You are on page 1of 191

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG HUẾ

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN


AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH LAO ĐỘNG
(NHÓM 1)

Huế - năm 2022


MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................iii


CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. iii
CHUYÊN ĐỀ 1. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO
ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG ...................................................................................... 1
1.1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
....................................................................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 1
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất, nội dung của công tác ATLĐ, VSLĐ ........... 1
1.1.3. Khái quát về công tác ATLĐ, VSLĐ ở Việt Nam ....................................... 7
1.1.4. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ; hệ
thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật ATLĐ, VSLĐ ................................................. 9
1.2. Hệ thống các tiêu chuẩn quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật ATLĐ, VSLĐ ........... 12
1.2.1. Tiêu chuẩn ATLĐ ..................................................................................... 13
1.2.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ, VSLĐ ......................................... 14
1.3. Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ ATLĐ, VSLĐ .................... 16
1.3.1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ....................................................... 16
1.3.2. Chính sách đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ........................................... 21
1.3.3. Chế độ khám sức khỏe .............................................................................. 22
1.3.4. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và danh mục bệnh nghề nghiệp ........ 23
1.3.5. Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân ........................................... 24
1.3.6. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật .............................................................. 25
1.3.7. Chế độ bồi thường và trợ cấp đối với NLĐ bị TNLĐ BNN ...................... 27
CHUYÊN ĐỀ 2. NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ... 32
2.1. Tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao
động ............................................................................................................................. 32
2.1.1. Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về ATLĐ, VSLĐ ................... 32
2.1.2. Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động ........................................................ 40
2.1.3. Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác ATLĐ, VSLĐ của
sơ sở ........................................................................................................................ 40
2.1.4. Tuyên truyền huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện ATLĐ,
VSLĐ ....................................................................................................................... 42
2.1.5. Thực hiện chính sách chế độ ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động ........ 45
2.1.6. Kiểm tra ATLĐ, VSLĐ .............................................................................. 54
2.1.7. Thực hiện quy định về đăng ký, kiểm định máy móc thiết bị vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ .................................................................................. 56
2.1.8. Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ TNLĐ, BNN . 56
2.1.9. Thực hiện thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết công tác ATLĐ, VSLĐ ...... 58
2.1.10. Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về
ATLĐ, VSLĐ ........................................................................................................... 59
2.1.11. Quy định về phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ
................................................................................................................................. 60
2.2. Các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa ....................................... 60
2.2.1. Các yếu tố nguy hiểm, có hại cho sản xuất .............................................. 60
2.2.2. Đánh giá các nguy cơ trong sản xuất ....................................................... 67
2.2.3. Biện pháp phòng ngừa.............................................................................. 81
2.3. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động ......................................................... 88
2.3.1. Các biện pháp kỹ thuật ATLĐ, phòng chống cháy nổ .............................. 88
2.3.2. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn................................................ 89
2.3.3. Biện pháp phòng chống cháy nổ .............................................................. 91
2.3.4. Các biện pháp kỹ thuật VSLĐ, phòng chống độc hại cải thiện điều kiện làm
việc .......................................................................................................................... 93
2.3.5. Các biện pháp an toàn khi sử dụng thiết bị áp lực ................................. 117
2.3.6. Các biện pháp an toàn khi sử dụng thiết bị nâng, thang máy ................ 124
2.3.7. Kỹ thuật an toàn điện ............................................................................. 131
2.3.8. Kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng .............................................. 145
2.3.9. An toàn trong sử dụng, vận chuyển và bảo quản hóa chất .................... 164
2.3.10. Phương pháp triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra ATLĐ, VSLĐ tại cơ
sở ........................................................................................................................... 167
2.3.11. Nghiệp vụ khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo TNLĐ, BNN ......... 175
2.4. Văn hóa an toàn trong sản xuất kinh doanh ..................................................... 177
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 180
-i-

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

ATLĐ: An toàn lao động


BHLĐ: Bảo hộ lao động
BGTVT: Bộ Giao thông vận tải
BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
BNN: Bệnh nghề nghiệp
BXD: Bộ Xây dựng
BYT: Bộ Y tế
KSK: Khám sức khỏe
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
PCCN: Phòng chống cháy nổ
PTBVCN: Phương tiện bảo vệ cá nhân
VSLĐ: Vệ sinh lao động
- ii -

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Một số Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, VSLĐ ................... 14
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn vi khí hậu cho phép trong các cơ sở sản xuất ................................. 63
Bảng 2.2. Đặc trưng cảm giác của con người chịu tác dụng rung động chung với biên bộ
1mm ................................................................................................................................. 102
Bảng 2.3. Tác động của trị số dòng điện lên cơ thể người .............................................. 133
Bảng 2.4. Thời gian tiếp xúc cho phép với các trị số điện áp khác nhau ........................ 134
- iii -

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống pháp luật về ATLĐ, VSLĐ ........................................................ 8


Hình 2.1. Các giải pháp kỹ thuật chống rung động ......................................................... 104
Hình 2.2. Một số dạng bình chịu áp lực ......................................................................... 119
Hình 2.3. Cần trục tháp .................................................................................................... 125
Hình 2.4. Cổng trục ......................................................................................................... 125
Hình 2.5. Cần trục bánh xích ........................................................................................... 125
Hình 2.6. Cần trục bánh lốp............................................................................................. 125
Hình 2.7. Vận thăng chở người ....................................................................................... 126
Hình 2.8. Vận thăng chở hàng ......................................................................................... 126
Hình 2.9. Bảo vệ nối đất trong mạng điện hai dây .......................................................... 138
Hình 2.10. Bảo vệ nối dây trung tính .............................................................................. 139
Hình 2.11. Phạm vi bảo vệ của một kim thu sét .............................................................. 141
Hình 2.12. Cắt nguồn điện ra khỏi người bị nạn bằng dụng cụ cách điện ...................... 143
Hình 2.13. Cắt nguồn điện ra khỏi người bị nạn bằng cầu dao ....................................... 143
Hình 2.14. Máy trộn bê tông quá cũ nhưng vẫn được sử dụng ....................................... 147
Hình 2.15. Ô tô quá cũ nhưng vẫn được sử dụng ............................................................ 147
Hình 2.16. Ô tô chở đất bị nghiêng do nền đất bị lún ..................................................... 148
Hình 2.17. Cần trục bánh lốp bị lật do cẩu quá tải .......................................................... 148
Hình 2.18. Máy nâng hàng bị đổ do phanh gấp .............................................................. 149
Hình 2.19. Cần trục tháp bị gãy tay cần sau cơn bão ...................................................... 149
Hình 2.20. Lưỡi cưa không được bao che và tai nạn lao động đã xảy ra ........................ 149
Hình 2.21. Ô tô đè vào dây điện ...................................................................................... 149
Hình 2.22. Cần trục chạm vào dây điện trong lúc làm .................................................... 150
Hình 2.23. Máy khoan bị hỏng cách điện ........................................................................ 150
Hình 2.24. Dây điện đặt ở vị trí nguy hiểm ..................................................................... 150
Hình 2.25. Dây điện cháy vì quá tải ................................................................................ 150
- iv -

Hình 2.26. Cách xác định bước bện cáp .......................................................................... 152
Hình 2.27. Thiết bị bảo vệ tay người làm việc tại vị trí lưỡi cưa máy ............................ 153
Hình 2.28. Thực hiện khóa máy khi không sử dụng ....................................................... 154
Hình 2.29. Tuyệt đối cấm đứng trên gầu của máy xúc .................................................... 155
Hình 2.30. Ra tín hiệu cho người lái máy xúc ................................................................. 155
Hình 2.31. Các chú ý khi làm việc với máy xúc ở trên dốc ............................................ 156
Hình 2.32. Máy xúc bị đổ vì đi sát miệng hố đào và tại nơi đất không ổn định ............. 157
Hình 2.33. Dây cáp không tốt, có khả năng gây nguy hiểm khi làm việc ....................... 158
Hình 2.34. Móc treo có khóa hãm ................................................................................... 158
Hình 2.35. Bulông liên kết phần thân cần trục với móng bị hỏng gây đổ cần trục ......... 159
Hình 2.36. Hệ thống neo cần trục với công trình ............................................................ 160
Hình 2.37. Vật cẩu phải được buộc chắc chắn trong quá trình cẩu ................................. 160
Hình 2.38. Vật liệu sắp rơi khỏi xe trong quá trình vận chuyển ..................................... 161
Hình 2.39. Vật liệu rơi khi xe đang chạy ......................................................................... 162
Hình 2.40. Người ngã khi xe đang chạy .......................................................................... 162
-1-

CHUYÊN ĐỀ 1. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO


ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

1.1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
1.1.1. Khái niệm
An toàn và vệ sinh lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ
chức, hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động,
ngăn ngừa tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN), bảo đảm an toàn, bảo
vệ sức khỏe cho người lao động.
Hoạt động ATLĐ, VSLĐ luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất và công tác
của con người. Sự phát triển của công tác này phụ thuộc vào nền kinh tế, trình độ khoa
học, công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi nước. ATLĐ, VSLĐ là một yêu cầu
tất yếu khách quan để bảo vệ người lao động (NLĐ), yếu tố chủ yếu và năng động nhất
của lực lượng sản xuất.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất, nội dung của công tác ATLĐ, VSLĐ
1.1.2.1. Mục đích của công tác ATLĐ, VSLĐ
Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu
không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn
thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử
vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn,
vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao
động.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác ATLĐ, VSLĐ, coi đây là một
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không
để xảy ra tai nạn trong lao động.
- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc
các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao
động.
1.1.2.2. Ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ
a. Ý nghĩa chính trị
-2-

ATLĐ, VSLĐ thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu
của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh,
không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức
lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác ATLĐ, VSLĐ làm
tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động,
biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước,
vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng.
Ngược lại, nếu công tác ATLĐ, VSLĐ không tốt, điều kiện lao động không được
cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của
chế độ, uy tín của doanh nghiệp.
b. Ý nghĩa xã hội
ATLĐ, VSLĐ là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động. ATLĐ, VSLĐ
là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là
nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng
mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo
hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và
phát triển.
ATLĐ, VSLĐ đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe
mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, tự nhiên
và khoa học kỹ thuật.
Khi tai nạn lao động không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những
tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã
hội.
c. Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt công tác ATLĐ, VSLĐ sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao
động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an
tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng
suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản
xuất. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động.
Chi phí bồi thường tai nạn là rất lớn đồng thời kéo theo chi phí lớn cho sửa chữa
máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu...
Tóm lại an toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động, là điều kiện
-3-

đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2.3. Tính chất công tác ATLĐ, VSLĐ
a.Tính pháp luật
Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về ATLĐ,
VSLĐ đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật về ATLĐ, VSLĐ được nghiên
cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ
chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động
phải có tránh nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện.
b. Tính khoa học - kỹ thuật
Mọi hoạt động trong công tác ATLĐ, VSLĐ từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động,
phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến ATLĐ, VSLĐ
cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải
vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên
ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành.
Ví dụ: Muốn chống tiếng ồn phải có kiến thức về âm học, muốn cải thiện điều kiện
lao động, nặng nhọc và vệ sinh trong một số ngành nghề phải hiểu và giải quyết nhiều vấn
đề tổng hợp phức tạp liên quan đến kiến thức khoa học nhiều lĩnh vực như thông gió,
chiếu sáng, cơ khí hóa, tâm sinh lý học lao động... đồng thời với nền sản xuất công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, người lao động phải có kiến thức chuyên môn kỹ thuật để sản xuất,
muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệ được tính mạng, sức khỏe, an toàn cho bản thân, thì
phải hiểu biết kỹ về công tác ATLĐ, VSLĐ. Như vậy công tác ATLĐ, VSLĐ phải đi
trước một bước.
c. Tính quần chúng
Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt:
Một là, ATLĐ, VSLĐ liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là người
vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát hiện
được những thiếu sót trong công tác ATLĐ, VSLĐ, đóng góp xây dựng các biện pháp
ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm ATLĐ, VSLĐ.
Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về ATLĐ, VSLĐ có đầy
đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến người
lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác ATLĐ,
VSLĐ cũng không thể đạt được kết quả mong muốn.
1.1.2.4. Nội dung ATLĐ, VSLĐ
-4-

Công tác ATLĐ, VSLĐ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Kỹ thuật an toàn.
- Vệ sinh an toàn.
Các chính sách, chế độ ATLĐ, VSLĐ:
a. Kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao
động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản
xuất đối với người lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ
các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc
an toàn thích ứng.
Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn, các
văn bản khác về lĩnh vực an toàn.
Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau:
- Xác định vùng nguy hiểm.
- Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn.
- Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết
bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân.
b. Vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động.
Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh
và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu
chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện
pháp vệ sinh lao động.
Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:
- Xác định khoảng cách về vệ sinh
- Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe
- Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.
- Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống bụi,
-5-

chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện
từ trường, ...
Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại,
thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
cho phép.
c. Chính sách, chế độ ATLĐ, VSLĐ
Các chính sách, chế độ ATLĐ, VSLĐ chủ yếu bao gồm: Các biện pháp kinh tế xã
hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác ATLĐ, VSLĐ. Các chính sách, chế độ
ATLĐ, VSLĐ nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện
pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy
làm công tác ATLĐ, VSLĐ, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện, chế độ thanh tra,
kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động, ...
Những nội dung của công tác ATLĐ, VSLĐ nêu trên là rất lớn, bao gồm nhiều công
việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, hiểu được nội dung của công tác ATLĐ,
VSLĐ sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức thực hiện
công tác ATLĐ, VSLĐ đạt kết quả tốt nhất.
d. Một số nội dung cụ thể của công tác ATLĐ, VSLĐ
- Nội dung khoa học kỹ thuật ATLĐ, VSLĐ
Kỹ thuật an toàn:
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, kỹ thuật nhằm
bảo vệ người lao động khỏi những tác động của những yếu tố nguy hiểm có hại. Để đạt
được điều đó, kỹ thuật an toàn yêu cầu đi sâu nghiên cứu, đánh giá tình trạng an toàn, sử
dụng các thiết bị, cơ cấu an toàn để bảo vệ con người khi làm việc. Việc áp dụng các thành
tựu mới của tự động hóa, điều khiển để thay thế các thao tác, cách ly con người khỏi
những nguy hiểm, độc hại là một phương hướng hết sức quan trọng của kỹ thuật an toàn.
Việc chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại ngay từ đầu trong giai đoạn thiết kế,
thi công các công trình, thiết bị máy móc là phương hướng mới, tích cực thực hiện việc
chuyển từ kỹ thuật an toàn sang an toàn kỹ thuật.
Y học lao động:
Khoa học y học lao động có nhiệm vụ đi sâu khảo sát, đánh giá các yếu tố nguy
hiểm, có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, công tác, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng
tới cơ thể người lao động. Từ đó khoa học y học lao động có nhiệm vụ đề ra các tiêu chuẩn
giới hạn cho phép của các yếu tố có hại, nghiên cứu đề ra các chế độ lao động và nghỉ
-6-

ngơi hợp lý, đề suất các biện pháp y sinh học và các phương hướng cho các giải pháp để
cải thiện điều kiện lao động và đánh giá hiệu quả các giải pháp đó thông qua việc đánh
giá các yếu tố và ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động bằng cách so sánh trước và sau
khi có giải pháp. Khoa học y học lao động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi tình hình sức
khỏe người lao động, đề ra các tiêu chuẩn và thực hiện khám tuyển, khám định kì phát
hiện sớm bệnh nghề nghiệp, khám và phân loại sức khỏe và đề suất các biện pháp để
phòng ngừa, điều trị các bệnh nghề nghiệp.
Kỹ thuật vệ sinh:
Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh như thông gió, chống nóng, điều hòa không
khí, chống bụi, hơi khí độc, chống ồn, rung động… là những lĩnh vực khoa học chuyên
ngành đi sâu nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố
có hại trong sản xuất, nhằm xử lí, cải thiện môi trường lao động trong sạch và tiện nghi
hơn, nhờ đó người lao động làm việc dễ chịu, thoải mái và có năng suất lao động cao hơn,
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng giảm đi. Mỗi một giải pháp kỹ thuật vệ sinh,
chống ô nhiễm, cải thiện bảo vệ môi trường xung quanh cũng sẽ góp phần vào việc chống
ô nhiễm, cải thiện bảo vệ môi trường toàn cầu. Bởi vậy, ATLĐ, VSLĐ và bảo vệ môi
trường thực sự là hai khâu của quá trình, gắn bó mật thiết với nhau.
Phương tiện bảo vệ cá nhân:
Lĩnh vực phương tiện bảo vệ cá nhân có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo
những phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc tập thể người lao động để sử dụng trong sản xuất
nhằm chống lại ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất khi mà
các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn không giải quết được triệt để.
Ngày nay, trong rất nhiều ngành sản xuất, nhiều loại phương tiện bảo vệ cá nhân
(mặt nạ lọc hơi khí độc, các loại kính bảo vệ mắt chống bức xạ có hại, quần áo chống
độc…) là những phương tiện thiết yếu được coi là những công cụ không thể thiếu trong
quá trình lao động.
Khoa học về Ecgonomi:
Là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa người và thiết bị, máy móc, môi
trường để sao cho con người làm việc trong điều kiện tiện nghi và thuận lợi hơn. Việc áp
dụng các thành tựu về Ecgonomi để nghiên cứu, đánh giá thiết bị, công cụ lao động, chỗ
làm việc đã cải thiện rõ rệt điều kiện lao động tăng các yếu tố thuận lợi, tiện nghi và an
toàn trong lao động, giảm nặng nhọc, TNLĐ, BNN cho người lao động.
- Nội dung xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy
định về ATLĐ, VSLĐ và tổ chức quản lý của nhà nước về ATLĐ, VSLĐ:
-7-

Các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về ATLĐ, VSLĐ là
sự thể hiện cụ thể đường lối, quan điểm chính sách của Đảng, nhà nước về ATLĐ, VSLĐ.
Các văn bản này được xây dựng để điều chỉnh các mối quan hệ, xác định trách nhiệm của
nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, người quản lý và NSDLĐ cũng như người lao động
trong lĩnh vực ATLĐ, VSLĐ, đề ra các chuẩn mực những quy định buộc mọi người phải
nhận thức và nghiêm chỉnh thực hiện.
Về quản lý nhà nước trong công tác ATLĐ, VSLĐ có thể nêu lên những nội dung
chủ yếu sau đây:
Nhà nước chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng và cho ban hành các văn bản pháp luật,
chế độ chính sách, hướng dẫn quy định về ATLĐ, VSLĐ.
Với sự tham gia của các ngành, các cấp và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, nhà
nước chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình quốc gia về ATLĐ, VSLĐ và đưa
vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước.
Thông qua các hệ thống thanh tra về an toàn lao động và thanh tra vệ sinh lao động,
nhà nước tiến hành các hoạt động thanh tra, xem xét khen thưởng và xử lý các vi phạm
về ATLĐ, VSLĐ.
- Nội dung giáo dục huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ và tổ chức vận động quần chúng
làm tốt công tác ATLĐ, VSLĐ:
Bằng mọi hình thức tuyên truyền giáo dục, huấn luyện cho người lao động thành
thạo các yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, nhận thức được sự cần thiết phải đảm
bảo an toàn, nâng cao hiểu biết về ATLĐ, VSLĐ.
Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật bảo đảm các quy định an toàn, chống làm bừa
làm ẩu.
Vận động quần chúng phát huy sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, tự cải thiện điều kiện
làm việc.
Tổ chức tốt hoạt động tự kiểm tra ATLĐ, VSLĐ tại chỗ làm việc, từng cơ sở sản
xuất, đơn vị công tác, xây dựng và củng cố mạng lưới An toàn vệ sinh viên.
Để làm tốt nội dung này, tổ chức Công đoàn Việt Nam với vị trí và chức năng của
mình đóng vai trò rất quan trọng. Tổ chức Công đoàn là người tổ chức, quản lý và chỉ đạo
phong trào quần chúng làm công tác ATLĐ, VSLĐ.
1.1.3. Khái quát về công tác ATLĐ, VSLĐ ở Việt Nam
1.1.3.1. Luật pháp về ATLĐ, VSLĐ ở Việt Nam
-8-

Hệ thống luật pháp về ATLĐ, VSLĐ ở Việt Nam gồm có:


- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Bộ luật lao động và các luật khác có liên quan.
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP [3]. , Nghị định 140/2018/NĐ-CP của Chính Phủ và
các nghị định khác liên quan.
- Các thông tư, chỉ thị, quyết định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật.
Có thể minh họa hệ thống luật pháp chế độ chính sách ATLĐ, VSLĐ của Việt Nam
như Hình 1.1.

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống pháp luật về ATLĐ, VSLĐ


1.1.3.2. Phạm vi đối tượng của công tác ATLĐ, VSLĐ
a.Người lao động

Là những người làm việc, kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc được làm trong
điều kiện an toàn, vệ sinh, không bị tai nạn lao động, không bị bệnh nghề nghiệp; không
phân biệt người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước hay trong các thành
phần kinh tế khác; không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài.
b.Người sử dụng lao động

- Các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch
vụ thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân có sử dụng lao động để tiến hành các
hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị xí nghiệp, sản xuất kinh
-9-

doanh, dịch vụ các sơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân
dân, các doanh nghiệp thuộc lực lượng Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, các cơ
quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt
Nam.
 có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về ATLĐ, VSLĐ trong đơn vị mình.
1.1.4. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ; hệ
thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật ATLĐ, VSLĐ
Các văn bản Luật, Pháp lệnh liên quan đến ATLĐ, VSLĐ

- Bộ luật Lao động.


- Luật Bảo hiểm xã hội.
- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Luật Phòng cháy, chữa cháy.
- Luật Bảo vệ môi trường.
- Luật Chuyển giao công nghệ nước ngoại vào Việt Nam.
- Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính…
* Tóm lược một số văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến công tác
ATLĐ, VSLĐ:
a. Bộ Luật Lao động năm 2019

(Luật số: 45/2019/QH14, ngày 20 tháng 11 năm 2019)


Bộ Luật lao động gồm 17 chương 220 điều, điều chỉnh các lĩnh vực như: Việc làm;
Hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi,…
Lĩnh vực ATLĐ, VSLĐ, an toàn lao động, vệ sinh lao động điều chỉnh chủ yếu ở 2 phần:
Chương VII: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Mục 1: Thời giờ làm việc, bao gồm:
Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường.
Điều 106. Giờ làm việc ban đêm.
Điều 107. Làm thêm giờ.
Điều 108. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt.
Mục 2: Thời giờ nghỉ ngơi, bao gồm
Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc.
Điều 110. Nghỉ chuyển ca.
Điều 111. Nghỉ hằng tuần.
Điều 112. Nghỉ lễ, tết.
- 10 -

Điều 113. Ngày hằng năm.


Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc.
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
Mục 3: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính
chất đặc biệt
Điều 116. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính
chất đặc biệt.
Chương VIII. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Chương IX. ATLĐ, VSLĐ
Điều 132. Tuân thủ pháp luật về an toàn, VSLĐ.
Điều 133. Chương trình AT, VSLĐ.
Điều 134. Đảm bảo AT, VSLĐ tại nơi làm việc.
Ngoài ra ở một số điều khác ở một số chương khác cũng điều chỉnh liên quan đến
ATLĐ, VSLĐ, ATLĐ, VSLĐ như: thời giời làm việc nghỉ ngơi của lao động nữ, lao động
vị thành niên, chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở chương Bảo hiểm xã
hội.
b. Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư
của Bộ, Liên bộ

Chính phủ ban hành các Nghị định và Thủ tướng của Chính phủ ban hành các Quyết
định để hướng dẫn cụ thể các quy định của Luật, Pháp lệnh. Các văn bản chủ yếu, hiện
hành do Chính phủ ban hành cụ thể là:
- Nghị định số: 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ
lao động.
CHƯƠNG VII. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Điều 58: Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
Điều 59: Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ.
Điều 60: Giới hạn số giờ làm thêm.
Điều 61. Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong
năm.
Điều 62. Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một
năm.
Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca.
Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc.
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của
- 11 -

người lao động.


Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt.
Điều 67. Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng
năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác.
Điều 68. Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi.
- Nghị định số: 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số
điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động,
huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
- Nghị định số: 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các
nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 Quy định xử phạt hành
chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động; Bảo hiểm xã hội. (44 Điều)
- Chỉ thị Số 10/2008/CT-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc
tăng cường thực hiện công tác ATLĐ, VSLĐ, an toàn lao động”
Thủ tướng chỉ thị 19 nội dung. Trong đó:
“3. Bộ Xây dựng chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác ATLĐ, VSLĐ, ATLĐ đối
với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp…; đặc biệt là các công trình có người lao
động làm việc trên cao; các đơn vị khai thác vật liệu xây dựng; các loại máy, thiết bị phục
vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ trong các công trình xây dựng, khai thác và
sản xuất vật liệu xây dựng của ngành”
“14. UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật lao động về ATLĐ, VSLĐ, ATLĐ của các cơ sở sản xuất trên địa bàn địa phương…;
Kiên quyết xử phạt những hành vi vi phạm quy định về ATLĐ, VSLĐ; kịp thời đình chỉ
hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đình chỉ quyền sử dụng giấy phép hoặc thu hồi
chứng chỉ hành nghề của cơ sở vi phạm quy định về ATLĐ, VSLĐ có nguy cơ gây TNLĐ,
BNN và an toàn về cháy nổ”
- Các Bộ và Liên Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc ủy quyền của Chính phủ các
Thông tư, Quyết định hướng dẫn chi tiết thực hiện các quy định của Quốc hội hoặc của
Chính phủ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý
nhà nước về lao động đã ban hành các Thông tư, Quyết định hoặc phối hợp với các Bộ,
ngành có liên quan ban bành các Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính
sách về ATLĐ, VSLĐ, ATLĐ, VSLĐ.
Các Thông tư hướng dẫn và quy định về những lĩnh vực sau:
- 12 -

- Các Thông tư hướng dẫn về chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Thông tư Liên tịch Số 01/2011/TTLT- BLĐTBXH- BYT Hướng dẫn về việc tổ
chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao đông trong cơ sở lao động.
- Các Thông tư hướng dẫn về điều kiện lao động có hại, các công việc không được
sử dụng lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động dưới 15 tuổi.
- Thông tư Số 04/2014/TT- BLĐTBXH (12/2/2014) Hướng dẫn thực hiện chế độ
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29
tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh
mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu
tố nguy hiểm, độc hại.
- Thông tư Số 32/2011/TT- BLĐTBXH (14/11/2011) Thực hiện kiểm định kỹ thuật
ATLĐ các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
- Thông tư Số 31/2018/TT-BLĐTBXH (26/12/2018) quy định chi tiết hoạt động
huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
- Thông tư Số 06/2020/TT-BLĐTBXH (20/8/2020) Ban hành Danh mục công việc
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Thông tư Số 36/2019/TT-BLĐTBXH (30/12/2019) Ban hành Danh mục các loại
máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Thông tư Số 19/2011/ TT- BYT (ngày 06/6/2011) Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao
động, sức khỏe người lao động và BNN.
- Thông tư Số 14/2013/TT- BYT (06/5/2013) Hướng dẫn khám sức khỏe
- Thông tư LT Số 25/2013/TTLT- BLĐTBXH- BYT (18/10/2013) Hướng dẫn về
chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc có yếu tố độc hại.
- Thông tư Số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH- BYT (21/5/2012) Hướng dẫn thực hiện
khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.
- Ban hành 8 Quyết định về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm.
- Thông tư Số 10/2003/TT- BLĐTBXH (18/4/2003) Hướng dẫn chế độ bồi thường
và trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Các Quyết định ban hành 28 bệnh Nghề nghiệp được bảo hiểm.
- Thông tư Liên tịch số 01/2007/ TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC (12/01/2007)
Hướng dẫn phối hợp trong việc giải quyết các tụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao
động khác có dấu hiệu là tội phạm, …
- Thông tư số 22/2010/TT - BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của BXD Quy định
về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình.
1.2. Hệ thống các tiêu chuẩn quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật ATLĐ, VSLĐ
- 13 -

1.2.1. Tiêu chuẩn ATLĐ


1.2.1.1. Ban hành Tiêu chuẩn an toàn lao động

Do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất
lượng đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ ban hành.
1.2.1.2. Giới thiệu khái quát các nhóm Tiêu chuẩn an toàn lao động

Tiêu chuẩn an toàn lao động được chia theo nhóm cụ thể như:
- Các tiêu chuẩn cơ bản
- Bảo vệ phòng chống điện giật
- Các tiêu chuẩn về yêu cầu chung về AT
- Bảo vệ phòng chống áp lực thừa
- An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp
- Bảo vệ phòng chống phóng xạ
- An toàn máy móc
- Quần áo và thiết bị bảo vệ
- Bảo vệ chống cháy và nổ, …
Tiêu chuẩn an toàn lao động được biên soạn dưới dạng Quy phạm kỹ thuật an toàn
trong ngành nghề, lĩnh vực, công việc, cơ sở sản xuất như:
- TCVN 5308 - 91 Quy phạm kỹ thuật an toàn (KTAT) trong xây dựng
- TCVN 5178:2004 Quy phạm KTAT trong khai thác và chế biến đá lộ thiên
- TCVN 3147- 90 Quy phạm KTAT trong công tác xếp dỡ. Yêu cầu chung
- TCVN 4397- 87 Quy phạm an toàn bức xạ ion hóa, …
Tiêu chuẩn an toàn lao động được soạn thảo dưới dạng “Yêu cầu về an toàn” hoặc
“Yêu cầu chung về an toàn” hoặc “Yêu cầu riêng về an toàn”cho từng loại máy, thiết bị
hoặc từng loại công tác cụ thể như:
- TCVN 5585:1991 Công tác lặn. Yêu cầu chung.
- TCVN 3148 - 79 Băng tải. Yêu cầu chung.
- TCVN 4163 - 85 Máy điện cầm tay. Yêu cầu an toàn chung.
- TCVN 7549 - Cần trục. Sử dụng an toàn. Phần 1: Yêu cầu chung.
- TCVN 5180 - 90 Pa lăng điện. Yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN 5185- 90 Máy cắt kim loại. Yêu cầu riêng về an toàn đối với kết cấu máy
tiện.
Có nhiều Tiêu chuẩn ngành nhưng được áp dụng chung trong các ngành kinh tế quốc
dân, như:
- 14 -

- 10TCN 092 - 88 Quy phạm ATLĐ trong việc sử dụng máy nông nghiệp.
- 20TCN 46 - 84 Chống sét cho các công trình xây dựng.
- 52TCN 349 - 88 Thợ lặn. Tiêu chuẩn sức khỏe.
- 22TCN 193 - 78 Lái xe ô tô. Yêu cầu sức khỏe.
- TCN 14.06.2000 Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch.
1.2.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ, VSLĐ

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ, VSLĐ: Khoản 1- Điều 136. BLLĐ
quy định:
“Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương xây dựng, ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về ATLĐ, VSLĐ”.
- Nội dung của Quy chuẩn kỹ thuật: Quy định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và
yêu cầu quản lý
- Thể thức ban hành: Thông tư
Quy chuẩn Việt Nam áp dụng trong toàn quốc, Quy chuẩn địa phương áp dụng tại
địa phương
- Thực hiện Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Khoản 2- Điều 136. BLLĐ
quy định:
(“Người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật địa phương về ATLĐ, VSLĐ để xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo
đảm ATLĐ, VSLĐ phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc”.
Một số Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, VSLĐ được trình bày ở
Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, VSLĐ
Số ký hiệu Ngày Tên Văn bản
QCVN: 27.1.2008 QCKTQG về ATLĐ Nồi hơi và bình áp lực
01/2008/BLĐTBXH
QCVN: 27.11.2008 QCKTQG về ATLĐ đối với thang máy
02/2011/BLĐTBXH điện
QCVN: 29.7.2011 QCKTQG về ATLĐ đối với máy hàn điện
03/2011/BLĐTBXH và công việc hàn điện
QCVN: 18.1.2012 QCKTQG về ATLĐ Khai thác và chế biến
05/2011/BLĐTBXH đá
QCVN: 16/02/2012 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Mũ an
- 15 -

06/2012/BLĐTBXH toàn công nghiệp


QCVN: 30/3/1012 QCKTQG về ATLĐ đối với thiết bị nâng
07/2011/BLĐTBXH
15/6/2011 QCKTQG về ATLĐ trong nhà máy tuyển
QCVN: 02/2011/BCT
khoáng
QCVN: 16/4/2012 QCKTQG về những thiết bị bảo vệ đường
08/2012/BLĐTBXH hô hấp - bộ lọc bụi

QCVN: 24/12.2012 QCKTQG về ATLĐ Đói với những dụng


09/2012//BLĐTBXH cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ

QCVN: 25/10/2012 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao


10/2012//BLĐTBXH động đối với bộ lọc dùng trong mặt nạ và
bán mặt nạ phòng độc.
QCVN: 19/12/2012 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
11/2012//BLĐTBXH động đối với thang cuốn và băng tải chở
người
QCVN: 30/12/2013 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
12/2013//BLĐTBXH động đối với sàn thao tác treo

QCVN: 30/12/2013 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao


13/2013//BLĐTBXH động đối với pa lăng điện

QCVN: 30/12/2013 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao


14/2013//BLĐTBXH động đối với ống cách điện có chứa bọt và
sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc
khi có điện
QCVN: 30/12/2013 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
15/2013//BLĐTBXH động đối với giày hoặc ủng cách điện

QCVN: 30/12/2013 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao


16/2013//BLĐTBXH động đối với máy vận thăng

QCVN: 30/12/2013 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao


17/2013//BLĐTBXH động đối với công việc hàn hơi

QCVN: 30/12/2013 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao


18/2013//BLĐTBXH động đối với thang máy thủy lực

QCVN: 05/9/2014 QCKTQG “An toàn trong xây dựng”


- 16 -

18/2014/ BLĐTBXH
QCVN: 30/12/2014 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
19/2014/BLĐTBXH động đối với hệ thống cáp treo vận chuyển
người
QCVN: 08/12/2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
20/2015/BLĐTBXH động đối với sàn nâng dùng để nâng người
QCVN: 08/12/2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
21/2015/BLĐTBXH động đối với hệ thống lạnh
QCVN: 08/12/2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
22/2015/BLĐTBXH động đối với hệ thống đường ống dẫn khí
đốt cố định bằng kim loại
QCVN: 08/12/2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
25/2015/BLĐTBXH động đối với xe nâng hàng sử dụng động
cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên
QCVN: 28/12/2016 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
26/2016/BLĐTBXH động đối với thang máy điện không buồng
máy
QCVN: 28/12/2016 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
29/2016/BLĐTBXH động đối với cần trục
QCVN: 16/9/2019 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phương tiện
36:2019/BLĐTBXH bảo vệ cá nhân - giày ủng an toàn
QCVN: 18:2021/BXD 21/12/2021 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn
trong thi công xây dựng
Căn cứ yêu cầu của Ban tổ chức lớp tập huấn và điều kiện thực tế, giảng viên có thể
giới thiệu cụ thể, chi tiết một hoặc một số văn bản pháp luật trên.
1.3. Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ ATLĐ, VSLĐ
1.3.1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, cụ
thể:
Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
- 17 -

3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động
cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng
tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật
Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc
được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy
định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện
người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2
và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa
để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó
được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp
khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người
lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham
khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày
khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản
3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng
số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao
- 18 -

động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01
ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày
nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính
tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm
b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Điều 61. Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ
trong một năm
Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3
Điều 107 của Bộ luật Lao động, các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm từ trên
200 giờ đến 300 giờ trong năm:
1. Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh
từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan,
đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
2. Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo
dục nghề nghiệp.
3. Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ
làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
Điều 62. Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong
một năm
1. Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng
lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
a) Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong
một năm;
b) Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ
đến 300 giờ trong một năm.
2. Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện
làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
3. Văn bản thông báo theo Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị
định này.
Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận
- 19 -

nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời
gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay
phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ
liên tục).
3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc
quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo
ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:
a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;
b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều
109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên
trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm
quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động.
2. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc
theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này ít nhất 30 phút, riêng trường
hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.
3. Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng
không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.
4. Ngoài trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị
định này, khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm
việc.
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng
năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động
nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử
dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao
động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật
Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng
ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
- 20 -

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không
quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là
không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy
định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hàng
năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng,
nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc
và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc
riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao
động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì
tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
3. Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc
khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày
nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao
động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh
nghiệp nhà nước.
Điều 67. Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ
hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác
1. Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm theo
khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thoả thuận.
2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng
năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều
114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời
điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm
- 21 -

hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động
là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi
việc, bị mất việc làm.
Điều 68. Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi
1. Ngoài các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao
động, các công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khác
gồm:
a) Các công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh;
b) Các công việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao;
c) Sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm;
d) Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công
trình khí.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính
thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
3. Các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối
với các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao động và
khoản 1 Điều này sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 116. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có
tính chất đặc biệt
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường
sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên
biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật
sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên
tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản
xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực
24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ,
ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật
lao động 2019.
1.3.2. Chính sách đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

- Người lao động phải được khám sức khỏe khi được tuyển dụng. Người sử dụng
- 22 -

lao động không được nhận người không có giấy chứng nhận sức khỏe vào làm việc.
- Đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại thì khám sức khỏe định kỳ ít nhất
6 tháng 1 lần.
- Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm độc hại dễ gây tai nạn lao động
+ Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như thuốc, bông, băng ca,
mặt nạ phòng độc, xe cấp cứu,
+ Có phương án dự phòng xử lý các sự cố có thể xảy ra.
+ Phải tổ chức đội cấp cứu.
+ Đội cấp cứu và người lao động phải được thường xuyên luyện tập.
Đối với các đơn vị nhỏ, người sử dụng lao động tự tổ chức hoặc liên kết với các đơn
vị lân cận, các tổ chức cấp cứu địa phương để giải quyết các sự cố khẩn cấp, nhưng vẫn
phải tổ chức sơ cứu tại chỗ.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm nghề, công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (trừ
những đối tượng làm việc trong các danh nghiệp đặc thù thuộc lực lượng vũ trang và
những người có tính chất đặc biệt theo quy định).
- Trong thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 2 giờ/ ngày tức là làm việc tối đa
6 giờ/ ngày.
- Hàng ngày, trong 6 giờ làm việc là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm, người lao động có ít nhất 30 phút được nghỉ nếu làm việc vào ban ngày, có ít nhất
45 phút được nghỉ nếu làm việc vào ban đêm.
- Trong một ngày làm việc người lao động không được làm thêm quá 3 giờ, trong
tuần thì tổng cộng thời giờ làm thêm không quá được 9 giờ.
- Người lao động được trả đủ lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định.
- Thời gian nghỉ hàng năm của người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm là 14 ngày, NLĐ làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 16
ngày (chưa kể thâm niên, cứ năm năm làm việc được nghỉ thêm 1 ngày).
1.3.3. Chế độ khám sức khỏe

Điều 80, Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện
lao động và quan hệ lao động đã quy định cụ thể chăm sóc sức khỏe đối với lao động
nữ. Ngoài khám sức khỏe định kỳ thì lao động nữ sẽ được khám phụ sản, khám thai và
được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong thời gian hành
kinh thì người lao động nữ có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm
việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Phụ thuộc vào sự thỏa
thuận và nhu cầu của lao động nữ với người sử dụng thì số ngày nghỉ trong thời gian hành
- 23 -

kinh tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng và thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng
do người lao động thông báo với người sử dụng lao động. Ngoài ra, Bộ luật lao động hiện
hành đã quy định nếu như người sử dụng lao động sử dụng từ 1000 lao động nữ trở lên
thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc
1.3.4. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và danh mục bệnh nghề nghiệp

Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định như sau:


“Điều 7. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định
tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.
2. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu
của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề
nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu”.
- Bệnh nghề nghiệp (BNN) là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nhiệp tác động đối với người lao động. Vì vậy NLĐ làm việc ở nơi có nguy cơ mắc BNN
được khám phát hiện BNN.
- Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động
-Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổ
chức đại diện người sử dụng lao động Bao gồm:
+ Bệnh bụi phổi do Silic.
+ Bệnh bụi phổi do Amiăng.
+ Bệnh bụi phổi bong.
+ Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì.
+ Bệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của Benzen.
+ Bệnh nhiếm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân.
+ Bệnh nhiễm độc Mănggan và các chợp chất của Mănggan.
+ Bệnh nhiếm độc TNT (trinitroluen).
+ Bệnh nhiễm tia phóng xạ và tia X.
+ Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
+ Bệnh rung chuyển nghề nghiệp.
+ Bệnh sạm da nghề nghề nghiệp.
+ Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc.
+ Bệnh lao nghề nghiệp.
+ Bệnh viêm gan do virut nghề nghiệp.
+ Bệnh do Leptospira nghề nghiệp.
- 24 -

+ Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất của Asen nghề nghiệp.
+ Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp.
+ Bệnh nhiễm đọc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp.
+ Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
+ Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp.
+ Bệnh hen phế quản nghề nghiệp.
+ Bệnh nhiễm đọc cacbonmonoxit nghề nghiệp.
+ Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.
+ Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
+ Bệnh Cadimi nghề nghiệp.
+ Bệnh nghề nghiệp do rung toàn than.
+ Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
1.3.5. Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Tổng quan về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) được quy định tại thông tư số
04/2014/TT- BLĐTBXH ngày 12 tháng 2 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, bao gồm:
Điều 4. Điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
NLĐ trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc
hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu
2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại.
b) Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối.
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác.
4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động
nguy hiểm dễ gây ra TNLĐ; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng
khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
Điều 5. Nguyên tắc cấp phát PTBVCN
1. NSDLĐ phải thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật AT,VSLĐ
để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể
được, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang bị PTBVCN.
2. NSDLĐ thực hiện việc trang bị PTBVCN cho NLĐ theo danh mục tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư này.
- 25 -

3. NSDLĐ căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ
sở của mình, tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể
người lao động để quyết định thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp
với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.
4. Người sử dụng lao động phải lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân và phải có chữ ký của NLĐ nhận PTBVCN theo mẫu tại Phụ lục 3 ban
hành kèm theo Thông tư này.
5. NLĐ có quyền yêu cầu NSDLĐ bổ sung mới hoặc thay đổi loại PTBVCN quy
định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này cho phù hợp với điều kiện thực tế.
NSDLĐ tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể NLĐ
trước khi quyết định.
6. Người đến thăm quan, học tập thì tùy theo yêu cầu cụ thể, NSDLĐ cấp phát các
PTBVCN cần thiết để sử dụng trong thời gian thăm quan, học tập.
7. Nghiêm cấm NSDLĐ cấp phát tiền thay cho việc cấp phát PTBVCN cho NLĐ
hoặc giao tiền cho NLĐ tự đi mua.
Điều 6. Nguyên tắc sử dụng PTBVCN
1. NSDLĐ phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các PTBVCN
thích hợp và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
2. Các PTBVCN chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động
(hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách trước
khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử
dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.
3. Người được trang bị PTBVCN phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định
trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu
hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. NLĐ không phải trả tiền về việc sử dụng PTBVCN. NSDLĐ có trách nhiệm trang
bị lại cho người lao động PTBVCN khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng.
1.3.6. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

Thông tư LT Số 25/2013/TTLT- BLĐTBXH- BYT ngày 18 tháng 10 năm 2013


hướng dẫn về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc có yếu tố độc hại,
quy định:
Nguyên tắc bồi dưỡng bằng hiện vật:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với
người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
2. Thông tư này áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động, học sinh,
- 26 -

sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc
trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã sau:
- Các cơ quan hnàh chính; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang (bao hồm cả lực
lượng làm công tác cơ yếu).
- Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ
chức xã hội khác.
- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Hợp tác xã.
- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở đống trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã trên sau đây gọi chung là người sử
dụng lao động.
Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng
1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều
kiện sau:
- Làm các nghề, công việc thuọc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại nguy hiểm do Bộ lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành.
- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất môt trong các yếu tố nguy
hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực
tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nghiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện
bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau
đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).
2. Mức bồi dưỡng:
Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền
lương ứng theo các mức sau:
- Mức 1: 10.000 đồng.
- Mức 2: 15.000 đồng.
- Mức 3: 20.000 đồng.
- Mức 4: 25.000 đồng.
Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ
tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật
- 27 -

1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc,
đảm bảo thuận tiện và vệ sinh.
2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá
tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
3. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập
trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động
phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo
quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có
ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người
lao động.
4. Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từng lao động được xác định như sau:
- Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của
Thông tư này, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm
việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình
thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật
được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.
- Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện
vật ở mức 1 (10.00 đồng) đối với người lao động làm các công việc không thuộc danh
mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi
trường lao động có ít nhất một trong ác yếu tố nguy hiểm, độc hại, không đạt tiêu chuẩn
vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
5. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường
xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế,
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của Pháp
luật về thế thu nhập doanh nghiệp, riêng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực
tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
6. Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc biệt thì được hưởng chế độ
ăn định lượng theo quy định của Chính phủ sẽ không được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng
hiện vật theo quy định của Thông tư này.
1.3.7. Chế độ bồi thường và trợ cấp đối với NLĐ bị TNLĐ BNN

Thông tư số 10/2003/TT- BLĐTBXH ngày 14 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn việc
thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động bệnh nghề
nghiệp.
1.3.7.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- 28 -

- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức kể cả người hợp đồng làm việc trong gia đình.
- Cán bộ công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức.
- Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong
các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Người lao động quy định tại điểm 1, điểm 2, điểm 3 mục này bao gồm cả người
học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cũng thuộc đối tượng
thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1.3.7.2. Chế độ bồi thường, trợ cấp

a. Chế độ bồi thường


Tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở
lên hoặc bị chết thì được bồi thường.
Điều kiện để Người lao động được hưởng bồi thường:
- Đối với tai nạn lao động:
Người lao động bị tai nạn lao động nếu nguyên nhân do lỗi của người sử dụng lao
động theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động.
- Đối với bệnh nghề nghiệp:
Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo quy định, được bồi thường theo kết luận
của Biên bản kết luận của cơ quan Pháp y hoặc của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm
quyền trong các trường hợp:
Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công tác
khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu.
Thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế)
để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.
- Mức bồi thường:
+ Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người lao động
bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người bị suy
giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% sau đó nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 10%
đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu
có)
b. Chế độ trợ cấp
- Người lao động bị tai nạn lao động trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:
Tai nạn lao động do lỗi trực tiếp của người lao động theo kết luận của Biên bản điều
- 29 -

tra tai nạn lao động;


Những trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động
Việc trợ cấp được thực hiện từng lần, tai nạn lao động lần nào thực hiện trợ cấp lần
đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
- Mức trợ cấp:
Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp tiền lương (nếu có) đối với người lao
động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động
Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương và phụ cấp tiền lương (nếu có) đối với người bị suy
giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%. Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10%
đến dới 81% thì theo công thức dưới đây hoặc tra bảng tính mức bồi thường, trợ cấp theo
tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% đến tử vong (phụ lục 2- TT)
1.3.7.3. Do chế độ bảo hiểm xã hội trợ cấp

Luật BHXH số: 58/2014/QH13 có hiệu lực thi hành ngày 01/ 01/ 2016- Chương III:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc- Mục 3: chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 42. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy
định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu
của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và
tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều
này.
Điều 44. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau
đây:
1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
- 30 -

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều
này.
Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám
định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
Điều 46. Trợ cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng
trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó
cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản
trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính
bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng
tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Điều 47. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ
cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở,
sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng
thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống
được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3%
- 31 -

mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Điều 48. Thời điểm hưởng trợ cấp
1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các Điều 46, 47 và 50 của Luật này được
tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.
2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định
lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng
có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Điều 49. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức
năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh
hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
Điều 50. Trợ cấp phục vụ
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống
hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy
định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức
lương cơ sở.
Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị
chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân
được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
Điều 52. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh
tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi
sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ
tại cơ sở tập trung.
- 32 -

CHUYÊN ĐỀ 2. NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

2.1. Tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động
2.1.1. Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về ATLĐ, VSLĐ

