You are on page 1of 48

Văn học đương đại phương Đông:

Những hướng tiếp cận mới

TS. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm


Email: baotramnn@hcmussh.edu.vn
ĐT: 038.4598.728

1
• Giáo trình
- Các tác phẩm và tài liệu được cung cấp ở địa
chỉ
https://www.mediafire.com/folder/nqkx6nc3ozp4b/

• Kiểm tra đánh giá


- Giữa kỳ: 50% - các bài tập tại lớp (không báo
trước)
- Cuối kỳ: 50% - bài kiểm tra cuối kỳ (thi tập
trung, không sử dụng tài liệu)
- Điểm cộng: tham gia phát biểu, thảo luận tại
lớp.
2
Phương Đông

3
Văn học phương Đông

Văn học Ấn Độ
Văn học Trung Quốc
Văn học Nhật Bản
Văn học Triều Tiên
Văn học Arab

4
Khái quát
Văn học phương Đông

5
Các khu vực văn học trên thế giới

- Văn học thế giới


văn học phương Đông / văn học phương Tây

- Văn học khu vực


- Các nền văn học trung tâm
- Các nền văn học ngoại vi

6
Phương Đông

7
Viễn Đông

8
Văn học phương Đông – châu Á

Văn học Đông Á


Văn học Đông Nam Á
Văn học Nam Á
Văn học Tây Á
→Văn học Việt Nam?
Mức độ ảnh hưởng – tính dân tộc
Tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng, văn tự,...

9
Văn học Nam Á
• Ấn Độ - Pakistan, Nepal, Bangladesh
• Tôn giáo
• Tư tưởng: Đạo Hindu
• Kinh Veda
• Chữ Sanskrit

10
Văn học Đông Á
Trung Quốc - Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam
Lục địa – hải đảo
- Điểm chung
Đồng chủng: da vàng
Đồng văn: văn tự - chữ Hán
Kanji, Hanja, Hán tự
Kambun, Hanmun, Hán văn
Tư tưởng: Nho, Phật, Lão
(có những khác biệt nhất định)

11
Văn học Ấn Độ

12
13
• 1858, Ấn Độ chính thức trở thành thuộc
địa Anh
• 1876, nữ hoàng Victoria của Anh chính
thức được suy tôn là nữ hoàng Ấn Độ
• 1947, Ấn Độ độc lập

15
• Rabindranath Tagore (1861-1941)
Tập thơ: Thơ Dâng
Kịch: Chitra
• Salman Rushdie (sinh năm 1947)
Tiểu thuyết: Haroun và Biển truyện

16
RABINDRANATH TAGORE
(1861-1941)

và tư tưởng JIBAN-DEBATA
(thần linh cuộc đời)

17
RABINDRANATH TAGORE
• Thời đại Phục hưng Ấn Độ - phục hưng
Bengal
• Rabindranath Tagore (1861-1941)
Sinh tại Calcutta, xứ Bengal
Sáng tác bằng tiếng Bengal và tiếng Anh
Nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, soạn nhạc, nhà giáo
dục, triết học
Trường Santiniketan
Giải Nobel văn chương năm 1913

18
Trên Hy Mã Lạp Sơn
Một phương pháp giáo dục thiếu nhi tuyệt vời

“Ba giao cho tôi giữ hộp tiền […]


“Ba tôi đến để đánh thức tôi dậy trước bình
mình.
Đây là giờ quy định để ghi nhớ những biến
cách của tiếng Pháp.
Tôi đi dạo mát với ba tôi…
Ba tôi về. Một giờ Anh văn chờ tôi. Mười phút
sau là một trận tắm băng.
Sau bữa cơm trưa, lại học!
Quả là quá sức chịu đựng của một sinh vật
bằng xương bằng thịt! […]
19
Việc học tập ở nhà của tôi
Gia sư Gyan Babu, con trai nhà thông thái
Vendantavagish […] “Ông bắt tôi đọc cuốn sách Sự ra
đời của thần Chiến tranh… Sau đó ông đọc cho tôi vở
kịch Macbeth. Ông giảng cho tôi một đoạn bằng tiếng
Bengal, rồi giam tôi vào phòng học bắt tôi chuyển xong
đoạn ấy thành thơ mới được ra khỏi phòng…”
Nhà thông thái Ramsarvaswa, dạy tiếng Phạn. “Cả ông
này nữa cũng đâm ngán ngẩm cái việc bắt một thằng
bé bất kham như tôi làm quen với cuốn sách ngữ
pháp. Thay vào đó, ông cho tôi đọc cuốn
Shakuntala…”
“Trong buổi thiếu thời của tôi, văn học Bengal tầm vóc
còn nhỏ bé lắm. Và hình như tôi đã ngốn hết tất cả
những cuốn sách đọc được và không đọc được người
ta có thể tìm thấy lúc bấy giờ.”
20
Việc học tập ở nhà của tôi
“Trong buổi thiếu thời của tôi, văn học Bengal tầm
vóc còn nhỏ bé lắm. Và hình như tôi đã ngốn hết tất
cả những cuốn sách đọc được và không đọc được
người ta có thể tìm thấy lúc bấy giờ. Những cuốn
sách dành cho tuổi trẻ chưa có một tính chất nào đặc
biệt. Nhưng tôi cho cái đó chẳng thiệt hại gì. Cái chất
lỏng trong đó có hòa một chút hương vị văn chương
vào nhằm phục vụ cho thanh niên ấy dĩ nhiên là phù
hợp với trình độ thơ ngây của độc giả nhưng không
đáp ứng được cái khả năng đang phát triển của họ.
Sách cho trẻ con phải được quan niệm và viết sao
cho độc giả nó hiểu được một phần và một phần
không hiểu.”
21
RABINDRANATH TAGORE

