You are on page 1of 22

GIỚI MONERA

(Prokaryotic kingdoms)
• Giới Monera: Tách thành 2 giới:
– Giới Eubacteria;
– Giới Archaebacteria;
– Là các sinh vật tiền nhân;
– Chỉ có dạng đơn bào;
– Có thành tế bào;
– Không có các bào quan có màng bao bọc;
– Không có dạng đa bào
09/17/22 Trần Trịnh Công 1
Kingdom Archaebacteria
• Đơn bào;
• Tiền nhân (dạng thể nhân, không có màng
bao bọc ngăn cách với tế bào chất);
• Chỉ sống ở môi trường cực trị (như miệng
núi lửa), không cần oxy, ánh sáng;
• Chia thành 3 ngành: Nhóm sinh metan, ưa
nhiệt (miệng núi lửa, suối acid nóng) và ưa
mặn (biển chết = Dead Sea).
09/17/22 Trần Trịnh Công 2
Kingdom Eubacteria (Bacteria)
• Đơn bào;
• Tiền nhân (prokaryotic);
• Sống ở một dải rộng môi trường;
– Nhóm dị dưỡng (Heterotrophs): có mặt mọi nơi,
cả trong cơ thể con người (dạng ký sinh);
– Nhóm tự dưỡng (Autotrophs): Thu năng lượng
qua quang tổng hợp (photosynthesis), như vi
khuẩn lam (blue-green bacteria) nhờ chlorophyll;
– Nhóm hóa dưỡng (Chemotrophs): Tạo năng
lượng thông qua chuyển đổi chất vô cơ →hữu cơ.
09/17/22 Trần Trịnh Công 3
Giới Eubacteria (1)
• Gồm hầu hết các vi khuẩn với nhiều hình dạng, kích thước
và các đặc trưng về di truyền, sinh hóa;
• Tiếp đầu ngữ “Eu” - thật (true). Tên gọi cho các vk đã
được biết bằng các phương pháp truyền thống (Bacteria)
như các vk gây bệnh (germs);
• Về hình thái: Có 3 dạng cơ bản sau:
+ Trực khuẩn (Bacillus-Bacilli);
+ Cầu khuẩn (Coccus-cocci);
+ Xoắn khuẩn (Spirillum-Spirilla) (1).

09/17/22 Trần Trịnh Công 4


Eubacteria (2)
• Giới Eubacteria có thể chia ra 12 ngành (Phylum)
khác nhau tương ứng với mối quan hệ tiến hóa.
- Một số ngành quan trọng đã được đa số các nhà
khoa học thừa nhận:
+ Cyanobacteria
+ Spirochetes
+ Gram-positive
+ Proteobacteria
09/17/22 Trần Trịnh Công 5
Proteobacteria
• Proteobacteria là một ngành chủ yếu
của các vi khuẩn Gram (-);
• Nhiều vi khuẩn gây bệnh: 
– Escherichia;
– Salmonella;
– Vibrio; 
– Helicobacter (H. pylory);
– Yersinia… (Y. pestis).
09/17/22 Trần Trịnh Công 6
Phân loại vi khuẩn
bằng phương pháp nhuộm màu

1. Phương pháp nhuộm Gram (Gram Stain)


2. Phương pháp nhuộm kháng acid (Acid-fast stain)
3. Phương pháp thấm bạc (Fontana-Tribondeau)

09/17/22 Trần Trịnh Công 7


Phương pháp nhuộm Gram (1)
1. Hầu hết Eubacteria có thể được chia thành 2
nhóm giữa trên sự đáp ứng đối với một kỹ thuật
phòng thí nghiệm gọi là nhuộm Gram.
2. Tên của các nhóm dựa trên sự đáp ứng của
chúng với kỹ thuật nhuộm Gram.
3. Kỹ thuật này do nhà Vi sinh học Đan Mạch-
Hans Christian Gram phát triển 1884.

09/17/22 Trần Trịnh Công 8


Phương pháp nhuộm Gram (2)
4 Kỹ thuật gồm các bước sau:
a. Nhuộm tím tinh thể (crystal violet);
b. Cố định màu bằng dung dịch iodine;
c. Loại màu bằng cồn (alcol etylic 95%);
d. Nhuộm phân biệt bằng dung dịch safranine (màu đỏ).
5 Kết thúc nhuộm Gram, vi khuẩn chia làm 2 nhóm:
nhóm bắt màu tím được gọi là vi khuẩn Gr (+);
nhóm bắt màu đỏ gọi là vi khuẩn Gr (-).

09/17/22 Trần Trịnh Công 9


09/17/22 Trần Trịnh Công 10
09/17/22 Trần Trịnh Công 11
Vai trò và cơ chế các bước (1)
1. Thuốc nhuộm tím tinh thể: tạo màu tím cho tất cả các tế
bào vi khuẩn;
2. Dung dịch iodine (I2 + KI): đóng vai trò chất cố định
màu (mordant). Liên kết với tím tinh thể tạo phức hợp
không tan (CV-I) làm tăng cường màu của tím tinh thể
(CV), tất cả các tế bào vk xuất hiện màu tím đen.
Ở tế bào vk Gram (+) phức hợp CV-I liên kết với
thành phần Mg-RNA (magnesium-ribonucleic acid) của
thành tế bào tạo phức hợp Mg-RNA-CV-I lớn hơn và
khó bị loại hơn phức hợp CV-I.

