You are on page 1of 22

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
---oOo---
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

HỌC VIÊN THỰC HIỆN:


NGÔ VĂN PHÚC LÂM
LỚP CHUYÊN KHOA 1 DA LIỄU
NIÊN KHÓA 2022 - 2023
1

Chủ đề tiểu luận


Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới, trong văn kiện
Đại Hội Đại Biểu lần thứ XII của Đảng có khẳng định:

“Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng
bào, sống tốt và làm việc có hiệu quả”

( Đảng CSVN văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII – Nhà xuất bản
chính trị quốc gia HN năm 2016 trang 114)

Hãy trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới mà Đảng ta đã
vận dụng và cho biết vấn đề xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay đặt ra
vấn đề như thế nào? Qua đó liên hệ trong việc xây dựng Y đức ở người cán bộ y
tế trong điều kiện hiện nay ở nước ta.
2

Mục lục
1. Mở đầu
2. Đặt vấn đề
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người mới
3.1. Quan điểm về con người và bản chất con người
3.2. Quan điểm về giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người
3.3.Xây dựng con người mới.
4. Vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay
4.1. Những ưu điểm và hạn chế của con người Việt Nam hiện nay
4.2. Những quan điểm cơ bản về xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện
nay
4.3. Phương hướng cơ bản xây dựng con người Việt Nam hiện nay
4.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để xây dựng con người Việt Nam hiện nay
5. Liên hệ
6. Kết luận
7. Tài liệu tham khảo
3

1. Mở đầu

Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã
hội; con người là chủ thể của các mối quan hệ xã hội - lịch sử, là chủ thể sáng tạo và
hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Hồ Chí Minh xác định, con người
là trung tâm của vũ trụ, là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng và
tiến bộ xã hội. Điều này đã làm cho vấn đề con người trong tư tưởng của Hồ Chí Minh
có giá trị trường tồn, bất hủ với xây dựng và phát huy nhân tố con người Việt Nam hiện
nay.
Hồ Chí Minh luôn đặt con người ở vị trí cao nhất, là vốn quý nhất, là tình cảm cao quý
thiêng liêng, cao cả nhất mà Người đeo đuổi: “Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề... là vấn đề ở
đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân
loại đau khổ bị áp bức” (1). Trước khi đi theo các cụ C.Mác và Ph.Ăngghen, Hồ Chí
Minh để lại Bản di chúc thiêng liêng, bất hủ, điều đầu tiên Người quan tâm đó là con
người, Hồ Chí Minh viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người” (2). Xuyên suốt và
nổi bật trong những di sản quý báu, to lớn, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó là tư tưởng
của Hồ Chí Minh về con người.
Nhờ các lý tưởng cao đẹp đó của Người mà từ đó Đảng ta cùng với Nhân Dân ta ngày
một phấn đấu đi lên, đúng theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa. Để làm rõ và thấu hiểu
sâu sắc hơn về tư tưởng của Bác về “Xây dựng con người mới” cũng như tìm ra những
“Vấn đề về xây dựng con người Việt Nam hiện nay”, nhờ đó vận dụng triết học nhằm
lý giải, phân tích, mổ xẻ và giải quyết vấn đề thực tiễn: “Xây dựng Y đức của người
Cán bộ Y tế trong điều kiện hiện nay của nước ta”.
Em xin phép và có lời cảm ơn chân thành tới Thầy PGS.TS Vũ Đức Khiển đã cho phép,
để em có thể làm tiểu luận về đề tài ngày hôm nay và nhờ đó hiểu rõ hơn về một vấn đề
quan trọng có thể coi là bậc nhất trong triết học: “Vấn đề về con người”.

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2023


Học viên lớp CKI Da Liễu

Ngô Văn Phúc Lâm


4

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người mới
Tư tưởng trung tâm trong luận điểm về cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư
tưởng về con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi con người là mục tiêu, phương tiện và
động lực của cách mạng. Vì vậy, tư tưởng đó được quán xuyến đầy đủ trong đường lối,
phương pháp cách mạng và trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2.1. Quan điểm về con người và bản chất con người
Vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa Mác về con người vào hoạt động thực tiễn, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã lý giải các vấn đề về con người bằng một ngôn ngữ bình dị, dễ
hiểu đối với mọi người Việt Nam.
Trước hết, Hồ Chí Minh đã nêu lên một định nghĩa độc đáo về con người. “Chữ người,
nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước.
Rộng nữa là cả loài người”. Với định nghĩa này, bản chất con người có tính xã hội, là
con người xã hội, là thành viên của một cộng đồng xã hội. Cộng đồng đó trong quan
niệm của lịch sử dân tộc là nhà - làng - nước. Ở đây, Hồ Chí Minh chỉ ra cụ thể hơn,
rộng hơn là gia đình, họ tộc, làng xóm, dân tộc, đất nước, nhân loại. Chỉ có trong quan
hệ cộng đồng đó, trong hoạt động thực tiễn cộng đồng thì mới có ngôn ngữ, tư duy,
giao tiếp, quan niệm..., mới chế tạo ra công cụ lao động, mới thực sự trở thành người
để phân biệt với động vật. Đối với con người Việt Nam, các cộng đồng người đã tạo
nên tính cộng đồng bền vững, luôn được bồi đắp qua thực tiễn công cuộc dựng nước và
giữ nước. Từ đó hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống,
chủ nghĩa dân tộc chân chính - động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước.
Thứ hai, C. Mác xuất phát từ sự thật giản đơn là trước hết con người phải có ăn, uống,
ở, mặc trước khi có thể hoạt động chính trị, khoa học, tôn giáo. Vận dụng tư tưởng này,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt lên hàng đầu trong mối quan tâm của mình đối với con
người là cái ăn, cái mặc.
Người nhấn mạnh: “Người ta ai cũng cần có ăn, có mặc”, “có thực mới vực được đạo”,
nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả'. Người nói: Nhưng con người lại
phụ thuộc vào một chế độ xã hội nhất định. Chế độ thực dân phong kiến chỉ để lại cho
con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đói nghèo, lạc hậu. Còn đối với Đảng ta phải
luôn có trách nhiệm với đời sống nhân dân. Vì vậy, sau khi giành được độc lập, Người
chỉ ra những việc cần phải làm ngay: 1- Làm cho dân có ăn; 2- Làm cho dân có mặc; 3-
Làm cho dân có chỗ ở; 4- Làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là
5

