You are on page 1of 89

BỆNH CÚM

BS Đỗ Cao Vân Anh


Là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc đường hô hấp
dưới do Influenza virus gây ra.

Phần lớn, bệnh diễn biến cấp tính và tự giới hạn.

Các triệu chứng thường gặp : sốt, nhức đầu, ho, đau cơ, mệt mỏi.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm không đặc hiệu, không
phân biệt được với các bệnh nhiễm trùng hô hấp khác như
cảm, viêm họng, viêm thanh phế quản, viêm khí phế quản,
viêm phổi.
LỊCH SỬ
Bệnh Cúm đã xuất hiện từ khi nào?

• Từ 2400 năm trước (412 BC), Hippocrates đã mô tả những triệu chứng của
bệnh cúm ở người (Perinthus, North Greece).

• Năm 1580, lần đầu tiên đại dịch cúm được mô tả chi tiết;
bắt đầu tại Châu Á, lan sang Tây Ban Nha, Ý (8000 người
chết tại Rome, Italia).
Đại dịch cúm (Pandemics of influenza)
Những đại dịch cúm trên người trong lịch sử
H2N2 H2N2
H1N1 H1N1
Pandemic
H3N8 H3N2 H1N1
1895 1905 1915 1925 1955 1965 1975 1985 1995 2005 2010 2015

1889 1900 1918 1957 1968 2009


Russian Old Hong Spanish Asian Hong Kong Pandemic
influenza Kong influenza influenza influenza influenza influenza
H2N2 H3N8 H1N1 H2N2 H3N2 H1N1

Những dịch cúm trên chim mới H9* 1999


ghi nhận (avian influenza) H5 1997 2003
H7 1980 1996 2002

1955 1965 1975 1985 1995 2005

(Dr Masato Tashiro, Director, Center for Influenza Virus Research,National Institute of Infectious Diseases (NIID), Japan. )
The influenza pandemic of 1918-19 killed more
humans than any other disease in a period of
similar duration in the history of the world.
Alfred W. Crosby
America’s Forgotten Pandemic
The Influenza of 1918
Cambridge University Press, 1989

1918: “Spanish Flu”


1957: “Asia Flu”
1968: “Hong Kong Flu”
VIRUS CÚM
Hình thái học
của virus cúm
Phân loại virus cúm

Phụ týp
huyết thanh
(A)

Týp huyết thanh (A, B, C)


Khác biệt giữa týp huyết thanh (serotype) A và B của virus cúm
Influenza A virus được chia phụ týp căn cứ vào khác biệt kháng
nguyên của 2 glycoproteins bề mặt (haemagglutinin,
neuraminidase):
 Có 17 phụ týp haemagglutinin (H1 – H17)
 Có 9 phụ týp neuraminidase (N1-N9)
 chỉ Influenza A virus mới có thể gây đại dịch cúm
 Influenza B virus không có khả năng gây đại dịch vì
không có ổ chứa virus trong các loài động vật khác
ngoài con người.
A/California/04/2009 (H1N1)
SINH BỆNH HỌC
Hemagglutinin
Chu trình phát triển của influenza virus
Neuraminidase
MIỄN DỊCH HỌC
VIRUS CÚM THƯỜNG XUYÊN & LIÊN TỤC THAY ĐỔI KHÁNG NGUYÊN

Human influenza
Tự thay đổi xảy ra ở
bộ gene của virus cúm

Một vài kháng thể


Kháng thể nhận diện của cơ thể không
được virus cúm nhận diện được
virus cúm này

KẾT QUẢ: xảy ra dịch cúm (epidemic)

ANTIGENIC DRIFT
Tái tổ hợp: Bộ gene của
virus cúm đã đổi mới

Kháng thể của cơ


thể không còn
nhận diện được
virus cúm này

KẾT QUẢ: xảy ra đại dịch cúm (pandemic)

ANTIGENIC SHIFT
Chính vì thường xuyên & liên tục thay đổi kháng nguyên nên virus cúm luôn

tiềm ẩn nguy cơ gây dịch cúm hoặc đại dịch cúm và cho đến hiện nay vẫn

chưa tìm được vaccine đa giá có tác dụng phòng ngừa được tất cả các chủng

virus cúm.