Theo Thông tư Liên tịch Số 01/2011/TTLT- LĐTBXH- BYT ngày 10 tháng 1


năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế quy định cơ sở sử dụng
lao động phải thành lập bộ máy và phân định trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận trực
thuộc như sau:
Điều 4. Tổ chức bộ phận an toàn - vệ sinh lao động
1. Cơ sở lao động phải thành lập bộ phận an toàn - vệ sinh lao động theo quy định
tối thiểu sau:
a) Cơ sở có tổng số lao động trực tiếp dưới 300 người phải bố trí ít nhất 01 cán bộ
an toàn - vệ sinh lao động làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
b) Cơ sở có số lao động trực tiếp từ 300 đến 1.000 người phải bố trí ít nhất 01 cán
bộ an toàn - vệ sinh lao động làm việc theo chế độ chuyên trách.
c) Cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người phải thành lập Phòng
hoặc Ban an toàn - vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu 2 cán bộ chuyên trách an toàn -
vệ sinh lao động.
2. Cán bộ an toàn - vệ sinh lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật phòng, chống cháy nổ,
kỹ thuật môi trường, vệ sinh lao động
b) Có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ của cơ
sở.
3. Trường hợp cơ sở lao động không thành lập được bộ phận an toàn - vệ sinh lao
động đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì phải có hợp đồng với tổ
chức có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ về an toàn - vệ sinh lao động quy định tại
khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Điều 5. Chức năng và nhiệm vụ bộ phận an toàn - vệ sinh lao động
1. Chức năng:
Bộ phận an toàn - vệ sinh lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho người sử
dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt
động an toàn - vệ sinh lao động.
2. Nhiệm vụ:
a) Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ sở lao động tiến hành các công
việc sau:
- 33 -

- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao
động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động.
- Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn -vệ sinh lao động.
- Xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động hằng năm và đôn đốc, giám sát việc
thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn -
vệ sinh lao động của Nhà nước, của cơ sở lao động trong phạm vi cơ sở lao động.
- Tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động.
- Kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động theo định kỳ ít nhất 1 tháng/1 lần các bộ
phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Kiểm tra môi trường lao động, an toàn thực phẩm (nếu đơn vị tổ chức bữa ăn công
nghiệp); theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất với
người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động.
b) Đề xuất, tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao
động trong phạm vi cơ sở lao động theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
c) Đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục các tồn tại về an toàn -
vệ sinh lao động.
Điều 6. Quyền hạn của bộ phận an toàn - vệ sinh lao động
1. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể
quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các
nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, đồng
thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này.
2. Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử
dụng.
3. Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theo quy
định pháp luật hiện hành.
4. Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh
doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động.
5. Tham gia góp ý về lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động tại các cuộc họp xây dựng
kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm
thu, trong việc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị.
6. Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết các đề xuất, kiến nghị
của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động.
7. Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen thưởng,
xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác ATLĐ, VSLĐ, an toàn - vệ sinh lao
- 34 -

động.
Điều 7. Tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở
1. Cơ sở lao động phải bố trí thành lập bộ phận y tế tại cơ sở theo quy định tối thiểu
sau:
a) Cơ sở sử dụng số lao động trực tiếp từ 500 đến 1.000 người thì phải có ít nhất 01
nhân viên y tế có trình độ trung học chuyên ngành y.
b) Cơ sở có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người cùng làm việc trên địa bàn
thì phải tổ chức trạm y tế hoặc phòng hoặc ban y tế có ít nhất 01 y sĩ hoặc 01 bác sỹ đa
khoa.
2. Trường hợp cơ sở lao động không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại
khoản 1 Điều này hoặc là cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp dưới 500 người thì
phải có hợp đồng chăm sóc sức khỏe với một trong các cơ quan y tế địa phương dưới đây:
a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
b) Phòng khám đa khoa khu vực.
c) Bệnh viện huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) hoặc trung
tâm y tế huyện.
Điều 8. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận y tế
1. Chức năng: Bộ phận y tế có chức năng tham mưu, giúp việc cho người sử dụng
lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động.
2. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở lao động và
sơ cứu, cấp cứu các trường hợp tai nạn lao động.
b) Quản lý tình hình sức khoẻ của người lao động, bao gồm: Tổ chức khám sức khoẻ
định kỳ; khám bệnh nghề nghiệp; lưu giữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe tuyển dụng, hồ sơ
khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có).
c) Quản lý cơ số trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu theo ca sản xuất
(nếu có) và theo phân xưởng sản xuất.
d) Xây dựng các nội quy về vệ sinh lao động, các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề
nghiệp và các biện pháp dự phòng để người lao động tham gia phòng tránh.
đ) Xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng các
phương án và tình huống cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở nhằm bảo đảm sơ cấp cứu có
hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn.
e) Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở lao động; phối hợp với bộ phận an toàn –
vệ sinh lao động để triển khai thực hiện đo, kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trong
môi trường lao động, hướng dẫn các phân xưởng và người lao động thực hiện các biện
- 35 -

pháp vệ sinh lao động.


g) Xây dựng kế hoạch điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người lao động làm
công việc nặng nhọc, độc hại hoặc có kết quả khám sức khỏe định kỳ là loại IV, loại V
hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.
h) Định kỳ hằng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh hưởng của các
yếu tố có hại phát sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe và các biện pháp dự phòng
các bệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao
động thông thường tại nơi làm việc.
i) Hằng năm kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lý hồ sơ vệ sinh lao động
của cơ sở; đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện điều kiện lao động và nâng cao
sức khỏe cho người lao động.
k) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu định
lượng hiện vật, cách thức tổ chức bồi dưỡng) cho những người làm việc trong điều kiện
lao động có hại đến sức khỏe.
l) Tham gia hoàn chỉnh các thủ tục để giám định tổn hại sức khỏe, thương tật cho
người lao động bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
m) Phối hợp và nhận sự chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ, ngành
(nếu có) để quản lý sức khỏe của người lao động; tiếp nhận và thực hiện đầy đủ chỉ đạo
về chuyên môn nghiệp vụ của y tế địa phương và y tế Bộ, ngành.
n) Thực hiện các báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của người
lao động đối với cơ quan y tế địa phương và y tế Bộ, ngành (nếu có).
Điều 9. Quyền hạn của bộ phận y tế
1. Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh
doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động.
2. Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt
các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy,
thiết bị để tham gia ý kiến về lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động.
3. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể
quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các dấu
hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao
động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này.
4. Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về vệ sinh lao động;
5. Tham gia việc tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá
nhân trong công tác ATLĐ, VSLĐ, an toàn – vệ sinh lao động.
6. Tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y
tế Bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
- 36 -

Điều 10. Tổ chức mạng lưới an toàn - vệ sinh viên


1. Mỗi khoa, phòng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tổ sản xuất trong
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có ít nhất 01 an toàn - vệ sinh viên kiêm
nhiệm trong giờ làm việc.
2. An toàn - vệ sinh viên phải là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên
môn và kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động), nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành
các quy định an toàn - vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.
3. An toàn- vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành
công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động, trên cơ sở "Quy chế hoạt
động của mạng lưới an toàn- vệ sinh viên" do người sử dụng lao động ban hành.
Điều 11. Nhiệm vụ của an toàn - vệ sinh viên
1. Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, phòng, khoa chấp hành nghiêm
chỉnh các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương
tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, trưởng phòng, trưởng khoa chấp hành các quy
định về an toàn - vệ sinh lao động.
2. Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy an toàn
- vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động của
người lao động trong tổ, phòng, khoa; phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy,
thiết bị.
3. Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, các biện pháp, phương
án làm việc an toàn - vệ sinh lao động trong phạm vi tổ, phòng, khoa; tham gia hướng dẫn
biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ, phòng, khoa.
4. Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ ATLĐ, VSLĐ,
biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện tượng
thiếu an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc.
Điều 12. Quyền hạn của an toàn - vệ sinh viên
1. Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn-
vệ sinh viên; riêng đối với an toàn - vệ sinh viên trong tổ sản xuất được trả lương cho thời
gian thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ trưởng sản xuất.
2. Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo
đảm an toàn - vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động.
3. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp
hoạt động do công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.
Điều 13. Tổ chức hội đồng ATLĐ, VSLĐ
1. Cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người thì phải thành lập Hội
đồng ATLĐ, VSLĐ. Đối với các cơ sở lao động khác thì có thể thành lập Hội đồng ATLĐ,
- 37 -

VSLĐ, nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạt động.


2. Hội đồng ATLĐ, VSLĐ ở cơ sở lao động là tổ chức phối hợp, tư vấn về các hoạt
động an toàn - vệ sinh lao động ở cơ sở lao động và để bảo đảm quyền được tham gia và
kiểm tra giám sát về công tác ATLĐ, VSLĐ, an toàn - vệ sinh lao động của tổ chức công
đoàn.
3. Số lượng thành viên Hội đồng ATLĐ, VSLĐ tuỳ thuộc vào số lượng lao động và
quy mô của cơ sở nhưng phải bảo đảm các quy định sau:
a) Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng.
b) Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện người lao động nơi
chưa có tổ chức công đoàn làm Phó chủ tịch Hội đồng.
c) Trưởng bộ phận hoặc cán bộ an toàn - vệ sinh lao động của cơ sở là uỷ viên thường
trực kiêm thư ký Hội đồng; nếu cán bộ an toàn - vệ sinh lao động là hợp đồng thuê từ tổ
chức khác thì ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng sẽ do người sử dụng lao động
chỉ định
Tuỳ đặc điểm, điều kiện thực tế của cơ sở lao động, Hội đồng ATLĐ, VSLĐ có thể
có thêm các thành viên khác có liên quan nhưng số lượng không được vượt quá 09 người.
Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng ATLĐ, VSLĐ
1. Tham gia, tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong
việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch an toàn - vệ sinh lao
động và các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng
ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
2. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động ở cơ sở
lao động theo định kỳ 6 tháng và hằng năm. Trong kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ
mất an toàn, có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ
nguy cơ đó.
Thông tư cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ phận trực tiếp sản xuất
và một số phòng ban có liên quan như sau:
Trách nhiệm của quản đốc phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương (sau đây gọi
chung là quản đốc phân xưởng:
- Tổ chức huấn luyện kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới
được chuyển đến làm việc tại phân xưởng về biện pháp làm việc an toàn trước khi giao
việc cho họ.
- Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được huấn luyện và đã
qua sát hạch kiến thức an toàn - vệ sinh lao động đạt yêu cầu.
- Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm
an toàn - vệ sinh lao động, không sử dụng đầy đủ thiết bị an toàn, trang bị phương tiện
- 38 -

bảo vệ cá nhân đã dược cấp phát.


- Thực hiện, kiểm tra và đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người lao động thuộc
quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp làm việc an toàn và
vệ sinh.
- Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, xử lý
kịp thời các thiếu sót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra,
kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn
đề ngoài khả năng giải quyết của phân xưởng.
- Thực hiện khai báo, báo cáo kịp thời mọi tai nạn lao động xảy ra trong phân xưởng
theo quy định.
- Phối hợp với Chủ tịch Công đoàn bộ phận định kỳ tổ chức tự kiểm tra về an toàn -
vệ sinh lao động ở cơ sở lao động, tạo điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên trong
phân xưởng hoạt động có hiệu quả.
- Quản đốc phân xưởng có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ và
tạm đình chỉ công việc đối với người lao động tái vi phạm các quy định bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
Quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương:
- Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý
chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; quản lý sử dụng tốt phương tiện
bảo vệ cá nhân, thiết bị an toàn và thiết bị cấp cứu y tế.
- Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động; kết hợp với an toàn - vệ sinh
viên thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe doạ đến an
toàn và sức khoẻ phát sinh trong quá trình lao động sản xuất.
- Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn - vệ sinh lao động trong
sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra tai nạn lao động, sự cố
thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn - vệ sinh lao động và việc chấp hành các
quy định về an toàn - vệ sinh lao động trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản
xuất của tổ.
- Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận người không có đủ trình độ chuyên môn
và kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động vào làm việc; từ chối nhận công việc hoặc dừng
công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của tổ viên và báo
cáo kịp thời với cấp trên để xử lý.
Nhiệm vụ của Phòng hoặc Ban kế hoạch hoặc cán bộ phụ trách công tác kế hoạch:
- Tổng hợp các yêu cầu về nguyên vật liệu, nhân lực và kinh phí của kế hoạch an
toàn - vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh (hoặc kế hoạch công tác)
của cơ sở lao động và tổ chức thực hiện.
- 39 -

- Phối hợp với bộ phận an toàn - vệ sinh lao động theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc
thực hiện các nội dung công việc đã đề ra trong kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, bảo
đảm cho kế hoạch được thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ.
Nhiệm vụ của Phòng hoặc Ban kỹ thuật và cơ điện hoặc cán bộ kỹ thuật, cán bộ cơ
điện:
- Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hoá sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật
an toàn, kỹ thuật vệ sinh để đưa vào kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động; hướng dẫn, giám
sát thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh và cải thiện điều kiện làm
việc.
- Biên soạn, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an toàn
đối với các máy, thiết bị, hoá chất và từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn cấp
khi có sự cố; tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy về an toàn - vệ sinh lao động cho người
lao động và phối hợp với bộ phận an toàn - vệ sinh lao động huấn luyện cho người lao
động tại cơ sở lao động.
- Tham gia việc kiểm tra định kỳ về an toàn - vệ sinh lao động và tham gia điều tra
tai nạn lao động có liên quan đến kỹ thuật an toàn.
- Phối hợp với bộ phận an toàn - vệ sinh lao động tham gia theo dõi việc quản lý,
đăng ký, kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn - vệ sinh lao động.
Trách nhiệm của Phòng hoặc Ban tổ chức hoặc cán bộ phụ trách tổ chức lao động:
- Tham mưu đề xuất các thành phần tham gia Hội đồng ATLĐ, VSLĐ, cán bộ làm
công tác ATLĐ, VSLĐ, đội PCCC... phù hợp với quy mô, đặc thù của đơn vị.
- Phối hợp với các phân xưởng và các bộ phận có liên quan tổ chức và huấn luyện
lực lượng phòng chống tai nạn và sự cố trong sản xuất phù hợp với đặc điểm của cơ sở
lao động.
- Phối hợp với bộ phận an toàn - vệ sinh lao động và các phân xưởng tổ chức thực
hiện các chế độ ATLĐ, VSLĐ: đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp với huấn luyện an toàn
và vệ sinh lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
bảo hiểm xã hội....
- Bảo đảm việc cung cấp đầy đủ nhân lực để thực hiện các nội dung, biện pháp đề ra
trong kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động.
Trách nhiệm của Phòng hoặc Ban tài chính hoặc cán bộ phụ trách tài chính của cơ
sở lao động:
- Lập dự toán kinh phí kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động trong tổng dự toán kinh
phí chung của cơ sở lao động trong kỳ kinh doanh.
- Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ kinh phí cho công tác an toàn - vệ sinh lao động
- 40 -

tại cơ sở lao động.


- Thực hiện thanh quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch ATLĐ, VSLĐ đúng theo
quy định của Pháp luật hiện hành.
2.1.2. Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động

Theo hướng dẫn của Thông tư Liên tịch Số 01/2011/TTLT- LĐTBXH- BYT ngày
10 tháng 1 năm 2011 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế
Xây dựng Kế hoạch AT-VSLĐ cần đáp ứng yêu cầu:
- Có đầy đủ 5 nội dung theo quy định,
- Chi tiết từng công việc cụ thể (theo Phụ lục 2), có: số lượng, đơn giá, thành tiền
- Tổng hợp kinh phí cho từng nội dung và tổng hợp kinh phí chung,
- Có quy định thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành,
- Có phân công trách nhiệm thực hiện
Lưu ý:
a) Căn cứ để lập kế hoạch AT-VSLĐ
- Căn cứ vào kế hoạch SX kinh doanh, tình hình lao động của năm kế hoạch.
- Căn cứ vào những đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các đoàn kiểm tra, thanh tra,
của các đơn vị, bộ phận, của người lao động.
- Căn cứ vào những thiếu sót, tồn tại trong công tác AT-VSLĐ rút ra từ các vụ tai
nạn lao động, cháy nổ, BNN; từ kiểm điểm công tác AT-VSLĐ năm trước.
b) Trong xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ cần chú trọng:
- Xây dựng các biện pháp về kỹ thuật an toàn và PCCN, kỹ thuật vệ sinh lao động
phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động vì: các biện pháp an toàn, vệ sinh lao
động, cải thiện điều kiện lao động, PCCN, là tiền đề tạo ra môi trường lao động an toàn,
công việc an toàn cho người lao động.
- Ban chấp hành Công đoàn cần lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, công nhân lao động
khi xây dựng và trước khi ban hành kế hoạch AT-VSLĐ.
- Kế hoạch AT-VSLĐ phải sát với thực tế sản xuất kinh doanh và có khả năng thực
thi (kinh phí thực hiện phải đạt từ 85% kế hoạch đề ra trở lên)
c) Kinh phí thực hiện kế hoạch AT-VSLĐ được hạch toán vào giá thành sản phẩm
hoặc phí lưu thông của doanh nghiệp và cơ sở xản xuất kinh doanh; đối với cơ quan hành
chính sự nghiệp được tính trong chi phí thường xuyên.
2.1.3. Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác ATLĐ, VSLĐ
của sơ sở
2.1.3.1. Quy định pháp luật
- 41 -

Điều 138. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác
ATLĐ, VSLĐ
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
- Phải có bảng chỉ dẫn về ATLĐ, VSLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt
ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc.
Điều 20. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác an toàn - vệ
sinh lao động (BLLĐ)
Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động khi tiến hành các công việc sau: xây dựng
nội quy, quy chế quản lý an toàn - vệ sinh lao động; xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh
lao động; đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách ATLĐ, VSLĐ, biện pháp bảo
đảm an toàn, sức khỏe người lao động; tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động an toàn - vệ
sinh lao động của công đoàn ở cơ sở để tham gia với người sử dụng lao động.
Điều 5. Chức năng và nhiệm vụ bộ phận an toàn - vệ sinh lao động
(TTLT Số 01/2011) quy định:
Nhiệm vụ:
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ sở lao động tiến hành các công
việc sau:
+ Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao
động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; …
Nhiệm vụ của Phòng hoặc ban kỹ thuật và cơ điện hoặc cán bộ kỹ thuật, cán bộ cơ
điện (Phụ lục I- TTLT Số 01/2011) quy định:
- Biên soạn, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an
toàn đối với các máy, thiết bị, hoá chất và từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn
cấp khi có sự cố; tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy về an toàn - vệ sinh lao động cho
người lao động và phối hợp với bộ phận an toàn - vệ sinh lao động huấn luyện cho người
lao động tại cơ sở lao động.
2.1.3.2. Xây dựng nội quy, quy trình

Khoản 2- Điều 136. BLLĐ quy định:


“Người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn
kỹ thuật địa phương về ATLĐ, VSLĐ để xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm
ATLĐ, VSLĐ phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc”.
a) Quy trình vận hành an toàn máy, thiết bị:
- Quy trình làm việc đảm bảo AT: Trình tự thao tác chuẩn (chính xác, không sai
sót) để tiến hành một công việc hoặc khi vận hành máy, thiết bị, vừa đảm bảo AT vừa
nâng cao hiệu quả sử dụng của máy, thiết bị.
- Phải có quy trình vận hành an toàn máy, thiết bị viết chứ to, treo nơi dễ thấy, đó
- 42 -

là thông điệp nhắc nhở người vận hành máy thiết bị phải thực hiện bao gồm: công tác
chuẩn bị trước khi làm việc; thao tác chuẩn khi khởi động, vận hành; xử lý khi có vấn đề,
sự cố; khi kết thúc công việc.
b) Nội quy an toàn:
- Nội quy an toàn là những quy định về ATLĐ, VSLĐ tại một nơi làm việc cụ thể,
bắt buộc mọi người khi vào khu vực đó phải nghiêm túc thực hiện để đảm bảo ATLĐ,
VSLĐ chung.
Điều 136. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,
tiền lương và các chế độ khác.

2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những
vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.

4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ,
mẫu giáo cho người lao động.

2.1.4. Tuyên truyền huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện ATLĐ,
VSLĐ
2.1.4.1. Tuyên truyền

a. Tuyên truyền về mục đích ý nghĩa, tính chất của công tác an toàn lao động,
VSLĐ
Mục đích:
- Bảo đảm an toàn thân thể cho người lao động, không chết, bị thương tật, tàn phế
do tai nạn lao động gây ra.
- Bảo vệ sức khoẻ người lao động, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh tật
khác do điều kiện lao động xấu gây ra.
- Tăng cường, phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ cho người lao động sau khi làm
việc.
Ý nghĩa:
- Làm tốt công tác ATLĐ, VSLĐ là góp phần tích cực vào việc bảo vệ lực lượng sản
xuất, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển
- Người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh và ngày càng được
cải thiện giúp họ yên tâm làm việc, tăng năng suất lao động, thu nhập cao vừa mang lại
hạnh phúc trong mỗi gia đình vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững,
- 43 -

góp phần đảm bảo an sinh xã hội.


b. Tuyên truyền về các quy định pháp luật; Những chính sách, chế độ về
ATVSLĐ đối với NLĐ; Trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người
lao động trong công tác an toàn - vệ sinh lao động
Liên tục trong nhiều năm qua Nhà nước ta chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ATVSLĐ cho các cấp, các ngành, cho
NSDLĐ và NLĐ và toàn xã hội, được thể hiện tiêu biểu thông qua các hoạt động thông
tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng như:
- Chuyên mục: “An toàn LĐ và hạnh phúc gia đình và sụ phát triển DN” hàng tuần
trên VTV1 với 3 nội dung gồm thông tin an toàn, phổ biến kiến thức, tư vấn pháp luật và
tiểu phẩm an toàn.
- VTV2 với chuyên mục "Tạp chí ATLĐ, VSLĐ" gồm 10 chủ đề: ATLĐ trong các
lĩnh vực hầm kín, thủy sản, làm việc trên cao, luyện kim, hệ thống OSH cho DN vừa và
nhỏ, cháy nổ hầm lũ, dệt may, ATLĐ và chất lượng môi trường sống, công tác thông tin
tuyên truyền trong doanh nghiệp và 10 chương trình tư vấn pháp luật về ATVSLĐ.
- Truyền hình kỹ thuật số VTC với Chuyên mục ATVSLĐ vì sức khoẻ và hạnh phúc
của người lao động”, phát 2 lần/tuần.
- Xây dựng chuyên mục thường xuyên trên Đài Tiếng nói VN về “An toàn và sức
khoẻ người LĐ”, phát 2 lần/tuần, vào 11h và 21h thứ 5 hàng tuần.
- Mục Tư vấn pháp luật “Cẩm nang cho bạn”, 2 lần/tuần; Chương trình “Thông điệp
và cảnh báo” phát trên 2 kênh:”Diễn đàn các vấn đề XH” và “Y tế và Sức khỏe cộng
đồng”, 20 lần/tháng.
- Tọa đàm trực tiếp “ATLĐ, sự kiện và bình luận”.
- Chuyên trang “ATLĐ và pháp luật” (Báo Pháp luật).
- “ATLĐ trong doanh nghiệp” (Báo Đầu tư).
- “ ATLĐ vì hạnh phúc gia đình” (Tạp chí Gia đình và trẻ em).
- Chuyên trang trên Báo Lao động XH, Tạp chí Lao động XH.
- Hợp tác với Báo Lao động XH (52 chuyên đề) và 3 mục hỏi đáp.
- Tạp chí chuyên đề “Xoá đói giảm nghèo” (12 số báo).
Tổ chức Tuần lễ quốc gia về ATLĐ, VSLĐ - PCCN: Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia
về ATVSLĐ-PCCN Trung ương vào dịp trung tuần tháng 3 hàng năm đã phối hợp với
các địa phương đăng cai tổ chức mít tinh phát động trên phạm vi toàn quốc, về tổ chức
các hoạt động hưởng ứng TLQG về ATVSLĐ – PCCN; mỗi năm có một chủ đề sát thực,
gắn liền với yêu cầu thực tiễn sản xuất. Nhiều năm TW tổ chức tôn vinh các đơn vị doanh
nghiệp và cá nhân tiêu biểu vừa sản xuất hiệu quả, vừa đảm bảo ATLĐ, VSLĐ với các
phần thưởng cao quý như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về ATVSLĐ; Cúp vàng
- 44 -

ATLĐ, Cờ và Bằng khen ATVSLĐ của Bộ LĐTBXH; Cờ và Bằng khen phong trào
“Xanh – Sạch- Đẹp, Bảo đảm ATLĐ, VSLĐ” của Tổng Liên đoàn LĐVN.
2.1.4.2. Huấn luyện ATLĐ, VSLĐ

a. Mục đích công tác huấn luyện


- Trang bị, nâng cao kiến thức, hiểu biết cho người sử dụng lao động; cán bộ quản
lý, cán bộ làm công tác ATVSLĐ và công nhân lao động về:
+ Pháp luật về lao động; tiêu chuẩn về ATLĐ, VSLĐ; những quy định về ATLĐ,
VSLĐ NLĐ phải thực hiện; các chế độ, chính sách có liên quan tới người lao động trong
lĩnh vực ATVSLĐ.
+ Kiến thức về kỹ thuật AT, kỹ thuật vệ sinh; những sáng kiến cải thiện ĐKLĐ.
+ Các yếu tố nguy hiểm, có hại, các nguy cơ xảy ra sự cố, sự cố trong sản xuất; biện
pháp phòng tránh, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc; những kinh
nghiệm phòng ngừa TNLĐ, BNN.
- Nâng cao ý thức tổ chức, tinh thần trách nhiệm từ NSDLĐ, cán bộ quản lý các cấp
cho đến NLĐ trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ; Xây dựng văn hóa an toàn,
tạo thói quen mọi người tự giác chấp hành nội quy, quy trình quy phạm, những quy định
về ATLĐ, VSLĐ tại doanh nghiệp.
- Rèn luyện phản ứng nhanh khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, khi có sự cố.
b. Tổ chức huấn luyện
Điều 150 (BLLĐ). Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động, người làm công tác ATLĐ, VSLĐ phải tham dự khóa
huấn luyện ATLĐ, VSLĐ, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức
hoạt động dịch vụ huấn luyện ATLĐ, VSLĐ thực hiện.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ cho người lao
động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định
về ATLĐ, VSLĐ cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của
người sử dụng lao động.
3. Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ phải
tham dự khóa huấn luyện ATLĐ, VSLĐ, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện của tổ chức hoạt
động dịch vụ huấn luyện ATLĐ, VSLĐ; xây dựng chương trình khung công tác huấn
luyện về ATLĐ, VSLĐ; danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ.
Trong những năm qua, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức nhiều khoá huấn luyện ATVSLĐ,
hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các hệ thống quản lý ATVSLĐ, giới thiệu
và phổ biến Hướng dẫn Hệ thống quản lý an toàn và vệ sinh lao động (ILO-OSH MS
2001). - Hệ thống này được ILO coi là một trong số những nền tảng quan trọng của một
- 45 -

chiến lược ATVSLĐ; giới thiệu và hướng dẫn phương pháp cải thiện điều kiện lao động
trong các DN vừa và nhỏ, trong nông nghiệp...
Điều 139 (BLLĐ). Người làm công tác ATLĐ, VSLĐ
1. Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác ATLĐ, VSLĐ. Đối với những
cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp và sử dụng từ 10 lao động trở lên người sử dụng lao động phải cử người có
chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người làm công tác ATLĐ, VSLĐ phải được huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ.
2.1.5. Thực hiện chính sách chế độ ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động
2.1.5.1. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Nghị định số: 145/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 quy định chi tiết về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể:
Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động
cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng
tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật
Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc
được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy
định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện
người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2
và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa
để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó
được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp
khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người
lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
- 46 -

a) Thời gian làm thêm;


b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham
khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày
khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản
3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng
số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao
động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01
ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày
nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính
tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm
b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Điều 61. Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ
trong một năm
Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều
107 của Bộ luật Lao động, các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ
đến 300 giờ trong năm:
1. Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh
từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan,
đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
2. Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo
dục nghề nghiệp.
3. Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ
làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
Điều 62. Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong
một năm
1. Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng
lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
a) Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong
một năm;
b) Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ
đến 300 giờ trong một năm.
- 47 -

2. Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện
làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
3. Văn bản thông báo theo Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị
định này.
Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận
nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời
gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay
phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ
liên tục).
3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc
quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo
ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:
a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;
b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều
109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên
trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm
quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động.
2. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc
theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này ít nhất 30 phút, riêng trường
hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.
3. Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng
không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.
4. Ngoài trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị
định này, khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm
việc.
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm
của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động
nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử
dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao
động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật
Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng
ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
- 48 -

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không
quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không
vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy
định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hàng
năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng,
nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và
ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng
có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động)
chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng
đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
3. Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc
khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày
nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao
động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh
nghiệp nhà nước.
Điều 67. Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ
hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác
1. Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm theo
khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thoả thuận.
2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng
năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều
114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời
điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm
hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động
là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi
việc, bị mất việc làm.
Điều 68. Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi
1. Ngoài các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao
động, các công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khác
- 49 -

gồm:
a) Các công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh;
b) Các công việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao;
c) Sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm;
d) Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công
trình khí.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính
thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
3. Các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối
với các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao động và
khoản 1 Điều này sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.1.5.2. Chính sách đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, đội hại, nguy hiểm
và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

- Người lao động phải được khám sức khỏe khi được tuyển dụng. Người sử dụng
lao động không được nhận người không có giấy chứng nhận sức khỏe vào làm việc.
- Đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại thì khám sức khỏe định kỳ ít
nhất 6 tháng 1 lần.
- Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm độc hại dễ gây tai nạn lao động.
+ Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như thuốc, bông, băng ca,
mặt nạ phòng độc, xe cấp cứu.
+ Có phương án dự phòng xử lý các sự cố có thể xảy ra.
+ Phải tổ chức đội cấp cứu.
+ Đội cấp cứu và người lao động phải được thường xuyên luyện tập.
Đối với các đơn vị nhỏ, người sử dụng lao động tự tổ chức hoặc liên kết với các đơn
vị lân cận, các tổ chức cấp cứu địa phương để giải quyết các sự cố khẩn cấp, nhưng vẫn
phải tổ chức sơ cứu tại chỗ.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm nghề, công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (trừ
những đối tượng làm việc trong các danh nghiệp đặc thù thuộc lực lượng vũ trang và
những người có tính chất đặc biệt theo quy định).
- Trong thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 2 giờ / ngày tức là làm việc tối
đa 6 giờ / ngày.
- Hàng ngày, trong 6 giờ làm việc là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm, người lao động có ít nhất 30 phút được nghỉ nếu làm việc vào ban ngày, có ít nhất
- 50 -

45 phút được nghỉ nếu làm việc vào ban đêm.


- Trong một ngày làm việc người lao động không được làm thêm quá 3 giờ, trong
tuần thì tổng cộng thời giờ làm thêm không quá được 9 giờ.
- Người lao động được trả đủ lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định.
- Thời gian nghỉ hàng năm của người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm là 14 ngày, NLĐ làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 16
ngày (chưa kể thâm niên, cứ năm năm làm việc được nghỉ thêm 1 ngày).
Tổ chức thực hiện:
- Xây dựng TƯLĐTT trong đó có các điều khoản về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi đồng thời phổ biến rộng rãi để NLĐ nắm được.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sử dụng lao động trong đó chú
trọng đến công tác tổ chức sản xuất, tiến độ hoàn thành công việc, sắp xếp, sử dụng lao
động hợp lý ở từng khâu, từng bộ phận, từng công trình nhắm đảm bảo tính thực thi các
quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, hạn chế tối đa các trường
hợp phát sinh buộc NLĐ phải làm thêm ca, thêm kíp.
- Công đoàn cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi để kiến nghị với NSDLĐ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ, đảm bảo các quyền lợi theo luật định.
- Cần xác định rõ các nghề, công việc của cơ sở có thuộc danh mục quy định về
nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
từ đó, từ đó xác định số lao động làm việc trong điều kiện trên để có kế hoạch thực hiện
các chế độ chính sách đối với NLĐ theo quy định của pháp luật.
2.1..5.3. Chế độ khám sức khỏe

Thông tư Số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 “Hướng dãn khám sức
khỏe” (thay thế Thông tư Số 13/2007/TT- BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế về hướng
dẫn khám sức khỏe):
Bộ phận y tế của cơ sở tham mưu với NSDLĐ
- Phân loại đối tượng khám sức khỏe trong cơ sở lao động
- Xây dựng kế hoạch khám sức khỏe cho NLĐ theo quy định bao gồm:
+ Thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe
+ Đề xuất cơ sở khám sức khỏe (cơ sở có đủ điều kiện, được phép KSK)
+ Số người KSK; phương tiện đưa NLĐ đi KSK; kinh phí …
+ Đề xuất với NSDLĐ cho một số NLĐ khám, xét nghiệm bổ sung sau khi có
kết luận của sơ sở Y tế KSK để xác định bệnh tật hoặc cho người sức khỏe đi điều trị,
điều dưỡng…
- 51 -

+ Lưu giữ hồ sơ sức khoẻ NLĐ theo quy định.


KHÁM PHÁT HIỆN BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Bộ phận Y tế của cơ sở thống kê danh sách NLĐ trong quá trình làm việc chịu sự
tác động có hại của điều kiện lao động, có nguy cơ mắc BNN để họ được khám phát hiện
BNN (chiểu theo Danh mục 28 loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ
Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành)
2.1.5.4. Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

(Thông tư số 4/2014/TT- BLĐTBXH ngày 12 tháng 2 năm 2014 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội) quy định:
a. Căn cứ
a) Điều 4.(TT 04/2014) Điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
NLĐ trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc
hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu.
2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại.
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại.
b) Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối.
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác.
4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động
nguy hiểm dễ gây ra TNLĐ; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng
khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
b) Quyết định số 68/ 2008 của Bộ LĐTBXH
b. Tổ chức thực hiện
- Tổ sản xuất tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ trong đó có nội dung trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN), phương tiện bảo vệ chung. mỗi NLĐ có quyền
đề xuất về chất lượng và thời hạn sử dụng của PTBVCN.
- Bộ phận, cán bộ ATVSLĐ phối hợp với Phòng Tổ chức hành chính và Quản đốc
các phân xưởng xây dựng kế hoạch trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện
bảo vệ chung dưa vào kế hoạch ATVSLĐ hàng năm để trình duyệt.
- Hội đồng ATLĐ, VSLĐ phối hợp với Công đoàn cơ sở, tổ chức lấy ý kiến của
NLĐ và đề xuất với NSDLĐ thực hiện các kiến nghị chính đáng của tập thể NLĐ về chế
độ trang bị PTBVCN (tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện
tập thể người lao động để quyết định thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho
phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân).
- 52 -

- NSDLĐ phê duyệt kế hoạch ATVSLĐ trong đó có nội dung PTBVCN và chỉ
đạo các phòng chức năng, các đơn vị thực hiện.
- Người sử dụng lao động phải lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân và phải có chữ ký của NLĐ nhận PTBVCN.
- NSDLĐ tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các PTBVCN
thích hợp và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
- Các PTBVCN chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động
(hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách trước
khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử
dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.
- Tổ chức kiểm tra giám sát Người được trang bị PTBVCN phải sử dụng phương
tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo
mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc
theo quy định của pháp luật.
2.1.5.5. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

a. Căn cứ
- Điều 104 - BLLĐ: “Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
được bồi dưỡng bằng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi theo quy định của pháp luật.
Người làm việc nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải
được NSDLĐ bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân”
TTLT số 25/2013/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2013 quy định:
Nguyên tắc bồi dưỡng bằng hiện vật
- Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động
b. Tổ chức thực hiện
- Phòng Y tế, cán bộ Y tế phối hợp với bộ phận, cán bộ ATVSLĐ; Phòng Tổ chức
hành chính và Quản đốc các phân xưởng:
+ Lập danh sách NLĐ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; mức bồi dưỡng
định suất theo quy định, đưa vào kế hoạch ATVSLĐ để trình duyệt gồm:
a) Làm các nghề, công việc thuọc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại nguy hiểm do Bộ lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành.
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất môt trong các yếu tô nguy
hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực
tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
+ Danh sách NLĐ làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc
- 53 -

biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do BLĐTBXH ban
hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong ác yếu tố nguy
hiểm, độc hại, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn
gây bệnh truyền nhiễm. Ra quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1
(10.00 đồng) cho đối tượng trên.
- Thực hiện Trách nhiệm của người sử dụng lao động (Điều 4- TT 25/2013)
+ Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh
lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố độc
hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật
và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
+ Tổ chức đo môi trường lao động hằng năm. Căn cứ vào kết quả đo môi trường
lao động hằng năm của đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động, đối chiếu với chỉ tiêu về
môi trường lao động, áp dụng mức bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng cho từng nghề,
công việc cụ thể theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với các nghề, công việc có điều kiện lao động phức tạp mà chưa thể xác định
ngay mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông
tư này, người sử dụng lao động phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đề nghị bồi
dưỡng bằng hiện vật gửi Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trực tiếp quản lý (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản) tổng hợp và có ý kiến
để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xem xét quyết
định.
+ Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội
dung Thông tư và quy định của cơ sở mình về việc thực hiện chế độ này đến người lao
động.
+ Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp
với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể ứng với các mức bồi dưỡng.
+ Tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện vật bảo đảm cho người lao động được hưởng
chế độ bồi dưỡng đầy đủ, đúng chế độ theo quy định.
2.1.5.6. Chế độ bồi thường và trợ cấp đối với NLĐ bị TNLĐ BNN
a. Căn cứ
- Thông tư số 10/2003/TT- BLĐTBXH (14/4/2003) Hướng dẫn việc thực hiện chế
độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động BNN.
- Biên bản điều tra TNLĐ, Kết luận về người có lỗi trong vụ TNLĐ.
- Kết quả giám định của Hội đồng giám định y khoa kết luận về mức suy giảm khả
năng lao động của người lao động bị TNLĐ và của cơ quan Pháp y hoặc của Hội đồng
Giám định Y khoa trong các trường hợp BNN.
b. Tổ chức thực hiện
- 54 -

Chế độ bồi thường, trợ cấp


- Đối với tai nạn lao động
- Đối với bệnh nghề nghiệp
Kiểm tra Mức bồi thường, trợ cấp
- Do NSDLĐ chi trả
- Do chế độ bảo hiểm xã hội trợ cấp (Một lần hoặc hàng tháng)
2.1.6. Kiểm tra ATLĐ, VSLĐ
2.1.6.1. Quy định pháp luật
BLLĐ - Điều 138. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với
công tác ATLĐ, VSLĐ
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ
- Kiểm tra đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề
ra biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động,
chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tang.
Điều 14. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại
(Nghị định Số 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2013)
Đối với nơi làm việc có các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra các biện pháp loại trừ, giảm
thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho
người lao động.
b) Tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít nhất 01 lần trong một năm; lập hồ sơ lưu
giữ và theo dõi theo quy định pháp luật.
c) Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy
ra sự cố, TNLĐ.
d) Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và tổ chức đội cấp cứu tại
chỗ theo quy định pháp luật; đội cấp cứu phải được huấn luyện kỹ năng và thường xuyên
tập luyện.
2.1.6.2. Mục đích của công tác kiểm tra

Kiểm tra, tự kiểm tra ATLĐ, VSLĐ tại doanh nghiệp là việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, là chế độ công tác của Hội đồng ATLĐ, VSLĐ và của cán bộ quản lý các cấp
nhằm:
- Phát hiện những thiếu sót, tồn tại về: an toàn - vệ sinh lao động; PCCN; phát hiện
nguy cơ TNLĐ, BNN để có biện pháp khắc phục hoặc loại trừ, đồng thời tranh thủ sự
- 55 -

đóng góp, phản ánh, những đề xuất, kiến nghị của cấp dưới, của NLĐ về tình hình ATLĐ,
VSLĐ.
- Xem xét, đánh giá việc thực hiện những quy định pháp luật về ATLĐ, VSLĐ
trong doanh nghiệp. Chấn chỉnh những vi phạm quy định về ATVSLĐ - PCCN. Hướng
dẫn, giúp đỡ các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện công tác AT-VSLĐ đúng pháp luật,
có hiệu quả.
- Đôn đốc nhắc nhở NSDLĐ, NLĐ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp
hành những quy định về ATLĐ, VSLĐ- PCCN, các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ, cải
thiện ĐKLĐ, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng NLĐ, bảo vệ môi trường.
- Đề nghị xử lý kỷ luật những vi phạm và biểu dương khen thởng những đơn vị, cá
nhân làm tốt công tác AT-VSLĐ.
2.1.6.3. Các hình thức kiểm tra

a. Theo nội dung kiểm tra


- Kiểm tra toàn diện, tổng thể các nội dung về AT-VSLĐ.
- Kiểm tra chuyên đề theo từng nội dung công tác AT-VSLĐ.
- Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa bão.
- Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn.
b. Theo thành phần đoàn kiểm tra
- Kiểm tra phối hợp liên ngành.
- Kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước theo chuyên ngành.
- Kiểm tra độc lập của tổ chức công đoàn.
- Kiểm tra của Hội đồng ATLĐ, VSLĐ (Công đoàn CS phối hợp với NSDLĐ).
c. Theo phương thức tiến hành
- Kiểm tra.
- Tự kiểm tra.
- Kiểm tra chéo.
d. Theo mốc thời gian
- Kiểm tra định kỳ.
- Kiểm tra đột xuất .
- Kiểm tra chấm điểm thi đua khen thưởng.
e. Căn cứ để kiểm tra, đánh giá
- Căn cứ vào: Văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về ATLĐ, VSLĐ hiện
hành.
- Căn cứ vào: Tiêu chuẩn, quy phạm, những quy định về AT-VSLĐ của Nhà nớc,
- 56 -

của ngành. Nội quy, quy chế, quy trình và biện pháp làm việc an toàn, những quy định
của doanh nghiệp đã ban hành, để làm cơ sở kiểm tra việc thực hiện.
- Căn cứ vào: Kế hoạch AT-VSLĐ đã lập và đợc duyệt từ đầu năm, để kiểm tra
khối lợng thực hiện so với tiến độ theo kế hoạch, để đôn đốc việc thực hiện.
- Căn cứ vào: Kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra AT-VSLĐ lần trớc (nhất
là lần liền kề); các đề xuất, kiến nghị của phân xởng, của AT-VSV và của ngời lao động
kiểm tra việc khắc phục.
2.1.7. Thực hiện quy định về đăng ký, kiểm định máy móc thiết bị vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ

NSDLĐ có trách nhiệm thực hiện các quy định trong việc sử dụng các loại máy,
thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, quy định tại:
Điều 23 (NĐ 45/CP): Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá
nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ có trách
nhiệm:
1. Ký hợp đồng với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ để kiểm định lần
đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại
máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
2. Khai báo trước khi đưa vào sử dụng, báo cáo việc kiểm định các loại máy, thiết
bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ với cơ quan có thẩm quyền.
Điều 10 (NĐ 45/CP). Lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ
quy định:
1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng,
bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ thì
chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ,
VSLĐ đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường, trình cơ quan có thẩm
quyền cho phép xây dựng mới, mở rộng, cải tạo công trình, cơ sở.
2. Phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ phải có các nội dung chính
sau đây:
a) Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở phải nêu rõ khoảng cách từ công trình, cơ sở
đến khu dân cư và các công trình khác.
b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở.
c) Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình
hoạt động.
d) Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm, có hại;
phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.
2.1.8. Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ TNLĐ, BNN
- 57 -

Bộ luật Lao động 2012 và Nghị định 45/2013/NĐ - CP ngày 10 tháng 5 năm 2013
quy định cụ thể về việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ TNLĐ, BNN như
sau:
- Bộ luật Lao động:
Điều 142. Tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với
việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại
nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ
theo quy định của Chính phủ.
Điều 143. Bệnh nghề nghiệp
1. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp
tác động đối với người lao động.
Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
2. Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ,
có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.
- Nghị định 45/2013/NĐ - CP:
Điều 13. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo, bồi thường, trợ cấp tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng
1. Việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng
được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng
làm bị thương từ 02 người lao động trở lên và sự cố nghiêm trọng.
b) Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao
động nặng làm bị thương 01 người lao động, sự cố nghiêm trọng.
c) Thanh tra lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao
động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại tai nạn lao động, sự cố
nghiêm trọng đã được người sử dụng lao động điều tra nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc khi
xét thấy cần thiết.
d) Trong quá trình điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng mà phát hiện có dấu
- 58 -

hiệu tội phạm thì Thanh tra lao động, người sử dụng lao động phải báo cáo cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và đề nghị chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
đ) Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo
cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động.
2. Việc thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải lập hồ sơ sức khỏe đối với người lao động bị bệnh
nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
y tế, lao động.
b) Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thủ tục, trình tự thống kê, báo cáo bệnh nghề
nghiệp.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
2.1.9. Thực hiện thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết công tác ATLĐ, VSLĐ

Thông tư Liên tịch số 01/2011/TTLT - BLĐTBXH - BYT ngày 10 tháng 01 năm


2011 quy định cụ thể về công tác thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác ATLĐ,
VSLĐ.
Điều 18. Thống kê, báo cáo
1. Cơ sở lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo theo quy định
hiện hành. Các số liệu thống kê phải được lưu giữ ít nhất là 5 năm ở cấp phân xưởng và 10
năm ở cơ sở lao động để làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối
với công tác an toàn - vệ sinh lao động ở cơ sở lao động.
2. Cơ sở lao động, kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương, đơn
vị đến thi công tại địa phương phải thực hiện báo cáo công tác an toàn - vệ sinh lao động
định kỳ một năm 2 lần (báo cáo 6 tháng và hằng năm) với cơ quan cấp trên trực tiếp quản
lý và với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động địa phương
theo mẫu được quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo 6
tháng đầu năm phải gửi trước ngày 5 tháng 7, báo cáo năm phải gửi trước ngày 10 tháng
01 của năm sau.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp tình hình thực hiện công tác an
toàn - vệ sinh lao động của các cơ sở lao động đóng trên địa bàn, gửi Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư
này trước ngày 30 tháng 01 hằng năm.
Điều 19. Sơ kết, tổng kết
1. Định kỳ 6 tháng và hằng năm, cơ sở lao động phải tổ chức sơ kết, tổng kết công
tác an toàn - vệ sinh lao động, với các nội dung: Phân tích các kết quả, các thiếu sót, tồn
- 59 -

tại và các bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm
tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động tại cơ sở lao động; phát động phong trào thi đua
bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động.
2. Việc sơ kết, tổng kết phải được thực hiện từ cấp phân xưởng, đội sản xuất lên đến
cơ sở lao động.
2.1.10. Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về
ATLĐ, VSLĐ

Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm


2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế quy định cụ thể như sau:
Điều 21. Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn - vệ sinh lao
động
1. Thay mặt người lao động tham gia xây dựng và ký thoả ước lao động tập thể trong
đó có các điều khoản về an toàn - vệ sinh lao động.
2. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, người sử dụng lao động thực
hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động; chấp hành quy chuẩn,
tiêu chuẩn, các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những hiện tượng thiếu
an toàn, vệ sinh trong sản xuất, đấu tranh với những hiện tượng làm bừa, làm ẩu, vi phạm
quy trình kỹ thuật an toàn.
3. Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động khi tiến hành các công việc sau: xây
dựng nội quy, quy chế quản lý an toàn - vệ sinh lao động; xây dựng kế hoạch an toàn - vệ
sinh lao động; đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách ATLĐ, VSLĐ, biện pháp
bảo đảm an toàn, sức khỏe người lao động; tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động an toàn -
vệ sinh lao động của công đoàn ở cơ sở để tham gia với người sử dụng lao động.
4. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh phong
trào bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động; động viên khuyến khích người lao động phát huy
sáng kiến cải tiến thiết bị, máy, công nghệ nhằm cải thiện môi trường làm việc, giảm nhẹ
sức lao động.
5. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác ATLĐ,
VSLĐ cho cán bộ công đoàn và mạng lưới an toàn - vệ sinh viên.
Điều 22. Quyền hạn của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn - vệ sinh lao
động
1. Tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng các quy chế, nội quy
quản lý về an toàn - vệ sinh lao động.
2. Tổ chức đoàn kiểm tra độc lập của Công đoàn hoặc tham gia các đoàn tự kiểm tra
do cơ sở lao động tổ chức để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động,
thực hiện các chế độ chính sách an toàn - vệ sinh lao động và các biện pháp bảo đảm an
- 60 -

toàn, sức khỏe cho người lao động.


