You are on page 1of 35

I.

Giới thiệu về ngành công nghiệp thời trang xa xỉ


Đầu tiên, ta phải hiểu bản chất của ngành này, thời trang xa xỉ đã xuất hiện từ thời Trung
Cổ, khi những người quý tộc và tầng lớp thượng lưu khoác lên mình những bộ trang phục
cao cấp, sử dụng những phụ kiện đắt tiền để thế hiện địa vị xã hội của mình. Có thể nói thời
trang xa xỉ không dành cho số đông (từ trước đến nay vẫn vậy).
Thuật ngữ này được phổ biến hơn từ thế kỷ 19, khi các thương hiệu thời trang xa xỉ như LV,
Chanel, Gucci,... ra đời, định hình cách tiếp cận của thế giới với thời trang cao cấp, đưa nó
trở thành ngành công nghiệp lớn.
Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử mặc dù có thay đổi ít hay nhiều cách tiếp
cận của “luxury fashion” với người tiêu dùng, nhưng câu chuyện của thời trang xa xỉ vẫn
luôn là câu chuyện kinh doanh (As always…).
Câu chuyện của thời trang xa xỉ trước cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Vào thời điểm này, sản phẩm được tiếp thị chủ yếu qua Fashion show, và ta cũng mở
đầu câu chuyện từ đây. Cái nôi của các Fashion show - bắt nguồn từ Paris, Kinh đô của
ánh sáng và thời trang là nơi những show diễn thời trang bắt đầu từ những năm 1800.

Lấy nguồn cảm hứng từ Paris - nền tảng đầu tiên của Fashion show được truyền tải tới
“ Big Four City” của ngành thời trang, đó là 4 cái tên lớn bao gồm: Paris, Milan, London
và New York
Dù vậy, những ngày này Fashion show vẫn giữ vững các nguyên tắc của mình đó là: chỉ
dành cho các khách hàng VIP - các khách hàng quan trọng như: người mua trọng điểm
hay các cánh nhà báo. Dân chúng sẽ không được nhìn thấy sản phẩm được biểu diễn
trong các show thời trang này cho tới khi chúng được bày bán ở các cửa hàng ( khoảng
4-6 tháng kể từ Fashion show)
Điều đó là dễ hiểu khi mà thời đấy không có internet mạng tốc độ cao như chúng ta bây
giờ, Fashion show tầm 1 tiếng sau mà hình ảnh đã tràn ngập các trang mạng xã hội
Vì các brand lớn nhỏ thời bấy giờ đều tranh nhau tổ chức fashion show, nên để các
show diễn ra được trọn vẹn và không bị chồng chéo lên nhau thì đã xuất hiện lịch riêng
các các show mang tên “ Fashion Calendar” ( Lịch thời trang) được tạo ra từ những
năm 1950s từ hội đồng thời trang
Năm 1918, do sự tăng nhanh của tệp khách hàng người Châu Âu, các nhà mốt tổ chức
fashion show vào các ngày cố định, thường là 2 lần mỗi năm, hình thành “ fashion
week” như ngày nay
Và tại đây, bên cạnh những show thời trang bình thường thì các fashion show của các
brand lớn được diễn ra như 1 cuộc thi cạnh tranh vậy. Ở các show diễn này, không chỉ
có những khách hàng khủng được các brand “ nâng như vàng” mà còn có cả các
Bloggers có tầm ảnh hướng lớn và các KOLs, họ có thể thay đổi được tập tính mua
hàng của một thị trường, mang lại 1 lượng khách hàng và doanh thu không hề nhỏ cho
các brand này. Vì vậy, Fashion show không chỉ là trình diễn thời trang mà còn là một
cuộc thi, để các brand có thể “ khè nhau” về concept, ý tưởng, cách dựng sân khấu, sàn
runway sao cho độc lạ và nổi bật nhất

Nhưng đó cũng là lý do mà người xem các sàn runway giai đoạn này khá gắt, họ có gu
thẩm mỹ rất cao và thường là những người gạo cội trong ngành. Họ thường sẽ không
nhận xét về một sản phẩm nào đấy trông như thế nào nên việc đòi hỏi họ hay thuyết
phục họ nhận xét là điều khá khó đối với các brand thời điểm này.
Vì vậy để quảng bá sức mạnh cho show diễn của mình, các brand đã áp dụng Power of
Voice ( PoV: sức mạnh của lời nói) từ những người có tầm ảnh hướng là các celeb nổi
tiếng hay Word of Mouth ( WoM: truyền miệng ), để lăng xê cho các fashion collection
thì hiệu ứng truyền thông lúc bấy giờ của các brand cũng vô cùng thuần khiết dựa vào
các kênh truyền thống như báo chí, fashion journalist,..
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - mở đầu câu chuyện thay đổi cách tiếp cận với
khách hàng
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - biến đổi về chất của thói quen và hành vi tiêu
dùng
Sở dĩ nói như vậy vì những công nghệ được đưa ra trong cuộc cách mạng này thay
đổi hoàn toàn mọi mặt về lối sống của khách hàng và thời trang cũng không phải
ngoại lệ, vòng đời sản phẩm, cách tiếp cận khách hàng,... Phải nói đến ở đây là AI,
Internet hay rõ hơn là IoT, Big Data.
Cách thức quảng bá trở nên khác biệt hơn và mang tính “truyền thông” hơn rất
nhiều. Giờ đây, tiêu chuẩn để đánh giá một runway không chỉ đơn thuần là sáng tạo,
thiết kế hay của nhà nào mà còn là cái show đó có impact như thế nào trên truyền
thông nữa. Và tất nhiên, nó được quy ra tiền theo một dạng là MIV (Media Impact
Value). Show càng được nhắc nhiều tới, được bùng nổ trên mạng xã hội thì MIV
càng cao. Điều này cũng tương tự với các sản phẩm hay bộ sưu tập được công bố.
Đánh dấu sự ra đời của một thế hệ tiêu dùng mới - GenZ
Theo tờ South China Morning Post, lượng khách hàng thuộc thế hệ Z chiếm hơn
25% tại thị trường Trung Quốc. (báo từ 2021)
Đằng sau các brand lớn là bộ máy phân tích thị trường chuyên sâu, họ thừa biết
nhóm khách hàng mới ngay sau thế hệ Millennium, nhóm khách hàng trẻ sẽ chiếm
nhiều hơn và các hoạt động truyền thông phải nhắm đến nhóm này trước hết. Và
chúng ta hiện tại đang mặc gì, xem vì cái gì? Bàn luận về cái gì? Có phải về người
nổi tiếng hay những tin shock hay không?
Nhắc đến một casestudy mới gần đây: Coperni Spring 2023 đã tạo ra 1 MIV khổng lồ
với gần 30 triệu dollar giá trị truyền thông khi sử dụng một chất liệu mới để tạo ra
ngay 1 chiếc váy “Không hề mới lạ” cho Bella Hadid. Đó là feeling của người xem,
nhưng mình tự hỏi về bản chất mình chẳng hề lạ lẫm gì với chất liệu này (Hoặc
tương tự) – vì nếu theo dõi công nghệ trong ngành công nghiệp thời trang hoặc rộng
hơn của thế giới, material này đã xuất hiện được 1 khoảng thời gian rồi. Hoặc kiểu
spray trực tiếp lên model lại càng không vì trong đầu mình nói tới đó luôn luôn nghĩ
tới Alexander McQueen với việc sử dụng hai tay robot xịt lên 1 chiếc váy trắng được
mặc bởi người mẫu trực tiếp cách đây cả thập kỉ. Vậy thì lí do ở đây là gì? Vì đó là
Bella chăng? Nếu như một người mẫu khác không có giá trị social buzz như Bella
Hadid thì Coperni có thành công hay không? Người ta có quan tâm hay không?
Chắc là có nhưng sẽ giảm 1 con số khá lớn.

Tóm lại là: Cách tiếp cận khách hàng hiện nay so với trước cách mạng công nghiệp
4.0 là hoàn toàn khác biệt - một cái khác về chất.

