You are on page 1of 12

1.

Cấu trúc đề đọc hiểu N3

- Đoản văn, trung văn, trường văn, bài tìm thông tin

Đoản văn ( Đoạn văn ngắn)


Trung văn:
Trường văn
Tìm hiểu thông tin
2. Trình tự làm bài đọc hiểu:

Tìm thông tin →Đoản văn →Trung văn →Trường văn

3. Các bước làm bài đọc hiểu:

- Đọc câu hỏi


- Xác định loại câu hỏi:

 Dạng câu hỏi là gì ? ( 内容、なぜ?、どうして、理由, 指示語、言いたいこと、


何々について Từ gạch chân)
 Ý tác giả muốn nói gì ? (ほしい、ないと、なければならない、べきだ、だろう・
でしょう・でしょうか、のである、必要がある、と思う、はず)
 Vì sao lại có kết quả đó?(から、わけです、ので、ため、そのゆえ、そうすると、
だって、なので、ならば、よって。。。)
 Vấn đề đó được giải thích như thế nào?(と言う事です、と言うものです、というの
は。。。)

- Đọc lướt đoạn văn, xác định dạng đoạn văn: Diễn giải, quy nạp, tổng-phân-hợp
- Tìm đoạn văn có chứa đáp án- dịch

4. Một số lưu ý khi làm bài đọc hiểu:


-       Từ nào được lặp lại trong đoạn văn nhiều thì chắc chắn đó là từ khóa. Vậy nên cần xem kỹ
nội dung của đoạn văn có chứa từ khóa.

-       Nếu trong đoạn văn có xuất hiện câu nghi vấn có nội dung phủ định như sau “chẳng phải
là.... hay sao?” thì nhất định phải đọc cho kỹ bởi rất dễ bị mắc bẫy.

-       Với những câu hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch chân, muốn làm tốt thì chú ý
phần nội dung gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau ở các câu đó.

-       Đừng đọc ngay bài đọc, bạn nên xem qua những mẩu chốt của bài đọc bao gồm: tiêu đề, từ
vựng được chú thích bên dưới của đoạn văn, từ ngữ xuất hiện nhiều lần trong đoạn,... để nắm
được chủ đề của toàn đoạn để giúp bạn lý giải các câu hỏi cũng như câu trả lời tốt hơn.

-       Hãy cẩn trọng với những từ ngữ nối “tuy nhiên” vì thường thì nội dung đằng sau nó sẽ rất
quan trọng.

-       Nếu có phần ví dụ trong đoạn văn thì bạn nên xem qua phần giải thích nội dung trong đó.

Buổi 2:

Cách phân tích câu:

Tách mệnh đề: Các mệnh đề tách nhau bởi dấu câu, các trợ từ も、が、は、で、に…, cấu trúc ngữ
pháp

Xác định chủ ngữ: thường đứng sau は、が、も

Dịch từ chủ ngữ, vị ngữ, dịch ngược từ dưới lên


LIÊN TỪ

1. Định nghĩa

 Liên từ là từ biểu thị quan hệ giữa các mệnh đề, câu văn và đoạn văn, thể hiện liên kết trong văn
bản.

2. Vai trò

 Giúp người đọc hiểu được quan hệ liên kết giữa các câu, các đoạn trong văn bản.

例:

1. このテキストは少し難しい。しかし、非常に役に立つ。

                         A                                          B

→ A nhưng B → Quan hệ trái ngược

 Cho người đọc thấy rõ cảm xúc và quan điểm của tác giả.

例:

1. 今日は日曜日だ。部屋の掃除をしよう。

→ Câu kể đơn thuần.

2. 今日は日曜日だ。だから、部屋の掃除をしよう。
               A                                             B

→ A vì thế B → Người viết coi vế B là đương nhiên khi A xảy ra.

3. 今日は日曜日だ。しかし、部屋の掃除をしよう。

               A                                              B

→ A nhưng B → Người viết mang sắc thái không vừa ý, hoặc muốn nhấn mạnh vế B.

4. 今日は日曜日だ。さて、部屋の掃除をしよう。

               A                                            B

→ A sau đây B → Người viết muốn chuyển chủ đề.

