You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA SAU ĐẠI HỌC


----------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SAU ĐẠI HỌC

VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG PHÁP


BẬC TRUNG HỌC THEO PHẠM TRÙ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN

Người hướng dẫn Người thực hiện


Họ và tên: Nguyễn Thành Nhân Họ và tên: Nguyễn Huệ Nhàn
Lớp: Lý luận và Phương pháp
giảng dạy Tiếng Pháp
MSHV: M2622013
Nhóm: ML606

CẦN THƠ - 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 2
Đặt vấn đề........................................................................................................................................... 2
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................... 3
Kết cấu của tiểu luận .......................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG TRIẾT HỌC ...................................................... 5
1.1. Khái niệm về lý luận và thực tiễn theo phạm trù triết học ......................................................... 5
1.1.1. Khái quát chung về lý luận ................................................................................................... 5
1.1.2. Khái quát chung về thực tiễn ............................................................................................... 5
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn ..................................................................... 6
1.3. Vai trò của lý luận đối với thực tiễn ............................................................................................ 7
1.3.1. Lý luận là “kim chỉ nam” soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo hoạt động thực tiễn........................ 7
1.3.2. Lý luận góp phần phát huy tối đa sức mạnh của cộng đồng trong hoạt động thực tiễn ..... 7
1.3.3. Lý luận chỉ ra phương pháp tiến hành hoạt động thực tiễn ............................................... 8
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO THỰC TIỄN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY KỸ NĂNG
NÓI TIẾNG PHÁP ................................................................................................................................ 9
2.1. Bối cảnh việc giảng dạy kỹ năng nói tiếng Pháp hiện nay .......................................................... 9
2.1.1. Định nghĩa, khái niệm........................................................................................................... 9
2.1.2. Bối cảnh thực tế .................................................................................................................... 9
2.2. Phương pháp sư phạm .............................................................................................................. 11
2.2.1. Rèn luyện cấu trúc ngữ pháp ............................................................................................. 14
2.2.2. Hành động lời nói ............................................................................................................... 14
2.2.3. Tham gia nói ....................................................................................................................... 14
2.2.4. Quan sát khi nói .................................................................................................................. 15
2.3. Một số thủ thuật dạy kỹ năng nói tiếng Pháp ........................................................................... 15
2.3.1. Trước khi nói (Pré-oral) ..................................................................................................... 15
2.3.2. Trong khi nói (pendant-oral) .............................................................................................. 16
2.3.3. Sau khi nói (Après-oral) ..................................................................................................... 17
2.4. Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng nói ..................................................................................... 17
2.5. Giải pháp vận dụng mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn vào giảng dạy ................................ 18
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN ................................................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 26

1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Đã từ rất lâu, việc học ngoại ngữ luôn là một vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm.
Nhất là trong thời kỳ hội nhập, học ngoại ngữ đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc
sống, giúp ta có thể tiếp cận với nhiều nền văn minh và lĩnh hội được nhiều kiến thức
khác nhau không chỉ trong nước mà còn vươn ra xa quốc tế. Nhờ có ngoại ngữ, con người
có thể mở rộng tri thức và phát triển bản thân, du nhập được những ưu điểm và những nét
văn hóa đặc sắc của từng nước khác nhau. Bởi lẽ đó, việc giảng dạy ngoại ngữ cũng dần
được mở rộng hơn và ngày càng cải tiến hơn.

Bên cạnh tiếng Anh và tiếng Trung đang càng ngày càng phổ biến thì tiếng Pháp cũng là
một ngôn ngữ nhận được nhiều sự quan tâm từ người học. Tiếng Pháp được sử dụng
chính thức tại 29 quốc gia. Trong đó bảng chữ cái tiếng Pháp lại gần giống như bảng chữ
cái tiếng Anh nhưng bao gồm 14 ký tự đặc biệt có dấu. Điều này chính là lợi thế lớn dành
cho học sinh Việt Nam nói riêng khi không có quá nhiều rào cản về mặt chữ. Bên cạnh
đó, Pháp còn là đất nước xinh đẹp với nền văn hóa lâu đời và có nhiều di sản văn hóa nổi
tiếng thế giới. Học tiếng Pháp giúp suy nghĩ sáng tạo hơn trong học tập, tư duy và cải
thiện tốt hơn trí nhớ. Việc thành thạo một ngôn ngữ khác ngoài sự phổ biến của tiếng Anh
giúp ta có khả năng cao gây được ấn tượng lớn đối với nhà tuyển dụng và không bị bỡ
ngỡ trước những chuyển biến mới của thay đổi kinh tế trong tương lai.

Để có thể ngày càng hoàn thiện các chất lượng giảng dạy thì cần đến sự liên hệ với triết
học. Vì triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất cứ hình thái
kinh tế nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn, phương pháp biện
chứng, v.v. luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng
và phát triển xã hội. Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể
có được những cách giải quyết phù hợp với các vấn dề do cuộc sống đặt ra.

Song, việc giảng dạy ngoại ngữ chưa bao giờ là điều dễ dàng và luôn được bàn luận nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy trong tương lai. Trong các kỹ năng cần dạy của việc học

2
ngoại ngữ là nghe, nói, đọc, viết thì kỹ năng nói được xem là cốt lõi quan trọng của việc
học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Pháp nói riêng vì kết quả cuối cùng mà mọi người
cần đạt được khi học ngoại ngữ là có thể giao tiếp được, mà để giao tiếp được thì việc có
thể nói được thứ tiếng ấy chính là mục tiêu cốt lõi mà giáo viên cần quan tâm. Không
khác gì mấy so với các ngôn ngữ khác, giảng dạy kỹ năng nói tiếng Pháp cũng có sự liên
kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. Để có thể thực hành giảng dạy một cách rõ ràng và
rành mạch nhất thì người giáo viên cũng cần phải bám sát lý thuyết mà mình đã được học,
được trang bị và được tập luyện để giảng dạy. Vì vậy, lý luận và thực tiễn theo chủ nghĩa
Mác – Lênin cũng có tầm ảnh hưởng sâu sắc và quan trọng, áp dụng trong việc giảng dạy
một kỹ năng nào đó của ngoại ngữ, cụ thể ở đây là giảng dạy về kỹ năng nói tiếng Pháp.
Từ mối liên hệ đó, bắt đầu vận dụng để đưa ra những giải pháp cụ thể áp dụng vào thực
tiễn để mang lại chất lượng giảng dạy tốt hơn, giúp người học phát triển được toàn diện
nhất có thể khả năng nói của mình.

Đối tượng nghiên cứu


Nghiên cứu này dựa trên một nhóm khách thể gồm 30 em học sinh bậc trung học cơ sở
đang theo học tiếng Pháp tại trường ở trình độ sơ cấp dành cho người mới bắt đầu học
tiếng Pháp. Dù vậy trong nhóm đây cũng có thể đã có người biết tiếng Pháp từ trước. Tác
giả muốn đánh giá xem việc áp dụng lý luận vào thực tiễn giảng dạy kỹ năng nói tiếng
Pháp mang lại những ích lợi gì và cần phải cải tiến những gì trong quá trình giảng dạy.

Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu này sử dụng một phương pháp chính là Phương pháp nghiên cứu mô tả.

