You are on page 1of 22

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


----------

BÁO CÁO ĐỀ TÀI THỰC TẬP CƠ SỞ I


Đề tài: “Thiết kế mạch đếm cơ số 8”

GVHD: Th Đặng Văn Hải


Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Trần Trọng Thắng - DT030244
2. Nguyễn Đình Hiếu - DT030216

Hà Nội, tháng 7 năm 2022


LỜI NÓI ĐẦU
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với
các thầy, cô trong khoa Điện tử Viễn thông; đặc biệt là thầy Đặng Văn Hải đã
tận tâm giúp đỡ chúng em để hoàn thành bài báo cáo thực tập cơ sở 1.
Trong quá trình làm đề tài, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô
bỏ qua. Đồng thời do trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên
bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được
góp ý của thầy, cô để chúng em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn
thành tốt hơn trong các bài báo cáo sắp tới.
Đề tài báo cáo bao gồm 2 chương:
Chương 1: Mạch dao động
Chương 2: Mạch số
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................2
MỤC LỤC...................................................................................................3
MỤC LỤC HÌNH ẢNH..............................................................................4
CHƯƠNG I: MẠCH DAO ĐỘNG.............................................................5
1.1 Mạch nguồn ổn áp......................................................................5
1.1.1 Khái niệm về mạch nguồn ổn áp..............................................5
1.1.2 Khối biến áp nguồn..................................................................5
1.1.3 Khối chỉnh lưu.........................................................................6
1.1.4 Khối lọc nguồn dùng tụ điện....................................................7
1.1.5 Khối ổn áp................................................................................8
1.1.6 Mạch dao động.........................................................................9
1.2 Mạch thực tế.............................................................................10
1.3 Kết quả......................................................................................12
CHƯƠNG II: MẠCH SỐ.........................................................................13
2.1 Cơ sở lý thuyết..........................................................................13
2.1.1 IC NAND 74ls00D................................................................13
2.1.2 IC đếm bốn bit 74ls93............................................................13
2.1.4 Led 7 thanh............................................................................16
2.2 Mạch nguyên lý........................................................................17
2.3 Kết quả......................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................20
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. 1: Sơ đồ mạch nguồn ổn áp........................................................5
Hình 1. 1. 2: Hình ảnh biến áp....................................................................6
Hình 1. 1. 3: Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ....................................................6
Hình 1. 1. 4: Hình ảnh dạng của dòng điện trước và sau khi chỉnh lưu......6
Hình 1. 1. 5: Mạch lọc nguồn sử dụng tụ phân cực....................................7
Hình 1. 1. 6: Dạng điện áp trước(1) và sau khi lọc qua tụ điện(2)..............7
Hình 1. 1. 7: Sơ đồ khối ổn áp....................................................................8
Hình 1. 1. 8: Dạng điện áp sau khi ổn áp....................................................9
Hình 1. 1. 9: Mạch tạo dao động...............................................................10
Hình 1. 2. 1: Mạch nguyên lý....................................................................10
Hình 1. 2. 2:Hình ảnh mạch thực tế..........................................................10
Hình 1. 2. 3: Hình ảnh mạch thực tế (mặt sau).........................................11
Hình 1. 2. 4: Thiết kế mạch in PCB..........................................................12
Hình 1. 2. 5: Mô hình 3D mạch in............................................................12
Hình 2. 1. 1: Sơ đồ chân IC 74LS00D......................................................15
Hình 2. 1. 2:Bảng trạng thái cổng NAND.................................................15
Hình 2. 1. 3: Cấu tạo bên trong IC 74LS93..............................................16
Hình 2. 1. 4: Bảng chế độ làm việc IC 74LS93........................................16
Hình 2. 1. 5: Bảng trạn thái của IC 74LS93..............................................17
Hình 2. 1. 6: Sơ đồ chân IC 74LS47D......................................................18
Hình 2. 1. 7:Bảng trạng thái của IC 74LS47D..........................................18
Hình 2. 1. 8: LED 7 thanh.........................................................................19
Hình 2. 1. 9: Các ký tự hiển thị led 7 thanh..............................................19
Hình 2. 2 1: Mạch nguyên lý.....................................................................19
Hình 2. 3. 1: Dạng tín hiệu của mạch tạo xung vuông..............................21
Hình 2. 3. 2: Khối hiện thị đúng như tings toán........................................21
CHƯƠNG I: MẠCH DAO ĐỘNG
1.1 Mạch nguồn ổn áp.
1.1.1 Khái niệm về mạch nguồn ổn áp.
Nguồn một chiều có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện một chiều cho các
thiết bị điện tử hoạt động. Nguồn một chiều được lấy từ nguồn xoay chiều dân
dụng, qua biến đổi hạ áp bằng biến áp, và xử lý qua mạch ổn áp và cố định đầu
ra đến giá trị cần thiết.
Yêu cầu của loại nguồn này là: Đầu ra phải ít phụ thuộc vào điện áp xoay
chiều, các tác nhân khác như nhiệt độ, độ bất ổn dòng xoay chiều, để đạt được
điều đó thì người ta thường sử dụng biến áp để hạ áp nguồn xoay chiều 220V và
sau đó ổn định dòng điện cũng như đưa dòng về các mức một chiều cần thiết
bằng hệ thống mạch gồm các linh kiện ổn áp, chỉnh lưu, lọc, …
Sơ đồ khối:

Hình 1. 1. 1: Sơ đồ mạch nguồn ổn áp


Chức năng của các khối:
- Biến áp: để biến đổi dòng xoay chiều 220V thành dòng xoay chiều có
điện áp phù hợp
- Mạch chỉnh lưu: Chuyển điệp áp U2 thành dòng một chiều có điện áp
ổn định, ít nhấp nhô.
- Bộ lọc: San bằng điện áp một chiều UT thành dòng một chiều ổn định
và ít nhấp nhô hơn nữa.
- Bộ ổn áp: Ổn định điện áp ra ở một giá trị cụ thể, hoặc nếu là mạch thay
đổi thì bộ này có nhiệm vụ cho điện áp ra thay đổi theo yêu cầu.
1.1.2 Khối biến áp nguồn.
Biến áp nguồn có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều đặt vào cuộn sơ
cấp thành điện áp xoay chiều theo yêu cầu trên cuộn thứ cấp. Đa số các biến áp
dùng trong thiết bị điện tử là biến thế hạ áp.
Hình 1. 1. 2: Hình ảnh biến áp.
Các thông số phía sơ cấp thường có ghi chỉ số 1: số vòng dây sơ cấp W1
điện áp hiệu dụng, dòng điện hiệu dụng, công suất hiệu dụng sơ cấp U1, I1, P1.
Các thông số cuộn thứ cấp ghi chỉ số 2: W2, U2, I2, P2. Ngoài ra còn có các đại
lượng định mức của biến áp: điện áp định mức: U1dm, U2dm, dòng định mức
I1dm, I2dm, công suất định mức Pdm.
Nếu bỏ qua tổn hao do điện trở dây cuốn và từ thông tổn hao thì hệ số
biến áp n được tính: n = U2/ U1 = W2/ W.
1.1.3 Khối chỉnh lưu.
Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ hay mạch chỉnh lưu bán kỳ là mạch chuyển từ
điện áp xoay chiều sang điện áp một chiều trong nửa chu kỳ của điện áp nguồn
sử dụng 1 diode chỉnh lưu.

Hình 1. 1. 3: Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ.

Hình 1. 1. 4: Hình ảnh dạng của dòng điện trước và sau khi chỉnh lưu.
1.1.4 Khối lọc nguồn dùng tụ điện.
Mạch lọc thông dụng hiện nay là dùng tụ điện như hình 1.2.1. Tụ sẽ ngắn
mạch thành phần xoay chiều làm độ gợn sóng trên tải ít nhỏ hơn nhưng vẫn còn
nhấp nhô. Đường nét đứt trên hình 1.2.2 là điện áp sau chỉnh lưu khi chưa có tụ
lọc nguồn, còn đường nét liền là khi có tụ lọc nguồn. Khi điện áp tăng tụ nạp,
khi điện áp giảm tụ phóng qua Rt.

Hình 1. 1. 5: Mạch lọc nguồn sử dụng tụ phân cực.

Hình 1. 1. 6: Dạng điện áp trước(1) và sau khi lọc qua tụ điện(2).


Điện áp gợn sóng sau lọc được tính theo công thức:
I DC
U Ra= (V ) .
4 √ 3 . f .C

Điện áp UDC đầu ra được tính theo công thức:


I DC
U DC =U 2− (V ) .
4. f .C

Trong đó:
U2 – Biên độ dòng điện sau khi chỉnh lưu.
IDC – Dòng điện tải, đơn vị mA.
C – Điện dung bộ lọc, đơn vị µF.
F – Tần số dòng điện, đơn vị KHz.
1.1.5 Khối ổn áp.

Hình 1. 1. 7: Sơ đồ khối ổn áp.