H1N1 H5N1
DỊCH TỄ HỌC
Nhóm nguy cơ theo tuổi và cơ địa
•Ở Bắc bán cầu mùa cúm có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng 10 và
có thể kéo dài vào cuối tháng 4 hoặc tháng 5.
•Ở vùng ôn đới của Nam bán cầu, hoạt động của cúm thường xảy ra
vào khoảng tháng 4 - tháng 9.
•Ở vùng nhiệt đới, hoạt động của cúm thường xảy ra trong suốt cả năm.
• Khách du lịch ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu có thể bị phơi nhiễm
cúm trong những tháng nằm ngoài những đối tượng trên, đặc biệt là khi
đi du lịch thành một nhóm lớn (ví dụ như tàu du lịch) bao gồm những
người từ khắp mọi nơi trên thế giới có virus cúm lưu thông.
Virus cúm lây từ gia súc/ gia cầm/người sang người
Virus cúm lây từ người sang người qua đường nào?
Lây truyền trực tiếp

Đường giọt bắn

Đường tiếp xúc

Đường không khí


(khi làm thủ thuật tạo khí dung)
Lây truyền gián tiếp

AI SẼ LÀ NGƯỜI TIẾP THEO CHẠM VÀO BÀN PHÍM, HỒ SƠ, NẮM CỬA,
ĐIỆN THOẠI BỊ Ô NHIỄM?
...VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH SẼ LAN TRUYỀN ĐẾN ĐÂU?
Chỉ điểm dịch cúm

(1). Chỉ điểm đầu tiên của bệnh cúm: gia tăng số lượng trẻ em bị bệnh
đường hô hấp và có sốt.

(2). Chỉ điểm đầu tiên của bệnh cúm có ý nghĩa trong cộng đồng: Bệnh cúm
xuất hiện rầm rộ trong một viện điều dưỡng.

(3). Gia tăng số bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi, đợt cấp của bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính, viêm thanh khí quản, suy tim ứ huyết. Và cùng thời
điểm này, số người vắng mặt tại công sở và trường học cũng gia tăng.
PANDEMIC INFLUENZA PHASES (AHN1)
Mexico: 18/3/2009 Viet Nam: 31/5/2009

Trở thành cúm mùa

Đại dịch cúm ở phase 6 có ý nghĩa là virus cúm lây lan từ người sang người rất dễ;
nhưng không có nghĩa là ở phase này thì phải có tỷ lệ tử vong cao.
TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm không đặc hiệu, khó phân biệt được với
các bệnh nhiễm trùng hô hấp khác như cảm, viêm họng, viêm thanh phế quản,
viêm khí phế quản, viêm phổi.

Bệnh cúm thường có các triệu chứng: sốt, nhức đầu, ho, đau cơ, mệt mỏi.

Phần lớn các trường hợp bệnh cúm diễn biến cấp tính và tự giới hạn.

Bệnh cúm biểu hiện ở 2 thể:


- Thể bệnh cúm thông thường: là thể thường gặp nhất
- Thể bệnh cúm có biến chứng: ít xảy ra, nhưng có thể gây tử vong
vì bệnh cảnh nặng
Những dấu hiệu nhận biết bệnh cúm

A.  THỂ BỆNH CÚM THÔNG THƯỜNG

1.     Ủ bệnh (1 - 2 ngày) 3.     Toàn phát (3 - 7 ngày)


Không triệu chứng Hội chứng nhiễm trùng – nhiễm độc
2.     Khởi phát (3 ngày) Hội chứng hô hấp
Hội chứng đau
Sốt > 380C
4.     Lui bệnh (1 - 2 tuần)
Nhức đầu Thường lành bệnh hoàn toàn.