3. Kiến nghị với người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp an toàn - vệ sinh
lao động và phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng các quy định của
pháp luật.
4. Tham gia điều tra tai nạn lao động; tham dự các cuộc họp kết luận của các đoàn
thanh tra, kiểm tra về công tác an toàn - vệ sinh lao động tại cơ sở lao động
2.1.11. Quy định về phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ

Nghị định số 95/2013/NĐ - CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 và Nghị định số


88/2015/NĐ - CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về việc xử phạt
hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ.
Điều 7: Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động.
Điều 16: Vi phạm quy định về ATLĐ, VSLĐ.
Điều 17: Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2.2. Các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa
2.2.1. Các yếu tố nguy hiểm, có hại cho sản xuất
2.2.1.1. Các yếu tố nguy hiểm và có hại

Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có
ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao
động, gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại, cụ thể là:
- Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hạt, bụi.
- Các yếu tố hóa học như các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng
xạ.
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng,
côn trùng, rắn, đối tượng vật nuôi, …
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc,
nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh. Các yếu tố tâm lý không thuận lợi, …
Theo các tài liệu về khoa học ATLĐ, VSLĐ, các yếu tố nguy hiểm là các yếu tố có
thể tác động một cách bất ngờ lên cơ thể người lao động gây chết người hoặc gây chấn
thương các bộ phận cơ thể của người lao động.
Các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động trong sản xuất rất đa dạng. Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội quy định dựa vào 16 yếu tố gây chấn thương để phân loại tai
nạn lao động như sau:
1. Điện.
2. Phóng xạ.
3. Do phương tiện vận tải.
- 61 -

4. Do thiết bị chịu áp lực.


5. Do thiết bị nâng, thang máy.
6. Nổ các vật liệu nổ.
7. Máy móc, thiết bị cán, cuốn, kẹp, cắt, va đập.
8. Bỏng hóa chất.
9. Ngộ độc hóa chất.
10.Cháy nổ xăng dầu.
11.Sập đổ công trình.
12.Sập lò, sập đất đá ... trong xây dựng, khai thác, thăm dò khoáng sản.
13.Cây hoặc vật đổ, đè, rơi.
14.Ngã cao, ngã từ trên cao xuống.
15.Chết đuối.
16.Các loại khác.
Tuy nhiên, để giúp cho việc đánh giá tình hình tai nạn lao động một cách tích cực
có tính đến khả năng tiềm tàng xảy ra tai nạn lao động cũng như khả năng ngăn ngừa,
phòng tránh các sự cố gây tai nạn lao động có thể xảy ra trong sản xuất, các yếu tố nguy
hiểm được phân chia thành năm nhóm các yếu tố nguy hiểm cơ bản tập hợp các yếu tố
nguy hiểm gây tai nạn lao động có cùng nguồn gốc và nguyên nhân như sau:
2.2.1.2. Các yếu tố nguy hiểm về cơ học

- Các bộ phận, cơ cấu truyền động: Trục máy, bánh răng, dây đai chuyền, dây xích
... và các loại cơ cấu truyền động khác.
- Các bộ phận chuyển động: Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (cưa
đĩa, mâm dao của máy băm cỏ hoặc máy thái sắn, bánh đà, máy ly tâm ...); các bộ phận
chuyển động tịnh tiến (búa máy, máy phay, máy đột dập ...) hoặc chuyển động của bản
thân máy móc (ô tô, máy cày, máy kéo ...) tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt ...
- Vật rơi, đổ, sập: Thường là kết quả của trạng thái nhà kho, nhà xưởng, chuồng
trại ... không bền vững gây ra đổ sập làm rơi các vật từ trên cao xuống người lao động.
- Các mảnh dụng cụ hoặc nguyên liệu văng bắn ra từ máy móc, chẳng hạn các mẩu
cọng cỏ, cành cây văng bắn ra từ máy băm, thái cỏ hoặc máy băm thái thức ăn gia súc.
- Nền nhà, nền sân hoặc nền chuồng trơn trượt gây trượt chân, té ngã cho người lao
động và gia súc.
2.2.1.3. Nhóm các yếu tố nguy hiểm về nhiệt

Các vật liệu, kim loại nóng chảy, hơi và nước nóng, ống xả động cơ ... tạo nguy cơ
gây bỏng nhiệt, môi chất lạnh (như ni-tơ lỏng trong bình bảo quản tinh) có thể gây bỏng
lạnh, nguy cơ cháy, nổ v.v...
- 62 -

2.2.1.4. Nhóm các yếu tố gây nguy hiểm về điện

Theo từng mức điện áp và cách tiếp xúc tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ
trường, làm tê liệt hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh hoặc gây cháy, bỏng người lao động.
Ngoài ra, còn có nguy cơ cháy do chập điện, phóng điện.
Phần lớn các loại máy móc như máy băm cỏ, máy nghiền thức ăn, máy vắt sữa, máy
bơm nước... sử dụng ở các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nước ta sử dụng nguồn
điện xoay chiều một pha có điện áp 220 V. ở một số trang trại chăn nuôi quy mô lớn có
thể sử dụng một số loại máy móc cần nguồn điện có điện áp lớn hơn.
2.2.1.5. Nhóm các yếu tố nguy hiểm về cháy, nổ

Nổ vật lý: Xảy ra khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình
chứa khí nén, khí hóa lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị
bị rạn nứt, phồng móp, hoặc bị ăn mòn do sử dụng. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn
phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho người lao động.
Nổ hóa học: là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian
rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra một lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp
lực lớn làm hủy hoại các vật cản, gây tai nạn cho người lao động trong phạm vi vùng nổ.
Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi, khi chúng hòa trộn với
không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định sẽ gây nổ. Ví dụ các khí amoniac và axetylen sinh
ra trong các hầm chứa chất thải gia súc để sản xuất biogas đều có thể gây nổ.
Nổ vật liệu nổ (nổ chất nổ): sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong
không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định.
Nổ kim loại nóng chảy: xảy ra khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, hoặc khi thải
xỉ vào bãi đất có nước ...
2.2.1.6. Nhóm các yếu tố nguy hiểm do hóa chất

Nhóm yếu tố nguy hiểm do hóa chất gây nhiễm độc cấp tính như ôxit carbon (CO),
amoniac (NH3), các loại axit mạnh (H2SO4, HCl ...), thuốc bảo vệ thực vật và nhiều loại
hóa chất khác.
2.2.1.7. Các yếu tố có hại trong sản xuất

Những yếu tố trong điều kiện lao động không thuận lợi, không đảm bảo các giới hạn
của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe của người lao động, gây
bệnh nghề nghiệp chính là các yếu tố có hại trong sản xuất.
Các yếu tố có hại trong sản xuất bao gồm các loại: điều kiện vi khí hậu, tiếng ồn,
rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, hóa chất nguy hại, hơi, khí độc, các vi sinh vật có hại.
2.2.1.8. Điều kiện vi khí hậu

Trạng thái vật lý của không khí trong khoảng không gian nơi làm việc bao gồm các
- 63 -

yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, và tốc độ của không khí chính là điều kiện vi khí hậu
ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. Các yếu tố của điều kiện vi khí hậu phải đảm bảo
ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người. Vi khí hậu nóng là nơi có nhiệt
độ bằng và lớn hơn 320C (đối với lao động nhẹ: 340C; lao động nặng: 300C). Vi khí hậu
lạnh là nơi có nhiệt độ bằng và nhỏ hơn 180C (đối với lao động nhẹ: 200C, lao động nặng:
160C)
Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say
nắng. Nhiệt độ thấp hơn tiêu chuẩn cho phép có thể làm tê liệt sự vận động, do đó làm
tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây các bệnh
về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh v.v...
Nguồn phát sinh nhiệt trong môi trường lao động thường là nhiệt từ các lò đốt, lò
sấy, ánh nắng mặt trời, thời tiết lạnh mùa đông, thân nhiệt của gia súc, gia cầm, … Độ ẩm
cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, cơ thể con người khó bài tiết mồ
hôi. Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép đều ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người.
Tiêu chuẩn vi khí hậu cho phép trong các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
được tổng kết trong bảng sau.
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn vi khí hậu cho phép trong các cơ sở sản xuất

Thời Nhiệt độ không Độ ẩm Tốc độ


Loại lao khí (oC) Cường độ bức xạ
gian không không
động nhiệt (W/m2)
(mùa) Tối đa Tối thiểu khí (%) khí (m/s)

Nhẹ 20 0,2 35 – Khi tiếp xúc


trên 50% diện
Trung tích cơ thể con
18 0,4
bình người
Mùa ≤ 80
70 – Khi tiếp xúc
lạnh
trên 25% diện
Nặng 16 0,5
tích cơ thể con
người
Nhẹ 34
100 – Khi tiếp
Mùa Trung 32 xúc dưới 25%
≤ 80
nóng bình 1,5 diện tích cơ thể
con người
Nặng 30
(Nguồn: Lý Ngọc Minh, Quản lý an toàn sức khỏe MTLĐ và PCCN ở doanh nghiệp,
NXB KH-KT, Hà Nội, 2006).
- 64 -

Khi vi khí hậu không phù hợp dễ ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ như:
- Mưa lạnh gây bệnh đường hô hấp, cước.
- Viêm da, cháy da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Viêm khớp, bệnh da liễu, …
2.2.1.9. Tiếng ồn và rung động

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh gây khó chịu cho con người phát sinh do sự
chuyển động của các chi tiết hoặc các bộ phận của máy, do va chạm, hoặc do khí động
như còi, dòng khói thải của ống khói, hoặc tiếng gia súc, gia cầm kêu.
Rung động thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén hoặc các động cơ nổ như
máy cắt cỏ hoặc máy cày bừa tạo ra.
Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung động quá giới hạn cho phép, về mặt
sinh lý gây nên các bệnh nghề nghiệp như điếc, viêm dây thần kinh thực vật, rối loạn cảm
giác, tổn thương về xương khớp và cơ; về mặt tâm lý, làm giảm khả năng tập trung trong
lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén, làm cho người lao động mệt mỏi, cáu gắt,
buồn ngủ ... dễ dẫn đến tai nạn lao động.
2.2.1.10. Bức xạ và phóng xạ

Một số nguồn bức xạ như mặt trời phát ra các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại; lò thép
hồ quang, nấu đúc thép hoặc hàn cắt kim loại phát ra các bức xạ tử ngoại. Người lao động
có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực,
bỏng (do bức xạ tử ngoại) dẫn đến tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.
Phóng xạ là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong
hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng ion hóa vật chất. Các tia phóng xạ
gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng rối loạn chức năng của thần kinh trung
ương, bị bỏng hoặc rộp đỏ vị trí nơi phóng xạ chiếu vào, cơ quan tạo máu bị tổn thương
gây thiếu máu, vô sinh hoặc ung thư. May mắn thay, mối nguy hại từ tia phóng xạ chỉ
tiềm tàng trong một số ngành đặc biệt mà không có trong ngành chăn nuôi gia súc, gia
cầm.
2.2.1.11. Ánh sáng

Trong đời sống và lao động, cần đảm bảo ánh sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp
sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời
tăng năng suất lao động. Khi chiếu sáng không đảm bảo, ngoài tác hại làm giảm năng suất
lao động còn dễ gây tai nạn lao động do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt
nhận biết sự vật do thiếu ánh sáng hoặc do lóa mắt vì ánh sáng chói quá.
2.2.1.12. Bụi

Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí. Khi người
- 65 -

lao động hít vào trong quá trình làm việc, bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc
gây bệnh bụi phổi.
Bụi là các hạt rắn, nhỏ thường có đường kính dưới 75 àm (ISO 4225-1994), trong
đó đáng lưu ý là bụi hô hấp có kích thước dưới 5 àm có thể vào tới phế nang, đọng lại gây
ra các bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Trong lao động nông nghiệp, chủ yếu tiếp xúc với các
bụi của các hỗn hợp hóa chất nông nghiệp, bụi hữu cơ và bụi sinh học.
Theo nguồn gốc phát sinh, bụi được phân chia thành các loại:
- Bụi hữu cơ có nguồn gốc từ động, thực vật: Thường xuất phát từ quá trình làm
đất, vệ sinh máy móc, sử dụng thuốc sát trùng, bụi lúa, thóc, bụi vi sinh vật, nha bào, nấm
mốc trong phân, chuồng trại, chất độn chuồng, …
- Bụi vô cơ từ các chất silic, amiăng ...
- Bụi kim loại (sắt, đồng, nhôm ...) thoát ra từ các bộ phận của máy móc, trang
thiết bị, nhà xưởng ...
Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học của chúng. Về
mặt an toàn, bụi gây tác hại dưới các dạng:
- Gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp.
- Làm giảm cách điện của bộ phận cách điện gây chập mạch.
- Gây mài mòn thiết bị.
Về mặt vệ sinh lao động, bụi gây tác hại dưới các dạng:
- Tổn thương cơ quan hô hấp: xây xát, viêm mãn tính, viêm phổi, bụi phổi, ung
thư phổi v.v...
- Gây bệnh ngoài da: lở loét, bịt kín lỗ chân lông ...
- Tổn thương mắt.
2.2.1.13. Hóa chất nguy hại

Hóa chất ngày càng được sử dụng nhiều hoặc phát sinh ra trong các ngành sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp như chì, asen, benzen, các khí bụi, các dung dịch axit, bazơ,
các loại muối... Chất độc hóa học có thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi ... tùy thuộc
điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua các con đường:
- Đường hô hấp: Khi hít thở, hóa chất theo không khí vào mũi hoặc miệng, qua
họng, xuống khí quản, vào tới phổi và lắng đọng tại phổi hoặc qua thành mạch máu vào
máu.
- Đường da: Hóa chất dây dính lên da, xâm nhập qua da và tốc độ thâm nhập sẽ
nhanh hơn qua chỗ da bị tổn thương.
- Đường tiêu hóa: Hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa do ăn, uống
- 66 -

hoặc hút thuốc khi tay bị nhiễm bẩn, do ăn uống thực phẩm bị nhiễm độc bụi hoặc hơi
hóa chất trong không khí, do hít thở phải các hạt bụi hóa chất vào họng và nuốt nó, do ăn
uống nhầm phải hóa chất, …
Trong ba đường xâm nhập này thì chất độc thường vào theo cơ thể người lao động
qua đường hô hấp chiếm tới 95% các trường hợp nhiễm độc.
Khi nhiễm hóa chất độc hại, NLĐ bị ảnh hưởng tới sức khỏe như sau:
- Nhiễm độc cấp tính: Tiếp xúc với các chất có độ độc tính mạnh, ở nồng độ cao
trong một thời gian ngắn là có thể bị nhiễm độc cấp tính.
- Nhiễm độc mãn tính: tiếp xúc với các chất có độ độc tính nhẹ, ở nồng độ thấp
trong một thời gian dài có thể bị nhiễm độc mãn tính.
2.2.1.14. Các yếu tố sinh vật có hại

Trong một số ngành như chăn nuôi, chế biến thực phẩm, vệ sinh môi trường đô thị,
lâm nghiệp, nông nghiệp, phục vụ các bệnh viên, khu điều trị, điều dưỡng phục hồi chức
năng, các nghĩa trang, ... người lao động thường phải tiếp xúc với các loại sinh vật gây
bệnh, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc, côn trùng .... khi làm đất, làm vệ sinh chuồng
trại, chăm sóc vật nuôi, … và có thể mắc các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, thương hàn, viêm
phổi, viêm gan, viêm não, bệnh lao, leptospira, … bị rắn, rết cắn, ong đốt, trâu bò húc, …
Các tác nhân trung gian truyền bệnh sang người có thể là ruồi, muỗi, chuột, chó, mèo, …
2.2.1.15. Các yếu tố Egonomic

Các yếu tố egonomic trong lao động bao gồm các yếu tó liên quan đến tổ chức lao
động, tư thế lao động, … có thể ảnh hưởng lớn đến an toàn và sức khỏe của NLĐ nông
nghiệp như gây tai nạn lao động, gây dau mỏi lưng, đau cột sống, …
Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao
động với cường độ cao quá mức theo ca, kíp; tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài,
mang vác nặng hoặc động tác lao động đơn điệu, hoặc làm việc với trách nhiệm cao gây
căng thẳng thần kinh. Các yếu tố này đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao
động và gây mất an toàn lao động.
- Tổ chức lao động: Phân công lao động, bố trí thời giờ lao động và nghỉ gnơi
không hợp lý dẫn đến phải làm việc quá sức, làm việc ngoài trời trong điều kiện thời tiết
khắc nghiệt dễ gây mệt mỏi và TNLĐ.
- Tư thế lao động: Cúi khom để quét dọn, với tay cao quá tầm, vươn người quá xa
khi đuổi bắt vật nuôi, sử dụng máy, .. đều là những tư thế không thỏa mái, gây mệt mỏi
cho NLĐ.
2.2.1.16. Các nguy cơ khác

- Vật rơi, vật đổ trong sắp xếp, vận chuyển


- 67 -

- Gia súc cắn, húc, dẫm phải, …


- Trượt ngã khi đi lại trên đường, dẫm phải các vật sắc nhọn gây chấn thương.
- Ngã hố, chết đuối, sét đánh, …
2.2.2. Đánh giá các nguy cơ trong sản xuất

Các yếu tố nguy hiểm, có hại nếu không được khắc phục, hạn chế hoặc loại bỏ sẽ
dẫn đến TNLĐ hoặc BNN làm tổn thương hoặc gây tử vong đối với NLĐ. Việc đánh giá
nguy cơ trong sản xuất là kiến thức rất quan trọng đối với người làm công tác ATLĐ,
VSLĐ cũng như đối với NLĐ, vì vậy chúng tôi giới thiệu nội dung chi tiết của tài liệu về
nhận diện mối nguy cơ và đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007 để bạn
đọc nghiên cứu, vận dụng vào công tác huấn luyện phù hợp với thực tế, đặc thù ngành
nghề, công việc của đơn vị
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 - 2007
2.2.2.1. Khái quát

OHSAS 18001:2007 được ban hành vào ngày 01/7/2007 là tiêu chuẩn hệ thống quản
lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999.
OHSAS 18001 cung cấp các yêu cầu về an toàn sức khỏe nghề nghiệp bao gồm việc phù
hợp với luật pháp ápdụng cho hoạt động của đơn vị và các mối nguy đã được đơn vị xác
nhận.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các đơn vị muốn loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro
cho con người.
Các tổ chức áp dụng hệ thống OHSAS 18001 có trách nhiệm và quyền hạn được xác
định rõ ràng, có các mụctiêu để cải tiến, với kết quả đo lường được và phương pháp được
xây dựng để đánh giá rủi ro. Điều này baogồm theo dõi khả năng quản lý an toàn sức
khỏe, đánh giá hoạt động và xem xét chính sách và mục tiêu.
- Nhận diện mối nguy, kiểm soát việc xác định và đánh giá rủi ro
- Yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác
- Các chương trình OHS và Mục tiêu
- Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, giải trình và quyền hạn.
- Năng lực, đào tạo và nhận thức
- Giao tiếp, tham gia và tư vấn.
- Kiểm soát thực hiện
- Chuẩn bị và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.
- Đo lường, giám sát và cải tiến việc thực hiện
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 Phiên bản mới này phù hợp hơn với các tiêu chuẩn
ISO 9001: 2008 và ISO14001:2004, với cấu trúc các điều khoản hầu hết theo ISO
- 68 -

14001:2004. Ưu điểm này sẽ khuyến khích việc tíchhợp các hệ thống quản lý của một tổ
chức như ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001…
Tiêu chuẩn OHSAS phiên bản 2007 có những thay đổi như sau:
- Tầm quan trọng của “sức khỏe” được đưa ra nhấn mạnh cao hơn so với “an toàn”
- Tập trung vào an toàn nghề nghiệp, không tính đến đối với vấn đề về tài sản, an
ninh…
- Thuật ngữ “việc xảy ra bất ngờ” nay được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “tai
nạn”.
- Kể cả những hành vi của con người, khả năng và các yêu tố con người khác đều
là những nhân tố có thể đemđến các mối nguy cần nhận diện, kiểm soát xác định và đánh
giá rủi ro và cuối cùng là năng lực, đào tạo vànhận thức
- Một yêu cầu mới được giới thiệu đối với việc kiểm soát những người giữ trọng
trách là một phần trong kếhoạch OHS.
- Quản lý thay đổi được đưa ra một cách triệt để.
- Điểu khoản “Đánh giá việc tuân thủ” được đưa ra, tương ứng với ISO 14001.
- Những yêu cầu mới được đưa ra cho việc tham gia và tư vấn
- Những yêu cầu mới được giới thiệu cho việc điều tra các tình huống có thể xảy
ra
- OHSAS 18001 được nhắc đến như một tiêu chuẩn, không còn là tiêu chí kỹ thuật,
hay văn bản, như phiên bảntrước đây. Điều này nói lên rằng OHSAS 18001 đã được chấp
nhận như nền tảng cho các tiêu chuẩn quốc giavề các hệ thống quản lý an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp.
- Các Định nghĩa mới được thêm vào, bao gồm các vấn đề chính như “tình huống
có thể xảy ra”, “rủi ro”,“đánh giá rủi ro”, và chỉnh sửa các định nghĩa hiện tại.
- Thuật ngữ “rủi ro có thể vượt qua” được thay thể bởi thuật ngữ “rủi ro có thể chấp
nhận”.
- Định nghĩa về thuật ngữ „mối nguy‟ không nhắc đến “thiệt hại về tài sản hay thiệt
hại về môi trường làmviệc” nữa. Giờ đây được cân nhắc như “thiệt hại” không trực tiếp
đến việc quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp, đó cũng là mục đích của Tiêu chuẩn
OHSAS, và điều đó bao gốm cả lĩnh vực về quản lý tài sản. Thayvào đó, các mối nguy
gây thiệt hại có ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phải đựơc nhận diện
thông qua việc đánh giá các rủi ro trong tổ chức, và được kiểm soát thông qua việc áp
dụng cách biện phápkiểm soát mối nguy thích hợp.
2.2.2.2. Mục đích

Trang bị cho mọi người khả năng:


- Biết cách nhận biết các mối nguy.
- 69 -

- Hiểu được các khái niệm cơ bản về quản lý rủi ro.


2.2.2.3. Các khái niệm cơ bản

a. Mối nguy
Các điều kiện và các yếu tố có ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ và những người
liên quan: tổn thương hay bệnh tật (nhà thầu, khách và những người khác tại nơi làm việc)
b. Rủi ro
Theo trường phái truyền thống:
Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được
xem là điều không lành, điềukhông tốt, bất ngờ xảy đến. Rủi ro là những bất trắc ngoài ý
muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác độngxấu đến sự
tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Tóm lại, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến
nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái hiện đại:
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính
tiêu cực. Rủi ro có thể mangđến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể
mang lại những lợi ích, những cơ hội (lụt - phù sa, núi lửa - dung nham, khai thác bô xít
- ô nhiễm môi trường…).
Định nghĩa
Rủi ro là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra của những mối nguy (xác suất xảy ra) và
mức độ nghiêm trọng củatổn thương cơ thể hay bệnh tật gây ra do mối nguy này - Rủi ro
chấp nhận được: là những rủi ro nằm trong giới hạn cho phép theo yêu cầu của luật định
(bụi, tiếngồn... gây bệnh nghề nghiệp, nằm trong giới hạn cho phép)
c. Phân loại rủi ro
Theo nguồn gốc phát sinh
Rủi ro khách quan: tai nạn, hỏa hoạn, bệnh tật...
Rủi ro chủ quan: hạnh phúc gia đình, nỗi buồn, tương lai…
Theo bản chất
Rủi ro cơ bản: là rủi ro phát sinh ngoài tầm kiểm soát của con người như bão, lụt,
động đất...
Rủi ro riêng biệt : là những rủi ro liên quan đến hành vi của con người như hỏa
hoạn, trộm cắp, tai nạn giao thông...
Theo quan điểm kinh tế
Rủi ro động: bao gồm rủi ro suy tính và rủi ro đầu cơ như rủi ro quản lý, rủi ro thị
trường, đầu tư chứng khoán...
- 70 -

Rủi ro tĩnh hay rủi ro thuần túy: là những rủi ro có thể dẫn đến tổn thất nhưng
không đưa đến khả năng kiếmlời như tai nạn giao thông, hỏa hoạn, tai nạn lao động...
Theo tương quan giữa cộng đồng và cá nhân
Rủi ro xã hội: là những rủi ro tác động đến toàn bộ nền kinh tế hay một cộng đồng
nào đó như lạm phát, thấtnghiệp, chiến tranh và động đất.
Rủi ro ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân:ngược lại với rủi ro xã hội.
2.2.2.4. Sự cố

Hậu quả xảy ra từ những mối nguy làm ảnh hưởng đến AT - SK NLĐ (tổn thương,
bệnh tật).
2.2.2.5. Tai nạn

Sự cố đã gây ra hậu quả làm tổn thương cơ thể hay chết chóc.Số liệu nghiên cứu tỷ
lệ các sự cố:
2.2.2.6. Nhận diện mối nguy

a. Mục đích
Tại sao chúng ta cần nhận diện các mối nguy hiểm?
Hãy đi ngược quá trình xảy ra của một tai nạn để tìm hiểu xem tai nạn đấy được xảy
ra và hình thành theo từngtrình tự như thế nào. Lúc đó sẽ nhận thấy các tai nạn đều bắt
nguồn từ những hành vi mất an toàn.
Các hành vi mất an toàn có thể là nguyên nhân trực tiếp tác động và gây ra tai nạn.
Đôi khi những hành vi mất an toàn lại là những nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn hoặc
sự cố. Thông thường những hành vi mất an toàntrực tiếp gây ra tai nạn đều dễ nhận diện.
Các hành vi mất an toàn gián tiếp rất khó nhận diện vì chúng tạo racác mối nguy hiểm,
hay môi trường nguy hiểm. Những mối nguy hiểm hay môi trường nguy hiểm này khiđược
tác động bởi các hành vi mất an toàn sẽ sinh ra tai nạn, sự cố.
- Các hành vi mất an toàn đôi khi cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra các tai nạn.
Hành vi mất an toàn đôi khiđến từ những yếu tố cá nhân, đôi khi là do thiếu hiểu biết hay
nhận thức về rủi ro, đôi khi là do áp lực côngviệc hoặc các quy trình làm việc tắt. Ví dụ
như nhảy từ trên cao xuống, làm việc với nguồn điện không cách ly,tiếp xúc trực tiếp với
các loại hóa chất nguy hiểm…
- Các hành vi mất an toàn có thể gây ra các khiếm khuyết, lỗi hay chất lượng tồi
cho các loại sản phẩm, thiết bịsử dụng. Những sản phẩm này nếu đưa ra sử dụng thì chúng
sẽ tạo ra một môi trường làm việc mất an toàn.Môi trường mất an toàn này sẽ trở nên
nguy hiểm nếu như được tác động bởi các yếu tố khác như thời tiết,thiếu kinh nghiệm,
làm tắt, vận hành sai quy trình…
- Để ngăn ngừa được các tai nạn rủi ro, phải nhận diện đúng, đủ và rõ ràng các mối
- 71 -

nguy hiểm. Các mối nguyhiểm này luôn hiện hữu xung quanh hàng ngày. Nhận diện và
đánh giá đúng mức sẽ giúp phòng và tránh đượcnhững tai nạn, sự cố ít lường trước.
b. Mối nguy hiểm
Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và
hủy hoại môi trường đều là mối nguy hiểm.
Các mối nguy hiểm có thể hiện hữu hoặc không hiện hữu. Thông thường các vật
dụng hiện hữu xung quanhnhư đồ dùng, dụng cụ, máy móc.v.v… đều là những mối nguy
hiểm. Tuy nhiên vật thể hiện hữu nơi không cósự tác động của con người, thiên nhiên sẽ
không nguy hiểm. Nhưng vật đó sẽ trở nên nguy hiểm khi có sự tácđộng từ các hành vi
mất an toàn của con người, hay các tác động ngoài ý muốn từ thiên nhiên.
Nói cách khác tất cả đồ vật thiết bị quanh chúng ta đều là những mối nguy hiểm.
Một cái bàn sẽ trở lên nguy hiểm nếu chúng ta đặt nó chắn ngang các lối đi. Một cái xe
hơi trở lên nguy hiểm khi được lái bởi người thiếukinh nghiệm, ảnh hưởng bởi các chất
kích thích, chạy với tốc độ cao…
Các hành động mất an toàn cũng là những mối nguy hiểm. Khi chúng ta hành động
một cách bất cẩn, cố tình,hay vì một áp lực nào đó. Hành động không an toàn của chúng
ta có thể gây nên tai nạn cho chính chúng ta vànhững người chung quanh chúng ta.
Mức độ ảnh hưởng của các mối nguy hiểm
Khi một sự cố xảy ra, chúng ta thường xem xét về mức độ thiệt hại hoặc ảnh hưởng
của nó.
Vậy mức độ thiệt hại này được quyết định bằng cái gì?
Chúng ta hãy hình dung nếu một kho chứa hóa chất hoặc xăng dầu bị hỏa họan sẽ
nguy hiểm và thiệt hại lớnhơn một kho chứa gỗ. Một vụ tai nạn giao thông có nhiều người
bị nạn sẽ kinh hoàng hơn một vụ va chạm nhẹ.Một đám cháy nhỏ sẽ không nguy hiểm
bằng một vụ nổ…
Vậy tất cả những tai nạn với những ảnh hưởng khác nhau kia bắt đầu từ đâu? Chúng
đều bắt nguồn từ nhữngmối nguy hiểm, đôi khi những mối nguy hiểm đó được kích thích
hay tiếp sức bằng những hành vi mất an toàn.
Mối nguy hiểm tác động như thế nào vào các trường hợp sự cố, tai nạn?
Chúng ta hãy bắt đầu bằng ví dụ với một con dao. Con dao có thể gây ra nguy hiểm
như thế nào cho con người, tài sản, và môi trường?
Nói đến con dao hẳn ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đến 2 yếu tố đó là lưỡi dao
sắc và mũi dao nhọn. Lưỡisắc của con dao có khả năng cắt vào tay, chân hay bất cứ bộ
phận cơ thể nào của con người. Lưỡi dao cũng cóthể cắt hoặc làm rách hay hư hỏng một
hay nhiều bộ phận của một thiết bị nào đó. Mũi nhọn của con dao cóthể đâm và gây
thương tích cho con người, chúng cũng có thể làm thủng hay xuyên hỏng một bộ phận
của thiết bị nào đó…
- 72 -

Tóm lại con dao là một dụng cụ rất phổ biến và hữu ích trong cuộc sống hàng ngày,
nhưng con dao cũng làmột vật vô cùng nguy hiểm nếu như chúng ta sử dụng không đúng
cách hoặc cố tình sử dụng nó một cách saimục đích. Lúc đó con dao sẽ là vật nguy hiểm
và gây ra tai nạn cho còn người, làm hư hỏng tài sản..vv. Mứcđộ tai nạn phụ thuộc vào độ
sắc và nhọn của con dao (hình thể, đặc tính của con dao). Lực tác dụng cũng là yếutố tác
động đến mức độ nguy hiểm do con dao đó gây nên.
Một ví dụ khác là khi chúng ta sử dụng và tiếp xúc với nguồn điện. Ngày nay, quanh
chúng ta có hàng chục,hàng trăm các thiết bị hữu ích chạy bằng năng lượng điện giúp
chúng ta làm việc, giải trí hàng ngày. Do nhucầu về công năng hay công suất của thiết bị
mà chúng được sử dụng bằng các nguồn điện khác nhau, tần số vàđiện áp khác nhau.
Hẳn ai trong chúng ta cũng biết nguồn điện rất nguy hiểm đối với con người. Khi
nguồn điện được truyền quamột bộ phận nào đó của con người. Lúc đó cơ thể chúng ta
được coi như là một điện trở trong một mạch điện. Năng lượng của nguồn điện sẽ đốt chết
các tế bào, gây lên hiện tượng co giật trước và cháy các tế bào sống sauđó. Nếu cơ thể
chúng ta bị tiếp xúc với dòng điện trong một thời gian dài, lúc đó năng lượng của nguồn
điện sẽ đốt hết các tế bào và lượng nước trong cơ thể làm chúng ta bị cháy khô đi. Nếu
nguồn điện truyền qua cơ thểchúng ta quá lớn, năng lượng của nguồn quá cao thì hiện
tượng đốt cháy càng nhanh. Khi tiếp xúc với cơ thể,nguồn điện luôn đi theo một đường
ngắn nhất từ nơi có điện áp cao tới điểm có điện áp thấp. Nếu dòng điện đi qua những bộ
phận quan trọng của cơ thể như tim, phổi... thì ngay lập tức dòng điện sẽ làm ngưng hoạt
độngcủa các cơ quan này và dẫn đến việc tử vong sớm.
Vậy điểm tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, điện áp và dòng điện của nguồn điện sẽ là các
yếu tố tác động đến hậuquả của tai nạn.
Trên đây chỉ là hai ví dụ về sự tác động và hậu quả gây ra của hai đại diện các mối
nguy hiểm đơn giản màchúng ta nhìn thấy và tiếp xúc hàng ngày.
Nhận diện các hành vi mất an toàn
Thế nào là các hành vi mất an toàn?
Những hành vi của con người mà hậu quả của nó có thể gây ra tai nạn, sự cố hoặc
ảnh hưởng tới môi trườngxung quanh đều là các hành vi mất an toàn. Các hành vi mất an
toàn có thể đến từ các góc độ cá nhân, sự thiếuhiểu biết, thiếu kinh nghiệm, áp lực công
việc hay tính mạo hiểm của mỗi người.
Một người trèo lên một chiếc thang cũ và hỏng là một hành vi mất an toàn.
Một người lái xe trong trạng thái say xỉn hoặc chịu chi phối bởi các chất kích thích
cũng là một hành vi mất an toàn.
Một người quản đốc không hành động hoặc xây dựng môi trường làm việc tốt ở nơi
phân xưởng do mình phụtrách cũng là hành vi mất an toàn.
Một người làm công tác quản lý không quan tâm tới các chính sách an toàn cho tổ
- 73 -

chức của mình cũng là mộthành vi mất an toàn.


Để xác định các hành vi mất an toàn của một người nào đó, chúng ta cần quan sát
khi người này đang làm việc,các hành vi mất an toàn được thể hiện ở các trạng thái sau:
- Phớt lờ : phớt lờ, bỏ qua các cảnh báo, báo hiệu hay các thông tin khác về công
việc
- Đối phó: dùng những hành động mang tính đối phó, tạo dựng các hiện trường
một cách đối phó, tạm bợ mangtính che dấu
- Làm tắt: làm tắt các công đọan, quy trình công việc với mục đích giảm thời gian
hay chu trình thực hiện.
- Liều lĩnh: có những người coi việc đưa họ vào các tình huống rủi ro là một sở
thích để thể hiện cái “tôi” vềmột vấn đề nào đó. Họ tự cho mình là đúng và gia trưởng với
cái ý nghĩ đó của họ
- Rối loạn: rối loạn trong cách tổ chức, sắp xếp công việc cũng như thực thi các
hành động.
- Thụ động: là các hành vi chịu áp lực hoặc chi phối bởi một nhân tố khác.
Các hành vi mất an toàn phụ thuộc vào môi trường làm việc, ý thức người làm việc
và đôi khi cũng phụ thuộc vào bản chất, thể trạng của người làm việc. Các hành vi này
thông thường không được thể hiện và rất khó phánđoán. Muốn xác định được các hành vi
mất an toàn, chúng ta nên tăng cường các biện pháp giáo dục, đào tạocùng với việc thanh
tra, thanh sát thường xuyên khu vực làm việc. Xem xét ý thức và hoạt động của mọi
ngườitừ đó đưa ra những chính sách giáo dục, giác ngộ phù hợp.
Nhận diện các mối nguy hiểm như thế nào?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên. Các mối nguy hiểm được phân thành hai loại khác
nhau.
- Mối nguy hiểm hiện hữu mà chúng ta dễ dàng quan sát được bằng mắt thường
tại thời điểm nhận diện.
- Mối nguy hiểm vô hình là các hành vi mất an toàn hoặc môi trường mất an toàn.
Môi trường mất an toànđược tạo nên bởi các hành vi mất an toàn tác động nên các vật thể,
thiết bị xung quanh môi trường sống và làmviệc của chúng ta.
Để nhận diện được các mối nguy hiểm hiện hữu hay vô hình, chúng ta phải tiến hành
quan sát kỹ chúng, xemxét khả năng ảnh hưởng của chúng với các hoạt động của chúng
ta cũng như những người xung quanh. Quansát tại thời gian và địa điểm mối nguy hiểm
đó hiện hữu. Tiến hành đặt ra các câu hỏi liên quan tới vật thể hayđiều kiện mà chúng ta
đang quan sát.
Hãy lấy một ví dụ nhỏ bằng việc khi chúng ta đang ngồi đọc tài liệu này thì có những
mối nguy hiểm nào hiệnhữu hoặc có thể xuất hiện quanh chúng ta?
- 74 -

- Bàn, ghế
- Bàn kê không đúng chỗ có thể làm chắn lối đi của chúng ta, cạnh bàn choán gần
các lối đi có thểlàm chúng ta va hoặc huých phải....
- Màn hình
- Màn hình đặt sai vị trí có thể làm cho chúng ta bị mỏi cổ, nếu làm việc trong thời
gian dài thì cóthể gây nên bệnh thoái hóa cột sống cổ. Nếu đặt màn hình gần hoặc xa quá
sẽ ảnh hưởng tới tầm nhìn củamắt…
- Nguồn điện
- Nguồn điện sử dụng cho máy tính, các loại máy văn phòng khác nếu không được
sử dụng đúngtải, chất lượng dây tồi hay phích cắm sai quy cách sẽ gây nguy hiểm cho quá
trình tiếp xúc, sử dụng hoặc chập,cháy…
- Điện thoại bàn
- Điện thoại đặt xa tầm với quá làm cho chúng ta luôn phải dướn mỗi khi nhấc máy,
dễ làm cho chúng ta dãn dây chằng cơ vai hoặc hông…
- Ly, cốc
- Ly, cốc dùng để uống nước, trà hay café không nên để gần cạnh bàn hoặc gần
máy tính cũng như các thiết bị điện khác vì nguy cơ vô tình gạt đổ…
- Bút (viết) luôn được để vào ống chứa hoặc ngăn kéo đề không chúng rơi xuống
đất. Rất dễ dàng chúng ta bị trượt té khi dẫm hoặc đạp lên chúng trên sàn nhà…
- Dao, kéo, gim, khay tài liệu.
- Các vật dụng này phải được để đúng vị trí và trong tình trạng an toàn, các loạidao
xén giấy có lưỡi sắc hoặc mũi nhọn phải được bảo vệ kỹ, luôn để riêng từng ngăn và gọn
gàng tránhtrường hợp bất cẩn va, cắt phải khi lấy những đồ vật khác cạnh đó…
- Ngăn bàn, cửa tủ
- Các ngăn bàn, cửa luôn được đóng và cài chốt, các ngăn bàn, cửa tủ không được
đóng hoặc chốt sẽ gây nguy hiểm cho việc di chuyển của chúng ta lúc vội hoặc bất cẩn
không chú ý…
- Ánh sáng
- Ánh sáng phải luôn đủ, không gây chói hoặc hóa… Bằng những câu hỏi, hình
thức suy luận về những điều có thể xảy ra chúng ta nên sử dụng cụm câu hỏi
c. Điều kiện xảy ra mối nguy
Trong quá trình nhận diện, luôn đặt vấn đề môi trường và con người lên hàng đầu
trong mọi tình huống quansát và suy xét. Hãy nghĩ đến sự an toàn cho chính bạn và những
người xung quanh trước khi tiếp cận một khuvực nào đó hoặc một thiết bị nào đó để nhận
diện, đánh giá.
- Hãy quan sát và đặt ra tình huống từ mọi phía (trong, ngoài, trên, dưới, phải,
- 75 -

trái…).
- Sự ổn định của vật, hoặc thiết bị gây nguy hiểm phải được xem xét và đánh giá
đúng mức.
- Luôn suy xét khả năng dịch chuyển của vật theo quán tính, trọng lực hoặc những
dịch chuyển được địnhhướng. Xem xét kỹ nguồn gốc của động lực tác động hay năng
lượng gốc của các hoạt động dịch chuyển haythay đổi trạng thái.
- Luôn quan sát và tìm hiểu tình trạng bảo vệ an toàn cho vật tại vị trí cân bằng như
là các chốt hãm, hệ thống phanh, giá đỡ…
- Xem xét các khả năng tác động của thiên nhiên như, mưa, gió, ánh sáng…
- Các hướng dẫn sử dụng và tem cảnh báo của nhà sản xuất luôn được coi trọng,
đề cao trong quá trình nhậndiện.
d. Các loại mối nguy
Một số câu hỏi thường được sử dụng trong quá trình nhận diện rủi ro.
Để nhận biết cụ thể, chi tiết một vậy nào đó, hoặc một điều kiện môi trường nào đó
nguy hiểm như thế nào,chúng ta hãy tự đặt các câu hỏi.
Các câu trả lời chính xác, tin cậy phải đến từ những người có kinh nghiệm, các tài
liệu hướng dẫn hay các quyđịnh của pháp luật.
Ví dụ chúng ta muốn biết một chiếc máy mài nguy hiểm như thế nào trong quá trình
vận hành. Chúng ta hãy bắt đầu quan sát và đặt câu hỏi xem:
- Chiếc máy mài này nguy hiểm như thế nào?
- Chúng gây ra nguy hiểm gì trong quá trình sử dụng.
Có hai loại câu hỏi để hỏi và trả lời. Một là hỏi về những cái chúng ta nhìn thấy, đó
là quan sát đặc tính, chi tiếtcá bộ phận của thiết bị hiện có để hỏi. Loại câu hỏi thứ hai là
quan sát, hoặc tìm hiểu quá trình hoạt động củathiết bị. Cách thức, quy trình sử dụng của
người sử dụng. Các động tác, vị trí và tầm ảnh hưởng khi thiết bịđang được sử dụng.
Mối nguy vật lý:
- Ồn
- Bức xạ
- Nhiệt độ
- Áp lực công việc, mật độ xe cộ qua lại, độ cao, độ sâu
- Điện (điện thế, năng lượng điện)
- Các tính chất vật lý (sắc, nhọn, nhám, trơn, …)
Mối nguy hóa học
- Chất nổ
- Chất lỏng cháy
- 76 -

- Chất ăn mòn
- Chất oxy hóa vật liệu
- Chất độc, chất gây ung thư
- Khí
Mối nguy sinh học
- Chất thải sinh học (bệnh phẩm, máu…)
- Vius, vi khuẩn
- Ký sinh trùng, côn trùng
- Cây hay động vật có bệnh hay có chất độc hại
Mối nguy thể chất
- Thiếu ánh sáng
- Thiếu kiểm soát về nhiệt độ và độ ẩm
- Mức độ công việc (nặng nề, đơn điệu)
- Mối quan hệ với xung quanh (các tổ sản xuất, người quản lý, chủ tàu, giám sát…)
- Sử dụng thuốc trong khi làm việc (cảm, cúm, ho,…)
- Kém động viên để làm việc an toàn (sự quan tâm của lãnh đạo, bạn bè đối với
NLĐ)
- Các yếu tố thể chất (sức khỏe, tâm trạng…)
- Trang bị bảo hộ không phù hợp
e. Các yêu tố liên quan đến mối nguy
Con người: NLĐ trực tiếp, người xung quanh, khách, láng giềng…
Vật liệu: Vật liệu sử dụng trực tiếp, để gần, chất phát sinh trong quá trình sản xuất…
Môi trường: Môi trường làm việc chật, rộng, thoáng, nhiều ánh sáng, gió…
Thiết bị: Thiết bị bố trí hợp lý, đầy đủ, an toàn, nguồn năng lượng, sự di chuyển,
quá trình vận hành, cách thức thao tác…
f. Các phương pháp xác định mối nguy
Có nhiều phương pháp để nhận dạng mối nguy:
- Phân tích cây sai hỏng FTA
- Nhận dạng mối nguy HAZID
- Phân tích công việc chủ yếu CTA
- Tuần tra quan sát PO
- Phân tích cây sự cố ETA
- Phân tích tai nạn, sự cố AIA
- Dựa vào báo cáo
- 77 -

g. Các yếu tố cần xem xét khi chọn phương pháp nhận dạng mối nguy
- Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm
- Phương pháp càng đơn giản càng ít yêu cầu về nguồn lực, thời gian và nhân lực
- Mức độ chính xác của đánh giá rủi ro phụ thuộc vào năng lực của nhóm đánh giá
và độ tin cậy của thông tin,dữ liệu
Tuy nhiên dù muốn chọn phương pháp nào đi nữa cũng phải đi hoặcTừ trên xuống,
hoặc đi Từ dưới lên qua các bước.
2.2.2.7. Đánh giá rủi ro