bốn điều đó. Đi đến để dẫn nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức cho tự do
độc lập”. Người luôn căn dặn: Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm
nom đến đời
sống của Nhân dân. Nếu dẫn đói..., dân rét..., dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi.
Thứ ba, về sự phân biệt con người trong xã hội. Khi đặt chân đến nước Pháp (năm
1911), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở Pháp không chỉ là toàn người giàu có mà
cũng có nhiều người nghèo như ở Việt Nam, đồng thời thấy ở Pháp phần nhiều là
người tốt, chỉ có những người Pháp thực dân là tàn ác, là vô nhân đạo*. Khi đi tới
nhiều nước thuộc địa, Người thấy đâu cũng có người giàu và người nghèo, người tốt và
người xấu, người thiên và người ác. Khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, Người rút
ra kết luận: dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người
bóc lột và giống người bị bóc lột và chỉ có một mối tình hữu ái là thật thôi, đó là tình
hữu ái vô sản. Trên quả đất, có hàng muốn triệu người, song số người đó có thể chia
làm hai hạng người thiện và người ác”. Đến với xã hội Xô viết, Người nhận xét: “Rằng
đây bốn bể một nhà, vàng đen trắng đỏ đều là anh em”.
Điều đó phản ánh sự chuyển biến rất cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về sự phân
biệt con người chủ yếu không phải là chủng tộc, dân tộc mà là giai cấp bóc lột hay bị
bóc lột (gọi là giống người bóc lột và giống người bị bóc lột). Cơ sở triết học của sự
phân biệt này chính là luận điểm của C. Mác cho rằng: “Con người không phải là một
sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con
người, là nhà nước, là xã hội”, “bản chất của con người không phải là râu, tóc, máu của
nó” mà “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hòa các quan hệ xã hội”. Quán triệt quan điểm trên của triết học Mác, Chủ tịch Hồ
Chí Minh coi quan hệ sản xuất đã phân chia thành giống người bóc lột và giống người
bị bóc lột. Song, Người không tuyệt đối hóa quan hệ sản xuất. Vì vậy, khi vận dụng
vào điều kiện lịch sử - cụ thể của xã hội Việt Nam, Người thấy sự phân chia giai cấp
trong xã hội Việt Nam không giống ở phương Tây. Trong báo cáo về Bắc Kỳ, Trung
Kỳ, Nam Kỳ gửi Quốc tế Cộng sản năm 1924, Người đã có nhận xét riêng của mình
rằng ở Việt Nam “những kẻ mà ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt
bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ; không có triệu phú
người An Nam. Những tên thật giàu có ở đó thì ở đây chỉ là những kẻ thu tô khá giả
thôi..., đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì xa hoa”. Vì vậy, Người chỉ ra một điều
không thể chối cãi được là: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở
phương Tây”.
6

2.2. Quan điểm về giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người
Độc lập dân tộc đã được đặt ra trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, nhờ vậy, nó đã quy
tụ được cả dân tộc thành một khối vững chắc trong công cuộc chống ngoại xâm.
Nhưng độc lập dân tộc không phải bao giờ cũng gắn với tự do, hạnh phúc của Nhân
dân, giải phóng dân tộc cũng không phải bao giờ cũng gắn với giải phóng xã hội, giải
phóng con người. Dưới chế độ phong kiến, khi đã đánh đuổi được giặc
ngoại xâm, vào thời cực thịnh, các vương triều phong kiến đã thực hiện chính sách thân
dẫn, khoan thư sức dân... Những chính sách đó chỉ đem lại cho dân những cải thiện hạn
chế, chứ không xóa bỏ được ách áp bức, bóc lột. Khi triều đại phong kiến bước vào
giai đoạn suy thì không còn chính sách thân dân, không gần dân mà lại xa dân, sợ dân,
không còn nới sức dân mà càng hà khắc chuyên chế
với dân. Việc giải phóng xã hội, giải phóng con người hoàn toàn xa lạ với hệ tư tưởng
phong kiến. Những khát vọng giải phóng xã hội, giải phóng con người trở thành đòi
hỏi khách quan của đông đảo nhân dân lao động. Khát vọng đó được phản ánh trong
văn học nghệ thuật bằng lời tố cáo hay kêu than trong Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ
ngâm, Kim Vân Kiều, hoặc phẫn nộ muốn đạp phá tất cả trong thơ Hồ Xuân Hương
hoặc bị quan yếm thế trong thơ Nguyễn Công Trứ. Khi thực dân Pháp xâm lược nước
ta, độc lập dân tộc là mục tiêu của các cuộc đấu tranh, khởi nghĩa do các sĩ phu yêu
nước, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc đứng đầu. Đường lối của họ là giải phóng
đất nước ra khỏi ách ngoại xâm, nhưng phương pháp thực hiện và phương hướng phát
triển của đất nước lại khác nhau. Sự thất bại của các phong trào yêu nước trong thời kỳ
này chứng tỏ những đường lối đó không đáp ứng được đòi hỏi cơ bản của dân tộc, bất
lực trước chủ nghĩa đế quốc thực dân và dân tộc rơi vào tình trạng bế tắc đường lối cứu
nước. Bằng thiên tài trí tuệ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm con đường mới,
đưa sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc đến thắng lợi, phù hợp với xu thế của thời
đại mới được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Trong quá trình hoạt
động cách mạng, Người đã tìm thấy “conđường giải phóng chúng ta” ở Sơ thảo lần thứ
nhất nhữngLuận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa củaV.I. Lênin, ở Quốc tế
Cộng sản và chủ nghĩa Mác màNgười đã dày công nghiên cứu: Cách mạng vô sản với
haigiai đoạn kế tiếp nhau là cách mạng dân tộc dân chủ nhândân và cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Trong cách mạng dântộc dân chủ nhân dân, vấn đề giải phóng dân tộc,
giảiphóng xã hội và giải phóng con người kết hợp chặt chẽ vớinhau. Còn cách mạng xã
hội chủ nghĩa là nhằm củng cốnền độc lập dân tộc, từng bước xóa bỏ ách áp bức, bóc
lộtgiữa người với người, phát triển đất nước mọi mặt, xâydựng chế độ dân chủ cao
hơn, thực hiện việc giải phóng xãhội, giải phóng con người đầy đủ hơn. Đường lối này
7