II. THỊ TRƯỜNG CHO TH THỜI TRANG CAO CẤP Ở TQ


1. Tiềm năng
Dân số hiện tại của Trung Quốc là 1.450.788.433 người vào ngày 17/02/2023
theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Trung Quốc hiện chiếm
18,13% dân số thế giới (Nguồn: https://danso.org/trung-quoc/)

Trung Quốc hiện là quốc gia có thu nhập trung bình cao.
GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vào năm 2021 là 12,556.33
USD/người theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó chỉ số GDP
bình quân đầu người Trung Quốc tăng 2,147.66 USD/người so với con số
10,408.67 USD/người trong năm 2020. Ước tính GDP bình quân đầu người
Trung Quốc năm 2022 là 15,147.12 USD/người nếu vẫn giữ nguyên tốc độ
tăng trưởng như năm vừa rồi. Với giả định tình hình kinh tế Trung Quốc và
kinh tế thế giới không có nhiều biến động.
(Nguồn: https://solieukinhte.com/gdp-binh-quan-dau-nguoi-cua-trung-quoc/)
Khả năng mua sắm, tiêu dùng hàng xa xỉ của tt Trung Quốc cao. Theo Bain &
Co, dưới tác động của đại dịch, doanh thu bán hàng xa xỉ trong nước của
Trung Quốc đã bùng nổ, tăng gấp đôi lên 471 tỷ NDT (68,25 tỷ USD) trong
giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021. Mặc dù vậy, thị phần mua sắm của
người tiêu dùng Trung Quốc trên thị trường toàn cầu đã giảm xuống 21% vào
năm 2021, từ mức 25 % vào năm 2019.
Về môi trường phát triển Digital ở TT.
( thiếu lấy thêm ở
https://datareportal.com/reports/digital-2022-china?rq=china )

Cơ hội cho ngành thời trang xa xỉ nước ngoài ở Trung Quốc.


Thu nhập tương đối cao, đủ sức mua
Thời kỳ khủng hoảng tạo ra khoảng cách lớn hơn giữa người giàu và người
nghèo
vd: Trong 3 năm liên tiếp, Trung Quốc đứng đầu danh sách Những cá nhân
có tài sản ròng cực cao (HNWI - High Net Worth Individual (HNWI) là một
khái niệm trong tầng lớp thượng lưu, là Cá nhân có giá trị tài sản cao nhất
(khoảng 1 triệu USD)) của Hurun với 1.133 người (tăng 75 người so với năm
trước). Mỹ xếp thứ hai với 716 người. Hai quốc gia này chiếm 55% tổng số
HNWI toàn cầu.
“UHNWI là những người tiêu dùng cốt lõi của các thương hiệu xa xỉ - những
người chiếm phần lớn doanh số bán hàng. Mặc dù gần đây nhiều nhãn hàng
quan tâm hơn đến việc thu hút những khách hàng Gen Z, song nhóm này
vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ”, bà Banta cho biết.

Hơn nữa, giới siêu giàu Trung Quốc thậm chí còn trở nên giàu có hơn trong
thời kỳ khủng hoảng và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. Elisa Harca, nhà đồng
sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành của công ty tiếp thị Red Ant, nhận thấy
rằng hiệu ứng Matthew đang diễn ra, có nghĩa là người giàu ngày càng giàu
và người nghèo ngày càng nghèo đi. “Các cá nhân có giá trị ròng cực cao tại
Trung Quốc tăng 2,5%. Do đó, chúng tôi đang quan sát thấy ngày càng có
nhiều người siêu giàu sẵn sàng chi tiêu mạnh tay để đáp ứng tốt hơn mong
muốn của họ”, bà Harca giải thích.

Có suy nghĩ về các hàng xa xỉ là minh chứng cho sự thành công và thể hiện
bản thân
Nhiều văn hóa được du nhập và thích nghi ở trung quốc
Ngành thời trang trong nước bị đánh giá là thiếu hụt sáng tạo
Những thương hiệu thời trang đường phố đang cùng phạm phải một lỗi lớn,
tạo điều kiện cho các thương hiệu thời trang phương Tây chiếm lĩnh.
2. Thách thức ngành thời trang ở trung quốc
+ Xu hướng dùng các hãng thời trang xa xỉ nội địa
+ Đề cao, tôn sùng văn hóa sản phẩm của Trung Hoa:
+ Các hãng ngoại nhiều khó khăn trong việc hiểu và tiếp cận văn hóa, hành vi
người TQ
VD: Cuối năm 2018, Dolce & Gabbana bị “ném đá” thậm tệ tại Trung Quốc vì một video bị
cho là chế giễu văn hóa của người châu Á và phải hủy show diễn hoành tráng ở Thượng
Hải vào phút chót. Làn sóng phản đối nhà mốt Ý cũng lan rộng khắp Cbiz với sự hưởng ứng
của loạt sao đình đám. Dù có nhiều động thái hối lỗi, thương hiệu này vẫn bị người Trung
Quốc quay lưng và sự căng thẳng này đến giờ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hồi tháng 6 vừa
qua, Mạc Văn Úy đã bị khán giả nước này tuyên bố tẩy chay vì diện trang phục của Dolce &
Gabbana. ( Tìm ảnh minh chứng )
Tháng 3 vừa qua, các nhà mốt đình đám từ phương Tây như: H&M, Burberry, Nike,
Adidas… đã phải đối mặt với làn sóng tẩy chay mạnh mẽ vì vấn đề “bông vải Tân Cương”.
Thậm chí, các nghệ sĩ Hoa ngữ: Tống Thiến, Châu Đông Vũ, Dương Dương, Vương Nhất
Bác… công khai lên tiếng phản đối, tuyên bố ngừng hợp tác với các thương hiệu dính chỉ
trích. Trong khi đó, dân mạng thách thức những nhà mốt này có thể tiếp tục “moi tiền” người
tiêu dùng xứ Trung. Hậu quả của vụ việc này là doanh số bán hàng tại Trung Quốc của
H&M đã giảm tới 32% trong quý 2 năm nay.
Điển hình như Burberry từng hứng chịu làn sóng chỉ trích từ dân mạng nước này khi
quyết định in chữ “Phúc” bằng tiếng Trung lên chiếc khăn biểu tượng của hãng và tung ra
vào dịp Tết Nguyên đán cách đây ít năm. Nhiều người chỉ trích thiết kế này trông quá tầm
thường, lố lăng, làm chiếc khăn trở nên “rẻ” hơn so với mức giá 750 USD (hơn 17 triệu
đồng). Tương tự, Balenciaga đã tung ra mẫu túi dành cho lễ Thất tịch (Ngày lễ tình nhân
của Trung Quốc) năm ngoái đính dòng chữ “Anh ấy yêu tôi” bằng tiếng Trung và khiến nhiều
người ngán ngẩm vì độ sến sẩm, kém tinh tế. Hai trường hợp này cho thấy sự lúng túng của
các thương hiệu ngoại trong việc tiếp cận văn hóa cũng như thị hiếu của người Trung Quốc.
3. Khả năng ảnh hưởng của những người nổi tiếng đến công chúng mục tiêu ở
TQ

Tầm ảnh hưởng của những người nổi tiếng đến công chúng mục tiêu ở Trung Quốc
là rất lớn. Trong nền văn hóa Trung Quốc, các ngôi sao và những người nổi tiếng
được tôn vinh và tôn trọng cao độ. Họ được xem là các biểu tượng của thành công,
quyền lực và sự giàu có, điều mà rất nhiều người Trung Quốc khao khát đạt được.

Các ngôi sao và những người nổi tiếng thường được sử dụng làm đại sứ thương
hiệu của các sản phẩm và thương hiệu lớn, giúp các công ty tiếp cận được với
khách hàng mục tiêu của mình. Những người nổi tiếng này có thể tạo ra những tín
hiệu tích cực và tăng đáng kể sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm và
thương hiệu.

