You are on page 1of 191

HOÀNG TRÍ

GIÁO TRÌNH

BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG


MÁY CÔNG NGHIỆP
HOÀNG TRÍ

Giáo trình
BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG
MÁY CÔNG NGHIỆP

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình Bảo trì, bảo dưỡng máy công nghiệp được biên soạn
dựa trên cơ sở phân tích mô hình CDIO và đề cương của Bộ môn Công
nghệ Chế tạo máy thuộc Khoa Cơ khí máy trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP Hồ Chí Minh, tài liệu đã được biên soạn gồm 2 phần, 14
chương.
Nội dung biên soạn được xây dựng trên các giáo trình đã được
giảng dạy tại các trường Đại học và các trường Cao đẳng và Trung cấp
trong và ngoài nước, một số nội dung mới nhằm đáp ứng được yêu cầu
nâng cao chất lượng học tập của sinh viên trong sự nghiệp công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước.
Với những tiêu chí nêu trên tác giả đã đưa vào giáo trình các nội
dung nhằm cung cấp cho sinh viên; học sinh các trường học về các ngành
nghề kỹ thuật và những người lao động đang làm việc trong nhà máy, xí
nghiệp những kiến thức cơ bản về Bảo trì và việc quản lý bảo trì.
Nội dung giáo trình được biên soạn với thời lượng: 30 tiết
Phần I: Quản lý bảo trì 04 tiết
Chương1: Tổng quan về bảo trì 01 tiết
Chương 2: Chiến lược và giải pháp bảo trì 01 tiết
Chương 3: Tổ chức kế hoạch bảo trì 01 tiết
Chương 4: Tài liệu bảo trì và kho 01 tiết
Phần II: Kỹ thuật bảo trì 26 tiết
Chương 5: Bảo dưỡng 02 tiết
Chương 6: Kiểm tra 02 tiết
Chương 7: Tháo lắp - Sửa chữa 22 tiết
Bài 1: Tìm lỗi trong hệ thống 01 tiết
Bài 2: Hệ thống sửa chữa 01 tiết
Bài 3: Công nghệ tháo, lắp máy 02 tiết
Bài 4: Các loại mối ghép 02 tiết
Bài 5: Sửa chữa các bộ truyền động cơ khí 08 tiết
Bài 6: Sửa chữa các loại van khí nén 02 tiết

3
Bài 7: Sửa chữa các loại van thủy lực 02 tiết
Bài 8: Sửa chữa thiết bị điện tử 02 tiết
Bài 9: Sửa chữa thiết bị & khí cụ điện 01 tiết
Bài 10: Sửa chữa thiết bị nhiệt (nồi hơi) 01 tiết
Với những kiến thức được trình bày, hi vọng tài liệu này sẽ hữu
ích, và tạo cảm hứng cho các bạn sinh viên, học sinh trong lĩnh vực Bảo
trì và quản lý bảo trì, và sẽ có những ý tưởng thiết kế các hề thống bảo trì
bảo dưỡng phục vụ cho môn học và ứng dụng vào thực tiễn.
Nhưng với thời lượng 2 tín chỉ thì không thể trình bày sâu vào thiết
kế các sản phẩm hay hệ thống thực tế.
Trong quá trình sử dụng giáo trình, tùy theo đối tượng cụ thể, giảng
viên có thể điều chỉnh thời lượng (số tiết giảng dạy) cho thích hợp với
đối tượng.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành giáo trình nhưng không tránh
khỏi sự sai sót rất mong sự đóng góp chân tình của độc giả.
Mọi sự đóng góp xin liên hệ về: Bộ môn Công nghệ Chế tạo máy –
Khoa Cơ khí máy trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
Chân thành cám ơn.

Tác giả
GVC.ThS. Hoàng Trí

4
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
MỤC LỤC 5

PHẦN 1: QUẢN LÝ BẢO TRÌ 9


Chương 1: Công tác bảo trì và quản lý bảo trì 11
1.1 Khái niệm 11
1.2 Các định nghĩa về bảo trì 12
1.3 Nhiệm vụ của công tác quản lý bảo trì 12
1.4 Nhiệm vụ của công tác bảo trì kỹ thuật 13
1.5 Mối quan hệ giữa người thợ đứng máy và người thợ làm 14
công tác bảo trì
Câu hỏi ôn tập 15
Chương 2: Chiến lược của công tác bảo trì 16
2.1 Khái niệm 16
2.2 Phân loại 17
2.3 Các phương pháp giám sát tình trạng 19
2.4 Lựa chọn giải pháp bảo trì 20
Câu hỏi ôn tập 21
Chương 3: Tổ chức kế hoạch 22
3.1 Nguyên lý pareto 22
3.2 Chỉ số đo lường hiệu suất KPI 24
3.3 Các công cụ quản lý 26
3.4 Những hiệu quả mang lại từ bảo trì 30
Câu hỏi ôn tập 30
Chương 4: Tài liệu bảo trì và kho 31
4.1 Các yếu tố hạch toán chi phí bảo trì 31
4.2 Quản lý máy móc thiết bị 33
4.3 Phụ tùng và công tác quản lý kho 34
Câu hỏi ôn tập 37
PHẦN 2: KỸ THUẬT BẢO TRÌ 39
Chương 5: Bảo dưỡng 41
5.1 Nhiệm vụ của bảo dưỡng 41
5.2 Chu kỳ của bảo dưỡng định kỳ 43

5
5.3 Các hệ thống bôi trơn và sơ đồ bôi trơn 43
Câu hỏi ôn tập 47
Chương 6: Kiểm tra 48
6.1 Mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra 48
6.2 Kiểm tra độ nhẵn bề mặt của chi tiết máy 49
6.3 Kiểm tra kích thước dài 50
6.4 Kiểm tra độ cứng của vật liệu chi tiết máy 51
6.5 Kiểm tra sai số hình học của chi tiết máy 52
6.6 Kiểm tra vị trí tương quan giữa các bề mặt 54
6.7 Kiểm tra độ cứng vững của máy móc thiết bị 59
6.8 Thử nghiệm máy 60
Câu hỏi ôn tập 62
Chương 7: Sửa chữa 63
Bài 1: Tìm lỗi trong hệ thống 63
7.1 Phương pháp tìm lỗi trong thiết bị 63
7.2 Phân tích hệ thống lỗi 63
7.3 Tài liệu hóa sai hỏng 64
7.4 Biện pháp nhằm đạt được hiệu quả của công việc 64
Câu hỏi ôn tập 65
Bài 2: Hệ thống sửa chữa 66
8.1 Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu 66
8.2 Hệ thống sửa chữa thay thế cụm 66
8.3 Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn 66
8.4 Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn 66
8.5 Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng 67
Câu hỏi ôn tập 68
Bài 3: Công nghệ tháo lắp máy 69
9.1 Các nguyên tắc tháo máy 69
9.2 Tháo vít cấy, bulông 71
9.3 Làm sạch, rửa chi tiết và cụm máy 75
9.4 Kiểm tra phân loại chi tiết 75
9.5 Các nguyên tắc lắp máy 76
9.5.1 Lắp mối ghép ren 76
9.5.2 Siết đai ốc và lắp vít cấy 76

6
9.5.3 Lắp mối ren 77
9.5.4 Lắp mối ghép then 78
9.5.5 Lắp mối ghép đinh tán 80
9.5.6 Lắp các mối ghép ép 81
9.5.7 Lắp mối ghép côn 81
9.5.8 Lắp ổ trượt 82
9.5.9 Lắp ổ lăn 83
Câu hỏi ôn tập 85
Bài 4: Các loại mối ghép 86
10.1 Mối ghép cố định tháo được 86
10.2 Mối ghép cố định không tháo được 90
10.3 Mối ghép di động tháo được 91
10.4 Mối ghép di động không tháo được 93
Câu hỏi ôn tập 94
Bài 5: Sửa chữa các bộ truyền động cơ khí 95
11.1 Bộ truyền bánh răng 95
11.2 Bộ truyền trục vít- bánh vít 99
11.3 Bộ truyền đai 101
11.4 Bộ truyền xích 103
11.5 Bộ truyền vít me – đai ốc 105
11.6 Bộ truyền trục khuỷu, thanh truyền 107
11.7 Bộ truyền cam 110
11.8 Cơ cấu culit 112
11.9 Cơ cấu truyền động vô cấp 115
11.10 Cơ cấu điều khiển 118
11.11 Cơ cấu khóa lẫn 121
11.12 Cơ cấu hạn chế hành trình 123
11.13 Cơ cấu phanh (hãm) 124
11.14 Khớp nối 130
Câu hỏi ôn tập 134
Bài 6: Sửa chữa các loại van khí nén 136
12.1 Bộ lọc khí và van điều áp 136
12.2 Van xả khí nhanh 138
12.3 Van điều khiển lưu lượng một chiều 139

7
12.4 Van điều khiển hoạt động bằng tín hiệu khí nén 141
12.5 Van solenoid thường mở 142
Câu hỏi ôn tập 144
Bài 7: Sửa chữa các loại van thủy lực 145
13.1 Bộ lọc 145
13.2 Hệ thống ống thuỷ lực 147
13.3 Van giảm áp an toàn 148
13.4 Van giảm áp thuỷ lực 150
13.5 Van điều khiển lưu lượng thuỷ lực 152
13.6 Van điều khiển hướng thuỷ lực 154
Câu hỏi ôn tập 157
Bài 8: Sửa chữa thiết bị điện tử 158
14.1 Phương pháp kiểm tra linh kiện trên bo mạch 158
14.2 Kiểm tra linh kiện điện tử bằng V.O.M 159
14.3 Điện trở 161
14.4 Tụ điện 163
14.5 Transistor 165
14.6 Diode 167
Câu hỏi ôn tập 170
Bài 9: Sửa chữa thiết bị & khí cụ điện 171
15.1 Cầu dao điện 171
15.2 Công tắc hành trình 172
15.3 Nút nhấn 174
15.4 Áp-tô-mát 176
15.5 Rơ-le tốc độ 178
15.6. Rơ-le nhiệt 180
Câu hỏi ôn tập 182
Bài 10: Sửa chữa thiết bị nhiệt (nồi hơi) 183
16.1 Khái niệm 183
16.2 Phân loại 183
16.3 Lịch kiểm tra 187
16.4 Kiểm tra, bảo dưỡng 188
Câu hỏi ôn tập 189
TÀI LIỆU THAM KHẢO 190

8
Phần I

QUẢN LÝ BẢO TRÌ

9
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BẢO TRÌ

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) chương này, sinh viên sẽ:
- Giải thích được thuật ngữ bảo trì
- Trình bày được những vai trò chính của quản lý bảo trì
- Trình bày được những vai trò chính của bảo trì kỹ thuật
- So sánh được mối quan hệ giữa người thợ đứng máy và người thợ
làm công tác bảo trì

