You are on page 1of 34

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH DỰ THẢO


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THIẾT BỊ NHẬN DẠNG TỰ ĐỘNG PHÁT BÁO
TÌM KIẾM CỨU NẠN
(AIS-SART)

HÀ NỘI – 2013
Mục lục

1. Tên dự thảo quy chuẩn..................................................................................4

2. Đặt vấn đề.....................................................................................................4

2.1. Giới thiệu về hệ thống nhận dạng tự động – AIS..........................................4

2.2. Giới thiệu về thiết bị AIS-SART...................................................................7

2.2.1. Các nhà sản xuất thiết bị...............................................................................8

2.2.2. Giới thiệu một số thiết bị AIS-SART thông dụng.......................................10

2.3. Tình hình quy chuẩn hóa............................................................................16

2.3.1. Tình hình trong nước..................................................................................16

2.3.2. Quy định của Bộ Giao thông vận tải...........................................................16

2.3.3. Quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông..............................................18

2.4. Tình hình ngoài nước..................................................................................18

2.4.1. Các khuyến nghị của IMO..........................................................................18

2.4.2. Các khuyến nghị của ITU-R.......................................................................19

2.4.3. Các tiêu chuẩn của IEC...............................................................................20

2.4.4. Quy định của liên minh Châu Âu................................................................21

2.5. Khảo sát tình hình sử dụng thiết bị.............................................................21

2.5.1. Tình hình sử dụng trong nước.....................................................................21

2.5.2. Tình hình sử dụng ngoài nước....................................................................21

2.6. Kết luận về sự cần thiết phải xây dựng quy chuẩn......................................23

3. Sở cứ xây dựng Quy chuẩn.........................................................................23

3.1. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị vô tuyến..................23

3.2. Lựa chọn tài liệu.........................................................................................23

1
3.2.1. Các khuyến nghị của IMO..........................................................................24

3.2.2. Tiêu chuẩn của ITU-R................................................................................24

3.2.3. Tiêu chuẩn của IEC.....................................................................................24

3.3. Phân tích tài liệu.........................................................................................24

3.3.1. Các khuyến nghị của IMO..........................................................................24

3.3.2. Các tiêu chuẩn của ITU-R...........................................................................24

3.3.3. Các tiêu chuẩn của IEC...............................................................................25

3.3.4. Các tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam..............................................................25

3.4. Lựa chọn sở cứ chính..................................................................................27

4. Nội dung chính của bản dự thảo Quy chuẩn...............................................28

4.1. Nội dung chính của dự thảo Quy chuẩn......................................................28

4.2. Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn............................................................29

5. Kết luận......................................................................................................31

Chữ viết tắt, giải thích thuật ngữ..............................................................................32

Tài liệu tham khảo chính.........................................................................................33

2
THUYẾT MINH DỰ THẢO
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THIẾT BỊ NHẬN DẠNG TỰ ĐỘNG PHÁT BÁO TÌM KIẾM CỨU NẠN
(AIS-SART)

1. Tên dự thảo quy chuẩn

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nhận dạng tự động phát báo tìm kiếm
cứu nạn (AIS-SART).

2. Đặt vấn đề

2.1. Giới thiệu về hệ thống nhận dạng tự động – AIS

Hệ thống nhận dạng tự động – AIS (Automatic Indentification System) là hệ


thống thông tin an toàn hành hải hoạt động trên dải tần VHF. Hệ thống AIS đầu tiên
được Ủy ban kỹ thuật IMO phát triển như công nghệ chống va giữa các tàu hoạt động
lân cận trên biển trong trường hợp các tàu không nằm trong tầm kiểm soát của các
trạm bờ nhờ khả năng trao đổi dữ liệu giữa các tàu với nhau.

Năm 2000, IMO đã chính thức phê chuẩn quy định về việc trang bị thiết bị nhận
dạng tự động cho các tàu trọng tải từ 300 GT chạy tuyến quốc tế, các tàu hàng trọng
tải 500GT và tàu khách. Quy định này có hiệu lực vào 31/12/2004. Thiết bị đầu tiên
trong hệ thống AIS được chấp thuận sử dụng là các thiết bị AIS lớp A.

Kể từ khi chính thức đưa ra quy định bắt buộc trang bị thiết bị phát đáp AIS trên
tàu, Ủy ban kỹ thuật của IMO cũng liên tục phát triển các tiêu chuẩn mới cho hệ thống
AIS nhằm tận dụng tối đa các lợi ích có được từ các thông tin mà hệ thống này cung
cấp. Hiện tại, hệ thống AIS đang được ứng dụng trong các mục đích đảm bảo an toàn
hành hải điển hình sau:

Chống va (Collision avoidance): Bằng việc trao đổi các thông tin liên quan tới
tàu như tên tàu, số nhận dạng của tàu, vị trí, hướng, tốc độ chạy tàu, tốc độ quay trở,
kích thước,…và các thông tin an toàn hành hải trong các chế độ phát quảng bá và
polling qua hệ thống AIS, người lái tàu có thể quyết định việc tiếp tục hành trình hoặc
lựa chọn hướng di chuyển để tránh va chạm với tàu khác.

Giám sát và điều khiển đội tàu cá (Fishing Fleet Monitoring and Control):
AIS được nhiều quốc gia ứng dụng để quản lý và giám sát đội tàu cá quốc gia hoạt

3
động trong vùng lãnh hải trong phạm vi khoảng 60 hải lý (tùy thuộc vị trí và chất
lượng máy thu của trạm bờ).

Dịch vụ quản lý tàu (Vessel traffic services): Trong các vùng nước trong cảng
có mật độ tàu ra vào lớn, hệ thống AIS cũng được sử dụng để cung cấp khả năng kiểm
soát lưu lượng và hướng di chuyển của các tàu, từ đó đưa ra kế hoạch điều động tàu
phù hợp.

An ninh hàng hải (Maritime Security): Khi thiết bị trong hệ thống AIS được
kết nối với hệ thống Radar, thông tin của hệ thống AIS sẽ được xử lý tự động, cung
cấp cho các cơ quan chức năng khả năng nhận dạng và giám sát các tàu đang hoạt
động trong vùng biển quốc gia trên màn hình, tự động đưa ra cảnh báo nguy cơ tiềm
năng.

Hỗ trợ hành hải (Aids to navigation) Thiết bị trong hệ thống AIS sẽ có khả
năng phát quảng bá các thông tin vị trí và nhận dạng chướng ngại vật, các thông tin về
điều kiện thời tiết, khí tượng tới các tàu.

Tìm kiếm cứu nạn (Search and rescue): Thiết bị trong hệ thống AIS có thể
cung cấp các thông tin hiện trường như vị trí và trạng thái hành hải của các tàu khác
trong khu vực lân cận vị trí tìm kiếm nhằm điều phối hoạt động tìm kiếm cứu nạn của
các tàu. Để hỗ trợ cho việc định vị và tìm kiếm người bị nạn, các tiêu chuẩn về thiết bị
nhận dạng tự động phát báo tìm kiếm cứu nạn (AIS-SART) nhằm mục đích chỉ báo vị
trí của thuyền hoặc bè cứu sinh cũng được phát triển và được IMO chấp thuận sử dụng
tương đương như thiết bị RADAR SART kể từ năm 2010.

Điều tra tai nạn (Accident investigation): Thông tin về thời gian, nhận dạng,
dữ liệu vị trí GPS, hướng và tốc độ, tốc độ quay trở của tàu được cung cấp qua hệ
thống AIS được sử dụng trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải.