Phương pháp nghiên cứu mô tả: Nghiên cứu mô tả là loại hình nghiên cứu mà nhà nghiên
cứu thực hiện nhằm xác định rõ, tìm hiểu bản chất các sự vật và hiện tượng trong những
điều kiện đặc thù về không gian cũng như thời gian, mô tả thực tế đối tượng nghiên cứu.
Nhóm tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả nhằm mô tả những lý luận được áp
dụng vào thực tiễn từ Triết học Mác – Lênin trong việc giảng dạy kỹ năng nói tác động
đến hiệu quả quá trình học tập. Đồng thời đề xuất những cải tiến để nâng cao hiệu quả cho
việc giảng dạy kỹ năng này.

3
Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm ba phần chính:

- Chương đầu tiên sẽ đề cập đến lý thuyết, khái niệm về lý luận và thực tiễn theo chủ
nghĩa Mác –Lênin cũng như mối quan hệ của lý luận và thực tiễn trong đời sống xã hội.

- Chương thứ hai sẽ đề cập đến vấn đề vận dụng lý luận và thực tiễn trong việc giảng dạy
kỹ năng nói tiếng Pháp trong thực tế. Trình bày những phương pháp giảng dạy kỹ năng
nói theo phạm trù lý luận, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
đó và những giải pháp vận dụng mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn vào giảng dạy.

- Chương cuối cùng sẽ là phần kết luận.

4
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG TRIẾT HỌC
1.1. Khái niệm về lý luận và thực tiễn theo phạm trù triết học
1.1.1. Khái quát chung về lý luận
Lý luận là một hệ thống các quan điểm phản ánh thực tiễn, được thể hiện dưới dạng hệ
thống những tri thức đã được khái quát, tạo ra những quan niệm tương đối hoàn chỉnh về
các mối liên hệ cơ bản và các quy luật của hiện thực khách quan. Hay nói cách khách, lý
luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn có tác dụng chỉ
đạo hoạt động thực tiễn. Lý luận đặc thù của một nhóm ngành như lý luận khoa học xã
hội. Lý luận phân theo phạm vi phản ánh và vai trò phương pháp luận gồm có lý luận
ngành, lý luận cơ bản, v.v.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, mọi lý luận chân chính đều bắt nguồn từ
thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phục vụ thực tiễn. Như vậy, lý luận đóng vai trò rất quan
trọng trong tiến trình vận động, hình thành nên các sản phẩm của lý luận trên thực tiễn, do
đó lý luận gồm những đặc trưng cơ bản sau: Một là, lý luận có tính hệ thống, tính khái
quát cao, tính logic chặt chẽ; Hai là, cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực
tiễn, không có tri thức kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành lý
luận; Ba là, lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất, hiện tượng.

1.1.2. Khái quát chung về thực tiễn


Theo triết học Mác - Lênin, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính
lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người.

Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng cơ bản, không chỉ của lý luận
nhận thức Mác-xít mà còn của toàn bộ triết học Mác – Lênin nói chung. Hoạt động thực
tiễn là quá trình con người sử dụng công cụ phương tiện vật chất, sức mạnh vật chất tác
động vào tự nhiên xã hội để cải tạo làm biến đổi cho phù hợp với nhu cầu của mình. Hoạt
động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể trong đó chủ thể hướng
vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó nhận thức khách thể, vì vậy có thể thực tiễn bao
gồm những đặc điểm cơ bản sau đây:

5
Thứ nhất, thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người: thực tiễn hay chính là hoạt
động bản chất của con người, có con người mới có thực tiễn, bởi con người hoạt động có
mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một
cách chủ động với thế giới xung quanh. Đối với hoạt động thực tiễn, con người biết sản
xuất lao động, tạo ra những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên.

Thứ hai, thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử - xã hội: thực tiễn tồn tại dưới dạng hoạt
động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động
thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử.

1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn


Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ trao đổi, tác động lẫn nhau để hình thành nên
hoạt động sản xuất vật chất, phản ánh mặt tinh thần và thực tiễn xã hội. Có thể nhận thấy,
thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận. Hay nói cách khác, thực tiễn là cung cấp cho lý
luận những mục tiêu, chuẩn hoá lý luận. Song, thực tiễn cung cấp chất liệu để hoàn thành
lý luận, thông qua thực tiễn, lý luận được hoàn thiện, sinh động hoá – hiện thực hoá hơn.

Về vai trò của thực tiễn đối với lý luận: Thực tiễn là cơ sở của lý luận: thông qua hoạt
động thực tiễn những thuộc tính, quan hệ, tính chất, cấu trúc của sự vật được phản ánh,
hình thành tri thức kinh nghiệm. Từ tri thức kinh nghiệm tích luỹ được con người hệ
thống hoá, khái quát hoá hình thành nên lý luận. Thực tiễn còn là mục đích của lý luận:
Lý luận không chỉ đáp ứng nhu cầu nhận thức mà còn góp phần nâng cao năng lực và
hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người, lý luận chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được
vận dụng vào thực tiễn và cải tạo thực tiễn. Vì vậy, thực tiễn là mục tiêu hướng tới của
hoạt động lý luận. Thực tiễn còn là động lực chủ yếu và trực tiếp của lý luận: Nhu cầu
thực tiễn thúc đẩy sự ra đời và phát triển của lý luận, thông qua thực tiễn những bế tắc của
lý luận sẽ phát triển; thực tiễn làm cho xã hội ngày càng phát triển, năng lực trí tuệ ngày
càng cao hơn, khả năng nhận thức và khái quát lý luận ngày càng tốt hơn, qua đó mỗi hệ
thống lý luận ngày càng hoàn thiện và phát triển. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự
phù hợp hay không phù hợp của lý luận: Thông qua thực tiễn để đánh giá tính mục đích

6
và tính hiệu quả của lý luận có thực hiện được hay không. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn
để kiểm tra tính đúng đắn của lý luận.

1.3. Vai trò của lý luận đối với thực tiễn


1.3.1. Lý luận là “kim chỉ nam” soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo hoạt động thực tiễn
Bởi vì lý luận nắm bắt được quy luật vận động và phát triển của hiện thực. Do đó, lý luận
giúp cho việc xác định được mục tiêu, phương hướng, làm cho hoạt động trở nên chủ
động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát và điều chỉnh hoạt động theo đúng mục
tiêu đã xác định và vạch ra phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn.

Lý luận được hình thành và phát triển trên nền tảng thực tiễn nhưng lý luận có tính độc
lập tương đối so với thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lý luận là sự tổng kết
những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích
trữ lại trong quá trình lịch sử”. Lý luận hình thành là kết quả của quá trình nhận thức lâu
dài và khó khăn của con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn tuy đa
dạng nhưng không có tính quy luật. Thông qua kết quả hoạt động thực tiễn, kể cả thành
công cũng như thất bại, con người phân tích cấu trúc, tính chất và các mối quan hệ của
các yếu tố, điều kiện trong các hình thức thực tiễn từ đó tính quy luật của thực tiễn được
khái quát dưới hình thức lý luận.

