You are on page 1of 10

Họ và tên: Dương Thị Cẩm Tú

MSSV: 2023214520

Bài 1.1:

a. dùng hàm RANDBETWEEN(1,100),kéo đủ 30 ô


b.
c.

Bài 1.2:
Thống kê Chi tiêu Tỷ lệ biết
bình đọc biết
quân/người viết (%)

Số quan sát 100 76

Giá trị lớn nhất 11608.4 X

Giá trị nhỏ nhất 606.1 X

Khoảng biến thiên 11002.4 X

Giá trị trung bình 2774 0.76

Độ lệch chuẩn 1899.482 0.42

Trung vị 2123.9 X

Bài 1.3.
1. Tình hình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lạm phát (Chỉ số giá tiêu
dùng CPI) năm 2021- 2022 của Việt Nam
a) Hoạt động sản xuất
kinh doanh phục hồi
nhanh ở cả ba khu
vực kinh tế.Trong 9 tháng năm 2022, GDP tăng 8,83% so với cùng kỳ năm
trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022[2].Khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04% vào tốc độ tăng
tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 9,44%, đóng góp 41,79%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
là động lực tăng trưởng của nền kinh tếvới tốc độ tăng 10,69%. Khu vực dịch
vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%; trong đó nhiều ngành dịch vụ thị trường
tăng cao như bán buôn, bán lẻ tăng 10,24%; vận tải kho bãi tăng 14,2%; dịch
vụ lưu trú và ăn uống tăng 41,7%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
tăng 9,05%.
b) Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước; chăn
nuôi phát triển ổn định; nuôi trồng thủy sản phát triển khá.

Sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm


chủ yếu 9 tháng năm 2022 tăng khá như
cao su tăng 3,2% so với cùng kỳ năm
trước; hồ tiêu tăng 2,9%; cam tăng
10,1%;bưởi tăng 6%; chuối tăng
4,7%;nhãn tăng 3,5%; xoài tăng 3,3%.

Chăn nuôi lợn và gia cầm hồi phục do dịch bệnh được kiểm soát tốt, chủ động được nguồn
giống và nhu cầu thị trường tăng cao. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm
cuối tháng 9/2022tăng 8,8% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số gia cầm tăng
3,8%;tổng số bòtăng 3,4%.

Nuôi trồng cá tra và tôm phát triển khá do giá cá tra nguyên liệu tại vùng đồng bằng sông
Cửu Long tăng trong những tháng gầnđây và nhu cầu thị trường thế giới tăng cao; giá tôm
nuôi ở mức cao và ổn định, người nuôi có lãi. Sản lượng cá tra quý III/2022 đạt 367 nghìn
tấn, tăng 10,1%; tôm đạt 329,2 nghìn tấn, tăng 9%. Tính chung 9 tháng, sản lượng cá tra đạt
1.139,5 nghìn tấn, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; tôm đạt 777,6 nghìn tấn, tăng
10,4%.

c) Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng năm
2022 tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 3,85% của
cùng kỳ năm 2020 và cao hơn mức tăng 1,82% của cùng kỳ năm 2021.Lạm
phát cơ bảnbình quân 9 tháng năm 2022 tăng 1,88%

2. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 2021-2022

a) Ngành công nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, chỉ số sản xuất
công nghiệp (IIP) tăng cao trong tám tháng liên tiếp, tháng 9/2022ước tăng
13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ sốIIP của ngành chế biến chế tạo
tăng 12,5%. Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 9,6%;nhiều ngành
công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao.

b) Hoạt động
thương mại,
dịch vụ tăng
trưởng mạnh
mẽ.Tổng mức
bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2022 đạt 4.170,2 nghìn tỷ đồng
tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao so với cùng kỳ trong
vòng nhiều năm trở lại đây; tăng 14,2% so với 9 tháng năm 2019 – năm trước
khi xảy ra dịch Covid-19.

