You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG

1) Nguyên tắc tổ chức hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện là:
a) Giao Khoa Dinh dưỡng Tiết chế độc lập thực hiện
b) Do phòng kế hoạch tổng hợp phụ trách
c) Gắn với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện
d) Theo yêu cầu của người bệnh
2) Sàng lọc yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng được thực hiện cho:
a) Người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng
b) Người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú
c) Ưu tiên cho trẻ em
d) Người cao tuổi
3) Sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng được thực hiện cho
a) Người bệnh nội trú
b) Người bệnh ngoại trú
c) Ưu tiên cho trẻ em
d) Người cao tuổi
4) Người quyết định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh là:
a) Điều dưỡng
b) Nhân viên dinh dưỡng
c) Bác sỹ điều trị
d) Bác sỹ điều trị và bác sỹ khoa dinh dưỡng
5) Các yếu tố thường được dùng để sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng cho người bệnh ngoại
trú là:
a) Xét nghiệm sinh hóa
b) Xét nghiệm huyết học
c) Xét nghiệm vi sinh
d) Tình trạng sụt cân, chỉ số khối cơ thể (BMI)
6) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là hoạt động:
a) Cần thiết cho tất cả mọi người
b) Nhằm phát hiện tình trạng rối loạn dinh dưỡng để có kế hoạch can thiệp phù hợp
c) Là hoạt động để chẩn đoán các bệnh lý dinh dưỡng.
d) Do cán bộ dinh dưỡng thực hiện
7) Theo qui định hiện hành của Bộ Y tế, sau khi nhập viện người bệnh cần được sàng lọc yếu tố
nguy cơ dinh dưỡng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chỉ định điều trị dinh dưỡng trong
thời gian:
a) Ngay sau khi nhập viện
b) 8 giờ tính từ thời điểm nhập viện nội trú
c) 36 giờ tính từ thời điểm nhập viện nội trú
d) 48 giờ tính từ thời điểm nhập viện nội trú
8) Người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng cần phải được:
a) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
1
b) Chẩn đoán dinh dưỡng
c) Chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lý
d) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chẩn đoán, chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lý
9) Theo qui định hiện hành của Bộ Y tế, người bệnh không có nguy cơ dinh dưỡng cần được
sàng lọc lại sau thời gian:
a) Mỗi 1 ngày nằm viện
b) Mỗi 3 ngày nằm viện
c) Mỗi 7 ngày nằm viện
d) Mỗi 10 ngày nằm viện
10) Người bệnh suy dinh dưỡng cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng lại sau thời gian tối
thiểu:
a) Mỗi 3 ngày nằm viện
b) Mỗi 7 ngày nằm viện
c) Mỗi 10 ngày nằm viện
d) Mỗi 2 tuần nằm viện
11) Hội chẩn dinh dưỡng áp dụng trong trường hợp:
a) Người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng
b) Người bệnh đã được đánh giá tình trạng dinh dưỡng
c) Người bệnh yêu cầu
d) Người bệnh suy dinh dưỡng nặng, người bệnh được phân cấp chăm sóc cấp I
12) Hội chẩn dinh dưỡng nhằm mục đích:
a) Sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng
b) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
c) Chẩn đoán dinh dưỡng
d) Chỉ định và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý.
