You are on page 1of 1

* Tình huống 1_ Giữa Gv với HS:

HS lớp 8A là HS cá biệt, trong tiết học hay chọc bạn xung quanh, không ghi chép bài. Hay
bị nhiều GVBM khác trao đổi cùng GVCN. Có khi gây mâu thuẫn xích mích với bạn bè, rủ bạn
hút thuốc lá điện tử.
Cách xử lý tình huống của GV:
Qua GVCN, TPT đội, bạn trong lớp tìm hiểu về hoàn cảnh HS. Sau khi biết hoàn cảnh HS chủ
động kết bạn với em qua zalo. Cùng tâm sự nói chuyện động viên em, lúc đầu HS khó chịu,
không hợp tác. Sau khi Gv kiên trì, không tỏ thái độ coi thường, phân biệt với em. Có lúc nhẹ
nhàng nhắc nhở khi không viết, không học và chọc bạn. Về nhà nói chuyện tiếp, HS dần cởi mở
chia sẻ và khi em có chút thay đổi nhỏ theo hướng tiến bộ kịp thời khen trong tiết học. Trao đổi
cùng GVCN về sự tiến bộ của em. Hiện tại hè năm nay đã khoe cô là đi làm thêm phụ mẹ chăm
em. GV tiếp tục theo dõi, thỉnh thoảng nhắn tin động viên tâm sự với em.
Bản thân chọn cách giải quyết trên vì thấy HS trở nên như vậy phần do hoàn cảnh gia
đình, ba mẹ ly hôn, em ở cùng mẹ. Phần do tác động môi trường xã hội, em muốn thể hiện cá tính
, phần cũng sợ bạn bè coi thường mình nên làm vậy để bạn sợ. Gv chỉ là GV bộ môn thường giao
tiếp trong tiết học. Nên chọn cách tình cảm gần gũi trao đổi cùng HS. Động viên em dần thay đổi.

* Tình huống 2 _ Giữa GV với phụ huynh HS: Khi tiếp xúc với phụ huynh của một học sinh cá
biệt, phụ huynh nói "trăm sự nhờ cô".
Cách giải quyết tình huống của GV:
Giáo viên cám ơn phụ huynh học sinh sau đó nhẹ nhàng nói về vai trò và trách nhiệm của nhà
trường - gia đình và xã hội trong việc giáo dục con em. Giáo viên cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với
gia đình và GVCN, nhà trường để giúp đỡ học sinh không ngừng tiến bộ.
Bản thân chọn cách xử lý như vậy vì đây là tình huồng thường gặp của bất kì GV nào
không loại trừ là BGH hay TPT hay GVCN, GVBM. Khi gặp Gv phụ huynh thường nói câu này,
bởi vậy người GV cần phân tích, nói để phụ huynh hiểu thêm.

You might also like