Chức năng: Tạo điện áp một chiều không đổi khi điện áp biến thiên.
Nguyên lý ổn áp như sau. Giả sử Ur tăng lên  UB2 tăng lên, do đó
UBE2 = UB2 - UZ tăng lên  T2 thông mạnh hơn làm cho UCE2 giảm tức là
UB1 giảm làm cho T1 giảm thông, do đó UR giảm xuống nên duy trì ổn định
Ur. Nếu Ur giảm chúng ta giải thích ngược lại.
Vì dòng IB2 nhỏ nên từ mạch điện ta có:
Ur
R =U BE 2+U Z .
R 1+ R 2 2

R1 + R2
¿>U r= ( U BE 2+U Z ) ( V ) .
R2
Hình 1. 1. 8: Dạng điện áp sau khi ổn áp.
1.1.6 Mạch dao động.
Bộ tạo dao động chuyển đổi một đầu vào DC (điện áp cung cấp) thành
đầu ra AC (dạng sóng), có thể có một loạt các hình dạng và tần số sóng khác
nhau có thể phức tạp về bản chất hoặc sóng hình sin đơn giản tùy thuộc vào ứng
dụng.
Dao động cũng được sử dụng trong nhiều thiết bị thử nghiệm tạo ra sóng
hình sin, hình vuông, răng cưa hoặc hình tam giác hoặc chỉ là một chuỗi xung có
chiều rộng thay đổi hoặc không đổi. Mạch dao động thường thấy là mạch dao
động LC, mạch dao động RC, thạch anh…. Chúng ta có thể tìm thấy trong các
thiết bị điện tử thường dùng.
Hình 1. 1. 9: Mạch tạo dao động.
1.2 Mạch thực tế.

Hình 1. 2. 1: Mạch nguyên lý.

Hình 1. 2. 2:Hình ảnh mạch thực tế.


Hình 1. 2. 3: Hình ảnh mạch thực tế (mặt sau).
Bảng thông số các linh kiện sử dụng trong mạch.
STT BẢNG THÔNG SỐ LINH KIỆN SỬ DỤNG
ĐIỆN TRỞ Giá trị điện trở
1 R1 2,2 KΩ
2 R2 5 KΩ
3 R3, R4 10 KΩ
4 R5, R6, R9, R10 330 KΩ
5 R8, R13 1 KΩ
6 R7, R9 2,7 KΩ
7 R13, R14 10 KΩ
TỤ ĐIỆN Thông số tụ điện
8 C1 Tụ phân cực 1000µF, 25V
9 C2, C3, C4 Tụ phân cực 47µF, 25V
10 C4, C5 Tụ gốm 0,1 µF
TRANSISTOR Loại transistor
11 Q1 C2383
12 Q2, Q3, Q4 2N2222
DIODE Loại diode
13 D1 Diode chỉnh lưu
14 D2 Diode Zener 6.8V
15 D3 LED
Hình 1. 2. 4: Thiết kế mạch in PCB.

Hình 1. 2. 5: Mô hình 3D mạch in.


1.3 Kết quả.
Kết quả mô phỏng trên multisim.
Hình 1. 3. 1: Dạng sóng khi mô phỏng trên multisim.
Thông số của sóng dao động:
 Vmax = 4,368 V.
 Vmin = -4,087 V.
 ΔV = 8, 465 V.
 Vrms = 3,96 V.
 Tần số 7,95 KHZ.
Kết quả thực tế:

Hình 1. 3. 2: Thông số mạch thực tế.


CHƯƠNG II: MẠCH SỐ
2.1Cơ sở lý thuyết.
2.1.1 IC NAND 74ls00D.
74LS00 là một trong những cổng phổ biến cơ bản nhất của họ các cổng
logic. Có ba loại cổng AND, OR và NOT. Tất cả ba cổng đều có mạch bên trong
khác nhau và chúng có những ứng dụng khác nhau ở mọi thiết bị. Bằng cách kết
hợp ba mạch này, chúng ta có thể tạo ra một số cổng khác là NAND, NOR,
XOR và XNOR. Tất cả các cổng này có thể được thiết kế dễ dàng bằng cách sử
dụng bóng bán dẫn, điện trở và tụ điện.
74LS00 là IC dựa trên cổng logic NAND. Nó có 14 chân, tất cả đều được
kết nối với 4 cổng NAND. Do cổng NAND được gọi là cổng đa năng, 74LS00
có thể được chuyển đổi thành cổng OR và NOT một cách dễ dàng. IC có ba
dạng package SOIC, PDIP và SOP.
Hình 2. 1. 1: Sơ đồ chân IC 74LS00D.

Hình 2. 1. 2:Bảng trạng thái cổng NAND.


