You are on page 1of 10

TÌM HIỂU VỀ HÓA HỌC CLICK

I.Lịch sử hình thành


Năm 1895, Arthur Michael tìm ra phản ứng giữa nhóm Azide và Alkyne. Đến
những năm 1960, Rofl Huisgen tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống từng phần
của phản ứng này cùng với các phản ứng đóng vòng 1,3 lượng cực khác. Đến năm
2001, Sharpless và các cộng sự ở viện nghiên cứu Scripps đã tìm ra được xúc tác
hiệu quả cho phản ứng giữa azide (Nhóm N3) và alkyne (Nhóm CC) là xúc tác
đồng (I), phản ứng này đã được gọi là phản ứng “Click”
Trường phái nghiên cứu về phản ứng Click gọi là “Click Chemistry”, miêu tả các
quá trình kết nối những cấu trúc nhỏ lại với nhhay thành những cấu trúc lớn hơn
bằng các phản ứng hóa học. giống như các chu trình tổng hợp trong tự nhiên, các
phân tử lớn đều được hình thành từ những phần nhỏ hơn, đây chính là ý tưởng hình
thành nên trường phái Click.

II.Đặc điểm của phản ứng Click


Phản ứng Click cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Được ứng dụng trong phạm vi rộng
- Cho hiệu suất phản ứng cao
- Chỉ sinh ra sản phẩm phụ không độc hại vào dễ tách loại
- Phản ứng có tình chọn lọc lập thể
Ưu điểm của phản ứng:
- Điều kiện phản ứng đơn giản
- Phản ứng không dung môi hay dung môi dễ tách loại sau phản ứng
- Cô lập sản phẩm dễ dàng bằng kết tinh hay lọc
- Phản ứng bền trong điều kiện sinh lý
Phản ứng quan trọng nhất của Hóa Học Click là phản ứng đóng vòng 1,3 lượng cực
Huisgen. Đây là phản ứng giữa 2 phân tử: một phân tử có nhóm azide cuối mạch,
Nguyễn Thành
Đạt
phân tử còn lại có gắn nhóm alkyne cuối mạch. Sản phẩm tạo ra là 1,4 triazole và
1,5 triazole
Trường hợp có đồng (I) xúc tác thì chỉ tạo sản phẩm duy nhất là 1,4 triazole.
Trường hợp chỉ đun nóng không xúc tác tạo ra hai sản phẩm 1,4 và 1,5 triazole tỷ
lệ 1,6:1.

III. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HÓA HỌC CLICK


1. Tổng hợp Dendrimer
Một ví dụ về tổng hợp một dendrimer được minh họa ở hình bên dưới. Đầu tiên,
một phân tử có nhóm cuối mạch là nhóm azide (-N3) cho phản ứng với phân tử có
hai nhóm alkyne và một nhóm chloride (-Cl), với xúc tác là hỗn hợp đồng (II) và
muối natri của acid ascorbic (vitamin C), phản ứng oxid hóa khử của đồng (II) và
Natri ascorbat tạo thành đồng (I), tham gia xúc tác cho phản ứng tạo thành sản
phẩm 1,4 triazole. Sản phẩm tạo thành là Dendrimer bậc I, nhóm chloride được
hoạt hóa chuyển thành nhóm azide. Sau đó lấy dendrimer bậc I cho phản ứng với
2
Nguyễn Thành
Đạt
phân tử có chứa 2 nhóm alkyne và 1 nhóm chloride. Quá trình cứ diễn ra lặp lại và
liên tục tạo thành cấu trúc Dendrimer nhánh. Giai đoạn cuối cùng là gắn vào nhân
tạo thành cấu trúc nhánh cây.

3
Nguyễn Thành
Đạt

4
Nguyễn Thành
Đạt

Phương pháp tổng hợp Dendrimer


- Phương pháp “Tổng hợp từ trong ra ngoài” (Divergent)
- Phương pháp “Tổng hợp từ ngoài vào trong” (Covergent)
- Phương pháp “Tổng hợp từ ngoài vào trong hai bước” (Double-Stage
Convergent)
- Phương pháp “Tổng hợp tăng lũy thừa hai” (Double Exponential”)
- Phương pháp “Tổng hợp trực giao” (Orthogonal)
- Phương pháp “Tổng hợp với monome siêu nhóm chức” (Hypermonomer)

Ứng dụng của Dendrimer trong ngành Dược


- Ứng dụng làm chất mang thuốc

5
Nguyễn Thành
Đạt
- Ứng dụng phân phối thuốc tới đích
- Ứng dụng làm thuốc kháng virus: HIV, Ebola
- Ứng dụng làm thuốc kháng khuẩn
- Ứng dụng làm chất mang vaccine
- Ứng dụng trong dẫn truyền gen
- Ứng dụng trong chữa trị ung thư

2. Nhiệt khâu mạch PVC bằng nhóm chức benzoxazine


Mục tiêu của việc biến tính PVC này là nhằm tăng khả năng chịu nhiệt của PVC.
Bước 1, PVC được chuyển hóa 1 phần nhóm Chloride thành nhóm Azide và thực
hiện tổng hợp propargyl benzoxazine. Hai quá trình này được thực hiện độc lập

6
Nguyễn Thành
Đạt

Bước 2, Cho propargyl benzoxazine phản ứng với PVC được biến tính, thực hiện
quá trình khâu mạng PVC-benzoxazine bằng cách đun nóng

