You are on page 1of 3

BÀI TẬP PHỨC CHẤT 3- TÍNH CHẤT CỦA PHỨC CHẤT

Bài 1. Phức chất [PtCl2(NH3)2] được xác định là đồng phân trans-. Nó phản ứng chậm với Ag2O cho
phức chất [PtCl2(NH3)2(OH2)2]2+(kí hiệu là X). Phức chất X không phản ứng được với
etylenđiamin (en) khi tỉ lệ mol phức chất X : en = 1 : 1. Hãy giải thích các sự kiện trên và vẽ (viết)
cấu tạo của phức chất X.
Bài 2.
[Ni(NH3)4]2+ + HCl
 (A) + (B) (A, B có cùng công thức [Ni(NH3)2Cl2])
+ HCl, t 0
(A)   (B)
(A) + (COOH)2 → [Ni(NH3)2(C2O4)]
(B) + (COOH)2

Xác định cấu trúc phân tử A, B và [Ni(NH3)2(C2O4)]


Bài 3. Theo quy luật ảnh hưởng trans thì I- > Cl- > NH3 . Vận dụng qui luật hãy viết phương trình
phản ứng khi cho [PtCl4]2- tác dụng với dd NH3 (1:2) và [Pt(NH3 )4]2+ tác dụng với Cl- (tỉ lệ mol
1:2) ?
Bài 4. Cho biết ảnh hưởng trans của Cl- > H2O. Hãy điều chế các chất sau đi từ [Rh(H2O)6]3+ hoặc
[RhCl6]3-
a, trans – [RhCl2(H2O)4]+ b, cis-[RhCl4(H2O)2]-
+
c, mer- [RhCl3(H2O)3] d, fac- [RhCl3(H2O)3]+
Bài 5. Thứ tự ảnh hưởng trans của các phối tử như sau:
CN ~ CO ~ C2H4 > PPh3 > NO2- > I- > Br- > Cl- > NH3 ~ Py > OH- > H2O
Hãy vẽ cấu trúc của các sản phẩm của các phản ứng sau dựa thao ảnh hưởng trans.
i/ [PtCl3NH3]- + NO2-  A
A + NO2-  B
ii/ [PtCl(NH3)3]+ + NO2-  C
C + NO2-  D
Bài 6. Các chất A, B, C có cùng công thức phân tử CrCl3.6H2O. Trong dung dịch nước tồn tại cân
bằng:
[Cr(H2O)6]Cl3  [Cr(H2O)5Cl]Cl2.H2O  [Cr(H2O)4Cl2]Cl.2H2O.
(A) (B) (C)
Trong một thí nghiệm người ta cho dung dịch chứa 0,32 gam CrCl3.6H2O đi qua một lớp nhựa trao
đổi cation dưới dạng H+. Cần 28,8 ml dung dịch NaOH 0,125M để chuẩn độ hết lượng H+ đã chuyển
vào dung dịch.
1. Gọi tên các phức chất A, B và C.
2. Phức chất nào có đồng phân hình học? Viết công thức biểu diễn cấu trúc đồng phân đó.
3. Xác định công thức của phức trong dung dịch.
4. Viết cấu hình electron của Cr trong phức xác định được ở (b) và xác định từ tính của phức chất
đó.
Bài 7. Một phức chất của crom có thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố như sau: 19,5 %
Cr; 40,0 % Cl, 4,5 % H và 36,0 % O. Hòa tan 0,533 g phức vào 100 ml nước và thêm tiếp 10 ml
dung dịch HNO3 2 M. Thêm lượng dư dung dịch bạc nitrat. Lọc, rửa kết tủa và đem sấy khô thu
được 0,287 g chất rắn. Mặt khác đun nóng nhẹ 1,06 g phức ở 100 °C thấy thoát ra 0,144 g nước.
Hãy vẽ tất cả các đồng phân lập thể của phức trên.
Bài 8. Cho các giá trị hằng số tạo phức tổng hợp của các phức xiano cadimi là lgβ1 = 6,01; lgβ2 =
11,12; lgβ3 = 15,65; lgβ4 = 17,92. Hãy tính hằng số cân bằng của các quá trình sau:
a. Cd(CN)42- Cd(CN)3- + CN-
b. CdCN+ + CN- Cd(CN)2
Bài 9. Tính hằng số cân bằng của các quá trình sau:
a) Ag(SCN)32- Ag(SCN)2- + SCN-
b) AgSCN + 2SCN- Ag(SCN)32-
c) Ag(SCN)43- Ag(SCN)2- + 2SCN-
2- -
d) Ag(SCN)3 + SCN Ag(SCN)43-
Biết rằng logarit hằng số bền tổng hợp của các phức thioxiano bạc là:
lgβ1 = 4,8; lgβ2 = 8,23; lgβ3 = 9,50; lgβ4 = 9,52.
Bài 10. Cu2+ và NH3 khi tạo phức có : lgβ1 = 4,04; lgβ2 =7,47; lgβ3 = 10,27; lgβ4 = 11,75.
a) Tính hằng số cân bằng của các phản ứng:
Cu(NH3)32+ Cu(NH3)2+ + 2NH3
Cu(NH3)2+ + 3NH3 Cu(NH3)42+
b) Tính nồng độ các dạng phức trong dung dịch nếu:
[Cu2+] = 1,0.10-4 M ; [NH3] = 1,0.10-3 M.
c) Tính nồng độ ban đầu của Cu2+ và NH3 trước khi xảy ra phản ứng tạo phức( bỏ qua các quá trình
phụ)
Bài 11. Tính thế của điện cực Cu nhúng trong dung dịch[Cu(NH3)4] 2+biết lgβ4 của phức Cu(NH3)42+ =
11,75; E0 Cu2+/Cu = 0,34V?
Bài 12. Đánh giá khả năng phản ứng oxi hóa của Fe3+ đối với I- khi có mặt F- ( Giả thiết chỉ xảy ra sự
tạo thành 1 phức chất FeF3 với lgβ3 = 12,06; E0 Fe3+/Fe2+ = 0,771V; E0 I2/I- = 0,54V
Bài 13. Đánh giá khả năng oxi hóa I- bởi Fe(CN)63-. Biết E0 Fe3+/Fe2+ = 0,771V; lgβ của Fe(CN)63- = 42;
lgβ của Fe(CN)64- = 35; E0 I2/I- = 0,54V.
Bài 14. Cho pin Cd/Cd2+//Cu2+/Cu
Cho biết: ECd0
2
/ Cd
 0,403V ; ECu
0
2
/ Cu
 0,0337V .
1) Viết phản ứng thực tế xảy ra khi pin hoạt động và tính sđđ của pin nếu: [Cd2+]=0,010M và [Cu2+]=
0,001M.
2) Nếu thêm 1 mol NH3 vào:
a) Nửa phải của pin. b) Nửa trái của pin.
Sđđ của pin thay đổi ra sao? Biết Cu và NH3 khi tạo phức có : lgβ1 = 4,04; lgβ2 =7,47; lgβ3 = 10,27
2+