13) Hoạt động chuyên môn chính về dinh dưỡng trong bệnh viện là:
a) Sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chỉ định điều trị
dinh dưỡng, tư vấn truyền thông về dinh dưỡng, cung cấp suất ăn
b) Sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, giám sát vệ sinh an
toàn thực phẩm
c) Sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm
d) Sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, tư vấn truyền thông về dinh dưỡng, cung cấp suất
ăn
14) Nhiệm vụ chính của các khoa lâm sàng trong thực hiện hoạt động dinh dưỡng là:
a) Hướng dẫn, giám sát người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng theo quy định
b) Hội chẩn dinh dưỡng
c) Sàng lọc dinh dưỡng
d) Giám sát chất lượng thực phẩm
15) Nhiệm vụ chính của nhân viên khoa Dinh dưỡng Tiết chế là:

2
a) Khám, tư vấn và điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng
phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của người bệnh nội và ngoại trú
b) Khám, tư vấn và điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng bằng thuốc, chế độ dinh
dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của người bệnh nội và ngoại trú
c) Khám, tư vấn và điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng bằng thuốc, thực phẩm bảo
vệ sức khỏe phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của người bệnh nội và ngoại
trú
d) Khám, tư vấn và điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng bằng thuốc, dung dịch nuôi
ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của người bệnh nội và ngoại trú
16) Kiểm tra, giám sát hoạt động dinh dưỡng và việc cung cấp chế độ dinh dưỡng là nhiệm vụ
chính của:
a) Bác sĩ điều trị
b) Điều dưỡng
c) Nhân viên khoa Dinh dưỡng Tiết chế
d) Nhân viên Khoa Chống nhiễm khuẩn
17) Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của các chức danh dinh dưỡng là:
a) Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và
các quy định khác của pháp luật
b) Luôn luôn học tập
c) Rèn luyện đạo đức
d) Chăm chỉ
18) Theo qui định hiện hành của Bộ Y tế, tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của dinh dưỡng hạng
III là:
a) Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành dinh dưỡng
b) Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành dinh dưỡng
c) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành dinh dưỡng
d) Tốt nghiệp sau đại học chuyên ngành dinh dưỡng
19) Theo qui định hiện hành của Bộ Y tế, nhiệm vụ chính của dinh dưỡng hạng III là:
a) Quản lý trang thiết bị
b) Nghiên cứu khoa học
c) Biên soạn giáo trình về dinh dưỡng, tiết chế
d) Tổ chức và thực hiện các quy định, quy trình, phác đồ chuyên môn về dinh dưỡng cộng
đồng, dinh dưỡng tiết chế, an toàn thực phẩm
20) Theo qui định hiện hành của Bộ Y tế, Khoa Dinh dưỡng Tiết chế là bộ phận:
a) Thuộc khối lâm sàng
b) Thuộc khối cận sàng
c) Thuộc khối hỗ trợ lâm sàng
d) Thuộc khối bộ phận chức năng
21) Theo qui định hiện hành của Bộ Y tế, bệnh viện phải thành lập Khoa Dinh dưỡng Tiết chế
khi:
a) Bệnh viện có trên 50 giường bệnh
3
b) Bệnh viện có trên 100 giường bệnh
c) Bệnh viện có trên 200 giường bệnh
d) Bệnh viện có trên 500 giường bệnh
22) Để thực hiện công tác chuyên môn, khoa Dinh dưỡng Tiết chế cần có cơ sở vật chất tối thiểu
là:
a) Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, khu vực bếp chế biến, khu vực phục vụ ăn uống
b) Phòng hành chính và khu vực phục vụ ăn uống
c) Khu vực kinh doanh thực phẩm và suất ăn
d) Phòng khám dinh dưỡng
23) Điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nội trú nghĩa là:
