You are on page 1of 81

Chữ cái Cách đọc Chữ cái Cách đọc

Aa a Nn en (nờ)

Bb bê Oo O

Cc xê Pp Pê

Dd đê Qq quy (đọc trong môi)

Ee ơ Rr e rờ hoặc e grờ

Ff ép (phờ) Ss ét xờ (không cong lưỡi)

Gg giê (đọc cong lưỡi) Tt tê

Hh at sờ (cong lưỡi) Uu uy (đọc tròn môi)

Ii i Vv vê

Jj gi Ww đúp lơ vê

Kk ka Xx ích(x)

Ll eo (lờ) Yy y(cơ grếch)

Mm em ( mờ) Zz dét(đờ)
1.  Các kí tự đặc biệt trong bảng chữ cái Tiếng Pháp
Các loại dấu trong tiếng Pháp:
Accent – dấu
Cédille – dấu móc dưới
Aigu – nhọn, cao (âm thanh, giọng)/ aiguë (accent aigu: dấu sắc)
Grave – giọng trầm, âm trầm, sự nghiêm trang (accent grave: dấu huyền)
Circonflexe – có hình dấu mũ (accent circonflexe: dấu mũ)
Tréma – dấu hai chấm (ở trên đầu nguyên âm e, i, u)
2. Cách đọc các dấu tiếng Pháp khi đánh vần như thế nào?
ç ------> c cédille
é ------> e accent aigu
à ------> a accent grave
è ------> e accent grave
ù ------> u accent grave
â ------> a accent circonflexe
ê ------> e accent circonflexe
î ------> i accent circonflexe
ô ------> o accent circonflexe
û ------> u accent circonflexe
œ ------> e dans l’o
ë ------> e tréma
ï ------> i tréma
ü ------> u tréma
 Dấu huyền \ (à, è, ù) - Accent grave - đọc giống át-xăng g-ra-v(ơ) (đi với các
nguyên âm A, E, U)
 Dấu sắc / (é) - Accent aigu - đọc giống át-xăng te-ghi (đọc chữ ghi kéo hai đầu
mép lại) (đi với nguyên âm E)
 Dấu mũ ^ (â, ê, î, ô, û) - Accent circonflexe - đọc giống át-xăng xia-côông-ph-
léch-x(ơ) (đi với các nguyên âm A, E, I, O, U)
 Dấu móc dưới chữ C (ç) - Cédille - đọc giống xê-đi-d(ơ) (đi với phụ âm C)
 Dấu hai chấm phía trên chữ (ï hoặc chữ ë, ü) - Tréma - đọc giống t-rê-ma (đi với 
các nguyên âm E, I, U)
1. Các dấu trong từ ( les accents en français)
 L’accent aigu – dấu sắc : là dấu rất phổ biến trong tiếng Pháp, đặc biệt hay xuất
hiện ở âm tiết đầu, và âm tiết cuối của một từ
         Ví dụ : féliciter, santé , élever…
 L’accent grave - dấu huyền :thường được sử dụng để phân biệt một số từ đồng
âm.
        Ví dụ : “la” và “là”, “ou” và “où”, “a” và “à”.
 L’accent circonflexe - dấu mũ :
        Ví dụ: hôpital, forêt, naître, boîte..
 C cédille (ç) – Dấu móc dưới :Khi có dấu cédille, chữ “c” sẽ được đọc là /s/, khi
nó đứng trước các nguyên âm: “a”, “o”, “u”.
       Ví dụ :  français, ça
 Le tréma - dấu hai chấm trên nguyên âm :Khi có dấu hai chấm này, nguyên âm
phía trước nó sẽ được tách ra thành một âm tiết riêng biệt.
           Ví dụ :  Noël, Thaïlande..
 
2. Các dấu trong câu ( Les ponctuations en français)
 Le Point : dấu chấm (.)
 La Virgule : dấu phẩy (,)
 Le Point - virgule: dấu chấm phẩy ( ; )
 Les Deux - points: dấu hai chấm ( : )
 Trois points/ Les point de suspension: dấu ba chấm (…)
 Le Point d’interrogation : dấu hỏi chấm (?)
 Le Point d’exclamation : dấu chấm than (!)
 À la ligne: xuống dòng
 Les Parenthèses : ngoặc đơn
 Les Guillemets : ngoặc kép
 Le Tiret : gạch ngang, gạch nối
 Tiret bas, sous-tiret : gạch dưới.
 L’Apostrophe : dấu nháy đơn, dấu lược (‘) , xuất hiện khi lược âm
 Les crochets: dấu ngoặc vuông
 L’astérisque: dấu sao
 L’esperluette : dấu &
 La barre oblique: dấu gách chéo /
 L’arobase: dấu @
Số đếm trong học tiếng Pháp
1: un/une (uhn)/(uun)
2: deux (deur)
3: trois (trwah)
4: quatre (kahtr)
5: cinq (sihnk)
6: six (sees)
7: sept (set)
8: huit (weet)
9: neuf (neuf)
10: dix (deece)
11: onze (onz)
12: douze (dooz)
13: treize (trayz)
14: quatorze (kat-ORZ)
15: quinze (kihnz)
16: seize (says)
17: dix-sept (dee-SET)
18: dix-huit (dee-ZWEET)
19: dix-neuf (deez-NUF)
20: vingt (vihnt)
21: vingt-et-un (vihng-tay-UHN)
22: vingt-deux (vihn-teu-DEU)
23: vingt-trois (vin-teu-TRWAH)
30: trente (trahnt)
40: quarante (kar-AHNT)
50: cinquante (sank-AHNT)
60: soixante (swah-SAHNT)
70: soixante-dix (swah-sahnt-DEES) hoặc septante (sep-TAHNGT) ở Bỉ và Thụy Sĩ
80: quatre-vingt (kaht-ruh-VIHN); huitante (weet-AHNT) ở Bỉ và Thụy Sĩ (trừ
Geneva); octante (oct-AHNT) ở Thụy Sĩ
90: quatre-vingt-dix (katr-vihn-DEES); nonante (noh-NAHNT) ở Bỉ và Thụy Sĩ
100: cent (sahn)
200: deux cent (deu sahng)
300: trois cent (trrwa sahng)
1000: mille (meel)
2000: deux mille (deu meel)
1.000.000: un million (ung mee-LYOHN) (treated as a noun when alone: one million
euros would be un million d'euros.
1.000.000.000: un milliard
1.000.000.000.000: un billion
5 nguyên âm: a, e, i, o, u
20 phụ âm: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, z
1 bán nguyên âm: y. Chữ cái này vừa có thể làm phụ âm, vừa có thể làm nguyên
âm vừa có thể làm phụ âm
Các nguyên tắc chung, các trường hợp đặc biệt khi ta chuyển từ danh từ số ít sang số
nhiều
Nguyên tắc chung:
Thêm "s" vào danh từ số ít.
Ví dụ: un élève --> des élèves.
un livre --> des livres.
un maison --> des maisons.
Lưu ý: Chúng ta không phát âm chữ "s" khi chuyển sang danh từ số nhiều.
 Các trường hợp đặc biệt:
 Các danh từ số ít tận cùng "_s", "_x", "_z" không thay đổi khi chuyển sang danh từ
số nhiều.
Ví dụ: une voix --> des voix
un nez --> des nez
 Các danh từ số ít tận cùng "_al" chuyển sang danh từ số nhiều "_aux".
Ví dụ: un journal --> des journaux
Ngoại trừ: le festival --> des festivals
le choral --> des chorals
récital, régal, aval, bal, cérémonial, chacal, carnaval,...
 Các danh từ số ít tận cùng "_au" chuyển sang số nhiều "_aux".
Ví dụ: un tuyau --> des tuyaux.
Ngoại trừ: landau, sarrau
 Các danh từ số ít tận cùng "_eau" chuyển sang số nhiều "_eaux".
Ví dụ: un gâteau --> des gâteaux.
un bureau --> des bureaux.
 Các danh từ số ít tận cùng "_eu" chuyển sang số nhiều "_eux".
Ví dụ: un cheveu --> des cheveux
Ngoại trừ: bleu, pneu
 Các danh từ số ít tận cùng "_ou", chuyển sang số nhiều "_ous".
Ví dụ: un clou --> des clous.
un trou --> des trous.
Ngoại trừ 7 danh từ số ít tận cùng bằng "_ou" chuyển sang số nhiều "_oux": des
bijoux, des cailloux, des poux, des hiboux, des choux, des genoux, des joujoux.
 Các danh từ số ít tận cùng "_ail" chuyển sang số nhiều "aux".
Ví dụ: un travail --> des travaux.
un bail --> des baux.
Ngoại trừ: un chandail --> des chandails.
 Những danh từ đặc biệt khác:
Ví dụ: en oeil --> des yeux.
le ciel --> des cieux.
monsieur --> messieurs.
madame --> mesdames.
mademoiselle --> mesdemoiselles.
1. Các công thức cấu thành một danh từ ghép
Có nhiều công thức cấu thành một danh từ ghép :
 Danh từ + Danh từ : Un mot-clé (từ khóa) ; une porte-fenêtre (cửa sổ sát đất)
 Tính từ + Danh từ : Un franc-maçon (thành viên Hội Tam Điểm) ; une chauve-
souris (con dơi)
 Danh từ + Tính từ : Un coffre-fort (két sắt) ; un état-major (bộ Tham mưu)
 Động từ + Danh từ : Un casse-noisette (kẹp hạt sẻ) ; un porte-drapeau (người cầm
cờ)
 Trạng từ / Giới từ + Danh từ : Un haut-parleur (cái loa) ; une arrière-boutique
(nhà sau của cửa tiệm)
 Động từ + Động từ : Un garde-manger (cái chạn) ; un laissez-passer (giấy thông
hành)
 
2. Dạng số nhiều của danh từ ghép
Ở dạng số nhiều của danh từ ghép, chỉ có thành phần cấu thành nào là danh từ hoặc
tính từ mới bị thay đổi sang số nhiều. Các thành phần thuộc loại trạng từ, động từ, giới
từ, đại từ được giữ nguyên.
 Des choux-fleurs ( nhưng cây súp lơ)
 Des francs-maçons (những người của Hội Tam Điểm)
 Des casse-noisettes (cái kẹp hạt dẻ)
 Des haut-parleurs (những cái loa) 
 Des laissez-passer (những giấy thông hành)

Với danh từ ghép cấu thành từ hai danh từ xen giữa bởi một giới từ, chỉ có danh từ đầu
tiên sẽ thay đổi khi chuyển sang số nhiều.
 Des arcs-en-ciel (những cầu vồng)
 Des pommes de terre (những củ khoai tây)
 Des coups d’œil (những cái liếc nhìn)
Những trường hợp bất quy tắc mà phần cấu thành là danh từ không được thêm "s" :
 Des chasse-neige (những chiếc xe dọn tuyết)
 Des grille-pain (những máy nướng bánh mì)
 Des sans-souci (những người vô tự lự)
 Des après-midi (những buổi chiều)

Video 48
Những danh từ đặc biệt trong tiếng Pháp
1. Những danh từ có hai giống (Les noms à double genre)
 
Un moule (cái khuôn) - une moule (con vjẹm) 
Le solde (số dư (ngân hàng)), la solde (lương)
Un mémoire (luận văn) - la mémoire (bộ nhớ)
Un tour (vòng, chuyến, phiên) - la tour (cái tháp)
Un espace (không gian) - une espace (khoảng trống)
Le faune (Thần đồng nội (của người La Mã)) - la faune (hệ động vật)
Un livre (quyển sách) - une livre (đơn vị đo lường tương đương nửa kí)
Un mode (cách thức) - la mode (thời trang)
Le physique (ngoại hình, thể chất) - la physique (môn Vật lý)
Un poêle (lò sưởi, khăn phủ quan tài) - une poêle (cái chảo)
Un poste (chức vị) - une poste (bưu điện)
Un somme (giấc ngủ) - une somme (tổng, khoản (tiền))
Un vase (cái bình, lọ) - la vase (đất bùn)
 
 
2. Những danh từ không có dạng số nhiều (Les noms sans pluriel)
 
a. Các vật liệu
L’or (m) (vàng)
L’argent (m) (bạc)
Le zinc (kẽm)
Le cuivre (đồng)
 
b. Từ trừu tượng
La charité (sự tử tế)
L’espérance (f) (hy vọng)
Le savoir (tri thức)
La justice (công lý)
La persévérance (tính kiên trì)
La beauté (vẻ đẹp)
La pudeur (sự thẹn thùng)
L’innocence (f) (sự ngây thơ)
La colère (sự tức giận)
La paresse (sự lười nhác)
 
c. Các môn nghệ thuật, khoa học
La chimie (môn hóa học)
La géométrie (môn hình học)
L’anthropologie (f) (nhân chủng học)
La mécanique (cơ khí)
La biologie (môn sinh học)
La littérature (văn học)
L’architecture (f) (kiến trúc)
 
 
3. Những danh từ luôn dùng ở dạng số nhiều (Les noms toujours au pluriel)
Les alentours (m) (vùng lân cận)
Les victuailles (f) (thực phẩm, thức ăn)
Les archives (f) (tài liệu lưu trữ)
Les obsèques (f) (lễ tang)
Les funérailles (f) (lễ tang)
Les fiançailles (f) (lễ đính hôn)
Les frais (n.m) (chi phí)
Les condoléances (f) (lời chia buồn) 
Les coordonnées (f) (thông tin liên hệ)
Les félicitations (f) (lời khen ngợi, chúc mừng)
Les mœurs (f) (phong tục, tạp quán)
Les ossements (m) (hài cốt)
Les ténèbres (m) (bóng tối)
Video 60
Video 127
Danh Từ Hóa Trong Tiếng Pháp - La nominalisation
1. Danh từ hóa động từ
Hậu tố Động từ Danh từ
-tion, -ation Punir Punition
Graduer Graduation
Convoquer Convocation
-sion Exploser Explosion
Éroder Érosion
-ment Dégager Dégagement
Remplacer Remplacement
-age Passer Passage
Emballer Emballage
-ence, -ance Exister Existence
Assister Assistance
-ure Coiffer Coiffure
Ouvrir Ouverture
-ée Dicter Dictée
Monter Montée
-ie Incendier Incendie
Envier Envie
*Lưu ý  :
Một số động từ chỉ cần bỏ đi các đuổi của động từ để có danh từ
Débuter --> Début
Ajouter --> Ajout
Voler --> Vol
Một số động từ có thể có nhiều hơn hai danh từ
Violer (v) --> Violence (n.f) : Sự bạo lực ; Violation (n.f) : Sự vi phạm
Arrêter (v) --> Arrêt (n.m) : Sự dừng lại ; Arrestation (n.f) : Sự bắt giữ
 
2. Danh từ hóa tính từ
Hậu tố Tính từ Danh từ
-ité, -té Égal Égalité
Beau Beauté
-esse Poli Politesse
Sage Sagesse
-ence Violent Violence
Absent Absence
-ance Tolérant Tolérance
Suffisant Suffisance
-ie Démocrate Démocratie
Diplomate Diplomatie
-erie Galant Galanterie
Étourdi Étourderie
-ise Bête Bêtise
Franc Franchise
-eur Doux Douceur
Large Largeur
-isme, -iste Réel Réalisme
Naturel Naturaliste
-tude Apte Aptitude
Exact Exactitude
Ngoài ra, chúng ta còn nhiều trường hợp khác của danh từ hóa đòi hỏi phải học và sử
dụng nhiều để biết và nhớ được
 
3. Áp dụng danh từ hóa vào câu
Chúng ta có thể áp dụng việc danh từ hóa động từ và tính từ để đặt câu gọn gàng hơn.
Cet homme est gentil. Cela me plaît. (Người đàn ông này thật tử tế. Tôi thích điều đó.)
--> La gentillesse de cet homme me plaît. (Tôi thích sự tự tế của người đàn ông này.)
On a constaté que le nombre de patients a augmenté. (Người ta thấy rằng số lượng
bệnh nhân đã tăng lên.)
--> On a constaté l’augmentation du nombre de patients. (Người ta nhận thấy sự gia
tăng số lượng bệnh nhân.)
Tính từ
I. DÉFINITTION: Định nghĩa
Tính từ là một từ được thêm vào một danh từ hoặc một đại từ để biểu thị một tính chất
hoặc một mối quan hệ. Nó gần như luôn luôn tương hợp với danh từ hoặc đại từ này
về giống và về số (tuỳ trường hợp, tính từ sẽ tương hợp về nghĩa).
Ví dụ:
 Une femme hereuse (một phụ nữ hạnh phúc)
 
 Un ancien appartement (một căn hộ cũ)
 
 Un chien méchant (một con chó dữ)
 
 Une longue robe (một cái đầm dài)
II. PHÂN LOẠI CÁC TÍNH TỪ: Tính từ được phân thành 2 loại chính:
1. Adjectif qualificatif (tính từ chỉ tính chất)
2. Adjectif non qualificatif:
 Adjectif démonstratif (tính từ chỉ định): ce, cette, cet, ces, ….
 Adjectif possessif (tính từ sở hữu): mon, ton, son, ma, ta, sa, …
 Adjectif interrogatif (tính từ nghi vấn): quel, quelle, quels, quelles
 Adjectif exclamatif (tính từ cảm thán): quel, quelle, quels, quelles
 Adjectif indéfini (tính từ không xác định): aucun, autre, certain, plusieurs,
quelques, chaque,…
 Adjectif numéral (tính từ số từ): numéral cardinal (số từ số lượng), numéral
ordinal (số từ thứ tự)
 Adjectif relatif (tính từ chỉ quan hệ): lequel, duquel, auquel, laquelle, de laquelle, à
laquelle, …
 
III.CHỨC NĂNG CỦA TÍNH TỪ: Tính từ có 4 chức năng:

1) Épithète: 
Tính từ épithète là tính từ chỉ tính chất cho một danh từ hoặc đại từ mà không có giới
từ và động từ đi chung.
Ví dụ: 
Cette fille a de beaux grands yeux bleus. (Bé gái này có đôi mắt to, đẹp, màu xanh)

Quel train prends-tu? (Anh đi chuyến xe lửa nào?)


 
2) Attribut du sujet:
Tính từ attribut du sujet là tính từ được dùng với động từ chỉ trạng thái. Nó tương
hợp với chủ ngữ. Ta luôn luôn có thể thay thế động từ chỉ trạng thái bằng động từ être.

Các động từ chỉ trạng thái: paraître, sembler, rester, demeurer, devenir...

Ví dụ:
Les yeux de ces filles sont beaux, grands et bleus. (Đôi mắt của cô bé này thì to, đẹp
và xanh.)
Cet enfant est/paraît/semble/reste/demeure/devient sage.
 
3) Attribut du C.O.D.:
Tính từ giữ chức năng attribut du C.O.D khi tính từ bổ nghĩa cho một bổ ngữ (C.O.D.),
nó tương hợp vớibổ ngữ đó.

Ví dụ: 
La lune rend cette nuit vivante. (Mặt trăng làm cho đêm nay trở nên sống động.)
 
4) Adjectif en apposition:
Tính từ làm ngữ đồng vị khi tính từ nó bị phân cách với danh từ mà nó bổ nghĩa bằng
một dấu phẩy.

Ví dụ: 
Cette foule, indignée, protesta. (Đám đông này, phẫn nộ, phản kháng.)
 