1.3.2. Lý luận góp phần phát huy tối đa sức mạnh của cộng đồng trong hoạt động
thực tiễn
Lý luận được vận dụng làm phương pháp cho hoạt động thực tiễn, mang lại lợi ích cho
con người càng kích thích con người tích cực bám sát thực tiễn để khái quát lý luận. Lý
luận làm rõ vị trí, vai trò, lợi ích của chủ thể. Quá trình đó diễn ra không ngừng trong sự
tồn tại của con người, làm cho lý luận ngày càng đầy đủ và phong phú và sâu sắc hơn. Từ
đó, lý luận không chỉ là sự giải thích thế giới ngày một rõ hơn mà còn giúp con người
hiểu thêm về ý nghĩa của thế giới đem lại mà không ngừng cải tạo thế giới. Lý luận không
chỉ mở rộng khả năng nhìn thấy trước, dự báo tương lai, mà lý luận khoa học còn bao
hàm cả ý nghĩa tự giác hình thành cái tương lai đó. Khi lý luận thâm nhập vào quần
chúng, thông qua phong trào của quần chúng trở thành sức mạnh vật chất.

7
Lý luận có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, xác định phương pháp, biện pháp thực
hiện, liên kết, tập hợp lực lượng tạo thành sức mạnh to lớn cải tạo tự nhiên, xã hội vì sự
phát triển của các cá nhân và xã hội. Lý luận cách mạng có vai trò to lớn trong việc giáo
dục, thuyết phục, động viên, tổ chức, tập hợp quần chúng khi đã thâm nhập vào quần
chúng trở thành lực lượng vật chất to lớn, cải tạo tự nhiên, xã hội vì sự phát triển của con
người và xã hội.

Vai trò này của lý luận được thể hiện rõ nét ở nước ta điển hình như những đòi hỏi của đất
nước cần phải thay đổi định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã
tổng kết lại kinh nghiệm và tiếp tục nghiên cứu đưa ra để thực hiện một số vấn đề có tính
lý luận về nền kinh tế thị trường như sau: Phải tiếp tục thực hiện một cách nhất quán
chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; Giữ vững và tăng cường vai trò quản lý
của Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; Giải quyết các vấn đề xã hội, hướng
vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực tiễn công bằng xã hội. Những lý luận này
được xem như giải pháp để nền kinh tế thị trường của nước ta được hoàn thiện hơn và
cũng là những vấn đề đòi hỏi thực tiễn cần phải đặt ra và phải được thực hiện.

1.3.3. Lý luận chỉ ra phương pháp tiến hành hoạt động thực tiễn
Bởi vì lý luận được tóm tắt trong phương pháp. Từ một hệ thống lý luận rút ra các nguyên
tắc chỉ đạo và điều chỉnh hoạt động thực tiễn. Lý luận khoa học sẽ cho phương pháp khoa
học có hiệu quả. Xuất phát từ khả năng tư duy ưu việt của con người mà bản chất, tính
quy luật trong sự vận động, phát triển của thực tiễn được con người nắm bắt. Nắm quy
luật thực chất là nắm các mối quan hệ bản chất, tất yếu, quyết định chiều hướng vận động,
phát triển của thực tiễn. Khi thực tiễn đang vận động, đang phát triển đến một giai đoạn
nhất định, bằng việc sử dụng lý luận mà con người có khả năng dự báo trước được sự vận
động, phát triển của thực tiễn trong tương lai. Lý luận khoa học dự kiến sự vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai, từ đó chỉ ra phương hướng mới cho sự
phát triển.

8
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO THỰC TIỄN TRONG VIỆC GIẢNG
DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG PHÁP
2.1. Bối cảnh việc giảng dạy kỹ năng nói tiếng Pháp hiện nay
2.1.1. Định nghĩa, khái niệm
Kỹ năng nói

Kỹ năng nói hay còn gọi là diễn đạt lời nói bằng miệng, là một kỹ năng mà người học
phải dần dần đạt được trong quá trình học ngôn ngữ để có thể thể hiện bản thân, bộc lộ tư
tưởng, tình cảm qua lời nói, tướng mạo, cử chỉ trong các tình huống đa dạng nhất bằng
tiếng Pháp. Diễn đạt mối quan hệ tương tác giữa người nói và người nghe, điều này cũng
đòi hỏi khả năng hiểu của từng người. Mục tiêu cốt lõi của kỹ năng nói là có thể giúp
người nghe hiểu được hành động lời nói, ý định của người nói nhằm phục vụ cho các mục
đích giao tiếp khác nhau. Đó cũng là mục tiêu chủ yếu của việc học ngoại ngữ.

Ngôn ngữ để diễn đạt kỹ năng nói

Ngôn ngữ có thể được định nghĩa là một hệ thống các dấu hiệu quy ước đặc trưng cho
một nhóm xã hội, một cộng đồng và cho phép diễn ra sự giao tiếp giữa các thành viên của
nhóm xã hội này hoặc cộng đồng này. Trong tiểu luận, ngôn ngữ được dùng để giảng dạy
trong môi trường học đường để diễn đạt kỹ năng nói là tiếng Pháp.

Cách diễn đạt kỹ năng nói

Theo Larousse, cách diễn đạt là cách thể hiện bản thân bằng lời nói, phát âm và liên kết
các câu sao cho mạch lạc. Trong bối cảnh trường học, nó được hiểu là một môn học được
giảng dạy ở các trường tiểu học, trung học, đại học nhằm tiếp thu và làm chủ tiếng Pháp
cũng như làm chủ cách xử lý ngôn ngữ.

2.1.2. Bối cảnh thực tế


Trong bối cảnh trường học, diễn đạt bằng lời nói là công cụ ưu việt nhất của giao tiếp sư
phạm. Tất cả các môn hay lĩnh vực đều cần có sự giao tiếp, là một công cụ có giá trị cho
cả giáo viên và học sinh. Kỹ năng nói cho phép học sinh tạo sự phong phú và sử dụng
được đa dạng vốn từ vựng của mình, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho con đường diễn đạt
9
bằng văn bản. Nó giúp phát triển trí nhớ và trí tưởng tượng của học sinh đồng thời tăng sự
tương tác với người khác thông qua thảo luận, tranh luận, báo cáo và phỏng vấn.

Trong thực tế, việc giảng dạy kỹ năng nói ngoại ngữ nói chung và của tiếng Pháp nói
riêng vẫn luôn là vấn đề cần lưu tâm của rất nhiều giáo viên ngoại ngữ. Mặc dù được đầu
tư rất nhiều từ trang thiết bị, nội dung bài học đa dạng cũng như sự tận tâm từ người dạy,
nhưng kỹ năng nói của người học phần lớn vẫn còn rất hạn chế và chưa đạt chuẩn. Khi
cần phải diễn đạt bằng tiếng Pháp về một vấn đề nào đó trước mặt giáo viên, người bản
địa hay đơn giản hơn là với những người bạn đồng lứa, đa số người học vẫn còn rất rụt rè
trong giao tiếp, chưa tự tin vận dụng khả năng ngoại ngữ của mình để có thể diễn đạt hay
trả lời các vấn đề trong cuộc đối thoại, gây sự ngập ngừng, cản trở giao tiếp. Từ đó, học
sinh dần dần sợ giao tiếp, càng ngày càng tự ti trước đám đông và không thể thể hiện khả
năng ngoại ngữ của mình trước người nghe.

