You are on page 1of 5

HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

KỸ NĂNG TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ LÀM VIỆC ĐỘI NHÓM


Học phần: Kỹ năng học đại học – Khóa 22
Nhóm:   1
Tên thành viên: Ngô Thị Hà Giang ; Trần Thị Thu Hương; Lê Thị Tú Quyên; Hồ Thị Thương

Chủ đề tranh biện: Việc đọc các tác phẩm giả tưởng (fiction) tốt hơn việc đọc tác phẩm phi
hư cấu ( nonfiction).
*Nội dung làm việc nhóm:

I. Dẫn dắt vấn đề và thiết lập tiêu chí chung của HAI nhóm:
- Sách vừa là một người bạn vừa là người thầy lớn của mỗi con người. Đến với mỗi quyển sách hay lại mở ra
cho ta một chân trời mới về những kiến thức bổ ích của nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội cũng như khoa
học. Triết gia Pháp Rene Descartes từng nói “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt
vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua”. Thật vậy, sách chính là kết tinh của những trải nghiệm quý giá, những
nghiên cứu vĩ đại nhất hoặc chỉ đơn giản là những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc sống nhưng lại đem lại
cho ta những giá trị tinh thần to lớn, làm thay đổi nhận thức của chính mình. Những cuốn sách dạy cho chúng
ta khám phá, đưa ta trở thành những con người thông tuệ và có đạo đức. Hãy cầm sách lên và đọc, bạn sẽ trở
thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình. Không hẳn ai đọc sách cũng đều trở nên giàu có, thành công
nhưng có rất nhiều người thành công trên thế giới họ đều đọc qua không ít quyển sách. Phải kể đến như tỷ
phú Bill Gates, Steve Job, hay gần hơn tấm gương đáng học hỏi là lãnh tụ vĩ đại của chúng ta Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
- Đọc sách là một thói quen tốt, cho dù bạn thích thể loại sách gì. Ngày hôm nay vấn đề mà chúng tôi tranh
luận ở đây đó là “việc đọc các tác phẩm giả tưởng (fiction) tốt hơn hay việc đọc các tác phẩm phi hư cấu (non
– fiction) tốt hơn.”
- Xác lập tiêu chí chung:
 Tác phẩm giả tưởng (phi hư cấu) (fiction):
+ Định nghĩa :Một tác phẩm hư cấu ngụ ý việc xây dựng một thế giới tưởng tượng và thông thường
nhất là tính hư cấu của nó được thừa nhận công khai, vì vậy khán giả của nó thường hy vọng nó sẽ
đi chệch hướng trong một số cách so với thế giới thực thay vì chỉ trình bày các nhân vật là người
thực hoặc mô tả chính xác thực tế. Các tác phẩm giả tưởng thường được hiểu là không tuân thủ
chính xác với thế giới thực, điều này cũng mở ra cho nó nhiều cách hiểu khác nhau. Các nhân vật và
sự kiện trong một tác phẩm hư cấu thậm chí có thể được đặt trong bối cảnh riêng của họ hoàn toàn
tách biệt với vũ trụ đã biết: một vũ trụ hư cấu độc lập.
+ Thể loại :Theo truyền thống, các tác phẩm hư cấu bao gồm  tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ngụ
ngôn, truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, thơ sử thi và kể chuyện, các vở kịch (bao gồm vở
opera, nhạc kịch, kịch, vở múa rối và nhiều loại múa khác nhau). Tuy nhiên, hư cấu cũng có thể bao
gồm truyện tranh, và nhiều phim hoạt hình, chuyển động dừng, anime, manga, phim, trò chơi
video, chương trình radio, chương trình truyền hình (hài kịch và phim truyền hình), v.v.
 Tác phẩm phi hư cấu (non-fiction):
+ Định nghĩa : Tác phẩm phi hư cấu, phi viễn tưởng hay phi giả tưởng (Non-fiction) nói chung
là những nội dung (content) có thật, thể hiện các sự kiện, sự vật,... trong thực tế. Người tạo ra nội
dung phi hư cấu cần đảm bảo được độ chính xác của các sự kiện, con người, hay thông tin mình
trình bày.[1] Nội dung Phi hư cấu được dùng để phân biệt với nội dung Hư cấu (giả
tưởng) (Fiction).
+ Thể loại : Các thể loại Phi hư cấu dạng viết bao gồm: tiểu luận, tiểu sử, hồi ký; bài hướng
dẫn;... viết dưới dạng sách, báo chí, blog,...Ngoài ra, hình nhiếp ảnh, bản vẽ kỹ thuật, đồ thị,... cũng thường được
xếp vào Phi hư cấu bên cạnh các nội dung dạng viết như sách hay báo chí.
- Phạm vi xác lập: Trước thời điểm xảy ra Covid.
- Đối tượng hướng đến: Mọi đối tượng

