You are on page 1of 23

11/01/24

Tỷ lệ đánh giá:
- Bài tập: 20%
- BTL: 10%
- Kiểm tra: 20%
- Cuối kỳ: 50%

AN TOÀN SINH HỌC
- Sinh học → An toàn sinh học (biosafety)
Đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất, nghiên cứu
sinh học
- Công nghệ sinh học → đảm bảo An toàn trong công nghệ sinh học (biosafety in
biotechnology)

An toàn sinh học:


- Sự toàn vẹn sinh học (giả sử nghiên cứu vsv gây bệnh → quan tâm đến chu kỳ, tác
động sinh học, đối tượng trung gian truyền bệnh,...) (1) người nghiên cứu/thực hiện,
(2) người xung quanh cần được an toàn
- Đối tượng: môi trường, hệ sinh thái, con người và động vật
- Chiến lược: biện pháp bảo vệ, xử lý

Thực hiện an toàn sinh học:


- Mục tiêu: ngăn chặn hậu quả không mong muốn của một quá trình/sự kiện liên quan
đến sinh vật sống/sản phẩm của sinh vật sống.
- Ví dụ:
+ Trong hoạt động y tế
+ Trong đời sống hằng ngày
+ Trong chăn nuôi, thuỷ sản
+ Trong trồng trọt

Công nghệ sinh học:


- Lĩnh vực công nghệ cao
- Nền tảng khoa học:
+ Khoa học về sự sống
+ Quy trình và thiết bị kỹ thuật
→ Công nghệ khai thác các hoạt động sống của sinh vật
→ Sản xuất các sản phẩm sinh học quy mô công nghiệp
+ Chất lượng cao
+ Phục vụ cho lợi ích và nhu cầu con người.
+ Phát triển kinh tế - xã hội
+ Bảo vệ môi trường
- Sự sản xuất sản phẩm trên quy mô công nghiệp
- Nhân tố tham gia trực tiếp và quyết định: tế bào sống
- Mỗi tế bào sống = một lò phản ứng nhỏ

Công nghệ sinh học truyền thống


Công nghệ sử dụng một bộ phần/tế bào riêng rẽ của cơ thể sinh vật vào việc khai thác
sản phẩm của chúng (UNESCO, 1985)
vd: nuôi cấy mô, dùng vsv sản xuất thực phẩm,...

Công nghệ sinh học hiện đại


Công nghệ chuyển một/nhiều gen vào sinh vật chủ nhằm khai thác sản phẩm và chức
năng của gen đó (ĐH Stanford, 1995) → ra đời khi kỹ thuật di truyền ra đời.

Phạm vi ứng dụng CNSH:


- CNSH xanh (Green Biotechnology): áp dụng trong nông nghiệp và xử lý môi
trường.
- CNSH trắng (White Biotechnology): sử dụng tác nhân xúc tác sinh học (enzyme)
và công nghệ lên men để tạo ra sản phẩm.
- CNSH đỏ (Red Biotechnology): ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị bệnh và sản
xuất dược phẩm.

An toàn trong công nghệ sinh học


- Nghĩa rộng: đảm bảo an toàn trong các lĩnh vực hoạt động có liên quan đến việc
ứng dụng công nghệ sinh học.
- Nghĩa hẹp: đảm bảo an toàn liên quan đến GMO (genetically modified organism) -
sản phẩm của công nghệ DNA tái tổ hợp

Mục tiêu của việc thực thi an toàn trong công nghệ sinh học: Đảm bảo tính toàn
vẹn sinh học của môi trường sinh thái và sức khỏe con người với sự hiện diện của sinh
vật biến đổi gen.

Sinh vật biến đổi gen - genetically modified organism


- Thực vật
- Động vật
- Vi khuẩn / vsv / nấm men / virus …
Được thiết kế cho một loạt các ứng dụng khác nhau:
- Sản xuất nông nghiệp (bắp biến đổi gen chống sâu ăn thân,...)
- Điều trị bệnh (chuyển gen vào virus, tấn công vào người → cắt bỏ các gen mà tấn
công vào người, giữ lại gen mong muốn → điều trị)
- Nghiên cứu khoa học

Đảm bảo an toàn trong công nghệ sinh học: Đề ra biện pháp nhằm giảm thiểu/loại
bỏ những rủi ro tiềm tàng của các ứng dụng CNSH có thể gây ra cho con người,
động vật, thực vật, vsv, môi trường và sự đa dạng sinh học.
*rủi ro tiềm tàng: những rủi ro k mong muốn nhưng chưa (hoặc có thể không) biểu
hiện ra ngoài → nghiên cứu mức độ gây hại → biện pháp kiểm soát → hợp lý r mới
đc thương mại hoá.

Các nội dung chính:


- Đánh giá rủi ro: xác định những tác động bất lợi có thể xảy ra.
- Quản lý rủi ro: quản lý những tác hại đã nhận biết ở mức có thể chấp nhận được.
(có thể chấp nhận được → mới được quản lý; không thể chấp nhận đc thì bín giùm!!)
- Giám sát rủi ro: (sau khi thương mại hoá xong thì vẫn phải theo dõi)

Mục tiêu đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro: Đảm bảo sự an toàn nhưng không được
trở thành rào cản đối với nghiên cứu và phát triển những sản phẩm CNSH có lợi.

