You are on page 1of 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Đề tài:

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY THÙNG


QUAY SẤY CÀ PHÊ NHÂN THEO NĂNG SUẤT
NHẬP LIỆU 1700KG/H, ĐỘ ẨM VẬT LIỆU VÀO LÀ
37% VÀ ĐỘ ẨM VẬT LIỆU RA LÀ 7%
GVHD: TS. Phạm Văn Hưng

SVTH: Nguyễn Vinh Phúc

MSSV: 15116041

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2018


MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Vinh Phúc MSSV: 15116041

Ngành: Công nghệ thực phẩm

1. Tên đồ án: Tính toán, thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo
năng suất nhập kiệu 1700 kg/h, độ ẩm vật liệu vào là 37%, độ ẩm vật liệu ra là
7%.
2. Mục tiêu đồ án:
Thiết kế được hệ thống sấy thùng quay hoạt động liên tục để sấy cà phê nhân dựa
trên những thông số kỹ thuật sau:

- Năng suất nhập liệu: G1 = 1700kg/h.


- Độ ẩm ban đầu của cà phê nhân : ω1 = 37%.
- Độ ẩm của cà phê sau khi sấy: ω 2 = 7%.

3. Nhiệm vụ đồ án:
- Tìm hiểu về công nghệ và thiết bị sấy thùng quay.
- Tính toán các thông số đặc trưng trong quá trình sấy.
- Tính toán những chi tiết của hệ thống sấy: thiết bị chính, thiết bị phụ.
- Xây dựng bản vẽ hệ thống và bản vẽ chi tiết.

4. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 10/2019.


5. Ngày hoàn thành đồ án: 12/12/2019.
6. Họ và tên người hướng dẫn: TS. Phạm Văn Hưng
Phần hướng dẫn: Toàn bộ đồ án

Tp. Hồ Chí Minh, ngày , tháng , năm 2019


Trưởng bộ môn Người hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

ĐIỂM SỐ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Chữ ký giảng viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HỘI ĐỒNG
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

ĐIỂM SỐ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Chữ ký giảng viên


MỞ ĐẦU
Trên thế giới, thì kỹ thuật sấy trở thành một ngành khoa học và phát triển từ
những năm 50 của thế kỉ XX. Nhờ các thành tựu khoa học nói chung, kỹ thuật sấy nói
chung, chúng ta đã giải quyết những vấn đề kỹ thuật sấy cho các ngành công nghiệp
cũng như nông nghiệp. Đặc biệt là kỹ thuật sấy các nông sản với quy mô công nghiệp
làm phong phú các mặt hàng nông sản.

Là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có những sản phẩm từ nông
ngành nông nghiệp vô cùng phong phú như lúa gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc…vv. Đặc
biệt, Việt Nam hiện đang đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta, chủ
yếu là xuất khẩu ở dạng cà phê nhân. Để bảo quản quả cà phê sau khi thu hoạch tránh bị
hư hỏng thì cần phải trải qua các công đoạn chế biến khác nhau, chủ yếu là sấy và phơi
để làm giảm độ ẩm của sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, các thiết bị sấy có hiệu
quả cao chủ yếu được nhập khẩu với giá thành cao nên chi phí sản suất lớn dẫn tới các
mặt hàng nông sản mang suất khẩu thị trường nước ngoài không thu được nhiều lợi
nhuận.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, thiết kế các thiết bị sấy có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, nó quyết định đến hiệu suất và chất lượng sản phẩm, việc sử dụng hợp lí nhiên
liệu, góp phần làm giảm chi phí và tăng thời gian bảo quản dẫn tới làm giảm giá thành
nông sản.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy Phạm Văn
Hưng đã giúp em hoàn thành đồ án môn học này.

Vì chưa có kinh nghiệm làm đồ án, cùng với với nguồn kiến thức, khả năng tư
duy, nghiên cứu còn hạn chế và tài liệu tham khảo không đầy đủ nên em không thể tránh
khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đồ án của
em được hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. A Cơ sở khoa học
1.1.1. Vật liệu ẩm
1.1.1.1. Định nghĩa

Vật liệu ẩm trong kỹ thuật sấy phải là các vật có khả năng chứa nước hoặc hơi
nước trong quá trình hình thành hoặc gia công bản thân các vật liệu như các loại nông sản
(lúa, ngô, đậu, v.v…), giấy, vải sợi, gỗ, các loại huyền phù hoặc các lớp sơn trên bề mặt
các chi tiết kim loại, v.v… (Tính toán và thiết kế hệ thống sấy, Trần Văn Phú)

1.1.1.2. Các thông số đặc trưng cơ bản

Độ ẩm tương đối

Là số phần trăm khối lượng nước (rắn, lỏng, hơi) trong 1 kilogram vật liệu ẩm,
được tính theo công thức sau:

𝐺𝑎 𝐺𝑎
ω= 𝐺
. 100% =
𝐺𝑎 + 𝐺𝑘
. 100%

Trong đó: Ga (kg): khối lượng nước (khối lượng ẩm)

Gk (kg): khối lượng vật liệu khô

G (kg): khối lượng vật liệu ẩm

- 0% ≤ ω < 100%.
- ω = 0% : vật khô tuyệt đối.

Độ ẩm tuyệt đối

Là số phần trăm khối lượng nước (rắn, lỏng, hơi) trong 1 kilogram vật liệu khô,
được tính theo công thức sau:
𝐺𝑎
ωk = 𝐺𝑘
. 100%

Khác với độ ẩm tương đối, vì khối lượng ẩm trong vật liệu (Ga ) có thể lớn hơn
khối lượng vật liệu khô (Gk) nên độ ẩm tuyệt đối (ωk) có thể lớn hơn 100%.

Độ chứa ẩm

Là khối lượng ẩm chứa trong 1 kilogram vật liệu khô, được tính theo công thức
sau:

𝐺𝑎
u= (kg/kg vật liệu khô)
𝐺𝑘

Do độ ẩm tuyệt đối tính bằng % nên:

𝜔𝑘
u=
100

Nồng độ ẩm

Là khối lượng ẩm chứa trong 1 m3 vật liệu ẩm, được tính theo công thức sau:

𝐺𝑎
N= (kg/m3)
𝑉

Độ ẩm cân bằng

Khi để một vật liệu ẩm trong môi trường không khí ẩm thì có thể xảy ra hai trường
hợp:

- Vật bị sấy khô, độ ẩm sẽ giảm cho đến khi cân bằng với môi trường. Trong trường
hợp này ω > ωcb.
- Vật hút ẩm, độ ẩm sẽ tăng cho đến khi cân bằng với môi trường. Trong trường hợp
này ω < ωcb.

Nhiệt dung riêng của vật liệu ẩm

Phụ thuộc vào độ ẩm và bản chất của vật, được tính theo công thức sau:
𝐶𝑎 − 𝐶𝑘
Cva = 𝐶𝑘 + . 𝜔 (kJ/kgK)
100

Trong đó: ω: độ ẩm tương đối

Ck (kJ/kgK): nhiệt dung riêng của vật liệu khô

Ca (kJ/kgK): nhiệt dung riêng của ẩm

1.1.1.3. Phân loại vật liệu ẩm

Vật liệu ẩm có cấu trúc xốp, mao dẫn. Dựa vào đặc điểm này ta có thể chia vật liệu
ẩm thành ba nhóm chính:

- Vật keo:

Là vật xốp, nhưng có tính dẻo do có cấu trúc hạt. Khi hút ẩm thì các hang keo giãn
ra, khi bị khử ẩm thì co lại, vì vậy vật keo có tính đàn hồi. Keo động vật là một vật keo
điển hình.

- Vật xốp mao dẫn:

Trái ngược với vật keo, các hang xốp thay đổi kích thước rất ít dù vật hút ẩm hay
khử ẩm. Đặc điểm của những vật xốp mao dẫn sau khi sấy thì nó trở nên dòn và có thể bị
vỡ vụn thành bột. Than gỗ là vật xốp mao dẫn đặc trưng.

- Vật keo xốp mao dẫn:

Là vật liệu vừa có tính keo vừa có tính mao dẫn. Đa số các vật liệu ẩm đều thuộc
loại này (gỗ, vải, giấy, nông sản, v.v…).

1.1.2. Tác nhân sấy


1.1.2.1. Nhiệm vụ

Tác nhân sấy có các nhiệm vụ sau:

- Gia nhiệt cho vậy sấy.


- Tải ẩm: mang ẩm từ bề mặt vật liệu vào môi trường.
- Bảo vệ vật sấy khỏi bị hỏng do quá nhiệt.

Tùy theo phương pháp sấy mà tác nhân sấy có thể một, hai hoặc cả ba nhiệm vụ
trên. (Hoàng Văn Chước, 2006).

1.1.2.2. Các loại tác nhân sấy

Không khí ẩm

Là tác nhân sấy được sử dụng phổ biến nhất do có ưu điểm là có sẵn với số lượng
rất lớn trong tự nhiên và không gây độc hại đến sản phẩm.

Khói lò

Ưu điểm: không cần sử dụng calorife để gia nhiệt lên, phạm vi nhiệt độ rộng.