a) Chỉ định chế độ ăn hằng ngày phù hợp với bệnh lý và cung cấp chế độ dinh dưỡng phù
hợp
b) Ghi mã số chế độ ăn trong hồ sơ bệnh án
c) Hội chẩn về chế độ ăn cho tất cả người bệnh
d) Tư vấn về chế độ ăn cho người bệnh
24) Bếp ăn một chiều là khi:
a) Thực phẩm được kiểm soát tốt chất lượng từ trang trại đến bàn ăn
b) Nhân sự trong bếp ăn di chuyển theo một chiều nhất định
c) Chuỗi hoạt động của các bộ phận chức năng trong bếp ăn tuân thủ theo một chiều nhất
định
d) Đảm bảo tách riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín
25) Nguyên tắc tổ chức bếp ăn một chiều là:
a) Nhân sự trong bếp ăn chỉ làm 1 nhiệm vụ chuyên môn
b) Nhân sự trong bếp ăn di chuyển theo một chiều nhất định
c) Có thể chồng chéo ở một vài công đoạn trước khi chế biến
d) Đảm bảo sự lưu thông một chiều của thực phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến khi ra thành
phẩm
26) Mục đích của tổ chức bếp ăn một chiều là:
a) Giảm thiểu nguy cơ nhiễm chéo giữa thực phẩm tươi sống và đã chế biến gây mất an
toàn thực phẩm
b) Giảm thiểu công lao động
c) Tiết kiệm thời gian
d) Tiết kiệm nguyên vật liệu
27) Dạng bếp ăn một chiều nên áp dụng trong bệnh viện là:
a) Bếp dạng dây chuyền (assembly Line)
b) Bếp dạng khu vực (zone style)
c) Bếp dạng đảo (island style)
d) Bếp ăn dạng gia đình
28) Mục đích chính của sơ chế thực phẩm là:
a) Nhằm loại bỏ tạp chất
b) Nhằm loại bỏ những phần không sử dụng được
4
c) Nhằm loại bỏ tạp chất, yếu tố nguy cơ, những phần không sử dụng được
d) Nhằm định lượng nguyên liệu cần dùng cho mỗi đợt chế biến
29) Vai trò quan trọng nhất của dinh dưỡng là:
a) Bảo vệ sức khỏe
b) Phòng ngừa bệnh tật
c) Đảm bảo chức năng sinh sản
d) Duy trì sự sống
30) Thực hành nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý được hiểu là:
a) Ăn đa dạng thực phẩm
b) Ăn đủ các nhóm thực phẩm
c) Ăn đủ, đa dạng và cân đối các nhóm thực phẩm
d) Ăn điều độ, đúng giờ
31) Nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu phải bao gồm:
a) Nhu cầu năng lượng, chất xơ, nước
b) Nhu cầu năng lượng, chất đạm, chất béo, chất bột đường
c) Nhu cầu năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin
d) Nhu cầu năng lượng, chất đạm, chất bột đường, chất khoáng
32) Các thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm giàu chất đạm:
a) Đậu, bánh qui
b) Sữa, đậu phộng, hạt dẻ
c) Thịt, cá, khoai củ
d) Thịt, cá, tảo biển
33) Các thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm giàu vitamin:
a) Rau, trái cây
b) Thịt, cá, trái cây
c) Thịt, cá, rau, trái cây
d) Thịt, sữa, rau
34) Các thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm giàu chất béo:
a) Mỡ, gan heo
b) Mỡ, đậu đỗ
c) Bơ, dầu ăn, mì gói
d) Mỡ, dầu ăn, các hạt có dầu
35) Các thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ:
a) Rau, trái cây, khoai
b) Tảo biển, trái cây
c) Thịt, cá, rau, trái cây
d) Nhuyễn thể, sữa, rau
36) Thịt không đảm bảo vệ sinh là nguy cơ của:
a) Bệnh lý nhiễm trùng, ký sinh trùng
b) Đề kháng kháng sinh
c) Chậm tăng trưởng thần kinh
5
d) Giảm khối cơ
37) Rau là thực phẩm dễ bị:
a) Ô nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh, trứng và ấu trùng giun sán
b) Ô nhiễm kim loại nặng
c) Ô nhiễm chất bảo quản
d) Ô nhiễm các yếu tố vật lý.
38) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là hoạt động:
a) Cần thiết cho tất cả mọi người
b) Nhằm phát hiện tình trạng rối loạn dinh dưỡng để có kế hoạch can thiệp phù hợp
c) Là hoạt động để chẩn đoán các bệnh lý dinh dưỡng.
d) Do cán bộ dinh dưỡng thực hiện.