1.1. KHÁI NIỆM


Trong yêu cầu xã hội hiện tại vấn đề tăng năng suất lao động luôn
luôn được quan tâm để phát triển nền công nghiệp quốc dân. Từ quan
điểm trên, việc đầu tư năng suất cho từng thiết bị cũng như năng suất cụm
dây chuyền hoặc cho cả nhà máy mỗi ngày một cải tiến, nhằm nâng cao
năng suất, trong đó mục đích chính yếu là giảm giá thành sản phẩm. Điều
mong muốn của các nhà sản suất sản phẩm là phải ổn định sản lượng và
muốn ổn định sản lượng và tăng năng suất phải giải quyết các vấn đề tổn
thất trong chu kỳ gia công và các dạng tổn thất ngoài chu kỳ, trong các
dạng tổn thất đó có dạng tổn thất độ ổn định và tuổi thọ chi tiết máy.
Độ ổn định và tuổi thọ chi tiết máy được đánh giá từ các khâu:
 Thiết kế kỹ thuật
 Chế tạo thử nghiệm
 Đưa vào sản xuất thử nghiệm
 Đánh giá kết quả
 Chế tạo hoàn chỉnh
Trong các khâu trên điều rất quan tâm là các chế độ làm việc cho
từng chi tiết máy và muốn đánh giá chính xác, bắt buộc người sử dụng
thiết bị phải tuân thủ theo sự hướng dẫn kỹ thuật bảo trì bảo dưỡng của
từng thiết bị và hệ thống dây chuyền suốt quá trình sản xuất.
Như vậy công tác bảo trì không những chỉ thực hiện cho từng cụm
thiết bị hoặc hệ thống dây chuyền trong nhà máy, xí nghiệp mà phải được
thực hiện thường xuyên từng ngày, giờ, thời kỳ, giai đoạn và suốt quá
11
trình sản xuất. Việc này phải đưa vào kế hoạch bảo trì song song với kế
hoạch sản xuất.
“Bảo trì” là một thuật ngữ quen thuộc, tuy nhiên để hiểu rõ về vai
trò, chức năng và các hoạt động liên quan đến bảo trì thì lại không dễ dàng
vì tuỳ theo quan điểm của mỗi tổ chức, mỗi cơ quan mà thuật ngữ bảo trì
được hiểu khác nhau. Nhưng về cơ bản, có những điểm tương đồng.
1.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ BẢO TRÌ
1.2.1 Định nghĩa của Afnor (Pháp): Bảo trì là tập hợp các hoạt động
nhằm duy trì hoặc phục hồi một tài sản ở tình trạng nhất định hoặc
bảo đảm một dịch vụ xác định.
1.2.2 Định nghĩa của BS 3811: 1984 (Anh): Bảo trì là tập hợp tất cả các
hành động kỹ thuật và quản trị nhằm giữ cho thiết bị luôn ở một
tình trạng nhất định hoặc phục hồi nó về một tình trạng trong đó nó
có thể thực hiện chức năng yêu cầu. Chức năng yêu cầu này có thể
định nghĩa như là một tình trạng xác định nào đó.
1.2.3 Định nghĩa của Total Productivity Development AB (Thuỵ
Điển): Bảo trì bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện nhằm
giữ cho thiết bị ở một tình trạng nhất định hoặc phục hồi thiết bị về
tình trạng này.
1.2.4 Định nghĩa của Dimitri Kececioglu (Mỹ): Bảo trì là bất kỳ hành
động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng ở một tình
trạng đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn và nếu chúng bị hư
hỏng thì phục hồi chúng về tình trạng này.
1.3 NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TRÌ
Trên thế giới công tác quản lý bảo trì đã được xem trọng trong thời
kỳ Đệ nhị thế chiến; khi nhu cầu sản xuất khí tài khí cụ phục vụ cho
chiến tranh lên rất cao. Và nó luôn được hoàn thiện theo thời gian với
nhiều quan điểm.
Riêng ở Việt Nam, việc áp dụng các chiến lược, các hình thức tổ
chức bảo trì vào sản xuất thực tế còn rất hạn chế, chủ yếu là ở các doanh
nghiệp tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các tập đoàn lớn. Trong
khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân nhỏ, người ta vẫn duy trì tổ
sửa chữa cơ điện. Công tác quản lý bảo trì hầu như không có; việc sửa
chữa chủ yếu là theo sự cố, mang tính chất chữa cháy và rất thụ động.
Công tác quản lý bảo trì bao gồm các công việc chính yếu như sau:
1.3.1 Nghiên cứu chiến lược; chọn giải pháp: Để có thể xây
dựng một hệ thống quản lý bảo trì hiệu quả, cần phải xem xét quy mô sản
12
xuất của nhà máy; tính chất phức tạp; độ chính xác của quá trình công
nghệ và sản phẩm; tính văn hóa tập quán của công ty; yêu cầu an toàn đối
với con người và môi trường. Trên cơ sở đó, nhà quản lý chọn ra một hay
nhiều giải pháp để thực hiện tổ chức quản lý bảo trì. Có thể thực hiện
từng giải pháp riêng lẻ hoặc phối hợp chúng với nhau.
1.3.2 Tổ chức bảo trì - Lập kế hoạch: Việc áp dụng hình thức
quản lý bảo trì trên cơ sở giải pháp đã lựa chọn phải chú ý đến tiêu chí
“Hạn chế đến mức tối đa sự cố phải dừng máy; giảm thiểu phế phẩm; chi
phí bảo trì về nhân sự và sửa chữa hợp lý và hiệu quả; chi phí dự trữ kho
tối ưu và khả năng đáp ứng nhanh chóng của lực lượng làm công tác bảo
trì”. Để đạt được tiêu chí đó đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể và khoa học
cho tất cả công việc từ nhỏ nhất cho đến lớn nhất.
1.3.3 Quản lý tài liệu bảo trì và kho dự trữ: Để công tác bảo trì
thật sự khoa học và hiệu quả, đòi hỏi phải quan tâm ngay từ đầu đến việc
quản lý tài liệu, hồ sơ liên quan đến các trang thiết bị như Lý lịch máy,
Hướng dẫn sử dụng. Trong đó, Hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp
đóng vai trò hết sức quan trọng; từ việc vận chuyển lắp đặt đến cách thức
vận hành; bảo dưỡng; các bản vẽ lắp; sơ đồ điện; thậm chí địa chỉ của
nhà cung cấp khi cần thiết.
Quản lý tài liệu bảo trì phải chú ý đến việc bảo trì các tài sản cố
định; nhà xưởng; các hệ thống phụ và phục vụ như cung cấp điện nước;
chiếu sáng; xử lý nước thải;...
1.4 NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC BẢO TRÌ KỸ THUẬT
Nếu như trước đây khoảng vài ba thập kỷ, máy móc thiết bị thường
cồng kềnh; kết cấu cơ khí phức tạp và hệ thống điều khiển đơn giản.
Ngày nay, do sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ,
máy móc có thêm nhiều bộ phận, nhiều phần tử, mà để có thể duy trì tình
trạng hoạt động của chúng người thợ bảo trì phải hiểu biết ở nhiều lĩnh
vực: Cơ khí, điều khiển khí nén-thủy lực, điều khiển điện-điện tử, PLC,
vi điều khiển; ngôn ngữ lập trình và phần cứng tương ứng; kỹ thuật cảm
biến;... Do đó, kỹ thuật bảo trì cũng đa dạng và phân chia thành nhiều
nhóm công việc khác nhau. Nhưng tựu trung kỹ thuật bảo trì ngày nay có
ba nhiệm vụ chính như sau:
1.4.1 Chăm sóc - bảo dưỡng: Đây là phần công việc phải thực hiện
hàng ngày; mỗi khi giao ca; xuống ca. Thông qua việc lau chùi
máy, người thợ đứng máy có thể phát hiện những sai hỏng trên
thiết bị như các chi tiết bị hao mòn; rỉ sét; nứt; các mối lắp ghép bất
thường, bị vênh; bị nới lỏng; quá lỏng... Việc thăm chừng mắt dầu;
tình trạng hoạt động của hệ thống bôi trơn; các công tắc điều khiển
13
công tắc khẩn cấp; phanh hãm cũng nằm trong phần việc này, bảo
đảm quá trình sử dụng máy an toàn ở mức tối đa.
1.4.2 Kiểm tra và hiệu chỉnh: Phần việc này được người thợ đứng máy
thực hiện nếu nó không đòi hỏi quá phức tạp như độ rơ của bàn
máy; trục truyền động. Những công việc đòi hỏi phải có thiết bị đo
chính xác phải được thực hiện bởi người thợ bảo trì theo kế hoạch
định trước, ví dụ độ rung động; nhiệt độ; áp suất làm việc; độ chính
xác điều khiển theo chương trình; độ nhạy của cảm biến;... Trường
hợp này việc hiệu chỉnh theo đúng yêu cầu cũng như thông số của
thiết bị theo hướng dẫn của nhà chế tạo hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.
1.4.3 Công nghệ sửa chữa: Tùy theo chiến lược bảo trì mà ta quyết định
thời điểm dừng máy để sửa chữa, theo tiêu chí bảo đảm các yêu cầu
kỹ thuật như lúc đầu với một thời gian dừng máy cho phép. Việc
sửa chữa được cân nhắc giữa hai cách phục hồi hoặc thay thế.
Hiện nay, việc sửa chữa thường có khuynh hướng là thay thế phụ
tùng đã hư hỏng để rút ngắn thời gian dừng máy; hơn nữa công
nghệ phục hồi lạc hậu sẽ làm mất nhiều thời gian mà không đạt
được độ chính xác cần thiết. Những trường hợp bắt buộc phải phục
hồi thì nên có chi tiết dự phòng; công việc phục hồi do một bộ phận
chuyên nghiệp đảm trách và làm vào thời điểm khác.
1.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI THỢ ĐỨNG MÁY VÀ
NGƯỜI THỢ LÀM CÔNG TÁC BẢO TRÌ
Nhiệm vụ của người thợ vận hành Nhiệm vụ người thợ bảo trì
 Thực hiện công việc chăm sóc bảo  Theo dõi và thực hiện việc
dưỡng máy hàng ngày; khi giao bảo trì thiết bị theo kế hoạch
nhận ca. phân công.
 Phát hiện những sai hỏng của thiết  Kết hợp với người thợ đứng
bị trong quá trình vận hành máy và máy trong việc điều tra; chẩn
cả khi bảo dưỡng. đoán hư hỏng.
 Báo cáo sự khác thường với cấp  Đề xuất những biện pháp
trên trực tiếp về tình trạng máy. phòng ngừa các hư hỏng
tương tự xuất hiện trở lại.
 Kết hợp và hỗ trợ với người thợ bảo
trì trong việc chẩn đoán hư hỏng và  Ghi nhận và tài liệu hóa
nguyên nhân. những công việc bảo trì đã
thực hiện.
 Để xuất những ý kiến nhằm cải
thiện tình trạng máy phù hợp hơn;
tốt hơn.

14
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy trình bày những vai trò chính của bảo trì kỹ thuật?
2. Theo bạn, để thực hiện tốt vai trò của quản lý bảo trì cần phải lưu ý
đến những yếu tố nào? Tại sao?
3. Định nghĩa nào trong tài liệu mà bạn tâm đắc nhất? Hãy giải thích.

15
Chương 2
CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP BẢO TRÌ

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) chương này, sinh viên sẽ:
- Trình bày được các loại chiến lược bảo trì
- Giải thích được việc lựa chọn chiến lược hay giải pháp bảo trì cần
phải dựa trên những yếu tố nào
- So sánh được ưu và nhược của chiến lược bảo trì có kế hoạch và
không có kế hoạch
- Phân loại được các phương pháp giám sát tình trạng
- Trình bày được trình tự cách khắc phục của sự cố xảy ra nơi mình
phụ trách

2.1 KHÁI NIỆM


Ngày nay, các máy móc, thiết bị rất đa dạng từ những máy móc tối
tân, máy công cụ chuyên dùng,… hỗ trợ đời sống của con người ngày
một hiệu quả hơn. Khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh kéo theo sự liên
thông giữa các lĩnh vực: cơ khí, điện, công nghệ thông tin, công nghệ vật
liệu mới,… với nhau đã đạt được nhiều bước phát triển vượt bậc, nhất là
trong lĩnh vực công nghệ chế tạo. Cùng với sự đa dạng của thiết bị máy
móc trong công ty, bộ phận bảo trì cũng được đòi hỏi phải có chiến lược
bảo dưỡng cho tất cả các loại thiết bị - từ đơn giản đến phức tạp. Tương
ứng với từng loại thiết bị, chi tiết, phụ tùng máy móc là những chiến
lược, phương pháp bảo trì thích hợp.

