You are on page 1of 63

Lê Thị Thu Hương

1
Lê Thị Thu Hương

Lời giới thiệu


Xin chào các bạn, tôi là TS.BS Lê Thị Thu Hương chuyên về Nhi Khoa, tôi đã
có 20 năm làm việc tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương và đặc biệt 10 năm làm chuyên
sâu về ho​ ​khò khè, hen phế quản và dị ứng.
Trong suốt 20 năm qua tôi đã giúp được hàng nghìn em bé, đặc biệt là các bé
bị ho khò khè tái diễn, hen và dị ứng.
Trong quá trình khám và điều trị cho các bé, tôi nhận thấy có rất nhiều bé ho
khò khè tái diễn, hen phế bố mẹ quản chưa tìm được giải pháp điều trị cho con.
Nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng buồn và nản vì tình trạng bệnh của con tái đi tái lại.
Bởi thế tôi quyết định viết quyển sách này mong muốn chia sẻ với các bố mẹ
về cách chăm sóc bé bị ho khò khè và hen phế quản.
Sau khi đọc xong cuốn sách này, các bố mẹ sẽ biết được cách nhận biết dấu
hiệu ho khò khè của con, cách sử dụng thuốc ho đúng, cách chăm bé khi mới có
biểu hiện triệu chứng, các kỹ thuật xịt thuốc, khi nào đưa trẻ đi khám….
Quyển sách này bác sĩ Hương viết dựa trên trải nghiệm khi thăm khám bệnh
nhân tại bệnh viện, có thể chưa giải đáp hết được mong muốn của bố mẹ. Bác sĩ
Hương sẽ hoàn thiện dần cho những lần chỉnh sửa sau.
Cuốn sách này bác sĩ Hương làm với mong muốn góp phần bảo vệ lá phổi
khỏe cho bé và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bé bị ho hen.
Bác sĩ Hương sẽ vô cùng hạnh phúc nếu cuốn sách này giúp ích cho các bố
mẹ chăm sóc bé yêu.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm và liên hệ với bác sĩ Hương tại:
Số điện thoại: 0918884666
Blog:​ ​http://bshuong.com/

2
Lê Thị Thu Hương

Fanpage:​ ​https://www.facebook.com/0988756658bacsyHuong
Youtube:
https://www.youtube.com/channel/UCaJFLPPcq2uXruNkHDdu4IA?view_as=subs
criber

3
Lê Thị Thu Hương

Lời cảm ơn!


Để viết được quyển ebook này, tôi vô cùng biết ơn những người Thầy đáng
kính đã giúp tôi trên con đường sự nghiệp. Các Thầy Cô chuyên gia trong nước
cũng như ngoài nước đã kiến tạo ra tôi một bác sĩ chuyên sâu về ​hen và d​ ị ứng nhi
khoa,​ đặc biệt PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, PGS.TS Lê Thị Minh Hương, GS
Kobayashi Roger, bác sĩ Ái Lan Kobayashi, GS Michele Raffard. Tôi vô cùng cảm
ơn và luôn ghi nhớ nơi tôi đã được sống, làm việc hết đam mê, học tập, trưởng
thành và cống hiến cả tuổi thanh xuân Khoa Miễn Dịch Dị Ứng - Bệnh Viện Nhi
Trung Ương. Tôi vô cùng biết ơn người Thầy Phạm Thành Long đã là khích lệ
thúc đẩy giúp tôi mạnh dạn viết quyển ebook này để chia sẻ với các bạn. Và cuối
cùng tôi vô cùng cảm ơn các bé bệnh nhân đã giúp tôi có được nhiều kinh nghiệm
thông qua quá trình điều trị cho các tình yêu bé nhỏ của tôi.

Trân trọng!
TS.BS Lê Thị Thu Hương

4
Lê Thị Thu Hương

MỤC LỤC

Bài 1. Triệu chứng ho khò khè của trẻ 8


1. Triệu chứng ho 8
2. Điều trị ho cho trẻ đúng cách 8
3. Khi nào bạn nghi ngờ con bạn bị hen 9

Bài 2. Bác sĩ dị ứng giúp gì cho bé 10


Bác sĩ dị ứng là bác sĩ chuyên về chẩn đoán và điều trị bệnh dị ứng và các bệnh như: 11
Khi nào bố mẹ nên đưa trẻ khám bác sĩ dị ứng 11

Bài 3. Khái niệm hen suyễn 12


Điều quan trọng cần nhớ 12
Điều đáng mừng 13
Nếu hen của trẻ được kiểm soát, trẻ có thể hy vọng 13

Bài 4. Những yếu tố làm cho bệnh hen phế quản nặng lên 13
1. Hút thuốc lá 14
2. Bọ nhà, bụi nhà 14
3. Nấm mốc 14
4. Côn trùng 15
5. Phấn hoa 15
6. Vật nuôi 16
7. Mùi/ thuốc xịt 16
8. Thời tiết và ô nhiễm không khí 16
9. Tập thể dục 17
10. Cảm cúm 17

Bài 5. Bệnh hen phế quản 18


1. Hen là gì? 18
2. Ai bị hen và tại sao? 18
3. Triệu chứng của hen ? 19
4. Yếu tố kích thích hen là gì? 19
Yếu tố kích thích hen bao gồm 19
5. Hen được chẩn đoán và điều trị như thế nào? 20
5.1. Hen được chẩn đoán như thế nào? 20

5
Lê Thị Thu Hương

5.1.1. Hỏi tiền sử. 20


5.1.2. Khám 20
5.1.3. Làm test cho bé 21
5.2.Hen được điều trị thế nào? 21
5.2.1. Tránh các yếu tố kích thích 21
5.2.3. Thuốc điều trị trong hen phế quản 21
Thuốc cắt cơn nhanh. 21
Thuốc dự phòng 22

Bài 6. Dấu hiệu cảnh báo hen phế quản 22


Kiểm tra các dấu hiệu dưới đây 23

Bài 7. Thuốc điều trị trong hen phế quản 24


1. Thuốc sử dụng cho điều trị hen 24
2. Thuốc hen được kê như thế nào ? 24
3. Kế hoạch sử dụng thuốc hen? 25
3.1. Thuốc cắt cơn - Thuốc giãn phế quản làm giảm triệu chứng. 25
3.2. Thuốc dự phòng - Thuốc kháng viêm để làm đảo ngược và ngăn ngừa sưng nề
đường thở nguyên nhân gây ra triệu chứng hen. 25
Ghi nhớ: 26
Thuốc hen có an toàn không ? 26

Bài 8. Sử dụng thuốc kháng viêm steroid cho trẻ hen và dị ứng 26
Chức năng của steroids trong hen phế quản 27
Corticosteroid 27
Thuốc steroid được sử dụng như thế nào? 27
Hậu quả lâu dài 28
Cortisone dạng hít 28
Sử dụng steroid hợp lý 29

Bài 9. Sử dụng thuốc cắt cơn Beta 2- agnosist 29


Thuốc Beta 2-agonists (ventolin) là gì? 29
Thuốc được kê như thế nào? 29
Tác dụng phụ 30
Ghi nhớ 30
CHÚ Ý: 31
CUỐI CÙNG, 31

Bài 10. Kế hoạch hành động hen cho bé 32


1. Vùng màu xanh: trẻ thở tốt không có triệu chứng 32
2. Vùng màu vàng – vùng cảnh báo – trẻ bắt đầu thở xấu đi 32
3. Vùng màu đỏ: trẻ khó thở 32

6
Lê Thị Thu Hương

Bài 11. Khi trẻ có cơn hen cấp: phải làm gì? 33
1. Làm thế nào để nhận biết cơn hen cấp sắp xảy ra 33
2. Phải làm gì trong trường hợp triệu chứng hen ngày càng tăng lên 34
3. Con phải nhập viện. 34

Bài 12. Các bước xử trí khi cơn hen cấp 35


1. Nhận biết dấu hiệu cảnh báo 35
2. Sử dụng đúng liều thuốc vào thời điểm bác sĩ đã cho 35
3. Tránh yếu tố kích thích 36
4. Nghỉ ngơi 36
5. Kiểm tra các dấu hiệu cần cho trẻ đi cấp cứu 36
6. Chú ý: 37

Bài 13. Chọn dụng cụ xịt thuốc hen phù hợp cho trẻ theo tuổi 37
1. Cách xịt thuốc hen cho trẻ dưới 4 tuổi 38
2. Cách xịt thuốc hen cho trẻ trên 4 tuổi 39
3. Cách xịt thuốc hen trẻ lớn 39

Bài 14. Mười lỗi hay gặp khi xịt thuốc hen và cách sửa chữa 40
1. Ngồi xịt 40
2. Sử dụng bình xịt định liều (inhaler) hết thuốc 40
3. Không lắc thuốc trước khi xịt 40
4. Không sử dụng buồng đệm (spacer) với bình xịt định liều (inhaler) 41
5. Để tư thế đầu quá xa về trước hoặc sau. 41
6. Lưỡi và răng ở trên đường buồng đệm (spacer)/ bình xịt định liều (inhaler) 41
7. Miệng không ngậm kín buồng đệm (spacer)/ bình xịt định liều (inhaler) 41
8. Để trực tiếp buồng đệm (spacer)/ bình xịt định liều (inhaler) vào lưỡi 42
9. Xịt vài nhát liên tục 42
10. Hít vào quá nhanh. 42

Bài 15. Cách nhận biết bình xịt thuốc hen còn hay hết 42
Bước 1: Bạn rút bầu thuốc ra khỏi bình xịt định liều . 43
Bước 2. Bạn thả bầu thuốc đó vào bình nước hoặc chậu nước. 43
Bước 3. Bạn quan sát vị trí của bầu thuốc ở trong bình nước hoặc chậu nước. Có 5 hiện
tượng sau xảy ra : 43

Bài 16. Hướng dẫn vệ sinh buồng đệm 44


Bước 1 44
Bước 2 44
Bước 3 44

Bài 17. Hướng dẫn cách đo lưu lượng đỉnh và theo dõi cho trẻ 44

7
Lê Thị Thu Hương

1.Lợi ích 45
2.Các bước thực hiện đo lưu lượng đỉnh 45
3. Đánh giá 45

Bài 18. Hướng dẫn cách ghi nhật ký theo dõi bệnh hen của con 46
Theo dõi con tại nhà có ba phần chính sau: 46
Theo dõi triệu chứng: 46
Theo dõi chức năng phổi 47
Theo dõi thuốc 47
Tái khám: 47

Bài 19. Con bạn bị hen, bạn sẽ phải có chăm sóc gì đặc biệt 47
Bạn cần phải làm gì 48
Tái khám định kỳ 48
Hành động thật nhanh 48
Theo dõi kỹ 48
Hãy chuẩn bị 49

Bài 20. Một số thông tin hữu ích quản lý bệnh hen cho trẻ 49
1. Hãy cảnh giác và biết về triệu chứng hen. 49
Tìm ra các dấu hiệu: 49
Hành động nên làm 50
2. Khi cơn hen xảy ra 50
Bạn cần đảm bảo những điều sau khi cơn hen xảy ra 50
Hành động nên làm 50
Coi chừng các yếu tố kích thích 50

Bài 21. Tại sao trẻ hen phế quản không cần dùng kháng sinh 51

Bài 22. Làm thế nào để kiểm soát được bệnh hen cho trẻ? 51
Mục tiêu điều trị hen 52
Ba chiến lược điều trị toàn diện giúp trẻ kiểm soát được bệnh hen. 52