Đau cơ
Mệt mỏi, chán ăn
Chảy nước mắt sống

Hắt hơi, chảy mũi, ho khan


Cúm mùa:

Cúm theo mùa hàng năm thường bùng phát vào mùa thu và kéo dài đến đầu
mùa xuân (mùa lạnh).
Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm là chủng ngừa cúm hàng năm.
Một số nhóm người dễ bị các biến chứng do cúm theo mùa hơn.
Đó là:
người từ 65 tuổi trở lên
trẻ em dưới 2 tuổi
người ở bất kỳ tuổi nào mà có các tình trạng bệnh lý mãn tính
(như tiểu đường, bệnh hen, suy tim sung huyết, bệnh phổi)
Các biến chứng do cúm có thể bao gồm:
viêm phổi do vi khuẩn
viêm tai hoặc viêm xoang
mất nước
các tình trạng bệnh lý mãn tính trở nên xấu hơn
Cúm mùa:

Virus cúm biến đổi liên tục.


Một đại dịch cúm toàn cầu (bùng phát trên toàn thế giới) có thể xảy ra nếu thỏa
mãn 3 điều kiện sau:
• Một tiểu loại của virus cúm A xuất hiện trong cộng đồng.
• Virus cúm này gây bệnh nặng ở người.
• Virus cúm này có thể lây dễ dàng từ người sang người một cách liên tục.
B. THỂ BỆNH CÚM CÓ BIẾN CHỨNG
1.     Biến chứng phổi
1.2 Viêm phổi thứ phát do vi trùng
1.1 Viêm phổi nguyên phát do influenza
virus
Đặc điểm:
Đa số xảy ra trên bệnh nhân lớn tuổi
Đặc điểm lâm sàng
có bệnh phổi mạn tính, bệnh tim, ung
Sau khởi phát điển hình của bệnh cúm;
thư di căn hay các bệnh nền khác.
các triệu chứng sốt, ho, khó thở, tím
Sốt, kèm ho và khó thở.
tái xảy ra nhanh chóng .
X quang ngực
X quang ngực
Tổn thương 2 bên phổi nhưng không
Hội chứng đông đặc.
có hội chứng đông đặc;
Xét nghiệm
Xét nghiệm
Nhuộm gram hoặc cấy đàm có thể tìm
Có thể có hội chứng nguy kịch hô hấp
thấy
cấp.
S. pneumoniae, S. aureus, H.
Khí máu động mạch: thiếu O2.
influenzae.
Influenza A virus trong canh cấy (+).
đáp ứng với điều trị kháng sinh.
Không đáp ứng với điều trị kháng sinh.
Tỷ lệ tử vong cao.  1.3 Các biến chứng phổi khác
Viêm thanh khí quản
Đợt cấp COPD.
2. Biến chứng ngoài phổi

2.1      Viêm cơ
Đặc điểm:
Viêm cơ nhưng không sưng không căng cứng nhóm
cơ cẳng chân, tiểu myoglobin; CPK tăng
Thường gặp ở trẻ em sau khi bị nhiễm influenza A
virus hoặc influenza B virus .

2.2      Biến chứng tim


Đặc điểm :
Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim
Ít gặp.  
2.3 Sốc độc tố
Đặc điểm:
Hội chứng giống sốc độc tố xuất hiện ở những
bệnh nhân trẻ em hoặc người lớn hoàn toàn khoẻ
mạnh trước đó.

2.4      Biến chứng thần kinh


Đặc điểm :
Ít khi xảy ra. Có một vài trường hợp bị hội chứng
Guillain - Baree hoặc viêm não xảy ra sau nhiễm
influenza A virus.
2.5 Hội chứng Reye
Đặc điểm:
Đa số xảy ra ở trẻ 2 - 16 tuổi.
Hội chứng Reye cũng có xu hướng phát triển thành dịch.
Có nhiều loại virus khác cũng có khả năng gây ra Hội
chứng Reye (Adeno virus, Coxsackie A …)

Biểu hiện lâm sàng:


•Thay đổi tri giác ở nhiều mức độ
•Buồn nôn hoặc nôn
•Đa số trường hợp dịch não tủy có thay đổi
•Gan to nhiễm mỡ, amoniac máu tăng cao rõ rệt và đường
huyết giảm.
•Ở trẻ con, hội chứng Reye thường có gan to, không sốt,
không vàng da.
•Liên quan đến điều trị bằng Aspirin trước đó.
XÉT NGHIỆM
1.    X quang ngực
1.    Xét nghiệm máu