16
2.2 PHÂN LOẠI

CHIẾN LƯỢC BẢO TRÌ

2.2.1 Bảo trì không kế hoạch: Chiến lược này được còn được hiểu là
“vận hành cho đến khi hư hỏng”, nghĩa là không hề có bất kỳ một
kế hoạch hay hoạt động bảo trì nào trong thời gian thiết bị đang
hoạt động cho đến khi hư hỏng.
17
Chiến lược này gồm 02 giải pháp chính và phổ biến là:
a.Bảo trì phục hồi: Bảo trì phục hồi không kế hoạch là tất cả các
hoạt động bảo trì được thực hiện sau khi xảy ra đột xuất một hư hỏng nào
đó nhằm phục hồi thiết bị về tình trạng hoạt động bình thường. Một công
việc được xếp vào loại bảo trì phục hồi không kế hoạch khi mà thời gian
dùng cho công việc ít hơn 8 giờ.
b.Bảo trì khẩn cấp: Bảo trì khẩn cấp là bảo trì cần được thực hiện
ngay sau khi có hư hỏng xảy ra để tránh những hậu quả nghiêm trọng
tiếp theo. Trong thực tế, do thiếu tính linh hoạt và không thể kiểm soát
chi phí được nên bảo trì khẩn cấp là phương án bất đắc dĩ và ít được chấp
nhận.
2.2.2 Bảo trì có kế hoạch: Bảo trì có kế hoạch là bảo trì được tổ chức và
thực hiện theo chương trình đã được hoạch định và kiểm soát.
Bảo trì có kế hoạch bao gồm các chiến lược sau:
a.Bảo trì phòng ngừa: Là hoạt động bảo trì được lập kế hoạch
trước và được thực hiện theo một trình tự nhất định để ngăn ngừa các hư
hỏng xảy ra hoặc phát hiện các hư hỏng trước khi chúng phát triển đến
mức làm ngừng máy và gián đoạn sản xuất.
Có hai giải pháp thực hiện chiến lược bảo trì phòng ngừa:
Bảo trì phòng ngừa trực tiếp: Được thực hiện định kỳ nhằm
ngăn ngừa hư hỏng xảy ra bằng cách tác động và cải thiện một cách trực
tiếp trạng thái vật lý của máy móc thiết bị.
Bảo trì phòng ngừa gián tiếp: Được thực hiện để tìm ra các hư
hỏng ngay trong giai đoạn ban đầu trước khi các hư hỏng có thể xảy ra.
b.Bảo trì cải tiến: Được tiến hành khi cần thay đổi thiết bị cũng
như cải tiến tình trạng bảo trì. Chiến lược bảo trì cải tiến được thực hiện
bởi hai giải pháp sau:
Bảo trì thiết kế lại (Design – Out Maintenance, DOM): giải pháp
bảo trì này thường là đưa ra những thiết kế cải tiến nhằm khắc phục hoàn
toàn những hư hỏng, khuyết tật hiện có của máy móc, thiết bị.
Bảo trì kéo dài tuổi thọ (Life –Time Extension, LTE): giải pháp
này nhằm kéo dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị bằng cách đổi mới vật
liệu hoặc kết cấu.
c.Bảo trì chính xác: Được thực hiện bằng cách thu thập các dữ liệu
của bảo trì dự đoán để thực hiệu chỉnh môi trường và các thông số vận
hành của máy, từ đó cực đại hóa năng suất, hiệu suất và tuổi thọ của máy.
18
d.Bảo trì dự phòng (Redundancy, RED): Được thực hiện bằng
cách bố trí máy hoặc chi tiết, phụ tùng thay thế song song với cái hiện có,
điều này có nghĩa là máy hoặc chi tiết, phụ tùng thay thế có thể được
khởi động và liên kết với dây chuyền sản xuất nếu cái đang được sử dụng
bị ngừng bất ngờ.
e.Bảo trì năng suất toàn bộ (Total Productive Maintenance –
TPM): Được thực hiện bởi tất cả các nhân viên thông qua các nhóm hoạt
động nhỏ nhằm đạt tối đa hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị. TPM tạo ra
những hệ thống ngăn ngừa tổn thất xảy ra trong quá trình sản xuất nhằm
đạt được mục tiêu “không tai nạn, không khuyết tật, không hư hỏng”.
f.Bảo trì tập trung vào độ tin cậy (Reliability – Centred
Maintenance – RCM): Là một quá trình mang tính hệ thống được áp
dụng để đạt được các yêu cầu về bảo trì và khả năng sẵn sàng của máy
móc thiết bị nhằm đánh giá một cách định lượng nhu cầu thực hiện hoặc
xem xét lại các công việc và kế hoạch bảo trì phòng ngừa.
g.Bảo trì phục hồi: Bảo trì phục hồi có kế hoạch là hoạt động bảo
trì phục hồi phù hợp với kế hoạch sản xuất các phụ tùng, tài liệu kỹ thuật
và nhân viên bảo trì đã được chuẩn bị trước khi tiến hành công việc.
Trong giải pháp bảo trì này, chi phí bảo trì trực tiếp cũng giảm đi so với
bảo trì phục hồi không kế hoạch.
h.Bảo trì khẩn cấp: Dù các chiến lược bảo trì được áp dụng trong
nhà máy có hoàn hảo đến đâu thì những lần dừng máy đột xuất cũng
không thể tránh khỏi. Do đó, giải pháp bảo trì khẩn cấp trong chiến lược
bảo trì có kế hoạch này vẫn là một lựa chọn cần thiết.
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT TÌNH TRẠNG
Gồm có giám sát tình trạng khách quan, giám sát tình trạng chủ
quan để dự đoán các hư hỏng của máy móc thiết bị nên còn được gọi là
bảo trì trên cơ sở tình trạng (CBM-Condition Based Maintenance) hay
bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance) hoặc bảo trì tích cực (Proactive
Maintenance).
2.3.1 Giám sát tình trạng chủ quan: được thực hiện bằng các giác quan
của con người như nghe, nhìn, sờ, nếm, ngửi để đánh giá tình trạng
của thiết bị.
2.3.2 Giám sát tình trạng khách quan: được thực hiện thông qua việc
đo đạc và giám sát bằng nhiều thiết bị khác nhau.
Giám sát tình trạng khách quan có thể được thực hiện bằng hai cách:
a. Giám sát tình trạng không liên tục: được thực hiện do một
người đi quanh các máy và đo những thông số cần thiết bằng một dụng
19
cụ cầm tay. Phương pháp này đòi hỏi một người phải có kiến thức vận
hành dụng cụ, có thể diễn đạt thông tin từ dụng cụ và phân tích tình trạng
máy hiện tại là tốt hay xấu.
b. Giám sát liên tục: được thực hiện khi thời gian phát triển hư
hỏng quá ngắn. Phương pháp này cần ít người hơn nhưng thiết bị lại đắt
tiền hơn và bản thân thiết bị cũng cần được bảo trì. Trong hệ thống bảo
trì phòng ngừa dựa trên giám sát tình trạng thì thường 70% các hoạt động
là chủ quan và 30% là khách quan lý do là vì có những hư hỏng xảy ra
mà không thể phát hiện bằng dụng cụ.
Mục tiêu của giám sát tình trạng là nhận biết tình trạng của máy
của máy sao cho có thể bảo trì đúng lúc và hợp lý. Nhận biết tình trạng
của máy có thể ở hai cấp:
- Nhận biết tình trạng có vấn đề.
- Xác định vấn đề đó là gì.
2.4 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP BẢO TRÌ
Ngày nay trong các công ty, các thiết bị được trang bị rất đa dạng,
với nhiều thế hệ thiết bị, máy móc. Vì vậy các nhà bảo trì phải linh hoạt,
có nhiều kế sách áp dụng cho từng loại thiết bị sao cho hợp lý.
Để lựa chọn chiến lược cũng như giải pháp tổ chức bảo trì cần chú
ý các yếu tố sau:
Quy mô sản xuất: Mặt bằng nhà xưởng, số phân xưởng sản xuất,
sản lượng hàng năm, số lượng công nhân, việc tổ chức ca, kíp,…
Trình độ sản xuất: Tính chất phức tạp của công việc, độ chính
xác của thiết bị, tay nghề và trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân,
yêu cầu về độ chính xác của sản phẩm,…
Điều kiện và môi trường làm việc: Mức độ an toàn lao động, như
mối nguy cơ tiềm ẩn về cháy nổ, chất thải độc hại, tiếp xúc hóa chất, bụi,
tiếng ồn, chấn động,… điều kiện làm việc khó khăn (trên cao, dưới sâu,
chịu áp suất lớn,…)
Nếu có một sự cố xảy ra, trước tiên người vận hành, người bảo trì
hay bất kỳ người khác nào cũng phải biết đặt câu hỏi bằng cách nêu một
loạt câu hỏi và trả lời theo trình tự sau:
- Có thể thiết kế lại để tránh hư hỏng hay không? Nếu không thể
thì phải cố gắng kéo dài tuổi thọ của chi tiết hoặc thiết bị.
- Có thể kéo dài tuổi thọ của chi tiết không? Nếu không thể thì
bước kế tiếp là phải cố gắng áp dụng giám sát tình trạng thiết bị trong
20
suốt thời gian vận hành, để sớm tìm ra những sai sót trong thời kỳ phát
triển hư hỏng và có thể lập kế hoạch phục hồi để giảm hậu quả hư hỏng.
- Có thể áp dụng giám sát tình trạng thiết bị trong quá trình vận
hành không? Đôi khi giám sát tình trạng không thể thực hiện được trong
quá trình vận hành, khi đó giám sát tình trạng phải được tiến hành trong
thời gian ngừng máy có kế hoạch.
- Có thể giám sát tình trạng trong khi ngừng máy có kế hoạch
không? Nếu không thì phải nghĩ đến thay thế định kỳ.
- Có thể áp dụng thay thế định kỳ được không? Nếu khó xác định
được thì phải nghĩ đến giải pháp dự phòng.
- Có thể áp dụng dự phòng được không? Nếu không có thì giải
pháp dự phòng phải được xem xét trước khi quyết định đi đến giải pháp
bảo trì khi đã bị ngừng máy. Giải pháp này phải được xem xét cẩn thận
về mặt kinh tế.
- Vận hành đến khi hư hỏng. Chỉ cho phép sử dụng giải pháp bảo
trì này khi những giải pháp bảo trì khác không thể áp dụng được. Tuy
nhiên thường thì phải xem xét hậu quả kinh tế phát sinh, đôi khi phương
pháp bảo trì này là kinh tế nhất do giá thiết bị thấp và không tác động đến
tổn thất sản xuất, là một giải pháp mà tính hiệu quả của bảo trì đối với
thiết bị máy móc cũng như trong sản xuất là thấp nhất như sau:
Khả năng kéo dài chu kỳ sống của thiết bị là rất ngắn; Không lường
trước được các mức độ hư hỏng; Khó xác định được các phụ tùng thay
thế; Chi phí cao cho số lượng phụ tùng dự trữ trong kho; Không hoạch
định trước được công việc đối với bộ phận bảo trì; Chỉ số khả năng sẵn
sàng của thiết bị là rất thấp; Chi phí cho bảo trì trực tiếp cũng như gián
tiếp là rất lớn; Khó duy trì được sự ổn định trong sản xuất; Khó nâng cao
được năng suất.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Theo bạn, việc lựa chọn chiến lược hay giải pháp bảo trì cần phải dựa
trên những yếu tố nào? Hãy giải thích.
2. Nếu bạn là một người lãnh đạo của một công ty kinh doanh thiết bị máy
móc có quy mô trung bình bạn sẽ chọn hình thức bảo trì nào? Tại sao?
3. Nếu xảy ra sự cố ở phân xưởng máy móc của công ty của bạn, trình tự
tiến hành quyết định để lựa chọn giải pháp bảo trì của bạn như thế
nào? Hãy giải thích lý do sự lựa chọn đó.

21
Chương 3
TỔ CHỨC KẾ HOẠCH BẢO TRÌ

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) chương này, sinh viên sẽ:
- Trình bày được nguyên lý Pareto
- Giải thích được chỉ số đo lường hiệu suất (KPI)
- So sánh được KPI chuẩn và chưa chuẩn
- Phân tích được việc sử dụng công cụ quản lý 5S và 3Q6S

3.1 NGUYÊN LÝ PARETO


 Giá trị của quy tắc “số ít quan trọng và số nhiều không quan trọng”
 Nó nhắc nhở nhà quản lý, lãnh đạo hãy tập trung vào 20% phần
quan trọng.
 Việc áp dụng nguyên lý Pareto vào quản lý bảo trì sẽ làm cho
doanh nghiệp có những giải pháp bảo trì hiệu quả với chi phí thấp.
3.1.1 Các chi phí hư hỏng thiết bị
a) Các chi phí sơ cấp: Bao gồm sự tăng giá cả của các sản phẩm
và giảm lợi nhuận
b) Các chi phí thứ cấp: dựa trên hỏng hóc quá nhiều, dẫn đến
những suy giảm lợi nhuận trực tiếp và gián tiếp của sản xuất
3.1.2 Phân bố hỏng hóc – Bài tập
Các hỏng hóc của thiết bị minh họa hư do hao mòn cũng có thể
được thể hiện trên đồ thị như là sự phân bố hỏng hóc theo thời gian (tổng
thời gian vận hành trước lúc hư). Hãy tìm phân bố hỏng hóc của 10 động
cơ!

22
Khi nào tất cả các hỏng hóc xảy ra?
- Khoảng giữa 2.5 đến 3.5 năm vận hành.
Thời điểm lý tưởng để thay thế các động cơ này là khi nào?
- Sau 2.4 năm vận hành.
Trả lời được những điều trên sẽ giúp loại trừ các hỏng hóc, trong
khi giữ cho chi phí thay thế ở mức tối thiểu.
 Hãy tìm phân bố hỏng hóc của 10 động cơ!

Khi nào tất cả các hỏng hóc xảy ra?