Ví dụ, Tiêu Chiến là một trong những người nổi tiếng ở Trung Quốc có tầm ảnh
hưởng rất lớn đến công chúng mục tiêu. Việc Gucci hợp tác với Tiêu Chiến là một
chiến lược thông minh để tăng cường thương hiệu của mình ở thị trường Trung
Quốc. Các bài đăng của Tiêu Chiến trên mạng xã hội và các hoạt động mà anh ta
tham gia cũng đem lại tầm ảnh hưởng đáng kể cho Gucci và các sản phẩm của hãng
này.
III. Về Gucci ở Trung Quốc và sự hợp tác với Tiêu Chiến
1. Chiến lược Quảng bá và Truyền thông thương hiệu của Gucci ở Thị trường Trung
Quốc
Chiến lược quảng bá và truyền thông của Gucci tại thị trường Trung Quốc được tập
trung vào việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu sang trọng, đẳng cấp và độc đáo.
● Hợp tác với các ngôi sao và nghệ sĩ nổi tiếng: Gucci thường hợp tác với các
ngôi sao và nghệ sĩ nổi tiếng tại Trung Quốc như Tiêu Chiến, Hạ Vi, Lưu Diệc
Phi, Phạm Băng Băng, Tạ Na... để tạo ra những chiến dịch quảng cáo và
truyền thông. Họ được mời tham gia các sự kiện của Gucci, làm đại sứ
thương hiệu, xuất hiện trong các video quảng cáo và ảnh chụp sản phẩm của
Gucci. Các ngôi sao này có số lượng người hâm mộ lớn và được công chúng
tại Trung Quốc yêu thích và tôn vinh.
● Sử dụng mạng xã hội và ứng dụng di động: Gucci sử dụng các mạng xã hội
như Weibo, WeChat, Douyin để quảng bá thương hiệu của mình tới người
tiêu dùng tại Trung Quốc. Gucci cũng tận dụng ứng dụng di động để tạo ra
những trải nghiệm tương tác độc đáo cho khách hàng, giúp họ có thể tương
tác với sản phẩm của Gucci, đặt hàng trực tuyến và tìm hiểu về thông tin sản
phẩm.
● Tham gia các sự kiện thời trang và triển lãm: Tại Trung Quốc, Gucci cũng
thường tổ chức các sự kiện riêng để giới thiệu sản phẩm mới, mời các nhà
thiết kế, người nổi tiếng và giới truyền thông tham dự.
+ Gucci đã tổ chức ở Trung Quốc là lễ ra mắt bộ sưu tập Cruise 2020
tại thành phố Hangzhou vào tháng 6 năm 2019. Gucci đã tổ chức một
sự kiện đặc biệt với sự tham gia của nhiều ngôi sao và célébrités,
nhưng điểm nhấn của sự kiện chính là Tiêu Chiến - đại sứ thương
hiệu Gucci tại Trung Quốc.
+ Sự kiện được tổ chức tại Khu Vườn Cổ Đại Liuhe Pagoda và có sự
tham gia của các nghệ sĩ, những người nổi tiếng trong giới thời trang
và làng giải trí Trung Quốc.
● Sử dụng các chiến dịch quảng cáo và truyền thông đa phương tiện: Gucci sử
dụng nhiều phương tiện quảng cáo khác nhau để tăng cường nhận diện
thương hiệu và tạo dựng hình ảnh sang trọng, đẳng cấp. Ví dụ: "Gucci
ArtWalls" tại Trung Quốc vào năm 2018. Chiến dịch này đã sử dụng các bức
tường phun sơn được trang trí với các hình ảnh và mẫu thiết kế Gucci, tạo ra
một trải nghiệm thị giác độc đáo cho khách hàng.
2. Khách hàng
a. Khách hàng mục tiêu tại thị trường Trung Quốc
Chân dung khách hàng mục tiêu
- WHO - Nhân khẩu học:
+ Độ tuổi: 20 - 50 tuổi
+ Thu nhập: nhóm thu nhập cao của xã hội
+ Trình độ học vấn: Trung bình đến cao
- WHY - Lí do:
+ Những người coi trọng mong muốn sở hữu thương hiệu thay vì chỉ
quan tâm đến tiện ích của sản phẩm
+ Thể hiện sự khác biệt và vượt trội so với những tầng lớp khác và
giữa những người trong cùng 1 tầng lớp
- WHEN - Thời điểm:
+ Thời điểm sử dụng: sử dụng những sản phẩm thời trang của Gucci
hàng ngày thay vì chỉ sử dụng trong những dịp đặc biệt
+ Thời điểm tìm kiếm thông tin và mua hàng: không giới hạn.
- WHAT - Động cơ:
+ Để tâm đến việc thể hiện đẳng cấp và phong cách cá nhân
+ Đặc biệt chú trọng về trải nghiệm mua hàng bên cạnh chất lượng
sản phẩm
- WHERE - Vị trí:
+ Offline: Tập trung ở khu vực thành thị và khu vực có mức sống cao
+ Online: Website và các nền tảng mạng xã hội (Instagram + Weibo)
- HOW - Phương tiện:
+ Mua tại cái stores vật lí hoặc đặt hàng qua website chính hãng
+ Mức giá: cao và rất cao
+ Số lượng: ít và giới hạn
→ Tạo nên chân dung một người mua hàng giàu có, thượng lưu và có khao khát
thể hiện đẳng cấp bản thân qua các mặt hàng và phụ kiện thời trang.

Hành trình khách hàng mục tiêu


- Awareness (Nhận thức)
+ Các stores vật lý (sự đầu tư cho vị trí địa lý, kiến trúc và bài trí sản phẩm)
Ở Trung Quốc, Gucci có 21 cửa hàng vật lý, được đặt tại các trung tâm
thương mại, có vị trí trung tâm và diện tích lớn. Ngoài ra, Gucci còn đầu tư
các stores với sự sang trọng, cao cấp, thể hiện đẳng cấp mang hình ảnh
quý tộc châu Âu.
+ Tạp chí thời trang:
Gucci thường xuyên xuất hiện trên bìa các tạp chí thời trang lớn và có sức
ảnh hưởng: Vogue, Harper’s Bazaar, Elle, Marie Claire…
+ Các sự kiện thời trang lớn: Met Gala, Fashion Week…
Gucci ra mắt những bộ sưu tập mới thường xuyên, với những nét đột phá
nhưng vẫn gắn kết với các hình ảnh và giá trị cốt lõi, mới nhất là bộ sưu tập
Thu - Đông 2023
Ngoài việc có mặt tại Fashion Week ở 4 kinh đô thời trang lớn (Paris, Milan,
London, New York), Gucci cũng có những show ở các thành phố lớn tại
Trung Quốc (Thượng Hải, Bắc Kinh…)
+ Ra mắt những bộ sưu tập mới mang đặc trưng của khu vực
Gucci cho ra những bộ sưu tập mang đặc trưng văn hóa Trung Quốc. Chào
đón năm âm lịch 2023, Gucci cho ra mắt bộ sưu tập “Year of Rabbit”, với
hình ảnh đặc trưng là con thỏ - con giáp đại diện cho năm 2023 ở nhiều
nước châu Á, trong đó có Trung Quốc.
+ Các nhà thiết kế, giám đốc sáng tạo:
Gucci hiện tại đang có sự điều hành của Giám đốc sáng tạo Alessandro
Michele (từ năm 2015- nay). Mỗi giám đốc sáng tạo có một phong cách
thiết kế và sáng tạo sản phẩm khác nhau, danh tiếng và phong cách của
mỗi giám đốc sáng tạo cũng góp phần trong việc thu hút sự chú ý của
khách hàng là tầng lớp những người có thu nhập cao.
+ Ngôi sao, người nổi tiếng:
Gucci lựa chọn đại sứ thương hiệu toàn cầu là những ngôi sao hàng đầu
trong làn sóng Hallyu: Lee Jung Jae (Diễn viên chính bộ phim Squid Game),
Kai (EXO), IU. Làn sóng Hallyu đang gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên không chỉ
châu Á mà toàn thế giới, và thị trường Trung Quốc cũng không phải ngoại
lệ. Ngoài ra, Tiêu Chiến đã trở thành Đại sứ thương hiệu của Gucci riêng
tại thị trường Trung Quốc.
+ Mạng xã hội:
Instagram: Gucci sở hữu kênh Instagram chính thức với hơn 50M followers
Gucci cũng như các thương hiệu thời trang xa xỉ khác, sử dụng Instagram
là nền tảng chính để quảng bá cũng như tạo liên hệ với KOLs.
Ở riêng tại thị trường Trung Quốc, Gucci cũng phát triển quảng bá trên
Weibo. Ngoài ra, Gucci cũng là một trong những thương hiệu đầu tiên
sáng tạo các nội dung trên nền tảng Douyin (TikTok của Trung Quốc).