Các thỏa thuận quốc tế liên quan:


- Công ước Đa dạng Sinh học (Conventional on Biodiversity - CBD)
- Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (Cartagena Protocol on Biosafety -
CPB)

18/01/24
Công ước đa dạng sinh học (CBD)
- Được chấp nhận ngày 22/05/1992 tại Nairobi
- Thông qua 05/06/1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển ở Rio
de Janeiro
- Bắt đầu có hiệu lực từ 12/1993
- Gồm 42 điều và 2 phụ lục
- VN chính thức là thành viên 16/11/1994

Nội dung:
- Bảo tồn đa dạng sinh học
- Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
- Chia sẻ công bằng và bình đẳng các lợi ích của việc sử dụng tài nguyên sinh học.
Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học

GMO - Các sinh vật có bộ gen bị can thiệp bởi con người (khác hoàn toàn với việc lai
tạo giữa các giống cây với nhau) → Sản phẩm từ GMO cũng được coi là GMO
LMO - Living Modified Organisms
GMC - Genetically Modified Crops (thực vật)
GMMs - Genetically Modified Microorganisms
GMA - Genetically Modified Animals

- Hình thành từ Công ước Đa dạng sinh học.


- Hoàn thiện và thông qua tại Montreal ngày 29/01/2000, chính thức có hiệu lực từ
ngày 11/09/2003.
- Việt Nam phê chuẩn ngày 20/04/2004.
- Hiện có 173 quốc gia phê chuẩn.

Nội dung: các biện pháp nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học khỏi những rủi ro tiềm
tàng do các sinh vật biến đổi gen gây ra từ công nghệ sinh học hiện đại.

Mục tiêu:
- Góp phần đảm bảo an toàn trong:
+ Chuyển giao LMO
+ Xử lý GMO
+ Sử dụng các LMO
- Đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và đa dạng sinh học. Trong đó, chú trọng
vận chuyển xuyên biên giới sinh vật sống biến đổi gen.

Nội dung:
- Hỗ trợ các quốc gia đang phát triển xây dựng năng lực để quản lý công nghệ sinh
học hiện đại
- Tạo ra thủ tục “thỏa thuận thông báo trước” (Advance Informed Agreement - AIA
procedure): các nhà xuất khẩu trước khi vận chuyển lần đầu tiên LMOs dự kiến đưa
vào môi trường
vd: Nước A muốn chuyển giao GMO cho nước B, (1) nước B phải chấp nhận, (2)
nước A mới được chuyển vào (thông báo cả với nước quá cảnh trong quá trình vận
chuyển)
- Xây dựng trung tâm trao đổi thông tin về an toàn sinh học (Biosafety Clearing House
- BCH): hỗ trợ các quốc gia trao đổi thông tin khoa học, kỹ thuật, môi trường và luật
pháp về LMOs (cổng thông tin quốc tế)

Chú trọng: Vận chuyển xuyên biên giới sinh vật sống biến đổi gen
Các vấn đề thảo luận (Nội dung tiểu luận)
- Thông tin về sinh vật biến đổi gen trên thế giới
● Các vấn đề quan tâm
+ Đặc điểm
+ Phương pháp thực hiện (phương pháp chuyển gen)
+ Quy mô sản xuất (mức độ khai thác, sử dụng)
+ Lợi ích
+ Nguy cơ
+ Phương pháp quản lý
● Đối tượng
+ Thực vật: nhóm cây lương thực/thực phẩm/công nghiệp
+ Vi sinh vật: sản xuất dược phẩm/xử lý môi trường
+ Động vật: thực phẩm/sản xuất dược phẩm

10 sự kiện hàng đầu về cây trồng CNSH từ 1996 - 2015


(nghe thêm)

Chương 3: SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN
- Phương pháp lai tạo (traditional breeding): thực hiện ở hầu hết các loại cây nông
nghiệp → lựa chọn những đặc tính có lợi
- Phương pháp gây đột biến (hoá chất/tia bức xạ lên bộ gen của cây → (1) mang tính
ngẫu nhiên; (2) có giới hạn nhất định lên bộ gen (quá mức → chết))
- RNA Interference: đưa RNA vào để bất hoạt/ức chế gen (CẦN ĐÁNH GIÁ AN
TOÀN)
- Chuyển gen: đưa gen mới (từ vi khuẩn, thực phẩm khác) vào bộ gen (CẦN ĐÁNH
GIÁ AN TOÀN)

Sinh vật biến đổi gen: (ráng phải nhớ!!!)


- Sản phẩm chính của CNSH hiện đại
- Do con người tạo ra
- Chuyển 1/ nhiều gen từ 1 cá thể sang cá thể khác bằng kỹ thuật phân tử
- Tạo 1/ nhiều đặc tính mới ở cá thể nhận (ĐV, TV, VSV)

Nội dung thực hiện:


- Chuyển thêm thông tin vào genom sinh vật (vd: gen kháng thuốc diệt cỏ)
- Ức chế gen nội sinh (vd: gen mã hoá độc tố ở hạt bông, táo arctic (không bị hoá nâu
khi cắt do đưa ARN ức chế gen mã hoá sinh phenolic)...)
- Thay thế gen nội sinh bằng một gen khác (vd: hoa hồng xanh → loại bỏ
gen tạo màu trong hoa hồng, thay bằng gen tạo màu xanh)
*Đối với động/thực vật: Gen ngoại lai phải có mặt ở tất cả các tế bào (sinh dưỡng,
sinh dục) → truyền đến thế hệ sau

Kỹ thuật tái tổ hợp gen:

Hệ thống gen chuyển:


- Gen đích: gen kháng sâu, đục thân (Vd này đối với giống bắp kháng sâu)
- Promotor (trình tự khởi đầu phiên mã): Nucleic giúp gen đưa vào có khả năng phiên