Bài 23. Tại sao trẻ hen phế quản không nên tránh vận động? 52
Bài 24. Làm thế nào để kiểm soát mạt nhà tránh yếu tố kích thích cơn hen 53

Bài 25. Tại sao thời tiết thay đổi trẻ hay bị lên cơn hen? 54

Bài 26. Làm thế nào có thể giúp trẻ xịt thuốc hen đều đặn? 55

Bài 27. Hướng dẫn hoạt động phù hợp cho trẻ 56

Bài 28. Điều trị giải mẫn cảm 57


1. Tại sao bệnh nhân hen nên điều trị giải mẫn cảm? 57
2. Khái niệm phương pháp điều trị giải mẫn cảm? 57

8
Lê Thị Thu Hương

3. Điều trị giải mẫn cảm như thế nào? 58


4. Cách tiến hành phương pháp giải mẫn cảm 58

Bài 29. Một số phương pháp điều trị hen khác 59


1. Điều trị kháng IgE 59
2. Phương pháp sinh học khác 59
3. Phương pháp phẫu thuật 59

9
Lê Thị Thu Hương

BÍ QUYẾT CHĂM BÉ HO HEN

Bài 1. Triệu chứng ho khò khè của trẻ

1. Triệu chứng ho

Biểu hiện ho là triệu chứng rất phổ biến ở trẻ. Ho là phản xạ loại bỏ chất lạ ở
đường thở để bảo vệ đường thở - nên ho là phản xạ tốt. Khi có bất cứ gì bất thường
ở đường thở trẻ có biểu hiện ho, bởi vậy triệu chứng ho gặp trong một số bệnh: như
viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng), viêm phế quản, viêm phế quản phổi,
viêm tiểu phế quản, hen phế quản, cảm lạnh, dị vật đường thở, khối bất thường ở
đường thở vvv…

2. Điều trị ho cho trẻ đúng cách

Ho là loại phản xạ để loại bỏ chất bất thường ở đường thở, nên bản chất ho là
phản xạ tốt.
Các thuốc ho dùng cho bé là thuốc hỗ trợ cho điều trị bệnh nền, không phải là
thuốc điều trị chính.
Dựa vào cơ chế phản xạ ho, các nhà dược học chế ra các loại thuốc ho tác
động vào từng khâu trong dây truyền phản xạ ho.
​ ỗi loại kiểu ho
Các bố mẹ hãy tham khảo và tuân theo chỉ định của bác sĩ, m
khác nhau sẽ có các loại thuốc ho phù hợp (​ ví dụ hen phế quản không có chỉ định
dung thuốc ho long đờm ở giai đoạn đầu)

10
Lê Thị Thu Hương

Phần lớn khi điều trị được bệnh nền triệu chứng ho của trẻ sẽ giảm và hết. Ví
dụ khi trẻ bị viêm mũi, nước mũi chảy xuống thành sau họng, kích thích phản xạ
ho của trẻ, nên khi bé được điều trị khỏi mũi thì triệu chứng ho của bé sẽ hết.
Nếu bé chỉ bị viêm mũi họng, viêm phế quản hoặc viêm phế quản phổi đơn
thuần, bé chỉ cần điều trị đợt bệnh. Một số bé các triệu chứng đó tái phát nhiều lần,
là nỗi quan tâm lo lắng của bố mẹ, khi đó bố mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ.
Bố mẹ hãy kiểm tra các dấu hiệu sau, nếu nghi ngờ bé bị hen, hãy cho bé tới
khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Vì nếu ​bé bị hen phế quản, ​sau khi điều trị đợt
(cơn) hen, bé cần điều trị dự phòng để tránh tái phát bệnh, và quan trọng hơn
nữa, điều trị dự phòng giúp bảo vệ chức năng phổi cho bé sau này.
Các bạn có thể tham khảo tại:
https://www.youtube.com/watch?v=oO2ieKsd2xs&t=12s

3. Khi nào bạn nghi ngờ con bạn bị hen


3.1. Khi trẻ có các triệu chứng sau:

● ​Ho
● ​Khò khè
● ​Khó thở
● ​Nặng ngực (trẻ lớn, trẻ biết cảm nhận và nói được)
Mỗi em bé là một cá thể khác nhau, nên triệu chứng cũng có thể khác nhau,
phần lớn các em bé có đủ các biểu hiện ho, khò khè, khó thở nặng ngực như trên,
nhưng đôi khi có những bé chỉ biểu hiện là các cơn ho.

11
Lê Thị Thu Hương

3.2. Khi các triệu chứng (ho, khò khè, khó thở và nặng ngực) hay xảy ra về
đêm và gần sáng, đặc biệt sau tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm virus, và rất hay gặp
khi thay đổi thời tiết.
3.3. Các triệu chứng (ho, khò khè, khó thở và nặng ngực) tái đi tái lại nhiều
lần.
3.4. Hen phế quản 80% do nguyên nhân dị ứng, bởi vậy tiền sử bản thân bé và
gia đình bé là yếu tố vô cùng quan trọng
Tiền sử bản thân: viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, có thể viêm kết mạc dị
ứng, mề đay.
Tiền sử gia đình có người bị dị ứng, đặc biệt là bố mẹ và anh chị em ruột bị dị
ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, mề đay, viêm kết mạc dị
ứng).

Bài 2. Bác sĩ dị ứng giúp gì cho bé


Tìm bác sĩ dị ứng - bố mẹ mong muốn tìm phương pháp làm giảm triệu chứng
cho bé yêu của mình.
Bất cứ trẻ nào bị ho khò khè tái diễn đều có thể đạt được sức khỏe tốt, tham
gia các hoạt động như trẻ bình thường, không nên bắt con chấp nhận bất cứ sự hạn
chế nào.
Tuy nhiên để đạt được điều này, bạn và con cần hiểu và tuân thủ các lời
khuyên của bác sĩ chuyên về hen và dị ứng.

12
Lê Thị Thu Hương

Bác sĩ dị ứng là bác sĩ chuyên về chẩn đoán và điều trị bệnh dị


ứng và các bệnh như:
● H
​ o khò khè tái diễn.

● H
​ en phế quản

● V
​ iêm mũi dị ứng

● ​Viêm xoang
● V
​ iêm kết mạc dị ứng

● D
​ ị ứng với thức ăn, côn trùng đốt và thuốc

● D
​ ị ứng da, bao gồm viêm da cơ địa và mề đay

● ​Vấn đề hệ miễn dịch có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm thường
xuyên

Khi nào bố mẹ nên đưa trẻ khám bác sĩ dị ứng


Bác sĩ dị ứng điều trị hai vấn đề phổ biến nhất của quốc gia – d​ ị ứng và hen.​
Trên 50 triệu người ở Mỹ mắc bệnh dị ứng. Mặc dù các triệu chứng bệnh không
phải lúc nào cũng nặng, nhưng d​ ị ứng và hen là vấn đề nghiêm trọng và nên được
điều trị. Nhiều người mắc bệnh này nhưng không nhận ra. Nếu họ nhận được và
tuân thủ theo lời khuyên từ bác sĩ dị ứng, họ có thể có chất lượng cuộc sống tốt hơn
rất nhiều.
Các bạn có thể tham khảo tại:
https://www.youtube.com/watch?v=hwjjrfpv-m8&list=PLMDEkd2NJguEidw
IoR5Q49w-Sv0Y2m_2j&index=2

13
Lê Thị Thu Hương

Bài 3. Khái niệm hen suyễn


Nhiều bố mẹ nghĩ rằng hen như một “ đợt tấn công” trẻ lúc này có thể bình
thường, nhưng lúc khác trẻ có thể lên cơn khó thở.
Khi lên cơn hen, trẻ có biểu hiện nhiều triệu chứng. Trẻ thường có biểu hiện
ho, khò khè và khó thở.
Trẻ có thể thường bị cảm hoặc viêm phế quản, viêm tiểu phế quản vài lần
trong năm.
Hoặc có thể triệu chứng hen của trẻ chỉ là ​ho làm trẻ thức giấc đêm,​ hoặc ​ho
xảy ra khi trẻ vận động mạnh hoặc cười to.

Điều quan trọng cần nhớ

Tất cả trẻ hen đều nguy hiểm và thậm chí có thể gây tử vong. Nếu trẻ bị
bệnh hen, nghĩa là con luôn luôn bị hen (kể cả khi không có triệu chứng)- không
chỉ khi con có triệu chứng hoặc lên cơn hen. Vì hen là bệnh mãn tính, nghĩa là
bệnh tồn tại liên tục và không bao giờ hết. Do vậy thậm chí cả khi trẻ cảm thấy sức
khỏe tốt, trẻ vẫn bị hen. Và nếu trẻ không được điều trị một cách đúng đắn, có thể
làm t​ ổn thương phổi không phục hồi, do đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của trẻ sau này.

14
Lê Thị Thu Hương

Điều đáng mừng

Hen phế quản có thể kiểm soát được. Bác sĩ dị ứng là bác sĩ được đào tạo và
có kinh nghiệm để tìm ra nguyên nhân hen của trẻ, dự phòng, điều trị, và giúp trẻ
kiểm soát hen.
Bác sĩ dị ứng tin rằng mọi trẻ bị hen đều có thể sinh hoạt như trẻ bình thường:
cảm thấy thoải mái, tham gia hoạt động ban ngày, và ngủ tốt vào buổi tối. Trẻ
không cần chấp nhận bất cứ hạn chế nào.

Nếu hen của trẻ được kiểm soát, trẻ có thể hy vọng

● ​Trẻ có rất ít hoặc không có triệu chứng hen, thậm chí lúc đêm
hoặc sau vận động
● ​Ngăn ngừa tất cả hoặc hầu hết các đợt hen cấp
● ​Trẻ không khó thở khi vận động, bao gồm cả tập thể thao.
● ​Trẻ không phải nhập viện hoặc nằm cấp cứu.
● ​Trẻ ít cần dùng thuốc cắt cơn.
● ​Trẻ bị rất ít hoặc không có tác dụng phụ của thuốc điều trị hen.

Bài 4. Những yếu tố làm cho bệnh hen


phế quản nặng lên

15
Lê Thị Thu Hương

1. Hút thuốc lá

● N
​ ếu bố mẹ hoặc thành viên trong gia đình hút thuốc nên bỏ.

● ​Không cho phép ai hút thuốc trong nhà, trong ô tô, hoặc trong khi
tiếp xúc với trẻ.
● ​Chọn chỗ không có thuốc lá. Tránh nhà hàng và nơi công cộng
cho phép hút thuốc.
● N
​ ếu có người hút thuốc hãy hút thuốc ở bên ngoài.

2. Bọ nhà, bụi nhà

● B
​ ọc gối, đệm, ghế có khóa kéo.

● Đ
​ ồ chơi và sách, quần áo nên cất trong tủ có cửa kín.

● V
​ ệ sinh giường bằng nước nóng 1 lần/tuần.

● L
​ au bụi ở trên tất cả các bề mặt (đèn, bàn …) bằng khăn ướt.

● T
​ hay giặt rèm cửa, lau cửa và cánh cửa bằng nước nóng.

● T
​ hay thú nhồi bông truyền thống bằng thú nhồi có thể giặt sạch.

● ​Tốt nhất không dùng thảm trải nhà. Nếu dùng thảm thì phải hút
bụi thường xuyên. Không để trẻ trong phòng trong lúc đang hút
bụi.
● G
​ ối và giường không nên làm bằng lông vũ.

● G
​ iữ độ ẩm trong nhà thấp (25%-50%). Sử dụng máy hút ẩm.