- Consideration (Cân nhắc)


Bên cạnh những vấn đề như ở Awareness, còn một số những yếu tố khác
+ Website
Gucci có một trang web tổng hợp toàn cầu, khi lựa chọn khu vực tương
ứng, website sẽ tự động chuyển sang ngôn ngữ tương ứng. Mỗi khu vực
cũng sẽ tương ứng với hình thức thanh toán và vận chuyển phù hợp.
+ Phong cách đặc trưng
Gucci mang đặc trưng của thời trang Ý, lấy cảm hứng từ hoạt động cưỡi
ngựa và du lịch của quý tộc châu Âu.
Gucci nổi bật với một số những phong cách và dòng sản phẩm đặc trưng:
túi Gucci tre, túi Jackie-O, đồ in hoa Grace Kelly, Sọc hai màu Gucci
Vintage Web, Họa tiết Monogram Gucci, GG Canvas, Giày lười Horsebit.
+ Sự cân nhắc với những vấn đề về văn hóa
Như đã giới thiệu về thị trường Trung Quốc, người tiêu dùng Trung Quốc
vô cùng nhạy cảm với những vấn đề về văn hóa. Khi những thương hiệu
thời trang xa xỉ vốn phát triển từ văn hóa giới thượng lưu phương Tây,
người tiêu dùng Trung Quốc quan tâm xem thương hiệu có sự xâm phạm
đến bất kì giá trị văn hóa Trung Quốc (vốn là cái nôi của văn hóa phương
Đông) hay không?
Gần đây, vào đầu năm 2022, Gucci đã gây ra một làn sóng phản đối ở
Trung Quốc khi sử dụng người mẫu với đôi mắt nhỏ, một mí và lối trang
điểm lông mày đậm và gò má cao. Đây vốn là nỗ lực tác động vào người
tiêu dùng châu Á, nhưng đã phản tác dụng do đây là những đặc điểm dễ
trở thành việc phân biệt đối xử giữa các nền văn hóa.

- Purchase & Service (Mua + Dịch vụ đi kèm)


+ Các stores vật lý (Trải nghiệm tại các cửa hàng trực tiếp)
Gucci không chỉ đầu tư về mặt hình thức mà còn chú trọng vào chất lượng
nhân sự, đội ngũ nhân viên tư vấn và nhân viên bán hàng để khách hàng có
những trải nghiệm mua hàng tốt nhất.
+ Website
+ Đóng gói sản phẩm
Mỗi sản phẩm sẽ được đóng gói trong hộp giấy đa dạng trong kiểu dáng,
thiết kế và màu sắc. Thời gian gần đây, Gucci đặc trưng với các hộp và túi
giấy màu xanh lá, vốn là một trong 3 màu sắc đặc trưng của Gucci.

- Loyalty (Trung thành)


+ Tạp chí thời trang
+ Các sự kiện thời trang lớn: Met Gala, Fashion Week… (ra mắt những bộ sưu
tập mới)
+ Các nhà thiết kế, giám đốc sáng tạo
+ Ngôi sao, người nổi tiếng
+ Mạng xã hội: Instagram, Weibo, Douyin
+ Chăm sóc khách hàng
Gucci triển khai bảo hành sản phẩm 1-2 năm tùy theo sản phẩm và khu
vực.
Dịch vụ đặc biệt đối với các VIC (Very Important Clients): xem trước các
bộ sưu tập, lời mời tham dự đến các buổi tiệc cá nhân với các nhà thiết kế,
CEO…

- Advocacy
+ Cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc cho khách hàng quen thuộc
Gửi tặng quà cho những dịp đặc biệt, các ngày lễ
Cá nhân hóa sản phẩm: Thêu tên, khắc tên khách hàng lên các sản phẩm
mới.

b. Công chúng mục tiêu tại thị trường Trung Quốc với những hoạt động kết
hợp cùng Tiêu Chiến
Chân dung công chúng mục tiêu
- WHO - Nhân khẩu học
+ Độ tuổi: 15 - 30 tuổi
+ Thu nhập: Không giới hạn
+ Họ có thể trở thành khách hàng mục tiêu hoặc sẽ lan truyền thông
tin đến khách hàng mục tiêu của Gucci.
+ Họ sử dụng mạng xã hội thường xuyên, cập nhật thông tin về người
nổi tiếng hàng ngày
- WHY - Lí do:
+ Yêu thích Tiêu Chiến hoặc có cái nhìn tích cực Tiêu Chiến qua các
sản phẩm giải trí, nghệ thuật
+ Họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các hoạt động của Tiêu Chiến, có
xu hướng làm theo, hoặc có cái nhìn tốt đẹp về những hoạt động, sự
việc, thương hiệu gắn liền với Tiêu Chiến.
- WHEN - Thời điểm:
+ Họ sử dụng mạng xã hội thường xuyên, cập nhật thông tin về Tiêu
Chiến hàng ngày, hàng tuần
- WHAT - Động cơ:
+ Xuất phát từ niềm yêu thích với bản thân Tiêu Chiến hoặc các sản
phẩm giải trí của Tiêu Chiến
+ Không ngại bỏ công sức, tiền bạc để lan tỏa thông tin, tăng cường
sức ảnh hưởng của Tiêu Chiến
+ Họ muốn sở hữu những món đồ mà thần tượng sở hữu, đề cao
những giá trị mà thần tượng đề cao
- WHERE - Vị trí:
+ Thông qua các nền tảng mạng xã hội: Instagram, Weibo, Douyin.
→ Công chúng mục tiêu gồm 2 đối tượng: Những người yêu thích và ủng hộ Tiêu
Chiến và những người biết đến Tiêu Chiến hoặc các sản phẩm giải trí của Tiêu
Chiến

Ảnh hưởng của công chúng mục tiêu đến Gucci


- Tạo các thông tin thảo luận và bàn luận về Tiêu Chiến và Gucci
Cho đến nay, Tiêu Chiến đang khẳng định được vị trí của mình là một
trong những tiểu sinh hàng đầu Cbiz với lượng người hâm mộ ấn tượng và
giá trị thương mại cao.
Những thông tin thảo luận về Tiêu Chiến không chỉ xoay quanh cá nhân
nam thần tượng mà còn cả về những sản phẩm giải trí mà Tiêu Chiến tham
gia. Vì vậy, việc Tiêu Chiến trở thành đại sứ thương hiệu của Gucci trên thị
trường Trung Quốc và mỗi sự kiện liên quan đến thương hiệu Gucci đều có
tỉ lệ thảo luận cao.
Mới đây nhất, khi Tiêu Chiến tham dự show Gucci tại Milan Fashion Week
đã có 3 khoảnh khắc viral và trở thành Hot search. (Trích báo)
→ Tăng độ nhận diện của Gucci đối với đối tượng là Gen Z và Millennials
- Công chúng mục tiêu có thể trở thành khách hàng mục tiêu, đặc biệt khi
họ không ngại chi tiền để sở hữu những món đồ tương tự như thần tượng.

3. Các mục tiêu khi hợp tác với Tiêu Chiến


● Gucci muốn tăng cường sự hiện diện và tăng cường khả năng nhận diện
thương hiệu của mình ở thị trường Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực thời
trang cao cấp.
● Gucci cũng muốn sử dụng sự nổi tiếng của Tiêu Chiến để giới thiệu sản
phẩm của mình đến đối tượng khách hàng mục tiêu tại Trung Quốc - những
đối tượng có khả năng tài chính, sức ảnh hưởng, phong cách thời trang tầm
cỡ như Tiêu Chiến
● Tiêu Chiến là một trong những nghệ sĩ và ngôi sao trẻ nổi tiếng nhất tại Trung
Quốc, có sức ảnh hưởng lớn đến giới trẻ nơi đây. Với việc trở thành đại sứ
thương hiệu của Gucci, Tiêu Chiến đã trở thành một biểu tượng thời trang và
là hình mẫu lý tưởng cho giới trẻ Trung Quốc.
● Gucci cũng muốn khẳng định mình là một thương hiệu tiên phong trong việc
hợp tác với các ngôi sao nổi tiếng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của
mình.

