Em Vui - Bao Cao Dinh Ki So 2

You might also like

You are on page 1of 76

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN

VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI


QUẢNG BÌNH VÀ
QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế
và hình ảnh

Hà Nội, 2023
TÌNH TRẠNG TẢO HÔN
VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI
QUẢNG BÌNH VÀ
QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế
và hình ảnh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................... 3
LỜI CẢM ƠN. .............................................................. 5
PHẦN 1. NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ TẢO HÔN............... 6
Nguyên nhân nào dẫn tới tảo hôn?.........................................6
Hậu quả của tảo hôn.............................................................22
Những mô hình truyền thông phòng chống tảo
hôn hay cần lan tỏa & áp dụng............................................. 39
PHẦN 2. MUA BÁN NGƯỜI........................................53
Những câu chuyện thực tế về tình trạng mua bán người.... 53
Chung tay phòng chống mua bán người............................. 63
LỜI KẾT..................................................................... 70

Danh mục các từ viết tắt sử dụng


trong tài liệu

CLB Câu lạc bộ DTTS Dân tộc thiểu số


BHYT Bảo hiểm y tế THCS Trung học cơ sở
Đài PTTH Đài Phát thanh Truyền hình UB xã Ủy ban xã
LHPN Liên hiệp Phụ nữ UBND Ủy ban Nhân dân
GDGT Giáo dục giới tính PTDT Phổ thông dân tộc
HS Học sinh GDĐT Giáo dục Đào tạo
TH & THCS Tiểu học và trung học cơ sở PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
2 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
LỜI MỞ ĐẦU
K
ết quả khảo sát đầu kỳ1 của dự án Em Vui được thực hiện vào năm 2020 với
1,725 em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số có độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi, tại 4 tỉnh
thuộc dự án là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị cho thấy những lỗ
hổng trong nhận thức, thái độ, thực hành (KAP) của các em trước hai vấn đề phòng
chống tảo hôn và phòng chống mua bán người như sau: Chỉ có 0,5% em có kiến thức
và kỹ năng để hành động nhằm bảo vệ bản thân trước nạn mua bán người; Chỉ có 3%
các em nhận diện được tất cả tình huống ẩn chứa rủi ro bị mua bán; Chỉ có 28% các
trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số tham gia khảo sát (tuổi từ 10-24) có kiến thức và
kỹ năng để hành động nhằm bảo vệ bản thân trước nguy cơ tảo hôn; Vẫn còn 28% các
em chưa nhận diện được ít nhất 02 hậu quả lớn của tảo hôn.

Ở một số bản làng vùng sâu vùng xa, nhất là ở các khu vực biên giới nơi cuộc sống còn
nhiều khó khăn, tình trạng tảo hôn của thanh thiếu niên vẫn tiếp diễn và nạn mua bán
người mà đối tượng chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái vẫn liên tục xảy ra. Trong những
năm qua, bên cạnh chính quyền địa phương các cấp và các ban ngành hữu quan, nhiều
tổ chức xã hội cũng đang rất tích cực góp phần vào mục tiêu chung là giảm thiểu tình
trạng tảo hôn và phòng chống mua bán người. Nhằm đóng góp vào những nỗ lực đó,
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam đã triển khai
dự án “Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về việc mua bán
người và tảo hôn thông qua công nghệ số”, viết tắt là dự án EMPoWR hay dự án Em
Vui. Dự án đã xây dựng nhiều sản phẩm giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức
phòng chống tảo hôn và phòng chống mua bán người như các tập phim hoạt hình,
video hướng dẫn các kỹ năng sống, các bài học và tài liệu tham khảo …Các sản phẩm
này đều được đăng tải trên nền tảng Em Vui để truyền tải những thông điệp hữu ích
tới thanh thiếu niên dân tộc thiểu số và người dân tại 4 tỉnh của Dự án cũng như các
địa phương khác.

1
ISDS & Plan International Việt Nam, 2020, Báo cáo khảo sát đầu kỳ dự án EMPoWR/ Em Vui.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
3
Cuốn tài liệu “Thực trạng tảo hôn và mua bán người tại Quảng Bình và Quảng Trị qua
những câu chuyện thực tế và hình ảnh” là một trong những sản phẩm của Dự án Em
Vui được xây dựng từ những câu chuyện thực tế do chính những cán bộ địa phương
tường thuật lại về tình trạng tảo hôn, mua bán người tại tỉnh Quảng Bình và Quảng
Trị. Cuốn tài liệu này cũng giới thiệu những bức tranh vẽ sinh động do chính các em
thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (từ 10-24 tuổi) tại 2 tỉnh này thể hiện và gửi về Dự
án. Những câu chuyện được giới thiệu ở đây chỉ là một số trong hàng trăm câu chuyện
thực tế được chia sẻ. Tất cả các câu chuyện đều được giữ nguyên mạch nội dung
nhưng được rút ngắn lại để phù hợp với khuôn khổ của cuốn sách.

Những câu chuyện thực tế được giới thiệu trong cuốn tài liệu này cho chúng ta thấy
những nguyên nhân dẫn đến tảo hôn tại các thôn/bản cũng như hậu quả của vấn nạn
này đối với các em thanh thiếu niên, cho những đứa trẻ được sinh ra, và cho cả gia đình
của họ. Các câu chuyện về những vụ việc mua bán người cũng cho thấy nhiều tình tiết
phức tạp và những hậu quả tồi tệ của tội ác này đối với phụ nữ và trẻ em gái và người
dân địa phương. Ngoài ra, các đề xuất, các sáng kiến, các mô hình hay…do một số cán
bộ địa phương chia sẻ, chúng tôi cũng đã biên tập lại và đưa vào cuốn tài liệu này với
hy vọng có thể chia sẻ những thông tin quý giá đó tới các địa phương khác để cùng
tham khảo và áp dụng.

Chúng tôi mong muốn thông qua cuốn tài liệu này, chính quyền và các cơ quan nhà
nước các cấp, các tổ chức xã hội, cơ quan báo chí - truyền thông và các cá nhân đang
làm việc trong các lĩnh vực liên quan có thêm thông tin thực tế về vấn nạn tảo hôn và
mua bán người ở các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có hai tỉnh Quảng Bình và Quảng
Trị. Từ đó sẽ có nhiều sáng kiến mới được triển khai nhằm đẩy lùi hai vấn nạn này ở các
địa phương. Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng rằng những câu chuyện được chia sẻ ở
đây có thể giúp các nhà hoạch định và thực thi chính sách các cấp nhìn thấy những
khoảng trống và những bất cập của các chính sách hiện hành để nhanh chóng điều
chỉnh, hoàn thiện các quy định pháp luật và đẩy mạnh công tác thực thi các chính
sách, pháp luật về tảo hôn, về mua bán người một cách thiết thực và hiệu quả, giúp
các em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số lớn lên một cách an toàn, mạnh khỏe và hạnh
phúc.

Cuốn tài liệu là kết quả của Dự án “Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc
thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số - Em Vui” do Viện
Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) và tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp
triển khai thực hiện, với sự đồng tài trợ của Liên minh châu Âu (EU) và tổ chức Plan
International Bỉ và đã được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phê duyệt
theo Quyết định số 568/QĐ-LHHVN ngày 24/06/2020.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
4 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
LỜI cảm ơn
C
húng tôi trân trọng cảm ơn Liên minh châu Âu (EU) và tổ chức Plan International
Bỉ đã hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện cho chúng tôi triển khai dự án Em Vui và xây
dựng cuốn tài liệu này.

Lời cảm ơn đặc biệt xin được dành cho các cán bộ thuộc các sở ban ngành cấp tỉnh
của tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị; Các cán bộ thuộc các phòng ban cấp huyện
của các huyện Minh Hóa, Lệ Thủy và Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, các huyện Đakrông,
Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị; Các cán bộ cấp xã, các trưởng thôn/bản cùng các thầy
cô giáo nhà trường của các xã Trọng Hóa, Dân Hóa, Thượng Hóa, Hóa Tiến, Hồng
Hóa, Trung Hóa, Kim Thủy, Ngân Thủy, Trường Sơn và Trường Xuân ở tỉnh Quảng Bình
và các xã Húc, Lìa, A Dơi, Thanh, Thuận, Xy, Hướng Lộc, Ba Tầng, A Ngo, A Bung, Tà
Rụt, Tà Long, Đakrông, Hướng Hiệp và Mò Ó ở tỉnh Quảng Trị…vì đã nhiệt tình tham
gia chương trình “Câu chuyện tháng sáu – đồng hành cùng Em Vui” và gửi về dự án
những câu chuyện thực tế về tảo hôn, về mua bán người trên địa bàn ở các tỉnh, huyện,
xã thuộc địa bàn dự án Em Vui. Đây là những tư liệu vô cùng quý giá để chúng tôi có
thể biên tập và xây dựng lên cuốn tài liệu ý nghĩa này. Do khuôn khổ cuốn tài liệu có
hạn, chúng tôi không thể giới thiệu được hết các câu chuyện mà mọi người đã chia sẻ,
nhưng tất cả các câu chuyện đều là nguồn tư liệu vô cùng quý báu để dự án và các
tổ chức, cá nhân có thể xây dựng các hoạt động tiếp theo nhằm hỗ trợ nhiều hơn cho
các em thanh thiếu niên vùng dân tộc thiểu số. Để bảo mật thông tin cá nhân, chúng
tôi xin phép được ẩn tên riêng của các nhân vật được nhắc tới trong các câu chuyện
cũng như tên của người kể chuyện.

Lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới các anh/chị thuộc văn phòng của tổ chức Plan
International Việt Nam tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã hỗ trợ nhiệt tình trong
quá trình chúng tôi thu thập những câu chuyện thực tế tại các địa phương để xây dựng
lên cuốn tài liệu này.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
5
phần 1.
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ TẢO HÔN
Nguyên nhân nào dẫn tới tảo hôn?

“Ưng” có nghĩa là “Yêu” và “Cưới”


Em H.T.Ư, sinh năm 2002 tại một xã ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị lấy chồng là
K sinh năm 2001 ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào ngày 21/05/2020, em H.T.Ư đến đăng
ký khai sinh cho con của mình tại UBND xã nơi cư trú của em. Tại đây Công chức Tư
pháp - Hộ tịch của UBND xã tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn giải thích cho em Ư về quy
định pháp luật. Cán bộ tư pháp hỏi em rằng: “Thế từ trước tới nay em có được tuyên
truyền về các vấn đề tảo hôn, hậu quả của việc tảo hôn và có được tư vấn về sức khỏe
sinh sản vị thành niên hay không ?” Em trả lời rằng: “Có được nghe tuyên truyền qua
các kênh thông tin nhưng vẫn còn chưa hiểu lắm, vả lại người trên quê mình nếu ‘Ưng’
có nghĩa là ‘Yêu’ là về ở với nhau như vợ
chồng thôi, không lo gì cả.”

Sau khi tư vấn, giải thích, cán bộ Tư pháp


hộ tịch đã đăng ký khai sinh cho em bé
theo quy định pháp luật để đảm bảo quyền
trẻ em sinh ra là có quyền được đăng ký
khai sinh. Song bên cạnh đó cán bộ cũng
giải thích cho em hiểu rằng: việc đăng
ký khai sinh cho trẻ sẽ không có tên cha
trong giấy khai sinh vì người cha này chưa
đủ tuổi theo quy định của luật. Bức tranh do em ở xã A Ngo - Đakrông –
Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
6 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động phòng chống tảo hôn
Gặp Hồ N tôi bị ám ảnh bởi thân hình
gầy gò, xanh xao của em. Hồ N lấy chồng
khi vẫn đang là học sinh, chưa đủ tuổi
kết hôn. Khi chính quyền xã biết chuyện
đã phối hợp với nhà trường, đến gia đình
để vận động. Thấy vậy, cô bé liền nhảy
xuống suối, nhất quyết không lên, mặc
cho những người có trách nhiệm ở trên
cố gắng thuyết phục. Sau đó, mấy anh
công an xã đã phải lội xuống nước để đưa
cô bé lên. Bố mẹ cô bé đã tỏ ý không đồng
tình, bắt đền cán bộ vì sợ con mình sau Bức tranh do em ở xã A Dơi – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện
này không lấy được chồng.

Phong tục hay là hủ tục?


Trong cuộc họp Hội đồng nhà trường vào tháng 3/2017, giáo viên chủ nhiệm lớp 8A2
báo cáo nghe tin em Hồ Thị T, thôn VK sắp đi lấy chồng và vài ngày tới sẽ tổ chức lễ
cưới, giáo viên phối hợp với chính quyền thôn bản đến vận động nhiều lần nhưng em
vẫn không đổi ý. Sau khi nắm đầy đủ thông tin, tôi làm ngay văn bản (ký tên và đóng
dấu đầy đủ) rồi chạy ngay sang trụ sở Ủy ban xã, xin gặp và làm việc với lãnh đạo Đảng
ủy, Ủy ban cùng cán bộ phụ trách về trẻ em. Bởi tôi biết đây là một vấn đề cấp thiết,
được Đảng và chính quyền hết sức quan tâm. 

Báo cáo xong, tôi gặp riêng A, cán bộ phụ trách về trẻ em. Tôi nói: 
⁃ Chị sốt ruột lắm A ơi. Trong lúc chờ phương án xử lý của lãnh đạo xã, hay chị em
mình lên gặp học sinh và gia đình học sinh trao đổi một lần nữa xem sao, em nhé. 

Thấy rõ quyết tâm của tôi, A gật đầu đồng ý. Thế là chiều hôm đó, chúng tôi lên gia
đình học sinh T, lúc đó khoảng hơn 3 giờ, cả nhà không có lấy một bóng người, cửa
đóng im ỉm. Chúng tôi lân la sang nhà hàng xóm để chuyện trò, nắm thêm thông tin
về T và gia đình T. Nghe các mẹ, các bà nói chuyện: “Hắn không đi học nữa mô cô ơi,
nhà hắn lấy của của người ta rồi, của nhiều lắm, hắn mua sắm tủ giường trong nhà
hết rồi, sướng lắm”, “Chồng hắn giàu lắm, người ở tận Quảng Nam, hôm trước hắn ra
bỏ của, hắn đi cả xe ô tô mà”, “Nhà chồng hắn nghe nói bò nhiều lắm, hai vợ chồng
lấy nhau rồi chỉ cần quản lí trại bò thôi”, “Của ba chục triệu đó, nhiều lắm, răng từ
chối được”, “Chồng giàu rồi, cần chi phải học nữa”… Nghe xong những câu như thế,
bất giác chúng tôi nhìn nhau, không nói gì, chỉ biết thở dài nhưng vẫn hy vọng có thể
thay đổi tình thế.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
7
Vì vậy chúng tôi đã hỏi đường và tìm đến khu rẫy của nhà T. Từ xa, chúng tôi thấy bóng
lưng của một người đàn ông đang cưa cưa chặt chặt, xung quanh là hai ba đứa trẻ
đang nô đùa. Xa hơn một chút, có hai người phụ nữ đang lúi cúi nhặt từng cọng củi,
bỏ vào trong a chói2 để chuẩn bị đem về nhà. Thấy chúng tôi, T cúi đầu chào rồi lặng
lẽ làm việc. Chúng tôi đến bên người đàn ông trung niên, có lẽ là bố của T, chào hỏi: 
⁃ Chào anh, anh là bố T phải không? 

Người đàn ông không nói, chỉ gật đầu rồi tiếp tục làm việc. Tôi nói với tới người phụ nữ
mà có lẽ là mẹ của T:
⁃ Chị ơi. Chị tới đây cho em trao đổi tí việc. Cả T nữa. Tới cô nói chuyện một xíu. 

Lúc này, mọi người mới dừng tay. Hai mẹ con T chầm chậm bước lại phía tôi. Tôi bắt
đầu giới thiệu về tôi, về A. Nhìn sang T, tôi thấy em cúi đầu, im lặng. Có lẽ em biết tôi
tới đây vì mục đích gì. T lúc đó mới chỉ 14 tuổi. Em có khuôn mặt rất xinh, lại hát hay
múa dẻo, rất nhiều bạn trong và ngoài lớp thích chơi với T. Lúc này tôi nói tôi đã biết
chuyện của T, tôi tiếc cho em lắm, mong gia đình suy nghĩ lại bởi T còn quá nhỏ để lấy
chồng, còn nhiều điều tốt đẹp chờ đón em trong tương lai, chưa kể lấy chồng sớm là
vi phạm pháp luật… Tôi nói rất nhiều, phân tích rất nhiều. A cũng nói thêm về các vấn
đề liên quan đến tảo hôn. Đổi lại, là sự im lặng, cúi đầu của cả T và bố mẹ em. Lúc này,
tôi quay sang bố mẹ T, hỏi: 
⁃ Em nói thế, anh chị có muốn nói gì với em không? 

Mẹ T lúc này mới cầm tay tôi, rưng rưng: 


⁃ Cô ơi, em nói rồi mà hắn không nghe, hắn cứ muốn nghỉ học để lấy chồng.

Người bố tiếp lời: 


⁃ Chừ nhận của của người ta rồi, tiêu hết tiền rồi, lấy tiền đâu mà trả cho người ta,
chừ biết làm răng được cô. Không cho cưới phải đền của thì lấy của đâu ra mà đền. 

Vừa nói, hai tay người cha vừa đan vào nhau, ôm lấy đầu, nắm từng cọng tóc giật giật
liên hồi, mặt cúi gằm xuống đất. Tôi nhìn thấy nét ân hận, ăn năn hiện rõ trên từng cử
chỉ, điệu bộ của anh. Bất chợt lúc này tôi cũng im lặng, không nói được gì. Một hồi lâu,
tôi hỏi: 
⁃ Của họ bỏ nhiều không anh? 

Người đàn ông ngẩng lên: 


⁃ 30 triệu, nhiều lắm cô ơi. Họ bỏ của mà không lấy thì mất luôn cả đứa con lại
chẳng có đồng xu nào. 

Nghe anh nói, tôi lại hỏi: 


- Sao lại mất con?
- Hắn đòi bỏ đi theo họ đó cô. Số tiền của giờ tiêu hết sạch rồi, không còn đồng nào.

2
Chiếc gùi địu sau lưng của người dân tộc Bru Vân Kiều và Pa Cô

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
8 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Mua lợn, mua gà liên hoan, mua giường, mua tủ hết rồi. 
Quả thực, đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, thì con số 30 triệu đồng là quá lớn,
tiêu hết rồi thì lấy đâu ra tiền để đền. Người đàn ông tiếp: 
⁃ Họ bỏ của hai ba triệu còn trả được, chừ ba chục triệu lấy chi mà trả. Cả nhà được
hai con bò, bán hết bò cũng không đủ trả nợ.  

Hai mẹ con T mặt chùng xuống vẻ buồn bã hằn lên trên ánh mắt. Ngay cả tôi và A cũng
bất động hồi lâu, thương cho T, thương cho gia đình T và trách cái gọi là phong tục
hay hủ tục kia, đã ràng buộc một cô bé vào cái gọi là “HÔN NHÂN” – “TRÁCH NHIỆM”.
⁃ Khó khăn là thế, nhưng anh chị là những người làm cha, làm mẹ, phải yêu thương
và nghĩ đến con mình trước tiên. Tiền bạc mất có thể làm lại được, còn con cái sau
này muốn bù đắp thì muộn màng rồi. Với lại, anh chị cần quan tâm đến suy nghĩ của
con, xem con đang nghĩ gì. Trẻ con đã nghĩ thấu đáo đâu. Tôi nói tiếp.

Nói rồi, tôi quay sang T: 


⁃ Cô muốn nghe em nói, em là một cô bé ngoan, cô và các bạn rất yêu quý em, các
bạn rất nhớ và mong em quay lại học tập, các bạn hứa sẽ giúp đỡ em... Em nghĩ sao
về điều cô vừa nói? 

Đôi mắt T chớp chớp, đôi môi mấp máy muốn nói mà không thể nói. Tôi dường như đọc
được suy nghĩ của em lúc này, em rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè, nhớ những kỉ
niệm đẹp của tuổi học trò, muốn quay lại đó nhưng em cũng thương cha mẹ, sợ khoản
nợ mà cha mẹ phải còng lưng gánh vì mình. Sự dằn vặt, trăn trở, suy tư của cô bé tuổi
14 khiến tim tôi thắt lại. Tôi tiếp: 
⁃ Cô cho T nghiêm túc suy nghĩ lại những điều cô vừa nói, rồi trả lời cho cô biết. Cô
và các bạn vẫn sẽ luôn dang rộng vòng tay, chào đón em quay lại.  

Nói rồi, tôi đưa cho T số điện thoại của tôi: 


⁃ Gọi cho cô, cô sẽ tìm cách giúp em.

Tôi quay sang bố mẹ T:  


- Anh chị cũng thế, nghĩ kĩ lại, nếu thương con thì phải vì con, vì tương lai của con.

A tiếp lời tôi: 


⁃ Sự việc này của gia đình anh chị chính quyền địa phương đã nắm bắt hết rồi. Xã
sẽ không cho tổ chức cưới đâu, nếu gia đình không nghe thì sẽ bị cưỡng chế trong
ngày cưới đó. Rất mong anh chị và T suy nghĩ lại những điều cô vừa trao đổi. 

Sau đó chúng tôi ra về, báo cáo lại với lãnh đạo xã và nhà trường. Vài hôm sau, tôi nghe
A nói, gia đình T không tổ chức đám cưới nữa, còn T đã vào Quảng Nam với chồng.
Kể từ dạo đó, em chưa một lần về lại quê hương. Mọi thông tin về T không một ai nắm
rõ, kể cả gia đình của em. Không ai biết bây giờ cuộc sống của em thế nào?

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
9
Bức tranh do em ở xã Hướng Hiệp - Đakrông – Quảng Trị thể hiện

“Cái ăn” quan trọng hơn “Cái chữ”


Xã X là một trong những xã nghèo của huyện Hướng Hóa, đời sống người dân ở đây
phụ thuộc vào nương sắn, vườn chuối. Đất khô cằn sỏi đá nên chất lượng cây trồng ở
đây cũng giảm sút dần. Người dân nơi đây lo từng miếng ăn cái mặc. Vì vậy mà chuyện
“cái ăn” quan trọng hơn “cái chữ”. Những đứa trẻ được đến trường là niềm hạnh
phúc. Bố mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái vì họ quá vất vả với việc kiếm sống.
Trẻ em lớn một chút là phải lên nương rẫy để phụ giúp cha mẹ kiếm sống. Cha mẹ hầu
như không nhớ tuổi của con mình, chỉ cần lớn chút là gả chồng, lấy vợ. Đa số những
“cặp vợ chồng trẻ” đều không thể đăng
ký kết hôn. Đây cũng là tình trạng tảo hôn
của người dân tộc thiểu số ít người trên đất
nước Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị
nói riêng. Muốn thay đổi được tình trạng
tảo hôn này, song song với việc thay đổi
suy nghĩ của người dân, vấn đề kinh tế,
cải thiện cuộc sống của bà con ở đây phải
được chú trọng hàng đầu. Vì vậy, trong
chương trình dạy học, ngoài dạy con chữ
thì thầy cô giáo còn phải là những tuyên
Bức tranh do em ở xã Mò Ó - Đakrông –
truyền viên tích cực để tạo ra sự thay đổi Quảng Trị thể hiện
trong nhận thức của bà con.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
10 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Sự biến tướng của phong tục tập quán địa
phương vốn có ý nghĩa tốt đẹp
Hiện tại tảo hôn là vấn đề nhức nhối ở các xã miền
núi và thực trạng này vẫn đang diễn ra. Phong tục
“đi sim”3 để kết bạn và để trai gái tìm hiểu nhau đã
không còn giữ được ý nghĩa truyền thống của nó.
Giờ đây, nhiều bạn trẻ trong khi đi sim đã có quan hệ
tình dục, dẫn đến tình trạng nhiều em gái ở độ tuổi
trung học cơ sở đã phải nghỉ học giữa chừng để lấy
chồng vì lỡ mang thai… Điều đáng buồn là bản thân
cha mẹ của các em không hướng dẫn các em mà
cũng đồng ý cho các em kết hôn sớm: “Hắn thích thì
hắn lấy chồng”

(Lời kể của một ông bố có con tảo hôn).


