You are on page 1of 3

Đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh

doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam ?


1. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết của đề tài:
 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung của để tài là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại, qua phân tích định lượng tìm
ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân
hàng thương mại ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
 Câu hỏi nghiên cứu
 Có những nhân tố nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam?
 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào?
 Các giải pháp nào nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam?
 Giả thuyết của đề tài:
H1: Quy mô ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
H2: Hiệu quả quản lý có mối quan hệ nghịch biến với với tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
H6: Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm có mối quan hệ đồng biến với tỷ suất
sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
2.Đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến: mô hình hồi quy để đánh giá hiệu
quả hoạt động và phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Gồm 1 biến phụ thuộc là
Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu, và 5 biến độc lập có liên quan.
Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu: Wahdan và Leithy (2017) tìm hiểu các
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại ở Ai Cập giai
đoạn 2011 – 2015 bằng cách lấy số liệu từ báo cáo tài chính của 5 ngân hàng
hàng đầu Ai Cập. Kết quả cho thấy hệ số an toàn vốn (CAR), thu nhập từ lãi
có mối quan hệ đồng biến với ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) , thu
nhập ngoài lãi có mối quan hệ ngược biến với ROA và ROE (tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở hữu), tỷ lệ chi phí thu nhập (CIR) có tác động ngược chiều
với ROA và ROE. Ngoài ra, bài nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa
quy mô ngân hàng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP
và tỷ lệ lạm phát với ROA và ROE.
3. Nguồn số liệu phục vụ nghiên cứu cho đề tài này sẽ lấy từ các báo cáo tài
chính có kiểm toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Số liệu được
thu thập và lựa chọn, so sánh đối chiếu với nhiều nguồn báo cáo tài chính
khác nhau để đảm bảo độ chính xác và được chọn lựa phù hợp với nội dung
nghiên cứu.
4. Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo:
Các nhân tố bên ngoài Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số kinh tế
vĩ mô đặc biệt quan trọng và nó thường được đo bằng sự tăng trưởng tổng
sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Anbar và
Alper (2011) cho rằng các ngân hàng thường hưởng lợi nhiều hơn từ các nền
kinh tế tăng trưởng cao hơn bằng cách cho vay nhiều hơn và tăng chất lượng
tài sản ngân hàng. Kết quả nghiên cứu trước đây đều cho thấy mối quan hệ
tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận ngân hàng Sufian và Chong
(2008); Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016).(Hạnh, 2018)
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, Fintech không chỉ tác động đến
hoạt động của các ngân hàng mà còn đóng vai trò quan trọng đến hoạt động
của các doanh nghiệp, cá nhân trong cuộc sống hiện đại. Sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ số khiến các Ngân hàng thương mại có sự chuyển dịch
mạnh mẽ từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình ngân hàng số.
Bài viết đã phân tích hệ thống thanh toán điện tử mà các NHTM đã đang và
triển khai thực hiện, đồng thời chỉ ra một số khó khăn trong việc chuyển đổi
số của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh các ngân hàng toàn cầu đã bước
vào giai đoạn thứ 3 của Fintech.(Thi Hong Anh và c.s., 2022)
Hiện nay, NHTM là mô hình quen thuộc và phổ biến trong các hoạt động
giao dịch tiền tệ của người dân, bên cạnh những ngân hàng nhà nước và các
ngân hàng nước ngoài. Có thể hiểu rằng, NHTM là ngân hàng kinh doanh
tiền tệ vì mục đích lợi nhuận, các hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận
tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và
làm phương tiện thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động
của NHTM dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi
nhuận.(tcct, 2022)
Một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí hoạt động là tình trạng mở
thêm quá nhiều chi nhánh và phòng giao dịch. (Kim Chi và c.s., 2021)
Ngân hàng thỏa thuận cho khách hàng sử dụng một khoản với điều kiện hoàn
trả và một tỷ lệ lãi suất trên vốn vay. Lãi suất cho vay là giá cả của một
khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay vốn. Lãi suất cho vay biến
động phụ thuộc vào các yếu tố như:Quan hệ cung cầu về tín dụng trên thị
trường; Mức độ rủi ro của tín dụng trên các yếu tố: Thời gian, quy mô cho
vay, chi phí thực hiện, môi trường sử dụng vốn, quan hệ đảm bảo tiền vay...;
Các điều chỉnh có tính bắt buộc của môi trường pháp lý.; Cạnh tranh giữa các
NHTM đã tác động và làm cho lãi suất cho vay có xu hướng giảm dần. Có
nhiều mức lãi suất khác nhau được sử dụng cho các đối tượng vay khác nhau,
đây là yếu tố gây bất lợi cho các ngân hàng có quy mô nhỏ, khả năng tài
chính có hạn.(LuatMinhKhue.vn, không ngày)
Hạnh N. T. T. (2018). CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM. Journal of Science and
Technology - IUH, 36(06), Art. 06. https://doi.org/10.46242/jstiuh.v36i06.3953
Kim Chi, N., KHANG, L., & NAM, L. (2021). CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
LuatMinhKhue.vn. (không ngày). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thương mại ? Công ty Luật TNHH Minh Khuê.
Truy vấn 5 Tháng Giêng 2023, từ https://luatminhkhue.vn/cac-nhan-to-anh-
huong-den-hieu-qua-hoat-dong-kinh-doanh-cua-ngan-hang-thuong-mai.aspx
tcct. (2022, Tháng Giêng 14). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của các NHTM. Tạp chí Công Thương.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-anh-huong-den-hieu-qua-hoat-
dong-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-va-mot-so-giai-phap-86439.htm
Thi Hong Anh, N., Vo, T., Thủy, N., & Hân, P. (2022, Tháng Tám 8). CHUYỂN
ĐỔI SỐ – THÁCH THỨC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.

You might also like