Mọi công việc đều tiềm ẩn những rủi ro trong đó. Muốn công việc tiến hành một
cách hiệu quả và an toàn, phảiđánh giá rủi ro cho chính công việc đó.
a. Định nghĩa
Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liên quan tới công việc
chuẩn bị thực hiện, phảichỉ ra cụ thể những rủi ro có thể gặp. Xây dựng những biện pháp
kiểm soát để thực thi công việc một cách hiệuquả nhất, an toàn nhất,nhằm tránh gây tai
nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại môi trường.
b. Phân loại rủi ro
Dựa vào các rủi ro, chúng ta phân tích, đo lường (xác định) và xếp loại thành 3 hạng
như sau:
- Rủi ro mức cao
- Rủi ro mức trung bình
- Rủi ro mức thấp
2.7.2.1. Thời điểm đánh giá rủi ro
Trước khi làm việc đều có thể tiến hành đánh giá rủi ro cho hành động, công việc
chuẩn bị tiến hành.
Ví dụ chúng ta chuẩn bị di chuyển một cốc nước từ bàn này qua bàn kia.
- Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình vận chuyển?
- Ly nước có nóng không?
- Tay cầm có sắc cạnh không?
- Ly nước có quá đầy để di chuyển hay không?
- Có vật gì vướng trong quá trình di chuyển hay không?…
2.7.2.2. Người đánh giá rủi ro
Người tham gia quá trình đánh giá rủi ro phải nắm được nguyên tắc và trình tự đánh
giá. Người tham gia đánhgiá rủi ro phải có kinh nghiệm trong công việc mà mình sẽ tham
gia đánh giá. Một bản đánh giá rủi ro không thể hoàn hảo khi được chuẩn bị bằng 1 hoặc
2 người. Ít nhất nên có từ 3 đến 5 thành viên tham gia vào nhómđánh giá rủi ro. Nhóm
- 78 -

này cần có các kiến thứ về tổ chức công việc, cơ khí, điện, hóa chất, y tế…
c. Các bước đánh giá rủi ro
Chia công việc thành từng bước tiến hành
Phải chia nhỏ công việc sẽ tiến hành thành những bước thực hiện nhỏ hơn, theo trình
tự trước sau. Các bướcchia không nên quá chi tiết mà bỏ qua những bước chính, những
bước cần thiết hoặc các hành động phát sinh.Các bước tiến hành thực sự rành rọt và liên
quan cụ thể trực tiếp tới từng diễn biến cũng như mức độ nguyhiểm đang, sẽ và có thể
xảy ra khi tiến hành công việc.
Nhận diện những mối nguy hiểm, xác định mức độ rủi ro
- Mối nguy
Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và
hủy hoại môi trường đều làmối nguy hiểm. Các mối nguy hiểm có thể hiện hữu hoặc
không hiện hữu. Thông thường các vật dụng, đồdùng, dụng cụ, máy móc..vv chúng đều
là những mối nguy hiểm.
- Phân loại mối nguy
Để tiện phân tích, người ta chia mối nguy thành ba loại: mối nguy vật chất, mối nguy
đạo đức và mối nguy tinh thần.Mối nguy vật chất.Tình trạng vật chất yếu kém làm tăng
khả năng xảy ra mất mát.
Tình trạng đường sá ở Việt Nam ta là ví dụ sống động về mối nguy vật chất. Một số
nơi đèn đường không đủsáng, có ổ gà, việc phân luồng phân tuyến cho xe chạy không hợp
lý là những mối nguy làm cho tai nạn xảy ra thường xuyên hơn.
Mối nguy đạo đức. Sự không trung thực của một cá nhân nào đó làm tăng khả năng
xảy ra mất mát.
Ví dụ có người mua bảo hiểm cho căn nhà của mình rồi gây hỏa hoạn để lấy tiền bồi
thường, hay một người biết mình bị ung thư nhưng vẫn khai là sức khỏe của mình tốt để
mua bảo hiểm và được bồi thường.
Mối nguy tinh thần, Sự bất cẩn hay thờ ơ của một cá nhân dẫn đến mất mát vì người
này chủ quan cho rằng mình đã mua bảo hiểm.
Ví dụ một người cứ nghĩ mình đã có bảo hiểm nên cứ phóng xe ào ào giữa phố xá
đông người mặc dù thỉnhthoảng trong người có hơi men.
Việc xác định mối nguy đạo đức và mối nguy tinh thần có ý nghĩa quan trọng, nhất
là đối với các hãng bảo hiểm khi ký hợp đồng với khách hàng.
Để tránh mối nguy đạo đức, họ phải thiết lập một hệ thống phân loại và đánh giá rủi
ro trước khi bảo hiểm mộtcách hiệu quả.
Mối nguy tinh thần thì khó xác định hơn nên có khi công ty bảo hiểm không chịu
bồi thường toàn bộ mà ngườimua bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm chi trả trong một
- 79 -

hạn mức quy định hoặc cùng công ty bảo hiểmthanh toán một phần chi phí.
Từ đó chúng ta rút ra được bài học: trong cuộc sống hay trên thương trường, ai hiểu
biết về rủi ro nhiều hơn sẽtrở thành người chiến thắng.
- Mức độ nguy hiểm
Nếu so sánh giữa một chiếc xe máy chạy trên đường với vận tốc 50km một giờ và
một chiếc ô tô cùng vận tốc thì rõ ràng chiếc ô tô gây ra một mức độ nguy hiểm cao hơn
chiếc xe máy. Hoặc so sánh cùng một chiếc ô tô ở2 vận tốc khác nhau thì ta thấy chiếc xe
nào chạy nhanh hơn sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn. Mặt khác nếumột chiếc xe chở
nhiều người gây ra tai nạn thì mức độ thiệt hại sẽ cao hơn so với chiếc xe đó gây tai nạn
khichỉ chở ít người.
Mức độ nguy hiểm chính là hậu quả gây ra bởi một sự cố hoặc tai nạn nào đó.
- Tần suất nguy hiểm
Khi tôi đi qua một đoạn đường vắng thì chắc chắn tôi sẽ an toàn hơn đi qua một đoạn
đường đầy xe lưu thông.Lượng xe càng nhiều thì khả năng va chạm của tôi càng cao.
Cũng như thế nếu như tôi làm việc gì đó nhiều lầntrong một khoảng thời gian nhất định,
khả năng gặp nguy hiểm sẽ tăng lên.
Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với những lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc
những mối nguy hiểmtrong công việc đó.
Rủi ro
Rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần xuất xảy ra hoặc có thể
xảy ra.
Rủi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất có thể xảy ra
Theo nhiều nhà phân tích, rủi ro chỉ phát sinh khi có một sự không chắc chắn về mất
mát sẽ xảy ra. Với khái niệm về rủi ro này, nếu xác suất mất mát là 0 hoặc 1, thì không có
rủi ro.
Ví dụ, nếu một người nhảy từ tòa nhà cao 30 tầng xuống mặt đất thì cầm chắc cái
chết. Mặc dù có chuyện mấtmát về nhân mạng nhưng đây không phải là rủi ro vì hậu quả
đã thấy trước. Tuy nhiên, nếu một cascadeurnhảy từ lầu cao xuống đất bằng dù thì người
này có thể chết hay không chết. Trong trường hợp này có sựkhông chắc chắn về hậu quả,
tức là có rủi ro trong hành động của người diễn viên đóng thế này.
Nói đến rủi ro không thể bỏ qua khái niệm về xác suất hay là khả năng xảy ra mất
mát. Xác suất khách quan
- Còn gọi là xác suất tiên nghiệm được xác định bằng phương pháp diễn dịch.
Ví dụ như đồng tiền sấp hay ngửa thì xác suất của nó là 50%.
Tuy nhiên, xác suất khách quan có lúc không thể xác định bằng tư duy logic. Chẳng
hạn như không thể suydiễn rằng xác suất của một người đàn ông lái xe hơi có gây tai nạn
- 80 -

hay không trong năm tới là 50% bởi cònnhiều yếu tố liên quan khác như độ tuổi, xe cũ
hay mới... Tuy nhiên, bằng cách phân tích kỹ lưỡng nhữngtrường hợp tai nạn xe hơi trước
đây, người ta có thể ước tính xác suất tai nạn theo lối suy luận quy nạp.
Ngoài xác suất khách quan, có thể kể thêm xác suất chủ quan là ước tính của từng
cá nhân đối với khả năngxảy ra mất mát.
Ví dụ như nếu có 1 triệu vé số bán ra chỉ có 1 người trúng thì xác suất khách quan
là 1 phần triệu. Mặc dù vậyvẫn có nhiều người mua nhiều vé số vì xác suất chủ quan của
họ cao hơn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xácsuất chủ quan như tuổi, giới tính, trình độ
học vấn và cả óc mê tín dị đoan...
Để hiểu thêm về rủi ro cần phân biệt sự khác nhau giữa hiểm họa và mối nguy. Hiểm
họa được hiểu như là nguyên nhân dẫn đến mất mát.
Ví dụ một ngôi nhà bị cháy thì hỏa hoạn là hiểm họa đã gây ra thiệt hại đối với ngôi
nhà; hai xe hơi đụng nhauthì việc đụng xe là hiểm họa làm cho xe bị hư hỏng.
Trong khi đó, mối nguy được xem là tác nhân làm tăng khả năng xảy ra mất mát.
Nếu như hỏa hoạn được xemlà hiểm họa thì dầu lửa trong khu vực hỏa hoạn được xem là
mối nguy.
f) Những câu hỏi thường dùng trong quá trình đánh giá rủi ro
Một quy tắc rất chung là:
Ai? Làm gì ? Ở đâu ? Khi nào ? và làm như thế nào ?
- Có thực sự cần thiết tiến hành công việc này hay không?
- Công việc này đã từng được thực hiện hay chưa?
- Có cách nào khác thực hiện công việc này hay không?
- Ai tham gia làm việc này?
- Có yêu cầu đặc biệt gì về thể chất, điều kiện sức khỏe cho người tiến hành công
việc không?
- Dụng cụ và thiết bị nào sẽ liên quan tới quá trình thực hiện?
- Khi nào bắt đầu công việc, và khi nào kết thúc công việc?
- Điều kiện thời gian và thời tiết có ảnh hưởng gì đến quá trình thực hiện hay
không?
- Có công việc nào cùng thực hiện tại địa điểm đó?
- Yêu cầu kỹ thuật nào cho công việc này?
- Các cách liên lạc cũng như trao đổi thông tin?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu thay đổi tiến trình công việc?
- Những mối nguy hiểm nào đang hiện hữu tại khu vực sẽ tiến hành công việc?
- Những mối nguy hiểm nào có thể xảy ra khi công việc đang tiến hành?
- 81 -

- Những mối nguy hiểm tiềm ẩn nào có thể xuất hiện khi bị tác động bởi những
hành vi có thể liên quan?
- Mức độ tác động của các mối nguy hiểm tới công việc, người thực hiện công việc
và môi trường làm việc?
- Là thế nào để cách ly những mối nguy hiểm đã được nhận diện?
- Làm thế nào để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tối đa những rủi ro cho người thực
hiện cũng như môi trường làmviệc?
- Trách nhiệm thực thi thuộc về ai?
- Trang bị bảo hộ cá nhân nào? Cụ thể và chi tiết yêu cầu kỹ thuật
2.2.3. Biện pháp phòng ngừa
2.2.3.1. Các biện pháp kiểm soát rủi ro

Phân tích mối quan hệ giữa phân tích rủi ro và kiểm soát rủi ro
Bằng cách phân tích các mắc xích trong chuỗi rủi ro,từ đó xác định được mọi nguy
cơ rủi ro, dự báo được cácrủi ro trong tương lai. Từ đó đưa ra những biện pháp kiểm soát
phù hợp, kịp thời để tránh và hạn chế tối đanguy cơ rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý,
nguồn nhân lực.
Chuỗi rủi ro gồm năm mắc xích cơ bản:
• Mối hiểm họa: là những điều kiện dẫn tới tổn thất
Ví dụ: Một bộ phận của máy móc được bảo quản không đúng cách.
• Yếu tố môi trường: là bối cảnh mà trong đó nguy hiểm tồn tại.
Ví dụ: Sàn của phân xưởng nơi bộ phận máy móc này được lắp đặt.
• Sự tương tác: là quá trình mà mối hiểm họa và môi trường rủi ro tác động lẫn nhau,
đôi khi không có ảnhhưởng nhưng đôi khi dẫn đến tổn thất
Ví dụ: Một người công nhân vận hành thiết bị không được bảo hành đúng cách có
thể bị tai nạn vì tấm chắn bảo vệ không được đặt đúng chỗ khi mũi khoan bị gãy.
• Kết quả cói thể là tốt hay xấu: là kết quả trực tiếp của sự tác động.
Ví dụ: trong trường hợp trên là bị tổn thương nghiêm trọng ở mắt.
• Những hậu quả: không phải là những kết quả trực tiếp (bị tổn thương ở mắt) mà là
những hậu quả lâu dài dosự cố xảy ra (sự khiếu nại bồi thường của công nhân khi bị tổn
thương, sửa chữa máy móc, chi phí thuốc men,y tế…)
Cho 1 ví dụ cụ thể phân tích rõ 5 mắc xích của chuỗi rủi ro này :
Vd : hiện tượng nhiễu điện gây giật chết người tại một số cột điên tại tp HCM
1. Mối hiểm họa: là những điều kiện dẫn đến tổn thất. Ví dụ : Một số bộ phận của
thiết bị điện được bảo quảnkhông đúng cách, có nhiều dây điện được căng quá thấp dễ bị
- 82 -

xe làm đứt, có quá nhiều dây điện, dây điệnthoại trên cột điện gây khó khăn cho quá trình
kiểm tra độ an toàn.
2. Yếu tố môi trường : là bối cảnh mà trong đó nguy hiểm tồn tại. Ví dụ : Hệ thống
thoát nước của thành phố kém, dẫn đến hiện tượng ngập nước trên đường làm môi trường
dẫn điện gây chết người.
3. Sự tương tác: là quá trình mà mối hiểm họa và môi trường rủi ro tác động lẫn
nhau, đôi khi không có ảnhhưởng nhưng đôi khi dẫn đến tổn thất. Ví dụ : khi trời mưa lớn
nước không thoát kịp gây ngập nước trênđường kết hợp với sự nhiễu điện từ những dây
điện được bảo quản tốt, bị đứt là nguyên nhân gây giật điện chết người.
4. Kết qủa có thể là tốt hay xấu : là kết quả trực tiếp của sự tác động. Ví dụ: trong
trường hợp này là giật điệnchết người.
5. Những hậu quả : không phải là những kết quả trực tiếp (việc chết người) mà là
những hậu quả lâu dài của sựcố xảy ra (sự khiếu nại bồi thường của công nhân khi bị chết,
sửa chữa máy móc, chi phí thuốc men, y tế....)
Một số giải pháp để khắc phục rủi ro này.
Sử dụng hệ thống điện ngầm dưới lòng đất
Kiểm tra thường xuyên mức độ an toàn của thiết bị điện
Quản lý nguồn gốc của dây điện mắc trên cột điện và quy trách nhiệm rõ ràng khi
sự cố xảy ra
Xây dựng hệ thống thoát nước có dủ khả năng thoát nước khi có mưa lớn xảy ra
Có rất nhiều biện pháp kiển soát rủi ro, tuy nhiên tùy vào tình hình và điều kiện công
việc cụ thể của môitrường làm việc cũng như công việc đặc thù mà nhóm đánh giá rủi ro
sẽ lựa chọn các hình thức phù hợp nhấtvới từng mối rủi ro cụ thể.
Các biện pháp có thể khác nhau, nhưng chúng ta nên tuân theo các mức độ ưu tiênsau
để lựa chọn hình thức phù hợp với mỗi bước tiến hành công việc
- Cách ly: cách ly các mối nguy hiểm ra khỏi khu vực làm việc nhằm tránh tiếp xúc
với chúng
- Thay thế: thay thế những mối mối nguy hiểm bằng những điệu kiện, thiết bị… an
toàn hơn
- Chế tạo: sửa đổi, cung cấp thêm các thiết bị hay biện pháp bảo vệ khi tiếp xức với
các mối nguy hiểm
- Chính sách:cung cấp một chính sách hay chế độ và thời gian làm việc phù hợp.
- Trang bị ATLĐ, VSLĐ (trang bị bảo hộ cá nhân):trang bị bảo hộ cá nhân luôn
là sự lựa chọn cuối cùngtrong khi tất cả các sự lưa chọn trên đã được xem xét và tiến hành.
Nên nhớ là trang bị ATLĐ, VSLĐ là cầnthiết, nhưng chúng không hoàn toàn bảo vệ được
bạn đâu.
- 83 -

2.2.3.2. Tiến trình hoạch định kiểm soát rủi ro

Thực hiện an toàn


- Sức khỏe nghề nghiệp:
Kết quả đo lường về việc quản lý rủi ro trong hệ thống AT
- Sức khỏe nghề nghiệp của đơn vị.
Nói dễ hiểu:
Những biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế TNLĐ và các văn bản quy phạm
của pháp luật (Nhà nước,quân đội và của đơn vị).
Kết luận:
Đánh giá rủi ro là một trong những quy trình quan trọng khi thực hiện những công
việc phức tạp hoặc mangtính rủi ro caoBảng đánh giá rủi ro là cầu nối thông tin mật thiết
về vần đề an toàn giữa các bên thực hiện côngviệc.Hãy thực thi quá trình đánh giá rủi ro
cho những công việc đặc thù của bạn, nếu công việc được lặp lạivào thời gian hoặc địa
điểm khác nhau thì bảng đánh giá rủi ro phải được xem xét lại và cập nhật các thông tin
liên quan và cần thiết khác.Trên đây chỉ là những hướng dẫn chung về quá trình đánh giá
rủi ro...
2.2.3.3. Tiến trình hoạch định kiểm soát rủi ro
a. Mục đích, ý nghĩa
- Để người lao động (NLĐ) không phải làm những công việc nặng nhọc, nguy
hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, họ được làm việc nhẹ nhàng
hơn; hoặc được làm công việc trong điều kiện thoải mái hơn, ở trong môi trường tốt, thuận
lợi và tiện nghi hơn nhằm đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người lao động.
- Người lao động được làm việc trong điều kiện lao đông đảm bảo AT vệ sinh và
ngày càng được cải thiện tạo cho họ cảm giác hạnh phúc, tốt đẹp lâu dài, từ đó yên tâm
phát huy hết khả năng của mình đóng góp, cống hiến thực hiện mục tiêu, lợi ích chung,
góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Ý nghĩa về kinh tế: một chuyên gia của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho hay,
số liệu tổng hợp ở một số nước phát triển: đầu tư 1 USD cho công tác ATLĐ, VSLĐ, cải
thiện điều kiện lao động sẽ thu về 2,1 USD (phát biểu của đại diện ILO tại mít tinh phát
động TLQG về ATLĐ, VSLĐ - PCCN lần thứ 15 năm 2013, Tp Bắc Giang)
b. Những nội dung hoạt động cải thiện điều kiện làm việc
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về 5 yếu tố cấu thành của điều kiện lao động, chúng
tác động qua lại lẫn nhau và chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế,
xã hội, tổ chức tạo nên điều kiện lao động. Như vậy cải thiện điều kiện lao động ta phải
quan tâm tất cả các yếu tố cấu thành và yếu tố tác động kể trên.
Các đơn vị, cơ sở cần xác định rõ:
- 84 -

Cải thiện điều kiện lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động, được pháp luật
quy định:
“Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động thì
phải lập và phê duyệt kế hoạch biện pháp ATLĐ, VSLĐ và cải thiện điều kiện lao động”
(Mục a, Khoản 4, Điều 20 Thông tư Liên tịch số 01/2011).
Lưu ý
Vấn đề các cơ sở sử dụng lao động cần chú ý là: Trước khi cải thiện điều kiện lao
động thì người sử dụng lao động đã phải đảm bảo điều kiện lao động an toàn.
Nội dung hoạt động cải thiện điều kiện lao động gồm:
- Người sử dụng lao động (NSDLĐ) doanh nghiệp ra văn bản tuyên bố về những
dự định cải thiện điều kiện lao động của doanh nghiệp và những nguyên tắc cơ bản liên
quan đến việc thi hành, đặt ra mục tiêu cụ thể và mức độ đạt được, bao như:
+ Cam kết thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động
ở mức độ nào (cao, trung bình…)
+ Đảm bảo tôn trọng thực hiện quyền của NLĐ) về ATLĐ, VSLĐ; NLĐ được làm
việc trong điều kiện lao động an toàn và ngày càng được cải thiện.
+ Nêu những Tiêu chuẩn, quy phạm về ATVSLĐ của Nhà nước, của ngành mà cơ
sở áp dụng thực hiện.
+ Những chiến lược tổng thể về công tác AT-VSLĐ sẽ thực hiện nhằm cải thiện
điều kiện lao động như: Đổi mới công nghệ; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ;
xây dựng tác phong công nghiệp; xây dựng văn hoá an toàn...
+ Đề ra mục tiêu chung: Tạo ra môi trường Xanh – Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATLĐ,
VSLĐ; Cơ giới hoá các công việc nặng nhọc; Giảm tần xuất TNLĐ, không để xảy ra tai
nạn lao động nặng và TNLĐ nghiêm trọng; Không có người mắc BNN; giảm ốm đau
bệnh tật.
- Nghiên cứu, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về AT-VSLĐ của nhà nước của
ngành; thực hiện các chế độ, chính sách về ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động. thực
hiện các quy định pháp luật về AT-VSLĐ đối với cơ sở sử dụng lao động
- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật về ATLĐ, VSLĐ, áp dụng, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ mới, từng bước đầu tư máy, thiết bị tiên tiến, hiện đại, sử dụng vật liệu
mới,
- Cơ giới hoá, tự động hoá, sử dung các loại phương tiện trợ giúp để hạn chế lao
động nặng nhọc nguy hiểm ở các loại hình công việc từ công tác làm móng cho đến thi
công phần khung, mái công trình cho đến phần hoàn thiện. Cụ thể như: các loại máy vận
chuyển, máy làm đất, máy chuyên dụng khác như máy uốn sắt, cắt sắt; máy trộn vữa, trộn
bê tông, phun bê tông…
- 85 -

- Quan tâm chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị, dụng cụ, phương tiện
đảm bảo đáp ứng yêu cầu vận hành, làm việc an toàn.
- Thực hiện các giải pháp phòng chống các yếu tố có hại như: nóng, ẩm, ồn, rung,
bụi, hơi khí độc.. để loại trừ yếu tố nguy hiểm có hại, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh
lao động tại nơi làm việc
- Tổ chức nơi làm việc đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh lao động về không gian, độ
thoáng, thông gió, chiếu sáng... tạo cho người lao động được làm việc trong môi trường
tốt, tiện nghi hơn.
- Thực hiện các biện pháp nhằm giúp người lao động làm việc trong điều kiện phù
hợp với tâm sinh lý và tư thế lao động.
- Thực hiện các biện pháp về tổ chức lao động
+ Tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý
+ Tổ chức phân công lao động hợp lý.
+ Chăm sóc sức khoẻ người lao động.
- Xây dựng mối quan hệ hài hoà tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau; Phối hợp cùng
thực hiện các công việc cụ thể đó là: Việc thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thể;
Việc xây dựng chính sách, nội quy, quy chế có nội dung AT-VSLĐ hay việc tổ cức phong
trào quần chúng làm công tác ATLĐ, VSLĐ cụ thể như: Phát động phong trào phát huy
sáng kiến cải thiện điều kiện lao động.
c. NSDLĐ phối hợp với BCH Công đoàn cơ sở tăng cường công tác cải thiện
điều kiện lao động
Để tăng cường việc chăm lo cải thiện điều kiện lao đông tại cơ sở đạt hiệu quả cao,
ngoài việc thực hiện nghĩa vụ nêu trên NSDLĐ cần phối hợp với BCH Công đoàn cơ sở
tổ chức phát động phong trào quần chúng thi đua phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện
lao động, trong đó chú trọng nội dung tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.
Nhằm tổ chức phong trào đạt kết quả tốt NSDLĐ phối với BCH.Công đoàn cơ sở triển
khai các nội dung công việc sau:
- Tuyên truyền sâu rộng đến toàn bộ cán bộ, công nhân lao động nhằm năng cao
nhận thức hiểu biết về mục đích ý nghĩa của việc cải thiện điều kiện lao động; những lợi
ích mang lại cho mỗi người và cho tập thể (như đã trình bày ở trên) kết hợp với vận động,
thu hút quần chúng tham gia.
- Tổ chức các hình thức hoạt động phù hợp; nội dung các hoạt động chuyên đề
như: “Làm thế nào để giảm lao động nặng nhọc”; “Cải thiện môi trường tại nơi làm
việc”; “Phát hiện và quản lý rủi ro tại nơi làm việc”... Thông qua các hình thức hoạt
động tuyên truyền như góc ATLĐ, VSLĐ, đài phát thanh, phân phát tờ rơi...và huấn luyện
đầy đủ các nội dung ATLĐ, VSLĐ NSDLĐ phổ biến, những kiến thức cơ bản về ký thuật
an toàn, kỹ thuật vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm, có hại, các nguy cơ xảy ra tai
- 86 -

nạn lao động và hướng dẫn cho công nhân lao động biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.
Trên cơ sở đó công nhân lao động có được kiến thức, hiểu biết để tham gia có hiệu quả
vào các hoạt động tự cải thiện điều kiện lao động.
+ Tổ chức thảo luận chuyên đề, các nội dung.
+ Tổ chức tập hợp trao đổi sáng kiến, ý tưởng cải thiện điều kiện lao động, động
viên mọi người đóng góp, mạnh dạn nêu các sáng kiến, ý tưởng.
+ Tổ chức nhóm hỗ trợ kỹ thuật của đơn vị, doanh nghiệp để trợ giúp thực hiện các
sáng kiến, ý tưởng do công nhân lao động đề xuất mà họ chưa biết phải làm thế nào thực
hiện được ý tưởng, sáng kiến đó.
+ Tổ chức các hoạt động chuyên đề: “5S”; “Xanh- Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATLĐ,
VSLĐ”; “1000 ngày không để xảy ra tai nạn lao động”...
- Xây dựng các điển hình tiên tiến, tổ chức học tập và nhân rộng gương điển hình
tiên tiến. Tổ chức sơ, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, tuyên dương khen thưởng tập
thể, cá nhân có thành tích suất sắc trong hoạt động cải thiện điều kiện lao động để động
viên phong trào.
2.2.3.4. Tự cải thiện điều kiện lao động

Người lao động tham gia tự cải thiện điều kiện lao động, trong đó chú trọng tới các
cải tiến có chi phí thấp, dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả cao ở 6 lĩnh vực kỹ thuật:
- Chỗ làm việc
- An toàn máy
- Sắp xếp và vận chuyển vật liệt
- Bảo vệ môi trường
- Môi trường vật lý
- Phương tiện phúc lợi
a. Tạo chỗ làm việc
- Phải có lối đi vào công trình có mái che an toàn ở phía trên; có đầy đủ biển báo,
rào chắn ở khu vực nguy hiểm. Có lưới che chắn vật rơi, lưới bảo hiểm.
- Tạo điều kiện để NLĐ được làm việc trong nhà, lán có mái che mưa, nắng.
- Tạo chỗ ngồi để NLĐ có thể đứng hoặc ngồi.
- Có chỗ để chân toải mái; Có bục để chân điều chỉnh độ cao khi làm việc.
- Che chắn an toàn các giếng, hầm hố, lỗ hổng trên các sàn, nhà công trình. Có lan
can an toàn ở mép ngoài công trình và nơi nguy hiểm.
- Làm việc ở tầm khuỷu tay, phù hợp và thuận tiện cho thao tác của NLĐ.
- Có dụng cụ bằng tay để thu gom sản phẩm.
- 87 -

- Có túi đựng dụng cụ đồ nghề, hoặc nơi để dụng cụ đồ nghề phù hợp với loại hình
công việc, đảm bảo thuận tiện, dẽ với, dễ lấy.
- Dán nhãn mác ký hiệu dễ đọc để tránh nhầm lẫn như nút: điều khiển, nút dừng
khẩn cấp, phanh hãm hoặc các thùng đựng hoá chất
- Có đầy đủ tín hiệu, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn tại nơi NLĐ làm việc.
b. Sắp xếp bảo quản, vận chuyển nguyên vật liệu
- Tạo lối đi thông thoáng, có kẻ vạch phân định lối vận chuyển, nơi để vật liệu.
- Có phương tiện chuyên chở phù hợp cho các loại vật tư, vật liệu (chú trọng các
loại xe chuyên dùng chở vật liệu tấm lớn, dài) ở công trường, nhà máy (Xe đẩy, móc treo
có bánh xe, Troller và Paleet, băng chuyền thụ động bằng rulô để chuyển đồ vật nặng,
thang máy điện vận chuyển vật tư theo chiều cao...
c. An toàn máy, thiết bị
- Che chắn an toàn cho tất cả các bộ phận chuyển động, truyền chuyển động của
máy, thiết bị, tránh để tai nạn cuốn, kẹp, văng, bắn đối với người lao động.
- Rào chắn, làm khung che chắn hoặc căng dây đặt biển báo khu vực, phạm vi hoạt
động của các loại máy cần trục, cẩu lắp, đào xúc đất đá…
- Công tắc vận hành, công tắc dừng khẩn cấp phải bố trí trong tầm tay người điều
khiển có màu nổi bật và ghi chú rõ ràng.
d. Môi trường vật lý
- Đảm bảo không gian thoáng đãng nơi làm việc, đảm bảo chiếu sáng đày đủ
- Làm nhà xưởng, nhà khung lắp ghép, di động, làm lán che mưa che nắng cho
NLĐ làm các công việc phụ trợ; gia công sắt thép; trạm trộn…
- Làm trần chống nóng cho các xưởng SX
- Có hệ thống thông gió cục bộ nơi làm việc, hệ thống hút đẩy gió tuần hoàn cho
NLĐ làm việc trong khoang hầm kín
- Sắp xếp bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý nhằm hạn chế ô nhiễm về bụi, tiếng ồn
- Có phòng điều khiển được trang bị máy điều hoà không khí, cách ly với khí hậu
khắc nghiệt, hoặc nơi sản xuất phát sinh các yếu tố có hại đối với NLĐ…
e. Công trình, phương tiện chăm sóc sức khoẻ NLĐ
- Cung cấp nước uống hợp vệ sinh cho người lao động: đảm bảo tối thiểu 1,5l nước
uống cho 1 người/ ngày. Bình chứa nước, ca cốc uống nước hợp vệ sinh.
- Bố trí lán trại ở tạm thời, nơi nghỉ giải lao, ăn ca cho NLĐ sạch sẽ, hợp vệ sinh
và tốt nhất trong điều kiện có thể.
- Có đủ nhà vệ sinh, nơi thay quần áo, nhà tắm cho nam và nữ.
- Có tủ thuốc với đầy đủ dụng cụ như nẹp, băng ca, thuốc men và cán bộ y tế theo
- 88 -

quy định để phục vụ sơ cấp cứu...


2.3. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động
2.3.1. Các biện pháp kỹ thuật ATLĐ, phòng chống cháy nổ
2.3.1.1. Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn

Quản lý an toàn lao động trước tiên phải là áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn.
Tại Điều 3- Nghị định 06/CP ngày 21/01/1995 quy định “Tiêu chuẩn, quy phạm ATLĐ,
VSLĐ là tiêu chuẩn, quy phạm bắt buộc thực hiện. Căn cứ tiêu chuẩn, quy phạm ATLĐ,
VSLĐ của Nhà nước, của ngành ban hành, người sử dụng lao động phải xây dựng quy
trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho từng loại máy, thiết bị, vật tư và nội quy an
toàn, vệ sinh nơi làm việc”. theo đó NSDLĐ phải xây dựng quy trình vận hành an toàn
máy, thiết bị; Nội quy an toàn tại nơi làm việc; Biện pháp làm việc an toàn khi thực hiện
các công việc và các Quy định an toàn cụ thể như: An toàn khi làm việc trên cao, An
toàn khi làm việc trong giếng, hầm kín; An toàn khi làm việc trên sông nước…hàng năm
phải rà soát, soạn thảo bổ sung. Tiếp đó phải tổ chức hướng dẫn, huấn luyện cho người
lao động những nội dung có liên quan đến nhiệm vụ, công việc mỗi người đảm nhận và
kiểm tra, sát hạch theo quy định.
Thực tế: Đa số các doanh nghiệp đều quan tâm đến việc xây dựng nội quy, quy trình,
biện pháp làm việc an toàn. Song chỉ một số ít doanh nghiệp làm đúng quy định, đảm bảo
yêu cầu, phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị, nên đem lại hiệu quả thiết thực
góp phần bảo vệ sức khoẻ, tính mạng cho công nhân lao động. Còn lại không ít doanh
nghiệp, người sử dụng lao động ít quan tâm đến việc học tập huấn luyện AT-VSLĐ, nhiều
người chưa từng học qua một lớp huấn luyện nào, nên hiểu biết về AT-VSLĐ hạn chế, chưa
đầy đủ vì vậy rất lúng túng trong việc xây dựng Nội quy, Quy trình, biện pháp làm việc an
toàn. Không ít doanh nghiệp NSDLĐ cán bộ quản lý còn chưa biết đến Tiêu chuẩn quy
phạm về AT-VSLĐ, hoặc không có các loại Tiêu chuẩn quy phạm AT-VSLĐ liên quan đến
công việc hoặc máy, thiết bị hiện có của doanh nghiệp.
Vì vậy họ không có tài liệu “gốc” làm cơ sở định hướng đúng nội dung, yêu cầu để
xây dựng Nội quy, Quy trình, Biện pháp làm việc an toàn, dẫn đến các hình thức sao chép
lại tài liệu của các đơn vị khác, hay làm theo cảm tính. cho nên Nội quy, quy trình, biện
pháp AT-VSLĐ thiếu tính khoa học, không đảm bảo tính chuẩn mực, kết quả là: việc đề ra
những quy định về ATLĐ, VSLĐ buộc người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công
việc không chuẩn xác, không phù hợp nên gây nguy hiểm. Về việc lập biện pháp an toàn
(biện pháp loại trừ yếu tố nguy hiểm và giảm rủi ro), Người sử dụng lao động phải xây dựng
kế hoạch AT-VSLĐ với 5 nội dung, mỗi nội dung kế hoạch chính là một biện pháp AT, vì
vậy trong doanh nghiệp từ người sử dụng lao động cho đến từng người lao động đều phải
thực hiện nghiêm túc, đầy đủ kế hoạch AT-VSLĐ. Ngoài ra trước khi tiến hành công việc
có yếu tố nguy hiểm, đều phải lập biện pháp an toàn. tránh tình trạng làm “chiếu lệ”, “đôí
- 89 -

phó” để cắt giảm tối đa chi phí liên quan đến AT-VSLĐ dẫn đến nguy cơ gây tai nạn lao
động không thể kiểm soát nổi.
2.3.1.2. Tổ chức hướng dẫn, huấn luyện Nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an
toàn cho người lao động

Việc người sử dụng lao động tổ chức hướng dẫn, huấn luyện nội quy, quy trình, biện
pháp làm việc an toàn cho người lao động trên các doanh nghiệp trên toàn quốc thực hiện ở
mức độ khác nhau. Đa số các đơn vị thuộc các Tổng công ty lớn duy trì thường xuyên, chất
lượng tương đối tốt, ở nhiều đơn vị đã thành nề nếp. Nhưng cũng còn nhiều doanh nghiệp
tình trạng huấn luyện AT-VSLĐ còn mang nặng tính hình thức, đối phó là do: năng lực về
AT-VSLĐ của lãnh đạo doanh nghiệp cò hạn chế (như phân tích ở phần trên). Nhiều doanh
nghiệp khoán luôn Thanh tra Sở Lao động thương binh và Xã hội của địa phương đến giảng
bài, bài giảng là tuỳ họ; nhiều lớp tài liệu không có cấp cho học viên, không lưu lại ở doanh
nghiệp; Nội dung chủ yếu là phần những quy định chung về an toàn - vệ sinh lao động. Tình
trạng: “Thầy huấn luyện cái thầy có, chứ không phải huấn luyện cái học viên cần” dẫn tới
mặc dù đã được huấn luyện nhiều lần, song nhận thức, hiểu biết của người lao động còn
nhiều hạn chế, không có kiến thức cần thiết để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
2.3.1.3. Tổ chức phân công lao động đảm bảo an toàn

- Tổ chức đào tạo, huấn luyện ở tất cả các cấp, từ nhà quản lý, đến công nhân, đều
được huấn luyện đầy đủ các quy định về an toàn- vệ sinh lao động, để mỗi người hiểu rõ
trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với công tác AT-VSLĐ.
- Có sự phân công, phân cấp trách nhiệm về AT-VSLĐ cụ thể. Đồng thời thống
nhất trong chỉ đạo, điều hành công tác AT-VSLĐ chung, nêu rõ mối quan hệ phối hợp;
thường xuyên kiểm soát, đánh giá, báo cáo khi giao ban.
2.3.1.4. Đánh giá và quản lý rủi ro

Tổ chức đánh giá các rủi ro có thể xảy ra đối với các loại máy, vật tư, thiết bị, dụng
cụ phương tiện khi đưa vào vận hành sử dụng; những rủi ro tại nơi làm việc đối với
người lao động. Cụ thể như đánh giá việc cung ứng và sử dụng các thiết bị có đảm bảo
an toàn không? các biện pháp an toàn đề ra đã phù hợp chưa? việc sử dụng công cụ,
phương tiện làm việc thích hợp không? đảm bảo vật liệu, thiết bị và công cụ đưa vào sản
xuất có đảm bảo an toàn không, ... Từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa.
2.3.2. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn
2.3.2.1. Có đủ các thiết bị che chắn nhằm

- Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động.


- Ngăn ngừa người lao động khỏi bị rơi, tụt, ngã.
- 90 -

- Ngăn ngừa vật rơi, văng, bắn vào người lao động.
2.3.2.2. Có các thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa đảm bảo hoạt động tốt

Để ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra; ngăn chặn, hạn
chế sự cố
- Sự cố quá tải
- Sự cố khi bộ phận chuyển động vượt quá vị trí giới hạn cho phép.
- Cường độ dòng điện quá cao; Nhiệt độ quá cao …
Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động dừng hoạt động của máy hoặc một bộ phận của
máy, thiết bị, đó là quá trình tự động loại trừ nguy cơ sự cố khi đối tượng phòng ngừa
vượt quá giới hạn quy định
2.3.2.3. Có đầy đủ tín hiệu, báo hiệu nhằm

- Nhắc nhở, cảnh báo cho người lao động những tác động xấu trong sản xuất để kịp
thời phòng tránh.
- Hướng dẫn thao tác cho người lao động: Đánh tín hiệu bằng tay để hướng dẫn
người vận hành cần trục; lùi xe ôtô.
- Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu quy ước về màu
sắc, biểu tượng, hình vẽ: Màu sơn để nhận biết chất khí trong bình; biển báo chỉ đường…
2.3.2.4. Đảm bảo khoảng cách an toàn

- Khoảng cách an toàn với đường dây điện cao thế.


- Khoảng cách an toàn khi cẩu lắp.
- Khoang cách an toàn khi bố trí máy, thiết bị trong nhà xưởng.
- Khoảng cách an toàn về cháy nổ…
- Khoảng cách an toàn về phóng xạ…
2.3.2.5. Có đủ cơ cấu điều khiển, phanh hãm và điều khiển từ xa

- Cơ cấu điều khiển có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng
điều khiển… để điều khiển theo ý muốn của người lao động và không nằm gần vùng nguy
hiểm, dễ phân biệt, phù hợp với người lao động… tạo điều kiện thao tác thuận lợi, điều
khiển chính xác để tránh được tai nạn lao động.
- Phanh hãm và các loại khoá liên động: nhằm chủ động điều khiển vận tốc chuyển
động của phương tiện, bộ phận theo ý muốn của người lao động
- Khoá liên động: nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra TNLĐ một khi NLĐ vi
phạm trong quá trình vận hành, thao tác như: đóng bộ phận bao che, rồi mới được mở
máy, …
- Điều khiển từ xa để người lao động ở xa vùng nguy hiểm của máy, thiết bị mà
- 91 -

vẫn điều khiển hiệu quả máy, thiết bị.


2.3.3. Biện pháp phòng chống cháy nổ
2.3.3.1. Những nguyên nhân gây cháy, nổ

Tự bốc cháy: gỗ thông 2500C, giấy 1840C, vải sợi hoá học 1800C,
Nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất như que diêm, dăm bào, gỗ (750-8000C)
như khi hàn hơi, hàn điện, …
Ma sát (mài, máy bay rơi).
Do tác dụng của hoá chất.
Do sét đánh, do chập điện, do đóng cầu dao điện.
Sử dụng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung, các đường ống dẫn khí cháy,
các bể chứa nhiên liệu dễ cháy, gặp lửa hay tia lửa điện có thể gây cháy, nổ, …
Độ bền thiết bị không đảm bảo.
- Người sản xuất thao tác không đúng quy định
Nổ lý học: là trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng cao mà vỏ bình chứa
không chịu nổi áp suất nén đó nên bị nổ.
Nổ hoá học: là hiện tượng nổ do cháy cực nhanh gây ra (thuốc súng, bom, đạn, mìn,
...).
2.3.3.2. Phòng và chống cháy, nổ

Nổ thường có tính cơ học và tạo ra môi trường xung quanh áp lực lớn làm phá huỷ
nhiều thiết bị, công trình, … Cháy nhà máy, cháy chợ, các nhà kho, ... gây thiệt hại về
người và của, tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và của tư nhân, ảnh hưởng đến an ninh
trật tự và an toàn xã hội. Vì vậy cần phải có biện pháp phòng chống cháy, nổ một cách
hữu hiệu.
- Biện pháp hành chính, pháp lý:
Điều 1 Pháp lệnh phòng cháy chữa cháy 4/10/1961 đã quy định rõ: “Việc phòng
cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân” và “trong các cơ quan xí nghiệp, kho
tàng, công trường, nông trường, việc PCCC là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ viên chức và
trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị ấy”.
Ngày 31/5/1991 Chủ tịch HĐBT, nay là Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị về tăng
cường công tác PCCC. Điều192, 194 của bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam quy
định trách nhiệm hình sự đối với mọi hành vi vi phạm chế độ, quy định về PCCC.
Biện pháp kỹ thuật:
+ Nguyên lý phòng, chống cháy, nổ:
Tách rời 3 yếu tố là chất cháy, chất ôxy hoá và mồi bắt lửa thì cháy nổ không thể
- 92 -

xảy ra được.
Hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy đến mức tối thiểu và phân tán nhanh
nhiệt lượng của đám cháy ra ngoài.
+ Biện pháp thực hiện:
Hạn chế khối lượng của chất cháy (hoặc chất ôxy hoá) đến mức tối thiểu cho phép
về phương diện kỹ thuật.
Ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất ôxy hoá khi chúng chưa tham gia vào
quá trình sản xuất. Các kho chứa phải riêng biệt và cách xa các nơi phát nhiệt. Xung quanh
các bể chứa, kho chứa có tường ngăn cách bằng vật liệu không cháy.
Trang bị phương tiện PCCC (bình bọt AB, bình CO2, bột khô như cát, nước). Huấn
luyện sử dụng các phương tiện PCCC. Lập các phương án PCCC. Tạo vành đai phòng
chống cháy.
Cơ khí và tự động hóa quá trình sản xuất có tính nguy hiểm về cháy, nổ.
Thiết bị phải đảm bảo kín để hạn chế thoát hơi, khí cháy ra khu vực sản xuất.
Dùng thêm các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống nổ để giảm tính
cháy nổ của hỗn hợp cháy.
Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dể cháy nổ ra xa các thiết bị khác và
những nơi thoáng gió hay đặt hẵn ngoài trời.
Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chỗ sản xuất có liên quan đến
các chất dể cháy nổ.
+ Các phương tiện chữa cháy:
Các chất chữa cháy là những chất đưa vào đám cháy nhằm dập tắt nó như:
Nước: nước có nhiệt độ hoá hơi lớn nên giúp làm giảm nhanh nhiệt độ đám cháy
nhờ bốc hơi. Nước được sử dụng rộng rãi để chống cháy và có giá thành rẻ. Tuy nhiên
không thể dùng nước để chữa cháy các kim loại hoạt động như K, Na, Ca hoặc đất đèn và
các đám cháy có nhiệt độ cao hơn 1.7000C.
Bụi nước: phun nước thành dạng bụi làm tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc của nó với
đám cháy. Sự bay hơi nhanh các hạt nước làm nhiệt độ đám cháy giảm nhanh và pha loãng
nồng độ chất cháy, hạn chế sự xâm nhập của ôxy vào vùng cháy. Bụi nước chỉ được sử
dụng khi dòng bụi nước trùm kín được bề mặt đám cháy.
Bọt chữa cháy: được tạo ra bởi phản ứng giữa 2 chất sunphát nhôm Al2(S04)3 và
bicacbonat natri (NaHCO3). Cả 2 hoá chất tan trong nước và bảo quản trong các bình
riêng. Khi sử dụng người ta trộn 2 dung dịch với nhau. Khi đó có các phản ứng:
Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2SO4
H2SO4 + 2NaHCO3 → Na2SO4 +2H2O + 2CO2↑
Hydroxyt nhôm Al(OH)3 là kết tủa ở dạng hạt màu trắng tạo ra các màng mỏng và
- 93 -

nhờ có CO2 là một loại khí mà tạo ra bọt. Bọt có tác dụng cách ly đám cháy với không
khí bên ngoài, ngăn cản ôxy xâm nhập vào vùng cháy. Bọt hoá học được sử dụng để chữa
cháy xăng dầu hay các chất lỏng khác.
Bột chữa cháy: là chất chữa cháy rắn dùng để chữa cháy kim loại, các chất rắn và
chất lỏng. Ví dụ để chữa cháy kim loại kiềm người ta sử dụng bột khô gồm 96% CaCO3
+ 1% graphit + 1% xà phòng.
Các chất halogen: loại này có hiệu quả rất lớn khi chữa cháy. Tác dụng chính là kìm
hãm tốc độ cháy. Các chất này dể thấm ướt vào vật cháy nên hay dùng chữa cháy các chất
khó hấm ướt như bông, vải, sợi v.v... Đó là brometyl (CH3Br) hay Tetraclorua cacbon
(CCl4).
Xe chữa cháy chuyên dụng: được trang bị cho các đội chữa cháy chuyên nghiệp. Xe
được trang bị dụng cụ chữa cháy, nước và dung dịch chữa cháy (lượng nước đến 4.000 –
5.000 lít, lượng chất tạo bọt 200 lít.)
Phương tiện báo và chữa cháy tự động: phương tiện báo cháy tự động dùng để phát
hiện cháy từ đâu và báo ngay về trung tâm chỉ huy chữa cháy.
Phương tiện chữa cháy tự động là phương tiện tự động đưa chất cháy vào đám cháy
và dập tắt ngọn lửa.
Các trang bị chữa cháy tại chỗ là các loại bình bọt hoá học, bình CO2, bơm tay, cát,
xẻng, thùng, xô đựng nước, câu liêm v.v... Các dụng cụ này chỉ có tác dụng chữa cháy
ban đầu và được trang bị rộng rãi ở các cơ quan, xí nghiệp, kho tàng.
2.3.4. Các biện pháp kỹ thuật VSLĐ, phòng chống độc hại cải thiện điều kiện làm
việc
2.3.4.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học vệ sinh lao động
Khoa học vệ sinh lao động nghiên cứu tác dụng sinh học của các yếu tố bất lợi ảnh
hưởng đến sức khoẻ và tổ chức cơ thể con người, cũng như các biện pháp đề phòng, làm
giảm và loại trừ tác hại của chúng.
Tất cả các yếu tố gây tác dụng có hại lên con người riêng lẽ hay kết hợp trong điều
kiện sản xuất gọi là tác hại nghề nghiệp. Kết quả tác dụng của chúng lên cơ thể con người
có thể gây ra các bệnh tật được gọi là bệnh nghề nghiệp.
Đối tượng của vệ sinh lao động là nghiên cứu:
Quá trình lao động và sản xuất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm và vật thải ra có ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người.
Quá trình sinh lý của con người trong thời gian lao động.
- 94 -

Hoàn cảnh, môi trường lao động của con người.


Tình hình sản xuất không hợp lý ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Mục đích nghiên cứu là để tiêu diệt những nguyên nhân có ảnh hưởng không tốt đến
sức khoẻ và khả năng lao động của con người.
Nhiệm vụ chính của vệ sinh lao động là dùng biện pháp cải tiến lao động, quá trình
thao tác, sáng tạo điều kiện sản xuất hoàn thiện để nâng cao trạng thái sức khoẻ và khả
năng lao động cho người lao động.
2.3.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa
Tất cả những nhân tố ảnh hưởng có thể chia làm 3 loại:
Nhân tố vật lý học: như nhiệt độ cao thấp bất thường của lò cao, ngọn lửa của hàn
hồ quang, áp lực khí trời bất thường, tiếng động, chấn động của máy, ...
+ Nhân tố hoá học: như khí độc, vật thể có chất độ, bụi trong sản xuất, ...
+ Nhân tố sinh vật: ảnh hưởng của sinh vật, vi trùng mà sinh ra bệnh truyền
nhiễm.
Các biện pháp phòng ngừa chung:
Các bệnh nghề nghiệp và nhiễm độc trong xây dựng cơ bản có thể đề phòng bằng
cách thực hiện tổng hợp các biện pháp kỹ thuật và tổ chức nhằm:
+ Cải thiện chung tình trạng chỗ làm việc và vùng làm việc.
+ Cải thiện môi trường không khí.
+ Thực hiện chế độ vệ sinh sản xuất và biện pháp vệ sinh an toàn cá nhân.
Tổng hợp các biện pháp trên bao gồm các vấn đề sau:
+ Lựa chọn đúng đắn và đảm bảo các yếu tố vi khí hậu, tiện nghi khi thiết kế các nhà
xưởng sản xuất.
+ Loại trừ tác dụng có hại của chất độc và nhiệt độ cao lên người làm việc.
+ Làm giảm và triệt tiêu tiếng ồn, rung động.
+ Có chế độ lao động riêng đối với một số công việc nặng nhọc tiến hành trong các
điều kiện vật lý không bình thường, trong môi trường độc hại,...
+ Tổ chức chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo ở chỗ làm việc hợp lý theo tiêu chuẩn yêu
cầu.
+ Đề phòng bệnh phóng xạ có liên quan đến việc sử dụng các chất phóng xạ và đồng
- 95 -

vị.
+ Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân để bảo vệ cơ quan thị giác, hô hấp, bề mặt
da, ...
2.3.4.3. Ảnh hưởng của tình trạng mệt mỏi và tư thế lao động
Mệt mỏi trong lao động
Khái niệm mệt mỏi trong lao động:
Mệt mỏi là trạng thái tạm thời của cơ thể xảy ra sau 1 thời gian lao động nhất định.
Mệt mỏi trong lao đông thể hiện ở chỗ:
+ Năng suất lao động giảm.
+ Số lượng phế phẩm tăng lên.
+ Dễ bị xảy ra tai nạn lao động.
Khi mệt mỏi, người lao động cảm giác khó chịu, buồn chán công việc. Nếu được
nghỉ ngơi, các biểu hiện trên mất dần, khả năng lao động được phục hồi.
Nếu mệt mỏi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi thì không còn là hiện tượng
sinh lý bình thường mà đã chuyển sang tình trạng bệnh lý do sự tích chứa mệt mỏi làm
rối loạn các chức năng thần kinh và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Nguyên nhân gây ra mệt mỏi trong lao động
+ Lao động thủ công nặng nhọc và kéo dài, giữa ca làm việc không có thời gian
nghỉ ngơi hợp lý.
+ Những công việc có tính chất đơn điệu, đều đều gây buồn chán.
+ Thời gian làm việc quá dài.
+ Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại như tiếng ồn, rung chuyển quá lớn, nhiệt độ
ánh sáng không hợp lý, …
+ Làm việc ở tư thế gò bó: đứng ngồi bắt buộc, đi lại nhiều lần, …
+ Ăn uống không đảm bảo khẩu phần về năng lượng cũng như về sinh tố, các chất
dinh dưỡng cần thiết, ...
+ Những người mới tập lao động hoặc nghề nghiệp chưa thành thạo, ...
+ Bố trí công việc quá khả năng hoặc sức khoẻ mà phải làm những việc cần gắng
sức nhiều, ...
+ Do căng thẳng quá mức của cơ quan phân tích như thị giác, thính giác.
- 96 -

+ Tổ chức lao động thiếu khoa học.