Bức tranh do em ở xã Mò Ó - Đakrông –
Quảng Trị thể hiện

Thiếu sự quản lý, quan tâm của gia đình, của cha mẹ
Em H T K sinh năm 2008 trú tại xã L huyện Hướng Hóa, năm nay mới 14 tuổi nhưng
em đã bắt đầu cuộc sống hôn nhân với chồng em là HVT cũng sinh năm 2008. Em đã
bỏ ngoài tai những lời khuyên can của gia đình và thầy cô. Bản thân em vẫn chưa ý
thức được tảo hôn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và tương lai sau này
của em. Gia đình em có hoàn cảnh khó khăn, ba mẹ em đều vào Bình Dương làm cho
công ty, vậy nên em không nhận được
sự quan tâm thường xuyên và sự hướng
dẫn của ba mẹ. Em đã bước vào mối quan
hệ yêu đương với bạn trai và mang thai
ngoài ý muốn nên buộc phải kết hôn
dù còn lâu mới đủ tuổi. Chính quyền địa
phương sau khi phát hiện trường hợp này
đã cùng với ban quản lý thôn đến tuyên
truyền. Ban giám hiệu nhà trường và  cô
giáo chủ nhiệm cũng nhiều lần đến nhà em
vận động nhưng đều không thuyết phục
Bức tranh do em ở xã Mò Ó - Đakrông –
được em. Vì đều không đủ tuổi nên hai em Quảng Trị thể hiện

3
“Đi sim” là cách nam nữ thanh niên khi bước vào tuổi xây dựng gia đình làm quen, kết bạn với những
nam nữ thanh niên khác, qua đó tìm kiếm bạn đời tương lai. Đây là phong tục tốt đẹp của người dân tộc
Bru Vân Kiều, Pa Cô sinh sống chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
11
không thể đăng ký kết hôn. Gia đình T chỉ làm thủ tục đơn giản để cưới em K về. Tháng
5 năm 2022, em K đã sinh đứa con đầu tiên khi em đang còn ở lứa tuổi đẹp nhất của
tuổi học trò, khi mà những bạn bè cùng trang lứa đang còn đang cắp sách đến trường,
vui chơi, học tập thì em bắt đầu phải lo toan về kinh tế, gia đình và con cái. Cuộc sống
sau này của em sẽ là những chuỗi ngày khó khăn và những đứa con của em sẽ không
được hưởng những quyền lợi của nhà nước…

Thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản tình dục dẫn tới mang thai ngoài ý
muốn và bị gây áp lực phải kết hôn sớm
Em H V T sinh năm 2003 trú tại một xã của huyện Hướng Hóa năm nay mới 18 tuổi
nhưng em đã kết hôn và đã có một đứa con nay đã 4 tháng tuổi. Vợ em T là HTH năm
nay mới 16 tuổi. Khi hai em quen nhau được một năm thì em T ngỏ lời với gia đình
muốn cưới em H về làm vợ. Ba mẹ em đã cố gắng thuyết phục em nhưng em vẫn kiên
quyết đòi phải cưới vì em H đã mang thai. Trong cuộc họp để bàn về hôn sự của hai
em, cả gia đình đều không đồng ý nhưng do em H đã mang thai nên gia đình đã phải
chấp nhận cuộc hôn nhân này. Ban quản lý thôn sau khi phát hiện được đã đến nhà
em vận động em và gia đình, nên để em ở nhà mẹ đẻ, để em sinh em bé trước và đợi
đến khi em đủ tuổi mới tổ chức đám cưới cho hai em. Tuy nhiên họ đã không thuyết
phục được gia đình và em T. Bản thân em T và vợ em có lẽ vẫn chưa nhận thức sâu
sắc được những khó khăn mà vợ chồng em có thể sẽ phải đối mặt trong tương lai. Hai
em không đăng ký kết hôn được do chưa đủ tuổi, đứa con của hai em vì thế sẽ không
nhận được những quyền lợi từ sự hỗ trợ của nhà nước như những trẻ em khác. Do vậy
là việc truyền thông, vận động
để xoá bỏ tảo hôn cần phải thực
hiện quyết liệt hơn nữa. Các cấp
chính quyền cũng cần chủ động
hơn để ngăn các vụ tảo hôn trước
khi chúng xảy ra thay vì can thiệp
một cách thụ động trong tình thế
‘việc đã rồi.” Mặt khác, vẫn cần
phải tạo điều kiện để đảm bảo
quyền lợi của các em bé được
sinh ra từ các cặp tảo hôn vì các
em bé không có lỗi và nhất là
vì các bé thường được sinh ra
trong các gia đình nghèo, kinh tế Bức tranh do em ở xã Xy – Hướng Hóa –
khó khăn. Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
12 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Thanh thiếu niên còn chưa nhận thức được đẩy đủ về hậu quả của tảo hôn
Tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã không chỉ xảy ra ở một thôn mà các thôn đều xảy
ra tình trạng này. Thực tế cho thấy tại địa bàn phần lớn những em kết hôn sớm đều ở
lứa tuổi 15-16. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nạn tảo hôn ở đây là nhận thức chưa đầy
đủ của các em. Năm 2022, tại một xã trên địa bàn huyện Hướng Hóa do thực hiện
giãn cách để phòng ngừa Covid-19, các em được nhà trường cho nghỉ học dài ngày.
Đến khi đi học trở lại thì một số em đã không muốn đi học. Có em bỏ tiết ở trường để
đi chơi với bạn bè và người yêu. Ở độ tuổi này, thấy bạn có người yêu các em cũng
muốn có để tỏ ra mình không thua kém bạn bè. Và đối với các em điều này chỉ đơn
giản là muốn có bạn trai /bạn gái để yêu nhau nhưng đến khi gặp trường hợp đã
mang thai thì khó có thể vận động được. Có trường hợp mặc dù đã can thiệp nhưng
có em lại nói với bố mẹ gia đình nếu mà không cho cưới sẽ tự tử. Thực tế đã có một
trường hợp em ấy đã liều mình uống thuốc
trừ cỏ chỉ vì bị ngăn cản lấy chồng sớm.
Một nguyên nhân khác dẫn đến các em kết
hôn sớm là do thiếu sự hướng dẫn của cha
mẹ, để con làm theo ý của mình mặc dù
điều đó có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Do mặt trái của sự phát triển công nghệ
4.0, mạng xã hội và những tác động khác
nên các em cứ yêu là muốn sống thử. Đến
khi em gái có thai 2 đến 3 tháng dù các
em chưa đủ tuổi kết hôn cũng phải buộc Bức tranh do em ở xã Thuận – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện
phải kết hôn.

Chính sách & pháp luật chưa đủ sức răn đe


Từ năm 2019 đến nay việc xử phạt hành
chính trong những trường hợp vi phạm luật
hôn nhân gia đình chưa thực sự nghiêm
minh, mức xử phạt còn nhẹ chưa thực
sự răn đe và việc tuyên truyền về hệ luỵ
của tảo hôn chưa hiệu quả. Về công tác
vận động và tuyên truyền của chính quyền
địa phương về nạn tảo hôn chưa thực sự
quyết liệt. Những người đứng đầu cần
nghiêm khắc không bao che, che giấu gia
đình mình và cương quyết không tham
gia các đám cưới hỏi của các cặp tảo hôn. Bức tranh do em ở xã Hướng Lộc - Hướng Hóa -
Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
13
Nghỉ hè và những tình huống dẫn đến tảo hôn
Nghỉ hè là thời gian vui vẻ của các em học sinh khi các em được tạm xa ghế nhà
trường để nghỉ ngơi và trở về với những hoạt động vui chơi mà các em hằng yêu thích.
Còn đối với các em học sinh các vùng sâu vùng xa, nghỉ hè là lúc các em phải lao động
phụ giúp gia đình kiếm sống. Các em phải đi làm nương, làm rẫy, xuống suối bắt cá…
Hè cũng là lúc các em quên đi thầy cô và bài vở để trở về với nếp sinh hoạt theo
phong tục truyền thống của địa phương. Các nhóm nam, nữ thường sinh hoạt tập
thể và ngủ chung với nhau. Chính trong những dịp như vậy, giữa nhiều em nảy sinh
tình cảm và dẫn đến mong muốn kết hôn. Theo phong tục của người dân nơi đây, nếu
các em ưng nhau thì dù còn chưa đủ tuổi gia đình vẫn cho các em kết hôn.

Làm quen và yêu nhau qua Facebook mạng xã hội…nếu bạn trai không
chịu lấy thì bạn gái doạ sẽ tự tử
Trong thời gian dịch bệnh Covid -19 bùng phát thì H.V.T sinh năm 2003 đã bỏ học lớp
9 và quyết định vào Bình Dương để làm công nhân, mặc dù gia đình đã khuyên nhưng
T vẫn không chịu đi học lại. Sau 2 tháng làm việc thì H.V.T đã quen em H.T.T sinh năm
2006 trên Facebook. Trong thời gian đó, do dịch bệnh nên hai em chỉ nói chuyện với
nhau qua mạng và qua điện thoại. Sau 2 tháng thì H.V.T đã từ Bình Dương về để hẹn
gặp mặt H. T. T và cả hai đã yêu nhau từ đó. Hai gia đình không hề biết hai em yêu
nhau. Cha mẹ hai bên đi làm suốt ngày, khi thấy hai em đi chơi chung thì có hỏi nhưng
các em chỉ nói là bạn trong xóm. Sau một thời gian, vào một buổi tối H.V.T có nói với mẹ
rằng “Mẹ ơi con muốn lấy vợ”, lúc đó mẹ H.V.T chỉ tưởng là con mình chỉ đang nói giỡn
thôi vì nó quá nhỏ tuổi, nhưng nói lại lần thứ hai thì mẹ H.V.T ngồi im lặng ngơ ngác và
rơi nước mắt vì con. Mẹ nói mai mời mấy chú, mấy bác họp bàn. Buổi tối cả gia đình họp
và qua những lời khuyên của chú, bác thì H.V.T đã đồng ý đi làm và tạm gác đám cưới.
H.V.T nói lại cho H.T.T nhưng H.T.T
không đồng ý và nói “em yêu anh
thật lòng, nếu anh không cưới em sẽ
tự tử.” Nghe vậy, H.V.T đã cố thuyết
phục gia đình. Cán bộ thôn khi nghe
được tin này thì đã đến thuyết phục
cả hai gia đình nhưng không hiệu quả
vì hai em nói nếu không cho cưới sẽ
tự tử. Cuối cùng, 2 em đã về nhà ở với
nhau mặc dù không được sự cho phép
của gia đình. Thời gian sau đó, cuộc
sống của 2 em không phải màu hồng
như trong phim mà cực kỳ vất vả. Bức tranh do em ở xã Mò Ó - Đakrông –
Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
14 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Cha mẹ sẵn sàng nộp phạt tội tổ chức tảo hôn để tổ chức đám cưới cho
con em của họ
Tháng 2 năm 2022 hội Liên hiệp phụ nữ xã A, huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị tiếp
nhận thông tin em Hồ Thị B ở trên địa bàn xã sắp kết hôn khi chưa đủ tuổi. Qua tìm
hiểu được biết, em B năm nay mới 14 tuổi, gia đình thuộc diện hộ nghèo. Thu nhập
chính của gia đình đều từ làm rẫy. Em B và bạn trai quen nhau được 1 năm thì bạn trai
đến nhà “Bỏ của” (Xin hỏi cưới) nhà gái. Gia đình đã hết sức khuyên răn nhưng không
được. Ban quản lý thôn cũng đến nhà vận động em nhưng vẫn không có kết quả nên
đã báo tình hình cho hội LHPN xã và UB xã. Tuy nhiên khi họ đến nhà thì đã không gặp
được em, vì em từ chối gặp. Sau vài lần đến nhà thì cán bộ xã cũng đã gặp được em
và phân tích cho em hiểu rằng hành vi này là vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị xử phạt
hành chính.

Ngoài ra, do 2 em đều đang còn chưa đủ tuổi nên có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong
cuộc sống sau khi kết hôn. Tuy nhiên bây giờ em đã có bầu, gia đình em cũng đã nhận
tiền “bỏ của” của bên nhà trai và B nói nếu không cho lấy chồng em sẽ tự tử. Cuối
cùng gia đình đã phải chấp nhận nộp phạt cho Uỷ ban xã để hai em có thể chung
sống với nhau.

Có lẽ mức xử phạt cho hành vi vi phạm pháp luật như vậy còn chưa đủ sức răn đe
khiến người dân cứ vi phạm rồi chấp nhận bị xử phạt. Cần phải cân nhắc ban hành
những quy định với mức xử phạt cao hơn thì mới có thể làm giảm tình trạng tảo hôn
như vậy.

Bố mẹ bị con cái gây áp lực


Bằng kinh nghiệm của mình, chúng tôi và cán bộ thôn bản phải thường xuyên chú ý
các biểu hiện của học sinh cũng như những tâm tư của các em. Chỉ cần thấy các em có
biểu hiện có cảm tình với nhau là giáo viên chủ nhiệm cùng phối hợp cán bộ xã phải đến
tận nhà đề khuyên răn. Bám sát là thế nhưng vẫn có những trường hợp mà các thầy cô
và chính quyền địa phương vẫn phải bó tay. Có những lần chúng tôi xuống gia đình để
khuyên ngăn thì “ván đã đóng thuyền”, hai họ đã tổ chức lễ cưới tưng bừng. Một lý do
khiến cho việc ngăn cản tảo hôn ở xã thuộc huyện Minh Hóa khó khăn là khi đến tuổi
dậy thì, các em đã yêu nhau thì nhất định muốn được về ở với nhau. Bố mẹ không
thể khuyên con được vì nếu ngăn cản chúng lại đòi uống thuốc độc hay treo cổ tự
tử. Đồng bào ở đây nếu yêu ai đó thì chỉ muốn người đó chắc chắn phải là của mình.
Tư tưởng chiếm hữu của họ rất cao, họ không chấp nhận rủi ro, cứ phải lòng là muốn
người kia làm vợ, làm chồng của mình ngay.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
15
Tình trạng hẹn hò, yêu đương trên mạng xã hội dẫn tới kết hôn sớm
Trong 2 năm trở lại đây do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, thực hiện việc giãn cách
xã hội nên nhiều trường học đã phải chuyển sang hình thức học trực tuyến tại nhà. Để
giúp các em theo kịp chương trình học của nhà trường, các phụ huynh đều phải mua
điện thoại thông minh và sim 4G có thể truy cập mạng internet để giúp con học trực
tuyến (online). Ngoài giờ học online, các em học sinh tự do sử dụng điện thoại không
có sự quản lý của thầy cô, kết nối với nhau qua các trang mạng xã hội như Facebook,
Zalo…từ đó, sẽ dễ nảy sinh tình cảm khác giới trong khi các em lại thiếu kinh nghiệm
về các mối quan hệ và kiến thức về giới tính nên có những trường hợp mang thai ngoài
ý muốn dẫn đến tảo hôn.

Trong khi việc tuyên truyền, can thiệp về tảo hôn hiệu quả đạt chưa cao, việc quản
lý, kiểm tra, phát hiện sớm các trường hợp có thể dẫn đến tảo hôn để có biện pháp
ngăn ngừa còn rất hạn chế. Ngoài ra, do sức ép về kinh tế gia đình nên một số em gái
đã bỏ học vào Nam làm công ty, từ đó quen biết bạn trai dẫn đến tảo hôn. Trong 2 năm
vừa qua theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của UBND xã L, huyện Hướng Hóa thì đã có
hơn 20 trường hợp tảo hôn xảy ra trên địa
bàn xã, con số này đã nhiều hơn đáng kể
so với thời điểm chưa có dịch Covid-19
bùng phát. Để có thể xóa bỏ tình trạng
tảo hôn trước hết cần ổn định đời sống
kinh tế cho người dân, và có sự vào cuộc
tích cực hơn nữa của tất cả các cấp chính
quyền, sự phối hợp của các ban ngành
đoàn thể. Ngoài việc tuyên truyên về tác
hại của tảo hôn, nâng cao nhận thức của
người dân, cần tăng cường việc thực thi
pháp luật bảo vệ hôn nhân và gia đình Bức tranh do em ở xã Hướng Lộc – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện
của cơ quan có thẩm quyền.

Phải nghỉ học để lấy chồng sớm vì bố đã hứa với nhà trai
V năm này 17 tuổi đang là học sinh lớp 11. Hồi mẹ V mới mang bầu V thì bố V (Ông
H M) trong lúc đang ngồi uống rượu cùng với ông H T đã hứa nếu vợ sinh con gái sau
này thì sẽ gả cho con trai ông H T. Theo phong tục địa phương lời hứa sẽ luôn được
giữ trọn. Năm nay con trai ông H T đã 27 tuổi nên gia đình ông H T muốn cưới vợ cho
con trai. Con ông H T đã đôi lần gặp V và rất thích V. Ông H T đã sang thưa chuyện
với ông H M để hỏi cưới V cho con trai. Bố V đã bắt V bỏ học để lấy chồng, mặc dù V
đã nói với bố rất nhiều rằng V muốn học hết lớp 12 và đủ 18 tuổi sẽ lấy chồng nhưng
bố V nhất quyết không đồng ý. Hai bên gia đình đã ấn định được ngày cưới, sau một

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
16 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
tháng nữa sẽ tổ chức đám cưới cho V và
con trai ông H T. Sau khi nhận được thông
tin, bản đã họp và đã khuyên ngăn hai bên
đình hoãn đám cưới để cho M đủ tuổi đã rồi
lấy chồng, nhưng bố V nhất quyết không
nghe và quyết gả V cho bằng được. Sau
đó lãnh đạo xã vào cuộc, qua tìm hiểu cán
bộ xã đã khuyên và giải thích cận kẽ, rằng
tảo hôn và cưỡng hôn là trái pháp luật.
Cán bộ xã cũng đã đến gặp gia đình ông H
T và giải thích rõ ràng nên gia đình cũng
Bức tranh do em ở xã Lìa – Hướng Hóa –
đã đồng ý không tổ chức đám cưới theo Quảng Trị thể hiện
phong tục.

Tảo hôn vì “say nắng” bạn trai quen qua mạng xã hội
Em C. T. Ch, sinh năm 2002 tại thôn Tân Tiến. Ở tuổi 17 em đã có con hơn một tuổi.
Theo em Ch kể, em bị “say nắng” (bị hấp dẫn) bởi vẻ ngoài đẹp trai, chững chạc của
người bạn quen trên mạng xã hội. Mỗi khi có chuyện buồn, em thường chia sẻ qua tin
nhắn Zalo với bạn đó. Chỉ sau vài tháng tỉ tê, Ch đã dọn về nhà chồng sau bữa tiệc nho
nhỏ mời họ hàng. Dù em được nhà chồng công nhận là con dâu nhưng trong giấy khai
sinh của con chỉ có tên mẹ còn tên cha thì để trống và đợi cả hai đủ tuổi đăng kí kết
hôn tên của người cha mới được bổ sung vào giấy khai sinh của em bé.

“Yêu là phải lấy”…nếu ngăn cấm thì sẽ tự tử


“Vì cháu yêu và thích anh ấy nên lấy
thôi”. Câu nói hồn nhiên của một em gái tảo
hôn mà không biết bao nhiêu hệ lụy đằng
sau đó. Trưởng bản cho biết: “Còn đi học
cấp 2, chúng đã yêu nhau, bố mẹ không
biết, mà biết dù ngăn cản thì các em vẫn
nhất quyết lấy nhau, còn dọa nếu không
cho lấy thì sẽ tự tử. Vài em bị bố mẹ cấm
yêu thì dọa uống thuốc tự tử. Trong khi
đó, khi chính quyền tổ chức họp để tuyên
truyền về hôn nhân gia đình thì chỉ có
người già đi họp, người trẻ không đi. Đó là Bức tranh do em ở xã Hướng Lộc - Hướng Hóa -
Quảng Trị thể hiện
điều bất cập.”

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
17
Muốn đi học tiếp nhưng bố mẹ bắt lấy chồng
“Cháu mới học đến lớp 9, định học hết lớp 12 nhưng bố mẹ đi hỏi chồng cho, thế
là phải lấy thôi” Chia sẻ của một em gái tảo hôn do cán bộ địa phương tường thuật lại
thông qua một câu chuyện thực tế được gửi về dự án Em Vui.

Mang thai ngoài ý muốn… sợ bị xì xào, xấu hổ nên lấy chồng sớm
Đang tuổi ăn tuổi lớn thì em ĐTH ở xã HH đã phải làm mẹ. Năm 2019 khi mới 15
tuổi, lẽ ra em vẫn đang được tới trường tới lớp, nhưng vì không được trang bị kỹ năng
sống nên em đã có quan hệ tình dục với bạn trai cùng tuổi và đã mang thai ngoài
ý muốn. Bố mẹ của em vì sợ hàng xóm chê cười nên đã tổ chức cho em lấy chồng.
Ngày ngày em phải lầm lũi làm việc để lo miếng ăn cho bản thân và nuôi con nhỏ. Nay
no mai đói là chuyện thường ngày. Năm 2020, cuộc sống cơ cực đã khiến đôi vợ chồng
trẻ này chia tay. Chồng ĐTH bỏ em theo bạn bè đàn đúm rượu chè, cờ bạc dẫn đến
phải vào tù tội.

Lấy chồng sớm vì nghèo


Cô gái tên M lấy chồng từ năm 14 -15 tuổi tâm sự “Cháu học đến lớp 2. Nhưng gia
đình nghèo quá không đi học được nữa, phải phụ ba mẹ đi rẫy kiếm ăn. Rồi vì nghèo
quá bố mẹ đi hỏi chồng cho, thế là phải
lấy thôi ”. Đứa bé ngồi với M (con của M)
còm nhom và suy dinh dưỡng, dù đang học
lớp 4 nhưng nhỏ xíu, ngơ ngác nhìn người
lạ thật tội nghiệp. Bà mẹ trẻ cũng cho biết
thêm “ Vợ chồng em cũng vừa mới làm giấy
khai sinh cho cháu được một thời gian thôi.
Vì chưa đủ tuổi mà cưới nhau nên không
được đăng kí kết hôn vậy nên khai sinh cho
con không được.”

Bức tranh do em ở xã Xy – Hướng Hóa –


Quảng Trị thể hiện

Yêu sớm, mang thai ngoài ý muốn và tảo hôn


Câu chuyện này xin được kể về em H, ở bản C, xã H. Bố mẹ H vì công việc làm ăn
nên phải vào Nam sinh sống. H sống ở quê cùng với ông bà. Ở trường, em nhiều năm
đạt học sinh khá giỏi, năng nổ, nhiệt tình, được thầy cô và bạn bè quý mến. Sau khi tan

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
18 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
học, em thường trở về và phụ giúp gia đình công việc nhà. Năm lớp 9 em bỗng nhiên
thay đổi tính tình, từ một cô bé chăm chỉ, em thường xuyên nghỉ học không lí do, ngày
càng xa cách với bạn bè trong lớp. Vào một ngày, em bỗng đến gặp cô giáo và xin nghỉ
học. Sau đó, cô giáo mới tìm hiểu và biết em đã bỏ nhà đi theo bạn bè. Nguyên nhân
là trong một lần đi chơi, em đã quen một bạn trai lớn hơn em vài tuổi. Trong những lần
vui vẻ ấy, nhóm bạn thường xuyên sử dụng rượu bia dẫn đến một lần H không làm
chủ được bản thân nên đã quan hệ với bạn trai và mang thai. Biết H có thai, bố mẹ
em rất buồn những cũng đành phải chấp nhận để em kết hôn, khi đó H chỉ mới có 14
tuổi.

Lấy nhau khi chưa đủ tuổi vì sợ người yêu có người khác


Em là Hồ Thị N, sinh năm 2000, trú tại bản KD. Em lấy chồng năm 16 tuổi. Chồng em
tên là Hồ Văn K, sinh năm 1998, hơn N 2 tuổi, cũng trú tại bản KD. N và K cùng học tại
trường nội trú lại sống cùng bản nên đã nảy sinh tình cảm từ lâu. Năm 2016, K học
xong lớp 12, ở nhà chuẩn bị đi nghĩa vụ quân sự, còn N thì đang học lớp 10. Sợ thời
gian đi nghĩa vụ 2 năm xa cách, không được ở gần nhau, K sợ N sẽ có người khác vì N
rất xinh đẹp lại hát hay. Nên K đề nghị cưới N, để K yên tâm lên đường nhập ngũ. Đám
cưới diễn ra, khi K mới vừa tròn 18 tuổi, còn N thì mới 16 tuổi. Khi K nhập ngũ thì cũng
là lúc cặp đôi biết là N đã có bầu. Dù là đang
mang bầu nhưng N vẫn phải làm nhiều công
việc nặng nhọc như đi rút lá rừng, chặt củi
để bán, làm sả... Mấy tháng sau N sinh một
bé trai. K thì ở xa, N lại còn quá trẻ nên chưa
biết cách chăm sóc con. Cuộc sống của mẹ
con N gặp vô vàn khó khăn, vất vả. Con của
N rất hay đau ốm. Rồi K xuất ngũ trở về, K là
người có sức khỏe nên đã làm rất nhiều việc
và lúc đó K và N cũng đã đủ tuổi nên họ đã
đi đăng kí kết hôn, rồi khai sinh cho con. Lúc
Bức tranh do em ở xã Lìa – Hướng Hóa –
đó K và N đã hiểu được hậu quả của việc tảo Quảng Trị thể hiện
hôn là như thế nào.

Đứa trẻ không có cha – hậu quả bị xâm hại tình dục
Em B có con khi chưa đầy 16 tuổi và đang là học sinh lớp 10. Em bỏ dở tương lai
trước mắt giữa chừng vì sinh con ra không biết bố đứa trẻ là ai.

