You are on page 1of 4

CHẤT KHÍ

CÁC ĐẲNG QUÁ TRÌNH


Câu 1. Một xi lanh chứa khí được đậy bằng pittông. Pittông có thể trượt không ma sát dọc theo thành
xilanh. Pittông có khối lượng m, diện tích tiết diện là S. Khí có thể tích ban đầu là V. Áp suất khí quyển là
p0. Tìm thể tích khí nếu xilanh chuyển động thẳng đứng với gia tốc a. Coi nhiệt độ không đổi.
ĐS:
Câu 2. Một xilanh nằm ngang kín hai đầu, có thể tích V = 1,2 lít và chứa không khí ở áp suất p 0 = 105Pa.
Xilanh được chia thành hai phần bằng nhau bởi pit tông mỏng có khối lượng m = 100g đặt thẳng đứng.
Chiều dài của xi lanh 2l = 0,4m. Xi lanh được quay với tốc độ góc ω quanh trục quay thẳng đứng ở giữa của
xilanh. Tính ω nếu pittong nằm cách trục quay đoạn r = 0,1m khi có cân bằng tương đối.
ĐS: 200rad/s.
Câu 3. Một bơm hút khí có dung tích ∆V, phải bơm bao nhiêu lần để hút khí trong bình có thể tích V từ áp
suất p0 đến áp suất p? Coi nhiệt độ không đổi.

ĐS:

Câu 4. Một ống nhỏ, tiết diện đều, một đầu kín. Một cột thủy ngân cao 75mm đứng cân bằng, cách đáy
180mm khi ốn thẳng đứng và miệng ống ở trên; cách đáy 220mm khi ống thẳng đứng và miệng ống ở dưới.
Tìm áp suất khí quyển và độ dài của cột khí khi ống nằm ngang.
ĐS: 750mmHg; 198mm
Câu 5. Ống thủy tinh một đầu kín dài 80cm, chứa không khí ở áp suất bằng áp suất khí quyển p 0 = 75cmHg.
Ấn ống vào thủy ngân theo phương thẳng đứng, miệng ống ở dưới, thấp hơn mặt thủy ngân 45cm. Tìm độ
cao của cột thủy ngân bên trong ống.
ĐS: 20cm
Câu 5. Ống thủy tinh dài 60cm, thẳng đứng, đầu kín ở dưới, đầu hở ở trên. Cột không khí cao 20cm trong
ống bị giam bởi cột thủy ngân cao 40cm. ÁP suất khí quyển p 0 = 80cmHg. Nhiệt độ trong ống không đổi.
Khi lật ngược ống, hãy:
a. Tìm độ cao của cột thủy ngân còn lại trong ống.
b. Tìm chiều dài ống để cột thủy ngân không chảy ra ngoài.
ĐS: 20cm và lmin = 100cm.
Câu 5. Một ống hình trụ hẹp, kín hai đầu, dài l = 105cm, đặt nằm ngang. Giữa ống có cột thủy ngân dài h =
21cm, phần còn lại của ống chứa không khí ở áp suất p 0 = 72cmHg. Tìm độ di chuyển của cột thủy ngân khi
ống thẳng đứng.
ĐS: 6cm
Câu 6. Trong khoảng chân không của một phong vũ biểu thủy ngân, có lọt vào một ít
không khí nên phong vũ biểu có số chỉ nhỏ hơn áp suất thực của khí quyển. Khi áp suất
thực của khí quyển là 768mmHg, phong vũ biểu chỉ 748mmHg, chiều dài khoảng chân
không là 56mm. Tìm áp suất của khí quyển khi phong vũ biểu này chỉ 734mmHg. Coi
nhiệt độ không đổi.
ĐS: 750mmHg
Câu 7. Một phong vũ biểu chỉ sai vì có một ít không khí lọt vào ống. Ở áp suất khí quyển là p0 = 755mmHg
phong vũ biểu này chỉ p1 = 748mmHg. Khi áp suất khí quyển p0’ = 740mmHg, phong vũ biểu chỉ p2 =
736mmHg. Coi diện tích mặt thủy ngân trong chậu là lớn, tiết diện ống đều, nhiệt độ không đổi. Tìm chiều
dài của ống phong vũ biểu.
ĐS: 764mm
Câu 8. Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn, được đậy bằng một vật có khối lượng m = 2kg. Tiết
diện của miệng bình là 10cm2. Tìm nhiệt độ cực đại của không khí trong bình để không khí không đẩy nắp
bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là 1atm.
ĐS: 54,6oC
Câu 9. Một bình dung tích V = 15cm 3 chứa không khí ở nhiệt độ t 1 = 1770C,
nối với một ống nằm ngang chứa đầy thủy ngân, đầu kia của ống thông với khí
quyển. Tính khối lượng của thủy ngân chảy vào trong bình khi không khí trong
bình được làm lạnh đến nhiệt độ t 2 = 270C. Dung tích bình coi như không đổi,
khối lượng riêng của thủy ngân là D = 13,6g/cm3.
ĐS: 68g
Câu 10. Một áp kế khí gồm một bình cầu thủy tinh có dung tích 270cm 3 gắn
với một ống nhỏ AB nằm ngang có tiết diện 0,1cm 2. Trong ống có một giọt
thủy ngân. Ở 00C giọt thủy ngân cách A một đoạn 30cm. Tìm khoảng di
chuyển của giọt thủy ngân khi nung bình cầu đến 100C. Coi dung tích của bình
không đổi.
ĐS: 100cm
Câu 11. Khí ở lò thoát ra theo ống khói hình trụ. Ở đầu dưới, khí có nhiệt độ là 7270C và chuyển động với
tốc độ 5m/s. Hỏi ở trên ống có nhiệt độ là 2270C, tốc độ chuyển động của khí bằng bao nhiêu? Coi áp suất
khí trong ống không đổi.
ĐS: 2,5m/s
PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI

Câu 1. Một xilanh đặt thẳng đứng, diện tích tiết diện là S = 100cm 2, chứa không khí
ở nhiệt độ t1 = 270C. Ban đầu xilanh được đậy bằng một pittong cách đáy h = 50cm.
Pittong có thể trượt không ma sát dọc theo mặt trong của xilanh. Đặt lên trên pittong
một quả cân có trọng lượng P = 500N. Pittong dịch chuyển xuống đoạn l = 10cm rồi
dừng lại. Tính nhiệt độ của khí trong xilanh sau khi pittong dừng lại. Biết áp suất khí
quyển là p0 = 105Pa. Bỏ qua khối lượng của pittong.
ĐS: 360K
Câu 2. Một xilanh kín được chia làm hai phần bằng nhau bởi một pittong cách nhiệt. Mỗi phần có chiều dài
l0 = 30cm, chứa một lượng khí giống nhau ở 270C. Nung nóng một phần thêm 100C và làm lạnh phần kia đi
100C. Hỏi pittong di chuyển một đoạn bằng bao nhiêu?
ĐS: 1cm
Câu 3. Một ống thủy tinh một đầu kín, chứa một lượng khí. Ấn miệng ống thẳng đứng vào một chậu thủy
ngân, chiều cao còn lại của ống là 10cm. Ở nhiệt độ 0 0C mực thủy ngân trong ống cao hơn trong chậu là
5cm. Hỏi phải tăng nhiệt độ lên bao nhiêu để mực thủy ngân trong ống bằng trong chậu? Biết áp suất khí
quyển là p0 = 750mmHg. Mực nước trong chậu thủy ngân dâng lên không đáng kể.
ĐS: 3120C
Câu 4. Một cột không khí được chứa trong một ống nghiệm hình trụ thẳng đứng, ngăn cách với bên ngoài
bằng một cột thủy ngân. Ban đầu cột thủy ngân đầy tới miệng ống và có chiều cao h = 75cm, cột không khí
trong ống l = 100cm, nhiệt độ t0 = 270C. Biết áp suất khí quyển p0 = 75cmHg. Hỏi phải đun không khí trong
ống đến nhiệt độ nào để thủy ngân trong ống có thể tràn hết ra ngoài?
ĐS: 39,50C
HỖN HỢP KHÍ
Câu 1. Bình A có dung tích V1 = 3 lít, chứa một chất khí ở áp suất p 1 = 2at. Bình B dung tích V2 = 4 lít chứa
một chât khí ở áp suất p2 = 1at. Nhiệt độ trong hai bình khí bằng nhau. Nối hai bình A và B bằng một ống
dẫn nhỏ. Biết không có phản ứng hóa học xảy ra giữa các khí trong bình. Tính áp suất của hỗn hợp khí.
ĐS: 1,43at
Câu 2. Hai bình cầu, được nối với nhau bằng một ống có khóa, chứa hai chất khí không tác dụng hóa học
với nhau, ở cùng nhiệt độ. Áp suất khí trong hai bình p1 = 2.105N/m2 và p2 = 106N/m2. Mở khóa nhẹ nhàng
để hai bình thông với nhau sao cho nhiệt độ không đổi. Khi cân bằng xảy ra, áp suất ở hai bình là p =
4.105N/m2. Tính tỉ số thể tích V1/V2 của hai bình.
ĐS: 3
Câu 3. Trong một bình kín có 1 hỗn hợp khí metan và oxi ở nhiệt độ phòng và áp suất p 0 = 760mmHg. Áp
suất riêng phần của metan và oxi bằng nhau. Sau khi xảy ra sự nổ trong bình kín, ngưới ta làm lạnh để hơi
nước ngưng tụ và dẫn ra ngoài. Sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu. Tính áp suất khí trong bình khi đó.
ĐS: 380mmHg
Câu 4. Hỗn hợp không khí gồm 23,6g oxi và 76,4g nito. Tính:
a. Khối lượng 1 mol hỗn hợp.
b. Thể tích hỗn hợp ở áp suất 750mmHg, nhiệt độ 270C.
c. Khối lượng riêng của hỗn hợp ở điều kiện trên.
d. Áp suất riêng phần của oxi và nito ở điều kiện trên.
ĐS: a. 29g/mol; b. 86l; c. 1,16g/l; d. 160mmHg; 590mmHg

