You are on page 1of 10

1

⁕☺♠⸙ - Học môn sinh cùng cô Kim Dung – ⁕☺♠⸙


BÀI 26: CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I/ Một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật
1/ Khái niệm
+ Công nghệ vi sinh vật là một lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học, sử dụng vi sinh vật hoặc các
dẫn xuất của chúng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con người.
+ Đặc điểm: sản phẩm từ công nghệ vi sinh vật an toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả
lâu dài.
+ Cơ sở khoa học: dựa trên đặc điểm của vi sinh vật.
- Kích thước hiển vi.
- Tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh.
- Sinh trưởng, sinh sản nhanh.
- Hình thức dinh dưỡng đa dạng.
- Một số loài có thể sống ở những môi trường cực đoan (nhiệt độ cao, độ mặn cao,…)
- Quá trình tổng hợp và phân giải các chất của vi sinh vật (sinh khối, chế phẩm sinh học, sản phẩm lên
men,…)
2/ Một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật
a) Trong nông nghiệp
- Phân bón vi sinh: sử dụng chế phẩm vi sinh vật để sản xuất các loại phân bón vi sinh. Chế phẩm có thể
chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật cố định đạm hoặc phân giải các chất hữu cơ, vô cơ khó hấp thụ thành
dạng mà cây có thể hấp thụ. Các nhà khoa học hiện nay đã tạo ra các chủng vi sinh vật có khả năng ức chế, tiêu
diệt các loài vi sinh vật gây hại trong đất.

Hình một số loại phân vi sinh


-Thuốc trừ sâu vi sinh: sử dụng các chế phẩm vi khuẩn có khả năng tiết ra các chất độc diệt sâu hoặc nấm kí
sinh trên côn trùng để sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh.
- Các nhà khoa học sử dụng vi khuẩn làm vector chuyển gene để tạo giống thực vật kháng sâu bệnh (giống
bông kháng sâu, chịu thuốc trừ cỏ,..)

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


2
⁕☺♠⸙ - Học môn sinh cùng cô Kim Dung – ⁕☺♠⸙

Thuốc trừ sâu vi sinh cho cây hoa hồng


b) Trong công nghiệp thực phẩm
Sử dụng các vi sinh vật có khả năng sản xuất sinh khối nhanh để tạo ra các nguyên liệu trong công
nghiệp và đời sống.
Ví dụ:
- Sử dụng nấm men saccharomyces cerevisiae để sản xuất ethanol dùng làm nhiên liệu sinh học và sản
xuất protein đơn bào làm thức ăn bổ sung cho vật nuôi.
- Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính (bột ngọt).
-Sử dụng nấm mốc Aspergillus niger để sản xuất enzyme amylase, protease bổ sung vào thức ăn chăn
nuôi

Hình nấm men nấu bia Một số loại thức ăn vi sinh trong chăn nuôi
c) Trong y học

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


3
⁕☺♠⸙ - Học môn sinh cùng cô Kim Dung – ⁕☺♠⸙
-Sử dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thuốc kháng sinh (ví dụ: sử dụng
nấm Penicillium chrysogenum để sản xuất kháng sinh Penicillin,…)
-Sử dụng vi sinh vật để sản xuất hormone, vaccine…
- Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin,…

d) Trong xử lí ô nhiễm môi trường


- Sử dụng công nghệ vi sinh vật để xử lí rác thải hữu cơ, giúp bảo vệ môi trường đồng thời làm phân
bón cho cây trồng. (Vd: Sử dụng vi khuẩn Clostridium thermocellum để phân huỷ rác hữu cơ…)

Hình một số loại chế phẩm vi sinh


-Sử dụng công nghệ vi sinh vật để xử lí nước thải.