B chia sẻ “Em đã gây ra lỗi lầm lớn nhất là “không cho con được có cha theo đúng
nghĩa như bao gia đình khác”. Nếu được chọn con đường hạnh phúc, chẳng ai muốn
mình đi trên con đường đau khổ. Mỗi con người đều có số phận, phải chi ngày trước

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
19
em nghĩ đến bản thân mình thì không gây ra hậu quả như ngày hôm nay”.  Từ câu
chuyện này, pháp luật nên có những biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp
xâm hại tình dục trẻ em.

Bức tranh do em ở xã Xy – Hướng Hóa – Quảng Trị thể hiện

Thực thi pháp luật còn bộc lộ những hạn chế


Tình trạng thực trạng tảo hôn xảy ra một phần do phong tục, tập quán của các dân
tộc thiểu số vẫn còn khá phổ biến, ăn sâu trong nhận thức và thực hành của một bộ
phận đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó công tác thực thi pháp luật chưa
hiệu quả trong quản lý đăng ký kết hôn; các chế tài xử phạt vi phạm luật hôn nhân và
gia đình chưa đủ mạnh để ngăn ngừa tình trạng tảo hôn trong vùng dân tộc thiểu số.

Hỗ trợ sinh kế cho thanh niên còn gặp nhiều khó khăn và thách thức
Các mô hình kinh tế của thanh niên cơ bản là các mô hình nhỏ lẻ, việc tiếp cận với
các nguồn vốn vay ưu đãi khó khăn, các nguồn vốn vay còn quá ít, chính sách ưu
đãi còn hạn chế. Quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi
nghiệp, mở rộng và phát triển sản xuất còn gặp nhiều lúng túng, gặp nhiều khó khăn.
Thanh niên còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và kiến thức về thị trường...
Các mô hình kinh tế của thanh niên còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
20 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
lực kinh tế của huyện. Sản phẩm đầu ra từ các mô hình còn gặp nhiều khó khăn về thị
trường tiêu thụ, chủ yếu bán trên thị trường tự do, không qua hợp đồng. Một số mô
hình theo kiểu tự phát. Chưa có nguồn vốn, quỹ…của tổ chức Đoàn để hỗ trợ thanh
niên khởi nghiệp trong khi nhu cầu khởi nghiệp rất lớn nhưng thiếu cơ chế, chính
sách về vốn…

Không có việc làm hoặc cần người


để lao động cũng là yếu tố góp phần
làm tỷ lệ kết hôn sớm gia tăng...
... đặc biệt đối với đồng bào dân tộc miền
núi thì kết hôn sớm do nhu cầu về lao động
là động cơ quan trọng. Những phản ứng từ
phía cộng đồng còn rất yếu ớt, hầu hết đều
coi đây là chuyện riêng của từng gia đình.
Thậm chí cộng đồng không những không
phản đối mà còn đồng tình ủng hộ. 
Bức tranh do em ở xã Kim Thủy – Lệ Thủy –
Quảng Bình thể hiện

Hoạt động truyền thông về phòng chống tảo hôn còn bộc lộ những hạn
chế
Chúng ta cũng cần nhìn nhận thẳng thắn rằng công tác truyền thông phòng chống
tảo hôn và mua bán người trên địa bàn
tỉnh vẫn còn hạn chế. Việc thực hiện công
tác truyền thông trong gia đình, trong nhà
trường và trong xã hội về phòng chống tảo
hôn chưa được quan tâm đúng mức. Sự
phối hợp với các ban ngành, tổ chức trong
huy động nguồn lực tổ chức các hoạt động
truyền thông phòng chống tảo hôn tại địa
phương, đơn vị vẫn chưa thực sự chặt chẽ,
hiệu quả. Kinh phí để tổ chức các hoạt
động truyền thông phòng chống tảo hôn
tại các địa phương còn hạn hẹp… Bức tranh do em ở xã Trung Hóa – Minh Hóa –
Quảng Bình thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
21
Hậu quả của tảo hôn
Sinh con nhẹ cân và bị não úng thủy
Năm 2020, em Hồ Thị T 17 tuổi quen một cậu bạn sát nhà, gia đình cậu bạn này ở xa
đến thuê nhà ở bên cạnh nhà em T và chỉ cách 1 hàng rào cây dại. Rồi 2 em đã đi quá
giới hạn và em T đã có thai nên 2 gia đình tổ chức đám cưới cho 2 em nhưng không
được đăng ký kết hôn do cậu bạn trai này
cũng mới 19 tuổi và em T 17 tuổi. Trong
thời gian mang thai do không được ăn
uống đủ chất, làm việc vất vả trong khi
đó anh chồng thì không quan tâm đến
gia đình nhỏ mà thường xuyên đi chơi.
Đến ngày sinh mà bụng em T nhỏ như
chưa mang thai nên phải về bệnh viện
tuyến tỉnh để sinh do sinh khó. Em T sinh
được 1 bé trai được 1,2kg và được bác
sĩ chẩn đoán bị bệnh não úng thủy nên
được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện. Bức tranh do em ở xã Kim Thủy – Lệ Thủy –
Quảng Bình thể hiện

Chúng con muốn có cả cha và mẹ!


“Em tên là Hồ T M năm nay em 10 tuổi. Mẹ sinh em khi mẹ mới học lớp 9. Lúc mang
thai em cả nhà ngoại không biết mẹ có thai, đến lúc nghe mẹ kêu đau bụng dữ dội thì
bà ngoại nhờ người chở mẹ xuống bệnh viện. Cả nhà bất ngờ khi bác sĩ bảo mẹ bị đau
bụng chuẩn bị sinh. Vì sinh em nên mẹ phải ở nhà không đi học nữa, em cũng không
biết ba của em là ai. Cứ thế em ở với mẹ, với ông bà ngoại và các cậu, dì. Rồi khi em
lên 2 tuổi thì mẹ đi lấy chồng ở tỉnh khác để em lại cho ông bà ngoại nuôi. Mới đầu
mẹ thỉnh thoảng có ra thăm em vài lần, sau đó thì không ra nữa vì mẹ đã có chồng và
mẹ sinh thêm 1 em trai. Khi em trai được 2 tuổi thì mẹ bỏ chồng về ở với em và ông bà,
gánh nặng lại đè lên đôi vai của bà ngoại. Ở với bà một thời gian thì mẹ em phát bệnh,
đau ở trong vùng bụng và vì không có tiền nên nằm ở nhà và không biết bị bệnh gì.
Đau đớn như thế, 1 năm thì mẹ em mất. Em và em trai trở thành những đứa trẻ mồ côi
cả cha và mẹ, nhà ông bà quá nghèo nên không nuôi nổi 2 chị em em. Chính quyền
địa phương thấy thế thì cũng đến hỗ trợ cho chúng em và 2 chị em được làng trẻ SOS
nhận nuôi. Em khuyên các bạn gái hãy khoan yêu sớm, sinh con sớm để cuộc sống
đỡ vất vả hơn và hơn ai hết là để những đứa trẻ như chúng em có được tình thương
đầy đủ của cả ba và mẹ, được sống trong điều kiện kinh tế tốt hơn khi đi học và có
việc làm ổn định”. Lời kể tường thuật lại của cán bộ địa phương về một em được sinh
ra từ bố mẹ tảo hôn.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
22 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Chồng em đã đi theo người khác rồi!
Em H.T.N sinh năm 2004 trú tại xã Đ. Lớp 5 em học tại trường khuyết tật tỉnh Quảng
Trị sau đó nghỉ học về nhà với bố mẹ. N bị mờ mắt nên việc học khó khăn, cuối cùng em
đã bỏ học ở nhà cùng bố mẹ. Năm 16 tuổi N quen một anh ở xã P, anh nói là thương yêu
em. Bạn trai của N đã 20 tuổi, chưa có công việc ổn định. Thời gian quen nhau chưa lâu
N đã có thai, lúc này em mới thấy lo sợ và báo cho gia đình biết. Gia đình em buồn và
lo sợ cho cuộc sống của em và rất tức giận. Họ định bỏ rơi em vì đã không nghe lời bố
mẹ. Nhưng họ đã nghĩ lại vì thương con mắt kém. Khó khăn chồng chất khó khăn, đứa
con đầu lòng của N ra đời lúc em mới 17
tuổi. Đứa con ra đời cũng là lúc mối quan
hệ của em với chồng tan vỡ. Chồng N đã
đi theo người con gái khác bỏ lại 2 mẹ con
ở với nhà ngoại. Mắt N kém nên việc chăm
sóc con gặp nhiều khó khăn, mọi sinh hoạt
đều phụ thuộc vào bà ngoại. Gia đình ngoại
cũng nghèo. Vấn đề vướng mắc của gia
đình em chính là các thủ tục hành chính
về đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, khai sinh và
quyền lợi BHYT. Hiện em N vẫn chưa làm
Bức tranh do em ở xã Hướng Lộc – Hướng Hóa –
được căn cước công dân vì xấu hổ không Quảng Trị thể hiện
dám gặp mọi người. 

Những cuộc hôn nhân không được pháp luật thừa nhận
Em Hồ Thị M, sinh năm 2006. M lấy chồng từ khi mới 16 tuổi. Chồng em là H.V.M sinh
năm 1985. Vì tình yêu nên em Hồ Thị M đã không nghe theo lời khuyên của gia đình và
quyết định bỏ học. Kết quả em đã có thai khi chưa đủ tuổi kết hôn. Cuộc sống của gia
đình nhỏ phải nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình nhà chồng. Chồng đi làm thuê cuốc
mướn, đồng tiền kiếm được không đủ lo cho gia đình nên bữa đói bữa no sống qua
ngày. Bên cạnh đó vợ chồng M cũng chưa biết phải làm gì để có thể đăng ký kết hôn
và đăng ký khai sinh cho con.

Ngay bản thân M cũng chưa có căn cước công dân. Sáu năm họ chung sống cùng
nhau nhưng hộ khẩu chỉ có tên chồng. Đứa con sinh ra chưa được đăng ký khai sinh
và chưa hưởng được chế độ hỗ trợ, chưa làm được thẻ bảo hiểm y tế. Thời gian dần
trôi, chồng M chán nản, không muốn làm ăn, suốt ngày rượu chè bê tha, bỏ mặc gia
đình nhỏ. Nhiều đêm M khóc vì nghĩ mình đã sai rồi, nhưng cũng đã muộn màng. Biết
làm sao đây khi không làm ra được đồng nào để nuôi con, sống nhờ vào sự giúp đỡ của
mẹ chồng, trong khi người chồng của em lại như vậy…

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
23
Không có BHYT, khi ốm đau con không được đến bệnh viện
Em Hồ Thị K, sinh năm 2007, lấy chồng năm 13 tuổi. Chồng em là Hồ Văn T, sinh
năm 1996. Tháng 7 năm 2020, hai bên gia đình làm đám cưới theo phong tục tập
quán cho hai đứa lấy nhau. Vì em K mới 13 tuổi nên không đăng ký kết hôn được. Đến
năm 2022 đứa con em K ra đời và vì chưa có giấy kết hôn nên đến nay em bé đã 7
tháng tuổi nhưng vẫn chưa được đăng ký khai sinh, chưa có thẻ bảo hiểm y tế và
không được hưởng chính sách dành cho người dân tộc thiểu số theo quy định của
nhà nước. Hai vợ chồng em đang sống với mẹ chồng bị khuyết tật, cuộc sống rất vất
vả, chỉ trông vào việc làm thuê làm mướn
của cả hai vợ chồng. Họ cũng chưa biết
phải làm thế nào để có thể đăng ký kết
hôn và đăng ký khai sinh cho con. Ngay
bản thân K cũng chưa có căn cước công
dân.  Đứa con của em thì không được thừa
nhận trên giấy tờ pháp luật. Vấn đề vướng
mắc của gia đình em chính là các thủ tục
hành chính về đăng ký hộ khẩu, hộ tịch,
khai sinh và quyền lợi BHYT. Đến khi con
ốm đau hai vợ chồng không thể đưa con
Bức tranh do em ở xã Kim Thủy – Lệ Thủy –
đi khám ở bệnh viện mà chỉ chăm con ở Quảng Bình thể hiện
nhà và mua thuốc tự chữa cho con.

Sự hối hận muộn màng


Bước vào hôn nhân ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” các em dần thấm thía sự
nghèo khổ, mơ ước được quay trở lại trường cùng chúng bạn nhưng mọi thứ đã quá
muộn màng. Em Hồ Thị Q, sinh năm 2005 ở tại tỉnh Quảng Trị. Qua điện thoại Q đã
kết bạn và thường xuyên nhắn tin, hẹn
gặp Hồ Văn N. sinh năm 2003 là bạn quen
trên Facebook. Hai bạn yêu nhau được 2
năm thì đến giữa lớp 10 Q quyết định bỏ
học và lấy chồng cho dù chính quyền địa
phương, thầy cô và bạn bè ra sức ngăn
cản và khuyên nhủ. Đến bây giờ, khi gặp
lại Q, lúc nào em cũng bẽn lẽn không
muốn trả lời và lại rơm rớm nước mắt, em
bảo cảm thấy rất hối hận vì không nghe
lời của bố mẹ và thầy cô vì cuộc sống sau
Bức tranh do em ở xã Hướng Lộc – Hướng Hóa-
khi kết hôn cơ cực quá. Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
24 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Già hơn cái tuổi “trăng tròn” rất nhiều
Cặp vợ chồng Hồ Văn K, Hồ Thị T ở xã T của huyện Hướng Hóa đều sinh năm 2004
nhưng đã kết hôn từ năm 2018. Cho đến nay, họ vẫn chưa đăng ký kết hôn vì chưa
đủ tuổi. T ôm hai đứa con nhỏ còm nhom, trông chỉ hai con mắt là rõ, đứa sau chỉ
cách đứa đầu 1 tuổi. Về nhà chồng mới
15 tuổi, T vẫn chưa làm được gì ngoài
việc sinh con. T chưa biết cách chăm
sóc con cái cũng như biết cách làm ăn
để phát triển kinh tế gia đình. Cuộc sống
của hai vợ chồng và các con vẫn hoàn
toàn phụ thuộc vào bố mẹ. Nhìn T mong
manh trong chiếc áo cộc, mặt xanh
xao, già hơn cái tuổi “trăng tròn” rất
nhiều. Thật xót xa cho T, ở lứa tuổi này
các bạn cùng trang lứa đang cắp sách
tới trường còn em đã phải đảm trách vai Bức tranh do em ở xã A Ngo – Đakrông –
trò của một người vợ, một người mẹ. Quảng Trị thể hiện

Vợ chồng trẻ con, tiếng bấc tiếng chì


Đ.S 14 tuổi, đang học dở lớp 8 thì phải bỏ để cưới chồng vì lỡ dính bầu. Chồng em,
hơn em một tuổi, cũng vừa bỏ học lớp 9. Cưới nhau được vài tháng thì S đẻ con. Ở
cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, cả hai đều ham chơi, việc nhà không làm, việc
đồng áng cũng không, thường xuyên
cãi cọ, tiếng bấc, tiếng chì, ba mẹ hai
bên khuyên nhủ mà cũng không thay
đổi được gì. Các đoàn thể trong xã
cũng đã đến vận động, thuyết phục,
tạo điều kiện để cả hai tiếp tục đi học
nhưng không thành. Tuy vậy, các đoàn
thể vẫn kiên trì thường xuyên đến thăm
hỏi, động viên, tặng quà để Đ.S có thêm
kiến thức và vật chất để nuôi con. Đồng
thời cũng quan tâm, hướng dẫn chồng
Bức tranh do em ở xã Kim Thủy – Lệ Thủy –
S là Đ.C các phương pháp làm ăn, phát Quảng Bình thể hiện
triển kinh tế…để cải thiện cuộc sống tốt
đẹp hơn.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
25
Không có công ăn việc làm
Hồ P đang ngồi ôm con gái nhỏ mới vài tháng tuổi vào lòng, nhưng đứa trẻ cứ quẫy
đạp, khóc thét không ngừng. Giống như nhiều trường hợp khác ở xã Trường Sơn, Hồ P
lấy chồng từ khi còn là học sinh. Hồ P tâm sự: “Khi em học lớp 7, mặc dù em chưa muốn
lấy chồng nhưng do bị chồng bắt về làm vợ nên em đành chịu. Khi đang học dở lớp 8,
em có bầu nên cũng bỏ học luôn”. Cuộc sống hai vợ chồng trẻ vô cùng khó khăn khi
không có công ăn việc làm. Từ khi đứa trẻ ra đời, gia cảnh càng thêm túng thiếu.
Chồng của Hồ P đã phải xuống dưới xuôi tìm việc làm. Nhà chỉ còn người mẹ trẻ và đứa
con thơ. Đến giờ P cũng không nhớ chồng hơn mình 2 hay 3 tuổi nữa.

Thường những trường hợp khi bắt vợ về


chưa được nhà trai tổ chức cúng lễ, thì
chính quyền địa phương sẽ dễ vận động,
thuyết phục hơn. Nhưng nếu sau ba ngày,
gia đình nhà trai đã tổ chức cúng lễ cho
cô gái làm “ma” nhà mình thì sẽ khó thuyết
phục. Đặc biệt là khi cô gái đã có bầu thì
càng khó. Thậm chí, có trường hợp đã
thuyết phục, đồng thuận xong, nhưng
sau đó cô gái lại trốn về nhà bạn trai để
chung sống, nhiều cặp còn lẩn trốn để
tránh chính quyền địa phương (Phần chia Bức tranh do em ở xã Húc – Hướng Hóa –
sẻ thêm của cán bộ địa phương trong câu Quảng Trị thể hiện

chuyện thực tế).

Nuôi con một mình vì bị nhà chồng từ chối nhận em bé


Em X sinh năm 2008 và lớn lên tại bản Y.H. Em học đến lớp 6 rồi bỏ học. Năm 2021
em quen và yêu em L ở bản P.M, khi bố mẹ X biết chuyện đã ngăn cấm em không cho
em yêu L nhưng em vẫn tiếp tục mối quan hệ . Khi em có thai, bố mẹ em biết chuyện
đã yêu cầu L về nói chuyện với bố mẹ của L
để tổ chức cưới cho hai em. Nhưng bố mẹ L
không đồng ý vì X còn quá trẻ và nghi ngờ
cái thai trong bụng không phải là con L.

Tháng 6 năm 2022 X đã sinh em bé và nuôi


con một mình nhờ sự hỗ trợ của bố mẹ. Vì
em quá trẻ nên việc sinh nở rất khó khăn,
phải can thiệp bằng biện pháp thủ thuật y
khoa. Bức tranh do em ở xã Hướng Hiệp – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
26 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Những đứa con của chị cứ thế mất đi
“Đó là vì sinh non, cả mấy đứa luôn đó,
vì không có hiểu biết về sức khỏe sinh sản,
với lại lúc đó chị cũng còn quá trẻ, chưa đến
tuổi sinh đẻ, chưa có kinh nghiệm, không
biết phải đi khám thai để phát hiện những
biến chứng ngay từ khi mang thai rồi đến
khi sinh nên những đứa con của chị cứ thế
mất đi em à!”. (Chia sẻ của người phụ nữ tảo
hôn.) Bức tranh do em ở xã Xy – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện

Chị mang thai rồi lại mất con


“Giá như chị đừng lấy chồng sớm, giá như
chị biết khi đủ tuổi sinh đẻ mới sinh con, giá
như chị có hiểu biết về kiến thức sinh sản,…
đằng này chị cứ nghĩ việc mang thai và sinh
con đều là “theo tự nhiên” mà không hề có
một kiến thức khoa học nào về chăm sóc
sức khỏe sinh sản và nuôi dạy con cái, con
chị cứ thế mất, chị lại mang thai rồi lại mất
con...”. (Chia sẻ của người phụ nữ tảo hôn.) Bức tranh do em ở xã Hướng Hiệp - Hướng Hóa -
Quảng Trị thể hiện

Câu chuyện buồn của một em học sinh cũ


Trong một ngày tôi cùng với các đồng nghiệp đi vận động và thăm gia đình học sinh
thì gặp một chuyện rất bất ngờ và thực sự buồn cho em cũng như bản thân tôi. Bước
vào một ngôi nhà nhỏ nằm trong thôn tôi liền cúi người chào chị và giới thiệu với gia
đình mình là giáo viên đến thăm gia đình, nhưng khi người mà tôi chào chị thì lại quay
đi và xưng hô rất bất ngờ “Em chào thầy, thầy không nhớ em ạ”. Nghe vậy tôi đứng lặng
người một lúc, lục lại trong trí nhớ của mình và nhận ra em N học sinh lớp 8C, thực sự
tôi không hề nhận ra em vì em quá già so với tuổi của mình với lại em còn đang mang
thai nữa. Tôi ngồi xuống hỏi chuyện thì mới hay em đã lấy chồng được 6 tháng và đang
mang thai. Tôi liền hỏi em lấy chồng rồi bây giờ cuộc sống thế nào?

Em cúi mặt xuống chưa kịp trả lời...tôi thấy những giọt nước mắt đã lăn nhẹ trên gò má
của em, dù em chưa nói ra nhưng tôi hiểu rằng cuộc sống của em đang rất khó khăn.
Em nói: Vì ngày đó em không muốn học và không nghe lời thầy cô nên giờ em rất hối
hận, em lấy chồng lúc mới 13 tuổi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, chồng em cũng

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
27
chỉ 15 tuổi. Vì còn quá nhỏ nên việc mang thai rất khó khăn, em đã bị hư thai đứa
con đầu tiên, giờ đây em đang mang bầu đứa thứ hai. Nhìn cơ thể em gầy gò, và già
đi rất nhanh so với độ tuổi của em mà tôi thầm nghĩ vừa thương vừa buồn. Tại sao
em không nhớ những bài học về tác hại của tảo hôn. Tôi hỏi tiếp: Sao ngày đó thầy
cô khuyên bảo như vậy mà em cứ một mực đòi nghỉ học để lấy chồng? Em nói rằng
sợ sau này ế không lấy được chồng nên
em mới làm như vậy. Em nói tiếp “Giờ đây
mỗi lần nhìn thấy các bạn đi học còn mình
thì thui thủi như thế này em cũng buồn
lắm, ước gì em chịu khó nghe lời thầy cô
và các bạn thì chắc có lẽ em đã có cuộc
sống tốt hơn.” Nghe em nói vậy tôi thầm
nghĩ giá như mình làm tốt hơn công tác
tuyên truyền vận động các cấp các ngành
vào cuộc quyết liệt thì cũng không xảy ra
chuyện đau lòng như thế này.
Bức tranh do em ở xã Hướng Hiệp – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện

Chia tay vì chồng đã có vợ trước


Em S, sinh năm 2006 trú tại Khóm A – Thị trấn K. Em lấy chồng đầu năm 2022 khi vừa
mới bước qua tuổi 16. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, em nghỉ học dài ngày và
rồi lỡ mang thai khi chưa sẵn sàng để làm mẹ. Chồng em là N, sinh năm 1999 sống tại
thôn KL - xã M, là con cậu ruột của S và đã có vợ. Mặc dù bố mẹ hai bên ngăn cản, cán
bộ xã đã đến tuyên truyền vận động để ngăn ngừa nguy cơ vừa tảo hôn vừa hôn nhân
cận huyết thống nhưng em S đã lỡ mang
thai và gia đình các em buộc phải cho các
em về sống với nhau.  Tuy nhiên, sau hơn
6 tháng ở với nhau, em S đã sinh con. Khi
em bé được 3 tháng thì S bỏ về ở với bố
mẹ đẻ vì chồng có vợ trước, không quan
tâm đến em. Hiện tại gia đình em S thuộc
diện hộ nghèo và rất khó khăn. Bố mẹ của
S vừa phải lo cho con là các em của S vừa
lo cho cháu ngoại. Bố của S phải làm thuê
kiếm tiền nhưng vẫn không đủ nuôi các
con và cháu. Bức tranh do em ở xã A Bung – Đakrông –
Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
28 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Chồng ham chơi, không đi làm và đánh đập vợ
H. T. L sinh năm 2000 sinh ra và lớn lên tại thôn A X. Năm học lớp 10, L quen bạn
cùng khoá khác lớp tên là H.V.T sinh năm 2000 tại xã T. Trước đây L học tập rất chuyên
cần. Nhưng từ khi có bạn thì L có ngày bỏ tiết, có ngày nghỉ học để đi chơi với bạn. Gia
đình đã tâm sự và nói chuyện với em, nhưng L bỏ qua. Ban bảo vệ trẻ em thôn cũng
đã làm việc nhưng L nói em đã có bầu 3 tháng và L nói với bố mẹ của mình nếu không
cho cưới thì sẽ chết. Điều dó làm cho bố mẹ L rất lo lắng và buộc phải chấp nhận để
L về sống với T dù chưa đăng ký kết hôn,
và như vậy em bé sinh ra sẽ không được
hưởng một số chế độ của nhà nước. Hiện
nay cuộc sống của L rất khó khăn. L rất
hối hận vì đã tảo hôn. Chồng L ham chơi,
không đi làm, chỉ về nhà xin tiền và có lần
đánh L. Chịu không nổi, L phải về đem con
về nhà mẹ đẻ và quyết định ly dị chồng.
Qua câu chuyện thực tế này tôi muốn nhắn
nhủ rằng các bạn trẻ hãy sống một cuộc
sống tươi đẹp và đừng bao giờ tảo hôn để
rơi vào tình trạng “Trẻ em sinh ra trẻ em”.
Bức tranh do em ở xã Hướng Lộc – Hướng Hóa-
Quảng Trị thể hiện

Chồng ngoại tình…vợ bế con về nhà bố mẹ đẻ


Em H.T.N sinh năm 2002 tại thôn A X. Em lấy chồng khi mới 17 tuổi. Chồng của em là
H.X.L sinh năm 2004 có hộ khẩu thường trú tại xã T. Hai em H.T.N và H.X.L quen nhau
trên facebook được 5 tháng, sau đó gặp mặt nhau và từ đó thường xuyên liên lạc. Yêu
nhau đã lâu nên H.X.L đã quyết định đưa H.T.N về chung sống với mình. Vì N mới 17
tuổi nên không đăng ký kết hôn được và đám cưới không được sự cho phép của 2 bên
gia đình nên khi về nhà chồng N cảm thấy không được chào đón thân thiện. N sinh
được hai con, cả hai cháu đều được nhập hộ khẩu với ông bà nội nhưng N không được
nhập hộ khẩu chung với các con của mình nên N không được hưởng các chính sách
theo quy định của Nhà nước.