đãnhanh chóng thâm nhập vào mọi giai cấp, tầng lớp xã hội,từ đó đưa đến những thắng
lợi vĩ đại, có ý nghĩa lớn đối vớilịch sử dân tộc, với thời đại.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch HồChí Minh lấy sáu chữ độc lập - tự
do - hạnh phúc làm tiêungữ cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời. Độclập
cho đất nước, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho mọingười là hướng phấn đấu của
toàn Đảng, toàn dân ta mãimãi. Nếu trong chế độ dân chủ nhân dân, nhất là khi cảnước
dốc toàn lực chống chiến tranh xâm lược của đế quốc,thực dân, vấn đề tự do, hạnh
phúc của nhân dân mới giảiquyết được ở mức độ nhất định thì trong chế độ xã hộichủ
nghĩa, vấn đề này phải được giải quyết đầy đủ hơn,cao hơn. Do vậy, theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh, nhân dân chỉthấy ý nghĩa và giá trị thực sự của chủ nghĩa xã hội khi tựdo,
hạnh phúc được giải quyết một cách căn bản. Như vậy,mục đích thực của độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hộilà giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng congười. Ba
công cuộc giải phóng đó vừa kết hợp chặt chẽ vớinhau, vừa nối tiếp nhau trong tiến
trình cách mạng ViệtNam. Trong giải phóng dân tộc là cả cộng đồng dân tộcViệt Nam
chống chủ nghĩa đế quốc thực dân để giành độclập dân tộc. Trong giải phóng xã hội và
các giai cấp cầnlao, trước hết là công nông, đấu tranh để xây dựng mộtchế độ xã hội
không còn tình trạng người bóc lột người -chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa
xã hội. Tronggiải phóng con người, mỗi con người với tính cách là cánhân phải được
giải phóng khỏi mọi sự áp bức, bất công,
được tự do, hạnh phúc, được phát triển toàn diện, đượclàm chủ bản thân, xã hội và tự
nhiên.
XX đã chứngSự vận động của thế giới trong thếminh được tính đúng đắn của luận
điểm ba giải phóng củaHồ Chí Minh. Vấn đề giải phóng dân tộc đã được thực hiệnbằng
thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và nằm1960, Liên hợp quốc đã phải ra
nghị quyết xóa bỏ chủnghĩa thực dân. Còn vấn đề giải phóng xã hội đã bước đầu
được thực hiện ở Liên Xô năm 1917 và một loạt các nướcxã hội chủ nghĩa từ những
năm 1945 – 1950. Nhưng sựsụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã đẩy lùi hai cuộc
giảiphóng này. Chỉ có một số nước, trong đó có Việt Nam đãvượt qua cuộc khủng
hoảng bằng công cuộc đổi mới, giữvững định hướng xã hội chủ nghĩa để tiếp tục thực
hiệncông cuộc giải phóng xã hội, giải phóng con người. Nhưvậy, cái đích mà Hồ Chí
Minh hướng tới là giải phóng conngười, trong phạm vi vi mô là giải phóng mỗi con
người vớitính cách cá nhân, còn trong phạm vi vĩ mô là giải phóngloài người. Đó cũng
là cái đích cao nhất đã được C. Mác,Ph. Ăngghen, V.I. Lênin nêu lên trong học thuyết
về chủnghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.Phải nói rằng, vấn đề giải phóng con người,
8

