You are on page 1of 4

Câu 1.

Nhuộm gram là kỹ thuật nhuộm sử dụng nhiều loại hóa chất để phân biệt 2
nhóm vi khuẩn là Gram dương (+) và Gram âm (-) dựa trên cấu tạo vách tế bào
của vi khuẩn. Nó được đặt tên từ nhà vi khuẩn học người Đan Mạch Hans
Christian Gram, người lần đầu tiên giới thiệu nó vào năm 1882, chủ yếu để xác
định các sinh vật gây ra bệnh viêm phổi.
Màu sắc của hai loại vi khuẩn này như sau: Vi khuẩn Gram (+): có màu tím; vi
khuẩn Gram (-): có màu hồng.

Hình 1: Cấu trúc lớp vách khác nhau giữa các vi khuẩn Gram dương và Gram
âm
Với vi khuẩn Gram dương: chúng có lớp vách tế bào peptidoglycan dày, dạng
lưới có khả năng bắt màu tím của thuốc nhuộm tím gentian tinh thể. Cũng vì lớp
vách dày nên việc tẩy cồn sẽ khó khăn hơn do đó vi khuẩn giữ được màu tím
của thuốc nhuộm tím Gentian.
Với vi khuẩn Gram âm: lớp vách peptidoglycan mỏng hơn và nó có thêm lớp
màng lipopolysaccharide phía ngoài, khi tẩy cồn cồn hòa tan lớp màng và do
lớp vách mỏng bị cồn tẩy dễ dàng nên nó không giữ được màu tím của thuốc
nhuộm mà sẽ bắt màu thuốc nhuộm sau là dung dịch Fushin kiềm.
Một nhóm sinh viên đã thực hiện một thí nghiệm để phân biệt một số loài vi
khuẩn và cho ra kết quả như sau:
Bảng 1. Kết quả đo độ dày của lớp peptidoglycan của một số loài vi khuẩn
1. Cấu trúc (1) trong hình là cấu trúc của vi khuẩn gram …
2. Cấu trúc (2) trong hình là cấu trúc của vi khuẩn gram …
3. Neisseria meningitidis (cầu khuẩn màng não) là một vi khuẩn gram âm, nhận
định nào sau đây chính xác khi tiến hành nhuộm gram Neisseria meningitidis?
A. Cầu khuẩn màng não có màu tím
B. Cầu khuẩn màng não có màu hồng
C. Cầu khuẩn màng não có màu xanh
D. Cầu khuẩn màng não không bắt màu
4. Cấu trúc nào có vai trò giữ màu thuốc nhuộm tím của vi khuẩn gram dương
trong quá trình nhuộm gram?
Lớp màng lipopolysaccharide
Lớp peptidoglycan
5. Dựa vào kết quả thí nghiệm ở bảng 1, loài vi khuẩn nào có thể là vi khuẩn
gram âm?
A. 1, 2, 3
B. 1, 3, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 4
6. Nhận định sau đây đúng hay sai?
Sau khi nhuộm gram, chỉ có 1 loài trong 4 loài vi khuẩn được nghiên cứu trong
bảng 1 bắt màu thuốc nhuộm fushin kiềm.
7. Cầu khuẩn Staphylococcus aereus là một vi khuẩn có thể gây ra các bệnh
nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, viêm khớp nhiễm trùng, viêm tủy
xương và áp xe. Khi nhuộm gram, Cầu khuẩn Staphylococcus aereus bắt màu
thuốc nhuộm tím. Theo em, loài vi khuẩn này có thể tương ứng với loài nào
trong bảng 1?
A. Loài 1
B. Loài 2
C. Loài 3
D. Loài 4
Câu 2.
Vi khuẩn được phân loại thành nhiều nhóm dựa trên phạm vi nhiệt độ ưa thích
của chúng. Mỗi sinh vật có một phạm vi nhiệt độ tăng trưởng cho phép. Không
giống như độ pH hoặc độ thẩm thấu, vi khuẩn không thể điều chỉnh nhiệt độ của
chúng, tức là nhiệt độ bên trong của chúng phù hợp với nhiệt độ của môi trường
xung quanh. Bất kỳ thay đổi nào về nhiệt độ đều có ảnh hưởng lớn nhất đến
enzyme và hoạt động của chúng.
Nhiệt độ sinh trưởng tối thiểu: Nhiệt độ thấp nhất mà sinh vật có thể tồn tại và
nhân lên. Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ tối ưu sẽ dẫn đến giảm
hoạt tính của enzim và quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn.
Nhiệt độ tăng trưởng tối ưu: Tốc độ tăng trưởng cao nhất ở nhiệt độ tăng trưởng
tối ưu vì nó dẫn đến quá trình trao đổi chất nhanh nhất.
Nhiệt độ sinh trưởng tối đa: Nhiệt độ cao nhất mà sinh trưởng có thể xảy ra.
Nhiệt độ cao hơn có thể làm biến tính các protein như enzyme và protein vận
chuyển, dẫn đến chết tế bào.

(https://microbeonline.com/)
1. Nhận định nào sau đây đúng hay sai?
Vi khuẩn có thể điều chỉnh nhiệt độ của chúng để thích nghi với nhiệt độ của
môi trường?
2. Dựa vào đồ thị, nhiệt độ sinh trưởng tối đa của vi khuẩn ưa nhiệt khoảng bao
nhiêu?
A. 40 độ C
B. 80 độ C
C. 100 độ C
D. 60 độ C
3. Một loài vi khuẩn được các nhà khoa học phát hiện sinh trưởng được trong
môi trường có nhiệt độ là 75 độ C. Loài vi khuẩn này có thể thuộc loại vi khuẩn
nào?
Vi khuẩn ưa lạnh
Vi khuẩn ưa ẩm
Vi khuẩn ưa nhiệt
Vi khuẩn siêu nhiệt

You might also like