Để giải quyết vấn đề nêu trên, Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã và đang thúc đẩy việc dạy
và học ngoại ngữ với đề án phát triền ngoại ngữ Quốc gia năm 2020. Điều này đã thể hiện
sự ý thức đầy đủ và định hướng quyết tâm của các cấp quản lí GD trong việc trang bị
thêm khả năng vận dụng ngôn ngữ đa dạng cho những chủ nhân tương lai của đất nước.
Sử dụng tốt ngoại ngữ, cụ thể ở đây là tiếng Pháp trong giao tiếp đang là một trong những
mục tiêu hướng đến của hoạt động dạy – giúp học sinh có thể tiếp xúc với tiếng Pháp
càng sớm càng tốt. Chính vì vậy, việc giảng dạy, rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh đang
trở nên quan trong và nhận được sự quan tâm của các thầy, cô giáo hơn bao giờ hết.

Đối với chương trình trung học cơ sở, học sinh chỉ vừa mới chập chững làm quen tiếng
Pháp nên việc xây dựng và hoàn thiện mục tiêu giảng dạy đề ra cho việc học ngoại ngữ,
cụ thể ở đây là tiếng Pháp là vô cùng cần thiết. Chương trình cần được thiết kế dựa trên
các cơ sở lí luận và kết quả nghiên cứu mới nhất về khoa học giáo dục, tâm lí học, ngôn
ngữ học và phương pháp dạy học ngoại ngữ; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn
Ngoại ngữ của Việt Nam và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình giáo dục nói
chung và chương trình môn Ngoại ngữ nói riêng những năm gần đây, nhất là của những
quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá

10
Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền,
điều kiện và khả năng học tập. Ngoài ra cũng cần được biên soạn theo đường hướng giao
tiếp và hành động, đảm bảo hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Pháp
cho học sinh thông qua các hoạt động giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết. Kiến thức về ngôn
ngữ (từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, chính tả), văn hoá và ngôn ngữ xã hội là phương tiện để
hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp.

Từ quan điểm xây dựng chương trình giảng dạy ngoại ngữ trên, từng kỹ năng sẽ có từng
yêu cầu cần đạt được riêng biệt. Với kỹ năng nói, yêu cầu cần đạt được khi giảng dạy đối
tượng trung học cơ sở vừa bắt đầu học tiếng Pháp là:

Bậc 1: Có thể giao tiếp ở mức độ đơn giản với tốc độ nói chậm và thường xuyên phải yêu
cầu người đối thoại với mình nhắc lại hay diễn đạt lại. Có thể hỏi và trả lời những câu hỏi
đơn giản, đưa ra và trả lời những câu lệnh đơn giản thuộc những lĩnh vực quan tâm và về
những chủ đề quen thuộc.

Bậc 2: Có thể giao tiếp về những vấn đề đơn giản, trao đổi thông tin đơn giản và trực tiếp
về những vấn đề quen thuộc liên quan tới công việc và cuộc sống hằng ngày nhưng chưa
thể duy trì hội thoại theo cách riêng của mình; Có thể giao tiếp một cách dễ dàng bằng
những hội thoại ngắn trong những tình huống giao tiếp xác định mà không cần nỗ lực quá
mức.

2.2. Phương pháp sư phạm


Để vận dụng được lý luận và thực tiễn theo chủ nghĩa Mác – Lênin, việc xác định chính
xác phương pháp sư phạm áp dụng vào việc giảng dạy kỹ năng nói tiếng Pháp là một
phần không thể thiếu. Từ phương hướng giảng dạy rút theo những lý luận, ta mới có thể
biết cách vận dụng chúng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Theo lý thuyết, kỹ năng nói được dạy phối hợp với ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chức năng
ngôn ngữ và kỹ năng khác thông qua bài hội thoại, mẫu hội thoại hoặc các nội dung chủ
điểm của bài. Điều đầu tiên cần làm cho một lớp học nói là việc phân tích nhu cầu nói của
người học để từ đó người dạy có thể chọn lựa ngữ liệu, thiết lập các tình huống thích hợp
để soạn các bài tập tương ứng.
11
Nhu cầu nói của người học rất đa dạng, thay đổi tùy theo mục đích học, trình độ, lứa tuổi,
v.v. Hoạt động nói của đối tượng trong trường trung học cơ sở trình độ sơ cấp thường là
để củng cố việc giao tiếp ngắn gọn, xây dựng theo các giáo trình khởi đầu cho người mới
như Le Nouveau Taxi, Édito hoặc các giáo trình cho chương trình đào tạo cung cấp. Nội
dung được xây dựng theo một số nguyên tắc nhất định như: chủ điểm từ vựng, chủ điểm
ngữ pháp, chức năng ngôn ngữ, v.v.

Kỹ năng nói thường được rèn luyện tích hợp với một số kỹ năng khác thể hiện trong hoạt
động ngôn ngữ. Mục đích của các bài tập rèn luyện nói là để giúp cho người học nói
chính xác và trôi chảy những điều cần thông tin. Tùy theo mục đích yêu cầu của bài học
mà người dạy có thể lựa chọn một số kỹ thuật thích hợp để xây dựng các sinh hoạt trong
học tập tại lớp và các bài tập giao tiếp giữa người dạy và người học, giữa người học với
nhau, để từ đó mở rộng ra thành những ứng dụng giao tiếp thật sự trong cuộc sống, đáp
ứng nhu cầu học nói của người học.

Theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ của Châu Âu (CEFR), đường hướng hành
động (approche actionnelle) là một trong những đường hướng giáo học pháp mới ra đời
trong những năm 2000. Mục đích của đường hướng này là tích hợp hành động xã hội vào
học ngôn ngữ. Đường hướng giúp phát triển năm kỹ năng ngôn ngữ: viết (l’écriture), đọc
(la lecture), nghe (l’écoute), nói (la production orale) và tương tác bằng lời nói (les
interactions orales).

Theo đó, nhiều cơ sở giáo dục đã áp dụng đường hướng hành động (approche actionnelle)
vào trong giảng dạy ngoại ngữ trong giáo trình giảng dạy của mình. Cụ thể theo bốn bước
như trong đường hướng hành động có đề cập đến:

• Bước 1: Thực hành ngôn ngữ trước khi giao tiếp (pratique langagière pré-
communicative)

• Bước 2: Thực hành giao tiếp một thông điệp có nghĩa (pratique à communiquer un
message significatif)

• Bước 3: Giao tiếp có cấu trúc (la communication structurée)

12
• Bước 4: Nhiệm vụ hành động (Les tâches actionnelles)

Với định hướng phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tạo
hứng thú cho người học, phát triển năng lực giao tiếp của người học trong những ngữ
cảnh giao tiếp thực liên quan tới các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời giúp người học huy
động kiến thức về ngôn ngữ, về văn hóa và xã hội, các năng lực ngôn ngữ để có phương
pháp học hiệu quả môn tiếng Pháp. Ngoài ra, người học còn có thể sử dụng được tiếng
Pháp vào trong đời sống hàng ngày và ứng dụng vào các kỳ thi DELF.

