You are on page 1of 8

Pham Van Trong Education Ôn tập lý thuyết hidrocacbon

ÔN LÝ THUYẾT HIDROCACBON

I. Phản ứng thế halogen của ankan


Câu 1: Cho phản ứng sau: (CH3)2CHCH2CH3 + Cl2 ⎯askt ⎯→ phản ứng trên có thể tạo thành bao nhiêu sản
phẩm thế monoclo?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Cho isobutan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 3: Isohexan tá c dụ ng với clo (có chié u sá ng) có thẻ tạ o tó i đa bao nhiêu dã n xuá t monoclo ?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6
Câu 4: Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan
đó là:
A. 2,2-đimetylpropan. B. 2-metylbutan.
C. pentan. D. 2-đimetylpropan.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng
với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là
A. 2–Metylbutan. B. etan. C. 2,2–Đimetylpropan. D. 2–Metylpropan.
Câu 6: Trong các ankan: C15H32, C16H34, C17H36, C18H38. Ankan tồn tại một đồng phân tác dụng với clo, ánh
sáng sinh ra một dẫn xuất monoclo duy nhất là:
A. C16H34. B. C17H36. C. C15H32. D. C18H38.
Câu 7: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là
A. 1-clo-2-metylbutan B. 2-clo-2-metylbutan
C. 2-clo-3-metylbutan D. 1-clo-3-metylbutan.
Câu 8: Chất nào sau đây khi tham gia phản ứng thế clo có thể thu được nhiều sản phẩm monoclo nhất?
A. Butan. B. Pentan. C. Neopentan. D. Isopentan.
Câu 9: Hidrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết б và có một nguyên tử cacbon bậc bốn trong
một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1:1), số đồng phân dẫn xuất monoclo sinh ra tối đa là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 10: Các ankan có công thức phân tử là CnH2n+2 (với n từ 1 đến 10). Có bao nhiêu chất khi cho tác dụng
với khí Clo (có ánh sánh khuếch tán) theo tỉ lệ mol 1:1 mà chỉ thu được 1 sản phẩm thế mono clo duy
nhất?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

II. Các chất phản ứng với dd brom


Câu 1: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Axetilen B. Metan C. Butan D. Benzen
Câu 2: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Benzen B. Etilen C. Toluen D. Hexan
Câu 3: Hiđrocacbon X nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường?
A. Toluen. B. Isopren. C. Stiren. D. Etilen.

Đăng kí học (2k6, 2k5): Inbox Page 1


Pham Van Trong Education Ôn tập lý thuyết hidrocacbon

Câu 4: Cho các chất sau: etan, etilen, propan, propilen, etin, isopren. Số chất có thể làm mất màu dung
dịch Br2 là
A. 4. B. 3 C. 2. D. 5.
Câu 5: Có 5 chất: metan, etilen, propin, buta-1,3-đien, xiclopentan. Số lượng các chất có khả năng làm mất
màu dung dịch brom là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ dưới đây

Kết thúc thí nghiệm, dung dịch Br2 bị mất màu. Chất X là
A. Na. B. CaO. C. CaC2. D. Al4C3.
Câu 7: Trong các chất: stiren, metyl axetilen, buta-1,3-đien, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng
tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

III. Các chất phản ứng với dd thuốc tím KmnO4


Câu 1: Cho các chất: benzen, đivinyl, stiren, propilen, axetilen. Số chất làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ
thường là:
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 2: Cho các chất sau: benzen, cumen, etylbenzen, stiren, phenylaxetilen, xilen. Có bao nhiêu chất
không làm mất màu dung dịch KMnO 4 ở nhiệt độ thường nhưng làm mất màu dung dịch KMnO 4 khi
đun nóng?
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 3: Dãy các chất nào sau đây làm nhạt (mất) màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là
A. etilen, axetilen, butađien. B. benzen, toluen, stiren.
C. benzen, etilen, axetilen. D. toluen, buta-1,2-đien, propin.
Câu 4: Cho dãy các chất: metan, axetilen, stiren, toluen, benzen, phenyl axetilen. Số chất trong dãy có khả
năng phản ứng với KMnO4 trong dung dịch ngay nhiệt độ thường là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 5: Cho 3 hiđrocacbon X, Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch kali pemanganat (KMnO4) thì được kết
quả:
– X chỉ làm mất màu dung dịch khi đun nóng;
– Y làm mất màu ngay ở nhiệt độ thường;
– Z không phản ứng.
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. toluen, stiren, benzen. B. stiren, toluen, benzen.
C. axetilen, etilen, metan. D. etilen, axitilen, metan.

