You are on page 1of 33

Bảo hiểm phi nhân thọ

1. Khái niệm và cách thức hoạt động


a. Khái niệm
Căn cứ khoản 14 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 giải
thích bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho những
thiệt hại về tài sản và những tổn thất khác hoặc trách nhiệm
dân sự đối với người thứ ba.
- Giúp khách hàng giảm bớt khó khăn, rủi ro không mong
muốn.
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm tài sản và bảo
hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ,
đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng
không; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm
cháy, nổ; Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ
tàu; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài
chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp.
b. Cách thức hoạt động
Người tham gia đóng phí 1 lần duy nhất
- Công ty bảo hiểm sẽ cam kết chi trả, bồi thường nếu có rủi
ro xảy ra gây tổn thất về vật chất, con người hoặc trách
nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
- Trường hợp nếu không gặp bất kỳ rủi ro nào, sau khi kết
thúc hợp đồng người tham gia KHÔNG nhận số tiền đã đóng
Ví dụ: Xảy ra 1 vụ cháy nổ tại nhà máy, thiệt hại do vụ cháy
gây ra sẽ vô cùng lớn. Nếu như nhà máy đã mua bảo hiểm
cháy nổ thì lúc này công ty bảo hiểm sẽ đền bù 1 phần tổn
thất do đám cháy gây ra.
c. Loại hình hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
b) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
c) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
d) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
e) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
d. Nội dung hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
Tại Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ
01/01/2023 quy định tại nội dung hợp đồng bảo hiểm phải có
những nội dung chủ yếu sau đây:

- Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng
(nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
- Đối tượng bảo hiểm;
- Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc
giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
- Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều
khoản bảo hiểm;
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua
bảo hiểm;
- Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo
hiểm;
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.

2. Thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ


Năm 2018
Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2018 ước đạt 133.146 tỷ
đồng (tăng 26,07% so với năm 2017), trong đó các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 46.970 tỷ đồng ( tăng
15,8% so với năm 2017)
Xét theo nghiệp vụ:
- Bảo hiểm xe cơ giới (chiếm tỷ trong lớn nhất trong
năm 2018 với 30,86% ước đạt 14.497 tỷ đồng, tăng
9,5% so với năm 2017
- Bảo hiểm sức khỏe doanh thu ước đạt 14.466 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 30,8%, tăng 20,37%
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại ước đạt 6.145
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,08%, tăng trưởng 7,28%
- Bảo hiểm cháy nổ doanh thu ước đạt 4.523 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 9,63%, đạt mức tăng trưởng 27,12%
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt 2.593 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 5,52%, tăng trưởng 3,93%
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu
doanh thu ước đạt 2.117 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
4,5%, đạt mức tăng trưởng 6,81%
- Còn lại là các nghiệp vụ khác: Bảo hiểm hàng không
doanh thu ước đạt 692 tỷ đồng, Bảo hiểm trách nhiệm
1.035 tỷ đồng, Bảo hiểm tín dụng và tài chính rủi ro
562 tỷ đồng, Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 248 tỷ
đồng, Bảo hiểm nông nghiệp 47 tr đồng, Bảo hiểm bảo
lãnh 45 tỷ. Chiếm tỷ trọng 5,61%
Bồi thường
Năm 2018, toàn ngành Bảo hiểm đã thực hiện chi trả quyền
lợi bảo hiểm khoảng 36.415 tỷ đồng; trong đó, các DNBH phi
nhân thọ chi trả khoảng 17.765 tỷ đồng
Năm 2019
Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam có thêm một năm khởi sắc
với tăng trưởng cao và kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định.
Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì đà
tăng trưởng, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm tiếp
tục được hoàn thiện.
 Tổng doanh thu phí năm 2019 ước đạt 160.180 tỷ đồng
(tăng 20.54% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các
DNBH phi nhân thọ ước đạt 52.387 tỷ đồng (tăng 12,3%
so với năm 2018)
 Xét theo nghiệp vụ:
- Bảo hiểm sức khỏe (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng doanh thu 17.403 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
33,22%)
- Tiếp theo là bảo hiểm xe cơ giới (16.010 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 30,56%)
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại (6.502 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 12,41%),
- Bảo hiểm cháy nổ (5.412 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
10,33%)
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển (2.540 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 4,85%).
- Các nghiệp vụ bảo hiểm khác như: Bảo hiểm trách
nhiệm, Bảo hiểm hàng không, Bảo hiểm tín dụng và
rủi ro tài, Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh, Bảo hiểm
nông nghiệp, Bảo hiểm bảo lãnh ước đạt 4.520 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 8.9%
2.08 1.02 0.380.09
0.06
3.83
10.33
33.22