IV. Tiêu Chiến - Tại sao Gucci lại chọn Tiêu Chiến làm đại sứ thương hiệu.

1. Giới thiệu về Tiêu Chiến


Tiêu Chiến sinh ngày 5 tháng 10 năm 1991 tại Trùng Khánh, Trung Quốc.
Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, Tiêu Chiến tham gia đóng vai nam
chính Trương Tiểu Phàm trong bộ phim điện ảnh Tru Tiên chuyển thể từ tiểu
thuyết tiên hiệp nổi tiếng cùng tên. Phim được công chiếu tại Trung Quốc
ngày 13 tháng 9 năm 2019. Phim đứng đầu phòng vé Trung Quốc trong ngày
công chiếu, và đạt tổng doanh thu phòng vé hơn 400 triệu nhân dân tệ trong
18 ngày chiếu. Tại Thái Lan, phim lập kỷ lục mới là phim Hoa ngữ có doanh
thu cao nhất trong 10 năm.
Mùa hè 2019, Tiêu Chiến đóng vai chính cùng Vương Nhất Bác trong bộ phim
truyền hình Trần Tình Lệnh. Trong thời gian phim phát sóng, độ nổi tiếng của
Tiêu Chiến đã đạt được những thành tích đáng kể như: xếp hạng nhất sáu
tuần liên tiếp (từ 3/7 - 11/8) Top 10 nam diễn viên có chỉ số lực ảnh hưởng
trên mạng cao nhất; 12 ngày xếp hạng nhất, 43 ngày có chỉ số trên 9 điểm
trong Top 50 chỉ số truyền thông nghệ sĩ; liên tục lên tìm kiếm nổi bật (hot
search) của các trang mạng xã hội Trung Quốc. Trần Tình Lệnh cũng rất nổi
tiếng ở nước ngoài, nó bắt đầu phát trực tuyến trên Netflix vào ngày 25 tháng
10 năm 2019, dẫn đến sự quan tâm toàn cầu cho Tiêu Chiến. Thành công từ
Trần Tình Lệnh đã đưa Tiêu Chiến trở thành một trong những tiểu sinh mới
của làng giải trí Trung Quốc và lấy được nhiều hợp đồng làm gương mặt đại
diện của các nhãn hàng.
Năm 2020, Tiêu Chiến cũng đóng vai chính trong Lang Điện Hạ cùng với
Vương Đại Lục, Lý Thấm. Bộ truyện đã đứng đầu về chỉ số phổ biến ở Trung
Quốc Đại lục kể từ khi phát hành và vượt qua 500 triệu lượt xem trên một nền
tảng duy nhất (bộ phim được phát hành trên Tencent Video, iQiyi và Youku).
Tính đến tháng 12 năm 2020, tổng số người xem trên ba nền tảng đã vượt
quá 1 tỷ, với lượt xem trung bình hàng ngày là gần 100 triệu.
Vào cuối tháng 2 năm 2020, sự nghiệp của Tiêu Chiến bị ảnh hưởng do một
bộ phận fan rơi vào "cuộc chiến" với 'cộng đồng tác giả và người hâm mộ
đồng nghiệp văn', gây ra làn sóng phẫn nộ tẩy chay nam nghệ sĩ suốt một
thời gian dài. Từ tháng 3 Tiêu Chiến ít xuất hiện trên các phương tiện truyền
thông.
Ngày 25 tháng 4 năm 2020, anh ra mắt đĩa đơn kỹ thuật số "Điểm Sáng" trên
3 nền tảng âm nhạc lớn Trung Quốc là QQMusic, Kugou Music và Kuwo
Music. Single này đã phá vỡ kỷ lục doanh thu nhạc số nội địa, trở thành đĩa
đơn kỹ thuật số đầu tiên và duy nhất phá vỡ cột mốc 160 triệu nhân dân tệ
tính đến thời điểm hiện tại. Single góp mặt tại thứ hạng bảy trong số mười đĩa
đơn bán chạy nhất toàn cầu năm 2020 theo Liên đoàn Công nghiệp thu âm
Quốc tế (viết tắt IFPI). Tiêu Chiến là một trong số hiếm nam ca sĩ Hoa ngữ lọt
vào danh sách này kể từ khi IFPI thành lập năm 1933 đến nay.
Ngày 22/10/2021, Tiêu Chiến chính thức trở thành người đại diện thương hiệu
(Phẩm bài đại diện) cho Gucci. "Tiêu Chiến đảm nhiệm vai trò đại diện thương hiệu
Gucci, đồng hành với Gucci cùng nhau khám phá và và tìm hiểu hành trình tự sự về
thời trang", Gucci đăng tải.
2. Tiêu chí Gucci chọn Tiêu Chiến làm Influencer - Đại sứ thương hiệu.
a, Chất lượng nội dung celeb
+ Khả năng biến hóa trong vai trò diễn viên- Một diễn viên xuất sắc,
được ưa thích: Tiêu Chiến được biết đến là một diễn viên tài năng và
đa dạng, có thể thể hiện được nhiều vai diễn khác nhau. Từ vai diễn
hài hước đến vai diễn nghiêm túc, Tiêu Chiến luôn có thể thích nghi và
trở thành nhân vật trong bộ phim một cách tốt nhất. Thành công trong
các vai diễn trong các bộ phim anh từng đóng như “Tru tiên”, “Trần tình
lệnh”. “Lang điện hạ” là minh chứng cho tài năng của Tiêu Chiến

+ Tài năng âm nhạc: Tiêu Chiến không chỉ là một diễn viên, mà còn là
một ca sĩ và nhạc sĩ tài năng. Anh ta đã phát hành nhiều album và đạt
được nhiều thành công trong lĩnh vực âm nhạc. Khả năng này giúp
Tiêu Chiến trở thành một cá nhân đa năng và thu hút được sự quan
tâm của đông đảo khán giả. Đĩa đơn “Điểm sáng” đã phá vỡ kỷ lục
doanh thu nhạc số nội địa, trở thành đĩa đơn kỹ thuật số đầu tiên và
duy nhất phá vỡ cột mốc 160 triệu nhân dân tệ tính đến thời điểm cuối
năm 2020…
+ Tiêu Chiến được biết đến là một người mẫu có tài năng và sự nghiệp
đáng nể trong nền thời trang Trung Quốc, anh ta có ngoại hình thu hút,
và được nhiều nhà thiết kế, nhãn hiệu quan tâm. Anh đã từng tham
gia biểu diễn cho các thương hiệu thời trang hàng đầu như Louis
Vuitton, Dior và Burberry tại các sự kiện thời trang quốc tế như Paris
Fashion Week và Milan Fashion Week.

b, Tầm ảnh hưởng mạnh mẽ.


Với hơn 31 triệu người theo dõi trên Weibo và gần 14,5 triệu người theo dõi trên
Douyin, Tiêu Chiến là một trong những ngôi sao nổi tiếng nhất và có tầm ảnh hưởng
lớn nhất ở Trung Quốc.
* Weibo
Tiêu Chiến sở hữu và hoạt động trên 2 tài khoản Weibo là
“X玖少年团肖战DAYTOY” - Dịch nôm na “Chàng thanh niên Tiêu Chiến DAYTOY”
và 肖战工作室 - Tiêu Chiến Studio
+ 肖战工作室 - Tiêu Chiến Studio: Với hơn 14,5 triệu người theo dõi, đây là
trang Weibo hợp tác, làm việc và phát triển với các thương hiệu, nhãn hàng
của Tiêu Chiến.