Sau một thời gian, bố mẹ chồng tách cho hai vợ chồng N ở riêng. Cuộc sống của cặp
vợ chồng trẻ rất khó khăn, hoàn toàn phụ thuộc vào việc làm thuê nên bữa đói bữa no.
Chồng N đã quyết định đi làm thuê tại Đà Nẵng. Tháng đầu L gửi tiền về quê, tháng
thứ 2 do dịch bệnh bùng phát nên L không có tiền để về nhà. Vào tháng 7 năm 2021,
N nghe tin chồng mình có người yêu khác. N đã khóc hết nước mắt vì đau khổ nhưng
không dám nói cho bố mẹ. Chồng của N đã đem vợ mới về nhà và điều đó làm cho N
chịu không nổi. Tháng 1 năm 2021 em đã quyết định đưa 2 con về với bố mẹ đẻ của
mình. Vì bản thân N đã tảo hôn nên N không có các quyền lợi pháp lý, nếu xẩy ra các

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
29
xung đột dẫn đến ly hôn thì N sẽ bị thiệt thòi, việc đòi hỏi chia tài sản và quyền nuôi
con có thể sẽ gặp khó khăn.

Giấy khai sinh chỉ có tên của mẹ


Em H T L, sinh năm 2005 tại thôn ADC xã AD. Năm 2021 khi đó em bước vào Trường
THPT AT cùng các bạn trang lứa. Cùng lúc đó em gặp, em yêu và sống chung với H Đ
T sinh năm 2004 có hộ khẩu thường trú tại thôn AXH xã AT Cũ, bất chấp lời khuyên của
thầy cô, bạn bè và sự ngăn cản của gia đình hai bên. Tháng 6 năm 2021 do dịch bệnh
Covid 19 diễn biến phức tạp, các em được nghỉ học ở nhà, rồi em H T L có bầu. Vì T và
L chưa đủ tuổi nên hai em không được đăng ký kết hôn. Đầu năm 2022 thì L sinh con
nhưng em bé không được đăng ký khai sinh tại xã L nơi cháu sinh ra mà phải đăng ký
khai sinh tại xã AD là quê của mẹ. Hiện nay cháu chưa có thẻ BHYT và không được
hưởng chính sách dành cho người dân tộc thiểu số theo quy định của nhà nước. 

Cuộc sống của gia đình nhỏ 3 người còn


phụ thuộc vào gia đình bố mẹ chồng khiến
kinh tế hộ gia đình đã khó khăn lại càng
khó khăn hơn. Cả nhà bữa đói bữa no qua
ngày. Vợ chồng T và L cũng chưa có việc
làm nên không thể giúp cha mẹ cải thiện
cuộc sống. Tỉnh trạng bế tắc khiến cho hai
vợ chồng nhiều khi bất hoà với nhau và từ
đó tình cảm cũng bị sứt mẻ.

Bức tranh do em ở xã Xy – Hướng Hóa –


Quảng Trị thể hiện

Tương lai mù mịt không có lối thoát


Đang tuổi ăn tuổi học thì em H.T.C ở xã D – Hướng Hoá – Quảng Trị đã phải làm mẹ.
Năm 2020 khi mới 15 tuổi, gia đình đã tổ chức cho em lấy chồng. Chồng của C tên là D,
ở cùng xã. Hai vợ chồng và em bé phải sống trong một ngôi nhà nhỏ lụp xụp, mái thủng
lỗ chỗ, vách tre đã mục nát. Cuộc sống sau hôn nhân của hai vợ chồng ngày càng khốn
khó. Miếng ăn của gia đình em phụ thuộc vào 4 sào đất trồng sắn năm được năm
mất. Cưới nhau ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, cuộc sống sau hôn nhân không giống
như C đã hình dung. Ngôi nhà vách tre dựng tạm đã dột nát nhưng không có tiền sửa
lại. Thức ăn hàng ngày chủ yếu là rau. Chồng của C hầu như không đi làm, suốt ngày
ăn chơi lêu lổng theo bạn bè và sa vào hút hít ma túy. C một mình bươn chải rất vất vả
nên gia đình rơi vào tình cảnh bữa đói, bữa no. Năm 2021, mâu thuẫn gia đình đã lên
đến đỉnh điểm không giải quyết được nên hai vợ chồng đã chia tay. Không nhà cửa,
ruộng nương em đã phải tay xách nách mang bồng bế đứa con còn rất nhỏ về cưu

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
30 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
mang nhờ bố mẹ đẻ. Trường hợp như em C
không phải hiếm ở xã AD, năm 2021, toàn
xã có 9 cặp kết hôn thì có đến 6-7 cặp tảo
hôn, chiếm 77,7% trường hợp kết hôn của
xã.  Xử phạt hành chính vi phạm luật hôn
nhân gia đình thì người dân không có tiền,
chỉ còn cách nhắc nhở và các ban nghành
đoàn thể thôn, xã tích cực phối hợp tuyên
truyền thường xuyên theo phương châm
“mưa dầm thấm lâu”, để nâng cao nhận
thức của người dân.  Bức tranh do em ở xã Lìa – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện

Kết cục buồn của một cuộc hôn nhân sớm


Năm 16 tuổi em Hồ D quen Hồ N, sinh năm 1997 sống tại xã H, huyện HH. Khi biết hai
em muốn kết hôn, bố mẹ D can ngăn vì D còn nhỏ, nhưng em vẫn quyết tâm lấy người
mình yêu. Bố mẹ buộc phải đồng ý vì em đã có thai 3 tháng. Nhưng em không thể đăng
kí kết hôn do chưa đủ tuổi. Những đứa con lần lượt ra đời, cháu lớn bây giờ đã 4 tuổi,
cháu thứ hai được gần 3 tuổi. Cuộc sống của em chỉ vui vẻ được năm đầu. Những năm
sau chồng D thường sa đà nhậu nhẹt và thường xuyên đánh đập D. Không chịu đựng
nổi, D đã bồng cả 2 con về nhà ngoại. Sau
nhiều lần làm lành lại là những lần cãi vã,
đánh đập nên D quyết định ly hôn. Hai gia
đình nội ngoại họp và chấp nhận cho 2 em
ly hôn theo phong tục người Bru Vân Kiều
vì lúc này em vẫn chưa đăng kí kết hôn.
Vì thế D không được nuôi con. Gia đình
chồng đã đem cả 2 đứa con của em lên xã
H. Hai cháu nhỏ sống với bố và ông bà nội
mà không có bàn tay người mẹ nên không
được chăm sóc chu đáo. D nhớ và thương
Bức tranh do em ở xã Đakrông - Đakrông –
các con nhưng không thể nào đón con về Quảng Trị thể hiện
để chăm sóc.

Tương lai của những đứa trẻ được sinh ra từ các cuộc hôn nhân
cận huyết
Anh H.T, ở bản L kết hôn với người họ hàng gần và chưa đủ 18 tuổi. Hệ lụy là hai con
của anh T đều mắc bệnh bẩm sinh, chậm phát triển. Cuộc sống gia đình khó khăn,
nay lại càng vất vả hơn do các con hay đau ốm. Năm năm trước, khi anh chị có tình

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
31
cảm với nhau cả hai gia đình đã khuyên ngăn anh chị không nên kết hôn tuy nhiên
anh chị vẫn quyết định về ở với nhau. Hiện nay hai gia đình đều rất ân hận vì đã không
cương quyết ngăn chặn cuộc hôn nhân cận huyết này.

Cuộc sống khó khăn sau hôn nhân


Đang tuổi ăn tuổi lớn thì em Đinh Thị T ở thôn YB xã HT – thuộc Huyện vùng cao
huyện Minh Hóa đã phải làm mẹ. Năm 2016 khi mới 15 tuổi, gia đình đã tổ chức cho em
lấy chồng. Ngày ngày em phải cõng con trên lưng lầm lũi trên nương kiếm củ khoai,
củ sắn hay lụi cụi với những công việc gia
đình để lo miếng ăn cho con nhỏ. Chồng
em thì làm thuê làm mướn. Nay no mai đói
là chuyện thường ngày. Năm 2020, cuộc
sống cơ cực làm nảy sinh mâu thuẫn
không giải quyết được đã khiến đôi vợ
chồng trẻ này chia tay. Chồng T bỏ em
theo một người phụ nữ khác. Không nhà
cửa, ruộng nương em đã phải tay xách
nách mang bồng bế 3 đứa con nhỏ về cưu
mang nhờ bố mẹ đẻ. Cuộc sống sau đó là
chuỗi ngày luẩn quẩn nghèo đói cứ đeo
Bức tranh do em ở xã Hướng Lộc – Hướng Hóa-
bám gia đình nhỏ này như một tương lai
Quảng Trị thể hiện
mù mịt không có lối thoát.

Sức khỏe cả mẹ và con đều yếu


Em Ng, sinh năm 2004 tại xã H, huyện
Minh Hóa. Năm 2020, khi mới 16 tuổi thì
Ng đã kết hôn với một người cùng xã vì đã
mang thai ngoài ý muốn. Do Ng còn nhỏ,
cơ thể chưa phát triển toàn diện nên trong
quá trình mang thai Ng rất yếu, phải nhập
viện điều trị nhiều lần. Em bé sinh ra chưa
được khai sinh ngay vì cha mẹ chưa đăng
ký kết hôn. Do vậy em bé không có thẻ
bảo hiểm y tế nên mỗi lần bé đau ốm phải
đi viện gia đình phải tự chi trả các khoản Bức tranh do em ở xã Hướng Lộc – Hướng Hóa -
khám chữa bệnh. Chồng Ng dần dần cảm Quảng Trị thể hiện

thấy chán nản, thường xuyên rượu chè bê tha bỏ bê gia đình và vợ con. Năm 2022,
Ng lại mang thai lần thứ 2, lần này Ng có biểu hiện sức khỏe suy kiệt nghiêm trọng. Bác

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
32 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
sĩ kết luận em bị suy tim phải điều trị dài ngày rất tốn kém chi phí. Khi Ng sinh con thì
sức khỏe em rất nguy kịch, phải chuyển lên tuyến trên để cấp cứu, gia đình đã được
thông báo phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất. Sau một thời gian được các
y bác sĩ cứu chữa tận tình thì hiện nay sức khỏe của Ng và em bé thứ 2 đã tạm ổn và
hai mẹ con đã trở về nhà. Tuy nhiên cả Ng và em bé mới sinh đều rất ốm yếu. Bé con
đầu lòng cũng không khoẻ và có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ. Đây chính là một
trong những hệ lụy vô cùng đau lòng mà tảo hôn mang lại.

Những em bé không có giấy khai sinh


Em H, sinh năm 2001 trong một gia đình
nghèo tại Thôn YV, xã HT của huyện Minh
Hóa, tỉnh Quảng Bình. Bố mẹ mất sớm, gia
đình lại đông anh chị em. Vì là con cả nên H
phải bỏ học từ năm lớp 7 để đi làm kiếm tiền
nuôi em ăn học. Năm 2017, em yêu anh N
sinh năm 1998 và mang thai nên hai người
đã về sống chung một nhà mặc dù cả hai
đều chưa đủ tuổi kết hôn. Sau khi sinh con
hai vợ chồng rất vất vả nhưng khi em bé
chưa được một tuổi thì H lại dính bầu. Cả
hai đứa con, bé lớn 20 tháng tuổi và bé thứ
Bức tranh do em ở xã Xy – Hướng Hóa –
hai mới một tháng tuổi đều chưa được khai Quảng Trị thể hiện
sinh và chưa có thẻ bảo hiểm y tế.

Cái nghèo nối tiếp cái nghèo


Anh D chị L có với nhau 6 đứa con nhưng
cuộc sống gia đình hoàn toàn trông vào
một mình chị. Cả 6 đứa con đều do chị tự
sinh và nuôi chúng khôn lớn. Anh D thì suốt
ngày rượu chè be bét, anh chỉ quanh quẩn
trong nhà, không đi ra khỏi nhà nên lâu
ngày tay chân cứng lại và không thể đi lại
như người bình thường.  Đứa con trai đầu
của chị vừa học hết lớp 9 thì nghỉ học rồi đi
vào Nam làm ăn. Ở đó, cậu ta yêu một cô
gái cùng quê rồi dắt về xin phép chị cho
cưới. Vì cô gái cũng mới chỉ 16 tuổi nên chị Bức tranh do em ở xã Hướng Lộc - Hướng Hóa -
khuyên nên hoãn cưới vì cả hai đều chưa Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
33
đủ tuổi kết hôn, chưa đủ khả năng để lo
cho gia đình. Nhưng vì cô gái đã có bầu
nên chị đành phải vay mượn để lo cho con
một đám cưới như người ta. Ở địa phương
này theo phong tục thì nhà trai phải chuẩn
bị khoản lễ vật thách cưới rất lớn. Đêm
nào chị cũng khóc vì lo lắng. Bản thân chị
hiện tại không đủ sức nuôi cả nhà 8 miệng
ăn bây giờ phải chuẩn bị lễ cưới cho con,
rồi sau cưới lấy gì trả nợ, lại còn phải nuôi
thêm con dâu và nuôi một đứa cháu sắp Bức tranh do em ở xã Húc – Hướng Hóa –
chào đời. Quảng Trị thể hiện

Những ước mơ dang dở


Nói về TH, các bạn lớp 7A ai cũng khâm phục cô lớp trưởng nhanh nhẹn, năng nổ,
hát hay và đặc biệt thông minh này. TH mơ ước sau này sẽ trở thành cô giáo để truyền
lại kiến thức cho các thế hệ trẻ. Nhưng áp lực từ quan niệm con gái phải ưu tiên việc
lấy chồng, sinh con hơn là việc học hành đã khiến TH bỏ học để lập gia đình, từ bỏ
những ước mơ, hoài bão của mình. Trong một lần đi công tác tại xã TS, tôi gặp TH. Em
rất vui mừng mời tôi đến thăm nhà em. Khi nhìn thấy có trẻ con trong nhà, tôi hỏi “Các
cháu này là con hàng xóm đến chơi hả em?” Em ngập ngừng hồi lâu rồi trả lời “Thưa cô,
hai đứa nhỏ này là con em đó ạ”. Tôi thấy chạnh lòng và thương em quá. TH chạc tuổi
con gái tôi vậy mà giờ đây em đã là mẹ rồi trong khi con gái tôi vẫn còn đang đi học.
TH tâm sự “Em khổ lắm cô ạ. Em không nghĩ lập gia đình sớm lại vất vả như thế này,
vì nghe theo lời bố mẹ nên em bỏ học và quen anh T ở xã TS rồi cưới. Chồng của em
cũng chỉ làm nương làm rẫy nên cuộc sống
vất vả, cơm cháo qua ngày. Vì em mới 14
tuổi nên chúng em không đăng kí kết hôn
được. Cả hai cháu, đứa lớn 3 tuổi, đứa nhỏ
2 tuổi đều chưa được đăng kí khai sinh
nên chưa có thẻ bảo hiểm y tế và không
được hưởng chính sách dành cho người
dân tộc thiểu số theo quy định của nhà
nước. Chính vì thế mà đến giờ những đứa
nhỏ dù đã đến tuổi đi học nhưng các em
vẫn không được đến trường như các bạn
cùng trang lứa”. Bức tranh do em ở xã Xy – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
34 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Rủi ro khi mang thai sớm
H là con cả trong một gia đình có 6 anh chị em. Gia đình em thuộc diện hộ nghèo của
xã. Bản RR của em cách xa trung tâm xã nên sinh hoạt càng thêm khó khăn. Năm 16
tuổi, H quen và yêu một bạn trai ở cùng bản. Một thời gian sau, H đã phát hiện mình có
thai nên gia đình hai bên đã quyết định tổ chức cưới để đưa H về làm dâu nhà chồng.
Chồng H không có công việc ổn định,
chỉ sống dựa vào nương rẫy nên cuộc
sống gia đình rất thiếu thốn. Sống
trong hoàn cảnh như vậy, H vốn gầy
ốm mà trong quá trình mang thai lại
không được chăm sóc đầy đủ nên
đến tháng thứ tư cái thai không thể
tiếp tục phát triển, sức khoẻ của H
bị đe doạ nghiêm trọng. Cũng may,
trong chương trình khám thai định kỳ
tại thôn bản, Trạm Y tế xã đã kịp thời
phát hiện, hướng dẫn và hỗ trợ em H
về bệnh viện tuyến huyện để kịp thời
điều trị. Bức tranh do em ở xã Xy – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện

Chỉ có tình yêu thì chưa đủ để đảm bảo cuộc sống gia đình
Mới hơn 18 tuổi mà M đã làm mẹ
được hai năm. Trò chuyện với chúng
tôi M kể “Em và H yêu nhau được 3
tháng rồi mới cưới. Lúc đó em vừa
vào học lớp 10, vì lấy chồng cho nên
em cũng không đi học nữa. Bọn em
chỉ làm lễ với hai bên gia đình chứ
không tổ chức lễ cưới, cũng không
được đăng ký kết hôn”. Chồng của
M tâm sự “Bọn em lấy nhau được
bố mẹ cho đất, giúp dựng nhà ra ở
riêng. Hai vợ chồng bảo nhau trồng
ngô trên nương nhưng cũng chẳng
Bức tranh do em ở xã Xy – Hướng Hóa –
được là bao nhiêu. Mình không đi Quảng Trị thể hiện
học, không có nghề nghiệp nên
cuộc sống khó khăn lắm”.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
35
Làm mẹ một mình
Em T, sinh năm 2005 tại một xã miền núi nghèo của tỉnh Quảng Bình. Em mang thai
khi mới 17 tuổi và đang là học sinh lớp 11. Khi biết T mang bầu bạn trai đã từ bỏ em và
đứa bé. Mọi việc sinh nở T phải nhờ bố đẻ chăm sóc vì mẹ em đã bỏ đi khi em chưa
được 5 tuổi.

Đứa trẻ thiệt thòi


Em Hồ A sinh năm 2007 ở xã DH, được gia đình tạo điều kiện cho học hành. Hồ A
luôn được thầy cô và các bạn cùng lớp ở trường nội trú nghi nhận, đánh giá cao cả về
học tập và rèn luyện. Tuy nhiên đến năm học thứ hai học lực của Hồ A dần dần sa sút
nghiêm trọng, tính tình cũng thay đổi rất nhiều không như lúc đầu mới xuống nhập học
nữa, thường hay bỏ học không có lý do dù đã được thầy cô và bạn cùng lớp gặp gỡ
động viên. Qua tìm hiểu thì trong thời gian nghỉ cuối tuần và nghỉ hè, Hồ A về bản ở
với gia đình và có quen biết dẫn đến yêu đương Hồ C, sinh năm 2006 người cùng bản.
Cán bộ đồn biên phòng, cán bộ xã cùng với thầy cô giáo vận động, phân tích làm rõ
những khó khăn vì hai gia đình em Hồ A và gia đình em Hồ C có quan hệ họ hàng gần
nhau, nếu lấy nhau sẽ ảnh hưởng đến thế hệ sau và vi phạm đạo đức xã hội. Nhưng e
Hồ A cứ lặng lẽ và bỏ học giữa chừng không đến trường nữa. Một thời gian, em Hồ A

Bức tranh do em ở xã Hướng Lộc - Hướng Hóa – Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
36 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
trở nên xanh xao, gầy rộc và hay nôn khan... Khi gia đình đưa Hồ A đến cơ sở Y tế xã
để thăm khám thì bác sĩ kết luận Hồ A đã mang thai hơn 5 tháng. Từ đó hai em về ở với
nhau. Sau vài tháng Hồ A sinh ra một bé trai. Nhưng vì còn quá trẻ chưa hiểu hết về
cuộc sống vợ chồng, kỹ năng nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, gia đình hai em lại rất
khó khăn nên đứa trẻ từ khi được sinh ra rất yếu ớt và có biểu hiện thiểu năng trí tuệ,
suy dinh dưỡng nặng và chậm lớn. Sau một thời gian những biểu hiện trên của em
bé không được cải thiện mà có phần nặng thêm và cuối cùng bé đã qua đời. Sau sự
kiện đó Hồ C luôn trách móc Hồ A không biết nuôi con dẫn đến con chết. Từ đó mâu
thuẫn ngày càng gia tăng và kết cục là hai em đã không chung sống với nhau nữa.

Tan vỡ gia đình vì thiếu hiểu biết


H và N là người dân tộc thiểu số ở một xã giáp biên giới với quốc gia Lào. Hai em kết
hôn khi chưa đủ tuổi. Ba năm sinh hai đứa
con. N ở nhà chăm con, còn H ai thuê gì làm
nấy, công việc bấp bênh. Rồi mâu thuẫn
cũng từ đây mà ra. Đôi ba ngày lại nghe
cặp vợ chồng cãi nhau vì con ốm đau hay
con khát sữa, hết bỉm,...Trong nhà chẳng
có vật gì đáng giá ngoài chiếc xe máy cũ
bố mẹ cho. Những mâu thuẫn ngày càng
nhiều thế là cuộc hôn nhân đổ vỡ sau 4
năm. Hai đứa con ở với N nhưng N không
có công việc ổn định vì học hành không
đến nơi đến chốn. Giờ đây, H gửi con lớn
Bức tranh do em ở xã Hướng Hiệp - Hướng Hóa -
cho ông bà ngoại, và đưa theo con bé vào
Quảng Trị thể hiện
Sài Gòn để tìm việc làm.

Căn nhà dột nát


Xã TH huyện MH là vùng đất sinh sống
lâu đời của cộng đồng các dân tộc Khùa,
Mày, Sách. Mặc dù địa phương đã có nhiều
cố gắng trong công tác tuyên truyền, vận
động song tình trạng tảo hôn lứa tuổi vị
thành niên vẫn diễn ra.  Hồ Y  ở bản D lấy
chồng khi 17 tuổi.  Đến năm 22 tuổi Y đã
có 3 đứa con. Hai vợ chồng ở riêng được
ba năm nhưng do sức khỏe yếu nên bố mẹ
vẫn phải thường xuyên chu cấp lương thực Bức tranh do em ở xã Húc – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
37
cho cả nhà. Những đứa con của vợ chồng Y đứa nào cũng còi cọc, suốt ngày tha
thẩn tự chơi với nhau.  Căn nhà tranh dột nát không có tiền để sửa. Mỗi khi mưa
xuống phải lấy bạt giăng ra để mẹ con trú ngụ. Y tâm sự: “Chồng đi làm thuê. Khi ở
nhà thì thường rượu chè. Mình phải giữ con nên không có thời gian đi làm. Cứ như
thế này không biết đến bao giờ mới có được ngôi nhà chắc chắn để ở. Con gái lớn đã
đến tuổi ra lớp nhưng không có điều kiện đưa cháu đi học”.

