You are on page 1of 11

6 NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP_MINH ANH

NGUYÊN LÝ DO CẦN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC TRONG


NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC
TẮC QTTCDN

Sinh lợi Tối đa hóa giá trị cho những người chủ sở hữu của công ty Nguyên tắc sinh lợi phát biểu rằng mục tiêu bao
là mục tiêu cơ bản nhất của công tác quản trị tài chính. trùm của hoạt động quản lí tài chính là tối đa hóa giá
(Chốt lại) Mục tiêu này được xác định bằng các chỉ tiêu cụ trị tài sản cho những người chủ sở hữu. Để đạt được
thể sau: mục tiêu này, đòi hỏi doanh nghiệp phải không
1. Tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: ngừng đảm bảo được khả năng sinh lợi của mình. 
Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá việc Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải có khả
công ty kinh doanh có lãi hay không, việc tối đa giá trị năng liên tục tạo ra các giá trị tăng thêm, các giá trị
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ chỉ tiêu này. mới; nói cách khác, bên cạnh việc đánh giá các dòng
2. Tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần(EPS) tiền mà dự án đem lại, doanh nghiệp còn phải tạo ra
Chỉ tiêu tối đa hóa lợi  nhuận trên cổ phần (EPS) có thể bổ các dòng tiền mới, tức là tìm kiếm được các dự án
sung cho những hạn chế của chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận sinh lợi. Dùng tiền để tạo ra tiền, liên tục dùng các
sau thuế. Tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn cồn có những hạn chế khoản tiền rảnh rỗi của doanh nghiệp để đi đầu tư
của nó: Tối đa hóa EPS không xét đến yếu tố thời giá tiền tệ sinh lời. Nhưng, trong thị trường cạnh tranh, các nhà
và độ dài của lợi  nhuận kỳ vọng; tối đa hóa EPS cũng chưa đầu tư khó có thể tìm kiếm được nhiều dự án tốt,
xét đến yếu tố rủi ro; tối đa hóa EPS không cho phép sử nhất là các dự án đem lại nhiều lợi nhuận trong một
dụng chính sách cổ tức để tác động đến giá trị cổ phiếu trên thời gian dài. 
thị trường Yêu cầu
Để vươn lên trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt,
để có thể tiếp cận được với các cơ hội đầu tư sinh lời, đòi
hỏi:
- Trước hết, doanh nghiệp cần biết các dự án sinh lợi tồn
tại như thế nào và ở đâu trong môi trường cạnh tranh. 
Để làm được điều đó, đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp nói chung, và nhà quản lí tài chính nói riêng, phải có
trình độ rất cao và am hiểu rất nhiều lĩnh vực, như: Ngân
hàng, kế toán, thuế, luật pháp, thị trường chứng khoán...,
đồng thời, họ cũng phải có con mắt nhanh nhạy trước các
diễn biến của môi trường kinh doanh. 
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho những người quản lí cấp cao
trong vấn đề phát hiện các cơ hội đầu tư, doanh nghiệp cần
tạo dựng được một bộ phận nghiên cứu và phân tích thị
trường chuyên trách đủ mạnh.
- Tiếp đến, khi đầu tư, doanh nghiệp phải biết làm giảm
tính cạnh tranh của thị trường thông qua việc tạo ra
những sản phẩm khác biệt với sản phẩm cạnh tranh và
bằng cách đảm bảo mức chi phí thấp hơn mức chi phí
cạnh tranh. 
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần: 
+ Năng động, sáng tạo trong việc đổi mới, cải tiến sản
phẩm, tạo ra các hàng hóa mới
+ Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ
+ Thường xuyên cập nhật và áp dụng các kĩ thuật tiên tiến,
thay đổi phương thức sản xuất lạc hậu
+ Không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm... 
Làm được các công việc trên không chỉ giúp đảm bảo mà
còn có thể nâng cao được khả năng sinh lời của doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Dựa trên mối Mối quan hệ thuận chiều giữa rủi ro của một khoản đầu tư Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận phát biểu
quan hệ giữa và lợi nhuận kì vọng. rằng rủi ro của một khoản đầu tư càng cao thì lợi
rủi ro và lợi Trong thực tiễn, các nhà đầu tư thường rất lưu tâm đến yếu nhuận mà nhà đầu tư kì vọng, mong đợi thu được từ
nhuận tố rủi ro của một khoản đầu tư. Thông thường, họ sẽ chỉ khoản đầu tư đó cũng càng lớn, và ngược lại.
chấp nhận đầu tư vào các dự án có mức độ rủi ro cao khi họ Quản lí tài chính phải được dựa trên mối quan hệ như
trông thấy được cơ hội về việc sẽ thu được một mức lợi vậy giữa rủi ro và lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể lựa
nhuận cao hơn so với bình thường từ việc đầu tư đó.  chọn các phương án đầu tư khác nhau tùy thuộc vào
mức độ rủi ro mà họ chấp nhận và lợi nhuận kì
Mối quan hệ vọng mà họ mong muốn. Khi họ bỏ tiền vào những
dự án có mức độ rủi ro cao, họ hi vọng dự án sẽ đem
lại một mức lợi nhuận lớn. Cần lưu ý rằng: Việc đầu
Phần lợi nhuận tăng thêm này chính là phần thưởng cho tư vào một dự án nhiều rủi ro không đồng nghĩa với
việc nhà đầu tư đã dám đương đầu với rủi ro.  việc sẽ thu về được một mức lợi nhuận lớn (chỉ là có
khả năng thôi). 
Trong trường hợp, phần lợi nhuận tăng thêm không đủ hấp
Vận dụng nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận
dẫn, các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ qua các khoản đầu tư có
vào quản trị doanh nghiệp đòi hỏi nhà tài chính phải
khả năng mang lại lợi nhuận lớn nhưng có rủi ro cao, để lựa
quán triệt được hai vấn đề cơ bản sau:
chọn một khoản đầu tư khác có lợi nhuận thấp hơn nhưng
- Nếu hai cơ hội đầu tư có mức tỉ suất lợi nhuận kì vọng như
rủi ro ít hơn nhằm đảm bảo sự an toàn, chắc chắn và ổn định
nhau, thì doanh nghiệp nên chọn cơ hội đầu tư có rủi ro thấp
cho hoạt động của mình.
hơn.
- Nếu hai cơ hội đầu tư có mức rủi ro như nhau, thì doanh
nghiệp nên chọn cơ hội đầu tư có tỉ suất lợi nhuận kì vọng
cao hơn.

