You are on page 1of 3

Tổng quan hệ thống kích từ.

Kích từ tổ máy là hệ thống kích từ tự kích song song, gồm có hai bộ chỉnh lưu
thyristor làm việc song song với nhau, mỗi bộ chỉnh lưu gồm có 6 thyristor .
Hai kênh điều khiển góc mở thyristor CHA, CHB làm việc một kênh chính và
một kênh dự phòng, hai kênh CHA và CHB có thể tự kiểm tra, giám sát và thay
thế cho nhau thông qua khóa chuyển kênh hoặc tự động chuyển kênh khi kênh làm
việc chính bị lỗi hay hư hỏng. Nguồn cung cấp cho hai kênh CHA, CHB gồm có
nguồn 220 VDC tự dùng và nguồn AC lấy từ nhị thứ máy biến áp kich từ TE. Các
tín hiệu đầu vào của hai kênh CHA, CHB gồm có tín hiệu áp lấy từ hai máy biến áp
đồng bộ TB1, TB2 và lấy từ PT đầu cực máy phát. Tín hiệu dòng lấy từ nhị thứ máy
biến áp TE và từ TI đầu cực máy phát. Nhằm phục vụ cho đo lường, giám sát, so
sánh và điều khiển của hai kênh CHA, CHB. Các tín hiệu đầu ra của hai kênh đưa
đến chân điều khiển của Thyristor.
Máy biến áp kích từ TE cung cấp nguồn kích từ song song với kích từ ban đầu
và cung cấp nguồn kích từ chính cho tổ máy khi kích từ ban đầu cắt ra.
Nguồn kích từ ban đầu được lấy từ nguồn 220 VDC của tự dùng DC, thông qua
contactor QLC.
Cuộn dây rotor được đấu nối với máy cắt đập từ MK nhầm bảo vệ cuộn dây
rotor khi có sự cố xảy ra và bảo vệ cho cuộn dây rotor còn có bộ chống quá điện áp
rotor.
Bộ chống quá áp rotor gồm có 10 điện trở phi tuyến nối song song với nhau và
nối tiếp với bộ điều khiển Thyristor mắc song với Diod. Rơle tác động quá áp CF1
được đấu nối tiếp với điện trở R-1 và R-2 mắc song song với cuộn dây rotor.
- Khi sự cố xảy ra không có hiện tượng quá áp rotor, máy cắt MK cắt ra,
cực từ rotor đảo chiều, Diode sẽ dẫn điện. Từ dư của rotor được tiêu tán
trên điện trở R1.
- Khi sự cố xảy ra dẫn đến quá áp rotor, thì role quá áp CF1 tác động đưa
tín hiệu đến chân điều khiển của Thyristor, lúc này thyristor dẫn điện, khi
đó hiện tượng quá áp rotor sẽ được tiêu tán trên các điện trở phi tuyến.
Hệ thống đo lường, bảo vệ gồm có: Đo lường dòng điện kích từ một chiều bằng
điện trở shunt RS1, Đo lường điện áp kích từ (4PV). Đo lường điện áp một chiều
của từng bộ chỉnh lưu (2PV). Tín hiệu bảo vệ quá dòng rotor được lấy từ điện trở
shunt RS2, đo lường điện áp đầu cực lấy từ PT đầu cực máy phát.

1. MBA kích từ
- Loại : MBA khô
- Công suất : 500 KVA
- Tổ đấu dây : Y /  - 11
- Điện áp : 13.8000 / 450 V
- Dòng điện : 20,94 / 641,5 A
- Điện áp ngắn mạch : 6,29 %
- Làm mát : Không khí tự nhiên
2. Bộ chỉnh lưu thyristor.
Gồm có 2 bộ, mỗi bộ có 6 thyristor.
- Thyristor loại : KPA 1000V/1200A
o Điện áp định mức : 3600V
o Dòng điện Kích từ định mức : 1200A
- Làm mát : bằng quạt gió

3. Máy cắt kich từ MK loại : DMX-1000-2/0


4. Máy biến áp TB1,TB2.
- Điện áp : 450/ 100 (V)
- Công suất : 50 (w)
5. máy biến áp nguồn cho CHA, CHB.
- Điện áp : 450/156 (V)
- Công suất : 200 (w)

Nguyên lý làm việc của hệ thống kich từ tổ máy:

Khi tốc độ tổ máy đạt 95% tốc độ định mức, kích từ ban đầu được đưa vào
làm việc từ tín hiệu của LCU (tủ điều khiển tổ máy) đưa tới hệ thống kích từ hoặc
kích từ bằng tay tại tủ kích từ thông qua nút nhấn tác động contactor QLC nối
nguồn kích từ ban đầu DC qua máy cắt MK vào cuộn dây Rotor. Dòng điện kích từ
trong rotor sẽ cảm ứng qua stator sinh ra điện áp đầu cực tổ máy. Lúc này 2 kênh
CHA, CHB làm việc điều khiển góc mở thyristor cho nguồn kích từ từ MBA TE
qua bộ chỉnh lưu cung cấp cho rotor song song với nguồn kích từ ban đầu. Khi điện
áp đầu cực đạt 15% điện áp định mức (khoảng 2 kV), thì kích từ ban đầu được cắt
ra. Khi đó, nguồn kích từ cho tổ máy được lấy hoàn toàn từ MBA kích từ TE. Lúc
này hệ thống kích từ sẽ tự động kích thích tăng điện áp đầu cực lên giá trị cài đặt
định mức (13,8 kV), hoặc tăng điện áp đầu cực bằng khóa tại tủ điều khiển kích từ
trong chế độ kích từ bằng tay/ tại chổ.

You might also like