Lấy chồng sớm … tương lai buồn


Đang là một học sinh khá của trường, Hồ Thị T ở bản LT 2, xã TH đã lấy chồng khi
mới bước vào tuổi 16. Do thiếu kiến thức về kỹ năng sống nên em đã có quan hệ với
bạn trai mà không sử dụng biện pháp an toàn và đã mang thai ngoài ý muốn. Bố mẹ
của em vì sợ bản làng dị nghị nên đã tổ chức cho em một đám cưới nhỏ. Năm 2021,
cuộc sống cơ cực đã khiến đôi vợ chồng trẻ này chia tay, chồng em theo bạn bè đàn
đúm rượu chè, cờ bạc dẫn đến phải vào tù. Gặp tôi trong một ngày mùa đông giá rét,
em nhìn xa xăm và chia sẻ: vì một chút nông nổi của em mà tương lai trở nên mù mịt.
Trong khi bạn bè vui vẻ đến trường học tập và vui chơi thì em phải làm lụng vất vả để
nuôi hai con nhỏ. Em muốn các bạn hãy tập trung học hành đến nơi đến chốn, tránh
đi vào con đường vất vả giống như em. Sau khi chia tay em, chúng tôi vẫn thấy tiếc
cho em, tiếc cho một học sinh khá giỏi và ngoan ngoãn, lẽ ra, em có thể có một cuộc
sống tốt đẹp hơn rất nhiều.

Đừng đi theo con đường của em


“Bản thân em Qua câu chuyện của em, em thổ lộ rằng nếu lấy chồng quá sớm không
đủ chín chắn, bản thân mình chưa lo nổi cho mình thì sao lo nổi cho con. Em muốn
khuyên chân thành rằng, mọi người hãy cố gắng học tập, sau này vững chắc kinh tế rồi
mới nên tính đến chuyện lập gia đình, đừng theo những hủ tục của thế hệ đi trước để
rồi đói nghèo vẫn quanh quẩn, bám theo mình cả đời. Khổ cả đời mình và thiệt thòi
cho cả đời con trẻ”. (Tâm sự của một em tảo hôn người dân tộc Mày.)

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
38 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Những mô hình truyền thông phòng
chống tảo hôn hay cần lan tỏa & áp
dụng
Truyền thông bằng những hình thức mới mẻ & thu hút
“Để người dân dễ nghe, dễ hiểu thì nội dung tuyên truyền, ngoài hình thức tuyên
truyền tập trung, tuyên truyền bằng miệng, các tuyên truyền viên của xã đã xây dựng
các chương trình tuyên truyền đa dạng như chiếu phim tài liệu, biểu diễn nghệ thuật,
kịch tuyên truyền, hỏi - đáp pháp luật, trò chơi có thưởng...Qua đó, truyền tải cho
người xem, người nghe những thông điệp, kiến thức, pháp luật về hôn nhân và gia
đình, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống..., để cùng nhau xây dựng nếp
sống mới, nâng cao chất lượng sống”.

“Những năm qua, đội ngũ cán bộ dân số, cán bộ y tế phối hợp với chính quyền địa
phương, nhà trường, đã tích cực tuyên truyền cho người dân nhận thức được những
hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Qua đó, nhân dân đã dần thay đổi
cách nghĩ và xóa bỏ hủ tục này”. (Cán bộ xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng
Bình)

Tích cực tuyên truyền phòng chống tảo


hôn trong trường học
“Cùng với công tác dạy học, Nhà trường
thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa
tạo không khí thi đua sôi nổi, tích cực trong học
tập, rèn luyện, nâng cao kỹ năng sống. Trong
đó luôn quan tâm giáo dục, tuyên truyền nâng
cao nhận thức cho học sinh về vấn đề chăm sóc
sức khỏe sinh sản, phòng chống tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống. (Giáo viên xã Dân Bức tranh do 1 em ở xã Trường Sơn –
Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) Quảng Ninh – Quảng Bình thể hiện

Mô hình tuyên truyền hay bằng việc thành lập câu lạc bộ tại cộng đồng
Chi đoàn thôn Văn Hóa được chọn thí điểm với 30 thành viên tham gia là Đoàn viên
thanh niên trong chi đoàn, với các hoạt động sôi nổi của CLB đã thu hút đông đảo

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
39
thành viên tham gia. Để CLB hoạt động đem lại hiệu quả, Ban chủ nhiệm xây dựng
theo một quy định chung, bầu cử và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên rõ ràng.

Hằng tháng CLB tổ chức sinh hoạt định kỳ để tổng kết hoạt động và biểu dương
các thành viên hoàn thành tốt. Nội dung xuyên suốt tuyên truyền trong các buổi sinh
hoạt là các chủ đề liên quan đến tảo hôn, hệ lụy của việc tảo hôn đối với cuộc sống.
Đặc biệt, Ban chủ nhiệm đã xây dựng một tủ sách pháp luật, có đầy đủ sách Luật Hôn
nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình…để phổ biến
cho các thành viên nắm vững.

Ngoài các hoạt động tuyên truyền, Ban chủ nhiệm CLB cũng thường xuyên phối hợp
cùng với Đoàn xã tổ chức các phong trào thi đua thiết thực như: Đăng ký thực hiện
cuộc vận động Đoàn viên tích cực học, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc… Kết quả là hơn một năm từ khi thành lập, trên địa bàn thôn Văn Hóa nói riêng
và xã Hồng Hóa nói chung, các ông bố bà mẹ, có con tuổi vị thành niên không còn ép
buộc con mình phải bước vào hôn nhân sớm mà cho đi học đàng hoàng. Nhiều em
học lên Cao đẳng, Đại học ở các thành phố lớn và am hiểu pháp luật lại về sinh hoạt,
tuyên truyền cùng CLB cho gia đình nghe, hiểu được sự khó khăn và hệ lụy, hậu quả
của việc tảo hôn. (Bí thư Đoàn xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình)

Xử phạt nghiêm minh


Nắm được tình hình trong bản có gia đình ông A tổ chức tảo hôn. Nhằm góp phần
răn đe làm bài học cho các trường hợp khác và nâng cao nhận thức pháp luật cho hộ
gia đình, chính quyền xã phối hợp với thôn tổ chức làm việc với hộ gia đình xử phạt
hành vi vi phạm hành chính mức tiền là 2,000,000đ. Thiết nghĩ, để ngăn chặn và tiến
tới chấm dứt tình trạng tảo hôn không phải là chuyện “một sớm, một chiều”.

Ngoài đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân cần có sự vào cuộc
của chính quyền thôn, hộ gia đình tại thôn và các đoàn thể ở thôn trong việc cung cấp
thông tin cho chính quyền xã kịp thời để có biện pháp can thiệp sớm. Đồng thời việc
thực thi nghiêm các chế tài xử phạt theo luật định đối với những trường hợp tảo hôn
và tổ chức tảo hôn và cần có chế độ động viên cho công dân cung cấp thông tin. (Cán
bộ xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị)

Đẩy lùi tình trạng tảo hôn bằng cách chung tay cùng hành động tuyên
truyền và ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng tảo hôn
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể các
cấp tạo chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và nâng cao trách nhiệm về công
tác phòng chống tảo hôn, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
40 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
thống chính trị của các cấp, các ngành từ cấp xã đến các thôn bản.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận
thức, ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình trong đồng bào dân tộc
thiểu số, đồng thời tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật
về hôn nhân và gia đình trong trường học.

3. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động văn hóa, lễ
hội cộng đồng, các cuộc họp, sinh hoạt của chính quyền đoàn thể, CLB ở các thôn
bản. Phát huy vai trò của người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, nêu gương
người tốt, việc tốt trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình, công tác dân số
kế hoạch hóa gia đình.

4. Xây dựng, đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam
kết không tảo hôn, thực hiện đăng ký kết hôn theo đúng quy định và bảo đảm thực
hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em…vào hương
ước, quy ước thôn bản, tiêu chuẩn gia đình văn hóa, bản văn hóa.

(Cán bộ xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình)

Những cán bộ tâm huyết vì dân


“Rối ở đâu, gỡ ở đó, thẳng thắn nhìn nhận và tìm cách giải quyết đó mới là người
cán bộ phục vụ vì nhân dân. Cũng nhờ vào sự quyết tâm, thay đổi trong phương thức
tuyền thông, đi từng ngõ, gõ từng nhà mà
tính đến nay, nạn tảo hôn trên địa bàn bản
nói riêng và xã TX nói chung đã giảm rất
nhiều so với năm trước, các ông bố bà mẹ
thay vì ép con dựng vợ gả chồng sớm nay
đã dộng viên con đến trường, học ít nhất
là hết chương trình phổ thông. Tín hiệu
đáng phấn khởi ở một xã miền núi, đến nay
tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã giảm
đáng kể”. (Giáo viên trường PTDTBT Tiểu
học Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh
Bức tranh do 1 em ở xã Lìa – Hướng Hóa –
Quảng Bình) Quảng Trị thể hiện

Sinh kế việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi tảo hôn
Đoàn Thanh niên các cấp cũng đã triển khai nhiều hoạt động để hạn chế tình trạng
tảo hôn, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức Đoàn còn phải tạo

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
41
sinh kế, tạo việc làm, hỗ trợ sản xuất, giáo dục giới tính, nhất là với trẻ vị thành niên.
Điều này, đòi hỏi sự nỗ lực, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, với
nhiều giải pháp đồng bộ, thậm chí áp dụng mạnh hơn nữa chế tài xử phạt hành vi tảo
hôn, đặc biệt là hủ tục bắt vợ của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số. (Cán bộ tỉnh
đoàn tỉnh Quảng Bình)

Hoàn thiện quy định pháp luật nhưng bảo đảm quyền lợi của trẻ em
Hậu quả của những cuộc tảo hôn không được pháp luật thừa nhận hết sức đau lòng,
không chỉ đối với các cặp tảo hôn, gia đình của họ mà đặc biệt là trẻ em sinh ra từ các
cặp tảo hôn. Vì vậy pháp luật cần có những biện pháp xử lý nghiêm đối với những
trường hợp tảo hôn và tuyên truyền hướng dẫn cho họ cách khắc phục hậu quả do
tảo hôn gây ra. Tuy nhiên, đối với những trẻ em được sinh ra thì phải được đăng ký
khai sinh và được hưởng mọi quyền lợi như bảo hiểm y tế và các chế độ như các trẻ em
khác. (Cán bộ xã Tà Rụt, huyện Đăkrông, tỉnh Quảng Trị)

Mô hình truyền thông hay


Hội liên hiệp phụ nữ xã Trọng Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình đã tổ chức các
nhóm câu lạc bộ về nói không với tảo hôn, câu lạc bộ được tổ chức theo thôn và là
tập hợp của các bà mẹ có con trong độ tuổi từ 10-15 tuổi, câu lạc bộ tổ chức sinh
hoạt mỗi tháng 1 lần, thông qua việc sinh hoạt câu lạc bộ các thành viên được nghe
tuyên truyền về các tác hại của việc kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống thông qua
nhiều hình thức như tờ rơi, tranh ảnh,
dẫn chứng câu chuyện thực tế...Đến
nay, câu lạc bộ đã duy trì được 2 năm,
thông qua việc tuyên truyền theo
nhóm nhỏ, các gia đình đã hiểu về tác
hại của kết hôn sớm, các biện pháp
để phòng ngừa kết hôn sớm. Trong
hai năm qua, không có thành viên
của câu lạc bộ nào có con kết hôn
sớm, kết hôn cận huyết thống, đó là
một trong những thành công bước
đầu của mô hình này. (Cán bộ Hội liên
hiệp phụ nữ xã Trọng Hóa, huyện Minh Bức tranh do em ở xã Đakrông - Đakrông –
Hóa, tỉnh Quảng Bình) Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
42 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Thầy cô giáo là những tuyên truyền viên tích cực
Em Hồ Thị T đã học được nửa học kỳ lớp 9. Gia đình nghèo, bố mẹ lại già. Khi có
người hỏi xin cưới thì bố mẹ không ngần ngại cho con nghỉ học để lấy chồng. Cô học
trò ham học, muốn được hoàn thành chương trình lớp 9 khóc nức nở, tâm sự cùng cô
giáo chủ nhiệm và cầu cứu sự giúp đỡ của các thầy cô giáo. Cô giáo chủ nhiệm sau khi
nghe em tâm sự, đến tận nhà của học sinh nắm bắt tình hình. Bố mẹ em vẫn một mực
muốn con lấy chồng vì giờ nhà nghèo quá, bố mẹ già không nuôi nổi con nữa rồi. Nhận
thấy tình hình cấp bách khi sắp đến kì thi học kỳ của học sinh lớp 9 nên giáo viên đã
báo cáo lãnh đạo nhà trường. Nhà trường đã họp, thành lập đoàn “tuyên truyền viên”
đến nhà em T để nói chuyện với bố mẹ em ấy. Không phải đơn giản một lần đến nhà
mà thành công. Để nói chuyện với người bản địa, thầy cô phải sử dụng mọi “kỹ năng”
khi công tác tại vùng bản. Vừa tâm sự,
vừa an ủi, vừa nói chuyện cả pháp luật.
Không kể những ngày mưa bão, thầy
cô đã ở lại để tối có thể đến nhà gặp cả
gia đình của học sinh. Không phụ công
thầy cô, bố mẹ em T đã lay chuyển. Em ấy
không bị bắt lấy chồng nữa. Hoàn thành
xong chương trình lớp 9, em T không
theo học các lớp khác được mà vào Đà
Nẵng làm công nhân kiếm tiền phụ giúp
gia đình. Thầy cô giáo rất vui mừng cho
Bức tranh do em ở xã Đakrông - Đakrông –
trường hợp của học sinh ấy. (Giáo viên Quảng Trị thể hiện
trường TH&THCS Xy, xã Xy, huyện Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị)

Nhiệt tình và tâm huyết của các thầy cô giáo đã giúp ngăn ngừa những
trường hợp tảo hôn
T sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn. T rất chăm chỉ học tập.
Nhưng sau một gian, T quen và yêu một người họ hàng. Là một cô giáo, tôi đã nhanh
chóng tìm hiểu, khuyên ngăn T và gia đình em cùng hỗ trợ. Cuối cùng T đã nhận ra
và tiếp tục học hành. Hôm tổng kết trường nhận được phần thưởng em rụt rè đến bên
tôi rồi lí nhí “Em cảm ơn cô” tôi nhìn em cười trìu mến và nói rằng “Đây chính là sự nỗ
lực cố gắng của em, thành quả này là công sức của em đã biết vượt qua chính bản thân
để có được. Hãy cố gắng thật nhiều để năm sau đậu vào trường tỉnh nhé. Cố lên, tương
lai đang chờ đón em ở phía trước” Mẹ T còn hứa với tôi sẽ khao tôi một bữa thiệt to…
thật hạnh phúc phải không các bạn! (Giáo viên trường TH&THCS số 1 Kim Thủy, huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
43
Truyền thông bằng câu chuyện thực tế
Em HT lấy chồng sớm và làm mẹ khi mới 16 tuổi. Theo như chúng tôi biết thì cuộc
sống của em hiện nay rất khó khăn, vì em mới sinh, sức khỏe còn yếu nên em không
thể đi theo mọi người đi làm rẫy hay đi kiếm tiền. Chồng em thì suốt ngày la cà và
nghiện rượu bia. Điều kiện hoàn cảnh cả hai gia đình nội và ngoại đều thuộc hộ nghèo,
cộng với chồng có tiền sử bệnh tâm thần và em là người khuyết tật về trí tuệ. Thông
qua câu chuyện trên, tôi muốn gửi thông điệp đến tất cả các em học sinh nói chung
và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiếu số Bru
- Vân Kiều “Hãy nói không với nạn tảo hôn vì tảo hôn sẽ đem đến sự nghèo khổ về
vật chất và sự nghèo nàn về tri thức”. (Giáo viên xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình)

Người giáo viên vừa có TÂM vừa có ĐỦ TÌNH


D sinh ra giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. D là một em học sinh có hoàn cảnh
vô cùng đặc biệt. Mẹ D mắc bệnh tâm thần. Thời gian sau, bố D lấy vợ mới nhưng vợ
của bố D chưa đủ tuổi kết hôn. Cuộc sống khó khăn cứ tiếp diễn mà không thấy ngày
thay đổi. Bố D vì cuộc sống khó khăn nên chán nản uống rượu chè và còn đánh đập D
và bắt D phải nghỉ học. Nắm bắt được tình hình, cô giáo chủ nhiệm đã nhanh chóng
vào cuộc, khuyên ngăn và giải thích cho gia đình… Cuối cùng, bố và dì em hứa sẽ
tạo điều kiện cho em đến trường, không cho em làm những việc quá sức. Bố hứa sẽ
bỏ rượu, lo đi làm nuôi các con ăn học. Từ đó, em học tập ngày càng tiến bộ. Trong
ngày hội học sinh Tiểu học vừa qua, em đã dành được giải Trạng nguyên nhỏ tuổi và
giải nhất hội thi viết chữ đẹp. Niềm vui nối tiếp niềm vui, đầu tháng 3 trường đón đoàn
thiện nguyện “Lệ Thủy quê tôi”, giáo viên chủ nhiệm đã trực tiếp trình bày về hoàn
cảnh, thành tích học tập của em. Và rồi, đoàn đã nhận bảo trợ cho đến khi em học xong
THCS. Em ôm chầm lấy tôi, nghẹn ngào: “Em cảm ơn cô, em sẽ cố gắng để không phụ
công lao dạy dỗ của thầy cô”. Lúc em lên nhận phần thưởng, tôi thấy bố em rưng rưng
xúc động. Lát sau, anh cầm tay con gái đến gặp tôi và Ban giám hiệu bày tỏ lời cảm ơn
sâu sắc, rồi ông nói: “Sai lầm của anh là không lo nổi cho gia đình, cho con cái, không
hiểu được việc lấy vợ khi chưa đủ tuổi vị thành niên sẽ dẫn đến những hậu quả như
ngày hôm nay” cô giáo của D chia sẻ lại.

Cô giáo của D nhắn nhủ “Tôi thật thấm thía khi làm công tác chủ nhiệm, nếu người giáo
viên vừa có đủ tâm, vừa có đủ tình thì có thể giúp các em thay đổi được cuộc sống và
thực hiện được ước mơ của mình. Bản thân tôi rất cần sự chung tay của các tổ chức
để từ đó xóa bỏ đi những tập tục lạc hậu, và nuôi dưỡng những ước mơ, những hoài
bảo của các em vùng dân tộc thiểu số.” (Giáo viên xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình).

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
44 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Không để ai bị bỏ lại ở phía sau
Em Hồ Thị T sinh năm 2003 ở bản KD xã TX. Em được đi học đến năm lớp 9 thì bỏ
học. Năm 2020, em cùng với Hồ X sinh năm 2001 cũng ở bản KD về chung sống với
nhau như vợ chồng. Hai vợ chồng còn nhỏ dại, T thì mới sinh em bé nên cuộc sống rất
khó khăn. Hai vợ chồng không được ăn uống đủ chất nên gầy gò ốm yếu, đứa trẻ thì
suy dinh dưỡng nhìn rất tội nghiệp. Đến năm 2021, khi đủ tuổi đăng ký kết hôn, các
em cũng đã đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn và khai sinh cho con. Các em
cũng đã được xét hộ nghèo của xã để được
hưởng các chế độ chính sách của nhà nước.
Hiện nay, xã cũng đã quan tâm hỗ trợ cho các
em mô hình sinh kế giảm nghèo là chăn nuôi
lợn để em các có vốn làm ăn. Mong trong thời
gian tới, với sự quan tâm của các cấp và xã hội,
cuộc sống của các em sẽ dần tốt hơn. Qua sự
việc trên, chính quyền cũng nên quan tâm hơn
nữa đến tình trạng tảo hôn của các thanh thiếu
niên trong các bản dân tộc. (Cán bộ xã Trường
Bức tranh của các em thiếu nhi xã A Bung -
Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) Huyện Đakrong thể hiện

Mô hình sinh kế hay “Cùng nhau phát triển kinh tế, con cái được đi học,
xóa bỏ tảo hôn”
Gia đình chị H có gần 4 sào đất làm nông nghiệp, tương đương với 2,000m2 đất.
Trước đây đến vụ nhà chị thường trồng sắn, đậu lạc, mè…nhưng năng suất mang lại
không cao. Thường sau mỗi vụ, khoảng 3 - 4 tháng, trừ chi phí giống cây, phân bón thì
lời khoảng 2 đến 2,5 triệu đồng. Trong một đợt chị H được đi tập huấn của hội nông dân
về đổi mới cây trồng, chị đã quyết định chuyển sang trồng mía. Chị tiếp thu kiến thức
của khóa tập huấn, ngoài ra chị đã đi học hỏi kinh nghiệm của nhiều nơi. Một quyết
định táo bạo, chị đã chuyển 4 sào đất của mình trồng mía hết. Thời gian đầu chị chưa
biết cách chăm sóc nên mía không đẹp lắm,
sau đó nhờ vào sự thông minh và cần cù của
mình, vạt mía của chị rất đẹp, vì đất nhà chị là
đất thịt pha nên cây mía rất ngọt, cây mía cao,
lóng dài, vàng ươm. Vì trong vùng chưa có mía
nhiều nên mía nhà chị các mối chở mía giành
nhau đến mua. Tính sơ sơ mỗi sào trừ chi phí
ra chị lời khoảng 10 triệu. Chị mạnh dạn thuê
thêm 5 sào đất 5% của xã để trồng thêm mía.
Sau đó chị đã vận động các hộ xung quanh
cũng chuyển sang trồng mía. Nhờ vào vạt Bức tranh do em ở xã Thanh – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
45
mía nên kinh tế chị có đỡ hơn, giải quyết dược phần nào khó khăn về kinh tế trong
gia đình. Nhờ có ít vốn, chị H đã mua thêm được bò, chị chăn nuôi gà với số lượng
nhiều hơn. (Cán bộ trưởng thôn / bản thuộc xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình)

Đa dạng cách thức tuyên truyền


Hướng dẫn các cấp Hội tổ chức tuyên truyền đến hội viên, phụ nữ đặc biệt là hội
viên phụ nữ có con đang ở độ tuổi vị thành niên hiểu rõ những hệ luỵ của tảo hôn, hôn
nhân cận huyết thống để chủ động thực hiện nói không với tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống trên địa bàn. Công tác tuyên truyền được thực hiện trên các phương
tiện thông tin đại chúng qua Chuyên mục Phụ nữ trên Đài PTTH tỉnh, tài liệu Thông
tin Bình đẳng giới, Thông tin Phụ nữ, Trang Thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh, trên
fanpage Hội LHPN tỉnh, qua hệ thống Zalo, Facebook của các cấp Hội, qua loa phát
thanh, sinh hoạt chi hội... (Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình)

Chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn của các cấp, các ngành địa phương
Để giải quyết tình trạng tảo hôn, Sở GDĐT tiếp tục phối hợp với các ban, ngành,
đoàn thể, tổ chức đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án nhằm trang bị kiến thức,
nâng cao nhận thức về hậu quả của kết hôn sớm cho học sinh, nhất là học sinh các
trường PTDT nội trú, bán trú, cụ thể: Tiếp tục phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thực hiện
Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn
và hôn nhân cận huyết thống trong
vùng DTTS giai đoạn 2015-2025. Gắn
thực hiện công tác Giảm thiểu tình
trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống trong vùng DTTS (trong đó
có đối tượng học sinh) với việc thực
hiện các chương trình phát triển kinh
tế văn hóa xã hội vùng DTTS như:
Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới; Đề án phát triển
kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào
dân tộc thiểu số; Xóa mù chữ... (Cán Bức tranh của các em thiếu nhi xã A Bung -
Huyện Đakrong thể hiện
bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng
Bình)

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
46 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Truyền thông cho cả học sinh trong trường học và thanh thiếu niên
ngoài cộng đồng (không đi học)
Để công tác phòng chống tảo hôn đạt hiệu quả cao, tùy vào từng đối tượng mà
tổ chức Đoàn có hình thức tuyên truyền phù hợp. Trong đó, đối với đoàn viên, thanh
thiếu niên là học sinh, Đoàn Thanh niên chủ động phối hợp với nhà trường tổ chức
tuyên truyền thông qua nhiều hình thức như hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đầu
tuần…Đối với đoàn viên, thanh niên sinh hoạt tại các địa phương, thông qua các buổi
sinh hoạt chi đoàn, chi hội, Đoàn Thanh niên cũng phối hợp với chính quyền tiến hành
tuyên truyền lồng ghép các kiến thức về hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản để đoàn
viên nắm bắt và thực hiện. Đặc biệt là đến tận nhà đoàn viên để tuyên truyền. (Cán bộ
huyện đoàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình)

“Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình cho học sinh, trong thời gian tới nhà
trường sẽ tăng cường triển khai các hoạt động phù hợp với các yếu tố về văn hóa, giới
tính, lứa tuổi và dân tộc để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, vận
động xóa bỏ những hủ tục và phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”. (Cán
bộ xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình)

Tích cực truyền thông phòng chống tảo hôn


Đâu đó vẫn còn nạn tảo hôn ở xã, ở bản. Tuy nhiên, không phải vì thế mà làm chùn
bước của những người cán bộ làm công tác dân vận như chúng tôi. Rối ở đâu, gỡ ở đó,
thẳng thắn nhìn nhận và tìm cách giải quyết đó mới là người cán bộ phục vụ nhân
dân. Cũng nhờ vào sự quyết tâm, thay đổi trong phương thức tuyền thông mà tính đến
nay, nạn tảo hôn trên địa bàn bản CT nói riêng và xã XN nói chung đã giảm rất nhiều
so với năm trước, các ông bố bà mẹ thay vì ép con dựng vợ gả chồng sớm nay đã dộng
viên con đến trường, học ít nhất là hết chương trình phổ thông. Đây là tín hiệu mới và
đáng phấn khởi ở một xã rẻo cao. (Giáo viên trường tiểu học Long Sơn, xã Trường
Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình)