Các thiết bị trong hệ thống bao gồm các loại sau thiết bị sau:

Thiết bị AIS lớp A: là thiết bị thu phát trong hệ thống AIS được sử dụng trên
các tàu hàng cỡ lớn (các tàu theo SOLAS), hoạt động theo công nghệ đa truy nhập
phân chia theo thời gian tự thích nghi (SOTDMA) tuân thủ các yêu cầu của tổ chức
IMO. Các thiết bị AIS lớp A gửi thông báo về vị trí (bản tin số 1/2/3) một cách tự
động cứ mỗi 2-10s tùy thuộc vào tốc độ của tàu và/hoặc sự thay đổi hướng hành trình.

4
Ngày 10/1/2013 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành thông tư số
01/2013/TT-BTTTT của Bộ Trưởng Bộ Thông tin Truyền thông về việc ban hành Quy
chuẩn Việt Nam QCVN 68:2013/BTTTT là Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thiết bị
trong hệ thống nhận dạng tự động sử dụng trên tàu biển được xây dựng dựa trên tiêu
chuẩn IEC: 61993-2 (2001-12) và tiêu chuẩn IEC 60945 (08/2002) của Uỷ ban kỹ
thuật điện quốc tế (International Electrotechnical Commission - IEC).

Thiết bị AIS lớp B: là thiết bị thu phát trong hệ thống AIS sử dụng cho các tàu
nhỏ hoặc du thuyền, hoạt động theo công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian
nhận biết sóng mang (CSTDMA) hoặc công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời
gian tự thích nghi (SOTDMA). Thiết bị lớp B hoạt động tương thích với các thiết bị
trong hệ thống AIS tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về khả năng chức
hoạt động của IMO (Performance standards) do các bức điện thông báo vị trí được
phát đi với tần suất thấp hơn và công suất phát thấp hơn.

Hiện tại Việt Nam chưa có Quy chuẩn kỹ thuật cho loại thiết bị này.

Trạm AIS hỗ trợ hành hải (Aids to navigation-AIS station): là trạm thu phát
thông tin đặt trên bờ hoặc phao/ phao đèn/ đèn biển hoạt động theo công nghệ đa truy
cập phân chia theo thời gian cố định (FATDMA). Được thiết kế để thu thập và phát
quảng bá thông tin liên quan tới thời tiết, khí tượng nhằm hỗ trợ cho việc hành hải của
các tàu được trang bị thiết bị phát đáp AIS.

Hiện tại Việt Nam chưa có Quy chuẩn kỹ thuật cho loại thiết bị này.

Thiết bị tìm kiếm cứu nạn trang bị cho máy bay: thiết bị thu phát AIS lắp trên
máy bay tìm kiếm cứu nạn có chức năng thu nhận và hiển thị các dữ liệu phát từ các
AIS khác để phục vụ cho việc định hướng và phối hợp tìm kiếm cứu nạn.

Hiện tại thế giới và Việt Nam đều chưa có Quy chuẩn kỹ thuật cho loại thiết bị
này.

Thiết bị nhận dạng tự động phát báo tìm kiếm cứu nạn - AIS-SART (AIS
Search and Rescue Transmitter): Là thiết bị lưu động trang bị trên tàu hoặc thuyền
cứu sinh nhằm hỗ trợ việc định vị phương tiện bị nạn trong hoạt động tìm kiếm cứu
nạn.

Hiện tại Việt Nam chưa có Quy chuẩn kỹ thuật cho loại thiết bị này.

5
Thiết bị thu AIS: là các thiết bị thu, chỉ thu nhận các thông tin từ các tàu hoặc
trạm bờ.

Hiện tại Việt Nam chưa có Quy chuẩn kỹ thuật cho loại thiết bị này.

Trạm bờ AIS: trạm bờ trong hệ thống AIS là thiết bị thu phát AIS được thiết lập
trên bờ hoạt động theo công nghệ SOTDMA. Các trạm bờ có tính năng và chức năng
đa dạng hơn nhằm cung cấp khả năng điều khiển toàn bộ hệ thống AIS và các thiết bị
hoạt động trong hệ thống, có khả năng truy vấn báo cáo trạng thái của một thiết bị phát
đáp cụ thể và/hoặc thay đổi tần số phát đồng thời cung cấp thông tin để đồng bộ thời
gian và các thông tin khí tượng, thông tin thời tiết tới các tàu.

Hiện tại Việt Nam chưa có Quy chuẩn kỹ thuật cho loại thiết bị này.

2.2. Giới thiệu về thiết bị AIS-SART

Thiết bị nhận dạng tự động phát báo tìm kiếm cứu nạn (AIS-SART: Automatic
Identification System Search And Rescue Transmitter) là thiết bị vô tuyến điện thuộc
nhóm thiết bị hỗ trợ hành hải (Maritime Navigation Aids) hỗ trợ các Cơ quan kìm
kiếm cứu nạn định vị thiết bị cứu sinh hoặc tàu thuyền bị nạn trong các hoạt động tìm
kiếm cứu nạn. Thiết bị này có khả năng gửi đi các thông tin về vị trí của tàu bị nạn trên
dải tần VHF của hệ thống AIS.

Ngày 1/01/2010, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã chính thức chấp nhận việc
sử dụng các thiết bị AIS-SART tương đương như thiết bị RADAR-SART trong hoạt
động tìm kiến cứu nạn. Trước đó, công ước quốc tế SOLAS và HSC Codes đã yêu cầu
trang bị 01 thiết bị phát báo tìm kiếm cứu nạn RADAR-SART với tàu trọng tải từ 300
tấn tới 500 tấn và 02 thiết bị RADAR-SART với tàu trọng tải trên 500 tấn.

Ưu điểm nổi bật của thiết bị AIS-SART so với RADAR-SART là tần số hoạt
động thấp hơn (hoạt động trên dải tần VHF (160MHz) của hệ thống nhận dạng tự động
AIS thay vì 9Ghz của Radar-SART) có nghĩa giới hạn tìm kiếm tăng lên (thực tế thử
nghiệm cho thấy máy bay bay ở độ cao 20.000 feet có thể phát hiện ra tín hiệu AIS-
SART cách đó 120 nm trong khi phạm vi phát hiện thiết bị RADAR-SART chỉ khoảng
23nm). Thêm vào đó, tần số VHF có khả năng lan truyền ở các khu vực đồi núi, do
vậy có thể xác định được vị trí của thiết bị tại các góc khuất trên biển.

Cấu tạo cơ bản của AIS-SART bao gồm 1 máy phát có thể phát tín hiệu trên 2

6
kênh tần số VHF của hệ thống AIS và 1 thiết bị thu tín hiệu GPS tích hợp bên trong.
Kích thước của thiết bị AIS-SART tương tự như kích thước của RADAR-SART.

Đặc tính kỹ thuật cơ bản như sau:

- Công suất phát xạ: 1 W EIRP

- Tần số phát xạ: Kênh tần 1 và 2 của AIS

- Thiết bị thu GPS: 20 kênh

- Dung lượng pin: 96h

- Nhiệt độ hoạt động: -200 tới +550 C

Số nhận dạng của AIS-SART tương đương như mã nhận dạng hàng hải (MMSI)
của tàu bao gồm 9 chữ số với 3 chữ số đầu tiên được ấn định là 970, 2 chữ số tiếp theo
biểu thị mã nhận dạng của nhà sản xuất được ITU ấn định, 4 chữ số cuối cùng là số
nhận dạng riêng của thiết bị AIS-SART. Các thiết bị thu AIS trên tàu sẽ nhận dạng mã
970 và hiển thị biểu tượng tương ứng của AIS-SART trên màn hình đồ họa.