Nhược điểm: chứa bụi và các chất độc hại như CO2, SO2 có thể gây ô nhiễm sản
phẩm.

Hỗn hợp không khí và hơi nước

Dùng trong trường hợp cần có độ ẩm tương đối cao.

Hơi quá nhiệt

Dùng trong trường hợp nhiệt độ cao và sản phẩm sấy là chất dễ cháy, nổ.

1.1.3. Quá trình sấy


1.1.3.1. Định nghĩa

Quá trình sấy là quá trình chất lỏng hoặc hơi của nó mà chủ yếu là nước và hơi
nước nhận được năng lượng để dịch chuyển từ trong lòng vật ra bề mặt và nhờ tác nhân
mang thải vào môi trường.

1.1.3.2. Mục đích công nghệ


Bảo quản: quá trình sấy làm làm giảm độ ẩm, giảm giá trị hoạt độ của nước trong
nguyên liệu nên ức chế vi sinh vật và một số enzyme, kéo dài thời gian bảo quản của sản
phẩn. (Lê Văn Việt Mẫn, 2011).

1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy

Các yếu tố liên quan đến điều kiện sấy

- Nhiệt độ tác nhân sấy: trong phương pháp sấy đối lưu, nhiệt độ tác nhân sấy càng
cao thì tốc độ truyền nhiệt sẽ càng nhanh, dẫn đến tốc độ sấy cũng sẽ tăng theo,
thời gian sấy giảm. Nhưng nếu nhiệt độ tác nhân sấy quá cao có thể dẫn đến những
biến đổi mạnh mẽ các tính chất vật lý hay hóa học của nguyên liệu, có thể ảnh
hưởng xấu đến chất lượng của sản phẩm.
- Độ ẩm tương đối của tác nhân sấy: ảnh hưởng quyết định đến độ ẩm của sản phẩm
sau quá trình sấy. Độ ẩm tương đối của tác nhân sấy càng thấp thì khả năng bay
hơi ẩm của nguyên liệu càng cao.
- Tốc độ tác nhân sấy: trong phương pháp sấy đối lưu, khi gia tăng tốc độ của tác
nhân sấy sẽ giúp cho tốc độ truyền khối được tăng lên, khả năng bay hơi nước của
nguyên liệu sẽ nhanh hơn giúp rút ngắn thời gian sấy.
- Áp lực: áp lực trong buồng sấy sẽ ảnh hưởng đến trạng thái của nước trong nguyên
liệu cần sấy.
Các yếu tố liên quan đến nguyên liệu sấy
- Diện tích bề mặt của nguyên liệu: diện tích bề mặt càng lớn thì khoảng cách và
thời gian để phân tử nước bên trong nguyên liệu khuếch tán đến bề mặt biên sẽ
càng ngắn, giúp rút ngắn thời gian sấy.
- Cấu trúc của nguyên liệu: phần ẩm bên ngoài tế bào rất dễ bay hơi trong quá trình
sấy. Ngược lại phần ẩm bên trong tế bào sẽ rất khó tách. Việc phá hủy cấu trúc tế
bào sẽ giúp nước trong nội bào được tách ra dễ hơn, tuy nhiên điều này sẽ ảnh
hưởng xấu đến chất lượng của sản phẩm.
- Thành phần hóa học của nguyên liệu: các thành phần trong nguyên liệu sẽ quyết
định khối lượng riêng và nhiệt dung riêng của nguyên liệu, những tính chất này sẽ
ảnh hưởng đến tốc độ và thời gian sấy.
1.1.3.4. Động lực

Khi tác nhân sấy tiếp xúc với vật liệu ẩm thì ẩm sẽ thoát ra dưới tác dụng của 3 lực
tác động:

- Chênh lệch nồng độ ẩm trên bề mặt của vật liệu sấy và tác nhân sấy.
- Chênh lệch nhiệt độ giữa ẩm thoát ra và tác nhân sấy sinh ra lực khuếch tán nhiệt.
- Chênh lệch phân áp suất hơi nước trên bề mặt vật liệu ẩm và tác nhân sấy. (Hoàng
Văn Chước, 2006)
1.1.3.5. Phân loại phương pháp sấy

Thường phân loại dựa vào trạng thái của tác nhân sấy hay cách tạo ra động lực của
quá trình dịch chuyển ẩm. Theo cách phân loại này thì sẽ có hai phương pháp sấy:
phương pháp sấy nóng và phương pháp sấy lạnh.

Phương pháp sấy nóng

Trong phương pháp sấy nóng, tác nhân sấy và vật liệu sấy sẽ được đốt nóng. Động
lực của phương pháp này là sự chênh lệch phân áp suất hơi nước trên bề mặt tác nhân sấy
và vật liệu ẩm. Có hai cách để tạo ra sự chênh lệch này:

- Đốt nóng tác nhân sấy: làm cho độ ẩm tương đối giảm, dẫn đến làm giảm phân áp
suất hơi nước của tác nhân sấy.
- Nhiệt độ của vật liệu sấy tăng: làm mật độ hơi trong các mao quản tăng, dẫn đến
làm tăng phân áp suất hơi nước trên bề mặt của vật liệu.

Vì vậy, các hệ thống sấy (HTS) nóng thường được phân loại theo phương pháp
cung cấp nhiệt:

- Hệ thống sấy đối lưu: là hệ thống sấy phổ biến nhất, dùng cả hai cách trên để tạo
sự chênh lệch phân áp suất hơi nước. Vật liệu sấy nhận nhiệt đối lưu từ tác nhân
sấy là không khí nóng hoặc khói lò. Hệ thống sấy đối lưu còn được phân loại ra:
HTS hầm, HTS buồng, HTS thùng quay, HTS tháp, HTS khí động, v.v…
- Hệ thống sấy tiếp xúc: vật liệu sấy nhận nhiệt từ việc tiếp xúc với bề mặt nóng.
Các loại thường gặp: HTS lô, HTS tang, v.v…
- Hệ thống sấy bức xạ: vật liệu sấy nhận nhiệt từ một nguồn bức xạ.
- Các hệ thống sấy khác: ngoài các HTS nói trên còn có HTS dùng dòng điện cao
tần hoặc dùng năng lượng điện từ trường để đốt nóng vật liệu sấy. Khi vật liệu sấy
được đặt trong một trường điện từ thì vật sẽ bị đốt nóng bởi những dòng điện xuất
hiện trong chính nó.

Phương pháp sấy lạnh

Động lực của phương pháp sấy lạnh cũng là tạo ra sự chênh lệch phân áp suất hơi
nước giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy bằng cách giảm phân áp suất hơi nước của tác
nhân sấy nhờ giảm lượng chứa ẩm. Có các loại HTS lạnh sau:

- Hệ thống sấy lạnh ở to > 0: động lực của quá trình sấy tương tự như các hệ thống
sấy nóng. Điểm khác nhau là cách làm giảm phân áp suất hơi nước trong tác nhân
sấy. Do HTS lạnh có nhiệt độ tác nhân sấy xấp xỉ nhiệt độ môi trường, nên thay vì
đốt nóng đến nhiệt độ cao thì người ta sẽ làm giảm lượng chứa ẩm.
- Hệ thống sấy thăng hoa: làm lạnh nhiệt độ của vật liệu sấy xuống dưới 0oC (T <
273K) và áp suất bao quanh vật p < 610 Pa, khi đó nếu vật nhận được nhiệt lượng,
ẩm trong vật liệu sấy ở dạng rắn, trực tiếp biến thành hơi đi vào tác nhân sấy.
- Hệ thống sấy chân không: nếu nhiệt độ vật liệu sấy nhỏ hơn 273K nhưng p > 610
Pa thì nước ở thể rắn phải chuyển sang lỏng rồi mới hóa hơi chứ không trực tiếp
chuyển từ rắn thành hơi như ở HTS thăng hoa.

Do yêu cầu kỹ thuật phức tạp và tốn kém, hiệu quả kinh tế không cao nên các HTS
lạnh rất ít phổ biến, chủ yếu chỉ dùng để sấy những vật liệu sấy quý hiếm không chịu
được nhiệt độ cao.

1.1.3.6. Lựa chọn hệ thống sấy


Trong phạm bài báo cáo này thì sẽ sử dụng HTS đối lưu, trong đó còn được phân
loại ra:

- Hệ thống sấy buồng (HTSB):

Cấu tạo chủ yếu của HTSB là buồng sấy. Trong buồng sấy bố trí các thiết bị đỡ
vật liệu gọi chung là thiết bị truyền tải (TBTT). Nếu dung lượng của buồng sấy bé và
TBTT là các khay sấy thì được gọi chung là tủ sấy. Nếu dung lượng buồng sấy lớn với
TBTT là xe goòng với các thiết bị chứa vật liệu thì gọi là HTSB kiểu xe goòng… Nói
chung, TBTT trong HTSB rất đa dạng. Ví dụ HTSB để sấy sơ chế thuốc lá mà chúng ta
gặp phổ biến ở Việt Nam trồng thuốc lá, TBTT chỉ là các sào bằng tre để treo thuốc. Do
đặc điểm nói trên, HTSB là một HTS chu kỳ từng mẻ. Do đó, năng suất sấy không cao.
Tuy nhiên, HTSB có thể sấy nhiều dạng VLS khác nhau từ dạng cục, hạt như các loại
nông sản đến vật liệu dạng thanh, tấm gỗ, thuốc lá… (Trần Văn Phú, 2008)

- Hệ thống sấy hầm (HTSH):

Khác với HTSB, trong HTSH, thiết bị sấy (TBS) là một hầm sấy dài, VLS vào đầu
này và ra đầu kia của hầm. TBTT trong HTSH thường là các xe goòng với các khay chứa
VLS hoặc băng tải. Đặc điểm chủ yếu của HTSH là bán liên tục hoặc liên tục. Cũng như
HTSB, HTSH có thể sấy nhiều dạng VLS khác nhau. Tuy nhiên, do hoạt động bán liên
tục hoặc liên tục nên năng suất của nó lớn hơn rất nhiều so với HTSB (Trần Văn Phú,
2008).