IV. CÁC DẠNG CỦA TÍNH TỪ:

1) Adjectif simple (tính từ đơn):


Ví dụ: bon (tốt, giỏi), rapide (nhanh), rond (tròn), chaud (nóng)...
2) Adjectif complexe (tính từ phức) hay adjectif dérivé (tính từ phái sinh):
Tính từ phức (trong một số sách còn gọi là tính từ phái sinh) được hình thành bằng
cách thêm tiền tố (préfixe) hoặc hậu tố (suffixe) vào một từ, có thể là danh từ, động từ
hoặc tính từ
Ví dụ: 
sport (nom) -> sportif (suffixe)
manger (verbe) -> mangeable (suffixe), immangeable (préfixe + suffixe)
adroit (adjectif) -> maladroit (préfixe)
vert (adjectif) -> verdâtre (suffixe)
 3) Adjectif composé (tính từ ghép):
Tính từ ghép được tạo thành từ việc ghép hai hay nhiều từ lại với nhau và được nối với
nhau bằng gạch nối (trait d’union). Sự tương hợp của tính từ ghép tuỳ thuộc vào bản
chất của các từ được ghép và vào mối quan hệ giữa các từ đó.
Tính từ ghép được tạo bởi 2 tính từ và cùng giữ chức năng như tính từ:
 Từ đầu tiên kết thúc bằng đuôi -o hoặc -i, không thay đổi (invariable); từ thứ 2
tương hợp với danh từ mà nó bổ nghĩa về giống và số.
Ví dụ: 
Les journées franco-vietnamiennes (ngày hội Pháp – Việt)
Une histoire tragi-comique (câu chuyện bi bài)
 2 tính từ cùng làm rõ nghĩa cho danh từ mà nó bổ nghĩa thì cả 2 tính từ này
đều tương hợp với danh từ đó
Ví dụ: 
Des bébés premiers-nés (con đầu lòng)
Les personnes sourdes-muettes (những người câm điếc)
Tính từ ghép được tạo bởi 2 tính từ nhưng tính từ đầu tiên giữ vai trò như một trạng từ
nên nó không thay đổi, còn tính từ thứ 2 thì tương hợp với danh từ mà nó bổ nghĩa
Ví dụ: Nous avons regroupé tous les garçons nouveaux-nés. (= les garçons
nouvellement nés (các bé trai mới sinh))
 Tính từ ghép được tạo thành từ một thành phần không thay đổi (élément
invariable) và một tính từ
Ví dụ: Il a visité les avant-dernières nouveautés. (Anh ấy đã tham quan những cái mới
mẻ áp cuối)
 Tính từ ghép là từ được phái sinh từ một danh từ ghép: từ đầu tiên không
thay đổi, từ thứ 2 tương hợp với danh từ mà nó bổ nghĩa
Ví dụ: Les personnes haut placées (những người có địa vị cao)

4) Adjectif par conversion (tính từ do chuyển đổi mà thành):


 Tính từ chuyển đổi từ participe passé:
Ví dụ: usé (mòn, cũ kỹ), vielli (già nua, yếu sức), détruit (phá huỷ, huỷ diệt)
 Động tính từ (adjectif verbal):
Ví dụ: fatigant (mệt), obéissant (vâng lời)
 Tính từ chuyển đổi từ danh từ hoặc ngữ danh từ (expression nominale)
Ví dụ: orange (nom) (màu cam), bon marché (expression nominale) (rẻ)
 Tính từ chuyển đổi từ ngữ giới từ (expression prépositionnelle)
Ví dụ: en colère (nổi giận)
 Danh từ được sử dụng vừa như là danh từ, vừa như là tính từ
Ví dụ: 
joueur -> danh từ: người chơi, tính từ: ham chơi
menteur -> danh từ: người nói dối, tính từ: láo, dối trá
 
V. VỊ TRÍ CỦA TÍNH TỪ TRONG CÂU

Phần lớn các tính từ được đặt ở sau danh từ. Một vài tính từ luôn luôn đặt phía trước
danh từ; một số khác thì không có vị trí xác định.

1) Tính từ đặt sau danh từ:


Tính từ đứng sau danh từ khi tính từ:
- dài hơn danh từ
Ví dụ: un chant traditionnel >< NON un traditionnel chant
- chỉ màu sắc hoặc hình dáng
Ví dụ: Le drapeau bleu >< NON le bleu drapeau
Une route droite >< NON une droite route
- chỉ giai cấp xã hội, tôn giáo
Ví dụ: 
Le droit républicain >< NON le républicain droit
Les tragédies shakespeariennes >< NON les shakespeariennes tragédies.
- là một động tính từ
Ví dụ: 
Un panier garni >< NON un garni panier
Une avenue passante >< NON une passante avenue.
2) Tính từ đặt trước danh từ
Tính từ đặt trước danh từ nếu tính từ: 
- ngắn hơn danh từ
Ví dụ: Un joli divertissement >< NON un divertissement joli
- là số từ thứ tự
Ví dụ: Le quinzième siècle >< NON le siècle quinzième

Chú ý: prochain và dernier được đặt sau danh từ chỉ thời gian để biểu thị ngày tháng
(exprimer la date)
Ví dụ: 
la semaine prochaine/dernière (tuần tới/tuần rồi)
l’été prochain/dernier (mùa hè tới/mùa hè rồi)
 
3) Nghĩa của tính từ thay đổi tuỳ theo vị trí của nó
Tính   Giải thích
từ
ancien Un ancien hôpital (bệnh viện cũ) Aujourd’hui, ce n’est plus un hôpital (Bây
giờ không còn là bệnh viện nữa)
  Un meuble ancien (đồ gỗ cổ) Vieux et qui a de la valeur (Cũ và có giá trị)
brave Un brave homme (người tử tế) Gentil (Tử tế)
  Un homme brave (Người dũng Courageux (Dũng cảm) 
cảm)
certain Une certaine envie (một vài mong Plus ou moins grande (lớn hoặc nhỏ)
muốn)
  Une envie certaine (Nhu cầu chắc On ne peut pas en douter(Không thể nghi
chắn) ngờ)
cher Mon cher ami (người bạn thân) Que j’aime (Người mà tôi thích)
  Un livre cher (Cuốn sách đắt đỏ) Dont le prix est élevé(Giá của nó cao)
curieuxUne curieuse histoire (Câu chuyện Bizarre, étrange (Kỳ dị, lạ lùng)
kỳ lạ)
  Un regard curieux (Ánh nhìn lộ Indiscret (Lộ liễu, tò mò)
liễu)
drôle Une histoire drôle (Câu chuyện hài Amusante (Vui nhộn)
hước)
  Une drôle d’histore (Câu chuyện kỳ Bizarre (Kỳ dị)
dị)
grand Un homme grand (Người to lớn) De haute taille (Tầm vóc cao)
  Un grand homme (Vĩ nhân) Célèbre, important dans l’histoire (Nổi tiếng,
quan trọng trong lịch sử)
jeune Un jeune professeur (Thầy giáo non Qui l’enseigne depuis peu de temps (Người
trẻ) mới làm công tác giảng dạy)
  Un professeur jeune (Thầy giáo trẻ Qui n’est pas vieux (Người không già)
trung)
pauvre Un pauvre homme (Người đáng Qui est à plaindre (Đáng thương)
thương)
  Un homme pauvre (Người nghèo Qui n’est pas riche (Người không giàu có)
khổ)
propre Mon propre frère (Anh ruột) Le mien (Của chính tôi)
  Une chemise propre (Áo sơ mi sạch Qui n’est pas sale (Áo không dơ)
sẽ)
rare Un livre rare (cuốn sách hiếm) Qui a de la valeur (Có giá trị)
  De rares amis (Ít bạn) Peu nombreux (Không nhiều)
seul Un seul enfant (Con một, duy nhất) Il n’y en a pas d’autres dans la famille
(Trong gia đình không có đứa con nào khác)
  Un enfant seul (Đứa bé cô độc, lẻ Qui n’est pas accompagné (Không được đi
loi) cùng)
vrai Un vrai problème (Một vấn đề thực Important (Quan trọng)
sự)
  Une histoire vraie (Câu chuyện Réelle, vécue (Có thực)
thật)
     

VI. HỢP GIỐNG VÀ SỐ VỚI TÍNH TỪ:


Tính từ tương hợp về giống (giống đực hoặc giống cái) và về số (số ít hoặc số nhiều)
với danh từ mà nó chỉ tính chất
Ví dụ : une rue bruyante (một con đường ồn ào)
des enfants blonds (những đứa trẻ tóc hoe)
1) Sự tương hợp với nhiều danh từ khác giống:
Khi 2 danh từ khác giống (giống đực và giống cái) đi chung với nhau thì một tính từ
bổ nghĩa cho 2 danh từ đó sẽ tương hợp với danh từ giống đực và ở số nhiều.
Ví dụ : une jupe et un chemisier blancs (một cái váy và một cái áo sơ mi nữ màu
trắng)
·         Chú ý: les littératures française et anglaise = la littérature francaise et la
littérature anglaise (văn học Pháp và văn học Anh)
 
2) Trường hợp đặc biệt:
a. Tính từ chỉ màu sắc (adjectifs de couleur):
Danh từ được sử dụng như tính từ chỉ màu sắc thì không thay đổi (invariable)
Ví dụ: une robe marron (áo đầm màu hạt dẻ)
-> marron (nom): invariable
·         Ghi chú: rose (màu hồng) và mauve (màu hoa cà) tương hợp với danh từ mà nó
bổ nghĩa
Ví dụ: des rubans roses
 
b. Tính từ ghép chỉ màu sắc (Adjectifs de couleur composés) :
Tính từ chỉ màu sắc không thay đổi khi nó được bổ nghĩa bởi một danh từ hoặc một
tính từ khác
Ví dụ: une jupe verte (cái váy màu xanh lục)
-> une jupe vert pomme (cái váy màu xanh táo)
une jupe vert clair (cái váy màu xanh sáng)
c. Tính từ demi (nửa), nu (trần), ci-joint (kèm theo), ci-inclus (ở trong này) không
thay đổi khi nó được đặt trước một danh từ
Ví dụ: une demi heure (nửa tiếng) -> une heure et demie (một giờ rưỡi)
ci-joint une photocopie (đính kèm theo đây một bản photo) -> une photocopie ci-
jointe (bản photo được đính kèm)
·         Chú ý: demi chỉ tương hợp về giống mà KHÔNG tương hợp về SỐ
d. Trong cụm từ «avoir l’air» (có vẻ), tính từ tương hợp với chủ ngữ.
Ví dụ: cette tarte a l’air délicieuse (cái bánh tạt này có vẻ ngon)

1. Giống đực và giống cái:


 giống đực số ít : Un stylo noir. một cây bút màu đen
 giống cái số ít : Une table noire. một cái bàn đen
 giống đực số nhiều : Des stylos noirs. những cây cây bút đen
 giống cái số nhiều : Des tables noires. những cái bàn đen
Dạng nguyên mẫu của tính từ là dạng ở số ít giống đực.

Ví dụ: Félix est un chat blanc. Felix là một con mèo màu trắng.

Thông thường, ta thêm “e” vào dạng giống đực để được dạng giống cái của tính từ.
Ví dụ:

 Michel est français. Michel là người đàn ông Pháp. 


 Marie est française. Marie là người phụ nữ Pháp. 
Nếu dạng giống đực của tính từ đã kết thúc bằng “e”, ta sẽ giữ nguyên dạng này cho
giống cái.

Ví dụ:

 Le chat est sur le fauteuil jaune. Con mèo nằm trên cái ghế sofa màu vàng.
 Le chat est sur la chaise jaune. Con mèo nằm trên cái ghế màu vàng.
Nhiều tính từ có kết thúc khác khi chia ở giống cái.

giống đực giống cái Ví dụ

-el -elle naturel – naturelle (tự nhiên)


annuel – annuelle (hằng năm)

-er -ère premier – première (thứ nhất)


dernier – dernière (cuối cùng)
boulanger – boulangère (thợ
làm bánh mì)

-g -gue long – longue (dài)

-en -en vietnamien – vietnamienne


moyen – moyenne (trung bình)
ancien – ancienne (cũ, cổ)

-on -onne bon – bonne (tốt)


mignon – mignonne (dễ
thương)
-eur -euse flatteur – flatteuse (nịnh hót)
-eux curieux – curieuse (tò mò)
heureux – heureuse (hạnh
phúc)
amoureux – amoureuse (đang
yêu)

-f -ve passif – passive (bị động)


neuf – neuve (mới)
positif – positive (tích cực)

Với một số tính từ, có một sự thay đổi đuôi ở giống cái

giống đực giống cái Ví dụ

-eau -elle beau – belle(đẹp)


nouveau– nouvelle (mới)

-ieux -ieille vieux – vieille (cũ, già)

-anc -anche blanc – blanche (trắng)

2. Cách sử dụng tính từ:


Ta thêm “s” vào cuối tính từ để có được dạng số nhiều giống đực.

Ví dụ: Il pense à de bons repas. Anh ta nghĩ về những bữa ăn ngon.

Nếu tính từ đã kết thúc bằng “s” hay “x”, ta giữ nguyên dạng tính từ ở dạng số ít. (ta
không thêm gì vào).

Ví dụ:

 J’aime le fromage français. Tôi thích phô mai pháp;


 J’aime les fromages français. Tôi thích những loại phô mai pháp;
 C’est un homme sérieux. Đây là một người đàn ông nghiêm túc;
 Ce sont des hommes sérieux. Đây là những người đàn ông nghiêm túc;
Ta chia dạng số nhiều giống cái bằng cách thêm “es” vào cuối của tính từ. Nếu tính
từ đã được kết thúc bằng “e”, ta chỉ cần thêm s.

Ví dụ:

 Il est assis sur une chaise jaune. Anh ta ngồi trên một cái ghế vàng.
 Ils sont assis sur des chaises jaunes. Họ ngồi trên những cái ghế vàng.
Trường hợp đặc biệt
Các tính từ kết thúc bằng “al” hay “au” phải chuyển thành “aux” ở giống đực số
nhiều và “ales” ở giống cái số nhiều.

Ví dụ:

 Le musée national (bảo tàng quốc gia) → Les musées nationaux;


 Max est original (Max thì thật kì quặc) → Max et Léo sont originaux;
 Un plat régional (một món ăn vùng miền) → Des plats régionaux;
 Jean est beau (Jean thật đẹp trai) → Jean et Jules sont beaux;
 Le nouveau magasin (cửa hàng mới) → Les nouveaux magasins
Khi mà tính từ dùng để diễn tả nhiều người và một trong số họ là giống đực thì tính
từ được chia ở dạng giống đực số nhiều

giống đực + giống cái= giống đực ở số nhiều

Ví dụ:

 Michel et Marie sont français. Michel và Marie là người pháp.


 Mon frère et ma sœur sont intelligents. Em trai và em gái tôi thì thông minh.
Một vài tính từ có dạng giống đực, giống cái, số ít hay số nhiều là như nhau:

Những tính từ có nguồn gốc từ danh từ (orange :  trái cam/màu cam ; marron : hạt
dẻ/màu nâu);

 Il aime les fauteuils orange. Anh ta thích những cái ghế bành màu cam;
 Tous ses pantalons sont marron. Tất cả quần dài của tôi đều màu nâu.
Màu hỗn hợp

Ví dụ: Il aime les fauteuils jaune citron. Anh ta thích những cái ghế bành màu vàng
chanh.

Các tính từ này được sử dụng trong ngôn ngữ nói hằng ngày: chic, super, sympa

Ví dụ:

 Il aime les fauteuils chic. Anh ta thích những cái ghế bành lịch sự.
 Ses amis sont sympa. Bạn anh ta thật đáng yêu.
CÁCH CHUYỂN TÍNH TỪ GIỐNG ĐỰC SANG GIỐNG CÁI
1 - Tính từ giống đực trong tiếng Pháp khi thêm e vào sau sẽ chuyển thành tính
từ giống cái.
intelligent --> intelligente
 
2- Tính từ giống đực tận cùng bằng in, un, an thì khi chuyển sang giống cái thì
thêm e
(trừ: malin ->maligne / bénin -> bénigne)
 
3- Tính từ tận cùng bằng s khi chuyển sang giống cái thì chỉ việc thêm e. 
Gris --> grise

Trừ một số trường hợp ta phải gấp đôi s. 


bas -> basse
gras -> grasse
las -> lasse
épais -> épaisse
gros -> grosse
métis -> métisse
ngoại lệ: 
tiers -> tierce
frais -> fraîche
exprès -> expresse
 
4- Nếu tính từ giống đực tận cùng bằng e thì khi chuyển sang giống cái không
biến đổi.
large --> large
(trừ: traître -> traîtresse)
 
5- Các tính từ giống đực tận cùng bằng l, n khi chuyển sang giống đực thì gấp đôi
phụ âm, rồi thêm e.
(trừ: malin ->maligne / bénin -> bénigne)
 
6- Tính từ tận cùng bằng et khi chuyển sang giống cái thì đổi thành ette. Trừ một
số trường hợp sau:
replet -> replète
secret -> secrète 
complet -> complète
incomplet -> incomplète
concret -> concrète
désuet -> désuète
discret -> discrète
indiscret -> indiscrète
inquiet -> inquiète
 
7- Các tính từ tận cùng bằng at, ot khi chuyển sang giống cái thì chỉ việc thêm e.
Trừ một số trường hợp sau ot đổi thành otte. 
sot -> sotte
pâlot -> pâlotte
vieillot -> vieillotte
bellot -> bellotte
maigriot -> maigriotte
8- Tính từ tận cùng bằng x khi chuyển sang giống cái thì đổi x thành se. Trừ một
số trường hợp sau: 
roux -> rousse
fraux -> frausse
doux -> douce
 
9- Tính từ giống đực tận cùng bằng f khi chuyển sang giống cái thì đổi f thành ve.
Trừ trường hợp sau: 
bref -> brève
 
10- Tính từ giống đực tận cùng bằng c khi chuyển sang giống cái thì đổi c thành
ch. 
blanc -> blanche
Trừ trường hợp sau: 
grec -> grecque
sec -> sèche
 
11- Tính từ giống đực tận cùng bằng er khi chuyển sang giống cái thì đổi er thành
ère
Léger --> légère
 
12- Tính từ giống đực tận cùng bằng gu khi chuyển sang giống cái thì đổi gu
thành guë
 Vị Trí Của Tính Từ Trong Tiếng Pháp
1. Tính từ đứng sau danh từ
Chúng ta thường nhìn thấy tính từ tiếng pháp đứng sau danh từ trong các trường hợp
sau:
 Tính từ tiếng pháp chỉ màu sắc:
Ví dụ: une pomme verte (quả táo xanh), un chat noir (con mèo đen)
 Tính từ tiếng pháp chỉ hình dáng:
Ví dụ: une table carrée (cái bàn vuông), un plat rond (cái đĩa tròn)
 Tính từ chỉ tôn giáo, tín ngưỡng:
Ví dụ: Un rite catholique (tập tục Công giáo), une église orthodoxe (nhà thờ chính
giáo)
 Tính từ chỉ quốc tịch:
Ví dụ: un chanteur vietnamien (ca sỹ Việt Nam), une étudiante américaine (sinh viên
Mỹ).
2. Tính từ đứng trước danh từ
Đôi khi, người học sẽ nhìn thấy tính từ tiếng pháp đứng trước danh từ. Thường thì
những tính từ ngắn (les adjectifs courts) như: beau, laid, joli, double, jeune, vieux,
petit, grand, gros, mauvais, demi, bon, nouveau sẽ đứng trước danh từ.
Ví dụ: un beau paysage (một cảnh đẹp), un grand bateau (một con tàu lớn), un bon plat
(một món ăn ngon), une nouvelle voiture (chiếc xe hơi mới).
Trường hợp những tính từ này có số âm tiết nhiều hơn danh từ, nó sẽ đứng sau danh
từ: les mots nouveaux (từ mới).
3. Những tính từ được sử dụng như trạng từ.
Ví dụ:
Cette fleur sent bon. (Bông hoa này ngửi thấy thơm).
Ils sont fort courageux. (Họ rất dũng cảm, très courageux)
4. Một vài tính từ đứng cả trước và sau danh từ
Với những tính từ dài chỉ sự đánh giá như: délicieux, magnifique, superbe,
extraodinaire, étonnant, passionnant,… khi đứng trước danh từ, nó sẽ mang giá trị biểu
đạt lớn hơn.
Ví dụ:
Une soirée maginifique ou une magnifique soirée (Buổi tối tuyệt vời)
Un paysage splendide ou un splendide paysage (Cảnh đẹp tuyệt trần)
5. Một vài tính từ khi thay đổi vị trí sẽ thay đổi luôn cả nghĩa
Các bạn đừng ngạc nhiên khi chỉ thay đổi tính từ trước hay sau danh từ thì nghĩa lại
hoàn toàn khác. Cùng Cap Education xem những trường hợp này nha.
Un ancien hôpital = aujourd’hui ce n’est plus un hôpital (bệnh viện cổ)
Un hôpital ancien = un hôpital vieux (bệnh viện cũ)
Un brave homme = gentil et serviable (người lương thiện, tử tế)
Un homme brave = un homme courageux (người dũng cảm)
Une histoire drôle = une histoire amusante (một câu chuyện hài hước, buồn cười)
Une drôle d’histoire = une histoire bizarre (một câu chuyện kỳ cục, nực cười)
Video tính từ ghép 47
Video tính từ 125, 93
 Tính từ chỉ định
1. Tính từ chỉ định - Les adjectifs démonstratifs là gì?
 