30.56

12.41
1.17
4.85

Bảo hiểm sức khỏe Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại BH hàng hóa vận chuyển
Bảo hiểm hàng không Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm cháy nổ
BH thân tàu và TNDS chủ tàu Bảo hiểm trách nhiệ, BH tín dụng và rủi ro tài chính
BH thiệt hại kinh doanh BH nông nghiệp BH bảo lãnh

Tổng số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm của các DNBH
năm 2019 ước đạt 44.006 tỷ đồng, trong đó các DNBH phi
nhân thọ ước đạt 21.202 tỷ đồng
Năm 2020
Tổng doanh thu phí năm 2020 ước đạt 182.654 tỷ đồng (tăng
14,1% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 55.094 tỷ đồng (tăng 3,2% so
với năm 2019).
Xét theo nghiệp vụ
- Bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng doanh thu (17.551 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
31,9%)
- Bảo hiểm sức khỏe doanh thu ước đạt 17.322 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 31,4%
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại 7.101 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 12,9%
- Bảo hiểm cháy nổ 6.085 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11%
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển 2.271 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 4,1%
Về bồi thường thì số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của
bảo hiểm phi nhân thọ năm 2020 ước khoảng 20.560 tỷ đồng,
tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là 37,3%, thấp hơn tỷ lệ
thực bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2019 (39,0%)
Năm 2021
 Doanh thu: Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm
Việt Nam năm 2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn
thị trường ước đạt 217.338 tỷ đồng, tăng trưởng 16.71%
so với cùng kỳ năm 2020, trong đó doanh thu phí bảo
hiểm phi nhân thọ ước đạt 57.880 tỷ đồng, tăng trưởng
3.98 % so với cùng kỳ 2020.
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, mặc dù tình hình
dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, còn nhiều khó khăn,
thách thức nhưng Cục đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm
2021, từ công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, đến
công tác phát triển thị trường và nâng cao chất lượng dịch
vụ bảo hiểm, cũng như nhiều nhiệm vụ khác.
 Xét theo nghiệp vụ
- Bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng 27.9% trong tổng
doanh thu toàn thị trường, ước đạt 16.196 tỷ đồng,
giảm 6.3% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
ước đạt 3.946 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6.8% tổng
doanh thu thị trường, giảm 9.5% so với cùng kỳ năm
trước; Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt
12.222 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21.1% tổng doanh thu
thị trường, giảm 5.2% so với cùng kỳ năm trước.
- Bảo hiểm sức khỏe (bao gồm bảo hiểm tai nạn con
người, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe)
doanh thu bảo hiểm ước đạt 18.021 tỷ đồng, tăng
2.7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 31.1 %
tổng doanh thu thị trường. Trong đó: bảo hiểm tai nạn
con người đạt 9.442 tỷ đồng (giảm 7.3%), bảo hiểm y
tế - chăm sóc sức khỏe doanh thu ước đạt 8.578 tỷ
đồng (tăng trưởng 16.4%) so với cùng kỳ năm trước.
- Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu ước đạt 7.684 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 13.3% tổng doanh thu thị
trường, tăng trưởng 4.8% so với cùng kỳ năm trước.
- Bảo hiểm cháy nổ doanh thu ước đạt 7.470 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 12.9% tổng doanh thu thị trường, tăng
trưởng 18.9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó
doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ước đạt 5.971
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10.3%, tăng trưởng 26.6 % so
với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ tự
nguyện ước đạt 1.499 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,6%,
giảm 4.3% so với năm 2020.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu ước đạt
2.749 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4.8%, tăng trưởng
21.7% so với cùng kỳ năm 2020.
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu
doanh thu ước đạt gần 2.347 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
4.1%, tăng trưởng 13.8% so với cùng kỳ năm trước.
- Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm: Bảo hiểm trách
nhiệm doanh thu ước đạt 1.325 tỷ đồng, tăng trưởng
21.7% so với cùng kỳ năm trước; Bảo hiểm hàng
không doanh thu ước đạt 1.012 tỷ đồng, tăng trưởng
47.7% so với cùng kỳ năm trước; Bảo hiểm tín dụng và
rủi ro tài chính doanh thu ước đạt 759 tỷ đồng, giảm
7.9% so với cùng kỳ năm trước; Bảo hiểm thiệt hại
kinh doanh doanh thu ước đạt 252 tỷ đồng, tăng 9.5%
so với cùng kỳ năm trước; Bảo hiểm nông nghiệp
doanh thu ước đạt 57 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với
cùng kỳ năm trước; Bảo hiểm bảo lãnh doanh thu ước
đạt 29 tỷ đồng, giảm 6.4% so với cùng kỳ năm trước.
 Bồi thường:
- Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường
bảo hiểm phi nhân thọ năm 2021 khoảng 19.355 tỷ
đồng (chưa bao gồm dự phòng bồi thường), tỷ lệ bồi
thường bảo hiểm gốc là 33.4%, thấp hơn tỷ lệ bồi
thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2020 (37.2%).
Những nghiệp vụ bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường bảo
hiểm gốc cao là: Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm
dân sự chủ tàu (74.2%), bảo hiểm hàng không (46.1%),
bảo hiểm xe cơ giới (45%).
- Có 21 doanh nghiệp bảo hiểm và 01 chi nhánh doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong tổng số 30 DNBH
hội viên có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc thấp hơn tỷ
lệ bồi thường bảo hiểm gốc chung của thị trường và 9
DNBH còn lại có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cao
hơn tỷ lệ bồi thường chung của thị trường.
Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 9 tháng đầu
năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước
đạt 177.303 tỷ đồng, tăng trưởng 16,9% so với cùng kỳ năm
2021, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt
49.792 tỷ đồng, tăng trưởng 19.1 % so với cùng kỳ 2021.