+ Những nguyên nhân về gia đình , xã hội ảnh hưởng đến tình cảm tư tưởng của
người lao động.
Biện pháp đề phòng mệt mỏi trong lao động:
+ Cơ giới hoá và tự động hoá trong quá trình sản xuất không những là biện pháp
quan trọng để tăng năng suất lao động, mà còn là những biện pháp cơ bản đề phòng mỏi
mệt.
+ Tổ chức lao động khoa học, tổ chức dây chuyền lao động và ca kíp làm việc hợp
lý để tạo ra những điều kiện tối ưu giữa con người và máy, giữa con người và môi trường
lao động, ...
+ Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động nhằm loại trừ các yếu tố có hại.
+ Bố trí giờ giấc lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không kéo dài thời gian lao động
nặng nhọc quá mức quy định, không bố trí làm việc thêm giờ quá nhiều.
Coi trọng khẩu phần ăn của người lao động, đặc biệt là những nghề nghiệp lao động
thể lực.
Rèn luyện thể dục thể thao, tăng cường nghỉ ngơi tích cực.
Xây dựng tinh thần yêu lao động, yêu ngành nghề, lao động tự giác, tăng cường các
biện pháp động viên tình cảm, tâm lý nhằm loại những nhân tố tiêu cực dẫn đến mệt mỏi
về tâm lý, tư tưởng.
Tổ chức tốt các khâu về gia đình, xã hội nhằm tạo ra cuộc sống vui tươi lành mạnh
để tái tạo sức lao động, đồng thời ngăn ngừa mệt mỏi.
Tư thế lao động bắt buộc
Do yêu cầu sản xuất, mỗi loại nghề nghiệp đều có một tư thế riêng. Người ta chia tư
thế làm việc thành 2 loại:
Tư thế lao động thoải mái là tư thế có thể thay đổi được trong quá trình lao động
nhưng không ảnh hưởng đễn sản xuất.
Tư thế lao động bắt buộc là tư thế mà người lao động không thay đổi được trong quá
trình lao động.
Tác hại lao động tư thế bắt buộc:
+ Tư thế lao động đứng bắt buộc:
Có thể làm vẹo cột sống, làm dãn tĩnh mạch ở kheo chân. Chân bẹt là một bệnh nghề
- 97 -

nghiệp rất phổ biến do tư thế đứng bắt buộc gây ra.
Bị căng thẳng do đứng quá lâu, khớp đầu gối bị biến dạng có thể bị bệnh khuỳnh
chân dạng chữ O hoặc chữ X.
Ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nữ, gây ra sự tăng áp lực ở trong khung chậu làm
cho tử cung bị đè ép, nếu lâu ngày có thể dẫn đến vô sinh hoặc gây ra chứng rối loạn kinh
nguyệt.
+ Tư thế lao động ngồi bắt buộc:
Nếu ngồi lâu ở tư thế bắt buộc sẽ dẫn đến biến dạng cột sống.
Làm tăng áp lực trong khung chậu và cũng gây ra các biến đổi vị trí của tử cung và
rối loạn kinh nguyệt.
Tư thế ngồi bắt buộc còn gây ra táo bón, hạ trĩ.

 So với tư thế đứng thì ít tác hại hơn.


Biện pháp đề phòng:
+ Cơ giới hoá và tự động hoá quá trình sản xuất là biện pháp tích cực nhất.
+ Cải tiến thiết bị và công cụ lao động để tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người
lao động.
+ Rèn luyện thân thể để tăng cường khả năng lao động và khắc phục mọi ảnh hưởng
xấu do nghề nghiệp gây ra, còn có tác dụng chỉnh hình trong các trưưòng hợp bị gù vẹo
cột sống và lấy lại sự thăng bằng do sự đè ép căng thẳng quá mức ở bụng.
+ Tổ chức lao động hợp lý: bố trí ca kíp hợp lý, nghỉ ngơi thích hợp để tránh tư thế
ngồi và đứng bắt buộc quá lâu ở một số ngành nghề.
2.3.4.4. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đối với cơ thể
Điều kiện khí hậu của hoàn cảnh sản xuất là tình trạng vật lý của không khí bao gồm
các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ lưu chuyển không khí và bức xạ nhiệt
trong phạm vi môi trường sản xuất của người lao động. Những yếu tố này tác động trực
tiếp đến cơ thể con người, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến khả năng lao
động của công nhân.
a. Nhiệt độ không khí
Nước ta ở vùng nhiệt đới nên mùa hè nhiệt độ có khi lên đến 400C. Lao động ở nhiệt
độ cao đòi hỏi sự cố gắng cao của cơ thể, sự tuần hoàn máu mạnh hơn, tần suất hô hấp
tăng, sự thiếu hụt ôxy tăng, dẫn đến cơ thể phải làm việc nhiều để giữ cân bằng nhiệt.
- 98 -

Khi làm việc ở nhiệt độ cao, người lao động bị mất nhiều mồ hôi. Trong lao động
nặng cơ thể phải mất 6 - 7 lít mồ hôi nên sau 1 ngày làm việc cơ thể có thể bị sút 2 - 4 kg.
Mồ hôi mất nhiều sẽ làm mất 1 số lượng muối của cơ thể. Cơ thể con người chiếm
75% là nước, nên việc mất nước không được bù đắp kịp thời sẽ dẫn đến những rối loạn
các chức năng sinh lý của cơ thể do rối loạn chuyển hoá muối và nước gây ra.
Khi cơ thể mất nước và muối quá nhiều sẽ dẫn đến các hậu quả sau đây:
Làm việc ở nhiệt độ cao, nếu không điều hoà thân nhiệt bị trở ngại sẽ làm thân nhiệt
tăng lên. Khi thân nhiệt tăng 0,30 - 10C, trong người đã cảm thấy khó chịu, gây đau đầu,
chóng mặt, buồn nôn, gây trở ngại nhiều cho sản xuất và công tác. Nếu không có biện
pháp khắc phục dẫn đến hiện tượng say nóng, say nắng, kinh giật, mất trí.
Khi cơ thể mất nước, máu sẽ bị quánh lại, tim làm việc nhiều nên dễ bị suy tim. Khi
điều hoà thân nhiệt bị rối loạn nghiêm trọng thì hoạt động của tim cũng bị rối loạn rõ rệt.
Đối với cơ quan thận, bình thường bài tiết từ 50-70% tổng số nước của cơ thể. Nhưng
trong lao động nóng, do cơ thể thoát mồ hôi nên thận chỉ bài tiết 10-15% tổng số nước →
nước tiểu cô đặc gây viêm thận.
Khi làm việc ở nhiệt độ cao, công nhân uống nhiều nước nên dịch vị loãng, làm ăn
kém ngon và tiêu hoá cũng kém sút. Do mất thăng bằng về muối và nước nên ảnh hưởng
đến bài tiết các chất dịch vị đến rối loạn về viêm ruột, dạ dày.
Khi làm việc ở nhiệt độ cao, hệ thần kinh trung ương có những phản ứng nghiêm
trọng. Do sự rối loạn về chức năng điều khiển của vỏ não sẽ dẫn đến giảm sự chú ý và tốc
độ phản xạ sự phối hợp động tác lao động kém chính xác ..., làm cho năng suất kém, phế
phẩm tăng và dễ bị tai nạn lao động.
Tác hại của nhiệt độ thấp đối với cơ thể ít hơn so với nhiệt độ cao. Tuy nhiên sự
chênh lệch quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể:
Nhiệt độ thấp, đặc biệt khi có gió mạnh sẽ làm cho cơ thể quá lạnh gây ra cảm lạnh.
Bị lạnh cục bộ thường xuyên có thể dẫn đến bị cảm mãn tính, rét run, tê liệt từng bộ
phận riêng của cơ thể.
Nhiệt độ quá thấp cơ thể sinh loét các huyết quản, đau các khớp xương, đau các bắp
thịt.
Nhiệt độ nơi làm việc lạnh có thể làm cho công nhân bị cóng, cử động không chính
xác, năng suất giảm thấp.
Những người làm việc dưới nước lâu, làm việc nơi quá lạnh cần phải được trang bị
- 99 -

các phương tiện cần thiết để chống rét và chống các tác hại do lạnh gây ra.
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí nói lên lượng hơi nước chứa trong không khí tại nơi sản xuất. Độ
ẩm tương đối của không khí cao từ 75 - 80% trở lên sẽ làm cho sự điều hòa nhiệt độ khó
khăn, làm giảm sự tỏa nhiệt bằng con đường bốc mồ hôi.
Nếu độ ẩm không khí cao và khi nhiệt độ cao, lặng gió làm con người nóng bức, khó
chịu.
Nếu độ ẩm không khí thấp, có gió vừa phải thì thân nhiệt không bị tăng lên, con
người cảm thấy thoả mái, nhưng không nên để độ ẩm thấp hơn 30%.
c. Luồng không khí
Luồng không khí biểu thị bằng tốc độ chuyển động của không khí. Tốc độ lưu
chuyển không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự toả nhiệt, nó càng lớn thì sự toả nhiệt
trong 1 đơn vị thời gian càng nhiều.
Gió có ảnh hưởng rất tốt đến với việc bốc hơi nên nơi làm việc cần thoáng mát.
Luồng không khí có tốc độ đều hoặc có tốc độ và phương thay đổi nhanh chóng đều
có ý nghĩa vệ sinh quan trọng trong sản xuất.
d. Biện pháp chống nóng cho người lao động
Cải tiến kỹ thuật, cơ giới hoá và tự động hoá các khâu sản xuất mà công nhân phải
làm việc trong nhiệt độ cao.
Cách ly nguồn nhiệt bằng phương pháp che chắn. Nếu có điều kiện có thể làm láng
di động có mái che để chống nóng.
Bố trí hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo để tạo ra luồng không khí thường
xuyên nơi sản xuất, đồng thời phải có biện pháp chống ẩm để làm cho công nhân dễ bốc
mồ hôi:
Để tránh nắng và bức xạ mặt trời và lợi dụng hướng gió thì nhà xưởng nên xây dựng
theo hướng bắc-nam, có đủ diện tích cửa sổ, cửa trời tạo điều kiện thông gió tốt.
Ở những nơi cục bộ toả ra nhiều nhiệt như lò rèn, lò sấy hấp, ở phía trên có thể đặt
nắp hoặc chụp hút tự nhiên hay cưỡng bức nhằm hút thải không khí nóng hoặc hơi độc ra
ngoài không cho lan tràn ra khắp phân xưởng.
Bố trí máy điều hòa nhiệt độ ở những bộ phận sản xuất đặc biệt.
Hạn chế bớt ảnh hưởng từ các thiết bị, máy móc và quá trình sản xuất bức xạ nhiều
- 100 -

nhiệt:
Các thiết bị bức xạ nhiệt phải bố trí ở các phòng riêng. Nếu quá trình công nghệ cho
phép, các loại lò nên bố trí ngoài nhà.
Máy móc, đường ống, lò và các thiết bị toả nhiệt khác nên làm cách nhiệt bằng các
vật liệu như bông, amiăng, vật liệu chịu lửa, bêtông bột. Nếu điều kiện không cho phép
sử dụng chất cách nhiệt thì xung quanh thiết bị bức xạ nhiệt có thể làm 1 lớp vỏ bao và
màn chắn hoặc màn nước.
Sơn mặt ngoài buồng lái các máy xây dựng bằng sơn có hệ số phản chiếu tia năng
lớn như sơn nhủ, sơn màu trắng, ...
Tổ chức lao động hợp lý, cải thiện tốt điều kiện làm việc ở chỗ nắng, nóng. Tạo điều
kiện nghỉ ngơi và bồi dưỡng hiện vật cho công nhân. Tăng cường nhiều sinh tố trong khẩu
phần ăn, cung cấp đủ nước uống sạch và hợp vệ sinh (pha thêm 0.5% muối ăn), đảm bảo
chỗ tắm rửa cho công nhân sau khi làm việc.
Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân, quần áo bằng vải có sợi chống nhiệt cao ở
những nơi nóng, kính màu, kính mờ ngăn các tia có hại cho mắt.
Khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân lao động ở chỗ nóng, không bố trí những
người có bệnh tim mạch và thần kinh làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao.
2.3.4.5. Chống tiếng ồn và rung động trong sản xuất
a. Những khái niệm chung
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số không có nhịp
gây cho con người cảm giác khó chịu.
Rung động là dao động cơ học của vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm hoặc trục
đối xứng của chúng xê dịch trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ hình
dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh.
Trong môi trường công nghiệp có nhiều công tác sinh ra tiếng ồn và rung động.
Tiếng ồn và rung động trong sản xuất là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng
vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
b. Nguồn phát sinh tiếng ồn và rung động
Có nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn khác nhau:
Theo nơi xuất hiện tiếng ồn: phân ra tiếng ồn trong nhà máy sản xuất và tiếng ồn
trong sinh hoạt.
Theo nguồn xuất phát tiếng ồn: phân ra tiếng ồn cơ khí, tiếng ồn khí động và tiếng
- 101 -

ồn các máy điện.


Tiếng ồn cơ khí:
+ Gây ra bởi sự làm việc của các máy móc do sự chuyển động của các cơ cấu phát
ra tiếng ồn không khí trực tiếp.
+ Gây ra bởi bề mặt cơ cấu hoặc bộ phận kết cấu liên quan với chúng.
+ Gây ra bởi sự va chạm giữa các vật thể trong các thao tác đập búa khi rèn, gò, dát
kim loại, ...
Tiếng ồn khí động: Sinh ra do chất lỏng hoặc hơi, khí chuyển động vận tốc lớn (tiếng
ồn quạt máy, máy khí nén, các động cơ phản lực, ...).
Tiếng ồn của các máy điện:
+ Do sự rung động của các phần tĩnh và phần quay dưới ảnh hưởng của lực từ thay
đổi tác dụng ở khe không khí và ở ngay trong vật liệu của máy điện.
+ Do sự chuyển động của các dòng không khí ở trong máy và sự rung động các chi
tiết và các đầu mối do sự không cân bằng của phần quay.
Nguồn phát sinh rung động:
Từ các loại dụng cụ cơ khí với bộ phận chuyển động điện hoặc khí nén là những
nguồn rung động gây tác dụng cục bộ lên cơ thể con người.
Các thông số đặc trưng cho tiếng ồn và rung động:
Đặc trưng là các thông số vật lý như cường độ, tần số, phổ tiếng ồn và các thông số
sinh lý như mức to, độ cao. Tác hại gây ra bởi tiếng ồn phụ thuộc vào cường độ và tần số
của nó.
Tiếng ồn mức 100 - 120dB với tần số thấp và 80 - 95dB với tần số trung bình và
cao có thể gây ra sự thay đổi ở cơ quan thính giác. Tiếng ồn mức 130 - 150dB có thể gây
huỷ hoại có tính chất cơ học đối với cơ quan thính giác (thủng màng nhĩ).
Theo tần số, tiếng ồn chia thành tiếng ồn có tần số thấp dưới 300 Hz, tần số trung
bình 300-1.000 Hz, tần số cao trên 3.000 Hz. Tiếng ồn tần số cao có hại hơn tiếng ồn tần
số thấp.
Tuỳ theo đặc đIểm của tiếng ồn mà phổ của nó có thể là phổ liên tục, phổ gián đoạn
(phổ thưa) và phổ hổn hợp. Hai loại sau gây ảnh hưởng đặc biệt xấu lên cơ thể con người.
Đặc trưng là biên độ dao động A, tần số f, vận tốc v, gia tốc .
Đặc trưng cảm giác của con người chịu tác dụng rung động chung với biên bộ 1mm
được trình bày ở Bảng 2.1.
- 102 -

Bảng 2.2. Đặc trưng cảm giác của con người chịu tác dụng rung động chung với biên
bộ 1mm
 (mm/s2) v (mm/s)
Tác dụng của rung động
với f = 1-10Hz với f = 10-100Hz
Không cảm thấy 10 0,16
Cảm thấy ít 125 0,64
Cảm thấy vừa, dễ chịu 140 2
Cảm thấy mạnh, dễ chịu 400 6,4
Có hại khi tác dụng lâu 1000 16,4
Rất hại >1000 >16,4
c. Tác hại của tiếng ồn
Đối với cơ quan thính giác:
Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng
nghe tăng lên. Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm có khả năng phục hồi
lại nhanh nhưng sự phục hồi đó chỉ có 1 hạn độ nhất định.
Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đi rõ rệt và phải sau 1 thời gian
khá lâu sau khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được.
Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khả năng phục hồi
hoàn toàn về trạng thái bình thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ phát triển thành những
biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và điếc.
Đối với hệ thần kinh trung ương:
Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích thích mạnh đến hệ thống thần kinh
trung ương, sau 1 thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của đầu não thể hiện
đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, hay bực tức, trạng thái tâm thần không ổn định, trí
nhớ giảm sút, ...
Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:
Ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch, gây rối loạn nhịp tim.
Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày.
Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dần dần bị mệt mỏi, ăn uống sút
kém, không ngủ được, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh, cơ
thể.
- 103 -

d.Tác hại của rung động


Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như tăng
lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi, ...
Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có tần
số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì gây ra lắc
xóc càng mạnh. Tác hại cụ thể:
Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm rối
loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ.
Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của
tuyến giáp trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức năng giữ thăng
bằng của cơ quan này.
Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức dẫn đến
bệnh điếc nghề nghiệp.
Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp, làm viêm các hệ thống xương
khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành bệnh rung động nghề
nghiệp.
Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di lệch tử
cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung động và lắc
xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.
e. Biện pháp phòng và chống tiếng ồn
- Loại trừ nguồn phát sinh ra tiếng ồn:
Dùng quá trình sản xuất không tiếng ồn thay cho quá trình sản xuất có tiếng ồn.
Làm giảm cường độ tiếng ồn phát ra từ máy móc và động cơ.
Giữ cho các máy ở trạng thái hoàn thiện: siết chặt bulông, đinh vít, tra dầu mỡ thường
xuyên.
- Cách ly tiếng ồn và hút âm:
Lắp các thiết bị giảm tiếng động của máy. Bao phủ chất hấp thụ sự rung động ở các
bề mặt rung động phát ra tiếng ồn bằng vật liệu có ma sát trong lớn; ngoài ra trong 1 số
máy có bộ phận tiêu âm.
Chọn vật liệu cách âm để làm nhà cửa. Làm nền nhà bằng cao su, cát, nền nhà phải
đào sâu, xung quanh nên đào rãnh cách âm rộng 6-10 cm.
Mức độ cách âm yêu cầu được xác định theo trị số cách âm D. Trị số D là hiệu số
mức độ áp lực tiếng ồn trung bình ở trong phòng có nguồn ồn L1 và bên ngoài phòng có
nguồn ồn L2:
- 104 -

D = L1 - L2 (dB) (2.1)
D phụ tuộc vào khả năng cách âm R của tường ngăn, xác định theo công thức:
1
R = 10 x.lg (2.2)

Trong đó:  là hệ số truyền tiếng ồn, là tỷ số năng lượng âm đi qua tường ngăn với
năng lượng đập vào tường ngăn.
- Dùng các dụng cụ phòng hộ cá nhân:
Những người làm việc trong các quá trình sản xuất có tiếng ồn, để bảo vệ tai cần có
một số thiết bị sau:
Bông, bọt biển, băng đặt vào lỗ tai là những loại đơn giản nhất. Bông làm giảm ồn
từ 3 - 14dB trong giải tần số 100 - 600Hz, băng tẩm mỡ giảm 18dB, bông len tẩm sáp
giảm đến 30dB.
1.Tấm cách rung thụ động; 2.Lò xo; 3.Nền rung động; 4.Hướng rung động;

5, 6. Các gối tựa và dây treo của tấm (chỗ làm việc)

1. Móng đệm cát, 2. Cát đệm, 1. Tám lót, 2. Móng máy gây rung,
3. Máy gây rung động 3. Khe cách âm, 4. Móng nhà
Hình 2.1. Các giải pháp kỹ thuật chống rung động
Dùng nút bằng chất dẻo bịt kín tai có thể giảm xuống 20dB.
- 105 -

Dùng nắp chống ồn úp bên ngoài tai có thể giảm tới 30dB khi tần số là 500Hz và
40dB khi tần số 2.000Hz. Loại nắp chống ồn chế tạo từ cao su bọt không được thuận tiện
lắm khi sử dụng vì người làm mệt do áp lực lên màng tai quá lớn.
- Chế độ lao động hợp lý:
Những người làm việc tiếp xúc nhiều với tiếng ồn cần được bớt giờ làm việc hoặc
có thể bố trí xen kẽ công việc để có những quãng nghỉ thích hợp.
Không nên tuyển lựa những người mắc bệnh về tai làm việc ở những nơi có nhiều
tiếng ồn.
Khi phát hiện có dấu hiệu điếc nghề nghiệp thì phải bố trí để công nhân được ngừng
tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm càng tốt.
2.3.4.6. Đề phòng và chống tác hại của rung động
a. Biện pháp kỹ thuật
Thay các bộ phận máy móc thiết bị phát ra rung động.
Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mòn và hư hỏng hoặc
gia công các chi tiết máy đặc biệt để khử rung.
Nền bệ máy thiết bị phải bằng phẳng và chắc chắn. Cách ly những thiết bị phát ra độ
rung lớn bằng những rãnh cách rung xung quanh móng máy.
Thay sự liên kết cứng giữa nguồn rung động và móng của nó bằng liên kết giảm rung
khác để giảm sự truyền rung động của máy xuống móng.
b. Biện pháp tổ chức sản xuất
Nếu công việc thay thế được cho nhau thì nên bố trí sản xuất làm nhiều ca kíp để san
sẽ mức độ tiếp xúc với rung động cho nhiều người.
Nên bố trí ca kíp sản xuất bảo đảm giữa 2 thời kỳ làm việc người thợ có khoảng nghỉ
dài không tiếp xúc với rung động.
c. Phòng hộ cá nhân
Tác dụng của các dụng cụ phòng hộ các nhân chống lại rung động là giảm trị số biên
độ dao động truyền đến cơ thể khi có rung động chung hoặc lên phần cơ thể tiếp xúc với
vật rung động.
Giày vải chống rung: có miếng đệm lót bằng cao su trong đó có gắn 6 lò xo. Chiều
dày miếng đệm 30mm, độ cứng của lò xo ở phần gót 13kg/cm, ở phần đế 10.5kg/cm. Khi
tần số rung động từ 20-50Hz với biên độ tương ứng từ 0.4-0.1mm thì độ tắt rung của loại
- 106 -

giày này đạt khoảng 80%.


Găng tay chống rung: được sử dụng khi dùng các dụng cụ cầm tay rung động hoặc
đầm rung bề mặt. Yêu cầu chủ yếu là hạn chế tác dụng rung động ở chỗ tập trung vào tay.
Sử dụng găng tay có lớp lót ở lòng bàn tay bằng cao su xốp dày sẽ làm giảm biên độ rung
động với tần số 50Hz từ 3-4 lần. Dùng găng tay chống rung có lót cao su đàn hồi giảm sự
truyền động rung động đi 10 lần.
d. Biện pháp y tế
Không nên tuyển dụng những người có các bệnh về rối loạn dinh dưỡng thần kinh,
mạch máu ở lòng bàn tay làm việc tiếp xúc với rung động.
Không nên bố trí phụ nữ lái các loại xe vận tải cở lớn vì sẽ gây ra lắc xóc nhiều.
2.3.4.7. Phòng chống bụi trong sản xuất
a. Định nghĩa và phân loại bụi
Khái niệm bụi trong sản xuất:
Có nhiều quá trình sản xuất trong công nghiệp phát sinh rất nhiều bụi. Bụi là những
vật chất rất bé ở trạng thái lơ lững trong không khí trong 1 thời gian nhất định.
Khắp nơi đều có bụi nhưng trên công trường, trong xí nghiệp, nhà máy có bụi nhiều
hơn.
Phân loại bụi:
- Theo nguồn gốc: bụi kim loại (Mn, Si, rỉ sắt, ... ), bụi cát, bụi gỗ; bụi động vật
(bụi lông, xương, …), bụi thực vật (bụi bông, bụi gai, …), bụi hoá chất (grafit, bột phấn,
bột hàn the, bột xà phòng, vôi, …)
- Theo kích thước hạt bụi:
+ Bụi bay có kích thước từ 0,001 ÷ 10 àm; các hạt từ 0,1 ÷ 10 àm gọi là mù, các hạt
từ 0,001 ÷ 0,1 àm gọi là khói. Chúng chuyển động Brao trong không khí.
+ Bụi lắng có kích thước >10 àm thường gây tác hại cho mắt.
- Theo tác hại: Bụi gây nhiễm độc (Pb, Hg, benzen, ...); bụi gây dị ứng; bụi gây
ung thư như nhựa đường, phóng xạ, các chất brôm; bụi gây xơ phổi như bụi silic, amiăng,
...
Tác hại của bụi:
Các tác hại của bụi đối với cơ thể:
Đối với da và niêm mạc: bụi bám vào da làm sưng lỗ chân lông dẫn đến bệnh viêm
- 107 -

da, còn bám vào niêm mạc gây ra viêm niêm mạc. Đặc biệt có 1 số loại bụi như len dạ,
nhựa đường còn có thể gây dị ứng da.
Đối với mắt: bụi bám vào mắt gây ra các bệnh về mắt như viêm màng tiếp hợp, viêm
giác mạc. Nếu bụi nhiễm siêu vi trùng mắt hột sẽ gây bệnh mắt hột. Bụi kim loại có cạnh
sắc nhọn khi bám vào mắt làm xây xát hoặc thủng giác mạc, làm giảm thị lực của mắt.
Nếu là bụi vôi khi bắn vào mắt gây bỏng mắt.
Đối với tai: bụi bám vào các ống tai gây viêm, nếu vào ống tai nhiều quá làm tắc ống
tai.
Đối với bộ máy tiêu hoá: bụi vào miệng gây viêm lợi và sâu răng. Các loại bụi hạt
to nếu sắc nhọn gây ra xây xát niêm mạc dạ dày, viêm loét hoặc gây rối loạn tiêu hoá.
Đối với bộ máy hô hấp: vì bụi thường bay lơ lững trong không khí nên tác hại lên
đường hô hấp là chủ yếu. Bụi trong không khí càng nhiều thì bụi vào trong phổi càng
nhiều. Bụi có thể gây ra viêm mũi, viêm khí phế quản, gây ra các loại bệnh bụi phổi như
bệnh bụi silic (bụi có chứa SiO2 trong vôi, ximăng, ...), bệnh bụi than (bụi than), bệnh bụi
nhôm (bụi nhôm).
Đối với toàn thân: nếu bị nhiễm các loại bụi độc như hoá chất, chì, thuỷ ngân, thạch
tín, ... khi vào cơ thể, bụi được hoà tan vào máu gây nhiễm độc cho toàn cơ thể.
b. Biện pháp phòng và chống bụi
Biện pháp kỹ thuật:
Phương pháp chủ yếu để phòng bụi trong công tác xay, nghiền, sàng, bốc dỡ các loại
vật liệu hạt rời hoặc dễ sinh bụi là cơ giới hoá quá trình sản xuất để công nhân ít tiếp xúc
với bụi. Che đậy các bộ phận máy phát sinh nhiều bụi bằng vỏ che, từ đó đặt ống hút thải
bụi ra ngoài.
Dùng các biện pháp quan trọng để khử bụi bằng cơ khí và điện như buồng lắng bụi
bằng phương pháp ly tâm, lọc bụi bằng điện, khử bụi bằng máy siêu âm, dùng các loại
lưới lọc bụi bằng phương pháp ion hoá tổng hợp.
Áp dụng các biện pháp về sản xuất ướt hoặc sản xuất trong không khí ẩm nếu điều
kiện cho phép hoặc có thể thay đổi kỹ thuật trong thi công.
Sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo, rút bớt độ đậm đặc của bụi trong
không khí bằng các hệ thống hút bụi, hút bụi cục bộ trực tiếp từ chỗ bụi được tạo ra.
Thường xuyên làm tổng vệ sinh nơi làm việc để giảm trọng lượng bụi dự trữ trong
môi trường sản xuất.
- 108 -

Biện pháp về tổ chức:


Bố trí các xí nghiệp, xưởng gia công, ... phát ra nhiều bụi, xa các vùng dân cư, các
khu vực nhà ở. Công trình nhà ăn, nhà trẻ đều phải bố trí xa nơi sản xuất phát sinh ra bụi.
Đường vận chuyển các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm mang bụi phải
bố trí riêng biệt để tránh tình trạng tung bụi vào môi trường sản xuất nói chung và ở các
khu vực gián tiếp. Tổ chức tốt tưới ẩm mặt đường khi trời nắng gió, hanh khô.
Trang bị phòng hộ cá nhân:
Trang bị quần áo công tác phòng bụi không cho bụi lọt qua để phòng ngừa cho công
nhân làm việc ở những nơi nhiều bụi, đặc biệt đối với bụi độc.
Dùng khẩu trang, mặt nạ hô hấp, bình thở, kính đeo mắt để bảo vệ mắt, mũi, miệng.
Biện pháp y tế:
Ở trên công trường và trong nhà máy phải có đủ nhà tắm, nơi rửa cho công nhân.
Sau khi làm việc công nhân phải tắm giặt sạch sẽ, thay quần áo.
Cấm ăn uống, hút thuốc lá nơi sản xuất.
Không tuyển dụng người có bệnh mãn tính về đường hô hấp làm việc ở những nơi
nhiều bụi. Những công nhân tiếp xúc với bụi thường xuyên được khám sức khoẻ định kỳ
để phát hiện kịp thời những người bị bệnh do nhiễm bụi.
Phải định kỳ kiểm ta hàm lượng bụi ở môi trường sản xuất, nếu thấy quá tiêu chuẩn
cho phép phải tìm mọi biện pháp làm giảm hàm lượng bụi.
Các biện pháp khác:
Thực hiện tốt khâu bồi dưỡng hiện vật cho công nhân.
Tổ chức ca kíp và bố trí giờ giấc lao động, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khoẻ.
Coi trọng khẩu phần ăn và rèn luyện thân thể cho công nhân.
2.3.4.8. Thông gió trong công nghiệp
a. Mục đích của thông gió công nghiệp
Môi trường không khí có tính chất quyết định đối với việc tạo ra cảm giác dễ chịu,
không bị ngột ngạt, không bị nóng bức hay quá lạnh.
Trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp nguồn tỏa độc hại chủ yếu do
các thiết bị và quá trình công nghệ tạo ra. Môi trường làm việc luôn bị ô nhiểm bởi các
hơi ẩm, bụi bẩn, các chất khí do hô hấp thải ra và bài tiết của con người: CO2, NH3, hơi
nước, ... Ngoài ra còn các chất khí khác do quá trình sản xuất sinh ra như CO, NO2, các
- 109 -

hơi axít, bazơ, ...


Thông gió trong các xí nghiệp; nhà máy sản xuất có 2 nhiệm vụ chính sau:
- Thông gió chống nóng: nhằm mục đích đưa không khí mát, khô ráo vào nhà và đẩy
không khí nóng ẩm ra ngoài, tạo điều kiện vi khí hậu tối ưu. Tại những vị trí thao tác với
cường độ cao, những chỗ làm việc gần nguồn bức xạ có nhiệt độ cao, người ta bố trí những
hệ thống quạt với vận tốc gió lớn (2 – 5 m/s) để làm mát không khí.
- Thông gió khử bụi và hơi độc: ở những nơi có tỏa bụi hoặc hơi khí có hại, cần bố
trí hệ thống hút không khí bị ô nhiễm để thải ra ngoài, đồng thời đưa không khí sạch từ
bên ngoài và bù lại phần không khí bị thải đi. Trước khi thải có thể cần phải lọc hoặ khử
hết các chất độc hại trong không khí để tránh ô nhiễm khí quyển xung quanh.
b. Các biện pháp thông gió
Dựa vào nguyên nhân tạo gió và trao đổi không khí, có thể chia biện pháp thông gió
thành thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo. Dựa vào phạm vi tác dụng của hệ thống
thông gió có thể chia thành thông gió chung và thông gió cục bộ.
Thông gió tự nhiên:
Thông gió tự nhiên là trường hợp thông gió mà sự lưu thông không khí từ bên ngoài
vào Nhà và từ trong Nhà thoát ra ngoài thực hiện được nhờ những yếu tố tự nhiên như
nhiệt thừa và gió tự nhiên.
Dựa vào nguyên lý không khí nóng trong Nhà đi lên còn không khí nguội xung quanh
đi vào thay thế, người ta thiết kế và bố trí hợp lý các cửa vào và gió ra, các cửa có cấu tạo
lá chớp khép mở được, làm lá hướng dòng và thay đổi diện tích cửa... để thay đổi được
đường đi của gió cũng như hiệu chỉnh được lưu lượng gió vào, ra, ...
Thông gió nhân tạo:
Thông gió nhân tạo là thông gió có sử dụng máy quạt chạy bằng động cơ điện để
làm không khí vận chuyển từ chỗ này đến chỗ khác.
Trong thực tế thường dùng hệ thống thông gió thổi vào và hệ thống thông gió hút ra.
Thông gió chung:
Là hệ thống thông gió thổi vào hoặc hút ra có phạm vi tác dụng trong toàn bộ không
gian của phân xưởng. Nó phải có khả năng khử nhiệt thừa và các chất độc hại toả ra trong
phân xưởng để đưa nhiệt độ và nồng độ độc hại xuống dưới mức cho phép. Có thể sử
dụng thông gió chung theo nguyên tắc thông gió tự nhiên hoặc theo nguyên tắc thông gió
nhân tạo.
- 110 -

Thông gió cục bộ:


Là hệ thống thông gió có phạm vi tác dụng trong từng vùng hẹp riêng biệt của phân
xưởng. Hệ thống này có thể chỉ thổi vào cục bộ hoặc hút ra cục bộ.
Hệ thống thổi cục bộ: Thường sử dụng hệ thống hoa sen không khí và thường được
bố trí để thổi không khí sạch và mát vào những vị trí thao tác cố định của công nhân, mà
tại đó toả nhiều khí hơi có hại và nhiều nhiệt (ví dụ như ở các cửa lò nung, lò đúc, xưởng
rèn, ...).
Hệ thống hút cục bộ: Dùng để hút các chất độc hại ngay tại nguồn sản sinh ra chúng
và thải ra ngoài, không cho lan toả ra các vùng chung quanh trong phân xưởng. Đây là
biện pháp thông gió tích cực và triệt để nhất để khử độc hại (ví dụ các tủ hóa nghiệm, bộ
phận hút bụi đá mài, bộ phận hút bụi trong máy dỡ khuôn đúc, ...).
2.3.4.9. Chiếu sáng trong sản xuất
a. Những khái niệm chung
Ý nghĩa của chiếu sáng trong sản xuất:
Chiếu sáng hợp lý trong các phòng sản xuất và nơi làm việc trên các công trường và
trong xí nghiệp công nghiệp xây dựng là vấn đề quan trọng để cải thiện điều kiện vệ sinh,
đảm bảo an toàn lao động và nâng cao được hiếu suất làm việc và chất lượng sản phẩm,
giảm bớt sự mệt mỏi về mắt của công nhân, giảm tai nạn lao động.
Thị lực mắt của người lao động phụ thuộc vào độ chiếu sáng và thành phần quang
phổ của nguồn sáng:
Độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn đến thị lực. Độ chiếu sáng đạt tới mức quy định
của mắt phát huy được năng lực làm việc cao nhất và độ ổn định thị lực mắt càng bền.
Thành phần quang phổ của nguồn sáng cũng có tác dụng lớn đối với mắt, ánh sáng
màu vàng, da cam giúp mắt làm việc tốt hơn.
Trong thực tế sản xuất, nếu ánh sáng được bố trí đầy đủ, màu sắc của ánh sáng thích
hợp thì năng suất lao động tăng 20-30%. Nếu không đảm bảo làm cho mắt chóng mỏi
mệt, dẫn tới cận thị, khả năng làm việc giảm và có thể gây tai nạn lao động.
Việc tổ chức chiếu sáng hợp lý để phục vụ sản xuất trên công trường, trong xí nghiệp,
kho tàng, nhà cửa phải thoả mãn những yêu cầu sau:
Đảm bảo độ sáng đầy đủ cho thi công ở từng môi trường sản xuất, không chói quá
hoặc không tối quá so với tiêu chuẩn quy định.
Không có bóng đen và sự tương phản lớn.
- 111 -

Ánh sáng được phân bố đều trong phạm vi làm việc cũng như trong toàn bộ trường
nhìn. Ánh sáng phải chiếu đúng xuống công cụ hoặc vật phẩm đang sản xuất bằng các
loại chao đèn khác nhau.
Hệ thống chiếu sáng phải tối ưu về mặt kinh tế.
b. Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý:
Độ chiếu sáng không đầy đủ:
Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn, mắt phải điều tiết quá
nhiều trở nên mệt mỏi. Tình trạng mắt bị mệt mỏi kéo dài sẽ gây ra căng thẳng làm chậm
phản xạ thần kinh, khả năng phân biệt của mắt đối với sự vật dần dần bị sút kém.
Công nhân trẻ tuổi hoặc công nhân trong lứa tuổi học nghề nếu làm việc trong điều
kiện thiếu ánh sáng kéo dài sẽ sinh ra tật cận thị.
Độ chiếu sáng quá chói:
Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn hoặc bố trí chiếu sáng không hợp lý sẽ dẫn đến
tình trạng loá mắt làm cho nhức mắt, do đó làm giảm thị lực của công nhân.
Hiện tượng chiếu sáng chói loá buộc công nhân phải mất thời gian để cho mắt thích
nghi khi nhìn từ trường ánh sáng thường sang trường ánh sáng chói và ngược lại→làm
giảm sự thụ cảm của mắt, làm giảm năng suất lao động, tăng phế phẩm và xảy ra tai nạn
lao động.
c. Khái niệm về độ rọi E:

Để xác định điều kiện và trình độ của thiết bị ánh sáng, người ta dùng khái niệm về
độ sáng của bề mặt được chiếu sáng hay độ rọi. Độ rọi E là mật độ quang thông bề mặt
tức là quang thông đổ lên 1 bề mặt xác định, nó bằng tỷ số quang thông F đối với diện
tích bề mặt được chiếu sáng S:
E = F/S (2.3)
Trong đó:
- E: độ rọi (lx - lux).
- F: quang thông (lm - luymen).
- S: diện tích (m2).
d. Quan hệ giữa chiếu sáng và sự nhìn của mắt:

Sự nhìn rõ của mắt liên hệ trực tiếp với những yếu tố sinh lý của mắt, vì vậy cần
phân biệt thị giác ban ngày và thị giác hoàng hôn (ban đêm).
Thị giác ban ngày:
- 112 -

Thị giác ban ngày liên hệ với sự kích thích của tế bào hữu sắc. Khi độ rọi E đủ lớn
(với E ≥ 10 lux - tương đương ánh sáng ban ngày) thì tế bào hữu sắc cho cảm giác màu
sắc và phân biệt chi tiết của vật quan sát. Như vậy khi độ rọi E ≥ 10 lux thì thị giác ban
ngày làm việc.
Thị giác ban đêm (còn gọi là thị giác hoàng hôn):
Thị giác ban đêm liên hệ với sự kích thích của tế bào vô sắc. Khi độ rọi E ≤ 0,01 lux
(tương đương ánh sáng hoàng hôn) thì tế bào vô sắc làm việc.
Thông thường 2 thị giác đồng thời tác dụng với mức độ khác nhau, nhưng khi E ≤
0,01 lux thì chỉ có tế bào vô sắc làm việc. Khi E = 0,01lux ÷ 10 lux thì cả 2 tế bào cùng
làm việc.
Quá trình thích nghi:
Khi chuyển từ độ rọi lớn qua độ rọi nhỏ, tế bào vô sắc không thể đạt ngay độ hoạt
động cực đại mà cần có thời gian quen dần, thích nghi và ngượclại từ trường nhìn tối sang
trường nhìn sáng, mắt cần thời gian nhất định, thời gian đó gọi chung là thời gian thích
nghi.
Thực nghiệm nhận thấy thời gian khoảng 15 ÷ 20 phút để mắt thích nghi nhìn thấy
rõ từ trường sáng sang trường tối, và ngượclại khoảng 8 ÷ 10 phút.
Tốc độ phân giải và khả năng phân giải của mắt:
Quá trình nhận biết một vật của mắt không xảy ra ngay lập tức mà phải qua một thời
gian nào đó. Thời gian này càng nhỏ thì tốc độ phân giải của mắt càng lớn. Tốc độ phân
giải phụ thuộc vào độ chói và độ rọi sáng trên vật quan sát. Tốc độ phân giải tăng nhanh
từ độ rọi bằng 0 lux đến 1200 lux sau đó tăng không đáng kể.
Người ta đánh giá khả năng phân giải của mắt bằng góc nhìn tối thiểu αng mà mắt
có thể nhìn thấy được vật. Mắt có khả năng phân giải trung bình nghĩa là có khả năng
nhận biết được hai vật nhỏ nhất dưới góc nhìn αng = 1’ trong điều kiện chiếu sáng tốt.
e. Độ tương phản giữa vật quan sát và nền
Tỷ lệ độ chói giữa vật quan sát và nền chỉ mức độ khác nhau về cường độ sáng giữa
vật quan sát và nền của nó.
Tỷ lệ này biểu thị bằng hệ số tương phản K:
K = (BV – BN) / BN = ΔB/BN (2.4)
Trong đó:
BN - Độ chói của nền.
- 113 -

BV - Độ chói của vật.


Biểu thức này cho thấy rằng một vật sáng đặt trên nền tối, giá trị K > 0 và biến thiên
từ 0 đến +1. Ngượclại một vật tối đặt trên nền sáng giá trị K<0 và biến thiên từ 0 đến -1.
Giá trị K nhỏ nhất mà mắt có thể phân biệt được vật quan sát gọi là độ phân biệt nhỏ
nhất (Kmin) còn gọi là ngưỡng tương phản (Kmin = 0,01).
Nghịch đảo của Kmin gọi là độ nhạy tương phản Smin , nó đặc trưng cho độ nhạy
của mắt khi quan sát:
Độ nhạy tương phản phụ thuộc vào mắt với mức độ khá lớn ngoài, phụ thuộc vào độ
chói của nền và phụ thuộc vào kích thước vật quan sát (tức là góc nhìn α). Góc nhìn càng
bé thì độ nhạy tương phản càng giảm.
f. Kỹ thuật chiếu sáng
Hình thức chiếu sáng:
Trong đời sống cũng như trong sản xuất, người ta thường dùng hai nguồn sáng: ánh
sáng tự nhiên và ánh sáng điện.
- Chiếu sáng tự nhiên:
Tia sáng mặt trời xuyên qua khí quyển một phần bị khí quyển tán xạ và hấp thụ, một
phần truyền thẳng đến mặt đất.ánh sáng mặt trời khi chiếu xuống mặt đất đi xuyên qua
lớp khí quyển bị các hạt trong tầng không khí hấp thụ nên các tia truyền thẳng (trực xạ)
một mặt bị yếu đi, mặt khác bị các hạt khuyếch tán sinh ra áng sáng tán xạ làm cho bầu
trời sáng lên.
Ánh sáng mặt trời và bầu trời sinh ra là ánh sáng có sẵn, thích hợp và có tác dụng tốt
về mặt sinh lý đối với con người, song không ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết và điều
kiện bố trí. Độ rọi do ánh sáng tán xạ của bầu trời gây ra trên mặt đất về mùa hè đạt đến
60.000 ÷ 70.000 lux, về mùa đông cũng đạt tới 8.000 lux.
Bức xạ trực tiếp là những tia truyền thẳng xuống mặt đất tạo nên độ rọi trực xạ Etx.
Trong vòm trời thường xuyên có những hạt lơ lững trong khí quyển làm khuyếch tán và
tán xạ ánh sáng mặt trời tạo nên nguồn ánh sáng khuyếch tán với độ rọi Ekt. Ngoài ra có
sự phản xạ của mặt đất và các bề mặt xung quanh tạo nên độ rọi do phản xạ Ep.
Như vậy ở một nơi quang đãng và một điểm bất kỳ nào ngoài nhà, độ rọi sẽ là:
Eng = Etx + Ekt + Ep (2.5)
Độ rọi Eng thay đổi thường xuyên theo từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm
và còn theo vị trí địa lý từng vùng, theo thời tiết khí hậu. Vì thế ánh sáng trong phòng
- 114 -

cũng thay đổi theo. Để tiện cho tính toán chiếu sáng tự nhiên, người ta lấy đại lượng không
phải là độ rọi hay độ chói trên mặt phẳng lao động mà là một đại lượng quy ước gọi là hệ
số chiếu sáng tự nhiên viết tắt là HSCSTN.
Ta có HSCSTN tại một điểm M trong phòng là tỷ số giữa độ rọi tại một điểm đó
(EM) với độ rọi sáng ngoài Nhà (Eng) trong cùng một thời điểm tính theo tỷ số phần trăm:
HSCSTN Em = EM/Eng . 100% (2.6)
Hệ thống cửa chiếu sáng trong nhà công nghiệp dùng chiếu sáng tự nhiên bằng cửa
sổ, cửa trời (cửa mái) hoặc cửa sổ cửa trời hỗn hợp. Cửa sổ chiếu sáng thường dùng là
loại cửa sổ một tầng, cửa sổ nhiều tầng, cửa sổ liên tục hoặc gián đoạn. Cửa trời chiếu
sáng là loại cửa trời hình chữ nhật, hình M, hình thang, hình chỏm cầu, hình răng cưa,
v.v...
Cửa sổ bên cạnh được đánh giá bằng HSCSTN tối thiểu Emin. Cửa sổ cửa trời, cửa
sổ tầng cao, … được đánh giá bằng HSCSTN trung bình (Etb).
- Chiếu sáng nhân tạo (chiếu sáng dùng đèn điện):
Khi chiếu sáng điện cho sản xuất cần phải tạo ra trong phòng một chế độ ánh sáng
đảm bảo điều kiện nhìn rõ, nhìn tinh và phân giải nhanh các vật nhìn của mắt trong quá
trình lao động. Dùng điện thì có thể điều chỉnh được ánh sáng một cách chủ động nhưng
lại rất tốn kém.
+ Nguồn chiếu sáng nhân tạo: Đèn điện chiếu sáng thường dùng đèn dây tóc nung
nóng, đèn huỳnh quang, đèn thuỷ ngân cao áp.
Đèn nung sáng: Phát sáng theo nguyên lý các vật rắn khi được nung trên 5000C sẽ
phát sáng. Đèn dây tóc nung sáng do chứa nhiều thành phần màu đỏ, vàng gần với quang
phổ của màu lửa nên rất phù hợp với tâm sinh lý con người. Ngoài ra đèn nung sáng rẻ
tiền, dễ chế tạo, dễ bảo quản và sử dụng. Đèn nung sáng phát sáng ổn định, không phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường, có khả năng chiếu sáng tập trung với cường độ thích hợp.
Loại đèn này có nhiều loại với công suất từ 1 ÷ 1500 W. Đèn nung sáng có thể phát sáng
khi điện áp thấp hơn điện áp định mức của đèn nên được sử dụng để chiếu sáng sự cố
hoặc chiếu sáng an toàn...
Đèn huỳnh quang: là nguồn sáng nhờ phóng điện trong chất khí. Đèn huỳnh quang
chiếu sáng dựa trên hiệu ứng quang điện. Có nhiều loại đèn huỳnh quang khác nhau như
đèn thuỷ ngân thấp, cao áp, đèn huỳnh quang thấp cao áp và các đèn phóng điện khác.
Chúng có ưu điểm hiệu suất phát sáng cao, thời gian sử dụng dài vì thế hiệu quả kinh tế
cao hơn đèn nung sáng từ 2 đến 2,5 lần. Đèn huỳnh quang cho quang phổ phát xạ gần với
- 115 -

ánh sáng ban ngày. Tuy nhiên chúng có nhược điểm như: phát quang không ổn định khi
nhiệt độ không khí dao động, điện áp thay đổi thậm chí không phát sáng. Ngoài ra đèn
huỳnh quang có giá thành cao, sử dụng phức tạp hơn. Hầu hết đèn huỳnh quang và đèn
phóng điện trong chất khí có thêm thành phần bước sóng dài (màu đỏ, màu vàng, màu da
cam, ...) nên không thuận với tâm sinh lý của con người. Đèn huỳnh quang còn có hiện
tượng quang thông dao động theo tần số của điện áp xoay chiều làm khó chịu khi nhìn,
có hại cho mắt.
Các loại thiết bị chiếu sáng:
Thiết bị chiếu sáng có nhiệm vụ sau:
+ Phân bố ánh sáng phù hợp với mục đích chiếu sáng.
+ Bảo vệ mắt trong khi làm việc không bị chói, lóa…
+ Bảo vệ nguồn sáng, tránh va chạm, bị gió, mưa, nắng, bụi, …
+ Để cố định và đưa điện vào nguồn sáng
Có nhiều loại đèn chiếu sáng khác nhau và được phân loại theo các mục đích khác
nhau:
Theo đặc trưng phân bố ánh sáng của đèn:
+ Chiếu sáng phân bố ánh sáng trực tiếp: loại này hơn 90% quang thông rọi trực
tiếp xuống bề mặt làm việc.
+ Chiếu sáng phân bố ánh sáng bán trực tiếp: loại này khoảng 60-90% ánh sáng
trực tiếp rọi xuống mặt làm việc, một phần tường được rọi sáng nên hoàn cảnh ánh sáng
tiện nghi hơn.
+ Chiếu sáng phân bố ánh sáng hỗn hợp: loại này khoảng 40-60% ánh sáng trực
tiếp rọi xuống bề mặt làm việc, các bề mặt giới hạn của phòng cũng nhận được ánh sáng.
+ Chiếu sáng phân bố ánh sáng gián tiếp: loại này hơn 90% quang thông hướng lên
trên, ánh sáng có được nhờ sự phản xạ ánh sáng xuống của các bề mặt giới hạn như: trần,
tường… Loại này không dùng trong sản xuất.
Theo kiểu dáng cấu tạo dụng cụ chiếu sáng:
+ Đèn hở, chụp đèn có miệng hở
+ Đèn kín, chụp đèn là quả cầu tròn bằng thủy tinh xuyên sáng.
+ Đèn chống ẩm, vật liệu và cấu tạo đảm bảo chống được ẩm ướt.
+ Đèn chống bụi.
- 116 -

+ Đèn chống cháy nổ.


b. Thiết kế và tính toán chiếu sáng điện
Thiết kế chiếu sáng điện:
Thiết kế chiếu sáng điện phải đảm bảo điều kiện sáng cho người lao động tốt nhất,
hợp lý nhất mà lại kinh tế nhất. Có ba phương thức chiếu sáng cơ bản:
Phương thức chiếu sáng chung: trong toàn phòng có một hệ thống chiếu sáng từ trên
xuống gây ra một độ chói không gian nhất định và một độ rọi nhất định trên toàn bộ các
mặt phẳng lao động.
Phương thức chiếu sáng cục bộ: chia không gian lớn của phòng ra nhiều không gian
nhỏ, mỗi không gian nhỏ có một chế độ chiếu sáng khác nhau.
Phương thức chiếu sáng hổn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng
cục bộ.
Tính toán chiếu sáng điện:
Tính toán để chiếu sáng điện chủ yếu là tính công suất điện cần thiết để chiếu sáng
theo tiêu chuẩn của nhà nước quy định.
Một trong những phương pháp tính toán là phương pháp công suất đơn vị. Đây là
phương pháp tính toán dựa vào các thông số của đèn để xác định công suất cần thiết cho
một đơn vị diện tích 1m2 của gian nhà:

W = E.K.Z /γ.ξ (W/m2) (2.7)


Trong đó: E - độ rọi nhỏ nhất theo tiêu chuẩn nhà nước (lux)
K - hệ số dự trử của đèn phụ thuộc vào đặc điểm của gian phòng (nhiều hay ít
bụi) thường K= 1,5 ÷ 1,7
Z = Etb / Em là tỷ số độ rọi trung bình và độ rọi nhỏ nhất Z= 1 ÷ 1,25
γ - Hiệu suất phát quang của đèn (lm/w)
ξ - Hệ số chiếu sáng hữu ích của đèn, ξ phụ thuộc vào loại đèn chiếu sáng.
Từ công suất đơn vị W, tính được công suất của cả phòng P với N là số đèn:
P = W.S (W) (2.8)
Trong đó: S - diện tích phòng (m2)
Phương pháp công suất đơn vị đơn giản, dùng để tính toán sơ bộ như thiết kế, kiểm
nghiệm kết quả các phương pháp tính khác và để so sánh tính kinh tế của hệ thống chiếu
sáng nhưng phương pháp này kém chính xác.
- 117 -

Đèn pha chiếu sáng:


Ở các công trình, khi sản xuất về ban đêm, người ta thường dùng các đèn pha để
chiếu sáng.
Các loại đèn pha chiếu sáng có thể phân thành 2 loại:
Đèn pha rãi ánh sáng có chùm sáng toả ra tương đối rộng nhờ bộ phận phản chiếu
bằng kính tráng bạc hình parabol. Loại này thường được sử dụng để chiếu sáng các diện
tích xây dựng và kho bãi lớn.
Đèn pha để chiếu sáng mặt đứng.
Khi cần tạo ra độ rọi với quang thông phân bố đều trên diện tích lớn, đèn pha phải
đặt trên các trụ cao. Trên mỗi trụ có thể đặt 1 đèn hoặc cụm nhiều đèn. Cũng có thể lợi
dụng công trình cao sẵn có để đặt đèn như giàn giáo, trụ tháp cần trục, ...
Để chiếu sáng các diện tích lớn trên 1ha, theo kinh nghiệm người ta ghép cụm đèn
pha khi mức tiêu chuẩn chiếu sáng cao và trong những trường hợp theo điều kiện thi công
bố trí nhiều trụ đèn được, lúc này khoảng cách giữa các trụ đèn cho phép tới 400 - 500m.
Tính toán chiếu sáng bằng đèn pha cần chú ý đến đặc điểm riêng là thiết bị chiếu đặt
nghiêng. Sự phân bố ánh sáng của nó tập trung cần tính toán chính xác các góc nghiêng
của đèn trong mặt phẳng đứng và góc quay trong mặt phẳng ngang.
2.3.5. Các biện pháp an toàn khi sử dụng thiết bị áp lực
2.3.5.1. Một số khái niệm cơ bản về thiết bị chịu áp lực
Thiết bị chịu áp lực: là những thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hoá
học, sinh học hoặc dùng để bảo quản, vận chuyển, ... các môi chất ở trạng thái có áp suất
như khí nén, khí hoá lỏng và các chất lỏng khác. Thiết bị áp lực gồm nhiều loại khác nhau
và có tên gọi riêng (ví dụ: nồi hơi, máy nén khí, máy lạnh, chai, bình điều chế axeetylen,
thùng chứa, bình hấp, …)
Nồi hơi: là thiết bị chịu áp lực dùng để thu nhận hơi có áp suất lớn hơn áp suất khí
quyển để phục vụ các mục đích khác nhau ngoài bản thân nó nhờ năng lượng được tạo ra
do đốt nhiên liệu trong các buồng đốt.
Phân loại các loại thiết bị chịu áp lực: theo quan điểm an toàn người ta phân các thiết
bị áp lực thành các loại hạ áp, trung áp, cao áp và siêu cao áp.
Việc phân loại theo áp suất còn tùy thuộc vào môi chất khác nhau. Ví dụ đối với bình
điều chế axêtylen thì hạ áp là thiết bị có áp suất nhỏ hơn 0,1 atm, trung áp từ 0,1 đến 1,5
atm, cao áp từ 1,5 atm trở lên. Nhưng với bình chứa ôxy thì hạ áp có áp suất tới 16 atm,
- 118 -

trung áp có áp suất từ 16 đến 64 atm, còn cao áp có áp suất trên 64 atm.