 Tính từ chỉ định là một từ hạn định 

2. Có bao nhiêu loại tính từ chỉ định.


 
Tiếng Pháp khác các 1 số ngôn ngữ khác, chia giống và số ở tính từ. Chính vì vậy 
 
  Masculin (giống đực) Féminin (Giống cái)
Singulier (Số ít) Ce - Cet Cette
Pluriel (Số nhiều) Ces
 
 
3. Chức năng của tính từ chỉ định:
 Tính từ chỉ định luôn luôn đứng trước danh từ và nó phải hợp giống và hợp số với
danh từ mà nó đi kèm.
 Tính từ chỉ định diễn đạt ý kiến và chỉ vào sự vật đã xác định với ý nghĩa “ này, ấy,
đó, nay,...”
 
4. Phân loại tính từ chỉ định: 
 “Ce” đứng trước danh từ giống đực số ít bắt đầu bằng phụ âm, trừ h câm.
Ví dụ:
Ce soir, j'irai me coucher plus tôt. (Tối nay, tôi sẽ đi ngủ sớm).
Ce manteau est une marque français( áo khoác này là của thương hiệu pháp)
 “Cet” đứng trước danh từ giống đực số ít bắt đầu bằng nguyên âm hoặc h
câm.
Ví dụ:
Cet été, je partirai au Maroc avec mes parents. (Mùa hè này, tôi sẽ đi Maroc với bố mẹ
của tôi).
Cet homme, au coin de la rue, me regarde fixement. (Người đàn ông đó, ở cuối góc
đường, nhìn tôi chăm chú).
 
 “Cette” đứng trước danh từ giống cái số ít
 Ví dụ:  
Cette plante a besoin d'être arrosée tous les jours. (Cái cây này cần được tưới nước mọi
ngày).
 
cette planète, là-bas, c’est Jupiter. (Hành tinh ở đằng kia là sao mộc.)
 
 “Ces” đứng trước danh từ số nhiều (cả giống đực và giống cái)
Ví dụ:  
Ces tasses sont ébréchées! (Những cái tách này bị mẻ rồi!) 
 
 
5. Một số lưu ý: Sự nối vần với tính từ chỉ định 
Bắt buộc phải nối vần danh từ bắt đầu bằng nguyên âm hoặc h câm theo sau tính từ chỉ
định 
 ces oiseaux : những con chim này
 ces étudiants :những sinh viên này
 ces héros : những anh hùng
 cet ami : anh bạn này
 cet acteur : anh diễn viên này

Video 121
Tính từ sở hữu
1. Tính từ sở hữu trong Tiếng Pháp

Trong Tiếng Pháp: mon, ma, mes, ton, ta, tes, son, sa, ses, notre, nos, votre, vos, leur,
leurs, được gọi là tính từ sở hữu.
2. Cách sử dụng và vị trí đặt của tính từ sở hữu:
 Tính từ sở hữu được đặt trước danh từ phải phải hợp giống, hợp số với danh từ và
hợp ngôi với chủ sở hữu.
a. Tính từ sở hữu của ngôi thứ nhất số ít (je)
MON – của tôi.
+ Dùng với danh từ giống đực số ít.
+ Dùng với danh từ giống cái số ít bắt đầu bằng nguyên âm hoặc phụ âm h câm,.
mon téléphone: điện thoại của tôi

MA – của tôi.
+ Dùng trước danh từ giống cái số ít bắt đầu bằng phụ âm (trừ phụ âm h câm)
ma voiture: chiếc xe của tôi

MES – của tôi.


+ Dùng trước danh từ số nhiều
mes livres: những quyển sách của tôi

b. Tính từ sở hữu của ngôi thứ hai số ít (tu)


TON – của bạn.
+ Dùng trước danh từ giống đực số ít và
+ Dùng trước danh từ giống cái số ít bắt đầu bằng nguyên âm hoặc phụ âm h câm.
ton frère: anh trai của bạn

TA – của ban.
+ Dùng trước danh từ giống cái số ít bắt đầu bằng nguyên âm hoặc phụ âm h câm.
ta tête: cái đầu của bạn

TES – của bạn. tes được cùng


+ Dùng trước danh từ số nhiều
tes étudiants: những sinh viên của bạn

c. Tính từ sở hữu của ngôi thứ ba số ít (il, elle, on)


SON – của anh ấy, của chị ấy, của người ta, của chúng ta.
+ Dùng trước danh từ giống đực số ít và
+ Dùng trước danh từ giống cái bắt đầu bằng nguyên âm hoặc phụ âm h câm.
son mari: chồng cô ấy

SA – của anh ấy, của chị ấy, của người ta, của chúng ta.
+ Dùng trước danh từ giống cái số ít bắt đầu bằng phụ âm (trừ phụ âm h câm)
sa femme: vợ anh ấy
SES – của anh ấy, của chị ấy, của người ta, của chúng ta.
+ Dùng trước được dùng trước danh từ số nhiều.
ses enfants: các con của chị ấy

d. Tính từ sở hữu của ngôi thứ nhất số nhiều (nous)


NOTRE – của chúng tôi, của chúng ta.
+ Dùng trước danh từ số ít (cả giống đực và giống cái)
notre fils: con trai của chúng ta

NOS – của chúng tôi, của chúng ta.


+ Dùng trước danh từ số nhiều (cả giống đực và giống cái)
nos filles: những đứa con gái của chúng ta

e. Tính từ sở hữu của ngôi thứ hai số nhiều (vous)


VOTRE – của bạn, của các bạn.
+ Dùng trước danh từ số ít (cả giống đực và giống cái)
votre soeur: chị gái của bạn

+ VOS – của bạn, của các bạn.


Vos được dùng trước danh từ số nhiều (cả giống đực và giống cái)
vos cousins: Anh em họ của bạn

f. Tính từ sở hữu của ngôi thứ ba số nhiều (ils, elles)


LEUR – của các anh ấy, của các chị ấy, của họ, của chúng nó.
+ Dùng trước danh từ số ít (cả giống đực và giống cái)
Leur petit-fils: cháu trai của họ

LEURS – của các anh ấy, của các chị ấy, của họ, của chúng nó.
+ Dùng trước danh từ số nhiều (cả giống đực và giống cái).
Leurs enfants: những đứa con của họ
Video 123
Tính từ không xác định
1. Định nghĩa về tính từ không xác định trong tiếng pháp
Tính từ không xác định trong tiếng pháp (adj indéfini): là từ được sử dụng khi muốn
thể hiển ý nghĩa mập mờ, không xác định và được dùng để làm rõ nghĩa cho danh từ
mà nó đi theo.
Ví dụ:
 Certains noms sont difficiles à prononcer. (Một số tên họ khó phát âm)
 
 Plusieurs hommes sont venus. (Nhiều người đã đến)
 
 Quelques enfants ont compris. (Vài đứa trẻ đã hiểu)
2. Phân loại:
a. Số lượng bằng không (une quantité nulle)
 
Số ít (singulier) Số nhiều (pluriel)
Giống đực (masculin)Giống cái (féminin)Giống đực (masculin)Giống cái (féminin)
aucun aucune / / 
nul nulle /  / 
pas un pas une /  / 
 Ví dụ :
 Il n’y a aucune raison de s’inquiéter. (Không có lý do gì để lo lắng)
 
 On n’entendait pas un bruit. (Ta không nghe thấy tiếng động nào hết.)
b. Số lượng nhất định (une quantité précise), nhưng không đáng kể, ngoại
trừ plusieurs:
Số ít (singulier) Số nhiều (pluriel)
Giống đực Giống cái Giống đực Giống cái
(masculin) (féminin) (masculin) (féminin)
Quelque quelques
Quelconque quelconques
(un) certain (une) certaine certains certaines
Un peu de Peu de
/ / Plusieurs
Ví dụ :
 J’éprouve quelque embarras à vous répondre. (Tôi cảm thấy lúng túng chút xíu khi
trả lời anh.)
 
 Nous avons acheté quelques fruits au marché. (Chúng ta đã mua một ít trái cây ở
chợ.)
 
 Il possède plusieurs appartements à Paris. (Ông ta sở hữu nhiều căn hộ tại Paris.)
 
 Il possède un certain temps sans écrire. (Có một khoảng thời gian anh ta không viết
lách gì hết.)
 
 Certains fruits sont meilleurs quand ils sont cuits. (Vài loại trái cây ngon hơn khi
nó vừa chín tới.)
 Pourriez-vous me donner un peu de sel? (Anh có thể cho tôi xin một ít muối được
không?)
 J’ai très peu de temps à vous consacrer. (Tôi có rất ít thời gian dành cho anh.)
c. Số lượng đáng kể (une quantité importante):
Số ít (singulier) Số nhiều (pluriel)
Giống đực Giống cái Giống đực Giống cái
(masculin) (féminin) (masculin) (féminin)
/ / Quantité de
/ / Nombre de
/ / Beaucoup de
/ / Bien de
Maint mainte Maints Maintes
 Ví dụ :
 Il y avait quantité de livres sur les étagères. (Có nhiều sách trên kệ.)
 
 Nombre de vieux films ont été projetés. (Nhiều bộ phim cũ đã được chiếu.)
 
 Beaucoup d’élèvessont malades. (Nhiều học sinh bị bệnh.)
 
 Nous avons bien des problèmes. (Chúng ta có nhiều vấn đề.)
 
 Je vous ai déjà dit à maintes reprises de vous taire. (Tôi đã nói với anh nhiều lần
liên tiếp là anh nên im đi.)
d. Số lượng tương đối (une quantité relative):
Số nhiều (pluriel)
Giống đực (masculin)/Giống cái (féminin) 
Assez de
Trop de
Moins de
Plus de
Ví dụ :
 Avez-vous pris assez de sucre? (Anh đã lấy đủ đường chưa?)
 
 Il y a trop de monde. On ne voit rien. (Có nhiều người quá. Chúng ta không thấy gì
hết.)
 
 Bernard gagne moins d’argentque son frère. (Bernard kiếm được ít tiền hơn anh
nó.)
 
 Vous aurez plus de vacances l’année prochaine. (Năm sau các con sẽ có nhiều kỳ
nghỉ hơn
 e. Sự linh tinh, nhiều (la diversité):
Số ít (singulier) Số nhiều (pluriel)
Giống đực Giống cái Giống đực Giống cái
(masculin) (féminin) (masculin) (féminin)
/ / divers diverses
/ / différents différentes
 
Ví dụ:
 Il ne viendra pas, pour diverses raisons. (Anh ta sẽ không đến, vì nhiều lý do)
 Cette année, nous avons étudié différents romans. (Năm học này, chúng tôi đã
được học nhiều tiểu thuyết khác nhau.)
 f) Sự đồng nhất (la similitude) hoặc sự khác biệt (l’altérité): tính từ không xác
định đứng trước danh từ
--> dùng với ý so sánh (idée de comparaison)
Số ít (singulier) Số nhiều (pluriel)
Giống đực Giống cái Giống đực Giống cái
(masculin) (féminin) (masculin) (féminin)
Un tel Une telle De tels De telles
(le) même (la) même (les) mêmes
Un autre Une autre D’autres
L’autre Les autres
Ví dụ :
 Une telle attitude est inadmissible. (Một thái độ như vậy là không thế chấp nhận
được.)
 
 Nous avons les mêmes goûts, la même passion pour le sport. (Chúng ta có cùng sở
thích, cùng một niềm đam mê dành cho thể thao.)
 
 Il vaut mieux chercher un autre appartement, une autre solution. (Tốt hơn là nên
tìm một căn hộ khác, một giải pháp khác.)
 g) Tổng thể, toàn bộ (une totalité):
Số ít (singulier) Số nhiều (pluriel)
Giống đực Giống cái Giống đực Giống cái
(masculin) (féminin) (masculin) (féminin)
tout toute tous toutes
tout un toute une / /
tout le toute la tous les toutes les
chaque / /
 Ví dụ:
 Toute erreur serait fatale. (Mọi lỗi lầm đều không thể tránh được.)
 
 Tout travail mérite salaire. (Mọi công việc đều đáng được hưởng lương.)
 
 Nous avons dansé toute la nuit. (Chúng tôi đã khiêu vũ suốt đêm.)
 
 Toutes les secondes, il naît un enfant dans le monde. (Cứ mỗi giây, có một đứa trẻ
được sinh ra.)
 
 Chaque jour, il va voir sa mère. (Mỗi ngày, anh ấy đều đến thăm mẹ mình.)
 
 Chaque année, il retourne dans son pays. (Mỗi năm, anh ấy đều trở về nước.)
 i. Những cách kết hợp khác có thể được :
 Ngoài những cách kết hợp bắt buộc hoặc thường gặp đã được trình bày ở trên, còn
một vài kiểu kết hợp có thể xảy ra nữa như là:
 Tính từ sở hữu và tính từ chỉ định có thể kết hợp với différents, divers và quelques
Ví dụ : 
Mes différents  
Ces quelques livres
 
divers
 
 
 Tính từ chỉ định (adjectif démonstratif) có thể kết hợp với même
Ví dụ : ces même livres
 Phần lớn các tính từ hay từ hạn định (déterminant) khác đều có thể kết hợp
với autre
Ví dụ :
Mes autreslivres
Ces
Aucunautre livre
Pas un
 
Mes différents autreslivres 
Ces divers
quelques
 
Quelques autres livres
Certains
Plusieurs
Différents
Divers
Quantité d’ autres livres
Beaucoup d’
 
3. Vị trí của tính từ không xác định:
 Các tính từ không xác định luôn đứng trước danh từ
Ví dụ:
 Il y a certains lois. (Có một số luật lệ.)
 Chaque pays a ses propres traditions. (Mỗi đất nước đều có truyền thống riêng.)
4. Sự hợp giống và số của tính từ không xác định:
 Phần lớn các tính từ không xác định tương hợp với danh từ về giống và về số.
Ví dụ:
 Elle n’a aucune raison d’être en colère. (Cô ấy không có lý do gì để nổi giận cả.)
 
 Aucun travail est fini. (Không có công việc nào xong hết.)
 
 Certains élèves sont absents. (Một số học sinh vắng mặt.)
 
 Certaines personnes y sont allergiques. (Một số người ở đây bị dị ứng.)
Chú ý:
Có hai tính từ không xác định bất biến là chaque (mỗi, mỗi một) và plusieurs (nhiều)
5. Một số chú ý:
1) Vài từ có thể là tính từ không xác định hoặc tính từ chỉ tính chất, tuỳ theo cách sử
dụng :
_ Certain :
Là tính từ không xác định khi nó đứng trước danh từ
Ví dụ : Ce tableau a une certaine valeur. (Bức tranh này có một giá trị nào đó.)
Là tính từ chỉ tính chất khi nó đứng sau danh từ hoặc một động từ trạng thái (verbe
d’état), nó có nghĩa là chắc chắn (sûr), thực (réel).
Ví dụ : Il a enfin un travail certain. (Cuối cùng anh ta cũng có được công việc chắc
chắn.)
_ Divers/différent :
Là tính từ không xác định, dùng để chỉ số lượng nhỏ (un petit nombre)
Ví dụ : 
Au cours de la réunion, divers points de vue ont été exprimés. (Trong suốt buổi họp,
nhiều quan điểm khác nhau đã được bày tỏ.)
Video 27
 Động từ:
ộng từ tiếng Pháp được chia thành 3 loại:

 Nhóm I (1er groupe): Là các động từ kết thúc bằng đuôi “-ER” như aimer


(yêu), manger (ăn), chanter (hát), préparer (chuẩn bị).
NGOẠI TRỪ: Động từ aller.
 Nhóm II (2ème groupe): Là các động từ kết thúc bằng đuôi “-IR” như finir (kết
thúc), réussir (thành công), choisir (chọn lựa)…
 Nhóm III (3ème groupe): Là các động từ bất quy tắc thường kết thúc bằng
đuôi “-RE, -OIR…” như être (thì/là/ở), avoir (có), savoir (biết), attendre (chờ
đợi)…

Cách chia các động từ tiếng Pháp ở thì hiện tại

Cách chia động từ nhóm I

 Bước 1: Bỏ đuôi “-ER” của động từ.


 Bước 2: Lần lượt thêm vào các ngôi các đuôi tương ứng:
Je + -e
Tu + -es
Il/Elle + -e
Nous + -ons
Vous + -ez
Ils/Elles + -ent

VD: Động từ Parler (nói) ta chia như sau:


Je parle
Tu parles
Il/Elle parle
Nous parlons
Vous parlez
Ils/Elles parlent.

Cách chia động từ nhóm II

 Bước 1: Bỏ đuôi “-IR” của động từ.


 Bước 2: Lần lượt thêm vào các ngôi các đuôi tương ứng:
Je + -is
Tu + -is
Il/Elle + -it
Nous + -issons
Vous + -issez
Ils/Elles + -issent

VD: Động từ Finir (kết thúc) ta chia như sau:


Je finis
Tu finis
Il/Elle finit
Nous finissons
Vous finissez
Ils/Elles finissent.

Cách chia động từ nhóm III

Đối với động từ tiếng Pháp nhóm III, ta không có quy tắc chung cho tất cả các động
từ. Mà đối với mỗi động từ/nhóm động từ ta sẽ có cách chia khác nhau.

Đối với động từ kết thúc bằng đuôi “-DRE”

 Bước 1: Bỏ đuôi “-DRE” của động từ.


 Bước 2: Lần lượt thêm vào các ngôi các đuôi tương ứng:
Je + -ds
Tu + -ds
Il/Elle + -d
Nous + -ons
Vous + -ez
Ils/Elles + -ent

VD: Động từ Vendre (bán) ta chia như sau:


Je vends
Tu vends
Il/Elle vend
Nous vendons
Vous vendez
Ils/Elles vendent.

LƯU Ý: Có một vài ngoại lệ đối với một số động từ như sau:

 Động từ Prendre (lấy/nhận…) sẽ có sự thay đổi khi chia ở hiện tại các ngôi:
Nous prenons, Vous prenez, Ils/Elles prennent.
 Động từ Coudre (khâu/may) sẽ có sự thay đổi khi chia ở hiện tại các ngôi: Nous
cousons, Vous cousez, Ils/Elles cousent.
Đối với động từ kết thúc bằng đuôi “-TRE”

 Bước 1: Bỏ đuôi “-TRE” của động từ.


 Bước 2: Lần lượt thêm vào các ngôi các đuôi tương ứng:
Je + -ts
Tu + -ts
Il/Elle + -t
Nous + -tons
Vous + -tez
Ils/Elles + -tent

VD: Động từ Mettre (đặt/để…) ta chia như sau:


Je mets
Tu mets
Il/Elle met
Nous mettons
Vous mettez
Ils/Elles mettent.

Đối với động từ kết thúc bằng đuôi “-EINDRE/-AINDRE/-OINDRE”

Đối với các động từ tiếng Pháp nhóm III có kết thúc các đuôi như trên, ta sẽ có cách
chia như sau:

 Bước 1: Bỏ đuôi của động từ.