Mô hình truyền thông hay của Hội Phụ nữ xã


Nhằm ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, Hội Liên hiệp
phụ nữ xã TH đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống”. Việc thành lập Câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống” nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của chị em phụ nữ,
góp phần hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân
tộc thiểu số trên địa bàn. Câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống” có 30 thành viên là những hội viên Chi hội phụ nữ, đồng bào dân tộc Bru Vân

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
47
Kiều, phần lớn các chị em đều có con trong độ tuổi sắp lấy chồng. Theo chương trình
hoạt động, các thành viên trong câu lạc bộ sẽ thường xuyên đến từng gia đình để
tuyên truyền, vận động người dân hiểu về những hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống. Đồng thời, tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, lồng ghép vào những
buổi họp làng để tuyên truyền và tư vấn về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng
giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình... (Cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ xã Trọng Hóa,
huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình)

Hướng dẫn đăng ký khai sinh để đảm bảo quyền của trẻ em được sinh
ra:
Chuyện kể về 1 đôi vợ chồng trẻ ở bản Ho Rum. Đây là 1 bản biên giới của xã Kim
Thủy, xã miền núi đặc biệt khó khăn. Em Hồ L, sinh năm 2007, ở bản Ho Rum xã Kim
Thủy và em Hồ B, sinh năm 2006, cũng ở tại bản Ho Rum. Hai em quen nhau và tảo
hôn. Các con của L ra đời…Khi đủ tuổi đi học, thì cô giáo tới nhà L vận động cho bé đầu
4 tuổi đi học, và bé sau 3 tuổi. Lúc hỏi giấy khai sinh thì L nói chưa làm. Cô giáo hướng
dẫn về UBND xã làm mới đủ điều kiện cho con đi học. Hai vợ chồng mượn chiếc xe
máy của nhà hàng xóm về UBND xã, lần đầu tiên về xã cán bộ Tư pháp yêu cầu có
giấy đăng ký kết hôn để làm khai sinh cho
con, thì vợ chồng L lúc này mới biết. Hai
vợ chồng có đăng ký kết hôn đâu. Yêu
nhau rồi về ở với nhau, sinh con đẻ cái.
Rồi L được cán bộ Tư pháp hướng dẫn tận
tình để 2 vợ chồng được công nhận là vợ
chồng hợp pháp theo đúng quy định của
pháp luật. Rồi 2 tờ giấy khai sinh của 2
con của L cuối cùng cũng đã làm xong
và các con L được đi học. (Cán bộ xã Kim
Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)
Bức tranh do em ở xã Lìa – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện

Xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí


Em Hồ Thị D, sinh năm 2006 tại thôn X, em lấy chồng từ khi mới 15 tuổi. Chồng em là
Hồ S.M sinh năm 2004 có hộ khẩu thường trú tại xã Đakrông. Vì tình yêu không có giới
hạn nên hai em đã không nghe lời khuyên của gia đình và quyết định bỏ học đi theo
tiếng gọi tình yêu. Gia đình hai em thuộc diện khó khăn trong thôn, nhà đông con nên
em không muốn đi học nữa mà đi lấy chồng. Sau bao lần khuyên của gia đình nhưng
em không chịu nghe và kết quả em đã có thai khi chưa đủ tuổi kết hôn. Việc học dở
dang tuổi nhỏ em phải làm mẹ. Đến ngày 30/5/2022, đứa con đầu tiên của em D ra đời

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
48 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
lúc này D chỉ mới 16 tuổi, cái tuổi còn chưa hiểu biết về kiến thức làm mẹ. Vậy, chúng
ta cần có những biện pháp gì để khắc phục tình trạng phức tạp này? Các cấp chính
quyền cần vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong việc ngăn chặn tình trạng tảo
hôn ở địa phương, tránh tình trạng bao che cho những người vi phạm. Cần thực thi
các chính sách xoá đói giảm nghèo, giáo dục nâng cao dân trí…ở các vùng khó khăn,
nâng cao mức sống cho người dân, giúp người dân hiểu biết, nhận thức được tính
nghiêm trọng của vấn đề này. Tăng cường công tác truyền thông với các hình thức
đa dạng, linh hoạt nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật hôn nhân, gia đình. (Cán
bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình) 

Người đã tảo hôn tuyên truyền về hậu quả của tảo hôn để ngăn ngừa tảo
hôn
“M lên tiếng chào D: 
- D à! Mấy bữa đi mô mà chị đến không gặp, hỏi bố mẹ cũng không biết. Bố đau đã
đỡ chút nào chưa em?
- Chị gặp em có việc chi à? Em ra thị trấn Kr Kl chụp ảnh đám cưới nhưng chưa được,
áo váy thì dài mà em thì nhỏ… Bố nói, em không nghe nên bố buồn bỏ ăn mấy hôm
chứ có đau chi mô. Buồn chi, con gái thì phải lấy chồng. Để vài năm nữa, lớn tuổi ai
cưới. Mấy đứa học cùng lớp em ở xã AB, AV cưới cả rồi.

Nắm chặt tay D, giọng M thổn thức xen lẫn từng đoạn nghẹn ngào: 
- D ơi! Chị đến gặp em vì việc ni đây. Biết tin em bỏ học và đòi cưới chồng trong
tháng tới. Chị cuống lên, đến nhà đã hai lần, nay mới gặp được em. D! Nghe chị, bỏ
ý định lấy chồng sớm đi em. Đừng như chị nữa nghe em. Nhìn chị đây nì, khổ lắm!
Năm đó chị mới 17 tuổi, học lớp 11 như em bây chừ. Nghe bạn bè rủ rê, bỏ học về
nhà đòi lấy chồng cho bằng được. Bố giận lắm, nhưng đành phải nghe con làm đám
cưới mà cái bụng không ưng. Đến xã nộp phạt vi phạm hành chính do làm đám cưới
tảo hôn về, ông lên ở hẳn trên chòi tận rẫy xa, không muốn gặp ai vì xấu hổ. Còn chị,
về làm vợ, làm dâu mà có biết chi mô. Đến lúc sinh con thì cực ơi là cực, con sinh
thiếu tháng nên ốm yếu mà chị cũng không biết cho con bú, con ăn là như thế nào?
Đã thế chồng thì ham chơi, suốt ngày uống rượu lại còn gây gổ với chị nữa. Bữa nớ,
chị gửi con nhờ Kăn M trông giúp, chạy đến mấy đứa bạn đã lấy chồng như chị để
mượn ít tiền mua thuốc chữa bệnh. Đến nơi người làng nói, chúng nó đã bỏ chồng
về nhà mẹ và nghe đâu đang đi làm thuê bóc vỏ tràm.

D hai mắt đỏ hoe: 


- Chị M ơi, như rứa thì em không cưới chồng bây chừ mô chị ạ. Em phải đi học tiếp
để kiếm cái nghề tương lai. Chị tốt quá, đã tận tình đến đây để giúp em nhận ra sự
việc. Em phải đi nói với mấy đứa bạn gái đòi lấy chồng như em biết để dừng lại,
không thì mất hết!

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
49
Hai tay M để trên vai D, mắt nhìn thẳng đầy cương nghị: 
- Ừ em, chị tin em. Phải thay đổi cách nghĩ, việc làm em à. Chị về đây, có trở ngại
chi, em báo chị biết để giúp. Nhớ nghe em, đừng như chị nữa. Cực lắm, cực lắm…
đừng như chị nữa”. (Cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị)

Thầy cô giáo có thể đóng góp vào những nỗ lực ngăn ngừa tảo hôn
Em Hồ Thị Tr đang là học sinh lớp 7 trường TH & THCS X, xã X thuộc huyện Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị. Sau nghỉ hè, thầy cô trở lại trường thì nhận được thông tin em
Tr quyết định lấy chồng. Mặc dù rất bận rộn chuẩn bị cho năm học mới, các thầy cô
giáo đã lập tức tìm đến nhà em Hồ Thị Tr. Đến nhà em Tr, nằm ở trong bản nghèo
của xã, thầy cô không khỏi ái ngại cho hoàn cảnh của gia đình em. Vì nhà nghèo lại
đông anh em nên Tr quyết định lấy chồng cho nhà mình “bớt miệng ăn”. Thầy cô giáo
đã phân tích cho em thấy lấy chồng sớm không phải là giải pháp để “thoát nghèo”
mà trái lại, nhân đôi sự nghèo đói. Các thầy
cô khuyến khích em tiếp tục đi học và hứa sẽ
hết sức giúp đỡ em. Thông qua mạng xã hội,
nhà trường đã huy động được sự hỗ trợ cho
em Tr để em tiếp tục đi học. Những thùng mì
tôm, áo quần, bao gạo…được thầy cô trực tiếp
chở về nhà giao cho gia đình. Cảm động trước
tấm chân tình của thầy cô giáo, và nhận ra
sự nông nổi của mình, em Hồ Thị Tr đã trở lại
trường kịp thời cho năm học mới. (Giáo viên
Bức tranh do em ở xã Hướng Lộc – Hướng Hóa –
xã Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) Quảng Trị thể hiện

Sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và nhà trường


Khi Hồ Thị L được mẹ sinh ra thì bố em, một công nhân làm cầu đường, đã bỏ đi.
Một mình mẹ nuôi em khôn lớn. L là một học sinh ngoan, chăm chỉ đến trường, em
luôn ý thức học thật tốt để sau này đỡ đần cho mẹ. Rồi một ngày, mẹ em theo chồng
tìm hạnh phúc mới ở tận bên Lào. Em L muốn ở lại Việt Nam để tiếp tục việc học, chứ
qua Lào sẽ dở dang nên mẹ em gửi em cho dì. Sống cùng dì, em L không đến nỗi thiếu
thốn vật chất như các bạn vì dì em là bác sĩ nhưng luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm
của cha mẹ. Năm học lớp 8, em L bắt đầu dậy thì, em có những thay đổi về giới tính
nhanh hơn các bạn cùng tuổi. Em L thường xuyên tâm sự cùng cô giáo chủ nhiệm về
hoàn cảnh của em. Hôm đó là ngày đầu tiên trở lại trường sau tết Nguyên đán, học sinh
toàn trường tập trung lượm lá rơi trước sân trường. Cô giáo chủ nhiệm nhìn mãi không
thấy em L đâu cả. Cô tới hỏi các bạn trong lớp, thì các bạn có vẻ sợ sệt không dám
nói. Dạy xong tiết của mình, cô giáo chạy ngay về nhà em L, đoạn đường dốc đầy ổ

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
50 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
voi ổ gà cũng không bằng sự nóng lòng của cô giáo chủ nhiệm. Gặp em L đang chuẩn
bị đi gánh nước, em có ý tránh cô giáo, cô phải gọi nhiều lần em mới chịu quay lại gặp
cô. Cô bảo em nói chuyện tâm sự như những lần trước em hay nói với cô ấy. Em L bật
khóc: Em chuẩn bị lấy chồng cô ạ. Cô giáo ngạc nhiên: Lấy chồng? Lấy ai? Ai cho em
lấy chồng? Thì ra dì em đã không muốn nuôi em nữa, mẹ cũng ở xa và đã không còn
liên lạc với con gái vì cuộc sống khó khăn. Được một bạn gần nhà để ý, em ý định lấy
chồng để có chốn nương thân. Cô giáo động viên em L bình tĩnh, không được quyết
định vội vàng như vậy. Cô đã dành cả buổi còn lại của mình để phân tích cho em hiểu
ra. Vấn đề còn lại là gia đình dì dượng của em. Chuyện này cần sự hỗ trợ của nhà
trường và Ủy ban Nhân dân xã. Cô giáo chủ nhiệm đã báo cáo tình hình của em cho
nhà trường. Cùng với sự chung sức của của các cấp, các ngành, gia đình nội ngoại
em L đã đồng ý chung sức nuôi dưỡng em. Em L cũng không phải lấy chồng như một
điều “cứu cánh” cuộc đời mình nữa. Thầy cô giáo vùng bản không chỉ là người truyền
dạy tri thức mà đã luôn là người bạn đồng hành lắng nghe mọi chia sẻ của học sinh. Có
như vậy mới kịp thời tìm ra những giải pháp giúp học sinh nơi đây bước qua những khó
khăn. (Giáo viên xã Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị)

Hội viên Hội Phụ nữ chia sẻ câu chuyện của chính mình để truyền cảm
hứng và lan tỏa thông điệp
Chị tâm sự “Khi trước, nhận thức của người dân ở đây còn hạn chế nên việc tuyên
truyền phổ biến pháp luật còn khó khăn, do vậy tình trạng tảo hôn khá phổ biến. Bây
giờ, dù khó khăn như thế nào chị vẫn cố gắng cho con mình được học hành, vui chơi
đúng với lứa tuổi như bao đứa trẻ khác”, chị là
một hội viên phụ nữ và là một trong những hội
viên nòng cốt tham gia tích cực vào hoạt động
tuyên truyền, phổ biến luật hôn nhân gia đình,
lấy câu chuyện của chính mình để truyền cảm
hứng, chị đã mạnh dạn cất lên tiếng nói của
phụ nữ thôn bản nơi mình đang sinh sống,
phê phán mạnh mẽ vấn nạn tảo hôn và cùng
hành động để xóa đi những hủ tục còn tồn tại
trong thôn bản. (Cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ Bức tranh do em ở xã A Dơi – Hướng Hóa –
huyện Đăkrông, tỉnh Quảng Trị) Quảng Trị thể hiện

Những lời tâm sự của các em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số đã tảo hôn
Em đã chia sẻ cuộc sống của mình với hai dòng nước mắt đầm đìa: “Em ước gì thời
gian có thể quay trở lại, có thể cho em làm lại cuộc đời thì em sẽ chọn cuộc sống
khác. Hơn nữa, với sự thiếu hiểu biết của mình về vấn đề tảo hôn nên em đã đánh mất

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
51
tuổi thanh xuân của mình. Nếu cho lựa chọn lại thì em sẽ tiếp tục học tập và phụ giúp
ba mẹ, lấy chồng sớm thì khổ con cái vì không đủ điều kiện nuôi con”. (Chia sẻ của giáo
viên xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình).

CTA tâm sự, em hối hận khi kết hôn sớm, em nói “Dễ đến thì dễ đi thôi anh ạ, em chỉ
mong có sức khỏe thật tốt để chăm sóc, lo cho con em sau này được như bạn bè
cùng trang lứa”. (Cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh
Quảng Bình).

“Không đâu. Nhất định em phải cho nó đi học. Học hết lớp 12 rồi lại học cái nghề. Đời
nó sau này, sau này…” Không thể nói hết câu, người mẹ trẻ 17 tuổi tảo hôn và đã sinh
con bật khóc nức nở ở những từ cuối cùng mà không thể nói được tiếp. (Chia sẻ của
một cán bộ trưởng thôn/ bản tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
về câu chuyện của một em gái tảo hôn).

Xoá bỏ những hủ tục đối với phụ nữ


Chị Hồ Thị N ở một bản nghèo của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chị N bị bệnh
tâm thần và thường không ý thức được bản thân làm gì. Chị bị người khác xâm hại tình
dục và kết quả sau nhiều lần chị mang thai và sinh ra ba đứa con, một trai và hai gái.
Chị không ý thức được, không lao động được để nuôi con. Bà con xóm làng thấy vậy đã
dựng cho chị một ngôi nhà tạm cho ba mẹ con chị ở và thường xuyên cưu mang giúp
đỡ họ. Cháu H con gái lớn của chị năm nay 12 tuổi, mắc chứng bệnh giống như mẹ nên
không đi học và hay đi lang thang. Vào tháng 6 năm 2022 cháu H bị một thanh niên ở xã
khác xâm hại tình dục khi đang đi bộ trên đường. Sau lần xâm hại đó H hoảng sợ, tránh
gặp người lạ, không nói chuyện, tự thu mình. Thấy hoàn cảnh gia đình chị N như vậy
bà ngoại là Hồ Thị L đã đón ba mẹ con
về ở cùng. Bà đã từ bỏ phong tục của
người đồng bào Bru Vân Kiều là phạt và
đuổi ra khỏi làng những người phụ nữ
chưa có chồng mà có con. Khi biết cháu
H gặp nạn, Trung tâm bảo trợ xã hội và
chính quyền địa phương, các ban ngành
đoàn thể đã đến động viên, thăm hỏi gia
đình cháu và động viên cháu đến Trung
tâm bảo trợ để được chăm sóc. Hiện tại
cháu và em gái được Trung tâm bảo trợ
xã hội tỉnh Quảng Bình nuôi dưỡng. (Cán
Bức tranh do em ở xã Hướng Hiệp - Đakrông – Quảng Trị thể
bộ Đoàn xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, hiện
tỉnh Quảng Bình).

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
52 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
phần 2.
MUA BÁN NGƯỜI
Những câu chuyện thực tế về tình
trạng mua bán người

Lời dụ dỗ ngọt ngào


Mới đây, người dân tại bản X đã hết sức
bàng hoàng. Cả bản chỉ có hơn 45 hộ dân
sinh sống, cuộc sống của người dân chỉ phụ
thuộc vào kinh tế nông nghiệp làm nương
rẫy truyền thống. Một số gia đình nghèo có
con em đang trong độ tuổi trưởng thành
đã bị kẻ xấu dụ dỗ về thành phố làm việc
với thu nhập cao. Chị Hồ Thị A ở bản B kể,
cháu L, con gái lớn của chị mới 17 tuổi đã
cùng với một số người bạn đã sang Lào để
làm việc. Nhưng thực tế ở nơi cháu đến Bức tranh do em ở xã A Dơi – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện
không giống như cháu mong muốn. Chị A
tâm sự “Nhớ nó lắm, mong nó về lắm, nhưng nó bảo nó lấy chồng bên kia, họ không
cho về. Tôi khóc suốt, nó cũng khóc, bảo nhớ bố mẹ và gia đình lắm, xem vài ba năm
nữa về được thì nó mới về. Bây giờ nhà chồng nó không cho về vì sợ nó về bên này rồi
không sang đấy với họ nữa”. Điều đáng nói là dù rất lo lắng cho con gái, chị A và gia
đình cũng không biết hiện nay con chị đang ở đâu, cuộc sống như thế nào, có bị bạo
hành hay không?... Ngay đến cả địa chỉ của con gái, chị và gia đình cũng không biết,
cách liên lạc duy nhất là qua Facebook. Nhiều lúc chị muốn đi sang bên đó tìm con,

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
53
nhưng không có địa chỉ của con mà nước Lào lại quá xa lạ với gia đình chị, chưa kể ở
nhà không ai biết tiếng Lào, Chị và gia đình đành chịu, chỉ mong có ngày con gái trở
về. Chị A cho biết, ở bản có nhiều trường hợp như gia đình chị.

Bị dụ dỗ, lừa gạt


Em H.T.L sinh năm 2002, vốn là một cô bé
hiền lành, nhút nhát. Sau khi tốt nghiệp cấp 3,
vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và địa phương
thiếu việc làm nên em đã quyết định theo bạn ra
các tỉnh phía Bắc tìm việc. Bố mẹ em là những
người chân chất, suốt đời chỉ quanh quẩn trong
bản, làng, không thể hình dung những cạm bẫy
có thể giăng ra với các bạn trẻ nên rất yên tâm
khi con gái cùng các bạn đi tìm việc. Thời gian
đầu em L làm việc trong nhà máy, lương không
cao nhưng ổn định, chỉ có điều là phải làm theo
ca. Vài tháng sau, khi các cuộc gọi của con gái
thưa dần họ vẫn cứ nghĩ tại con bận tăng ca
nên không gọi về. Đến tháng giáp tết, khi nghe
giọng con vừa khóc vừa kêu cứu trong điện
thoại cả hai người mới tá hỏa là em L vì nghe
bạn, bỏ nhà máy đi làm bên ngoài để có lương Bức tranh do em ở xã Lìa – Hướng Hóa –
Quảng Trị thể hiện
cao hơn và không cần thử việc. Em đã làm vài
tháng mà vẫn không được chủ thanh toán tiền công. Tiền ăn hết, tiền trọ không còn,
em đành bắt xe về làng. Trên đường đi L được người lái xe hỏi chuyện và hứa rằng sẽ
giúp tìm kiếm công việc với mức lương 10 triệu một tháng, không cần thử việc vì cận
tết công ty cần người. L lại nhẹ dạ cùng bạn đi theo. Ngày hôm sau đến nơi mới biết
công ty mà người tài xế nói chính là một quán bar ở thành phố, em không chịu làm
thì hắn yêu cầu em phải trả 2,5 triệu đồng gồm tiền xe và tiền công môi giới. Chị T,
mẹ em, vì sợ mất con nên chạy vạy vay mượn khắp nơi rồi đi nhờ người chuyển khoản
để em được về. Hy vọng giảm bớt khó khăn khi em khăn gói ra thành phố lớn bao nhiêu
thì giờ nó lại là nỗi lo trở thành gánh nặng lên gia đình em nhiều bấy nhiêu...

“Việc nhẹ, lương cao”


Từ tháng 6. Cứ mỗi lần đọc thấy ở đâu đó tin bài về những trường hợp thanh niên
bị lừa bán sang Cam-pu-chia được cứu thoát, gia đình của hai em H.V.H và H.V.T lại
đọc thật kỹ, cố gắng tìm kiếm trong những tin bài đó với hi vọng sẽ nhìn thấy tên của
hai em. H.V.H sinh năm 2004 và H.V.T sinh năm 2003. Cả hai em đều là người dân tộc

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
54 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Bru Vân Kiều ở thôn Ly Tôn, gia đình thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống khó khăn nên
phải nghỉ học sớm đi làm thuê kiếm tiềm phụ giúp gia đình. Sau Tết Nguyên Đán, hai
em vào Bình Dương làm công nhân với đồng lương ít ỏi. Vì thiếu hiểu biết, cả hai bạn
đã bị những kẻ xấu lừa giới thiệu việc nhẹ lương cao, rồi cả hai đều bị lừa bán sang
Campuchia. Sau vài ngày, khi đã biết bản thân bị lừa bán, cũng đã chịu nhiều trận
đòn của kẻ xấu, H đã tìm cách gọi về cầu cứu bố mẹ. Biết được thông tin con, hai
gia đình đã chạy vạy khắp nơi, vay mượn bạn bè, bán luôn con trâu vốn là tài sản giá
trị của gia đình vay nợ ngân hàng để mua. Gom đủ hơn 150 triệu đồng gửi vào số tài
khoản mà bọn xấu cung cấp. Tiền chuyển
đi rồi nhưng con vẫn không được về. Lúc
đó gia đình mới tìm báo Công an và chính
quyền địa phương. Đến nay, dù công an
đã vào cuộc, nhưng thông tin về hai cháu
vẫn không rõ, gia đình vốn đã khó khăn nay
càng khó khăn hơn vì những món nợ mà
gia đình gom tiền để gửi chuộc con, vì tiền
thuốc thang của bố mẹ tìm con không ra
nên buồn đau mà phát bệnh. Khi các giải
pháp đều vô hiệu thì chỉ biết trông chờ vào
Bức tranh do em ở xã Tà Long - Đakrông –
một phép màu để hai cháu được trở về bên Quảng Trị thể hiện
gia đình.

Người hàng xóm xấu bụng


Đi làm thuê bên kia biên giới thì dễ kiếm tiền hơn, đó là mánh khóe mà bọn buôn
người thường hay sử dụng để lừa gạt. Phần lớn mọi người cảnh giác với chiêu lừa này,
nhưng đối với H T H, cô gái ở xã DH, thì vì quá tin chị hàng xóm mà rơi vào vòng tay
của quỷ. H T M là người cùng bản với H và cùng sinh năm 1995. M vốn làm thuê ở
Campuchia từ lâu và yêu một người đàn ông bên đó thực chất là nhân viên của một
sòng bài gọi là CASINO ở Cam-pu-chia. Vì vậy, khi tên này xúi M tìm người Việt Nam
để hắn bán cho vào các sòng bài lấy tiền môi giới thì M đã đồng ý ngay. Tháng 5 năm
2019, M rủ H sang Cam-pu-chia làm thuê. Thấy M thông thạo về Cam-pu-chia, lại đi
đi, về về thăm nhà liên tục, nên H chẳng mảy may nghi ngờ, em đồng ý và hẹn ngày đi
cùng M. Một buổi chiều, M đã đón H đưa vào Tây Ninh để vượt biên giới sang Cam-pu-
chia. Tại cửa khẩu, M giao H cho người yêu của mình và một người phụ nữ khác. M nhận
được 10 triệu từ người phụ nữ đó. Tuy nhiên, khi chuẩn bị vượt biên thì H và M cùng với
2 người Cam-pu-chia bị tổ công tác Biên phòng khu vực phường Tây Ninh phát hiện và
cảnh báo. Nhưng chỉ vài giờ sau, bọn chúng vẫn tìm cách vượt biên đưa H sang Cam-
pu-chia. Sang tới bên kia biên giới, hai người kia đã bán lại H cho một Casino trong
nội địa. Sau một thời gian làm việc cực nhọc và không được trả lương như đã hứa và
còn bị đánh đập dã man nên đến tháng 8/2019 thì H và một số người bạn đã lợi dụng

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
55
lúc bảo vệ sơ hở và chạy thoát ra ngoài và
được Công an phía Cam-pu-chia trao trả về
Việt Nam. Tại đây H bị xử phạt 3 triệu đồng
về hành vi qua lại biên giới mà không làm thủ
tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định. Đến
khi cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh ra
lệnh bắt khẩn cấp đối với M, về hành vi mua
bán người thì H mới nhận ra là mình chính là
nạn nhân của mua bán người.

