You are on page 1of 3

Chương 1: Thuế máu

- Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục
vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc
- Họ chỉ có thể lựa chọn "đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra” và còn bị đối xử không bằng súc vật.

Chương 2: Việc đầu độc người bản xứ

- Thực dân Pháp bắt người dân nghèo khổ phải mua rượu của nhà nước đến nỗi đã kêu với viên
quan người Pháp "của họ" rằng:"Ngay đến cái ăn, chúng tôi cũng không có gì cả" mà quan chỉ
đáp lại : "Chúng mày quen ngày ba bữa, bây giờ bớt đi một bữa, hay nếu cần thì bớt đi một bữa
rưỡi để có thể mua rượu của nhà nước"
- Trong số người có cổ phần trong công ty độc quyền rượu, có các nhân vật cao quý nhất ở Đông
Dương và tất cả các ngành cai trị đều có đại diện tai to mặt lớn trong ấy. Phần đông các quan lớn
này đều rất có ích cho công ty, không ai chối cãi được:
+ Ngành tư pháp có: 2 chưởng lý; 1 biện lý; 1 lục sự - chưởng khế
+ Ngành quân đội có: 1 thiếu tướng; 1 trung tá; 2 quân y sĩ cao cấp; 1 thiếu tá; 2 đại uý
+ Ngành hành chính thì có: 1 công sứ; 1 giám đốc tài chính; 1 tổng giám đốc ngân khố; 1 thanh
tra bưu chính; 1 giám đốc trước bạ; 1 quan cai trị; 2 giáo sư, v.v..

CHƯƠNG 3: CÁC QUAN THỐNG ĐỐC

- Các quan thống đốc lợi dụng chức vụ của mình để đàn áp dân, đưa những người không có tài lên
nắm quyền, thậm chí là tham nhũng và ăn chặn ngân sách của nhà nước. Họ tăng thuế rất mạnh
để có thể ăn hết của người dân. Vào những dịp bầu cử thì đã bắt giam tất cả cử tri ở tỉnh ấy lại,
bắt họ phải bầu cho những người mà ông thống đốc muốn.

Chương 4: CÁC QUAN CAI TRỊ

- Các thuộc địa vẫn thường được biết đến là những nước Pháp hải ngoại, và người Pháp của những
nước Pháp ấy là người An Nam, người Mađagátxca hoặc người…v.v. Bởi thế, cái gì ở bên này là
phải thì ở bên kia là trái, và cái gì ở bên kia được phép thì ở bên này bị cấm.
- Tập Cahier des droits de l Homme vừa mới đăng một bức thư của ông Phécđinăng Buytxông gửi
ông Xarô nói về cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên năm 1917 và việc đàn áp cuộc khởi nghĩa đó.
Chương 5: Những nhà khai hóa
- Giữa tháng 12 năm 1922, một viên đội phó cảnh binh Pháp của sở cảnh sát đô thị Sài Gòn trong trạng
thái say mềm đã vào nhà một người bản xứ và làm bị thương nặng hai người trong nhà
- Ở thuộc địa, hễ có màu da trắng là quý phái, là thuộc chủng tộc thượng đẳng.

Chương 6: TỆ THAM NHŨNG TRONG BỘ MÁY CAI TRỊ


- Ngân sách Nam Kỳ chẳng hạn, năm 1911 là 5.561.680 đồng; năm 1912 là 7.321.817 đồng. Năm 1922,
ngân sách đó lên tới 12.821.325 đồng, một con số cho chúng ta thấy giữa hai năm 1911 và 1922, trong
ngân sách của thuộc địa này có một sự chênh lệch là 83.369.000 phrăng. Vậy số tiền đó chạy vào đâu?
Tất nhiên là vào các khoản chi về nhân sự.
- Có thể nói một số phiên họp của hội đồng quản hạt chỉ là để bàn việc cướp giật công quỹ một cách có
phương pháp.