 Bước 2: Lần lượt thêm vào các ngôi các đuôi tương ứng:
 Đối với động từ kết thúc bằng đuôi -EINDRE, ta có:
Je + -eins
Tu + -eins
Il/Elle + -eint
Nous + -eignons
Vous + -eignez
Ils/Elles + -eignent
 Đối với động từ kết thúc bằng đuôi -AINDRE, ta có:
Je + -ains
Tu + -ains
Il/Elle + -aint
Nous + -aignons
Vous + -aignez
Ils/Elles + -aignent
 Đối với động từ kết thúc bằng đuôi -OINDRE, ta có:
Je + -oins
Tu + -oins
Il/Elle + -oint
Nous + -oignons
Vous + -oignez
Ils/Elles + -oignent

Một số động từ nhóm III phổ biến

Động từ Être (thì/là/ở) ta chia như sau:


Je suis
Tu es
Il/Elle est
Nous sommes
Vous êtes
Ils/Elles sont.

Động từ Avoir (có) ta chia như sau:


J’ai
Tu as
Il/Elle a
Nous avons
Vous avez
Ils/Elles ont.

Động từ Aller (đi) ta chia như sau:


Je vais
Tu vas
Il/Elle va
Nous allons
Vous allez
Ils/Elles vont.

Động từ Faire (làm) ta chia như sau:


Je fais
Tu fais
Il/Elle fait
Nous faisons
Vous faisez
Ils/Elles font.

50 động từ Tiếng Pháp thông dụng:


1. être / to be / là, thì, ở
2. avoir / to have / có
3. faire / to do, to make / làm
4. dire / to say / nói
5. pouvoir / can / có thể
6. aller / to go / đi
7. voir / to see / thấy
8. savoir / to know / biết
9. vouloir / to want / muốn
10. venir / to come / đến
 
 
11. devoir / to have to , must/ phải
12. croire / to believe / tin
13. trouver / to find / tìm thấy
14. donner / to give / cho
15. prendre / to take / lấy
16. parler / to speak / nói
17. aimer / to like / thích
18. passer / to pass by / vượt qua
19. mettre / to put / đặt
20. demander / to ask / hỏi, yều câu
21. tenir / to hold / cầm
22. sembler / to seem / hình như, có vẻ
23. laisser / to let / để
24. rester / to stay / ở lại
25. penser / to think / nghĩ
26. entendre / to hear / nghe
27. regarder / to look at / nhìn
28. répondre / to answer / trả lời
29. render / to give back / trả lại
30. connaitre / to know / biết
31. arriver / to arrive / tới
32. sentir / to feel / cảm thấy
33. attendre / to wait / chờ đợi
34. vivre / to live / sống
35. chercher / to look for / tìm kiếm
36. sortir / to go out / đi ra ngoài, đi chơi
37. comprendre / to understand / hiểu
38. porter / to carry, to wear / mang, mặc
39. devenir / to become / trở nên
40. entrer / to enter / đi vào
41. écrire / to write / viết
42. appeler / to call / gọi
43. tomber / to fall / rơi, ngã
44. suivre / to follow / theo
45. commencer / to start / bắt đầu
46. revenir / to come back / trở lại
47. permettre / to allow / cho phép
48. montrer / to show / chỉ, cho xem
49. recevoir / to receive / nhận
50. manger / to eat / ăn
Những Động Từ Tiếng Pháp Nhóm 3
1. ACQUÉRIR : thu được, đạt được
J'acquiers
Tu acquiers
Il acquiert
Nous acquérons
Vous acquérez
Ils acquièrent
Ex : Acquérir des connaissances (thu được kiến thức)
 
2. ASSOIR / ASSEOIR : đặt ngồi
J'assieds / J'assois
Tu assieds / Tu assois
Il assied / Il assoit
Nous asseyons / Nous assoyons
Vous asseyez / Vous assoyez
Ils asseyent / Ils assoient
Ex : Asseoir un enfant sur une chaise (đặt đứa trẻ ngồi lên ghế)
 
3. BOUILLIR : nấu sôi
Je bous
Tu bous
Il bout
Nous bouillons
Vous bouillez
Ils bouillent
Ex : L'eau bout (nước sôi)
 
4. MOURIR : chết, qua đời
Je meurs
Tu meurs
Il meurt
Nous mourons
Vous mourez
Ils meurent
Ex : Fermer les yeux à qqn qui vient de mourir (vuốt mắt cho người đã khuất)
 
5. PEINDRE : vẽ
Je peins
Tu peins
Il peint
Nous peignons
Vous peignez
Ils peignent
Ex : Peindre un paysage (vẽ phong cảnh)
 
6. RÉSOUDRE : giải quyết
Je résous
Tu résous
Il résout
Nous résolvons
Vous résolvez
Ils résolvent
Ex : Résoudre une difficulté ( giải quyết một khó khăn)
 
7. VAINCRE : đánh bại, khắc phục
Je vaincs
Tu vaincs
Il vainc
Nous vainquons
Vous vainquez
Ils vainquent
Ex : Vaincre son rival (thắng đối thủ)
 
8. OFFRIR : tặng
j'offre
tu offres
il/elle/on offre
nous offrons
vous offrez
ils/elles offrent
Ex: Offrir un bouquet de fleurs (tặng một bó hoa)
 
9. JETER : ném, quăng
je jette
tu jettes
il/elle/on jette
nous jetons
vous jetez
ils/elles jettent
Ex : Jeter une pierre (ném một hòn đá).
Động Từ Phản Thân Trong Tiếng Pháp
1. VERBE PRONOMINAL LÀ GÌ ?
Là các động từ đi cùng với đại từ phản thân “se”
Ví dụ : se lever (thức dậy), se promener (đi dạo), se reposer (nghỉ ngơi), ...
 
Chúng ta có thể chia các động từ này thành 4 loại sau :
1.a. Mang nghĩa phản thân, tự làm một hành động gì lên bản thân :
Ví dụ : Regarder (nhìn, xem) --> Se regarder (tự nhìn)
Elle se regarde dans le miroir. (Cô ấy tự ngắm mình trong gương)
 
1.b. Mang nghĩa tương hỗ, lẫn nhau :
Ví dụ : Parler (nói) --> Se parler (nói chuyện với nhau)
Elles se parlent beaucoup. (Học nói với nhau rất nhiều)
 
1.c. Mang nghĩa bị động :
Ví dụ : Écrire (viết) --> S’écrire (được viết)
“Noël” s’écrit avec un tréma. (Chữ “Noël” được viết với dấu ¨)
 
1.d. Động từ chỉ tồn tại ở dạng verbe pronominal :
Ví dụ : Se souvenir (nhớ), se moquer (cười nhạo), s’évanouir (ngất xỉu), ...
Je me souviens de mes parents. (Tôi nhớ cha mẹ mình)
Elle s’est évanouie. (Cô ấy đã ngất xỉu)
 
2. CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ DẠNG VERBE PRONOMINAL Ở THÌ PRÉSENT
Ở thì hiện tại, các verbes pronominaux được chia tương tự như các động từ thường.
Đại từ phản thân “se” sẽ thay đổi thành « me, te, se, nous, vous » tương ứng với từng
ngôi.
 
Ví dụ : Cách chia động từ « Se laver » ở thì hiện tại
Je me lave
Tu te laves
Il / elle se lave
Nous nous lavons
Vous vous lavez
Ils / elles se lavent
 
3. CACH CHIA ĐỘNG TỪ DẠNG VERBE PRONOMINAL Ở THI PASSÉ
COMPOSÉ
Ở thì Passé Composé, verbe pronominal luôn chia với trợ động từ “être”. Phân từ quá
khứ hợp giống và số với chủ ngữ.
Thể khẳng định : ĐẠI TỪ PHẢN THÂN + ÊTRE (présent) + PHÂN TỪ QUÁ KHỨ
Thể phủ định : NE + ĐẠI TỪ PHẢN THÂN + ÊTRE (présent) + PAS + PHÂN TỪ
QUÁ KHỨ
 
Ví dụ : Cách chia động từ « Se laver » ở thì Passé Composé
Thể khẳng định :
Je me suis lavé(e)                             
Tu t'es lavé(e)                                                        
Il/elle s'est lavé(e)
Nous nous sommes lavé(e)s
Vous vous êtes lavé(e)s
Ils, elles se sont lavé(e)s                             
Thể phủ định :
Je ne me suis pas lavé(e)
Tu ne t'es pas lavé(e)
Il/elle ne s'est pas lavé(e)
Nous ne nous sommes pas lavé(e)s
Vous ne vous êtes pas lavé(e)s
Ils, elles ne se sont pas lavé(e)s
 
*Ghi chú : Nếu theo sau verbe pronominal có một COD (Complément d’objet direct,
đại từ bổ ngữ trực tiếp) thì phân từ quá khứ giữ nguyên không đổi :
Elle s’est lavée. (Cô ấy đã tắm)
*Trường hợp này, COD của động từ là đại từ « se » tức là « cô ấy » (chủ ngữ) nên
phân từ quá khứ « lavé » hợp giống và số với chủ ngữ.
Elle s’est lavé les cheveux. (Cô ấy gội đầu)
*Trường hợp này, chúng ta có « les cheveux » là COD của động từ và đứng sau động
từ nên phân từ quá khứ « lavé » không hợp giống và số với chủ ngữ.

Video 1, 2, 19, 21 22 23 32 34 88 101 105

TỔNG HỢP CÁC THÌ TRONG TIẾNG PHÁP


Trong Tiếng Pháp tổng cộng có 20 thì (20 temps), phân bố trong 6 modes.
 
1. 6 modes là gì?
6 modes được chia làm 2 nhóm: mode personnel và mode inpersonnel
 Mode personnel: Các mode trong nhóm này là các mode, mà các thì trong các
mode này được chia đủ cho 6 ngôi. Trong nhóm này gồm 6 mode:Indicatif (8
temps), Subjonctif (4 temps), Condittionnel (2 ngôi) và Impératif (2 temps)
 
 Mode inpersonnel: Các thì được chia trong các mode không có đủ 6 ngôi. Trong
nhóm này có 2 mode: Infinitif(2 temps),Participe(2 temps)
Và bài học hôm nay của chúng ta, cùng học Tiếng Pháp Cap France tìm hiểu 8 thì
trong Indicatif,  và 1 thì ong Tiếng Pháp
 
2. Các thì ở Indicatif trong Tiếng Pháp (Le Temps)
1- Le présent: diễn tả một hành động đang xảy ra. 
Ví dụ: Je chante tous les jours
 1. CÁCH SỬ DỤNG THÌ HIỆN TẠI TRONG TIẾNG PHÁP
Sau đây CAP xin gửi đến các bạn các cách sử dụng của thì hiện tại. Thì hiện tại được
sử dụng khi nào ? Chúng ta cùng tìm nào!
1.1. Diễn tả hành động đang diễn ra tại thời điểm chúng ta nói.
Ví dụ: Les enfants jouent au ballon dans le parc. Bọn trẻ chơi đá banh trong công viên.
1.2. Có thể diễn tả:
 Một sự việc đã bắt đầu trong quá khứ:
Ví dụ: John est à Paris depuis plusieurs semaines. John ở Paris đã được mấy tuần rồi.
 Một sự việc sẽ được thực hiện trong thời gian sắp tới:
Ví dụ:
 Dépêchez-vous! Le film commence dans quelques minutes. Nhanh lên nào! Vài
phút nữa là phim bắt đầu chiếu.
 L’hiver prochain, nous partons faire du ski. Mùa đông năm sau, chúng ta đi trượt
tuyết.
1.3. Diễn tả thói quen, sự lặp lại.
Ví dụ:
 Tous les dimanches, nous faisons une marche en forêt. Chủ nhật nào chúng tôi
cũng đi bộ vào rừng.
 À Paris, je prends toujours le métro. C’est plus rapide! Ở Paris, tôi luôn đi tàu điện
ngầm. Nó nhanh hơn!
1.4. Dùng trong bài phân tích (bài tóm tắt hoặc khi bình luận một bộ phim, một
bài văn…)
Ví dụ:
 Dans le Père Goriot, Balzac peint un amour paternal passionné. Trong tác
phẩm“Lão Goriot”, Balzac vẽ nên câu chuyện về tình yêu thương mãnh liệt của
người cha.
 Ce documentaire des années 80 décrit la vie des animaux en Afrique. Bộ phim tài
liệu của những năm 80 này miêu tả đời sống động vật ở châu Phi.
1.5. Diễn tả một chân lý, một câu tục ngữ.
Ví dụ:
 L’argent ne fait pas le bonheur. Tiền bạc không làm nên hạnh phúc.
 L’eau gèle à OoC. Nước đóng băng ở OđộC.
1.6.Được dùng trong câu giả thuyết:
Ví dụ:
 Si tu viens à Paris en septembre, nous nous verrons sûrement. Nếu bạn đến Paris
vào tháng 9 thì chúng ta chắc chắn sẽ gặp nhau.
2. CÁCH THÀNH LẬP THÌ HIỆN TẠI TRONG TIẾNG PHÁP
Sujet+ Verbe +Nom Exemple
Ví dụ:
 Je suis étudiant en droit de l’université de Cantho: Tôi là sinh viên luật của đại học
Cần Thơ
 Vous êtes marié? Bạn đã kết hôn chưa ?
3. CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ Ở THÌ HIỆN TẠI TRONG TIẾNG PHÁP
Trong tiếng Pháp, Động từ được chia làm 03 nhóm:
 Nhóm 1: Groupe 1: các động từ kết thúc bằng đuôi -ER : chanter, danser, jouer…
 Nhóm 2: Groupe 2: các động từ kết thúc bằng đuôi – IR: finir, jaunir, …
 Nhóm 3: Groupe 3: các động từ bất quy tắc
3.1. Cách chia động từ ở nhóm 1 (Kết thúc bằng đuôi ER) trong Tiếng Pháp
Ví dụ: manger, parler,....
Cách chia: Bỏ đuôi -ER + các đuôi tương ứng: -e, -es, -e, -ons, -ez, -ent
Parler bỏ -er => parl- => thêm đuôi tương ứng => je parle, tu parles, il/elle/on parle,
nous parlons, vous parlez, ils/elles parlent
 
3.2. Cách chia động từ ở nhóm 2 (Kết thúc bằng đuôi IR) trong Tiếng Pháp
 
Ví dụ: finir (xong, kết thúc), choisir (chọn lựa), réussir (thành công)
 
Cách chia: Bỏ đuôi -IR + thêm đuôi tương ứng: -is, is, it, issons, issez, issent
Ví dụ: finir có tận cùng là -ir nên là nhóm 2 => finir bỏ -ir => fin- => thêm đuôi tương
ứng => je finis, tu finis, il/elle/on finit, nous finissons, vous finissez, ils/elles finissent.
 
3.3. Cách chia động từ nhóm 3 trong Tiếng Pháp
 
a. Nhóm 3 là nhóm bất quy tắc, tuy nhiên, cũng có những động từ có cách chia
gần giống nhau
 
Ví dụ:
Partir, dormir, mentir, sentir : là nhóm 3 mặc dù có đuôi IR, và có cách chia GIỐNG
nhau
partir - je pars, tu pars, il/elle/on part, nous partons, vous partez, ils partent.
 
Giải thích:
 
3 ngôi je, tu, il ta bỏ 3 ký tự cuối : partir => par, sau đó thêm các đuôi tương ứng -s, -s,
-t.
3 ngôi nous,vous,ils ta bỏ 2 ký tự cuối: partir => part, sau đó thêm các đuôi tương ứng
-ons, -ez, -ent.
Tương tự, khi chia sentir: je sens, tu sens, il sent, nous sentons, vous sentez, ils sentent.
 
b. Một số động từ verbe 3 thông dụng khác là être, avoir, aller
 
être : je suis, tu es, il est, nous sommes, vous êtes, ils sont
avoir : j'ai, tu as, il a, nous avons, vous avez, ils ont
 
aller: je vais, tu vas, il va, nous allons, vous allez, ils vont
 
Một số chú ý:
 Ngôi tu - nous luôn tận cùng là s
 Ngôi il - ils nằm mơ cũng không thấy nó đi với s.
Video 65, 23 24
 
2- L’imparfait : diễn tả một hành động xảy ra trước đó, vẫn chưa kết thúc và không
xác định thời gian một cách cụ thể. 
Ví dụ: Je chantais quand il a commencé à pleuvoir.
 L'IMPARFAIT - CÁCH SỬ DỤNG THÌ QUÁ KHỨ CHƯA HOÀN THÀNH
CÁCH THÀNH LẬP
 Cấu trúc: Sujet + động từ ở thì imparfait.
 
CÁCH SỬ DỤNG
1. Thì quá khứ chưa hoàn thành được dùng để diễn tả các tình huống trong quá khứ
(thời gian không xác định rõ, thường đi kèm các trạng từ chỉ thời gian)
Avant, j’habitais à Nha Trang, J’étais étudiante, j’avais quelques amies (Trước đây, tôi
sống ở Nha Trang, tôi là một sinh viên, tôi có một số người bạn nữ.)

2. Sau một số thành ngữ:


Quand, j’étais jeune (Khi tôi còn trẻ)
À cette époque-là (vào thời kỳ đó)
Avant, j’étais jeune (trước kia, khi tôi còn trẻ,…)
Quand j’habitais à …, (Khi tôi sống ở …)
 
3. Để miêu tả một điều kiện đang diễn ra , một hành động chưa hoàn thành hay được
lặp lại trong quá khứ.

4. Được dùng để mô tả một sự việc suýt xảy ra


Encore un peu et elle tombait.(Chỉ một tí nữa cô ấy bị ngã rồi)

5. Được dùng trong những đoạn văn mô tả.


Il faisait beau. C’était un samedi. (Trời đẹp. Đó là một ngày thứ 7.)

CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ


Đuôi imparfait của động từ ở thì (L’imparfait) là ais, ais, ait, ions, iez, aient tương ứng
với các ngôi Je; Tu; Il/ elle/ on; Nous; Vous; Ils/ elles.