3. Các loại liên từ và những liên từ quan trọng trong đọc hiểu

 Theo trường nghĩa, liên từ được chia thành các loại chính sau: 順接、逆接、添加、並列、対
比、補足、説明、選択、例示、換言、転換.
Loại liên từ Đặc điểm Liên từ
Vế trước là nguyên nhân lý do, だから、そのため、それで、そこで、よって、ゆえに、それゆえ
順接
vế sau là kết quả, kết luận. に、したがって、すると、それなら、それでは、その結果
しかし、しかしながら、が、だが、だけど、けれども、のに、なの
Vế sau là một kết quả trái
逆接 に、それなのに、ところが、にもかかわらず、それにもかかわら
ngược, ngoài dự kiến
ず、ものの、でも、それでも
そして、それに、それにしても、ともあれ、それから、しかも、お
Vế sau là thông tin người viết
添加 まけに、そのうえ、それどころか、どころか、そればかりか、それ
muốn bổ sung
ばかりでなく
Vế sau là những thông tin
並列 tương đương, dùng khi muốn また、および、かつ、ならびに、同じく
liệt kê thông tin
Dùng khi muốn so sánh, đối
対比 一方、逆に、反対に、反面
chiếu hai chủ thể
Vế sau là thông tin bổ sung なお、ただし、ただ、もっとも、ちなみに、そもそも、そのかわ
補足
cho vế trước り、実は、実のところ
Vế sau là lời giải thích thông
説明 なぜなら、というのは、だって~だもん
tin phía trước
Vế sau là một chủ đề mới,
転換 それでは、では、さて、ところで
dùng khi chuyển chủ đề
例示 Vế sau là ví dụ cho vế trước たとえば、いわば
Vế sau là một cách nói khác, ý
換言 つまり、すなわち、要するに、このように
tóm lược
Dùng khi đưa ra những lựa
選択 または、それとも、あるいは、もしくは
chọn
 Trong bài đọc hiểu JLPT ta cần chú ý đến một số nhóm liên từ quan trọng sau :

+ 逆接: しかし、が、だが、だけど、けれども、のに、なのに、それなのに、ところ
が、、でも、それでも

Sau các liên từ này luôn là nội dung người viết muốn nói đến, muốn nhấn mạnh.

+ 換言: つまり、すなわち、要するに、このように: Nói cách khác, nói tóm lại

 Nội dung phía sau là ý chính sau khi diễn giải hoặc là ý tác giả muốn nhấn mạnh. Thường tóm
tắt ý của cả đoạn

+ 例示: たとえば、いわば

Sau các liên từ này thường là các ví dụ để làm rõ vấn đề, thường là các nội dung không cần chú ý
quá nhiều. Những cái này thường sẽ không là đáp án nên có thể loại trừ

+ 順接や説明: だから、そのため、それで、よって、ゆえに、したがって、すると、そ
れなら、それでは、その結果

なぜなら、というのは、だって~だもん

Phía sau thường là giải thích hoặc lý do. Tùy vào nội dung câu hỏi mà sẽ tìm thông tin ở đoạn
văn trước hoặc sau đấy

また、その上、さらに、そして、それから、なお、および: Đưa thêm thông tin. Thường


thông tin sau sẽ là những thông tin quan trọng hơn
Các mẫu ngữ pháp thường gặp trong đọc hiểu

1. のではないでしょうか: chẳng phải là… hay sao

 Ngữ pháp tương tự nhau

のではないだろうか

のではないか

 Chú ý: Đây là câu khẳng định, thường nằm cuối đoạn văn thể hiện ý kiến tác giả.

2. より

 N1 は N2 より A です。
N1 so với N2 thì N1 hơn

 N1 より N2 のほうが A です。
So với N1 thì N2 hơn

3. V てほしい

V てもらいたい
=> Muốn ai đó làm gì cho mình

Chú ý: Người thực hiện hành động là người nghe, người nói muốn người nghe làm điều gì đó.
Đây cũng là câu thường chứa đựng ý muốn của tác giả trong bài thi đọc hiểu.

4. というわけではない

 Ngữ pháp tương tự nhau


というわけではない

わけではない

とは限らない

というものではない

 Ý nghĩa: không hẳn là, không có nghĩa là ( phủ định vế trước)


5. ~のだ: Bởi vì

 Ngữ pháp tương tự nhau:

V るのだ=ので

V るため      

N で            

したがって

だって。。。ものだ

 Chú ý: Chỉ ra nguyên nhân, giải thích nguyên nhân.


6. ~だろう:Có lẽ

=でしょう

Chú ý: thể hiện sự phỏng đoán của tác giả.

You might also like