Cận lâm sàng Trung bình (95%CI)


Bạch cầu máu Bình thường
BC lympho Thấp
Tiểu cầu Thấp
ALT Tăng nhẹ
AST Tăng nhẹ
Creatinin Bình thường
3.     Xét nghiệm virus
a.     Phân lập virus từ mẫu bệnh phẩm phết họng,
dịch rửa vùng mũi – hầu hoặc đàm..
b.     Các kỹ thuật miễn dịch hoặc các kỹ thuật sinh
học phân tử (ví dụ: Polymerase chain reaction –
PCR): phát hiện kháng nguyên của virus. Có thể
cho kết quả nhanh hơn phân lập virus .
c.     Định týp của Influenza virus (A/ B) bằng kỹ
thuật miễn dịch huỳnh quang, HAI hoặc kỹ thuật
PCR.
d.     Định phụ týp hemagglutinin của Influenza A
virus (H1, H2, H3 hoặc H.. ) bằng kỹ thuật HAI hoặc
kỹ thuật PCR..
Kỹ thuật lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh cúm
BỆNH CÚM

4.     Huyết thanh chẩn đoán


So sánh hiệu giá huyết thanh chẩn đoán trong giai đoạn
cấp của bệnh và ngày 10 – ngày 14 sau khi khởi phát.
Xét nghiệm HAI hoặc CF hoặc ELISA cho kết quả hiệu giá
kháng thể trong huyết thanh tăng  4 lần gợi ý khả năng
nhiễm virus cúm.
CHẨN ĐOÁN
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
Nếu chỉ căn cứ theo lâm sàng thì khó có thể chẩn đoán phân
biệt từng trường hợp riêng biệt của bệnh cúm với
những bệnh lý hô hấp do các tác nhân virus khác hoặc
do Mycoplasma pneumoniae hoặc do nhiễm
Streptococcus.
Cần phối hợp các yếu tố dịch tễ có ý nghĩa quan trọng gợi ý
chẩn đoán
Khi những thông tin y tế dự phòng cho biết có bệnh cúm
trong cộng đồng thì những bệnh lý hô hấp phải xem như
là bệnh cúm, nhất là khi khởi bệnh đột ngột và có các
triệu chứng toàn thân.
Cảm & Cúm khác nhau ra sao?

CẢM
Common Cold
Nguyên nhân
Có > 200 loại virus khác nhau có thể
gây bệnh cảm :
Rhinovirus
Corona virus
Adenovirus
Coxsackie virus
Paramyxovirus
Parainfluenza virus
Respiratory syncytial virus
CÚM
Flu

Nguyên nhân
Do Influenza virus (virus cúm)
Lâm sàng
Sốt + Ho
HC giống cúm (sốt, ho, sổ mũi)
Yếu tố dịch tễ

Ví dụ: Từ nước ngoài về / tiếp xúc Ví dụ: Tiếp xúc gần với gia cầm bệnh
(US, Canada, Australia…) 7 ngày hoặc với người bệnh (+)

KHÔNG CÓ CÓ KHÔNG

CÚM MÙA CÚM MỚI CÚM GIA CẦM VIÊM PHỔI DO


(A/H1,H3) (A/H1N1/09) (A/H5N1) VK GRAM (-)
Bạch cầu

BC máu /L: BT BC máu/L: thấp

Rx CÁCH LY CÁCH LY CẤY MÁU


CÚM MÙA RT-PCR, RT-PCR KHÁNG SINH
ĐIỀU TRỊ
Thuốc kháng virus cúm

Oseltamivir Zanamivir
1. Thuốc kháng virus
1.1 Nhóm thuốc ức chế protein M2
CƠ CHẾ TÁC DỤNG:
• Ngăn chặn sự phóng thích các acid nucleic của virus
bên trong tế bào bị nhiễm.
• Ức chế sự sao chép của các phụ týp H1N1, H2N2 và
H3N2 của influenza A virus.
• Có rất ít hoặc không có tác dụng kháng influenza B
virus.
• Không tác động trên quá trình tạo miễn dịch sau khi
chủng ngừa vaccine có influenza A virus bất hoạt.
1.2 Nhóm thuốc ức chế men neuraminidase
CƠ CHẾ TÁC DỤNG
• Ức chế hoạt động của men neuraminidase,
ngăn không cho virus “nảy chồi” (tách ra từ các
tế bào bị nhiễm virus).
• Ức chế sự tăng trưởng in-vitro của virus cúm,
• Ức chế sự sao chép và khả năng gây bệnh in-
vivo của virus cúm.
So sánh các loại thuốc điều trị cúm