Đăng kí học (2k6, 2k5): Inbox Page 2


Pham Van Trong Education Ôn tập lý thuyết hidrocacbon

Câu 6: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của hợp chất hữu cơ như sau:

Hiện tượng quan sát được là


A. không có hiện tượng xảy ra.
B. Dung dịch bị mất màu tím và chuyển sang màu xanh.
C. Dung dịch bị mất màu tím và có kết tủa đen xuất hiện
D. có xuất hiện bọt khí.

IV. Các chất phản ứng với dd AgNO3/NH3


Câu 1: Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu
A. xanh B. trắng C. vàng nhạt D. đen
Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. Metan B. Benzen C. Propin D. Etiten
Câu 3: Cho dãy các chất sau: metan, xiclopropan, etilen, axetilen, butan, stiren. Kết luận nào sau đây là
đúng khi nói về các chất trong dãy trên ?
A. Có 4 chất có khả năng làm mất màu dung dịch kali pemanganat.
B. Cả 6 chất đều có khả năng tham gia phản ứng cộng.
C. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
D. Có 1 chất tạo được kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.
Câu 4: Hai hiđrocacbon X,Y có cùng công thức phân tử C5H8. X là monome dùng để điều chế caosu, Y có
mạch cacbon phân nhánh và tác dụng với dd AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa màu vàng nhạt. Tên gọi của X,Y
lần lượt là:
A. isopren và 2-metylbut-3-in. B. isopren và 3-metylbut-1-in.
C. 2-metylbutađien-1,3 và 2-metylbut-3-in. D. isopentan và 3-metylbut-1-in.
Câu 5: Trong số các hiđrocacbon mạch hở sau : C4H10, C4H6, C4H8, C3H4, những hiđrocacbon nào có thể tạo
kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3 ?
A. C4H10 ,C4H8. B. C4H6, C3H4. C. Chỉ có C4H6. D. Chỉ có C3H4.
Câu 6: Số đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo
kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 7: Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 8: Hiđrocacbon X ở điều kiện thường là chất khí có cấu tạo mạch hở và có phản ứng với AgNO3/NH3
cho kết tủa Y. biết MY − MX = 107 . Số cấu tạo X thỏa mãn là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Đăng kí học (2k6, 2k5): Inbox Page 3


Pham Van Trong Education Ôn tập lý thuyết hidrocacbon

Câu 9: Hiđrocacbon X ở điều kiện thường là chất khí. Khi oxi hoá hoàn toàn X thì thu được thể tích khí
CO2 và hơi H2O là 2: 1 ở cùng điều kiện. X phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa. Số cấu tạo
của X thoả mãn tính chất trên là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 10: Một hiđrocacbon A mạch thẳng có CTPT C6H6. Khi cho A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư
thu được hợp chất hữu cơ B có MB - MA=214 đvC. Xác định CTCT của A ?
A. CH≡CCH2CH2C≡CH. B. CH3C≡ CCH2C≡CH.
C. CH≡CCH(CH3)C≡CH. D. CH3CH2C≡CC≡CH.
Câu 11: Một chất A có công thức là C7H8. Cho A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 được kết tủa B .Khối
lượng phân tử của B lớn hơn khối lượng phân tử của A là 214 đv.C . Các CTCT có thể có của A
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4
Câu 12: Hiđrocacbon mạch hở X có các tính chất sau:- Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X tạo 4 thể tích CO2.
- 1 thể tích X tác dụng hết với 3 thể tích H2 (có xúc tác, nung nóng).
- X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa vàng.(Các thể tích đo ở cùng điều kiện).
Có các phát biểu sau về X:
(a) X là hiđrocacbon có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử, có liên kết ba đầu mạch.
(b) X là but-1-en-3-in.
(c) 1 mol X tác dụng hết với 3 mol Br2.
(d) Trong một phân tử X có 8 liên kết  (xích ma) và 3 liên kết  (pi).
(e) Công thức phân tử của X là C4H6.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

V. MỘT SỐ CÂU HỎI KHÁC


Câu 1: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là
A. propan. B. metan. C. n–butan. D. etan.
Câu 2: Chất nào không thuộc dãy đồng đẳng của ankan?
A. CH4 B. C2H4 C. C3H8 D. C4H10
Câu 3: Công thức phân tử của etilen là
A. C2H2 B. C2H4 C. CH4 D. C2H6
Câu 4: Trong các chất sau, chất nào là nguyên liệu chính sản xuất ra chất dẻo PE?
A. C2H2 B. C6H4 C. C2H6 D. C2H4
Câu 5: Đốt cháy chất nào sau đây luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
A. C3H4. B. C8H8. C. CH4. D. C2H4.
Câu 6: Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là
A. polistiren B. polietilen C. poli (vinyl clorua) D. polipropilen
Câu 7: Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể lỏng?
A. C3H8 B. C2H2 C. C5H12 D. C2H4
Câu 8: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. 2–clopropen B. But–2–en C. 1,2–đicloetan D. But–2–in
Câu 9: Cho các chất: CH2=CH−CH=CH2; CH3−CH2−CH=C(CH3)2; CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH2;
CH3−CH=CH−COOH. Số chất có đồng phân hình học là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Đăng kí học (2k6, 2k5): Inbox Page 4


