You are on page 1of 11

CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 10

Đề bài: Trình bày đặc điểm cơ bản của từng loại trí tuệ theo Howard
Gardner và phân tích các chiến lược dạy học tương ứng

Bài làm
I. Trí tuệ ngôn ngữ
1. Đặc điểm của trí tuệ ngôn ngữ
 Sử dụng ngôn từ rất linh hoạt trong cả văn nói và văn viết.
 Khả năng ghi nhớ sự kiện dữ liệu con số chính xác.
 Vốn từ vựng phong phú.
 khả năng trình bày cho người khác hiểu rất dễ.
 có trí thông minh ngôn ngữ vượt trội có thể học hiệu quả bằng việc thảo luận
nhóm.

2. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ ngôn ngữ
 Hãy yêu cầu học sinh viết một bài văn về những gì đang học.
 GV có thể sử dụng các hình thức như: thuyết trình, sử dụng trò chơi ô chữ,
phiếu viết hoặc hoạt động viết. Đan xen giữa các khái niệm, ý tưởng, mục tiêu
của bài học, GV có thể kể các câu chuyện hoặc đọc bài thơ vui trong giờ học.
 Kể chuyện: Biên soạn câu chuyện mang nội dung mà mình muốn dạy
 Sử dụng kĩ thuật “Động não”: Mọi học sinh có cơ hội đề xuất ý kiến của bản
thân
 Ghi âm: Cung cấp cho học sinh phương tiện để học thông qua năng khiếu
 Viết nhật kí : Thúc đẩy học sinh làm quen với việc ghi chép thường xuyên

Ví dụ, nếu học sinh đang học quá trình nhân đôi ADN, hãy yêu cầu các em thuyết
trình hoặc viết vào sổ tay hướng dẫn quá trình đó. Việc luyện tập viết kịch bản, làm
video hoặc thiết kế brochure (tài liệu quảng cáo) là những hoạt động bổ ích để rèn
luyện trí thông minh này.
II. Trí tuệ logic-toán học

1. Đặc điểm của trí tuệ logic toán học :

● Khả năng sử dụng có hiệu quả các con số và lí luận thông thạo.
● Bao gồm: tính nhạy cảm với các mối quan hệ và các sơ đồ logic; các mệnh đề
và tỉ lệ thức; các hàm số và các dạng trừu tượng hóa có liên quan.
● Ứng dụng: Thuật xếp loại, phân lớp, suy luận, khái quát hóa, tính toán và kiểm
nghiệm giả thuyết.

2. Các chiến lược dạy học

 Tính toán và định lượng hoá: Có thể tổ chức, khai thác các bảng, biểu đồ
thống kê trong cả những môn Tự nhiên và Xã hội
 Phân loại và xếp hạng: Một trí tuệ logic có thể được phát triển trước mọi thông
tin trình bày dưới dạng cấu trúc logic – toán, ngôn ngữ, không gian…
 Hỏi đáp theo kiểu Socrates: Giáo viên trở thành người đối thoại với học sinh;
học sinh nói lên những giả thuyết của mình và luận chứng về những giả thuyết
đó.
 Khoa học về phát minh, sáng chế: hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề một
cách logic bằng cách chia nhỏ vấn đề cần giải quyết thành những mảnh vụn nhỏ
hơn để dễ xử lí, đặt giả thuyết về cách giải quyết và cuối cùng thực hiện giải
quyết.

* ví dụ :Kinda Johnson, Dorothy Vaughan và Mary Jackson: họ là một nhóm phụ nữ


toán học người Mỹ gốc Phi. Tính toán của ông tại NASA là quyết định cho sự xuất
hiện của Mặt trăng. Các vấn đề và hoạt động được thực hiện gần như hoàn toàn bằng
tay, vì vậy chúng có biệt danh là "máy tính của con người". Ngoài ra, họ đã phải liên
tục đối mặt với những khó khăn khi là phụ nữ và người da đen trong thế giới khoa học.

III. Trí tuệ không gian


1. Khái niệm: Trí tuệ không gian là khả năng tiếp nhận một cách chính xác vị trí,
định hướng không gian qua thị giác (ví dụ, một người đi săn, người dẫn đường, người
lái xe, cầu thủ) và thực hiện thành thạo các hoạt động thay hình đổi dạng trên cơ sở
các năng khiếu đó (chẳng hạn, một nhà trang trí nội thất, kiến trúc sư, hoạ sĩ hay một
nhà phát minh).