AIS-SART sẽ phát đi 8 bức điện trong vòng 1 phút. Mỗi bức điện sẽ được phát
trong một khe thời gian khoảng 26ms. Các bức điện này được phát luân phiên trên cả
hai kênh. Trong đó, 4 điện được phát trên kênh AIS 1 (161.975 MHz) và 4 điện còn lại
sẽ phát trên kênh AIS 2 (162.025 MHz). Khung thời gian này được thiết kế để tối đa
hóa thời gian AIS-SART có thể được các thiết bị thu AIS của các tàu khác thu nhận tín
hiệu. Với thiết bị GPS gắn liền bên trong, AIS-SART sẽ gửi các điện báo động có
thông tin về số nhận dạng thiết bị kèm theo thông tin về vị trí của thiết bị tới màn hình
đồ họa của tất cả AIS trong tầm hoạt động. Việc thu nhận chỉ 1 trong 8 điện có thể xác
định được vị trí chính xác của AIS-SART, đảm bảo tất cả các tàu trong tầm hoạt động
có thể hỗ trợ tìm cứu nếu có trang bị máy thu AIS hoặc thiết bị phát đáp AIS.

2.2.1. Các nhà sản xuất thiết bị

Danh sách các nhà sản xuất thiết bị AIS-SART và mã nhận dạng mà ITU ấn định
tương ứng như bảng dưới đây:

Nhận Ngày ban


TT Nhà sản xuất Ghi chú
dạng hành
1. 00 Không sử dụng Dành riêng cho mục

7
đích đặc biệt
2. 01 Jotron AS 28/04/2009
3. 06 Kannad 18/06/2009
4. 11 McMurdo 26/11/2009
5. 16 Alltek Marine Electronics 15/03/2010
Corp. (AMEC)
6. 21 Weatherdock AG 15/06/2010
7. 26 New Sunrise Co., Ltd. 5/07/2010
(NSR)
8. 31 Chengdu Spaceon 14/01/2011
Technology Co.,Ltd.
9. 36 Sealink Technology co., 21/02/2011
Ltd
10. 41 Mobilarm Pty Ltd 1/04/2011
11. 46 SRT Marine Technology 18/04/2011
Ltd
12. 51 Advanced Avionics Co 3/05/2011
Ltd
13. 56 SRC Co Ltd 12/05/2011
14. 58 WAMBLEE SRL 2/06/2011
Unipersonale
15. 60 Ocean Signal Ltd 4/07/2011
16. 62 Hao tong (Shanghai) 15/09/2011
Co.,Ltd
17. 64 BriarTek Incorporated 1/12/2011
18. 66 Seven Star Electronics 3/01/2012
Ltd
19. 68 Taiyo Musen Co Ltd 10/04/2012
20. 70 AEROMARINE, SL 12/06/2012
21. 72 Wuhan Zhongyuan 26/07/2012
Electronic Information
Corporation
22. 74 Samyungenc Co Ltd 18/09/2012

8
23. 76 i-dealteknoloji 25/09/2012
24. 78 Haihua Electronics 3/10/2012
Enterprise (CHINA)
Corporation
25. 80 Tian Jin 712 10/10/2012
Communications &
broadcasting Co Ltd
26. 82 Nitech Co Ltd 28/11/2012
27. 84 Onwa Marine Electronics 5/02/2013
Co. Ltd.
28. 86 GME 4/04/2013
29. 88 1st-Relief GmbH 10/06/2013

2.2.2. Giới thiệu một số thiết bị AIS-SART thông dụng

2.2.2.1. Smartfind S5 AIS-SART

Sản phẩm của Hãng sản xuất Mcmurdo - Anh quốc.

Hình 1: Smartfind S5 AIS-SART

Đặc tính kỹ thuật:

Kiểu: IMO AIS-SART, không nổi tự do.

Hoạt động: Chuyển mạch kích hoạt bằng tay, có nắp che chống tác động vô tình.

Chức năng tự kiểm tra: máy phát, pin, định vị và các hiển thị.

Máy phát AIS:

Tần số hoạt động : AIS 1: 161.975MHz.

9
AIS 2: 162.025MHz.

Công suất ra : 1W EIRP.

Kiểu bức điện AIS : 1, 14.

Chế độ điều chế : GMSK.

Anten : Tích hợp theo chiều dọc.

Pin:

Kiểu pin : Lithium kim loại.

Thời gain hoạt động : Tối thiểu 96 giờ.

Thời gian lưu trữ : 6 năm.

Dịch vụ : Có thể thay thế được.

GNSS:

GPS : 20 kênh.

Môi trường hoạt động:

Nhiệt độ hoạt động : -20oC đến +55oC.

Nhiệt độ lưu giữ : -30oC đến +70oC.

Khả năng kín nước : Tới độ sâu 10m.

Tiêu chuẩn áp : AIS-SART: IEC 61097-14, IEC 60945, ITU-R M.1371


dụng: : GNSS/ GPS: IEC 61108-1, IMO MSC.246(83)

2.2.2.2. Sailor 5051 AIS-SART

Sản phẩm của Hãng sản xuất Thrane & Thrane - Đan Mạch

10
Hình 2: Sailor 5051 AIS-SART

Đặc tính kỹ thuật:

Tiêu chuẩn áp dụng : AIS-SART:IEC 61097-14, IEC 60945,

ITU-R1 M.1371

: GNSS/ GPS: IEC 61108-1, MSC.246(83)

Kiểu : IMO AIS-SART

Hoạt động : Kích hoạt bằng tay, chuyển mạch có nắp che
chống tác động vô tình

Tự kiểm tra : Kiểm tra máy phát, pin, định vị và hiển thị.

Máy phát AIS:

Tần số hoạt động : AIS 1: 161.975MHz.

: AIS 2: 162.025MHz

Công suất ra : 1W EIRP.

Kiểu bức điện AIS : 1, 14

Chế độ điều chế : GMSK.

Anten : Tích hợp theo chiều dọc

Pin:

Kiểu pin : Lithium kim loại.

11
Thời gain hoạt động : Tối thiểu 96 giờ.

Thời gian lưu trữ : 6 năm.

Dịch vụ : Có thể thay thế được.

GNSS: : GPS : 20 kênh.

Môi trường hoạt động:

Nhiệt độ hoạt động : -200C đến +550C.

Nhiệt độ lưu giữ : -300C đến +700C.

Khả năng kín nước : Tới độ sâu 10m.

2.2.2.3. Simrad SA70 AIS-SART:

Sản phẩm của Hãng sản xuất Jotron - Na Uy

Hình 3: Simrad SA70 AIS-SART

Đặc tính kỹ thuật:

Tần số hoạt động : AIS 1: 161.975MHz.

: AIS 2: 162.025MHz.

12
Công suất phát xạ : Tối thiểu 1W EIRP (+30dBm).

Thời gian xác định vị trí : nhỏ hơn 2 phút (khi hoạt động trong vùng phủ
sóng tốt của vệ tinh).

Cập nhật vị trí: : Mỗi phút.

Tín hiệu : Phát quảng bá bức điện về vị trí, 8 bức điện


mỗi phút.

: Phát quảng bá bức điện an toàn là "SART


ACTIVE"

Kiểu anten : Phân cực đứng.

Chiều cao anten : Đặt ít nhất là 1m trên mặt nước biển hoặc trên
mặt đất.

Bộ phận chỉ thị : Cảnh báo âm thanh và ánh sáng trạng thái
hoạt động của phần phát và hệ thống định vị.

Nhiệt độ hoạt động : -20oC đến +55oC.

Nhiệt độ lưu giữ : -30oC đến +65oC.

Pin : Lithium

Thời gian hoạt động : Tối thiểu 96 giờ.

Các tiêu chuẩn áp dụng: : MSC.246(83), ITU-R M.1371, IEC 61097-14,


IEC 60945, thể lệ SOLAS.