2.3.5.2. Những yếu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị chịu áp lực
a. Nguy cơ nổ
Do thiết bị chịu áp lực luôn chứa áp suất lớn hơn áp suất khí quyển nên luôn có xu
hướng cân bằng áp suất kèm theo sự giải phóng năng lượng khi có điều kiện thuận lợi.
Hiện tượng nổ xảy ra có thể đơn thuần là nổ vật lý nhưng trong một số trường hợp có thể
là sự kết hợp của hiện tượng nổ vật lý và nổ hóa học.
b. Nguy cơ bỏng
Do thiết bị chịu áp lực thường làm việc với môi chất có nhiệt độ cao nên dễ có nguy
cơ gây bỏng khi va chạm, tiếp xúc, xì hở môi chất. Thậm chí có cả nguy cơ bỏng do hóa
chất.
c. Các chất nguy hiểm có hại
Các thiết bị chịu áp lực sử dụng trong công nghiệp, trong nghiên cứu khoa học, đặc
biệt là công nghiệp hóa chất thường có yếu tố nguy hiểm do các chất hoặc sản phẩm của
nó có tính nguy hiểm, độc hại.
2.3.5.3. Những nguyên nhân gây ra sự cố của thiết bị áp lực và biện pháp phòng
ngừa
a. Những nguyên nhân gây ra sự cố thiết bị áp lực
- Nguyên nhân kỹ thuật:
+ Thiết bị được thiết kế và chế tạo không đảm bảo quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật,
kết cấu không phù hợp, không đáp ứng tính toán an toàn hoặc thiết bị làm việc ở chế độ
lâu dài dưới tác động của các thông số vận hành.
+ Thiết bị quá cũ, hư hỏng nặng, không được sửa chữa kịp thời, chất lượng sửa chữa
kém.
+ Không có thiết bị đo lường hoặc thiết bị kiểm tra không đủ độ tin cậy.
+ Không có cơ cấu an toàn, hoặc cơ cấu an toàn không làm việc theo chức năng yêu
cầu.
+ Đường ống và thiết bị phụ trợ không đảm bảo đúng quy định.
+ Tình trạng nhà xưởng, hệ thống chiếu sáng, thông tin không đảm bảo khả năng
kiểm tra theo dõi, vận hành, xử lý sự cố một cách kịp thời.
- Nguyên nhân tổ chức:
- 119 -

+ Người quản lý thiếu quan tâm đến vấn đề an toàn trong khai thác, sử dụng thiết
bị chịu áp lực, đặc biệt là thiết bị làm việc với áp lực thấp, công suất và dung tích nhỏ dẫn
tới tình trạng quản lý lỏng lẻo, nhiều khi không đăng kiểm vẫn đưa vào sử dụng.
+ Trình độ vận hành của công nhân yếu, thao tác sai quy trình hoặc nhầm lẫn…

Hình 2.2. Một số dạng bình chịu áp lực


b. Những biện pháp phòng ngừa sự cố thiết bị chịu áp lực
Biện pháp tổ chức:
Quản lý thiết bị theo các quy định trong hồ sơ kỹ thuật thiết bị.
Đào tạo, huấn luyện người quản lý và công nhân vận hành.
Xây dựng các tài liệu kỹ thuật.
- 120 -

Biện pháp kỹ thuật:


Thiết kế, chế tạo: các giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa sự cố các thiết bị chịu áp
lực thường bắt đầu từ khâu thiết kế chế tạo. Các giải pháp đó bao gồm việc chọn kết cấu,
tính độ bền, chọn lựa vật liệu và giải pháp gia công chế tạo, …
Kiểm nghiệm dự phòng: bao gồm công tác kiểm nghiệm kỹ thuật như xem xét thiết
bị để xác định tình trạng, thử nghiệm độ bền bằng áp lực nước, thử nghiệm độ kín bằng
khí nén, kiểm tra chiều dày thành thiết bị, khuyết tật các mối hàn, …
Sửa chữa phòng ngừa: bao gồm các dạng sửa chữa sự cố và sửa chữa định kỳ.
c. Những yêu cầu an toàn đối với thiết bị chịu áp lực
- Yêu cầu về mặt quản lý thiết bị:
Nồi hơi và thiết bị chịu áp lực phải được đăng ký tại cơ quan thanh tra kỹ thuật an
toàn nồi hơi và chịu trách nhiệm khám nghiệm thiết bị đó.
Nồi hơi và thiết bị chịu áp lực được đăng kiểm phải là những thiết bị có đủ hồ sơ
theo quy định trong các tiêu chuẩn quy phạm. Sau khi đăng ký phải được ghi vào sổ theo
dõi.
Không được phép đưa vào vận hành các nồi hơi và thiết bị chịu áp lực chưa được
đăng kiểm.
Nồi hơi và thiết bị chịu áp lực phải được kiểm tra định kỳ theo quy định (bình áp lực
3 năm khám nghiệm toàn bộ 1 lần, 1 năm thử áp lực 1 lần). Thanh tra an toàn lao động có
quyền đình chỉ sự hoạt động của nồi hơi và thiết bị chịu áp lực khi phát hiện thấy những
trục trặc, hư hỏng, hành vi vi phạm, … có thể gây sự cố và tai nạn lao động.
Yêu cầu thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sữa chữa:
- Yêu cầu đối với công tác thiết kế:
Việc thiết kế, chọn kết cấu của thiết bị phải xuất phát từ đặc tính của môi chất công
tác, của quá trình hoạt động thiết bị.
Kết cấu của thiết bị phải đảm bảo độ cứng vững, ổn định, thao tác thuận tiện, đủ độ
tin cậy, tháo lắp và kiểm tra dễ dàng.
Kết cấu, kích thước của thiết bị phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học và nhiệt học.
- Yêu cầu về chế tạo, lắp đặt và sửa chữa:
Việc chế tạo và sửa chữa nồi hơi và thiết bị chịu áp lực chỉ được phép tiến hành ở
những nơi có đầy đủ các điều kiện về con người , máy móc, thiết bị gia công, công nghệ
và điều kiện kiểm tra thử nghiệm đảm bảo như các quy định trong tiêu chuẩn, quy phạm
và phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
- 121 -

Chế tạo và sửa chữa phải đảm bảo dung sai cho phép, thợ hàn phải có bằng hàn áp
lực mới được tiến hành hàn, phải kiểm tra đánh giá mối hàn theo các tiêu chuẩn, quy
phạm.
Khi lắp đặt các thiết bị cần phải đảm bảo kích thước khoảng cách giữa các thiết bị
với nhau, giữa các thiết bị với tường xây và các kết cấu khác của Nhà xưởng.
- Yêu cầu đối với dụng cụ kiểm tra đo lường và cơ cấu an toàn:
Việc trang bị các dụng cụ kiểm tra, đo lường là bắt buộc đối với nồi hơi và thiết bị
chịu áp lực để giúp người vận hành theo dõi các thông số làm việc của thiết bị nhằm loại
trừ những thay đổi có khả năng gây sự cố thiết bị.
Các dụng cụ đo lường và kiểm tra gồm các loại như: dụng cụ đo áp suất, đo độ chân
không, đo nhiệt độ, đo mức, đo biến dạng và kiểm tra các tác động của áp suất và nhiệt
độ, …
Các cơ cấu an toàn có rất nhiều loại và hoạt động theo nhiều nguyên lý khác nhau.
Khi lựa chọn cơ cấu an toàn phải đáp ứng với yêu cầu và đảm bảo chất lượng. Không sử
dụng các cơ cấu an toàn chưa được kiểm định. Khi lắp phải theo đúng quy trình quy phạm
kỹ thuật lắp đặt các cơ cấu an toàn.
- Yêu cầu thực hiện biện pháp an toàn trong sử dụng thiết bị áp lực:
1. Các bình chịu áp lực (sau đây gọi tắt là bình, bao gồm cả nồi hơi đun bằng điện,
xitec và thùng) trước khi đưa vào sử dụng phải được khám nghiệm, đăng ký và cấp giấy
phép sử dụng theo đúng quy định hiện hành.
2. Hồ sơ xin đăng ký sử dụng gồm: Lý lịch, các tài liệu xuất xưởng hoặc chuyển
giao kèm theo; hồ sơ lắp đặt (đối với bình đặt cố định); bản vẽ kết cấu bình với các kích
thước chủ yếu; văn bản xin cấp giấy phép và các văn bản khác theo quy định hiện hành.
3. Các bình sau khi cải tạo, phục hồi, lắp đặt ở vị trí mới hoặc đổi người chủ sử dụng
cũng phải được đăng ký lại.
4. Trên mỗi bình sau khi đăng ký xong cần phải kẻ bảng sơn ở chỗ dễ thấy nhất một
khung kích thước 150 x 200 (mm), trong đó ghi các số liệu: Số đăng ký; áp suất làm việc
cho phép , ngày khám nghiệm và lần khám nghiệm tiếp theo.
5. Người chủ sở hữu bình phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Giao trách nhiệm bằng văn bản cho người sử dụng bình.
- Ban hành quy trình vận hành bình
- Tổ chức huấn luyện định kỳ về kỹ thuật an toàn cho người sử dụng.
- Xây dựng chế độ kiểm tra tình trạng kim loại của các chi tiết làm việc ở nhiêt độ từ
450oC trở lên
- 122 -

- Đảm bảo thực hiện khám nghiệm kỹ thuật đúng thời hạn quy định.
6. Trong nhà đặt bình phải có đồng hồ và phương tiện liên lạc với người chủ sở hữu
bình.
7. Người không có nhiệm vụ liên quan đến việc quản lý, vận hành bình không được
phép vào nơi đặt bình hoặc kho chứa chai đã nạp đầy khí.
8. Người sử dụng bình phải đảm bảo:
- Bảo quản và tổ chức vận hành đúng quy trình
- Tiến hành sửa chữa bình theo đúng kỳ hạn và chuẩn bị mọi điều kiện thuận tiện
cho các cuộc khám nghiệm kỹ thuật.
- Khắc phục kịp thời những hư hỏng trong quá trình vận hành.
9. Việc vận hành các bình chỉ được giao cho những người đủ 18 tuổi trở lên, có đủ
sức khoẻ theo quy định, đã được huấn luyện và sát hạch về kiến thức chuyên môn, về quy
trình, quy phạm kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu.
10. Người sử dụng trực tiếp bình có những nhiệm vụ chính sau đây:
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bình, sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra
– đo lường, các cơ cấu an toàn và các phụ tùng của bình.
Vận hành một cách an toàn theo đúng quy trình của đơn vị; kịp thời và bình tĩnh xử
lý theo đúng quy trình của đơn vị khi có sự cố xảy ra, đồng thời báo ngay cho người phụ
trách những hiện tượng không an toàn của bình.
Trong khi bình đang hoạt động, không được làm việc riêng hoặc bỏ vị trí công tác.
11. Người chủ sở hữu và người sử dụng bình không được vận hành bình vượt quá
các thông số đã được quy định. Cấm chèn, hãm hoặc dùng bất cứ biện pháp gì để tăng
thêm tải trọng của van an toàn trong khi bình đang hoạt động.
12. Người chủ sở hữu và người sử dụng bình phải lập tức đình chỉ hoạt động của
bình trong các trường hợp sau đây
- Khi áp suất làm việc tăng quá mức cho phép, mặc dù các yêu cầu khác quy định
trong quy trình vận hành bình đều đảm bảo.
- Khi các cơ cấu an toàn không hoàn hảo.
- Khi phát hiện thấy trong các bộ phận cơ bản của bình có các vết nứt,chỗ phồng,
xì hơi hoặc chảy nước ở các mối hàn, các miếng đệm bị xé.
- Khi xảy ra cháy trực tiếp đe doạ bình đang có áp suất
- Khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất trong bình bằng một
dụng cụ nào khác
- 123 -

- Những trường hợp khác theo quy định trong quy trình vận hành của đơn vị.
13. Bảo quản và vận chuyển các xitéc và thùng
- Trình tự bảo quản và vận chuyển các xitéc hoặc thùng chứa khí hoá lỏng cũng như
trình tự tháo khí khỏi bể và thùng phải được quy định trong quy trình của các đơn vị có
liên quan
- Các xitéc đã nạp đầy khí hoá lỏng vận chuyển trên đường sắt cũng như các thùng
chứa khí hoá lỏng trở trên sàn tàu phải được áp dụng theo quy định về việc vận chuyển
vật có trọng lượng khối nặng trên đường sắt
- Khi vận chuyển hoặc bốc xếp các thùng chứa khí hoá lỏng phải có biện pháp chống
rơi, đỏ, chống tác động trực tiếp của ánh mặt trời và tránh bị đốt nóng cục bộ.
14. Bảo quản, sử dụng và vận chuyển các chai chứa khí:
- Khi cần chuyển khí từ chai có áp suất lớn vào chai có áp suất làm việc nhỏ hơn
phải thực hiện qua van giảm áp dùng riêng cho từng loại khí. Ngăn áp suất thấp của van
giảm áp phải có áp kế và van an toàn đã hiệu chỉnh phù hợp với áp suất làm việc của chai
được chuyển khí vào
- Đối với các chai chứa các loại khí ăn mòn mạnh như: Clo, sunfurơ, phốt den… nếu
không có khả năng dùng van giảm áp thì có thể sử dụng một phương tiện tin cậy khác sau
khi được sự thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền.
15. Trường hợp chai của van chứa bị hỏng, không thể tháo khí ra được hoặc những
chai để lâu không sử dụng mà không xác định được áp suất khí bên trong, những chai bị
hỏng đế, hỏng cổ… đều phải đưa về nhà máy nạp khí để xử lý.
Trước khi sử dụng lại các chai chứa khí đã cũ vào các mục đích khác nhau, nếu có
hiện tượng van bị kẹt cũng phải được nhà máy nạp khí tháo van, xả khí ra và áp dụng các
biện pháp khử khí khi cần thiết.
16. Các chai chứa khí phải đặt cách xa nơi có ngọn lửa ít nhất 5m; cách xa lò sưởi
điện và các thiết bị sưởi ấm khác không nhỏ hơn 1,5m.
17. Khi bảo quản các chai đã nạp đầy khí phải xếp chai ở tư thế đứng, đặt trong các
khung giá để giữ cho khỏi bị đổ. Các chai không có đế phải xếp ở tư thế nằm ngang.
- Khi bảo quản tạm thời ở ngoài trời, cho phép xếp chai nằm ngang thành chồng
nhưng phải lót bằng dây thừng, gỗ thanh hoặc cao su ở giữa các lớp. Chiều cao của chồng
chai không được vượt quá 1,5m, các van phải quay về một phía.
18. Việc di chuyển các chai trong nhà máy nạp khí hoặc ở nơi tiêu thụ phải được tiến
hành bằng các xe nhỏ chuyên dụng hoặc các phương pháp khác đảm bảo an toàn. Công
nhân phục vụ chia phải được huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với từng công việc.
- 124 -

19. Chuyên chở các chai đã được nạp đầy khí phải được tiến hành bằng các phương
tiện vận chuyển có lò xo. Chai phải đặt nằm ngang, các van phải cùng quay về một phía.
Giữa các lớp chai phải lót đệm bằng dây thừng, bằng các thanh gỗ có khoét lỗ hoặc lót
bằng các vòng cao su với chiều dày từ 25mm trở lên. Mỗi lớp chai phải lót đệm từ 2 chỗ
trở lên.
Cho phép chuyên chở chai ở tư thế thẳng đứng bằng các phương tiện chuyên dùng
nhưng giữa các chai phải có đệm lót, phải có thành chắn để không làm rơi, đổ chai. Các
chai tiêu chuẩn có dung tích lớn hơn 12 lít, khi vận chuyển và bảo quản phải có mũ đậy
các van.
20. Khi chuyên chở các chai đã nạp đầy khí bằng phương tiện vận tải đường bộ,
người phụ trách phương tiện phải thực hiện các yêu cầu sau đây
- Cấm để lẫn chai với dầu mỡ và những vật liệu dễ cháy khác.
- Cấm chở người cùng chai.
Cấm đỗ xe ở nơi nắng gắt, nơi có nhiều người tụ họp hoặc những đường phố đông
đúc.
Trong quá trình chuyên chở, bốc xếp chai phải có các biện pháp chống rơi, đổ.
21. Chuyên chở các chai đã nạp đầy khí bằng các phương tiện đường sắt, đường thuỷ
hoặc bằng máy bay phải theo đúng quy định của các cơ quan chủ quản phương tiện đó.
22. Cấm chuyên chở các chai đã nạp khí bằng phương tiện do súc vật kéo.
2.3.6. Các biện pháp an toàn khi sử dụng thiết bị nâng, thang máy
2.3.6.1. Những khái niệm cơ bản
a. Phân loại thiết bị nâng
Thiết bị nâng là những thiết bị dùng để nâng hạ tải. Theo TCVN 4244-86 về quy
phạm an toàn thì thiết bị nâng hạ bao gồm những thiết bị sau: máy trục, xe tời chạy trên
đường ray ở trên cao, pa lăng điện, pa lăng thủ công, tời điện, tời thủ công, máy nâng.
Máy trục: là những thiết bị nâng hoạt động theo chu kỳ dùng để nâng, chuyển tải
(được giữ bằng móc hoặc các bộ phận mang tải khác nhau) trong không gian. Có nhiều
loại máy trục khác nhau như: máy trục kiểu cần, máy trục kiểu cầu, máy trục kiểu đường
cáp (Cần trục tháp, cần trục bánh lốp, cần trục bánh xích, ...)
Xe tời chạy trên đường ray ở trên cao.
Pa lăng: là thiết bị nâng được treo vào kết cấu cố định hoặc treo vào xe con. Pa lăng
dẫn động bằng điện gọi là palăng điện, palăng có dẫn động bằng tay gọi là palăng thủ
công.
Tời: là thiết bị nâng dùng để nâng hạ và kéo tải.
- 125 -

Máy nâng: là máy có bộ phận mang tải được nâng hạ theo khung dẫn hướng. Máy
nâng dùng nâng những vật có khối lượng lớn, cồng kềnh nên dễ gây nguy hiểm (Vận
thăng chở người, vận thăng chở hàng, thang máy, ...)

Hình 2.3. Cần trục tháp Hình 2.4. Cổng trục

Hình 2.5. Cần trục bánh xích Hình 2.6. Cần trục bánh lốp
- 126 -

Hình 2.7. Vận thăng chở người Hình 2.8. Vận thăng chở hàng

b. Các thông số cơ bản của thiết bị nâng


Các thông số cơ bản của thiết bị nâng:
Trọng tải Q: là trọng lượng cho phép lớn nhất của tải được tính toán trong điều kiện
làm việc cụ thể.
Mô men tải: là tích số giữa trọng tải và tầm với tương ứng và chỉ có ở các máy trục
kiểu cần.
Tầm với: là khoảng cách từ trục quay của phần quay của máy trục đến trục quay của
móc tải.
Độ dài của cần: là khoảng cách giữa các ắc cần lắc và ắc ròng rọc ở đầu cần
Độ cao nâng móc: là khoảng cách tính từ mức đường thiết bị nâng xuống tâm của
móc.
+ Độ sâu hạ móc: là khoảng cách tính từ đường mức thiết bị nâng xuống tâm của
móc.
+ Vận tốc nâng ( hạ ): là vận tốc di chuyển tải theo phương thẳng đứng.
+ Vận tốc quay: là số vòng quay trong một phút của phần quay.
2.3.6.2. Độ ổn định của thiết bị nâng
- 127 -

Độ ổn định là khả năng đảm bảo cân bằng và chống lật của thiết bị nâng.
Mức độ ổn định của cần trục luôn luôn thay thay đổi tùy theo vị trí của cần, tầm với,
tải trọng, mặt bằng đặt cầu trục.
Độ ổn định của cần trục phải bảo đảm trong mọi trường hợp và mọi điều kiện. Để
đảm bảo các yêu cầu trên, cần trục thường được trang bị các thiết bị ổn định như: ổn trọng,
đối trọng cần, đối trọng cần trục, chân chống phụ, chằng buộc, …
Nguyên nhân của sự mất ổn định là quá tải ở tầm với tương ứng, do chân chống
không có hoặc kê kích không hợp lý, mặt bằng làm việc dốc qua mức, phanh đột ngột khi
nâng, không sử dụng kẹp ray, …
2.3.6.3. Những sự cố, tai nạn thường xảy ra của thiết bị nâng
Trong quá trình nâng hạ, các thiết bị nâng thường gây nên các sự cố sau:
Rơi tải trọng: Do nâng quá tải làm đứt cáp nâng tải, nâng cần, móc buộc tải. Do công
nhân lái khi nâng hoặc lúc quay cần tải bị vướng vào các vật xung quanh. Do phanh của
cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định, mô men phanh quá bé, dây cáp
bị mòn hoặc bị đứt, mối nối cáp không đảm bảo, …
Sập cần: là sự cố thường xảy ra và gây chết người do nối cáp không đúng kỹ thuật,
khóa cáp mất, hỏng phanh, cầu quá tải ở tầm với xa nhất làm đứt cáp.
Đổ cẩu: là do vùng đất mặt bằng làm việc không ổn định (đất lún, góc nghiêng quá
quy định, …), cầu quá tải hoặc vướng vào các vật xung quanh, dùng cẩu để nhổ cây hay
kết cấu chôn sâu, …
Tai nạn về điện: do thiết bị điện chạm vỏ, cần cẩu chạm vào mạng điện, hay bị phóng
điện hồ quang, thiết bị đè lên dây cáp mang điện.
2.3.6.4. Các biện pháp kỹ thuật an toàn
Yêu cầu an toàn đối với một số chi tiết, cơ cấu quan trọng của thiết bị nâng:
- Cáp: cáp là chi tiết quan trọng trong máy trục. Vì vậy khi chọn cáp cần chú ý:
+ Cáp sử dụng phải có khả năng chịu lực phù hợp với lực tác dụng lên cáp.
+ Cáp phải có cấu tạo phù hợp với tính năng sử dụng.
+ Cáp phải có đủ chiều dài cần thiết. Đối với cáp dùng để buộc thì phải đảm bảo
góc tạo thành giữa các nhánh cáp không lớn hơn 900. Đối với cáp sử dụng ở các cơ cấu
nâng, hạ tải thì cáp phải có độ dài sao cho khi tải hoặc cần ở vị trí thấp nhất thì trên tang
cuộn cáp vẫn còn lại một số vòng dự trử cần thiết phụ thuộc vào cách cố định đầu cáp.
+ Sau một thời gian sử dụng, cáp sẽ bị mòn do ma sát, rỉ, gãy, đứt các sợi do bị cuốn
- 128 -

vào tang và qua ròng rọc, hiện tượng đó phát triển dần đến khi quá tảI bị đứt. Ngoài ra sợi
cáp còn bị thắt nút, bị ket…do đó cần phải kiểm tra tình trạng dây cáp thường xuyên để
cần thiết loại bỏ khi thấy không đảm bảo an toàn.
- Xích: Xích dùng trong máy nâng thường là loại xích lá và xích hàn. Khi chọn
xích có khả năng phù hợp với lực tác dụng lên dây. Khi mắt xích đã mòn quá 10% kích
thước ban đầu thì phải thay xích.
- Tang và ròng rọc:
+ Tang dùng cuộn cáp hay cuộn xích. Cần phải bảo đảm đúng đường kính yêu cầu
và có cấu tạo phù hợp với yêu cầu làm việc. Khi bị rạn nứt cần phải thay thế.
+ Ròng rọc dùng thay đổi hướng chuyển động của cáp hay xích để làm lợi về lực
hay tốc độ. Ròng rọc cũng cần phải đảm bảo đường kính puli theo yêu cầu, có cấu tạo phù
hợp với chế độ làm việc.
+ Cần phải thay thế cáp khi bị rạn, hay mòn sâu quá 0,5mm đường kính cáp.
- Phanh: Được sử dụng ở tất cả các loại máy trục và ở hầu hết các cơ cấu của
chúng. Tác dụng của phanh là dùng để ngừng chuyển động của một cơ cấu nào đó hoặc
thay đổi tốc độ của nó.
Theo nguyên tắc hoạt động, phanh được chia ra hai loại: phanh thường đóng và
phanh thường mở. Theo cấu tạo, phanh được chia thành các loại như: phanh má, phanh
đai, phanh đĩa, phanh côn.
Cần phải loại bỏ phanh trong các trường hợp sau:
- Má phanh mòn không đều, má mòn tới đinh vít giữ má phanh, bánh phanh bị mòn
sâu quá 1mm. Bánh phanh bị mòn từ 30% trở lên, độ dày của má phanh mòn quá 50%.
- Độ hở của má phanh và bánh phanh lớn hơn 0,5 mm khi đường kính bánh phanh
150 ÷ 200mm và lớn hơn 1-2mm khi đường kính bánh phanh 300mm.
- Má phanh mở không đều
- Phanh có vết rạn nứt.
2.3.6.5. Những yêu cầu về an toàn khi lắp đặt và vận hành thiết bị nâng
a. Yêu cầu về an toàn khi lắp đặt
Phải lắp đặt thiết bị nâng ở vị trí tránh được sự cần thiết phải kéo lê tải trước khi
nâng và có thể nâng tải cao hơn chướng ngại vật 0,5m.
Nếu là thiết bị nâng dùng nam châm điện để mang tải, thì cấm đặt chung làm việc
trên nhà, trên các công trình thiết bị.
- 129 -

Đối với cầu trục, khoảng cách từ phần cao nhất của cầu trục và phần thấp nhất các
kết cấu ở trên phải lớn hơn 1800mm. Khoảng cách từ mặt đất, mặt sàn thao tác đến phần
thấp nhất của cầu trục phải lớn hơn 200 mm. Khoảng cách theo phương nằm ngang từ
điểm biên của máy đến các dầm xưởng hay chi tiết của kết cấu xưởng không nhỏ hơn 60
mm.
Khoảng cách theo phương nằm ngang từ máy trục di chuyển theo phương đường ray
đến các kết cấu xung quanh, ở độ cao < 2m phải > 700mm, ở độ cao > 2m phải > 400mm
Những máy trục đứng làm việc cạnh nhau, đặt cách xa nhau một khoảng cách lớn
hơn tổng tầm với lớn nhất của chúng và bảo đảm khi làm việc không va đập vào nhau.
b. Yêu cầu về an toàn khi vận hành
Trước khi vận hành, cần phải kiểm tra kỹ tình trạng kỹ thuật của các cơ cấu và chi
tiết quan trọng. Nếu phát hiện có hư hỏng phải khắc phục xong mới đưa vào sử dụng.
Phát tín hiệu cho những người xung quanh biết trước khi cho cơ cấu hoạt động.
Tải được nâng không được lớn hơn trọng tải của thiết bị nâng. Tải phải được giữ
chắc chắn, không bị rơi, trượt trong quá trình nâng chuyển tải.
Cấm để người đứng trên tải khi nâng chuyển hoặc dùng người để cân bằng tải.
Tải phải nâng cao hơn các chướng ngại vật ít nhất 500mm.
Cấm đưa tải qua đầu người .
Không được vừa nâng tải, vừa quay hoặc di chuyển thiết bị nâng, khi Nhà máy chế
tạo không quy định trong hồ sơ kỹ thuật.
Chỉ được phép đón và điều chỉnh tải ở cách bề mặt người móc tải đứng một khoảng
cách không lớn hơn 200mm và ở độ cao không lớn hơn 1m tính từ mặt sàn công nhân
đứng.
Tải phải được hạ xuống ở nơi quy định, đảm bảo sao cho tả không bị đổ, trượt, rơi.
Các bộ phận giữ tải chỉ được phép tháo ra khi tải đã ở tình trạng ổn định.
Cấm dùng thiết bị nâng để tháo dây đang bị đè nặng.
Khi xếp dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải tiến hành sao cho không làm mất ổn
định của phương tiện.
Cấm kéo hoặc đẩy tải khi đang treo.
Đảm bảo an toàn điện như nối đất hoặc nối “không” để đề phòng điện chạm vỏ.
2.3.6.6. Khám nghiệm thiết bị nâng
Nội dung khám nghiệm máy nâng bao gồm bao gồm:
- 130 -

Kiểm tra bên ngoài: chủ yếu dùng mắt để phát hiện các khuyết tật hư hỏng biểu hiện
bên ngoài máy trục.
Thử không tải: Thử tất cả các cơ cấu, các thiết bị an toàn (trừ thiết bị khống chế quá
tải), các thiết bị điện, thiết bị điều khiển, chiếu sáng, thiết bị chỉ báo, …
Thử tải tĩnh: nhằm mục đích kiểm tra khả năng chịu đựng của các kết cấu thép, tình
trạng làm việc của các chi tiết và cơ cấu nâng tải, nâng cần, hãm phanh, … Trong máy
trục có tầm với thay đổi còn phải kiểm tra tình trạng ổn định của máy. Phương pháp thử
tĩnh bằng cách treo tải bằng 125% trọng tải quy định (ở vị trí bất lợi cho máy) trong thời
gian 10 phút, ở độ cao 100 ÷ 200 mm đối với cần trục và từ 200 ÷ 300 mm cho cầu trục
hoặc cần trục công xôn. Sau đó hạ tải và kiểm tra máy trục để phát hiện các vết rạn nứt,
biến dạng hoặc hư hỏng.
Thử tải động: Bao gồm thử tải động cho cơ cấu nâng cũng như cho tất cả các cơ cấu
khác của máy trục. Phương pháp thử tải động bằng cách cho máy trục mang tải thử bằng
110% trọng tải và tạo ra các động lực để thử từng cơ cấu của máy trục:
+ Thử cơ cấu nâng tải: nâng tải lên độ cao 1000mm, sau đó hạ phanh đột ngột, làm
đi làm lại 3 lần sau đó kiểm tra tình trạng máy.
+ Thử cơ cấu nâng cần: Nếu trong lý lịch máy có cho phép hạ cần khi nâng tải thì
phải thử động cho cơ cấu nâng cần và tải thử lấy bằng 110% trọng tải ở tầm với lớn nhất.
+ Thử cơ cấu quay: Đối với các máy trục có cơ cấu quay thì cho máy nâng tải thử
và cho cơ cấu quay hoạt động rồi phanh đột ngột cơ cấu quay.
+ Thử cơ cấu di chuyển: các thiết bị nâng vừa có cơ cấu di chuyển máy trục vừa có
cơ cấu di chuyển xe con thì phải thử tải trọng cho từng cơ cấu ( nếu cóp chức năng quay
cho phép) bằng cách cho máy mang tải thử lên độ cao 500mm rồi cho cơ cấu đó di chuyển,
phanh đột ngột, dừng máy kiểm tra, …
2.3.6.7. Quản lý và thanh tra việc quản lý, sử dụng thiết bị nâng
a. Quản lý thiết bị nâng
Nội dung công tác quản lý thiết bị nâng ở cơ sở bao gồm:
Lập hồ sơ kỹ thuật từng thiết bị nâng như lý lịch thiết bị nâng, thuyết minh hướng
dẫn kỹ thuật lắp đặt, bảo quản, và sử dụng, …
Tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
Tổ chức khám nghiệm thiết bị nâng.
b. Thanh tra việc quản lý, sử dụng thiết bị nâng
Bao gồm các công việc sau:
- 131 -

1. Nghe báo cáo:


+ Số lượng, chủng loại thiết bị nâng.
+ Tình hình đăng ký, khám nghiệm thiết bị nâng.
+ Tình trạng kỹ thuật của thiết bị nâng.
+ Tình hình bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
+ Tình hình đào tạo và huấn luyện công nhân.
+ Tình hình sự cố và tai nạn thiết bị nâng.
+ Kiểm tra hồ sơ tài liệu:
+ Các văn bản về phân công trách nhiệm.
2. Các hồ sơ kỹ thuật (lý lịch, biên bản khám nghiệm, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
về lắp đặt, bảo dưỡng sử dụng, …).
+ Sổ giao ca.
+ Tài liệu về huấn luyện công nhân.
+ Số liệt kê các bộ phận mang tải.
+ Các biên bản nghiệm thu.
+ Kiểm tra thực tế hiện trường
+ Vị trí lắp đặt thiết bị nâng.
+ Tình trạng kỹ thuật.
+ Trình độ thợ.
+ Các biện pháp an toàn.
2.3.7. Kỹ thuật an toàn điện
2.3.7.1. Một số khái niệm cơ bản về an toàn điện
- Tác động của dòng điện đối với cơ thể người:
Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ
hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của người , làm tê liệt cơ thịt,
sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu.
Một trong những yếu tố chính gây tai nạn cho người là dòng điện (phụ thuộc điện áp
mà người chạm phải) và đường đi của dòng điện qua cơ thể người vào đất.
Dòng điện có thể tác động vào cơ thể người qua một mạch điện kín hoặc bằng tác
động bên ngoài như phóng điện hồ quang.
- 132 -

Tác hại và hậu quả của dòng điện gây nên phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện,
điện trở của người, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, thời gian tác dụng và tình
trạng sức khỏe của người.
Cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về trị số của dòng điện có thể gây chết
người . Trường hợp nói chung, dòng điện có thể làm chết người có trị số khoảng 100 mA.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp trị số dòng điện chỉ khoảng 5 ÷ 10 mA đã làm chết người
tuỳ thuộc điều kiện nơi xảy ra tai nạn và trạng thái sức khoẻ của nạn nhân.
Nguyên nhân chết người, do dòng điện phần lớn làm hủy hoại khả năng làm việc của
các cơ quan của người hoặc làm ngừng thở hoặc do sự thay đổi những hiện tượng sinh
hóa trong cơ thể người. Trường hợp bị bỏng trầm trọng cũng gây nguy hiểm chết người.
Hiện nay có nhiều quan điểm giải thích về quá trình tổn thương do điện. Từ lâu người
ta cho rằng khi có dòng điện đi qua sẽ tạo nên hiện tượng phân tích máu và các chất nước
khác làm tẩm ướt các tổ chức huyết cầu và làm đầy huyết quản. Nhiều Nhà sinh lý học và
bác sỹ lại cho rằng do dòng điện làm cho sự co giãn của tim bị rối loạn không lưu thông
máu được trong cơ thể. Ngày nay một số Nhà khoa học giải thích nguyên nhân là do dòng
điện gây nên hiện tượng phản xạ do quá trình kích thích và làm đình trệ hoạt động của cơ
quan não bộ, điều đó có nghĩa là sẽ hủy hoại chức năng làm việc của cơ quan hô hấp.
- Điện trở của người:
Thân thể người gồm có da thịt xương, thần kinh, máu, ... tạo thành. Lớp da có điện
trở lớn nhất mà điện trở của da lại do điện trở của lớp sừng trên da (dày khoảng 0,05-0,2
mm) quyết định. Xương và da có điện trở tương đối lớn còn thịt và máu có điện trở bé.
Điện trở của người rất không ổn định và không chỉ phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của
cơ thể từng lúc mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, điều kiện tổn thương...
Điện trở của người có thể thay đổi từ vài chục k đến 600. Điện trở người phụ
thuộc nhiều vào chiều dày lớp sừng da, trạng thái thần kinh của người . Nếu mất lớp sừng
trên da thì điện trở người sẽ giảm xuống đáng kể. Khi có dòng điện đi qua người, điện trở
người sẽ giảm xuống do da bị đốt nóng, mồ hôi thoát ra, … Thí nghiệm cho thấy: với
dòng điện 0,1mA điện trở người Rng = 500.000 , với dòng điện 10 mA điện trở người
Rng = 8.000 .
Mặt khác nếu da người bị dí mạnh trên các cực điện, điện trở da cũng giảm đi. Với
điện áp bé 50 + 60 V có thể xem điện trở tỷ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc.
Điện trở người giảm tỷ lệ với thời gian tác dụng của dòng điện vì da bị đốt nóng và
có sự thay đổi về điện phân.
Điện áp đặt vào cũng rất ảnh hưởng đến điện trở của người vì ngoài hiện tượng điện
- 133 -

phân nêu trên còn có “hiện tượng chọc thủng” khi điện áp U > 250 V. Với lớp da mỏng
thì hiện tượng chọc thủng đã có thể xuất hiện ở điện áp 10 - 30 V, lúc này điện trở người
xem như tương đương bị bóc hết lớp da ngoài.
- Ảnh hưởng của trị số dòng điện giật:
Dòng điện chính là nhân tố vật lý trực tiếp gây tổn thương khi bị điện gật. Điện trở
của thân người, điện áp đặt vào người chỉ là những đại lượng làm biến đổi trị số dòng điện
mà thôi.
Tác động của dòng điện lên cơ thể người phụ thuộc nhiều vào trị số của nó. Những
trị số trên được rút ra từ các trường hợp tai nạn thực tế với phương pháp đo lường tinh vi
và chính xác. Trên Bảng 2.2 dẫn ra các trạng thái cơ thể người khi trị số dòng điện thay
đổi.

Bảng 2.3. Tác động của trị số dòng điện lên cơ thể người
Dòng điện Tác dụng của dòng điện xoay
Dòng điện một chiều
(mA) chiều 50-60 Hz

0,6 - 1,5 Bắt đầu thấy tê ngón tay Không có cảm giác gì
2-3 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác gì
Đau như kim châm, cảm giác thấy
5-7 Bắp thịt co lại và rung
nóng
Tay đã khó rời khỏi vật có điện
8 - 10 Nóng tăng lên
nhưng vẫn rời được
Tay không rời được vật có điện, Nóng càng tăng lên, thịt co quắp lại
20 - 25
đau, khó thở nhưng chưa mạnh
Thở bị tê liệt. Tim bắt đầu đập Cảm giác nóng mạnh. Bắp thịt ở
50 - 80
mạnh tay co rút. Khó thở
Thở bị tê liệt. Kéo dài 3 giây
90 - 100 hoặc dài hơn, tim bị tê liệt đi đến Thở bị tê liệt
ngừng đập
Tuy nhiên khi phân tích về tai nạn do điện giật, không nên đơn thuần xét theo trị số
dòng điện mà phải xét đến cả môi trường, hoàn cảnh xảy ra tai nạn cũng như khả năng
phản xạ của nạn nhân, bởi vì trong nhiều trường hợp điện áp bé, dòng điện có trị không
lớn hơn trị số dòng điện gây choáng bao nhiêu nhưng đã có thể làm chết người .
Hiện nay trị số dòng điện an toàn quy định 10 mA đối với dòng xoay chiều có tần số
50 + 60Hz và 50mA đối với dòng một chiều.
- 134 -

- Ảnh hưởng của thời gian điện giật:


Thời gian tác động của dòng điện vào cơ thể người rất quan trọng với các biểu hiện
hình thái khác nhau. Thời gian tác dụng càng lâu, điện trở người càng bị giảm xuống vì
lớp da bị nóng dần lên, lớp sừng trên da bị chọc thủng ngày càng tăng.
Khi thời gian tác động ngắn thì mối nguy hiểm phụ thuộc vào nhịp đập của tim. Mỗi
chu kỳ giãn của tim kéo dài độ 1 giây. Trong chu kỳ có khoảng 0,1giây tim nghỉ làm việc
(giữa trạng thái co và giãn) và ở thời điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điện đi qua nó.
Nếu thời gian dòng điện qua người lớn hơn 1 giây thì thế nào cũng trùng với thời
điểm nói trên của tim. Thí nghiệm cho thấy rằng dù dòng điện lớn (gần bằng 10 mA) đi
qua người mà không gặp thời điểm nghỉ của tim cũng không có nguy hiểm gì.
Căn cứ vào lý luận trên, ở các mạng cao áp 110 kV, 35 kV, 10 kV, 6 kV, … tai nạn
do điện gây ra ít dẫn đến trường hợp tim ngừng đập hay ngừng hô hấp. Bởi vì với mạng
điện áp cao, dòng điện xuất hiện trước khi người chạm vào vật mang điện, nạn nhân chưa
kịp chạm vào vật mang điện thì hồ quang đã phát sinh và dòng điện rất lớn (có thể vài
ampe). Dòng điện này tác động rất mạnh vào người và gây cho cơ thể người một phản xạ
tức thời, kết quả là hồ quang bị dập tắt ngay (hoặc chuyển qua bộ phận mang điện bên
cạnh), dòng điện chỉ tồn tại trong khoảng thời gian vài phần của giây. Với thời gian ngắn
như vậy rất ít khi làm tim ngừng đập hay hô hấp bị tê liệt.
Tuy nhiên không nên kết luận điện áp cao không nguy hiểm vì dòng điện lớn này
qua cơ thể trong thời gian ngắn nhưng có thể đốt cháy nghiêm trọng hoặc làm chết người.
Hơn nữa khi làm việc trên cao do phản xạ mà dễ bị rơi xuống đất rất nguy hiểm.
Theo Uỷ ban điện quốc tế (IEC), thời gian tiếp xúc cho phép phụ thuộc vào điện áp
tiếp xúc và được dẫn ra trên Bảng 2.3.
Bảng 2.4. Thời gian tiếp xúc cho phép với các trị số điện áp khác nhau

Điện áp tiếp xúc ( V)


Thời gian tiếp xúc (s)
Dòng điện xoay chiều Dòng điện một chiều

< 50 <120 >5

50 120 5

75 140 1

90 160 0,5
- 135 -

110 175 0,2

150 200 0,1

220 250 0,05

280 310 0,03

- Đường đi của dòng điện giật:


Nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng đường đi của dòng điện qua cơ thể người có tầm
quan trọng lớn nhất là số phần trăm của dòng điện tổng qua cơ quan hô hấp và tim.
Qua thí nghiệm nhiều lần và có kết quả sau:
+ Dòng điện đi từ tay sang tay sẽ có 3,3% của dòng điện tổng đi qua tim.
+ Dòng điện từ tay phải qua chân sẽ có 3,7% dòng điện tổng đi qua tim.
+ Dòng điện đi từ tay trái qua chân sẽ có 6,7% dòng điện tổng đi qua tim.
+ Dòng điện đi từ chân qua chân sẽ có 0,4% của dòng điện tổng đi qua tim.
Từ kết quả thí nghiệm trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
+ Đường đi của dòng điện có ý nghĩa quan trọng vì lượng dòng điện chạy qua tim
hay cơ quan hô hấp phụ thuộc vào cách tiếp xúc của người với nguồn điện.
+ Dòng điện phân bố tương đối đều trên các cơ của lồng ngực.
+ Dòng điện đi từ tay phải đến chân có phân lượng qua tim nhiều nhất.
+ Dòng điện đi từ chân sang chân tuy nhỏ (tạo ra điện áp bước) không nguy hiểm
nhưng khi có dòng điện đi qua, cơ bắp của chân bị co rút làm nạn nhân ngã và lúc đó sơ
đồ nối điện vào người sẽ khác đi (dòng điện đi từ chân qua tay, ...).
- Ảnh hưởng của tần số dòng điện:
Tổng trở của cơ thể con người giảm xuống lúc tần số tăng lên vì điện kháng của da
người do điện dung tạo nên (X = 1/2fc) sẽ giảm xuống. Tuy nhiên trong thực tế thì ngược
lại, khi tần số càng tăng cao thì mức độ nguy hiểm càng giảm đi.
Hiện nay chưa khẳng định với loại tần số nào thì nguy hiểm nhất và với tần số nào
thì ít nguy hiểm nhất. Tuy nhiên đối với các nhà nghiên cứu thì cho rằng tần số từ 50 ÷
60 Hz là nguy hiểm nhất, khi trị số của tần số bé hoặc lớn hơn trị số nói trên mức độ nguy
hiểm sẽ giảm xuống.
- Điện áp cho phép:
- 136 -

Dự đoán trị số dòng điện qua người trong nhiều trường hợp không làm được vì còn
phụ thuộc vào nhiều nhiều lý do và hoàn cảnh khác nhau. Do vậy để xác định giới hạn an
toàn cho người không nên dựa vào “dòng điện an toàn” mà nên theo “điện áp cho phép”.
Dùng “điện áp cho phép” rất thuận lợi vì với mỗi mạng điện có một điện áp tương
đối ổn định.
Tiêu chuẩn điện áp cho phép mỗi nước một khác: ở Ba lan, Thụy Sĩ, điện áp cho
phép là 50 V, ở Hà Lan, Thụy Điển, … điện áp cho phép là 24 V, ở Pháp điện áp xoay
chiều cho phép là 24 V, ở Nga tuỳ theo môi trường làm việc điện áp cho phép có thể có
các trị số khác nhau: 65 V, 36 V, 12 V. Theo TCVN điện áp cho phép được quy định 42
V (xoay chiều), 50 V (một chiều).
2.3.7.2. Các dạng tai nạn điện
Tai nạn điện được phân thành 2 dạng: chấn thương do điện và điện giật.
- Các chấn thương do điện:
Chấn thương do điện là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ
quang điện. Chấn thương do điện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động, thậm
chí tử vong. Các đặc trưng của chấn thương điện gồm: bỏng điện, dấu vết điện, kim loại
hóa mặt da, co giật cơ và viêm mắt.
+ Bỏng điện: Gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tác động của hồ
quang. Bỏng do hồ quang gây ra bởi tác động đốt nóng của nguồn nhiệt hồ quang và có
thể do một phần bột kim loại nóng chảy bắn vào.
+ Dấu vết điện: Khi dòng điên chạy qua sẽ tạo nên các dấu vết trên bề mặt da tại
điểm tiếp xúc.
+ Kim loại hóa bề mặt da: gây nên do các hạt kim loại nhỏ bắn vào, khi với tốc độ
lớn có thể thấm sâu vào trong da gây ra bỏng.
+ Co giật cơ: khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật.
+ Viêm mắt: gây nên do tác dụng của tia cực tím.
+ Điện giật:
Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức độ
khác nhau:
+ Cơ bị co giật nhưng người không bị ngạt.
+ Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn.
- 137 -

+ Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn.


+ Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động).
Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tổng số tai nạn điện và 85 ÷
87% số vụ tai nạn điện chết người là do điện giật.
2.3.7.3. Phân loại nơi đặt thiết bị điện theo mức nguy hiểm
Để đánh giá, xác định điều kiện môi trường khi lắp đặt thiết bị điện cũng như lựa
chọn thiết bị, đường dây, đường cáp, … cần thiết phải nắm được những quy định về mức
độ nguy hiểm nơi đặt thiết bị điện.
Theo quy định hiện hành, nơi đặt thiết bị điện được phân loại như sau:
- Nơi nguy hiểm: là nơi có chứa các yếu tố sau:
+ Ẩm (với độ ẩm của không khí vượt quá 75%) trong thời gian dài hoặc có bụi dẫn
điện ( bám vào dây dẫn, thanh dẫn hay lọt vào trong thiết bị).
+ Nền nhà dẫn điện (bằng kim loại, bê tông, cốt thép, gạch,…).
+ Nhiệt độ cao (có nhiệt độ vượt quá 350C trong thời gian dài).
+ Những nơi người có thể đồng thời tiếp xúc một bên với kết cấu kim loại của nhà,
các thiết bị máy móc đã nối đất và một bên với vỏ kim loại của thiết bị điện.
- Nơi đặc biệt nguy hiểm: là nơi có một trong những yếu tố sau:
+ Rất ẩm (độ ẩm tương đối của không khí xấp xỉ 100%).
+ Môi trường có hoạt tính hóa học ( có chứa hơi, khí, chất lỏng trong thời gian dài,
có thể phá hủy chất cách điện và các bộ phận mang điện).
+ Đồng thời có hai yếu tố trở lên của nơi nguy hiểm (đã nêu ở nơi nguy hiểm).
+ Nơi ít nguy hiểm (bình thường): là những nơi không thuộc hai loại trên.
2.3.7.4. Bảo vệ nối đất, bảo vệ nối dây trung tính và bảo vệ chống sét
- Bảo vệ nối đất:
Khi cách điện của những bộ phận mang điện bị hư hỏng, bị chọc thủng, những phần
kim loại của thiết bị điện hay các máy móc khác thường trước kia không có điện bây giờ
mang hoàn toàn điện áp làm việc. Khi chạm vào chúng, người có thể bị tổn thương do
dòng điện gây nên.
Mục đích nối đất là để đảm bảo an toàn cho người lúc chạm vào các bộ phận có
mang điện áp. Vì nối đất là để giảm điện áp đối với đất của những bộ phận kim loại của
- 138 -

thiết bị điện đến một trị số an toàn đối với người .


Như vậy nối đất là sự chủ định nối điện các bộ phận thiết bị mang điện với hệ thống
nối đất.
Hệ thống nối đất bao gồm các thanh nối đất và dây dẫn để nối đất.
Ngoài những nối đất để đảm bảo an toàn cho người còn có loại nối đất với mục đích
xác định chế độ làm việc của thiết bị điện. Loại nối đất này gọi là nối đất làm việc.Ví dụ
như nối đất trung tính máy biến áp, máy phát điện, nối đất chống sét để bảo vệ chống quá
điện áp, chống sét đánh trực tiếp, …
Nối đất riêng lẻ cho từng thiết bị điện là không hợp lý và rất nguy hiểm vì khi có
chạm đất ở hai điểm tạo nên thế hiệu nguy hiểm trên phần nối đất của thiết bị. Vì vậy cần
thiết phải nối chung lại thành một hệ thống nối đất (trừ những thu lôi đứng riêng lẻ).

Hình 2.9. Bảo vệ nối đất trong mạng điện hai dây
Ý nghĩa của nối đất ở đây là tạo nên giữa vỏ thiết bị và đất một mạch điện có mật độ
dẫn điện lớn để khi chạm vào vỏ thiết bị có cách điện bị chọc thủng thì dòng điện đi qua
người trở nên không nguy hiểm nữa.
- Bảo vệ nối dây trung tính:
+ Ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính:
Bảo vệ nối dây trung tính tức là nối các bộ phận không mang điện (vỏ thiết bị điện)
với dây trung tính, dây trung tính này được nối đất ở nhiều chỗ. Bảo vệ nối dây trung tính
dùng thay cho bảo vệ nối đất trong các mạng điện 4 dây 3 pha điện áp thấp (loại 380/220
- 139 -

Vvà 220/110V) nếu trung tính của mạng điện này trực tiếp nối đất.
Ý nghĩa của việc thay thế này xuất phát từ chỗ bảo vệ nối đất dùng cho mạng điện
dưới 1.000 V khi trung tính có nối đất không đảm bảo điều kiện an toàn.
Mục đích nối dây trung tính là biến sự chạm vỏ thiết bị thành ngắn mạch một pha để
bảo vệ làm việc cắt nhanh chỗ bị hư hỏng.
+ Phạm vi ứng dụng bảo vệ nối dây trung tính:
Bảo vệ nối dây trung tính cho mạng điện 4 dây điện áp bé hơn 1000V có trung tính
nối đất dùng cho mọi cơ sở sản xuất, không phụ thuộc vào môi trường xung quanh.
Với mạng điện 4 dây cấp điện áp 220/127V việc bảo vệ nối dây trung tính chỉ cần
thiết trong các trường hợp hoặc là xưởng đặc biệt nguy hiểm về mặt an toàn hoặc là thiết
bị đặt ngoài trời.
Ngoài ra với điện áp 220/127V cũng có thể dùng bảo vệ nối dây trung tính cho các
chi tiết bằng kim loại mà người hay chạm đến như tay cầm, tay quay, vỏ động cơ điện nếu
chúng nối trực tiếp với các máy phay, máy bào, máy tiện, …

Hình 2.10. Bảo vệ nối dây trung tính


- Bảo vệ chống sét:
+ Những khái niệm cơ bản:
Sét là hiện tượng phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu hoặc giữa mây và
đất khi cường độ điện trường đạt đến trị số cường độ phóng điện trong không khí.
Khi bắt đầu phóng điện, thế giữa các đám mây hoặc mây và đất có thể đạt tới trị số
- 140 -

hàng vạn đến hàng triệu vôn, còn dòng điện sét từ hàng chục ngàn ampe đến hàng trăm
ngàn ampe, trị số cực đại của dòng điện sét đạt đến 200 KA ÷ 300 KA. Năng lượng của
sét khi phóng điện rất lớn có thể phá hoại công trình, thiết bị, nhà cửa, gây chết người và
súc vật, …
Để bảo vệ chống sét người ta sử dụng các hệ thống chống sét bằng cột thu lôi hoặc
lưới chống sét.
+ Nội dung bảo vệ chống sét bao gồm:
Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp (đánh thẳng): để bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào
các công trình thường dùng các tháp hoặc cột thu lôi có chiều cao lớn hơn độ cao của
công trình cần bảo vệ. Trên đỉnh cột có gắn mũi nhọn kim loại gọi là kim thu sét. Kim
này được nối với dây dẫn sét xuống đất để đi vào vật nối đất. Không gian chung quanh
cột thu lôi được được bảo vệ bằng cách thu sét vào cột được gọi là phạm vi bảo vệ. Cột
thu lôi có thể đặt độc lập hoặc đặt ngay trên trên các thiết bị cần bảo vệ có tiết diện của
dây dẫn không được nhỏ hơn 50 mm2. Những mái nhà lợp bằng tôn không cần có thu lôi
mà chỉ cần nối đất với mái tốt. Những mái nhà không dẫn điện được bảo vệ bằng lưới
thép với ô kích thước 5m x 5 m, mạng lưới phải nối đất tốt và dây dùng làm lưới phải có
ệ 7 hoặc 8mm. Điện trở tiếp đất < 4.
Bảo vệ chống sét cảm ứng (cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ): được thực hiện
bằng cách nối đất các kết cấu kim loại, các vật kim loại như vỏ thiết bị, bệ máy, … hoặc
nối các đường ống kim loại đi gần nhau tránh hiện tượng phóng điện.
Bảo vệ chống sét lan truyền: thường chọn một số giải pháp cho công tác bảo vệ
chống sét lan truyền như sau: các đoạn đường cáp điện, đường ống khi dẫn vào công trình
thì nên đặt dưới đất, nối đất các kết cấu kim loại, vỏ cáp, dây trung tính, đặt các khe hở
phóng điện ở đầu vào để kết hợp bảo vệ các thiết bị điện.
+ Tính toán phạm vi bảo vệ chống sét đánh trực tiếp:
Phạm vi bảo vệ là khoảng không gian dưới kim hay dây thu sét mà khi công trình
được bố trí trong đó sẽ có xác suất sét đánh rất nhỏ.
Nếu công trình có độ cao là hx thì người ta phải làm cột thu sét có độ cao h, trên đó
có lắp kim thu sét và dây nối đất để dẫn dòng điện sét xuống đất
Khi bảo vệ công trình bằng một kim thu sét, phạm vi bảo vệ của nó là một hình nón
có đường sinh bị gãy khúc ở độ cao 2h/3 (h là độ cao của kim). Bán kính bảo vệ của kim
rx ở độ cao hx được xác định như sau (Hình 2.11).
- 141 -

Hình 2.11. Phạm vi bảo vệ của một kim thu sét


1.6(h − hx )
rx = .p (2.9)
1 + hx / h

Trong đó: p là hệ số, phụ thuộc vào độ cao h


- khi h ≤ 30 m thì p = 1
- khi h = 30 m ÷ 100 m thì p = 5,5/h
Thực tế cho thấy nên dùng nhiều cột có độ cao không lớn để bảo vệ thay cho cho
một cột có độ cao quá lớn.
- Các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn điện:
+ Các quy tắc chung:
Để đảm bảo an toàn điện cần phải thực hiện đúng các quy định:
Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc
bất ngờ vào vật dẫn điện.
Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết
bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy chuẩn.
Nghiêm chỉnh sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc
Tổ chức kiểm tra vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.
Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị cũng như của hệ
thống điện.
Qua kinh nghiệm cho thấy, tất cả các trường hợp xảy ra tai nạn điện giật thì nguyên
- 142 -

nhân chính hầu như không phải là do thiết bị không hoàn chỉnh, cũng không phải do
phương tiện bảo vệ an toàn chưa đảm bảo mà chính là do vận hành sai quy định, trình độ
vận hành kém, sức khỏe không đảm bảo. Vì vậy để vận hành an toàn cũng như để thiết bị
đảm bảo an toàn, cần phải phân công trực đầy đủ, thường xuyên kiểm tra, sửa chữa thiết
bị theo kế hoạch đã định, khi sửa chữa phải theo đúng quy trình vận hành, phải tuyển chọn
cán bộ kỹ thuật và mở các lớp huấn luyện về chuyên môn, các kết quả kiểm tra cần phải
ghi chép vào sổ trực và đề xuất các ý kiến cũng như lên kế hoạch sửa chữa.
Thứ tự không đúng trong khi đóng, ngắt mạch điện cũng là nguyên nhân của sự cố
nghiêm trọng và tai nạn nghiêm trọng cho người vận hành. Vì vậy cần vận hành các thiết
bị điện theo đúng quy trình với sơ đồ nối dây điện của các đường dây bao gồm tình trạng
thực tế của các thiết bị điện và những điểm có nối đất. Khi tiếp xúc với mạng điện, cần
trèo cao, trong phòng kín ít nhất phải có 2 người , một người thực hiện công việc còn một
người theo dõi và kiểm tra và là người lãnh đạo chỉ huy toàn bộ công việc. Các thao tác
phải được tiến hành theo mệnh lệnh, trừ các trường hợp xảy ra tai nạn mới có quyền tự
động thao tác rồi báo cáo sau.
- Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện:
Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật
an toàn điện sau đây:
Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn:
+ Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị điện: trước khi sử dụng các thiết bị điện cần
kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau, giữa pha và vỏ. Trị số điện trở cách điện cho
phép phụ thuộc vào điện áp của mạng điện.
+ Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện: ở những
nơi có điện, điện thế nguy hiểm để đề phòng người vô tình đi vào và tiếp xúc vào, cần
phải có bao bọc bảo vệ, hàng rào bảo vệ bằng lưới, có hành lang bảo vệ đường dây điện
cao áp trên không (giới hạn bởi hai mặt đứng song song với đường dây), có khoảng cách
đến dây ngoài cùng khi không có gió.
+ Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly.
+ Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động, …
- Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện:
+ Thực hiện nối “không” bảo vệ, và thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế. Để đề
phòng điện rò ra các bộ phận khác, để tản dòng điện vào trong đất và giữ mức điện thế
thấp trên các vật ta nối “không” bảo vệ, nối đất an toàn và cân bằng thế. Nối đất bảo vệ
- 143 -

cho người khi chạm phải vỏ các thiết bị điện trong trường hợp cách điện của thiết bị bị
hư.
+ Sử dụng máy cắt an toàn.
+ Sử dụng các phương tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ: Khi đóng mở cầu dao ở bảng
phân phối điện phải đi ủng cách điện. Các cần gạt cầu dao phải làm bằng vật liệu cách
điện và khô ráo. Tay ướt hoặc có nhiễu mồ hôi cấm không được đóng mở cầu dao bảng
phân phối điện. Chổ đứng của công nhân thao tác công cụ phải có bục gỗ thoáng và chắc
chắn, …
- Cấp cứu người bị điện giật:

Hình 2.12. Cắt nguồn điện ra khỏi người Hình 2.13. Cắt nguồn điện ra khỏi người
bị nạn bằng dụng cụ cách điện bị nạn bằng cầu dao

Nguyên nhân chính làm chết người vì điện giật do hiện tượng kích thích là chính chứ
không phải do bị chấn thương. Vì vậy khi bị tai nạn điện, việc tiến hành sơ cứu nhanh
chóng, kịp thời và đúng phương pháp là những yếu tố quyết định để cứu sống nạn nhân.
Thí nghiệm và thực tế cho thấy rằng từ lúc bị điện giật đến một phút sau nếu được cứu
chữa ngay thì 90% trường hợp cứu sống được, để 6 phút sau mới cứu chỉ có thể cứu sống
10%, nếu để từ 10 phút mới cấp cứu thì rất ít trường hợp cứu sống được.
Khi sơ cứu người bị nạn cần thực hiện hai bước cơ bản: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn
điện sau đó làm hô hấp nhân tạo.
+ Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện:
Tùy thuộc vào cấp điện áp của mạng lưới điện mà nạn nhân bị giật, cần phải có
- 144 -

những biện pháp khác nhau để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Nạn nhân chạn vào điện hạ áp, cần nhanh chóng cắt nguồn điện (tại các vị trí cầu
dao, áp tô mát, cầu chì, …). Nếu không thể cắt nhanh nguồn điện được thì dùng các vật
cách điện khô (sào, gậy tre, gỗ khô,…) để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. Nếu nạn nhân
nắm chặt vào dây điện, cần phải đứng trên các vật cách điện (bệ gỗ, tấm cách điện, …) để
kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng cách điện hoặc dùng găng tay cách điện để gỡ nạn nhân ra.
Trong trường hợp cần thiết có thể dùng kìm cách điện, dao hoặc rìu có cán gỗ khô để cắt
hoặc chặt đứt dây điện.
Đối với nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao thì không thể
đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để tách người bị nạn
ra khỏi phạm vi có điện. Đồng thời báo cho người quản lý đến cắt điện trên đường dây.
Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên cao, dùng dây dẫn nối đất làm ngắn
mạch đường dây (cần tiến hành nối đất trước sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đường
dây) đồng thời có biện pháp đỡ nạn nhận khi rơi ngã.
+ Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
Ngay sau khi tách được người bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện, đặt nạn nhân ở chỗ
thoáng mát, cởi các phần quần áo bó thân (như cúc cổ, thắt lưng…), lau sạch máu, nước
bọt và các chất bẩn sau đó tiến hành làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực
theo trình tự sau:
+ Làm hô hấp nhân tạo:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm để đầu ngửa về phía sau.
- Kiểm tra khí quản nạn nhân có thông suốt hay không và lấy các dị vật ra. Nếu hàm
bị co cứng phải mở miệng bằng cách để tay áp vào phía dưới của góc hàm dưới, tỳ ngón
cái vào mép hàm để đẩy hàm dưới ra.
- Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng đảm
bảo cho không khí vào được dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước đề phòng lưỡi rơi
xuống đóng thanh quản.
- Mở miệng và bịt mũi nạn nhân, người cấp cứu hít hơi và thổi mạnh vào miệng nạn
nhân (nên dùng khẩu trang hoặc khăn sạch đặt lên miệng nạn nhân). Nếu không thể thổi
vào miệng được thì có thể bịt kín miệng và thổi vào mũi nạn nhân.
- Lặp lại thao tác trên nhiều lần, có kết hợp với thao tác xoa bóp tim. Việc thổi khí
cần làm nhịp nhàng và liên tục 10 ÷ 12 lần/phút với người lớn, 20 lần/phút với trẻ em.
+ Xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
- Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa bóp tim.
Người xoa bóp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương ức của nạn
- 145 -

nhân, ấn khoảng 4 ÷ 6 lần thì dừng lại 2 giây để người thứ nhất thổi không khí vào phổi
nạn nhân. Khi ấn ép mạnh lồng ngực xuống 4 ÷ 6 cm, sau đó giữ tay lại khoảng 1/3 giây
rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ.
- Nếu chỉ có một người cấp cứu thì cứ sau hai ba lần thổi ngạt, ấn vào lồng ngực nạn
nhân như trên từ 4 ÷ 6 lần.
Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu sống
trở lại, hệ hô hấp có thể tự động hoạt động ổn định. Để kiểm tra nhịp tim, nên ngừng xoa
bóp khoảng 2 ÷ 3 giây. Sau khi thấy sắc mặt trở lại hồng hào, đồng tử co giãn, tim phổi
bắt đầu hoạt động nhẹ, … cần tiếp tục cấp cứu khoảng 5 ÷ 10 phút nữa để tiếp sức thêm
cho nạn nhân. Sau đó cần kịp thời chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. Trong quá trình
vận chuyển vẫn phải tiếp tục tiến hành công việc cấp cứu liên tục.
2.3.8. Kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng
2.3.8.1. Khái niệm chung về ATLĐ khi sử dụng máy, thiết bị thi công xây dưng
Máy, thiết bị thi công xây dựng là không thể thiếu để đảm bảo công trình thi công
đạt chất lượng và đúng tiến độ đã đề ra. Trên công trường xây dựng, các máy và thiết bị
thi công giúp tăng năng suất lao động và giảm bớt khối lượng nặng nhọc cho công nhân.
Tuy nhiên, nếu người làm việc không nắm được các biện pháp và kỹ thuật an toàn khi
làm việc với các máy hay thiết bị thì chính chúng lại là một trong những nguồn gây ra tai
nạn lao động. Do đó, đảm bảo an toàn lao động trong sử dụng máy, thiết bị thi công là rất
quan trọng trên công trường xây dựng.
2.3.8.2. Các nhóm máy xây dựng
Các máy, thiết bị thi công trong xây dựng rất nhiều và đa dạng, trong đó có nhiều
loại nằm trong danh mục có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Nhà nước qui
định, có thể được phân ra thành các nhóm như sau:
- Các máy thi công nền, móng cọc như máy đóng cọc, khoan cọc, ép cọc,...
- Các máy thi công đất như máy xúc, máy ủi, máy đầm đất,…
- Các máy nâng, hạ vật liệu như cần trục hoặc vận thăng,...
- Các máy vận chuyển vật liệu trên mặt bằng như ôtô hay máy xúc lật,…
- Các máy gia công ván khuôn (cưa, bào,…), gia công cốt thép (đánh gỉ, uốn, cắt,
hàn,…)…
- Các máy chế tạo vật liệu tại công trường như máy trộn vữa, trộn bê tông,…
- Các máy phục vụ công tác đổ bê tông như máy đầm, máy đánh mặt bê tông,…
- Các máy phục vụ công tác hoàn thiện như máy cưa, cắt gạch, máy mài đá, máy
phun sơn,…
- 146 -

- Các máy cung cấp khí áp lực cao như máy nén khí,…
- Các thiết bị kéo ứng suất trước như kích thủy lực,…
- Các máy điện như máy phát điện, máy biến áp,...
2.3.8.3. Các nguy cơ gây TNLĐ khi sử dụng máy, thiết bị thi công xây dựng
Đối với mỗi nhóm máy xây dựng, các nhà sản xuất đều đưa ra những yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn khi làm việc với từng máy hoặc thiết bị. Tuy nhiên, khi sử dụng các máy
hoặc thiết bị đó vào thực tế thi công thì cần có các yêu cầu và biện pháp an toàn thích hợp
với thực tế thi công đó. Nội dung phần này chủ yếu đề cập tới những nguy cơ gây tai nạn
lao động khi lắp đặt và sử dụng máy và hoặc bị thi công xây dựng trên công trường.
1. Thiếu sót trong quản lý máy
- Không thực hiện đăng ký, kiểm định, khám nghiệm hoặc thực hiện chế độ duy tu,
bảo dưỡng và sửa chữa đúng quy định.
- Giao trách nhiệm không rõ ràng trong việc quản lý và sử dụng máy.
- Thiếu hoặc không có hồ sơ, lý lịch, tài liệu hướng dẫn về lắp đặt, sử dụng và bảo
quản máy.
2. Tình trạng máy sử dụng không tốt
- Máy không hoàn chỉnh
- Thiếu các thiết bị cảnh báo nguy hiểm hoặc có nhưng hoạt động không chính xác,
ví dụ như: chuông, còi báo động khi thiết bị nâng bị quá tải; đồng hồ báo áp suất ở các
máy nén khí, đồng hồ báo hiệu điện thế và cường độ dòng điện,…
- Thiếu các thiết bị an toàn hoặc có nhưng đã bị hỏng, mất tác dụng hoặc hoạt động
không chính xác. Do đó, máy có thể xuất hiện các yếu tố nguy hiểm khi phải làm việc quá
tính năng hoặc giới hạn cho phép. Đặc biệt là khi máy thiếu các thiết bị khống chế quá tải
(bộ phận đối trọng của các máy nâng, hạ); van xả khi áp suất máy nén khí quá cao; hoặc
cầu chảy khi
cường độ điện tăng cao quá giá trị cho phép,....
Máy đã hư hỏng
- Các hỏng hóc của máy phát sinh trong quá trình sử dụng do tác động của ngoại
lực dưới dạng cơ, nhiệt, hoá năng nếu không được sửa chữa, thay thế đúng lúc sẽ gây ra
sự cố, tai nạn. Hình 5.12 và hình 5.13 mô tả một máy trộn bê tông và ôtô quá cũ nhưng
vẫn được sử dụng. Chúng có thể gây tai nạn lao động bất ngờ cho người vận hành do hệ
thống điện, cơ,… không còn hoạt động tốt.
- Các bộ phận, chi tiết cấu tạo của máy bị biến dạng, cong vênh, méo hoặc móp,...
như đứt bulông hoặc bong mối hàn,...
- 147 -

- Hộp số bị trục trặc làm cho vận tốc chuyển động theo phương ngang,
phương đứng hoặc xoay không chính xác theo sự điều khiển.

Hình 2.14. Máy trộn bê tông quá cũ Hình 2.15. Ô tô quá cũ nhưng vẫn được
nhưng vẫn được sử dụng sử dụng
- Hệ thống phanh điều khiển bị rơ mòn, mômen phanh tạo ra nhỏ không đủ tác
dụng hãm.
Máy bị mất cân bằng ổn định

Mất ổn định đối với máy đặt cố định hay di động là một trong những nguy cơ chủ
yếu gây ra sự cố và tai nạn. Mất cân bằng dẫn tới rung lắc hoặc nghiêng làm cho các thao
tác kém chính xác hoặc có thể làm lật đổ máy.
Những nguy cơ gây mất ổn định thường là:
- Máy đặt lên nền (móng) không vững chắc như nền đất yếu gây lún hoặc đất dốc
vượt quá góc nghiêng cho phép (Hình 2.16). Xe vận chuyển đất bị nghiêng do nền đất bị
lún.
- Cẩu hoặc nâng vật quá trọng tải cho phép đối với máy xúc hoặc cần trục, như trên
Hình 2.17.
- Không tuân theo các vận tốc chuyển động qui định khi di chuyển, nâng, hạ vật
hoặc khi quay (gây ra mômen ly tâm lớn). Đặc biệt khi phanh hãm đột ngột có thể gây lật
đổ máy, như trong Hình 2.18.
- Bị tác dụng của ngoại lực lớn như bị xô đẩy do các phương tiện vận chuyển, do
các máy khác va chạm phải hoặc khi máy làm việc mà có gió lớn (trên cấp 6), đặc biệt
đối với các máy có trọng tâm ở cao như cần trục tháp,… (Hình 2.19). Cần trục tháp bị gãy
- 148 -

tay cần sau một cơn bão.

Hình 2.16. Ô tô chở đất bị nghiêng do nền Hình 2.17. Cần trục bánh lốp bị lật do
đất bị lún cẩu quá tải
3. Thiếu các thiết bị che chắn hoặc rào ngăn vùng nguy hiểm
Vùng nguy hiểm của máy móc là khoảng không gian trong đó có các yếu tố tác dụng
thường xuyên hay nhất thời có thể gây ra mối nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con
người. Các máy phục vụ xây dựng đều có vùng nguy hiểm nhất định. Các nguy cơ gây tai
nạn lao động chủ yếu là:
- Máy cắt, kẹp hoặc cuộn vào áo, quần hoặc các bộ phận của cơ thể người lao động
(tóc, tay hoặc chân) ở các bộ phận chuyển động, ví dụ như: vùng nằm giữa dây xích và
bánh răng; giữa dây đai truyền (dây curoa) và trục quay; giữa hai bánh răng; hoặc giữa
hai trục cán, ép, … (Hình 2.20). Tai nạn lao động đã xảy ra khi công nhân làm việc với
máy cưa mà lưỡi cưa không được bao che.
- Bụi hoặc hơi khí độc tỏa ra ở các máy như máy đập đá, máy phun sơn,... gây nên
các ảnh hưởng tới mắt, cơ quan hô hấp hoặc tiêu hóa - là nguyên nhân gián tiếp gây tai
nạn lao động.
- Các bộ phận máy va đập vào người; đất, đá hay vật được cẩu rơi xuống người
(khi họ đứng trong vùng nguy hiểm - vùng hoạt động trong tầm với của cần trục, khoang
đào ở các máy đào hoặc máy xúc, …).
4. Gặp sự cố tai nạn điện
- Các mảnh dụng cụ và vật liệu gia công văng bắn vào người như: mảnh vỡ của đá
mài, răng đĩa máy cưa, phoi tiện hoặc các đầu mẩu gỗ, …
- 149 -

Hình 2.18. Máy nâng hàng bị đổ do Hình 2.19. Cần trục tháp bị gãy tay cần sau
phanh gấp cơn bão

Hình 2.20. Lưỡi cưa không được bao che và tai nạn lao động đã xảy ra
- Xe hoặc máy thi công đè lên dây điện đặt dưới đất hoặc va chạm vào đường dây
điện trên cao, như trong các Hình 2.21, 2.22.
- Bị giật do dòng điện rò ra vỏ hoặc các bộ phận kim loại của máy bị hỏng chất
cách điện, như trên Hình 2.23.

Hình 2.21. Ô tô đè vào dây điện


- 150 -

- Dây điện đặt ở các vị trí nguy hiểm như Hình 2.24. Tại các vị trí này, dây điện có
thể bị máy cắt qua trong lúc vận hành và có nguy cơ gây điện giật người làm việc.
- Dây điện bị quá tải, gây cháy dây và có nguy cơ hỏa hoạn, như trên Hình 2.25.
- Vi phạm các qui định về phòng chống cháy nổ khi làm việc với điện.

Hình 2.22. Cần trục chạm vào dây điện Hình 2.23. Máy khoan bị hỏng cách
trong lúc làm điện

Hình 2.24. Dây điện đặt ở vị trí nguy hiểm Hình 2.25. Dây điện cháy vì quá tải

5. Thiếu ánh sáng

Chiếu sáng không đủ hoặc quá mạnh trong các nhà xưởng, tại vị trí làm việc (ban
ngày, đêm hoặc lúc trời sương mù, ...) làm cho người lao động không nhìn rõ các bộ phận
trên máy và khu vực xung quanh. Đó là một trong những nguy cơ có thể dẫn tới tai nạn
lao động.
6. Do người vận hành máy

- Không bảo đảm trình độ chuyên môn như: chưa thành thạo tay nghề, các thao tác
không chuẩn xác, chưa có kinh nghiệm xử lý kịp thời các sự cố, ...
- Vi phạm điều lệ, nội quy, quy phạm về an toàn như sử dụng máy không đúng
công dụng, tính năng kỹ thuật (quá công suất, quá tải hoặc quá tốc độ, …).
- 151 -

- Không bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe như mắt kém, tai nghễnh ngãng hoặc bị
các bệnh về tim mạch, …
- Vi phạm kỷ luật lao động như rời khỏi máy khi máy còn đang hoạt động, say
rượu, bia trong lúc vận hành máy; giao máy cho người không có nhiệm vụ và nghiệp vụ
điều khiển, ...
2.3.8.4. Các biện pháp đề phòng tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị thi công
xây dựng
a. Biện pháp về tổ chức

- Tổ chức tốt việc quản lý máy:


Thủ trưởng đơn vị sử dụng quyết định bằng văn bản cho đơn vị và cá nhân chịu trách
nhiệm quản lý và sử dụng máy, bao gồm: Quản lý hồ sơ, lý lịch, thuyết minh, hướng dẫn
kỹ thuật lắp đặt, bảo quản và sử dụng an toàn; thực hiện đăng kiểm với cơ quan chức năng
nhà Nước những máy thuộc diện đăng kiểm; thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ
theo kế hoạch. Khi có sự cố hay hư hỏng máy, phải thực hiện sửa chữa, đại tu, chạy thử

thử nghiệm theo quy chế của nhà sản xuất.
- Tuyển chọn và sử dụng thợ vận hành:
Người vận hành máy phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khỏe do cơ quan y tế cấp.
- Có văn bằng, chứng chỉ về đào tạo chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Có thẻ hoặc giấy chứng nhận đã được huấn luyện về an toàn lao động.
- Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc thực
hiện.
b. Bảo đảm chất lượng máy tốt, an toàn khi vận hành

- Có đầy đủ các thiết bị an toàn phù hợp, hoạt động chính xác và bảo đảm độ tin
cậy.
Theo chức năng và công dụng, các thiết bị an toàn được phân thành các nhóm chủ
yếu sau: thiết bị an toàn tự động, thiết bị phòng ngừa và thiết bị phát tín hiệu khi có nguy
hiểm.
Thiết bị an toàn tự động có tác dụng làm ngừng hoạt động của một bộ phận nào đó
khi nó làm việc đến mức giới hạn cho phép (ví dụ: thiết bị không chế quá tải ở cần trục)
hoặc làm giảm tác động của yếu tố nào đó đã vượt qua giới hạn cho phép (ví dụ: van giảm
áp của thiết bị chịu áp lực, …).
Thiết bị phòng ngừa có tác dụng báo hiệu mức độ làm việc của máy (ví dụ: thiết bị
chỉ sức nâng của cần trục ở tầm với tương ứng hoặc áp kế ở thiết bị chịu áp lực, …).
- 152 -

Thiết bị phát tín hiệu khi có nguy hiểm như ánh sáng, màu sắc hoặc âm thanh.
- Kiểm tra, thử nghiệm độ bền và độ tin cậy của các bộ phận, cơ cấu chuyển động
và các chi tiết máy:
Kiểm tra độ bền của dây cáp hoặc dây xích: Không để dây cáp hay dây xích bị kéo
căng quá lực căng cho phép.

A B

Bước bện

Hình 2.26. Cách xác định bước bện cáp


- Trong quá trình sử dụng, dây cáp hoặc dây xích sẽ bị hư mòn, có thể bị đứt trong
quá trình làm việc và gây nguy hiểm, do đó phải tiến hành kiểm tra để loại bỏ khi không
còn bảo đảm tiêu chuẩn. Dây xích và cáp bị hỏng cần được thay thế.
Tiêu chuẩn loại bỏ cáp là: căn cứ vào số sợi đứt trên chiều dài một bước bện cáp khi
bị mòn rỉ đến 40% đường kính ban đầu.
Cách xác định chiều dài bước bện cáp, được mô tả trên hình 5.27 là: Trên bề mặt
cáp đánh dấu một điểm A. Từ điểm đó dọc theo trục cáp, đếm số bó sợi (tao cáp) có trong
tiết diện là bao nhiêu thì cách bấy nhiêu tao cáp xác định điểm B. Khoảng cách AB là
chiều dài bước bện. Ví dụ cáp có 6 tao, sau khi đếm đến tao thứ 7 sẽ xác định được điểm
B (nếu cáp cấu tạo bởi nhiều lớp tao cáp, thì số tao chỉ tính theo lớp ngoài cùng).
Tiêu chuẩn loại bỏ xích là: khi mắt xích đã bị mòn quá 10% kích thước ban đầu.
- Kiểm tra thử nghiệm các bộ phận kết cấu: Tất cả các máy móc thiết bị sau khi lắp
đặt, sửa chữa lớn hay sau một quá trình làm việc phải được kiểm tra thử nghiệm theo quy
định của nhà sản xuất. Một trong những phương pháp kiểm tra là thử quá tải. Thử quá tải
thường áp dụng với cần trục hoặc thiết bị chịu áp lực….
- Kiểm tra phanh: Phanh là một cơ cấu rất quan trọng để bảo đảm an toàn khi vận
hành máy, tác dụng của nó là dùng để giảm hoặc ngừng chuyển động của một bộ phận
nào đó. Luôn kiểm tra để đảm bảo mômen do phanh sinh ra thắng được mômen ở trục
quay của máy. Khi phanh không còn tác dụng thì phải loại bỏ ngay.
c. Bảo đảm sự ổn định của máy
Sự ổn định của bất kỳ loại máy xây dựng nào đều là điều kiện cần thiết để sử dụng
- 153 -

máy an toàn. Sự ổn định cần được bảo đảm đối với máy đặt cố định ở một chỗ, khi di
chuyển, trong lúc máy làm việc hoặc khi không làm việc.
Cần chú ý một số nguyên tắc chính như sau:
- Không cẩu quá tải làm tăng mômen lật.
- Không đặt cần trục lên nền hoặc đường ray có độ dốc lớn.
- Không phanh đột ngột khi hạ vật cẩu.
- Không quay cần trục hay tay cần nhanh.
- Không nâng hạ tay cần nhanh.
- Không làm việc khi có gió lớn (trên cấp 6).
d. Lắp đặt các thiết bị che chắn và rào ngăn vùng nguy hiểm của máy
Thiết bị che chắn và rào ngăn có tác dụng ngăn cách các bộ phận cơ thể của người
làm việc xâm phạm vùng nguy hiểm của máy để không xảy ra tai nạn lao động. Tất cả
các loại thiết bị che chắn và rào ngăn đều phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải ngăn ngừa được tác động của các yếu tố nguy hiểm lên người (Hình 2.27).
Thiết bị che chắn tay người làm việc chạm phải lưỡi cưa máy.
- Phải bền chắc dưới các tác động của cơ, nhiệt hoặc hoá năng vì các tác động này
có thể gây biến dạng hình học, nóng chảy hoặc ăn mòn máy.
- Không gây cản trở cho việc quan sát, xem xét, làm vệ sinh hoặc tra dầu mỡ các
bộ phận được che chắn.
- Luôn khóa máy (để ngắt nguồn năng lượng) khi dùng xong để tránh những người
không có trách nhiệm thao tác máy, như ví dụ ở Hình 2.28.

Thiết bị bảo vệ tay người làm


việc

Lưỡi cưa máy

Hình 2.27. Thiết bị bảo vệ tay người làm việc tại vị trí lưỡi cưa máy
- 154 -

Hình 2.28. Thực hiện khóa máy khi không sử dụng


e. Thực hiện các biện pháp đề phòng sự cố tai nạn điện
- Đề phòng bị điện giật khi chạm vào các phần mang điện
Đảm bảo cách điện tốt cho các thiết bị và đường dây. Thường xuyên kiểm tra chất
cách điện (ít nhất một năm một lần). Nếu dòng điện dò vượt quá 10 mA đối với dòng điện
xoay chiều và 50 mA đối với dòng điện một chiều thì phải thay thế chất cách điện.
Bao che, ngăn cách các bộ phận mang điện.
Nếu vỏ máy, dây điện bị vỡ, hở hoặc thủng thì phải thay ngay.
Cầu dao, công tắc điện của máy phải để trong hộp kín có khóa ở những nơi khô ráo
và thuận tiện cho thao tác.
Khi đang làm việc mà mất điện thì phải ngắt điện cho các máy khỏi
lưới điện.
- Đề phòng bị giật điện khi chạm vào vỏ máy bị chạm mát
Thực hiện nối đất từ vỏ máy theo quy định. Điện trở nối đất là cọc sắt hoặc nhôm có
điện trở Rnđ nhỏ hơn 4 Ω. Trường hợp a) nối vỏ máy qua dây trung tính, áp dụng trong
trường hợp máy sử dụng nguồn điện có dây trung tính nối đất (thường là từ lưới điện quốc
gia); trường hợp b) nối vỏ máy trực tiếp xuống đất, áp dụng trong trường hợp máy sử
dụng nguồn điện mà không có dây trung tính (thường là từ máy phát điện chạy
xăng hoặc dầu).
f. An toàn khi làm việc với máy xúc
Máy xúc trên công trường chủ yếu được dùng để đào đất và chuyển những vật nặng
(bằng cách treo vào gầu) trong cự ly ngắn rất có hiệu quả (đường ống, các tấm ván gỗ
hoặc thép, …). Trong tất cả các quá trình làm việc với máy xúc, việc người đứng trên gầu,
như trong Hình 2.29 là tuyệt đối cấm. Sau đây là một số chú ý về an toàn trên công trường
- 155 -

khi làm việc với máy xúc:


- Không được làm việc dưới tay cần hoặc gầu của máy xúc.
- Luôn quan sát khu vực xung quanh máy trước khi làm việc, đảm bảo không có
người hoặc động vật.

Hình 2.29. Tuyệt đối cấm đứng trên gầu của máy xúc

Ra tín hiệu

Hình 2.30. Ra tín hiệu cho người lái máy xúc


- 156 -

- Cấm người đứng trên máy trong quá trình di chuyển hoặc làm việc.
- Không cho máy làm việc bên dưới đường dây điện, trừ khi có khoảng trống đủ
an toàn (dây điện phải cao hơn vị trí cao nhất của gầu).
- Rất cẩn thận khi máy đào ngang (phần trên của máy quay 900 so với phương dọc
của máy) vì khi đó máy dễ bị mất ổn định nhất - có thể sẽ bị lật.
- Máy phải được điều khiển một cách từ từ, không nên thao tác một cách bất ngờ
hoặc vội vã.
- Khi đào các vị trí (hố sâu) mà người lái máy bị che khuất tầm nhìn thì phải có
người ra tín hiệu, như trong Hình 2.30.

a) Nên b) Không nên

Sườn dốc

Tấm gỗ chặn

c) Chặn xích máy xúc khi máy dừng ở lưng dốc


Hình 2.31. Các chú ý khi làm việc với máy xúc ở trên dốc
- 157 -

- Vị trí đất tập kết sau khi được máy đào lên phải được tính toán bởi các kỹ sư công
trường (tùy thuộc vào các điều kiện địa chất khác nhau) – phải cách xa mép hố một khoảng
đủ lớn để không gây sụt lở đất xuống hố.
- Rất cẩn thận khi cho máy lên hoặc xuống dốc, luôn cố gắng tiến thẳng lên hoặc
xuống dốc với tốc độ chậm, không cho máy đi vuông góc hoặc chéo góc so với sườn dốc.
Nếu phải dừng lại ở sườn dốc thì phải có các khúc gỗ chặn ở phần bánh xe hay xích của
máy, như trong Hình 2.31.
- Khi cần làm việc ở mái dốc thì phải tuân theo đúng góc nghiêng cho phép của
mái dốc để ổn định máy (do hãng sản xuất máy đưa ra).

Hình 2.32. Máy xúc bị đổ vì đi sát miệng hố đào và tại nơi đất không ổn định
- Không được di chuyển máy phía bên trên mương, rãnh đang đào hay vùng đất
không ổn định vì máy có thể bị đổ xuống mương hay rãnh đó do đất bị trượt, như trong
Hình 2.32.
- Luôn chuẩn bị nền (đất) tại vị trí máy làm việc thật ổn định, ví dụ như: đầm, nén
hoặc sử dụng tấm đệm bằng thép,….
Trước khi làm việc với máy xúc để nâng vận chuyển vật nặng, cần chú ý những điểm
sau:
- Biểu đồ tính năng tải trọng làm việc của máy xúc đã có trong cabin của máy chưa?
- Người lái máy đã được đào tạo chưa?
- Người xi-nhan cho người lái đã được đào tạo chưa?
- Khả năng của máy có nâng được vật nặng đó không?
- Hệ thống cảnh báo quá tải đã được kiểm tra chưa?
- Điểm treo buộc trên vật nặng đã được đúng chưa (theo hướng dẫn của nhà sản
xuất vật nặng đó hoặc theo tính toán của kỹ sư công trường)?
- Việc nâng vật này có được thực hiện ở trên nền ổn định không?
- 158 -

- Các bước thao tác công việc sao cho an toàn đã được thiết lập chưa?
Không được nâng, hạ hay vận chuyển vật khi:
- Việc nâng hoặc hạ vật ở gần một ai đó khi nhận thấy họ có thể bị vật va đập vào.
- Nhận thấy dây cáp hoặc các móc có vấn đề về mất an toàn lao động (móc quá
yếu, móc không chặt, dây cáp sắp bị tuột,….), như trong Hình 2.33.
- Móc cẩu không có khóa an toàn (móc cẩu có khóa an toàn trong Hình 2.34).

Hình 2.33. Dây cáp không tốt, có khả năng gây nguy hiểm khi làm việc
- Việc nâng, hạ vật liệu chưa được tính toán kiểm tra (dây cáp, điểm treo buộc,…).
- Nâng hạ không có sự theo dõi của người giám sát thi công.
g. An toàn khi làm việc với cần trục
Cần trục hiện nay được sử dụng phổ biến để làm công vận chuyển vật liệu hoặc thiết
bị trong thi công xây dựng. Các thống kê cho thấy cần trục có thể gây ra rất nhiều tai nạn
lao động nghiêm trọng. Những tai nạn đó có thể phòng tránh được nếu cần trục được sử
dụng đúng cách.
Khi sử dụng cần trục, cần chắc chắn những thiết bị sau vẫn hoạt động tốt:
- Thiết bị thông báo tải trọng nâng và cảnh báo quá tải. Thiết bị này phải được nối
với hệ thống tự động ngắt các hoạt động của cần trục khi quá tải.
- Hệ thống phanh: Luôn phải đảm bảo làm việc tốt, phải phanh tự động khi có sự
sụt giảm hay mất năng lượng đột ngột (như mất điện hay chập điện, mất áp lực dầu thủy
lực do thủng đường ống dẫn,...).

Hình 2.34. Móc treo có khóa hãm


- 159 -

Hình 2.35. Bulông liên kết phần thân cần trục với móng bị hỏng gây đổ cần trục
Về an toàn lao động khi sử dụng cần trục, cần chú ý các vấn đề sau:
- Người vận hành cần trục phải được trau dồi cách sử dụng hàng ngày trước khi
vào làm việc.
- Luôn kiểm tra các bu lông liên kết thân của cần trục với móng xem có bị rỉ hay
bị ăn mòn không. Nếu không kiểm tra, cần trục có thể bị đổ bất ngờ khi đang làm việc,
như trong Hình 2.35.
- Đảm bảo hệ thống neo cần trục với công trình luôn ổn định và chắc chắn theo
hướng dẫn của nhà sản xuất, như trong Hình 2.36.
- Không được vận hành cần trục nếu thấy các bộ phận cảnh báo, dây cáp, xích hoặc
các thiết bị khác bị mòn, hỏng hoặc đang trong tình trạng ọp ẹp, không ổn định, …
- Khi vận chuyển hàng phải báo hiệu để mọi người xung quanh được biết để họ
tránh xa - tới vị trí an toàn (ngoài vị trí ở bên dưới vật đang được cẩu).
- Tuyệt đối cấm người đứng phía dưới vật đang được cẩu.
- Cần di chuyển vật (đang được cẩu) một cách từ từ và cẩn trọng.
Không lặp đi lặp lại chuyển động của vật nâng theo một hướng nào đó.
- Vật được cẩu phải được đặt cẩn thận, vuông vắn và chắc chắn trong các thùng
hay rọ, nếu không có thể bị rơi khi đang được cẩu, như trong Hình 2.37.
- 160 -

Neo của cần trục


với công trình

Hình 2.36. Hệ thống neo cần trục với công trình


- Các dây xích, cáp thép, dây treo ny lông phải được tính toán đủ số dây, góc
nghiêng của dây so với phương ngang phải lớn hơn 45 độ, và phải được đặt vào móc cẩu
một cách chắc chắn trước khi nâng vật.