● Đ
​ ều đặn thay phần lọc của lò sưởi và máy hút bụi

3. Nấm mốc

● D
​ ùng máy hút ẩm để giữ độ ẩm thấp 25-50%

16
Lê Thị Thu Hương

● S
​ ử dụng máy điều hòa khi có thể.

● ​Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên, làm sạch nấm mốc bằng bột
giặt với nước nóng và chà bằng bàn chải cứng hoặc miếng bọt
biển, rồi rửa sạch bằng nước. Vật liệu hấp thụ có nấm mốc cần
phải được thay thể sử dụng.
● D
​ ùng quạt hút hoặc mở để của thông khí.

● ​Không để cây trong phòng ngủ. Không dùng thảm trong phòng
ngủ.
● T
​ ránh nấm mốc ở ngoài như rau lá bị nát.

4. Côn trùng

● D
​ ùng mồi hoặc bẫy côn trùng

● ​Dùng thuốc xịt diệt côn trùng (chỉ được xịt khi không có người ở
nhà)
● ​Đảm bảo nhà phải được thoáng khí vài giờ sau khi xịt thuốc và
trước khi có người về nhà
● ​Không để thực phẩm hoặc rác thải ra ngoài. Bỏ thực phẩm trong
hộp có nắp đóng.
● S
​ ửa ống nước rò rỉ, mái nhà dột, và các nguồn nước khác.

5. Phấn hoa

● ​Lượng phấn hoa cao nhất vào buổi sáng sớm, đặc biệt vào ngày
khô và ấm. Nên để trẻ hoạt động trong nhà trong thời gian này.
● Đ
​ óng cửa khi vào mùa phấn hoa.

● T
​ ránh dùng quạt, hãy dùng máy điều hòa không khí.

17
Lê Thị Thu Hương

6. Vật nuôi

● ​Cách tốt nhất không có vật nuôi trong nhà nếu trẻ có nguy cơ dị
ứng cao. Đặc biệt vật nuôi mà trẻ bị dị ứng.
● ​Chuyến đi chơi lâu đến nơi có vật nuôi nên tránh. Nếu đi, phải
mang thuốc hen. Hạn chế tối đa tiếp xúc với vật nuôi.
● ​Nếu bắt buộc phải có vật nuôi trong nhà, nên để ở một chỗ nhất
định. Không để trong phòng ngủ trẻ bất cứ lúc nào. Nếu có thể để
ở ngoài nhà.
● T
​ ắm cho vật nuôi hàng tuần.

7. Mùi/ thuốc xịt

● ​Tránh thuốc xịt, sơn, chất làm sạch có mùi mạnh khi trẻ ở trong
nhà, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
● ​Không sử dụng nước hoa, lotion hoặc các sản phẩm có mùi dễ
làm kích thích phổi.
● K
​ hông sử dụng nồi hoặc lò hở để sưởi.

● ​Nếu trẻ sống trong vùng ô nhiễm, hạn chế hoạt động ngoài trời
khi độ ô nhiễm cao.
● S
​ ử dụng quạt thông gió khi nấu để quạt khói và mùi.

8. Thời tiết và ô nhiễm không khí

● ​Nếu gặp vấn đề với khí lạnh, cố gắng thở bằng mũi thay vì bằng
miệng, và quàng khăn ấm.

18
Lê Thị Thu Hương

● ​Tránh hóng gió ban ngày và ban đêm, tránh tập thể dục nặng vào
những ngày thời tiết ô nhiễm.
● ​Vào những ngày thời tiết ô nhiễm nặng, hãy ở trong nhà và đóng
cửa sổ.

9. Tập thể dục

● K
​ hởi động trước khi tập.

● N
​ ếu được bác sĩ hướng dẫn, hãy dùng thuốc trước khi tập.

● ​Hoạt động trong nhà thay thế vào những ngày nhiều phấn hoa
hoặc ô nhiễm

10. Cảm cúm

● ​Tránh đám đông và những người bị cảm trong mùa virus (thường
mùa đông). Rửa tay thường xuyên.
● ​Khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, bắt đầu dùng thuốc hen
cho con bạn và tiếp tục cho đến khi khỏi cảm lạnh.
● ​Nếu con đang sử dụng thuốc hen, con có thể phải cần thêm thuốc
hen thứ hai hoặc thứ ba, đặc biệt nếu hen của con do cảm lạnh.
● ​Để trẻ nghỉ ngơi, uống nước, và không được gắng sức vì có thể
làm cho tình trạng xấu đi.
● ​Nếu con bạn bị hen kéo dài, bạn nên cho con tiêm vaccin cúm
hàng năm.
● ​Nếu triệu chứng dai dẳng, mặc dù đã làm theo hướng dẫn trên,
hãy cho bé đi khám … nhớ, bạn muốn con tránh đợt hen tiến triển.

19
Lê Thị Thu Hương

Con của tôi có các dấu hiệu cảnh báo là: …………...

Bài 5. Bệnh hen phế quản

1. Hen phế quản là gì?


Hen phế quản là một bệnh mà ảnh hưởng đến đường thở và phổi. Nếu trẻ bị
hen, niêm mạc đường thở bị viêm nhiễm và sưng nề liên tục. Điều này làm cho
đường thở của trẻ dễ bị kích ứng bởi dị nguyên (mạt nhà, phấn hoa, lông chó, mèo
vv…) hoặc các thứ khác như khói thuốc, stress, vận động hoặc khí lạnh. Những
“kích thích” này không ảnh hưởng đến hầu hết trẻ bình thường, nhưng chúng có
thể gây các triệu chứng nếu trẻ bị hen. Chúng có thể gây ra “cơn hen”, làm cho
đường thở của trẻ sưng nề thậm chí tắc nghẽn đường khí vào phổi của trẻ.

2. Ai bị hen và tại sao?


Hen rất phổ biến, ảnh hưởng trên 22 triệu người ở Mỹ, bao gồm 7 triệu trẻ.
Không ai biết chắc chắn tại sao một số người bị hen và số khác thì không. Những
người mà có thành viên trong gia đình bị dị ứng hoặc hen có nguy cơ hen cao hơn.
Nhiều người bị hen cũng bị dị ứng. Trong nhiều trường hợp, dị ứng kích thích
triệu chứng hen hoặc đợt hen cấp. Hen dị ứng là dạng hen phổ biến nhất. Bệnh
thường bị kích thích bởi dị nguyên như mạt nhà, vật nuôi, mốc và phấn hoa.

20
Lê Thị Thu Hương

Bác sĩ dị ứng là chuyên gia điều trị cả hai bệnh d​ ị ứng và hen.​ Họ có thể giải
thích dị ứng ảnh hưởng đến hen như thế nào và từng bước bạn cần để kiểm soát cả
hai bệnh

3. Triệu chứng của hen phế quản


Nhiều bố mẹ không biết trẻ bị hen, đặc biệt nếu triệu chứng không nặng.
Nhưng bất cứ triệu chứng hen nào đều nguy hiểm và có thể tiến triển tử vong.
Triệu chứng hen phổ biến nhất là
● ​Ho đặc biệt ho về đêm, khi vận động, hoặc khi cười
● ​Khò khè
● ​Khó thở
● ​Cảm thấy chẹn ngực
● ​Đôi khi ho không dứt là triệu chứng duy nhất.
Triệu chứng hen thường xảy ra về đêm và gần sáng, tuy nhiên có thể xảy ra ở
bất kỳ thời điểm nào.
Triệu chứng hen có thể xấu đi khi xung quanh bạn có yếu tố kích thích hen

4. Yếu tố kích thích hen là gì?


Yếu tố kích thích hen là yếu tố kích thích như vận động, khói thuốc, mạt nhà,
phấn hoa, lông chó lông mèo… mà có thể gây ra triệu chứng nếu trẻ bị hen. Những
người khác nhau bị các kích thích khác nhau.

Yếu tố kích thích hen bao gồm

● ​Dị nguyên như phấn hoa, mạt nhà, nấm mốc, lông vũ, chó mèo hoặc các vật
nuôi khác và một số thức ăn
●K
​ hói thuốc, không khí ô nhiễm, hóa chất, khí gas và mùi như nước hoa

21
Lê Thị Thu Hương

●V
​ ận động
●T
​ huốc như aspirin
●K
​ hông khí lạnh hoặc thời tiết thay đổi.
●C
​ ảm xúc: Stress hoặc trầm cảm
● ​Vấn đề về sức khỏe như béo phì, rối loạn thở khi ngủ, trào ngược, cảm lạnh,
viêm xoang.
Để kiểm soát hen, bước đầu tiên là phải biết yếu tố kích thích hen của trẻ và
cố gắng tránh chúng. Bác sĩ dị ứng có thể giúp bạn làm cả hai.

5. Hen được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

5.1. Hen được chẩn đoán như thế nào?

Nếu trẻ chưa bao giờ được chẩn đoán hen nhưng bạn nghi ngờ trẻ có thể bị
hen hãy gặp bác sĩ dị ứng. Chẩn đoán sớm và điều trị đúng đắn rất quan trọng giúp
ngăn ngừa tổn thương phổi của trẻ.
Khi bạn đưa trẻ khám bác sĩ dị ứng, bác sĩ sẽ:

5.1.1. Hỏi tiền sử.

Bạn sẽ được hỏi về tiền sử sức khỏe, triệu chứng, có ai trong gia đình bạn bị
hen hoặc dị ứng như là viêm mũi dị ứng, mề đay, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn, dị
ứng thuốc.
Hỏi bạn về đợt hen hoặc triệu chứng hen của trẻ. Bác sĩ muốn biết khi nào
triệu chứng xuất hiện, tần suất chúng xảy ra và điều gì là dấu hiệu cảnh báo hen
của bé.

5.1.2. Khám

Bác sĩ sẽ khám toàn thể và bộ phận đặc biệt là cơ quan hô hấp cho trẻ

22
Lê Thị Thu Hương

5.1.3. Làm test cho bé

Trẻ sẽ được làm test thở. Bác sĩ sẽ đo xem phổi của trẻ đang làm việc thế nào.
Test đo xem lượng khí trẻ thở ra bao nhiêu sau khi hít sâu.
Bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm khác như chụp Xquang, xét nghiệm
máu hoặc các test dị ứng khác.
Test dị ứng có thể làm bất cứ lứa tuổi nào và có thể giúp tìm ra yếu tố kích
thích hen do dị ứng

5.2.Hen được điều trị thế nào?


Điều trị hen phụ thuộc vào triệu chứng, mức độ nặng, và tần suất xuất hiện.
Để giúp xây dựng được kế hoạch hành động đúng giúp kiểm soát hen cho trẻ, bác
sĩ dị ứng có thể hỏi về triệu chứng của trẻ hiện tại và trước đây. Điều này sẽ giúp
xác định nguy cơ của trẻ về cơn hen trong tương lai.

5.2.1. Tránh các yếu tố kích thích

Khi bạn và bác sĩ dị ứng xác định được yếu tố kích thích hen của trẻ, một
trong những bước đầu tiên để kiểm soát hen là bạn phải học cách làm thế nào để
giúp trẻ tránh các yếu tố đó. Trong một số trường hợp, việc tránh có hiệu quả như
là dùng thuốc.

5.2.3. Thuốc điều trị trong hen phế quản

Có hai loại thuốc để điều trị hen

Thuốc cắt cơn nhanh.