- Trình tự kết thúc phiên mã (terminator)
- Marker: đánh dấu (có thể là màu sắc, tính kháng sinh): dùng để đánh dấu, phát hiện
mẫu nào đã được chuyển gen thành công. (cũng là 1 gen → cũng phải kèm theo
promotor và terminator dành riêng cho marker)

P Đích T
Tổ hợp gen đích
P Marker T
Tổ hợp marker

Vi khuẩn biến đổi gen


- Nhà máy sản xuất các phụ gia thực phẩm, dược phẩm… (E.coli sản xuất insulin,
Pichia pastoris sản xuất hormone tăng trưởng…)
- Rhizobium meliloti biến đổi gen tăng khả năng cung cấp đạm cho cỏ đinh lăng (dùng
để nuôi gia súc vì có nguồn đạm cao)
- Vi sinh vật tăng khả năng xử lý ô nhiễm môi trường. (sự cố tràn dầu ra ngoài nước
→ bắt buộc thu hồi dầu; (1) hốt dầu thô bằng cách thả phao (2) sử dụng vsv có khả
năng dùng dầu như là thức ăn để xử lý)

Cây nông nghiệp biến đổi gen:


- Đối tượng chính: bắp, khoai tây
- Tính trạng: kháng sâu, chịu hạn, làm tăng sự tích lũy tinh bột, kháng thuốc diệt cỏ,
kháng bệnh,...

Cây công nghiệp biến đổi gen:


- Đối tượng chính: bông vải, đậu tương, cải dầu,...
- Tính trạng: kháng sâu, kháng virus, tăng chất lượng sản phẩm.

Cây lâm nghiệp biến đổi gen:


- Đối tượng: bạch đàn, bạch dương - cây lấy gỗ làm nguyên liệu trong sản xuất giấy
- Tính trạng:
● Tăng tốc độ sinh trưởng của cây (vì thời gian phát triển của cây lên đến 6-7
năm → thúc đẩy quá trình phát triển để giảm thời gian)
● Biến đổi cấu trúc gỗ
● Tăng khả năng chống chịu,...

Động vật biến đổi gen:


- Đầu năm 1988, nghiên cứu về chuột Harvard Oncomouse đã được cấp bằng sáng chế
ở Hoa Kỳ
- Cá biến đổi gen: tăng trưởng nhanh, kháng bệnh và chống chịu những điều kiện
nhiệt độ khác nhau.
- Nghiên cứu thành công & được thương mại hoá:
● Cá hồi biến đổi gen tăng trưởng nhanh hơn cá hồi trong tự nhiên.
● Cá cảnh phát sáng trong bóng tối.
Thực phẩm từ GMO:
- Thực phẩm biến đổi gen GMF
- Thực phẩm GM
- Thực phẩm CNSH

Những tranh luận về GMO nói chung và GMC nói riêng


Quan điểm về GMO: 🤔🤔🤔
- Nhóm 1: tích cực ủng hộ (Huê Kỳ, Canada, Brazil, Argentina, Ấn Độ (bông biến đổi
gen),...)
- Nhóm 2: phản đối!! (một số quốc gia trong khối liên minh châu Âu)
- Nhóm 3: trung gian (thận trọng)

Các tổ chức thế giới: 👪👪👪


- Tổ chức ủng hộ tích cực:💯💯💯 ISAAA (Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng
CNSH trong nông nghiệp - International Service for the Acquisition of Agri-biotech
Applications)
- Tổ chức phản đối: 🚨🚨🚨
● Liên đoàn quốc tế nông nghiệp hữu cơ (quy định các nông sản hữu cơ hông
được có nguồn gốc GMO
● Một số tổ chức bảo vệ môi trường ở châu Âu

Phe ủng hộ
- Cung cấp nguồn lương thực cần thiết trong tương lai (dân số tăng nhưng diện tích
giảm → phải tăng hiệu suất trồng trọt → mới có thể cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu
dùng)
- Tăng cường chất lượng thực phẩm (về dinh dưỡng)
- Loại trừ thực phẩm chứa độc tố/chất gây dị ứng
- Tạo ra cây trồng sản sinh biodiesel
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Tăng lợi nhuận từ các hoạt động nông và công nghiệp
- Tạo ra khả năng mới trong việc giám sát và quản lý những ảnh hưởng đối với môi
trường.
- Tăng hàm lượng dầu và các acid béo có lợi trong dầu thực vật.
- Tạo các chất hóa học sử dụng trong các ngành dược phẩm, mỹ phẩm, các ngành
công nghiệp khác.
- Sản xuất giấy và bìa có nguồn gốc từ tinh bột
- Tạo ra các chất hoá học ít gây ô nhiễm môi trường và dễ kiểm soát.
- Giảm áp lực chuyển đổi từ đất lâm nghiệp, các khu vực đa dạng sinh học khác sang
đất nông nghiệp.
Phe phản đối: 😤😤😤
- Công nghệ sinh học hiện đại vượt qua những điều con người lẽ ra không nên làm
(em bé biến đổi gen ???👶👶👶- X-men)
- Ít bằng chứng khẳng định sản lượng nông nghiệp đã tăng lên 📈📈📈
- Chưa đủ thông tin liên quan đến độc tố và chất gây dị ứng trong thực phẩm có nguồn
gốc từ các GMO.
- Rất nhiều ví dụ về các ứng dụng GM đã bị thất bại do sự hạn chế vốn có của công
nghệ.
- Sự phóng thích GMO ra môi trường ảnh hưởng đến môi trường và sự đa dạng sinh
học
● Khả năng xâm lấn hoặc cạnh tranh của GMO
● Nguy cơ chuyển vật liệu di truyền vào sinh vật khác (cây bắp, đậu tương mang
gen kháng thuốc diệt cỏ → cây ra hoa → hạt phấn bay dính vào cây cỏ dại →
siêu cỏ - super weed)
● Ảnh hưởng đến những sinh vật không cần diệt
● Hoạt động nông nghiệp bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi (tăng độ ô nhiễm
môi trường)
● Giảm sự đa dạng vốn gen thiên nhiên (loại bỏ cây trồng truyền thống)
- Ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội: loại bỏ các cây trồng truyền thống → giảm hệ thống
nông trại quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển. (trồng lúa truyền thống: chia làm 2
(1) để ăn, bán (2) để làm giống; thông thường cây lai phát triển tốt ở F1, giảm dần từ
F2, F3,... → nông dân không thể giữ giống ở những thế hệ sau → trang trại nhỏ kh đủ
chi phí mua giống P → trang trại nhỏ lụi tànnnnn!!!!