2.2.2.4. Tron AIS-SART:

Sản phẩm của Hãng sản xuất Jotron - Na Uy.

13
Hình 4: Tron AIS-SART

Giới thiệu:

Được lựa chọn theo nghị quyết MSC.256(84) để thay thế cho SART 9GHz.

Kỹ thuật AIS góp phần tăng thêm hiệu quả và giảm thiểu thời gian nhỏ nhất
trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn bởi độ chính xác cao về vị trí.

AIS-SART được phát hiện ở cả AIS loại A và B.

Nhỏ gọn và chắc chắn.

Đặc tính kỹ thuật:

Tần số : 161.975 và 162.025MHz (AIS 1 và 2)

Công suất phát xạ : Tối thiểu 1W ERP (+30dBm)

Thời gian xác định vị :nhỏ hơn 2 phút (khi hoạt động trong vùng phủ sóng
trí tốt của vệ tinh).

Tín hiệu : Phát quảng bá bức điện về vị trí, 8 bức điện mỗi
phút.

: Phát quảng bá bức điện an toàn là "SART


ACTIVE"

Cập nhật vị trí : Mỗi phút.

Kiểu anten : Phân cực đứng.

14
Chiều cao anten : Đặt ít nhất là 1m (3.3ft) trên mặt nước biển hoặc
trên mặt đất.

Bộ phận chỉ thị : Hoạt động của phần phát và hệ thống định vị.

Pin : Lithium

Thời gian hoạt động : Tối thiểu 96 giờ.

Các tiêu chuẩn áp dụng : MSC.246(83), ITU-R M.1371, IEC 61097-14, IEC
60945, thể lệ SOLAS.

2.3. Tình hình quy chuẩn hóa

2.3.1. Tình hình trong nước

2.3.2. Quy định của Bộ Giao thông vận tải

Ngày 30 tháng 7 năm 2012, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số
28/2012/TT về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu
biển” QCVN 42: 2012/BGTVT, trong đó quy định AIS-SART là một trong số các
thiết bị vô tuyến điện chịu sự kiểm tra của Đăng kiểm dùng để trang bị trên tàu và thiết
bị này phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

“4.10.2. Thiết bị phát báo tìm kiếm cứu nạn thỏa mãn yêu cầu đối với hệ thống
nhận dạng tự động (AIS-SART)

1. AIS-SART phải có khả năng phát điện báo chỉ vị trí, thông tin tĩnh và an toàn
của phương tiện bị nạn. Dạng bức điện được phát báo phải phù hợp với với dạng
thiết bị bị AIS sẵn có trên tàu, được nhận và hiển thị trên thiết bị hiển thị hoạt
động (các hiển thị tối thiểu) được lắp đặt trên tàu nằm trong dải thu nhận của
AIS-SART. Điện báo nhận được từ AIS-SART và thiết bị AIS phải được phân biệt
rõ ràng.

2. AIS-SART phải:

(1) Có khả năng thao tác dễ dàng bởi người không có chuyên môn;

(2) Được lắp đặt sao cho tránh được tác động vô tình;

15
(3) Được trang bị bộ chỉ báo bằng âm thanh hoặc ánh sáng hoặc cả hai để chỉ
báo trạng thái hoạt động;

(4) Có khả năng đưa vào hoạt động và dừng hoạt động bằng tay, có thể cho phép
kích hoạt tự động;

(5) Có khả năng không bị hư hỏng khi rơi xuống nước từ độ cao 20 m;

(6) Có khả năng kín nước trong thời gian tối thiểu 5 phút khi ngập ở độ sâu 10
m;

(7) Duy trì kín nước khi nhiệt độ thay đổi đột ngột đến 45°C dưới các điều kiện
ngập trong nước nêu trên;

(8) Có khả năng nổi (không cần thiết ở tư thế hoạt động) nếu không phải là một
phần tích hợp của xuồng cứu sinh;

(9) Được trang bị các dây buộc nổi, nếu thiết bị có khả năng nổi;

(10) Chịu được nước biển và dầu;

(11) Chịu được phơi lâu dài dưới ánh nắng mà không bị hư hỏng;

(12) Tất cả các mặt phải có màu vàng sẫm hoặc da cam hoặc màu dễ nhận biết
để giúp cho việc dễ dàng phát hiện thiết bị;

(13) Có kết cấu bên ngoài mềm để tránh làm hư hỏng xuồng cứu sinh;

(14) Được trang bị thiết bị để dựng ăng ten AIS-SART ở độ cao tối thiểu 1 m so
với mặt nước biển, kèm hướng dẫn dạng hình vẽ;

(15) Có khả năng phát với khoảng cách bản tin 1 phút hoặc ít hơn;

(16) Được cài đặt vị trí ban đầu bên trong, và có thể phát báo vị trí hiện tại ở
mỗi bức điện;

(17) Có khả năng thử được tất cả các chức năng bằng cách dùng thông tin thử
riêng biệt;

(18) Có mã nhận dạng duy nhất để đảm bảo tính nguyên vẹn liên kết dữ liệu
VHF.

16
3. AIS-SART phải được thiết kế sao cho có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ
môi trường từ -20 °C đến + 55 °C, đồng thời phải không bị hư hỏng khi được cất
giữ tại nơi có nhiệt độ từ -30 °C đến + 70 °C.

4. AIS-SART phải có khả năng phát hiện được ở khoảng cách không nhỏ hơn 5
hải lý.

5. AIS-SART phải phát liên tục ngay cả khi tính đồng bộ vị trí và thời gian từ hệ
thống định vị hàng hải bị mất hoặc lỗi.

6. AIS-SART phải phát tín hiệu sau 1 phút kích hoạt.

7. Ngoài quy định nêu ở 4.5.1-47, bên ngoài SART phải được ghi rõ ràng các
thông tin sau:

(1) Tóm tắt hướng dẫn sử dụng;

(2) Ngày hết hạn sử dụng của pin.

Quy định trên của Bộ Giao thông vận tải không quy định các yêu cầu về tương
thích điện từ (EMC), yêu cầu về an toàn điện của thiết bị AIS-SART.

2.3.3. Quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông có chức năng quản lý các thiết bị thu phát sóng vô
tuyến điện nói chung, trong đó có các thiết bị AIS-SART, về tương thích điện từ
trường nhằm tránh việc can nhiễu giữa các thiết bị này với nhau khi hoạt động.

Với chức năng, nhiệm vụ trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin
vô tuyến điện, mã hiệu quy chuẩn QCVN 18:2010/BTTTT. Quy chuẩn này quy định
các yêu cầu kỹ thuật về tương thích điện từ (EMC) chung cho tất cả các thiết bị thông
tin vô tuyến điện làm việc trong dải tần từ 9 kHz đến 3000GHz.

2.4. Tình hình ngoài nước

2.4.1. Các khuyến nghị của IMO

Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) những năm gần đây cũng liên tục đưa ra các
yêu cầu mới liên quan đến việc đảm bảo an toàn con người và phương tiện trên biển
trong đó có những yêu cầu cụ thể về các thiết bị cần có trên các phương tiện tàu

17
thuyền hoạt động trên biển cũng như tại các cảng biển nhằm tăng cường đảm bảo an
toàn hàng hải.