  Amantadine Rimantadine Zanamivir Oseltamivir

Tác dụng trên type


Influenza A Influenza A Influenza A vaø B Influenza A vaø B
influenza virus

Uống Uống
Khí dung hít qua Uống
Đường dùng (viên nén, viên (viên nén,
miệng (viên nang )
nang , syrup) syrup)

Tuổi có thể điều trị  1 tuổi  14 tuổi  12 tuổi Bất kỳ


Cúm mùa 2022-2023, CDC khuyến cáo sử dụng 4 loại thuốc kháng vi-rút đã
được FDA chấp thuận để điều trị bệnh cúm:
Oseltamivir phosphate,
Zanamivir,
Peramivir
Baloxavir marboxil.
Các khuyến cáo về việc sử dụng từng loại thuốc kháng vi-rút này có thể khác
nhau tùy theo độ tuổi.
Chỉ có một loại thuốc kháng vi-rút (oseltamivir dạng uống) được khuyến cáo
sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Các nhân viên y tế xác định xem có cần điều trị bằng thuốc kháng vi-rút hay
không và loại thuốc nào là phù hợp nhất.
Điều quan trọng là phải nhanh chóng bắt đầu dùng thuốc kháng vi-rút.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh cúm nặng nên đi khám ngay
khi có dấu hiệu đầu tiên của các triệu chứng cúm, có thể bao gồm: sốt, đau
nhức (cơ, toàn thân và đau đầu), ớn lạnh, mệt mỏi, khởi phát đột ngột. Lưu ý
rằng sốt ít phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Các triệu chứng khác có thể bao
gồm ho, sổ mũi/nghẹt mũi và/hoặc đau họng. Một số cá nhân có thể bị nôn
mửa và tiêu chảy, mặc dù điều này phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.
2. Các điều trị hỗ trợ khác:
• Chú ý: có thể hạ sốt bằng Acetyl salicylic acid
(Aspirin); nhưng không dùng cho trẻ con.
• Giảm nghẹt mũi bằng phenylephrine phun hay nhỏ
mũi.
• Giảm ho bằng các syrup Dextromethorphan.
3. Điều trị cúm có biến chứng:
• Điều trị hỗ trợ: cung cấp đủ nước và điện giải
• Thông khí tốt:
thở Oxy qua sonde mũi, qua mask có túi dự trữ,
thông khí hỗ trợ (thở PEEP, CPAP)
thở máy
• Kháng sinh điều trị: cần lựa chọn một kháng sinh cùng lúc
diệt được S. aureus, S. pneumoniae và H. influenzae.
• Không có điều trị đặc hiệu cho những biến chứng khác.
PHÒNG NGỪA
1. Biện pháp dự phòng:
Gây miễn dịch bằng vaccin (virus bất hoạt)
hiệu lực bảo vệ: 70% - 80%.
• Khuyến cáo tiêm vaccin cho các đối tượng sau:
 Những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh cúm có biến
chứng.
 Những người có thể làm lây truyền bệnh cúm đến những
người có nguy cơ cao bị mắc bệnh cúm có biến chứng (nhân
viên y tế và những người có nhiều khả năng tiếp xúc gần gũi
với đối tượng).
 Những trẻ phải điều trị aspirin dài hạn, để phòng ngừa hội
chứng Reye sau khi mắc bệnh cúm.
 Những người làm các nghề dịch vụ cho cộng đồng, quân đội.
• Chống chỉ định duy nhất không sử dụng vaccin cúm:
 Người có cơ địa dị ứng với trứng gia cầm.
Phòng ngừa bằng Amantadine, Rimantadine hoặc Oseltamivir
phosphate????