II. Hệ thống luận điểm


LUẬN ĐIỂM ỦNG HỘ

Luận điểm 1: Việc đọc các tác phẩm giả tưởng giúp con người cải thiện nhiều kỹ năng
Dẫn chứng 1: Có rất nhiều điều mà chúng ta cần nhớ khi đọc tiểu thuyết. Tên nhân vật và đặc điểm của họ, tên địa
điểm, cốt truyện và cốt truyện phụ, chuỗi sự kiện, hội thoại quan trọng, v.v. là một số thông tin chính mà chúng ta
cần ghi nhớ.
Và khả năng giữ lại những thông tin này tiếp tục cải thiện với số lượng sách mà bạn đọc. Khi bộ não của bạn học
cách ghi nhớ thông tin từ cốt truyện, nó cũng trở nên tốt hơn trong việc ghi nhớ những điều khác trong cuộc sống
của bạn.=>cải thiện trí nhớ của bạn
Dẫn chứng 2: Đối với trẻ em,sẽ dễ hình thành thói quen đọc sách.
Nếu bạn yêu cầu một đứa trẻ đọc một cuốn sách lịch sử, bạn nghĩ nó sẽ hứng thú với nó đến mức nào?
Trẻ em thường chọn sách viễn tưởng khi chúng học đọc. Tiểu thuyết với một câu chuyện thú vị có thể dễ dàng thu
hút sự chú ý của trẻ em. Điều này gián tiếp giúp các em xây dựng và mở rộng vốn từ vựng cũng như cải thiện tốc độ
đọc khi thưởng thức một câu chuyện thú vị.
Nhiều câu chuyện trong số đó thậm chí còn truyền tải những bài học đạo đức rất quan trọng để hình thành tư duy
của một đứa trẻ.
Dẫn chứng 3: mở rộng trí tưởng tượng và nâng cao khả năng sáng tạo của bạn
Tiểu thuyết có thể khiến bạn tưởng tượng ra những điều vượt quá khả năng – những điều bình thường sẽ không xuất
hiện trong đầu bạn. Nếu bạn đang đọc một cuốn sách có cốt truyện trong một thế giới kỳ diệu nơi động vật có thể
nói, con người có thể bay hoặc cây cối có thể đi lại, bạn không chỉ đọc nó mà còn tưởng tượng về nó!
Và điều đó thực sự có thể rất hữu ích trong việc mở rộng trí tưởng tượng của bạn. Bên cạnh đó, các cốt truyện, nhân
vật và cách tiếp cận sáng tạo khác nhau cũng thúc đẩy tư duy sáng tạo của bạn.
Dẫn chứng 4:  Đọc tiểu thuyết nâng cao khả năng tư duy phản biện của chúng ta
Trong khi đọc, rất nhiều thông tin đang được xử lý đồng thời trong bộ não của chúng ta. Nó mở ra nhiều quan điểm
khác nhau để bộ não của bạn lĩnh hội.
Ví dụ: Nếu bạn đang đọc một cuốn sách bí ẩn hoặc hồi hộp, bộ não của bạn liên tục cố gắng đoán những kết quả và
sự kiện nhất định. Nó cũng phải liên kết sự kiện này với sự kiện kia để có ý nghĩa trong câu chuyện. Đổi lại, tất cả
những điều này sẽ mài giũa trí óc của chúng ta và tăng cường các kỹ năng tư duy phản biện và phân tích của chúng
ta.
Dẫn chứng 5 : Những chứng minh thực tế, nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của việc đọc các tác phẩm giả tưởng
đối với bộ não: Nghiên cứu từ Đại học Emory ở Atlanta Georgia cho thấy rằng đọc một tác phẩm hư cấu mạnh mẽ
có thể tạo ra những thay đổi thần kinh trong não của bạn, từ đó cải thiện chức năng não của bạn!