Đề nghị:
- Không chấp nhận việc đăng ký sáng chế đối với các sinh vật sống, gen và/hoặc
các nguyên liệu di truyền
- Nông dân được quyền giữ hạt giống cho mùa sau
- Nghiêm cấm (Anh cấm em!) việc quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ gen hoặc các trình tự
acid nucleic không thuộc các sáng chế thực sự.

22/02/24
Chương 3: Quản lý sinh vật biến đổi gen

Quy trình quản lý GMO: gồm 3 bước:


- B1: Đánh giá rủi ro
- Phân tích rủi ro (liệt kê các rủi ro có thể xảy ra)
- Đánh giá rủi ro (mức độ ảnh hưởng đến con người và môi trường)
- Ước lượng rủi ro
- B2: Quản lý rủi ro ← Đề xuất kế hoạch kiểm soát rủi ro (Bao gồm PP ngăn
ngừa và PP xử lý rủi ro)
- B3: Giám sát rủi ro
Đối tượng quan tâm:
Quản lý GMO (ở cấp quốc gia)
- Nội dung quản lý:
- Giai đoạn nghiên cứu: cần đăng ký giấy phép để hđ PTN.
- Giai đoạn phát triển: giai đoạn gia tăng sluong sv biến đổi gen.
- Giai đoạn khảo nghiệm: nuôi trồng ngoài tự nhiên (trong phạm vi được
kiểm soát).
- Giai đoạn phóng thích GMO: nuôi trồng ở quy mô lớn.
- Quyết định cấp giấy phép dựa trên:
- Kết quả đánh giá rủi ro
- Kế hoạch quản lý rủi ro

1. CÁC KHÁI NIỆM


1.1. Nguy cơ (Hazard)
- Trường hợp hoặc khả năng dẫn đến nguy hiểm (trong những tình huống cụ
thể).
VD: Các nguy cơ gây cháy rừng: thực bì dày, nắng nóng, nhiệt độ môi trường
cao,...
- Khả năng mà một vật/chất có thể gây ra ảnh hưởng bất lợi (trong những điều
kiện cụ thể)
VD: Chất độc cyanide trong khoai mì.
→ Tác động bất lợi tiềm ẩn (chỉ trở thành rủi ro khi có một sống tình huống làm cho
tác động đó xảy ra).
1.2. Rủi ro (Risk)
- Sự kết hợp giữa xác suất xảy ra một mối nguy hiểm xác định với mức độ hậu
quả xảy ra.
→ Khả năng xảy ra tác động không mong muốn.
a/ VD về rủi ro sinh học: Đảo Galapagos (thuyền viên đưa đến 3 chú dê làm
tăng số lượng dê lên gấp 5 lần so với số dân cư trên đảo → ăn lá cây, vỏ cây → giảm
nguồn thức ăn của rùa khổng lồ → nguy cơ tuyệt chủng),
b/ Rủi ro liên quan đến sinh vật biến đổi gen
- Các yếu tố trực tiếp/ gián tiếp có hại đến sức khỏe con người, vật nuôi, môi
trường, đa dạng sinh học.
- Có thể dễ phát hiện hoặc tiềm ẩn do các hoạt động liên quan đến nghiên cứu
sinh vật biến đổi gen gây ra.
1.3. Phân tích rủi ro (Risk analysis)
- Sử dụng có hệ thống những thông tin có sẵn để:
- Xác định các mối nguy hại
- Ước lượng rủi ro
- Xác định các sự cố không mong muốn:
- Nguyên nhân
- Hậu quả
1.4. Đánh giá rủi ro (Risk assessment)
- Tìm hiểu/phân tích những rủi ro có thể xảy ra
- Ước lượng mức độ nguy hại

Kết quả đánh giá được sử dụng để:


- Cho ra quyết định (SV biến đổi gen nên đưa ra ngoài môi trường hay k)
- Xếp hạng (tương đối) chiến lược giảm thiểu rủi ro

Đánh giá rủi ro liên quan đến GMO: là quá trình xem xét khả năng có thể xảy ra rủi
ro khi sử dụng GMO (trước mắt/lâu dài).
- Là nội dung quan trọng nhất trong quá trình quản lý ATSH.
- Quy trình đánh giá rủi ro phải đặc trưng cho từng GMO cụ thể.
1.5. Quản lý an toàn sinh học
- Là biện pháp để đảm bảo an toàn đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức
khỏe con người và vật nuôi.