giải phóngcá nhân đã được nêu lên trong cuộc cách mạng tư sản.Khẩu hiệu “tự do -
bình đẳng - bác ái” của giai cấp tư sảnđã thu hút được đa số các tầng lớp nhân dân
đứng về phíamình để lật đổ chế độ phong kiến. Khi chế độ tư bản đượcthiết lập, quyền
công dân và quyền con người đã đượcnhấn mạnh, được ghi trong Tuyên ngôn độc lập
của nước
Mỹ năm 1776 và trong Tuyên ngôn dân quyền và nhânquyền của nước Pháp năm 1791.
Khi đọc bản Tuyên ngônđộc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích haiđoạn:
“Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóacho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được,trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do vàquyền mưu
cầu hạnh phúc”. “Người ta sinh ra tự do vàbình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn
được tự do vàbình đẳng về quyền lợi”.Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đó là “những lời bất
hử”,“những lẽ phải không ai chối cãi được”. Đồng thời, Ngườivạch rõ việc bọn thực
dân, đế quốc lợi dụng lá cờ tự do,bình đăng, bác ái để bóc lột các thuộc địa, tước bỏ
mốiquyền tối thiểu của người dân thuộc địa và chỉ rõ ở cácnước tư bản chưa phải là nơi
mọi con người đều được giảiphóng, đều được tự do, hạnh phúc. Chế độ tư bản là
hìnhthức bóc lột người tinh vi hơn chế độ phong kiến. Dù trongxã hội tư bán hiện đại,
giai cấp công nhân và nhân dân laođộng đã có thay đổi nhiều, nhưng khi 20% dân số
nắm g80% tổng sản phẩm quốc dân thì khoảng cách giàu nghèngày càng tăng, khoảng
cách đó càng tăng lên giữa nướcgiàu và nước nghèo trong xu thế toàn cầu hóa như hiện
nay. Điều đó cho thấy sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sảnvà những người lao động,
giải phóng các dân tộc bị áp bức,bóc lột, giải phóng con người và loài người không thể
thựchiện được trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. Điều đóhoàn toàn đúng với tình
hình hiện nay, khi nhân loại bướcvào thế kỷ XXI. Nhiệm vụ đó sẽ được thực hiện một
phầntrong chủ nghĩa xã hội và phần còn lại trong chủ nghĩa
cộng sản.
2.3. Xây dựng con người mới
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới vớitư cách là chủ thể của cách
mạng, chủ thể xây dựng xã hộimới được khái quát trong một số luận điểm sau:Trước
hết, cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợiphải có những người tiên tiến đi đầu lôi
cuốn quần chúngvào con đường cách mạng, tạo thành phong trào cáchmạng ngày càng
rộng lớn.Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đi tìm đường và trởthành người mở đường
mới cho cách mạng Việt Nam, dẫndắt cả dân tộc đi theo con đường đó. Để hoàn thành
nhiệmvụ to lớn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp nhữngngười tiên tiến lúc bấy giờ
để tạo nên một lực lượng nòngcốt của cách mạng, đưa phong trào công nhân và
9

phongtrào yêu nước Việt Nam phát triển. Những người tiên tiếnđó được tập hợp trong
Hội Việt Nam Cách mạng Thanhniên từ năm 1925 trở đi và sau đó là những người
cộngsản, những người đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin doChủ tịch Hồ Chí Minh
truyền bá và đường lối cách mạngmới do Người xác định. Chính lực lượng nòng cốt
này tỏa
ra khắp ba miền đất nước, đi vào phong trào công nhân,phong trào yêu nước, thức tỉnh,
tổ chức, hướng dẫn quầnchúng đứng lên đấu tranh. Theo tiến trình cách mạng,những
người tiên tiến trong quần chúng cách mạng xuấthiện ngày càng nhiều. Họ là những
người mở đầu cho việchình thành và phát triển những con người mới đáp ứngnhững
yêu cầu của cách mạng.Khi chuẩn bị thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản,
cùng với việc xác định đường lối cách mạng đúngđắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý
đến việc xây dựngngười đảng viên với tính chất là người cách mạng kiểu mới, khác với
tất cả những người cách mạng lớp trước ởViệt Nam. Phải có những người đó thì đường
lối cáchmạng mới đi vào quần chúng, mới dẫn đến thắng lợi. Xuấtphát từ yêu cầu của
cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ lịchsử của Đảng, Người đã sớm nêu lên những tiêu
chuẩn củacon người cách mạng để định hướng phấn đấu cho mỗi người muốn mang
danh hiệu cao quý đó. Khi Đảng Cộng sảnViệt Nam được thành lập, những nội dung
cơ bản của cáctiêu chuẩn của người cách mạng được chuyển thànhnhững tiêu chuẩn
của người đảng viên và được ghi trongĐiều lệ Đảng. Những tiêu chuẩn đó được cụ thể
hóa, đượcbổ sung kịp thời cho phù hợp với những bước phát triểncủa cách mạng. Tiêu
chuẩn đảng viên và tiêu chuẩn của
người mới có nội dung thống nhất nhưng khác nhau ởmức độ. Vì vậy, không phải mọi
con người mới đều là đảngviên, nhưng mọi đảng viên trước hết phải là con ngườimới,
hơn nữa lại là tiêu biểu cho con người mới Việt Nam.Dáng dấp con người mới Việt
Nam có thể thấy ở hàngtriệu, hàng triệu những con người bình thường trong mọilĩnh
vực hoạt động với những mức độ khác nhau, nhưngđã kết hợp với nhau tạo nên cái
chân, thiện, mỹ của conngười và xã hội Việt Nam. Con người thực sự trở thànhchủ thể
của cách mạng, của cuộc kháng chiến chống ngoạixâm và xây dựng đất nước; trong đó,
những đảng viêncộng sản là những người dân mang những nét tiêu biểucủa con người
mới là lực lượng đã lôi cuốn cả dân tộc vàocuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.Thứ hai, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có conngười xã hội chủ
nghĩa.Vấn đề xây dựng con người mới đã được Chủ tịch HồChí Minh nêu lên trong
Báo cáo chính trị tại Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (ngày 11-02-
1951):“Xúc tiến công tác văn hóa để đào tạo con người mới vàcán bộ mới cho công
cuộc kháng chiến kiến quốc”. Ngày31-6-1956, trong buổi nói chuyện tại lớp đào tạo
10