 Một bài báo, ' Your Brain on Fiction ', đăng trên The New York Times vào tháng 3 năm 2012 nêu
nhiều nghiên cứu cho thấy việc đọc tiểu thuyết tác động đến não của chúng ta như thế nào. Các
bản quét não được thực hiện trong quá trình nghiên cứu này tiết lộ những gì diễn ra trong đầu
chúng ta khi chúng ta đọc một đoạn mô tả chi tiết, một phép ẩn dụ hoặc một cuộc trao đổi cảm xúc
giữa các nhân vật; tất cả đều là một phần không thể thiếu của sách viễn tưởng. Nghiên cứu cho
thấy rằng những câu chuyện kích thích não bộ và thậm chí thay đổi cách chúng ta hành
động trong cuộc sống .
 Theo một nghiên cứu của Đại học Sussex, việc đọc thậm chí trong sáu phút có thể làm giảm mức
độ căng thẳng của bạn tới 68% ! Các nhà tâm lý học tin rằng điều này có thể là do khi chúng ta
đắm chìm trong một cuốn sách, tâm trí của chúng ta tập trung vào việc đọc và một chút xao nhãng
khỏi thế giới thực và các vấn đề của chúng ta vào thế giới văn học sẽ làm giảm căng thẳng trong
cơ bắp và trái tim.
 Một nghiên cứu khác của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Yale cho biết rằng “đọc sách
trung bình 30 phút mỗi ngày – chẳng hạn, một chương mỗi ngày – cho thấy lợi thế sống còn so với
những người không đọc sách”. Nói cách khác, nó làm tăng tuổi thọ của chúng ta . Các nhà
nghiên cứu cũng cho biết, “Xét rằng 87% người đọc sách đọc tiểu thuyết ( National Endowment
for the Arts , 2009), có khả năng là hầu hết những người đọc sách trong nghiên cứu của chúng tôi
đều đọc tiểu thuyết.” Các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng đã giảm 20% tỷ lệ tử vong đối với
những người đọc sách, so với những người không. Hơn nữa, phân tích của họ cũng chứng minh
rằng đọc sách ở bất kỳ cấp độ nào cũng mang lại lợi thế sống sót cao hơn đáng kể so với đọc tạp
chí định kỳ (Báo, tạp chí, v.v.)
Luận điểm 2 : Các tác phẩm giả tưởng là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người.
Dẫn chứng 1: Đọc những tác phẩm này sẽ mở ra cho bạn hàng ngàn, hàng triệu những trải nghiệm thú vị được lấy
cảm hứng từ cuộc sống thực. Một cuốn sách dạy nấu đơn giản hoặc một cuốn sách ghi chép thực tế có thể không cho
phép tâm trí bạn trôi dạt đủ và khám phá thông qua trí tưởng tượng của bạn. Nhưng những tác phẩm hư cấu lại khác,
văn học hư cấu cho chúng ta những cuốn tiểu thuyết kinh điển như Anna Karenina, The Great Gatsby, Đồi Gió Hú
và Frankenstein cho đến những cuốn sách định hình thế hệ như Chúa tể của những chiếc nhẫn, 1984 và Harry Potter,
gặp gỡ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Henri,…Nó cho phép chúng ta chiêm ngưỡng trí tưởng tượng, sự đa
dạng của các nhân vật: đó là những con người vượt lên số phận nghịch cảnh trong tác phẩm truyện ngắn, tiểu
thuyết;từ truyền thuyết, các thần thoại chúng ta bắt gặp những vị thần, những người anh hùng với khả năng chiến
đấu siêu nhiên, từ những câu chuyện cổ tích chúng ta bắt gặp cô Tấm, ông Bụt, những nàng công chúa, phù thủy, …
đến với những câu chuyện ngụ ngôn chúng ta bắt gặp hình ảnh con” ếch” hay “rùa và thỏ” (là đại diện cho một số
hạng người trong xã hội). Nói một cách đơn giản đọc những tác phẩm này, bạn như được phiêu du đến xứ sở thần
tiên mơ mộng, những lâu đài, cung điện nguy nga, đến với ngôi trường phù thủy và pháp sư Hogwarts hay trở về
vùng đồng cỏ hoang dã ở Yorkshire, trải nghiệm những phép thần: sự hồi sinh đầy kỳ diệu, sự thay đổi biến hóa của
các nhân vật,… bạn được tự do tưởng tượng, được sống trong những cảm xúc tuyệt vời, những trải nghiệm mà bạn
không thể bắt gặp trong những bài nghiên cứu khoa học , những trang tiểu luận khô khan, cứng nhắc, đòi hỏi bạn
phải có 1 vốn hiểu biết, kiến thức liên quan đến chuyên ngành mới hiểu được.