Pham Van Trong Education Ôn tập lý thuyết hidrocacbon

Câu 10: Cho cá c chá t sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2; CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3; CH3-C(CH3)=CH-CH3;


CH2=CH-CH2-CH2-CH3; CH3-C(Cl)=CH-CH3. Só chá t có đò ng phân hình họ c là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 11: Số liên kết xích ma có trong phân tử etan là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 12: Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết π?
A. Buta–1,3–đien. B. Toluen. C. Stiren. D. Vinyl axetilen.
Câu 13: Licopen có công thức phân tử C40H56, là chất màu đỏ trong quả cà chua, có cấu tạo mạch hở, chỉ
chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Số liên kết đôi có trong phân tử licopen là
A. 12. B. 11. C. 14. D. 13.
Câu 14: β-caroten có nhiều trong các hoa quả có sắc tố màu hơi đỏ như gấc, đu đủ... là tiền chất vitamin
A. Giúp phòng ngừa thiếu hụt vitamin A, giúp tránh mù lòa , tăng khả năng miễn dịch và làm trẻ hóa làn
da. Hình vẽ bên dưới biểu diễn cấu tạo hóa học của β-caroten

Dựa trên công thức cấu tạo cho biết công thức phân tử của β-caroten
A. C42H60. B. C40H60. C. C36H52. D. C40H56.
Câu 15: Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vò ng 6 cạ nh và không có chứa liên ké t ba. Só liên
ké t đôi trong phân tử vitamin A là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 16: Cho buta-1,3-đien tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1:1 về số mol, ở -80 C thu được sản phẩm chính là
0

X, còn ở 400C thu được sản phẩm chính là Y. X ; Y lần lượt là:
A. 1,2-đibrombut-3-en ; 1,4-đibrombut-2-en B. 1,2-đibrombut-1-en ; 1,4-đibrombut-2-en
C. 3,4-đibrombut-1-en ; 1,4-đibrombut-2-en D. 1,4-đibrombut-2-en ; 3,4-đibrombut-1-en
Câu 17: Isopren tham gia phản ứng với dung dịch HBr theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm
cộng?
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 18: 1 ankylbenzen A(C9H12),tác dụng với HNO3 đặc (H2SO4 đ) theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra 1 dẫn xuất
mononitro duy nhất . Vậy A là:
A. n-propylbenzen. B. p-etyl,metylbenzen.
C. iso-propylbenzen D. 1,3,5-trimetylbenzen.
Câu 19: Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?
A. dd Br2. B. không khí H2 ,Ni,to. C. dd KMnO4. D. dd NaOH.
Câu 20: Cho dãy chuyển hoá sau: CH4 → A → B → C → Cao su bua. Công thức phân tử của B là
A. C4H6. B. C2H5OH. C. C4H4. D. C4H10.
Câu 21: Cho dãy chuyển hóa sau:
+ H2O + H2 ,xt Lindar H O ,H+
CaC2 ⎯⎯⎯ → X ⎯⎯⎯⎯⎯ → Y ⎯⎯⎯
2

→ Z.
Tên gọi của X và Z lần lượt là:
A. etilen và ancol etylic. B. etan và etanal.
C. axetilen và ancol etylic. D. axetilen và etylen glicol.

Đăng kí học (2k6, 2k5): Inbox Page 5


Pham Van Trong Education Ôn tập lý thuyết hidrocacbon

Câu 22: Chất X là thành phần hóa học chính của khí biogas. Thực hiện chuyển hóa:
X ⎯⎯⎯⎯⎯ → Y ⎯⎯
→ Z . Biết Y là chất hữu cơ, mỗi mũi tên là 1 phản ứng. Chất Z không thể là
0
1500 C
lam lanh nhanh