PARLER (NHÓM I)
Je parlais
Tu parlais
Il/elle parlait
Nous parlions
Vous parliez
Ils/Ells parlaient

FINIR (NHÓM II)


Je finissais
Tu finissais
Il/Elle finissait
Nous finissions
Vous finissiez
Ils/ Elles finissaient

RENDRE (NHÓM III)


Je rendais
Tu rendais
Il/Elle rendait
Nous rendions
Vous rendiez
Ils/ Elles rendaient
Hai thì L'imparfait với Passé Composé là 2 thì khá quen thuộc đối với những bạn học
Tiếng Pháp.
IMPARFAIT
1. Thì quá khứ chưa hoàn thành diễn tả trạng thái trong quá khứ
Ví dụ minh họa :
 Hier, il faisait beau. (Hôm qua, thời tiết đẹp)
 Avant, elle était grosse. (Trước đây, cô ấy mập)
 Hier soir, Marie était très fatiguée à cause de ses enfants. (Tối hôm qua, Marie đã
rất mệt vì những đứa trẻ của cô ấy)
2. Thì quá khứ chưa hoàn thành diễn tả một hành động đang xảy ra trong quá
khứ
Ví dụ minh họa:
 Quand Pierre est arrivé chez moi, je mangeais un gâteau. (Khi Pierre đã đến nhà tôi
thì tôi đang ăn bánh gâteau)
 J’ai vu Marie quand elle montait dans le bus. (Marie đã thấy tôi khi tôi lên xe bus)
Một số lưu ý: dùng thì quá khứ kép sau « soudain, tout à coup, brusquement »)
3. Thì quá khứ chưa hoàn thành diễn tả thói quen trong quá khứ
Ví dụ minh họa :
 Quand j’étais enfant, j’allais en vacances au bord de la mer chaque été. (Khi còn
nhỏ, mối mùa hè, tôi đã đi nghỉ hè ở bờ biển)
4. Thì quá khứ chưa hoàn thành dùng để miêu tả
Ví dụ minh họa:
 Hier, il faisait beau mais un peu chaud. (Hôm qua, trời đẹp nhưng có một chút
nóng)
 Hier, elle portait une robe fleurs dans son anniversaire. (Hôm qua, cô ấy đã mang
một cái váy hoa trong sinh nhật của cậu ấy)
5. Thì quá khứ chưa hoàn thành diễn đạt khung cảnh
Ví dụ minh họa:
Quand je suis rentré chez moi, devant moi, c’était un beau tableau : ma mère faisait la
cuisine, mon père regardait la télévision et mon frère apprenait la leçon.
(Khi tôi trở về, trước mắt tôi là một khung cảnh rất đẹp: mẹ của tôi nấu ăn, bố của tôi
xem tivi và em trai của tôi thì học bài)
 Video 109
PASSÉ COMPOSÉ (thì quá khứ kép):
1. Thì quá khứ kép diễn tả một chuỗi những hành động diễn ra trong quá khứ
Ví dụ minh họa :
 Ils ont entendu le chant d’oiseaux. Ils sont entrés dans la forêt. Ils ont vu beaucoup de
nids d’oiseaux.
(Họ đã nghe tiếng chim hót. Họ đã đi vào rừng. Họ đã nhìn thấy rất nhiều tổ chim)
2. Thì quá khứ kép diễn tả hành động đã chấm dứt trong quá khứ
Ví dụ minh họa :
J’ai mangé un gâteau. (Tôi đã ăn rất nhiều bành gâteau)
J’ai dîné avec ma famille il y a une heure. (Tôi đã ăn tối với gia đình của tôi cách đây
một giờ)
3. Thì quá khứ kép diễn tả một hành động đã kết thúc trong quá khứ mà kết quả
trong hiện tại
Ví dụ minh họa:
J’ai travaillé toute la journée. Je suis malade maintenant. (Tôi đã làm việc suốt cả
ngày. bây giờ tôi rất mệt)
Il a trop mangé, il a mal à l’estomac.  (Anh ấy đã ăn quá nhiều nên anh ấy bị đau dạ
dày)

A. Cách sử dụng
1. Diễn tả sự lặp đi lặp lại nhưng không phải theo một thói quen
ex: Je suis allé 8 fois au cinéma

2. Diễn tả thời điểm xác định trong quá khứ (thường hay có: hier, il y a deux jours,
samedi dernier, ....)
ex: Hier, je suis allé au cinéma 

3. Chuỗi hành động liên tiếp xãy ra trong quá khứ


ex: Je suis allé au cinéma, j'ai rencontré Michel, on est retourné dans un café.

4. Diễn tả 1 hành động đột ngột xãy ra trong quá khứ


ex: Quand nous dinions sur la terrasse, l'orage a éclaté
(Khi chúng tôi đang ăn tối trên sân thượng, cơn giông tới). Cơn giống đến là bất ngờ
nên được chia ở PC, còn chúng tôi đang ăn tối đc chia ở Imparfait

B. Cách chia của thì passé composé

Etre/ Avoir (au présent de l'indicatif) + participe passé


 
C. Một số lưu ý
-  Các động từ đi với être: 

1. Gồm 14 động từ chuyển động 

Sinh ra (Naitre) - chết đi (Mourir) - đến từ đâu (Venir) - Đi (aller) - đến (arriver) -
Monter (trèo) - Đi vào (entrer) - lưu lại (rester) -đi ra (sortir) - xuống (descendre) - té
ngã (tomber) - khởi hành (partir) - quay trở lại (retouner) - passer par (đi ngang qua)

2. Thể kép của 14 động từ chuyển động


(ex: venir -> revenir , partir -> repartir....)

3. Các động từ phản thân:


(Ex: se laver, se regarder,...)

* Khi động từ ở passé composé đi với être, hầu hết đều được hợp giống và số với sujet.
(1 số trường hợp ngoại lệ, xem ở phần lưu ý bên dưới)
(có thể ghi nhớ 14 động từ chuyển động như hình vẽ trên)
 
- Còn lại sẽ đi với động từ avoir
 
D. Giống và số của động từ khi chia ở passé composé
1. Tất cả các động từ đi với être bao gồm 14 động từ chuyển động + thể kép của 14
động từ chuyển động + động từ phản thân, ở thì passé composé luôn được hợp giống,
và số theo sujet

ex: Elle est sortie de la gare.

2. Tất cả các động từ đi với avoir ở thì passé composé không được hợp giống và số.

***Lưu ý ***
Một số trường hợp ngoại lệ:

1. Động từ đi với avoir, nhưng nếu COD đứng trước động từ, thì động từ được
hợp giống & số theo COD (ghi nhớ là theo COD nha)

Ex: La pomme qu'elle a mangée est bonne. (Vì La pomme là COD đứng trước động từ
manger, nên manger được hợp giống & số theo LA POMME.

2. Đối với động từ phản thân, đi với être nên luôn được hợp giống + số, tuy nhiên
có 3 trường hợp ngoại như sau:
- Verber +COD
ex: Elle s'est lavé les mains (se laver không được hợp giống và số theo sujet, vì sau nó
có COD là "les mains"

- Verber + à (Những động từ đi với giới từ à: téléphoner à, ...)


ex: Nous nous sommes téléphoné

- Động từ : se faire (không hợp giống và số theo sujet


Elle s'est fait mal.
 Video 119
3- Le passé simple (ít sử dụng, thường chỉ thấy trong văn viết) : diễn tả một hành
động diễn ra đột ngột. 
Ví dụ: La pluie tomba brutalement
Cách thành lập 
Động từ nhóm 1
Động từ: "parler", chúng ta chia
Je parlai/ Tu parlas/ Il,Elle parla/ Nous parlâmes/  Vous parlâtes/ Ils, elles parlèrent
 
Động từ nhóm 2
Động từ "finir", chúng ta chia
Je finis/ Tu finis/ Il,elle finit/ Nous finîmes/ Vous finîtes/Ils, elles finirent
 
Động từ nhóm 3
Không có một công thức chung cho các động từ nhóm này. Các bạn sẽ tích luỹ trong
quá trình học và tìm hiểu.
Một số động từ hay thường dùng: 
- Động từ "faire": Je fis/ Tu fis/ il, elle fit/ Nous fîmes/ Vous fîtes/ ils, elles firent     
- Động từ "dire": Je dis/ Tu dis/ il, elle dit/ Nous dîmes/ Vous dîtes/ ils, elles dirent
- Động từ "mettre": Je mis/ Tu mis/ il, elle mit/ Nous mîmes/ Vous mîtes/ ils,
elles mirent   
- Động từ "prendre": Je pris/ Tu pris/ ils, elle prit/ Nous prîmes/ Vous prîtes/ ils,
elles prirent
- Động từ "être": Je fus/ Tu fus/ il, elle fut/ Nous fûmes/ Vous fûtes/ ils, elles fûrent
- Động từ "avoir": J' eus/ Tu eus/ il, elle eut/ Nous eûmes/ Vous eûtes/ ils, elles eurent  
 
Các dùng
Dùng như "passé composé", diễn tả hành động đột xuất, chính xác, một loạt hành
động,... nhưng là các hành động, sự việc xa xưa, trong lịch sử và không có mối liên hệ
gì với hiện tại. Được sử dụng trong các văn bản lịch sử hoặc chuyện kể.
Tuy nhiên "passé composé" là một thì của đối thoại, diễn tả những sự việc đã xảy ra và
gần với hiện tại hơn so với "passé simple".  
(Ví dụ: Molière naquit (naitre) à Paris en 1622, il écrivit plus de trente comédies.)

5- Le plus-que-parfait : diễn tả một hành động đã chấm dứt so với một hành động
khác trong quá khứ.
Ví dụ: Je suis retourné [passé composé] à la plage où nous nous étions rencontrés
[plus-que-parfait].
THÌ QUÁ KHỨ XA PLUS QUE PARFAIT TRONG TIẾNG PHÁP
1. Cấu trúc thành lập: 
Être/Avoir (Imparfait de l’indicatif) + Participe Passé.
 
2. Cách sử dụng:
• Thì quá khứ xa diễn tả một hành động diễn ra trước một hành động quá khứ khác,
nhưng khác với thì tiền quá khứ, giữa hai hành động này có thể có một quảng thời gian
khá dài:
Ví dụ: Il avait connu l'aisance ; il était maintenant dans la misère.
(Nó đã hưởng được sự thoải mái ; giờ đây nó ở trong sự khốn cùng.)
 
• Thì quá khứ xa diễn tả một hành động quen thuộc hoặc được lặp đi lặp lại, đã xảy ra
trước một hành động quá khứ khác:
Ví dụ: Lorsqu'elle avait lu un livre, elle en parlait toujours.
(Khi cô ta đã đọc xong một quyển sách, cô ta luôn nói về quyển sách ấy.)
 
• Các giá trị đặc biệt của thì quá khứ xa (Valeurs particulières du plus-que-parfait)
Thì quá khứ xa cũng có thể diễn tả:
- Trong các mệnh đề chỉ điều kiện, điều kiện được đặt ra cho một hành động không
được thực hiện:
Ví dụ: Cet accident ne lui serait pas arrivé s'il avait été plus prudent.
(Tai nạn này đã không xảy ra cho nó nếu nó cẩn thận hơn.)
- Sự hối tiếc một hành động quá khứ đã không được thực hiện:
Ví dụ: Ah ! si vous aviez pu savoir !
(A ! phải chi bạn đã có thể biết được !)
 Video 72
7- Le futur simple : diễn tả một hành động sẽ xảy ra. 
Ví dụ: J'irai en France l'année prochaine.
Sự Khác Nhau Giữa Thì Tương Lai Futur Proche Và Futur Simple Trong Học
Tiếng Pháp
Thì tương lai (Futur) dùng để diễn tả hành động sau thời điểm mà người nói đề cập
đến. Dù sắp xảy ra nhanh hay chậm, nó thường được chỉ định bởi một dấu hiệu thời
gian như : Bientôt (sắp tới), dans + thời gian sắp tới , après (sau) + thời gian .
 
Ex: Bientôt nous serons en vacances  (Sắp tới chúng tôi sẽ đi nghỉ)
 
1. Futur simple (thì tương lai đơn): chỉ sự định hướng trong tương lai.
Ex: Quand je serai grand, je serai médicin. (Khi con lớn, con sẽ là bác sỹ)
 
Ngoài ra, thì tương lai đơn còn có thể diễn đạt các trường hợp sau : 
 Mệnh lệnh, chỉ thị trong tương lai : 
Ex: Tu iras chercher le pain quand tu rentreras.
(Khi anh trở về anh sẽ phải đi mua bánh mì đấy)
 Lời hứa hẹn : 
Ex : Je te promets, maman, je ne recommencerai plus.
(Con hứa với mẹ, con sẽ không làm thế nữa)
 Sự tiên đoán : 
Ex: Il pleura sur la majeure partie du pays.
(Trời sẽ mưa trên diện rộng cả nước.)
 Ngoài ra còn có một số cấu trúc đặc biệt khác như cấu trúc:
Si + l'hypothèse présent + conclusion FS.
(Nếu + giả thiết ở thì hiện tại + kết luận ở thì tương lai đơn)

 Cách chia động từ ở thì futur simple


Để chia động từ tiếng Pháp ở thì futur simple, ta dùng động từ nguyên thể làm tiền
tố và thêm các hậu tố sau:
Je-ai
Nous-ons
Tu-as
Vous-ez
Il/elle-a
Ils/elles-ont

Ví dụ động từ nhóm 1: Appeler
J’appellerai
Nous appellerons
Tu appelleras
Vous appellerez
Il/elle appellera
Ils/elles appelleront

Ví dụ động từ nhóm 2: Obéir
J’obéirai
Nous obéirons
Tu obéiras
Vous obéirez
Il/elle obéira
Ils/elles obéiront

Ví dụ động từ nhóm 3: Apprendre


J’apprendrai
Nous apprendrons
Tu apprendras
Vous appendrez
Il/elle aprrendra
Ils/elles apprendront
Faire Pouvoir Voir Recevoir Devoir Vouloir Valoir
je ferai je pourrai je verrai je recevrai je devrai je voudrai je vaudrai
Savoir Être Avoir Asseoir Cueillir Falloir Pleuvoir
je saurai serai aurai j’assoirai je cueillerai il faudra il pleuvra
Mourir Courir S’émouvoir Acquerir Faire Envoyer
je mourrai je courrai je m’émouvrai j'acquerrai je ferai j’enverrai

 Tất cả những động từ được chia ở thì tương lai đơn đều tận cùng là những đuôi sau:

Je --> _ai                                       Nous --> _ons

Tu --> _as                                     Vous --> _ez

Il/ Elle --> _a                                  Ils/ Elles --> _ont

a. Động từ thuộc nhóm 1: "_ER"

Động từ tận cùng "_ER" + đuôi của thì tương lai đơn

CHANTER
Je chanterai Nous chanterons
Tu chanteras Vous chanterez
Il/ Elle chantera Ils/ Elles chanteront

+ Ngoại trừ

ALLER
J’irai Nous irons
Tu iras Vous irez
Il/ Elle ira Ils/ Elles iront
 

ENVOYER
J’enverrai Nous enverrons
Tu enverras Vous enverrez
Il/ Elle enverra Ils/ Elles enverront

Những động từ tận cùng ở thì hiện tại tận cùng là đuôi "_YER" thì ta phải chuyển y--
>i trước khi thêm các đuôi của thì tương lai

ESSAYER
J’essaierai Nous essaierons
Tu essaieras Vous essaierez
Il/ Elle essaiera Ils/ Elles essaieront

Động từ "Appeler" và những động từ tương tự nó phải gấp đôi "l" trước khi thêm đuôi
của thì tương lai đơn

APPELER
J’appellerai Nous appellerons
Tu appelleras Vous appellerez
Il/ Elle appellera Ils/ Elles appelleront

Động từ "Lever" và những động từ tương tự nó có cách chia cần lưu ý:

LEVER
Je lèverai Nous lèverons
Tu lèveras Vous lèverez
Il/ Elle lèvera Ils/ Elles lèveront 

Động từ "Jeter" và những động từ tương tự nó có cách chia cần lưu ý:

JETER
Je jetterai Nous jetterons
Tu jetteras Vous jetterez
Il/ Elle jettera Ils/ Elles jetteront 

b. Động từ thuộc nhóm 2: "_IR"

Động từ tận cùng "_IR" + đuôi của thì tương lai đơn

FINIR
Je finirai Nous finirons
Tu finiras Vous finirez
Il/ Elle finira Ils/ Elles finiront 
c. Động từ thuộc nhóm 3

Những động từ tận cùng "_IR" + đuôi của thì tương lai đơn

SORTIR
Je sortirai Nous sortirons
Tu sortiras Vous sortirez
Il/ Elle sortira Ils/ Elles sortiront 

Ngoại trừ một số động từ như: Venir, Revenir, Devenir, Tenir, Obtenir

VENIR
Je viendrai Nous viendrons
Tu viendras Vous viendrez
Il/ Elle viendra Ils/ Elles viendront  

Động từ tận cùng "_DRE" + đuôi của thì tương lai đơn

PRENDRE
Je prendrai Nous prendrons
Tu prendras Vous prendrez
Il/ Elle prendra Ils/ Elles prendront  

Động từ tận cùng "_RE" + đuôi của thì tương lai đơn

LIRE
Je lirai Nous lirons
Tu liras Vous lirez
Il/ Elle lira Ils/ Elles liront   

Động từ tận cùng "_TRE" + đuôi của thì tương lai đơn

METTRE
Je mettrai Nous mettrons
Tu mettras Vous mettrez
Il/ Elle mettra Ils/ Elles mettront   

 
2. Futur proche (thì tương lai gần): chỉ hành động xảy ra sau thời điểm mà người
nói đề cập đến để cho biết có sự liên tục với hiện tại, chắc chắn sẽ xảy ra. 
Ex: Attends- moi, je vais sortir avec toi. (Đợi tôi, tôi sẽ ra ngoài với bạn)
 
Tóm lại, sự khác nhau cơ bản trong cách dùng giữa 2 thời là : 
* Futur Simple chỉ 1 sự gián đoạn với thời điểm mà người nói đề cập đến 
Ex : Je te parlerai plus tard. (Tôi sẽ nói với anh sau)
 
* Futur proche chỉ hành động chưa xảy ra nhưng hành động đó sắp xảy ra. 
Ex : Je vais te parler, écoute - moi. (Tôi sẽ nói với anh, hãy nghe tôi.)
Video 77
8- Le futur antérieur : diễn tả một hành động đã chấm dứt so với một hành động
khác trong tương lai. 
Ví dụ: Dès qu’il aura fini [futur antérieur] de pleuvoir, je partirai [futur simple]
Bên cạnh đó còn có 2 thì mà chúng ta cũng thường sử dụng để diễn tả một hành động
vừa mới xãy ra, hoặc sắp xãy ra.
1. Futur antérieur (thì tiền tương lai) được cấu tạo như sau:
Trợ động từ Avoir hoặc Être chia ở Futur simple + Participe passé của động từ được
chia.
Ex:
- J’aurai parlé.
- Il sera parti.
 
2. Cách dùng:
- Futur antérieur dùng để xác định 1 hành động trong tương lai xảy ra trước 1 hành
động tương lai khác.
Ex: Demain, quand j’aurai fait mes devoirs, j’irai à la piscine.
(Ngày mai, khi làm bài tập xong tôi sẽ đi bơi)
-> 2 hành động đều ở tương lai, nhưng hành động “làm bài tập” xảy ra trước nên ta
chia ở Futur antérieur. Còn hành động sau ta chia ở Futur simple.

Video 74

1- Le passé récent : diễn tả một hành động vừa mới xảy ra.
Ví dụ: Je viens de finir mes devoirs.
 Thì quá khứ gần trong Tiếng Pháp (passé récent)
1. Cách sử dụng:
 Dùng để diễn tả một hành động vừa xảy ra trong quá khứ.
 
 Thường được sử dụng trong văn nói.
 
2. Cấu trúc:
VENIR (au présent: hiện tại đơn) + DE + VERBE INFINITIF :Vừa mới
 
3. Hướng dẫn chia động từ venir ở thì hiện tại đơn:
 Je viens
 
 Tu viens
 
 Il/ Elle vient
 
 Nous venons 
 
 Vous venez
 
 Ils/ Elles viennent
 
4. Một số ví dụ minh họa:
 Je viens de partir: Tôi vừa rời đi
 Je viens d’aller au marché: Tôi vừa mới đi chợ về.
 Les jeunes viennent d'organiser une fête. Những người trẻ vừa mới tham gia lễ hội
 Je viens de finir mon travail. Tôi vừa mới kết thúc công việc
 Tu viens de créer ton propre site ? Bạn mới tạo một cái website riêng à?
 Mon père vient de perdre son emploi: Ba của tôi vừa mới bị mất việc
 Nous venons de déjeuner: Chúng tối vừa mới ăn trưa
 Vous venez de provoquer un accident: Các bạn vừa gây ra một tai nạn
 Les enfants viennent de rentrer de l'école: Lũ trẻ vừa mới đi hoc về
 Je viens de manger une pomme: Tôi vừa mới ăn một quả táo
 Tu viens de sortir du travail: Bạn vừa mới nghỉ việc
 Il / elle vient de parler avec moi: anh ấy/ cô ấy vừa mới nói chuyện cùng tôi
 Nous venons d’écouter une chanson: Chúng tôi vừa mới nghe một bài hát
 Vous venez d’écrire une lettre: Qúy ông mới vừa viết một lá thư
 Ils/ elles viennent de boire un jus d’orange: Chúng nó vừa uống hết nước cam

Video 83
2- le futur proche : diễn tả một hành động sắp xảy ra.
Ví dụ: Je vais sortir avec mes amis ce soir.