Hình men vi sinh EMIC để xử lí nước thải


II/ Một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật
+Y học → Xét nghiệm vi sinh, điều tra dịch tễ,…
+Dược học →Sản xuất vaccine, enzyme, kháng sinh, kháng thể,…
+ Môi trường → Xử lí chất thải rắn, nước thải, khí thải,…
+Trồng trọt → Sản xuất phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học,…
+Thực phẩm→ Sản xuất thực phẩm lên men (phomat, nước tương,…)

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


4
⁕☺♠⸙ - Học môn sinh cùng cô Kim Dung – ⁕☺♠⸙
+Chăn nuôi→Sản xuất men vi sinh, thuốc chữa bệnh cho vật nuôi,..
+Nghiên cứu→cải tiến giống sinh vật,…
+Quản lí→quản lí dự án, quản lí doanh nghiệp, quản lí cơ quan nhà nước,…
III/ Triển vọng công nghệ vi sinh vật trong tương lai
Công nghệ VSV đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Sự kết hợp giữa công nghệ vi sinh hiện
đại, công nghệ nano, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo có thể mở ra những mô hình công nghệ mới và trở
thành xu thế trong tương lai. Ví dụ:
-Sản xuất pin nhiên liệu vi sinh vật (microbial fuel cell). Qui tắc: Dựa vào dòng điện sinh ra để đánh giá
cường độ trao đổi chất của VSV trong nước  phản ánh thành phần môi trường đầu vào.
-Công nghệ Nano Bioreactor xử lí nước thải.
-Tạo giống vi sinh vật bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, tạo đột biến định hướng, chỉnh sửa gene, phân
lập gene.
-Sử dụng công nghệ vi sinh vật Microbiome (hệ vi sinh sống trên cơ thể người) trong sản xuất mỹ phẩm
bảo vệ da,…
Tham khảo các video bài giảng phần chuyên đề 3: Bài 10, 11, 12
B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Công nghệ vi sinh vật là gì?
A. Là công nghệ sử dụng vi sinh vật và hoặc các dẫn xuất để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con
người.
B. Là lĩnh vực quan trọng của công nghệ tế bào.
C. Là công nghệ sử dụng vi sinh vật và các chất hóa học để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con
người.
D. Là công nghệ sử dụng virus và các chất hóa học để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con người.
Câu 2. Sản phẩm tạo ra từ công nghệ vi sinh vật có đặc điểm như thế nào?
A. An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành cao, hiệu quả lâu dài.
B. Gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả tức thời.
C. Gây hại cho người sử dụng nên giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
D. An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây đúng về công nghệ vi sinh vật?
(1) Là lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học.
(2) Gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả tức thời.
(3) An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
(4) Là công nghệ sử dụng vi sinh vật và dẫn xuất của nó để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con
người.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 4. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật là gì?
A. Dựa trên đặc điểm của vi sinh vật như: kích thước lớn, sinh trưởng, phát triển nhanh,…
B. Dựa trên đặc điểm của vi sinh vật như: sinh trưởng, phát triển nhanh, chỉ sống được ở một môi trường
duy nhất.

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


5
⁕☺♠⸙ - Học môn sinh cùng cô Kim Dung – ⁕☺♠⸙
C. Dựa trên đặc điểm của vi sinh vật như: kích thước nhỏ, sinh trưởng, phát triển nhanh,…
D. Dựa trên đặc điểm các chế phẩm hóa học để sản xuất các loại phân bón.
Câu 5. Vi sinh vật có những đặc điểm gì mà được dùng để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người?
A. Kích thước lớn, dễ quan sát. B. Thời gian sinh trưởng, phát triển chậm.
C. Chỉ sống được ở một môi trường. D. Có hình thức dinh dưỡng đa dạng.
Câu 6. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật là dựa trên đặc điểm của vi sinh vật như: (1)
kích thước hiển vi; (2) thời gian sinh trưởng nhanh; (3) môi trường sống khá hạn chế; (4) có hình thức dinh
dưỡng đa dạng; (5) quá trình tổng hợp và phân giải các chất; (6) khả năng trao đổi chất với môi trường kém.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 7. Ví dụ về ứng dụng đặc điểm quá trình tổng hợp các chất của vi sinh vật là
A. sản xuất protein đơn bào. B. rượu.
C. nước mắm. D. sữa chua.
Câu 8. Ví dụ về ứng dụng đặc điểm quá trình phân giải các chất của vi sinh vật là
A. sản xuất protein đơn bào. B. sản xuất acid amin.
C. nước mắm. D. sản xuất các chất xúc tác sinh học.
Câu 9. Hoạt động nào sau đây là ứng dụng của quá trình phân giải ở vi sinh vật?
A. Sản xuất các chất xúc tác sinh học. B. Tạo sinh khối.
C. Bột giặt sinh học. D. Sản xuất acid amin.
Câu 10. Ứng dụng nào dưới đây là từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật?
A. Sản xuất sinh khối (protein đơn bào).
B. Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm,…).
C. Sản xuất acid amin.
D. Cả A, B và C.
Câu 11. Làm sữa chua là ứng dụng của quá trình
A. lên men lactic. B. lên men rượu etylic.
C. lên men axetic. D. lên men butylic.
Câu 12. Xử lý nước thải là ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong
A. y học. B. nông nghiệp.
C. bảo vệ môi trường. D. sinh hoạt.
Câu 13. Xử lý mùi hôi trong chăn nuôi là ứng dụng của chế phẩm vi sinh vật trong
A. sinh hoạt. B. nông nghiệp.
C. công nghiệp. D. môi trường.
Câu 14. Cho các ứng dụng sau:
1. Sản xuất sinh khối (protein đơn bào).
2. Làm rượu, tương cà, dưa muối.
3. Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm,…).
4. Sản xuất acid amin.
Những ứng dụng từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật là:
A. 1, 3, 4. B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3.
Câu 15. Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp?
A. Kháng sinh. B. Dưa muối.
C. Nước tương. D. Phân bón vi sinh.