Tính đến giá Theo quan điểm kinh doanh, đồng tiền trong kinh Khi xem xét và đánh giá một dự án đầu tư cần phải đưa lợi
trị thời gian doanh phải luôn luôn vận động và sinh lời, tức là tiền ích và chi phí của dự án về một thời điểm, thường là thời
của tiền có giá trị thời gian. điểm hiện tại. Dự án chỉ được chấp nhận khi lợi ích lớn hơn
Giá trị thời gian của tiền là khái niệm cho rằng chi phí. Giá trị thời gian của tiền có tác dụng khi xác định
khoản tiền sẵn có tại thời điểm hiện tại có giá trị cao hiệu quả tài chính của một dự án giúp cho việc đưa ra các
hơn số tiền tương tự trong tương lai do khả năng sinh quyết định chính xác trong đầu tư
lời tiềm năng của nó.
Vì sao tiền có giá trị theo thời gian?
Có ba lí do dẫn đến nguyên lí này:

- Trước hết, là do cơ hội sử dụng tiền. Tiền phải tạo ra


nhiều tiền hơn, đồng tiền hiện tại có thể được đầu tư để
sinh lời.
- Thứ hai, lạm phát. Cùng với thời gian, lạm phát  có thể
xảy ra. Trong môi trường có lạm phát đồng tiền sẽ bị
mất giá, sức mua của tiền bị giảm theo thời gian, làm
cho một đồng nhận được trong tương lai có giá trị thấp
hơn một đồng nhận được ngày hôm nay.
- Thứ ba, rủi ro là sự không chắc chắn. Tương lai lúc
nào cũng bao hàm một ý niệm không chắc chắn, chúng
ta không biết được sẽ nhận được 1 đồng trong tương lai
hay không? Do đó, 1 đồng nhận được trong hôm nay
không thể có cùng giá trị với 1 đồng nhận được trong
tương lai.
 Chi phối quyết định đầu tư và quyết định tài chính
Đảm bảo Trong hoạt động kinh doanh, việc đảm bảo khả năng chi trả Nguyên tắc chi trả phát biểu rằng trong quá trình hoạt động
khả năng chi của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết bởi nó liên quan đến kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đảm bảo được khả năng
trả uy tín của doanh nghiệp, nó giúp đề phòng những rủi ro chi trả của doanh nghiệp mình. 
trong khâu thanh toán của doanh nghiệp có thể dẫn đến Khả năng chi trả của doanh nghiệp được hiểu là khả năng
những hậu quả đáng tiếc trong kinh doanh của doanh nghiệp trong việc thanh toán đầy đủ, đúng hạn
Việc đảm bảo được khả năng chi trả sẽ tạo ra tiền đề quan các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác, cũng như trang
trọng bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp trải được các nhu cầu chi tiêu thường nhật của doanh
trong ngắn hạn.  Yêu cầu
Để đảm bảo được khả năng chi trả, đòi hỏi doanh nghiệp
Khi ấy, doanh nghiệp không những thanh toán được các
phải
khoản nợ đến hạn theo yêu cầu của chủ nợ, mà còn có thể
liên tục mua sắm các hàng hóa, dịch vụ đầu vào, giúp cho - Quan tâm đến các dòng tiền chứ không phải lợi nhuận
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì của doanh kế toán. 
nghiệp diễn ra trơn tru, không bị ngắt quãng. Tiền (tiền mặt tại quĩ, tiền gửI ngân hàng, ngoại tệ các loại,
vàng, bạc, kim khí quí, đá quí, các khoản đầu tư tài chính
tương đương tiền) chính là loại tàI sản duy nhất trong doanh
nghiệp có thể được sử dụng ngay cho việc thanh toán. 
Trong khi đó, lợi nhuận không đồng nghĩa với dòng tiền
nhập quĩ. Thế nên, để thực hiện được các hoạt động chi trả,
cái doanh nghiệp cần là tiền, chứ không phải lợi nhuận kế
toán. 

