You are on page 1of 4

TEAM TYHH DẬY SỚM HỌC BÀI CÙNG 2K5

5H30 SÁNG – NGÀY 1


(Cháy hết mình vì đại gia đình LOVEVIP2K5)
Câu 1: Kim loại nào sau đây dùng làm đồ trang sức và bảo vệ sức khỏe?
A. Cu. B. Ag. C. Au. D. Fe.

Câu 2: Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua?
A. Cu. B. Al. C. Au. D. Ag.

Câu 3: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng (gam/cm 3) nhỏ nhất?
A. Li. B. Os. C. K. D. Cr.

Câu 4: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Fe. B. Al. C. Na. D. W.

Câu 5: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Ag. B. K. C. Fe. D. Cu.

Câu 6: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Na+. B. Mg2+. C. Cu2+. D. Ag+.

Câu 7: Hợp chất (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là


A. tristearin. B. trilinolein. C. triolein. D. tripanmitin.

Câu 8: Số liên kết pi (π) trong phân tử (C17H33COO)3C3H5 là


A. 9. B. 5. C. 7. D. 6.

Câu 9: Thủy phân 1,5 mol tripanmitin trong dung dịch NaOH, thu được a mol muối natri panmitat. Giá trị a là
A. 4,5. B. 1,5. C. 3. D. 6.

Câu 10: Thủy phân tristearin trong dung dịch KOH, thu được muối có tên là
A. kali oleat. B. kali stearat. C. kali linoleat. D. kali panmitat.

Câu 11: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn?
A. (C17H31COO)3C3H5. B. CH3COOH. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 12: Kim loại nào được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Na. B. Fe. C. Cu. D. Ag.

Câu 13: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó?
A. Al. B. Mg. C. Cu. D. Fe.

Câu 14: Điện phân dung dịch muối nào sau đây thu được kim loại?
A. MgSO4. B. KCl. C. CuSO4. D. Al(NO3)3.

Câu 15: Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
A. Al2O3. B. MgO. C. CaO. D. CuO.
Câu 16: Ở nhiệt độ cao, khí CO không khử được oxit nào sau đây?
A. Al2O3. B. PbO. C. CuO. D. Fe2O3.

Câu 17: Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Fe. B. Na. C. Ca. D. Ba.

Câu 18: Trong công nghiệp HNO3 được điều chế từ nguồn nguyên liệu nào sau đây?
A. KNO3. B. NO2. C. N2. D. NH3.

Câu 19: Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp khí không màu, một phần hóa nâu
ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là
A. CO2 và NO2. B. CO2 và NO. C. CO và NO2. D. CO và NO.

Câu 20: Cho hỗn hợp C và S vào dung dịch HNO3 đặc, thu được hỗn hợp khí X và dung dịch Y. Thành phần của
X là
A. SO2 và NO2. B. CO2 và SO2. C. CO2 và NO2. D. SO2 và CO2.

Câu 21: Khi nhiệt phân, muối nitrat nào sau đây có thể không thu được khí O 2?
A. NaNO3. B. NH4NO3. C. AgNO3. D. Cu(NO3)2.

Câu 22: Phần lớn photpho sản xuất ra được dùng để sản xuất
A. diêm. B. đạn cháy. C. axit photphoric. D. phân lân.

Câu 23: Hai khoáng vật chính của photpho là


A. Apatit và photphorit. B. Photphorit và cacnalit.
C. Apatit và đolomit. D. Photphorit và đolomit.

Câu 24: Loại phân đạm nào sau đây gọi là đạm hai lá?
A. NH4Cl. B. NH4NO3. C. (NH4)2SO4. D. NaNO3.

Câu 25: Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây trồng, có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng, giúp cây
phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả. Chất nào sau đây không phải là phân đạm?
A. Ca(H2PO4)2. B. NH4NO3. C. NaNO3. D. (NH2)2CO.

Câu 26: Phân tử tinh bột được tạo nên từ nhiều gốc
A. β-glucozơ. B. β-fructozơ. C. α-fructozơ. D. α-glucozơ.

Câu 27: Số nguyên tử oxi trong một mắt xích của xenlulozơ là
A. 6. B. 5. C. 10. D. 8.

Câu 28: Fructozơ (C6H12O6) phản ứng được với chất nào tạo thành kết tủa màu trắng bạc?
A. Cu(OH)2. B. AgNO3/NH3 (to). C. H2 (to, Ni). D. O2 (to).

Câu 29: Cacbohiđrat nào sau đây có độ ngọt cao nhất?