Bất cứ trẻ nào bị hen nên mang thuốc cắt cơn bên mình phòng khi cơn hen
xảy ra. Thuốc cắt cơn nhanh làm dãn đường dẫn khí ở phổi. Thuốc này cũng điều
trị triệu chứng ho, khò khè và khó thở xảy ra trong đợt hen. Bác sĩ có thể yêu cầu
trẻ sử dụng thuốc cắt cơn nhanh trước khi thể dục nếu trẻ hen do vận động.

23
Lê Thị Thu Hương

Thuốc cắt cơn có thể cắt được triệu chứng hen nhưng không kiểm soát được
tình trạng viêm đường thở. Nếu trẻ cần sử dụng thuốc cắt cơn trên hai lần/tuần
hoặc hai đêm/tháng, khi đó bệnh hen của trẻ chưa được kiểm soát tốt. Hãy đưa trẻ
đến khám bác sĩ dị ứng của con bạn.

Thuốc dự phòng

Thuốc dự phòng p​ hải dùng hàng ngày để kiểm soát lâu dài bệnh hen. Một số
người cần loại thuốc này để điều trị phần im lặng của hen – phần viêm nhiễm làm
cho đường thở bị viêm và sưng lên (mà chưa có biểu hiện triệu chứng). Nếu bác sĩ
kê thuốc này, thuốc nên được dùng hàng ngày để ngăn ngừa triệu chứng hen xảy
ra.

Bài 6. Dấu hiệu cảnh báo hen phế quản


Các cơn hen phế quản hiếm khi xuất hiện mà không có dấu hiệu báo trước.
Hầu hết những người bị hen, các dấu hiệu cảnh báo (những thay đổi về sinh lý)
thường xuất hiện vài giờ trước khi có triệu chứng. Các dấu hiệu cảnh báo này
không giống nhau đối với mỗi người. Con bạn có thể có các dấu hiệu khác nhau ở
các thời điểm khác nhau. Bằng sự hiểu biết các dấu hiệu báo trước và tiến triển của
chúng, bạn có thể giúp con tránh được đợt hen nặng.
Hãy nghĩ về đợt hen gần đây nhất của con bạn. Con bạn đã có dấu hiệu nào
dưới đây không ?

24
Lê Thị Thu Hương

Nhớ tuân theo kế hoạch kiểm soát hen của con bạn ngay khi những dấu hiệu
này xuất hiện.

Kiểm tra các dấu hiệu dưới đây

● ​Ho kéo dài, đặc biệt vào buổi tối


● ​Bắt đầu có dấu hiệu đau và chẹn ngực
● ​Thở nhanh hơn bình thường
● ​Thấy khó thở
● ​Mệt, giảm hoạt động hàng ngày, kém ăn
● ​Ngứa mắt, chảy nước mắt
● ​Ngứa họng, hoặc đau họng
● ​Hắt hơi
● ​Đau đầu
● ​Sốt

● ​Ngứa mũi, chảy nước mũi


● ​Thay đổi sắc mặt
● ​Các dấu hiệu khác: ………..

Các bạn có thể tham khảo tại:


https://www.youtube.com/watch?v=hvrDv1K-4BA&list=PLMDEkd2NJguEidwIo
R5Q49w-Sv0Y2m_2j&index=1

25
Lê Thị Thu Hương

Bài 7. Thuốc điều trị trong hen phế quản

Hen phế quản là bệnh khá phổ biến ước tính 7-10% dân số, và có thể nguy
hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị đúng. Nhiều bố mẹ do lo
sợ về thuốc nên đã không sử dụng được thuốc đầy đủ và đúng cách làm cho bệnh
hen của trẻ không kiểm soát được.
Hiểu được về thuốc điều trị hen sẽ giúp bố mẹ tin tưởng tuân thủ điều trị cho
con đúng.

1. Thuốc sử dụng cho điều trị hen

Có 2 loại thuốc
● ​Thuốc cắt cơn nhanh: làm giảm triệu chứng hen của con. Thuốc dãn phế
quản gồm: Beta2-agonist, theophylline, và ipratropium.
● ​Thuốc kháng viêm: là thuốc giảm viêm đường thở. Thuốc ngăn ngừa viêm
đường thở ngày từ lúc đầu – ngăn ngừa cơn hen ngay từ lúc bắt đầu. corticosteroid
hít và khí dung, và corticostedroid uống là những thuốc giảm viêm.

2. Thuốc hen được kê như thế nào ?

Mỗi bệnh nhân hen khác nhau. Đường thở của mỗi bệnh nhân phản ứng với
yếu tố kích thích khác nhau tại các thời điểm khác nhau và triệu chứng khác nhau.
Do vậy thuốc hen phải được kê cho từng bệnh nhân. Vì vậy phải kết hợp chặt chẽ
với bác sĩ để tìm ra thuốc phù hợp nhất với con bạn.

26
Lê Thị Thu Hương

3. Kế hoạch sử dụng thuốc hen?

Kế hoạch sử dụng thuốc cho bạn biết thuốc nào con bạn đang dùng và dùng
khi nào. Nó sẽ giúp bạn dùng thuốc đúng cách. Có 2 loại thuốc:

3.1. Thuốc cắt cơn - Thuốc giãn phế quản làm giảm triệu chứng.

Bất cứ ai bị hen đều luôn mang theo thuốc cắt cơn vì cơn hen có thể
xảy ra ở bất cứ nơi nào và thời điểm nào. Vì vậy hãy đảm bảo rằng tất
cả những người chăm sóc trẻ đều biết cách sử dụng thuốc khi trẻ có
triệu chứng hen.
Nếu vận động là một trong các yếu tố kích thích hen, bác sĩ sẽ kê thuốc giãn
phế quản trước khi con vận động. Điều này giúp con ngăn cơn hen từ khi bắt đầu.
Thuốc cắt cơn có thể cắt được triệu chứng hen nhưng không kiểm soát được
viêm nhiễm ở đường thở. Nếu con bạn cần dung thuốc cắt cơn ha lần/ tuần hoặc
hai đêm/ tháng, khi đó bệnh hen của con bạn chưa được kiểm soát tốt.

3.2. Thuốc dự phòng - Thuốc kháng viêm để làm đảo ngược và ngăn
ngừa sưng nề đường thở nguyên nhân gây ra triệu chứng hen​.

Ø ​Thuốc phải dùng hàng ngày để kiểm soát bệnh lâu dài.
Ø ​Nếu con bạn có triệu chứng hen nhiều hơn 1 hoặc 2 lần/tuần, con
bạn cần thuốc kháng viêm.
Ø ​Có hai loại thuốc điều trị dự phòng hen: corticoid đường hít hoặc
Singulair đường uống. Tùy từng bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định loại
thuốc nào cho phù hợp

27
Lê Thị Thu Hương

Ghi nhớ:

kế hoạch thuốc hen của con bạn phải thay đổi nếu bạn vẫn còn triệu chứng khi
vận động, lúc nghỉ, đêm, sáng sớm. Bạn cần nói với bác sĩ về kế hoạch thuốc của
con. Bác sĩ sẽ chỉnh liều hoặc thay thuốc khác cho con bạn

Thuốc hen có an toàn không ?

Thuốc hen an toàn nếu được dùng trực tiếp. Một số người sợ rằng sẽ gây phụ
thuộc thuốc. Điều này không đúng. Một số khác lo lắng vì thuốc dùng lâu dài. Điều
này xuất hiện rất hiếm và có thể xử trí được. Hãy trao đổi với bác sĩ của con bạn.

Bài 8. Sử dụng thuốc kháng viêm steroid cho


trẻ hen và dị ứng
Hen phế quản là bệnh khá phổ biến ước tính 7-10% dân số, và có thể nguy
hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị đúng. Sử dụng Corticoid
để dự phòng hen cho trẻ, tuy nhiên nhiều bố mẹ lo lắng nên đã không sử dụng đủ
và đúng dẫn đến bệnh hen của con không kiểm soát được
Hiểu biết về thuốc corticosteroid trong điều trị bệnh lý hen phế quản, giúp bố
mẹ có quyết định sử dụng thuốc đúng đắn giúp bệnh hen của con điều trị đạt hiệu
quả.

28
Lê Thị Thu Hương

Chức năng của steroids trong hen phế quản

● ​Steroids làm giảm viêm đường thở, thuốc có các tác dụng mong muốn
sau đây cho bệnh nhân hen:
● ​Giảm tình trạng sưng nề ở phế quản.
● ​Giảm sản xuất đờm của các tế bào thành phế quản.
● ​Giảm tính tăng đáp ứng đường thở
● ​Giúp trơn đường thở đáp ứng với các thuốc khác
● ​Ngăn chặn tình trạng co thắt phế quản
● ​Ổn định chức năng phổi

Corticosteroid

Corticosteroids (corticosteroids) là các hormone kháng viêm. Trên cơ sở ngắn


hạn corticosteroids là thuốc điều trị tương đối an toàn và hiệu quả với triệu chứng
hen và dị ứng.

Thuốc steroid được sử dụng như thế nào?

Corticosteroids có thể được sử dụng theo nhiều cách.


● ​Loại tác dụng tại chỗ (trên bề mặt của một vùng như là da hoặc thành
phế quản) có thể là dạng kem hoặc dạng xịt.
● ​Loại uống: corticosteroids có thể ở dạng dung dịch hoặc dạng viên.
● ​Loại cho đường tiêm
Corticosteroids được sử dụng thành công trong hen và dị ứng từ năm 1948.

29
Lê Thị Thu Hương

Hậu quả lâu dài

Sử dụng corticosteroids lâu dài đặc biệt đường uống, không được khuyến cáo
sử dụng.
Đặc biệt khi kê steroids đường uống trong thời gian dài chỉ được dùng khi các
điều trị khác thất bại và nguy cơ không kiểm soát hen cao hơn tác dụng phụ của
steroid.
Các nghiên cứu cho thấy sử dụng steroids kéo dài có thể gây ra tác dụng phụ
nghiêm trọng như viêm loét dạ dầy, tăng cân, đục thủy tinh thể, giảm tốc độ phát
triển, cao huyết áp, tăng đường máu, loãng xương, mỏng da.
Tuy nhiên nếu không sử dụng đầy đủ liệu trình dự phòng bệnh hen phế quản
không kiểm soát, trẻ sẽ tái cơn nhiều hơn và chức năng phổi suy giảm. Mỗi lần tái
cơn trẻ phải sử dụng lượng thuốc corticosteroids liều cao đường toàn thân sẽ nhiều
tác dụng phụ hơn nếu tuân thủ liều xịt dự phòng hàng ngày.
Bạn có cu hỏi và quan tâm đến sử dụng steroids lâu dài nên thảo luận với bác
sĩ chuyên về hen và dị ứng.

Cortisone dạng hít


Cortisol dạng phun sương được khuyến cáo dùng hàng ngày cho trẻ hen nặng
và trung bình. Mặc dù 5% số trẻ dùng có tác dụng phụ nhẹ như khàn tiếng và nấm
miệng, tuy nhiên những tác dụng phụ này có thể giảm thiểu bằng cách súc họng và
sử dụng bình xịt định liều có thể làm giảm số lượng thuốc đọng lại ở miệng và
họng.
Trong khi steroids dạng xịt có rất ít tác dụng phụ nghiêm trọng, một số bệnh
nhân có tác dụng không mong muốn của steroids viên khi ngừng thuốc như giảm
năng lượng, mất cảm giác thèm ăn, đau cơ, đau khớp. Khuyến cáo thuốc đường

30
Lê Thị Thu Hương

uống nên giảm liều từ từ hàng tuần, hàng tháng để tránh tác dụng này khi ngừng
thuốc.