- Hệ thống sấy tháp

Đây là hệ thống chuyên dùng để sấy VLS dạng hạt như thóc, ngô, lúa mỳ,… HTS
này có thể hoạt động liên tục hoặc bán liên tục. TBS trong HTS này là một tháp sấy,
trong đó người ta đặt một loạt các kênh dẫn xen kẽ với một loạt các kênh thải. VLS đi từ
trên xuống dưới và tác nhân sấy (TNS) từ kênh dẫn xuyên qua VLS thực hiện quá trình
trao đổi nhiệt – ẩm với VLS rồi đi vào kênh thải và thải vào môi trường (Trần Văn Phú,
2008).
- Hệ thống sấy thùng quay

Đây là một HTS chuyên dụng để sấy các VLS dạng cục, hạt. TBS trong HTS này
có thể là một ống tròn đặt nghiêng một góc nào đó. Trong thùng sấy có thể bố trí các cách
xáo trộn hoặc không. Khi thùng sấy quay, VLS vừa dịch chuyển từ đầu này đến đầu kia
vừa bị xáo trộn và thực hiện quá trình trao đổi nhiệt – ẩm với dòng TNS (Trần Văn Phú,
2008).

- Hệ thống sấy khí động

Có nhiều dạng HTS khí động. TBS trong HTS này có thể là một ống tròn hoặc
phễu, trong đó TNS có nhiệt độ thích hợp với tốc độ cao vừa làm nhiệm vụ trao đổi nhiệt
– ẩm, vừa làm nhiệm vụ đưa VLS đi từ đầu này đến đầu kia của TBS. Do đó, VLS trong
HTS này thường là dạng hạt hoặc các mảnh nhỏ và độ ẩm cần lấy đi thường là ẩm bề mặt
(Trần Văn Phú, 2008).

- Hệ thống sấy tầng sôi

Đây là một HTS chuyên dụng để sấy hạt. TBS ở đây là một buồng sấy, trong đó
VLS nằm trên ghi có đục lỗ. TNS có nhiệt độ và tốc độ thích hợp đi xuyên qua ghi và
làm cho VLS chuyển động bập bùng trên mặt ghi như hình ảnh các bọt nước sôi để thực
hiện quá trình trao đổi nhiệt – ẩm. Vì vậy, người ta gọi HTS này là HTS tầng sôi. Hạt khô
nhẹ hơn sẽ nằm ở phía trên và được lấy ra một cách liên tục (Trần Văn Phú, 2008).

- Hệ thống sấy phun

HTS này dùng để sấy các dung dịch huyền phù như trong công nghệ sản xuất sữa
bột. TBS trong HTS phun là một hình chóp trụ, phần chóp quay xuống phía dưới. Dung
dịch huyền phù được bơm cao áp đưa vào thiết bị tạo sương mù. TNS có nhiệt độ thích
hợp đi vào TBS thực hiện quá trình trao đổi nhiệt – ẩm với sương mù VLS và thải ra môi
trường. Do sản phẩm sấy ở dạng bột nên trong HTS phun, TNS trước khi thải ra môi
trường bao giờ cũng đi qua xyclon để thu hồi VLS bay theo. Vật liệu khô được lấy ra ở
đáy chóp bán liên tục hoặc liên tục (Trần Văn Phú, 2008).
Với nguyên liệu là cà phê nhân, ta có thể chọn phương pháp sấy bằng hệ thống sấy
thùng quay.

1.1.3.7. Lựa chọn tác nhân sấy

Trong HTS đối lưu, vai trò của tác nhân sấy đặc biệt quan trọng vì nó đóng cả hai
vai trò vừa gia nhiệt, vừa tải ẩm. Đối với sản phẩm là cà phê nhân, chỉ còn lớp vỏ lụa
mỏng bên ngoài nên trong quá trình sấy yêu cầu phải được giữ sạch, không bị ô nhiễm,
bám bụi, nhiệt độ sấy không cao nên ta chọn tác nhân sấy là không khí nóng.

1.2. Nguyên liệu


1.2.1. Giới thiệu

Cà phê là một đặc sản của miền nhiệt đới, là một loại thức uống lâu đời và phổ
biến. Ngày nay cà phê là một trong những loại thức uống được yêu thích nhất trên toàn
thế giới.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, ở vị trí số 1 về sản xuất cà
phê vối Robusta. Gần 90% diện tích trồng cà phê ở Việt Nam là cà phê vối (Robusta),
10% là cà phê chè (Arabica), còn lại là cà phê mít (excelsa).

1.2.2. Cấu tạo


1.2.2.1. Cấu tạo quả cà phê
Hình 1: Cấu tạo quả cà phê
Quả cà phê gồm có những phần sau : lớp vỏ quả , lớp nhớt ,lớp vỏ trấu , lớp vỏ
lụa, nhân: Lớp vỏ quả : là lớp vỏ ngoài , mềm ,ngoài bì có màu đỏ hoặc vàng. Trong vỏ
quả có 30 – 31,5% chất khô.

- Lớp vỏ thịt: nằm dưới lớp vỏ mỏng, gọi là trung bì , vỏ thịt cà phê chè mềm , chứa
nhiều chất ngọt , dễ xay xát hơn . Vỏ cà phê mít cứng và dày hơn .
- Vỏ trấu: bao bọc quanh nhân, nhiều chất xơ, có màu trắng ngà.
- Lớp vỏ lụa: bọc sát nhân, rất mỏng và mềm, có màu sắc và đặc tính khác nhau tùy
theo loại cà phê .
- Nhân: nằm ở trong cùng, là phần chính của quả cà phê. Một quả cà phê có thể có
1, 2 hoặc 3 nhân . Thông thường thì chỉ có 2 nhân .
Bảng 1: Tỷ lệ các phần cấu tạo của quả cà phê (tính theo % quả tươi)

Các loại vỏ và
Cà Phê Chè (%) Cà Phê Vối (%)
nhân

Vỏ Quả 43 ÷ 45 41 ÷ 42

Lớp nhớt 20 ÷ 23 21 ÷ 42
Vỏ trấu 6 ÷ 7,5 6÷8

Nhân và vỏ lụa 26 ÷ 30 29

1.1.1.1. Cấu tạo nhân cà phê

Hình 2: Cấu tạo nhân cà phê


Nhân cà phê được cấu tạo bởi phôi và mô dinh dưỡng.

1.1.1. Thành phần hóa học của nhân cà phê

Bảng 2: Thành phần hóa học của nhân cà phê

Thành phần Hàm lượng (%)

Glucid: 59,8

Đường khử 4

Sucrose 3,8
Glucose, fructose, galactose 2

Tinh bột 10

Pentosane 5

Hemicellulose 15

Holocellulose 18

Lignine 2

Chất béo 13

Protein 13

Tro (các chất khoáng) 4

Các acid không bay hơi: 8,2

Chlorogenic 7

Oxalic 0,2

Malic 0,3

Citric 0,3

Tartatic 0,4
1.2.3. Tính chất vật lý của nhân cà phê

Cà phê nhân được bóc ra từ cà phê thóc. Cà phê nhân có hình dáng bầu dục, có
chiều dài khoảng 1 cm, chiều rộng khoảng từ 0,5 cm.

Theo TVCN 4193:2014, yêu cầu độ ẩm của sản phẩm cà phê nhân phải ≤ 12,5%.
Vì vậy ta có thể chọn độ ẩm tương đối sau khi sấy của cà phê nhân là 12%.

- Nhiệt độ đốt nóng hạt cho phép của cà phê nhân:

Th = 2.218 – 4.343ln τ+ 23.5/(0.37+0.63.0.22)

Trong đó: th là nhiệt độ cho phép đốt nóng hạt.

τ là thời gian sấy.

ωtb là độ ẩm trung bình

1.3. Sản xuất cà phê nhân


1.3.1. Mục đích

Sản xuất cà phê nhân nhằm mục đích loại bỏ các lớp bao vỏ bọc quanh hạt nhân cà
phê để thu được cà phê nhân .Để cà phê nhân sống có một giá trị thương phẩm cao chúng
ta phải sấy khô đến mức độ nhất định (độ ẩm mà nhà chế biến yêu cầu). Rồi sau đó tiếp
tục các quá trình chế biến tinh khiết hơn như chế biến cà phê rang, cà phê bột thô, cà phê
hòa tan. Hoặc các sản phẩm khác có phối chế như: cà phê sữa, các loại bánh kẹo cà phê.