Các bài học nói xây dựng theo đường hướng này rất linh hoạt trong việc giúp người học
phát triển từ cơ bản đến nâng cao. Tùy vào đối tượng người học ở từng trình độ, độ tuổi
mà các bài học được đa dạng hóa về hình thức, phương tiện dạy học và học liệu, đặc biệt
sử dụng các tư liệu dạy học thực, đưa người học vào hoàn cảnh giao tiếp sát thực giúp
người học hoàn thành các nhiệm vụ gần với các nhiệm vụ của cuộc sống. Với kỹ năng
nói, người dạy cần chú trọng việc rèn luyện cả bốn kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết
(tuy nhiên trong tiểu luận này, tác giả chỉ xoáy sâu vào kĩ năng nói), kết hợp đồng thời
giữa rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp với dạy và phát triển năng lực ngôn ngữ,
năng lực văn hoá và liên văn hoá trong đó mục tiêu cuối cùng là năng lực giao tiếp, bám
sát các chủ điểm, chủ đề trong Chương trình nhằm giúp học sinh lĩnh hội văn hóa Pháp và
Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp.

Các bài tập rèn luyện nói thường được sắp xếp theo nhiều mức độ, từ những bài tập được
kiểm soát chặt chẽ đến những bài tập ít được kiểm soát hơn và đến giai đoạn tập nói tự do
tương ứng với phương hướng hành động trên nhưng sẽ được giản lược nhiều bước trong
môi trường trung học cơ sở vì hạn chế về mặt thời gian và khả năng tiếp thu của các em
học sinh. Vì vậy nên các hoạt động nói trong lớp thường được tổ chức và xếp loại như
sau :

+ Rèn luyện cấu trúc ngữ pháp

+ Hành động lời nói

+ Tham gia nói

13
+ Quan sát khi nói

2.2.1. Rèn luyện cấu trúc ngữ pháp


Vào giai đoạn đầu, ngữ pháp các câu là một thứ không thể không nhắc đến nếu muốn nói
được một câu trơn tru đối với học sinh. Để học sinh không phải quá bỡ ngỡ với thứ tiếng
mới lạ thì ta nên khởi đầu bằng những cấu trúc ngữ pháp đơn giản có liên hệ nhất định với
tiếng Anh để tránh gây cảm giác lạ lẫm cho học sinh. Từ đó giúp học sinh định hình được
cấu trúc của từng phần mình cần nói, tránh được lỗi sai ngữ pháp ngay từ ban đầu để sau
này các em tự tin hơn trong việc phát biểu, diễn đạt lời nói của mình bằng tiếng Pháp.

2.2.2. Hành động lời nói


Theo từ điển Longman về Giảng Dạy Ngôn Ngữ & Ngôn Ngữ Học Ứng Dụng [tr.342] thì
hành động lời nói là: « một phát ngôn với tư cách là một đơn vị có chức năng trong giao
tiếp ». Theo lý thuyết hành động lời nói, phát ngôn có hai loại nghĩa :

- Nghĩa mệnh đề (còn được biết là nghĩa tạo lời). Đây là nghĩa đen cơ bản của một phát
ngôn được chuyển bởi các từ và cấu trúc cụ thể mà phát ngôn chứa đựng.

- Nghĩa tại lời (còn được biết là lực tại lời). Đây là tác hiệu lực mà một phát ngôn hay một
văn bản viết tạo ra đối với người đọc hay người nghe. Ví dụ trong phát ngôn ‘Tôi khát
nước’ nghĩa mệnh đề của phát ngôn nói đến trạng thái sinh lý của người nói. Lực tại lời là
một hiệu lực của người nói muốn phát ngôn tạo ra đối với người nghe. Nó có thể có ý
định như là một lời thỉnh cầu kiếm cái gì đó để uống. Hành động lời nói là một câu hoặc
phát ngôn mà vừa có nghĩa mệnh đề vừa có lực tại lời.

Có nhiều loại hành động lời nói khác nhau như thỉnh cầu, ra lệnh, sai khiến, than phiền,
hứa hẹn, v.v.

2.2.3. Tham gia nói


Để được thực hành giao tiếp tốt hơn, người học cần có sự tương tác càng nhiều càng tốt
giữa người dạy và người học, giữa người học và người học hoặc giữa người học với
những người cùng nói tiếng Pháp nhưng hoàn toàn xa lạ để xây dựng được đa dạng các

14
tình huống giao tiếp hơn. Vì vậy, các hoạt động liên quan đến việc tham gia thể hiện rõ sự
tham gia của người học trong những khung cảnh hoàn toàn tự nhiên.

2.2.4. Quan sát khi nói


Song song với việc thực hành nói thì việc quan sát các cuộc hội thoại diễn ra trong cuộc
sống, trong học đường hoặc đơn giản hơn là trong giờ luyện nói cũng giúp được người
học rất nhiều trong việc học hỏi, ghi nhớ và vận dụng được những kiến thức từ bản thân
hoặc từ những người mà mình quan sát nhằm nâng cao kỹ năng nói của mình khi gặp
những tình huống tương tự. Trong các hoạt động này người học quan sát hay ghi lại các
câu nói hoặc cử chỉ trong khi nói giữa hai hay nhiều người nói tiếng Pháp thành thạo.
Loại bài tập này rất có ích trong việc xây dựng cho người học sự quan tâm vì đây là thứ
ngôn ngữ được thực sự sử dụng trong đời sống. Ngoài ra, do không tham gia trực tiếp vào
các hoạt động hội thoại, người học sẽ có cơ hội tập trung vào đề tài thảo luận và không lo
sợ mình sẽ nói sai, một trở ngại cho những người học vì kỹ năng nói chưa được phát triển
tốt.

2.3. Một số thủ thuật dạy kỹ năng nói tiếng Pháp


2.3.1. Trước khi nói (Pré-oral)
Ở bước đầu tiên này, giáo viên cần lựa chọn chủ đề nói đa dạng, hấp dẫn, gắn liền với
thực tế nhằm tạo hứng thú cho người học. Bên cạnh đó, giáo viên cần giúp người học
chuẩn bị tốt cho quá trình nói. Để nói được về một vấn đề nào đó, người học không những
phải có ý tưởng mà còn phải có phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt những ý tưởng ấy, như:
ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng.

Một trong những khó khăn lớn nhất trong khi nói tiếng Pháp của người học tiếng Pháp
không chuyên ở bậc trung học cơ sở hay mới bắt đầu học là phát âm. Do thiếu thực hành
hàng ngày và do không có nhiều nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Pháp nên nhiều học sinh
cảm thấy khó phát âm, nhất là những từ dài và những từ có những âm không có trong
tiếng Việt. Chính vì vậy, giáo viên phải giúp họ phát âm đúng những từ ngữ liên quan đến
chủ đề họ chuẩn bị nói.

15
Bên cạnh đó, vốn từ vựng hạn chế cũng là một yếu tố gây khó khăn cho người học khi
thực hành nói tiếng Pháp. Để khắc phục khó khăn này, giáo viên nên cung cấp từ mới lên
bảng, đọc mẫu và yêu cầu người học đọc lại, đồng thời giải thích nghĩa và cách sử dụng
của từ trong văn cảnh cụ thể.