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


6
⁕☺♠⸙ - Học môn sinh cùng cô Kim Dung – ⁕☺♠⸙
Câu 16. Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: “Công nghệ vi sinh (1)… là sử dụng các (2)… để sản xuất
các loại phân bón vi sinh.”
A. (1) ứng dụng trong công nghiệp; (2) chế phẩm sinh học.
B. (1) sản xuất phân bón; (2) chế phẩm hóa học.
C. (1) sản xuất phân bón; (2) chế phẩm sinh học.
D. (1) sản xuất phân bón; (2) chế phẩm vi sinh vật.
Câu 17. Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm?
A. Baciilus thuringiensis. B. Penicillium chrysogenum.
C. Lactococcus lactics. D. Saccharomyces cerevisiae.
Câu 18. Đặc điểm của chế phẩm vi sinh vật trong nông nghiệp là
A. được phối trộn với chất hữu cơ để tạo phân bón.
B. chứa một chủng vi sinh vật duy nhất.
C. không được phối trộn với chất mang để tạo phân bón.
D. chỉ chứa vi sinh vật phân giải.
Câu 19. Ứng dụng nào sau đây là của công nghệ vi sinh vật?
A. Nhân giống vô tính cừu Doly. B. Hồ (bể) nuôi cá cảnh thủy sinh.
C. Hoa lan chiết. D. Sản xuất ra giống dưa không hạt.
Câu 20. Các ngành nghề nào sau đây liên quan đến công nghệ vi sinh vật?
(1) Y học, (2) Thực phẩm, (3) Trồng trọt, (4) Quản lí.
Nội dung đúng là
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 21. “Trong tương lai, sự kết hợp giữa (1)…, (2)…, (3)…và (4)…sẽ mở ra những triển vọng mới về các
ứng dụng trong đời sống và tạo ra những nghề nghiệp mới.”
Chỗ còn trống đó là
A. (1) công nghệ vi sinh hiện đại, (2) công nghệ nano, (3) công nghệ thông tin, (4) trí tuệ nhân tạo.
B. (1) trí tuệ nhân tạo, (2) công nghệ lên men, (3) công nghệ thông tin, (4) công nghệ vi sinh.
C. (1) công nghệ vi sinh hiện đại, (2) công nghệ vũ trụ, (3) công nghệ nano, (4) trí tuệ nhân tạo.
D. (1) công nghệ nano, (2) công nghệ vi sinh, (3) công nghiệp, (4) trí tuệ nhân tạo.
Câu 22. Bón phân vi sinh vật thường xuyên thì
A. không gây hại cho đất. B. đất bị thoái hóa.
C. đất bị bạc màu. D. kết cấu đất kém bền.
Câu 23. Những ngành nghề nào sau đây có liên quan đến công nghệ vi sinh vật?
(1) giáo viên; (2) y học; (3) công nghệ sinh học; (4) tài chính ngân hàng; (5) quản lí; (6) ngôn ngữ Anh; (7)
môi trường.
A. (1); (2); (3); (5); (7). B. (2); (4); (5); (6); (7).
C. (2); (3); (5); (7). D. (2); (3); (7).
Câu 24. “Sử dụng công nghệ Nano Bioreactor (là sự kết hợp giữa vật liệu sinh học bioreactor và máy sục khí
nano) để xử lí nước thải bằng cách thúc đẩy quá trình tự làm sạch của môi trường thông qua việc phát huy tối đa
khả năng phân giải các chất bẩn, độc hại của các vi sinh vật sẵn có trong môi trường.” là nội dung của
A. ứng dụng công nghệ vsv. B. ý nghĩa công nghệ vsv.
C. triển vọng công nghệ vsv. D. cơ chế của công nghệ vsv.
Câu 25. Ý nào sau đây là triển vọng của công nghệ vi sinh vật?