2. QUY TRÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐỐI VỚI SV-BĐG


Quy trình bao gồm các bước:
Phân tích rủi ro → Xác định đặc tính rủi ro → Ước lượng mức độ gây hại của rủi ro
→ Mức độ nguy hại của rủi ro → Kế hoạch quản lý rủi ro (CQ chức năng, NKHọc) →
Giám sát rủi ro

3. TOÀN CẢNH QUY TRÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN VỚI SV-BĐG


3.1. Đánh giá rủi ro
3.1.1. Phân tích rủi ro
- Quy trình phân tích rủi ro của Úc:
- Mô tả bối cảnh của nguy cơ
- Xác định nguy cơ
- Đánh giá hậu quả và khả năng xảy ra đối với các nguy cơ đã được xác
định
- Đề xuất nội dung quản lý nhằm hạn chế các nguy cơ đã được xác định.
3.1.2. Đánh giá rủi ro liên quan đến GMO
- Xác định các nguy cơ tiềm ẩn
- Đánh giá:
- Khả năng xảy ra tác động bất lợi
- Tính nghiêm trọng
→ Cơ sở để ước lượng rủi ro

- Khả năng xảy ra rủi ro:


- KN cao: có thể xảy ra trong hầu hết các trường hợp.
- Có KN: có thể xảy ra trong nhiều trường hợp.
- Ít có KN: có thể xảy ra trong một số trường hợp.
- Không có KN: có thể xảy ra trong rất ít trường hợp.

- Hậu quả của rủi ro:


- Rất nhỏ: tác động bất lợi rất nhỏ hoặc không có.
- Nhỏ: có một số tác động bất lợi.
- Trung bình: tác động bất lợi là đáng kể.
- Cao: tác động bất lợi ở mức nghiêm trọng.

- Mức độ rủi ro: (cấp độ ộ ộ)


- Không đáng kể: không cần các biện pháp xử lý.
- Thấp: có thể cần các biện pháp xử lý.
- Trung bình: cần các biện pháp xử lý và chứng minh tính hiệu quả của
GMO.
- Cao: không thể chấp nhận được trừ khi có các biện pháp xử lý khả thi
và đạt hiệu quả cao.

3.1.3. Ước lượng rủi ro


- Xác định các mức độ rủi ro
- Yếu tố ảnh hưởng đến ước lượng rủi ro: Tính không chắc chắn.

3.2. Quản lý rủi ro


- Cơ sở quản lý: từ kết quả đánh giá.
- Đề xuất: kế hoạch quản lý (gồm phương pháp ngăn ngừa và phương pháp xử lý
rủi ro).
- Quyết định: kế hoạch quản lý các tác động bất lợi tiềm ẩn.

3.3. Giám sát rủi ro


- Giám sát tất cả những thay đổi bất thường ở nơi phóng thích GMO và các vùng
lân cận.
- Báo cáo đến cấp có thẩm quyền khi có điểm bất thường.
29/02/24
4. Các vấn đề cần quan tâm khi đánh giá rủi ro
4.1. Đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người
Mô tả đặc điểm của rủi ro phải dựa trên cơ sở:
- Xác định các nguy cơ (phơi nhiễm, lây nhiễm)
- Đánh giá mức độ xảy ra
Thu thập thông tin từ:
- Độc học
- Dịch tễ học
- Nghiên cứu phơi nhiễm (khả năng ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ
người trong hoạt động sống)

4.2. Đánh giá rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học
Tác hại tiềm ẩn đối với:
- Môi trường vô sinh
- Môi trường hữu sinh
Đánh giá trên:
- Cá thể
- Quần thể

4.3. Thông tin sử dụng để đánh giá rủi ro: từ các lĩnh vực
- Thực vật học
- Động vật học
- Côn trùng học
- VSV học
- Hoá sinh học
- Di truyền quần thể
- Nông học
- Sinh thái học
- Hóa học
- Địa chất học và các kiến thức về các chu kỳ sinh học

4.4. Các thông số cần quan tâm khi đánh giá rủi ro
- Sinh vật nhận
- Sinh vật bố mẹ
- Sinh vật biến đổi gen
- Gen được chuyển
- Phương pháp biến đổi gen
- Sự bền vững tính trạng mới
- Mục đích sử dụng GMO
- Đặc điểm của môi trường tiếp nhận
4.5. Các nguyên tắc đánh giá rủi ro chung
- Minh bạch (liên quan đến lợi ích cá nhân và tập thể)
- Dựa trên cơ sở khoa học của các kỹ thuật đánh giá rủi ro đã được công nhận
- Không được khẳng định cấp độ rủi ro nếu thiếu kiến thức khoa học
- Tiến hành theo từng trường hợp cụ thể

4.6. Các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình đánh giá rủi ro
- Tính chủ quan
- Thông tin chưa đầy đủ
- Quy mô thực hiện
- Định kỳ đánh giá lại thông tin

4.7. Các vấn đề khoa học trong lĩnh vực đánh giá rủi ro
- Đối với môi trường/đa dạng sinh học
- Phát tán gen (gene flow) (do gió, nước, côn trùng,...)
- Ảnh hưởng trên những sinh vật không phải là sinh vật đích cần diệt

4.8. Các vấn đề thường được cân nhắc khi chuẩn bị đánh giá rủi ro:
- Các đánh giá trước đó
- Khả năng GMO gây hại đối với con người và các sinh vật khác
- Khả năng GMO có tác động bất lợi đến các hệ sinh thái
- Quá trình chuyển vật liệu di truyền sang sinh vật khác
- Sự bền vững của GMO trong môi trường
- Xu thế cạnh tranh của GMO trong môi trường
- Tác động có hại của GMO đối với các sinh vật khác: độc tố/ chất gây dị ứng/
mầm bệnh