Khóa họp thứ 84 diễn ra vào tháng 5/2008, Ủy ban an toàn hàng hải (MSC-84)
thuộc tổ chức IMO đã thông qua và phê chuẩn việc “Sửa đổi, bổ sung đối với Quy
định III/6 của Công ước SOLAS 74 về thiết bị xác định vị trí dùng cho mục đích tìm
kiếm và cứu nạn”. Sửa đổi này có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Cụ
thể là:

a. Tiêu đề của mục 2.2 cũ của Quy định III/6 Công ước SOLAS 74 "Thiết bị phát
đáp ra đa" (Radar transponder) đã được thay thế bằng tiêu đề mới là "Thiết bị xác
định vị trí dùng cho mục đích tìm kiếm và cứu nạn" (Search and rescue locating
devices);

b. Mục 2.2 mới của Quy định III/6 Công ước SOLAS 74 quy định các tàu phải
trang bị ở mỗi bên mạn tàu 01 thiết bị xác định vị trí dùng cho mục đích tìm kiếm
và cứu nạn theo một trong hai loại sau (tàu có tổng dung tích từ 300 đến 499 GT
chỉ cần trang bị 01 thiết bị):

• Thiết bị phát báo thoả mãn yêu cầu GMDSS (GMDSS Search and Rescue
Transponder - SART); hoặc

• Thiết bị nhận dạng tự động phát báo tìm kiếm cứu nạn (AIS-SART).

c. Việc lựa chọn loại thiết bị phát báo nào trang bị cho tàu là do chủ tàu quyết định.
Đối với tàu chở khách ro - ro, phải trang bị một thiết bị SART hoặc AIS-SART
cho mỗi nhóm 04 phao bè cứu sinh.

d. Thiết bị AIS-SART ngoài việc phải tuân thủ theo các quy định chung trong Nghị
quyết A694(17) của IMO “ Quy định chung về thiết bị vô tuyến theo GMDSS
trên tàu và thiết bị hỗ trợ hành hải điện tử” (General requirements for shipborne
radio equipment forming part of global maritime distress and safety system
(GMDSS) and for electronic navigation aids) phải tuân thủ theo yêu cầu của
Nghị quyết MSC.246(83) của IMO “Tiêu chuẩn hoạt động đối với thiết bị phát
báo tìm kiếm cứu nạn AIS-SART” (Performance Standards for survival craft
AIS search and rescuse transmitter (AIS-SART)).

2.4.2. Các khuyến nghị của ITU-R

18
Hiện nay, ITU-R đã đưa khuyến nghị cho hệ thống AIS sử dụng truy nhập đa
phân chia theo thời gian trong băng tần di động hàng hải với tên đầy đủ: ITU-R
Recommendation M.1371, Technical Characteristics for a Universal Shipborne
Automatic Identification System Using Time Division Multiple Access in the
Maritime Mobile Band.

Tại cuộc họp của Phân ban vô tuyến của ITU (ITU-R) vào tháng 2 năm 1998 để
định nghĩa về kỹ thuật và giao thức truyền thông cho thiết bị này, dự thảo khuyến nghị
được hoàn thiện vào tháng 11 năm 1998. IALA đã xây dựng các trạm phát đáp AIS
đồng thời nộp dự thảo cho ITU-R vào tháng 9 năm 2000. Hiện nay bản dự thảo đã
chính thức trở thành khuyến nghị ITU-R M.1371–1.

2.4.3. Các tiêu chuẩn của IEC

2.4.3.1. Tiêu chuẩn IEC 60945

Tiêu chuẩn IEC 60945 được xuất bản lần thứ 4 vào tháng 8 năm 2002, đưa ra các
yêu cầu chung, phương pháp kiểm tra và các kết quả kiểm tra cần thiết đối với các hệ
thống và thiết bị vô tuyến điện, nghi khí hàng hải dùng trên tàu biển.

2.4.3.2. Tiêu chuẩn IEC 61097-14

Theo các quy định tại nghị quyết số MSC.246(83) của IMO “Khuyến nghị về các
tiêu chuẩn khả năng hoạt động đối với cá thiết bị phát báo tìm kiếm cứu nạn AIS-
SART”, các thiết bị AIS-SART phải được cấp chứng chỉ phê chuẩn kiểu loại theo quy
định của tài liệu “Thiết bị phát báo Tìm kiếm cứu nạn AIS-SART - Yêu cầu khả năng
hoạt động, các phương pháp đo kiểm và kết quả đo kiểm cần thiết” (AIS search and
rescue transmitter (AIS-SART) - Operational and performance requirements, methods
of testing and required test results” (IEC 61097-14).

Tiêu chuẩn IEC 61097-14 được IEC xuất bản lần 1 vào tháng 2 năm 2010 chỉ ra
các chỉ tiêu hoạt động tối thiểu, các đặc tính kỹ thuật và phương pháp đo kiểm dành
cho thiết bị phát báo tìm kiếm cứu nạn thỏa mãn yêu cầu với hệ thống nhận dạng tự
động (AIS-SART).

2.4.3.3. Tiêu chuẩn IEC 61108-1

Tiêu chuẩn IEC 61108 - 1 được xuất bản lần 2 vào tháng 7 năm 2003 chỉ ra các
tiêu chuẩn hoạt động tối thiểu, phương pháp kiểm tra và các kết quả kiểm tra cần thiết

19
cho các thiết bị thu tín hiệu GPS từ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu tuân thủ theo
Nghị quyết MSC.112 (73) của IMO.

2.4.4. Quy định của liên minh Châu Âu

Quy định dành cho các thiết bị hàng hải “COMMISSION DIRECTIVE
2011/75/EU” sửa đổi từ quy định “Council Directive 96/98/EC” có hiệu lực từ ngày
2/09/2011 có đưa ra các yêu cầu và chỉ dẫn cụ thể đối với các thiết bị hàng hải bắt
buộc trang bị trên tàu, trong đó nêu các thiết bị AIS-SART phải đáp ứng các quy định
và tiêu chuẩn dưới đây khi được cấp chứng nhận phê chuẩn kiểu loại:

• SOLAS Regulation III/6, Regulation IV/7, IMO Resolution. MSC.246(83),


IMO Res. MSC.247(83), IMO Res. MSC.256(84), ITU-R M. 1371-4(2010);

• EN 60945 (2002), including IEC 60945 Corrigendum 1 (2008), EN 61097-


14 (2010), EN 61162 Series; hoặc

• IEC 60945 (2002), including IEC 60945 Corrigendum 1 (2008), IEC


61097-14 (2010), IEC 61162 Series.

2.5. Khảo sát tình hình sử dụng thiết bị

2.5.1. Tình hình sử dụng trong nước

AIS-SART đã có mặt tại Việt Nam vào khoảng năm 2011, nhưng chỉ dùng cho
các tàu viễn dương và các tàu chở hàng lớn mà chưa đủ điều kiện để trang bị cho các
tàu đánh cá do giá của thiết bị tương đối cao.

Do các thiết bị AIS-SART chỉ thông tin một chiều từ phương tiện bị nạn đến các
phương tiện cứu hộ cứu nạn trên biển, nên ngư dân chưa trang bị cho tàu đánh cá.
Thông thường, tàu cá chỉ dùng các thiết bị thông tin thông dụng hai chiều và phù hợp
với khả năng tài chính của mình như các máy bộ đàm hoặc thiết bị thu phát sóng
MF/HF.

Hiện Việt Nam chưa có Quy chuẩn kỹ thuật cho thiết bị AIS SART nên khi nhập
khẩu sẽ áp dụng các Quy chuẩn như Radar SART, IEC 61097-14.

2.5.2. Tình hình sử dụng ngoài nước

20
AIS-SART đã chính thức được IMO công nhận là 1 thiết bị phát báo tìm kiếm
cứu nạn tương đương thiết bị phát báo tìm kiếm cứu nạn RADAR-SART từ 1/1/2010.
Tuy nhiên, các thiết bị AIS-SART chính thức được sử dụng tại các quốc gia khác nhau
trên thế giới vào các thời điểm khác nhau tùy thuộc vào chính sách của các nước. Phụ
thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu của từng quốc gia, mỗi thiết bị AIS-SART cũng sẽ
có thời điểm được chấp nhận sử dụng tại mỗi quốc gia là khác nhau. Dưới đây là một
số thông tin về tình hình cấp phép sử dụng một số thiết bị AIS-SART tại một số quốc
gia.