2.3.2. Trong khi nói (pendant-oral)


Trong thực tế, hầu hết các học phần tiếng Pháp dành cho người học không chuyên ở bậc
trung học đều sử dụng giáo trình tích hợp các kỹ năng. Chính vì vậy, các hoạt động nghe,
nói, đọc, viết sẽ được lồng ghép trong một tiết học. Thời lượng cho một hoạt động nói
thường chỉ từ 10 tới 30 phút. Căn cứ vào thực tế giảng dạy, tác giả gợi ý một số hoạt động
dạy nói hiệu quả sau:

Miêu tả tranh: Theo nhà giáo dục học Dana Jandhyala, sử dụng tranh ảnh luôn đem lại
hứng thú cho người học, bởi vậy chỉ một bức tranh đơn giản cũng có thể trở thành chủ đề
nói hấp dẫn và khích lệ người học sản sinh ngôn ngữ đích vô cùng hiệu quả. Giáo viên có
thể yêu cầu người học miêu tả những hoạt động đang diễn ra trong tranh với thì hiện tại
tiếp diễn, kể lại một câu chuyện dựa trên một vài bức tranh sử dụng thì quá khứ đơn, hay
so sánh hai bức tranh để tìm ra những điểm khác biệt, v.v.

Báo cáo/Thuyết trình: Do thời lượng trên lớp tương đối hạn chế, giáo viên có thể giao cho
người học tìm hiểu về một chủ đề với những câu hỏi gợi ý trong giáo trình hoặc giáo viên
đưa ra, người học chuẩn bị ở nhà và hôm sau thuyết trình trước lớp. Người học có thể
thuyết trình cá nhân hoặc theo nhóm, các thành viên khác trong lớp lắng nghe, nhận xét
và đặt câu hỏi cho cá nhân/nhóm thuyết trình. Hoạt động này giúp người học chủ động,
tích cực và có trách nhiệm hơn với quá trình học.

Lấp khoảng trống thông tin: Đây thực sự là một hoạt động nói hiệu quả vì mục đích của
giao tiếp chính là trao đổi thông tin. Ở hoạt động này, mỗi người học sẽ được cung cấp
một phiếu có ghi một số thông tin và để khuyết một số thông tin, người học sẽ hỏi và đáp
theo cặp hoặc theo nhóm để tìm ra thông tin còn thiếu. Giáo viên có thể thiết kế hoạt động
này với mọi chủ đề học, đặc biệt phù hợp khi luyện tập các dạng câu hỏi.

16
Tranh luận: Đây là một hoạt động nói sôi nổi, thu hút được nhiều người học tham gia.
Giáo viên cần đưa ra các vấn đề với những ý kiến trái chiều rõ nét để tạo hứng thú cho
cuộc tranh luận. Tuy nhiên, đây là một hoạt động tương đối khó kiểm soát ở khâu chuẩn
bị. Giáo viên cần đưa ra chỉ dẫn rõ ràng đối với các nhóm và giám sát chặt chẽ việc sử
dụng ngôn ngữ đích trong quá trình thảo luận của các nhóm trước khi tranh luận trước
lớp.

Giải quyết vấn đề: Yếu tố quan trọng nhất là tạo được tình huống phù hợp, tình huống cần
sát với thực tế, có yếu tố thử thách (đòi hỏi người học đặt câu hỏi, đưa ra quyết định, kết
luận vấn đề). Giáo viên nên căn cứ vào trình độ và tính chất công việc tương lai của người
học để thiết kế các tình huống mà người học thực sự quan tâm, tạo động lực nói cho
người học.

2.3.3. Sau khi nói (Après-oral)


Khi kết thúc giai đoạn hai, người học sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về chủ đề nói, biết cách
vận dụng kiến thức từ vựng, ngữ pháp để nói về chủ đề đó đồng thời đạt được một sự tự
tin nhất định qua việc hoàn thành nhiệm vụ nói. Chính vì vậy, người học ở giai đoạn này
đã hoàn toàn sẵn sàng cho việc phát triển tiếp những ý hay những nội dung đã được đề
cập trong giai đoạn trong khi nói và liên hệ những gì đã được học, được thực hành với đời
sống thực.

Trong thực tế, do thời lượng cho hoạt động nói trên lớp thường hạn chế nên rất khó để
yêu cầu người học phát triển tiếp những nội dung xoay quanh chủ đề nói. Vì vậy, trên lớp
giáo viên có thể hỏi một vài câu ngắn gọn về ý kiến của người học đối với chủ đề nói.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể giao bài tập về nhà cho người học, yêu cầu người học trình
bày một khía cạnh liên quan đến chủ đề mà họ thấy hứng thú nhất, ghi âm lại và gửi cho
giáo viên.

2.4. Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng nói


Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin kịp thời, có giá trị về mức độ
đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của người học để hướng dẫn hoạt

17
động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo
đảm sự tiến bộ của từng người học và nâng cao chất lượng giáo dục Tiếng Pháp.

Việc đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng nói tiếng Pháp cần phải bảo đảm độ tin cậy, tính
hiệu lực, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng trình độ, không gây áp lực lên
người học. Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong
chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục ở thời điểm kiểm tra,
đánh giá. Kết hợp giữa:

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ;

- Đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết (ưu tiên đánh giá quá
trình);

- Đánh giá tham chiếu tiêu chí và đánh giá tham chiếu định chuẩn (ưu tiên đánh giá
tham chiếu tiêu chí);

- Đánh giá tích hợp năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Kết hợp các hình thức đánh giá định tính và định lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện
cho học sinh tự đánh giá và tham gia vào quá trình đánh giá.

2.5. Giải pháp vận dụng mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn vào giảng dạy
Với từng phương pháp giảng dạy kỹ năng nói theo phạm trù lý luận, việc vận dụng chúng
vào thực tiễn đôi khi sẽ gây ra một số khó khăn, hạn chế và cần có những biện pháp khác
nhau để có thể áp dụng song song lý luận và thực tiễn nhằm mang lại chất lượng giảng
dạy tốt nhất cho người học.

 Với phương pháp Rèn luyện cấu trúc ngữ pháp


+ Hạn chế :
Mặc dù các kỹ thuật rèn luyện nói qua các cấu trúc ngữ pháp như « lặp lại », « thay
thế » bị phê phán là máy móc, thiếu tính giao tiếp. Nhưng chúng ta cũng không thể
phủ nhận những giá trị thực tế do các kỹ thuật này đem lại trong việc giúp người
học nói « chính xác » và « trôi chảy » các cấu trúc ngữ pháp đã được rèn luyện.