1.3.2. Phương pháp

Trong kỹ thuật sản xuất cà phê nhân có 2 phương pháp chính :

- Phương pháp sản xuất khô: cà phê tươi sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, phân
loại, sau đó mang đi phơi – sấy ngay, tiếp theo sẽ tiến hành xát vỏ để tạo ra sản
phẩm cà phê nhân, và sau cùng là quá trình đóng gói và bảo quản.
- Phương pháp sản xuất khô ướt: cà phê tươi sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch,
phân loại, sau đó sẽ tiến hành xát vỏ ướt để loại bỏ các lớp vỏ, tiếp đó là quá trình
phơi – sấy và sau cùng là quá trình đóng gói và bảo quản.
Sự khác biệt trong 2 phương pháp là thứ tự thực hiện của 2 công đoạn Phơi – sấy
và tách vỏ:

- Phương pháp sản xuất khô: phơi – sấy trước khi xát vỏ: do các lớp vỏ còn một
lượng ẩm lớn nên việc làm khô sẽ rất tốn thời gian và năng lượng. Ngoài ra, do
quá trình phơi quá lâu nên còn chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, dẫn đến việc
chất lượng không đồng đều.
- Phương pháp ướt: xát vỏ trước khi phơi – sấy: các lớp vỏ đã bị loại bỏ giúp thời
gian làm khô diễn ra nhanh hơn. Do ban đầu hạt cà phê có độ ẩm còn cao, nếu
mang đi sấy ngay đến độ ẩm yêu cầu để bảo quản là < 12,5% thì sẽ tiêu tốn rất
nhiều năng lượng. Vì vậy để tiết kiệm chi phí ta sẽ tiến hành phơi trước, đến khi
độ ẩm còn khoảng 20% thì sẽ bắt đầu tiến hành quá trình sấy.

1.4. Công nghệ sấy thùng quay


1.4.1. Khái niệm

Hệ thống sấy thùng quay cũng là một hệ thống sấy đối lưu, chuyên dùng để sấy
các vật liệu sấy dạng hạt hoặc mảnh nhỏ như hạt ngũ cốc, mì chính, v.v…

1.4.2. Cấu tạo


Hình 3. Cấu tạo hệ thống sấy thùng quay

Trong đó: (1) Thùng quay (9) Con lăn chặn

(2) Vành đi đỡ (10) Mô tơ quạt chuyển động

(3) Con lăn đỡ (11) Bệ đỡ bê tông

(4) Bánh răng (12) Băng tải

(5) Phễu hứng sản phẩm (13) Phễu tiếp liệu

(6) Quạt hút (14) Van điều chỉnh

(7) Xyclon (15) Quạt thổi

(8) Thiết bị đốt nóng

1.1.1. Nguyên lý hoạt động

Trọng lượng của thùng sấy hình trụ (1) được đặt nằm ngang nghiên một góc 3 ÷ 5o
so với mặt phẳng ngang, được chịu bởi hai bánh đai đỡ (2). Bánh đai được đặt trên bốn
con lăn đỡ (3). Khoảng cách giữa hai con lăn trên cùng một bệ đỡ (11) có thể thay đổi để
điều chỉnh góc nghiêng của thùng. Vật liệu sấy được nạp liên tục vào đầu cao của thùng
thông qua phễu tiếp liệu (13) đi vào thùng sấy (1). Quạt thổi (15) đưa không khí đã được
gia nhiệt qua thiết bị đốt nóng (8) vào thùng sấy cùng lúc với vật liệu sấy. Chuyển động
quay của thùng được thực hiện nhờ bộ truyền động từ động cơ (10) sang hộp giảm tốc
đến bánh răng (4) gắn trên thùng. Bên trong thùng có gắn các cánh nâng, dùng để nâng và
đảo trộn vật liệu sấy, mục đích là tăng diện tích tiếp xúc giữa vật liệu sấy và tác nhân sấy,
do đó tăng bề mặt truyền nhiệt, tăng cường trao đổi nhiệt để quá trình sấy diễn ra triệt để.
Thùng sấy quay tròn, vật liệu sấy vừa bị xáo trộn vừa đi dần từ đầu cao xuống đầu thấp
của thùng sấy. Trong quá trình này, vật liệu sấy và tác nhân sấy sẽ trao đổi nhiệt ẩm cho
nhau. Sau khi đi hết chiều dài thùng sấy, vật liệu sẽ đạt độ ẩm cần thiết theo yêu cầu. Lúc
này, vật liệu sấy sẽ được thu nhận bằng phễu hứng sản phẩm (5) và vận chuyển vào kho
chứa nhờ băng tải (12). Còn tác nhân sấy sẽ được quạt hút (6) hút vào hệ thống xyclon
(7) để lọc bụi và các mảnh nhỏ của vật liệu sấy bị cuốn theo, cuối cùng sẽ thải khí sạch ra
môi trường.

1.1.2. Đánh giá ưu – nhược điểm

Ưu điểm: quá trình sấy đều đặn và mãnh liệt nhờ tiếp xúc tốt giữa tác nhân sấy và
vật liệu sấy. Cường độ sấy lớn có thể làm bay hơi 100kg ẩm/m3.h. Thiết bị gọn, có thể cơ
khí hóa và tự động hóa cho toàn bộ khâu sấy.(Nguyễn Bin, 2008)

Nhược điểm: vật liệu bị đảo lộn nhiều dễ tạo bụi do vỡ vụn nên sẽ làm giảm chất
lượng của sản phẩm trong một số trường hợp.(Nguyễn Bin, 2008).

1.2. Thiết bị sấy thùng quay


1.2.1. Thiết bị chính

Cấu tạo chính của HTS thùng quay là một thùng sấy hình trụ tròn. Thùng sấy làm
bằng thép, được đặt nghiêng với mặt phẳng nằm ngang theo tỷ lệ 1/15 ÷ 1/50. Thùng sấy
quay với tốc độ 1,5 ÷ 8 vòng/phút nhờ một động cơ điện thông qua hộp giảm tốc. Thùng
sấy là nơi trao đổi nhiệt ẩm của tác nhân sấy và vật liệu sấy.
Hình 4. Cấu tạo thùng sấy

Ngoài ra, để tăng cường quá trình xáo trộn và trao đổi nhiệt ẩm mà người ta còn
bố trí thêm vào bên trong thùng sấy các cánh khuấy. Có rất nhiều cách bố trí cánh khuấy.

Hình 5. Cấu tạo và kích thước cánh khuấy đơn


Hình 6. Cấu tạo và kích thước cánh khuấy kép

1.1.1. Thiết bị phụ


1.1.1.1. Xyclon

Trong HTS sấy thùng quay, quá trình đảo trộn và sấy cà phê nhân có thể làm vỡ cà
phê, tạo ra những mảnh nhỏ và chúng có thể bay theo tác nhân sấy. Theo kinh nghiệm,
vật liệu sấy bay theo tác nhân sấy có thể đạt 2 ÷ 30 g/m3. Vì vậy, xyclon được sử dụng để
lọc sạch bụi trước khi thải khí ra môi trường.

Để đánh giá độ sạch của không khí, hay hiệu quả khử bụi của xyclon, người ta đặt
ra một khái niệm gọi là độ làm sạch ηS được tính theo công thức sau:

𝑎1 − 𝑎2
ηS =
𝑎1

Trong đó: a1 (μg/m3): nồng độ bụi trước khi được làm sạch.

a2 (μg/m3): nồng độ bụi sau khi được làm sạch.

Xyclon hoạt động theo nguyên lý ly tâm, cấu tạo và các cách thước cơ bản được
biểu diễn theo hình sau:
Hình 7. Cấu tạo và các kích thước cơ bản của xyclon.

Trong đó: H: Chiều cao của xyclon


D: Đường kính xyclon
d: Đường kính ống trung tâm
d2: Đường kính trong của cửa tháo bụi
h1: Chiều cao phễu
h2: Chiều cao phần hình trụ của xyclon
h3: Chiều cao phần bên ngoài ống tâm
h4: Chiều dài phần ống có mặt bích
h5: Khoảng cách từ tận cùng xyclon đến mặt bích
b: Chiều rộng cửa vào
h: Chiều cao tiết diện kênh dẫn vào xyclon
l: Chiều dài ống dẫn khí vào
Ta chọn loại calorife khí – hơi để đốt nóng không khí.

Calorife khí – hơi là loại thiết bị trao đổi nhiệt qua vách ngăn. Hơi bão hòa ngưng
tụ sẽ đi bên trong ống, còn bên ngoài là không khí nhận nhiệt từ hơi bão hoà để tăng nhiệt
độ đạt đến mức yêu cầu. Ngoài ra, phía không khí còn được làm thêm cánh để tăng
cường khả năng truyền nhiệt. Như vậy trong kỹ thuật sấy, calorife khí – hơi là loại vách
ngăn có cánh.

Hình 8. Cấu tạo và kích thước cơ bản của calorife khí – hơi.