2.5.2.1. Tại Mỹ

24/08/2010, thiết bị AIS-SART McMurdo SmartFind S5 chính thức được Chính


phủ Mỹ chấp thuận sử dụng tại Mỹ.

Thiết bị Tron AIS-SART được cho phép sử dụng tại Mỹ chính thức từ
18/11/2010.

Tháng 4/2012, Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang FCC (Federal Communications
Commission) đã chính thức có văn bản chấp thuận cho phép sử dụng thiết bị AIS-
SART Safelink R10 trên toàn lãnh thổ Mỹ.

2.5.2.2. Tại Anh

Tháng 23/3/2010, Chính phủ Anh đã chính thức cho phép thiết bị Kannad Marine
Safelink được sử dụng cho các tàu mang Quốc tịch Anh.

Tháng 3/2010, thiết bị AIS-SART McMurdo SmartFind S5 cũng chính thức được
sử dụng tại Anh.

2.5.2.3. Tại Na Uy

Thiết bị AIS-SART McMurdo SmartFind S5 chính thức được sử dụng tại Na Uy


từ tháng 4/2010.

Từ 5/06/2013 thiết bị AIS-SART Jotron Tron/SIMRAD SA70 chính thức được


sử dụng lắp đặt cho các tàu quốc tịch Na Uy.

2.5.2.4. Tại Đức

Chính phủ Đức chính thức cho phép sử dụng thiết bị Tron AIS-SART cho các tàu
mang Quốc tịch Đức từ 27/05/2010.

21
20/4/2012, chính phủ Đức cũng chính thức cho phép sử dụng thiết bị SafeLink
AIS-SART của hãng Kannad trên lãnh thổ Đức.

2.5.2.5. Tại Đan Mạch

Tháng 6/2010, Đan Mạch đã chính thức cho phép sử dụng các thiết bị AIS-SART
McMurdo S5 Smartfind, Kannad Marine Safelink và SAILOR 5051 trên các tàu mang
quốc tịch Đan Mạch.

2.5.2.6. Tại Trung Quốc

Tháng 4/2012, Trung Quốc cũng đã chính thức cho phép sử dụng các thiết bị
AIS-SART McMurdo S5 Smartfind, Kannad Marine Safelink và SAILOR 5051 trên
các tàu mang quốc tịch Trung Quốc.

2.6. Kết luận về sự cần thiết phải xây dựng quy chuẩn

Như vậy, mặc dù đã chính thức được IMO công nhận là 1 thiết bị phát báo tìm
kiếm cứu nạn tương đương thiết bị phát báo tìm kiếm cứu nạn RADAR-SART từ
1/1/2010, được quy định trang bị 01 chiếc/1 tàu có trọng tải từ 300-500 tấn và 02 chiếc
/ 1 tàu có trọng tải trên 500 tấn và đã được nhập khẩu và lắp đặt cho các tàu biển của
Việt Nam nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có quy chuẩn kỹ thuật cho thiết bị
AIS SART (hiện tại, khi nhập khẩu các cơ quan chức năng đang phải áp dụng các Quy
chuẩn như SART (Bộ phát đáp Radar), IEC 61097-14 (Tiêu chuẩn của IEC về thiết bị
AIS SART)). Vì vậy, việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nhận dạng
tự động phát báo tìm kiếm cứu nạn (AIS-SART) là hết sức cần thiết.

3. Sở cứ xây dựng Quy chuẩn

3.1. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị vô tuyến

Để xây dựng quy chuẩn cho thiết bị AIS-SART cần dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn về tương thích điện từ trường

- Tiêu chuẩn về miễn nhiễm điện từ.

- Tiêu chuẩn về chức năng hoạt động và các thông số kỹ thuật yêu cầu dành cho
thiết bị AIS-SART.

3.2. Lựa chọn tài liệu

22
Nhóm biên soạn đã rà soát kỹ lưỡng và tổng hợp các tài liệu liên quan đến các
chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị AIS-SART dùng trong hàng hải trên thế giới và các nước
trong khu vực như:

3.2.1. Các khuyến nghị của IMO

IMO Resolution MSC.246(83). Annex 18, Adoption of performance standards


for survival craft AIS search and rescue transmitter (AIS-SART) for use in search and
rescue operations

3.2.2. Tiêu chuẩn của ITU-R

ITU-R Recommendation M.1371, Technical Characteristics for a Universal


Shipborne Automatic Identification System Using Time Division Multiple Access in
the Maritime Mobile Band

3.2.3. Tiêu chuẩn của IEC

- IEC 61097–14, Global maritime distress and safety system (GMDSS) - Part 14:
AIS search and rescue transmitter (AIS-SART) - Operational and performance
requirements, methods of testing and required test results

- IEC 60945, Maritime navigation and radiocommunication equipment and


systems – General requirements –Methods of testing and required test results.

- IEC 61108-1, Global positioning system (GPS) – Receiver equipment –


Performance standards, methods of testing and required test results

3.3. Phân tích tài liệu

3.3.1. Các khuyến nghị của IMO

IMO Resolution MSC.246(83). Annex 18, Adoption of performance standards


for survival craft AIS search and rescue transmitter (AIS-SART) for use in search and
rescue operations đưa ra các yêu cầu về thiết bị AIS-SART, trong đo các thông số kỹ
thuật tham chiếu sang tiêu chuẩn của ITU.

3.3.2. Các tiêu chuẩn của ITU-R

ITU-R Recommendation M.1371, Technical Characteristics for a Universal


Shipborne Automatic Identification System Using Time Division Multiple Access in
the Maritime Mobile Band.

23
Tiêu chuẩn được công bố năm 2001 đưa ra yêu cầu đối với hệ thống AIS dùng
phương thức truy nhập đa phân chia theo khe thời gian TDMA dùng trong băng tần di
động hàng hải. Trong đó có tham chiếu các yêu cầu nội dung của IMO với các bản tin
quảng bá AIS trong phạm vi rộng, cũng như công bố các quy định về đặc tính kỹ thuật
chung, các cuộc gọi chọn số DSC dùng trong hàng hải, ứng dụng tầm xa LRIT và các
bản tin đặc biệt.

3.3.3. Các tiêu chuẩn của IEC

3.3.3.1. IEC 61097–14, Global maritime distress and safety system (GMDSS) - Part
14: AIS search and rescue transmitter (AIS-SART) - Operational and
performance requirements, methods of testing and required test results.

Tiêu chuẩn này của IEC 61097 đưa ra các yêu cầu thực hiện tối thiểu, kiểm tra
các phương thức và các đặc tuyến kỹ thuật, và các kết quả kiểm tra cần thiết, về thiết
bị phát báo tìm kiếm cứu nạn thỏa mãn yêu cầu của hệ thống nhận dạng tự động (AIS-
SART) có thể được sử dụng trên tàu như là một thiết bị xác định vị trí tìm kiếm và cứu
nạn theo yêu cầu của các chương III và IV của Công ước quốc tế về An toàn sinh
mạng trên biển (SOLAS) sửa đổi.

3.3.3.2. IEC 60945, Maritime navigation and radiocommunication equipment and


systems – General requirements – Methods of testing and required test results.

Tiêu chuẩn đưa ra yêu cầu kỹ thuật, quy trình đo và các kết quả đo kiểm cần đạt
được đối với nguồn điện, môi trường đo kiểm và tính tương thích và miễn nhiễm đối
điện từ trường trong quá trình vận hành hệ thống AIS. Tiêu chuẩn có tham chiếu đầy
đủ sang các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế có liên quan như ITU và IMO.