PHƯƠNG TRÌNH CLAYPERON – MENDELEEP(C –M)


Câu 1. Có 10g khí oxi ở nhiệt độ 470C, áp suất 2,1at. Sau khi đun nóng đẳng áp thể tích khí là 10 lít. Tìm:
a. Thể tích khi trước khi đun.
b. Nhiệt độ khí sau khi đun.
c. Khối lượng riêng của khí trước và sau khi đun.
ĐS: a. 4l; b. 5270C; c. 2,5g/l; 1g/l.
Câu 2. Một bình cầu thủy tinh được cân 3 lần trong các điều kiện sau:
1. Đã hút chân không.
2. Chứa đầy không khí ở điều kiện chuẩn.
3. Chứa đầy một lượng khí nào đó ở áp suất p = 1,5atm.
Khối lượng tương ứng trong từng lần cân là m 1 = 200g; m2 = 204g; m3 = 210g. Nhiệt độ của khí không đổi.
Tính khối lượng mol của khí trong lần đo thứ 3.
ĐS: 48,3g/mol
Câu 3. Một xilanh đặt thẳng đứng, tiết diện thay đổi như hình vẽ. Giữa hai pittong có n
mol không khí. Khối lượng và diện tích tiết diện các pittong lần lượt là m 1, m2, S1, S2. Các
pittong được nối với nhau bằng sợi dây nhẹ có chiều dài l, không dãn và cách đều chỗ nối
của hai đầu xilanh. Hỏi khí nhiệt độ khí trong xilanh tăng thêm lượng ∆T thì các pittong
dịch chuyển một đoạn bằng bao nhiêu? Biết áp suất khí quyển là p0.
ĐS:
Câu 4. Một pitong chuyển động không ma sát trong một xilanh kín thẳng đứng. Phía trên
và dưới pittong có hai khối lượng bằng nhau của cùng một loại khí lí tưởng. Toàn thể
xilanh có nhiệt độ T. Khi đó, tỉ số các thể tích của hai khối khí là V 1/V2 = n > 1. Tính tỉ số
này khi nhiệt độ xilanh có giá trị T’>T. Bỏ qua sự dãn nở vì nhiệt của xilanh và pittong.

ĐS:

Câu 5. Một căn phòng dung tích 30m3 có nhiệt độ tăng từ 170C đến 270C. Tính độ biến thiên khối lượng của
không khí trong phòng. Cho biết áp suất khí quyển là 1at và khối lượng mol của không khí có thể lấy là
29g/mol; 1at 0,98.105Pa.
ĐS: -1,2kg
Câu 6. Một bình có thể tích V chứa 1mol khí lí tưởng và có một cái van bảo
hiểm là một xilanh(kích thước rất nhỏ so với bình) trong van có một pittong
diện tích S, giữ bằng lò xo nhẹ có độ cứng k. Khi nhiệt độ của khí là T 1 thì
pittong ở cách lỗ thoát khí đoạn là L. Nhiệt độ của khí tăng tới giá trị T 2 thì khí
bắt đầu thoát ra ngoài. Tính T2.
ĐS:
Câu 7. Cho một ống tiết diện S nằm ngang được ngăn với bên ngoài bởi hai
pittong. Pittong thứ nhất được nối với lò xo như hình vẽ. Ban đầu lò xo
không biến dạng, áp suất khí giữa 2 pittong bằng áp suất bên ngoài p 0.
Khoảng cách giữa hai pittong là H và bằng ½ chiều dài hình trụ. Tác dụng
lên pittong thứ 2 một lực F để nó chuyển động từ từ sang bên phải. Tính F khi pittong thứ 2 dừng lại ở bên
phải của ống trụ.