Dẫn chứng 2 : Những tác phẩm hư cấu có tác dụng tốt cho việc tái tạo năng lượng,giải tỏa nước mắt và đau
khổ ,giúp chữa lành tâm hồn - Nó giúp chúng ta quên đi những khó khăn ,mệt nhọc, những cạm bẫy hiện tại của
cuộc sống hàng ngày và sống cuộc sống của một người tuyệt vời thông qua cuốn sách.. Tất cả chúng ta đều cần một
thời gian để rút phích cắm ra khỏi cuộc sống thực và tái tạo năng lượng. Alexis Conason, nhà tâm lý học và nhà
nghiên cứu tại Mỹ, cho biết: "Việc xem một bộ phim hoặc chương trình truyền hình, đọc một quyển sách hay có thể
giúp tâm trí của chúng ta vì nó cho chúng ta cơ hội thoát khỏi những căng thẳng hằng ngày. Bạn không thể tìm đến
một quyển sách triết học để giải trí, để giải tỏa những căng thẳng, những đứa trẻ, ngoài giờ học, đọc các loại sách
giáo khoa, chúng sẽ tìm đến những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn với những hình ảnh, câu chuyện đơn giản,
vừa đem lại niềm vui, vừa giúp cho chúng học được những điều hay. Khi chúng ta đắm mình trong” đó”, chúng ta
được phép gạt đi những âu phiền, những lo toan, hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống như gánh nặng kinh tế, tình
cảm hạnh phúc gia đình, hạnh phúc lứa đôi, công việc chồng chất, … và không bị phân tâm bởi những lo lắng và
căng thẳng thường làm tràn ngập tâm trí của chúng ta nữa. Nghỉ giải lao" từ những nỗi lo lắng của chúng ta là điều
rất quan trọng. Đôi khi có những sự thật nghiệt ngã khiến bạn không muốn chấp nhận, thì những tác phẩm hư cấu là
liều thuốc hiệu quả để chữa lành tâm hồn. Đắm chìm vào những trang tiểu thuyết dài, những câu chuyện siêu nhiên
không có nghĩa là thoát li khỏi cuộc sống thực mà là bạn đang được sống trong những trải nghiệm về mặt cảm xúc.
Đặc biệt cái kết có hậu của những tác phẩm hư cấu dường như có khả năng làm thay đổi nhận thức của chúng ta đối
với thực tế. Giúp chúng ta có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống thực tại, không tự phủ nhận bản thân mình, trân
trọng những thứ đã và đang có, dẫu cho hiện tại có mất mát, có khó khăn ra sao đi nữa bằng sự nỗ lực không ngừng
nghỉ, trở thành một người sống có ích, chắc chắn một ngày không xa trong tương lai, thành công, cái kết có hậu sẽ
đến với bạn.

Luận điểm 3: Con người trở nên tốt hơn , tạo nên cuộc sống có ý nghĩa.