- Khoảng giữa 6 tháng và 3.5 năm vận hành
Thời điểm lý tưởng để thay thế các động cơ này là khi nào?
1. Sau 6 tháng.
2. Sau 2.4 năm vận hành.
3. Sau 3.6 năm vận hành.
23
Tóm tắt
Tất cả các chiến lược bảo dưỡng được đòi hỏi để tạo ra một Kế
hoạch bảo dưỡng.
Tất cả các chiến lược bảo dưỡng đều có những ưu điểm khi được
thực hiện đúng.
Tất cả các chiến lược bảo dưỡng đều có những khuyết điểm khi
thực hiện bị sai.
Chiến lược bảo dưỡng tương xứng chỉ có thể được chọn khi các lí
do làm hỏng hóc thiết bị đã được hiểu rõ hoàn toàn.
3.2 CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT KPI (KEY PERFORMANCE
INDICATOR)
3.2.1 Khái niệm
Chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) hay còn gọi là chỉ số đo lường
thành công (KSI) giúp doanh nghiệp định hình và theo dõi quá trình tăng
trưởng so với mục tiêu đề ra.
Một khi doanh nghiệp đã hình thành sứ mệnh, xác định được
những nhân tố ảnh hưởng và đề ra mục tiêu thì doanh nghiệp cần phải đo
lường sự tăng trưởng với những mục tiêu đã đề ra. KPI chính là thước đo
sự tăng trưởng này.
KPI là những thước đo có thể lượng hóa được. Những thước đo này
đã được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp và phản
ảnh những nhân tố thành công thiết yếu của doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp có thể xây dựng chỉ số KPI dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh thu do
các khách hàng cũ mang lại. Trường học có thể dựa vào tỷ lệ tốt nghiệp
của học sinh. Phòng dịch vụ khách hàng dựa trên tỷ lệ phần trăm các
cuộc gọi của khách hàng được giải đáp ngay phút đầu tiên. Đối với tổ
chức dịch vụ xã hội là số lượng tổ chức được hổ trợ trong năm.
Dù sử dụng chỉ số KPI nào thì chúng cũng phải phản ánh được mục
tiêu của doanh nghiệp và phải lượng hóa được (có thể đo lường).
3.2.2 KPI phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp đặt mục tiêu “trở thành doanh nghiệp có hiệu
suất lợi nhuận cao nhất trong ngành” các chỉ số KPI sẽ xoay quanh lợi
nhuận và các chỉ số tài chính “Lợi nhuận trước thuế” và “Vốn/tài sản cổ
đông” là những chỉ số chính. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đưa ra chỉ số
“Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận dành cho các hoạt động xã hội” chỉ số này
không phải là chỉ số KPI. Mặt khác trường học lại không quan tâm đến

24
lợi nhuận, do đó sẽ xây dựng những chỉ số KPI khác. Những chỉ số như
“tỉ lệ tốt nghiệp” và “tỷ lệ kiếm việc thành công sau tốt nghiệp” phản ánh
sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường.
3.2.3 Chỉ số KPI phải lượng hóa được
Cần phải đặt ra mục tiêu cho mỗi chỉ số KPI. Ví dụ như doanh
nghiệp đặt mục tiêu trở thành nhà tuyển dụng hàng đầu cần đưa “tỷ lệ
chảy máu chất xám” thành các chỉ số KPI. Chỉ số này được định nghĩa là
tổng số nhân viên tự nguyện xin nghỉ việc chia cho tổng số nhân viên ban
đầu” và cách đo lường chỉ số đã được thiết lập bằng cách thu thập dữ liệu
từ hệ thống thông tin của phòng nhân sự (HRIS). Sau đó đặt mục tiêu cho
chỉ số KPI, ví dụ như “Giảm tỷ lệ chảy máu chất xám 5% một năm”.
Rất nhiều chỉ số có thể đo lường được, điều này không có nghĩa
chúng sẽ là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Khi chọn lựa các chỉ
số KPI không nên chọn quá nhiều. Nên đề ra số lượng KPI vừa đủ để
toàn thể nhân viên có thể tập trung hoàn thành mục tiêu. Điều này cũng
không có nghĩa là doanh nghiệp bắt buộc phải có tổng cộng 3-4 chỉ số
KPI. Mà chỉ nên xây dựng 3-4 chỉ số KPI tổng thể cho toàn bộ hoạt động
doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp xây dựng 3, 4 hoặc 5 chỉ
số KPI nhằm hổ trợ cho mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Ví dụ chỉ số KPI tổng thể của toàn doanh nghiệp là “Gia tăng sự
hài lòng của khách hàng” thì mỗi phòng ban khác nhau, chỉ số KPI sẽ
được triển khai khác nhau. Phòng sản xuất có thể phát triển chỉ số KPI là
“Số lượng sản phẩm bị từ chối sau khi được kiểm tra chất lượng”, trong
khi phòng kinh doanh đặt ra chỉ số KPI là “Tổng thời gian khách hàng
phải chờ trước khi có nhân viên kinh doanh trả lời”. Việc phòng kinh
doanh và sản xuất đạt được mục tiêu đề ra trong các chỉ số KPI của minh
sẽ giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra trong chỉ số KPI tổng thể
3.2.4 Chỉ số KPI chuẩn và chưa chuẩn
a. Chưa chuẩn
Tiêu đề KPI: Gia tăng doanh thu
Định nghĩa: Sự thay đổi dung lượng bán hàng qua các tháng
Đo lường: Doanh thu theo khu vực/tổng doanh thu cho tất cả khu vực.
Mục tiêu : Gia tăng hàng tháng.
- Chỉ số này đo lường sự gia tăng doanh số bán theo đơn vị tiền hay
đơn vị sản phẩm?
- Hàng trả về có được tính vào hay không?

25
- Nếu có chúng được điều chỉnh trong chỉ số KPI trong tháng sản
phẩm được bán ra hay trong tháng sản phẩm bị trả về?
- Chúng ta muốn gia tăng doanh số bán mỗi tháng là bao nhiệu theo
tỷ lệ phần trăm, tiền hay đơn vị sản phẩm?
b. Chuẩn
Tiêu đề KPI: Tỷ lệ chảy máu chất xám
Định nghĩa: Tổng số nhân viên từ chức + tổng số nhân viên bị sa
thải do làm việc kém/ Tổng số nhân viên vào đầu năm (số nhân viên nghỉ
việc do chế độ cắt giảm nhân sự bắt buộc sẽ không được tính)
Đo lường: Hệ thống thông tin nhân sự sẽ lưu trữ hồ sơ của mỗi
nhân viên. Những nhân viên nghỉ việc sẽ được lưu vào một khu vực riêng
công với ngày nghỉ việc và lí do nghỉ việc. Hàng tháng, báo cáo về tỷ lệ
chảy máu chất xám sẽ được gởi cho các trưởng bộ phận. Bộ phận nhân
sự sẽ cập nhật biểu đồ của từng báo cáo lên hệ thống mạng intranet của
công ty
Mục tiêu: Gia Giảm tỷ lệ chảy máu chất xám còn 5%/năm.
3.2.5 Có thể làm gì với chỉ số KPI
Một khi đã định hình được các chỉ số KPI chuẩn, hãy sử dụng
chúng như là những công cụ quản trị. KPI giúp toàn bộ nhân viên thấy
được bức tranh tổn thể về những nhân tố quan trong, về những việc họ
cần ưu tiên thực hiện. Sử dụng chúng để đo lường hiệu quả. Cần bảo đảm
mọi nhân viên tập trung vào việc đạt mục tiêu đề ra trong chỉ số KPI.
Dán chỉ số KPI này ở nhiều nơi: phòng ăn, trên tường phòng hội thảo, hệ
thống intranet, thậm chí trên website. Chỉ ra mục tiêu cho từng chỉ số
KPI và tiến trình đạt mục tiêu. Mọi nhân viên sẽ cảm thấy khích lệ hoàn
thành mục tiêu.
3.3 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ
3.3.1 5S
Là chương trình cải tiến năng
suất phổ biến tại Nhật và đang trở nên
phổ biến tại nhiều nước khác. 5S là
một trong các công cụ sắc bén của sản
xuất tinh gọn. Nó là một công cụ giúp
bạn tổ chức không gian làm việc một
cách hiệu quả hơn, an toàn hơn và trực
quan cuốn hút hơn. Nó không đơn giản chỉ là quá trình giữ vệ sinh như
một số người nghĩ mà là cách tổ chức nơi làm việc.
26
Đây là yếu tố cơ bản đối với việc cải tiến năng suất. Khi thực hiện
đúng, 5S có thể đem tới hiệu quả tiết kiệm từ 10% tới 30%.
5S là viết tắt của 5 từ tiếng Nhật: Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và
Shitsuke. Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng (Việt Nam).
Sort, Straighten, Sweep, Standardize, Sustain (Anh).
a. Sàng lọc (Seiri - Sort): là phân loại và bỏ đi các vật dụng không
cần thiết tại nơi làm việc
Để tạo được không gian làm việc cho rộng rải thích hợp, nhiệm vụ
của sàng lọc là khuyên người công nhân nên loại bỏ những gì không cần
thiết, chỉ giữ lại những gì cần thiết tại nơi làm việc và trong lúc làm việc.
b. Sắp xếp (Seiton - Straighten): là
- Sắp xếp, bố trí lại các dụng cụ, nguyên vật liệu cho gọn gàng, đúng
nơi quy định phù hợp với các thao tác khi làm việc.
- Khi bố trí các thiết bị máy móc, chi tiết hay các hồ sơ, dữ liệu cũng
phải tuân theo nguyên tắc, cái gì dùng thường xuyên thì nên bố trí riêng
để thuận lợi cho việc sử dụng, đỡ mất thời gian tìm kiếm, cái gì ít dùng
hơn thì để ở những nơi xa hơn, cái gì thỉnh thoảng mới dùng đến thì bố
trí riêng, cất và quản lý ở một nơi nào đó trong bộ phận kho lưu trữ.
Quyết định việc xem xét, đánh giá vật cần thiết và không cần thiết:
 Những vật sử dụng trên 1 lần / 3 ngày Đặt ở gần nơi sử dụng
 Những vật sử dụng trên 1 lần /1 tuần Đặt ở gần quy trình
 Những vật sử dụng trên 1 lần / 1 tháng Đặt ở nơi làm việc
 Những vật không biết là sử dụng/ không sử dụng Bố trí chỗ
tạm thời
 Những vật không sử dụng Xử lý ngay lập tức
- Mỗi đồ dùng, thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên vật liệu, vật tư đều
phải ký hiệu, danh mục, mã số sử dụng riêng để dễ nhận biết. Từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng cũng như thuận lợi cho công tác bảo
trì, sửa chữa và thay thế thiết bị.
c. Sạch sẽ (Seiso - Sweep): là làm vệ sinh nơi làm việc của mình
hoàn chỉnh sao cho không còn bụi trên sàn nhà, máy móc hay thiết bị.
- Luôn giữ gìn vệ sinh gọn gàng trong khu vực trước, trong và sau
khi làm việc tức là tự tạo ra cho mình một môi trường làm việc an toàn,
thoáng mát và dễ chịu.

27
- Trách nhiệm vệ sinh không của riêng ai, vệ sinh không những ở nơi
làm việc mà còn vệ sinh ở những nơi mà mọi người không chú ý đến, qua
đó kiểm soát và đạt được mức độ sạch sẽ mong muốn, có thể phát hiện ra
hư hỏng của máy móc thiết bị, dầu bôi trơn bị thiếu hụt, dây đai sắp đứt,
linh kiện điện tử không an toàn,… ngăn ngừa được những hư hỏng xảy
ra.
- Thúc đẩy phong trào vệ sinh tại môi trường làm việc, vừa thúc đẩy
vừa kiểm soát tình trạng vệ sinh, yêu cầu mọi nhân viên phải có kỷ luật
giữ gìn vệ sinh chung và ngăn nắp khắp nơi làm việc. Tạo được môi
trường vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc cũng tạo được niềm tin, uy tín nơi
khách hàng đối với chất lượng mặt hàng sản phẩm của công ty.
d. Săn sóc (Seiketsu - Standardize): là duy trì nơi làm việc của
mình sao cho năng suất và thuận lợi bằng cách lặp đi lặp lại các hoạt
động Seiri-Seiton-Seiso.
e. Sẵn sàng (Shitsuke-Sustain): là đào tạo mọi người tuân thủ thói
quen làm việc tốt và giám sát nghiêm ngặt các nội quy tại nơi làm việc.
Lợi ích của 5S sẽ to lớn nếu thực hiện đúng, Đây là một nền tảng
vững chắc để thực hiện cải tiến sản xuất tinh gọn cho doanh nghiệp của
bạn
3.3.2 3Q6S
Ngoài công cụ quản lý chất lượng và bảo trì 5S đang được áp dụng,
hiện nay xu hướng mới của một số công ty sản xuất của Nhật Bản đang
triển khai áp dụng công cụ quản lý chất lượng 3Q6S.
a. Ý nghĩa của 3Q6S:
- Quality worker: nhân viên tốt
- Quality company: công ty tốt 3Q
- Quality Products: sản phẩm tốt

- Seiri: sắp xếp gọn gàng


- Seiton: đặt ngăn nắp, đúng chỗ
- Seiso: quét dọn sạch sẽ
6S
- Seiketsu: tinh khiết, sáng sủa
- Sahou: tác phong, hành động đúng
- Shitsuke: sẵn sàng

