You are on page 1of 5

KHÓA TỔNG ÔN LUYỆN ĐỀ|TYHH

ĐỀ TỔNG ÔN LÝ THUYẾT 10
(SÁCH 2005 trang 286 – 291)

Câu 1: Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa?
A. Na2CO3 và Ba(HCO3)2. B. KOH và H2SO4.
C. CuSO4 và HCl. D. NaHCO3 và HCl.
Câu 2: Phân bón nào dưới đây cung cấp hàm lượng nitơ cao nhất?
A. (NH4)2CO3. B. NH4HCO3. C. (NH4)2SO4. D. (NH2)2CO.
Câu 3: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Butan. B. Metan. C. Etilen. D. Propan.
Câu 4: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố
A. cacbon. B. hiđro. C. oxi. D. nitơ.
Câu 5: Fomalin hay fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng,…Fomalin là
A. dung dịch rất loãng của anđehit fomic. B. dung dịch axetanđehit khoảng 40%.
C. dung dịch 37 – 40% fomanđehit trong nước. D. tên gọi của H-CH=O.

Câu 6: Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là
A. C2H5ONa. B. C2H5COONa. C. CH3COONa. D. HCOONa.

Câu 7: Chất X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z. Cho Z tác dụng với dung dịch
AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được Y. Chất
X là
A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH3.
C. CH3COOCH=CH-CH3. D. HCOOCH=CH2.

Câu 8: Axit panmitic là một axit béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của axit panmitic là
A. C3H5(OH)3. B. CH3COOH. C. C15H31COOH. D. C17H35COOH.

Câu 9: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng
bạc?
A. Mantozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.

Câu 10: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản
ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là
A. glucozơ và sobitol. B. glucozơ và saccarozơ.
C. glucozơ và etanol. D. glucozơ và fructozơ.

Câu 11: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
A. NH3. B. C6H5CH2NH2. C. C6H5NH2. D. (CH3)2NH.

Câu 12: Trong phân tử Ala-Gly, aminno axit đầu N chứa nhóm

A. NH2. B. COOH. C. NO2. D. CHO.


Câu 13: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu
cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 85. B. 68. C. 45. D. 46.

Câu 14: Trùng hợp vinyl clorua thu được polime có tên gọi là
A. poli(vinyl clorua). B. polipropilen. C. polietilen. D. polistiren.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Tơ poliamit kém bền trong môi trường axit.
C. Cao su thiên nhiên có thành phần chính là polibutađien.
D. Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ tổng hợp.
Câu 16: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?
A. Au. B. Ag. C. Cr. D. Al.

Câu 17: Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra đơn chất?
A. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl. B. Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3.
C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4. D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl.

Câu 18: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch CuSO4?
A. Mg. B. Fe. C. Zn. D. Ag.

Câu 19: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng. B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô. D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.

Câu 20: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là
A. Ba, Ag, Au. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cr. D. Mg, Zn, Cu.

Câu 21: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn?
A. Al. B. Na. C. Fe. D. Ba.

Câu 22: Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO 3 . Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước
cứng trên là
A. HCl. B. Na2CO3. C. H2SO4. D. NaCl.
 F d­ E F  EF
Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hóa: Y   X   CaO   Z  Y

Biết X, Y, Z là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Các chất E, F
thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. CO2, Na2CO3. B. CO2, H2O. C. H2O, CO2. D. H2O, NaOH.

Câu 24: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2?
A. AlCl3. B. Al. C. Al2O3. D. Al(OH)3.
Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng sau:
 dd NaOH d­  CO2 d­ + H2 O  dd H2 SO4  dd NH3
X1   X 2   X 3   X 4   X 3   X5
0
t

Biết X1, X2, X3, X4, X5 là các chất khác nhau của nguyên tố nhôm. Các chất X1 và X5 lần lượt là
A. AlCl3 và Al2O3. B. Al(NO3)3 và Al. C. Al2O3 và Al. D. Al2(SO4)3 và Al2O3.

Câu 26: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A. HCl. B. AgNO3. C. CuSO4. D. NaNO3.

Câu 27: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. vàng nhạt. B. trắng xanh. C. xanh lam. D. nâu đỏ.

Câu 28: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các
chất tan
A. Fe(NO3)2, AgNO3. B. Fe(NO3)3, AgNO3.
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.

Câu 29: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm
tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 30: Chất thải hữu cơ chứa protein khi bị phân hủy thường sinh ra khí X có mùi trứng thối, nặng hơn không
khí, rất độc. Khí X là
A. O2. B. CO2. C. H2S. D. N2.

Câu 31: Crom(VI) oxit (CrO3) có màu gì?


A. Màu vàng. B. Màu đỏ thẫm. C. Màu xanh lục. D. Màu da cam.

Câu 32: Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất
Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung
dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân
cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
B. Chất Z làm mất màu nước brom.
C. Chất T không có đồng phân hình học.
D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1: 3.

Câu 33: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo
các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 - 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống
nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm
bông có rắc một ít bột CuSO4 khan vào phần trên của ống nghiệm số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống
dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống
nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp
phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O.
(b) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi có trong phân tử saccarozơ.
(c) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên.
(d) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(e) Kết thúc thí nghiệm, tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch
trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 34: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho vào mỗi ống một
mẫu kẽm.
Bước 2: Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch muối CuSO4 vào ống nghiệm thứ nhất.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở bước 1, xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học, lượng khí thoát ra từ mỗi ống nghiệm đều như nhau.
(b) Ở bước 2: Xảy ra sự ăn mòn điện hóa do Zn đẩy Cu2+ ra khỏi muối và tạo thành cặp điện cực Zn-
Cu.
(c) Khi cho thêm vào giọt muối CuSO4 vào ống nghiệm thứ nhất, thấy bọt khí thoát ra nhiều hơn so với
ống nghiệm thứ hai.
(d) Ở bước 2, có thể thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4.
(e) Nếu thay mẫu kẽm bằng mẫu sắt thì tốc độ giải phóng khí sẽ chậm hơn.
Số nhận định đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat.
B. Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.
C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây là sai?


A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.
C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh.
D. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
Câu 37: Este X có công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có hai
muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 38: Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch
FeCl3 là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 39: Cho các phát biểu sau:


(a) Cho đá vôi vào dung dịch axit axetic sẽ có khí bay ra.
(b) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ.
(c) Để loại bỏ anilin dính trong ống nghiệm có thể dùng dung dịch HCl.
(d) Đun nóng tripanmitin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.
(e) Trùng hợp axit terephtalic với etylen glicol thu được poli(etylen terephtalat).
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 40: Cho các phát biểu sau:


(a) Kim loại Fe tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(c) Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(d) Cho dung dịch Na2SO4 loãng vào dung dịch BaCl2 thu được kết tủa gồm hai chất.
(e) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol NaOH thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Tự Học – TỰ LẬP – Tự Do!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------

You might also like