39) Chẩn đoán suy dinh dưỡng dựa trên BMI ở người trưởng thành khi:
a) < 19 kg/m2
b) <18,5 kg/m2
c) <20 kg/m2
d) <16 kg/m2
40) Thực hành 4 nguyên tắc an toàn thực phẩm nhằm mục tiêu chính là:
a) Phòng ngừa và giảm tăng trưởng của vi sinh vật gây bệnh lây qua thực phẩm
b) Phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm
c) Phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng
d) Phòng ngừa hao hụt các chất dinh dưỡng
41) Thực hành an toàn thực phẩm được hiểu là:
a) Ăn đa dạng thực phẩm
b) Tuân thủ quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo
quản, kinh doanh và sử dụng thực phẩm
c) Tuân thủ các chỉ tiêu về cảm quan thực phẩm
d) Ăn đủ các nhóm thực phẩm
42) Để đảm bảo nguyên tắc sạch, nên rửa thực phẩm tươi sống:
a) Bằng nước muối pha loãng
b) Bằng nước muối đậm đặc
c) Bằng thuốc tím (KMnO4)
d) Dưới vòi nước sạch, đang chảy
43) Nguyên tắc “tách riêng” để đảm bảo an toàn thực phẩm được áp dụng với:
a) Thực phẩm sống và chín
b) Thực phẩm, dụng cụ chế biến và phương tiện bảo quản thực phẩm sống và chín
c) Dao thớt dùng cho thực phẩm sống và chín
d) Bao bì bảo quản thực phẩm
44) Nấu chín kỹ thức ăn để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là bảo đảm nhiệt độ:
a) Trên 40°C ở trung tâm thực phẩ
b) Trên 50°C ở trung tâm thực phẩm
c) Trên 60°C ở trung tâm thực phẩm

6
d) Trên 70°C ở trung tâm thực phẩm
45) Vùng nhiệt độ an toàn để bảo quản thực phẩm là:
a) <800C
b) <100C
c) <50C và >600C
d) <100C và >700C
46) An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để:
a) Thực phẩm luôn đảm bảo vệ sinh
b) Thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người
c) Thực phẩm sản xuất tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng
d) Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà sản xuất thực phẩm tuân thủ
47) Mục đích chính của giám sát an toàn thực phẩm là:
a) Cảnh báo, phòng ngừa và ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm trước khi phân phối đến
người tiêu dùng.
b) Tìm hiểu về sự tuân thủ của cơ sở sản xuất thực phẩm
c) Tìm hiểu về qui mô và xu hướng sản xuất thực phẩm
d) Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm
48) Vị trí khu vực chế biến thực phẩm cần phải:
a) Tuỳ theo chủ sở hữu cơ sở ăn uống
b) Cách biệt nguồn ô nhiễm, không đặt nơi ngập nước, có đủ nguồn nước sạch để sử dụng.
c) Gần cống rãnh, khu vực lề đường thu hút đông người.