2. Đặc điểm:

- Dạng trí tuệ này liên hệ chặt chẽ với tính nhạy cảm về màu sắc, đường nét, hình dạng
và các tương quan vốn có giữa những yếu tố đó.

- Dạng trí tuệ này bao gồm khả năng quan sát, khả năng thể hiện bằng đồ thị và khả
năng tự định hướng một cách thích hợp trong không gian.

3. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ không gian:

- Trí tuệ không gian sử dụng chủ yếu tranh ảnh, nghĩ trong đầu hoặc thể hiện ra bằng
ảnh chụp, phim chiếu, đồ hoạ, ký hiệu, chữ viết hình tượng (chữ Trung Quốc, chữ Ả
Rập...). Vì vậy, có thể dùng các chiến lược dạy học dưới đây để phát triển trí tuệ
không gian của học sinh.

+ Tạo hình ảnh: Yêu cầu học sinh trình bày kiến thức hoặc tài liệu đọc thành hình và
ảnh. Giáo viên có thể vẽ lên bảng kiến thức cần dạy. Tập cho học sinh nhắm mắt lại
rồi mường tượng ra điều vừa đọc hay vừa học. Sau đó, học sinh có thể vẽ lại hoặc nói
về “hình bóng” của các kiến thức đã nhập vào trong đầu.

+ Lập mã bằng màu sắc: Học sinh có thể dùng bút màu để tạo ra các mật mã theo
quy ước để tạo ra tâm lí bớt căng thẳng đối với các vấn đề hay các nội dung “hóc búa”
và cũng nhằm làm bớt sự nhàm chán khi trong khung cảnh lớp học chỉ toàn những
hình đen – trắng (bảng đen, chữ và hình đen trắng trong sách giáo khoa, phấn trắng).

+ Phác thảo hình tượng các ý tưởng: Chiến lược này đề nghị học sinh “vẽ” lại kiến
thức cốt lõi mà các em vừa học được, ví dụ như sơ đồ tư duy, biểu đồ. Sau đó, yêu cầu
học sinh thảo luận thêm về mối quan hệ giữa các hình vẽ và ý tưởng. Lưu ý, không
đánh giá chất lượng nghệ thuật của các hình phác thảo. Thay vào đó, nên đánh giá
mứcđộ nhận thức về một khái niệm của các em thông qua sự lựa chọn và phác hoạ
hình.

Ví dụ:
- Sau khi kết thúc bài học, học sinh tự tổng hợp kiến thức và khái quát lượng kiến thức
qua sơ đồ tư duy một cách sáng tạo, khoa học nhất có thể.

- Học sinh dựa vào bài toán Hoá học chữ và thể hiện cách đặt vấn đề của bài toán đó
bằng dạng bài toán biểu diễn hình học.

IV. Trí tuệ hình thể

1. Khái niệm

Trí tuệ hình thể: là sự thành thạo trong việc sử dụng toàn bộ cơ thể để thể hiện các ý
tưởng và cảm xúc, cũng như sự khéo léo trong việc sử dụng hai bàn tay để sản xuất
hay biến đổi sự vật.

Bao gồm: các kĩ năng cơ thể đặc biệt như sự phối hợp cử động, khả năng giữ thăng
bằng, sự khéo tay, sức mạnh cơ bắp, sự mềm dẻo và tốc độ, các năng khiếu tự cảm,
chẩn đoán bằng tay.

2. Đặc điểm của người thiên về trí tuệ hình thể

o Giỏi khiêu vũ và chơi thể thao

o Thích sáng tạo mọi thứ bằng tay của mình

o Phối hợp thể chất tuyệt vời

o Có thiên hướng nhớ bằng cách làm, hơn là nghe hoặc nhìn

3.Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ hình thể

+ Sân khấu trong lớp: phương pháp đóng kịch, trò chơi vận động.

+ Diễn đạt một số khái niệm hay từ ngữ bằng các hành động cơ thể, kịch câm: trò chơi
đoán từ ngữ,…

Ví dụ
Khi học môn Hóa học về các kiến thức liên quan đến các chất cụ thể: có thể dùng bộ
mô hình lắp ghép hoặc đất nặn để cho học sinh thực hành từ đó giúp các em nhớ lâu
hơn, hiểu rõ hơn.
V. Trí tuệ âm nhạc

1. Khái niệm

Trí tuệ âm nhạc: là khả năng cảm nhận (như người yêu âm nhạc), phân biệt (như nhà
phê bình âm nhạc), biến đổi (như nhà soạn nhạc) và thể hiện (như một nhạc công) các
hình thức âm nhạc. Dạng trí tuệ này bao gồm tính nhạy cảm đối với nhịp điệu, âm sắc,
âm tần của một bản nhạc.

 là tính nhạy cảm đối với nhịp điệu, âm sắc, âm tần của một bản nhạc. Rất thích
hợp với những HS có đam mê về nghệ thuật.