28
 Sắp xếp gọn gàng: bao gồm ý nghĩa “Phân chia những vật cần
thiết và không cần thiết, những vật không cần thiết không đặt ở nơi làm
việc”. Tiến hành đồng loạt và dứt khoát, những vật không cần thiết dứt
khoát phải xử lý.
 Đặt ngăn nắp đúng chỗ: nghĩa là “Đặt những vật cần thiết đâu
vào đấy, đúng nơi đã quy định để đảm bảo tính an toàn, chất lượng sản
phẩm, tính sản xuất”. Tạo ra hình thức sao cho bất cứ ai cũng có thể lấy
ra ngay được những vật cần thiết.
 Quét dọn sạch sẽ: nghĩa là “Dọn dẹp những vật xung quanh mình
và bên trong nơi làm việc, tạo môi trường làm việc sạch đẹp”. Dọn dẹp
nhanh gọn. Phân chia trách nhiệm bình đẳng cho từng cá nhân trong toàn
thể nhân viên. Ngăn chận kịp thời các nguồn gốc phát sinh dơ bẩn
 Tinh khiết sáng sủa: có nghĩa là “Tạo sự sảng khoái cho người
khác, bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Làm sạch môi trường chung quanh
không chỉ là nơi của mình. Trang phục làm việc sạch sẽ, ngăn nắp”. Mỗi
ngày vào công ty với tâm trạng sảng khoái. Không làm việc bằng đôi tay
dơ, trang phục bẩn. Lúc nào cũng với quần áo sạch sẽ đúng quy định.
 Tác phong, hành động đúng: là điều cơ bản trong quan hệ giao tiếp
giữa người và người, chúng ta sẽ làm cho khách hàng phật ý nếu sai phạm
tác phong và các nghi thức giao tiếp “Lúc nào cũng hành động đúng”.
Chào hỏi khi ra vào công ty, buổi sáng chào to, rõ ràng. Khi nghe đáp điện
thoại phải đạt mức cơ bản là nhanh gọn, chính xác, tử tế, lịch sự,…
 Kỷ luật, nề nếp: nghĩa là “Tuân thủ các quy luật, tiêu chuẩn nơi
làm việc”. Tuân thủ và khiến người khác tuân theo các tiêu chuẩn công
việc đã được quy định, tuân theo các yêu cầu về tiến hành kiểm tra chất
lượng và an toàn công việc.
b. Mục tiêu của 3Q6S
 Chỉnh lý thu dọn: Không đặt trên bàn và nơi làm việc những đồ
vật không sử dụng hàng ngày. Tham gia phương thức JIT (Just In Time).
 Chỉnh đốn gọn gàng: Bảo quản sao cho bất cứ ai, bất cứ lúc nào
cũng có thể sử dụng ngay lập tức. Sau khi làm xong việc thì thu về và trả
về vị trí cũ.
 Sạch sẽ, quét dọn vệ sinh: Lúc khởi đầu các thiết bị không vấy
bẩn, xác lập phương pháp làm việc, Không đặt đồ vật ở đường đi.
 Thanh khiết, trong sạch: Trang phục, ngoại hình gây ấn tượng tốt
cho người xung quanh. Duy trì trạng thái sao cho bất cứ ai, bất cứ lúc nào
cũng cảm thấy thoải mái.

29
 Lễ nghi, phong cách: Lời ăn tiếng nói có sự quan tâm thông cảm.
Nói to giọng, rõ ràng.
 Kỷ luật, giáo huấn: Mọi người tự mình có phương pháp riêng để
tiến hành thực hiện 3Q6S, tuân thủ theo các tiêu chuẩn làm việc, xếp dọn
sổ sách cần thiết.
3.4 NHỮNG HIỆU QUẢ MANG LẠI TỪ BẢO TRÌ
Những lợi ích mang lại từ công tác bảo trì được thể hiện qua một số
mặt sau:
- Giảm được thời gian ngừng máy ngoài kế hoạch: Các thiết bị hoạt
động ổn định, nhờ vậy mà kế hoạch sản xuất không bị phá vỡ, nhịp sản
xuất và năng suất được duy trì.
- Kéo dài chu kỳ sống của thiết bị: Trong thời đại công nghiệp hóa
như ngày nay, khi mà vốn đầu tư cho tài sản cố định là rất lớn thì kéo dài
chu kỳ sống của thiết bị là một chỉ tiêu quan trọng đối với nhà sản xuất.
- Nâng cao năng suất: Khi thiết bị hoạt động ổn định, dây chuyền
sản xuất không bị ngừng trệ thì kế hoạch sản xuất được đảm bảo, nhờ vậy
mà việc hoạch định những sách lược sản xuất của công ty cũng trở nên
dễ dàng hơn.
- Nâng cao được chất lượng sản phẩm: Máy móc hoạt động ổn định
không có những hư hỏng hay những lần ngừng máy ngoài dự kiến,… sẽ góp
phần làm giảm đến mức tối đa những phế phẩm, nhờ vậy mà chất lượng sản
phẩm được tốt hơn. Đây là điều mà các nhà sản xuất luôn mong muốn.
- Khi các thiết bị hoạt động tốt năng suất sẽ ổn định: Công suất của
các thiết bị hoạt động bình thường thì nguồn nhiên liệu cung cấp năng
lượng cho các thiết bị luôn ổn định, không tăng. Trong thời đại hiện nay,
người ta luôn tìm cách cực tiểu hóa lượng nhiên liệu cung cấp cho thiết
bị để giảm chi phí nhiên liệu.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Theo bạn, những công việc cần làm để đạt được mục tiêu của bảo trì
và những thiệt hại xảy ra đối với nhà máy thực hiện việc bảo trì không
kế hoạch?
2. Theo bạn việc thực hiện 5S có cần thiết với công ty không? Hãy giải thích.
3. Cá nhân bạn sẽ chọn công cụ quản lý 5S hay 3Q6S cho điều kiện cụ
thể ở nước ta hiện nay? Tại sao?
4. Theo bạn, việc áp dụng bảo trì có kế hoạch đúng sẽ mang lại những
lợi ích nào?
30
Chương 4
TÀI LIỆU BẢO TRÌ VÀ KHO

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) chương này, sinh viên sẽ:
- Trình bày được các yếu tố hạch toán của chi phí bảo trì
- Phân tích được việc quản lý máy móc thiết bị một cách tối ưu nhất
- Trình bày được việc sử dụng công cụ quản lý phụ tùng và quản
lý kho

4.1 CÁC YẾU TỐ HẠCH TOÁN CHI PHÍ BẢO TRÌ


4.1.1 Khái niệm
Hạch toán chi phí bảo trì là điều tra, quan sát, tính toán, thống kê
những chi phí phục vụ cho công tác bảo trì để hoạt động bảo trì đạt kết
quả tốt nhất, chi phí bảo trì thấp hiệu quả cao.
4.1.2 Vai trò kiểm soát chi phí của người quản lý bảo trì
- Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí bảo trì tối ưu cho
doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Thiết lập một chính sách phân chia chi phí bảo trì cùng các mức lợi
nhuận một cách hợp lý đối với doanh nghiệp.
- Kiểm soát việc sử dụng tài sản, thiết bị trong công ty, tránh tình
trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
4.1.3 Xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí
Xây dựng ý thức tiết kiệm là công việc cần thiết của mỗi doanh
nghiệp, để giảm chi phí đầu vào và những chi phí phát sinh, tránh lãng phí.
Để thực hiện được việc này, cần tiến hành những giải pháp sau:
 Giáo dục thái độ và ý thức tiết kiệm của nhân viên.
 Phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc bảo vệ tài sản, bảo trì
thiết bị đúng yêu cầu.
 Có khen thưởng, tuyên dương kịp thời hợp lý.

31
4.1.4 Lựa chọn hình thức bảo trì trong phát triển doanh nghiệp
- Chi phí do máy móc hư hỏng, bao gồm: Thiệt hại cho nguyên vật
liệu đang trên dây chuyền bị hư hỏng, mất mát. Sản lượng giảm do
ngưng sản xuất. Bồi thường do giao hàng không đúng kế hoạch.
- Chi phí cho hoạt động bảo trì: Lao động. Vật tư thay thế, sửa chữa.
Khấu hao các thiết bị của bộ phận bảo trì.
4.1.5 Tổ chức bộ phận bảo trì
a. Tổ chức bảo trì trong một nhà máy
- Bộ phận bảo trì được biên chế như bộ phận riêng biệt tách rời bộ
phận sản xuất.
- Bộ phận bảo trì được biên chế phụ thuộc bộ phận sản xuất.
- Kết hợp hai hình thức trên.
Mô hình

Giám đốc

quản đốc xưởng sản xuất quản đốc xưởng sản xuất quản đốc xưởng sản xuất

tổ tổ tổ tổ tổ tổ tổ tổ
sản sản bảo sản sản bảo bảo bảo
xuất xuất trì xuất xuất trì trì trì

Đây là mô hình kết hợp giữa tổ chức bảo trì tập trung và phân tán
nhưng mọi hoạt động của các bộ phận bảo trì đều chịu sự chỉ đạo của
quản đốc xưởng sản xuất.
b. Tổ chức bộ phận bảo trì
- Tổ chức bộ phận bảo trì theo nguyên tắc công nghệ (theo nghề).
- Tổ chức bộ phận bảo trì theo nguyên tắc hỗn hợp.

32
Mô hình
Tổ chức bộ phận bảo trì theo nguyên tắc công nghệ:

Quản đốc xưởng bảo trì

Tổ lắp ráp Tổ cơ khí Tổ điện

Theo tổ chức bộ phận bảo trì theo nguyên tắc hỗn hợp:

Quản đốc xưởng bảo trì

Tổ bảo trì hỗn hợp Tổ bảo trì hỗn hợp Tổ bảo trì hỗn hợp

4.2 QUẢN LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ


4.2.1 Biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm máy móc, thiết bị
- Mua sắm máy móc thiết bị mới có công suất cao hơn, phù hợp với
trình độ phương thức khoa học kỹ thuật.
- Thực hiện sửa chữa máy móc thiết bị theo kế hoạch sửa chữa dự
phòng, đồng thời nâng cao tay nghề của công nhân để giảm bớt thời gian
ngừng hoạt động hoặc hoạt động của máy.
- Áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến và các phương pháp sản xuất
mới.
- Lựa chọn vật liệu thích hợp cũng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả
sử dụng máy móc thiết bị.
4.2.2 Các biện pháp hợp lý hóa tổ chức quản lý sản xuất
- Nâng cao tính đồng bộ của máy móc thiết bị để giảm bớt thời gian
máy ngừng.
- Đảm bảo cung ứng đồng bộ kịp thời đúng quy cách nguyên vật liệu
cho sản xuất.
- Tổ chức khoa học dây chuyền sản xuất.
- Bố trí hợp lý các ca làm việc, nâng cao số ca làm việc trong ngày.
33
4.2.3 Các biện pháp nâng cao trình độ tay nghề của công nhân
- Có kế hoạch nâng cao tay nghề.
- Tổ chức thi đua đạt năng suất cao.
- Có chính sách thưởng phạt hợp lý để người lao động quan tâm đến
hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
4.3 PHỤ TÙNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHO
4.3.1 Khái niệm
Quản lý phụ tùng tốt sẽ đảm bảo khả năng sẵn sàng khi có nhu cầu
thay thế.
Quy trình lưu kho thường như sau:

Hàng vào Kho Hàng ra

Trong thực tế, có thể có những tình huống sau đây đối với hàng hóa
xuất nhập kho:
- Nếu hàng vào = hàng ra thì không có hàng lưu kho.
- Nếu hàng vào < hàng ra thì thiếu hàng lưu kho.
- Nếu hàng vào > hàng ra thì thừa hàng lưu kho.
- Nếu hàng mua vào mà không có hàng ra thì hàng bị ứ đọng.
4.3.2 Đặc điểm phụ tùng chiến lược
- Có số lượng tiêu thụ ít.
- Thiếu thống kê về mức tiêu thụ.
- Có các hư hỏng thường là ngẫu nhiên và không thể biết trước được.
- Có các chi phí phát sinh do thiếu hụt thường là cao vì thời gian chờ dài.
- Các chi phí phát sinh do thiếu hụt chủ yếu là tổn thất doanh thu.
4.3.3 Chi phí tồn kho phụ tùng hàng năm:
- Chi phí trả lãi vốn đầu tư mua phụ tùng 15%
- Chi phí cố định 3,1%
- Bảo hiểm hàng hóa 0,1%
- Lương và các chi phí xã hội 4,8%
- Chi phí cho trang thiết bị phụ trợ 0,3%

