You are on page 1of 9

Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nguyễn Tiến Hùng (MBA)


Phó trưởng Bộ môn Bảo hiểm và Quản trị rủi ro tài chính
Giám đốc chương trình ngành Bảo hiểm
Khoa Tài chính - Trường Kinh doanh - UEH University
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có gần ba thập niên hình thành và phát
triển kể từ khi Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 được ban hành. Ngành
bảo hiểm thương mại Việt Nam nói riêng, kinh tế Việt Nam nói chung đã
chuyển mình bước sang giai đoạn hội nhập bắt đầu từ việc gia nhập Tổ
chức thương mại thế giới (WTO). Quá trình hội nhập đang tiếp tục một giai
đoạn mới với mức độ sâu hơn khi Việt Nam tham gia các hiệp ước tự do
thương mại đa phương thế hệ mới như AEC, RCEP, CPTPP, EVFTA...
Sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam có thể thấy rõ ở 2 khía
cạnh:
(1) Tăng trưởng nhanh chóng về lượng thể hiện ở số lượng doanh nghiệp,
quy mô doanh số, số lượng lao động chuyên ngành, số lượng dịch vụ bảo
hiểm cung cấp cho người tiêu dùng;
(2) Thay đổi, hoàn thiện về chất: Cơ cấu dịch vụ ngày hoàn thiện với đầy
đủ các lĩnh vực từ bảo hiểm gốc phi nhân thọ đến nhân thọ đến tái bảo
hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
Năng lực thị trường nói chung, năng lực doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng
củng cố với nguồn lực tài chính không ngừng tăng cao; Sự thâm nhập của
các nhà bảo hiểm vào nền kinh tế ngày càng nhiều, ổn định và hiệu quả
(vốn đầu tư trở lại nền kinh tế, đóng góp trong GDP).

Cơ cấu thị trường

Đến nay, thị trường có 79 doanh nghiệp với đủ thành phần kinh tế và loại
hình hoạt động. Trong đó, có 19 doanh nghiệp nhân thọ, 31 doanh nghiệp
phi nhân thọ, 1 chi nhánh công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, 2
doanh nghiệp tái bảo hiểm và 26 doanh nghiệp môi giới. Nhiều tập đoàn
bảo hiểm, môi giới bảo hiểm hàng đầu thế giới đã được cấp phép hoạt động
tại thị trường Việt Nam, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bảo hiểm, đặc
biệt hầu hết công ty bảo hiểm nhân thọ có vốn nước ngoài hoặc 100% vốn
nước ngoài.

Năng lực tài chính


Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp, năng lực tài chính của
các doanh nghiệp ngày càng vững chắc.
◼ Giá trị tổng tài sản năm 2022 hơn 800 nghìn tỷ đồng (tăng gấp 8 lần so
với 2011, tăng 2 lần so với 5 năm trước);
◼ Vốn chủ sở hữu 2022 đạt hơn 162 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với
năm 2011, 2 lần so với 5 năm trước, tăng 3,83% so với cùng kỳ năm
2021, trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 37.392
tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 125.422 tỷ đồng;
◼ Dự phòng nghiệp vụ đạt 526 nghìn tỷ đồng, tăng gần 9 lần so với 2011,
gấp hơn 2 lần so với 2018, tăng 14,60% so với cùng kỳ năm 2021,
trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 32.901 tỷ
đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 493.658 tỷ đồng.
Năng lực tài chính của thị trường ngày càng lớn mạnh góp phần củng cố
năng lực đảm bảo rủi ro cho nền kinh tế xã hội.