Ưu điểm: Trí tuệ âm nhạc giúp HS có thêm động lực trong học tập. Góp phần giải tỏa
căng thẳng, mở mang trí óc. GV có thêm phương pháp dạy học, giúp cho tiết học
không bị nhàm chán, bị động, …

Nhược điểm: Không phải lúc nào cũng có thể phối lời theo nhịp điệu bắt tai, dễ nghe,
có vần và nhịp điệu. Đòi hỏi GV phải có sự sáng tạo, …

2. Đặc điểm của người thiên về trí tuệ âm nhạc

o Đam mê ca hát và chơi nhạc cụ

o Dễ dàng nhận biết nhiều mô hình âm nhạc và tiếng nhạc cụ phát ra

o Nhanh nhạy trong việc nhớ các bài hát và giai điệu

o Hiểu biết sâu sắc về cấu trúc âm nhạc, nhịp điệu và nốt nhạc

3. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ âm nhạc.

+ Giai điệu, bài hát, nhịp và ca khúc: Chọn phần cốt lõi của bất cứ bài học và tạo
vần điệu cho nó dưới dạng thơ, hò, hát, gõ nhịp. Hoặc cũng có thể động viên học sinh
có năng khiếu “âm nhạc” phổ nhạc cho lời của bài học.
+ Ghi âm: Có thể bổ sung các tài liệu giáo khoa hoặc tài liệu tham khảo dưới dạng file
âm thanh trên máy tính, máy nghe nhạc, điện thoại thông minh…Có thể ghi âm những
nội dung trọng tâm của bài học có ghép nhạc.

+ Âm nhạc thể hiện các tâm trạng: Tìm file nhạc, âm thanh, tiếng động trong thiên
nhiên có khả năng tạo tâm trạng tương đồng hoặc một bầu không khí xúc cảm trong
một bài học cụ thể. Ví dụ âm thanh của tiếng sóng biển, tiếng hải âu để mở đầu khi
học sinh sắp đọc câu chuyện xảy ra trên bờ biển, tác phẩm văn học có nói về biển

Ví dụ: “HS sáng tác được bài hát (bài rap hoặc sáng tác lời theo giai điệu của mộtbài
hát có sẵn) thể hiện sự thay đổi về đời sống, sản xuất ở Việt Nam khi ngành giao thông
ngàycàng phát triển”.

VI. Trí tuệ giao tiếp

1. Khái niệm: là khả năng cảm nhận và phân biệt giữa các tâm trạng, ý đồ, động
cơ và cảm nghĩ của người khác. Dạng trí tuệ này bao gồm năng khiếu nắm bắt
những thay đổi về nét mặt, giọng nói, động tác, tư thế; khả năng phân biệt các
biểu hiện giao lưu giữa người với người và đáp ứng các biểu hiện đó một cách
thích hợp.

2. Đặc điểm của người thiên về trí tuệ giao tiếp

o có khả năng cảm nhận và thích ứng với trạng thái, tâm tư tình cảm và nguyện
vọng của những người khác.

o Giỏi linh hoạt trong lời nói

o Mang kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

o Nhìn nhận các tình huống trên phương diện khác nhau
o Tạo mối quan hệ tích cực với người khác

o Có khả năng giải quyết xung đột trong đội nhóm

3. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ giao tiếp:

+ Khuyến khích học sinh chia sẻ nội dung và trải nghiệm học tập với bạn bè.

+ Vận dụng phương pháp dạy học qua trò chơi, đóng kịch.

+ Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật tranh
luận ủng hộ - phản đối, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật bể cá, kĩ
thuật ổ bi, kĩ thuật phòng tranh, ...

Ví dụ: “HS viết được một bài luận về sự thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội các tỉnh

phía Bắc khi có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai”.