Chương 7: Bóc lột người bản xứ

- Sau khi cướp hết những ruộng đất màu mỡ, bọn cá mập Pháp đánh vào những ruộng đất cằn cỗi
những thứ thuế vô lý gấp trăm lần thuế đất thời phong kiến. Thuế thân tăng từ một hào tư lên hai
đồng rưỡi. Những thanh niên chưa vào sổ đinh, nghĩa là còn dưới 18 tuổi, trước kia không phải
nộp gì cả, nay phải nộp ba hào mỗi người, tức là hơn gấp đôi một suất đinh trước kia.

Chương 8: Công lý
- Những người giàu có đã mua chuộc các quan chức cấp cao để thoát tội trong khi đó là tội cực nặng đối
với 1 người bình thường. Các quan chức chỉ quan tâm đến tiền và như nào để lấy lòng được những người
giàu có mà không đếm xỉa đến những người dân bị đốt nhà

Chương 9: Chính sách ngu dân

- Chính quyền Pháp đã xoá đi những bài báo tiếng Việt các hát của Việt Nam và hầu như cấm vận mọi thứ liên
quan đến tiếng việt

- Ra lệnh cấm mở cửa trường học, những người không tuân theo sẽ bị trừng phạt điều này khiến những con
người Việt Nam không thể học văn hoá chữ viết hay biết những thông tin bên ngoài

Chương 10: Chủ nghĩa giáo hội.


- Nội dung của chương 10 chủ yếu phê phán, miêu tả châm biếm về chủ nghĩa giáo hội Pháp khi xâm lược thuộc địa
nói chung, Việt Nam nói riêng.

- Giáo hội Pháp lúc bấy giờ có một linh mục được miêu tả như là chân đi đất, quần xắn đến mông, lưng thắt bao đạn,
vai khoác súng dài, hông đeo súng ngắn, dẫn đầu một đoàn con chiên vác giáo mác và súng kíp

- Các linh mục, giám mục thời ấy lạm dụng chức quyền, cướp bóc, giết người trong các làng mạc ở thuộc địa của
Pháp, có khi còn hi sinh cả quân mình với danh nghĩa như là để thực hiện đức nhân của Chúa hoặc nhân danh Chúa.

Chương 11: Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ.
- Lên án chế độ thực dân Pháp bằng cách kể ra các sự việc, câu chuyện về sự bóc lột phụ nữ ở các
thuộc địa gồm Việt Nam
Chương 12: Nô lệ thức tỉnh
1. Nội dung

- Nói về tình hình thuộc địa của Pháp kèm theo việc cách mạng của các nhà nước bị đô hộ, ngoài ra còn có 1 phần
về cách mạng Nga và bản hiệu triệu của quốc tế nông dân gửi nông dân lao động thuộc

2. Ở Sirya
- Dân Xyri rất hài lòng về chính sách cai trị của tướng Gurô, các nhà đương cục đều nói như thế. Nhưng các sự
việc sau đây đã chứng minh trái ngược lại:

+ Tháng 3 năm 1922, ông Muyxtapha Kêman đến Métxin. Để đón tiếp ông, người Hồi giáo Xyri dựng một khải
hoàn môn có cắm cờ đen mang các khẩu hiệu: "Thổ và Arập là anh em!", "Xin chớ quên những người anh em
Xyri, v.v..Việc ông Muyxtapha Kêman đến thăm Ađana đã gây nên những cuộc biểu tình sôi nổi. Trong hai
ngày liền, những người trong phong trào phục quốc ở Ăngchiôsơ và Alếchxăngđrét đã giương cờ đen kéo qua
các phố và hô lớn những khẩu hiệu chống chế độ uỷ trị Pháp. Đáp lời kêu gọi của phái đoàn phục quốc Xyri,
nghe đâu ông Muyxtapha Kêman đã nói: “Một trung tâm văn minh đã tồn tại từ bao thế kỷ như Xyri không thể
nằm trong tay người ngoại quốc được"

You might also like