Cách chia động từ tiếng Pháp ở thì futur proche


Thì futur proche có cấu tạo như sau: 
Động từ aller  chia ở thì présent tương ứng với chủ ngữ + Động từ chính

Ví dụ:
Je vais aller à la gare.
Il va acheter du pain.
Vous allez attendre l’annonce du tuteur.
1.  Cấu trúc thành lập của thì tương lai gần trong Tiếng Pháp:
ALLER (au présent) + VERBE INFINITIF: Sẽ, sắp

 Je vais
 Tu vas
 
 Il/elle va
 
 Nous allons 
 
 Vous allez
 
 Ils/elles vont
Ví dụ: Demain, je vais faire des courses - Ngày mai, tôi sẽ đi mua sắm.
2. Cách sử dụng của thì tương lai gần trong Tiếng Pháp
• Để nói về một sự việc sẽ được thực hiện.
Ma soeur Louise va avoir un bébé - Chị Louise của tôi sắp có em bé.
Je vais arriver dans 5 minutes – Tôi sẽ đến trong 5 phút.
• Nó thường diễn đạt một kết quả, một hệ quả.
Regarde, le ciel est presque noir, il va certainement pleuvoir - Nhìn đi, bầu trời đen kịt,
chắc chắn trời sắp mưa.
• Đôi khi nó cũng mang giá trị mệnh lệnh:
Maintenant, vous allez m’ écouter =Ecoutez – moi! - Bây giờ, các bạn hãy nghe tôi
nói.
• Để nói về một sự việc, một hành động sắp sửa xảy ra
Il va pleuvoir - Trời sắp mưa
Je vais avoir 25 ans - Tôi sắp được 25 tuổi
• Để nói về một dự định/dự kiến
Il va apprendre l’espagnol - Anh ta sẽ học tiếng Tây Ban Nha
Nous allons déménager à Bordeaux dans deux ans - Chúng tôi sẽ dọn đến Bordeaux 2
năm nữa
Mes amis vont faire une fête demain soir - Bạn tôi sẽ tổ chức một bữa tiệc tối mai.
3. Một số lưu ý:
Những cách khác diễn đạt thì tương lai gần:
 être sur le point de + ĐT nguyên mẫu : sắp, sẵn sàng
Je ne peux pas recevoir ce client maintenant, je suis sur le point de
partir - Tôi không thể gặp ngưòi khách này bây giờ, tôi sắp phải đi.
 être près de + ĐT nguyên mẫu: suýt nữa
J’ai eu très peur: nous avons été près d’avoir un accident - Tôi rất sợ: chúng ta suýt
nữa đã gặp tai nạn.

Video 103
Video 11, 14 17 118 81 114
Cách Sử Dụng Le Sujonctif Présent Trong Tiếng Pháp
1. Cách chia  :
a. Với động từ có quy tắc :
Chúng ta sẽ chia động từ ở ngôi thứ 3 số nhiều (ils) ở hiện tại ,bỏ phần đuôi –ent rồi
thêm đuôi : E, ES, E, IONS, IEZ, ENT.
Ví dụ: Động từ Parler (Nói) :
Bước 1 :Chia ở ngôi ILS là : Parlent
Bước 2 : Thêm đuôi : E, ES, E, IONS, IEZ,ENT
Je parle
Tu parles
Il/Elle parle
Nous parlions
Vous parliez
Ils/Elles parlent
b.Các động từ bất quy tắc : Có rất nhiều động từ bất quy tắc, thường chúng ta có
xem bảng chia động từ, và ghi nhớ cách chia của chúng theo gốc. 
Đây là 1 số động từ tiêu biểu mà chúng ta thường gặp:
 Động từ Aller :
J'aille
Tu ailles
Il/Elle aille
Nous allions
Vous alliez
Ils/Elles aillent
 Động từ Faire :
Je fasse
Tu fasses
Il/Elle fasse
Nous fassions
Vous fassiez
Ils/Elles fassent
 Động từ Pouvoir :
Je puisse
Tu puisses
Il/Elle puisse
Nous puissions
Vous puissiez
Ils/Elles puissent
 Động từ Savoir :
Je sache
Tu saches
Il/Elle sache
Nous sachions
Vous sachiez
Ils/Elles sachent
 Động từ Vouloir :
Je veuille
Tu veuilles
Il/Elle veuille
Nous voulions
Vous vouliez
Ils/Elles veuillent
 Động từ Avoir :
J`aie
Tu aies
Il/Elle ait
Nous ayons
Vous ayez
Ils/Elles aient
 Động từ Être :
Je sois
Tu sois
Il/Elle soit
Nous soyons
Vous soyez
Ils/Elles soient
2. Cách sử dụng của subjontif ( hay THỨC CHỦ QUAN) : dùng để thể hiện những
mong muốn chủ quan như nguyện vọng,cảm xúc,nghi ngờ ,khả năng,sự cần thiết ,
đánh giá.Nó thường nằm trong một mệnh đề được dẫn bằng QUE.
(Các bạn lưu ý : Đối với subjonctif 2 mệnh đề thường không cùng chủ ngữ, nếu cùng
chủ ngữ chúng ta sẽ không dùng subjonctif)
Ví dụ : Je veux que tu le fasse ( Tôi muốn bạn làm điều đó )
Các trường hợp dùng SUBJONTIF :
a. Thì SUBJONTIF được sử dụng sau « QUE » đi kèm với các động từ chỉ
thể hiện sự mong muốn,yêu cầu ,sự cần thiết hoặc một lời khuyên :
* Désirer que (ước ao,mong muốn )
* Demander que ( yêu cầu ai làm gì )
* Éviter que ( tránh)
* Ordonner que ( yêu cầu )
* Il faute que ( cần phải )
(il faut que + subjonctif, tuy nhiên, il ne faut pas que + indicatif)
* Il est imporatnt/ néceessaire/ essentiel que (quan trọng/ cần thiết/thiết yếu), etc.
Ví dụ: Il faut que tu fasses tes devoirs.
b.Thể hiện cảm xúc ,tình cảm (sợ hãi,hạnh phúc,tức giận tiếc nuối …)
* Adorer que ( ngưỡng mộ)
* Aimer que  ( yêu thích)
* Apprécier que  ( thích, đánh giá cao)
* Déteser que ( ghét )
* Être content/ désolé/ triste/ heureux/ surpris que 
* Il est dommage  (rất tệ,tồi), etc
c.Thể hiện sự nghi ngờ,khả năng, ý kiến :
* Il n'est pas certain que ( k chắc chắn)
* Il n'est pas clair que  ( k rõ ràng)
* Il n'est pas vrai que  ( k đúng )
* Il se peut que  ( có lẽ)
Etc.
d. Sau các liên từ :
* À condition que  ( với điều kiện )
* À moins que  ( trừ khi )
* Afin que = pour que (để mà)
* Pourvu que ( miễn là )
* Sans que ( ngoài ,không )
* Bien que ( mặc dù ) 
e. Thì subjontif được sử dụng sau cách diễn đạt so sánh nhất và l’unique, le seul,
le premier, le dernier, và ne…que khi sự diễn đạt thể hiện quan điểm, cảm
xúc hoặc sự phóng đại.
C’est la meilleure voiture qu’on puisse acheter.
l n’y a qu’une personne qui sache la réponse à cette question.
f. Thì subjonctif được sử dụng sau một số từ không định rõ :
de quelque manière que (tuy thế), où que (bất cứ đâu), quel(le)(s) que (bất cứ điều
gì), quelque…que (tuy nhiên), qui que (bất cứ ai), quoi que (bất cứ điều gì), si…
que (tuy nhiên), soit que… soit que (tuy nhiên…mà) Ví dụ :
 Soit que tu fasses le travail, soit que tu ne le fasses pas, je le ferai. (Dù bạn có làm
việc hay không, tôi sẽ làm nó).
 Quelques que soient ses pensées, je ne les écouterai pas (Ý kiến của anh có thế nào
đi nữa thì tôi cũng không nghe)
CONDITIONNEL PRÉSENT (Lối điều kiện ở hiện tại)
I. Cấu trúc của "Conditionnel présent"
Conditionnel présent = Radical du future simple + terminaison de l'imparfait.
                            = gốc của thì tương lai + đuôi của thời quá khứ chưa hoàn thành
                                     
Ví dụ 1: Động từ “ Chanter “
Je chanterais Nous chanterions
Tu chanterais Vous chanteriez
Il/Elle chanterait Ils/Elles chanteraient
 
Ví dụ 2 : Động từ “ Venir”
Je viendrais Nous viendrions
Tu viendrais Vous viendriez
Il/Elle viendrait Ils/Elles viendraient
 
II. Cách dùng của "Conditionnel présent"
1. "Conditionnel présent" diễn đạt một mong muốn, yêu cầu lịch sự.
Ví dụ:
- je voudrais une voiture. (Tôi muốn một chiếc xe hơi)
- Pourriez- vous ouvrir la porte? (Bạn có thể mở cửa được không?)
2. "Conditionnel présent" diễn đạt một mong muốn.
Ví dụ:
- Il aimerait devenir un chanteur célèbre. ( anh ấy muốn trở thành một ca sĩ nổi tiếng).
- J'adorais être riche. (Tôi muốn giàu).
3. "Conditionnel présent" diễn đạt lời khuyên.
Ví dụ: 
- Il fait froid. Tu devrais porter un manteau. (Trời lạnh, bạn nên mang theo áo khoác).
- Il pleut. Vous devriez prendre un parapluie ( Trời đang mưa. Bạn nên mang theo dù)
-Vous devriez moderniser votre entreprise ( Bạn nên hiện đại hóa công ty của minh đi)
 
4. "Conditionnel présent" diễn đạt một thông tin không xác thực.
Ví dụ: 
- Le président de l'entreprise serait sur le point de démissionner. (Giám đốc của công
ty sẽ từ chức).
5. "Conditionnel présent" diễn đạt một giả thiết mà kết quả không thực hiện được
hoặc khó thực hiện được.
Ví dụ:
- Si j'étais toi, je n'irais pas au cinéma avec Paul. (Nếu tôi là bạn thì tôi sẽ không đi
xem phim với Paul).
Si + imparfait conditionnel présent
 
Ví dụ:
- Un homme rich dit: "Si j'ai de l'argent, j'acheterai cette maison". (Một người đàn ông
giàu nói: "Nếu tôi có tiền tôi sẽ mua ngôi nhà này").
- Un homme pauvre dit: "Si j'avais de l'argent, j'acheterais cette maison". (Một người
đàn ông nghèo nói: "Nếu tôi có tiền, tôi sẽ mua ngôi nhà này").
Câu Mệnh Lệnh Trong Tiếng Pháp - Les Impératifs
1. Câu mệnh lệnh trong tiếng Pháp được dùng khi nào:
 Dùng khi đưa ra một mệnh lệnh (Dépêchez-toi! Nhanh lên!)
 Một lời chúc (Passez de bonnes vacances! Trải qua kỳ nghỉ vui vẻ nha!)
 Một yêu cầu (Donne-moi un stylo, s'il te plaît! - Đưa tôi cây bútnào!)
2. Cách chia động từ ở thể mệnh lệnh: Có3 bước để chia động từ ở Impératif:
a. Chia động từ ở Présent de l'indicatif.
Impératif chỉ có 3 ngôi TU - NOUS - VOUS
Ví dụ:
Écouter (lắng nghe)
Tu écoutes
Nous écoutons
Vous écoutez
Bỏ chủ ngữ đi
Ví dụ:
Écoutes
Écoutons
Écoutez
b. Đối với động từ ở ngôi TU tận cùng bằng -es, ta bỏ -s
Ví dụ:
Écouter: Écoute! ( bỏ -s) Écoutons! Écoutez!
Ouvrir: Ouvre! (bỏ -s) Ouvrons! Ouvrez!
Aller: Va! ( bỏ -s) Allons! Allez!
Finir: Finis! (vẫn giữ -s) Finissons! Finissez!
Tenir: Tiens! (vẫn giữ -s) Tenons! Tenez!
Lưu ý: Khi theo sau có Y hoặc EN, ta giữ lại -s ở ngôi "tu" để tiện phát âm
Ví dụ: Vas-y! Donnes-en!
c. Động từ bất qui tắc ở thể mệnh lệnh
 Être: Sois! Soyons! Soyez!
 Avoir: Aie! Ayons! Ayez!
 
 Savoir: Sache! Sachons!
 
 Vouloir: Veuille! Veuillons! Veuillez!
3. Thể phủ định của câu mệnh lệnh
Cấu trúc: Ne + động từ ở thức mệnh lệnh + pas!
Ví dụ: Ne te lève pas ! Đừng dậy muộn nha!
4. Một số ví dụ khi dùng câu mệnh lệnh:
 Faites bien attention à vous !Bạn hãy cẩn thận / bảo trọng!
 Tu es trop paresseux – Ne sois pas si paresseux !
 Bạn lười biếng quá – đừng có lười biếng quá!
 Tu dors trop longtemps – Ne dors pas si longtemps !
 Bạn ngủ lâu quá – đừng có ngủ lâu quá!
 Revenez vite nous voir ! Bạn hãy sớm đến thăm lại chúng tôi!
 Tu viens trop tard – Ne viens pas si tard !
 Bạn tới muộn / trễ quá – đừng có tới muộn / trễ quá!
 Arrête ! Arrêtez !Dừng / Ngừng lại! Bạn hãy dừng lại!
 Tu ris trop fort – Ne ris pas si fort !
 Bạn cười to quá – đừng có cười to quá!
 Tu parles trop doucement – Ne parle pas si doucement !
 Bạn nói nhỏ quá – đừng có nói nhỏ quá!
 Tu bois trop – Ne bois donc pas autant !Bạn uống nhiều quá – đừng có uống nhiều
quá!
 Tu fumes trop – Ne fume donc pas autant !Bạn hút thuốc lá nhiều quá – đừng có
hút thuốc nhiều quá!
 Tu travailles trop – Ne travaille donc pas autant ! Bạn làm việc nhiều quá – đừng
có làm việc nhiều quá!
 Tu conduis trop vite – Ne conduis donc pas si vite ! Bạn lái xe nhanh quá – đừng
có lái xe nhanh quá!
 Rase-toi ! Cạo râu đi!
 Levez-vous, Monsieur Micheal ! Xin ông đứng dậy, ông Micheal !
 Attendez un moment ! Bạn chờ một lát!
 Asseyez-vous, Monsieur Micheal ! Xin ông ngồi xuống, ông Micheal !
 Restez assis, Monsieur Micheal ! Xin ông cứ ngồI, ông Micheal !
 Ayez de la patience ! Bạn hãy kiên nhẫn!
 Prenez votre temps ! Bạn cứ thong thả!
 Sois toujours poli ! Hãy luôn lễ phép!
 Soyez prudent ! Bạn hãy cẩn thận!
 Soyez à l’heure ! Bạn hãy đúng giờ!
 Ne soyez pas bête ! Bạn đừng dốt thế!
 Lave-toi ! Tắm đi!
 Coiffe-toi ! Chải đầu đi!
 Appelle ! Appelez ! Gọi đi! Bạn hãy gọi đi!
 Commence ! Commencez ! Bắt đầu đi! Bạn hãy bắt đầu đi!
 Laisse ça ! Laissez ça ! Bỏ đi! Bạn hãy bỏ đi!
 Dis ça ! Dites ça ! Nói cái này đi! Bạn hãy nói cái này đi!
 Achète ça ! Achetez ça ! Mua cái này đi! Bạn hãy mua cái này đi!
 Ne sois jamais malhonnête ! Đừng bao giờ không thành thật!
 Ne sois jamais insolent ! Đừng bao giờ hư hỗn!
 Ne sois jamais impoli ! Đừng bao giờ bất lịch sự!
 Sois toujours honnête ! Hãy luôn thật thà!
 Sois toujours gentil ! Hãy luôn tử tế!
 Rentrez bien chez vous ! Bạn về nhà an toàn nhé!
Video 71
Cách Dùng Le Gérondif Trong Tiếng Pháp
1. Cấu trúc thành lập le gérondif:
Le gérondif được hình thành như le participe présent nhưng phía trước có “en”:
Ví dụ:
 Nous écoutons la radio => en écoutant la radio
 Nous lisons le journal => en lisant le journal
 Một vài động từ bất quy tắc:
 Être => en étant
 Avoir => en ayant
 Savoir => en sachant
2. Cách dùng le gérondif trong tiếng Pháp và các ví dụ:
 Le gérondif chỉ một hành động xảy ra cùng lúc với một hành động khác, hai
hành động xảy ra đồng thời:
Ví dụ: Elle prend son café en écoutant les informations. (Cô ấy uống cà phê trong khi
nghe bản tin.)
  Le gérondif có thể diễn đạt sự đồng thời:
Ví dụ:
Fais attention au moment où tu traverses le boulevard. => Fais attention en traversant
le boulevard. (Hãy cẩn thận khi băng qua đại lộ.)
  Le gérondif có thể diễn đạt nguyên nhân:
 Ví dụ:
Comme il a fait trop de sport, il s’est fait mal au dos. => En faisant trop de sport, il
s’est fait mal au dos.(Do tập thể dục thể thao quá nhiều, anh ấy bị đau lưng.)
  Le gérondif có thể diễn đạt phương tiện hay cách thức:
 Ví dụ: Il s’est cassé la jambe en skiant. (Anh ấy bị gãy chân khi đang trượt tuyết)
  Le gérondif có thể diễn đạt điều kiện:
 Ví dụ:
Tu pourras me contacter si tu appelles chez mon frère. => Tu pourras me contacter en
appelant chez mon frère. (Bạn có thể liên hệ với tôi bằng cách gọi điện đến nhà anh
trai tôi.)
  Khi có “tout” phía trước, có thể thể hiện sự đối lập:
Ví dụ:
Elle est maigre; pourtant elle mange beaucoup. => Elle reste mince tout en mangeant
beaucoup. (Cô ấy vẫn thon gọn trong khi vẫn ăn nhiều.)
Le participe présent
1. Công thức và đặc điểm:
o được hình thành từ gốc của ngôi thứ nhất số nhiều ở indicatif.

• Nous jouons => jouant, nous disons => disant, nous agissons => agissant

o Một vài participe présent bất quy tắc:

• Être => étant, avoir => ayant, savoir => sachant

o Có dạng hình thức phức hợp (ayant hay étant + participe présent) chỉ sự việc xảy ra
trước:

• Les personnes ayant déjà acheté leurs billets peuvent se présenter au contrôle.

• Les marchandises n’étant pas arrivées, on ne pourra pas vous les livrer.

o được sử dụng nhất là trong văn viết như báo chí, thư từ và ngôn ngữ hành chính:

• Cherchons vendeuse parlant l’anglais.

• N’ayant pas reçu à cette date de confirmation, nous annulons notre réservation.

2. Cách dùng:

o có thể thay thế mệnh đề quan hệ “qui”:

• C’est un sportif qui a des qualités techniques rares. => C’est un sportif ayant des
qualités techniques rares.

o Có thể diễn đạt nguyên nhân, có thể thay thế trong trường hợp “comme”, “étant
donné que”:

• Comme la pluie tombait très fort, nous avons dû rentrer.

 La pluie tombant très fort, nous avons dû rentrer.

• Étant donné qu’elle a vécu en Asie, elle situe souvent ses romans dans cette région.

 Ayant vécu en Asie, elle situe souvent ses romans dans cette région.

 
le participe passé
1. Với một động từ phụ , phân từ quá khứ tạo thành các thành phần phức tạp như
bản tóm tắt :

J'ai travaillé hier. Tôi đa lam việc ngay hômqua.

Il est arrivé à midi. Anh đến vào buổi trưa.

2. Với être , phân từ quá khứ được sử dụng để liên hợp tiếng nói thụ động của Pháp.

Le ménage est fait tous les jours. Việc nhà được thực hiện mỗi ngày.

Ce phim sera suivi d'une thảo luận. Bộ phim này sẽ được theo sau bởi một cuộc th

3. Đứng một mình hoặc với être , phân từ quá khứ của Pháp có thể là một tính từ . Lưu
ý rằng trong một số trường hợp, dấu gạch chéo phải được dịch bởi phân từ hiện tại
bằng tiếng Anh.