hướngdẫn viên các trại hè cấp I, Người chỉ rõ: “Mục đích giáodục bây giờ là phục vụ
nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đào tạolớp người, lớp cán bộ mới”. Khi miền Bắc quá độ
lên chủnghĩa xã hội, lần đầu tiên Người nêu lên khái niệm conngười mới trong bài nói
với thầy và trò Trường Chu VănAn ngày 31-12-1958: “Muốn xã hội chủ nghĩa, phải
có:người xã hội chủ nghĩa”. Đến tháng 3-1961, nói chuyệnvới lớp bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo các cấp toàn miền Bắcnhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
III,Người đi đến một luận điểm quan trọng: “Muốn xây dựngchủ nghĩa xã hội, trước
hết cần có những con người xã hội
chủ nghĩa”. Đối với chúng ta, luận điểm trên đã trở thànhluận điểm kinh điển khi đề
cập đến vấn đề xây dựng conngười xã hội chủ nghĩa. Có thể hiểu luận điểm trên
vớinhững nội dung chủ yếu sau:
Một là, chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xãhội chủ nghĩa. Những con người
đó là chủ thể của toàn bộsự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hai là, không chờ đợi kinh tế, văn hóa phát triển caorồi mới xây dựng con người xã hội
chủ nghĩa. Cũng khôngphải xây dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa rồimới
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng con ngườimới xã hội chủ nghĩa phải được
đặt ra từ đầu và phảiđược mỗi cá nhân, gia đình, Nhân dân, Nhà nước vàĐảng hết sức
quan tâm trong suốt tiến trình xây dựngchủ nghĩa xã hội.
Ba là, trước hết cần phải có những con người tiêntiến, có được những nét tiêu biểu của
con người mới xãhội chủ nghĩa có thể làm gương cho người khác, từ đó lôicuốn mọi
người đẩy mạnh việc xây dựng con người mớixã hội chủ nghĩa.
Tiêu chuẩn chung của con người mới xã hội chủ nghĩa:
Có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, có ý thức làm chủ, cótinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa,
có tư tưởng “mình vìmọi người, mọi người vì mình”; có tinh thần dám nghĩ,dám làm,
vươn lên hàng đầu.Có đạo đức xã hội chủ nghĩa: trung với nước, hiếu vớidân, yêu
thương con người, cần, kiệm, liêm, chính, chícông vô tư; có tinh thần quốc tế trong
sáng, có lối sốngtrong sáng lành mạnh.Có tác phong xã hội chủ nghĩa: lao động có kế
hoạch,có biện pháp, có quyết tâm; lao động có tổ chức, có kỷ luật;lao động có năng
suất, chất lượng, hiệu quả; lao động quênmình, không sợ khó, sợ khổ, vì lợi ích của bản
thân, củatập thể và của xã hội.Có năng lực để làm chủ bản thân, gia đình và côngviệc
của chính mình...; không ngừng nâng cao trình độchính trị, văn hóa, khoa học - kỹ
thuật, chuyên mônnghiệp vụ để làm chủ.Người còn nêu lên những tiêu chuẩn cụ thể
với từnggiới, từng ngành như công nhân, nông dân, trí thức, thanhniên, phụ nữ, công
11

an, quân đội, thiếu niên, nhi đồng...Những tiêu chuẩn chung và cụ thể trên xuất phát
từbản chất xã hội chủ nghĩa, từ lý luận Mác - Lênin về conngười, đồng thời xuất phát
từ thực tiễn Việt Nam.Khái niệm con người mới xã hội chủ nghĩa đã được sửdụng
trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng. Đại hội IVcủa Đảng đã nêu ra khá cụ thể:
“Con người mới xã hộichủ nghĩa là con người Việt Nam mới mà những đặctrưng nổi
bật là: làm chủ tập thể, lao động, yêu nước xãhội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản.
Đó cũng là sựkết tinh và phát triển những gì cao đẹp nhất trong tâmhồn và cốt cách
Việt Nam hun đúc qua bốn nghìn nămlịch sử”. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm2011) nhấn mạnh:
“Kết hợp và phát huy đầy đủ vai tròcủa xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao
động,các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xâydựng con người Việt
Nam giàu lòng yêu nước, có ý thứclàm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức
khỏe, laođộng giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốctế chân chính”.
Ngày nay, chúng ta nói con người mới xã hội chủnghĩa ở nước ta vừa là chủ thể, vừa là
sản phẩm của nềnvăn hóa mới, của chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủnghĩa là hoàn
toàn đúng với quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Mình. Thực
tiễn đã vàđang chứng mình tính đúng dần trong các quan điểm củachủ nghĩa Mác và tư
tưởng Hồ Chí Minh về con ngườimới xã hội chủ nghĩa,
3. Vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay
3.1. Những ưu điểm và hạn chế của con người Việt Nam hiện nay
Dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn chuẩn bị cho Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VII của Đảng về văn hóa và nhiều tài liệu khác... chúng ta có thể
rút ra những nhận xét chung về những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam
hiện nay như sau
* Những ưu điểm:
Thứ nhất, con người Việt Nam hiện nay vẫn gắn bộ với các giá trị văn hóa truyền
thống, phẩm giả của dân tộc mình mà điểm nổi bật là tinh thần yêu nước, ý thức độc
lập dân tộc, tự lực, tự cường, đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc
Minh chứng cho điểm mạnh này là nhiều chỉ số tích cực về sự đánh giá các giá trị
truyền thống và thái độ của mỗi công dân trước vận mệnh của Tổ quốc, trước những
chuyển đổi kinh tế - xã hội hiện nay.
12