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


7
⁕☺♠⸙ - Học môn sinh cùng cô Kim Dung – ⁕☺♠⸙
A. Sản xuất thuốc kháng sinh cho người và động vật, vaccine, hormone từ công nghệ vi sinh vật.
B. Tạo giống vi sinh vật bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, tạo đột biến định hướng, chỉnh sửa gene, phân
lập gene.
C. Sử dụng công nghệ vi sinh vật để xử lí mùi hôi chuồng trại trong chăn nuôi.
D. Xử lí dầu loang trên biển bằng công nghệ vi sinh vật.
Câu 26. Tên nào dưới đây không phải là phân bón vi sinh?
A. Phân cố định đạm (N). B. Phân bón chứa chất giữ ẩm polysacharit.
C. Phân Supephosphat. D. Phân vsv phân giải cellulose.
Câu 27. Chất nào sau đây được sử dụng như một chất ức chế miễn dịch?
A. Cyclosporin A. B. Statin.
C. Streptokinase. D. Penicillin.
Câu 28. Chức năng nào sau đây là của pectinaza?
A. Làm sạch nước trái cây. B. Khử mùi tơ.
C. Làm sạch da sống. D. Sản xuất xà phòng.
Câu 29. Các hóa chất hoạt tính sinh học là gì?
A. Hóa chất ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống sống.
B. Hóa chất tham gia tích cực.
C. Hóa chất làm bong tróc các tế bào khác.
D. Hóa chất giúp trong cơ chế phản hồi.
Câu 30. Thuốc kháng sinh không được sử dụng cho mục đích nào sau đây?
A. Làm chất bổ sung thức ăn chăn nuôi.
B. Làm thuốc.
C. Làm chất bảo quản.
D. Để tiêu diệt vi khuẩn cần thiết.
Câu 31. Chất nào sau đây là loại kháng sinh phổ biến thu được từ địa y?
A. Penicillin. B. Axit usnic.
C. Cephalosporium. D. Clavacin.
Câu 32. Dựa vào đặc điểm nào của vi sinh vật mà người ta có thể ứng dụng chúng để xử lí ô nhiễm môi
trường?
A. Vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành các chất khoáng đơn giản.
B. Khả năng phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật.
C. Khả năng sinh sản, phát triển nhanh.
D. Khả năng sống trong những môi trường cực đoan.
Câu 33. Người ta dùng vi khuẩn nào để phân hủy rác thải?
A. E.coli. B. Penicillin.
C. Clostridium thermos. D. Clostridium thermocellum.
Câu 34. Sản xuất men vi sinh là ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong lĩnh vực nào?
A. Trồng trọt. B. Dược học.
C. Chăn nuôi. D. Thủy sản.
Câu 35. Sản xuất pin nhiên liệu là
A. ứng dụng công nghệ vsv. B. triển vọng công nghệ vsv.
C. ý nghĩa công nghệ vsv. D. cơ chế công nghệ vsv.
Câu 36. Người ta thường không thu được chất kháng sinh từ loài nào sau đây?