Fatigué, je suis rentré à minuit. Mệt mỏi, tôi về nhà lúc nửa đêm.

Le garçon déçu a pleuré. Cậu bé thất vọng khóc.


Le chien assis sur le canapé est Con chó ngồi (ngồi) trên chiếc ghế
mignon. dài dễ thương.

Je ne vois pas d'homme Tôi không thấy một người đàn ông
agenouillé. quỳ.

Cuốn sách này được viết bằng tiếng


Ce livre est écrit en espagnol.
Tây Ban Nha.

Bạn có biết nếu cuộc tranh luận kết


Sais-tu si le débat est terminé?
thúc?

Ghi chú :
Khi được sử dụng trong giọng nói thụ động hoặc như một tính từ, phân từ quá khứ cần
phải đồng ý về giới và số với từ nó sửa đổi, tuân theo các quy tắc bình thường của thỏa
thuận tính từ .

Trong các hợp chất , nó có thể hoặc có thể không cần phải đồng ý, tùy thuộc vào các
yếu tố nhất định - tìm hiểu thêm .

La voiture est lavée par mon fils. Chiếc xe được rửa sạch bởi con tra

Các giải pháp Les đề xuất parfaites sont. Các giải pháp được đề xuất là hoàn

Elles sont allées à la banque. Họ đến ngân hàng.

Où est Lise? Je l'ai vue ce matin. Lise ở đâu? Tôi gặp cô ấy sáng na

Phân từ quá khứ của động từ thông thường được hình thành bằng cách làm giảm kết
thúc vô tận của một động từ và thêm é , i , hoặc u vào -er, -ir và -re động từ, tương
ứng:
-ER động từ -từ động từ -tiếng đ
Verb parler (để nói chuyện) Verb réussir (để thành công) Verb ve
Xóa er Loại bỏ ir Xóa lại
Thêm é Thêm tôi Thêm b
Phân từ quá khứ (nói) Phân từ quá khứ (đã thành công) Phân từ

Hầu hết các động từ bất quy tắc của Pháp đều có sự tham gia bất thường trong quá
khứ :

comprendre > c
ompris
conduire > ống
dẫn
acquérir > ac
connaître > con décevoir > déç
quis
nu u
apprendre > 
construire > co découvrir > déc
appris boire > bu
nstruit ouvert
atteindre > at
courir > couru devoir > dû
teint
couvrir > couve dire > dit
avoir > eu
rt
craindre > crai
nt
croire > cru

écrire > écrit instruire > instr
faire > fait joindre > joint
être > été uit

mettre > 
mis offrir > offert
lire > lu naître > né
mourir >  ouvrir > ouvert
mort
paraître > pa
ru
peindre > pei
savoir > su
nt
recevoir >  souffrir > souff
pouvoir > pu tenir > tenu
reçu ert
prendre > pri
suivre > suivi
s
produire > p
roduit

venir > venu
vivre > vécu
voir > vu
vouloir > vou
lu
Trong tiếng Pháp có 3 loại mạo từ
Les articles définis – Mạo từ xác định – le/la/les– Chỉ danh từ mà cả người nói và
người nghe đều biết nó cụ thể là gì
 
Les articles indéfinis – Mạo từ không xác định – un/une/des– Giới thiệu danh từ mà
người nói và nghe chưa biết cụ thể là gì
 
Les articles partitifs – Mạo từ bộ phận – du, de la, de l', des – Chỉ danh từ mang
tính trừu tượng hoặc danh từ ở dạng đo lường chứ không đếm được
Les articles contractés - Mạo từ rút gọn – de, à khi đi với le, les được rút gọn
thành du, au, des, aux
 
Chú ý:  THƯỜNG không có mạo từ đứng trước danh từ riêng và tên thành phố: Alain
Fournier vit à Paris.
 
 
Les Articles Définis - Mạo từ xác định:
1.      Les Articles Définis - Mạo từ xác định (p1):
– Là danh từ mà cả người nói và người nghe đều biết vật hoặc sự vật được nhắc đến.
Ex: C’est un chat. Le chat est noir. (Đây là 1 con mèo.Con mèo này màu đen.)
 Ở câu (1) danh từ chat chưa xác định rõ là con mèo nào nên ta dùng un để
giới thiệu.
 Ở câu (2) thì từ chat ám chỉ con mèo được nói đến ở (1) nên ta dùng le chat.
 
Le– un đi với giống đực, →un nom, le nom; un chat →le chat;....
La – une đi với giống cái. →une femme, la femme; une fleur →la fleur;....
Les– des đi với số nhiều bất kể đực cái. →des chat, les fleurs.....
L’– đi với danh từ giống đực và giống cái số ít bắt đầu bằng nguyên âm hoặc phụ âm h
câm →un homme, l’homme (le + homme); un ami →l’ami;...
 
Ngoài ra nó còn có các công dụng khác như:
 
I. Danh từ cụ thể:
Đối tượng cụ thể:
 
–  Le livre que je viens de lire est amusant. (Quyển sách mà tôi vừa đọc thì hài hước.)
 
–  Le papier et les stylos sont dans le tiroir. (Giấy và viết mực ở trong ngăn kéo tủ.)
 
Mang ý nghĩa thường không đếm được:
 
–  L'essence coûte très cher en France. (Ở Pháp xăng rất mắc.)
–  J'aime la glace, le chocolat et le gâteau. (Tôi thích kem, socolat vàbánh.)
 
Nhóm người hoặc vật
 
–  Les ingénieurs sont très intelligents. (Các kĩ sư rất thông minh.)
 
–  Salut les filles. (Chào các cô gái.)
 
–  Arrêtez, les enfants !  (Tụi nhỏ, dừng lại !)
 
Những vấn đề, đối tượng, ngôn ngữ
 
–  Il veut étudier la biologie oul'histoire l'année prochaine. (Năm tới, anh ấy muốn học
sinh học và lịch sử.)
 
–  La politique ne m'intéresse pas. (Tôi không quan tâm tới chinh trị.)      
 
* Ta có thể nói : Je parle français. 
 
Những bộ phận trên cơ thể
 
–  Je me suis cassé la jambe. (Tôi bị gãy chân.)
 
–  Elle a mal à l'estomac. (Cô ấy đau dạ dày.) 

I. Mạo từ xác định trong học Tiếng Pháp bao gồm:


 Le + danh từ giống đực, số ít.
 La + danh từ giống cái, số ít.
 L' + danh từ giống đực hoặc giống cái, số ít và bắt đầu bằng nguyên âm hoặc "h"
câm.
 Les + danh từ giống đực hoặc giống cái, số nhiều.
II. Cách dùng mạo từ xác định trong Tiếng Pháp:
1. Mạo từ xác định chỉ danh từ đã được biết đến bởi nó tồn tại duy nhất.
Ví dụ minh họa: La Terre est une planète. (Trái đất là một hành tinh.)
Dis- moi la vérité. (Hãy nói cho tôi biết sự thật.)
 
2. Mạo từ xác định chỉ một loài.
Ví dụ minh họa: L'homme ne peut pas vivre sans l'eau. (Loài người không thể sống
nếu thiếu nước.)
Le chien aboie et le chat micuile. (Loài chó sủa gâu gâu và loài mèo kêu meo meo.)
 
3. Mạo từ xác định đi kèm với một danh từ đã được đề cập đến.
Ví dụ minh họa: Ce matin, j'ai vu un garçon dans le supermarché. Le garçon est beau
et grand. (Sáng nay, tôi đã gặp một người con trai ở siêu thị. Anh ấy đẹp trai và cao
to.)
 
4. Mạo từ xác định chỉ một danh từ được xác định bởi ngữ cảnh.
Ví dụ minh họa: Allez, les enfants, au lit! (Nhanh đi ngủ, những đứa trẻ!)
La soeur de Marie s'appelle Sophie. (Chị của Marie tên Sophie.)
Je te laisse les clés de la maison. (Tôi để lại những chiếc chìa khóa của ngôi nhà cho
bạn.)
Le livre de Trang est dans mon sac. (Cuốn sách của Trang nằm trong túi xách của tôi.)
 
5. Mạo từ xác định chỉ danh từ chỉ bộ phận cơ thể.
Ví dụ minh họa: Elle a les cheveaux longs. (Cô ấy có mái tóc dài.)
J'ai mal à la tête. (Tôi đau đầu.)
 
6. Mạo từ xác định nêu ra:
- Tên châu lục.
- Tên đất nước.
- Tên núi, tên sông, tên biển.
Ví dụ minh họa: Il y a 5 continents: l'Asia, l'Erope, l'Océan, l'Afrique et l'Amérique.
(Có 5 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Đại Dương, châu Phi và châu Mỹ.)
La Seine traverse Paris. (Sông Seine chảy qua Paris.)
 
7. Mạo từ xác định + ngày tháng, mùa, tên lễ hội, màu sắc.
Ví dụ minh họa: Le 18 Octobre, c'est mon anniversaire. (Ngày 18 tháng 10 là sinh nhật
của tôi.)
J'aime le printemps. (Tôi thích mùa xuân.)
Tout le monde aime le Noël. (Tất cả mọi người đều yêu thích lễ Giáng sinh.)
Il déteste le bleu. (Anh ấy ghét màu xanh da trời.)
 

Video 8
mạo từ không xác định video 5
Mạo từ bộ phận
L'article partitif (hay còn gọi là mạo từ bộ phận):
 
- Để chỉ một lượng xác định (có thể đếm được), người Pháp dùng mạo từ không xác
định hoặc mộtcon số ; nhưng đối với một lượng không xác định, người Pháp dùng mạo
từ bộ phận.
 
- Số ít:
+ Giống đực: du -> ex: du chocolat, du café
+ Giống cái: de la -> ex: de la pizza, de la bière
+ Trước nguyên âm hoặc “h” câm: de l' ->  ex: de l'eau
 
- Số nhiều: des -> ex: des frites, des haricots
Ex: Les enfants prennent des céréales avec du lait
(Mấy đứa trẻ ăn ngũ cốc với sữa)
Je mange de la salade. (Tôi ăn rau)
 
- Mạo từ bộ phận còn dùng để chỉ một phần trong một tổng thể/toàn bộ.
Ex: Il faut du sucre. (Cần đường)
Je mange du poulet. (Tôi ăn thịt gà)
→ chỉ ăn một phần của con gà chứ không phải toàn bộ con gà
 
- Người Pháp còn dùng mạo từ bộ phận trước một danh từ trừu tượng hoặc một khái
niệm trừu
tượng
Ex: Si tu as de la chance, tu pourras rencontrer le ministre.
(Nếu bạn gặp may, bạn sẽ có thể gặp bộ trưởng)
Lưu ý :Nếu danh từ đi cùng một tính từ, người ta sẽ dùng mạo từ bất định
Ex: Il a un courage extraordinaire.
(Anh ấy có một sức mạnh phi thường)
 
-Trong câu phủ định, các mạo từ bộ phận đều phải chuyển thành de (d’))
Ex : Il n’y a pas de pain. (không có bánh mỳ)
Je ne bois pas de bière. (Tôi không uống bia)
Ex:
J’aime la viande.
J’aime l’eau.
J’aime le poisson.
J’aime les fruits.
J’achète de la viande.
J’achète de l’eau.
J’achète du poisson.
J’achète des fruits.
 
-> Mạo từ « le », « la », « les » dùng để chỉ tổng thể, còn mạo từ « du », « de la », «
des » dùng để
chỉ một phần của tổng thể.
Ex: J’achète de la viande. (Tôi mua miếng thịt)
J’achète de l’eau. (Tôi mua một ít nước)
J’achète du poisson. (de + le = du) (Tôi mua khứa cá)
J’achète des fruits. (de + les = des) (Tôi mua một ít trái cây)
 
- Mạo từ « du », « de la », « des » dùng trước danh từ không đếm được.
Ex: Je mange du riz. (riz: cơm, Tôi ăn cơm)
Vous avez du feu ? (feu: lửa, Anh có hộp quẹt không?)
Elle a de la patience et du courage.
(Cô ấy có lòng kiên nhẫn và can đảm)
Il y a du soleil et du vent. (Trời có nắng và gió)
Video 3
Video 26, 120
ĐẠI TỪ SỞ HỮU TRONG TIẾNG PHÁP
Dưới đây là các đại từ sở hữu trong tiếng pháp:
le mien la mienne les miens les miennes
le tien la tienne les tiens les tiennes
le sien la sienne les siens les siennes
le nôtre la nôtre les nôtres
le vôtre la vôtre les vôtres
le leur la leur les leurs

Đại từ sở hữu trong Tiếng Pháp dùng để thay thế cho tính từ sở hữu tương ứng và một
danh từ đã được đề cập trước đó.
 
Ngôi thứ nhất số ít
le mien /lə mjɛ/̃ đại từ cái của tôi. Đại từ sở hữu le mienđược
sở hữu dùng để thay thế sự sở hữu của ngôi thứ
nhất số ít đối với danh từ giống đực số
ít.
la mienne /la đại từ cái của tôi. Đại từ sở hữu la mienne
mjɛn/ sở hữu được dùng để thay thế sự sở hữu của
ngôi thứ nhất số tí đối với danh từ giống
cái số ít.
les miens /le mjɛ/̃ đại từ những cái của tôi. Đại từ sở hữu les
sở hữu miens được dùng để thay thế sự sở hữu
của ngôi thứ nhất số ít đối với danh từ
giống đực số nhiều.
les miennes /le đại từ những cái của tôi. Đại từ sở hữu les
mjɛn/ sở hữu miennes được dùng để thay thế sự sở
hữu của ngôi thứ nhất số ít đối với danh
từ giống cái số nhiều.
Ngôi thứ 2 số ít      
le tien /lə tjɛ/̃   cái của bạn. Đại từ sở hữu le tienđược
dùng để thay thế sự sở hữu của ngôi thứ
hai số ít đối với danh từ giống đực số ít.
la tienne /la tjɛn/   cái của bạn. Đại từ sở hữu la tienneđược
dùng để thay thế sự sở hữu của ngôi thứ
hai số ít đối với danh từ giống cái số ít.
les tiens /le tjɛ/̃   những cái của bạn. Đại từ sở hữu les
tiens được dùng để thay thế sự sở hữu
của ngôi thứ hai số ít đối với danh từ
giống đực số nhiều.
les tiennes /le tjɛn/   những cái của bạn. Đại từ sở hữu les
tiennes được dùng để thay thế sự sở hữu
của ngôi thứ hai số ít đối với danh từ
giống cái số nhiều.
Ngôi thứ 3 số ít      
le sien /lə sjɛ/̃   cái của anh ấy /chị ấy /nó. Đại từ sở hữu
le sien được dùng để thay thế sự sở hữu
của ngôi thứ 3 số ít đối với danh từ
giống đực số ít.
la sienne /la sjɛn/   cái của anh ấy /chị ấy /nó. Đại từ sở hữu
la sienne được dùng để thay thế sự sở
hữu của ngôi thứ 3 số ít đối với danh từ
giống cái số ít.
les siens /le sjɛ/̃   những cái của anh ấy /chị ấy /nó. Đại từ
sở hữu le siens được dùng để thay thế sự
sở hữu của ngôi thứ 3 số ít đối với danh
từ giống đực số nhiều.
les siennes /le sjɛn/   những cái của anh ấy /chị ấy /nó. Đại từ
sở hữu la siennes được dùng để thay
thế sự sở hữu của ngôi thứ 3 số ít đối với
danh từ giống cái số nhiều.
Ngôi thứ nhất số nhiều      
le nôtre /lə   cái của chúng tôi/ chúng ta. Đại từ sở
notʁ/ hữu le nôtre được dùng để thay thế sự sở
hữu của ngôi thứ nhất số nhiều đối với
danh từ giống đực số ít.
la nôtre /la   cái của chúng tôi/ chúng ta. Đại từ sở
notʁ/ hữu le nôtre được dùng để thay thế sự sở
hữu của ngôi thứ nhất số nhiều đối với
danh từ giống cái số ít.
les nôtres /le   những cái của chúng tôi/ chúng ta.Đại từ
notʁ/ sở hữu les nôtres được dùng để thay
thế sự sở hữu của ngôi thứ nhất số nhiều
đối với danh từ số nhiều (dùng cho cả
giống đực và giống cái)
Ngôi thứ hai số nhiều      
le vôtre /lə   cái của bạn/ các bạn. Đại từ sở hữu le
votʁ/ vôtre được dùng để thay thế sự sở hữu
của ngôi thứ hai số ít (cách nói lịch sự)
hoặc số nhiều đối với danh từ giống đực
số ít.
la vôtre /la   cái của bạn/ các bạn. Đại từ sở hữu la
votʁ/ vôtre được dùng để thay thế sự sở hữu
của ngôi thứ hai số ít (cách nói lịch sự)
hoặc số nhiều đối với danh từ giống
cái số ít
les vôtres /le   những cái của bạn, các bạn. Đại từ sở
votʁ/ hữu le vôtre được dùng để thay thế sự sở
hữu của ngôi thứ hai số ít (cách nói lịch
sự) hoặc số nhiều đối với danh từ số
nhiều (dùng cho cả giống đực và giống
cái)
Ngôi thứ 3 số nhiều      
le leur /lə lœʁ/   cái của các anh ấy/ các chị ấy/ họ.Đại từ
sở hữu le leur được dùng để thay thế sự
sở hữu của ngôi thứ ba số nhiều đối với
danh từ giống đực số ít.
la leur /la lœʁ/   cái của các anh ấy/ các chị ấy/ họ.Đại từ
sở hữu la leur được dùng để thay thế sự
sở hữu của ngôi thứ ba số nhiều đối với
danh từ giống cái số ít.
les leurs /le lœʁ/   những cái của các anh ấy/ các chị ấy/
họ. Đại từ sở hữu les leurs được dùng để
thay thế sự sở hữu của ngôi thứ ba số
nhiều đối với danh từ số nhiều (dùng
cho cả giống đực và giống cái)
Video 76
Les pronoms démonstratifs ( Đại từ chỉ định trong Tiếng Pháp )
Đại từ chỉ định trong tiếng Pháp gồm:  celui, celle, ceux, celles
I. Phân biệt
- Số ít giống đực: celui
- Số ít giống cái: celle
-  Số nhiều giống đực: ceux
- Số nhiều giống cái: celles
II. Cách sử dụng
Đại từ chỉ định có thể theo sau bởi:
1. Một cụm danh từ kèm giới từ (de, pour, à, en, avec…):
Ví dụ: Les pommes de France sont plus rouges. Mais je préfère celles de ma région.
(Táo Pháp đỏ hơn. Nhưng tôi vẫn thích táo ở quê nhà tôi hơn) “celles” thay thế cho
“les pommes”)
2 Một mệnh đề bắt đầu bằng qui, que, où:
Ex: Sophie, c’est celle qui me fait toujours un petit cadeau.
(Sophie, là người luôn luôn tặng tôi món quà nhỏ).
=> “celle” thay thế cho “Sophie”
3. -ci hoặc -là, để chỉ người/vật/điều mà mình muốn nói đến trong số nhiều
người/vật/điều còn lại:
Ví dụ: Quelles tomates on prend, celles-ci ou celles-là?
(Chúng ta ăn cà chua nào đây, những quả này hay những quả kia?)
=> “celles-ci” thay thế cho “les tomates-ci”, “celles-là” thay thế cho “les tomates-là”.
Video 75
Đại từ không xác định
ĐẠI TỪ BẤT ĐỊNH TRONG TIẾNG PHÁP  - Les pronoms indéfinis 1. ON: luôn
chia ở ngôi ba số ít
 ON= LES GENS, QUELQU'UN ( người ta, một người nào đó chưa xác định)
En France, on mange beaucoup de frommages.
Ở Pháp người ta ăn nhiều pho mat
 ON=NOUS( chúng ta)
On est rentré à la campagne la semaine dernière
Chúng tôi đã về quê tuần trước
 
2. QUELQU'UN (chỉ một người không xác định hoặc không quen biết)
Quelqu'un vous a télephoné, mais il n'a pas laissé son nom.
Một người nào đó đã gọi cho ông nhưng anh ta đã không để lại tên
 
3. NE......PERSONNE/ PERSONNE NE ( thể phủ định của quelqu'un nghĩa là không
ai)
 Personne ne fume dans l'hôpital
Không ai được hút thuốc trong bệnh viện.
 J'ai entendu du bruit. Est-ce qu'il y a quelqu'un à la porte ?
Non, je n'ai vu personne.
Tôi nghe thấy tiếng động, có ai ngoài cửa không?
Không, tôi không thấy ai cả.
 