Tác phẩm
• Thơ: Gitanjali – Thơ dâng, Gardener –
Người làm vườn, Love’s Gift – Tặng vật
tình yêu, Gescent Moon – Trăng non,
Crossing – Vượt biển,…
• Tiểu thuyết: Đắm thuyền, Nàng Binodini
• Kịch: Lễ máu, Chitra, Xuân tuần hoàn,
Đức vua và hoàng hậu, Nhà bưu điện,..

22
Tư tưởng Jiban-debata
• Thần linh: khái niệm thuộc về cái thiêng
liêng khác biệt với thế tục
• Bản thân cuộc đời, cuộc sống là thần linh
• Tagore xưng tụng thần linh là xưng tụng
cuộc đời
• Ca ngợi sự sống
• Nhân bản luận phương Đông
• Kết hợp lý tính và cảm thức huyền bí
23
• Con người
• Là kẻ sáng tạo, nghệ sĩ, là người đồng
sáng tạo
• Trong yếu tính con người không phải là nô
lệ mà là tình nhân của cuộc đời này
• Tôn giáo của con người

24
Tư tưởng Jiban-debata
• Nghệ thuật là ma ảo (Art is MAYA)
Truyền thống: MAYA là quyền lực của thượng đế
Tagore: MAYA là một trò chơi (play, lila)
Cái thiêng và cái phàm chơi chung với nhau, cùng
chơi (interplay)
Thượng đế cũng là bạn cùng chơi (play-fellow) với
con người
Nhờ sự khác biệt của tiết điệu của Maya mà có sự
khác biệt của sự vật
Người nghệ sĩ chơi với thần linh: sáng tạo

25
Gitanjali – bài 71

“Đám rước lớn lao rước người và tôi đã


dong qua bầu trời không khí rung ngân
tiết điệu của hai ta Và giữa chúng mình đã
diễn ra qua bao thời đại trò chơi đi trốn đi
tìm.”
(Đỗ Khánh Hoan dịch)

26
Khuynh hướng nhân bản luận thần bí
(Mystical Humanism)
(khuynh hướng đề cao con người một cách
thần bí)
“Khi đi theo thần quyền là con người đánh mất
nhân đạo”
Thượng đế cũng rất nhân bản: không ở trong
đền thờ mà ở cùng người phu làm đường, là
người bạn nhỏ cùng chơi đùa.
Nhân bản luận của Tagore kết hợp yếu tố tôn
giáo và nhân bản (Ấn giáo và phương Tây)
27
RABINDRANATH TAGORE
“Ở Ấn Độ, phần lớn văn học của chúng tôi mang
tính tôn giáo, vì Thượng đế đối với chúng tôi
không phải là một Thượng đế xa vời. Người
thuộc về ngôi nhà của chúng tôi cũng như của
đền chùa của chúng tôi. Chúng tôi cảm nhận sự
gần gũi của Người trong các mối quan hệ tình
yêu và tình thương và trong các lễ hội, vui mừng
của chúng tôi. Người là vị trưởng khách mà
chúng tôi được vinh dự đón tiếp. Trong mùa hoa
và quả, khi trời mưa xuống, trong cái toàn vẹn
của mùa thu, chúng tôi thấy mép viền của chiếc
áo khoác và nghe bước chân của Người.
28
RABINDRANATH TAGORE
“Chúng tôi cầu nguyện, tôn thờ Người trong mọi
vật thể thật của tế lễ, và yêu Người, vì lòng yêu
kính của chúng tôi là thật. Ở một phụ nữ tốt,
chúng tôi cảm thấy Người, ở người đàn ông
thật, chúng tôi nhận ra Người, trong con cháu
chúng tôi, là Người, lại mới sinh ra. Đứa con
vĩnh cửu. Vì vậy, những bài thánh ca là những
bài ca tình yêu, và những gì xảy ra ở đất nước
chúng tôi, như một đứa con trai ra đời hay một
đứa con gái về từ nhà chồng đến thăm bố mẹ
rồi lại ra đi, đều được dệt nên thành kịch trong
văn học mà bản sao nằm trong miền thiêng
liêng…” 29
Thi pháp của dung hợp

