạtđộng
trương học các cấp đã có sự d^ chính trị cho mục
về lao động sản xuất, tham g a cuộc đau hann
tiêu giải phóng miền Nam,thi nghiệm, đào ao nuôi

cá, xây lò nấu gạch ngói, nấu ôl’ động xa hội chủ nghĩa,
công tác thúy lợi, công tácýao thông, lao động
lao động giúp đỡ hợp tác xã. Iên án vụ thảm sát Phú
Nhiều cuộc mịt tinhI chongy - cộng hòa tay sai
Lợi, phán đối Luật 10/59 cùa c in p w ■ s các trường
do Ngô Đình Diệm làm Tông thống đã được to cn

học trong toàn huyện. đã rịt uan tâm đến việc


Qua các môn học, các giờ dạy, gi
giáo dục đạo đức, tự tưởng cho họcỉ SI■ đi[ợc cảc giáo viên chăm
Khẩu hiệu giảng dạy găn VƠI c ọ
10 ĩyc hiện: _ __ . _________ vÂn vong của nhân dân, Trường cấp
Tháng 9.1959, thể theo nguyện yọng 0 s
3 Anh Sơn được thành lập, đóng ại nua v^u Chương, Yên
nay. Ngoài con em Anh giáo Phan Hoàng Tiêm
Thành đến học. Hiệu trưởng đâu tiên a umạng’ Thường
(quê ở Cao Sơn, Anh Sơn - là cán ọ a « “““ trưởng là tlìầy
Vụ Huyện ủy huyện Anh Sơn thời bấy giờ), Phó Hiẹ Ỵ

giáo Lê Văn Thụ. ó ảnh hưởng đến sự phát


. . Jhờj gịan này cỏ, nhi^ ^Xímờng trong tinh Nghệ An:
hiên của đội ngũ giáo viên ở cac thông quốc lập phát
Một là, từ nam 1950, khi trường cáp n |959) thực hiện
Mển, các trường tư thục dần dân co) lạiV uy* ng tư thục nữa.
chù trương cải cách giáo dục mơi

You might also like