Hai giai đoạn cần quan tâm với từng loại GMO
- Khảo nghiệm: giới hạn về không gian và thời gian
- Phóng thích ra môi trường tự nhiên: quy mô không giới hạn → cần cân nhắc
nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và hệ sinh thái trong đánh giá rủi ro

Quy trình đánh giá rủi ro thường lặp đi lặp lại do:
Thông tin tiếp tục được cập nhật:
- Tư vấn của chuyên gia
- Công trình mới được công bố
Các tiêu chí đánh giá hậu quả được xây dựng chi tiết hơn khi nhiều rủi ro được nhận
dạng hơn…
Kết quả của quy trình đánh giá rủi ro được sử dụng để chuẩn bị kế hoạch quản lý
rủi ro
4.9. Một số tiêu chí cần quan tâm khi xác định tác động bất lợi của GMO đến con
người và môi trường
4.9.1. Tác động bất lợi đối với sức khỏe con người
- Các đánh giá trước đó
- Khả năng GMO gây hại đối với co
- Yếu tố ảnh hưởng
+ Độc tố (cấp tính, lâu dài)
+ Yếu tố gây ung thư, biến dị di truyền, dị ứng
+ Mầm bệnh
+ Các tác động đến nội tiết và sinh sản
- Tiêu chí xác định
+ Hóa sinh
+ Lý sinh
+ Các biến dị di truyền
+ Tỷ số tuổi/cân nặng
+ Tỷ lệ tử vong
+ Tần suất và độ tuổi bị bệnh
+ Tần suất lây nhiễm bệnh
4.9.2. Tác động bất lợi đối với các loài động vật được bảo vệ
Tiêu chí xác định:
+ Số lượng và mật độ
+ Các khu vực xuất hiện
+ Tỷ lệ tử vong
+ Tần suất và độ tuổi bị bệnh
+ Khả năng sống sót
+ Khả năng sinh sản
+ Tỷ số tuổi/cân nặng

4.9.3. Tác động bất lợi đối với các loài không phải là loài đích (không phải loài
cần diệt)
Tiêu chí xác định: sự mắc bệnh trong quần thể; khả năng ảnh hưởng đến sự đa
dạng của loài

4.9.4. Tác động bất lợi đối với đa dạng loài/đa dạng di truyền trong loài
Tiêu chí xác định: sự có mặt và đa dạng của loài
4.9.5. Tạo ra một loài cỏ dại mới, sâu hại hoặc mầm bệnh
Tiêu chí xác định: Sự xuất hiện và các đặc tính sinh học

4.9.6. Làm tăng tác động bất lợi của một loài cỏ dại/sâu hại/mầm bệnh hiện có
Tiêu chí xác định:
- Mức độ/tần suất của sự tấn công/ xâm lấn
- Cường độ của triệu chứng bệnh
- Sự đa dạng của loài trong khu vực

4.9.7. Các tác động phá vỡ hệ sinh thái và sinh học (nhất thời và bền vững)
Tiêu chí xác định:
- Sự đa dạng của loài
- Các chỉ số đa dạng
- Quy mô và khu vực
- Các chỉ số về chuỗi thức ăn

4.9.8. Phá vỡ các hệ sinh thái hiếm/đang bị đe dọa/có giá trị cao
Tiêu chí xác định: Quy mô và khu vực, sự đa dạng của loài

07/03
Chương 4: QUẢN LÝ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN Ở VN
1. Tình hình quản lý vsv biến đổi gen ở VN
Trong nông nghiệp:
- Bắp kháng sâu đục thân
- Bắp chịu hạn
- Bắp giàu carotenoid
- Đậu tương kháng sâu
- Dưa leo kháng virus
- Lúa kháng bệnh bạc lá, kháng côn trùng
- Đu đủ kháng bệnh đốm vòng
- Bông kháng hạn và kháng sâu đục thân
- Lan Hồ Điệp kháng virus khảm vàng
- Hoa mang gen phát sáng
Trong thuỷ sản:
Gen mã hóa hormone sinh trưởng đã được chuyển vào cá chép
Trong y học:
- Sản xuất vaccine tái tổ hợp (viêm gan siêu vi A, B) từ vi sinh vật biến đổi gen
- Chuyển gen tạo chuột mô hình phục vụ nghiên cứu bệnh
Trong bảo vệ môi trường:
Sản xuất các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường

Các đối tượng quản lý:


- GMO
- Sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ GMO

Nội dung quản lý của nhà nước về vấn đề an toàn GMO


1. Xây dựng, ban hành chiến lược, chính sách, kế hoạch và các văn bản pháp luật
về ATSH đối với GMO
2. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về ATSH đối với
GMO
3. Thẩm định việc đăng ký khảo nghiệm, phóng thích, sản xuất, kinh doanh, sử
dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển GMO; cấp/thu hồi giấy chứng
nhận, giấy phép có liên quan tới ATSH của GMO.
4. Đào tạo, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân về
ATSH đối với GMO
5. Hợp tác quốc tế, tham gia thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến
GMO
6. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ và thực hiện các quy định của pháp luật về
ATSH đối với GMO
(Dán nhãn sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ GMO: giúp người tiêu dùng tự do lựa
chọn các sản phẩm, hàng hoá thông thường hay có nguồn gốc từ GMO)