18
+ Giải pháp :
Để giúp người học rèn luyện có hiệu quả, người dạy không nên xem các kỹ thuật
rèn luyện lặp lại hay thay thế là phần chính của bài tập nói. Việc cho người cung
cấp ngữ liệu đầu vào giúp cho người học có dữ kiện ngôn ngữ chuẩn xác để có thể
tiến hành các hoạt động tiếp theo mang tính giao tiếp. Việc rèn luyện nói phải được
đưa vào những tình huống có ý nghĩa thật sự và thú vị để có thể đáp ứng một số
yêu cầu của phương pháp giao tiếp.
+ Thành quả, bài tập vận dụng :
Chủ đề bài học là “Aliments et Boissons”. Ngữ liệu cần rèn luyện là cấu trúc ngữ
pháp với động từ “Aimer”. Người học dùng các câu hỏi Oui – Non để phỏng vấn
lẫn nhau.
Minh : Aimes-tu les bananes, Mai ?
Maï : Oui, je l’aime. Et toi, Lan ?
Lan : Non, je ne l’aime pas. J’aime les oranges. Minh, tu aimes les oranges ?
Minh : Oui, je l’aime.
Ở phương pháp này nên cho người học đóng những vai được chỉ định trong những
hoạt động hỏi và đáp, đưa ra gợi ý và có lẽ nên sử dụng một số hình thức sau :
* Trò chơi về ngôn ngữ cũng có thể góp phần tạo nên các bài tập nói có kiểm soát.
* Trò chơi ghép tranh với lời nói là một trong những bài tập tốt dành cho người
mới bắt đầu học. Người học chuẩn bị vài bức tranh và viết câu để mô tả nội dung
tranh nên những mảnh giấy khác nhau.
* Trò chơi sử dụng trí nhớ như Construction d’histoires, người dạy bắt đầu nói một
câu hoặc một mệnh đề. Người học sẽ lần lượt nói tiếp mỗi người một câu để trở
thành câu chuyện.
* Ví dụ :
ND : J’avais un ami qui s’appelait Dương.
NH1 : J’avais une amie nommée Dương qui trichait à chaque fois qu’elle passait
des tests.
NH2 : J’avais une amie nommée Dương qui dirigeait chaque fois qu’elle passait un
test en écrivant des notes sur la manche de sa chemise.
19
 Với phương pháp Hành động lời nói

+ Hạn chế :

Với trình độ sơ cấp của người học, đôi khi vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc
diễn đạt hành động lời nói dựa trên suy nghĩ của mình. Dựa theo nghiên cứu về
những rào cản trong giao tiếp của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, rào cản « Filtres »
hay còn gọi là bộ lọc, là những gì đã bị lọc lại trong quá trình giao tiếp khiến người
nói không còn có thể phát ngôn trọn vẹn với những suy nghĩ trong đầu. Điều đó
phản ánh đúng với phương hướng giảng dạy kỹ năng nói tiếng Pháp trong môi
trường học đường. Người học sẽ nghĩ trong đầu những ý định dự kiến sẽ nói,
nhưng khi nói thật sự thì những ý đó đã bị lọc lại phần nhiều do rào cản ngôn ngữ,
cách thức giao tiếp, các tác động bên ngoài, v.v.

+ Giải pháp :

Hành động lời nói là một giai đoạn rất cần thiết giúp người học nâng cao trình độ
nói ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng, vì thế giáo viên không nên bỏ qua
giai đoạn này mà cần tập trung rèn luyện từng chút cho người học, tạo điều kiện
đưa ra nhiều tình huống khác nhau để giúp người học nói nhiều nhất có thể trong
khả năng ngoại ngữ của bản thân.

+ Thành quả, bài tập vận dụng :

Trong các hoạt động thể hiện hành động lời nói, người học có chuẩn bị trước và
chuyển thông tin đến một nhóm qua bài tập nói trước lớp.

Trong các giáo trình dạy hội thoại thường có các bài tập yêu cầu người học kể
chuyện về một kinh nghiệm nào đó của mình. Trong lớp người dạy có thể cho
người học chuẩn bị để giải thích về một quy trình hay một thí nghiệm nào đó, sau
đó người dạy hay cả lớp có thể phản hồi bằng hình thức Hỏi – Đáp hay đánh giá.
Việc đánh giá của người học sẽ có tác dụng tốt vì :

20
- Người học trong lớp có thái độ tham gia và đóng góp tích cực qua việc đặt câu
hỏi, nhận xét và đánh giá hành động nói đã thực hiện chứ không chỉ thụ động ngồi
nghe

- Việc đánh giá giúp người học tự tin hơn về khả năng đánh giá ngôn ngữ do người
khác sử dụng.

- Bản thân việc đánh giá là một cơ hội giúp cho việc giao tiếp bằng lời nói trong
lớp trở nên chân thực hơn, cập nhật hơn và có tầm quan trọng đáng kể đối với
người đưa ra nhận xét đánh giá.

Một trong những kỹ thuật giúp cho người đồng học đánh giá việc nói trước lớp của
một người học khác là việc người dạy chỉ định chỉ định trước hai người học chính
thức chịu trách nhiệm về việc đánh giá. Hai người học này sẽ nêu ra những điểm
chính của bài thuyết trình để thể hiện khả năng nghe bài nói của họ. Ngoài ra người
dạy cũng có thể thay đổi kỹ thuật giúp người học luyện nói bằng cách cho hai hay
ba người học cùng chịu trách nhiệm trước lớp. Việc này tạo điều kiện cho những
người thuyết trình thảo luận, bàn bạc, chia sẻ thông tin trong nhóm và hỗ trợ nhau
khi cần thiết.

Hình thức tranh luận cũng là một hành động nói được thể hiện trong lớp học.
Người học sẽ dùng thời gian trong lớp để chọn các đề tài, bài nghiên cứu thu thập
dữ liệu để tập hợp chuẩn bị cho phần trình bày của nhóm và tích cực trước các câu
hỏi của nhóm tranh luận. Do vậy, hình thức tranh luận có thể xem như phần cuối
của việc chuẩn bị hành động lời nói nhưng đồng thời cung cấp cho nhóm một cơ
hội giao tiếp thực sự giữa các thành viên của nhóm trong giai đoạn chuẩn bị để
tranh luận.

 Với phương pháp Tham gia nói

+ Hạn chế :

Việc tạo bầu không khí ngoại ngữ tự nhiên để giúp học sinh có thể thoải mái khi
tham gia diễn đạt nói tiếng Pháp không phải là một chuyện đơn giản. Đặc biệt là
21
trong một tập thể với nhiều suy nghĩ, tính cách và năng lực khác nhau. Những em
học sinh có xu hướng sợ giao tiếp, ngại nói chuyện thì sẽ không thể tự tin và thoải
mái khi tham giá vào các tình huống diễn đạt kỹ năng nói. Hoặc những em với
trình độ ngoại ngữ cao hơn khi nói chuyện cùng với những em có trình độ yếu hơn
đôi khi sẽ gây nhiều trở ngại cho việc phát triển tương đồng.

+ Giải pháp :

Với hình thức tham gia diễn đạt nói, giáo viên cần chú ý quan sát tình hình của
nhóm học sinh mà mình đảm nhiệm để có thể đưa ra những tình huống, sắp xếp
một cách hợp lý những cặp hay những nhóm người học có trình độ không quá
chênh lệch nhau và cũng không gò bó hay ép buộc người học phải tham gia nói với
những bạn còn nhiều mặt hạn chế về tâm lý khi giao tiếp.

+ Thành quả, bài tập vận dụng :

Một trong những hoạt động này là thảo luận có hướng dẫn. Người dạy sẽ thuyết
trình ngắn gọn về một đề tài hay một vấn đề cần thảo luận nào đó thường là nội
dung của một bài đọc ngăn ngọn. Người học sẽ được chia thành nhiều nhóm nhỏ
để thảo luận về đề tài, đề xuất những giải pháp của vấn đề, ra quyết định hay biểu
dương, v.v.

Người dạy có thể sử dụng một số kỹ thuật đánh giá đã nêu ở phần « Hành động lời
nói » như : đánh giá người cùng học, bản tự đánh giá chi tiết của người nói dựa
theo nhận xét của những người cùng học.