Doanh thu phí bảo hiểm 9 tháng đầu năm


200
180
127.511
160
140 109.733
120 89.914
Tỷ đồng

100
80
60
40 49.792
40.969 41.872
20
0
2020 2021 2022

Bảo hiểm phi nhân thọ Bảo hiểm nhân thọ

Dữ liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, tăng trưởng
phí bảo hiểm phi nhân thọ trong 9 tháng 2022 đã đạt 19,1%
so với cùng kỳ, cao hơn mức 12-15% trước COVID do mức
nền thấp trong năm 2021. Sự phục hồi mạnh mẽ được thấy
rõ ở hầu hết các dòng sản phẩm phi nhân thọ bao gồm sức
khỏe, xe cơ giới, và cháy nổ. Tất cả các doanh nghiệp bảo
hiểm niêm yết lớn đều ghi nhận tăng trưởng phí tốt so với
cùng kỳ trong 9 tháng năm 2022. (giải thích cho đồ thị bên
trên)

- Bảo hiểm xe cơ giới doanh thu đạt 13.040 tỷ đồng chiếm


tỷ trọng 26.2% trong tổng doanh thu toàn thị trường,
tăng 17.2% so với cùng kỳ, bồi thường 6.126 tỷ đồng, tỷ
lệ bồi thường 47%.
- Doanh thu bảo hiểm BB TNDS (Bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự) chủ xe cơ giới đạt 3.221 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 6.5 %, tăng 14.6% so với cùng kỳ, bồi thường 562
tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 17.4%.
- Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 9.819 tỷ
đồng, tăng 18.0 % so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 19.7%,
bồi thường 5.564 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 56.7%
- Bảo hiểm sức khỏe doanh thu đạt 16.347 tỷ đồng chiếm
tỷ trọng 32.8%, tăng 29.5% so với cùng kỳ, bồi thường
5.074 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 31%
- Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu đạt 6.075 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 12.2%, giảm 1.7% so với cùng kỳ, bồi
thường 1.804 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 29.7%
- Bảo hiểm cháy nổ doanh thu đạt 6.988 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 14%, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ, bồi thường
1.391 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 19.9%.
- Doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt 5.205 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 10.5%, tăng 19%, bồi thường 792 tỷ
đồng, tỷ lệ bồi thường 15.2%.
- Doanh thu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện đạt 1.782 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 3.6%, tăng 46.9% so với cùng kỳ,
bồi thường 599 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 33.6%.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu đạt 2.372 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng 4.8%, tăng trưởng so với cùng kỳ
17.4%, bồi thường 457 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 19.3%.
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu doanh
thu đạt 2.060 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4.1%, tăng trưởng
11.7%, bồi thường 764 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 37.1%.
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác:
- Bảo hiểm trách nhiệm đạt 1.136 tỷ đồng tăng trưởng