(1). Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không sử dụng
Amantadine, Rimantadine làm hóa trị liệu dự phòng cúm A cho
người lớn và trẻ em.

(2). Chỉ khuyến cáo dùng Oseltamivir phosphate để phòng ngừa bệnh
cúm A , B cho các đối tượng sau:
 Những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh cúm nhưng không thể
chủng ngừa.
 Vaccin ngừa không có hiệu quả vì không có khả năng bảo vệ với
loại kháng nguyên đang gây thành dịch.
 Phối hợp phòng ngừa bằng thuốc và vaccine: làm tăng cường khả
năng bảo vệ cơ thể.
Theo thống kê của WHO, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em
nhiễm cúm mỗi năm. Trong đó, khoảng nửa triệu ca tử vong do các vấn đề sức khỏe
liên quan đến bệnh cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 1 – 1,8 triệu người
mắc cúm mùa.
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng có thể
xảy ra là tiêm phòng Cúm mỗi năm.
Cúm cũng khiến các bệnh lý mãn tính trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, người mắc
bệnh hen suyễn mãn tính dễ bị các cơn hen suyễn kịch phát hành hạ nếu mắc
bệnh cúm, bệnh nhân suy tim sung huyết mãn tính có thể khiến tình trạng
bệnh nghiêm trọng hơn dưới sự tác động của cúm.
CDC khuyến cáo, ai cũng có thể mắc cúm mùa, không phân biệt độ tuổi, giới
tính,… đặc biệt nhóm đối tượng có nguy cơ cao dễ gặp biến chứng nhất, được
khuyến khích cần tiêm phòng cúm mùa càng sớm càng tốt gồm:
•Người trên 65 tuổi;
•Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai;
•Trẻ em, đặc biệt ở những trẻ dưới 5 tuổi;
•Người có các bệnh lý mãn tính: hen suyễn, tiểu đường, tim mạch, ung thư,…
•Người nhiễm HIV/AIDS;
•Người có tiếp xúc trực tiếp với những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm
cúm.
1.Vắc xin phòng bệnh cúm bất hoạt (inactivated influenza
vaccine – IIV)
Đây là loại vacxin cúm được điều chế từ virus cúm đã bất hoạt, tức là virus
cúm sau được nuôi cấy, đã bị làm chết bằng nhiệt, tia xạ hoặc hóa chất.
Mặc dù virus đã chết nhưng kháng nguyên vẫn còn, hệ miễn dịch vẫn hoạt
động tạo kháng thể kháng bệnh như bình thường.
Vắc xin phòng cúm bất hoạt được triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 6
tháng tuổi trở lên và người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai và những
người mắc bệnh mãn tính. Trẻ em từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng
tiêm vaccine cúm mùa trước đây nên được tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1
tháng. Tiêm vắc xin ngừa cúm đầy đủ trong thai kỳ sẽ bảo vệ cả bà mẹ và
trẻ sơ sinh chống lại bệnh cúm.
1.Vắc xin phòng bệnh cúm bất hoạt (inactivated influenza
vaccine – IIV)
Hiện nay, 4 loại vắc xin cúm đang được sử dụng tại Việt Nam gồm: Vaxigrip
Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu GCFlu Quadrivalent (Hàn
Quốc) và Ivacflu-S (Việt Nam) đều được sản xuất theo cơ chế bất hoạt.
Sau khi tiêm các loại vắc xin, người được chủng ngừa có thể xuất hiện các
phản ứng không mong muốn như: sốt nhẹ, khó chịu, sưng tại chỗ tiêm, đau
cơ,… Các triệu chứng này sẽ tự khỏi trong 1-2 ngày mà không ảnh hưởng
đến sức khỏe.
2. Vắc xin cúm tái tổ hợp (recombinant influenza vaccine –
RIV)