Hoạt động vận tải trong tháng Chín tiếp tục đạt kết quả tích cực cả về vận tải hành khách và
hàng hóa. Trong đó, vận chuyển hành khách gấp 4 lần và luân chuyển hành khách gấp 5,7
lần so với cùng kỳ năm trước; vận tải hàng hóa tăng 52,6% về vận chuyển và tăng 60,4% về
luân chuyển. Tính chung 9 tháng năm 2022, hoạt động vận tải hành khách tăng 40,7% và
luân chuyển tăng 59,4% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 24,4% và luân
chuyển tăng 31%.

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Chín đạt 431,9 nghìn lượt người, giảm 11,2% so với
tháng trước và gấp 45,4 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các
đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung 9 tháng năm 2022, khách quốc tế đến
nước ta đạt 1.872,9 nghìn lượt người, gấp 16,4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng Chín ước đạt 58,74 tỷ USD, giảm 11% so
với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng
kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 558,52 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 13%[5].

Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 6,52 tỷ USD.

c) Chương trình phục hồi


và phát triển kinh tế – xã
hội của Quốc hội và
Chính phủ đúng hướng
và hiệu quả, tạo niềm tin
cho nhân dân và cộng
đồng doanh nghiệp.
Trong 9 tháng năm 2022, cả nước có 112,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký
thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.272,3 nghìn tỷ đồng và tổng số lao
động đăng ký 758,1 nghìn lao động, tăng 31,9% về số doanh nghiệp, tăng
6,4% về vốn đăng ký và tăng 16,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Số doanh nghiệp tham gia thị trường 9 tháng năm 2022 đạt 163,3 nghìn doanh nghiệp, tăng
38,6% so với cùng kỳ năm trước; 112,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng
24,8%.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo quý IV/2022 cho thấy, có 48,7% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với
quý III/2022 (quý III/2022 so với quý II/2022 có 38,6%); 46,8% số doanh nghiệp dự báo khối
lượng sản xuất sẽ tăng (quý III/2022 so với quý II/2022 có 39,1%).
d) Vốn đầu tư thực hiện toàn
xã hội trong 9 tháng năm
2022 theo giá hiện hành
ước đạt 2.130,3 nghìn tỷ
đồngtăng 12,5% so với
cùng kỳ năm trước; vốn
đăng ký điều chỉnh của các
dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 8,35 tỷ USD, tăng 29,9%, cho thấy
niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 15,43 tỷ USD,
tăng 16,3%, mức cao nhất so với 9 tháng các năm từ2018 đến nay.

3. Đánh giá thu nhập bình quân/người/tháng

1. Lực lượng lao động

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên


trong quý III năm 2022 là 51,9 triệu
người, tăng hơn 0,2 triệu người so với
quý trước và đặc biệt tăng gần 2,8 triệu
người so với cùng kỳ năm trước. So với
quý trước, lực lượng lao động ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều tăng khoảng 0,1
triệu người, lực lượng lao động nam tăng hơn 0,2 triệu người trong khi đó lực lượng lao
động nữ tăng không đáng kể. So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao động tăng mạnh ở cả
hai khu vực thành thị và khu vực nông thôn, tương ứng tăng lần lượt là 1,3 triệu người và
1,5 triệu người.

2. Lao động có việc làm


Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 9 tháng năm 2022 là 50,5 triệu người, tăng 1,5
triệu người so với 9 tháng năm 2021. Số lao động có việc làm ghi nhận tăng ở cả khu vực
thành thị và nông thôn cũng như ở nam giới và nữ giới, tuy nhiên sự tăng lên này chủ yếu ở
khu vực thành thị và ở nam giới, số lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 18,7 triệu
người, tăng 1,1 triệu người và ở nam giới là 26,8 triệu người, tăng 806,9 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước.

Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 13,9 triệu người, (chiếm 27,6%),
giảm 162,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,9
triệu người (chiếm 33,4%), tăng 726,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; khu vực dịch
vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số có việc làm với tỷ trọng 39,0%, tương ứng là
19,7 triệu người, tăng 895,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp của cả nước trong 9 tháng năm
2022 là 55,3%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động có việc
làm phi chính thức ở khu vực thành thị là 47,0%, giảm 0,8 điểm phần trăm, và ở khu vực
nông thôn, tỷ lệ này là 62,2% giảm gần 1,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

3. Lao động thiếu việc làm

Thiếu việc làm trong độ tuổi 9 tháng năm 2022 là gần 1,03 triệu người, giảm 293 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi 9 tháng năm
2022 là 2,29%, giảm 0,77 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm ở
khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn (tương ứng là 1,75% và 2,63%).