Trong đó: (1): khung calorife

(2): ống có cánh

(3): mặt bích

(4): ống hơi vào và nước ngưng ra

1.1.1.2. Quạt

Dùng để vận chuyển tác nhân sấy trong hệ thống sấy. Loại quạt được sử dụng
trong phạm vi bài báo cáo này là quạt ly tâm. Các tiêu chí dùng để chọn quạt: đặc trưng
của HTS, trở lực mà quạt phải khắc phục (Δp), năng suất mà quạt cần tải đi (V), nhiệt độ
và độ ẩm của tác nhân sấy. Cần phải xác định được hiệu suất của quạt khi chọn quạt.

Quạt ly tâm được sản xuất có hai chiều quay khác nhau với các giá đỡ khác nhau
để tiện lợi khi lắp đặt theo yêu cầu sử dụng.
Hình 9. Các dạng quạt ly tâm theo chiều quay và giá đỡ

Quạt ly tâm có thể gắn trực tiếp với động cơ điện hoặc nối với động cơ điện qua
một bánh đai.

Hình 10. Cấu tạo và các kích thước cơ bản của quạt ly tâm U3-57 do Liên Xô sản xuất.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH TOÁN
2. aa
2.1. Quy hoạch mặt bằng xây dựng nhà xưởng lắp đặt hệ thống sấy thùng quay
2.1.1. Yêu cầu
2.1.1.1. Khả năng cung cấp nguyên liệu

Nhà xưởng phải được đặt tại nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào quanh năm, đáp
ứng được nhu cầu sản xuất liên tục.

2.1.1.2. Nguồn điện năng

Lấy điện từ nguồn trung áp 22 kV của khu công nghiệp, qua trạm biến áp chuyển
về nhà máy là 220V. Để đảm bảo ổn định cần chu cấp thêm thiết bị phát điện dự phòng.

2.1.1.3. Nguồn nước

Hệ thống xử lý được lắp đặt để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho quy mô sản xuất.

2.1.1.4. Hệ thống thoát nước


Có đường ống và rảnh thoát nước, đến hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi
trường đảm bảo mức độ vệ sinh, không gây hại đến sinh thái chung.

2.1.1.5. Giao thông

Khu công nghiệp có mạng lưới giao thông ổn định và thuận tiện cho quá trình vận
chuyển và đi lại.

2.1.2. Lựa chọn địa điểm

Đăk Lak là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, vì vậy việc xây dựng
nhà xưởng ngay tại đây sẽ thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên liệu, nâng cao hiệu
quả sản xuất. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, thõa mãn được những yêu cầu trên,
ta sẽ đặt nhà xưởng hệ thống sấy thùng quay tại cụm công nghiệp Cư Kuin.

2.1.3. Đặc điểm của địa điểm xây dựng


2.1.3.1. Vị trí

Cụm công nghiệp Cư Kuin nằm ở thôn Lô 13, Xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin,
tỉnh Đăk Lak. Phía Bắc giáp đất của Công ty TNHH Mô ̣t thành viên cà phê Ea Tiêu. Phía
Đông giáp đất trồng cà phê của nhân dân xã Dray Bhăng.

2.1.3.2. Lợi thế


- Vị trí địa lý thuâ ̣n lợi: huyê ̣n Cư Kuin nằm tiế p giáp với thành phố Buôn Ma
Thuô ̣t và 4 huyê ̣n ( Krông Bông, Krông Ana, Krông Pắc, Lăk), cách trung tâm
thành phố Buôn Ma Thuột 19 km về phía Đông Nam.
- Giao thông: nằm sát Tỉnh lô ̣ 10 và cách Quố c lô ̣ 27 khoảng 5 km, đường giao
thông trải nhựa tới cổ ng cụm công nghiê ̣p, cách cảng hàng không Buôn Ma Thuô ̣t
khoảng 14 km.
- Hiê ̣n trạng đấ t: cụm công nghiê ̣p nằm trên địa hình khá bằng phẳng và hiê ̣n tại đấ t
đã được giải phóng mặt bằng do UBND huyê ̣n Cư Kuin quản lý;
- Tiề m năng về lao đô ̣ng phổ thông khá dồ i dào;
- Nguồ n nguyên liê ̣u lớn: cà phê nhân đạt 28146,3 tấn/năm.
- Được hưởng các chế đô ̣ chính sách khuyế n khích, ưu đãi đầ u tư của Chính phủ và
của UBND tỉnh.
- Đã có đơn vị Quản lý và Kinh doanh Hạ tầ ng : Trung tâm Phát triể n cụm công
nghiê ̣p Cư Kuin.
2.2. Đối tượng nghiên cứu và tính toán

Đối tượng nghiên cứu và tính toán là hệ thống sấy thùng quay dùng để sấy cà phê
nhân với năng suất nhập liệu là 1700kg/h.

Nguyên lý làm việc của hệ thống sấy thùng quay:

Hình 11. Sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống sấy thùng quay.

Không khí bên ngoài môi trường sau khi đi qua bộ để làm sạch sẽ đi đến calorife
để gia nhiệt đến nhiệt độ yêu cầu rồi đưa vào thùng sấy. Cùng lúc này, vật liệu sấy được
đưa vào thùng sấy, chuyển động xuôi dòng với không khí nóng. Sự tiếp xúc trong quá
trình chuyển động dẫn đến hiện tượng trao đổi nhiệt ẩm của vật liệu sấy và không khí
nóng. Lúc này không khí nóng vừa đóng vai trò là tác nhân sấy, vừa làm chất tải ẩm
mang theo ẩm từ vật liệu sấy. Sau khi đi hết chiều dài thùng sấy. vật liệu sấy sẽ đạt được
độ ẩm yêu cầu và được băng tải vận chuyển đến kho chứa. Không khí nóng sẽ mang theo
các mảnh vỡ nhỏ của vật liệu sấy đi qua xyclon để lọc và sau đó thải ra ngoài không khí
sạch.

2.3. Phương pháp nghiên cứu và tính toán


2.3.1. Tính toán thông số đầu vào của nguyên liệu
2.3.1.1. Đường kình hạt
2.3.1.2. Khối lượng riêng
2.3.1.3. Nhiệt dung riêng
2.3.2. Tính thời gian sấy
2.3.3. Các kích thước cơ bản của thùng sấy
2.3.3.1. Thể tích
2.3.3.2. Chiều dài và đường kính
2.3.3.3. Bề dày thùng sấy
2.3.4. Các thông số ban đầu
2.3.4.1. Xác định các thông số của không khí bên ngoài
2.3.4.2. Xác định các thông số của không khí trước khi đi vào thiết bị sấy
(tức là sau khi đi ra khỏi calorife)
2.3.4.3. Xác định các thông số của tác nhân sấy sau khi đi ra khỏi thiết bị
sấy
2.3.5. Tính cân bằng vật chất
2.3.5.1. Lượng ẩm cần bay hơi
2.3.5.2. Lượng tác nhân sấy lý thuyết
2.3.6. Tính cân bằng năng lượng
2.3.6.1. Tổn thất nhiệt qv do vật liệu sấy mang đi
2.3.6.2. Tổn thất nhiệt ra môi trường
2.3.6.3. Các thông số của quá trình sấy thực
2.3.6.4. Nhiệt lượng có ích để bốc hơi 1 kg ẩm
2.3.6.5. Tổn thất nhiệt do TNS mang đi
2.3.6.6. Tính cân bằng năng lượng
2.3.7. Tính toán thiết kế thiết bị phụ
2.3.7.1. Các chi tiết khác của thùng sấy
2.3.7.2. Xyclon
2.3.7.3. Calorife
2.3.7.4. Quạt
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ BẢN VẼ
3. B
3.1. Kết quả tính toán thiết kế hệ thống

Các ký hiệu sử dụng:

- G1, G2: năng suất nhập liệu và năng suất đầu ra của vật liệu sấy (kg/h)
- ω1, ω2: độ ẩm tương đối của vật liệu vật liệu khi vào và ra khỏi thiết bị (%)
- W: lượng ẩm bay hơi trong 1h (kg/h)
- d1: lượng chứa ẩm của không khí khô trước khi sấy (kg ẩm/kgkk)
- d2:lượng chứa ẩm của không khí khô sau khi sấy (kg ẩm/kgkk)
- L: lượng không khí khô cần thiết (kg/h)
- l: lượng không khí khô cần thiết để tách 1kg ẩm ra khỏi vật liệu (kgkk/kg ẩm)
3.1.1. Tính toán thông số đầu vào của nguyên liệu
3.1.1.1. Đường kính hạt

Chọn nguyên liệu sấy là cà phê nhân Robusta hạng 1 (R118) với đường kính trung
bình d = 7 mm = 0,007 m.