Sử dụng steroid hợp lý


Corticosteroids, khi sử dụng hợp lý, là phương thức điều trị rất hiệu quả với
bệnh hen và dị ứng. Để đạt được tác dụng mong muốn, bạn nên luôn luôn cho trẻ
sử dụng đúng liều được kê theo đơn thuốc. Không được tự tăng hay giảm thuốc của
trẻ mà chưa có ý kiến của bác sĩ. Cũng như vậy, thường xuyên tuân thủ đầy đủ theo
đơn và sử dụng đúng kỹ thuật dùng thuốc là điều rất quan trọng

Bài 9. Sử dụng thuốc cắt cơn Beta 2- agnosist


Khi trẻ lên cơn hen phế quản cấp, nếu chúng ta không xử trí kịp thời bằng
thuốc cắt cơn hen, cơn hen của trẻ nặng lên nhanh thậm chí nguy hiểm đến tính
mạng.
Tìm hiểu về thuốc cắt cơn và biết cách sử dụng đúng thời điểm sẽ ngăn ngừa
được cơn hen cấp và các biến chứng của cơn hen.

Thuốc Beta 2-agonists (ventolin) là gì?

Beta 2-agonists (ventolin) là thuốc có hiệu quả nhất để điều trị triệu chứng
hen cấp.
Chúng có tác dụng nhanh, đặc biệt trong 5 phút.

Thuốc được kê như thế nào?

Thuốc beta 2-agonists có nhiều dạng. Cũng có nhiều cách để sử dụng thuốc.

31
Lê Thị Thu Hương

Thuốc beta 2-agonists có thể:


● ​Ở dạng hít bằng bình xịt định liều
● ​Ở dạng hít bằng khí dung
● ​Ở dạng uống siro hoặc viên
● ​Ở dạng tiêm
Beta 2-agonists dạng xịt có tác dụng cắt triệu chứng hen và ngăn ngừa triệu
chứng hen trước khi vận động. Thuốc cũng được dùng để làm giảm triệu chứng đợt
cấp.

Tác dụng phụ

●T
​ ác dụng phụ tăng nhịp tim, run, cảm thấy lo lắng, và buồn nôn.
● ​Tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm, có thể bao gồm: đau ngực, nhịp tim
nhanh và không đều, đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn và nôn.
●H
​ ãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu con có bất cứ triệu chứng nào.

​ hi nhớ
G

● ​Thuốc dạng hít là lựa chọn đầu tiên trong cơn hen cấp. Thuốc có tác dụng
trong 5 phút và ít tác dụng phụ. Thuốc đưa trực tiếp tới phổi và không dễ đi tới các
phần khác của cơ thể.
●D
​ ạng siro và dạng viên tác dụng trong vòng 30 phút và kéo dài từ 4-12 giờ.
● ​Trẻ dưới 5 tuổi dùng bình xịt định liều thông qua buồng đệm giúp cho trẻ hít
thuốc dễ dàng hơn.
● ​Thuốc tác dụng qua đường khí dung cũng tương tự qua đường hít. Khí dung
dễ sử dụng hơn hít. Khí dung tốt cho trẻ dưới 5 tuổi, và cho những bệnh nhân gặp
khó khăn khi sử dụng bình hít, hoặc những bệnh nhân cơn hen nặng.

32
Lê Thị Thu Hương

● ​Đường tiêm đôi khi được sử dụng ở cơ sở y tế hoặc đơn vị cấp cứu trong
trường hợp hen nặng. Thuốc tác dụng rất nhanh chỉ kéo dài 20 phút.

CHÚ Ý:

beta2-agonists làm giảm triệu chứng, nhưng thuốc không làm giảm hoặc
ngăn chặn quá trình viêm (sưng nề) - nguyên nhân gây ra triệu chứng hen​.
Beta2-agonists không phải là thuốc để điều trị bệnh hen phế quản mạn tính. Khi
con bạn sử dụng beta2-agonists nhiều, chứng tỏ tình trạng viêm sưng nề đường thở
của con đang xấu đi nhiều. Nếu con bạn phải dùng beta 2-agonists hàng ngày để
làm mất triệu chứng hoặc sử dụng trên 3-4 lần/ ngày, nghĩa là bệnh hen của con
bạn đang trở nên rất xấu. Con bạn cần sử dụng thêm thuốc khác, hãy đưa trẻ đi
khám ngay.

CUỐI CÙNG,

beta 2-agonists không phải là điều trị tốt nhất với triệu chứng hàng ngày.

Các bạn có thể tham khảo tại:


https://www.youtube.com/watch?v=cIjEgoQqjtM&list=PLMDEkd2NJguHXS
7E4wyvjfdBcgUYLBmL5&index=4

33
Lê Thị Thu Hương

Bài 10. Kế hoạch hành động hen cho bé


Mỗi bệnh nhân hen có một kế hoạch hành động hen riêng: dựa trên cơ sở tín
hiệu đèn giao thông, trẻ hen có ba vùng màu xanh, vàng đỏ trong kế hoạch hành
động

1. Vùng màu xanh: trẻ thở tốt không có triệu chứng


● ​Dấu hiệu: không có bất cứ triệu chứng nào như ho, khò khè, khó thở
và nặng ngực ban ngày cũng như đêm.
● ​Hành động: trẻ sử dụng hàng ngày thuốc xịt dự phòng. Trẻ có thể sử
dụng thuốc cắt cơn nhanh trước khi vận động mạnh.

2. Vùng màu vàng – vùng cảnh báo – trẻ bắt đầu thở xấu đi
● ​Dấu hiệu: Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực ngày hoặc đêm. Trẻ vẫn
hoạt động bình thường.
● ​Hành động: trẻ vẫn dùng thuốc dự phòng hàng ngày như ở vùng màu
xanh và sử dụng thêm thuốc cắt cơn. Nếu trẻ không trở lại vùng màu xanh
sau một giờ điều trị, gọi cho bác sĩ của con và đưa con đến viện. Nếu trẻ
phải sử dụng nhiều lần thuốc cắt cơn là dấu hiệu của tình trạng hen xấu đi.

34
Lê Thị Thu Hương

3. Vùng màu đỏ: trẻ khó thở


● ​Dấu hiệu: nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào:
o T
​ rẻ thở khó và nhanh.
o C
​ ánh mũi phập phồng. Rút lõm lồng ngực.
o K
​ hông nói được thành câu.
o X
​ ịt thuốc cắt cơn không hiệu quả.
● ​Hành động: gọi cho bác sĩ của con. Đến viện cấp cứu và xịt thuốc cắt
cơn cứ mối 15 phút/ lần (theo liều bác sĩ đã cho) trên đường đến viện cấp
cứu.

Bài 11. Khi trẻ có cơn hen cấp: phải làm gì?
Cơn hen cấp là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ phải nhập viện. Trong phần
này sẽ đề cập tới 3 vấn đề
● ​Làm thế nào để nhận biết cơn hen cấp xắp xảy ra
● ​Phải làm gì ngăn cơn hen không trở nên tồi tệ hơn
● ​Mong muốn gì khi phải vào cấp cứu.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh lại việc cần thiết phải ngăn ngừa cơn hen
ngay từ giai đoạn đầu, và thiết lập mối quan hệ tốt với bác sĩ của con.
Tuy nhiên, đôi khi mặc dù quản lý tốt, cơn hen cấp vẫn có thể xuất hiện.

1. Làm thế nào để nhận biết cơn hen cấp sắp xảy ra
Cơn hen cấp thường do kích thích, tiếp xúc với dị nguyên, do nhiễm trùng
hoặc thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Những dấu hiệu cảnh báo sớm bao gồm khó

35
Lê Thị Thu Hương

thở, ho, ngứa họng, đau thượng vị, giảm hoạt động, mệt mỏi, kém ăn. Triệu chứng
quan trọng nhất là khó thở tăng lên và kém đáp ứng với thuốc. Đặc biệt trong
trường hợp, nếu bạn đã cho trẻ dùng thuốc giãn phế quản mà trẻ vẫn tiếp tục diễn
tiến xấu đi.

2. Phải làm gì trong trường hợp triệu chứng hen ngày càng
tăng lên

Cho bé sử dụng thuốc giãn phế quản theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thuốc
hiệu quả nhất trong điều trị cơn hen cấp là khí dung thuốc giãn phế quản (ventolin,
combivent). Các thuốc này nên được sử dụng theo chỉ dẫn, và nếu khí dung được,
có thể lặp lại trong 15 phút. Nếu không cải thiện, phải đưa con đến viện ngay lập
tức.
Hơn nữa con cần phải sử dụng thêm các thuốc khác. Đôi khi steroid dạng
uống được sử dụng trong một thời gian ngắn để ngăn ngừa hen tiến triển xấu đi và
nên được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ nên được uống nước vừa phải, thở chậm hơn và cố gắng để nghỉ ngơi.
Nếu các yếu tố kích thích đang ở xung quanh trẻ, hãy loại bỏ những yếu tố đó
(như khói thuốc, mùi nước hoa, thuốc xịt …).
Với những trẻ bị hen suyễn, đo lưu lượng đỉnh cũng như ghi nhật ký hàng
ngày cần được duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ để biết cần phải xử trí gì, phụ
thuộc vào kết quả theo dõi lưu lượng đỉnh.

3. Con phải nhập viện.


Đôi khi, triệu chứng bệnh hen phế quản không kiểm soát được tại nhà, bạn
cần đưa trẻ tới viện khám thậm trí nhập viện cấp cứu.

36
Lê Thị Thu Hương

Bạn hãy nói với bác sĩ thuốc bạn đang cho con dùng và thời điểm dung thuốc
gần nhất.
Phần lớn, con sẽ được điều trị ngay bằng khí dung thuốc giãn phế quản
(ventolin, combivent). Các thuốc này giúp đường thở giãn ra nhanh để trẻ dễ thở.
Đôi khi, cần tăng liều để cắt cơn hen cấp. Nếu trẻ cải thiện chậm hoặc không, trẻ
cần thở oxy qua mask và đặt đường truyền để bắt đầu cho dịch, salbutamol hoặc
aminophylline và steroids.
Xét nghiệm máu được chỉ định xem có nhiễm trùng không và xem một thành
phần chất trong máu liên quan. Chụp XQ phổi xem có viêm nhiễm hoặc có bất
thường gì không.
Khi nghi ngờ có nhiễm trùng bác sĩ chỉ định kháng sinh cho trẻ. Điều trị thuốc
giãn phế quản khí dung lặp lại nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ phụ thuộc vào tình
trạng mức độ nặng của con.
Điều quan trọng là bạn hiểu những dấu hiệu cảnh báo bệnh hen của con,
biết cần phải làm gì để ngăn ngừa cơn hen xấu đi, và liên lạc bác sĩ cho trẻ đến
viện ngay lập tức khi khó thở tăng lên.

Bài 12. Các bước xử trí khi cơn hen cấp

1. Nhận biết dấu hiệu cảnh báo

Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và vùng lưu lượng đỉnh của trẻ, do đó bạn có
thể bắt đầu điều trị sớm

37
Lê Thị Thu Hương

2. Sử dụng đúng liều thuốc vào thời điểm bác sĩ đã cho

Nếu trong bản kế hoạch hành động hen có hướng dẫn tăng liều hoặc có thể
dùng liều thứ hai trong đợt cấp, hãy làm như đơn đã cho. ​Hãy luôn đi khám bác sĩ
nếu con bạn cần tăng liều thuốc hơn liều quy định.