• Dung hợp giữa Đông và Tây


• Dung hợp giữa cũ và mới
• Dung hợp giữa thiêng và phàm
• Dung hợp giữa cá nhân và vũ trụ

30
CHITRA
• Chitra: công chúa con vua Manipur
• Arjuna lưu đày trong rừng, ẩn sĩ, thề độc thân 12
năm
• Chitra gặp thần tình yêu Madana và thần mùa
xuân Vasanta, cầu xin có được nhan sắc xinh đẹp
trong 1 ngày → 1 năm
• Chitra xinh đẹp làm Arjuna rung động, nhưng cô
thất vọng vì đó không phải là vẻ đẹp thật sự
• Arjuna nghe về công chúa chiến binh Chitra, và
nhận ra mình không thực sự yêu cô gái xinh đẹp
kia.
• Chitra có thai
31
CHITRA
Nhân vật
• Chitra/ Chitrāngadā: công chúa con vua
Manipur
• Arjuna: hoàng tử dòng dõi Kuru
• Madana: Thần tình yêu
• Vasanta: Thần mùa xuân và tuổi trẻ bất
tận
• Dân làng
32
CHITRA
• Tích truyện từ Mahabharata
• Kết hợp Rasa (sân khấu Ấn Độ) và cái bi
(sân khấu Hy Lạp)
• Cái nhìn maya
• Quan niệm về cái đẹp
• Quan niệm về phụ nữ

33
GITANJALI – THƠ DÂNG

• Ca khúc chứa đầy tay


• Lễ vật dâng lên Thần Đời
• Tên tiếng Việt: Khúc hát dâng đời, Lời
dâng, Thơ dâng, Tụng thần ca khúc
• 103 bài
• Tiếng Bengal, tiếng Anh
• Nobel 1913
• Kỳ công thứ 2 của văn học Ấn Độ

34
Gitanjali – bài 19

“Nếu em chẳng nói lời nào ta cũng đành chất đầy


niềm im lặng ấy vào trái tim mình mà cam lòng chịu
đựng. Ta sẽ im lìm chờ đợi như đêm có sao canh
chừng, như đêm cúi đầu ẩn nhẫn.
Ban mai thế nào cũng đến, bóng tối rồi sẽ tan đi và
tiếng em nói sẽ thành dòng suối vàng, xé vòm trời
rực rỡ trào tuôn. Rồi lời em nói sẽ thành muôn ca
khúc bay lên từ mọi tổ chim ta, và giai điệu em sẽ
thành hoa bừng nở, phủ cánh rừng chồi biếc lộc
xanh ta.”
(Nhật Chiêu dịch)
35
Gitanjali – bài 19

• 3 cấp độ/ 3 bình diện


1. Con người → tình yêu của chàng trai và
cô gái
2. Vũ trụ → quy luật của vũ trụ, đạo của vũ
trụ
3. Siêu việt (transcendence) – siêu nghiệm,
tiên nghiệm → kinh nghiệm triết học

36
Gitanjali – bài 7
Thơ tôi đã rũ sạch mọi điểm trang lòe loẹt, không
còn kiểu cách, huênh hoang. Vật trang sức sẽ
làm hại tình thân giữa đôi ta, sẽ ngăn cách
Người với tôi, và khi va chạm thành tiếng xủng
xẻng sẽ át cả tiếng Người thì thầm.
Trước mặt Người lòng hợm hĩnh thi nhân của tôi
chết trong hổ nhục. Ôi thi bá thi hào! Tôi đã đến
ngồi dưới chân Người. Chỉ xin để tôi biến đời
mình thành bình dị, thẳng ngay, như chiếc sáo
sậy để người phả đầy âm nhạc vào trong.
(Đỗ Khánh Hoan dịch)
37
Bài 8: Salman Rushdie