09/17/22 Trần Trịnh Công 12


Vai trò và cơ chế các bước (2)
3. Tác nhân tẩy màu (alcol etylic 95%): đóng vai trò kép:
vừa là dung môi hòa tan lipid vừa là tác nhân loại nước
protein. Tác dụng của cồn phụ thuộc vào hàm lượng
lipid của thành tế bào vi khuẩn: ở tế bào vk Gr (+) hàm
lượng lipid thấp, là yếu tố quan trọng để giữ phức hợp
Mg-RNA-CV-I ở lại tế bào, bởi khi một lượng nhỏ lipid
bị hòa tan (bởi alcol) chỉ tạo ra các lỗ thủng rất nhỏ ở
thành tế bào và các lỗ này sẽ bị đóng lại ngay sau đó do
tác dụng loại nước của chính alcol. Hậu quả là thuốc
nhuộm tím tinh thể bị bao giữ chặt, khó bị loại và tế bào
vẫn giữ màu tím.
09/17/22 Trần Trịnh Công 13
Vai trò và cơ chế các bước (3)
• Ở tế bào Gr (-) hàm lượng lipid cao ở lớp ngoài của thành tế
bào sẽ được hòa tan bởi alcol tạo ra các lỗ thủng lớn và các
lỗ này sẽ không bị đóng lại do sự hút nước từ protein thành
tế bào. Điều này tạo thuận lợi loại phức hợp CV-I (không bị
bao giữ), làm cho các tế bào này trở lại không màu (không
còn màu tím).
4. Nhuộm phân biệt (safranine: nhóm thuốc nhuộm kiềm dạng
dung dịch trong cồn và nước): là thuốc nhuộm cuối cùng để
nhuộm đỏ các tế bào đã bị loại màu trước đó. Do chỉ tế bào
Gram (-) bị loại màu nên sẽ hấp thụ thuốc nhuộm màu đỏ.
Tế bào Gr (+) vẫn giữ nguyên màu tím của tím tinh thể.

09/17/22 Trần Trịnh Công 14


Vi khuẩn gram (-) bắt màu đỏ

09/17/22 Trần Trịnh Công 15


Vi khuẩn Gram (+)

09/17/22 Trần Trịnh Công 16


Vi khuẩn Gram (+)
• Vi khuẩn Gram (+) có lớp peptidoglycan dày hơn
ở thành tế bào, cấu tạo bởi phức hợp protein-
đường, bắt màu tím khi nhuộm Gram.
• Bao gồm các vi khuẩn tạo các chất có lợi và gây
nhiều bệnh quan trọng ở người;
• Sử dụng sản xuất sữa chua, dấm và nước bơ sữa;
• Sinh kháng sinh: chủ yếu từ xạ khuẩn (Actinomycetales).

09/17/22 Trần Trịnh Công 17


Nguồn: Sanjai Saxena (2015), Applied microbiology
Một số kháng sinh quan trọng từ VSV (1)
Kháng sinh Vi sinh vật tạo ra Phổ tác dụng Vùng & kiểu tác
dụng
Bacitracin Bacillus subtilis Vi khuẩn Gr (+) Tổng hợp thành tế
bào
Polymycin B B. polymyxa Vi khuẩn Gr (-) Màng tế bào

Amphotericin B Streptomyces Nấm Màng tế bào


nodosus
Erytromycin S. erythreus Vi khuẩn Gr (+) Tổng hợp protein
Một số kháng sinh quan trọng từ VSV
(2)
Kháng sinh Vi sinh vật tạo ra Phổ tác dụng Vùng và kiểu
tác dụng
Neomycin S. fradiae Phổ rộng Tổng hợp
protein
Streptomycin S. griseus Vi khuẩn Gr (-) Tổng hợp
protein
Tetracycline S. rimosus phổ rộng Tổng hợp
protein
Vancomycin S. oryentalis Vi khuẩn Gr (+) Tổng hợp
protein
Gentamycin Micromonospora phổ rộng Tổng hợp
purpurea protein
Rifamycin S. mediterranei Vi khuẩn lao Tổng hợp
protein
Vi khuẩn Gram (+) (2)
• Kháng sinh diệt các vi khuẩn Gram (+) khác bằng
việc ngăn cản quá trình tổng hợp protein, chỉ tác
động đến sự phát triển của vi khuẩn mà không ảnh
hưởng đến các tế bào của cơ thể người;
• Vi khuẩn Gram (+) gây nhiều bệnh ở người như sốt
ban đỏ ở trẻ em do Streptococcus (scarlet fever),
hội chứng sốc do độc tố, viêm phổi ...;
• Nhiều loại vi khuẩn Gram (+) sinh độc tố gây hại
cho cơ thể: 1g độc tố do Clostridium botulinum
(botulism) có thể giết chết trên một triệu người.
09/17/22 Trần Trịnh Công 21
Vi khuẩn Gram (-)
• Vk Gram (-) có thêm 1 lớp lipid ở phía ngoài của thành tế
bào và xuất hiện màu đỏ sau khi nhuộm Gram;
• Lớp lipid này đã làm mất màu tím sau khi tẩy màu bằng
cồn etylic 95%, vi khuẩn sẽ hấp thụ lại màu đỏ và dễ dàng
phân biệt bằng kính hiển vi;
• Lớp lipid ngoài cùng này đã ngăn cản nhiều kháng sinh
(KS) xâm nhập vào tế bào vi khuẩn. Điều trị bệnh do các
vi khuẩn Gr (-) phải dùng các KS khác với KS điều trị
bệnh do vi khuẩn Gram (+).

09/17/22 Trần Trịnh Công 22

You might also like