Trung bình 1 ngày, số người đọc bài trên trang trên 1 triệu, lượt tương tác với
các bài viết trên 160 nghìn.
Khối lượng phát lại video tích lũy là 4,71 tỷ lượt phát.
+ Các bài đăng của Studio chia sẻ lại bài của trang cá nhân Tiêu Chiến
cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm.
+ Các bài đăng của Studio về việc hợp tác với những thương hiệu và
nhãn hàng. Thường mạng lại những con số tương tác cực lớn trên nền
tảng Weibo, và tùy thuộc vào các thương hiệu hợp tác, con số về
tương tác các bài viết về lượt thích quanh con số 1 triệu, lượt tương
tác cmt từ 70k đến 100k, và lượt share từ gần 200k đến 300k.
*TODS - Thương hiệu của Ý chuyên sản xuất giày cao cấp và các mặt
hàng da khác

* Gucci
*Douyin: Tiêu Chiến sử dụng Douyin để kết nối với khán giả của mình bằng cách
chia sẻ cuộc sống hàng ngày và những sở thích cá nhân của mình.
Nội dung của Tiêu Chiến trên Douyin rất đa dạng, bao gồm các video thời trang,
cảnh quay đẹp và vui nhộn, các video giới thiệu sản phẩm và các clip thực hiện
cùng bạn bè. Với phong cách thời trang độc đáo và sự năng động trong cách giao
tiếp trên Douyin, kênh Douyin của Tiêu Chiến có gần 14,5 triệu người theo dõi, đây
là một lượng fan hâm mộ, theo dõi đông đảo trên kênh mạng xã hội này.
Các video ngắn của Tiêu Chiến trên Douyin thu hút rất nhiều lượt tương tác. Lượt yêu thích
trung bình tầm 3tr, tương tác qua cmt là 500K, lượt lưu là video yêu thích trung bình 12k và
lượt chia sẻ trung bình 15k.
Trên các nền tảng thì ta còn thấy rõ được qua các con số, nhưng ngài đời sức ảnh
hưởng của Tiêu Chiến còn lớn hơn rất nhiều so với tổng trên các nền tảng, đặc biệt
là ảnh hưởng qua các bộ phim như “Tru Tiên” hay “Trần tình lệnh”. Hay sức ảnh
hưởng của anh trong mảng âm nhạc qua đĩa đơn kĩ thuật số “Điểm sáng” đã mang
lại cho anh rất nhiều thành quả.
Sức ảnh hưởng của Tiêu Chiến về lĩnh vực thời trang là đại sứ thương hiệu của
nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng, chẳng hạn như Tod's, Salvatore Ferragamo,
Coach, Montblanc, v.v. và tiền đề sau này anh trở thành đại sứ thương hiệu của
Gucci. Sự hợp tác này đã giúp thương hiệu của anh được tăng cường sức ảnh
hưởng tại thị trường Trung Quốc.
c, Fan hâm mộ, người quan tâm đến Tiêu Chiến - Công chúng mục tiêu, khách hàng
tiềm năng của Gucci.
+ Fan hâm mộ của Tiêu Chiến được xem là một trong những cộng đồng fan lớn
nhất và năng động nhất ở Trung Quốc cũng như các nước Châu Á khác.
Ngoài TQ, Tiêu Chiến cũng có lượng fan hâm mộ đông đảo ở các nước Châu
Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam,...
+ Fan hâm mộ của Tiêu Chiến rất nhiệt tình và có sức ảnh hưởng lớn đến sự
nghiệp và hoạt động của TC. Fan thường tổ chức các hoạt động ủng hộ Tiêu
Chiến, từ quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện đến tổ chức các sự kiện
offline để gặp gỡ và giao lưu với thần tượng của mình.
+ Fan hâm mộ của Tiêu Chiến cũng thường tạo ra các nội dung sáng tạo như
fanfic, fanart, fanvids,... để chia sẻ và truyền tải tình cảm đối với Tiêu Chiến
đến cộng đồng.
+ Các fanpage, hội nhóm fan hâm mộ trên nhiều nền tảng với nhiều thành viên
và hoạt động sôi nổi.
d, Tình cảm sẵn có và tính cách phù hợp với thương hiệu
* Tình cảm sẵn có với thương hiệu
Trước khi trở thành đại sứ thương hiệu của Gucci, Tiêu Chiến đã thể hiện sự ủng hộ
của mình đối với Gucci.
Tiêu Chiến đã sử dụng sản phẩm của Gucci trong nhiều dịp công khai như trong các
buổi chụp ảnh, tham gia sự kiện, xuất hiện trên truyền hình và trong các buổi biểu
diễn âm nhạc.
Thường xuyên đăng ảnh trên trang cá nhân của mình với trang phục và phụ kiện
Gucci, thể hiện sự yêu thích với thương hiệu này.
Năm 2019, Tiêu Chiến đã trở thành khách mời danh dự tại sự kiện "Gucci F/W 2019
fashion show" tại Milan, Ý. Anh đã thể hiện sự hâm mộ của mình với Gucci khi xuất
hiện trên thảm đỏ trong trang phục của thương hiệu này.
Tiêu Chiến xuất hiện trên sân khấu với bộ đồ Gucci trong buổi hòa nhạc tại
Thượng Hải năm 2019:
*Tính cách phù hợp với thương hiệu
+ Tiêu Chiến có gu thẩm mỹ tinh tế và đẳng cấp. Anh ta không chỉ biết cách lựa
chọn những trang phục đẳng cấp mà còn có khả năng kết hợp chúng một
cách tinh tế và đầy cá tính, tạo nên một phong cách thời trang riêng biệt và
độc đáo.
+ Đặc điểm bề ngoài của Tiêu Chiến hợp với hình ảnh thương hiệu của Gucci
là một sự kết hợp giữa sự đẳng cấp và cá tính, với những thiết kế đầy màu
sắc, họa tiết độc đáo và chất liệu chất lượng cao.
+ Truyền tải thông điệp thương hiệu qua Tiêu Chiến là sự kết hợp giữa sự độc
đáo và phong cách thời trang cá tính. Gucci muốn thể hiện rằng thương hiệu
này không chỉ đơn thuần là một thương hiệu thời trang, mà còn là một phong
cách sống và một tinh thần sáng tạo.
V . Đánh giá hiệu quả sử dụng Tiêu Chiến của Gucci qua sự kiện FW2023 -
Tuần lễ thời trang Thu Đông 2023 tại Milan.

( Tiêu Chiến với Marco Bizzarri - Tổng giám đốc điều hành của Gucci trong sự kiện
FW23 )
*Đánh giá dựa trên các tiêu chí:(
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/5587-Tieu-chi-danh-gia-hieu-qua-cu
a-influencer-sau-chien-dich-marketing-Phan-2 )

( Số ban đầu - Tổng số người dùng đã đăng các tiểu blog gốc với
#GucciFW23#; mỗi người dùng ban đầu chỉ được tính một lần. )
+ Khả năng tạo ra thảo luận, tương tác:
Việc đo lường lượt tương tác giúp thương hiệu nhận biết được influencer nào
đem về nhiều lượt tương tác nhất và chi phí cho mỗi tương tác của influencer
là bao nhiêu. Các thước đo quan trọng nên sử dụng:
+ Thảo luận có nhắc đến Influencer (Buzz generating)
+ Tổng số lượt tương tác: Tổng các lượt like, share và comment
+ Lượt tương tác trung bình (Engagement Average)
+ Mức độ liên quan đến đối tượng và nội dung:
Về đối tượng: Thu hút lượng lớn công chúng mục tiêu, đặc biệt là fan của
Tiêu Chiến, Các bài post Weibo của Gucci khi không có nhắc đến Weibo của
Tiêu Chiến thì cực ít lượt tương tác, còn khi có nhắc Đến Tiêu Chiến thì con
số rất đột biến
(So sánh bài post đều về nội dung #FW23, thời gian gần nhau trong một
ngày, và thậm chí các bài post nhắc đến Tiêu Chiến không xuất hiện mặt của
anh nhưng vẫn thu hút đông đảo công chúng mục tiêu )
Về nội dung: Công chúng bày tỏ tình cảm và ý kiến với thương hiệu qua các
hoạt động trong sự kiện với điểm nhấn là Tiêu Chiến và Các sản phẩm Gucci
trong BST FW23.

( Thậm chí lượt like hay đồng quan điểm cũng rất nhiều, các cmt được hiển
thị nổi bật và được quan tâm nhiều đều về Tiêu Chiến )
+ Tần suất nhắc đến thương hiệu
Tần suất nhắc đến thương hiệu đi liền với Celeb rất lớn và mang lại nhiều
quan tâm, thậm chí còn thu hút nhiều người cùng đăng các bài post thảo luận
về #FW23 của Gucci
Đỉnh điểm thu hút sự quan tâm và tương tác qua các bài viết với hashtag và
bình luận là ngày 24/2 với gần 900k lượt. => Nhắc đến sự kiện nhiều => Tần
suất nhắc đến thương hiệu lớn.

