You are on page 1of 1

1.

Khái niệm:
 Văn hóa: “là sự tổng hợp của mọi phương thức tổng sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn” (HCM)
 Văn hóa học đường: “là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy
cô giáo, các vị phụ huynh và các e học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình
cảm, hành động tốt đẹp” (GS Viện sĩ Phạm Minh Hạc)
2. Vấn đề:
 Mục tiêu: xây dựng trường học lành mạnh, các mối quan hệ thân thiện và chất lượng giáo
dục thật.
 Bản chất: là môi trường.
Môi trường văn hóa học đường là nơi mà mỗi cá nhân hoạt động trong đó có đủ điều kiện
thể hiện mình một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêu chung của cộng đồng.
 Nội dung:
 Là văn hóa môi trường
 Là văn hóa tổ chức
 Là văn hóa ứng xử
 Thực trạng: “Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ”
 Văn hóa ứng xử giữa học sinh với học sinh ngày nay mang nhiều màu sắc biến
tướng: bạo lực học đường; kết bè, kết phái, lập băng nhóm....
 Các tệ nạn xã hội xưa kia vốn chỉ tồn tại phía ngoài cổng trường, thì nay đã âm
thầm len lỏi vào môi trường học đường.
 Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm gương,
những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học
với tương lai.
 Biện pháp:
 Cần xây dựng văn hóa học đường từ những điều nhỏ nhất: ứng xử có văn hóa,
tôn vinh các giá trị đạo lý truyền thống.
  Có sự kết hợp chặt chẽ ba bên: nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó gia đình
là nền tảng đầu tiên trong việc hình thành nhân cách của mỗi đứa trẻ.
 Khuyến khích các hoạt động xây dựng văn hóa học đường.
3. Kết luận:
 Văn hóa học đường là một khái niệm động.
 Xây dựng văn hóa học đường phải thực hiện trong một thời gian dài mới đạt được kết
quả tốt đẹp.
 Văn hóa học đường có tầm quan trọng, ảnh hưởng nhiều chiều tới chất lượng và hiệu quả
của quá trình giáo dục theo hướng phát triển con người toàn diện.

You might also like