Bức tranh do em ở xã Lìa – Hướng Hóa –


Quảng Trị thể hiện

Làm vợ đàn ông nước ngoài


Vì bị những kẻ xấu dụ dỗ sang Trung Quốc lấy chồng sẽ có cuộc sống khá giả, nhàn
hạ, một số em gái ở xã MT còn đang trong độ tuổi cắp sách đến trường đã rơi vào cạm
bẫy của bọn buôn người qua biên giới mà không hề hay biết. Cũng vì tiền nên bà V đã
cấu kết với N và L để dụ dỗ các cô gái trẻ trong xã rồi bán qua biên giới kiếm lời. Biết
cháu M, con gái chị T vừa tròn 18 tuổi, vừa học xong phổ thông, đang ở nhà chưa có
việc làm, nên bà V nói với chị T cho con gái qua Trung Quốc bán hàng tạp hóa với
mức lương hàng tháng là 25 triệu đồng và bao ăn ở. Tin lời bà V, chị T đã động viên
con gái đi theo bà V sang Trung Quốc làm việc. Bà V đã nhờ một người quen đưa M ra
Móng Cái (Quảng Ninh) rồi vượt biên qua Trung Quốc và bán cho người đàn ông bản
địa làm vợ với giá gần 400 triệu đồng tiền Việt Nam mà gia đình của M không hề hay
biết. Sau hơn một năm làm vợ nơi xứ người và chịu không biết bao nhiêu khổ cực, M
đã được nhà chức trách giải cứu đưa về địa phương và làm đơn tố cáo những người đã
bán mình qua biên giới.

Cạm bẫy từ “người yêu” trá hình


Lý Văn X và Giàng A S đều trú tại huyện Đồng Văn, Hà Giang và là bạn thân của
nhau, cả hai do ham chơi, sống buông thả nên đã về xin việc tại khu công nghiệp Yên
Phong, Bắc Ninh, nơi có nhà máy sản xuất của Samsung để dễ bề làm quen với các cô
gái độ tuổi 18-20 vừa chập chững bước ra đời. Lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm của các
em gái trẻ, X rủ S tìm các em gái xinh đẹp đưa sang Trung Quốc bán lấy tiền chia nhau.
X bảo, mỗi em gái đưa sang Trung Quốc nếu xấu cũng bán được 6,000 nhân dân tệ
(khoảng 20 triệu đồng), bình thường thì được khoảng 9,000 nhân dân tệ (khoảng hơn
30 triệu đồng), mà nếu xinh thì được hơn 10,000 nhân dân tệ (khoảng 35 triệu đồng).
S hoa mắt khi nghĩ đến sấp tiền, liền đồng ý. Bọn chúng bàn bạc thống nhất khi gặp
các cô gái thì làm quen, tán tỉnh, vờ yêu rồi tìm cách đưa sang Trung Quốc bán. Khi đi

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
56 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
tán gái, S sẽ lấy tên là Nam, còn X sẽ lấy tên là Mạnh Cường. Một thời gian sau chúng
lên Zalo rồi tìm và kết bạn với em L, quê Quảng Bình mới ra Bắc Ninh làm công nhân. S
giả vờ tán tỉnh ngỏ lời yêu sau đó đã nhiều lần đưa em L lên Đồng Văn chơi, cứ nhiều
lần được đưa đi chơi lên các tỉnh biên giới phía bắc nên em L cũng không nghi ngờ mà
rất tin S. Hai tên buôn người biết con mồi đã bị dắt mũi nên vào một ngày tháng 6 năm
2017, X bàn với S chuyến này sẽ đưa em L qua biên giới để bán cho các đối tượng bên
kia biên giới. Theo kế hoạch, S đã đưa em L lên vùng cửa khẩu Móng Cái chơi và hứa
sẽ mua điện thoại mới cho em. Nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của S, em L đã xin nghỉ ốm
để đi chơi cùng S. Đến Móng Cái, S đã gọi điện cho X hẹn gặp để ăn nhậu và giới thiệu
L. Hai tên đã bàn với nhau chuốc cho em L say để dễ bề hành động. Sau khi L say thì
chúng đã gọi người và đưa em L lên thuyền để vượt qua bên kia biên giới giao cho các
đối tượng buôn người. Hai tên đã đưa L ra khu vực đã hẹn, gặp người của bên kia biên
giới đã đợi sẵn. Rất may hôm đó lực lượng biên phòng tuần tra đã phát hiện, kịp thời cử
lực lượng xuất kích và tóm gọn hai tên khi chúng chưa kịp vượt biên qua Trung Quốc.
Cả hai tên đã khai nhận các hành vi của mình. Lực lượng biên phòng đã bàn giao
cho cơ quan công an điều tra và xử lý theo quy định. Còn em L sau biến cố lần này đã
về quê phụ giúp bố mẹ làm việc. Hiện nay em đang tích cực tham gia các hoạt động
tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác của địa phương.

Bị cưỡng bức lao động nơi xứ người


Chỉ vì nhẹ dạ cả tin, cháu A và cháu T (SN 2003) cùng trú tại xã H huyện Minh Hóa
đã xuất cảnh sang Cam-pu-chia lao động với lời hứa “việc nhẹ lương cao” của các đối
tượng xấu. Công việc tại Cam-pu-chia của A và T là tìm kiếm và lôi kéo các khách hàng
trên Facebook, Zalo nạp tiền vào các ứng dụng trò chơi trên mạng. Theo A và T kể lại
thì hai em phải làm việc với cường độ cao. Có ngày hai em phải làm việc từ 6 giờ sáng
đến 23 giờ đêm. Nếu không làm đủ chỉ tiêu thì các em phải làm tăng ca, thậm chí còn
bị đánh đập và chích điện nếu không làm tốt công việc. Em T nhớ lại, em được một
người đàn ông tên Tuấn không rõ địa chỉ thường trú về huyện Minh Hóa thuê trọ tại Thị
trấn Quy Đạt và thường xuyên tới quán cà phê nơi em làm việc. Ở quán cà phê, Tuấn
làm quen với các bạn trẻ vừa mới học xong chưa có việc làm để giới thiệu sang Cam-
pu-chia làm việc với mức lương lên đến 30 triệu mỗi tháng, còn chi phí xuất cảnh thì
chỉ hơn 10 triệu đồng và không mất thêm chi phí gì khác. Tin vào lời dụ dỗ hấp dẫn của
Tuấn, em T và một số bạn đã đi làm hộ chiếu rồi nộp tiền cho lão để được sang Cam-
pu-chia làm việc. Trong chuyến đi này em đã đi cùng A và một bạn gái quê ở huyện
Quảng Ninh (Quảng Bình). Quá trình xuất cảnh kéo dài hơn 2 tuần, T đưa các em đi lòng
vòng qua các tỉnh miền Trung, miền Nam rồi sau đó dừng lại tại tỉnh An Giang 3 ngày.
Tại đây Tuấn còn cho các em đi chơi các khu vui chơi và phát trực tiếp (livestream)
trên Facebook cá nhân để thu hút thêm các bạn của em A và T …Đến ngày giao người,
Tuấn đã đưa A và T vượt biên và giao cho các đối tượng bên kia biên giới. Ở đây A
và T bị Tuấn thu điện thoại, bị các đối tượng biên kia biên giới dọa nạt, đánh đập và

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
57
dọa giết nếu không nghe lời của chúng. Khi
bị đưa vào các nhà cái để phục vụ các trò
chơi cá cược, đánh bạc và tìm kiếm lôi kéo
các khách hàng trên Facebook, Zalo nạp
tiền vào các ứng dụng trò chơi trên mạng,
hai em phải làm việc rất vất vả. Mỗi ngày
các em phải làm việc 17-18 tiếng. Những
ngày các em không làm đủ chỉ tiêu thì bị
đánh đập và buộc liên lạc về gia đình để
nhờ người nhà nạp tiền vào ứng dụng trò
Bức tranh do em ở xã Mò Ó - Đakrông –
chơi cho đủ chỉ tiêu.  Quảng Trị thể hiện

Ngay khi biết tin, gia đình hai em đã trình báo cơ quan chức năng và nhờ sự giúp đỡ
của một số người quen bên Cam-pu-chia nên đã đàm phán và đưa được các em về
nước an toàn. Hai gia đình đã phải chi số tiền lớn để chuộc hai em ra. A cho biết bên
đó còn rất nhiều người Việt Nam ở lứa tuổi như em đang bị chúng giam giữ và cưỡng
bức lao động mỗi ngày.

Nạn nhân của buôn người nhưng lại bị đổ lỗi


Đã gần 8 năm trôi qua nhưng M (30 tuổi) vẫn còn bị ám ảnh bởi những tháng ngày
bị lừa bán sang Cam-pu-chia làm vợ của cho một người đàn ông giàu có. Sinh ra trong
một miền quê nghèo, M mong muốn lấy được một người chồng khá giả để thay đổi
số phận của mình, thoát khỏi những ngày tháng vất vả. Với hy vọng ấy M quyết định
sang Cam-pu-chia theo lời khuyên của một người bạn đã lấy chồng ở đó. Sau ba ngày
di chuyển qua nhiều chặng đường để đến một vùng núi hiểm trở, M nhận được câu nói
từ người bạn thân: “Mày bị bán rồi, ở đây làm việc chứ không được về, không chịu thì
bị dắt lên núi giết chết”. Như cá đã vào rọ, M buộc lòng phải chấp nhận làm vợ cho
một người đàn ông mà theo M là “ngáo ngáo thế nào”. Hằng ngày, M bị nhốt trong
căn phòng kín, không cho ra ngoài giao du với ai bởi sợ cô sẽ bỏ trốn. Cuộc sống bức
bối, tủi nhục đến tận cùng khiến cô gái này mạnh mẽ hơn. Cô khát khao bỏ trốn, bằng
mọi giá để tìm về quê hương. Nhân lúc gia đình chủ nhà sơ hở, M chạy thoát thân và
nhờ sự giúp sức của những người Việt tại Cam-pu-chia, M đã về đến quê hương sau
bốn tháng bị lừa bán sang đó. Sau khi về đến nhà, cô đã báo với công an xã HH về sự
việc mình bị người quen lừa bán, tuy nhiên, người bạn thân của cô là D không xuất hiện
tại địa phương nên công an vẫn chưa thể giải quyết những tố cáo mà cô đã phản ánh.
Ngoài ra, khi đã trở về quê hương, cô vẫn phải “trốn” những lời đàm tiếu của chòm xóm
láng giềng dù cô là nạn nhân của mua bán người. “Lúc về áp lực lắm, hàng xóm cứ khơi
lại, lời ra tiếng vào khiến mình buồn, phải đi làm công nhân biền biệt mấy năm trời mới
dám về nhà” – M dù đã cố gắng giấu đi niềm đau, làm lại cuộc đời với hạnh phúc mới,
nhưng gia đình chồng vẫn chưa chấp nhận quá khứ từng là nạn nhân buôn bán người
của cô...

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
58 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Những vòi bạch tuộc của bọn buôn người
Người dân miền núi có cuộc sống hết sức thiếu thốn. Họ không được tiếp xúc nhiều
với công nghệ thông tin. Nhất là người lớn, họ suốt ngày lên nương lên rẫy, con cái nhờ
cậy cả vào nhà trường. Có được miếng ăn hàng ngày đã là niềm hạnh phúc. Lợi dụng
điều đó, nhiều kẻ xấu đã len lỏi vào tận bản làng để lôi kéo và dụ dỗ người dân làm
nhiều điều phạm pháp, trong đó có cả tình trạng buôn bán người qua biên giới. 

Em Hồ Thị H vừa học xong lớp 9 trường TH & THCS X. Bố mẹ em đã già, nhà lại đông
con nên em không thể tiếp tục theo học cấp 3. Bố mẹ muốn em đi làm thuê để kiếm
tiền về giúp gia đình. Đây cũng là nguyện vọng của nhiều gia đình trong thôn bản đối
với con em của họ. Con cái học hết lớp 9 là họ muốn con đi làm kiếm tiền, không thì lấy
chồng sớm để nhà “bớt miệng ăn”. Biết được những thông tin đó, và lợi dụng sự thiếu
hiểu biết của người dân miền núi, một nhóm người trong vai trò là tư vấn việc làm
đã tìm đến các gia đình ở thôn RM để tìm kiếm nguồn lao động. Chúng hứa hẹn môi
trường làm việc thuận lợi, lương cao, có thể tăng lương nếu cố gắng làm việc. Trước
những lời mời chào hấp dẫn như vậy, bố mẹ H đã rất đồng tình. H cũng rất vui vì mình
sẽ tìm được công việc giúp đỡ gia đình. Những kẻ giả mạo công ty còn thuyết phục
H rằng công ty cần nguồn lao động trẻ và có sức khỏe nên muốn tuyển “càng nhiều
người càng tốt”. Chúng ứng trước một triệu tiền cho H để em “tìm người” cho chúng.
Từ đó H bắt đầu đến các nhà xung quanh để tìm người đi làm cùng. Đầu tiên em tìm
đến các bạn học cùng lớp như mình. Rồi tối mới tìm đến nhà để thuyết phục bố mẹ các
bạn của mình. Đây là cách mà những kẻ giả mạo chỉ cho em. Kết quả ngoài mong đợi,
các bạn của H đều mong muốn được đi làm để có tiền. Bố mẹ họ thì không biết nhiều
thông tin nên nghe có tiền nhiều là đồng ý ngay. 

Hôm đó cô giáo chủ nhiệm cũ của em H lên thôn để vận động học sinh đi học. Gặp em
H, em chào cô khoe với cô là sắp được đi làm, các bạn lớp mình ở thôn cũng vậy. Cô
giáo cũng mừng và khuyên học trò của mình cố gắng chăm chỉ làm việc để phụ giúp
gia đình. Nói chuyện một lúc cô phát hiện có rất nhiều vấn đề mập mờ trong chuyện
tuyển người đi làm của công ty này. Cô hỏi học sinh về tên, địa điểm của công ty, về
người đại diện, về giấy tờ họ để lại....Tất cả những câu hỏi của cô thì em H không thể
trả lời được. Cô khuyên em từ từ lên đường đi làm, để cô báo với xã điều tra thêm đã.
Lúc đầu em H rất sợ, vì sẽ mất đi cơ hội việc làm của mình. Cô giáo phân tích rất cặn
kẽ cho em rằng chúng ta không biết gì về họ, họ nói với chúng ta công ty ở Đà Nẵng
nhưng cô lên mạng tìm địa chỉ công ty đó không hề tồn tại. Những bài học về các trò
lừa đảo thầy cô giáo đã cảnh báo các em trong những buổi học. Em H như đã hiểu ra
được nên nghe lời cô giáo của mình.

Cô giáo đã báo cáo trường hợp học sinh cũ của mình và những người đến thôn RN cho
chính quyền xã. Chính quyền xã cũng đã nắm được thông tin về đoàn người thường
xuyên đến các thôn bản. Chưa biết mưu đồ của họ nhưng những thông tin về họ đều
không có. Cô giáo rất lo lắng nếu như họ lừa được những đứa trẻ mới chỉ học xong

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
59
lớp 9 bán qua biên giới.  Sau mấy ngày,
đoàn người đó liên lạc lại với em Hồ Thị H
hỏi về tình hình và bảo ngày hôm sau có
thể đi làm. Em ấy thật thà nói không dám
đi làm nữa khi không biết gì về công ty
của họ. Vậy là họ biến mất không hề quay
trở lại bản làng nữa. Vậy là đã rõ về mục
đích của họ. Không phải là để tìm người
đi làm mà là có âm mưu đen tối ở đây.
Em Hồ Thị H gọi điện cảm ơn cô giáo chủ
nhiệm cũ, nếu hôm đó không gặp cô thì
giờ em và các bạn không biết đã ra sao
Bức tranh do họa sỹ Lý Thu Hà thể hiện trong
nữa. Đây cũng là bài học cho các bạn trẻ bộ phim “Hành trình của Mỉ”
đang mong muốn tìm việc làm nhưng lại
chưa có kinh nghiệm để nhận biết những
thủ đoạn lừa đảo của bọn buôn người. 

Bạn trai trên mạng lừa bán qua biên giới


Nhà chỉ có 2 mẹ con nên em Hồ Thị L ở bản LN được mẹ cưng chiều từ nhỏ. Nếu
như bạn bè cùng trang lứa phải vất vả, buổi đi học buổi đi chăn trâu, giữ bò, lên rẫy thì
em được mẹ dành hoàn toàn thời gian cho việc học tập. Em cũng vì vậy rất chăm chỉ
học hành, được các thầy cô, bạn bè yêu quý. Lên cấp 3, em được đi học tại Trường
PTDT nội trú tại Đồng Hới. Trong một môi trường mới, có nhiều thứ lạ lẫm, mới mẻ khiến
cho em rất hào hứng . L rất thích sử dụng Internet để tham gia vào mạng xã hội. Rồi
em kết bạn với các bạn trên khắp các vùng miền qua Facebook, Zalo. Trong số những
người em quen trên Facebook, T quê ở Nghệ An với vẻ bên ngoài đẹp trai lại ga lăng
được em thích hơn cả. T thường nhắn tin hỏi han em, trò chuyện với em. T khuyên em
học hành cũng phải giữ gìn sức khỏe. Sau một thời gian trò chuyện qua tin nhắn thì T
tìm gặp em tại TP Đồng Hới. L được T mời đi ăn uống, mua cho những quà tặng dễ
thương. Sau đó, hai người thường xuyên nhắn tin, gọi điện cho nhau hơn. Sự quan tâm
của T khiến cho em say mê và quên luôn việc học hành. Rồi T rủ L về nhà của T chơi.
Em cũng nghe theo lời T và cùng T bắt xe về quê T chơi. Xe cứ chạy mãi, chạy mãi cho
đến khi em nghe tiếng ồn ào ở bên ngoài, em nhìn ra thì thấy các chú công an đang
dừng xe để kiểm tra. Thì ra T có ý định đưa L vượt biên trái phép qua Trung Quốc để
bán thì bị công an biên phòng phát hiện và bắt giữ. L may được giải thoát và được các
chú công an liên lạc với gia đình rồi đưa về nhà. Việc quen biết qua các trang mạng
xã hội giúp chúng ta kết nối với nhiều bạn bè khắp nơi trên tổ quốc cũng như nước
ngoài. Nhưng chúng ta cũng cần hết sức cảnh giác vì không biết ai tốt, ai xấu qua
môi trường ảo. 

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
60 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Rủi ro về mua bán người khi tìm kiếm việc làm
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên M và H nghỉ học ở nhà phụ giúp cha mẹ làm
nương rẫy. Năm 2020 mặc dù chưa được chính quyền cho đăng ký kết hôn vì M mới
17 tuổi còn H mới 18 nhưng hai em đã sống chung với nhau như vợ chồng. Vì không
có việc làm, không có thu nhập ổn định nên cuộc sống của các em xảy ra nhiều mâu
thuẫn. Đúng lúc này có một người họ hàng giới thiệu một công việc ở tỉnh Hà Nam. Thời
điểm đó, trong bản cũng nhiều người đi Hà Nam làm việc nên các em cũng muốn đi
làm. Các em được người họ hàng đảm bảo làm dịch vụ trọn gói nên không lo lắng phần
thủ tục, giấy tờ, chỉ đóng một khoản tiền lệ phí là 3 triệu đồng. Theo lời hẹn, hai em
tự bắt xe đò ra bến xe tại Hà Nội và thuê trọ, ăn uống vài ngày, sau đó bắt taxi về tỉnh
Hà Nam. Khi các em đến địa chỉ mà người họ hàng giới thiệu thì phát hiện địa điểm đó
không có thật và các em không biết phải làm gì nên buộc phải bắt xe quay về Quảng
Bình. Sau khi trở về các em kể cho những người hàng xóm nghe hành trình của mình
và cảm thấy không nơi nào an toàn và bình yên như quê hương mình. Cuộc sống vẫn
tiếp tục và các em phải làm đi làm thuê để trả khoản tiền mà các em đã vay mượn nộp
lệ phí cho dịch vụ giới thiệu việc làm đó. Trong thực tế, nhiều thanh thiếu niên, nhất
là các em dân tộc thiểu số, chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng để nhận diện và
đối phó với những hành mua bán người trong khi tìm kiếm việc làm. Không ít em đã bị
lừa đảo mất tiền, bị bóc lột, lạm dụng, thậm chí bị đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng.

Bài học đắt giá từ việc thiếu kiến thức, kỹ năng


D sinh năm 1991 tại xã NT, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, là người Bru Vân Kiều.
Kinh tế gia đình em đặc biệt khó khăn, còn bản thân em thì không có việc làm ổn định.
Có một người tên là T ở thị trấn thường xuyên vào bản để thuyết phục thanh niên sang
Cam-pu-chia làm việc. Anh ta khuyên D sang Cam-pu-schia làm công việc đánh máy
vi tính với mức lương 40 triệu đồng/tháng. Anh ta còn bảo “tiền xe tàu, tiền máy bay
công ty bao hết” khi sang làm việc cho họ thì chi phí này được trừ vào tiền lương tháng
đầu tiên. Những lời hứa hẹn như vậy khiến cho D cảm thấy yên tâm và quyết định lên
đường. D xin phép bố mẹ cho em sang Cam-pu-chia để làm việc. Bố mẹ D mới đầu
cũng lưỡng lự nhưng tin tưởng T là chỗ quen biết nên cuối cùng thì đồng ý cho em đi
và cùng D chuẩn bị mọi thứ để em lên đường. Đến ngày đi thì D ra Đồng Hới để bay vào
Thành phố Hồ Chí Minh sau đó mới bắt xe sang Cam-pu-chia qua cửa khẩu Tây Ninh.
D đến Cam-pu-chia được ba ngày thì em gọi video về cho bạn hàng xóm của mình
để được gặp bố mẹ và cầu cứu “Ba à con không ngờ gây thêm chuyện cho ba mẹ, gia
đình mình là gia đình nghèo, tiền bạc giờ không có, đây là một sai lầm lớn, chắc ba mẹ
không chuộc nổi con, con phải ở lại đây cả đời”. Bố mẹ D như rụng rời vì biết là con mình
bị lừa sang Cam-pu-chia làm việc nhưng thực chất là bị bán sang Cam-pu-chia. Bên
phía Cam-pu-chia đòi bố mẹ D trong vòng ba ngày phải chuyển cho họ 110 triệu đồng
nếu không sẽ bán D cho một người chủ khác và D sẽ không còn cơ hội trở về. Gia đình

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
61
D vốn là hộ nghèo sinh kế chủ yếu dựa vào 3,4 hec-ta rừng keo mới chuẩn bị được thu
hoạch nhưng cuối cùng bố D cũng phải bán để cứu con. Sau khi chuyển tiền được hai
ngày thì D gọi điện cho bố bảo “Con đang trên xe về bố ạ”. D là nạn nhân của đường
dây mua bán người chuyên nghiệp. Chúng
lợi dụng các mối quan hệ quen biết và sự
thiếu hiểu biết của người dân tộc thiểu số
để lừa bán người sang Cam-pu-chia làm nô
lệ lao động. Những người muốn thoát ra thì
phải trả một khoản tiền chuộc rất lớn. Nếu
gia đình D không có rừng để bán thì có lẽ D
đã không thể trở về cùng gia đình đoàn tụ
cùng bố mẹ và người thân. Hiện tại, em đã
đi làm công nhân cho một công ty tại tỉnh
Bình Dương với mong muốn kiếm tiền phụ
Bức tranh do em ở xã Tà Long - Đakrông –
giúp bố mẹ. D đã nhận được một bài học Quảng Trị thể hiện
đắt giá cho chính cuộc đời mình.