( Xu hướng thay đổi của số lượng người dùng đăng Weibo gốc với #FW23#
trong một khoảng thời gian )
+ Cảm xúc, thái độ của công chúng mục tiêu khi có sự xuất hiện của Tiêu
Chiến
Cảm xúc thái độ tích cực, tăng sự quan tâm đến thương hiệu qua Người nổi
tiếng họ theo dõi.

( Sự quan tâm của Công chúng Mục tiêu trên Weibo Tiêu Chiến về FW23 của
Gucci )
( Comment của Công chúng ở Weibo của Gucci khi nhắc đến tài khoản
Weibo Tiêu Chiến )
+ Khả năng chuyển đổi thành doanh thu.
Khả năng chuyển đổi thành doanh thu của Thương hiệu với Tiêu Chiến hay
các Celeb khác khá khó để nhóm tiếp cận, đây là những thông tin chỉ nội bộ
và cổ đông được nắm giữ.
Thay vào việc phân tích chi tiết Doanh thu qua việc sử dụng Tiêu Chiến, ta đi
phân tích tổng quát doanh thu của Gucci, đặc biệt là đối với khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương.
Nhưng qua thông tin về doanh thu cập nhật (15/2/2023 ) của Gucci do Kering
công bố.
=> Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang có chiếm tỉ trọng lớn trong tiêu
dùng các loại hàng hóa xa xỉ của Kering nói chung ( 33% ) và ( 36%) doanh
thu của Gucci nói riêng.
Gucci cũng bắt đầu tập trung nguồn lực và đầu tư hệ thống cửa hàng của
mình hơn ở các Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương => Chứng tỏ một thị
trường nhiều tiềm năng và lợi nhuận cho các nhãn hàng xa xỉ.
Trong đó khu vực Trung Quốc chiếm 89 cửa hàng, tập trung ở các khu vực
phát triển như Thượng Hải, Bắc Kinh trên tổng 181 ở khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương

VI. Kết luận

Sử dụng các ngôi sao (celebrities) trong hoạt động quảng cáo và marketing là một xu hướng
được sử dụng rộng rãi và chú trọng hiện nay trong ngành công nghiệp thời trang và nhiều
ngành khác.
Tầm quan trọng của việc sử dụng celeb trong hoạt động quảng cáo và marketing là có thể
giúp các doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh thương hiệu và nâng cao sự nhận biết của
thương hiệu. Sự nổi tiếng của các celeb giúp thương hiệu tiếp cận được với một lượng lớn
khách hàng tiềm năng, và đưa ra thông điệp mạnh mẽ đến khách hàng về giá trị và chất
lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Hơn nữa, sự xuất hiện của các celeb trong các chiến
dịch quảng cáo và marketing còn giúp thương hiệu trở nên thân thiện và gần gũi hơn với
khách hàng.
Tuy nhiên, việc sử dụng celeb cũng đặt ra nhiều thách thức, ví dụ như việc lựa chọn celeb
phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ, xây dựng một chiến dịch quảng cáo hiệu quả, đảm bảo
tính thân thiện và chân thực của sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo. Ngoài ra, việc sử
dụng celeb còn đặt ra những vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, quảng cáo
sai lệch, v.v. Do đó, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và đảm bảo tuân thủ đầy
đủ các quy định pháp luật khi sử dụng celeb trong hoạt động quảng cáo và marketing.

4. Các yếu tố công nghệ ứng dụng trong Influencer Marketing của GUCCI tại Trung
Quốc:
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Các công nghệ trí tuệ nhân tạo được sử dụng để
giúp các nhãn hiệu tìm kiếm và đánh giá các ảnh hưởng của người nổi tiếng trên
mạng xã hội. Các công nghệ AI cũng được sử dụng để phân tích dữ liệu và đưa ra
các dự đoán về hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.
- Ứng dụng livestreaming: Livestreaming là một phương thức quảng cáo phổ biến tại
Trung Quốc và được sử dụng để tăng tính tương tác và kết nối giữa người nổi tiếng
và khách hàng. Các nền tảng livestreaming như Douyin, Kuaishou và Taobao Live
được sử dụng để giúp người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm và tương tác với khách
hàng trực tiếp.
- Ứng dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường (AR/VR): Các công nghệ thực tế ảo và
thực tế tăng cường được sử dụng để tạo ra các trải nghiệm tương tác giữa người
nổi tiếng và khách hàng. Ví dụ, một số nhãn hiệu sử dụng công nghệ AR để tạo ra
các bộ trang phục ảo và giúp khách hàng thử các sản phẩm trên mạng xã hội.
- Ứng dụng Big Data: Các công nghệ Big Data được sử dụng để phân tích dữ liệu từ
các trang mạng xã hội và đưa ra những dự đoán về các xu hướng thị trường và sự
phát triển của người nổi tiếng.
- Ứng dụng kênh truyền thông xã hội: Các nhãn hiệu sử dụng các kênh truyền thông
xã hội như WeChat, Weibo, Douyin và Kuaishou để kết nối với người nổi tiếng và sử
dụng hình ảnh và video của họ trong các bài đăng quảng cáo trên mạng xã hội.
Tổng quan, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tính tương tác và kết nối giữa
người nổi tiếng và khách hàng, giúp tăng tính nhận thức thương hiệu và tăng doanh số bán
hàng trong Influencer Marketing tại Trung Quốc.

5. Hiệu quả sử dụng influencer marketing tại Trung Quốc của GUCCI
Dưới đây là một số con số cụ thể về hiệu quả của Gucci trong việc sử dụng Influencer
Marketing tại Trung Quốc:
● Trong chiến dịch quảng cáo năm 2019 trên Douyin, Gucci đã thu hút hơn 11 triệu
lượt xem chỉ trong vòng 48 giờ. Đây là một kết quả ấn tượng và cho thấy sức mạnh
của Influencer Marketing trong việc tiếp cận khách hàng.
● Trong chiến dịch quảng cáo trên WeChat vào tháng 11 năm 2019, Gucci đã thu hút
hơn 1 triệu lượt tương tác từ người dùng. Đây là một số liệu rất tích cực và cho thấy
khả năng của Gucci trong việc tạo sự chú ý và tương tác với khách hàng tại Trung
Quốc.
● Trong một số chiến dịch khác trên các nền tảng trực tuyến khác như Weibo và
Xiaohongshu, Gucci cũng đã thu hút hàng triệu lượt xem và tương tác từ người
dùng.
● Ngoài ra, Gucci cũng đã sử dụng ứng dụng livestreaming để giới thiệu các sản phẩm
của họ trực tiếp đến khách hàng. Các video livestreaming này đã thu hút hàng triệu
lượt xem và tương tác từ người dùng, đặc biệt là từ các đối tượng khách hàng trẻ
tuổi tại Trung Quốc.
● Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Gucci là
thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu tại Trung Quốc, chiếm 8,3% thị phần trong
lĩnh vực này. Đây là một con số ấn tượng và cho thấy Gucci đã đạt được một vị trí tốt
trong thị trường thời trang cao cấp tại Trung Quốc.

QA: Hành trình KH: Trung thành ( Giải thích cho nó )

Đối với nhóm khách hàng của Gucci, cụ thể là nhóm khách hàng có thu nhập cao, họ để cao
việc thể hiện bản thân, và họ không có xu hướng thay đổi lựa chọn nhiều. Để duy trì được
sự trung thành của nhóm khách hàng này, có 2 yếu tố cần đặc biệt lưu ý: Duy trì được giá
trị thương hiệu và các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Việc duy trì giá trị thương hiệu
được thể qua việc: hợp tác với các người nổi tiếng, xuất hiện trên các tạp trí thời trang lớn,
gia mắt các bộ sưu tập thường niên và tham gia các sự kiện thời trang tiêu biểu. Việc gia
mặt bộ sưu tập mới còn chịu ảnh hưởng của phong cách thương hiệu, phong cách của nhà
thiết kế và giám đốc sáng tạo và sự cập nhật những xu hướng mới. Ngoài ra, các dịch vụ
hậu mãi và chăm sóc khách hàng cũng vô cùng quan trọng. Đối với các hãng xa xỉ, họ còn
tập trung vào dịch vụ chăm sóc dành cho khách hàng cao cấp.