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


8
⁕☺♠⸙ - Học môn sinh cùng cô Kim Dung – ⁕☺♠⸙
A. Địa y. B. Nấm.
C. Xạ khuẩn. D. động vật bậc cao.
Câu 37. Phân vsv phân giải chất hữu cơ có tác dụng gì?
A. Chuyển hóa lân hữu cơ → lân vô cơ.
B. Phân giải chất hữu cơ →chất khoáng đơn giản.
C. Chuyển hóa lân khó tan → lân dễ tan.
D. Chuyển hóa Nito→đạm.
Câu 38. Đâu là ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt?
A. Ủ chua phụ phẩm trồng trọt.
B. Ủ men làm sữa chua.
C. Bón phân hóa học cho cây trồng.
D. Trồng xen canh cây họ đậu.
Câu 39. Phân có tác dụng cải tạo đất là
A. phân hóa học. B. phân hữu cơ, phân vi sinh.
C. phân vi sinh. D. phân lân.
Câu 40. Trong công nghệ vi sinh, việc nuôi cấy vi sinh vật thu sinh khối để sản xuất các chế phẩm sinh học có
giá trị được thực hiện trên môi trường nuôi cấy nào?
A. Môi trường có nhiệt độ thấp.
B. Nuôi cấy ngắt quãng, có thời gian cho vsv phát triển.
C. Nuôi cấy liên tục, duy trì năng suất.
D. Môi trường có nhiệt độ cao.
Câu 41. Tác dụng của kháng sinh (ứng dụng công nghệ vsv trong y học) như thế nào?
A. Kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn theo nhiều cơ chế khác nhau như ức
chế tổng hợp thành tế bào, protein hay nucleic acid,…
B. Kháng sinh có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và sản sinh vi khuẩn theo nhiều cơ chế khác nhau như
thúc đẩy tổng hợp thành tế bào, protein hay nucleic acid,…
C. Kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn theo một cơ chế là ức chế tổng hợp
thành tế bào.
D. Kháng sinh có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và sản sinh vi khuẩn theo nhiều cơ chế khác nhau như
thúc đẩy tổng hợp thành tế bào, protein hay nucleic acid,…

II. TỰ LUẬN
Bài 1. Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong các lĩnh vực nào? Triển vọng trong tương lai của
công nghệ vi sinh vật như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Công nghệ vi sinh được ứng dụng trong các lĩnh vực như: trong nông nghiệp, trong chế biến thực phẩm, trong y
dược, trong xử lí chất thải.
- Công nghệ vi sinh vật đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Sự kết hợp giữa công nghệ vi sinh
hiện đại, công nghệ nano, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo từ đó mở ra mô hình mới và trở thành xu thế
trong tương lai.

Bài 2. Nêu một số ví dụ minh họa cho từng lĩnh vực ứng dụng công nghệ vi sinh vật.

Ví dụ minh họa cho từng lĩnh vực:

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


9
⁕☺♠⸙ - Học môn sinh cùng cô Kim Dung – ⁕☺♠⸙
+ Trong nông nghiệp: sản xuất phân bón vi sinh giúp tăng năng suất cây trồng, cải tạo đất và không gây ô
nhiễm môi trường như phân hóa học; một số VSV có khả năng ức chế sự phát triển của sâu bệnh được ứng dụng
sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh.
+ Trong chế biến thực phẩm: sử dụng nấm men rượu lên men tinh bột thành rượu ethylic; sữa chua và phomat
đều là sản phẩm của lên men vi khuẩn lactic.
+ Trong y dược: các sản phẩm được tạo ra từ công nghệ tái tổ hợp vi khuẩn và nấm men như insulin, hormone
sinh trưởng, chất kích thích miễn dịch cytokine, chất kháng virus như interferon. Ngoài ra, VSV còn được ứng
dụng trong chẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh bằng kĩ thuật PCR.
+ Trong xử lý chất thải: sử dụng VSV phân hủy dầu để xử lí sự cố dầu trên biển, sản xuất bột giặt nhờ các
enzyme phân giải dầu mỡ của VSV; chất thải chăn nuôi có thể được thu gom lại vào các bể kín được phân giải
bởi các Archaea sinh methane tạo khí biogas dùng làm chất đốt cho gia đình.
Bài 3. Hãy kể tên những sản phẩm từ vi sinh vật trong nông nghiệp, thực phẩm con người mà em biết.
Gợi ý trả lời:
Một số sản phẩm từ vi sinh vật trong thực phẩm:
- Quá trình phân giải vi sinh vật được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm như nước tương, xì dầu, nước
mắm.
- Dùng nấm men để sản xuất rượu, bia.
- Sữa chua được lên men từ vi khuẩn lactic.
Một số sản phẩm từ vi sinh vật trong nông nghiệp:
- Phân bón vi sinh EcoStim.
- Phân vi sinh silicat.
- Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương.
- Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc.
- Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do từ không khí sống trong ruộng lúa.
Bài 4. Hãy kể tên những sản phẩm từ vi sinh vật trong y học, trong xử lí ô nhiễm môi trường mà em biết.
Gợi ý trả lời:
⁕Một số sản phẩm từ vi sinh vật trong y học:
-Sản xuất vaccine ngừa bệnh cho con người .
-Là thành phần của hầu hết những loại thuốc kháng sinh .
-Tạo nên những loại men tiêu hóa có lợi cho con người : Biosubtilic, Bidisubtilic, Antibio, Biofidin,
Biobaby …
-Tạo ra những loại protein có lợi : Insulin, Interferon, … giúp chống lại nhiều loại bệnh .
⁕Một số sản phẩm từ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường:
– Pseudomonas: Phân hủy hydratcacbon, protein, các chất hữu cơ,…và khử nitrat.
– Arthrobacter: Phân hủy hydratcacbon.
– Bacillus: Phân hủy hydratcacbon, protein.
– Cytophaga: Phân hủy các polime.
– Nitrosomonas: Nitrit hóa.
– Nitrobacter: Nitrat hóa.
– Sphaerotilus: Sinh nhiều tiêm mao, phân huỷ các chất hữu cơ.
– Nitrococcus denitrificans: Khử nitrat (thành N2).
– Desulfovibrio: Khử sunfat, khử nitrat.
Bài 5. Một bạn học sinh nói: “Vi sinh vật có hại vì chúng gây bệnh cho con người, vì vậy cần kìm hãm và
tiêu diệt chúng”. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Giải thích.