38
Salman Rushdie
• Sinh năm 1947 ở Bombay
• Gia đình trí thức, Islam, tiếng Urdu
• 1981, Những đứa con của nửa đêm
• 1988, Những vần thơ của quỷ Satan (Quỷ thi)
• 1989, giáo chủ Ruhollah Khomeini ra lệnh fatwa
• 1998, chính phủ Iran xóa bỏ lệnh fatwa
• 1990, Haroun và Biển truyện
• 2012, Joseph Anton: A Memoir
• Giải thưởng: Booker, Booker of Bookers (1993),
The Best of the Booker(2008)
• 2007, Tước Hiệp sĩ
39
Salman Rushdie
Tác phẩm
• 1981, Những đứa con của nửa đêm
• 1988, Những vần thơ của quỷ Satan (Quỷ thi)
• 1990, Haroun và Biển truyện
• 2008, Nàng phù thủy thành Florence
• 2010, Luka và Ngọn lửa đời
• 2012, Joseph Anton: A Memoir
• 2017, Nhà Golden
• 2019, Quichotte 40
Salman Rushdie
• Hiện thực huyền ảo: Những yếu tố huyền ảo
được cài lẫn vào trong hiện thực như thể là
hiện thực
• Chủ nghĩa hậu hiện đại:
- Bất tín đại tự sự: xóa bỏ những niềm tin
- Liên văn bản
- Những câu chuyện xuyên thấm vào nhau
như gia vị xuyên thấm vào nhau
Thời hậu hiện đại: thời của thế giới ảo, thực tại
ảo, truyền thông đa phương tiện

41
Haroun và Biển truyện

• Truyện fantasy
Tác phẩm thần tiên, kể lại cuộc đời tác giả,
như một huyền thoại, lồng vào những
chuyện thực của xã hội hiện đại
• Motif tìm mộng
• Liên văn bản
• Truyện đồng thoại: không chỉ là truyện cho
trẻ con
42
Haroun và Biển truyện
• Xứ u buồn – quên mất tên, chuyên sản xuất nỗi buồn
đóng hộp
• Rashid Khalifar: người kể chuyện, chỉ biết tưởng
tượng, vợ bỏ đi, Haroun mắc kẹt ở 11 phút
• Đến thị trấn G. kể chuyện → tắc tị
• Đến K.
• Trong khách sạn Haroun gặp tiểu thủy thần Iff. Thủy
thần gọi chim mỏ rìu đưa Haroun đến mặt trăng truyện
Kahani
• Nguồn truyện của Kahani bị ô nhiễm. Chup đang tạo ra
chất độc. Gup tập trung quân đội (các trang sách) cứu
công chúa
• Haroun giúp đỡ
• Mưa trên xứ sở u buồn → nhớ lại tên Kahani
• Người mẹ trở về, Rashid kể chuyện trở lại.
• Chỉ có truyện là nguồn sống 43
Haroun và Biển truyện
Nhân vật:
• Rashid Khalifar: người kể chuyện
• Haroun Khalifar
• Tiểu thủy thần Iff
• Butt - Chim đầu rìu
• Mali - người làm vườn
• Cô nàng Lẻo Mép
• Công chúa Batcheat – Hoàng tử Bolo
• Đại tướng Kitab
• Giáo chủ Khattam-Shud xứ Chup: kẻ tử thù của
truyện/ văn chương/ ngôn ngữ
44
Haroun và Biển truyện
Zemla, Zenda, Xanady
All our dream – worlds may come true
Fairy lands are fearsome too
As I wonder far from view
Read, and bring me home to you

Zemla, Zenda, Xanady


Ảo mộng xứ biết đâu thành tựu
Fải chăng xứ thần tiên cũng đáng ngại
Ai ngoài ta đang lưu đày
Rồi hãy đọc mà mang ta về lại
(Nhật Chiêu dịch)
45
Haroun và Biển truyện
• Đại dương truyện (Ấn Độ)
• Nghìn lẻ một đêm (Arab)
• Caliph Haroun al-Rashid: người tìm truyện
• Zembla: xứ thần tiên trong Ngọn lửa xanh
nhạt của Vladimir Nabokov
• Zenda: xứ hư cấu trong Người tù xứ Zenda
của Anthony Hope
• Xanadu: hành cung của Thành Cát Tư Hãn
• Alice ở xứ sở diệu kỳ - Lewis Carroll
• Hoàng tử bé – Saint-Exupéry
46
Haroun và Biển truyện

• Mặt trăng Kahani = Truyện – Mặt trăng thứ


2 của trái đất
• 2 xứ: GUP và CHUP
• Bịa chuyện – Câm lặng
• Ánh sáng – Bóng tối
→ mặt trăng của truyện, kiến thức của nhà
văn, mộng, tưởng tượng, hư cấu → không
thấy được
47
Haroun và Biển truyện

• Truyện đã không có thật thì còn được tích sự gì?


• Truyện kể = Đời sống
• Đời sống chứa đựng vô số truyện, tạo ra những
truyện kỳ lạ
• Ý nghĩa tận cùng của truyện là đời sống
• Truyện muốn tồn tại phải hấp dẫn
• Tham vọng kết thúc truyện → kết thúc đời sống,
hủy diệt cuộc đời
• Cuộc đời: có 2 mặt tối và sáng
• Chuyến phiêu lưu vào cuộc đời

48

You might also like