You are on page 1of 4

ĐTG – Ngày 03/09/2021

DUNG DỊCH CHẤT TAN KHÔNG ĐIỆN LI, KHÔNG BAY HƠI
Bài 1: Hòa tan 187,6 gam Cr2(SO4)3 vào nước rồi thêm nước cho tới 1 lit dung dịch. Khối lượng riêng
của dung dịch này là 1,1722 kg/dm3. Tính:
a. Nồng độ mol/l.
b. Nồng độ molan
c. Phần mol của mỗi cấu tử
d. Nồng độ phần trăm của muối.
e. Nồng độ đương lượng
Cho Cr = 52; S = 32; O = 16.
Bài 2: Nhiệt độ sôi của CS2 là 319,2K. Dung dịch chứa 0,217 gam S hòa tan trong 19,31 gam CS2 ban
đầu sôi ở 319,304K. Hằng số nghiệm sôi của CS2 bằng 2,37. Xác định số nguyên tử S trong 1 phân tử
khi tan trog dung dịch CS2.
Bài 3: Xác định khối lượng mol của đinitrobenzen, nếu biết hòa tan 1,0 gam chất này trong 50,0 gam
benzen thì điểm sôi tăng 0,300C. Cho Ks(benzen) = 2,53.
Bài 4: Benzen nóng chảy ở 5,420C, sôi ở 80,10C dưới áp suất tiêu chuẩn. Nhiệt hóa hơi của nó ở nhiệt
độ sôi bằng 399,40 J/g. Dung dịch chứa 12,8 gam naphtalen (C10H8) trong 1000 gam benzen nóng chảy
ở 4,9180C. Xác định:
a. Nhiệt độ sôi của dung dịch.
b. Nhiệt nóng chảy riêng của benzen.

Bài 5: Xác định giá trị thực nghiệm của hằng số nghiệm sôi đối với nước, biết rằng dung dịch có chứa
0,45 gam ure (NH2)2CO trong 22,5 gam nước có điểm sôi cao hơn điểm sôi của nước nguyên chất là
0,170C. So sánh kết quả này với việc tính hằng số nghiệm sôi của nước từ nhiệt hóa hơi riêng của nước
ở nhiệt độ sôi tiêu chuẩn (1000C, 1 atm) là 2258 J/g.

Bài 6: Cho 10 gam một chất hòa tan vào 100 gam benzen thì dưới cùng một áp suất không đổi, nhiệt độ
sôi của hệ tăng từ 80,10C đến 80,900C.

a. Xác định hằng số nghiệm sôi của benzen.


b. Xác định khối lượng mol phân tử của chất tan.
c. Biết nhiệt hóa hơi của benzen là 30,8 (KJ/mol).

Bài 7: Etilen glicol C2H4(OH)2 là một chất chống đóng băng dùng cho ôtô. Đó là chất tan trong nước và
không bay hơi (nhiệt độ sôi 1970C). Tính nhiệt độ bắt đầu đóng băng và nhiệt độ bắt đầu sôi của dung
dịch chứa 651,0 gam hợp chất này trong 2505 gam nước.

Bài 8: Một dung dịch hồm 100 gam benzen hòa tan 10 gam một chất tan không bay hơi có nhiệt độ đông
đặc là – 0,740C. Nhiệt độ đông đặc của benzen nguyên chất dưới cùng áp suất bằng 5,50C.