3. Tránh yếu tố kích thích

Hãy tránh các yếu tố kích thích cho con nếu bạn biết đó là cái gì. Điều trị sẽ
không đạt kết quả tốt nếu bệnh nhân ở trong môi trường có nhiều yếu tố kích thích.
Giữ yên tĩnh và thư giãn. Các thành viên trong gia đình cũng phải giữ yên tĩnh
.

4. Nghỉ ngơi

Quan sát theo dõi trẻ chú ý những dấu hiệu của trẻ như khò khè, ho, khó thở,
và tư thế. Nếu bạn có lưu lượng đỉnh hãy đo lưu lượng đỉnh 5-10 phút sau mỗi lần
dùng thuốc để xem cải thiện của lưu lượng đỉnh.

5. Kiểm tra các dấu hiệu cần cho trẻ đi cấp cứu

Kiểm tra các dấu hiệu dưới đây cần cho trẻ đi cấp cứu khi bị hen. Các dấu
hiệu đó bao gồm:
1. D
​ ấu hiệu ho, khò khè, hoặc khó thở trở nên xấu đi, thậm trí sau

khi dùng thuốc và qua thời gian gây tác dụng của thuốc. Hầu hết
thuốc dãn phế quản dạng hít có hiệu quả trong khoảng 5-10 phút. Hãy
trao đổi thời gian thuốc cần có tác dụng với bác sĩ của bạn.

38
Lê Thị Thu Hương

2. ​Lưu lượng đỉnh (PEF) giảm, hoặc không cải thiện triệu chứng
sau khi điêù trị thuốc dãn phế quản, hoặc giảm dưới 50%. Hãy hỏi
lưu lượng đỉnh này với bác sĩ của con bạn.
3. Khó thở ngày càng tăng. Dấu hiệu này bao gồm:
● ​Ngực và cổ co kéo hoặc rút lõm khi thở
● ​Đầu chúi về trước để thở
● ​Con phải cố gắng hít thở.
● ​Con có dấu hiệu nói khó hoặc đi khó
● ​Con phải ngừng chơi hoặc việc đang làm mà không
thể bắt đầu lại
● ​Môi hoặc móng tay của con tím tái​. Nếu xảy ra, ​đưa
con tới viện cấp cứu ngay lập tức.

6. Chú ý:

1. Luôn giữ các thông tin quan trọng cho sự tìm kiếm hỗ trợ cấp cứu
2. Hãy gọi ngay cho người thân, bạn bè hoặc hàng xóm để giúp bạn nếu
cần.
3. Ngay lập tức gọi điện đến phòng khám, bác sĩ, hoặc bệnh viện để nhờ
sự giúp đỡ nếu cần
4. Không được làm những điều dưới đây:
● ​Không được uống quá nhiều nước. Chỉ uống lượng nước vừa phải.
● ​Không được thở không khí ẩm ấm từ vòi tắm
● ​Không được thở lại vào túi giấy vòng qua mũi.
● ​Không được sử dụng thuốc cảm cúm mà không gọi hỏi bác sĩ.

39
Lê Thị Thu Hương

Bài 13. Hướng dẫn cách xịt thuốc hen


phù hợp cho trẻ theo từng lứa tuổi

Trẻ nhỏ khác với người lớn rất khó hợp tác để xịt thuốc đúng cách. Nếu trẻ
không xịt thuốc đầy đủ thì không đạt được hiệu quả điều trị.
1. Chọn dụng cụ xịt thuốc hen cho trẻ đúng cách
Tùy thuộc vào độ tuổi, đường kính khẩu miệng của trẻ cũng như khả năng
hợp tác chúng ta có ba loại lựa chọn sau đây:
● ​Với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi chưa có khả năng hợp tác, và khẩu miệng nhỏ
ta sử dụng bình xịt có mask.
● ​Với trẻ từ 4-6 tuổi, khả năng hợp tác chưa tốt, khẩu miệng to hơn, ta
sử dụng bình xịt không mask.
● ​Với trẻ lớn trên 6-7 tuổi, khả năng hợp tác tốt, ta sử dụng thuốc xịt
trực tiếp. Tuy nhiên một số trẻ không hợp tác tốt ta chọn bình xịt có
mask.

2. Cách xịt thuốc hen cho trẻ dưới 4 tuổi


Trẻ dưới 4 tuổi chưa có khả năng hợp tác và khẩu kính vòm miệng còn nhỏ
nên sử dụng buồng đệm có mask. Các bước xịt thuốc cho bé:
a. Bỏ lắp hộp, lắc thuốc thật đều.
b. Lắp thuốc vào đuôi bình.

40
Lê Thị Thu Hương

c. Đặt mask kín quanh miệng và mũi trẻ, một tay giữ mask và cằm đảm
bảo mask kín, không bị hở.
d. Xịt 1 nhát và giữ cho trẻ hít thở tối thiểu được 20 nhịp bằng cách quan
sát van di động theo nhịp thở (ước tính khoảng 30 -60 giây).
e. Nếu trẻ phải xịt nhát tiếp theo, thì phải lắc thuốc và lặp lại từ bước
một đến bước bốn.
2. Cách xịt thuốc hen cho trẻ trên 4 tuổi
Trẻ trên 4 tuổi khả năng hợp tác tốt hơn nhưng chưa thành thục, bên cạnh đó
đường kính vòm miệng nhỏ nên trẻ xịt thuốc hen cần sử dụng buồng đệm không có
mask. Các bước xịt thuốc cho bé:
1. Bỏ lắp hộp, lắc thuốc thật đều.
2. ​Lắp thuốc vào đuôi bình.
3. Cho trẻ ngậm đầu dụng cụ xịt (đã bỏ mask) ngậm qua rang, môi mút
kín miệng ống.
4. Xịt 1 nhát và giữ cho trẻ hít thở tối thiểu được 20 nhịp bằng cách quan
sát van di động theo nhịp thở (ước tính khoảng 30 -60 giây).
5. Nếu trẻ phải xịt nhát tiếp theo, thì phải lắc thuốc và lặp lại từ bước
một đến bước bốn.

3. Cách xịt thuốc hen trẻ lớn

Trẻ hen lớn khả năng hợp tác tốt, nên có thể xịt trực tiếp thuốc mà không cần
dụng cụ bình xịt hỗ trợ. Các bước xịt thuốc cho bé:
1. Bỏ nắp ống thuốc, lắc thuốc đều.
2. Để trẻ ngậm ống thuốc qua răng, miệng mút kín quanh ống thuốc.

41
Lê Thị Thu Hương

3. Để trẻ hít vào ấn nhát xịt, bảo trẻ hít sâu và hít từ từ sau đó nín thở
khoảng 5-10 giấy để thuốc vào được sâu trong phế quản.
4. Bỏ thuốc ra khỏi miệng trẻ
5. Nếu trẻ phải xịt các nhát tiếp theo thì quá trình lặp lại từ bước 1 đến
bước 4.
Chú ý: nếu trong quá trình xịt thấy khói thuốc bay ra -> có nghĩa nhát xịt đó
chưa hiệu quả cần phải làm lại.

Các bạn có thể tham khảo tại:


https://www.youtube.com/watch?v=L5PnxwJLg8M&list=PLMDEkd2NJguH
XS7E4wyvjfdBcgUYLBmL5&index=5

Bài 14. Mười lỗi hay gặp khi xịt thuốc


hen và cách sửa chữa

1. Ngồi xịt

Khi đứng cho phép trẻ hít khí vào phổi hoàn toàn và cung cấp nhiều năng
lượng hơn khi thở ra.

42
Lê Thị Thu Hương

2. Sử dụng bình xịt định liều (inhaler) hết thuốc

Bạn rút phần bầu thuốc của bình xịt, thả vào nước kiểm tra nếu bầu thuốc nổi
ngang trên mặt nước là bình xịt hết thuốc.

3. Không lắc thuốc trước khi xịt

Lắc thuốc 10-15 lần trước khi xịt giúp cho thuốc được phân bổ đều. Khi sử
dụng bình xịt định liều mới, nhớ xịt test thử 3-4 nhát.

4. Không sử dụng buồng đệm (spacer) với bình xịt định liều
(inhaler)

Buồng đệm giúp đưa thuốc vào đường thở thay vì xịt trực tiếp qua đường
miệng. Gắn bình bình xịt định liều (inhaler) vào buồng đệm (spacer). Xịt một nhát
và hít vào từ từ cho hết sức. Nín thở đếm đến 10 rồi thở ra.

5. Để tư thế đầu quá xa về trước hoặc sau.

Đầu trẻ cần để ở tư thế bình thường, không quá xa về phía trước hoặc phía
sau, giúp thuốc đến trực tiếp vào đường thở.

6. Lưỡi và răng ở trên đường buồng đệm (spacer)/ bình xịt


định liều (inhaler)

Đặt buồng đệm (spacer)/ bình xịt định liều (inhaler) vào miệng trên lưỡi và
dưới răng ở hàm trên.

43
Lê Thị Thu Hương

7. Miệng không ngậm kín buồng đệm (spacer)/ bình xịt định
liều (inhaler)

Môi ngậm kín quanh đầu buồng đệm hoặc bình xịt định liều do đó thuốc
không bay ra được.

8. Để trực tiếp buồng đệm (spacer)/ bình xịt định liều (inhaler)
vào lưỡi

Mục đích để buồng đệm (spacer)/ bình xịt định liều (inhaler) vào sau họng, do
đó thuốc có thể đến phổi.

9. Xịt vài nhát liên tục

Xịt từng nhát một. Thở ra trước khi hít vào.


Nếu sử dụng buồng đệm cần để trẻ thở 30s đến 60s.
Nếu sử dụng trực tiếp bình xịt định liều: xịt thuốc và hít vào từ từ hết sức rồi
nín thở đếm đến 10 rồi thở ra.

10. Hít vào quá nhanh.

Hít vào chậm từ từ. Nếu một tiếng phát ra từ buồng đệm nghĩa là hít vào quá
nhanh.

44
Lê Thị Thu Hương

Bài 15. Cách nhận biết bình xịt thuốc


hen còn hay hết
Đối với hen trẻ em nói riêng và bệnh hen nói chung, việc điều trị chủ yếu là
xịt thuốc dự phòng. Tuy nhiên có nhiều bố mẹ vẫn tiếp tục sử dụng bình xịt thuốc
dự phòng cho trẻ mặc dù thuốc trong bình đã hết, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng hiệu quả điều trị của bệnh nhân.
Vậy thì làm thế nào để biết được bình xịt thuốc hen của con có còn thuốc hay
đã hết thuốc.

​ ước 1: Bạn rút bầu thuốc ra khỏi bình xịt định liều .
B

​ ước 2. Bạn thả bầu thuốc đó vào bình nước hoặc chậu nước.
B

​ ước 3​. Bạn quan sát vị trí của bầu thuốc ở trong bình nước
B
hoặc chậu nước. Có 5 hiện tượng sau xảy ra :

1. ​Bầu thuốc chìm nằm ngang đáy chậu nước: thuốc còn nguyên
100% liều.
2. B
​ ầu thuốc chìm vuông góc với đáy: thuốc còn khoảng ¾ tổng

liều
3. B
​ ầu thuốc đầu chúc xuống vuông góc phía dưới với mặt nước:

thuốc còn ½ tổng liều.


4. B
​ ầu thuốc đầu chúc xuống chếch góc 45 độ phía dưới với mặt

nước: thuốc còn 1/4 tổng liều.