Người họ hàng đáng sợ


Vì thiếu hiểu biết và dễ tin vào những lời hứa về cuộc sống khá giả nên nhiều
thiếu nữ đã “sập bẫy” của bọn buôn người. Điều đau lòng hơn là họ lại bị chính những
người trong gia đình, bạn bè thân thiết lừa bán. Cách đây hơn 5 năm, cũng vì tiền nên
bà ĐTH trú tại tỉnh Hà Giang đã gợi ý bà CCV là người quen tại xã Hồng Hóa, Minh Hóa
tìm phụ nữ đưa sang Trung Quốc làm vợ, đổi lại bà nhận được một số tiền lớn. Trong
lúc đó gia đình chị T là họ hàng của bà CCV đang trong giai đoạn khó khăn cần tiền để
nuôi các con ăn học. Biết nhà chị T có cháu H là con gái lớn vừa học xong cấp 2 nhưng
nay không đi học mà ở nhà phụ giúp bố mẹ công việc gia đình nên bà CCV nói với chị
T cho con gái qua Trung Quốc bán hàng tạp hóa sẽ được trả được lương cao. Tin lời
bà CCV chị T về bàn với con gái. Đang tuổi bồng bột nên khi nghe mẹ nói H đồng ý
luôn. Sau đó em được một người quen của bà CCV đón ra Móng Cái (Quảng Ninh) rồi
vượt biên qua Trung Quốc. Khi sang đến bên đất Trung Quốc chúng đã bán em cho
người đàn ông bản địa làm vợ với giá gần 300 triệu đồng tiền Việt Nam. Sau khi con
gái được đưa đi thì chị T không thể liên lạc được với con và bà CCV nên đã nghi nghờ
con mình bị lừa bán sang Trung Quốc. Chị T đã đến công an trình báo sự việc. Sau hơn
một tháng điều tra, cơ quan công an, phối hợp với cơ quan chức năng nước bạn, đã
bắt được các đối tượng trong đường dây buôn bán người qua biên giới. Các nạn nhân
đã được giải cứu và đưa về quê an toàn.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
62 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Chung tay phòng chống mua bán
người
Phát triển sinh kế gắn liền với hoạt động phòng chống mua bán người
Xã DH là một xã nghèo thuôc huyện Minh Hóa với 90% là đồng bào dân tộc thiểu số.
Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng rừng và khai thác lâm sản. Trong những
năm qua mặc dù đã được Đảng nhà nước quan tâm nhưng đời sống nhân dân vẫn
còn khó khăn. Cũng giống như một số gia đình khác, vợ chồng anh T ở bản Bãi Dinh
không có đất sản xuất kinh tế nên chủ yếu là làm thuê theo thời vụ. Sau khi được Chi
đoàn Thanh niên xã tuyên truyền về mô hình sinh kế cho thanh niên trong xã, anh đã
mạnh dạn tham gia mô hình nuôi dê sinh sản. Sau khi được hỗ trợ, nhóm của anh gồm
6 người cùng nhau chăm sóc một đàn dê. Sau 2 năm đàn dê sinh sản được 20 con,
anh được giao 4 con dê cái và 1 con dê đực để làm giống. Nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật
từ cán bộ xã và được tập huấn chuyên môn kỹ càng, sau một năm, anh T đã phát triển
đàn dê của mình thành 17 con. Anh T đã chủ động trao đổi với các thanh niên trong
thôn bản để cùng nhau phát triển kinh tế từ việc chăm sóc nuôi dê sinh sản. Hiện tại
anh T đã mở rộng quy mô chăn nuôi dê, vay vốn thêm ngân hàng 30 triệu đồng để mở
rộng đàn dê của mình. Anh hy vọng trong năm tới sẽ phát triển được đàn dê để vươn
lên làm giàu và trở thành một hộ khá ở trong xã của mình. Nhiều thanh niên trong xã
học tập anh D, ở lại thôn bản để phát triển kinh tế, không tìm kiếm việc làm ở những
nơi khác khi không có thông tin đầy đủ, tin cậy để không trở thành nạn nhân của mua
bán người. (Cán bộ xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình)

Tích cực truyền thông về phòng chống mua bán người


Xã Lìa, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị là một xã miền núi khó khăn nằm trong
vùng biên giới gần giáp với Lào. Tuy chưa có trường hợp nào về mua bán người xảy
ra nhưng nguy cơ về loại hình tội phạm này là rất cao. Làm thế nào để nhóm yếu thế
(phụ nữ, trẻ em…) có thể nhận diện và phòng tránh được nguy cơ trở thành nạn nhân
của mua bán người. Trước hết, bản thân mỗi người cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự
bảo vệ bản thân và gia đình. Phụ nữ và trẻ em cần được tiếp cận những thông tin có
kiến thức pháp luật về phòng chống mua bán người và các kỹ năng xử lý tình huống liên
quan đến mua bán người. Ở trường học, nhà trường cần quản lý chặt chẽ việc học tập
và các hoạt động của học sinh. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngoại khoá về phòng
chống mua bán người phù hợp với từng cấp học. Tháng 7 năm 2020 Hội liên hiệp Phụ
nữ tỉnh Quảng Trị đã phối hợp công an tỉnh Quảng Trị và UBND huyện Hướng Hoá tổ
chức lễ phát động hưởng ứng ngày Toàn dân phòng chống mua bán người 30/7 tại
xã Lìa, nhằm mục đích thu hút sự quan tâm của xã hội, phát huy sức mạnh của toàn

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
63
hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng chống mua bán người. Tháng 7 năm
2021, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị cũng đã thành lập mô hình “Làng quê an toàn cho phụ
nữ và trẻ em” tại thôn Tăng Cô Hang, xã Lìa, để các hộ gia đình cam kết thực hiện các
tiêu chí nhằm tạo ra một cộng đồng an toàn cho phụ nữ, trẻ em. Điều này góp phần
phòng chống mua bán người. Hàng năm công an xã Lìa cũng phối hợp với các đoàn
thể chính trị ở xã tổ chức các buổi tuyên truyền về phòng chống mua bán người. Các
buổi tuyên truyền nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, tố giác và cung cấp
cho lực lượng chức năng các nguồn tin về các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn
xã. (Cán bộ xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị)

Từ thực trạng tới nguyên nhân mua bán người và biện pháp tuyên truyền
hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng này
Để đấu tranh với nạn mua bán người và lừa đảo đưa người đi lao động để bóc lột,
chính quyền địa phương đã xây dựng các tiểu phẩm để biểu diễn trong những hội
nghị, cuộc thi dân vận khéo, ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện, xã nhằm tuyên
truyền cho bà con dân bản nâng cao
cảnh giác trước những thủ đoạn mà
các đối tượng xấu thường sử dụng để
lừa đảo người dân. Chúng thường lợi
dụng người dân trong bản để lôi kéo
những người khác. Chúng sẵn sàng
trả lương thật cao cho một, hai người
trong bản, để những người đó trở về,
khoe với bà con mức thu nhập của
mình, xây nhà và mua sắm đồ dùng.
Bà con thấy người thật, việc thật, nên
rất tin tưởng. Tuy nhiên, trong thực tế
phần lớn những người bị chúng dụ dỗ Bức tranh do em ở xã Đakrông - Đakrông –
đi làm xa thường bị ăn chặn tiền công Quảng Trị thể hiện
và bị bóc lột nặng nề.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận công tác quản lý xã hội tại các địa phương đặc biệt
là các xã biên giới còn lỏng lẻo, việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho
nhân dân còn hời hợt, để tội phạm lợi dụng hoạt động. Ngoài ra, công tác quản lý
nhân, hộ khẩu, tạm trú tạm vắng và những vấn đề về hôn nhân có yếu tố nước ngoài,
con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng ít nhiều bị loại tội phạm này lợi dụng ...

Tình trạng mua bán người, bắt cóc phụ nữ, trẻ em đã trở thành vấn nạn lớn ở địa
phương. Nguyên nhân khiến cho tình trạng mua bán người vẫn gia tăng và ngày càng
tinh vi hơn là do hầu hết các nạn nhân gặp khó khăn về kinh tế, thiếu công ăn việc
làm, thiếu thông tin … Ngoài ra, sự phát triển của mạng xã hội như Zalo và Facebook...

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
64 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
cũng khiến không ít cô gái trẻ vô tình trở thành nạn nhân của bọn buôn người, bị bán
vào động mại dâm, hoặc bị bán làm vợ cho một gia đình có nhiều thế hệ ở bên kia biên
giới...Có một điều đáng lưu tâm đó là mặc dù thủ đoạn đã cũ nhưng bọn tội phạm buôn
bán người vẫn dụ dỗ được không ít “con mồi” tự nguyện theo chúng sang bên kia biên
giới.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là sự thiếu hiểu biết của người dân, nhất là của
thanh thiếu niên. Vì tiền, kẻ buôn người bất chấp luật pháp, chà đạp lên luân thường
đạo lý để thực hiện hình thức kinh doanh không mất vốn mà lại thu được số lợi nhuận
quá cao. Còn các nạn nhân, thường là do mong muốn có việc làm để trang trải cuộc
sống mà vô tình sa vào bẫy của bọn buôn người. Chúng thường lừa dối nạn nhân bằng
chiêu trò việc nhẹ lương cao. Do thiếu kinh nghiệm, nhiều cô gái sẵn sàng đi theo
chúng ngay cả khi chưa biết tên của người đưa mình đi. Những khó khăn về kinh tế,
tình trạng thất nghiệp, thiếu kiến thức xã hội và pháp luật của nạn nhân là “mảnh đất
màu mỡ” cho bọn tội phạm buôn người. Mặt khác, có một số ít các gia đình mà bố mẹ
chỉ biết nuôi con nhưng không biết quan tâm, dạy dỗ. Nhiều trường hợp con bỏ nhà
đi mấy ngày bố mẹ cũng chẳng hề hay biết do mải làm ăn hoặc thiếu hiểu biết. (Cán
bộ xã Đăkrông, huyện Đăkrông, tỉnh Quảng Trị)

Bức tranh do em ở xã Đakrông - Đakrông – Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
65
Những thay đổi tích cực trong việc nuôi dạy con
Đã từ lâu, người dân vùng Hướng hóa và ĐaKrông luôn cho rằng việc nuôi dạy con là
“Trời sinh voi, trời sinh cỏ” nên việc chăm sóc về thể chất, tinh thần cho trẻ em thường
không được quan tâm. Qua tham gia sinh hoạt nhóm U3 (nay là U10) các ông bố, bà
mẹ được nâng cao về nhận thức, hiểu biết hơn về chăm sóc sức khỏe, bảo vệ con,
các bà mẹ cho con bú trong thời gian dài hơn, chế biến được các món ăn đầy đủ chất
dinh dưỡng cho con, biết đưa con đi tiêm phòng, đi khám bệnh khi con bị ốm, thực
hiện ngăn ngừa nguy cơ tai nạn thương tích, nguy cơ bị xâm hại cho trẻ, hiểu biết tầm
quan trọng của việc học hành đối với con, dành thời gian tâm sự, hỗ trợ con. Đặc biệt
là nhiều người đã thay đổi định kiến giới về vai trò chăm sóc và nuôi dạy con cái. Các
ông chồng đã tham gia, chia sẻ với vợ trong quá trình nuôi dạy con. Mối quan hệ giữa
cha mẹ, vợ chồng, con cái được củng cố chặt chẽ, gắn bó hơn. Cha mẹ có thời gian
quan tâm, biết cách tận dụng những thứ sẵn có ở trong gia đình làm đồ chơi và chơi
với các con... (Cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Trị)

Nỗ lực vươn lên để không bị bỏ lại phía sau


Là một người phụ nữ khuyết tật, nằm trong nhóm hộ rất nghèo, chị Hồ Thị K ở thôn
A Xau xã A Túc đã không tự ti về bản thân, tích cực tham gia các hoạt động do Hội Phụ
nữ tổ chức như hướng dẫn lập kế hoạch phát triển hộ, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê,
tham gia nhóm tiết kiệm, vay vốn thôn bản, hướng dẫn về quản lý tài chính. Sau khi
được tập huấn chị đã được hỗ trợ vốn thực hiện hoạt động sinh kế với 2 con dê giống.
Thành quả chị có được hôm nay đó là sự tự tin, là ý thức vươn lên và chủ động hơn
trong phát triển sinh kế gia đình, hòa nhập, tham gia các hoạt động nhóm/hội và rất
mạnh dạn chia sẻ, học hỏi với các hộ khác trong nhóm. Chị đã biết tiết kiệm chi tiêu,
chăm lo cho 2 con đi học. Chị là đại diện cho người phụ nữ trong nhóm thiệt thòi, yếu
thế đã biết tự mình vươn lên. (Cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Trị)

Phụ nữ tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Tại 80 thôn bản thuộc 16 xã của 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa, 80 nhóm đại diện
của phụ nữ DTTS đặc biệt các phụ nữ khuyết tật, đơn thân, có hoàn cảnh khó khăn đã
tham gia vào quá trình tham vấn, bày tỏ ý kiến và đề xuất các hoạt động phát triển kinh
tế xã hội với lãnh đạo chính quyền thôn. Tại hội thảo lập kế hoạch cấp xã, các chị đã tự
tin trình bày và bảo vệ kế hoạch với lãnh đạo xã và đại diện các ban ngành. Ý kiến của
các chị đã được ghi nhận, xếp loại ưu tiên và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã
hội hằng năm của xã. Từ nguồn lực của địa phương cũng như sự hỗ trợ từ bên ngoài,
nhiều hoạt động do các chị đề xuất đã được phân bổ ngân sách và triển khai thực hiện
thành công. (Cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Trị)

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
66 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Giảm thiểu tình trạng mua bán người là trách nhiệm của cá nhân, gia
đình và toàn xã hội
Đối với người lao động: Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản cần thiết
khi tìm kiếm việc làm; luôn luôn cảnh giác trước những chiêu trò tuyển dụng như “việc
nhẹ, lương cao”, mô tả công việc không rõ ràng...Không cung cấp những thông tin liên
quan đến giấy tờ tùy thân dưới dạng ảnh, bản mềm hay bất cứ định dạng nào trên
không gian mạng vì các thông tin này có thể bị đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt các
tài khoản điện tử. Hãy tìm kiếm việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm
chính thống, đặc biệt khi có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài cần liên hệ các ngành,
đoàn thể chính quyền địa phương để được tư vấn, giới thiệu tham gia lao động ở các
công ty được cấp phép tuyệt đối không thông qua trung gian. Khi xác lập các giao dịch
có thu tiền đều phải có chứng từ thu phí, có đóng dấu và phải nắm rõ chủ thể sử dụng
lao động là ai. Các thông tin đăng tải trên mạng xã hội đều không được kiểm chứng,
nên phải tìm hiểu thật kỹ trước khi tham gia và phải có giao kết bằng văn bản rõ ràng…
Tuy nhiên, không có giải pháp nào hiệu quả bằng việc: Học tập thật tốt, trang bị kiến
thức chuyên ngành và các kỹ năng mềm liên quan đến công việc. Bên cạnh kiến thức,
kỹ năng thì ngoại ngữ cũng chính là điều tạo lợi thế, giúp các em có thể tự tin đề xuất
mức lương cao với nhà tuyển dụng. Chúng ta phải luôn nhớ rằng: không có nghề chân
chính nào mà việc nhẹ, lương cao. Đừng bao giờ tin vào những lời chào mời tuyển dụng
kiểu như vậy trên mạng nếu không muốn tiền mất tật mang, có khi không còn cơ hội
để trở về với bản làng, với gia đình, với bố mẹ.

Đối với gia đình: Cần tăng cường giáo dục động viên con em học tập thật tốt, khuyến
khích các em tham gia các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề và các kỹ năng mềm liên
quan đến lao động để các em có đủ kiến thức và kỹ năng khi tìm kiếm việc làm, tránh
bị kẻ xấu lợi dụng sau này. Khi con em đi làm xa, bố mẹ cần biết rõ con làm ở đâu, làm
cho đơn vị nào, ở cùng với ai và giữ liên lạc thường xuyên với con. Khi có thông tin
người thân trong gia đình xảy ra các rủi ro hãy báo ngay cho chính quyền địa phương
để được hỗ trợ giải quyết, tuyệt đối không vì lo lắng quá mức mà thực hiện các hoạt
động chuộc người qua các số tài khoản không được kiểm chứng để xảy ra tình trạng
“tiền mất tật mang”. (Cán bộ tình nguyện viên cộng đồng, xã Tà Long, huyện Đăkrông,
tỉnh Quảng Trị)

Sự vào cuộc ngay của chính quyền địa phương trước các rủi ro về mua
bán người
G có một người bạn đang làm việc bên Trung Quốc. Người bạn này xuất cảnh chui
từ năm 2018 trước khi dịch bệnh Covid -19 bùng phát, đến năm 2020 dịch bùng phát
thì bạn G mắc kẹt và không về nước được. Đến đầu năm nay bạn của G đã gọi về và
nói với G rằng hãy sang làm cùng mình và mỗi tháng thu nhập khoảng 20 triệu đồng.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
67
Sau đó, người bạn hướng dẫn G ra Quảng Ninh sẽ có người đón sang. G nói với bố mẹ
có ý định sang Trung Quốc để làm việc, bố mẹ G sợ G sẽ bị lừa đảo bán sang Trung
Quốc nên đã khuyên ngăn nhưng G không nghe. Bố G đã báo với công an và chính
quyền địa phương. Nhận được tin báo, chính quyền xã và công an xã đã đến nơi giải
thích và tuyên truyền. Nghe được cán bộ nói các thông tin trên nên G quyết không đi
nữa và học nghề cắt tóc để trang trải cuộc sống sau này. (Cán bộ xã Dân Hóa, huyện
Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình)

Chung tay phòng chống mua bán người


Cần đẩy mạnh vai trò của truyền thông nhằm lật tẩy các chiêu thức, thủ đoạn của
loại tội phạm mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân tự
trang bị kiến thức phòng tránh. Ở những vùng mà thông tin đại chúng chưa phát triển
thì các cơ quan chức năng phải bám sát địa bàn tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình
thức, đẩy mạnh hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ từ thôn tới xã. Từ đó huy động cả
hệ thống chính trị chung tay nhằm ngăn ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này. Còn
đối với ngời dân, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là
yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội
phạm hoạt động. Luôn cảnh giác, đề phòng người lạ hoặc cả người thân đi làm ăn xa
trở về hứa hẹn tìm việc hoặc rủ hợp tác làm ăn. (Cán bộ xã Trường Sơn, huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình)

Truyền thông hiệu quả bằng các sản phẩm thân thiện của “Nền tảng Em
Vui”
Mỗi người đều có thể trở thành nạn nhân của bọn mua bán người, đặc biệt là phụ nữ
và trẻ em nếu như không biết cách phòng tránh. Do vậy chúng ta nên truyền thông,
phân tích thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người cũng như hậu quả gây ra,
đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện và tố giác tội phạm, hỗ trợ và giúp
đỡ động viên nạn nhân mua bán người sớm hòa nhập cộng đồng…Xã Kim Thủy đã tổ
chức truyền thông cho người dân cũng như các em học sinh thông qua loa phát thanh,
truyền thông ở các buổi họp dân, buổi chào cờ hay sinh hoạt ngoại khóa cho các học
sinh. Để thực hiện có hiệu quả các buổi truyền thông, nhóm đã lấy các sản phẩm của
nền tảng “Em Vui” như video hướng dẫn chi tiết sổ tay an toàn mạng, các tập phim
truyện tranh “Hành trình của Mỉ” với nội dung nhằm giáo dục, truyền thông phòng
tránh tảo hôn, phòng chống mua bán người; tài liệu về các chủ đề kiến thức pháp luật,
kỹ năng phòng chống tảo hôn, phòng chống mua bán người, sức khỏe sinh sản, kỹ
năng mềm…Bên cạnh việc truyền thông thì chúng ta nên truyền thông về mô hình sinh
kế địa phương, di canh di cư và nhất là về bình đẳng giới để giúp người dân hiểu rõ hơn
về những vấn đề tảo hôn hay mua bán người… (Cán bộ xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình)

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
68 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
Phương pháp truyền thông hiệu quả
Truyền thông bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc, với mục đích giúp bà con dễ
nghe, dễ hiểu và dễ tiếp thu khi phát trên loa phát thanh địa phương. Thông qua các
thầy cô giáo hướng dẫn, phối hợp với đồn Biên phòng và trưởng bản để phát trên loa
phóng thanh ở các bản vào buổi sáng sớm và vào buổi tối, vì đây là thời gian bà con
đang quây quần ở nhà, dễ nghe, nắm bắt thông tin và thực hiện. Từ đó, hiệu quả truyền
thông đem lại rất cao. (Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng
Bình).

Bức tranh do em ở xã Đakrông - Đakrông – Quảng Trị thể hiện

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
69
LỜI KẾT
N
hững câu chuyện trong cuốn tài liệu này chỉ là phần nổi của những tảng băng
chìm về thực trạng tảo hôn và mua bán người đang vẫn còn tồn tại trong những
bản làng vùng sâu vùng xa, dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc cho trẻ em, thanh
thiếu niên dân tộc thiểu số và những người dân nơi đây.

Thông qua việc biên soạn và chia sẻ những câu chuyện này, Dự án Em Vui mong muốn
góp phần vào những nỗ lực chung của chính quyền các cấp và các ban ngành hữu
quan ngăn chặn tình trạng tảo hôn và vấn nạn mua bán người nhằm đem lại một cuộc
sống an toàn và hạnh phúc cho trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số.

Dự án Em Vui cũng đã xây dựng và công bố nhiều sản phẩm giáo dục truyền thông
nâng cao nhận thức về phòng chống tảo hôn và phòng chống mua bán người cho
thanh thiếu niên. Đó là bộ phim “Hành trình của Mỉ” gồm 12 tập phim, các video hướng
dẫn kỹ năng sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, hàng trăm câu hỏi đố vui và các
bài học trên thư viện trực tuyến được thiết kế dễ hiểu và thân thiện với thanh thiếu
niên. Ngoài ra còn có các chương trình phát thanh (radio), video về các cuộc đối thoại
chính sách giữa các em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số và các nhà hoạch định và
thực thi chính sách các cấp… Chúng tôi hy vọng những sản phẩm này giúp các em
thanh thiếu niên nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, trang bị thật tốt những kiến thức
kỹ năng để tự tin ứng phó với hai vấn nạn trên. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn
những sản phẩm này sẽ giúp ích cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác
giáo dục, truyền thông và triển khai các hoạt động can thiệp tại cộng đồng, đặc biệt
tại các vùng dân tộc thiểu số.

Tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân đều có thể sử dụng các sản phẩm của dự án
Em Vui cho các mục đích trên mà không cần phải xin phép sự đồng ý từ Dự án. Để
tải về và sử dụng các sản phẩm đó, Quý vị hãy truy cập vào website của Dự án là
emvui.vn và lựa chọn những sản phẩm phù hợp cho mục đích sử dụng của mình. Để
ghi nhận sự đóng góp của Dự án, khi sử dụng các sản phẩm, xin vui lòng chú thích “Sản
phẩm này thuộc dự án Em Vui do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) và tổ chức
Plan International Việt Nam thực hiện”.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
70 Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
NHÓM THỰC HIỆN
Ban biên tập

Hoàng Bích Ngọc


Khuất Thu Hồng
Nguyễn Thị Vân Anh
Nguyễn Song Bảo Anh

Nguồn tư liệu

Cán bộ địa phương thuộc cấp tỉnh, huyện, xã, thôn/bản cùng các thầy cô giáo
nhà trường thuộc 2 tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị.

Tranh minh họa

Họa sỹ Lý Thu Hà
Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (10-24 tuổi) thuộc 2 tỉnh Quảng Bình và
tỉnh Quảng Trị

Nội dung, tranh minh họa trong cuốn tài liệu này thuộc bản quyền của dự án Em Vui.
Chúng tôi khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng nội dung, tranh minh
họa trong cuốn tài liệu này mà không cần xin phép nhưng phải có trích dẫn “Nội dung/
câu chuyện/ trích dẫn/ hình ảnh này được lấy từ cuốn tài liệu ‘Tình trạng tảo hôn và
mua bán người tại Quảng Bình và Quảng Trị - những câu chuyện thực tế và hình ảnh’
thuộc dự án Em Vui. Dự án do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và tổ chức Plan
International Việt Nam thực hiện”. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: emvui2023@gmail.com.

Cuốn tài liệu “Tình trạng tảo hôn và mua bán người tại Quảng Bình và Quảng Trị: Những câu chuyện
thực tế và hình ảnh” được xây dựng trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường nhận thức của thanh thiếu
niên dân tộc thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số” (hay còn được
gọi là dự án Em Vui). Dự án Em Vui do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) phối hợp với đối tác
Plan International Việt Nam triển khai thực hiện, với sự đồng tài trợ của Liên minh châu Âu (EU) và tổ
chức Plan International Bỉ. Nội dung trong cuốn tài liệu này không nhất thiết thể hiện quan điểm của
Liên minh châu Âu.

TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ MUA BÁN NGƯỜI TẠI QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ
Những câu chuyện thực tế và hình ảnh
71

You might also like