a. Tính hằng số nghiệm lạnh đối với benzen, cho nhiệt hóa hơi riêng của dung môi bằng
125,947 (J/g).
b. Xác định khối lượng mol phân tử của chất tan trong dung dịch.
Bài 9: Tính áp suất thẩm thấu của dung dịch 3% đường glucozo trong nước ở 270C. Biết khối lượng
riêng của dung dịch bằng 1g/cm3.
Bài 10: Ở 293K áp suất hơi của nước là 2338,5Pa, áp suất hơi của dung dịch chất tan không bay hơi,
không điện li là 2295,8Pa. Xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch ở 313K, biết rằng ở nhiệt độ này
khối lượng riêng của dung dịch là 1,01 g/cm3, khối lượng mol phân tử chả chất tan là 60 g/mol.
Bài 11: Nghiên cứu dung dịch anilin trong ete ỏ 100C được biết rằng áp suất hơi của ete trên dung dịch
bằng 279,5 mmHg, áp suất hơi của ete nguyên chất bằng 291,7 mmHg. Xác định áp suất thẩm thấu của
dung dịch nói trên ở cùng nhiệt độ. Biết khối lượng riêng của dung dịch bằng 0,727 g/cm3 và PTK của
ete bằng 74.
Bài 12: Tính áp suất hơi của dung dịch đường chứa 24 gam đường (C12H22O11) trong 150 gam nước ở
200C nếu ở nhiệt độ này áp suất hơi của nước nguyên chất bằng 17,54 mmHg.
Bài 14: Ở 200C, áp suất hơi nước bão hòa là 17,5 mmHg.
a. Cần hòa tan bao nhiêu gam Glyxerol vào 180 gam nước để thu được dung dịch có áp suất hơi bão
hòa là 16,5 mmHg?
b. Tính nồng độ phần trăm, nồng độ molan của dung dịch và phần mol của các cấu tử có trong dung
dịch khi đó.
Bài 15: Hòa tan 3,5 gam một chất X không điện li trong 50 gam nước cho một dung dịch có thể tích
52,5 ml và đông đặc tại – 0,860C.
a. Tính nồng độ molan, nồng đô mol/l của chất X và phần mol của mỗi cấu tử trong dung dịch.
b. Tìm khối lượng mol của X.
Biết hằng số nghiệm lạnh của nước là 1,86.
Bài 16: Băng điểm của dung dịch nước chứa một chất tan không bay hơi bằng – 1,50C. Xác định:
a. Nhiệt độ sôi của dung dịch.
b. Áp suất hơi của dung dịch ở 250C.
Cho biết hằng số nghiệm lạnh của nước 1,86; hằng số nghiệm sôi của nước là 0,513. Áp suất hơi của
nước nguyên chất ở 250C bằng 23,76 mmHg
Bài 17: Benzen đông đặc ở 5,420C và sôi ở 81,10C. Nhiệt hóa hơi điểm sôi bằng 399J/g. Dung dịch chứa
12,8 gam naphtalen trong 1 kg benzen đông đặc ở 4,910C.
a. Xác định nhiệt độ sôi của dung dịch này.
b. Tính áp suất hơi bão hòa của benzen trên dung dịch ở 80,10C.
c. Tính nhiệt nóng chảy riêng của benzen.
Bài 18: Ở 200C, áp suất hơi nước bão hòa là 17,5 mmHg.
a. Cần hòa tan bao nhiêu gam Glyxerol vào 180 gam nước để thu được dung dịch có áp suất hơi bão hòa
là 16,5 mmHg?
b. Tính nồng độ phần trăm, nồng độ molan của dung dịch và phần mol của các cấu tử có trong dung dịch
khi đó.
Bài 19: Hòa tan 3,5 gam một chất X không điện li trong 50 gam nước cho một dung dịch có thể tích 52,5
ml và đông đặc tại – 0,860C.
a. Tính nồng độ molan, nồng đô mol/l của chất X và phần mol của mỗi cấu tử trong dung dịch.
b. Tìm khối lượng mol của X.
Biết hằng số nghiệm lạnh của nước là 1,86.
Bài 20: Băng điểm của dung dịch nước chứa một chất tan không bay hơi bằng – 1,50C. Xác định:
a. Nhiệt độ sôi của dung dịch.
b. Áp suất hơi của dung dịch ở 250C.
Cho biết hằng số nghiệm lạnh của nước 1,86; hằng số nghiệm sôi của nước là 0,513. Áp suất hơi của
nước nguyên chất ở 250C bằng 23,76 mmHg.

CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LY


CÂN BẰNG AXIT – BAZO
Câu 1.
1.Tính pH của dung dịch gồm HCl 0,01M; H2SO4 0,012M; NH4Cl 0,01M.
Cho biết: HSO4-có pKa = 1,99; NH4+ có pKa = 9,24
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,1M cần dùng để cho vào 200ml dung dịch H 3PO4 0,1M và sau phản
ứng thu được dung dịch có pH = 7,21 ; pH = 9,765.
Cho biết pKa (H3PO4): pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32.
Câu 2. Cho dung dịch A gồm KCN 0,12M; NH3 0,15M; KOH 5.10-3M
a. Tính pH của dung dịch A.
b. Tính pH của dd HCl 0,21M cần cho vào 100ml dd A để pH của dd thu được là 9,24. Biết pKa
của HCN, NH4+ lần lượt là 9,35; 9,24.

Câu 3.
1. Trộn các thể tích bằng nhau của 4 dung dịch sau: C6H5COOH 0,04M; HCOOH 0,08M; NH3
0,22M; H2S 0,1M thu được dung dịch A
a. Cho biết thành phần giới hạn của dung dịch A?
b. Không tính pH, hãy cho biết dung dịch A có phản ứng axit hay bazơ?
Vì sao?
c. Tính thể tích của dung dịch HCl (hoặc NaOH) 0,05M cần ðể trung hòa 20ml dung dịch A đến
pH = 10.
Cho pKa của C6H5COOH: 4,20; HCOOH: 3,75; NH 4 : 9,24; H2S: 7,02; 12,90.
2. Tính độ tan của BaF2 ở pH = 3,00, Cho Ks = 10-5,82; * Ba (OH ) = 10-13,36; Ka(HF) = 10-3,17.