d) Thuận tiện trong vận chuyển, mua bán thực phẩm
49) Yêu cầu ít nhất 1 bồn rửa tay cho bao nhiêu người trong khu vực ăn uống:
a) 30 người
b) 40 người
c) 50 người
d) 60 người
50) Thức ăn bày bán cần phải đảm bảo:
a) Bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất ít nhất 60cm
b) Sắp xếp, bày bán nơi dễ nhìn, gần lề đường để thuận tiện cho người mua
c) Nên để ngoài trời để thu hút người mua
d) Nơi bày bán nhìn sạch sẽ
51) Người mắc bệnh nào sau đây KHÔNG được trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm:
a) Đau khớp
b) Sốt, tăng huyết áp
c) Nhức đầu, đau dạ dày
d) Bệnh lao, tiêu chảy, viêm gan virus
52) Yêu cầu đối với người tham gia chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm:
a) Không mang nhiều đồ trang sức
b) Không bị suy dinh dưỡng
c) Tuân thủ bảo hộ lao động khi tham gia chế biến, khám sức khoẻ định kỳ
7
d) Có hợp đồng lao động
53) Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý:
a) Cấp tính gây nhiều hậu quả với sức khỏe
b) Mạn tính gây nhiều hậu quả với sức khỏe
c) Do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc
d) Do hấp thụ thực phẩm mà cơ thể không dung nạp được
54) Ngộ độc thực phẩm thường gặp nhất do nguyên nhân nào sau đây:
a) Thực phẩm nhiễm vi sinh vật
b) Thực phẩm không rõ nguồn gốc
c) Thực phẩm chế biến không đúng cách
d) Thực phẩm chưa các dị ứng nguyên
55) Thực phẩm nào sau đây nguy cơ gây ngộ độc:
a) Thực phẩm từ cây trồng có sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
b) Rau quả còn tồn dư quá mức hóa chất bảo vệ thực vật
c) Thực phẩm đông lạnh
d) Thực phẩm công nghiệp
56)Rau là thực phẩm dễ bị:
a) Ô nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh, trứng, ấu trùng giun sán
b) Ô nhiễm kim loại nặng
c) Ô nhiễm chất bảo quản
d) Ô nhiễm các yếu tố vật lý.
57) Thời gian ủ bệnh của ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thông thường là:
a) Khoảng 6-48 giờ
b) Khoảng 6-48 ngày
c) Khoảng 1- 2 tuần
d) Khó xác định
58) Ngộ độc thực phẩm do Clostridum botulinum thường do:
a) Ăn đồ hộp bị nhiễm khuẩn
b) Ăn thịt gia súc bị nhiễm khuẩn
c) Ăn rau xanh bị nhiễm khuẩn
d) Ăn thực phẩm nấu không chín kỹ
59) Độc tố aflatoxin gây ung thư thường có trong:
a) Gan cá nóc
b) Gạo, đậu phộng bị nấm mốc
c) Thịt bị hư hỏng
d) Đồ hộp
60) Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn cần phải:
a) Bảo quản lạnh
b) Bảo quản lạnh đông
c) Có công thức dinh dưỡng
d) Nhãn thực phẩm với các thông tin theo qui định
8
61) Thực phẩm đảm bảo chất lượng là thực phẩm:
a) Đáp ứng các yêu cầu luật định về các tiêu chí chất lượng hoá lý, độc tố, vi sinh
b) Đáp ứng các yêu cầu luật định về các tiêu chí chất lượng cảm quan, độc tố
c) Đáp ứng các yêu cầu luật định về các tiêu chí chất lượng hoá lý, kim loại nặng
d) Đáp ứng các yêu cầu luật định về các tiêu chí chất lượng phẩm màu, vi sinh
62) Tiêu chí chung để lựa chọn thực phẩm an toàn là:
a) Có thương hiệu
b) Có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
c) Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với từng loại thực phẩm
d) Cảm quan đạt yêu cầu quy định
63) Nguồn lây nhiễm mối nguy vi sinh trong thực phẩm:
a) Do thực phẩm sau khi chế biến không được bảo quản đúng cách.
b) Do người chế biến thực phẩm mang mầm bệnh.
c) Nguyên liệu, con người, quá trình chế biến và bảo quản.
d) Do nguồn nguyên liệu kém an toàn.