15.1% so với cùng kỳ;
- Bảo hiểm hàng không 784 tỷ đồng, tăng 27.8%; bảo hiểm
tín dụng và rủi ro tài chính 630 tỷ đồng; tăng 8.7%;
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 294 tỷ đồng tăng 63.4%;
- Bảo hiểm nông nghiệp đạt 32 tỷ đồng, giảm 36.3% so với
cùng kỳ;
- Bảo hiểm bảo lãnh 28 tỷ đồng, tăng 24 % so với cùng kỳ.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ 9 tháng đầu khoảng 15.954 tỷ đồng (chưa
bao gồm dự phòng bồi thường), tỷ lệ bồi thường bảo hiểm
gốc là 32%, cao hơn tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ
năm 2021 (30.1%). Những nghiệp vụ bảo hiểm có tỷ lệ bồi
thường bảo hiểm gốc cao là: bảo hiểm xe cơ giới (47%), bảo
hiểm thân tàu và TNDS chủ tầu (37.1%), bảo hiểm sức khỏe
(31%).

Năm 2021 từng là năm thuận lợi của ngành bảo hiểm với tỷ lệ
bồi thường chỉ 43,8%, giảm 13,6% và là mức thấp nhất trong
vòng 4 năm qua. Năm 2022, giới phân tích dự kiến tỷ lệ bồi
thường có thể sẽ tăng trở lại về mức trung bình khoảng 53%
(tăng 9,2%) trong khi cơ hội đầu tư còn ảm đạm. (giải thích
cho đồ thị bên trên)
3. Doanh nghiệp Bảo hiểm
1. Công ty bảo hiểm Bảo Việt.

Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) được
thành lập vào ngày 15/01/1965 với trụ sở chính tại Hà Nội và
một chi nhánh duy nhất tại Hải Phòng
Giá trị cốt lõi: Chất lượng, Dễ tiếp cận, Tinh thần hợp tác,
Năng động, Tinh thần trách nhiệm
Khẩu hiệu: “Niềm tin vững chắc, cam kết vững bền”
Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt có mạng lưới hoạt động gồm
67 Công ty thành viên và trên 300 Phòng phục vụ khách hàng
tại tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc.

Tháng 8/2018, Bảo hiểm Bảo Việt nâng vốn điều lệ từ 2,300 tỷ
đồng lên 2,600 tỷ đồng.
Bảo hiểm Bảo Việt là nhà bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu
Việt Nam với nhiều sản phẩm bảo hiểm khác nhau như: Bảo
hiểm sức khỏe, Bảo hiểm tai nạn, Bảo hiểm xe ô tô, Bảo hiểm
xe máy, Bảo hiểm cháy nổ, Bảo hiểm du lịch,….

BẢO HIỂM SỨC KHOẺ BẢO HIỂM Ô TÔ BẢO HIỂM DU LỊCH BẢO HIỂM TAI NẠN

2. Công ty cổ phần bảo hiểm PVI.

Tiền thân là Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (Bảo hiểm
PVI) thành lập năm 1996
Giá trị cốt lõi: Chuyên nghiệp – Tôn trọng cam kết – Tuân thủ
và minh bạch.
Bảo hiểm PVI có hệ thống và mạng lưới từ trụ sở chính đến
các văn phòng đại diện cũng như công ty thành viên trải dài
từ Bắc đến Nam nhằm mục tiêu phục vụ khách hàng được tốt
nhất
Hiện tại, Tổ chức xếp hạng quốc tế A.M Best xếp hạng năng
lực tài chính của Bảo hiểm PVI ở mức B++ (Tốt) và Tái bảo
hiểm PVI ở mức B+ (Tốt).
Bảo hiểm PVI dẫn đầu trong các lĩnh vực trọng yếu của thị
trường bảo hiểm như Năng lượng (chiếm thị phần tuyệt đối),
Hàng hải, Tài sản – Kỹ thuật… và quan trọng hơn, PVI đang
sẵn sàng hướng tới trở thành một Định chế Tài chính – Bảo
hiểm quốc tế.
Hiện nay, vốn điều lệ của Bảo hiểm PVI đạt 2.600 tỷ đồng.
Sản phẩm dành cho cá nhân:

Sản phẩm dành cho doanh nghiệp:

3. Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện (PTI).


Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) (Bảo hiểm PTI)
được thành lập ngày 01/08/1998 với cổ đông sáng lập: Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (sau giao cho Tổng Công
ty Bưu điện Việt Nam quản lý); Tổng Công ty Tái bảo hiểm
quốc gia Việt Nam và các Tập đoàn kinh tế lớn trong nước.
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh bảo hiểm gốc, Kinh
doanh tái bảo hiểm, Giám định tổn thất, Đầu tư
Vốn điều lệ: 803.957.090.000 VNĐ
Giá trị cốt lõi: Sáng tạo – Tôn trọng sự khác biệt – Hợp tác –
Chia sẻ
PTI thực hiện cung cấp cho khách hàng bao gồm cả khách
hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hơn 100 sản phẩm
bảo hiểm thuộc 4 nhóm sản phẩm chính: bảo hiểm Xe cơ giới,
bảo hiểm Con người, bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật, bảo hiểm
Hàng Hải
Sản phẩm dành cho cá nhân:

Sản phẩm dành cho doanh nghiệp:


4. Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh

Tổng công ty cổ phần Bảo Minh được thành lập vào ngày
28/11/1994 với vốn điều lệ tính tới thời điểm hiện tại là 1.096
tỷ đồng.
Mạng lưới hoạt động của Bảo Minh rộng khắp trên toàn
nước. Bao gồm 62 công ty thành viên, 550 phòng giao dịch,
3.699 đại lý chuyên nghiệp.
Công ty hoạt động trên 4 lĩnh vực chính: Bảo hiểm phi nhân
thọ, Tái bảo hiểm phi nhân thọ, Đầu tư tài chính và các hoạt
động khác.
Khẩu hiệu: "Bảo Minh - Tận tình phục vụ"
Bảo Minh hiện cung cấp cho thị trường hơn 100 sản phẩm
bảo hiểm các loại, áp dụng cho mọi đối tượng bảo hiểm, đáp
ứng nhu cầu của các cá nhân và tổ chức. Các sản phẩm tập
trung và 8 nhóm nghiệp vụ sau: Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo
hiểm con người, Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm hàng hải, Bảo
hiểm hàng không, Bảo hiểm nông nghiệp.
5. Công ty cổ phần bảo hiểm Pjico.

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm thành lập ngày 15.06.1995,


số lượng nhân viên trên 1.690 người, số lượng đại lý trên
3.420 đại lý, 51 công ty thành viên.
Vốn điều lệ: 710 tỷ đồng
Hiện nay Bảo hiểm PJICO cung cấp nhiều sản phẩm: Bảo hiểm
xe cơ giới, Bảo hiểm tài sản và kỹ thuật, Bảo hiểm tàu thủy,
Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm hàng hóa, Bảo hiểm hỗn hợp…

6. Công ty cổ phần bảo hiểm BIDV.


Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIC) chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày
01/01/2006.
Vốn điều lệ: 1.172 tỷ đồng

Lĩnh vực hoạt động: Bảo hiểm phi nhân thọ, Tái bảo hiểm,
Đầu tư tài chính, Các hoạt động khác theo quy định của pháp
luật.
Các sản phẩm của bảo hiểm BIC: Bảo hiểm doanh nghiệp, Bảo
hiểm cá nhân, Bancassurance

7. Công ty cổ phần bảo hiểm MIC.

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội được thành lập
năm 2007
Vốn điều lệ: 1.430 tỷ đồng (năm 2021)
Giá trị cốt lõi: Tận tâm – Tinh nhuệ - Sáng tạo – Tốc độ
Ngoài những dịch vụ bảo hiểm đặc thù phục vụ riêng cho các
đơn vị trong quân đội như bảo hiểm tai nạn quân nhân, bảo
hiểm học viên trong các trường quân đội và bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp y bác sỹ trong quân đội… MIC cũng phục
vụ 2 loại đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp.
Sản phẩm bảo hiểm MIC
8. Công ty cổ phần bảo hiểm VBI.