Câu 4.
1. Cho dung dịch X gồm HA 3% (d = 1,005 g/ml); NH4+ 0,1M; HCN 0,2M. Biết pHX =1,97.
a. Tính số lần pha loãng dung dịch X để HA thay đổi 5 lần.
b. Thêm dần NaOH vào dung dịch X đến CNaOH = 0,15M (giả sử thể tích dung dịch X không thay
đổi). Tính độ phân li HA
c. Tính V dung dịch NaOH 0,5M cần để trung hòa 10ml dung dịch X đến pH=9,00.
Cho MHA= 46 g/mol; pKa(NH4+) = 9,24; pKa(HCN) = 9,35.
2. Thêm 0,1mol OH- vào 1,0 lít dung dịch chứa 5.10-2 mol Cu2+. Tính pH của dung dịch thu được.
Cho: KS(Cu(OH)2) = 2.10-19; lg*(CuOH+) = - 8,0;
Câu 5. Dung dịch A là hỗn hợp của H3PO4 và NaHSO4 0,010 M, có pHA = 2,03.
1. Tính C H PO trong dung dịch A.
3 4

2. Tính nồng độ HCOOH phải có trong dung dịch A sao cho độ điện li của H3PO4 giảm 25%.
3. Thêm dần ZnCl2 vào dung dịch A đến nồng độ 0,010 M. Có Zn3(PO4)2 tách ra không?
Coi thể tích dung dịch không thay đổi.
Cho pKa (HSO 4 ) = 2 pK(H3PO4) = 2,15; 7,21; 12,32
pK (HCOOH) = 3,75 pKS (Zn3(PO4)2) = 35,42

Câu 6.
Dung dịch A chứa H2C2O4 (0,05M); HCl (0,1M), NH3 (0,1M)
1. Tính pH của dung dịch A?
2. Trộn 1ml dung dịch A với 1 ml dung dịch chứa CaCl2 (0,05M) và HCl (0,01M).
Có kết tủa CaC2O4 tách ra không? Nếu có, hãy tính độ tan của CaC2O4.
Cho pKa: NH4+ (9,24); H2C2O4 (1,25; 4,27); pKs: CaC2O4 (8,75)
Câu 7. Dung dịch A là dung dịch H3PO4 0,02M; dung dịch B là dung dịch Na3PO4 0,01M
1. Tính nồng độ cân bằng của các cấu tử trong dung dịch A.
2. Cho từ từ 100ml dung dịch A vào 100ml dung dịch B thu được 200ml dung dịch C. Tính pH của
dung dịch C.
3. Cho từ từ dung dịch Na3PO4 0,01M vào dung dịch chứa CdCl2 0,01M và ZnCl2 0,01M( thừa nhận
thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể trong quá trình thí nghiệm)
a. Kết tủa nào xuất hiện trước?
b. Khi kết tủa thứ hai xuất hiện thì nồng độ của ion thứ nhất còn lại là bao nhiêu? Từ đó có nhận xét gì?
Biết H3PO4 có pK1 = 2,15; pK2 = 7,21; pK3 = 12,32. Cd3(PO4)2 có pKs = 32,6. Zn3(PO4)2 có pKs = 35,42.
Câu 8.
1. a) Tính pH của dung dịch axit H3PO4 0,05M.
b) Tính pH của dung dịch hỗn hợp thu được khi trộn 10 ml dung dịch H2SO4 0,06M với 20 ml dung
dịch H3PO4 0,045M. Biết H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32. HSO4- có pKa= 2).
2. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 25,00 ml dung dịch H3PO4 0,080M với 15,00 ml dung
dịch AgNO3 0,040M. Biết H3PO4 có pKa1 = 2,23, pKa2 = 7,21, pKa3 = 12,32 và Tích số tan của Ag3PO4
là 10-19,9.
Câu 10. Sục NH3 đến nồng độ 0,3M vào dung dịch gồm CuCl2 0,02M; CH3COOH 0,1M; AlCl3 0,03M;
MgCl2 0,01M. Nhỏ 3 giọt phenolphtalein vào hỗn hợp thu được.
a. Cho biết màu của hỗn hợp.
b. Tính nồng độ cân bằng của các ion kim loại và độ tan của Al(OH)3 trong hỗn hợp thu được.
Cho biết pKa: CH3COOH = 4,76; NH4+ = 9,24; pKS: Mg(OH)2 = 10,9; Al(OH)3 = 32,4;
lg*(AlOH2+) = -4,3; lg(Cu(NH3)42+) = 11,75.

You might also like