Quy định:
- Dán nhãn tất cả sản phẩm có nguồn gốc từ GMO với DNA/protein tái tổ hợp có
thể phát hiện
Phạm vi:
- Các sản phẩm được tinh chế từ GMO
- Thức ăn gia súc
- Các chất phụ gia, hương liệu
- Thịt và các sản phẩm từ động vật được nuôi bằng thức ăn biến đổi gen
- Thực phẩm được các nhà hàng và khách sạn sử dụng
- Thực phẩm không đóng gói

Điều kiện để cấp giấy chứng nhận ATSH


1. Không có nguy cơ gây độc tính hoặc dị ứng đối với sức khoẻ con người
2. Không gây ra tác động xấu tới môi trường và đa dạng sinh học
Các cơ quan tham gia vào việc quản lý sinh vật biến đổi gen
- Bộ Tài nguyên Môi trường
+ Cơ quan đầu mối của chính phủ về quản lý ATSH
+ Giúp chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về ATSH
- Bộ Khoa học và Công nghệ
+ Phát triển công nghệ
+ Xây dựng cơ chế chính sách, văn bản liên quan đến KHCN, phát triển
KHCN
+ Xây dựng và phát triển tiềm lực phục vụ KHCN
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: quản lý GMO liên quan đến nông
nghiệp và lâm nghiệp
+ Cục thuỷ sản: quản lý GMO liên quan đến thuỷ sản
- Bộ Y tế: quản lý
+ Sản phẩm, hàng hoá thuộc ngành y tế
+ An toàn thực phẩm
+ Nguyên liệu sử dụng trong ngành dược, mỹ phẩm và thực phẩm
- Bộ Công thương: quản lý các vấn đề liên quan đến việc mua bán các sản phẩm
liên quan đến GMO

Cơ chế trao đổi thông tin về GMO


Phân nhóm mức độ ATSH
Cấp 1: chưa/có ít nguy cơ rủi ro
Cấp 2: nguy cơ rủi ro ở mức trung bình
Cấp 3: nguy cơ rủi ro ở mức độ cao
Cấp 4: nguy cơ rủi ro cao có thể xảy ra nhưng chưa có biện pháp quản lý rủi ro
hữu hiệu
2. Vài quy định liên quan đến ATSH đối với sinh vật chuyển gen
Phòng thí nghiệm
Đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen theo
các cấp độ an toàn sinh học
Cấp 1:
- Phân tích để phát hiện vi sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm
sinh vật biến đổi gen
- Đánh giá kiểm định tiêu chuẩn chất lượng, rủi ro có thể xảy ra đối với môi
trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi
Cấp 2:
- Giống PTN cấp 1
- Được phép thực hiện nghiên cứu chuyển gen ở những đối tượng có thể có
nguy cơ rủi ro
Cấp 3:
- Giống cấp 2
- Được phép nghiên cứu chuyển gen ở những đối tượng có nguy cơ rủi ro
Cấp 4:
- Giống cấp 3
- Được phép nghiên cứu chuyển gen ở những đối tượng có nguy cơ rủi ro cao,
có khả năng gây dịch bệnh

Quy định về những hoạt động trong phòng thí nghiệm


- Việc tạo GMO chỉ được tiến hành ở PTN cấp 2, 3 và 4
- Tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh phòng thí nghiệm
- Nguyên vật liệu và dụng cụ phải được dán nhãn (tên, ngày tháng)
- Thiết kế plasmid, tạo vector, chuyển gen phải được thực hiện trong tủ an toàn
sinh học
- Chỉ được chuyển gen cho một đối tượng trong 1 lần thí nghiệm
- Tránh gây rơi vãi nguyên vật liệu, mọi thứ dư thừa phải được phân loại và xử
lý an toàn
- Không được đưa sản phẩm ra khỏi phòng thí nghiệm khi chưa được phép
- Ngừng nghiên cứu khi phát hiện có nguy cơ xảy ra rủi ro
- Ngừng kết quả không thành công phải xử lý an toàn
Trồng thử nghiệm GMC trong nhà lưới
Yêu cầu đối với nhà lưới/nhà kính
Nhà lưới/nhà kính phải được thiết kế và xây dựng đảm bảo:
- Ngăn chặn sự xâm nhập không được phép từ bên ngoài
- Ngăn chặn sự phát tán giống, vật liệu nhân giống và vật liệu sau thu hoạch của
giống cây trồng biến đổi gen ra môi trường
Quy định về giai đoạn khảo sát trong nhà lưới/nhà kính:
- Trồng cách ly với các sinh vật khác
- Dụng cụ sử dụng phải được vệ sinh trước và sau khi sử dụng
- Giày dép, quần áo riêng biệt
- Không đem đất, mẫu vật từ GMO ra khỏi vườn ươm khi chưa được phép
- Quản lý chặt chẽ các mẫu vật sau khi hoàn tất thí nghiệm hoặc tiêu huỷ

Quy định về chuồng trại với động vật biến đổi gen
- Chuồng trại phải cách ly với môi trường ngoài
- Có hệ thống thu chất thải và nước thải riêng
- Chất thải và nước thải phải được xử lý

31/03/2024
[... t zô trễ, cô chuyển slide ròi :>]