Kỹ thuật thảo luận có hướng dẫn được đánh giá cao vì có thể giúp cho người học
có một cơ hội tốt để nắm được các quy luật trong thảo luận như : thay phiên nhau
nói, đề tài thảo luận được kiểm soát, việc kiểm tra mức độ chính xác của ngữ âm,
từ vựng và ngữ pháp được sử dụng trong khi nói.

Bài tập phỏng vấn cũng có thể dùng làm cơ sở cho một bài luyện viết. Nhờ đó,
người học đã tóm tắt cuộc phỏng vấn bằng miệng thì bài tập viết sẽ cho thấy sự
khác biệt giữa văn viết và văn nói trong tiếng Pháp.
22
 Với phương pháp Quan sát khi nói

+ Hạn chế :

Cần có những biện pháp kiểm tra kĩ càng những ghi chú mà người học lưu ý trong
quá trình quan sát. Phương hướng giảng dạy này phù hợp với những em học sinh
có tính tự chủ cao trong học tập vì đòi hỏi sự quan sát và tập trung lâu dài chứ
không thể chỉ quan sát trong một khoảng khắc, một thời gian ngắn mà có thể lĩnh
hội được những kiến thức, những vấn đề quan trọng trong cuộc hội thoại, trong
những phương thức nói khác nhau từ những người xung quanh. Vì vậy có thể xem
đây là một phương thức phát huy sự tự chủ trong học tập, cụ thể là kỹ năng nói, với
những em còn hạn chế, phương thức này nên được áp dụng từ từ và rèn luyện từ
những bước đầu tiên học ngoại ngữ.

+ Giải pháp :

Cũng như những phương thức khác, người dạy cũng cần nắm bắt được trình độ và
khả năng tiếp thu của học sinh để đưa ra cách thức phù hợp. Nếu người học ở trình
độ ở mức ổn định, giáo viên có thể đề xuất cách thức này cho các em và kiểm tra
lại một số ghi chú vào cuối buổi học bằng cách thực hành kỹ năng nói cùng học
sinh.

+ Thành quả, bài tập vận dụng :

Thông thường người dạy chỉ định một nhóm hai người học theo dõi cuộc thảo luận
của người khác để xem cách họ nói như thế nào trong khi chào hỏi, yêu cầu, ngắt
lời nhau, cảm ơn nhau, biểu lộ sự đồng ý hoặc không đồng ý, nhận lời khen.

Người học sẽ rất thích thú theo dõi các câu đáp lại những câu nói và sẽ đưa vào sử
dụng trong khi đóng vai trước lớp. Người dạy có thể hường dẫn các buổi thảo luận
có đề tài liên quan đến chiến thuật trong hội thoại: Làm thể nào để cách diễn đạt
trong khi nói giống như người bản xứ trong các tình huống thân tình, trang trọng.

23
Nhờ phương thức này, người học sẽ phần nào nắm được điểm mạnh cũng như
điểm yếu trong các tình huống giao tiếp khác nhau và rút ra được nhiều kinh
nghiệm khác nhau, dần dần, kỹ năng nói sẽ vô thức được cải thiện nhờ vào những
quan sát, nhận xét tự rút ra được trong quá trình học.

Từ những hạn chế và những giải pháp trên, ta có thể thấy rằng lý luận sẽ khó có thể thực
hiện được nếu thiếu sự vận dụng vào thực tiễn và ngược lại. Lý luận về những phương
hướng giảng dạy kỹ năng nói tiếng Pháp sẽ không thể thực hiện nếu không được áp dụng
vào thực tế giảng dạy trong môi trường học đường. Ngược lại, nếu việc giảng dạy trong
thực tiễn mà không có sự chuẩn bị về mặt lý thuyết cũng sẽ không đạt được kết quả như
mong đợi do lỗ hỏng kiến thức và khả năng đối phó với những tình huống khác nhau sẽ
kém đi. Thực tiễn và lý luận đều cần đến nhau, nương tựa vào nhau, bổ sung cho nhau. Lý
luận mà không có thực tiễn làm cơ sở thì gọi là lý luận suông; ngược lại thực tiễn mà
không có lý luận thì nhất định trở thành thực tiễn mù quáng. Có thể thấy thực tiễn luôn
vận động, biến đổi do đó lý luận cũng phải luôn vận động, nếu lý luận không theo kịp
thực tiễn thì lý luận sẽ bị lạc hậu, mất đi vai trò đối với thực tiễn. Do đó, thực tiễn và lý
luận phải song hành, lên kết cùng nhau.

24
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Việc giảng dạy kỹ năng nói trong việc học ngoại ngữ giúp người học nắm bắt và sáng tạo
trong những tình huống gắn với đời sống của học sinh. Hơn nữa, sự thay đổi trong các
hoạt động học tập và kiểu giao tiếp duy trì được sự tập trung trong học tập và có ý thức
được quyền tự chủ và trách nhiệm đối với sự tiến bộ của chính mình.

Việc rèn luyện kỹ năng nói còn giúp học sinh bạo dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ
học sinh yếu kém thường lo sợ mắc lỗi trước thầy, cô. Qua đó học sinh còn có cơ hội để
giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Các kết quả thu lượm được từ việc quan sát, lắng
nghe giáo viên sẽ nắm được các điểm yếu, mạnh của học sinh , những vấn đề cần bổ sung
cho các bài sau. Những lỗi không quan trọng không làm ảnh hưởng đến nghĩa của lời nói
và khuyến khích học sinh mạnh dạn hơn khi sử dụng ngoại ngữ.

Bất kỳ lý luận nào cũng xuất phát từ thực tiễn, như một thuộc tính chung, nằm trong mối
liên hệ chặt chẽ với thực tiễn. Thực tiễn là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình
thành và phát triển của lý luận mà lý luận luôn luôn hướng tới thể nghiệm đúng đắn của
nó. Bởi vậy, khi thực hiện nội dung này, giáo viên nên chú ý tới những lý thuyết về chủ
điểm, cấu trúc, ngữ pháp và từng đối tượng học sinh để đưa ra yêu cầu cho phù hợp, áp
dụng một cách đúng đắn những phương thức giảng dạy kỹ năng nói vào thực tiến. Hướng
dẫn cho học sinh hiểu rõ nội dung yêu cầu. Song nó phải mang tính logic, mặt khác cũng
phải tôn trọng sự độc lập, sáng tạo của học sinh. Coi trọng tổng kết thực tiễn để bổ sung,
hoàn thiện, phát triển lý luận.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Mai Hương (2018), Phương pháp dạy kỹ năng nói ở trường THCS,
Phương Định.
2. Nguyễn Thị Thu Thủy (2020), Một số thủ thuật giúp nâng cao chất lượng dạy và
học kỹ năng nói tiếng Anh, Nxb Tạp chí Công Thương, Hà Nội.
3. Groupe d’auteur (2016), L’enseignement de l’expression orale, Didactique de
français
4. Sara, Kenza (2017), Enseignement de l’expression orale et les pratiques orales des
étudiants de troisième année LMD du département de français de l’université
Mouloud Mammeri de Tizi-Ouzou, République Algérienne Démocratique et
Populaire.
5. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2021), Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin (Dành Cho
Bậc Đại Học Hệ Không Chuyên Lý Luận Chính Trị), Nxb Chính Trị Quốc Gia Sự
Thật.
6. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng
Pháp, Hà Nội.

26

You might also like