Thứ hai, lao động cần cù, sáng tạo là một giá trị đặc trưng cho truyền thống dân tộc.
Truyền thống này vẫn giữ một vị trí xứng đáng trong bảng giá trị về nhân cách của con
người Việt Nam. Thái độ tích cực của con người Việt Nam trong việc lựa chọn giá trị
này là một thuận lợi cơ bản cho công tác giáo dục: giáo dục truyền thống, lối sống,
giáo dục đức tính, nhân cách, đào tạo con người mới, hiện đại phục vụ yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thu ba, truyền thống cộng đồng, lòng nhân ái, những tình cảm vị tha, bao dung, những
giá trị nhân văn truyền thống của con người Việt Nam vẫn tiếp tục được giữ vững và
phát huy. Đó là nét đặc trưng cho đời sống tinh thần và phẩm gia của con người, là nền
tảng bền vững để phát triển nhân tỉnh và xây dựng văn hóa Việt Nam hiện đại, tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là thuận lợi căn bản để thực hiện chương trình văn
hóa rộng lớn trong toàn xã hội, đối với các thế hệ con người Việt Nam hiện nay và mại
sau với các giá trị chân - thiện - mỹ. Đó là sự gắn kết giữa giáo dục nhận thức khoa học
với rèn luyện đạo đức và bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, thị hiếu, thẩm mỹ nghệ thuật để
hình thành văn hóa lối sống và nhân cách của con người Việt Nam,
Thứ tư, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và sự hình thành các giá trị mới của
văn hóa và con người Việt Nam hiện nay trong sự nối tiếp và coi trọng các thang bậc
giá trị truyền thống đã minh chứng một cách tổng hợp sự kết hợp giữa truyền thống và
hiện đại trong văn hóa và con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, hướng tới công nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức,
Thứ năm, gia đình, tế bào của xã hội và chất lượng gia đình là nhân tố quan trọng đảm
bảo cho ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Gia đình ở Việt Nam hiện nay đang
có những biến đổi mạnh mẽ và phức tạp do tác động của kinh tế hàng hóa và cơ chế thị
trường, những biến đổi xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chuyển từ mô
hình phát triển cũ sang mô hình phát triển mới cùng những tác động của tình hình thế
giới. Tuy nhiên, những giá trị nền tảng về tinh thần, đạo lý truyền thống của gia đình
Việt Nam vẫn được giữ vững và có ảnh hưởng tích cực trong đời sống gia đình Việt
Nam hiện nay. Từ những điểm mạnh của con người Việt Nam hiện nay, có thể nói con
đường và triển vọng phát triển của xã hội Việt Nam theo hướng độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội là đúng đắn và tích cực. Con đường đó được đảm bảo bởi
định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ của
Đảng, bởi sức mạnh đoàn kết dân tộc, bởi nhiệt tình lao động sáng tạo và thái độ chính
trị tích cực của Nhân dân ta trong mọi lĩnh vực, bởi truyền thống dân tộc, bản sắc văn
hóa và sự phát triển của con người Việt Nam.
13

* Những hạn chế:


Để phát triển mạnh, vững chắc, đảm bảo tương lai tốt đẹp của dân tộc và các thế hệ
người Việt Nam, chúng ta phải nhận rõ những hạn chế và mặt tiêu cực của những giá
trị truyền thống đang được di tồn trong đời sống con người Việt Nam hiện nay để khắc
phục.
Thứ nhất, những thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử, nếp suy nghĩ và lề thói
làm ăn của người Việt Nam dựa trên sản xuất tiểu nông và kinh nghiệm đang là cản trở
đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trước sự phát triển nhanh của
khoa học và công nghệ hiện nay. Vì vậy, việc giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống
và hiện đại nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt tiêu cực trong
truyền thống, hướng tới hiện đại hóa trong quá trình phát triển là việc phải làm thường
xuyên và lâu dài.
Thứ hai, những mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động tiêu cực dẫn đến sự
suy giảm, yếu kém của văn hóa và con người Việt Nam hiện nay, nhất là đời sống gia
đình, chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nhà
trường và xã hội. Đó chính là vấn đề quan hệ con người trong nền kinh tế thị trường, ý
thức về trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân đối với những người thân trong
gia đình, trong cộng đồng, đối với xã hội và đối với chính mình. Hiện nay, đồng thời
với việc phục hồi các giá trị truyền thống trong gia đình, trong cộng đồng huyết thống
là việc xuất hiện các yếu tố tiêu cực như chủ nghĩa cục bộ, địa phương, lối sống thực
dụng, chạy theo đồng tiền, đề cao quá mức tiện nghi vật chất, sự hưởng thụ vật chất,
tiêu dùng xa hoa lãng phí, phô trương hình thức. Đó là sự phát triển chủ nghĩa cá nhân,
vị kỷ hiển hiện trong lối sống, trong cách ứng xử giữa con người. Những ảnh hưởng
tiêu cực này đang tiêm nhiễm hằng ngày vào thế hệ trẻ, gây tổn hại tới cộng đồng, làm
giảm các giá trị tinh thần, các chuẩn mực đạo đức. Nếu không coi trọng giáo dục
truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống một cách đúng mức, đúng vị trí và tầm quan
trọng đối với xã hội... thì sự suy thoái đạo đức của con người từ trong gia đình, nhà
trường đến xã hội sẽ còn tiếp tục gia tăng. Nếu không tăng cường sức mạnh và hiệu lực
quản lý của Nhà nước, kể cả trừng phạt của pháp luật thì tệ nạn xã hội sẽ tiếp tục phát
triển, lây lan, cái xấu, cái ác tiếp tục hoành hành, việc giáo dục đạo đức, lối sống nhân
cách cho thế hệ trẻ gặp nhiều trở ngại.
3.2. Những quan điểm cơ bản về xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện nay
Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm của văn hóa là tập
trung xây dựng con người và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
14