Dẫn chứng 1: Động lực để phấn đấu và dũng cảm hơn trong cuộc sống thực:Tiến sĩ Barna W. Donovan cho biết
các nhân vật nữ hư cấu mạnh mẽ, nhưng phải đối phó với những áp lực và gánh nặng của cuộc sống lãng mạn, gia
đình và nghề nghiệp, có thể làm cho chúng ta dũng cảm hơn. Tiến sĩ cũng là giáo sư tại Khoa Truyền thông, Đại học
Saint Peter ở Jersey City (Mỹ) cho biết: "Giải trí giả tưởng truyền cảm hứng cho phụ nữ phải kiên trì vượt qua
những thăng trầm và những thách thức trong cuộc sống hằng ngày thông qua các nhân vật nữ chính trên màn ảnh,
những người chiến thắng trong những thời điểm khó khăn hoặc cố gắng đạt được ước mơ của mình". Người xưa
không có phim Marvel (kỳ quan), nhưng những chuyện thần thoại và chuyện kể về những sinh vật và người anh
hùng vĩ đại mãi mãi tồn tại. Chúng bắt gặp hình ảnh người anh hùng “ Thánh Gióng” dũng cảm chiến đấu bảo vệ
đất nước; hay trong truyện cổ tích “ Thạch sanh” ngợi ca những chiến thắng rực rỡ và ca ngợi những phẩm chất
đáng quý của người anh hùng dân gian: dũng cảm, lương thiện,biết đấu tranh và bảo vệ công lý, chiến đấu với cái ác
, cái xấu. Đồng thời, câu chuyện cũng thể hiện ước mơ của con người,hiện thực hóa ước mơ cái thiện thắng cái ấc,
chính nghĩa ắt thắng gian tà, người tốt được đền đáp kết quả xứng đáng, hòa bình chắc chắn thắng chiến tranh,…
Tiến sĩ Jared Miracle, nhà nghiên cứu nhân học, học giả văn học dân gian và là người hâm mộ thể loại giả tưởng, hư
cấu, cho biết: "Con người là một loài động vật kể chuyện rất nhiều. Toàn bộ cuộc đời của chúng ta được xây dựng
xung quanh những ý tưởng hư cấu, thần thoại từ thời xa xưa đã được truyền lại cho đến hiện tại bởi vì chúng phục
vụ các nhu cầu tâm linh - xã hội của chúng ta.". Trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O.Henri , câu chuyện giản
dị nhưng mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, hình ảnh “chiếc lá cuối cùng” là điểm nhấn quan trọng, giúp đem lại hy
vọng, niềm tin để Giôn-xi vượt qua nghịch cảnh, chiến thắng bệnh tật. Qua câu chuyện này, muốn gửi gắm đến độc
giả thông điệp:” cuộc sống dẫu có khó khăn, nghịch cảnh đến đâu, đừng vội bỏ cuộc, hãy luôn tin rằng đâu đó vẫn
còn những tia hy vọng, tình người ấm áp sẽ sưởi ấm trái tim bạn;(…)
Dẫn chứng 2: Gia tăng khả năng thấu hiểu, đề xướng một giá trị nhân đạo và giúp thế giới trở thành nơi tốt
hơn: Những nhà nghiên cứu đã liên tục tìm thấy rằng thái độ của người đọc thay đổi để trở nên phù hợp
hơn với những lý tưởng được bộc lộ trong một chuyện kể giả tưởng”.Ví dụ những nghiên cứu đáng tin cậy
cho ta thấy rằng khi chúng ta xem một chương trình TV mà ở đó người ta đối xử với cộng đồng người
đồng tính một cách hoàn toàn bình thường (ví dụ như chương trình Modern Family >)thì quan niệm của
chúng ta về người đồng tính cũng chắc chắn chuyển sang hướng không phán xét ấy.Trong lịch sử cũng vậy
cũng đã bộc lộ những khả năng thấu hiểu của chúng ta ở mức độ xã hội .Ví dụ như “Túp liều bác Tom” của
Harriet Beecher Stowe đã châm ngòi cho cuộc chiến Nội chiến Hoa Kỳ bằng việc thuyết phục đông đảo
người Mỹ tin rằng người da đen cũng là người,biến họ thánh nô lệ chính là một trọng tội.