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


10
⁕☺♠⸙ - Học môn sinh cùng cô Kim Dung – ⁕☺♠⸙
Gợi ý trả lời:
Em không đồng ý với ý kiến của bạn.
- Giải thích: Không phải vi sinh vật nào cũng có hại, có những vi sinh vật có lợi ví dụ như cộng sinh trong
cơ thể người để tăng cường miễn dịch tiêu hóa; tổng hợp một số vitamin, amino acid; sử dụng trong chế biến
thực phẩm, sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin;… hay vi sinh vật tiến hành phân hủy xác động thực vật để trả lại
chất sinh dưỡng cho đất và làm sạch môi trường;… Do đó, đối với vi sinh vật có hại thì tìm cách kìm hãm và tiêu
diệt nhưng đối với vi sinh vật có lợi cần tìm cách tạo điều kiện cho chúng phát triển hợp lí.
Bài 6. Giải thích vì sao các sinh vật nhân sơ mặc dù có kích thước nhỏ bé và cấu tạo đơn giản nhưng lại có
vai trò “khổng lồ" đối với Trái Đất và sự sống?
Gợi ý trả lời:
Các sinh vật nhân sơ mặc dù có kích thước nhỏ bé và cấu tạo đơn giản nhưng lại có vai trò “khổng lồ" đối với
Trái Đất và sự sống vì:
+ Sinh vật nhân sơ rất cần thiết trong việc duy trì mọi khía cạnh của sự cân bằng sinh thái của thế giới sống
như chất phân hủy, nhà sản xuất và chất cố định nito, tham gia chính vào chu trình carbon .
+ Chúng sản xuất hoặc xử lý các chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa của con người và các loài động vật
khác.
+ Sinh vật nhân sơ được sử dụng để sản xuất một số thực phẩm cho con người, và cũng được sử dụng để
phân hủy các vật liệu nguy hiểm.
+ Sinh vật nhân sơ được sử dụng để làm sạch các mối nguy môi trường khác nhau và làm cho các nguồn
năng lượng sẵn có hiệu quả hơn. Ngoài ra, một số loài có công dụng cụ thể trong công nghiệp của con người.
Bài 7. Giải thích vì sao việc chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó lại có tác
dụng duy trì nitrogen trong đất.
Gợi ý trả lời:
Trong rễ cây đậu nành có sự cộng sinh giữa rễ cây và vi khuẩn Rhizobium. Trong mối quan hệ cộng sinh
này, cây cung cấp sản phẩm quang hợp cho đời sống và hoạt động của vi khuẩn ngược lại vi khuẩn có vai trò cố
định N2 tự do từ không khí thành NH3 vừa cung cấp cho cây vừa cung cấp cho đất. Như vậy, việc chuyển sang
trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó lại có tác dụng bổ sung và duy trì nitrogen trong đất

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần

You might also like