3.1.1.2. Khối lượng riêng


Khối lượng riêng của chất khô trong cà phê nhân ở nhiệt độ 25oC được tính theo
công thức sau:

1
𝜌𝑣 = 𝑡𝑝
𝑋
5 𝑗
∑𝑗=2
𝜌𝑗

Trong đó: ρj: khối lượng riêng của chất khô thứ j (j = 2÷n, n = 5) (kg/m3)

Với: 𝜌𝑝𝑟𝑜𝑡𝑒𝑖𝑛 = 1329,9 – 0,5184t0 = 1329,9 – 0,5184.25 = 1316,94 (kg/m3)

𝜌𝑔𝑙𝑢𝑐𝑖𝑑 = 1599,1 – 0,31046t0 = 1599,1 – 0,31046.25 = 1591,3385 (kg/m3)

𝜌𝑙𝑖𝑝𝑖𝑑 = 925,59 – 0,41757t0 = 925,59 – 0.41757.25 = 915,15075 (kg/m3)

𝜌𝑐ℎấ𝑡 𝑘ℎ𝑜á𝑛𝑔 = 2423,8 – 0,28063t0 = 2423,8 – 0.28063.25 = 2416,78425


(kg/m3)

𝜌đ𝑎 𝑙ượ𝑛𝑔 = 1017,29 (kg/m3)

tp
X j : tỉ lệ của thành phần trong nguyên liệu (%)

1
 𝜌𝑣 = 0,13 0,598 0,13 0,04 0,082
+ + + +
1316,94 1591,3385 915,15075 2416.78425 1017.29

= 1401,13264 (kg/m3)
3.1.1.3. Nhiệt dung riêng

Nhiệt dung riêng của chất khô trong cà phê nhân ở nhiệt độ 25oC được tính theo
công thức sau:

𝑡𝑝
Ck = ∑𝑛𝑗=1 𝑋𝑗 𝑐𝑗

Trong đó: cj (kJ/(kgK): nhiệt dung riêng của chất thứ j

Với: cprotein = 2,0082 + 1,2089.10-3.t0 + 1,3129×10-6.t02= 2,039 (kJ/(kgK)

cglucid = 1.5488 + 1,9625.10-3.t0 + 5,9399×10-6.t02 = 1,602 (kJ/(kgK)


clipid = 1,9842 + 1,4733.10-3.t0 + 4,8008×10-6.t02 = 2,024 (kJ/(kgK)

ctro = 1,0926 + 1,8896.10-3.t0 + 3,6817×10-6.t02 = 1,142 (kJ/(kgK)

cđa lượng = 1,29678 (kJ/(kgK)

Xjtp (%): tỉ lệ thành phần trong nguyên liệu

 Ck = 2,039.0,13 + 1,602.0,598 + 2,024.0,13 + 1,142.0,04 + 1,29678.0,082

= 1,6382 (kJ/kgK)

Bảng 3. Kết quả các thông số đầu vào của nguyên liệu

Thông số Giá trị

Độ ẩm sau khi sấy (ω2) 12%

Đường kính hạt (d) 0,007 m

Khối lượng riêng (ρ) 1401,13264 kg/m3

Nhiệt dung riêng (Ck) 1,6382 kJ/kgK

3.1.2. Tính thời gian sấy

Việc tính toán thời gian sấy đóng vai trò quan trọng trong tính toán thiết kế và vận
hành thiết bị sấy. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
loại vật liệu sấy, hình dạng, kích thước hình học của vật liệu, chế độ sấy (nhiệt độ, độ ẩm
tương đối và tốc độ tác nhân sấy).
Thời gian sấy được tính theo công thức sau:

(ω1 – ω2) = M(0,185τ + 3)

Trong đó: ω1 (%): độ ẩm cà phê nhân trước khi sấy

ω2 (%): độ ẩm cà phê nhân sau khi sấy

τ (phút): thời gian sấy

M: hệ số phụ thuộc vào đường kính trung bình của hạt. M được chọn dựa
vào bảng sau:

Bảng 4. Quan hệ giữa M và đường kính hạt. (Trần Văn Phú, 2008)

d (mm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

M 1,43 1,25 1,00 0,83 0,70 0,60 0,53 0,47 0,43 0,38

Với d = 7 mm, ta sẽ chọn được M = 0,53. Qua đó thời gian sấy được tính như sau:

(37 – 7) = 0,53(0,185τ + 3)

 τ ≈ 289,75 phút ≈ 4,829 giờ


3.1.3. Kích thước cơ bản của thùng sấy
3.1.3.1. Thể tích thùng sấy:

𝐺1 .τ
Vt = (m3)
𝜌𝑣 .𝛽

Với: β là hệ số điền đầy (0,15÷ 0,2), ta chọn β = 0,175 (Nguyễn Văn May, 2004).

1700.4.829
 Vt = = 33.4802 m3
1401,13264.0,175
3.1.3.2. Chiều dài và đường kính thùng sấy:
Theo kinh nghiệm, quan hệ giữa chiều dài và đường kính của thùng sấy nằm trong
khoảng:

𝐿
= (3,5 ÷ 7)
𝐷

Ta chọn tỷ số trên bằng 4 hay có nghĩa là L = 4D. Từ đó ta có thể tính được đường
kính của thùng sấy như sau:

𝜋.𝐷2 .𝐿 4𝜋.𝐷3
Vt = = = 1,3336 m3
4 4

3 𝑉 3 33.4802
 D= √𝑡= √ = 2.2 m
𝜋 𝜋

 Chiều dài thùng sấy: L = 4D = 4.2.2= 8.8 m


3.1.3.3. Bề dày thùng sấy

Thùng sấy được chế tạo bằng thép CT3 với các thông số sau: (Sổ tay QTTB công
nghệ hóa chất tập 2).

Bảng 5. Thông số của thép CT3

Thông số Giá trị Ghi chú

Khối lượng riêng (ρ) 7850 kg/m3

Hệ số dẫn nhiệt (λ) 50 W/m2.K

Ứng suất tiêu chuẩn ([σ]*) 138 N/mm2

Hệ số hiệu chỉnh (η) 0,95 Do có sử dụng lớp cách nhiệt

Hệ số bền mối hàn (φ) 0,95


Đường kính trong của thùng sấy (D) 752 mm

Áp suất làm việc của thùng (p) 0,0981 N/mm2 Áp suất khí quyển

Ứng suất cho phép của vật liệu được tính như sau:

[σ] = η. [σ]* = 0,95.138 = 128,25

Bề dày thân thùng được tính theo công thức sau: (Sấy thăng hoa, Nguyễn Tấn
Dũng)

𝐷.𝑝 752.0,0981
S’ = = = 0,3 mm
2.[𝜎].𝜑 2.128,25.0,95

Bề dày thật sự của thân buồng sấy: S = S’ + c

Với c là hệ số bổ sung:

c = ca + cb + cc + co

Trong đó: ca: hệ số do ăn mòn hóa học, chọn Ca = 1 mm

cb: hệ số do bào mòn, chọn Cb = 1 mm

cc: hệ số bổ sung do sai lệch, Cc = 0,5 mm


co: bề dày có thể có trên thị trường, Co = 0,2 mm
 c = 1 + 1 + 0,5 + 0,2 = 2,7 mm
 S = 0,3 + 2,7 = 3mm

Kiểm tra bề dày thùng

Theo công thức sau:

𝑆− 𝑐𝑎 3−1
= = 2,66.10-3 < 0,1 (thỏa mãn)
𝐷 751

Áp suất bên trong cho phép đối với thân trụ:


2.[𝜎].𝜑.(𝑆− 𝑐𝑎 ) 2.128,25.0,95.(3−1)
[p] = = = 0,646 N/mm2 > 0,0981 N/mm2
𝐷+(𝑆− 𝑐𝑎 ) 752+(3−1 )

Qua các bước kiểm tra trên, ta có thể kết luận bề dày của thùng sấy 3mm là an
toàn trong quá trình làm việc.

3.1.4. Các thông số ban đầu

Quá trình sấy lý thuyết biểu diễn trên đồ thị sau:

Hình 12. Đồ thị I-d của quá trình sấy lý thuyết

- Điểm 0 (t0, φ0) là trạng thái không khí bên ngoài.


- Điểm 1 (t1, φ1) là trạng thái không khí vào buồng sấy.
- Điểm 2 (t2, φ2) là trạng thái không khí sau quá trình sấy lý thuyết.
3.1.4.1. Xác định các thông số của không khí bên ngoài

Thông số nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài (t0,φ0) = (25oC, 85%) tương ứng điểm 0
trên đồ thị I-d.

Áp suất hơi bão hòa của không khí ứng với t0 = 25oC:

4026,42 4026,42
Pbh = exp{12 − } = exp{12 − } = 0,0315 bar
235,5+𝑡0 235,500+25
Lượng chứa ẩm d0:
𝜑0 × 𝑝𝑏ℎ
d0 = 0.621
𝑝𝑎 − 𝜑0 ×𝑝𝑏ℎ

Với B là áp suất khí quyển B = 745 mmHg = 0,9933 bar

0,85.0,0315
→ d0 = 0,621 = 0,0172 (kg ẩm/kg kk)
0,9933 − 0,85.0,0315

Enthalpy:

I0 = ik + d0.id = Cpk.t0 + d0(r + Cpa.t0)

Trong đó: ik, id (kJ/kg) lần lượt là enthalpy của 1kg không khí khô và 1kg hơi nước.
Cpk = 1,004 (kJ/kg.K): nhiệt dung riêng của không khí khô.
Cpa = 1,842 (kJ/kg.K): nhiệt dung riêng của hơi nước.
r = 2500 (kJ/kg): ẩn nhiệt hóa hơi của nước.