34
- Chi phí hành chính 7,0%
- Nhận hàng và kiểm tra chất lượng 2,3%
- Chi phí do vật tư không sử dụng hoặc lưu kho quá nhiều 2,4%
Tổng cộng: 35%
4.3.4 Đánh số phụ tùng
Trước khi một hệ thông quản lý bảo trì được thực hiện trong nhà
máy, cần phải thiết kế một hệ thống đánh số đơn vị.
Đơn vị được hiểu là một thiết bị, bộ phận thực hiện một chức năng
độc lập. Ví dụ: máy bơm, cần trục, máy nén, mạch điều khiển nhiệt độ,…
Mã số đơn vị có thể là số hoặc chữ, vừa có chữ vừa có số. Từ mã
số đơn vị có thể tìm thấy thông tin về mọi chi tiết của đơn vị
Quy luật chung là đưa vào hệ thống đánh số càng ít thông tin càng
tốt bởi vì càng nhiều thông tin thì càng khó cập nhật hệ thống đánh số.
Những quy luật cơ bản khi đánh số phụ tùng:
 Quy luật 1: Thiết kế các mã số đơn vị đơn giản, càng ít thông tin
càng tốt.
 Quy luật 2: Thiết kế mã số đơn giản ngắn gọn, càng ít ký tự càng tốt.
 Quy luật 3: Đừng bao giờ liên kết mã số đơn vị với mã số phụ tùng.
 Quy luật 4: Đừng bao giờ liên kết mã số đơn vị với mã số kế toán.
 Quy luật 5: Đừng dùng chung mã số đơn vị với mã số bản vẽ.
 Quy luật 6: Gắn một bảng mã số trên đơn vị đủ lớn và kích thước
khoảng (300 x 100 mm).
 Quy luật 7: Đặt bảng mã số đúng chỗ trên thiết bị, đảm bảo vẫn còn
ở đó khi có một số bộ phận được thay thế.
4.3.5 Quản lý hàng tồn kho bảo trì
a. Chọn chi tiết
- Quan trọng đối với sản xuất.
- Chi phí bảo trì gián tiếp lớn nếu thiết bị này không có trong kho,
thời gian đặt hàng quá lâu,… (những chi tiết làm việc với cường độ cao,
dùng cho nhiều máy).
b. Chọn số lượng
- 25% nếu thiết bị liên quan tới sản xuất
35
- 20% đối với thiết bị điểu khiển
- 10% đối với thiết bị điện tử.
4.3.6 Các trường hợp làm tăng và giảm lượng tồn kho phụ tùng
a. Tăng: Chi phí mất mát do ngừng sản xuất. Thiếu tiêu chuẩn hóa
phụ tùng. Không đúng mức đến số lượng tồn kho hay số lượng đặt hàng.
Thiếu nhà cung cấp ở gần và quen thuộc. Kích cỡ và tình trạng của các
thiết bị sản xuất. Các nhu cầu đảm bảo cho việc lập kế hoạch bảo trì. Số
lượng nhỏ công việc được giải quyết bằng các hợp đồng bên ngoài. Chi
phí do khả năng không sẵn sàng cao.
b. Giảm: Ngân sách không sẵn sàng. Chi phí mặt bằng cao. Dịch
vụ từ các nhà cung cấp tốt. Thời gian ngừng máy không thường xuyên
hoặc không quan trọng.
4.3.7 Các dạng thiết bị lưu kho
- Những thiết bị được sử dụng thường xuyên như bạc đạn nhỏ, bulông,…
- Những thiết bị ít bị thay thế, thường là với số lượng nhỏ.
 Trường hợp 1: ứng dụng với loại thiết bị đã sử dụng (nhiều máy sử
dụng loại thiết bị này).
 Trường hợp 2: những thiết bị đối với những máy giống nhau.
Trong trường hợp này, ta phải xác định số phụ tùng cần lưu kho tối thiểu.
4.3.8 Các ưu điểm
a. Kho tập trung: Cần ít người quản lý kho hơn. Tránh trùng lặp.
Giảm chi phí. Dịch vụ đáp ứng phù hợp hơn. Kiểm soát và giám sát chi
phí tốt hơn. Sử dụng không gian hiệu quả hơn. Lập kế hoạch cho các
công việc bảo trì lớn hoặc quan trọng dễ dàng hơn.
b. Kho phân tán: Kiểm soát tốt hơn. Dễ lấy đúng phụ tùng hơn.
4.3.9 Những yếu tố cần chú ý đến kích thước kho và bố trí mặt bằng
nhà kho:
Cứ 1.500 chi tiết thì cần không gian khoảng 100m3… và 25% để mở
rộng về sau. Và bố trí mặt bằng kho phải tuân theo các nguyên tắc sau
- Kho phải có mật độ điền đầy cao. Cách thức đưa hàng vào và lấy
hàng ra khỏi kho dễ dàng.
- Các loại thiết bị bốc dỡ, vận chuyển. Công việc bốc dỡ, vận chuyển
càng ít càng tốt.
- Số lượng chi tiết. Các phụ tùng phải dễ tìm thấy.
36
- Hình dạng, trọng lượng của vật tư và một số yêu cầu đặc biệt khi
lưu kho.
- Bộ phận quản lý và nhân viên. Các hoạt động kiểm soát và quản lý
chất lượng, xác nhận đơn đặt hàng, đóng và tháo bao gói
- Các điều kiện lưu thông, an toàn. Phòng chứa sơn, dầu mỡ, nhiên liệu.
4.3.10 Phân bố kho: Kho nên phân bố ở nơi
- Thuận lợi cho việc vận chuyển phụ tùng khi xuất hoặc nhập, đi lại
của công nhân viên
- Có khoảng cách hợp lý với các phân xưởng sản xuất.
4.3.11 Các yêu cầu về nhà kho
- Tải trọng trên nền, các cửa sổ, các cửa lớn.
- Hệ thống thông gió, điều hòa không khí (đảm bảo nhiệt độ và độ
ẩm yêu cầu).
- Hệ thống điện, nước, bảo vệ, báo động, phòng cháy chữa cháy.
4.3.12 Các yêu cầu về nhân sự
Số lượng Yêu cầu nhân sự Số lượng Yêu cầu nhân sự
(chi tiết) (người) (chi tiết) (người)
2.000 01 10.000 07
4.000 02 20.000 08
6.000 05 25.000 10
8.000 06

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Bạn hãy trình bày các yếu tố hạch toán chi phí bảo trì.
2. Hãy cho biết mô hình tổ chức bộ phận bảo trì tối ưu trong một phân
xưởng cơ khí có quy mô trung bình.
3. Hãy nêu và giải thích những đặc điểm của các loại phụ tùng chiến lược?
4. Hãy trình bày chi phí tồn kho phụ tùng hằng năm thường gồm những
loại chi phí nào và tổng chi phí của chúng.
5. Công tác đánh số phụ tùng trong kho, nhà máy có ý nghĩa như thế
nào? Trình bày các đặc điểm và các quy luật của công việc đánh số
phụ tùng?

37
Phần 2
KỸ THUẬT BẢO TRÌ

39
Chương 5
BẢO DƯỠNG

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) chương này, sinh viên sẽ:
- Phân tích được việc nhiệm vụ của bảo dưỡng
- Trình bày được mục đích của việc bảo dưỡng định kỳ
- So sánh được các phương pháp bôi trơn thường dùng tại một phân
xưởng sản xuất
- Giải thích được ảnh hưởng của bôi trơn đến máy móc thiết bị

5.1 NHIỆM VỤ CỦA BẢO DƯỠNG


Công việc bảo dưỡng máy được là thường xuyên hằng ngày, tuần,
tháng nhằm nâng cao tuổi thọ của chi tiết máy, vận hành đúng quy cách
thiết bị, vệ sinh khu vực, thực hiện đúng chế độ bôi trơn, điều chỉnh xử lý
các sai số gây ảnh hưởng về sau.
Công tác bảo dưỡng được thực hiện từ trưởng ca, công nhân bảo
dưỡng, công nhân đứng máy với các nhiệm vụ sau:
- Làm sạch máy.
- Cho dầu mỡ theo quy định hằng ngày.
- Kiểm tra chung tình trạng kỹ thuật các cơ cấu máy.
- Điều chỉnh các bộ phận và các cơ cấu trong máy.
- Khắc phục các hư hỏng nhỏ.
- Thay dầu mỡ theo đúng thời gian vận hành.
- Phát hiện các hiện tượng hỏng trong quá trình máy hoạt động để
kịp thời sửa chữa.
- Vận hành máy theo đúng quy trình sử dụng.
- Ghi chép công việc thực hiện hằng ngày lưu hồ sơ bảo dưỡng.
Để giảm tổn thất công suất vì ma sát, giảm mài mòn răng, đảm bảo
thoát nhiệt tốt và đề phòng các chi tiết bị han gỉ cần phải bôi trơn liên tục
các bộ truyền trong hộp giảm tốc.

41
Việc chọn hợp lý loại dầu, độ nhớt và hệ thống bôi trơn sẽ làm tăng
tuổi thọ của các bộ truyền tức là nâng cao thời gian sử dụng máy.
Việc bảo dưỡng còn được tiến hành một cách có chu kỳ giữa hai
lần sửa chữa nhỏ, trung bình, hay lớn.
Ví dụ sau đây về nội dung việc tiến hành bảo dưỡng máy cắt gọt
kim loại:
a) Xem xét và kiểm tra tình trạng làm việc của các cơ cấu, thay thế
các chi tiết bị hỏng, gãy vỡ.
b) Điều chỉnh khe hở giữa vít me và đai ốc của xa dao, con trượt
ngang và dọc,...
c) Điều chỉnh ổ đỡ trục chính.
d) Kiểm tra sự ăn khớp của các tay gạt hộp tốc độ và hộp chạy dao
e) Điều chỉnh các bộ phận thắng (ma sát, đai,...).
f) Kiểm tra sự dịch chuyển của bàn máy, xa dao, xa ngang và dọc,
siết thêm chêm.
g) Kiểm tra các bề mặt trượt của băng máy, xa dao, dọc và các chi tiết
trượt khác, lau sạch phoi và dầu mỡ bẩn.
h) Điều chỉnh độ căng lò xo của trục vít rơi và các chi tiết tương tự.
i) Kiểm tra tình trạng của cơ cấu định vị, khoá chuyển bệ tì.
j) Lau sạch, căng lại, sửa chữa hay thay thế các cơ cấu truyền dẫn như
đai truyền, xích, băng chuyền.
k) Tháo và rửa các cụm theo sơ đồ.
l) Kiểm tra tình trạng làm việc và sửa chữa nhỏ các hệ thống làm mát,
bôi trơn và các thiết bị thuỷ lực.
m) Kiểm tra tình trạng làm việc và sửa chữa các thiết bị che chắn.
n) Phát hiện các chi tiết cần phải thay thế trong kỳ sửa chữa theo kế
hoạch gần nhất và ghi vào bản kê khai khuyết tật sơ bộ.
o) Rửa thiết bị nếu nó làm việc trong môi trường bụi bặm như máy cắt
gọt gia công các chi tiết bằng gang, các bánh mài, các thiết bị trong
phân xưởng đúc,... Tháo các bộ phận của máy, rửa sạch phoi, bụi
bẩn hay bụi gang. Sau khi rửa phải làm khô và lắp vào máy.
Công việc rửa máy theo chu kỳ thường được tiến hành vào thời
gian nghỉ sản xuất và được xác định tuỳ theo đặc tính khác nhau của từng
nhóm máy và điều kiện sử dụng của từng máy.
42
5.2 CHU KỲ CỦA BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ
Mục đích của bảo dưỡng định kỳ: Máy móc thiết bị được cấu tạo
bởi một số lượng lớn các chi tiết, chúng có thể bị mỏi, giảm độ vững
chắc hay bị ăn mòn làm giảm tính năng, tùy theo điều kiện hay khoảng
thời gian sử dụng. Các chi tiết cấu tạo nên máy mà có thể dự đoán được
rằng tính năng của máy giảm đi cần phải được bảo dưỡng định kỳ, sau đó
điều chỉnh hay thay thế để duy trì tính năng của chúng bằng cách tiến
hành bảo dưỡng định kỳ có thể đạt được những kết quả sau khiến khách
hàng tin tưởng:
1. Có thể ngăn chặn những vấn đề lớn có thể xảy ra sau này.
2. Kéo dài tuổi thọ của các chi tiết, các bộ phận của các máy công
nghiệp.
3. Khách hàng có thể tiết kiệm và sử dụng các máy công cụ một cách
an toàn.
Lịch bảo duỡng: Những hạng mục công việc của bảo dưỡng định
kỳ và chu kỳ sửa chữa của máy công cụ được ghi rõ trong bảng lịch bảo
dưỡng định kỳ trong hướng dẫn sử dụng, bổ sung hướng dẫn sử dụng hay
sổ bảo hành,…
Lịch bảo dưỡng định kỳ được quy định bởi những yếu tố sau: kiểu
máy, loại máy, chức năng của máy, quốc gia sử dụng hay cách sử dụng
máy…
5.3 CÁC HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ SƠ ĐỒ BÔI TRƠN
5.3.1 Các hệ thống bôi trơn trong thiết bị
a. Các phương pháp bôi trơn
 Bôi trơn riêng lẻ: chỉ phục vụ cho một đối tượng bôi trơn. Có thể
dùng tay hoặc cơ cấu bơm đơn giản để bôi trơn.
 Bôi trơn nhóm: Phục vụ một số đối tượng bôi trơn. Dùng một số
ống dẫn để đưa dầu về một số chỗ bôi trơn.
 Bôi trơn tập trung: Dùng bơm dầu chung cung cấp cho tất cả mọi
nơi cần bôi trơn của máy.
Để dầu bôi trơn có thể chen vào các khe hở giữa các bề mặt ma sát,
áp suất dầu cần lớn hơn áp suất được hình thành giữa hai bề mặt ma sát.
Dưới đây ta đề cập đến một số cơ cấu và hệ thống bôi trơn thường dùng
nhất.
b. Hệ thống bôi trơn bằng tay: Thực hiện việc bôi trơn bằng tay
và chu kỳ bằng cách bơm dầu qua các nút dầu đuợc bố trí thích hợp để
43
dẫn về các vị trí cần bôi trơn. Để có thể ngăn chặn bụi, người ta dùng các
loại nút dầu được trình bày trên hình
Ở hình (a) dưới áp lực của
dầu, bi (1) bị nén xuống và dầu sẽ
được đưa vào chỗ bôi trơn. Khi
không có áp lực của dầu thì viên
bi tự động đóng nút dầu lại.
Ở hình (b) khi cần cho dầu
vào ta xoay nắp (1) một góc 900,
để mở lỗ dầu (2). Cho dầu xong, Hình 5.1 Các loại nút dầu
ta quay nắp ấy trở lại vị trí cũ để
đóng lỗ dầu lại.
Để đảm bảo bôi trơn cho
những chi tiết có áp suất bề mặt,
ta dùng bơm tay đưa dầu về vị trí
bôi trơn theo từng chu kỳ. Loại
bơm tay này có thể thực hiện việc
bôi trơn riêng rẽ hay bôi trơn
nhóm.
Khi ấn cần 1 của bơm theo
chiều f, pitông (2) di động lên Hình 5.2 Hệ thống bôi trơn
xuống và đưa dầu vào xilanh, qua bằng bơm tay
van một chiều (3) để đưa về ống
dẫn (4). Loại bơm này có thể dùng để bôi trơn khi máy đang làm việc hay
máy dừng. Một hành trình kép của pitông có thể tải được từ 0.2 – 3 cm
dầu .
c. Hệ thống bôi trơn tự động: Hệ thống bôi trơn tự động không
những đảm bảo bôi trơn liên tục, mà còn có thể thực hiện tự động bôi
trơn theo chu kì, điều chỉnh được lượng dầu bôi trơn cần thiết. Hệ thống
bôi trơn tự động có thể phân thành 2 loại: loại bôi trơn liên tục và bôi
trơn chu kỳ.
 Bôi trơn tự động liên tục
Bôi trơn tự động liên tục
thường dùng các biện pháp như
sau:
- Phễu dầu. Phễu dầu là loại
dụng cụ bôi trơn tự động đơn giãn
nhất. Bên trong phễu ta dùng bất
Hình 5.3 Bôi trơn bằng phểu dầu
44
bằng vải, gai, v.v. để thấm dầu và dẫn dầu về vị trí bôi trơn. Loại phễu
dầu có bất này có thể tự động bôi trơn một hay 2 vị trí.
Các loại phễu dầu này đều được tiêu chuẩn hóa.
Ưu điểm của loại này là đơn giản và rẻ.
Nhược điểm là khó điều chỉnh lượng dầu (vì cần phải thay bấc
khác, bấc càng dùng lâu, mức dầu càng thấp thì lượng dầu chuyển được
càng ít); dầu vẫn luân chuyển khi máy ngưng làm việc; bấc dầu có khả
năng làm nghẹt ống dẫn dầu, hay bị kẹt giữa các bề mặt bôi trơn. Do
những nhược điểm trên, nên càng ngày người ta càng ít dùng trong
những máy hiện đại.
- Dùng bánh răng tung dầu:
Loại cơ cấu này dùng trong
trường hợp bôi trơn nhóm, ở các
hộp tốc độ, hộp chạy dao hay các
hộp bánh răng đóng kín.
Đặc điểm của loại này là khi
máy làm việc, các bánh răng nằm
trong dầu tung dầu ra mội hướng
cùa hộp kín. Dầu tung lên được
chứa lại trong những rảnh (1), và từ Hình 5.4 Bôi trơn bằng
đó dẫn đến vị trí bôi trơn. Nếu vận bánh răng tung dầu
tốc bánh răng tăng đến giá trị nào
đó, một phần dầu sẽ biến thành dạng mây mù rất mịn chen vào bôi trơn
các bề mặt ma sát. Vận tốc chu vi của bánh răng tung dầu thích hợp nhất
là 0,8 – 6 m/s, và không nên vượt quá 12 m/s. Vận tốc quá lớn, dầu sẽ sủi
bọt, hòa vào không khí và oxid hóa, làm mất tính chất bôi trơn của dầu.
Mức dầu trong hộp cần đảm bảo cho bánh răng có thể nhúng vào
với độ dầu từ 2-3 lần chiều cao của bánh răng. Hộp cần phải đóng kín để
tránh bụi và dầu bắn ra ngoài.
Ưu điểm cơ bản của loại bôi trơn này là rất đơn giản, dầu trong hộp
chừng 3-6 tháng thay một lần. Do đó việc giữ gìn và sửa chữa rất đơn giản.
- Dùng hệ thống bơm dầu:
Hệ thống bôi trơn do một bơm dầu đảm nhiệm việc cung cấp dầu
cho hầu hết các vị trí bôi trơn thường dùng rộng rãi trong các máy công
cụ hiện đại.
Hệ thống bôi trơn này chỉ có thể tập trung bôi trơn ở một số bộ
phận chính của máy, còn một số bộ phận khác thì bôi trơn bằng tay (như