3.3.3.3. IEC 61108-1, Global positioning system (GPS) – Receiver equipment –


Performance standards, methods of testing and required test results

Tiêu chuẩn được IEC xuất bản lần thứ 2 và soạn thảo tháng 7 năm 2003, đưa ra
các tiêu chuẩn thực hiện, cũng như các phương pháp kiểm tra và các kết quả kiểm tra
theo yêu cầu cho thiết bị thu GPS lắp trên tàu. Dựa trên nghị quyết MSC.112(73) của
IMO, mà sử dụng các tín hiệu từ của Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong yêu cầu
xác định vị trí.

3.3.4. Các tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam

24
- QCVN 68:2013/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trong hệ thống
nhận dạng tự động sử dụng trên tàu biển: Là quy chuẩn do Cục viễn thông soát
xét và hoàn chỉnh, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt và được ban hành kèm
theo thông tư số 01/2013/TT-BTTTT ngày 10/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông
tin truyền thông, Quy chuẩn này đưa ra các yêu cầu về tương thích điện từ
trường, các yêu cầu về kỹ thuật đối với thiết bị AIS trang bị trên tàu.

- TCVN 7189: 2009, Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến
– Giới hạn và phương pháp đo: Là tiêu chuẩn do viện khoa học kỹ thuật bưu điện
biên soạn, Bộ TTTT đề nghị, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm
định, Bộ KHCN ban hành. Tiêu chuẩn này đưa ra các giới hạn về nhiễu phát xạ,
phương pháp đo nhiễu phát xạ đối với các thiết bị vô tuyến điện.

- TCVN 8241-4-2: 2009, Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-2: Phương pháp đo
và thử - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện: là tiêu chuẩn do viện
khoa học kỹ thuật bưu điện xây dựng, Bộ TTTT đề nghị, Tổng cục tiêu chuẩn đo
lường chất lượng thẩm định, bộ khoa học công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này
quy định các yêu cầu về miễn nhiễm và phương pháp thử cho các thiết bị điện,
điện tử đối với hiện tượng phóng tĩnh điện trực tiếp từ người khai thác sử dụng
và từ các đối tượng kề bên

- TCVN 8241-4-3: 2009, Tương thích điện từ - Phần 4-3: Phương pháp đo và thử -
Miễn nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô tuyến: là tiêu chuẩn do viện khoa học
kỹ thuật bưu điện xây dựng, Bộ TTTT đề nghị, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường
chất lượng thẩm định, bộ khoa học công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này thiết lập
một chuẩn chung để đánh giá khả năng miễn nhiễm của thiết bị điện và điện tử
khi chịu ảnh hưởng của trường điện từ phát xạ tần số vô tuyến.

- TCVN 8241-4-5: 2009, Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-5: Phương pháp đo
và thử - Miễn nhiễm đối với xung: là tiêu chuẩn do viện khoa học kỹ thuật bưu
điện xây dựng, Bộ TTTT đề nghị, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm
định, bộ khoa học công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này thiết lập một chuẩn chung
để đánh giá khả năng miễn nhiễm của thiết bị điện và điện tử khi thiết bị chịu tác
động của các nguồn nhiễu

25
- TCVN 8241-4-6: 2009, Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-6: Phương pháp đo
và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến: là tiêu chuẩn do viện
khoa học kỹ thuật bưu điện xây dựng, Bộ TTTT đề nghị, Tổng cục tiêu chuẩn đo
lường chất lượng thẩm định, bộ khoa học công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này
thiết lập một chuẩn chung để đánh giá khả năng miễn nhiễm về chức năng của
thiết bị điện và điện tử đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến

- TCVN 8241-4-11: 2009, Tương thích điện từ - Phần 4-11: Phương pháp đo và
thử - Miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến đổi điện
áp: là tiêu chuẩn do viện khoa học kỹ thuật bưu điện xây dựng, Bộ TTTT đề
nghị, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, bộ khoa học công
nghệ công bố. Tiêu chuẩn này thiết lập một chuẩn chung để đánh giá mức độ
miễn nhiễm của các thiết bị điện, điện tử khi chịu tác động của hiện tượng sụt áp,
gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp nguồn

3.4. Lựa chọn sở cứ chính

AIS-SART là một trong số thiết bị vô tuyến điện được IMO yêu cầu trang bị trên
tàu phục vụ công tác tìm kiếm và cứu nạn. Các tiêu chuẩn thiết bị của các hãng sản
xuất thiết bị AIS-SART đều dựa trên các tiêu chuẩn giao diện, nội dung bản tin, tham
số truyền dẫn... của IMO, ITU-R và IEC. Nhằm phục vụ công tác quản lý của các cơ
quan quản lý nhà nước đối với thiết bị AIS-SART, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng
quy chuẩn kỹ thuật đối với loại thiết bị này.

Dựa trên các sở cứ đã đưa ra và những phân tích từng sở cứ, căn cứ vào mục
đích, yêu cầu của đề tài, căn cứ vào giới hạn phạm vi thực hiện của đề tài, nhóm thực
hiện đề tài nhận thấy trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế dành cho AIS-SART,
các tiêu chuẩn sau đây kết hợp lại sẽ cho ta các thông số chi tiết về yêu cầu kỹ thuật,
quy trình kiểm tra đầy đủ nhất cho thiết bị AIS-SART:

- IEC 61097–14, Global maritime distress and safety system (GMDSS) - Part 14:
AIS search and rescue transmitter (AIS-SART) - Operational and performance
requirements, methods of testing and required test results.

- IEC 60945, Maritime navigation and radiocommunication equipment and


systems – General requirements –Methods of testing and required test results.

26
Các tài liệu nêu trên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dụng đã đăng ký trong
bản đề cương, bao gồm các chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp đo đánh giá được trình
bày rất khoa học, ngắn gọn, rõ ràng. Do đó, nhóm thực hiện đề tài lựa chọn các tiêu
chuận nêu trên làm sở cứ chính để xây dựng Quy chuẩn.

Quy chuẩn này được xây dựng trên cơ sở chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC
61097–14 và chấp thuận có lựa chọn với các tiêu chuẩn IEC 60945. Bố cục và cách thể
hiện của quy chuẩn này đã được hiệu chỉnh phù hợp với qui định về khuôn mẫu quy
chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo
kiểm và chứng nhận hợp quy thiết bị.

4. Nội dung chính của bản dự thảo Quy chuẩn

4.1. Nội dung chính của dự thảo Quy chuẩn

STT NỘI DUNG

1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

1.2 Đối tượng áp dụng

1.3 Tài liệu viện dẫn

1.4 Giải thích từ ngữ

2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1 Quy định chung

2.1.1 Sơ đồ khối AIS-SART

2.1.2 Máy phát TDMA (AIS Tx)

2.1.3 Bộ điều khiển

2.1.4 Thiết bị định thời và đồng bộ

2.1.5 Pin

2.1.6 Hệ thống cố định vị trí điện tử

2.1.7 Bộ kích hoạt

2.1.8 Bộ chỉ thị

27
2.2 Yêu cầu nguồn điện và đảm bảo an toà

2.3 Các điều kiện thử nghiệm

2.4 Yêu cầu tương thích về điện từ trường

2.5 Yêu cầu về miễn nhiễm điện từ

2.6 Các yêu cầu về tầng vật lý

2.7 Yêu cầu đối với lớp liên kết

3 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4 TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN

5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.2. Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn

TIÊU CHUẨN
STT NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
VIỆN DẪN

1 QUY ĐỊNH CHUNG Tự xây dựng

1.1 Phạm vi điều chỉnh Tự xây dựng

1.2 Đối tượng áp dụng Tự xây dựng

1.3 Tài liệu viễn dẫn Tự xây dựng

1.4 Giải thích từ ngữ Tự xây dựng

2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Mục 4/ IEC 61097-


2.1 Quy định chung Chấp thuận nguyên vẹn
14

Mục 4/IEC 61097-


2.1.1 Sơ đồ khối AIS-SART Chấp thuận nguyên vẹn
14)

Máy phát TDMA (AIS Mục 4/IEC 61097-


2.1.2 Chấp thuận nguyên vẹn
Tx) 14)

Mục 4/IEC 61097-


2.1.3 Bộ điều khiển Chấp thuận nguyên vẹn
14)

Thiết bị định thời và đồng Mục 4/IEC 61097-


2.1.4 Chấp thuận nguyên vẹn
bộ 14)

28
Mục 4/IEC 61097-
2.1.5 Pin Chấp thuận nguyên vẹn
14)

Hệ thống cố định vị trí Mục 4/IEC 61097-


2.1.6 Chấp thuận nguyên vẹn
điện tử 14)

Mục 4/IEC 61097-


2.1.7 Bộ kích hoạt Chấp thuận nguyên vẹn
14)

Mục 4/IEC 61097-


2.1.8 Bộ chỉ thị Chấp thuận nguyên vẹn
14)

Yêu cầu nguồn điện và Mục 3.3 IEC 61097-


2.2 Chấp thuận nguyên vẹn
đảm bảo an toàn 14

Mục 5.3, 5.4 IEC


2.3 Các điều kiện thử nghiệm Chấp thuận nguyên vẹn
61097-14,

chấp thuận nguyên vẹn


Yêu cầu tương thích về đối với các chủng loại
2.4 Mục 9 / IEC 60945),
điện từ trường thiết bị xách tay
(portable)

chấp thuận nguyên vẹn


Yêu cầu về miễn nhiễm Mục 10 / IEC đối với các chủng loại
2.5
điện từ 60945), thiết bị xách tay
(portable)

2.6 Các yêu cầu về tầng vật lý

Mục 7.2 Trang 24


2.6.1 Sai số tần số trong tài liệu Chấp thuận nguyên vẹn
IEC61097-14

Mục 7.3 Trang 24


2.6.2 Công suất dẫn trong tài liệu Chấp thuận nguyên vẹn
IEC61097-14

Mục 7.4 Trang 25


2.6.3 Công suất phát xạ trong tài liệu Chấp thuận nguyên vẹn
EC61097-14

Mục 7.8 Trang 30


2.6.4 Phát xạ giả từ máy phát trong tài liệu Chấp thuận nguyên vẹn
IEC61097-14

Yêu cầu đối với lớp liên


2.7 Chấp thuận nguyên vẹn
kết

2.7.1 Độ chính xác đồng bộ Mục 8.1 Trang 30 Chấp thuận nguyên vẹn

29
trong tài liệu
IEC61097-14

Mục 8.2 Trang 30


Các phương pháp kiểm
2.7.2 trong tài liệu Chấp thuận nguyên vẹn
thử ở chế độ kích hoạt
IEC61097-14)

Mục 8.3 trang 33


2.7.3 Kiểm thử chế độ Test trong tài liệu Chấp thuận nguyên vẹn
IEC61097-14)

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN


3 Tự xây dựng

TRÁCH NHIỆM CỦA


4 Tự xây dựng
TỔ CHỨC CÁ NHÂN

5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN Tự xây dựng

5. Kết luận

Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nhận dạng tự động phát báo tìm
kiếm cứu nạn (AIS-SART) sử dụng trên tàu biển đã được rà soát và hoàn chỉnh theo
yêu cầu.

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan về tiêu chuẩn kỹ thuật và phương
pháp đo đánh giá chất lượng thiết bị nhận dạng tự động phát báo tìm kiếm cứu nạn
(AIS-SART) trong hàng hải, nhóm thực hiện đề tài cho rằng quy chuẩn này là đầy đủ,
đáng tin cậy, có thể dùng làm quy chuẩn quốc gia.

30
Chữ viết tắt, giải thích thuật ngữ

Từ Tiếng Anh Tiếng Việt

Automatic Identification
Thiết bị nhận dạng tự động phát
AIS-SART System Search and Rescue
báo tìm kiếm cứu nạn
Transmitter

Radar Search and Rescue Thiết bị phát báo thỏa mãn yêu cầu
RADAR-SART
Transponder GMDSS

GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu.

International Maritime
IMO Tổ chức Hàng hải Quốc tế
Organization

International Civil Aviation Tổ chức Hàng không Dân dụng


ICAO
Organization Quốc tế

International
ITU Liên minh viễn thông quố tế
Telecommunication Union

International
IEC Electrotechnical Ủy ban Vô tuyến điện quốc tế
Commission

Time Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo thời


TDMA
Access gian

MSC Maritime Safety Committee Ủy ban an toàn hàng hải

International Code of Safety Bộ luật Quốc tế về an toàn tàu cao


HSC Code
for High-speed Craft tốc

Carrier Sense Time Đa truy nhập phân chia theo thời


CSTDMA
Division Multiple Access gian nhận biết sóng mang

Self-Organisation Time Đa truy nhập phân chia theo thời


SOTDMA
Division Multiple Access gian tự thích nghi

Fixed Access Time Đa truy nhập phân chia theo thời


FATDMA
Division Multiple Access gian cố định

31
Tài liệu tham khảo chính

[1] IEC 61097–14, Global maritime distress and safety system (GMDSS) - Part 14:
AIS search and rescue transmitter (AIS-SART) - Operational and performance
requirements, methods of testing and required test results.

[2] IEC 60945, Maritime navigation and radiocommunication equipment and systems
– General requirements –Methods of testing and required test results.

[3] IEC 61108-1, Global positioning system (GPS) – Receiver equipment –


Performance standards, methods of testing and required test results.

[4] IMO Resolution MSC.246(83). Annex 18, Adoption of performance standards for
survival craft AIS search and rescue transmitter (AIS-SART) for use in search and
rescue operations.

[5] IMO Resolution A694(17) General requirements for shipborne radio equipment
forming part of global maritime distress and safety system (GMDSS) and for
electronic navigation aids.

[1] Recommendation ITU-R M.1371-4 (04/2010), Technical Characteristics for a


Universal Shipborne Automatic Identification System Using Time Division Multiple
Access in the Maritime Mobile Band.

[7] ITU-R WP5B - Identities for AIS-SART, MOB and EPIRB-AIS.

[8] COMMISSION DIRECTIVE 2011/75/EU – 02/09/2011.

[9] QCVN 42: 2012/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu
biển”.

[10] http://www.imo.org/OurWork/Safety/Navigation/Pages/AIS.aspx

[11] QCVN 18:2010/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối
với thiết bị thông tin vô tuyến điện.

[12] QCVN 68:2013/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trong hệ thống
nhận dạng tự động sử dụng trên tàu biển.

[13] TCVN 7189: 2009, Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến
– Giới hạn và phương pháp đo;

32
[14] TCVN 8241-4-2: 2009, Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-2: Phương pháp đo
và thử - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện;

[15] TCVN 8241-4-3: 2009, Tương thích điện từ - Phần 4-3: Phương pháp đo và thử -
Miễn nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô tuyến;

[16] TCVN 8241-4-5: 2009, Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-5: Phương pháp đo
và thử - Miễn nhiễm đối với xung;

[17] TCVN 8241-4-6: 2009, Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-6: Phương pháp đo
và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến;

[18] TCVN 8241-4-11: 2009, Tương thích điện từ - Phần 4-11: Phương pháp đo và thử
- Miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp.

33

You might also like