Diệu Linh: Chuyển đổi doanh thu và mở store có phải do sức ảnh hưởng của celeb cụ thể
là Tiêu Chiến ko?

Chuyển đổi doanh thu và mở tập trung store ở TQ chỉ ảnh hưởng một phần do sức ảnh
hưởng của TC, Bởi vì như phần I và II lớn nhóm đã trình bày là TQ hiện tại đang là thị
trường mang nhiều tiềm năng nhất cho các sản phẩm của Gucci và thứ 2 là về mục tiêu
trong Chiến lược Marketing của GC ở TQ khi hợp tác với tiêu Chiến là học tập trung và định
vị sức ảnh hưởng và tầm ảnh hưởng của thương hiệu, tăng nhận diện thương hiệu nhiều
hơn ở TT TQ’’

Fan seeding trên mxh thì Sức ảnh hưởng ấy có tạo ra KH mới cho Gucci ko ?

Trả lời: có

Tần suất nhắc đến thương hiệu đi liền với Celeb rất lớn và mang lại nhiều quan tâm,
thậm chí còn thu hút nhiều người cùng đăng các bài post thảo luận về #FW23 của
Gucci
Đỉnh điểm thu hút sự quan tâm và tương tác qua các bài viết với hashtag và bình
luận là ngày 24/2 với gần 900k lượt. => Nhắc đến sự kiện nhiều => Tần suất nhắc
đến thương hiệu lớn.
=> Tiếp cận nhiều công chúng mục tiêu hơn, tiền đề để thu hút khách hàng mới.
+ Việc hợp tác với TC còn tạo ra 1 lượng khách hàng mới khi một bộ phận Fan
sẵn sàng chi 1 số tiền lớn chỉ để mua những món đồ mà idol đã từng mặc
hoặc mua đồ xa xỉ để tặng cho idol của mình.

+ Cảm xúc, thái độ của công chúng mục tiêu khi có sự xuất hiện của Tiêu
Chiến
Cảm xúc thái độ tích cực, tăng sự quan tâm đến thương hiệu qua Người nổi
tiếng họ theo dõi.

( Sự quan tâm của Công chúng Mục tiêu trên Weibo Tiêu Chiến về FW23 của
Gucci )
Hằng: (nhóm 7):

Cơ hội: Khủng hoảng tạo ra cơ hội cho ngành thời trang cao cấp ở TQ ? ( Giải thích cho nó
hiểu về cái này )

Trả lời : Thời kỳ khủng hoảng tạo ra khoảng cách lớn hơn giữa người giàu và người nghèo.
giới siêu giàu Trung Quốc thậm chí còn trở nên giàu có hơn trong thời kỳ khủng hoảng và
sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. Elisa Harca, nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành của
công ty tiếp thị Red Ant, nhận thấy rằng hiệu ứng Matthew đang diễn ra, có nghĩa là người
giàu ngày càng giàu và người nghèo ngày càng nghèo đi. “Các cá nhân có giá trị ròng cực
cao tại Trung Quốc tăng 2,5%. Do đó, chúng tôi đang quan sát thấy ngày càng có nhiều
người siêu giàu sẵn sàng chi tiêu mạnh tay để đáp ứng tốt hơn mong muốn của họ”, bà
Harca giải thích.

vd: Trong 3 năm liên tiếp, Trung Quốc đứng đầu danh sách Những cá nhân
có tài sản ròng cực cao (HNWI - High Net Worth Individual (HNWI) là một
khái niệm trong tầng lớp thượng lưu, là Cá nhân có giá trị tài sản cao nhất
(khoảng 1 triệu USD)) của Hurun với 1.133 người (tăng 75 người so với năm
trước). Mỹ xếp thứ hai với 716 người. Hai quốc gia này chiếm 55% tổng số
HNWI toàn cầu.
“UHNWI là những người tiêu dùng cốt lõi của các thương hiệu xa xỉ - những
người chiếm phần lớn doanh số bán hàng. Mặc dù gần đây nhiều nhãn hàng
quan tâm hơn đến việc thu hút những khách hàng Gen Z, song nhóm này
vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ”, bà Banta cho biết.

Hợp tác TC, Gucci có gặp bất lợi gì hay ko ?

Trả lời:

Bất lợi từ fan khiến hình ảnh TC bị ảnh hưởng xấu. Ví dụ: fan của nam diễn viên Tiêu
Chiến hành xử gây khó chịu, khiến hàng loạt fandom lên tiếng tẩy chay, yêu cầu
nam diễn viên phải xin lỗi. Dù chỉ là cuộc chiến giữa những người hâm mộ với nhau
nhưng sự việc ồn ào tới mức nhiều trang truyền thông đưa tin và các nghệ sĩ, những
người trong giới giải trí cũng lên tiếng đưa ra quan điểm của mình.

Những cư dân mạng tức giận đã vào Douban đánh giá phim của Tiêu Chiến 1*/10.
Khiến các tác phẩm có sự góp mặt của anh như Trần tình lệnh, Tru Tiên, Đấu phá
thương khung, Khánh dư niên... bị tụt điểm chất lượng.

Họ tuyên bố sẽ không ủng hộ bất cứ nhãn hàng nào để Tiêu Chiên làm người đại diện. Những
bình luận chỉ trích Tiêu Chiến và fan của anh nhận được hàng trăm nghìn lượt thích, nam
diễn viên bị yêu cầu rời khỏi làng giải trí
Bất lơi từ antifan: Tuy
nhiên, lực lượng antifan của anh cũng đông
không kém. Đặc biệt sau vụ việc fan của nam diễn viên cho
“bay màu” trang fanfic nổi tiếng AO3. Nguyên nhân bởi họ cho
rằng, trang này có nhiều bài viết “bẻ cong” giới tính của thần
tượng. Điều này đã khiến cộng đồng của trang fanfic này phẫn
nộ. Họ lên chiến dịch tẩy chay Tiêu Chiến, khiến sự nghiệp của
anh lao đao khi bị nhiều nhãn hàng hủy bỏ hợp đồng. Nhưng
sau đó, nam diễn viên “Trần tình lệnh” đã đứng ra xin lỗi, dần
lấy lại sự nghiệp của mình.

BSung: xuất phát từ TC: Scandal

VA( team 7): 2020 TC bị tẩy chay thì có ảnh hưởng gì đến gucci ko ?

HÀn: ( t làm thôi mng trả lời nhé ) Năm 2020 với độ hot của siêu phẩm phim Trần Tình Lệch
- là một trong những bộ phim đam mỹ hot nhất thời điểm bấy giờ, cùng với sự thành công và
nổi tiếng mang lại cho TC thì anh cũng đã vướng phải scandal do fan mang lại vì bảo vệ
hình tượng nhân vật Ngụy Vô Tiện mà TC thủ vai . Thế nhưng điều này kh ảnh hưởng tới
Gucci vì tới 22/10/2021 TC mới chỉnh thức trở thành gương mặt đại diện thương hiệu cho
GUcci

—> kh ảnh hưởng

2021: Sau scandal → antifan tăng

Nhật minh (nhóm 6): Căn cứ các ý của 2cái cuối


Loyalty (Trung thành)

Gucci triển khai bảo hành sản phẩm 1-2 năm tùy theo sản phẩm và khu
vực.
Dịch vụ đặc biệt đối với các VIC (Very Important Clients): xem trước các
bộ sưu tập, lời mời tham dự đến các buổi tiệc cá nhân với các nhà thiết kế,
CEO…
- Advocacy

Căn cứ mình đưa ra những điểm chạm hơn

Sử dụng influ có phù hợp với nhóm tuổi không, liên hệ

Làm thương hiệu nhiều hơn

Thắc mắc hơn nữa!!!!!!:

Chọn đối tượng phù hợp hơn:

Hồng (nhóm 4): Thành công lớn nhất tình cảm thương hiệu hay doanh số

Shape lại nhân khẩu học: nhóm tuổi

You might also like