45
ở phần nhiều các loại máy tiện, phay, các
bàn dao, ụ động, ở đây đều bôi trơn bằng
tay); hoặc có thể toàn bộ các vị trí bôi
trơn đều do bơm dầu đảm nhiệm như hệ
thống dẫn dầu, hệ thống lọc, phân phối,
kiểm tra,… Trong các máy công cụ hiện
đại, mức độ tập trung hệ thống bôi trơn có
khác nhau, tùy thuộc vào kết cấu, yêu cầu
của máy.
Yêu cầu đầu tiên với hệ thống bôi
trơn như trên là dầu cần phải được lọc
sạch. Ngoài ra, dầu cần phải làm nguội, vì
ngoài nhiệm vụ bôi trơn trong một số Hình 5.5 Bôi trơn bằng hệ
trường hợp hệ thống này còn có tác dụng thống bôi trơn tập trung
thải nhiệt. Đặc điểm này rất quan trọng
đối với việc làm nguội các ổ trượt của trục chính có số vòng quay lớn,
hoặc trục chính máy chính xác. Dầu có thể được làm nguội ở thùng đựng
dầu hay một hệ thống làm nguội riêng.
 Bôi trơn tự động có chu kỳ
Trong trường hợp các bề mặt ma sát làm việc không liên tục, mà
tùy theo chu kì, thì chỉ cần thực hiện bôi trơn trong thời gian các chi tiết
làm việc. Hệ thống bôi trơn này là hệ thống dầu ép, có bơm, có bộ lọc và
các van di trượt pít tông dùng để đống mở đường dẫn dầu. Việc đống mở
có chu kỳ các đường dẫn dầu bôi trơn là là do một cơ cấu chuyển động
không liên tục thực hiện như cơ cấu cam, bánh mal, bánh cóc, thước chép
hình, v.v.
5.3.2 Ý nghĩa của chế độ bôi trơn
Một biện pháp chống lượng mòn của chi tiết máy là bảo trì kịp thời
các bề mặt làm việc. Trong thời gian làm việc các bề mặt đã bôi trơn
được phân cách ra khỏi lớp vật liệu bôi trơn, do đó các nhấp nhô tế vi có
trên bề mặt không tiếp xúc nhau. Tính dễ di chuyển của dầu thuận lợi cho
sự giảm ma sát. Dầu tỏa nhiệt tốt và mang đi các mảnh khối lượng có
tính chất hạt mài và đề phòng chi tiết bị ăn mòn.
Khi bề mặt của 2 chi tiết lắp ghép được phân cách ra hoàn toàn bởi
lớp dầu thì tải trọng truyền cho nêm dầu, người ta gọi đó là ma sát ướt
Hệ số ma sát ướt bằng 0,001-0,008, trong khi đó hệ số ma sát sửa
chữa của ổ lăn từ 0,002-0,02 sự xuất hiện ma sát ướt phụ thuộc vào tốc
độ tương đối của các bề mặt làm việc, vào phương pháp bôi trơn và độ
nhớt của dầu.
46
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Bạn hiểu như thế nào về mục đích của bảo dưỡng định kỳ và các công
việc bảo dưỡng nào cần làm tại nơi làm việc hoặc thực tập của mình?
2. Hãy vạch kế hoạch bảo dưỡng một máy tiện.
3. Hãy trình bày các phương pháp bôi trơn thường dùng tại một phân
xưởng sản xuất.
4. Theo bạn chế độ bôi trơn có ảnh hưởng đến máy móc thiết bị như thế
nào?

47
Chương 6
KIỂM TRA

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) chương này, sinh viên sẽ:
- Trình bày được mục đích của việc kiểm tra
- So sánh được các phương pháp kiểm tra
- Chọn lựa được phương pháp, dụng cụ, thiết bị kiểm tra thích hợp

6.1 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC KIỂM TRA


Để đảm bảo độ chính xác khi gia công hay các chi tiết máy hoạt
động một cách chính xác. Ta phải kiểm tra phân loại để cho phép sử
dụng lại các chi tiết còn dùng lại được một cách có hiệu quả, tránh lãng
phí, loại bỏ những chi tiết đã hoàn toàn hư hỏng và xác định những chi
tiết có thể sửa chữa, phục hồi để dùng lại. Xác định được máy móc, thiết
bị đạt yêu cầu trước khi đưa vào sử dụng.
Các thông số cần kiểm tra như: Kích thước, khe hở, độ nhẵn bề
mặt, chế độ lắp ghép, tính đồng nhất của vật liệu chế tạo chi tiết cơ khí,
khả năng dẫn điện, khả năng chịu lực nén, kéo, xoắn, đo chân không, đo
áp suất, đo nhiệt độ, quan hệ tương quan giữa các mặt, các lỗ, đường tâm
với nhau hay sai số hình học của một chi tiết máy, giữa các bộ phận của
máy với nhau… Việc kiểm tra phân loại tốt sẽ cho phép nâng cao chất
lượng và hạ giá thành sửa chữa. Nếu kiểm tra phân loại không tốt sẽ có
hại cho việc sửa chữa và sử dụng sau này.
Công tác kiểm tra phân loại chi tiết được tiến hành sau khi chi tiết
đã được tẩy rửa sạch sẽ, bao gồm 3 loại công việc:
- Kiểm tra chi tiết để phát hiện và xác định trạng thái, chất lượng của
chúng.
- Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật để phân loại chúng thành:
+ Dùng được;
+ Phải sửa chữa mới dùng được;
+ Loại bỏ.
- Tập hợp các tài liệu sau khi kiểm tra phân loại để chỉ đạo công tác
sửa chữa.
48
6.2 KIỂM TRA ĐỘ NHẴN BỀ MẶT CỦA CHI TIẾT MÁY
Có nhiều cách để kiểm tra độ nhẵn bề mặt, tùy thuộc vào cấp độ
nhẵn bề mặt cần gia công và yêu cầu về độ chính xác của phương pháp
đo độ nhẵn bề mặt như:
- Phương pháp so sánh bề mặt chi tiết cần kiểm tra với mẫu độ nhẵn.
- Phương pháp căn ke (chép hình) bề mặt chi tiết.
- Phương pháp quang học để đo prôfin của các vết nhấp nhô bề mặt.
Tùy theo dụng cụ đo có thể đo độ nhẵn tới (▼10 - ▼14).
- Phương pháp đo prôfin bề mặt bằng mũi dò cho ngay trị số chiều
cao chi tiết cần kiểm tra.
Trong số các phương
pháp kiểm tra trên, phương
pháp so sánh được dùng phổ
biến ở các cơ sở sản xuất nhỏ
và vừa. Bằng mắt thường, công
nhân lành nghề và cán bộ kỹ
thuật có thể đánh giá gần đúng
độ nhẵn bề mặt, nhất là khi độ
nhẵn thấp (▼3 - ▼7).
Để việc đánh giá cấp độ
nhẵn được nhanh chóng và
thuận tiện, nên dùng các bản
mẫu về độ nhẵn, các bản mẫu Hình 6.1. Kiểm tra độ nhẵn bề mặt
này được gắn vào các bản nhỏ. dùng kính hiển vi
Mỗi bản có ba mẫu với cấp độ
nhẵn kế tiếp nhau. Các mẫu độ nhẵn được chế tạo tương ứng với từng
phương pháp gia công: tiện, phay, bào, mài,… Khi cần xác định độ nhẵn
bề mặt của chi tiết đã gia công, ta đặt bản có gắn mẫu độ nhẵn bên cạnh
bề mặt cần kiểm tra. Nếu nhìn bằng mắt thường, ta có thể đánh giá tới
cấp ▼8 - ▼9. Đối với cấp độ nhẵn cao hơn, ta khó phân biệt bằng mắt
thường nên việc đánh giá sẽ kém chính xác.
Để đánh giá chính xác hơn, có thể dùng kính hiển vi so sánh (Hình
6.1) kết cấu của kính này cho phép nhìn thấy hai nửa ảnh của hai vật, một
của chi tiết gia công, một của bản mẫu có ghi sẵn cấp độ nhẵn. Nếu hai
nửa ảnh này khớp với nhau, trông như của một vật thống nhất, thì cấp độ
nhẵn của chi tiết tương ứng với cấp độ nhẵn của bản mẫu. Nếu hai nửa
ảnh chưa khớp với nhau, ta thay bản mẫu có cấp độ nhẵn khác để tiếp tục
so sánh đánh giá.
49
6.3 KIỂM TRA KÍCH THƯỚC DÀI
Kích thước dài như đường kính, khoảng cách giữa hai bề mặt…
được đo bằng những dụng cụ quen thuộc như thước cặp, panme, calip,…
Mỗi kích thước cần kiểm tra có một dung sai. Vì vậy, phải căn cứ vào trị
số dung sai đã cho và phương pháp đo để chọn dụng cụ đo thích hợp,
đảm bảo độ chính xác khi kiểm tra.
6.3.1 Độ chính xác của dụng cụ đo
Mỗi dụng cụ đo có một độ chính xác nhất định. Khi chọn, cần phải
đảm bảo sao cho sai số của dụng cụ phù hợp với dung sai cho phép của
kích thước cần kiểm tra.

