You are on page 1of 3

Tuần 2

1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH?
- Thứ 1, Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất. Chủ
nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Chủ nghĩa xã hội
được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình
thức là nhà nước và tập thể, không còn các giai cấp đối kháng, không còn
tình trạng áp bức, bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần phải có một thời kỳ
lịch sử nhất định.
 - Thứ 2, Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp
có trình độ cao. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật
chất, kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội, nhưng muốn cho cơ sở vật
chất kỹ thuật đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có thời gian tổ chức, sắp
xếp lại.
- Thứ 3, Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh
trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải
tạo xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao
cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ
xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Vì vậy cũng cần phải có thời gian để xây dựng
và phát triển những quan hệ đó.
- Thứ 4, Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ,
khó khăn và phức tạp, phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước
làm quen với những công việc đó.
2. Đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN VN
- Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà
nước của dân, do dân, vì dân.
- Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến
pháp và pháp luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt
ở vị trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ
chế phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp
và tư pháp.
- Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt
động của Nhà nước được giám sát bởi nhân dân với phương châm: “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá nhân
được nhân dân ủy nhiệm.
- Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng
quyền con người coi con người là chủ thể là trung tâm của sự phát triển.
Quyền dân chủ của nhân dân được thực hành một cách rộng rãi, “nhân dân
có quyền bầu và bãi miễn những đại biểu không xứng đáng”, đồng thời tăng
cường thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
- Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau,
nhưng bảo đảm quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung
ương.
=> Như vậy, những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà
Việt Nam chúng ta đang xây dựng đã thể hiện được tinh thần cơ bản của một
nhà nước pháp quyền nói chung. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự khác biệt
so với các nhà nước pháp quyền khác. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích cho
nhân dân, nhà nước là công cụ chủ yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam định
hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
3. Phân tích khái niệm cơ cấu kì xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp
 Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối
quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên.
 Cơ cấu xã hội có nhiều loại như: cơ cấu xã hội-dân cư,cơ cấu xã hội-
nghề nghiệp.cơ cấu xã hội-giai cấp, cơ cấu xã hội - dân tộc,cơ cấu xã
hội - tôn giáo,v.v…Dưới góc độ chính trị -xã hội, môn Chủ nghĩa xã
hội khoa học tập trung nghiên cứu cơ cấu xã hội - giai cấp vì đó là
một trong những cơ sở để nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp,tầng
lớp trong một chế độ xã hội nhất định
 Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn
tại khách quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những
mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình
sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội…giữa các giai cấp và tầng lớp đó.
 Cơ cấu xã hội – giai cấp thời kỳ quá độ bao gồm: nông dân, công
nhân, trí thức, doanh nhân, tiểu chủ…..Mặc dù có vị trí, vai trò khác
nhau song dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản họ đã cùng hợp lực,
tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện những mục tiêu, nội dung, nhiệm
vụ của thời kỳ quá độ, tiến tới xây dựng thành công xã hội mới – xã
hội cộng sản văn minh.
4. Phân tích vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã
hội?
        Trong hệ thống xã hội, mỗi loại hình cơ cấu xã hội đều có vị trí, vai trò xác
định và giữa chúng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, trong đó, cơ cấu xã hội -
giai cấp có vị trí quan trọng hàng đầu, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác vì
những lý do cơ bản sau:
        - Cơ cấu xã hội - giai cấp liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước;
đến quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý tổ chức lao động, vấn đề phân phối thu
nhập… trong một hệ thống sản xuất nhất định.
        - Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi
của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội.
Vì vậy, cơ cấu xã hội - giai cấp là căn cứ cơ bản để từ đó xây dựng chính sách phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi xã hội trong giai đoạn lịch sử cụ thể.
        - Mặc dù cơ cấu xã hội - giai cấp giữ vị trí quan trọng song không vì thế mà
tuyệt đối hóa nó, xem nhẹ các loại hình cơ cấu xã hội khác, từ đó có thể dẫn đến
tùy tiện, muốn xóa bỏ nhanh chóng các giai cấp, tầng lớp xã hội một cách giản đơn
theo ý muốn chủ quan.

You might also like