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công


Thương Việt Nam Bảo hiểm VietinBank (VBI) thành lập năm
2008 với sứ mệnh bảo toàn giá trị cuộc sống.
Giá trị cốt lõi: Quyết liệt – Sáng tạo – Đổi mới – Tin cậy – Chân
thành – Trách nhiệm
Sản phẩm cá nhân
Bảo hiểm sức khoẻ con người

Bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm du lịch


Sản phẩm doanh nghiệp
Bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm kỹ thuật

Bảo hiểm hàng hóa và tàu thuyền

Bảo hiểm sức khỏe


Bảo hiểm năng lượng

Bảo hiểm khác

Bảo hiểm ngân hàng

3. Cơ hội, thách thức, giải pháp


Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm (TTBH) phi
nhân thọ Việt Nam tăng trưởng chậm lại so với thời kỳ
trước đó. Nếu như năm 2011 doanh thu phí bảo hiểm tăng
trưởng 20,41% thì đến 2012 chỉ tăng 11,18% và năm 2013
con số này giảm xuống còn 7,31%. Tuy nhiên, từ năm 2014
đến nay TTBH phi nhân thọ đã và đang có dấu hiệu hồi
phục lại đà tăng trưởng, mặc dù dư âm của cuộc khủng
khoảng tài chính toàn cầu cũng như tình hình nợ công ở
Châu Âu còn ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và TTBH
phi nhân thọ Việt Nam nói riêng. Cụ thể năm 2014 doanh
thu phí BH tăng 11,2% so với 2013. Bước sang năm 2015,
tình hình kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục có
những tín hiệu tích cực. Ước doanh thu phí bảo hiểm phi
nhân thọ đến hết tháng 9/2015 tăng trưởng khoảng
12,26% so với cùng kỳ. (Số liệu từ Cục quản lý giám sát bảo
hiểm – Bộ Tài chính).

 CƠ HỘI

- Một nền kinh tế tiếp tục phát triển tích cực và đạt mức
tăng trưởng kinh tế cao, cơ sở pháp lí đang dần hoàn
thiện, xã hội ổn định đời sống nhân dân được cản thiện
là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ Việt Nam
- Hợp tác quốc tế phát triển, mở cửa thị trường, đã tạo
điều kiện lớn, cơ hội lớn cho sự phát triển của thị trường
bảo hiểm phi nhân thọ
- Tự do hóa động lực phát triển cho thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ
- Sự hoàn thiện dần của thị trường tài chính mở ra cơ hội
mới cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

 THÁCH THỨC
- Các quy định pháp luật vẫn còn thiếu, chồng chéo, mâu
thuẫn, chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành bảo
hiểm
- Nền kinh tế hoạt động chưa hiệu quả, hệ thống văn bản
pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm chưa
hoàn thiện
- Cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng
- Thách thức từ phía người tiêu dùng
- Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chưa có chiến
lược phát triển dài hạn, thiếu kinh nghiệm quản lý, kỹ
thuật chuyên ngành lẫn khả năng ứng dụng thông tin
- Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước
chưa có tiềm lực tài chính mạnh
- Hiện tượng cạnh tranh dựa trên quan hệ, giảm phí còn
phổ biến