Vậy nên: I0 =1,004t0 + d0(2500 + 1,842t0) = 1,004.25 + 0,0172.(2500 + 1,842.25)

= 68,892 (kJ/kgkk)

Vậy các thông số không khí bên ngoài bao gồm:

- t0 = 250C
- φ0 = 85%
- d0 = 0,0172 kg ẩm/kgkk
- I0 = 68,892 kJ/kgkk
3.1.4.2. Xác định các thông số của tác nhân sấy trước khi vào thiết bị sấy
(tức là sau khi ra khỏi calorifer)

Nhiệt độ đốt nóng cho phép của cà phê nhân được tính theo công thức sau:

23,5
th = 2,218 − 4,343. 𝑙𝑛τ +
0,37+0,63.𝜔𝑡𝑏

Trong đó:
th là nhiệt độ cho phép đốt nóng hạt.
τ là thời gian sấy.
ωtb là độ ẩm trung bình: ωtb = 0,5.(ω1 + ω2) = 0,5.(37 + 7) = 22% = 0,22
23,5
 th = 2,218 − 4,343. 𝑙𝑛1,09 + = 48.05oC ≈ 48oC
0,37+0,63.0.22

Nhiệt độ sau khi ra khỏi calorifer của tác nhân sấy (t1) phải lớn hơn th. Vì vậy ta
chọn t1 = 800C, ta có cặp thông số (t1,d1) tương ứng với điểm 1 trên đồ thị I-d.

Vì là sấy lý thuyết nên d0 = d1 = 0,0172 kg ẩm/kg kk

Áp suất bão hòa của tác nhân sấy tại nhiệt độ 800C:

4026,42 4026,42
pbh1= exp{12 − } = exp{12 − } = 0,467 (bar)
235,5+𝑡1 235,5+80

Enthalpy của tác nhân sấy I1:

I1 = 1,004t1 + d1(2500 + 1,842t1) = 1,004.80 + 0,0172(2500 + 1,842.80)

= 125,8546 (kJ/kg kk)

Độ ẩm tương đối của tác nhân sấy φ1:

𝐵.𝑑1 0,9933.0,0172
φ1 = = = 5,73 (%)
(0,621+𝑑1 ).𝑝𝑏ℎ1 (0,621+0,0172).0,467

Vậy ta có các thông số của tác nhân sấy trước khi sấy:

- t1 = 800C
- d1 = 0,0172 kg ẩm/kgkk
- φ1 = 5,73 %
- I1 = 125,8546 kJ/kgkk
3.1.4.3. Xác định các thông số của tác nhân sấy sau khi ra khỏi thiết bị sấy

Để đảm bảo tính kinh tế, ta phải chọn nhiệt độ ra khỏi thùng sấy t2 sao cho độ ẩm
tương đối không quá nhỏ nhưng đồng thời cũng không được quá gần trạng thái bão hòa.
Trong bài báo cáo này ta chọn φ2 = (90 ± 5)%.
Nhiệt độ không khí sau khi kết thúc quá trình sấy có thể được tính như sau: t2 = th
+ (5÷10), với th là nhiệt độ đốt nóng của cà phê nhân.

Vậy nên ta chọn t2 = th + 10 = 58oC.

Sau khi chọn nhiệt độ của tác nhân sấy sau quá trình sấy theo lý thuyết là t2 = 580C,
ta có cặp thông số (t2,I2) tương úng điểm 2 trên đồ thị I-d.

Vì sấy lý thuyết nên I1 = I2 = 125,8546 kJ/kg kk.

Áp suất bão hòa của tác nhân sấy ở t2 = 580C:

4026,42 4026,42
Pbh2 = exp{12 − } = exp{12 − } = 0,1968 (bar)
235,5+𝑡3 235,5+58

Lượng chứa ẩm sau quá trình sấy d20:

𝐼2 − 1,004𝑡2 125,8546 − 1,004.58


d37 = = = 0,0259 (kg ẩm/kgkk)
2500+ 1,842𝑡2 2500 + 1,842.58

Độ ẩm tương đối của tác nhân sấy sau quá trình sấy lý thuyết φ20:

𝐵𝑑37 0,9933.0,0259
φ37 = = = 20.207 (%)
𝑝𝑏ℎ2 (0,621+𝑑37 ) 0,1968.(0,621 + 0,0259)

Với kết quả trên có thể thấy được ở t2 = 58

C thì độ ẩm tương đối của tác nhân sấy còn quá nhỏ so với điều kiện kinh tế. Vì vậy ta
o

phải chọn lại t2 = 36oC. Với t2 = 36oC ta sẽ tính được các thông số:

- Lượng chứa ẩm d20 = 0,035 kg ẩm/kgkk.


- Áp suất bão hòa của tác nhân sấy ở t2 = 36oC: Pbh2 = 0,059 bar.
- Độ ẩm tương đối φ20 = 89,824% (thõa điều kiện)
3.1.5. Tính cân bằng vật chất
3.1.5.1. Lượng ẩm cần bay hơi

Sơ đồ cân bằng vật chất của thiết bị sấy:


G1; ω1
g

L0 ; d 0 L2 ; d 2 ; W

G2; ω2

Hình 1. Sơ đồ cân bằng vật chất

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng đối với khối lượng khô của vật liệu trước
và sau quá trình sấy:

G1(1 – ω1) = G2(1 – ω2)

1−𝜔1 1−0,2
 G2 = G 1 . = 300. = 272,727 (kg/h)
1−𝜔2 1−0,12

Từ đó ta có thể xác định được lượng ẩm bay hơi như sau:

W = G1 – G2 = 300 – 272,727 = 27,273 (kg ẩm/h)

3.1.2.1. Lượng TNS lý thuyết

Lượng không khí tiêu hao riêng cho 1kg ẩm trong quá trình sấy lý thuyết:

1 1
l0 = = = 56,18 (kgkk/kg ẩm)
𝑑20 −𝑑1 0,035 − 0,0172

Lưu lượng không khí thổi vào buồng sấy trong quá trình sấy lý thuyết:

L0 = l0.W = 56,18.27,273 = 1532,19714 (kgkk/h)


Dựa theo phụ lục 5, ta có thể xác định được thể tích không khí ẩm của 1kg không
khí khô trước và sau quá trình sấy lý thuyết lần lượt là v1 = 1,04865 m3/kgkk (t1 = 80oC,
φ1 = 5,73%) và v20 = 0,9463 (t2 = 36oC, φ20 = 89,824%).

Lưu lượng thể tích của TNS trước quá trình sấy lý thuyết là:

V1 = v1.L0 = 1,04865.1532,19714 = 1606,7385 m3/h

Lưu lượng thể tích của TNS sau quá trình sấy lý thuyết là:

V2 = v2.L0 = 0,9463.1532,19714 = 1449,9182 m3/h

Lưu lượng thể tích trung bình:

𝑉1 + 𝑉2 1606,7385 + 1449,9182
Vtb0 = = = 1528,3284 m3/h ≈ 0,4245 m3/s
2 2

3.1.6. Tính cân bằng năng lượng


3.1.6.1. Tổn thất nhiệt qv do vật liệu sấy mang đi

Nhiệt dung riêng của cà phê nhân Ck = 1,6382 kJ/kgK. Từ đó tính được nhiệt dung
riêng của cà phê nhân ra khỏi thiết bị sấy:

Cv2 = Ck(1 – ω2) + Caω2 = 1,6382.(1 – 0,12) + 4.1868.0,12 = 1,944 kJ/kgK

Khi đó tổn thất nhiệt do nhiệt độ sấy mang đi:

Qv = G2Cv2(t2 – t0) = 272,727.1,944(36 – 25) = 5831,9942 kJ/h

𝑄𝑣 5831,9942
qv = = = 213,838 kJ/kg ẩm
𝑊 27,273

3.1.6.2. Tổn thất nhiệt ra môi trường

Để tính tổn thất nhiệt ra môi trường chúng ta phải giả thiết tốc độ của tác nhân sấy
dựa trên cơ sở là tốc độ lý thuyết w0(m/s). Sau khi tính toán xong lượng TNS thực ta sẽ
kiểm tra lại giả thuyết này. Tốc độ lý thuyết w0 được tính như sau:

𝑉𝑡𝑏0
w0 =
𝐹𝑡𝑑
Với: Vtb0(m3/s) : lưu lượng thể tích trung bình

Ftd(m2): tiết diện tự do của thùng sấy, được tính theo công thức:

𝜋.𝐷2 𝜋.0,752 2
Ftd = (1 − 𝛽)𝐹𝑡𝑠 = (1 − 0,175) = 0,825 = 0,366 m2
4 4

0,4245
 w0 = = 1,16 m/s
0,366

Ta sẽ giả thuyết rằng tốc độ TNS trong quá trình sấy thực là w = w0 = 1,2 m/s.