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011) đã xác định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng
thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người
với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và
phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các
đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu
lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao
động giỏi, sống có văn hóa, ng tình; có tinh thần quốc tế chán chính”. Điều 2 Luặt gá
dục năm 2005 ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo an người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành võ l tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội hình thành v bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo và Tổ quốc”.
Nghị quyết Trung ương 2 và Nghị quyết Trung ương: khóa VIII đều nhấn mạnh đến
những phẩm chất có lẽ của con người mới mà chúng ta cần xây dựng để phù hợvới thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi nước đó là những con người phát triển
toàn diện cả về đúc và tài, phát triển về thể lực, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ có kỹ năng
lao động giỏi, có ý chí và bản lĩnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều cần nhấn
mạnh là chúng ta phảquan tâm nhiều hơn nữa đến giáo dục lý tưởng chính tr đạo đức,
phẩm chất và nâng cao tính công dân cho đội ngũ lao động mới, tạo điều kiện để họ
thực hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân với chế độ xã hội chủ
nghĩa, trước nhân dán, dân tộc và thời đại. Cần kế thừa và phát huy những giá trị tích
cực và tiến bộ của con người Việt Nam trong truyền thống lịch sử của dân tộc đồng
thời, phê phán những yếu tố lạc hậu, tiêu cực, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng và
phát triển con người.
Chiến lược xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước liên quan chặt chẽ với nhau. Nguồn nhân lực là nhân
tố quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác. Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX đã khẳng định quyết tâm của Đảng ta là triển khai thực
hiện quan điểm phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Một
trong những vấn đề cấp bách hiện nay là nâng cao giáo dục toàn diện và chú trọng hiệu
quả kinh tế - xã hội của giáo dục và đào tạo. Kế thừa các đại hội trước, đặc biệt là Nghị
quyết Trung ương 2 và Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Đại hội XI của Đảng chỉ
rõ: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm
tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo
dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực
15

sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội... Đề
cao trách nhiệm của gia đình và xã hội, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo
dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở
giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo
đạt trình độ quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ văn hóa đầu đàn, đội
ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. .”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc,
yêu đồng bào, sống tốt và làm việc có hiệu quả”.
3.3. Phương hướng cơ bản xây dựng con người Việt Nam hiện nay
Trong suốt tiến trình cách mạng đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới, việc chăm lo bồi
dưỡng và phát triển con người Việt Nam phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn cách
mạng đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm trênnhiều phương diện và cũng đã đạt
được những thành tựu nhất định. Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay khi Việt
Nam tiếp tục sự nghiệp đổi mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa từ đó
đặt ra những nội dung phương hướng mới để tiếp tục xây dựng và phát triển con người
Việt Nam trong điều kiện mới như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng khẳng định: “Thực hiện nhiệm vụ xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế có bước chuyển biến quan
trọng. Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển
đất nước;... bước đầu hình thành những giá trị mới về con người với các phẩm chất về
trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động, sáng tạo, khát vọng vươn
lên...” Như vậy, xây dựng con người Việt Nam hiện nay là sự chuẩn bị tích cực, chủ
động nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng cho quá trình đẩy nhanh công
nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa với một số nội
dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất, xây dựng nhân cách của con người Việt Nam với nội
dung toàn diện: Bồi dưỡng và phát triển thể lực, năng lực trí tuệ với phương pháp tư
duy khoa học sáng tạo, không ngừng nâng cao học vấn và văn hóa trên cơ sở nâng cao
mặt bằng và đỉnh cao dân trí của xã hội. Bồi dưỡng phát triển trình độ tư tưởng, thế
giới quan và đạo đức cách mạng, biểu hiện rõ rệt ở lao động, lối sống, kế thừa và phát
huy được tinh hoa của truyền thống dân tộc, đáp ứng được những yêu cầu của con
người mới xã hội chủ nghĩa trong xã hội công nghiệp, văn minh, hiện đại.
16

- Với những giá trị đó của thế giới quan, con người Việt Nam sẽ đáp ứng được nhiệm
vụ đặt ra của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực sự
là mục tiêu, động lực phát triển đất nước.
Thứ hai, xây dựng con người Việt Nam hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân và sự
phát triển của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trước hết là chất lượng phát triển của
giai cấp công nhân với vai trò sứ mệnh dẫn dắt xã hội, của khối công - nông - trí thức,
lực lượng cơ bản của xã hội, biểu thị sự liên kết các năng lực xã hội, tình đoàn kết và
hòa hợp dân tộc. Đó chính là tổng hợp nội lực phát triển của con người, đất nước và
dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Thứ ba, xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực, cần
tập trung sự đầu tư của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ Việt
Nam, chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống lập thân, lập nghiệp; có đủ sức khỏe, tài
năng, đạo đức, ý thức và bản lĩnh chính trị, xứng đáng là thế hệ kế tục sự nghiệp cách
mạng của cha anh; là rường cột của chế độ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam hiện
nay sẽ là lực lượng chủ chốt trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Thế hệ đó cần
được giáo dục văn hóa một cách toàn diện, công phu để sống có văn hóa, có đạo đức
cách mạng trong sáng, có sự phát triển sâu sắc về ý thức và tinh thần dân tộc gắn liền
với tính kiên định và trung thành với lý tưởng cao cả của chủ nghĩa xã hội, là những
người kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là chủ nhân thực sự của đất
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh, hiện đại. Thế hệ đó là sự hiện
diện xứng đăng của trí tuệ, lối sống, nhân cách Việt Nam. Những định hướng giá trị
phố quát cho lẽ sống, lối sống của thế hệ trẻ và dân tộc Việt Nam là Tổ quốc, dân tộc,
thời đại và chủ nghĩa xã hội. Để xây dựng được con người Việt Nam như vậy, bộ phận
tiên tiến, ưu tú của dân tộc, của xã hội phải có sự vượt trội” để nêu gương và dẫn dắt
quần chúng, đó là cán bộ, đảng viên của Đảng, là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh.
3.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để xây dựng con người Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống, đảm bảo an ninh và an
ninh công dân trong một môi trường xã hội ổn định, lành mạnh với các chuẩn mực về
kỷ luật, trật tự, kỷ cương, pháp luật. Đây là tiền đề thiết yếu để xây dựng con người và
đang là vấn đề bức xúc của xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã làm hết sức mình để cho dân có ăn, có mặc, có chỗ
17