4. Thu nhập của người lao động

Thu nhập bình quân của người lao động 9 tháng năm 2022 là 6,6 triệu đồng, tăng mạnh so
với cùng kỳ năm 2021, tăng 12,4%, tương ứng tăng 727 nghìn đồng; so với cùng kỳ năm
2019, khi dịch Covid-19 chưa xuất hiện thu nhập bình quân của người lao động 9 tháng năm
2022 tăng 11,8%, tương ứng tăng 693 nghìn đồng. Trong 9 tháng năm 2022, lao động nam
có thu nhập bình quân là 7,5 triệu đồng, cao hơn 1,36 lần mức thu nhập bình quân của lao
động nữ (5,5 triệu đồng). Lao động làm việc tại khu vực thành thị có mức thu nhập bình
quân cao hơn 1,40 lần mức thu nhập bình quân của lao động làm việc tại khu vực nông thôn
(8,0 triệu đồng so với 5,7 triệu đồng).

Chín tháng năm 2022 nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ ở tất cả các
ngành kinh tế, đời sống của người lao động được đảm bảo hơn. Thu nhập bình quân của
người lao động tăng khá ở cả ba khu vực kinh tế. Trong đó, thu nhập của người lao động
tăng mạnh nhất ở khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 13,7% so với 9 tháng năm 2021,
tương ứng tăng khoảng 901 nghìn đồng, tiếp đến lao động làm việc trong khu vực dịch vụ
tăng 11,5%, tương ứng tăng 805 nghìn đồng. Lao động làm việc trong khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản có mức tăng thu nhập bình quân thấp nhất, tăng 7,6%, tương ứng tăng
271 nghìn đồng.

Thu nhập của lao động làm công hưởng lương 9 tháng năm 2022 là 7,5 triệu đồng, tăng
12,1% so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 805 nghìn đồng). Lao động nam làm công hưởng lương
có mức thu nhập bình quân là 7,9 triệu đồng, cao hơn 1,13 lần thu nhập bình quân của lao
động nữ làm công hưởng lương (7,0 triệu đồng). Lao động làm công hưởng lương tại khu
vực thành thị có mức thu nhập bình quân cao hơn 1,24 lần mức thu nhập bình quân của lao
động làm công hưởng lương ở khu vực nông thôn, tương ứng 8,4 triệu đồng so với 6,8 triệu
đồng.

5. Thất nghiệp trong độ tuổi lao động

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2022 là gần 1,08 triệu người, giảm
251 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng
năm 2022 là 2,35%, giảm 0,64 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp 9 tháng năm 2022 là khoảng 413,0 nghìn người,
chiếm 37,5% tổng số người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
trong 9 tháng năm 2022 là 7,86%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,65%, giảm 1,14 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước.

6. Lao động tự sản tự tiêu


Số lao động làm công việc tự sản tự tiêu 9 tháng đầu năm 2022 là gần 4,5 triệu người, cao
hơn 0,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Số lao động này chủ yếu ở khu vực nông
thôn.

Gần 2/3 số lao động tự sản tự tiêu là nữ giới (chiếm 63,1%). Số lao động nữ giới làm công
việc tự sản tự tiêu 9 tháng năm 2022 tăng hơn 100 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Đây là nhóm lao động yếu thế và chịu nhiều ảnh hưởng từ diễn biến phức tạp của dịch
Covid-19 ngay cả khi thị trường lao động mở cửa trở lại. Trong tổng số hơn 4,5 triệu người là
lao động sản xuất tự sản tự tiêu, gần 2,4 triệu người đang trong độ tuổi lao động (chiếm
52.2%).

You might also like