45
Lê Thị Thu Hương

5. B
​ ầu thuốc ngang với mặt nước: thuốc KHÔNG CÒN.

Bài 16. Hướng dẫn vệ sinh buồng đệm


Buồng đệm giúp đưa thuốc vào phổi của trẻ thuận lợi hơn. Vệ sinh buồng đệm
không đúng cách sẽ hạn chế thuốc đưa vào phổi. Vệ sinh buồng đệm đúng cách hỗ
trợ rất nhiều cho kết quả điều trị hen ở trẻ.

Bước 1

Tháo rời các bộ phận của bình xịt theo các khấc.

Bước 2

● ​Vệ sinh bằng nước thường hoặc các dung dịch rửa dụng cụ pha loãng.
● ​Lắc rửa và để khô tự nhiên.
● ​Vì lớp trong của bình có tráng chất chống dính và tích điện để thuốc
không dính vào bình nên tuyệt đối không được kỳ cọ làm xước bình.

Bước 3

Sau khi vệ sinh, bình khô ráo, lắp ráp các bộ phận của bình vào với nhau.
Chú ý: bạn có thể rửa bình hàng ngày, thông thường rửa từ 2 đến 3 lần/ tuần.

Các bạn có thể tham khảo tại:

46
Lê Thị Thu Hương

https://www.youtube.com/watch?v=azbMEGq88oE&list=PLMDEkd2NJguH
XS7E4wyvjfdBcgUYLBmL5&index=19

Bài 17. Hướng dẫn cách đo lưu lượng


đỉnh và theo dõi cho trẻ

Dụng cụ đo lưu lượng đỉnh (Peek Flow) được sử dụng từ rất lâu ở các nước để
hỗ trợ theo dõi điều trị bệnh nhân hen phế quản.

1.Lợi ích

● ​Giúp theo dõi tiến trình bệnh.


● ​Giúp dự báo cơn hen của trẻ.
● ​Ngoài ra cũng giúp bác sĩ theo dõi và chẩn đoán hen cho trẻ.
● ​Dụng cụ PEF được dùng hàng ngày đo vào hai buổi sáng và chiều
● ​Kết quả đo được ghi vào sổ gọi là nhật ký đo.

2.Các bước thực hiện đo lưu lượng đỉnh

● ​B1: gạt con trỏ về đầu (phía ngậm miệng).


● ​B2: trẻ thở ra bình thường, ngậm đầu ống và hít thật sâu.
● ​B3: sau khi hít sâu trẻ thở ra thật nhanh và mạnh hết sức.
● ​B4: xem con trỏ chỉ về đâu đó là kết quả đo được.
● ​B5: các con đo lại 3 lần và lặp lại các bước từ một đến bốn

47
Lê Thị Thu Hương

● ​B6: Ghi kết quả đo được cao nhất trong 3 lần đo.

3. Đánh giá

● ​Giá trị theo dõi nếu số đo trên 80% giá trị bình thường: nghĩa là phổi
của bé bình thường, bé sử dụng thuốc dự phòng hàng ngày.
● ​Giá trị theo dõi nếu số đo 60% - 80% giá trị bình thường: nghĩa là có
dấu hiệu cảnh báo bé chuẩn bị lên cơn hen, bé cần xịt thuốc cắt cơn ventolin.
● ​Giá trị theo dõi nếu số đo dưới 60% giá trị bình thường: nghĩa là bé
đang có cơn hen nặng, xịt thuốc cắt cơn ventolin và cho trẻ tới viện ngay lập
tức.

Bài 18. Hướng dẫn cách ghi nhật ký


theo dõi bệnh hen của con

Hen phế quản là bệnh mạn tính, nên phải theo dõi và điều trị lâu dài, nên rất
khó để bố mẹ nhớ hết được các triệu chứng của con, vì vậy bác sĩ không thể khai
thác được chính xác bệnh của con làm hạn chế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Việc ghi lại nhật ký bệnh hen của con vô cùng hữu ích giúp theo dõi được tiến
triển về triệu chứng cũng như chức năng phổi và thuốc điều trị hàng ngày của con

48
Lê Thị Thu Hương

Theo dõi con tại nhà có ba phần chính sau:

Theo dõi triệu chứng:

● ​Ho

● ​Khò khè
● ​Khó thở
● ​Nặng ngực
Nếu trẻ có triệu chứng này, bạn hãy tích dấu “X” vào những ngày con có triệu
chứng, buổi ngày hay buổi đêm.

Theo dõi chức năng phổi

Đo lưu lượng đỉnh hàng ngày cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ
Hãy ghi xuống kết quả Peak Flow con đo được hàng ngày vào sáng và tối.
Đánh giá chức năng phổi của con ổn định hay thay đổi theo chiều hướng tốt
hay xấu để có những can thiệp kịp thời.

Theo dõi thuốc

Hãy ghi tên thuốc và số lần dùng thuốc hàng ngày của bé, để theo dõi tiến
trình dung thuốc của trẻ.

Tái khám​:

Khi tái khám bạn hãy nhớ mang thuốc, bình xịt dự phòng cùng bản nhật ký
bệnh hen của con.

49
Lê Thị Thu Hương

Bài 19. Con bạn bị hen, bạn sẽ phải có


chăm sóc gì đặc biệt

Hen phế quản là bệnh khá phổ biến. Bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu
không được chẩn đoán và tuân thủ điều trị đúng đắn. Phổi của trẻ nhỏ không hoạt
động hiệu quả như phổi của trẻ lớn và người lớn. Vì vậy, một đợt hen nặng có thể
làm suy chức năng phổi nhanh chóng.
Bạn sẽ giúp con bạn tránh khỏi nguy hiểm và bảo tồn chức năng phổi và nâng
cao chất lượng cuộc sống cho bé nếu biết cách chăm sóc đặc biệt cho trẻ.

Bạn cần phải làm gì

Tái khám định kỳ

Theo lịch hẹn tái khám định kỳ cho trẻ bị hen. Trẻ cần được bác sĩ kiểm tra
đều đặn thậm chí cả khi trẻ không có triệu chứng.

Hành động thật nhanh

Nếu con có triệu chứng hen, hãy hành động thật nhanh. Làm theo kế hoạch
hành động kiểm soát hen mà bác sĩ đã đưa và hướng dẫn bạn.

50
Lê Thị Thu Hương

Theo dõi kỹ

Theo dõi trẻ thật kỹ những dấu hiệu cần đi khám và cấp cứu. Những dấu hiệu
này bao gồm:
● ​Nhịp thở tăng
● ​Bỏ bú or bỏ ăn
● ​Co kéo các cơ ở các khoang liên sườn
● ​Lồng ngực trẻ to lên
● ​Thay đổi màu sắc da (mặt đỏ hoặc xanh tái, đầu ngón xanh tím)
● ​Cánh mũi phập phồng
● ​Khóc tiếng bất thường – trở nên yếu hơn và ngắn hơn.
● ​Thở rên

Hãy chuẩn bị

Không nên chờ đến phút cuối để học cách làm thế nào để xử trí trường hợp
cấp cứu.
Trong cơn hen cấp không được làm các việc dưới đây
● ​Không cho trẻ uống một lượng dịch quá nhiều; cho trẻ uống lượng
dịch bình thường.
● ​Không để trẻ thở trong môi trường không khí ấm và ẩm (ví dụ như hơi
dưới vòi hoa sen
● ​Không phủ che mặt miệng và mũi của trẻ
● ​Không cho trẻ dùng các thuốc kháng histamin và thuốc cảm cúm.

51
Lê Thị Thu Hương

Bài 20. Một số thông tin hữu ích quản


lý bệnh hen cho trẻ

1. Hãy cảnh giác và biết về triệu chứng hen.

Tìm ra các dấu hiệu:


● ​Ho mà không dứt (ho liên tục)
● ​Tiếng rít hoặc khò khè khi thở
● ​Khó thở - trẻ cảm thấy không thể thở được.
● ​Chẹn ngực – như thể có cái gì đó ép chẹn ngực xuống.
● ​Khó nói – nói không thành câu, hoặc không thể tiếp tục các hoạt động
hàng ngày

Hành động nên làm


● ​Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghĩ là con bạn đang có cơn
hen
● ​Hãy can thiệp sớm là vấn đề cốt lõi
● ​Xử trí hen ngay và các điều trị tiếp tục
● ​Viết kế hoạch hành động hen và cho con luôn mang theo.

2. Khi cơn hen xảy ra

Bạn cần đảm bảo những điều sau khi cơn hen xảy ra
● ​Đảm bảo rằng bạn biết sử dụng đúng thuốc cắt cơn hen cho con

52
Lê Thị Thu Hương

● ​Luôn luôn mang thuốc cắt cơn hen bên cạnh con.
● ​Chỉ dùng thuốc cắt cơn hen theo chỉ định của bác sĩ kê đơn.
● ​Nếu triệu chứng không cải thiện sau khi khí dung hãy liên lạc với bác
sĩ hoặc trung tâm cấp cứu.

Hành động nên làm


● ​Duy trì và kiểm soát hen của trẻ.
● ​Hiểu về các triệu chứng.
● ​Thảo luận với bác sĩ của bé về thuốc hen, viết nhật ký hen hàng ngày.
● ​Luôn luôn mang thuốc xịt cắt cơn hen bên con.

Coi chừng các yếu tố kích thích


● ​Có một số các yếu tố kích thích thường gặp.
● ​Viêm đường hô hấp trên/cảm lạnh và cúm, khói thuốc, phấn hoa, vật
nuôi, stress, vận động, nấm mốc, thời tiết xấu.

Bài 21. Tại sao trẻ hen phế quản


không cần dùng kháng sinh

Có rất nhiều trẻ khi bị ho khò khè được chẩn đoán là viêm phế quản và dùng
thuốc kháng sinh. Tuy nhiên trẻ ho khò khè trong hen phế quản hầu như không cần
thiết phải sử dụng kháng sinh.

53
Lê Thị Thu Hương

Hen phế quản phần lớn do yếu tố kích thích bởi dị ứng (70%-80%), một số do
virus, do môi trường.
Bởi vậy kháng sinh không có tác dụng với các yếu tố dị ứng cũng như với
virus, nên việc dụng kháng sinh cho trẻ hen phế quản là không cần thiết trừ khi trẻ
có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn.

Bài 22. Làm thế nào để kiểm soát


được bệnh hen cho trẻ
Hen phế quản là bệnh mãn tính trẻ bị đi bị lại nhiều lần. Bệnh ảnh hưởng đến
sự phát triển thể chất, tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống và kinh tế gia đình.

Mục tiêu điều trị hen

Mục tiêu của điều trị hen phế quản là đạt được kiểm soát hen và trẻ có chất
lượng cuộc sống như trẻ bình thường.

Ba chiến lược điều trị toàn diện giúp trẻ kiểm soát được bệnh
hen.

1. Tìm và tránh các yếu tố kích thích hen của trẻ, mỗi trẻ có yếu tố kích thích
hen khác nhau nên ta phải cá thể hóa trong điều trị.
2. Hướng dẫn giúp trẻ tuân thủ thuốc: xịt đều hàng ngày và xịt đúng cách.
3. Điều trị các bệnh phối hợp: hay gặp ở trẻ như viêm mũi dị ứng, trào ngược
dạ dầy thực quản vv…

54
Lê Thị Thu Hương

Bài 23. Tại sao trẻ hen phế quản


không nên tránh vận động?
● ​Có một số trẻ sau vận động mạnh như khóc to, cười to, hoặc sau vận động
gắng sức trẻ lại lên cơn hen.
● ​Mục tiêu của điều trị hen là đạt được kiểm soát hen và trẻ có chất lượng
cuộc sống như trẻ bình thường.
●C
​ ó rất nhiều vận động viên bị hen họ vẫn thể thao.
● ​Thông thường với trẻ bị hen khi xác định được yếu tố kích thích hen thì
tránh yếu tố kích thích hen là lựa chọn đầu tiên.
●T
​ uy nhiên riêng với hen do vận động là ta không được tránh vận động
● ​Khi trẻ vẫn còn lên cơn hen do vận động đồng nghĩa với việc bệnh hen chưa
được kiểm soát vậy ta phải chỉnh lại điều trị cho đạt hiệu quả
● ​Chọn các môn thể thao phù hợp và tăng dần về cường độ như bơi lội, chạy
bộ, …tránh các môn thể thao phải gắng sức đột ngột và quá nhiều.