Dẫn chứng 3: Trong một thời gian dài, các nhà phê bình văn học và các triết gia đã chứng tỏ, cùng với tiểu
thuyết gia George Eliot, rằng công việc chính của tác phẩm giả tưởng là để “khuếch trương lòng cảm thông
của loài người”. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng họ đã đúng. Các nhà tâm lý học Mar và Keith
Oatley đã kiểm nghiệm cái ý tưởng cho rằng bước vào thế giới xã hội giả tưởng của tiểu thuyết làm tăng
thêm khả năng kết nối với thế giới loài người ngoài đời thực của chúng ta. Họ khám phá rằng những người
hay đọc tác phẩm giả tưởng có những biểu hiện đồng cảm rõ ràng hơn những người hay đọc các tác phẩm
phi hư cấu, thậm chí sau đó họ đã kiểm chứng lại rằng những người có khả năng đồng cảm cao một cách tự
nhiên cũng có xu hướng thường xuyên đọc những tác phẩm giả tưởng hơn. Tương tự vậy, nhà tâm lý học
Dan Johnson của Đại học Washington & Lee gần đây đã cho người ta đọc một truyện ngắn được viết một
cách đặc biệt với mục đích gài lòng trắc ẩn vào người đọc. Ông muốn xem tác phẩm gải tưởng liệu có phải
không chỉ tăng sự đồng cảm mà còn có thể dắt người ta đến những hành động giúp ích thực sự. Johnson
thấy rằng chủ thể càng bị thu hút vào trong câu chuyện, thì họ càng cảm thấy đồng cảm hơn, và khi họ càng
cảm thấy đồng cảm, thì chủ thể càng chắc chắn sẽ giúp đỡ khi người làm thí nghiệm “vô ý” đánh rơi cả một
nắm bút – những người đọc bị thu hút nhiều thường có xu hướng sẵn sàng giúp đỡ gấp hai lần.
Dẫn chứng 4 : Tôi lấy một số tác phẩm hư cấu để minh chứng cho những điều trên: Tiểu thuyết “ Không
gia đình” cả nhà văn Hector Malot (nhà văn nước Pháp .) đã gửi gắm đến bạn đọc những thông
điệp ,những giá trị nhân văn cao cả : chúng ta nên trân trọng những gì mình đã và đang có, bởi vì ngoài kia
suốt cả tuổi thơ chú bé Remi kia đã sống lang thang, màn trời chiếu đất cũng chẳng có người thân ruột rà
bên cạnh yêu thương; Thứ 2 là bài học về lòng quả cảm,nhân hậu và biết ơn. Cậu bé tuy đói khát nhưng
chưa từng ngả tay xin ai đồng nào hay ăn cắp, cậu bé cũng rất biết ơn những người đã cưu mang mình
( tình người , là sự thấu hiểu ,đồng cảm ,sợi dây yêu thương giữa con người với con người) khi nhân bất
cứ sự giúp đỡ nào cậu cũng đều bỏ công sức ra để đền bù những ân tình đó ; Ý nghĩa tiếp theo muốn gửi
gắm đó là xã hội vẫn còn nhiều người nhân ái, tốt bụng. Trong số những người đã cưu mang cậu bé thì gia
đình Pierre xem cậu như một thành viên gia đình chính thức, có lẽ những may mắn của Remi qua con mắt
của người lớn người từng trải hơi phi cư, hư cấu nhưng đối với trẻ em thực sự là một thông điệp ý nghĩa.

Tổng kết luận điểm của nhóm: Xâu chuỗi lại những luận điểm này, chúng tôi khẳng định rằng việc đọc các
tác phẩm giả tưởng tốt hơn so với việc đọc các tác phẩm phi hư cấu ,khách quan mà nói chúng tôi không phủ
nhận những lợi ích mà các tác phẩm phi hư cấu mang lại, tuy nhiên xét trên nhiều phương diện, nhiều khía
cạnh khác nhau chúng tôi ủng hộ cho quan điểm trên. Việc đọc các tác phẩm giả tưởng thực sự có tác động
tích cực đến não bộ và hành vi , cảm xúc của con người. Giúp con người cải thiện nhiều kỹ năng, tìm thấy
niềm vui và niềm hạnh phúc giữa cuộc sống bộn bề. Giúp con người trở nên tốt hơn, đồng cảm thấu hiểu sẻ
chia, biết vượt qua nghị lực vươn lên trong cuộc sống và làm nên các giá trị nhân đạo cao cả.

You might also like