Các dữ liệu để tính mật độ dòng nhiệt bao gồm:

Nhiệt độ dịch thể nóng: trong trường hợp này là nhiệt độ trung bình của TNS đi
vào và ra khỏi thiết bị sấy:

tf1 = 0,5(t1 + t2) = 0,5(80 + 36) = 58oC

Nhiệt độ dịch thể lạnh: chính là nhiệt độ môi trường

tf2 = t0 = 25oC

Thiết bị sấy hình trụ tròn làm bằng thép CT3 dày 0,003 m, hệ số dẫn nhiệt λ = 50
(W/mK). Khi đó đường kính ngoài của thùng sấy có thể tính bằng:

D’ = D + 0,03 = 0,752 + 0,03 = 0,782 m

Do tỉ lệ D’/D = 1,04 < 2 nên có thể xem thùng sấy như vách phẳng với một phía là
trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên giữa TNS và môi trường có nhiệt độ là t0 = 25oC, phía bên
kia là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức với tốc độ wt = 1,2 m/s và nhiệt độ bằng nhiệt độ
trung bình của TNS là 58oC.

Phía trong buồng sấy là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức với tốc độ w = 1,2 m/s.
Khi đó, hệ số trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức giữa tác nhân sấy với bề mặt bên trong của
buồng sấy tính theo công thức:

α1 = 6,15 + 4,17w = 6,15 + 4,17.1,2 = 11,154 (W/m2.h.K)


Trao đổi nhiệt đối lưu phía ngoài giữa mặt thùng sấy và môi trường không khí
xung quanh theo kinh nghiệm chính là là trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên chảy rối. Do đó,
hệ số trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên α2 được tính theo công thức:

α2 = 1,715(tw2 – tf2)1/3

Với: tw2: nhiệt độ mặt ngoài của thùng sấy. Nhiệt độ này chưa biết.

Mật độ dòng nhiệt phải thỏa mãn: q1 = q2 = q3

Trong đó:

q1 = α1(tf1 – tw1)

ʎ
q2 = (tw1 – tw2)
𝛿

q3 = α2(tw2 – tf2)

Với: tw1: nhiệt độ mặt trong của thùng sấy. Nhiệt độ này cũng chưa biết.

Khi mật độ dòng nhiệt thỏa mãn các đẳng thức trên đây thì nó cũng phải thõa mãn
phương trình truyền nhiệt sau:

q = k(tf1 – tf2)

Trong đó: k: hệ số truyền nhiệt


1
k= 1 𝛿 1
+ +
𝛼1 ʎ 𝛼2

Chạy bằng phần mềm excel để lựa chọn, ta thấy rằng khi chọn tw1 = 47,96565oC
và tw2 = 47,96096oC thì sai số giữa q1 và q3 là:

|𝑞1 − 𝑞3 | = 0,0006 < 0,001 (phù hợp)

Do đó:

- Nhiệt độ mặt trong buồng sấy: tw1 = 47,96565oC


- Nhiệt độ mặt ngoài buồng sấy: tw2 = 47,96096oC
Vậy, mật độ dòng nhiệt do trao đổi nhiệt đối lưu giữa tác nhân sấy và mặt trong
của thành thiết bị q1:

q1 = 11,154.(58 – 47,96565) = 111,9231 (W/m2)

Mật độ dòng nhiệt do đối lưu nhiệt tự nhiên từ mặt ngoài của tường và không khí
xung quanh q3:

q3 = 1,715.(47,96096 – 25)4/3 = 111,9225 (W/m2)

Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên α2:

α2 = 1,715(47,96096 – 25)1/3 = 4,8745 (W/m2K)

Vậy hệ số truyền nhiệt k:

1
k= 1 0.003 1 = 3,1994
+ +
11,154 50 4,4875

Do đó, mật độ dòng nhiệt:

q = k(tf1 – tf2) = 3,1994(58 – 25) = 105,5802 (W/m2)

Tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh là:

Qmt = q.F

Với F: diện tích bao quanh thùng sấy. Vì ta đã xem truyền nhiệt qua thùng sấy
như là truyền nhiệt qua vách phẳng nên diện tích bao quanh thùng sấy sẽ bằng diện tích
hình trụ của thùng sấy tính theo đường kính trung bình của thùng sấy:

Dtb = 0,5(D + D’) = 0,5(0,752 + 0,782) = 0,767 m

Vậy nên, F sẽ được tính π.Dtb.L và diện tích ống dẫn và ống thải hai đầu thùng
sấy.Theo kinh nghiệm ta tính F như sau:

2𝜋.𝐷𝑡𝑏 2 2𝜋.0,7672
F = 𝜋. 𝐷𝑡𝑏 . 𝐿 + 2 = π. 0,767.3,008 + 2 = 9,096 m2
4 4
 Qmt = 105,5868. 9,096 = 960,3575 (W)
= 3457,287 (kJ/h)

𝑄𝑚𝑡 3475,287
qmt = = = 126,77 (kJ/kg ẩm)
𝑊 27,273

3.1.6.3. Các thông số của quá trình sấy thực


Tính tổng tổn thất nhiệt ∆

∆ = Cat0 – (qv + qmt) = 4,1868.25 − (213,838 + 126,77) = −235,938 (kJ/kg ẩm)

Các thông số của TNS sau quá trình sấy thực

Sau khi đã có giá trị tổng tổn thất nhiệt ∆, chúng ta có thể xây dựng quá trình sấy
thực trên đồ thị I-d.

Lượng chứa ẩm d2:

𝐶𝑑𝑥 (𝑑1 )(𝑡1 −𝑡2 )


d2 = d 1 +
𝑖2 −∆

Mà: Cdx(d1) = Cpk + Cpad1 : nhiệt dung riêng dẫn xuất của tác nhân sấy trước quá
trình sấy.

Trong đó: Cpk = 1,004 (kJ/kg.K): nhiệt dung riêng của không khí khô.
Cpa = 1,842 (kJ/kg.K): nhiệt dung riêng của hơi nước.

 Cdx(d1) = 1,004 + 1,842.0,0172 = 1,0357 (kJ/kgK)


1,0357(80−36)
 d2 = 0,0172 + = 0,0334 (kg ẩm/ kg kk)
2500+1,842.36+243,328

Enthalpy I2:

I2 = Cpkt2 + d2i2 = 1,004.36 + 0,0334(2500 + 1,842.36) = 121,8588 (kJ/kg kk)

Độ ẩm tương đối φ2 sau quá trình sấy thực:


𝐵𝑑2 0,9933.0,03342
φ2 = = = 85,8486(%)
𝑝𝑏ℎ2 (0.621+𝑑2 ) 0,059(0,621+0,0334)

Như vậy, chọn t2 = 36oC thõa mãn điều kiện φ2 = (90±5) %

Lượng TNS thực tế

1 1
l= = = 61,65 (kg kk/kg ẩm)
𝑑2 −𝑑1 0.0334−0,0172

L = lW = 61,65.27,273 = 1681,38 (kg kk/h)

Dựa theo phụ lục 5, ta có thể xác định được thể tích không khí ẩm của 1kg không
khí khô trước quá trình sấy là v1 = 1,04865 m3/kgkk (t1 = 80oC, φ1 = 5,73%) . Do đó, lưu
lượng thể tích của TNS trước quá trình sấy là:

V1 = v1.L = 1,04865.1681,38 = 1763,179 m3/h

Dựa theo phụ lục 5, ta có thể xác định được thể tích không khí ẩm của 1kg không
khí khô sau quá trình sấy thực là v2 = 0,9437 m3/kgkk (t2 = 36oC, φ2 = 85,8486%) . Do đó,
lưu lượng thể tích của TNS sau quá trình sấy thực là:

V2 = v2.L = 0,9437.1681,38 = 1586,718 m3/h

Lưu lượng thể tích trung bình trong quá trình sấy thực:

𝑉1 + 𝑉2 1763,179+1586,718
Vtb = = = 1674,9485 m3/h = 0,4653 m3/s
2 2

Tốc độ TNS trong quá trình sấy thực:

𝑉𝑡𝑏 0,4653
wt = = = 1,27 m/s
𝐹𝑡𝑑 0,366

Như vậy so với giả thuyết ban đầu là wt = 1,2 m/s khi tính tổn thất là hoàn toàn có
thể xem là chính xác.

3.1.6.4. Nhiệt lượng có ích để bốc hơi 1 kg ẩm:

q1 = i2 – Catv1 (kJ/kg ẩm)


Mà: i2 = r + Cpat2

Trong đó: Ca = 4,1868 (kJ/kgK): nhiệt dung riêng của nước

Cpa = 1,842 (kJ/kgK): nhiệt dung riêng của hơi nước


r = 2500 (kJ/kg): ẩn nhiệt hóa hơi của nước
t2 = 36oC: nhiệt độ sau quá trình sấy
tv1 = t0 = 25oC: nhiệt độ trước quá trình sấy
 q1 = 2500 + 1,842.36 – 4,1868.25 = 2461,642 (kJ/kg ẩm)
3.1.6.5. Tổn thất nhiệt do TNS mang đi:

q2 = lCdx(d1)(t2 – t0) = 61,65.1,0357(36 – 25) = 702,36 (kJ/kg ẩm)

You might also like