ĐS:

Câu 8. Một xilanh thẳng đứng, kín cả hai đầu, được tách thành hai ngăn bằng một pittong nặng cách nhiệt.
Cả hai ngăn chứa cùng một chất khí lí tưởng. Khi hệ ở nhiệt độ t = 207 0C thì thể tích ngăn trên với ngăn
dưới bằng nhau và bằng 6 lít. Khi hệ ở nhiệt độ t’ = 27 0C thì thể tích ngăn trên gấp đôi ngăn dưới. Bỏ qua
mọi ma sát. Tìm tỉ số khối lượng khí giữa ngăn dưới và ngăn trên.
ĐS: 8,5
Câu 9. Một xilanh kín hình trụ có hai đáy phẳng và vuông góc
với thành hình trụ. Xilanh chứa một chất khí lí tưởng, có
pittong nặng, không ma sát với thành xilanh và kín khí. Khi
xilanh đặt nằm ngang thì pittong nằm ngay chính giữa xilanh.
Nâng một đầu xilanh lên chậm đến khi mặt đáy của xilanh lệch
600 so với phương ngang thì thể tích ở phần trên của pittong
gấp 1,5 lần thể tích phần dưới pittong. Khi mặt đáy của xilanh
nằm ngang thì tỉ số thể tích ở phần dưới và phần trên của khí bằng bao nhiêu? Cho rằng xilanh cách nhiệt và
nhiệt độ môi trường ngoài không đổi.
ĐS: 0,4684
Câu 10. Một xilanh kín hai đầu, đặt thẳng đứng, được chia thành 3 đoạn bằng nhau nhờ các
pittong giống nhau, AB = CD = EF. Các đoạn AB và CD chứa không khí, đoạn EF là chân
không. Cho áp suất đoạn AB là p. Quay ống một cách thận trọng cho đầu F xuống dưới(ống
thẳng đứng). Hỏi áp suất ở F bằng bao nhiêu? Cho rằng nhiệt độ không thay đổi.
ĐS:
Câu 11. Trong xilanh như hình vẽ, pittong nặng có thể chuyển động không ma sát
đồng thời chia xilanh thành hai phần A và B. Phía dưới xilanh nối với bình C thông
qua ống nhỏ có khóa T. C có cùng tiết diện với B. Pittong được nối với thành trên của
xilanh bằng một lò xo nhẹ, khi pittong nằm sát thành dưới của xilanh thì lò xo không
biến dạng. Lúc đầu khóa T đang đóng, trong phần B chứa lượng khí, phần A và C là
chân không. Chiều cao của phần B là l1, thể tích của hai phần B và C là bằng nhau; lực
đàn hồi tác dụng lên pittong có độ lớn bằng trọng lượng của pittong. Mở khóa T , đồng
thời lật ngược hệ lại. Hỏi khi pittong nằm cân bằng thì chiều cao l2 của phần B là bao
nhiêu? Cho biết nhiệt độ của khí không đổi.
ĐS:
Câu 12. Ba bình giống nhau được nối với nhau bằng các ống dẫn mỏng, cách nhiệt. Mỗi bình chứa một
lượng khí hêli nào đó ở cùng một nhiệt độ T = 10K. Sau đó bình I được làm nóng đến nhiệt độ T 1 = 40K,
bình II đến T2 = 100K, bình III có nhiệt độ không đổi. Hỏi áp suất các bình thay đổi bao nhiêu lần?
ĐS: 2,2
Bài 13. Cho ba bình thể tích v1 = v, v2 = 2v, v3 = 3v thông nhau, cách nhiệt đối với nhau. Ban đầu các bình
chứa khí ở cùng nhiệt độ T0 và áp suất p0. Sau đó, người ta hạ nhiệt độ bình 1 xuống T 1 = T0/2 , nâng nhiệt
độ bình 2 lên T2 = 1,5T0, nâng nhiệt độ bình 3 lên T3 = 2 T0. Tính áp suất khí trong các bình theo p0.
ĐS: P = 1,44 Po

You might also like