VII. Trí tuệ nội tâm:

1. Khái niệm: là khả năng hiểu biết bản thân và hành động một các thích hợp trên
cơ sở sự tự hiểu mình. Dạng trí tuệ này bao gồm khả năng có một hình ảnh rõ
nét về mình (về ưu điểm, hạn chế của chính mình); ý thức đầy đủ và đúng về
tâm trạng, ý đồ, động cơ, tính khí và ước ao của riêng mình; kèm theo khả năng
tự kiềm chế, tự kiểm soát (tính kỉ luật, tự kỉ), lòng tự trọng

2. Đặc điểm của người thiên về trí tuệ nội tâm:

o Giỏi phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
o Thích phân tích lý thuyết và ý tưởng

o Có tính tự nhận thức tuyệt vời

o Thấu hiểu được nền tảng động lực và cảm xúc của chính mình

3. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ nội tâm.

+ Suy ngẫm trong một phút: Những phút suy ngẫm chính là thời gian cần thiết để
học sinh “tiêu hoá” thông tin vừa học, liên kết với kinh nghiệm của bản thân. Những
phút suy ngẫm là dịp “đổi nhịp bước”, giúp cho học sinh duy trì “tính năng động” và
“tính sẵn sàng” để chuyển sang hoạt động tiếp theo. Một phút suy ngẫm có hiệu quả
tốt nhất ngay sau khi giáo viên giảng một đoạn khó hoặc trọng tâm của bài học. + Các
liên kết cá nhân: Giáo viên giúp học sinh tìm được câu trả lời về sự kết nối những điều
đã học với cuộc sống sinh hoạt, lao động và sản xuất.

+ Phút giây biểu lộ cảm xúc: học sinh được khuyến khích biểu lộ cảm xúc trong một
số hoạt động cụ thể.

+ Hoạt động đặt mục đích: Một đặc tính của học sinh có trí tuệ nội tâm cao là khả
năng tự đặt mục đích thiết thực cho mình. Mục đích có thể là ngắn hạn: “Đề nghị các
em liệt kê 3 điều mà các em muốn học bài học ngày hôm nay” hoặc đặt mục đích dài
hạn trong một tháng, trong học kì, thậm chí sau 5, 10 năm.

Ví dụ: Một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất lịch sử, Einstein thích dành thời
gian suy nghĩ trong những chuyến đi bộ dài. Trong những cuộc dạo chơi này, ông đã
suy nghĩ sâu sắc và đưa ra các lý thuyết toán học của mình về vũ trụ và cách vũ trụ
hoạt động. Suy nghĩ sâu sắc của anh ấy đã làm sắc nét trí thông minh nội tâm của anh
ấy.
VIII. Trí tuệ tự nhiên học:

1. Khái niệm:

Trí tuệ tự nhiên học: Đó là năng khiếu nắm bắt, nhận dạng và phân loại các loài đông
đảo (thực vật và động vật) có trong môi trường.

2. Đặc điểm của người phát triển vượt trội trí tuệ tự nhiên học :

+ Thường quan tâm đến các môn như sinh học; thực vật và động vật học
+ Có khả năng phân loại và lập danh mục thông tin dễ dàng

+ Có xu hướng tận tận hưởng các hoạt động cắm trại, làm vườn, đi bộ đường dài và
thám hiểm ngoài trời

+ Không thích học các chủ đề lạ mà không liên quan đến tự nhiên

3.Chiến lược dạy học của trí tuệ tự nhiên:

 Dạo chơi trong thiên nhiên: Cho học sinh đi


hoạt động ngoại khóa tại vườn quốc gia,
công viên,….
 Trồng nhiều cây xanh
 Bố trí mô hình động vật trong lớp học

IX.

Kết luận sư phạm

Kết luận sư phạm nói chung


 Rèn luyện các kỹ năng của học sinh; bồi dưỡng khả năng trừu tượng hóa

 Giáo viên nhận thức đúng và đánh giá đúng về tầm quan trọng của các loại trí
tuệ của học sinh. Từ đó gợi mở ra nhiều chiến lược dạy học và áp dụng chúng
một cách thuận lợi để phát triển tối ưu các loại trí tuệ.

 Nhấn mạnh vai trò của giáo viên trong việc giám sát và điều chỉnh quá trình học
tập để có thể đánh thức năng lực nổi trội của học sinh

Kết luận sư phạm đối với môn Hóa học

 Thường xuyên tổ chức các buổi thí nghiệm, game show sinh động cho học sinh
thực hành những thí nghiệm đơn giản; kết hợp vừa học vừa chơi giúp các em có
hứng thú và có cơ hội sử dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế.

 Trước các buổi học, có thể thực hiện những thí nghiệm phản ứng của bài học
trước để gây sự tò mò trong học sinh. Thúc đẩy trí tưởng tượng trong các em

 Hình thành năng lực nhìn nhận và đánh giá đối với từng học sinh

You might also like