64) Tác nhân ô nhiễm nào sau đây là mối nguy hóa học:
a) Cát, sỏi
b) Vi khuẩn
c) Các loại ký sinh trùng
d) Độc tố có sẵn trong thực phẩm
65) Các mảnh kim loại, thủy tinh thuộc mối nguy:
a) Sinh học
b) Vật lí
c) Hóa học
d) Dị ứng
66) Đánh giá cảm quan thực phẩm là:
a) Kỹ thuật sử dụng các cơ quan cảm giác của con người để nhận biết, mô tả các tính chất
cảm quan của thực phẩm
b) Kỹ thuật sử dụng các thiết bị để phân tích thành phần hóa học của thực phẩm
c) Kỹ thuật sử dụng các thiết bị để xác định vi sinh vật có trong thực phẩm
d) Kỹ thuật sử dụng thiết bị để nhận biết, mô tả các tính chất cảm quan của của thực phẩm
67) Sản phẩm sữa thanh trùng bảo quản đúng cách ở điều kiện:
a) Nhiệt độ môi trường
b) Nơi khô ráo, thoáng mát
c) Bảo quản ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ 5-7oC
d) Bảo quản nhiệt độ đông lạnh <-18oC
68) Cách lựa chọn thịt heo tươi:
a) Thịt có độ đàn hồi, màu nạc hơi tái, rỉ dịch hồng
b) Thịt có độ đàn hồi, màng ngoài khô, mỡ trong, màu nạc hồng, không rỉ dịch
c) Thịt màu đỏ tươi, mềm, có rỉ dịch hồng
d) Thịt nhão, màu nạc hơi tái, không có mùi hôi, không rỉ dịch
9
69) Cách lựa chọn trứng:
a) Lựa chọn trứng màu sáng, giá rẻ
b) Buồng khí soi dưới đèn càng lớn càng tốt
c) Trứng to, sản phẩm có thương hiệu, buồng khí lớn.
d) Vỏ sạch, không có vết nứt, cầm nặng tay, buồng khí nhỏ
70) Cách lựa chọn ngũ cốc:
a) Không bị ẩm mốc, không có sâu mọt, không lẫn tạp chất
b) Chọn gạo còn nhiều vỏ trấu càng tốt
c) Nên chọn lương thực có 1 vài con sâu mọt vì đảm bảo không có thuốc bảo vệ thực vật
d) Đóng gói kín, có nhãn mác đầy đủ.
71) Cách lựa chọn tôm:
a) Vỏ càng mềm càng tốt, cơ thịt nhão, đầu tôm bám thân
b) Vỏ càng mềm càng tốt, cơ thịt chuyển màu hồng đỏ, đầu tôm bám thân
c) Vỏ cứng, cơ thịt dai, đầu tôm bám thân
d) Vỏ cứng, cơ thịt nhão, đầu tôm bám thân
72) Ghi nhãn thực phẩm nhằm mục đích chính:
a) Người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn và sử dụng thực phẩm
b) Quảng cáo sản phẩm thực phẩm
c) Phát triển kinh doanh thực phẩm
d) Có căn cứ để cơ quan chức năng xử phạt
73) Các thông tin cần phải có trên nhãn sản phẩm thực phẩm bao gồm:
a) Tên sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần
b) Tên sản phẩm, định lượng, ngày sản xuất, cảnh báo
c) Định lượng, tên sản phẩm, thành phần hoặc thành phần định lượng
d) Định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử
dụng, hướng dẫn bảo quản
74) Tại căn-tin, nhân viên nhận hàng thấy thịt heo tươi sống mới nhập về thịt có màu hồng tái,
mỡ không trong. Theo anh/ chị nên xử lí thịt heo trên như thế nào là đúng:
a) Rửa lại thịt bằng nước muối
b) Trả hàng không sử dụng
c) Nấu chín kỹ món ăn
d) Thêm gia vị để khử mùi
75) Canteen đóng cửa vào chủ nhật. Sáng thứ hai làm việc nhân viên kiểm tra thấy tủ lạnh không
hoạt động. Kiểm tra nhiệt kế bên trong tủ lạnh chỉ 15 0C. Nên làm gì với thịt heo xay trong tủ
lạnh:
a) Nấu chín và phục vụ trong vòng hai giờ
b) Làm lạnh đông ngay lập tức
c) Thải bỏ
d) Làm lạnh lại ngay lập tức tới 5ºC hoặc thấp hơn

10

You might also like