You are on page 1of 1

Họ tên: Đỗ Thị Thu Huyền

Mã SV: 2020601146
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3
Học phần: Dẫn luận ngôn ngữ học
Bài 3: Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ

Câu 1: Trình bày quan điểm về vấn đề: Ngôn ngữ cộng đồng tương lai.

- Từ lâu, con người đã mơ ước có một ngôn ngữ thống nhất cho toàn nhân loại. Nếu
ngôn ngữ thống nhất đó mà có được thì con người có thể tiết kiệm được không biết
bao nhiêu sức lực và trí tuệ phải bỏ ra để dạy và học ngoại ngữ như hiện nay. Hiện
nay, các nhà ngôn ngữ học có những dự đoán khác nhau về tương lai ngôn ngữ loài
người.
- Một số người cho rằng, trong tương lai, các ngôn ngữ sẽ thâm nhập lẫn nhau, hoà vào
nhau, dần dần tạo thành một ngôn ngữ chung thống nhất. Dự đoán này đã dựa vào
những xu hướng có thật của các liên minh ngôn ngữ hiện đại. Chẳng hạn: Sự xích lại
gần với tiếng Việt của các ngôn ngữ trên lãnh thổ Việt Nam. Trong liên mình ngôn
ngữ của khối thị trường chung châu Âu cũng đang xuất hiện hàng loạt những phạm
trù ngôn ngữ chung. Trên phạm vi toàn thế giới, mầm mống của ngôn ngữ cộng đồng
tương lai cũng đã xuất hiện và thể hiện ở các hệ thống thuật ngữ có tính chất quốc tế.
- Một số người dự đoán sự phát triển của ngôn ngữ sẽ đi theo con đường tạo ra các
ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc. Ngôn ngữ chung này sẽ không phải là một
ngôn ngữ nào mới được tạo ra, mà chỉ là một ngôn ngữ có sẵn, nhưng được đề lên
cương vị ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc. Thí dụ: tiếng Việt là phương tiện
giao tiếp chung của tất cả các dân tộc Việt Nam, tiếng Đức là phương tiện giao tiếp
chung giữa các dân tộc vùng biển Ban Tích. Một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng
Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha được Hiến chương Liên hợp quốc ghi
nhận là những ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Như vậy, đối với các dân tộc mà ngôn ngữ
của họ không được dùng làm ngôn ngữ quốc tế thì tương lai có lẽ là củng cố tiếng mẹ
đẻ của mình, đồng thời học thêm một hoặc hai ngôn ngữ quốc tế.

You might also like