7
Nguyễn Thành
Đạt

Bước 3, Phân tích sản phẩm PVC trước và sau khi khâu mạng bằng phương pháp
phân tích nhiệt vi sai DSC và phân tích khối lượng theo nhiệt độ TGA

Ở giản đồ nhiệt vi sai DSC, đường cong (a) tương ứng với kết quả thực hiện quá
trình nhiệt khâu mạch ở các PVC – benzoxazine. Quá trình gia nhiệt đã tạo ra mũi
8
Nguyễn Thành
Đạt
tỏa nhiệt ở 218oC tương ứng với phản ứng mở vòng benzoxazine nối mạch các
PVC – benzoxazine. Mũi tỏa nhiệt ở 160oC có thể do quá trình tạo vòng 1,2,3-
triazole. Kết quả còn cho thấy không xảy ra sự phân hủy vòng triazole do quá trình
này là thu nhiệt và không thấy mũi lõm xuống trên đường cong (a) này. Lần chạy
thứ hai cũng được thực hiện chính ngay trên mẫu này cho kết quả đường cong (b).
Đường cong kết quả này không cho thấy có bất kỳ mũi tỏa nhiệt hay thu nhiệt
chứng tỏ rằng phản ứng khâu mạch đã hoàn tất.

Ở giản đồ nhiệt trọng lượng TGA, các đường cong thể hiện sự suy giảm trọng
lượng của các mẫu đo theo chiều gia tăng nhiệt độ. Đường màu đen tương ứng cho
PVC-benzoxazine đã khâu mạng cho thấy trọng lượng của nó có độ suy giảm trọng
lượng ở 300 oC là thấp nhất. Điều này chứng tỏ độ bền nhiệt của nó cao hơn so với
PVC nguyên chất và polybenzoxazine.

3. Ứng dụng hóa học “Click” trong polymer tự lành


theo cơ chế “tự động” (Smart Polymer)
Tổng hợp các hợp chất đa chức mang nhóm chức phù hợp làm tác nhân chữa lành
có khả năng phản ứng nối mạng hiệu quả tại nhiệt độ phòng thông qua các phản
ứng thiol-maleimide, Diels-Alder và thiolactoneamine/thiol-acrylate, và đánh giá
khả năng ứng dụng chúng trong vật liệu polyme tự lành trên cơ sở bao vi nang kép

Các thành tựu đã đạt được:

- Đã tổng hợp thành công và đánh giá tính chất các bao vi nang chứa lõi là hợp chất
đa chức thiol, maleimide, amine, acrylate-thiolactone với vỏ vi nang là nhựa
melamine-formaldehyde, polydimethylsiloxane, polyurea. Các hạt vi nang này có
kích thước trong khoảng 70-300 µm (tùy vào loại vi nang), hàm lượng lõi khá cao
trên 50wt%.

- Đã đánh giá động học của các phản ứng đặc trưng giữa các tác nhân tự lành. Kết
quả cho thấy trong 3 loại phản ứng nghiên cứu là phản ứng thiol-maleimide, Diels-
Alder và thiolactone-amine/thiol-acrylate thì phản ứng thiol-maleimide là phù hợp
và hiệu quả nhất. Tốc độ phản ứng thiol-maleimide dễ dàng không chế bởi lượng
chất xúc tác đưa vào bao vi nang hoặc có trong nền polymer. Trong khi đó, phản

9
Nguyễn Thành
Đạt
ứng Diels-Alder và thiolactone-amine/thiol-acrylate xảy ra với tốc độ chậm hơn (4-
10 h).

- Đã đánh giá các quá trình đóng rắn của nền polymer (polyurethane,
polycaprolactone, nhựa epoxy) khi có và không có các hạt vi nang, cũng như tính
chất (cơ tính, độ bền nhiệt) của các nền polymer tương ứng.

- Đã thí nghiệm và đánh giá các hệ thiol-maleimide, maleimide-furan và amine-


telechelic acrylate thiolactone chứa trong bao vi nang kết hợp trong polyme nền
epoxy và polyurethane (nền nhựa thương mại). Kết quả cho thấy các hệ này tự lành
vết nứt với hiệu quả hồi phục cơ tính ban đầu đạt khoảng 40-65%.

Trên đây là 3 nghiên cứu em tìm hiểu được trong nghiên cứu Hóa Học Click. Click
đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong y học, khoa học vật liệu. Vẫn sẽ còn rất
nhiều các các sản phẩm có chất lượng cũng như đóng vai trò quan trọng khác được
nghiên cứu trong Hóa Học Click.

Cám ơn các thầy/cô, anh/chị đã dành thời gian đọc phần tìm hiểu của em về Hóa
Học Click. Em rất mong sẽ nhận được phản hồi lại từ thầy/cô và anh/chị !

Em xin trân trọng cám ơn !

Nguồn tham khảo:


- Cyberchemvn – Đại Học KHTN HCM

- Công Nghệ Hợp Chất NANO Hữu Cơ – Đại học Y Dược HCM

- Nghiên cứu ứng dụng hóa học “click” trong polyme tự lành theo cơ chế “tự
động” – Cục Thông Tin Khoa Học và Công Nghệ Quốc Gia

10

You might also like