4. Tout le monde ( chia ở ngôi ba số ít nhưng chỉ số nhiều, nghĩa là mọi người)
Le professeur demande à ses élèves :" est-ce que tout le monde a compris?"
Thầy giáo hỏi học sinh:" tất cả các em đã hiểu hết chưa?"
 
5. QUELQUE CHOSE ( chỉ một vật hoặc ý tưởng không xác định)
Tu as faim? Mange donc quelque chose.
Cậu đói à? thế thì ăn cái gì đi.
 
6. NE.....RIEN/ RIEN NE ( thể phủ định của quelque chose nghĩa là không cái gì cả)
 Rien n'est impossible. Không gì là không thể.
 Est-ce qu'il reste quelque chose à manger dans le réfrigérateur? Non, il n'y a
rien: Trong tủ lạnh còn đồ gì ăn ko? Không, chẳng còn gì.
Một số chú ý:
 
 
 QUELQUE CHOSE không bao giờ ở số nhiều.
 Tính từ đi sau QUELQU'UN, PERSONNE, QUELQUE CHOSE, RIEN được nối
với những từ trên với giới từ DE
VÍ DỤ:
 C'est quelqu'un de sympathique( đây là 1 người dễ thương)
 Il n'y a personne d'interessant à cette soirée ( Không ai quan tâm đến bữa tiệc này)
 Il nous a raconté quelque chose d'amusant ( anh ấy đã kể cho chúng tôi một câu
chuyện vui)
 Rien de spécial pour ce soir ( không có gì đặc biệt cho tối nay)
Động Từ Phản Thân Trong Tiếng Pháp
1. VERBE PRONOMINAL LÀ GÌ ?
Là các động từ đi cùng với đại từ phản thân “se”
Ví dụ : se lever (thức dậy), se promener (đi dạo), se reposer (nghỉ ngơi), ...
 
Chúng ta có thể chia các động từ này thành 4 loại sau :
1.a. Mang nghĩa phản thân, tự làm một hành động gì lên bản thân :
Ví dụ : Regarder (nhìn, xem) --> Se regarder (tự nhìn)
Elle se regarde dans le miroir. (Cô ấy tự ngắm mình trong gương)
 
1.b. Mang nghĩa tương hỗ, lẫn nhau :
Ví dụ : Parler (nói) --> Se parler (nói chuyện với nhau)
Elles se parlent beaucoup. (Học nói với nhau rất nhiều)
 
1.c. Mang nghĩa bị động :
Ví dụ : Écrire (viết) --> S’écrire (được viết)
“Noël” s’écrit avec un tréma. (Chữ “Noël” được viết với dấu ¨)
 
1.d. Động từ chỉ tồn tại ở dạng verbe pronominal :
Ví dụ : Se souvenir (nhớ), se moquer (cười nhạo), s’évanouir (ngất xỉu), ...
Je me souviens de mes parents. (Tôi nhớ cha mẹ mình)
Elle s’est évanouie. (Cô ấy đã ngất xỉu)
 
2. CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ DẠNG VERBE PRONOMINAL Ở THÌ PRÉSENT
Ở thì hiện tại, các verbes pronominaux được chia tương tự như các động từ thường.
Đại từ phản thân “se” sẽ thay đổi thành « me, te, se, nous, vous » tương ứng với từng
ngôi.
 
Ví dụ : Cách chia động từ « Se laver » ở thì hiện tại
Je me lave
Tu te laves
Il / elle se lave
Nous nous lavons
Vous vous lavez
Ils / elles se lavent
 
3. CACH CHIA ĐỘNG TỪ DẠNG VERBE PRONOMINAL Ở THI PASSÉ
COMPOSÉ
Ở thì Passé Composé, verbe pronominal luôn chia với trợ động từ “être”. Phân từ quá
khứ hợp giống và số với chủ ngữ.
Thể khẳng định : ĐẠI TỪ PHẢN THÂN + ÊTRE (présent) + PHÂN TỪ QUÁ KHỨ
Thể phủ định : NE + ĐẠI TỪ PHẢN THÂN + ÊTRE (présent) + PAS + PHÂN TỪ
QUÁ KHỨ
 
Ví dụ : Cách chia động từ « Se laver » ở thì Passé Composé
Thể khẳng định :
Je me suis lavé(e)                             
Tu t'es lavé(e)                                                        
Il/elle s'est lavé(e)
Nous nous sommes lavé(e)s
Vous vous êtes lavé(e)s
Ils, elles se sont lavé(e)s                             
Thể phủ định :
Je ne me suis pas lavé(e)
Tu ne t'es pas lavé(e)
Il/elle ne s'est pas lavé(e)
Nous ne nous sommes pas lavé(e)s
Vous ne vous êtes pas lavé(e)s
Ils, elles ne se sont pas lavé(e)s
 
*Ghi chú : Nếu theo sau verbe pronominal có một COD (Complément d’objet direct,
đại từ bổ ngữ trực tiếp) thì phân từ quá khứ giữ nguyên không đổi :
Elle s’est lavée. (Cô ấy đã tắm)
*Trường hợp này, COD của động từ là đại từ « se » tức là « cô ấy » (chủ ngữ) nên
phân từ quá khứ « lavé » hợp giống và số với chủ ngữ.
Elle s’est lavé les cheveux. (Cô ấy gội đầu)
*Trường hợp này, chúng ta có « les cheveux » là COD của động từ và đứng sau động
từ nên phân từ quá khứ « lavé » không hợp giống và số với chủ ngữ.
Video 69
Đại Từ Nhấn Mạnh Tiếng Pháp - Les Pronoms Toniques
1. Vì sao được gọi là pronoms toniques:
 Pronom (pʁɔ.nɔ)̃ : có nghĩa là đại từ
 Toniques (tɔ.nik) : nghĩa là “mang thanh điệu” hoặc “mang trọng âm”;
Pronom tonique: được gọi là đại từ mang Trọng âm. (Hay đại từ chỉ sự nhấn mạnh).
Đến đây các bạn đã hiểu pronom toniques là gì đúng không ? Vậy chúng ta cùng tìm
hiểu phần tiếp theo về cách sử dụng và cách thành lập của chúng.
2. Cách thành lập của đại từ chỉ sự nhấn mạnh trong tiếng Pháp (Formation) 
 Je  → moi
 Tu → toi
 Il/Elle → lui/elle
 Nous → nous
 Vous → vous
 Ils/Elles → eux/elles
3. Cách sử dụng đại từ trọng âm/ đại từ nhấn mạnh tiếng Pháp và các ví dụ
Les pronoms toniques được sử dụng để nhấn mạnh điều mà người nói đang muốn nói
tới.
 
Có 4 cách sử dụng đại từ nhấn mạnh les pronoms toniques:
 Để nhấn mạnh một danh từ hoặc đại từ: 
Ví dụ: Lui, il est Français (Anh ấy, anh ấy là người Pháp.) 
 Đứng sau từ C’est: 
Ví dụ: C’est toi, Vy ? (Bạn phải không, Vy?)
 Đứng trước AUSSI và sau PAS:
Ví dụ:
- Tu adores chanter. Moi, aussi  (Bạn thích hát. Tôi cũng vậy.)
- Mai aime voyager à Phu Quoc. Et toi ? - Pas nous (Mai thích đi du lịch ở Phú Quốc ?
Còn bạn ? - Chúng tôi thì không.)
 Đứng sau một giới từ:
Ví dụ:
- Tu vas au restaurant avec lui? - Non, je préfère rester chez moi. ( Bạn có đi nhà hàng
với anh ấy không? - Không, tôi thích ở nhà tôi hơn.) 
Video 84
ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG TIẾNG PHÁP - Les Pronoms Personnels
1. Các đại từ nhân xưng trong Tiếng Pháp:
Trong Tiếng Pháp, chúng ta có các đại từ nhân xưng sau:
 Je : Tôi
 Tu : Bạn, anh, chị 
 Il/Elle : Anh ấy/Cô ấy
 On : người ta, chúng ta (Dùng để chỉ chúng tôi, trong văn nói)
 Nous : Chúng tôi, chúng ta
 Vous :  Bạn, anh, chị / Các bạn, các anh chị (Nếu dùng ở số ít, thường dùng lịch
sự)
 Il/Elle : Anh ấy/Cô ấy
 Ils/Elles : Các anh/Các cô
2. Một số lưu ý khi sử dụng các đại từ nhân xưng:
Ngôi « Tu » được dùng để :
 Chỉ mối quan hệ thân thuộc như bạn bè, người thân trong gia đình, nói chuyện với
trẻ nhỏ.
 Khi xưng hô với người thân trong gia đình thì con cái, cháu chắt xưng hô với ba
mẹ,ông bà, cô dì vẫn gọi là tu.
 Trẻ con nói chuyện với nhau do đó cũng xưng tu.
 Đồng nghiệp nói chuyện với nhau cũng dùng tu.
Ngôi « Vous » được dùng để:
 Xưng hô với người chưa quen như kiểu người lớn khi mới gặp nhau hay xưng
"anh, chị" hoặc khi muốn thể hiện sự tôn trọng như khi nhân viên nói chuyện với
sếp, đối tác, ....
Ngôi « On » thường được dùng:
Như « chúng ta », « người ta ». Tuy nhiên, động từ luôn được chia ở số ít.
 
Ngôi « Il/Elle » ngôi thứ 2 số ít – anh ấy, cô ấy.
 Il, anh ấy, đi với danh từ giống đực
 Elle, cô ấy, đi với danh từ giống cái
Ngôi « Ils/Elles » ngôi thứ 3 số nhiều = « bọn họ »,
 
 
 Nếu tất cả đều là nữ thì ta dùng « Elles »
 Nếu có ít nhất 1 người nam thì ta dùng « Ils »
Video 117
LES PRONOM RELATIF - ĐẠI TỪ QUAN HỆ TRONG TIẾNG PHÁP 
Trong Tiếng Pháp có các đại từ quan hệ như sau: Qui, Que, Où, Dont
1/ QUI
Đóng vai trò làm chủ ngữ và thay thế cho danh từ chỉ người hoặc chỉ vật
Ví dụ:
 Nous avons un fils. Notre fils sait jouer de la guitare.
---> Nous avons un fils qui sait jouer de la guitare: Chúng tôi có một cậu con trai biết
chơi ghi ta.
QUI = NOTRE FILS. "Qui" thay thế cho "notre fils"
 Le sapin est un arbre. Cet arbre pousse dans les montagnes.
---> Le sapin est un arbre qui pousse dans les montagnes: Thông là một loại gỗ mọc ở
miền núi
QUI = CET ARBRE. "Qui" thay thế cho "cet arbre"
2/QUE
Là bổ ngữ trực tiếp (COD ) và thay thế cho danh từ chỉ người hoặc vật
 C’est un journaliste. J’ai rencontré ce journaliste à Paris: Đây là một nhà báo. Tôi
đã gặp nhà báo này ở Paris
---> C’est un journaliste que J’ai rencontré à Paris: Đây là một nhà báo à tôi đã gặp ở
Paris
QUE= CE JOURNALISTE. "Que" thay thế cho "ce journaliste"
 Nous avons offert à Julie un livre. elle aime bien ce livre.
Chúng tôi đã tặng Julie một quyển sách. Cô ấy rất thích quyển sách này.
---> Nous avons offert à Julie un livre qu’elle aime bien: Chúng tôi đã tặng Julie một
quyển sách mà cô ấy rất thích.
3/ OÙ
Thay thế cho một bổ ngữ chỉ nơi chốn hoặc thời gian
 Londre est une ville, il y a beaucoup d’espaces verts dans cette ville: Luân- Đôn là
một thành phố, có rất nhiều không gian xanh trong thành phố này.
----> Londre est une ville où il y a beaucoup d’espaces verts: Luân- Đôn là một thành
phố mà có rất nhiều không gian xanh.
OÙ = DANS CETTE VILLE. "Où" thay thế cho "dans cette ville"
 Je suis allée en grèce en 1999. Il faisait 40°C cette année-là: Năm 1999,tôi đã đến
Hy Lạp, năm đó nhiệt độ là 40°C 
---> Je suis allée en grèce en 1999 où il faisait 40°C: Tôi đã đế Hy Lạp năm 1999 mà
nhiệt độ là 40°C.
OÙ = EN 1999: "Où" thay thế cho "en 1999"
4/ DONT
Thay thế cho một bổ ngữ kèm theo giới từ “DE”
 C’est un jeune acteur .On parle beaucoup de cet acteur en ce moment: Đây là một
diễn viên trẻ. Trong lúc này, người ta nói nhiều đến diễn viên này.
----> C’est un jeune acteur dont on parle beaucoup en ce moment: Đây là một diễn
viên trẻ mà người ta nói nhiều đến trong lúc này.
DONT = DE CET ACTEUR. "Dont' thay thế cho "de cet acteur"
 J’ai acheté un portable. Je rêvais de ce portable depuis longtemps: Tôi đã mua một
cái điện thoại. Tôi mơ ước có cái điện thoại này từ lâu.
---> J’ai acheté un portable dont je rêvais depuis longtemps: Tôi đã mua một cái điện
thoại mà tôi mơ ước từ lâu.
DONT = DE CE PORTABLE. "Dont" thay thế cho "de ce portable"
 
Video 28, 104
Video 110,111
PRONOMS COMPLÉMENTS  - ĐẠI TỪ BỔ NGỮ TRONG TIẾNG PHÁP
Trong Tiếng Pháp, chúng ta hay được nghe đến: COD, và COI. 
Vậy COD và COI là gì cùng tìm hiểu bài viết hôm nay
COD-COI - Bổ ngữ trực tiếp - Bổ ngữ gián tiếp
 
1. COD, COI là gì ?
 COD là viết tắt của « complément d’objet direct ». Các sách ngữ pháp bằng tiếng
Việt thường gọi là bổ ngữhoặc tân ngữ trực tiếp.
 COI là viết tắt của « complément d’objet indirect ». Các sách ngữ pháp bằng tiếng
Việt thường gọi là bổ ngữhoặc tân ngữ gián tiếp.
 
2. Làm thế nào để nhận ra COD, COI trong câu ?
a. Complément là gì ?
Trước tiên, các bạn nên nhớ là một câu trong tiếng Pháp thường có 3 phần :
sujet (S) + verbe (V) + complément (C)
tức chủ ngữ + động từ + bổ ngữ. « Complément » là phần bổ sung nghĩa cho động từ.
 
Ví dụ:
Câu 1 : J’habite à Paris, dans le 15e arrondissement.
S = « J’ »
V = « habite »
C = « à Paris, dans le 15e arrondissement »
 
Câu 2 : Nathalie passe un examen.
S = « Nathalie »
V = « passe »
C = « un examen »
 
Câu 3 : Sophie a envoyé une lettre à son amie.
S = Sophie
V = a envoyé
C = une lettre à son amie
 
Câu 4 : J’ai déposé Paul et Pierre à la gare.
S = J’
V = ai déposé
C = Paul et Pierre à la gare
 
Câu 5 : Le prochain train partira demain matin.
S = Le prochain train
V = partira
C = demain matin
 
b. Complément d’objet là gì?
Sau khi đã biết « complément » là phần nào trong câu, các bạn sẽ tìm xem trong đó,
phần nào là « complément d’objet » (nói như vậy có nghĩa ngoài « complément d’objet
» còn có loại « complément » khác).
 
Tự điển Pháp-Việt nêu khá nhiều nghĩa của từ « objet » trong tiếng Việt : đồ vật, vật ;
mục tiêu, mục đích, nguyên nhân ; nội dung ;…
 
Tuy nhiên, ở đây, bạn cần hiểu « objet » (tức « complément d’objet ») là « la
PERSONNE ou la CHOSE sur laquelle porte l’action exprimée par le verbe »/ «
NGƯỜI hoặc VẬT/VIỆC mà hành động do động từ diễn đạt tác động lên đó ». Nói
cách khác, sau khi đã xác định được phần « complément » trong câu, để xác định được
« complément d’objet », bạn cần loại bỏ tất cả những yếu tố không phải « NGƯỜI »
và « VẬT/VIỆC » trong đó.
 
Ví dụ :

Câu 1 : J’habite à Paris, dans le 15e arrondissement.


C = « à Paris » và « dans le 15e arrondissement »
« à Paris » chỉ nơi chốn ; « dans le 15e arrondissement » cũng chỉ nơi chốn nên trong
câu này không có « complément d’objet » là một loại « complément » khác.
 
Câu 2 : Nathalie passe un examen.
C = « un examen »
« un examen », nghĩa kỳ thi, là « une chose »/một sự việc nên đây là « complément
d’objet »
 
Câu 3 : Sophie a envoyé une lettre à son amie.
C = « une lettre » và « à son amie »
« une lettre » là « une chose » nên đây là « complément d’objet » ; « à son amie » là «
une personne » nên đây là « complément d’objet »
 
Câu 4 : J’ai déposé Paul et Pierre à la gare.
CO = Paul et Pierre
« à la gare » chỉ nơi chốn (lieu) nên không phải là CO
 
Câu 5 : Le prochain train partira demain matin.
« demain matin » chỉ thời gian (temps) nên không phải là CO
 
c. COD và COI là gì?
Yếu tố cuối cùng trong cụm COD (« complément d’objet direct ») và COI («
complément d’objet indirect ») là « D »/ « direct » và « I »/ « indirect ». CO nào là
COD ? CO nào là COI ? Cách phân biệt như sau :
 
 COD là CO được gắn LIỀN với động từ không qua bất kỳ trung gian nào, tức giữa
động từ (V) và bổ ngữ (CO) KHÔNG CÓ BẤT KỲ GIỚI TỪ NÀO (sans
préposition).
 COI là CO được gắn với động từ thông qua trung gian, tức giữa động từ (V) và bổ
ngữ (CO) CÓ GIỚI TỪ (avec préposition). Đó là giới từ « À » hoặc « DE ».
Ví dụ :
Câu 2 : Nathalie passe un examen.
« un examen » là COD vì giữa động từ « passe » và « un examen » không có bất kỳ
giới từ/préposition nào.
Câu 3 : Sophie a envoyé une lettre à son amie.
« une lettre » là COD vì giữa động từ « a envoyé » và « une lettre » không có bất kỳ
giới từ/préposition nào.
« son amie » là COI vì động từ « a envoyé » và bổ ngữ « son amie » được nối với nhau
bằng giới từ/préposition « à ».
Câu 4 : J’ai déposé Paul et Pierre à la gare.
« Paul et Pierre » là COD
 
3. Tại sao cần phân biệt COD và COI ?
Bạn nên học cách phân biệt COD và COI trong câu vì đó là cơ sở để bạn sử dụng «
pronom personnels compléments » và xa hơn là « voix passive » (câu bị động).
Ngoài ra, một lúc nào đó, bạn sẽ nghe giáo viên nói : « Le participe passé conjugué
avec l'auxiliaire « AVOIR » s'accorde en genre et en nombre avec le complément
d'objet direct (COD), si celui-ci est placé avant. »/Phân từ quá khứ những động từ chia
với trợ động từ « AVOIR » hợp giống và số với bổ ngữ trực tiếp (COD) khi COD
đứng trước phân từ quá khứ.

You might also like