Trong quá trình hoạt động, bên cạnh mức ngân quĩ hiện tại,
doanh nghiệp cần để tâm đến qui mô và thời điểm phát sinh
các dòng tiền nhập quĩ hoặc xuất quĩ sẽ phát sinh trong
tương lai, để từ đó, đưa ra được các quyết định quản lí ngân
quĩ phù hợp, giúp bảo đảm năng lực tài chính cho việc chi
trả.
- Cần đặc biệt tính đến các dòng tiền tăng thêm, nhất là
các dòng tiền sau thuế khi đưa ra các quyết định kinh
doanh. 
Đi kèm với các dự án đầu tư là khái niệm "dòng tiền tăng
thêm". Dòng tiền tăng thêm được hiểu là các dòng tiền chỉ
xuất hiện khi một dự án đầu tư được lựa chọn và thực hiện,
và sẽ không bao giờ xuất hiện nếu như dự án đầu tư tương
ứng bị bỏ qua. 

Có thể nói, dòng tiền tăng thêm chính là sự đóng góp thêm
và riêng có của từng dự án đầu tư cho sự phát triển của
doanh nghiệp xét trên khía cạnh tài chính. Dòng tiền tăng
thêm phản ánh sự khác biệt về mặt dòng tiền của doanh
nghiệp giữa khi có dự án và khi không có dự án. 

Chính việc tính toán đúng và đủ dòng tiền tăng thêm của
một dự án đầu tư, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đánh
giá được chính xác hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu
tư ấy, làm cơ sở cho việc ra quyết định.