ở, được tự do đi lại, được hưởng quyền sống xứng đáng của người dân một nước tự do,
độc lập. Hiện nay, đời sống nhân dân đã được cải thiện nhưng số người thất nghiệp, mù
chữ vẫn còn, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Sự chênh lệch giàu
nghèo ngày càng xa. Xóa đói, giảm nghèo, chống thất nghiệp, thất học đã trở thành
chương trình, chính sách quốc gia. Cùng với xóa đói, giảm nghèo, thất học là tình trạng
sức khỏe của dân cư chưa tốt. Căn bệnh AIDS, tệ nạn mại dâm, ma túy đang hủy hoại
sinh lực một bộ phận thế hệ trẻ và làm băng hoại đạo đức. Tội phạm đang phát triển,
gây mất trật tự, an toàn xã hội... Vì vậy, cần có những biện pháp đồng bộ và đủ mạnh
để giải quyết và tạo tiền đề cho việc xây dựng con người Việt Nam.
Thứ hai, thực hiện công bằng xã hội trong phát triển con người và xã hội, thực hiện và
phát huy dân chủ, đặc biệt là dân chủ cơ sở để tạo môi trường xã hội tích cực nhằm
giáo dục con người. Đây là nhu cầu xã hội phổ biến của dân cư, đặc biệt là đối với
thanh niên và trí thức. Gắn liền với nó là cuộc đấu tranh đẩy lùi tệ quan liêu, tham
nhũng đang gây tổn hại nghiêm trọng về vật chất và tinh thần cho xã hội và làm suy
yếu chế độ. Đây là một cuộc đấu tranh nhằm chỉnh đốn xã hội, có ảnh hưởng rất quan
trọng tới con người, lối sống và nhân cách.
Thứ ba, xúc tiến cải cách giáo dục trong nền giáo dục quốc dân từ giáo dục mầm non
phổ thông đến đại học, chuyên nghiệp và dạy nghề. Đây là khâu cơ bản nhất để thực
hiện quốc sách hàng đầu, để lập lại trật tự đạo lýtrong gia đình, nhà trường, xã hội.
Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới
cơ cấu tổ chức, nội dung. phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa
và xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam, cụ thể là:
- Phải chuyển đổi mô hình giáo dục. Mô hình giáo dục cũ được xây dựng theo hệ thống
đóng kín từng cấp học, ngành học, theo niên chế, nặng về thi cử, lấy bằng cấp, tín chỉ
làm thước do. Nhiệm vụ hiện nay là chuyển sang mô hình giáo dục mở, mô hình xã hội
học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học,
ngành học; xây dựng hệ thống học tập cho mọi người với
những hình thức học tập thực hành linh hoạt, đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên.
Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Phát triển giáo dục mầm
non trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và vùng khó khăn. Đối với giáo dục
phố thông cần khẩn trương điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải, thực hiện nghiêm
túc chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông đảm bảo cơ bản, khoa học; tổ
chức phân ban kết hợp với tự chọn ởtrung học phổ thông; thực hiện phổ cập đúng độ
tuổi và bảo đảm chất lượng toàn diện cấp tiểu học; thực hiện chương trình kiên cố hóa
18

trường, lớp gắn liền với chuẩn hóa về cơ sở vật chất. Phát triển hệ thống hướng nghiệp
và dạy nghề. Đa dạng hóa các loại hình dạy nghề, phát triển nhanh hình thức đào tạo
nghề dài hạn theo hướng hiện đại.
- Đổi mới hệ thống giáo dục đại học, sau đại học. Đào tạo đại học phải thực hiện tốt
việc gắn đào tạo với sửdụng, trực tiếp phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu lao động, phát
triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao; thiết kế cơ cấu hệ thống giáo dục đại học
hoàn chỉnh, đồng bộ với giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.; chương trình
đào tạo đại học phải thiết thực vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội,
vừa tiếp cận trình độ tiên tiến khu vực và thế giới.
- Bảo đảm số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc
học. Tiếp tục đổi mới mạnhmẽ phương pháp giáo dục theo hướng lấy người học làm
trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội,
tham gia chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
- Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phân cấp, tạo động lực và sự chủ động của các cơ
sở, các chủ thể tiến hành giáo dục.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên
tiến trên thế giới, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới.
Thứ tư, xây dựng đời sống mới mà nền tảng là đời sống gia đình, giáo dục văn hóa gia
đình, tạo cơ sở bền vững cho việc xây dựng các thế hệ con người Việt Nam. Đây là vấn
đề xã hội phức tạp, liên quan trực tiếp tới hạnh phúc hay bất hạnh của trẻ em. Nó để lại
những dấu ấn hoặc tốt hoặc xấu trong quá trình hình thành nhân cách con người.
Thứ năm, giáo dục truyền thống đạo đức văn hóa của con người Việt Nam, truyền
thống lịch sử, truyền
thống cách mạng của dân tộc, của Đảng, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Họ ngày càng xa
cách với quá khứ, do đó phải thường xuyên quan tâm giáo dục truyền thống cho thế hệ
trẻ. Đây là vấn đề cốt yếu để xây dựng con người hiện nay.
Thứ sáu, giáo dục, rèn luyện đảng viên xứng đáng là những gương mặt tiêu biểu cho
con người Việt Nam. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về mọi mặt để xứng đáng
là đạo đức, văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm của dân tộc và thời đại.
19

4. Liên hệ
20

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, Sđd, tr.123.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Sđd, tr.216-217.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, Sđd, tr.114.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Sđd, tr.76-77
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd,
t.37, tr.521.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Sđd, tr.76-77.
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.40.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.344
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.595.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.66.
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.1.
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.508–509, 508.
1. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.287.
2. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.129.
3. Hồ Chí Minh: Nhật ký chìm tàu (Tổng tập văn học Việt
Nam), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980, t.36, tr.530.
4. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.569.
5. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.11.
1, 3. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.518.
2. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.175.
21

4. Xem Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt


động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1960, tr.23.
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.130.
2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.632-633.
3.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 1996, tr.174.
2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 1996, tr.1.

You might also like