 GIẢI PHÁP

- Giải pháp từ phía nhà nước


+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm, điều chỉnh lại
những quy định chưa hợp lý và chưa rõ ràng, bổ sung
các quy định còn thiếu
+ Tăng cường năng lực làm luật và trình độ quản lý của
các cán bộ nhà nước
+ Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thị trường
+ Tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan đến thị
trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán
nhằm tạo điều kiên thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế,
bảo hiểm trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ
+ Đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao phục vụ ngành
bảo hiểm
- Giải pháp từ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
+ Mạnh dạn cải tổ, giao chức quyền, đào tạo đội ngũ
chuyên nghiệp trong quản lý
+ Nâng cao vai trò của hiệp hội bảo hiểm
- Giải pháp từ các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
+ Xậy dựng chiến lược dài hạn
+ Xây dựng, nâng cao văn hóa phục vụ khách hàng
+ Nâng cao kĩ năng quản lý, kĩ năng bảo hiểm rủi ro phức
tạp
+ Xây dựng hệ thống thu thập, lưu trữ, xử lý số liệu
thống kê
+ Ứng dụng công nghệ thông tin
+ Phát triển mạng lưới khách hàng ( Mở rộng người tiêu
dùng là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh )
+ Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường
+ Mở rộng hoạt động đầu tư để tăng tỷ xuất lợi nhuận
của công ty và làm cho vốn nhàn rỗi hoạt động hiệu quả
hơn
+ Tăng cường khả năng tài chính
Nhóm 3: Những yếu tố ảnh hưởng đến mức phí đóng bảo
hiểm phi nhân thọ?
 Nhu cầu sản phẩm trong một hợp đồng. ...
 Thời hạn đóng phí bảo hiểm nhân thọ. ...
 Độ tuổi của người tham gia. ...
 Nghề Nghiệp của người tham gia bảo hiểm. ...
 Giới tính của người tham gia bảo hiểm nhân thọ ...
 Tình trạng sức khỏe.
Nhóm 3,7,10: Có nên mua bảo hiểm phi nhân thọ trực
tuyến hay không, vì sao?
Công nghệ đang dần thay đổi diện mạo của ngành bảo
hiểm theo hướng mới mẻ, tiện, lợi nhanh chóng cho
khách hàng. Có thể kể đến 4 lợi ích của việc tham gia
bảo hiểm trực tuyến như:
- Dễ dàng tiếp cận,
- Mức phí bảo hiểm thấp, nhiều ưu đãi :Do các doanh
nghiệp bảo hiểm không mất chi phí hoa hồng cho các
đại lý nên các chi phí này sẽ giảm trực tiếp cho khách
hàng.
- Linh hoạt, chủ động chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu
Với việc tìm hiểu sản phẩm bảo hiểm trực tuyến trên
trang web hoặc ứng dụng, khách hàng có thể tiếp cận
100% thông tin về các gói bảo hiểm như quyền lợi, mức
phí, điều khoản, thủ tục mua.v.v..từ đó lựa chọn loại
hình phù hợp nhất với nhu cầu cũng như tình hình tài
chính của mình.
Nhóm 4,8: Bảo hiểm con người phi nhân thọ có áp dụng thế
quyền không?
- Người bảo hiểm không được vận dụng nguyên tắc thế
quyền. Trong mọi trường hợp người được bảo hiểm bị
tử vong, thương tật hoặc ốm đau do hành vi trực tiếp
hay gián tiếp của người thứ ba gây ra, người bảo hiểm
vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm mà không được thế
quyền đòi người thứ ba phần trách nhiệm do họ gây ra.
Người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho
người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
-
Nhóm 6: Bảo hiểm phi nhân thọ cần thiết nhất đối với đối
tượng nào? Vì sao?

- Bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm tự nguyện cần thiết với
các đối tượng liên quan đến con người, như tai nạn, sức
khỏe, hàng hóa (kho vận, tàu xe, tàu hàng,…). Vì Được trợ
cấp, bồi thường thiệt hại về những rủi ro, bất trắc xảy ra nằm
trong phạm vi xử lý của bảo hiểm đúng với giá trị thực tế của
nó. Giúp cho người dùng khắc phục được hậu quả rủi về kinh
tế, đời sống và sản xuất, kinh doanh,….Không chỉ vậy, bảo
hiểm phi nhân thọ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển về quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thông
qua nhiều hoạt động về tái cơ cấu bảo hiểm. Ý nghĩa của bảo
hiểm phi nhân thọ đem đến ý nghĩa quan trọng trong việc
giảm thiểu tối đa tình trạng thất nghiệp trong xã hội hiện nay.

Nhóm 9: Trên thực tế DNBH có thể áp dụng phối hợp


nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc khoán không?
Trả lời: DNBH có thể áp dụng phối hợp giữa nguyên tắc bồi
thường và nguyên tắc khoán khi xét trả tiền bảo hiểm. Việc
phối hợp này thường được áp dụng khi số tiền bảo hiểm mà
người tham gia bảo hiểm lựa chọn là tương đối cao (hiện
nay thường từ hoặc trên 20 triệu đồng trở lên) hoặc áp dụng
trong trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật tạm
thời (thương tật không để lại di chứng),… Khi áp dụng phối
hợp hai nguyên tắc, số tiền mà DNBH trả trước hết được xác
định theo nguyên tắc bồi thường, tức là dựa vào các chi phí
thực tế.

You might also like