You are on page 1of 1

ĐỊNH NGHĨA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

-Chủ nghĩa xã hội là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn được hình thành trong thế kỷ 19 khi các quốc
gia tìm kiếm cho mình một cách thức hợp lý trong phát triển và cây dựng nhà nước bên cạnh chỉ nghĩa
tự do và chủ nghĩa bảo thủ

(Đây cũng là hình thức chính trị mà nước Việt Nam ta theo đuổi)

-Đây được coi là cách thức và hình thái chính trị phù hợp và tiến bộ nhất

-Chủ nghĩa này được lãnh đạo bới một tầng lớp lãnh đạo. Họ vạch ra những chính sách, hoạch định
đường lối phát triển, ổn định kinh tế, xã hội, bên cạnh đó là phối hợp, phân chia quyền lưc và thực thi
chúng

- Nó mang đến cho nhân dân sự đảm bảo về công bằng, dân chủ, văn minh, giúp người dân được đảm
bảo quyền lợi bên cạnh nghĩa vụ căn bản với nhà nước.

*Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội

-Về mục tiêu, xã hội xã hội chủ nghĩa là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người,
tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.

-Về kinh tế, xã hội xã hội chủ nghĩa phải dựa trên lực lượng sản xuất phát triển cao; chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập; tổ chức quản lý có hiệu quả, năng suất lao
động cao; phân phối theo lao động là chủ yếu.

-Về chính trị - xã hội, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội dân chủ, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa
mang bản chất của giai cấp công nhân vừa mang tính nhân dân rộng rãi. Xã hội xã hội chủ nghĩa là
một chế độ dân chủ, quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân

-Về văn hóa – tư tưởng, trong xã hội xã hội chủ nghĩa phải có nền văn hoá phát triển cao; kế thừa và
phát huy những giá trị của văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại.

- Về quan hệ dân tộc, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội bảo đảm công bằng, bình đẳng, đoàn kết
giữa các dân tộc.

-Về quan hệ quốc tế, quan hệ giữa dân tộc và quốc tế được giải quyết trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa
yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

You might also like