Đây là loại vắc xin được điều chế theo công nghệ tái tổ hợp tức là phương
pháp không sử dụng mẫu virus vacxin ứng cử viên và trứng gà trong quá
trình sản xuất. Hiện tại, vaccine cúm mùa tái tổ hợp và vắc xin cúm dựa trên
nuôi cấy tế bào là 2 loại vắc xin cúm không có trứng duy nhất được phép sử
dụng tại Hoa Kỳ. Theo dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng, độ an toàn của
vắc xin cúm tái tổ hợp tương đương với các loại vắc xin cúm khác.
3. Vắc xin cúm sống giảm độc lực (live attenuated nasal
spray influenza vaccine – LAIV)
Vắc xin cúm sống giảm độc lực là loại vắc xin có chứa virus đã làm giảm độc
lực hoặc suy yếu để không thể gây bệnh. LAIV hiện chỉ được chấp thuận sử
dụng cho những người từ 2–49 tuổi không mắc các bệnh lý cơ bản. Vắc xin
cúm sống giảm độc lực được dùng dưới dạng xịt mũi, 1 liều duy nhất; nhưng
trẻ em từ 2 đến dưới 9 tuổi chưa được chủng ngừa cúm theo mùa trong các
mùa cúm trước nên được tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 4 tuần. Tuy nhiên, vì
là vắc xin sống, nên những đối tượng dưới đây không nên tiêm loại vắc xin
này, bao gồm:
•Trẻ em dưới 2 tuổi;
•Người lớn trên 50 tuổi;
•Phụ nữ mang thai;
•Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin;
•Những người có hệ miễn dịch yếu (ức chế miễn dịch);
3. Vắc xin cúm sống giảm độc lực (live attenuated nasal
spray influenza vaccine – LAIV)
Vắc xin cúm sống giảm độc lực là loại vắc xin có chứa virus đã làm giảm độc
lực hoặc suy yếu để không thể gây bệnh. LAIV hiện chỉ được chấp thuận sử
dụng cho những người từ 2–49 tuổi không mắc các bệnh lý cơ bản. Vắc xin
cúm sống giảm độc lực được dùng dưới dạng xịt mũi, 1 liều duy nhất; nhưng
trẻ em từ 2 đến dưới 9 tuổi chưa được chủng ngừa cúm theo mùa trong các
mùa cúm trước nên được tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 4 tuần.
3. Vắc xin cúm sống giảm độc lực (live attenuated nasal
spray influenza vaccine – LAIV)

Tuy nhiên, vì là vắc xin sống, nên những đối tượng dưới đây không nên tiêm
loại vắc xin này, bao gồm:
•Trẻ em dưới 2 tuổi;
•Người lớn trên 50 tuổi;
•Phụ nữ mang thai;
•Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin;
•Những người có hệ miễn dịch yếu (ức chế miễn dịch);
•Người mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch hoặc phổi;
•Trẻ em từ 2 – 4 tuổi bị hen suyễn hoặc có tiền sử thở khò khè trong 1 năm
qua.
Vị trí tiêm vắc xin cúm:

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, đường tiêm của vắc


xin cúm được thực hiện là tiêm bắp, tuyệt đối không
tiêm vào tĩnh mạch.
Vị trí tiêm được khuyến cáo như sau:
•Trẻ từ 6 tháng tuổi – 11 tháng tuổi: vị trí thích hợp để
tiêm bắp là mặt trước-bên của đùi.
•Trẻ từ 12 tháng tuổi – dưới 36 tháng tuổi: vị trí thích
hợp để tiêm bắp là mặt trước-bên của đùi (hay ở cơ
Delta nếu khối cơ thích hợp để tiêm bắp).
•Trẻ từ 36 tháng tuổi và người: vị trí thích hợp là tiêm ở
cơ Delta.
Chích ngừa vắc xin cúm có tác dụng gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, cúm là bệnh lý thuộc “top
5” nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (năm 2016) ở mọi đối tượng,
việc chủng ngừa cúm hằng năm mang đến những lợi ích to lớn gồm:
•Lợi ích 1: tiêm chủng cúm là biện pháp ngăn ngừa bệnh cúm hiệu
quả.
•Lợi ích 2: vaccine cúm là “chìa khóa” phòng ngừa quan trọng cho
những đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là người mắc bệnh mãn
tính.
•Lợi ích 3: chủng ngừa cúm cho bà bầu mang lại lợi ích gấp đôi khi
có thể bảo vệ cho cả người mẹ và thai nhi. Vacxin cúm cho mẹ bầu
là dạng vắc xin liều đơn, điều chế từ virus bất hoạt, an toàn cho cả
mẹ và bé trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.
•Lợi ích 4: Tiêm phòng cúm không chỉ bảo vệ sức khỏe của bản
thân, mà còn cho gia đình và cộng đồng, giúp tránh tình trạng quá tải
lên hệ thống y tế.
Vacxin cúm có tác dụng trong bao lâu?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả các loại vacxin cúm đã được
chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm thiểu 70-80%
tỷ lệ tử vong do cúm. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ của vaccine cúm mùa chỉ
kéo dài trong khoảng 1 năm, vì virus cúm thường có tính đột biến và khả
năng thay đổi liên tục cấu trúc kháng nguyên theo chu kỳ năm. Do đó, các
chuyên gia khuyến cáo nên tiêm nhắc lại vắc xin cúm nhắc lại hàng năm.
Tiêm phòng cúm sau bao lâu sẽ có tác dụng?
Vaccine cúm không có hiệu quả ngay lập tức mà phải khoảng 2 tuần sau khi
tiêm thì vắc xin mới có thể tạo kháng thể để bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi
sự tấn công của virus cúm.
1. Vắc xin cúm Tứ giá
Vắc xin có hiệu quả bảo vệ lên đến 80% phòng bốn chủng virus cúm gây
gánh nặng bệnh tật lớn hiện nay là chủng cúm A (A/H3N2, A/H1N1) và
chủng cúm B (Yamagata, Victoria). 

2. Vắc xin cúm Tam giá


Ngừa 3 chủng cúm A(H3N2), cúm A(H1N1),và cúm B (Victoria hoặc
Yamagata).
2. Kiểm soát bệnh nhân, người tiếp xúc và môi sinh:
• Báo cáo cho cơ quan y tế địa phương:
Thông báo dịch hoặc chẩn đoán của phòng thí nghiệm (nếu
có thể được thì thông báo đặc điểm của tác nhân gây bệnh).
• Cách ly bệnh nhân:
Chỉ áp dụng khi đang xảy ra vụ dịch hoặc khi có kết quả
chẩn đoán nhanh về virus học: những trường hợp bệnh
cúm hoặc nghi ngờ bệnh cúm phải được phát hiện và cách
ly sớm. Hạn chế những sinh hoạt tập trung trong thời gian
có dịch. Mang khẩu trang để tránh tiếp xúc hoặc phân tán
chất tiết hô hấp.
• Sát trùng, tẩy uế: không cần thiết nếu không có dịch cúm.
• Kiểm dịch: không cần thiết nếu không có dịch cúm.
• Gây miễn dịch bằng thuốc uống cho người tiếp xúc.
• Điều tra người tiếp xúc và nguồn lây: phải thực hiện nếu có
dịch cúm.
• Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virus.
PHÒNG NGỪA LÂY QUA ĐƯỜNG GIỌT BẮN

Giọt phân tử
đường kính > 5 µm

Nước

 Nếu đứng chung với người khác,


phải giữ một khoảng cách xa
thích hợp (> 1 mét)
30-80cm/giây
 Mang khẩu trang ngoại khoa
hoặc khẩu trang vải.
Khoảng 1 m
PHÒNG NGỪA LÂY QUA ĐƯỜNG TIẾP XÚC

 Rửa tay
3. Biện pháp toàn cầu:
• Cúm là một bệnh thuộc sự giám sát của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO).
• Thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới khi dịch cúm
xảy ra ở trong khắp 1 nước.
• Xác định virus gây bệnh; thông báo và gởi chủng
gốc mới phân lập cho 1 trong 3 trung tâm nghiên cứu
(Atlanta, London, Melbourne).
• Tiến hành các nghiên cứu dịch tễ và nhanh chóng
xác định đặc điểm virus tại các cơ quan y tế quốc gia.
• Có chương trình tiêm chủng cho những người thuộc
nhóm nguy cơ cao và những nhân viên chủ chốt.
PPE

You might also like