Gắn kết lợi Thông thường, tại các công ty cổ phần, cổ đông và người Nguyên tắc gắn kết lợi ích của người quản lí với lợi ích
ích của quản lí thuộc về hai nhóm chủ thể khác nhau. Cổ đông là cổ đông phát biểu rằng nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển
người quản những người chủ sở hữu, là các ông chủ của công ty cổ lâu dài và bền vững của công ty, đòi hỏi phải gắn kết được
lý với lợi ích phần, trong khi, người quản lí lại là người lao động "làm lợi ích của người quản lí với lợi ích của cổ đông.
của cổ đông công ăn lương", được thuê để quản lí, điều hành hoạt động
của công ty cổ phần.  Để làm được điều này, trước hết, các cổ đông cần phải thiết
Chính sự tách rời quyền sở hữu khỏi việc quản lí, điều hành lập được các cơ chế giám sát và kiểm soát, giúp họ theo dõi
như vậy dễ tạo ra tình trạng: Người quản lí hành xử vì lợi được quá trình điều hành công ty của người quản lí cũng
riêng của mình hơn là vì lợi ích của cổ đông. Điều này làm như đánh giá được xem các quyết định mà người quản
phát sinh những mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa cổ đông với lí đưa ra có thật sự vì cổ đông hay không. 
người quản lí, điều hành công ty.  Mặt khác, họ cũng phải làm cho người quản lí ý thức được
Dĩ nhiên trong trường hợp này, mục tiêu cao nhất của quản rằng mình có thể bị thay thế nếu không theo đuổi mục tiêu
lí tài chính doanh nghiệp (tối đa hóa giá trị tài sản cho của cổ đông. 
những người chủ sở hữu) không những không đạt được, mà Bên cạnh đó, mặc dù chỉ là người làm thuê, nhưng người
còn có thể gây ra những tổn hại nhiều mặt cho công ty.  quản lí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình hoạt
Vì vậy, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài và bền động của công ty vì họ chính là người trực tiếp "cầm lái"
vững của công ty, đòi hỏi phải gắn kết được lợi ích của con tàu công ty cổ phần, thế nên, các cổ đông cần phải dành
người quản lí với lợi ích của cổ đông.  cho người quản lí những sự tôn trọng nhất định, cần thực sự
coi người quản lí chính là người đại diện cho bản thân
mình. 
Tiếp đến, công ty cần có những chính sách đãi ngộ hợp lí
dành cho người quản lí. Chế độ này bao gồm tiền lương,
tiền thưởng, các khoản phụ cấp thỏa đáng, điều kiện làm
việc đạt chuẩn, chế độ nghỉ phép hợp lí...
Và trên hết, chế độ đãi ngộ này phải khiến cho nhà quản
lí cảm nhận được rằng khi họ quản lí và điều hành hoạt
động tốt trong phạm vi quyền hạn của mình, toàn tâm, toàn
ý vì các mục tiêu của cổ đông, thì lúc đó, công sức của họ sẽ
được đánh giá và đền đáp xứng đáng, lợi ích của họ được
đảm bảo. 
Có thể nói, một chính sách đãi ngộ tốt sẽ khuyến khích
người quản lí hành xử vì lợi ích của cổ đông, và ngược lại. 
Ngoài ra, công ty có thể lựa chọn những cá nhân xuất sắc
trong số các cổ đông chủ chốt để làm người quản lí, để họ
thực sự coi lợi ích của cổ đông chính là mục tiêu của quá
trình điều hành.
Tính đến tác Thuế là nghĩa vụ doanh nghiệp phải thực hiện với Nhà nước Thiết lập cơ cấu vốn phải tính đến tác động của thuế
động của đúng thời hạn. Thuế được coi là công cụ để Nhà nước quản Quyết định tài chính phải phù hợp với chính sách thuế của
lý vĩ mô nền kinh tế. Thông qua chính sách thuế, Nhà nước Nhà nước
thuế có thể khuyến khích hoặc hạn chế tiêu dùng và đầu tư. Thuế Lợi ích của dự án phải được tính theo dòng tiền sau thuế
được coi là công cụ để Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế. - Trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định tài chính nào, nhà

Thông qua chính sách thuế, Nhà nước có thể khuyến khích quản trị tài chính luôn tính tới tác động của các chính
sách vĩ mô như luật doanh nghiệp và các văn bản khác
hoặc hạn chế tiêu dùng và đầu tư.
trong đó có tác động của các sắc thuế, đặc biệt là thuế thu
nhập doanh nghiệp. Khi xem xét một quyết định đầu tư,
doanh nghiệp phải tính tới lợi ích thu được trên cơ sở
dòng tiền sau thuế do dự án tạo ra. Khi đánh giá dự án,
điều quan trọng là dòng tiền phải phát sinh từ dự án và
được dành cho chủ đầu tư. Nói cách khác, dự án phải
được đánh giá trên cơ sở dòng tiền sau thuế. Thuế thu
nhập doanh nghiệp là một dòng tiền ra của dự án, được
xác định dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của dự án.
Thuế có tác động rất lớn đến dòng tiền, và trong nhiều
trường hợp, thuế có thể thúc đẩy hoặc phá vỡ một dự án.
Vì vậy cần đánh giá đúng tác động của thuế. Thông
thường, một chế độ thuế có thể tác động đến dự án theo
ba mặt:
● Giảm thuế đối với vốn đầu tư vào tài sản cố định thông
qua chi phí khấu hao.
● Tăng (giảm) thuế đối với một khoản lãi (lỗ) được tạo ra
bởi dự án.
● Giảm chi phí lãi tiền vay do lãi vay được đưa vào chi phí
trước thuế, từ đó ảnh hưởng đến cách thức tìm nguồn vốn
đầu tư cho dự án.
Thực tế hiện nay cho thấy, ngoài các nghĩa vụ thuế phải
đóng góp, doanh nghiệp còn chịu gánh nặng nhiều chi phí khác,
chưa kể các chi phí không chính thức vẫn tồn tại khá phổ biến.
Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước đề xuất điều chỉnh
chính sách thuế, phí vẫn chưa nhìn tổng thể, mà bóc tách riêng để
đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ của ngành mình. Đối với
cộng đồng doanh nghiệp, tuy không trực tiếp chịu tác động từ
tăng thuế, song vẫn ảnh hưởng lớn từ việc bị tăng chi phí, giảm
nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Do đó, doanh nghiệp vẫn
bị ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận trực tiếp, từ đó ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất - kinh doanh dài hạn.

You might also like