A. benzen. B. vinylaxetilen. C. etan. D. butan.


Câu 23: A, B, C là ba chất hữu cơ có %C; %H (theo khối lượng) lần lượt là 92,3%; 7,7%, tỉ lệ khối lượng
mol tương ứng là 1 : 2 : 3. Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng một phản ứng. C không làm mất màu nước
brom.
Trong các phát biểu sau:
(a) 1 mol A phản ứng tối đa với 2 mol H2 (Ni, to).
(b) Chất C là hidrocacbon thơm.
(c) Chất B có tên gọi là vinyl axetilen.
(d) Ba chất A, B và C đều có mạch cacbon không phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24: Axit fusidic là hợp chất kháng khuẩn cấu trúc steroid, có hoạt tính kìm khuẩn và diệt khuẩn, được
dùng để bào chế thuốc điều trị nhiễm khuẩn đa nguyên phát hoặc thứ phát do một số chủng nhạy cảm gây
ra. Biết rằng axit fusidic có công thức phân tử C31H48O6. Trong công thức cấu tạo cho dưới đây, chỉ một
trong các vị trí được đánh dấu (khoanh bằng đường màu đỏ) đã được làm sai:

Vị trí đã được làm sai là


A. (2). B. (4). C. (3). D. (1).
Câu 25: Hợp chất palmitoyl pentapeptit-4 (chất X) là một peptit có tác dụng kích thích sản sinh collagen,
elastin và các protein để làm chậm quá trình lão hóa da, do vậy, được sử dụng khá phổ biến làm mỹ phẩm.
Công thức cấu tạo thu gọn của X như sau:

Phần trăm (%) khối lượng của cacbon trong X là


A. 58,43. B. 58,28. C. 57,94. D. 57,44.

Đăng kí học (2k6, 2k5): Inbox Page 6


Pham Van Trong Education Ôn tập lý thuyết hidrocacbon

Câu 26: Cho các phản ứng:


0
H SO ñaëc ,170 C
(1) Butan-2-ol ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ 2 4
→ but-1-en ( X1) + but-2-en ( X2)
0
boät Fe,t (1:1)
(2) Toluen + Br2 ⎯⎯⎯⎯⎯ → m-bromtoluen ( X3) + p-bromtoluen ( X4)
+ 0
H ,t
(3) Isobutilen + H2O ⎯⎯⎯ → 2-metylpropan-1-ol ( X5) + 2-metylpropan-2-ol ( X6)
askt (1:1)
(4) Propan + Cl2 ⎯⎯⎯⎯ → 1-clopropan ( X7) + 2-clopropan ( X8)
Các sản phẩm chính là?
A. X2, X4, X6, X8. B. X2, X3, X6, X8. C. X1, X4, X5, X7. D. X1, X3, X5, X7.3`
Câu 27: Cho dãy các chất: metan, canxi cacbua, nhôm cacbua, bạc axetilua. Số chất trong dãy trực tiếp tạo
ra axetilen bằng một phản ứng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 28: Cho ba hidrocacbon mạ ch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cù ng só nguyên tử cacbon trong phân
tử, đè u phả n ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho cá c phá t biẻ u sau:
(a) 1 mol X phả n ứng tó i đa 4 mol H2 (Ni, t°).
(b) Chá t Z có đò ng phân hình họ c.
(c) Chá t Y có tên gọ i but-1-in.
(d) Ba chá t X, Y, Z đè u có mạ ch cacbon không phân nhá nh.
(e) Từ Y bà ng 2 phả n ứng (điè u kiẹ n cà n thié t có đủ ) có thẻ điè u ché được cao su buna.
Só phá t biẻ u đú ng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 29: Hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm.

Nhận xét nào sau đây là không đúng?


A. Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.
B. Trộn CaO với NaOH là để ngăn thủy tinh không phản ứng NaOH ở nhiệt độ cao làm thủng ống
nghiệm.
C. Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.
D. Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn khí.
Câu 30: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho 2 ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt
dung dịch H2SO4 đặc (4 ml), đồng thời lắc đều. Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ:

- Bước 2: Đun nóng ống nghiệm sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn khí.

Đăng kí học (2k6, 2k5): Inbox Page 7


Pham Van Trong Education Ôn tập lý thuyết hidrocacbon

- Bước 3: Đốt khí sinh ra ở đầu vuốt nhọn của ống dẫn khí.
- Bước 4: Dẫn khí sinh ra ở đầu vuốt nhọn qua dung dịch KMnO4.
Cho các phát biểu sau:
(a) Đá bọt điều hòa quá trình sôi, giúp dung dịch sôi đều.
(b) Khí thoát ra ở đầu vuốt nhọn có khả năng tạo kết tủa màu vàng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(c) Màu của dung dịch KMnO4 bị nhạt dần và xuất hiện kết tủa màu đen.
(d) Vai trò của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ khí SO2 sinh ra.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 31: Hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm

Một học sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau:
(a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy H2O.
(b) Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.
(c) Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn khí.
(e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Đăng kí học (2k6, 2k5): Inbox Page 8

You might also like