Quy mô và tăng trưởng


Trong 10 năm gần đây, thị trường Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình
trên 20%/năm. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2022 tăng gấp 6 lần so với
năm 2011, trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ luôn duy trì mức khoảng
10%/năm, tốc độ tăng trưởng thị trường nhân thọ có chậm lại trong giai
đoạn hậu khủng hoảng kinh tế (2009-2013) nhưng có dấu hiệu hồi phục và
tăng trưởng trên 20%/năm từ 2015-2019, có năm mức tăng trưởng ngoạn
mục 30%. Đặc biệt, trong 3 năm 2020-2022, khi mà thị trường bảo hiểm
toàn cầu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19 khiến chuỗi tăng
trưởng ấn tượng liên tục trong suốt 10 năm qua (CAGR ~3,3%) bị đứt gãy.
Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngành bảo hiểm Việt Nam lại giữ được
mức tăng trưởng rất ấn tượng 15-16%/năm trong giai đoạn dịch bệnh trong
tình hình nhiều ngành khác đang phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực từ
dịch bệnh. Năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 251.306 tỷ
đồng, tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu phí
bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt gần 68 nghìn tỷ đồng
(tăng trưởng khoảng 16,8% so với năm 2021), lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ
ước đạt 179 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng khoảng 11,8% so với năm 2021).

Đóng góp cho kinh tế - xã hội


◼ Đến 2021, doanh thu ngành bảo hiểm đã chiếm 3,55 % của
GDP.
◼ Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp
bảo hiểm năm 2022 đạt 656,423 tỷ đồng (tăng 12,56% so với
cùng kỳ năm 2021), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ ước đạt 63.612 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ ước đạt 592.811 tỷ đồng.
◼ Các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện tốt chức năng là tấm
lá chắn tài chính cho người tham gia bảo hiểm trước rủi ro bất
ngờ xảy ra, năm 2022, đã bồi thường và trả tiền bảo hiểm ước
đạt 64,018 tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021), trong
đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 23.418 tỷ
đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 40.600 tỷ
đồng.
Các doanh nghiệp bảo hiểm còn tích cực tài trợ xây dựng công
trình đề phòng hạn chế tai nạn giao thông, hỗ trợ nhân đạo, xây
dựng nhà tình nghĩa, gây quỹ khuyến học, xây dựng trường học
và các hoạt động văn hóa thể thao lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Thị phần theo nghiệp vụ
Phi nhân thọ

Hình 1. Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam theo nghiệp
vụ, 2022

5.6%
4.1%
4.7%
33.2%
14.1%

11.5%

26.8%

Bảo hiểm sức khỏe


Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm tài sản thiệt hại
Bảo hiểm cháy nổ
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác

◼ Bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm lớn nhất
(khoảng 33,2%) với doanh thu đạt 22.414 tỷ đồng tăng 24,3 % so với
cùng kỳ, bồi thường 7.222 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 32,2%.
◼ Bảo hiểm xe cơ giới doanh thu đạt 18.101 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
26,8% trong tổng doanh thu toàn thị trường, tăng 11,9% so với cùng
kỳ, bồi thường 9.015 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 49,8%. Trong đó doanh
thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bắt buộc chủ xe cơ giới đạt
4.365 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,5%, tăng 10,6% so với cùng kỳ, bồi
thường 854 tỷ, tỷ lệ bồi thường 19,6%. Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới
tự nguyện đạt 13.735 tỷ đồng, tăng 12,4 % so với cùng kỳ, chiếm tỷ
trọng 20,3%, bồi thường 8.161 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 59,4 %.
◼ Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu đạt 7.805 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
11,5%, tăng 1.3% so với cùng kỳ, bồi thường 2.404 tỷ đồng, tỷ lệ bồi
thường 30,8%.
◼ Bảo hiểm cháy nổ doanh thu đạt 9.509 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,1%,
tăng trưởng 27,6% so với cùng kỳ, bồi thường 2.123 tỷ đồng, tỷ lệ bồi
thường 22,3%. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt 7.281 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 10,8%, tăng 21,9%, bồi thường 1.058 tỷ đồng, tỷ
lệ bồi thường 14,5%. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện đạt 2.228
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,3%, tăng 50,2% so với cùng kỳ, bồi thường
1.064 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 47,8%.
◼ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu đạt 3.183 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 4,7%, tăng trưởng so với cùng kỳ 15,8%, bồi thường 759 tỷ đồng,
tỷ lệ bồi thường 23,9%.
◼ Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu doanh thu đạt 2.801 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng 4,1%, tăng trưởng 19,3%, bồi thường 1.051 tỷ
đồng, tỷ lệ bồi thường 37,5 %.
◼ Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 1.432 tỷ
đồng tăng trưởng 9% so với cùng kỳ; bảo hiểm hàng không 1.060 tỷ
đồng, tăng 4,8%; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 845 tỷ đồng;
tăng 11,3%; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 375 tỷ đồng tăng 48,6%; bảo
hiểm nông nghiệp đạt 41 tỷ đồng, giảm 31,9% so với cùng kỳ; bảo
hiểm bảo lãnh 36 tỷ đồng, tăng 24 % so với cùng kỳ.
Nhân thọ
Tổng số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đang có hiệu lực khoảng 13,92 triệu
hợp đồng, tăng 5,45% so với năm 2021, trong đó số hơp đồng bảo hiểm
nhân thọ khai thác mới trong năm 2022 đạt 3,4 triệu hợp đồng (giảm
khoảng 4,2% so với số lượng hợp đồng khai thác mới của năm 2021). Tổng
phí bảo hiểm nhân thọ đạt 178.269 tỷ đồng, tăng 11,8%, trong đó phí bảo
hiểm nhân thọ khai thác mới đạt 50.723 tỷ đồng, tăng khoảng 2,4% so với
phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới năm 2021.
Các dòng sản phẩm liên kết đầu tư tiếp tục là các sản phẩm chủ đạo mang
lại tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm lớn nhất (khoảng 85% phí bảo hiểm
nhân thọ), tuy nhiên, khẩu vị lựa chọn đầu tư của khách hàng cũng có
những sự thay đổi. Các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đơn vị (khách
hàng chủ động lựa chọn các quỹ đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm theo
khẩu vị đầu tư của mình) có xu hướng tăng trưởng mạnh, trong khi sản
phẩm bảo hiêm liên kết đầu tư chung (khách hàng hưởng kết quả từ hoạt
động kinh doanh đầu tư chung của doanh nghiệp bảo hiểm) có xu hướng
sụt giảm.

Năm 2022, khai thác mới xấp xỉ 1,24 triệu hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu
tư chung (giảm khoảng 20% so với 2021) với phí khai thác mới đạt 21.841
tỷ đồng (giảm khoảng 14%), trong khi dòng bảo hiểm liên kết đầu tư đơn
vị đạt trên 747 nghìn hợp đồng số hợp đồng khai thác mới (tăng 57% so với
2021) với doanh thu phí đạt khoảng 21,7 nghìn tỷ đồng (tăng trên 31%).
Các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
cũng có sự tăng trưởng tốt, với trên 383 nghìn hợp đồng khai thác mới
trong năm 2022, doanh thu phí đạt trên 642 tỷ đồng, tăng trưởng 15,4%.
Trong năm 2022, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân tho chi trả quyền lợi bảo
hiểm tổng cộng khoảng 40.600 tỷ đồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài chính (2016 -> 2022). Thị trường bảo hiểm Việt Nam
(2015->2021). Website Cục quản lý Bảo hiểm, Bộ Tài chính truy
cập tại:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/cqlgsbh/pages_r/l/chi-tiet-ti
n-cuc-quan-ly-giam-sat-bao-hiem?dDocName=MOFUCM2451
44;
Duy Thái (19/12/2022). Năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước tăng
15,1%. Tạp chí Tài chính online, truy cập tại:
https://tapchitaichinh.vn/nam-2022-tong-doanh-thu-phi-bao-hie
m-uoc-tang-15-1.html;
Duy Thái (16/12/2022). Cơ hội lớn để thị trường bảo hiểm Việt Nam nâng
quy mô và chất lượng. Thời báo Tài chính online, truy cập tại:
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/co-hoi-lon-de-thi-truong-bao-
hiem-viet-nam-nang-quy-mo-va-chat-luong-118783-118783.htm
l.
Ngô Trung Dũng (12/03/2023). Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022,
dự báo năm 2023. Tạp chí điện tử VnEconomy, truy cập tại:
https://vneconomy.vn/thi-truong-bao-hiem-viet-namnam-2
022-du-bao-nam-2023.htm.

You might also like