Bài 24. Làm thế nào để kiểm soát mạt


nhà tránh yếu tố kích thích cơn hen

55
Lê Thị Thu Hương

Hen phế quản theo nghiên cứu 70-80% do mạt nhà. Trẻ hít phải mạt nhà sẽ
kích thích khởi phát hen, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng. Cho nên
kiểm soát được mạt nhà trong môi trường sẽ hạn chế cơn hen của trẻ.Mạt nhà
hay ở khe kẽ chăn ga gối đệm giường chiếu, đồ lông, đồ bông và thảm. Đặc
biệt khi độ ẩm tăng trên 60% mạt nhà tăng sinh rất nhiều. Bởi vây:
1. Nhà bạn loại bỏ thảm, đặc biệt cho trẻ chia tay với con thú nhồi bông.
2. Không dùng chăn lông cừu.
3. Sử dụng vỏ ga gối chống mạt nhà chuyên biệt cho trẻ.
4. Khi độ ẩm tăng lên bạn nên sử dụng máy hút ẩm nhé.
5. Tóm lại nhà không những sạch sẽ thoáng mà còn phải khô ráo.
6. Nếu các giải pháp trên không đạt hiệu quả, con bạn nên điều trị giải
mẫn cảm với mạt nhà.

Các bạn có thể tham khảo tại đây:


https://www.youtube.com/watch?v=ZnO7QldnyUk&list=PLMDEkd2NJguHX
S7E4wyvjfdBcgUYLBmL5&index=13

Bài 25. Tại sao thời tiết thay đổi trẻ


hay bị lên cơn hen?

● ​Mỗi khi thời tiết thay đổi trẻ thường bị chảy mũi, ho khò khè và khởi phát
hen. Hen phế quản phần lớn là do dị ứng, và một phần nhỏ liên quan đến virus.

56
Lê Thị Thu Hương

Theo nghiên cứu thấy 70-80% trẻ hen phế quản do mạt nhà. Mạt nhà và virus hiện
hữu xung quanh chúng ta.
● ​Bật mí làm sao mà thời tiết thay đổi trẻ bị hen – không phải là dị ứng thời
tiết nhé!
● ​Mạt nhà hay ở khe kẽ chăn ga gối đệm giường chiếu, đồ lông, đồ bông và
thảm.
●Đ
​ ặc biệt khi độ ẩm tăng trên 60% mạt nhà tăng sinh rất nhiều.
● ​Bởi vậy khi thời tiết thay đổi đặc biệt hôm mưa hoặc nồm hoặc độ ẩm tăng
làm cho nồng độ mạt nhà tăng lên trẻ hít phải sẽ bị ho và chảy mũi
● ​Ngoài ra thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi để cho virus phát triển nữa
nhé.

Bài 26. Làm thế nào có thể giúp trẻ xịt


thuốc hen đều đặn?
●B
​ ệnh hen là bệnh mạn tính phải điều trị lâu dài.
● ​Nếu con bạn được chẩn đoán và kê thuốc điều trị hen đúng, nhưng con bạn
hôm nhớ hôm quên xịt thuốc thì thuốc không được dùng đủ liều dẫn tới không đạt
được hiệu quả điều trị.
● ​Bởi vậy việc tuân thủ thuốc được xịt đều đặn hàng ngày vô cùng quan trọng
trong quá trình điều trị. Bí quyết làm sao cho trẻ không những có thể xịt thuốc đều
mà còn hạn chế được tác dụng phụ của thuốc.

57
Lê Thị Thu Hương

● ​Muốn cho trẻ tuân thủ xịt thuốc đều đặn bác sỹ Hương thường khuyên các
bố mẹ cho trẻ xịt thuốc gắn với hoạt động nào đó hàng ngày của trẻ. Thực tế thấy
rằng có hai hoạt động mà trẻ thường làm đều hàng ngày đó là:
o B
​ ữa ăn
o ​Đánh răng
● ​Bởi vậy bác sỹ Hương thường dặn cho trẻ xịt trước khi đánh răng hoặc trước
ăn sáng và tối với hai ưu điểm
o T
​ rẻ hạn chế việc quên thuốc
o ​Khi ăn hoặc đánh răng giúp thuốc không đọng lại nên hạn chế tác
dụng phụ gây nấm miệng và khàn tiếng

Bài 27. Hướng dẫn hoạt động phù


hợp cho trẻ
Hãy làm theo danh sách liệt kê dưới đây có thể giúp trẻ tiếp tục hoạt động và
khỏe mạnh
​ rước khi đặt ra bất kỳ giới hạn nào, hãy quan sát những điều trẻ có
1. T
thể sẵn sàng làm được. Hãy giúp trẻ làm nhiều hơn​. Không tạo ra các quy tắc
hạn chế trẻ mà không có lý do chính đáng
2. ​Căn cứ giới hạn bạn đặt ra dựa vào những gì thực sự xảy ra với con
bạn. Không dựa vào những điều bạn nghĩ có thể xảy ra hoặc dựa vào những điều
có thể là đúng đối với trẻ bị hen khác. Không phải trẻ hen nào cũng giống nhau.

58
Lê Thị Thu Hương

Mỗi một trẻ có mức độ phát triển sinh lý và trưởng thành khác nhau. Hướng tới
việc giảm bớt hoặc không giới hạn và để trẻ đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn.
3. ​Hãy thảo luận những giới hạn bạn nghĩ là đúng với con của bạn. Cố
gắng đồng ý về những giới hạn mà cả bạn và con bạn có thể chấp nhận.
4. ​Hãy thảo luận những điều chưa đồng thuận hoặc còn nghi ngờ với bác
sĩ​, do đó bác sĩ có thể giúp quyết định xem liệu quy tắc đó có cần thiết cho trẻ hay
không.
5. ​Hãy thực hiện và kiểm tra cùng với con bạn về những việc này có thể
giúp trẻ quản lý đợt hen cấp nếu như trẻ vô tình vượt quá giới hạn.
6. ​Hãy giúp con làm nhiều hơn, hãy tìm những cách cụ thể để bảo vệ trẻ
khỏi những yếu tố kích thích hen​. Ví dụ con bạn dị ứng với lông động vật và
muốn đến thăm nhà một người bạn có nuôi chó, hãy bảo trẻ mang thuốc hen trước
khi thăm. Bảo trẻ không nên sờ vào động vật.

Bài 28. Điều trị giải mẫn cảm

1. Tại sao bệnh nhân hen nên điều trị giải mẫn cảm?

Hen phế quản 70-80% là do căn nguyên dị ứng. Bệnh dị ứng không khỏi được
nhưng kiểm soát được, giải pháp chủ yếu là tránh yếu tố gây dị ứng. Tuy nhiên
70-80% trẻ hen dị ứng với mạt nhà. Mạt nhà hiện hữu thường xuyên trong môi
trường sống của chúng ta, nên việc tránh mạt nhà là vô cùng khó khăn.

59
Lê Thị Thu Hương

Ở bệnh nhân hen phế quản giải mẫn cảm với mạt nhà là phương pháp giúp
điều trị được căn nguyên của bệnh.
Thành tựu hay phương pháp đỉnh cao trong ngành dị ứng là giải mẫn cảm.
Điều trị giải mẫn cảm mạt nhà là quá trình giúp cho bệnh nhân dị ứng với mạt nhà
dung nạp không còn dị ứng khi tiếp xúc lại. Phương pháp này thế giới đã áp dụng
gần một thế kỷ. Tuy nhiên giờ đây vẫn còn mới với bệnh nhân Việt Nam.

2. Khái niệm phương pháp điều trị giải mẫn cảm?

Giải mẫn cảm được biết như là liệu pháp miễn dịch, nó rất hiệu quả làm giảm
mất triệu chứng dị ứng và, trong một số trường hợp có thể thực sự điều trị được dị
ứng cho trẻ.
Nếu yếu tố kích thích hen là yếu tố dị ứng, trẻ nên cân nhắc sử dụng phương
pháp điều trị giải mẫn cảm.

3. Điều trị giải mẫn cảm như thế nào?

Điều trị giải mẫn cảm tạo miễn dịch với dị nguyên làm trẻ giảm mất triệu
chứng, thường kéo dài vài năm. Tiến hành bằng cách sử dụng lượng nhỏ dị nguyên
tăng dần về số lượng theo thời gian. Vì điều trị giải mẫn cảm giúp cơ thể tạo nên sự
dung nạp hiệu quả với dị nguyên, cuối cùng là làm giảm và có thể thậm chí làm
mất đi triệu chứng dị ứng của trẻ (đặc biệt trong hen và viêm mũi dị ứng).

4. Cách tiến hành phương pháp giải mẫn cảm

Giải mẫn cảm với mạt nhà sử dụng hai đường:


Đường tiêm
Đường dưới lưỡi

60
Lê Thị Thu Hương

Giải mẫn cảm ở trẻ em


Ở trẻ em chúng tôi ưu tiên dùng đường dưới lưỡi vì dễ sử dụng nên dễ tuân
thủ hơn.
Cách dùng
Hàng ngày xịt dị nguyên mạt nhà dưới lưỡi,
Yêu cầu trẻ không được nuốt trong 2 phút.
Thời gian điều trị
Theo các nghiên cứu trên thế giới, thông thường liệu trình điều trị cần khoảng
từ 2 – 5 năm để đạt hiệu quả.

Các bạn có thể tham khảo tại:


https://www.youtube.com/watch?v=9ugoKGRRM0M&list=PLMDEkd2NJgu
EidwIoR5Q49w-Sv0Y2m_2j&index=11

61
Lê Thị Thu Hương

Bài 29. Một số phương pháp điều trị hen


khác

1. Điều trị kháng IgE

Kháng IgE là một phương pháp điều trị làm ngừng phản ứng dị ứng trước khi
nó bắt đầu, giúp ngăn ngừa đợt hen bằng cách ngăn (chặn) kháng thể gây ra phản
ứng. Điều trị này được áp dụng cho bệnh nhân hen từ 12 tuổi trở lên bị hen dị ứng
trung bình đến nặng.

2. Phương pháp sinh học khác

Sử dụng kháng IL5, IL4, IL13 … cho các bệnh nhân hen kháng trị
Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho trẻ lớn và người lớn.

3. Phương pháp phẫu thuật

FDA của Mỹ gần đây áp dụng thiết bị y học đầu tiên sử dụng năng lượng sóng
radio để điều trị hen nặng và dai dẳng. Quy trình đặt ống sợi quang học vào phổi
với một đầu truyền năng lượng điện từ trực tiếp vào đường thở, làm giãn nở đường
thở. Điều trị dự định cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên mà bị hen nặng dai dẳng
không kiểm soát được bằng thuốc.

62
Lê Thị Thu Hương

63

You might also like