2.1.2 IC đếm bốn bit 74ls93.
IC 74LS93 là một bộ đếm bốn bit. Nó bao gồm 4 flip flops JK hoạt động
ở xung đầu vào bất kể đưa xung đầu vào như thế nào. Chúng ta có thể sử dụng
vi điều khiển hoặc IC hẹn giờ cho đầu vào xung. IC 74LS93 có hai chân reset,
hai chân Clock và bốn chân đầu ra. IC được tạo thành từ hai bộ đếm, một là bộ
đếm mod 2, một bộ đếm khác là bộ đếm mod 8. Toàn bộ vi mạch cho đầu ra 4
bit được đếm từ 0 đến 15 trong hệ nhị phân. Điều này tương thích với các thiết
bị vi điều khiển hoặc dạng giao tiếp TTL. 
Hình 2. 1. 3: Cấu tạo bên trong IC 74LS93.

Hình 2. 1. 4: Bảng chế độ làm việc IC 74LS93.


Hình 2. 1. 5: Bảng trạn thái của IC 74LS93.
2.1.3 IC giải mã LED 7 thanh 74ls47.
74LS47 là IC điều khiển / giải mã BCD sang 7 đoạn. Nó chấp nhận một
số thập phân được mã hóa nhị phân làm đầu vào và chuyển đổi nó thành một
mẫu để điều khiển 7 đoạn để hiển thị các chữ số từ 0 đến 9. Số thập phân được
mã hóa nhị phân (BCD) là một kiểu mã hóa trong đó mỗi chữ số của một số
được biểu diễn bằng chuỗi nhị phân của chính nó (thường là bốn bit). Ví dụ 239
trong BCD được biểu diễn là 0010 0011 1001. IC 74LS47 chấp nhận bốn dòng
dữ liệu đầu vào BCD (8421) và tạo ra phần bổ sung của chúng bên trong. Dữ
liệu được giải mã bằng bảy cổng AND / OR để điều khiển trực tiếp LED 7 đoạn.
Các đầu ra tương ứng với cấu hình cực dương chung (CA) của 7 đoạn.
Hình 2. 1. 6: Sơ đồ chân IC 74LS47D.

Hình 2. 1. 7:Bảng trạng thái của IC 74LS47D.


2.1.4 Led 7 thanh.
 LED 7 đoạn hay LED 7 thanh là 1 linh kiện rất phổ dụng, được dùng như
là 1 công cụ hiển thị đơn giản nhất. Trong LED 7 thanh bao gồm ít nhất là 7 con
LED mắc lại với nhau, vì vậy mà có tên là LED 7 đoạn là vậy ,7 LED đơn được
mắc sao cho nó có thể hiển thị được các số từ 0 - 9, và 1 vài chữ cái thông dụng,
để phân cách thì người ta còn dùng thêm 1 led đơn để hiển thị dấu chấm (dot).
Đối với loại Anode chung:  Chân 3 và 8 là 2 chân Vcc (nối ngắn mạch lại với
nhau, sau đó nối chung với chân anode của 8 led đơn), vậy muốn led nào đó
sáng thì chỉ việc nối chân catot xuống mass. Điện áp giữa Vcc và mass phải lớn
hơn 1.3V mới cung cấp đủ led sáng, tuy nhiên không được cao quá 3V.

Hình 2. 1. 8: LED 7 thanh.

Hình 2. 1. 9: Các ký tự hiển thị led 7 thanh


2.2Mạch nguyên lý.

Hình 2. 2 1: Mạch nguyên lý


Nguyên lý khối tạo xung vuông NAND: Khối tạo xung vuông qua cổng
NAND do quá trình nạp và xả luân phiên của hai tụ điện.

Hình 2. 2 2: Khối dao động dùng NAND.


Nguyên lý khối hiển thị: Cho xung clock vào chân INA của IC 74LS93D,
IC sẽ đếm xung từ 0 đến 7. Khi đếm đến 7 IC sẽ RESET về 0.

Hình 2. 2 3: Khối hiển thị.


2.3Kết quả.
Mạch tạo xung vuông ổn định với tần số 2.45 hz.

Hình 2. 3. 1: Dạng tín hiệu của mạch tạo xung vuông

Hình 2. 3. 2: Khối hiện thị đúng như tings toán.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình điện tử tương tự, Học viện Kỹ thuật mật mã.
[2] Giáo trình điện tử số, Học viện Ký thuật mật mã.
[3] Giáo trình thiết kế mạch sử dụng máy tính, Học viện Kỹ thuật mật mã

You might also like