Hình 2.37. Vật cẩu phải được buộc chắc chắn trong quá trình cẩu
h. An toàn khi làm việc với xe hoặc máy di chuyển trên công trường
- 161 -

Các xe hoặc máy di chuyển trên công trường gồm các loại như ôtô, máy xúc, cần
trục tự hành,… Tai nạn lao động do xe hoặc máy di chuyển trên công trường được đánh
giá là tương đối nhiều và nghiêm trọng không những đối với người lái xe mà còn đối với
những người làm việc ở trên công trường.
Các nguy cơ gây tai nạn lao động chủ yếu là khi làm việc với xe hoặc máy di chuyển
trên công trường thường là:
- Xe hoặc máy bị đổ (lật) khi đi trên mái dốc, đất sụt, lún, gồ ghề hoặc máy đi cạnh
mép hố đào.
- Xe hoặc máy đâm phải người đi bộ bất ngờ đi qua đường ở các vị trí khuất tầm
mắt do người lái xe và người đi bộ không chú ý quan sát.
- Người lái xe bị hất văng ra khỏi máy khi đi qua chỗ gồ ghề.
- Người lái xe mắc lỗi trong quá trình điều khiển xe.
- Vật liệu rơi khỏi xe trong khi vận chuyển có thể gây tai nạn, như được chỉ ra trong
Hình 2.38 - 2.39.
- Người không ngồi vào cabin mà ngồi trong thùng xe, do bất cẩn mà bị ngã khỏi
xe khi xe chạy, như mô tả trong Hình 2.40.

Vật liệu sắp


rơi khỏi xe

Hình 2.38. Vật liệu sắp rơi khỏi xe trong quá trình vận chuyển
Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trên mặt bằng công trình:
- 162 -

- Cần duy trì tình trạng mặt đường sao cho ít nhất các ổ gà, ổ trâu, rãnh sâu, gạch
đá hay gỗ vụn,…
- Tránh làm những đường dốc, đặc biệt là tại vị trí giao nhau với hướng vận chuyển
trên công trường. Nếu bắt buộc phải có đường dốc thì phải kiểm tra kỹ càng và đảm bảo
rằng xe, máy có thể vượt qua được.
- Khi xe, máy phải đi gần các mép hố đào, cần chắc chắn rằng hố đó được gia cố,
hoặc có những rào ngăn không cho xe, máy đi lệch khỏi đường dành riêng cho xe hoặc
máy đó.
- Vị trí dừng xe ben, xe xúc lật để đổ vật liệu phải cách xa một khoảng đủ an toàn
tới mép hố đào để tránh đổ máy trong quá trình đổ vật liệu ra khỏi ben. Khoảng cách này
do kỹ sư công trường tính toán tùy từng điều kiện địa chất cụ thể.
- Khi đổ ben, nền đất xe đứng phải bằng phẳng.
- Không cho người trên công trường đứng gần các xe hoặc máy đang làm việc. Nếu
có thể thì làm một con đường nhỏ dành riêng cho những người trên công trường đi lại.
Trong trường hợp xe, máy cùng làm việc với người trên công trường thì phải có 1 đường
dành cho người dọc theo hướng di chuyển của máy.

Hình 2.39. Vật liệu rơi khi xe đang chạy Hình 2.40. Người ngã khi xe đang chạy
Về các biện pháp an toàn đối với xe, máy:
- Cấm dùng xe chở hàng để chở người.
- Cấm đứng, ngồi trong ben, trong rơ moóc, nóc xe, nắp ca pô,....
- Không được chở quá tải trọng cho phép của xe vì có thể gây hỏng xe, lật xe khi
- 163 -

đi qua chỗ dốc hoặc khó dừng lại một cách an toàn.
- Các vật liệu chở trên xe phải được chằng hoặc buộc gọn gàng, cẩn thận hoặc phải
có thành chắn tránh rơi vãi.
- Xe phải được làm việc sao cho luôn ổn định tại mọi vị trí trên công trường.
- Trong công trường, không chạy xe với vận tốc quá 10km/h, ở chỗ vòng không
vượt quá 5km/h.
- Khi rời xe phải tắt máy và rút chìa khóa điện.
- Người lái xe cần chú ý an toàn trong quá trình làm việc, tránh bị vật liệu rơi phải
người trong khi trút vào xe hoặc khi xe đổ vật liệu ra khỏi ben.
i. An toàn khi làm việc với các thiết bị điện cầm tay
Có 5 nguyên tắc chính là:
a) Luôn đảm bảo các thiết bị này được bảo quản đúng phương pháp và vẫn còn trong
điều kiện làm việc tốt.
b) Sử dụng công cụ hoặc thiết bị phù hợp với công việc của mình.
c) Xem xét cẩn thận các thiết bị trước khi sử dụng chúng và không sử dụng những
dụng cụ đã hư hỏng.
d) Sử dụng các thiết bị đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất.
e) Được cung cấp và dùng đúng phương pháp các thiết bị bảo vệ cá nhân đi kèm.
Một số biện pháp an toàn cụ thể khi làm việc với các thiết bị điện cầm tay:
- Người lao động phải được đào tạo và huấn luyện trước khi vào làm việc.
- Vị trí làm việc phải luôn được quét dọn gọn gàng để người lao động không bị vấp
hoặc trượt ngã vào các thiết bị.
- Khi làm việc với các máy có lưỡi cưa, dao sắc, thì người lao động phải hướng
những máy đó ra xa vùng đi lại của công nhân và không được hướng vào những người
khác cùng làm việc.
- Đối với những máy phát ra tia lửa, tuyệt đối không được dùng trong môi trường
có hơi xăng, gas hoặc bụi than,....
- Khi chuyển thiết bị tới những vị trí làm việc khác không được cầm vào dây điện,
vòi hay ống để lôi đi, cũng như không được giật mạnh.
- Không được để dây điện, vòi hay ống gần các nguồn nhiệt, nơi có xăng dầu hoặc
có các vật sắc nhọn.
- Không cho những người không có trách nhiệm tới gần các thiết bị.
- Luôn giữ thăng bằng cơ thể trong lúc làm việc.
- Hạn chế hoặc không đeo đồ trang sức vì nó có thể bị cuốn vào máy khi làm việc.
- Không cố dùng các thiết bị mà có một bộ phận nào đó bị trục trặc, đặc biệt là các
- 164 -

bộ phận liên quan đến điện.


- Luôn chú ý tới việc đi giày cách điện với đất.
- Luôn đảm bảo đủ ánh sáng tại nơi làm việc.
- Sau khi dùng xong các thiết bị phải lau chùi sạch sẽ các bộ phận và bảo quản cận
thận.
- Khi không dùng tới máy, cất chúng ở những nơi khô ráo.
j. An toàn khi làm việc với kích thủy lực
- Dầu bơm vào kích phải được kiểm định, không cháy và phải giữ được các thông
số của nó ở nhiệt độ cao mà khi đó nó có thể bị phát tán ra ngoài môi trường tự nhiên (do
kích bị vỡ vì quá tải).
- Áp lực trong vòi cấp, thoát dầu thủy lực, trong các van, ống cứng, bộ lọc,.... không
được vượt quá giá trị qui định của nhà sản xuất.
- Tất cả các loại kích thủy lực phải có thiết bị báo mức quá áp. Mức này phải được
đặt (như dán, treo) tại vị trí làm việc của kích thủy lực.
- Áp lực dầu phải được tăng hay giảm một cách từ từ.
- Đế của giá kích phải được đặt trên một nền cứng, ổn định và ngang bằng.
- Bảo quản đúng phương pháp là một trong các yếu tố để đảm bảo an toàn: Luôn
được bôi dầu bôi trơn (theo hướng dẫn của nhà sản xuất); đối với kích dùng liên tục thì
phải kiểm tra ít nhất 6 tháng một lần.
2.3.9. An toàn trong sử dụng, vận chuyển và bảo quản hóa chất
2.3.9.1. Đặc tính chung của hoá chất độc

Chất độc công nghiệp là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào cơ thể
dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý. Bệnh do chất độc gây ra trong sản
xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp. Khi độc tính của chất độc vượt quá giới hạn cho phép,
sức đề kháng của cơ thể yếu, chất độc sẽ gây ra bệnh nhiễm độc nghề nghiệp.
Các hoá chất độc có trong môi trường làm việc có thể xâm nhập vào cơ thể qua
đường hô hấp, tiêu hoá và qua việc tiếp xúc với da. Các loại hoá chất có thể gây độc hại:
CO, C2H2, MnO, ZnO2, hơi sơn, hơi ôxit crôm khi mạ, hơi các axit, ...
Tính độc hại của các hoá chất phụ thuộc vào các loại hoá chất, nồng độ, thời gian
tồn tại trong môi trường mà người lao động tiếp xúc với nó.
Các chất độc càng dễ tan vào nước thì càng độc vì chúng dể thấm vào các tổ chức
thần kinh của người và gây tác hại.
Trong môi trường sản xuất có thể cùng tồn tại nhiều loại hoá chất độc hại. Nồng độ
của từng chất có thể không đáng kể, chưa vượt quá giới hạn cho phép, nhưng nồng độ
tổng cộng của các chất độc cùng tồn tại có thể vượt quá giới hạn cho phép và có thể gây
- 165 -

trúng độc cấp tính hay mãn tính.


2.3.9.2. Tác hại của các chất độc

a. Phân loại các nhóm hoá chất độc


- Nhóm 1: Chất gây bỏng, kích thích da, niêm mạc như axit đặc, kiềm đặc và loãng
(vôi tôi, NH3), ... Nếu bị trúng độc nhẹ thì dùng nước lã dội rửa ngay. Chú ý bỏng nặng
có thể gây choáng, mê man, nếu trúng mắt có thể bị mù.
- Nhóm 2: Các chất kích thích đường hô hấp trên và phế quản như hơi clo (Cl),
NH3, SO3, NO, SO2, hơi fluo, hơi crôm v.v... Các chất gây phù phổi như NO2, NO3, Các
chất này thường là sản phẩm cháy các hơi đốt ở nhiệt độ trên 8000C.
- Nhóm 3: Các chất làm người bị ngạt do làm loãng không khí như CO2, C2H5,
CH4, N2, CO, ...
- Nhóm 4: Các chất độc đối với hệ thần kinh như các loại hydro cacbua, các loại
rượu, xăng, H2S, CS2, v.v...
- Nhóm 5: Các chất gây độc với cơ quan nội tạng như hydrocacbon, clorua metyl,
bromua metyl v.v... Chất gây tổn thương cho hệ tạo máu như benzen, phenol. Các kim
loại và á kim độc như chì, thuỷ ngân, mangan, hợp chất asen, v.v...
b. Một số chất độc và các dạng nhiễm độc nghề nghiệp thường gặp
Chì và hợp chất chì:
Tác hại của chì (Pb) là làm rối loạn việc tạo máu, làm rối loạn tiêu hoá và làm suy
hệ thần kinh, viêm thận, đau bụng chì, thể trạng suy sụp.
Nhiểm độc chì mản tính có thể gây mệt mỏi, ít ngủ, ăn kém, nhức đầu, đau cơ xương,
táo bón ở thể nặng có thể liệt các chi, gây tai biến mạch máu não, thiếu máu phá hoại tuỷ
xương. Nhiểm độc chì có thể xảy ra khi in ấn, khi làm ắc quy, ...
Chì còn có thể xuất hiện dưới dạng Pb(C2H5)4, hoặc Pb(CH3)4. Những chất này
pha vào xăng để chống kích nổ, song chì có thể xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, đường
da (rất dễ thấm qua lớp mỡ dưới da). Với nồng độ các chất này ≥ 0,182 ml/lít không khí
thì có thể làm cho súc vật thí nghiệm chết sau 18 giờ.
Thuỷ ngân và hợp chất của nó:
Thuỷ ngân (Hg) dùng trong công nghiệp chế tạo muối thuỷ ngân, làm thuốc giun
Calomen, thuốc lợi tiểu, thuốc trừ sâu, …
Thủy ngân và hợp chất của nó thâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, đường tiêu
hoá và đường da.
Thủy ngân và hợp chất của nó gây ra nhiễm độc mãn tính, gây viêm lợi, viêm miệng,
loét niêm mạc, viêm họng, rối loạn chức năng gan, gây bệnh Parkinson, buồn ngủ, kém
nhớ, mất trí nhớ, rối loạn thần kinh thực vật…với nữ giới còn gây rối loạn kinh nguyệt và
gây quái thai, sẩy thai…
- 166 -

Asen và hợp chất của Asen:


Các chất Asen như As203 dùng làm thuốc diệt chuột, AsCl3 để sản xuất đồ gốm,
As2O5 dùng trong sản xuất thuỷ tinh, bảo quản gỗ, diệt cỏ, nấm, …
Asen và hợp chất của nó có thể gây ra các loại nhiễm độc sau:
Nhiễm độc cấp tính: đau bụng, nôn, viêm thận,viêm thần kinh ngoại biên, suy tủy,
cơ tim bị tổn thương và có thể gây chết người.
Nhiễm độc mãn tính: gây viêm da mặt, viêm màng kết hợp, viêm mũi kích thích,
thủng vách ngăn mũi, viêm da thể chàm, vẩy sừng và xạm da, gây bệnh động mạch và nh,
thiếu máu, khí thải của ô tô hoặc gan to, xơ gan, ung thư gan và ung thư da, …
Cácbon ôxit (CO): Cácbon ôxit là khí không màu, không mùi, không kích thích, tỉ
trọng 0,967, được tạo ra do cháy không hoàn toàn (có trong lò cao, các phân xưởng đúc,
rèn, nhiệt luyện và cả trong động cơ đốt trong).CO gây ngạt thở hóa học khi hít phải nó,
hoặc làm cho người bị đau đầu, ù tai, ở dạng nhẹ sẽ gây đau đầu ù tai dai dẳng, sút cân,
mệt mỏi, chống mặt, buồn nôn, khi bị trúng độc nặng có thể bị ngất xỉu ngay, có thể chết.
Crôm và hợp chất của Crôm: Gây loét da, loét mạc mũi, thủng vách ngăn mũi, kích
thích hô hấp gây ho, co thắt phế quản và ung thư phổi, …
Mangan và hợp chất của mangan: Gây rối loạn tâm thần và vận động, nói khó và
dáng đi thất thường, thao cuồng và chứng Parkinson, rối loạn thần kinh thực vật, gây bệnh
viêm phổi, viêm gan, viêm thận.
Benzen (C6H6): Benzen có trong các dung môi hoà tan dầu, mỡ, sơn, keo dán, trong
kỹ nghệ nhuộm, dược phẩm, nước hoa, trong xăng ô tô, ... Benzen vào trong cơ thể chủ
yếu bằng đường hô hấp và gây ra chứng thiếu máu nặng, chảy máu răng lợi, khi bị nhiễm
nặng có thể bị suy tủy, nhiểm trùng huyết, giảm hồng cầu và bạch cầu, nhiểm độc cấp có
thể gây cho hệ thần kinh trung ương bị kích thích quá mức.
Xianua (CN): Xianua (gốc CN) xuất hiện dưới dạng hợp chất như NaCN, KCN khi
thấm cácbon và ni tơ. Đây là chất rất độc. Nếu hít phải hơi NaCN ở liều lượng 0,06 g có
thể bị chết ngạt. Nếu ngộ độc xianua thì xuất hiện các triệu chứng rát cổ, chảy nước bọt,
đau đầu tức ngực, đái rắt, ỉa chảy,… Khi bị ngộ độc Xianua phải đưa đi cấp cứu ngay.
Axit cromic (H2CrO4): Loại này thường dùng khi mạ crôm cho các đồ trang sức,
mạ bảo vệ các chi tiết máy. Hơi axit crômic làm rách niêm mạc, gây viêm phế quản, viêm
da, …
Hơi ôxit nitơ ( NO2): Chúng có nhiều trong các ống khói các lò phản xạ, trong khâu
nhiệt luyện thấm than, trong khí xả của động cơ diesel và trong khi hàn điện. Hơi NO2
làm đỏ mắt, rát mắt, gây viêm phế quản, tê liệt thần kinh, hôn mê, …
Khi hàn điện có thể các các hơi độc và bụi độc như: FeO, Fe2O3, SiO2, MnO, CrO3,
ZnO, CuO, …
2.3.9.3. Các biện pháp phòng tránh
- 167 -

a. Biện pháp chung đề phòng về kỹ thuật


Hạn chế hoặc thay thế các hóa chất độc hại.
Tự động hoá quá trình sản xuất hoá chất.
Các hoá chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn rõ ràng.
Chú ý công tác phòng cháy chữa cháy.
Cấm để thức ăn, thức uống và hút thuốc gần khu vực sản xuất.
Tổ chức hợp lý hoá quá trình sản xuất: bố trí riêng các bộ phận toả ra hơi độc, đặt ở
cuối chiều gió. Phải thiết kế hệ thống thông gió hút hơi khí độc tại chỗ, …
b. Biện pháp phòng hộ cá nhân
Phải trang bị đủ dụng cụ ATLĐ, VSLĐ để bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ mắt, bảo
vệ thân thể, chân tay như mặt nạ phòng độc, găng tay, ủng, khẩu trang, ...
c. Biện pháp vệ sinh - y tế
Xử lý chất thải trước khi đổ ra ngoài.
Có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phải có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.
Vệ sinh cá nhân nhằm giữ cho cơ thể sạch sẽ.
Biện pháp sơ cấp cứu:
Khi có nhiễm độc cần tiến hành các bước sau:
Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay bỏ quần áo bị nhiễm độc. Chú ý giữ yên
tính và ủ ấm cho nạn nhân.
Cho uống ngay thuốc trợ tim hay hô hấp nhân tạo sau khi bảo đảm khí quản thông
suốt. Nếu bị bỏng do nhiệt phải cấp cứu bỏng.
Rửa sạch da bằng xà phòng nơi bị thấm chất độc kiềm, axit phải rửa ngay bằng nước
sạch.
Sử dụng chất giải độc đúng hoặc phương pháp giải độc đúng cách (gây nôn, xong
cho uống 2 thìa than hoạt tính hoặc than gạo giã nhỏ với 1/3 bát nước rồi uống nước đường
gluco hay nước mía, hoặc rửa dạ dày, …)
Nếu bệnh nhân bị nhiễm độc nặng thì đưa đi bệnh viện cấp cứu.
2.3.10. Phương pháp triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra ATLĐ, VSLĐ tại cơ
sở
2.3.10.1. Quy định pháp luật

Luật ATVSLĐ - Điều 16. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc
bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Kiểm tra đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra
biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động,
- 168 -

chăm sóc sức khỏe cho người lao động


Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tang.
Điều 18. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại
Đối với nơi làm việc có các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
1. Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra các biện pháp loại trừ, giảm
thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho
người lao động.
2. Tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít nhất 01 lần trong một năm; lập hồ sơ lưu
giữ và theo dõi theo quy định pháp luật.
3. Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy
ra sự cố, TNLĐ.
4. Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và tổ chức đội cấp cứu tại
chỗ theo quy định pháp luật; đội cấp cứu phải được huấn luyện kỹ năng và thường xuyên
tập luyện.
2.3.10.2. Mục đích của công tác kiểm tra

Kiểm tra, tự kiểm tra ATLĐ, VSLĐ tại doanh nghiệp là việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, là chế độ công tác của Hội đồng ATLĐ, VSLĐ và của cán bộ quản lý các cấp
nhằm:
- Phát hiện những thiếu sót, tồn tại về: an toàn - vệ sinh lao động; PCCN; phát hiện
nguy cơ TNLĐ, BNN để có biện pháp khắc phục hoặc loại trừ, đồng thời tranh thủ sự
đóng góp, phản ánh, những đề xuất, kiến nghị của cấp dưới, của NLĐ về tình hình ATLĐ,
VSLĐ.
- Xem xét, đánh giá việc thực hiện những quy định pháp luật về ATLĐ, VSLĐ
trong doanh nghiệp. Chấn chỉnh những vi phạm quy định về ATVSLĐ - PCCN. Hướng
dẫn, giúp đỡ các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện công tác AT-VSLĐ đúng pháp luật,
có hiệu quả.
- Đôn đốc nhắc nhở NSDLĐ, NLĐ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp
hành những quy định về ATLĐ, VSLĐ- PCCN, các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ, cải
thiện ĐKLĐ, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng NLĐ, bảo vệ môi trường.
- Đề nghị xử lý kỷ luật những vi phạm và biểu dương khen thởng những đơn vị, cá
nhân làm tốt công tác AT-VSLĐ.
2.1.10.3. Các hình thức kiểm tra
a. Theo nội dung kiểm tra

- Kiểm tra toàn diện, tổng thể các nội dung về AT-VSLĐ.
- 169 -

- Kiểm tra chuyên đề theo từng nội dung công tác AT-VSLĐ.
- Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa bão.
- Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn.
b.Theo thành phần đoàn kiểm tra

- Kiểm tra phối hợp liên ngành


- Kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước theo chuyên ngành
- Kiểm tra độc lập của tổ chức công đoàn
- Kiểm tra của Hội đồng ATLĐ, VSLĐ (Công đoàn CS phối hợp với NSDLĐ)
c. Theo phương thức tiến hành

- Kiểm tra.
- Tự kiểm tra.
- Kiểm tra chéo.
d. Theo mốc thời gian

- Kiểm tra định kỳ


- Kiểm tra đột xuất
- Kiểm tra chấm điểm thi đua khen thưởn
e. Căn cứ để kiểm tra, đánh giá

- Căn cứ vào: Văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về ATLĐ, VSLĐ hiện
hành.
- Căn cứ vào: Tiêu chuẩn, quy phạm, những quy định về AT-VSLĐ của Nhà nớc,
của ngành. Nội quy, quy chế, quy trình và biện pháp làm việc an toàn, những quy định
của doanh nghiệp đã ban hành, để làm cơ sở kiểm tra việc thực hiện.
- Căn cứ vào: Kế hoạch AT-VSLĐ đã lập và đợc duyệt từ đầu năm, để kiểm tra
khối lợng thực hiện so với tiến độ theo kế hoạch, để đôn đốc việc thực hiện.
- Căn cứ vào: Kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra AT-VSLĐ lần trớc (nhất
là lần liền kề); các đề xuất, kiến nghị của phân xởng, của AT-VSV và của ngời lao động
kiểm tra việc khắc phục.
2.3.10.4. Tổ chức kiểm tra AT-VSLĐ
a. Công tác chuẩn bị, bao gồm các bước

- Thành lập đoàn kiểm tra: Thành phần đoàn kiểm tra, tự kiểm tra ở bất kỳ cấp nào
(cấp doanh nghiệp hoặc cấp phân xưởng), đều phải là những người có trách nhiệm của
doanh nghiệp và của công đoàn, thạo về chuyên môn, nghiệp vụ SXKD, có hiểu biết về
kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động.
- 170 -

- Thông báo lịch kiểm tra, nội dung kiểm tra đến các đơn vị, yêu cầu đơn vị chuẩn
bị: báo cáo theo nội dung yêu cầu; bố trí cử người đúng thành phần, có trách nhiệm làm
việc với đoàn kiểm tra (trừ trờng hợp kiểm tra đột xuất).
- Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
b. Tiến hành kiểm tra theo trình tự

Đơn vị, cơ sở báo cáo:


Đoàn kiểm tra nghe lãnh đạo đơn vị, hoặc đại diện NSDLĐ báo cáo tình hình thực
hiện công tác AT-VSLĐ (Đơn vị báo cáo bằng văn bản, đầy đủ nội dung theo yêu cầu
đoàn kiểm tra) trọng tâm:
- Tình hình điều kiện lao động, việc thực hiện những quy định pháp luật về ATLĐ,
VSLĐ; thực hiện chế độ chính sách đối với ngời lao động; chăm sóc sức khoẻ ngời lao
động;
- Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Những thành tích đạt được, những thiếu sót, tồn tại và đề xuất, kiến nghị với đoàn
kiểm tra về những biện pháp khắc phục thiếu sót, tồn tại ngoài khả năng tự giải quyết của
đơn vị.
Kiểm tra hồ sơ sổ sách:
1. Hồ sơ quản lý nhân lực, cơ cấu tổ chức và trách nhiệm: Các văn bản pháp quy về
tổ chức bộ máy về phân định trách nhiệm công tác AT-VSLĐ; Thoả ước lao động tập thể
có nội dung ATVSLĐ; nội quy, quy chế, các quy định về ATVSLĐ,
2. Hồ sơ quản lý về an toàn lao động và PCCN
- Số lượng, chủng loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATLĐ, VSLĐ (đăng ký, kiểm định, kiểm tra bảo dưỡng)
- Nội quy an toàn tại nơi làm việc. Quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với
máy, thiết bị vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ.
- Biện pháp an toàn cụ thể đối với các công việc nguy hiểm có nguy cơ cao gây
mất an toàn.
- Phương án PCCC được phê duyệt; Chứng từ mua sắm trang thiết bị PCCC
3. Hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề
nghiệp, của đơn vị, doanh nghiệp
- Hồ sơ khám quản lý sức khỏe người lao động
+ Giấy chứng nhận sức khoẻ NLĐ khi tuyển dụng
+ Hồ sơ khám sức khoẻ định kỳ hàng năm của NLĐ
+ Hồ sơ khám phát hiện BNN, giám định BNN (đối với NLĐ làm việc trong điều
kiện có nguy cơ mắc BNN)
- 171 -

- Hồ sơ quản lý vệ sinh lao động


+ Biện pháp phòng chống: các yếu tố tác hại của môi trường lao động; các nguy cơ
gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Tài liệu đo đạc các yếu tố môi trường (do các đơn vị kỹ thuật về vệ sinh lao động
của ngành Y tế thực hiện, hoặc đơn vị thuộc ngành khác được BYT chấp thuận)
+ Số lượng các yếu tố có hại vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo các quy định
hiện hành của Bộ trưởng Bộ Y tế. Kết quả đo phải lưu giữ trong 10 năm.
- Sổ sách theo dõi chế độ bồi dưỡng hiện vật
+ Số lượng người được bồi dưỡng hiện vật; mức bồi dưỡng: theo Thông tư LT Số
25/2013/TTLT- BLĐTBXH- BYT (18/10/2013) Hướng dẫn về chế độ bồi dưỡng bằng
hiện vật đối với NLĐ làm việc có yếu tố độc hại.
+ Chứng từ kinh phí, chi phí đầu tư cho việc chăm sóc sức khoẻ và cải thiện điều
kiện lao động cho NLĐ
4. Hồ sơ theo dõi huấn luyện AT-VSLĐ
- Tài liệu huấn luyện (đã biên soạn, bổ sung và đợc duyệt)
- Sổ theo dõi huấn luyện
- Danh sách người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
- Chứng chỉ an toàn, danh sách NLĐ được cấp chứng chỉ an toàn
5. Hồ sơ cấp phát trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
- Sổ cấp phát trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
NSDLĐ thực hiện việc trang bị PTBVCN cho NLĐ theo:
+ Thông tư số 04/2014/TT- BLĐTBXH (12/2/2014) Hướng dẫn thực hiện chế độ
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
+ Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 29/12/2008 của Bộ lao động
Thương bịnh và Xã hội ban hành Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho
người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
- Chứng từ, mua sắm trang bị phơng tiện bảo vệ cá nhân (kiểm tra hoá đơn tài
chính)
- Các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động cơ sở đã lập, được duyệt
6. Hồ sơ theo dõi công tác kiểm tra, tự kiểm tra:
- Các Biên bản kiểm tra về ATVSLĐ, trong đó cần theo dõi
+ Các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra lần trước
+ Tình hình khắc phục, sửa chữa thiếu sót, tồn tại
- Sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ kiến nghị
+ Lập sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ kiến nghị là yêu cầu bắt buộc ở mọi cấp trong
- 172 -

doanh nghiệp, là hồ sơ gốc của hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra
+ Là hồ sơ theo dõi việc giải quyết các thiếu sót, tồn tại, là tài liệu để xác định trách
nhiệm, hoặc truy cứu trách nhiệm khi cần thiết
Vì vậy:
- Sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ kiến nghị phải đợc đóng dấu giáp lai và lưu giữ theo
chế độ quản lý tài liệu hiện hành
- Mọi trường hợp phản ảnh, kiến nghị, đề xuất đều phải ghi chép và ký nhận đầy
đủ
7. Hồ sơ theo dõi tai nạn lao động:
- Hồ sơ các vụ tai nạn lao động
- Sổ theo dõi tai nạn lao động
- Báo cáo tai nạn lao động
Kiểm tra hiện trường:
Kiểm tra hiện trường vừa để kiểm chứng báo cáo của đơn vị, đối chiếu lại với hồ sơ
sổ sách theo dõi, quản lý nhằm tổng hợp, đánh giá đúng tình hình thực hiện công tác
ATLĐ, VSLĐ ở cơ sở. Nội dung kiểm tra gồm:
1. Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, bến
bãi nơi làm việc, công trình vệ sinh phúc lợi:
- Vị trí lắp đặt máy, thiết bị đảm bảo khoảng cách an toàn; các bộ phận, chi tiết, hệ
thống điều khiển, đạt tiêu chuẩn thông số kỹ thuật; hệ thống điện đảm bảo an toàn, hệ
thống chống sét, nối đất, nối không đảm bảo an toàn.
- Có đủ nội quy, quy trình vận hành an toàn máy, thiết bị viết chữ to treo dễ thấy
tại vị trí làm việc.
- Có đầy đủ tiêu lệnh, các dụng cụ, phương tiện phòng chống cháy nổ theo phơng
án PCCN được duyệt.
- Che chắn đảm bảo an toàn tại các vị trí nguy hiểm, khu vực nguy hiểm và có đủ
biển cấm, biển báo, đèn tín hiệu, còi báo hiệu….
- Các cơ cấu an toàn đảm bảo hoạt động tốt.
- Tình trạng an toàn của nhà xưởng, kho tàng, bến bãi....
- Các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động đạt tiêu chuẩn quy định như: Chống nóng,
chống bụi, chiếu sáng, thông gió, cấp nước, thoát nước.
2. Quản lý thiết bị vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và
việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại:
Đảm bảo an toàn kho chứa: vật liệu dễ gây cháy nổ, hoá chất độc hại.
Thùng chứa, bình, bồn, hộp chứa hoá chất sắp xếp đúng quy định.
- 173 -

Có đầy đủ nhãn mác theo quy định.


Có đủ hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát, xử lý hơi khí độc.
3. Kiểm tra kiến thức ATVSLĐ, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người
lao động; dụng cụ phương tiện cứu trợ thuốc men
Có đầy đủ tủ thuốc sơ cứu theo quy định
Có đầy đủ trang bị phòng hộ phục vụ cho xử lý tình huống khẩn cấp
Kỹ năng thao tác thực hành sơ cứu, xử lý tình trạng khẩn cấp
4.Việc tổ chức bồi dưỡng độc hại nguy hiểm, ăn giữa ca; các công trình phục vụ và
chăm sóc sức khoẻ ngời lao động:
- Cơ cấu hiện vật dùng để bồi dỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cờng sức
khoẻ, sức đề kháng của cơ thể.
- Việc tổ chức bồi dỡng bằng hiện vật đảm bảo cho ngời lao động hởng đúng chế
độ nh: thực hiện ngay trong ca làm việc; đúng tiêu chuẩn định lợng; thuận tiện, hợp vệ
sinh.
5. Kiểm tra cơ sở vệ sinh - phúc lợi
Đảm bảo yêu cầu:
- Nhà ăn, căng tin: (tiện nghi ăn uống)
+ Địa điểm cần tách biệt khỏi nơi làm việc để tránh bụi, bẩn, hoá chất, ô nhiễm
+ Được che mưa nắng, bụi bẩn, có bàn nghế ngồi ăn, có nước sạch rửa tay
- Nước uống: Phải đầy đủ (tối thiểu 1,5 lít/người/ca SX), đảm bảo vệ sinh nếu để
trong bình, bồn chứa phải có vòi, tránh tình trạng công nhân múc nước trực tiếp từ bình,
bồn đựng nước uống
- Nhà vệ sinh: Có đủ nước sạch, có đầy đủ thiết bị để tắm, rửa (lưu ý: nên có nước
nóng tắm rửa trong mùa đông)
Họp trao đổi, hướng dẫn, kết luận, kiến nghị và thông qua biên bản kiểm tra công
tác AT-VSLĐ:
- Họp trao đổi hướng dẫn
Đoàn kiểm tra trao đổi, xác minh những vấn đề cần làm rõ và hướng dẫn cho cơ sở
thực hiện đúng quy định pháp luật và chính sách về ATVSLĐ
- Đánh giá ưu khuyết điểm, những tồn tại:
Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách, những quy định pháp luật về
lao động, về ATVSLĐ
Tình trạng ATVSLĐ của: dụng cụ, phương tiện làm việc; máy, thiết bị, nhà xưởng...
Đánh giá điều kiện lao động, việc chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện lao động
cho NLĐ, tình hình sức khoẻ lao động, TNLĐ, BNN
- 174 -

Đánh giá các mặt hoạt động AT-VSLĐ như: thông tin tuyên truyền, huấn luyện
ATVSLĐ công tác thực hiện kế hoạch ATVSLĐ công tác tự kiểm tra ATVSLĐ, công tác
khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, BNN
Đánh giá hoạt động phong trào AT-VSLĐ (phong trào Xanh, Sạch, Đẹp -Bảo đảm
ATVSLĐ; phong trào họat động mạng lới an toàn vệ sinh viên; Hoạt động hởng ứng Tuần
lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN)
Kiến nghị của đoàn kiểm tra:
- Yêu cầu đơn vị khắc phục những vi phạm, thiếu sót, tồn tại, nhất là việc thực hiện
ngay những biện những biện pháp đảm bảo an toàn,vệ sinh lao động cho máy, thiết bị,
nơi làm việc theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước quy định (ghi cụ thể trong biên
bản về quy định thời gian khắc phục, hoàn thành).
- Yêu cầu đơn vị, hoặc người có trách nhiệm thực hiện những chế độ, quyền lợi
cho ngời lao động theo quy định của pháp luật
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi, vi phạm quy định pháp
luật về ATVSLĐ; đề nghị khen thưởng đơn vị, cá nhân làm tốt công tác AT-VSLĐ
Ký biên bản kiểm tra:
- Trưởng đoàn kiểm tra đọc biên bản kiểm tra, đại diện NSDLĐ nếu có ý kiến chưa
đồng tình thì đựơc quyền ghi ý kiến bảo lưu, nhưng vẫn phải ký biên bản kiểm tra
- Trưởng đoàn kiểm tra, đại diện lãnh đạo đơn vị, đại diện công đoàn của cở sở
được kiểm tra ký biên bản kiểm tra.
- Biên bản kiểm tra được lập 3 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản
c. Phát huy kết quả kiểm tra và khắc phục các tồn tại

Đối với đơn vị, cơ sở: (đối tượng kiểm tra)


- Sau khi kiểm tra, cơ sở phải xây dựng kế hoạch khắc phục thiếu sót, tồn tại thuộc
phạm vi trách nhiệm của mình, đồng thời gửi kế hoạch này lên cấp kiểm tra để theo dõi,
đôn đốc. Làm việc với cơ quan chức năng có liên quan, cơ quan chủ quản để giải quyết
những kiến nghị vượt quá khả năng, thẩm quyền của cơ sở
- Lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về ATLĐ, VSLĐ vì:
+ Đây là hồ sơ gốc của hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra ATVSLĐ, là chế độ công
tác của cán bộ quản lý SX các cấp để thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc
cũng như tranh thủ đóng góp, phản ánh của cấp dưới về tình hình ATVSLĐ, là hồ sơ theo
dõi việc giải quyết các thiếu sót tồn tại
+ Là yêu cầu bắt buộc ở mọi cấp trong doanh nghiệp. Mọi trường hợp phản ánh
kiến nghị, đề xuất và tiếp nhận ý kiến đều phải được ghi chép, ký nhận để có cơ sở xác
định trách nhiệm và để truy cứu khi cần thiết vì vậy sổ phải đóng dấu giáp lai và quản lý
lu giữ theo chế độ quản lý hiện hành
- 175 -

Đối với cấp kiểm tra:


- Phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở. Tổng hợp những
nội dung thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của mình giao cho các bộ phận, phòng
chức năng tổ chức thực hiện.
- Tổng hợp tình hình ATLĐ, VSLĐ, kết hợp với những thông tin, báo cáo, đề xuất,
kiến nghị của cấp dưới, của NLĐ để thẩm tra lại tính hiệu quả của công tác quản lý, chỉ
đạo; từ đó xem xét rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp hữu hiệu trong quản lý, chỉ đạo
công tác ATVSLĐ.
2.3.11. Nghiệp vụ khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo TNLĐ, BNN
2.3.11.1. Căn cứ

Thông tư Liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012


Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động
2.3.11.2. Tổ chức thực hiện
a. Khai báo TNLĐ

Khi có tai nạn lao động:


Người bị TNLĐ, người cùng làm việc, người quản lý, người biết sự việc phải báo
cáo ngay cho NSDLĐ của cơ sở, để kịp thời khai báo hoặc tổ chức điều tra TNLĐ theo
quy định.
Tai nạn lao động nặng, nghiêm trọng, chết người:
- Cơ sở để xảy ra TNLĐ phải khai báo bằng cách nhanh nhất (điện thoại, fax, công
điện) tới:
+ Thanh tra lao động Sở lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh,
+ Cơ quan Công an cấp huyện
+ Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có)
b. Điều tra TNLĐ

Kiểm tra việc tổ chức thực hiện trách nhiệm điều tra, lập biên bản điều tra đối với
các vụ TNLĐ nhẹ, TNLĐ có một người bị thương nặng xảy ra tại nơi làm việc thuộc
quyền quản lý của cơ sở
- Khi nhận được tin báo có tai nạn xảy ra tại cơ sở của mình, người sử dụng lao động
phải thành lập ngay Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra vụ tai
nạn đó.
- Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm:
Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được người sử dụng lao động uỷ
quyền bằng văn bản, trưởng đoàn.
- 176 -

Ðại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời
hoặc đại diện tập thể người lao động khi cơ sở chưa thành lập tổ chức công đoàn, thành
viên.
Người làm công tác an toàn - vệ sinh lao động, thành viên.
Cán bộ y tế của cơ sở, thành viên.
Mời một số thành viên khác (nếu xét thấy cần thiết).
Kiểm tra Quy trình điều tra tai nạn lao động
Đối với Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở:
- Thu thập dấu vết, vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
- Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai
nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).
- Trên cơ sở các lời khai, chứng cứ đã thu thập được, tiến hành xử lý, phân tích để
xác định các nội dung cơ bản sau:
Diễn biến của vụ tai nạn lao động.
Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động (trong đó, phải ghi rõ tai nạn lao động xảy ra
do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hoặc do lỗi của cả người sử dụng
lao động và người lao động, hoặc nguyên nhân khác không do lỗi của người sử dụng lao
động và người lao động).
Kết luận về vụ TNLĐ (trong đó, phải ghi rõ vụ tai nạn đó là tai nạn lao động hay là
trường hợp tai nạn được coi là TNLĐ hoặc không phải là TNLĐ).
Mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao
động.
Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa TNLĐ tương tự hoặc tái diễn.
- Lập biên bản điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban
hành kèm theo Thông tư này.
- Tổ chức cuộc họp và lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao
động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 kèm theo Thông tư này, ngay sau khi hoàn
thành điều tra.
- Thành phần cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động gồm:
Trưởng đoàn điều tra (Chủ trì cuộc họp).
Người sử dụng lao động (Chủ cơ sở) hoặc người được người sử dụng lao động uỷ
quyền bằng văn bản.
Các thành viên Đoàn điều tra tai nạn lao động.
Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người
- 177 -

có liên quan đến vụ tai nạn.


Ðại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời
hoặc đại diện tập thể người lao động khi cơ sở chưa thành lập tổ chức công đoàn.
Ðại diện cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của cơ sở (nếu thấy cần thiết).
Các thành viên tham gia dự cuộc họp có ý kiến chưa nhất trí với nội dung biên bản
điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên của mình vào biên bản cuộc họp
công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
Kiểm tra việc thực hiện Trách nhiệm của NSDLĐ của cơ sở xảy ra TNLĐ
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định.
3. Giữ nguyên hiện trường vụ TNLĐ; chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử
thi (nếu có) sau khi dã hoàn thành các bước điều tra và được sự đồng ý bằng văn bản của
cơ quan Công an hoặc Đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh
4. Cung cấp vật chứng, tài liệu theo yêu cầu của đoàn điều tra.
5. Tạo điều kiện cho người làm chứng gặp đoàn điều tra.
6. Tổ chức điều tra, lập biên bản các vụ TNLĐ theo qui định.
7. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lập biên bản cuộc họp
công bố Biên bản điều tra TNLĐ. Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở gửi (trực tiếp hoặc qua
đường điện) Biên bản điều tra TNLĐ, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra
TNLĐ tới các tổ chức, cá nhân sau:
- Người bị nạn, hoặc thân nhân người bị nạn.
- Thanh tra sở LĐTBXH nơi cơ sở có người bị nạn đặt trụ sở chính.
- Cơ quan BHXH tỉnh nơi cơ sở có người bị nạn đặt trụ sở chính.
- Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của cơ sở (nếu có).
8. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về TNLĐ tới tất cả NLĐ thuộc cơ sở của
mình
9. Hoàn chỉnh hồ sơ; và lưu trữ hồ sơ TNLĐ cho NLĐ trong thời gian như sau:
- 15 năm đối với vụ TNLĐ chết người
- Đến khi người bị TNLĐ nghỉ hưu đối với các vụ TNLĐ khác
10. Chịu mọi chi phí cho việc điều tra TNLĐ kể cả việc điều tra lại TNLĐ.
11. Thực hiện các biện khắc phục và giải quyết hậu quả.
2.4. Văn hóa an toàn trong sản xuất kinh doanh
Theo kết luận của “Hội nghị lao động Quốc tế tổ chức vào tháng 6/2003” thì Văn
hóa an toàn tại nơi làm việc là trong đó Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao
động tham gia tích cực vào việc đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, vệ sinh thông
- 178 -

qua một hệ thống với quyền lợi, trách nhiệm được xác định cụ thể. Trong đó nguyên tắc
phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu.
Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc là xây dựng các nội dung phải thực
hiện để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống
cháy nổ. Xây dựng ý thức, tác phong và thói quen làm việc an toàn; xây dựng các quy tắc,
chuẩn mực ứng xử của các thành viên, nhân viên liên quan và tham gia quá trình lao động
sản xuất đối với các quy định nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn lao động.
Văn hóa an toàn lao động theo Tổ chức Lao động thế giới, bao gồm 3 yếu tố:
Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước.
Việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật, tạo điều kiện tốt nhất để thực thi quy trình,
quy phạm an toàn lao động. Những người sử dụng lao động có trách nhiệm cam kết cung
cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh thông qua việc thiết lập các hệ thống quản lý
an toàn vệ sinh lao động dựa trên Hướng dẫn của ILO.
Sự tự giác, tư thân nêu cao ý thức tự bảo vệ mình của người lao động.
Phương pháp xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc
Để xây dựng và hình thành được văn hóa an toàn lao động tại doanh nghiệp mang
tính phòng ngừa, ngoài việc đòi hỏi phải tận dụng tất cả các phương tiện sẵn có nhằm
nâng cao những hiểu biết, kiến thức và nhận thức chung về các nguy cơ, rủi ro cũng như
cách phòng ngừa và kiểm soát chúng. Doanh nghiệp và người lao động còn phải nâng cao
nhận thức về pháp luật, chính sách trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động.
Để thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo an toan lao động cần phải bố trí sử
dụng con người hợp lý.
Tăng cường củng cố, ổn định bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động về số
lượng. Từng bước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện để cán bộ làm công tác an toàn vệ
sinh lao động được đào tạo nâng cao. Phân công, phân cấp rõ ràng trong công tác AT-
VSLĐ, phổ biến để đảm bảo từng cán bộ quản lý đều nắm rõ được nhiệm vụ của mình.
Nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao
động qua tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo an toàn lao động, bồi dưỡng kiến thức AT-
VSLĐ cho người lao động. Cải thiện điều điều kiện lao động, thực hiện tốt việc chăm sóc
sức khỏe cho người lao động. Xây dựng chế tài nhằm nâng cao chất lượng công tác quản
lý an toàn vệ sinh lao động, xử lý vi phạm, tổ chức điều hành sản xuất, khoa học, hợp lý,
khắc phục các tồn tại trong thiết kế, thi công. Lấy kỹ thuật cơ bản làm then chốt và lựa
chọn các công nghệ, thiết bị phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia.
- 179 -

Văn hóa an toàn nơi làm việc còn được thể hiện thông qua thái độ của người lao
động đối với việc chấp hành các quy trình, quy định về an toàn lao động, thái độ với
việc xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc của người sử dụng lao động.
Văn hóa an toàn của công ty có thể chia theo các mức độ:
Tích cực: văn hóa an toàn ăn sâu vào hoạt động của công ty. Công ty có hệ thống
quản lý an toàn được áp dụng một cách tích cực trong các hoạt động hàng ngày. Lực lượng
lao động và quản lý có hiểu biết sâu sắc về an toàn lao công nghệ và an toàn cá nhân. Mỗi
hành động của mỗi cá nhân và công ty đều có dấu sân của văn hóa an toàn.
Thụ động: Chỉ sau khi xảy ra sự cố mới tiến hành khắc phục những khuyết điểm và
lỗ hổng trong vấn đề an toàn ở mức độ cục bộ chứ không giải quyết vấn đề ở mức độ cao
hơn là lỗi hệ thống.
Kém: Đó là những công ty mà trách nhiệm về an toàn không rõ ràng, an toàn chỉ
trên hình thức, giấy tờ. Các quy định về an toàn không được phổ biến rộng rãi trong công
ty, những sai phạm, tai nạ xảy ra không bị trừng phạt mà thay vào đó là che giấu.
Các yếu tố quyết định đến quá trình phát triển và xây dựng văn hóa an toàn tại nơi
làm việc bao gồm:
- Sự cam kết của lãnh đạo.
- Phân định rõ trách nhiệm.
- Sự tham gia của nhân viên.
- Giao tiếp và tin cậy.
- Báo cáo và học hỏi.
- Tinh thần tập thể.
- 180 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ luật số: 45/2019/QH14, Bộ luật lao động.


[2]. Luật số: 84/2015/QH13, Luật An toàn vệ sinh lao động.
[3]. Nghị định 44/2016/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2016, Quy định chi tiết một
số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an
toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường
lao động.
[4]. Nghị định 140/2018/NĐ-CP, ngày 08 tháng 10 năm 2018, Sửa đổi, bổ sung các
nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
[5]. Thông tư số: 06/2020/TT-BLĐTBXH, ngày 20 tháng 08 năm 2020, Danh mục
công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
[6]. Thông tư số: 11/2020/TT-BLĐTBXH, ngày 12 tháng 11 năm 2020, Danh mục
nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
[7]. Nghị định 145/2020/NĐ-CP, ngày 14 tháng 12 năm 2020, Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và
quan hệ lao động.
[8]. Nghị định 152/2020/NĐ-CP, ngày 30 tháng 12 năm 2020, Quy định về người
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao
động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
[9]. Nghị định 135/2020/NĐ-CP, ngày 18 tháng 11 năm 2020, Quy định về tuổi
nghỉ hưu.
[10]. Cục An toàn lao động (2008), An toàn vệ sinh lao động trong thi công xây
dựng (Dự án nâng cao năng lực huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ở Việt
Nam - VIE/05/01/LUX), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[11]. Cục An toàn lao động (2008), An toàn vệ sinh lao động trong sử dụng điện
(Dự án nâng cao năng lực huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam -
VIE/05/01/LUX), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[12]. Cục An toàn lao động (2008), An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất cơ khí
(Dự án nâng cao năng lực huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam -
VIE/05/01/LUX), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[13]. Bộ Xây dựng (2021), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18: 2021/BXD - An
toàn trong xây dựng.
[14]. Bộ Xây dựng (2012), Sổ tay An toàn và Vệ sinh lao động trong xây dựng, Dự
- 181 -

án tăng cường năng lực đảm bảo chất lượng trong xây dựng, Hà Nội.
[15]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8092:2009
(ISO 7010:2003) - Ký hiệu đồ họa, màu sắc an toàn và biển báo an toàn, biển
báo an toàn sử dụng ở nơi làm việc và nơi công cộng.

You might also like