A. amilopectin. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. glucozơ.

Câu 30: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. HCOOH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 31: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm thổ?
A. Sr. B. Ca. C. Mg. D. Na.

Câu 32: Kim loại nào sau đây có số oxi hóa +2 duy nhất trong hợp chất?
A. Al. B. Fe. C. Ca. D. Na.

Câu 33: Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng?
A. Ca(HCO3)2. B. Na2SO4. C. CaCl2. D. NaCl.

Câu 34: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các ion
A. Ca2+, Mg2+. B. HCO 3 , Cl . C. Cl , SO 4 2 . D. Ba2+, Mg2+.

Câu 35: Chất nào sau đây không làm mềm được nước cứng tạm thời?
A. K2CO3. B. Na3PO4. C. MgCl2. D. Ca(OH)2.

Câu 36: Ở điều kiện thích hợp, kim loại Al phản ứng với chất nào sau đây?
A. Na2O. B. BaO. C. MgO. D. Fe2O3.

Câu 37: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?


A. Al2O3. B. KAlO2. C. Al. D. Al2(SO4)3.

Câu 38: Hợp chất C3H7NH2 có tên gọi là


A. Đietylamin. B. Trimetylamin. C. Propylamin. D. Etylmetylamin.

Câu 39: Chất nào sau đây là amin bậc hai?


A. trimetylamin. B. etylmetylamin. C. anilin. D. metylamin.

Câu 40: Phân tử hexametylenđiamin có bao nhiêu nguyên tử nitơ?


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 41: Metylamin tác dụng được với chất nào?


A. CH3COOH. B. NaOH. C. KNO3. D. NaCl.

Câu 42: Số đồng phân amin bậc 2 của hợp chất C3H9N là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 43: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
A. CH3NH2. B. C6H5NH2 (anilin). C. C2H5NH2. D. NH3.

Câu 44: Phản ứng của sắt với lượng dư dung dịch muối nào sau đây không thu được kim loại?
A. CuSO4. B. Fe(NO3)3. C. AgNO3. D. CuSO4.

Câu 45: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. CuSO4. B. MgCl2. C. FeCl3. D. AgNO3.

Câu 46: Dãy gồm các hợp chất chỉ có tính oxi hoá là
A. FeO, Fe2O3. B. Fe(NO3)2, FeCl3. C. Fe(OH)2, FeO. D. Fe2O3, Fe2(SO4)3.
Câu 47: Phản ứng với nhóm chất nào sau đây chứng tỏ FexOy có tính oxi hóa?
A. H2, Al, CO. B. CO, C, HCl. C. Al, Mg, HNO3. D. CO, H2, H2SO4.

Câu 48: Dung dịch K2CrO4 có màu gì?


A. Màu vàng. B. Màu da cam. C. Màu đỏ thẫm. D. Màu lục thẫm.

Câu 49: Hợp chất nào sau đây có màu đỏ thẫm?


A. Cr(OH)3. B. K2CrO4. C. CrO3. D. Cr2O3.

Câu 50: Dung dịch K2Cr2O7 có màu gì?


A. Màu đỏ thẫm. B. Màu da cam. C. Màu vàng. D. Màu lục thẫm.

Câu 51: Khi thêm dung dịch bazơ vào muối đicromat, thu được dung dịch có màu
A. tím. B. đỏ nâu. C. xanh thẫm. D. vàng.

Câu 52: Amino axit H2N[CH2]4CH(NH2)COOH có tên gọi là


A. glyxin. B. lysin. C. alanin. D. valin.

Câu 53: Amino axit nào sau đây có năm nguyên tử cacbon?
A. Glyxin. B. Alanin. C. Valin. D. Lysin.

Câu 54: Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
A. Lys-Gly-Val-Ala. B. Glixerol. C. Saccarozơ. D. Ala-Ala.

Câu 55: Dung dịch chất nào sau đây có pH < 7?


A. Lysin. B. Etylamin. C. Axit glutamic. D. Đimetylamin.

Câu 56: Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A. Poli(vinyl clorua). B. Poliacrilonitrin. C. Poli(vinyl axetat). D. Polietilen.

Câu 57: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Tơ nilon-6. B. Sợi bông. C. Tơ visco. D. Cao su isopren.

Câu 58: Tơ capron thuộc loại tơ nào sau đây?


A. Tơ poliamit. B. Tơ axetat. C. Tơ visco. D. Tơ vinylic.

Câu 59: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(vinyl clorua). B. Polisaccarit. C. Polietilen. D. Nilon-6,6.

Câu 60: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
CH CH2

A. polistiren. B. poli(vinyl clorua). C. polietilen. D. poli(metyl metacrylat).

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------

You might also like