Yêu cầu về khảo nghiệm


Ruộng khảo nghiệm
- Có hàng rào ngăn ngừa sự xâm nhập trái phép của người và động vật
- Không bị úng ngập
- Phù hợp với yêu cầu về điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây trồng khảo
nghiệm
- Đảm bảo sự cách ly sinh sản với khảo nghiệm diện hẹp
- Thuận lợi cho việc giảm sát và quản lý
Cách ly
- Đối tượng
- Cây trồng cùng loài (cùng loài thì có thể tiếp nhận phấn của nhau) (các
phương thức trồng trọt: thâm canh - vùng đất chỉ chuyên trồng 1 loại
cây; luân canh - thay phiên các loại cây)
- Quan hệ họ hàng gần
- Phương thức:
- Cách ly về mặt không gian (tránh hạt phấn bay tới, nhưng mà khó vì hạt
phấn bay tứ xung và bay rấtttt xaaa; càng xa thì càng tăng khả năng hạt
phán tiếp xúc với tia bức xạ hoặc tuổi thọ hạt phấn rất thấp → giảm khả
năng sinh sản)
- Khoảng cách phụ thuộc đặc tính sinh sản của cây khảo nghiệm (thụ
phấn nhờ gió, côn trùng,.. → xác định khoảng cách giữa các ruộng cho
phù hợp)
- Huỷ cây trồng cùng loài/ họ hàng gần trong phạm vi cách ly
- Cách ly về thời gian: trồng sớm hơn hoặc muộn hơn cây trồng cùng
loài/họ hàng gần.

Vấn đề vận chuyển


- Theo quy định của nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học
- Được bao gói riêng biệt với những vật liệu cây trồng khác
- Bảo đảm không thất thoát ra ngoài môi trường
- Bao gói được dán nhãn
- Trường hợp bị thất thoát, khoanh vùng để giám sát và tiêu huỷ.

Vấn đề lưu giữ, bảo quản


- Tránh được sự xâm nhập không chủ đích từ bên ngoài
- Tránh sự thất thoát ra môi trường
- Khu vực lưu trữ và bảo quản được dán nhãn.
- Người chịu trách nhiệm:
- Kiểm tra (chất lượng), kiểm kê (số lượng) định kỳ
- Lập hồ sơ lưu trữ (ngày nhập, trồng, xuất, parent, …)
- Trường hợp thất thoát:
- Thu hồi tối đa
- Tiêu huỷ bằng các biện pháp phù hợp
- Đánh dấu vị trí để giám sát

Thu hoạch sau khảo nghiệm


- Cây trồng biến đổi gen
- Cây trồng tại dải bảo vệ (ví dụ: cây bắp
- (1) cây bắp có 2 khả năng thụ phấn là tự thụ và thụ phấn chéo, nhưng tự
thụ cho hiệu suất thấp
- (2) cây bên trong cùng là cây cái, bị bẻ hoa đực và (3) cây ở lớp giữa là
cây cây đực
- (3) cây ngoài cùng là cây bình thường - cây dải bảo vệ
- (4) có 1 vấn đề phát sinh là côn trùng sau khi ăn cây trồng biến đổi gen,
lâu dần sẽ có thêm tính trạng kháng cây trồng này → lùa mấy ní này ra
ngoài ăn cái cây bình thường - cây dải bảo vệ → tránh xuất hiện tính
trạng mới trong con sâu
- (5) khi thu hoạch sẽ thu hoạch tất cả và được dán nhãnnn

-
- Tiêu huỷ/ giữ lại
- Sản phẩm không được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc
- Giống cây trồng sử dụng cho nghiên cứu tiếp phải được vận chuyển, lưu giữ và
bảo quản đúng yêu cầu
- Làm sạch tất cả các dụng cụ sử dụng trong giai đoạn khảo nghiệm và thu hoạch

Quản lý đồng ruộng sau thu hoạch


- Kiểm soát sự sinh trưởng ngoài dự kiến ít nhất 3 tháng
- Phụ thuộc thời gian ngủ, nghỉ
- Đặc điểm sinh sản
- Không có loại cây nào cùng loài/quan hệ họ hàng gần với cây khảo nghiệm
được gieo trồng tại điểm khảo nghiệm

GIỚI THIỆU VỀ KHẢO NGHIỆM TẠI VIỆT NAM


Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
- Ngô làm thức ăn chăn nuôi
- Nhập khẩu: hơn 1 triệu tấn/năm
- Tiền nhập ngô năm 2011: 237 triệu USD → giá thực phẩm gia súc cao hơn khu
vực
- Cần tăng sản lượng trồng trọt

Cơ quan chức năng thực hiện công tác khảo nghiệm


- Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam
- Viện Bảo vệ Thực vật
- Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đăng ký khảo nghiệm:


- Thông tin cần cung cấp trong trường hợp vận chuyển, vận chuyển quá cảnh,
nhập khẩu GMO
- Thuyết minh đăng ký khảo nghiệm GMO
- Kế hoạch khảo nghiệm GMO
- Thực hiện khảo nghiệm
- Báo cáo đánh giá rủi ro của GMO đối với con người, vật nuôi, môi trường và
đa dạng sinh học.

Các nhóm chỉ tiêu theo dõi


- Đặc điểm nông, sinh học (chiều cao cây, số lượng lá, chiều dài lá, thời gian
sinh học, số lượng hoa, trái/cây)
- Ảnh hưởng của GMO đến sinh vật không chủ đích (ví dụ bắp kháng sâu đục
thân thì ngoài sâu cũng nên quan sát sinh vật xung quanh)
- Khả năng kháng sâu đục thân
- Kháng thuốc trừ cỏ
- Năng suất và hiệu quả kinh tế (cao hơn hay thấp hơn so sánh với bắp thông
thường trên thị trường)

Kiểm tra liên quan đến atsh nông nghiệp, y tế và quy trình đánh giá rủi ro

You might also like