;lgβ4 = 11,75; Cd2+ và NH3 khi tạo phức có: lgβ1 =2,55; lgβ2 =4,56; lgβ3 =5,90 ; lgβ4 =6,74.

Bài 15. (NÂNG CAO)Với các phản ứng thế trong phức vuông phẳng của plantinium(II), các phối tử
có thể được sắp xếp theo thứ tự khả năng tạo thúc đấy sự thế ở vị trí trans với chính những phối tử
đó (hiệu ứng trans). Trật tự của các phối tử là: CO , CN- , C2H4 > PR3 , H- > CH3- , C6H5- , I- , SCN-
> Br- > Cl- > Py > NH3 > OH- , H2O. Trong đó, các phối tử nằm bên trái có hiệu ứng trans mạnh
hơn so với các phối tử nằm bên phải. Một số phản ứng của muối của Zeise và phức chất
[Pt2Cl4(C2H4)2 ] được cho bên dưới đây.

a. Vẽ cấu trúc của A, cho rằng các phân tử phức chất này có một tâm đối xứng, không có liên kết Pt-Pt
và không có cầu nối anken.
b. Vẽ cấu trúc của B, C, D, E, F và G.
c. Giải thích nguyên nhân tạo ra D và F bằng cách lựa chọn các nguyên nhân sau:
i) Tạo thành khí ii) Tạo thành chất lỏng
iii) Hiệu ứng trans iv) Hiệu ứng vòng càng
Bài 16. (NÂNG CAO)Hoàn thiện dãy chuyển hóa sau bằng cách xác định cấu trúc các chất chưa biết?
Bài 17. (NÂNG CAO) Hai chất A và B chứa anion phức bát diện có cùng thành phần nguyên tố nhưng
chúng khác nhau về momen từ ( = [n(n +2)]1/2 trong đó n là số electron không cặp đôi): A = 0,
B = 1,72D. Khi cho 20mL dung dịch 0,1M của A tác dụng với 1,3240g Pb(NO3)2 thì tạo thành
1,2520g kết tủa trắng và trong dung dịch chỉ còn lại muối kali. Khi cho 1,2700g FeCl 3 vào một
lượng dư dung dịch của A thì tạo thành 1,6200g kết tủa trắng C (51,85% khối lượng là sắt). Khi để
ra ngoài không khí C trở thành xanh lơ và chuyển thành D. Dung dịch của B tác dụng với FeCl2 tạo
thành ngay một kết tủa xanh lơ E có thành phần giống hệt D.
a) Các chất A, B, C, D, E là những chất gì. Tính gía trị của n đối với chất B.
b) Viết các phương trình phản ứng.
c) Sự khác nhau giữa D và E là gì 

You might also like