You are on page 1of 2

Host BeP: Anh ấn tượng gì với khía cạnh nghệ thuật của những đất nước phát

triển hơn mình?

Nhà Báo Trương Anh Ngọc: Khi mà các bạn có một cảm nhận về nghệ thuật,
tâm hồn của các bạn cũng sẽ đẹp hơn rất nhiều. Nghệ thuật là gì? Nghệ thuật
là hình khối, là màu sắc, là âm thanh, là hơi thở của cuộc sống. Cuộc sống nó
rộng lắm chứ đâu chỉ có mỗi văn và toán. Văn và toán là những thứ để giúp
chúng ta đi thi thôi. Còn nghệ thuật mới là thứ nuôi dưỡng tâm hồn. Anh thấy
mảng giáo dục về nghệ thuật ở nước ta đang cực kỳ thiếu thốn. Cho nên những
sản phẩm dị dạng, quái thai mới được ra đời.

Một khoảng trống mà khiến anh vô cùng buồn là mảng hội họa, cụ thể là hội
họa cổ điển. Chúng ta gần như không được học gì về mảng này cả. Nhiều người
còn mặc định rằng hội họa chỉ dành cho sinh viên trường Mỹ thuật, rằng tôi
chỉ cần chăm lo đến các môn văn toán lý hoá để đi thi thôi.

Các trường Việt Nam thường coi nghệ thuật là môn phụ. Còn theo quan sát
của anh thì ở nước ngoài, không có môn nào là môn chính và không môn nào
là môn phụ. Môn nào cũng quan trọng ngang nhau, chúng cùng bồi đắp cho
một tâm hồn đẹp.

Anh cảm thấy rất chạnh lòng khi đi sang các bảo tàng lớn của nước ngoài, khi
gần như chả bao giờ thấy du khách Việt Nam. Họ coi bảo tàng như một cái gì
đó đã chết. Họ từ chối quan tâm đến nó mà chỉ chăm chăm đến những thứ như
shopping hay chụp ảnh check in để khoe khoang với người khác. Đi xong một
thành phố nhiều người còn chẳng biết nổi những điểm nổi bật của nó.
Đặc biệt hơn là tuy không có du khách Việt Nam, nhưng bảo tàng nước ngoài
lại có rất nhiều khách Trung Quốc và Hàn Quốc. Chúng ta luôn chê người
Trung Quốc vì họ có cách hành xử kém. Nhưng thực tế, họ là một cường quốc
văn hóa đang đi trước chúng ta. Du khách Trung Quốc tới các bảo tàng và
chăm chú quan sát, lắng nghe, thậm chí có học sinh tham gia cùng những người
lớn. Đây có thể là những đứa trẻ học lớp 2 hoặc lớp 3, tay cầm tờ giấy và ngồi
tô vẽ lại đúng bức kiệt tác của nhân loại, như của Leonardo da Vinci chẳng
hạn.

Host BeP: Nếu được quay ngược thời gian và gặp Trương Anh Ngọc năm 20
tuổi thì anh sẽ nói gì?

Nhà Báo Trương Anh Ngọc: Anh sẽ nói là cứ ngây thơ và dại khờ đi, giống
Steve Jobs. *cười* Không nên quá tính toán ở tuổi 20, đó là thời điểm mà anh
đã nghiên cứu rất nhiều về vũ trụ và rất nhiều thứ khác. Anh đã từng nghe một
người nói rằng, tại sao phải nhìn lên bầu trời để tìm kiếm điều gì đó? Hãy nhìn
xuống đất xem có ai xung quanh mình đang cần sự giúp đỡ. Đó là cách để kiếm
được tiền, đó là điều cần thiết để một người có thể sống. Mọi người thường chỉ
quan tâm đến tiền bạc và cuộc sống của mình, chỉ muốn đứng ở vị trí cao trong
xã hội.

Anh sẽ nói là, hãy luôn giữ trong mình khao khát vươn lên khỏi mọi thứ để
sống cuộc đời theo cách trọn vẹn nhất có thể. Hãy biết mình muốn gì và hãy
cố gắng hết sức để đạt được nó. Cũng đừng bao giờ sống một cuộc sống giả
dối, mà hãy sống đúng với đam mê của bản thân.

You might also like