Hình 6.2. Thước kẹp Hình 6.3. Panme


Sau một thời gian sử dụng, các dụng cụ đo bị mòn nên độ chính
xác giảm. Vậy phải định kỳ kiểm tra dụng cụ đo để điều chỉnh lại.
Nhiệt độ thay đổi cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của dụng cụ
đo. Các nhà thiết kế và chế tạo thường quy định nhiệt độ tiêu chuẩn để
dụng cụ đo làm việc bình thường là 20-220C. Để tránh sai số về nhiệt, tốt
nhất là nên đo ở nơi thoáng mát và nếu có điều kiện nên dùng trong
phòng có máy điều hòa.
6.3.2 Kỹ thuật đo
Ngoài sai số của bản thân dụng cụ đo và sự thay đổi nhiệt độ của
môi trường xung quanh, độ chính xác đo lường còn phụ thuộc vào trình độ
của người thợ đo. Nếu người thợ không có kinh nghiệm sử dụng thước đo
hoặc không cẩn thận sẽ làm tăng sai số đo. Sai số phát sinh có thể do:
- Vị trí đo không đúng, chẳng hạn, khi đo đường kính lỗ bằng thước
cặp, nếu hàm đo của thước không nằm trong mặt cắt dọc của lỗ (mặt cắt
chứa đường tâm lỗ) mà lệch về một phía của đường tâm thì kết quả nhận
được sẽ không chính xác. Khi đo đường kính trục, nếu hàm đo không
vuông góc với đường tâm của trục mà nghiêng một góc nào đó thì kết
quả đo cũng không phản ảnh đúng kích thước thật của chi tiết.
- Áp lực đo không đều, Khi đo nhiều chi tiết, nếu kẹp thước cặp vào
chi tiết không đều tay cũng dẫn đến sai số đo. Để tránh, nên đo một vài

50
lần lặp đi lặp lại rồi lấy trị số đo trung bình hoặc dùng đồng hồ so trong
phương pháp đo so sánh, dùng panme thì không mắc nhược điểm này vì
lực đo do kết cấu của dụng cụ đo quyết định và giữ được ổn định.
- Đọc trị số đo không đúng do không cẩn thận, mỏi mệt hoặc cận,
viễn thị… Nếu dùng dụng cụ đo calip sẽ khắc phục được sai số này.
6.4 KIỂM TRA ĐỘ CỨNG CỦA VẬT LIỆU CHI TIẾT MÁY
Có rất nhiều phương pháp đo độ cứng khác nhau. Chọn một
phương pháp đo nào đó phải căn cứ vào trị số độ cứng của vật liệu, kích
thước chi tiết, chiều dày của lớp kim loại cần đo hoặc chiều dày của chi
tiết tại khu vực đo.
6.4.1 Đo độ cứng Brinell
Được dùng để đo kim loại đen và kim loại màu có độ cứng thấp
chẳng hạn như gang xám, thép non chưa nhiệt luyện v.v… Độ cứng của
chúng < HB 450.
Để kết quả đo được chính xác, bề mặt chỗ cần đo phải thật phẳng,
nhẵn bóng, không được để sót vẩy sắt và vết bẩn. Tránh làm thay đổi tổ
chức kim loại của khu vực đo do nung nóng hoặc làm biến cứng trong
quá trình gia công chuẩn bị bề mặt đo.

Hình 6.4. Máy đo độ cứng Brinell BH3000 và mũi đo khối chuẩn Brinell
6.4.2 Đo độ cứng Rockwell
Được dùng để xác định độ cứng của các vật liệu rắn như thép đã qua
thấm than, tôi và tôi bề mặt, các hợp kim cứng như TK, BK v.v… Tùy
theo vật liệu của mũi nén trong máy đo (kim cương hoặc thép) mà người ta
phân thành ba thang đo HRA, HRB, HRC. Để kết quả đo được chính xác,
ngoài yêu cầu về chất lượng bề mặt như đã nêu trong phần đo độ cứng
Brinen, còn có yêu cầu về chiều dày tối thiểu của vật liệu tại chỗ đo.
51
Hình 6.5. Máy đo độ cứng ROCKWELL-ALT-600
6.4.3 Đo độ cứng Vichke được dùng để đo độ cứng tế vi
Nó rất thích hợp với đo độ
cứng của lớp mạ kim loại vì
đo theo độ cứng Brinell hoặc
Rockwell sẽ khó tránh khỏi
sai số do chiều dày lớp mạ
nói chung là mỏng (trên dưới
1 mm).
Để đảm bảo đo được chính
xác, bán kính cong của mẫu
đo ít nhất phải từ 5 mm trở Hình 6.6. Máy đo độ cứng VICKERS
lên, độ nhẵn bề mặt mẫu đo từ và hình dạng mũi đo Vickers
▼10 (Ra từ 0,16 - 0,08) trở
lên.
6.5 KIỂM TRA SAI SỐ HÌNH HỌC CỦA CHI TIẾT MÁY
6.5.1 Kiểm tra độ thẳng và phẳng của mặt phẳng
- Dùng phiếu kiểm, thước
kiểm, chi tiết mẫu hoặc chi tiết lắp
ghép với chi tiết cần kiểm tra có
bôi một lớp sơn đỏ rồi áp sát vào
bề mặt cần kiểm tra, cho phiếu
kiểm hoặc thước kiểm di trượt qua
lại trên bề mặt cần kiểm. Bỏ phiếu
kiểm hoặc thước kiểm ra ngoài rồi
kiểm tra độ thẳng và phẳng theo
vết sơn dính trên bề mặt cần kiểm
Hình 6.7. Hộp căn mẫu
52
tra. Nếu vết sơn đồng tâm chứng tỏ bề mặt phẳng. Cách này có thể kiểm
tra mặt phẳng dài đến 1 – 2m.
- Kiểm tra bằng thước kiểm và căn lá. Đặt thước kiểm lên bề mặt
cần kiểm tra theo các phương khác nhau. Dùng căn lá hoặc giấy mỏng để
xác định trị số khe hở giữa mặt phẳng cần đo và thước kiểm.
- Dùng thước kiểm và panme đo
trong. Thước kiểm được đặt trên bề mặt
cần kiểm tra thông qua hai gối đỡ có
cùng chiều cao. Dùng panme đo trong
để đo khoảng cách từ mặt chuẩn của
thước kiểm tới mặt cần kiểm tra tại
nhiều vị trí khác nhau. Khi cần kiểm tra
mặt phẳng có chiều dài lớn hơn chiều
dài thước kiểm, ta sẽ lần lượt di chuyển
thước kiểm dọc bề mặt cần kiểm. Để
đảm bảo chính xác, cần dùng nivô
thăng bằng độ, kiểm tra độ thăng bằng
Hình 6.8. Panme đo trong
của thước kiểm. Độ chính xác kiểm tra
đạt tới 0,01mm trên 1000mm.
- Dùng nivô đặt dọc theo chiều
dài và chiều rộng của mặt phẳng trên
nhiều phương khác nhau và dùng các
tấm đệm có chiều dày khác nhau để kê
cho nivô được thăng bằng. Độ chính
xác kiểm tra đạt tới 0,02mm trên chiều
Hình 6.9. Thước thủy (Nivo)
dài 1000mm.
- Dùng sợi dây căng để kiểm tra
mặt phẳng có chiều dài đên10m và hơn nữa Lấy panme đo trong, đo
khoảng cách từ sợi dây đến mặt phẳng cần kiểm. Khi kiểm tra độ thẳng
của các mặt phẳng dài phải chú ý tính đến độ võng của dây.
- Dùng thước kiểm và đồng hồ so. Kẹp
chặt đồng hồ so trên bộ phận di trượt của
máy. Đầu đo của đồng hồ so tiếp xúc với mặt
chuẩn của thước kiểm. Phải đặt thước kiểm
sao cho chỉ số trên đồng hồ so khi đặt ở hai
đầu mút của thước kiểm phải giống nhau. Sai
số được xác định theo hiệu số lớn nhất của
Hình 6.10. Đồng hồ so
chỉ số đồng hồ so. Phương pháp này dùng để
kiểm tra mặt phẳng dài đến 1500 mm.

53
6.5.2 Kiểm tra mặt cong: Các mặt trụ, côn, cầu và
các mặt cong khác được kiểm tra bằng mẫu so hoặc
bằng bản thân các chi tiết lắp ráp của chúng. Đánh
giá chất lượng theo phân bố của vết sơn; Dùng mẫu
so và căn lá.

Hình 6.11. Căn lá

6.6 KIỂM TRA VỊ TRÍ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BỀ MẶT


6.6.1 Kiểm tra độ song song của các bề mặt
Có nhiều cách kiểm tra độ song song:
Đo trực tiếp bằng các dụng cụ đo vạn năng (thước cặp, panme,
thước tỷ lệ, căn mẫu).
Đo gián tiếp hoặc tổng hợp cả trực tiếp lẫn gián tiếp bằng các dụng
cụ đo vạn năng (nivô, đồng hồ so,…) có kết hợp thước kiểm (xem mục
kiểm tra độ thẳng và phẳng của mặt phẳng).
Máy đo vạn năng kiểu
panme để kiểm tra độ song
song của sống trượt (dùng khi
sửa chữa máy) với mặt phẳng
khác của băng máy. Máy đo
gồm có hai phiến 1 (hình 6.12)
liên kết với nhau qua một
phiến nối và vít 4. Gắn panme
6 lên giá treo 5 ở phía phải của
máy đo. Giá treo 5 được kẹp
chặt giữa các phiến trượt bằng Hình 6.12. Kiểm tra độ song song bằng
vít 7.. máy đo vạn năng kiểu panme

Hình 6.13. Kiểm tra độ song song Hình 6.14. Kiểm tra độ song song và
của tâm lỗ so với mặt phẳng đáy khoảng cách tâm lỗ theo 2 phương

54
6.6.2 Kiểm tra độ vuông góc
Là việc kiểm tra các chi tiết có bậc vuông góc hoặc giữa các chi tiết
máy với nhau mà độ vuông góc giữa 2 chi tiết ảnh hưởng đến sự hoạt
động chính xác của máy.
+ Sử dụng Ê ke:
Đặt ê ke và 2 mặt phẳng cần
kiểm tra( hình 1.1) dùng căn lá có bề
dày khác nhau để xác định giá trị lớn
nhất của khe hở, chính bằng giá trị của
sai số vuông góc. Hình 6.15. Sử dụng Ê ke

+ Sử dụng Ê ke và đồng hồ so
Một cạnh góc vuông của chi tiết
được đặt nằm trên mặt chuẩn, đặt cạnh
của êke lên cạnh góc vuông còn lại rồi
dung đồng hồ so kiểm tra ( bàn máp
được đặt trên mặt chuẩn và kim đồng
hồ so trượt mặt của cạnh còn lại của Hình 6.16. Sử dụng
êke. Giá trị thay đổi của đồng hồ so là Ê ke và đồng hồ so
sai số vuông góc của chi tiết trên 1
đơn vị chiều dài là khoảng cách từ I đến II.
+ Ngoài ra còn có thể sử
dụng thêm nivo kết hợp với quả
dọi để kiểm tra độ vuông góc giữa
2 mặt phẳng.
 Kiểm tra độ vuông góc giữa
đường tâm và mặt phẳng
Hình 6.17 Kiểm tra độ vuông góc
Các chi tiết có hệ thống lỗ giữa đường tâm và mặt phẳng
hoặc hệ thống lỗ - trục hoặc hệ
thống trục và độ vuông góc của đường
tâm lỗ, trục với mặt đầu hay một mặt
phẳng nào khác đóng vai trò quan trọng
trong lắp ráp và hoạt động của chi tiết,
máy móc.
- Kiểm tra độ vuông góc của trục
chính với bàn máy
Hình 6.18. Kiểm tra độ
Mặt chuẩn là bàn máy, đồng hồ so vuông góc của trục chính
được cố định trên bàn máy bới bàn máp với bàn máy
55
sau đó chỉnh đồng hồ so về 0 rồi trượt đồng hồ so trên trục chính 1
khoảng L . Sự thay đổi giá trị trên đồng hồ so chính là sai số vuông góc
của tâm trục chính và bàn máy trên chiều dài L.
 Kiểm tra độ vuông góc của lỗ với mặt đầu
Lần lượt bạc lót (2) và trục chuẩn (3) được lắp vào lỗ của chi tiết
kiểm tra. Đồng hồ so được cố định trên trục chuẩn, sau đó ta xoay trục
chuẩn 180 độ . Sự thay đổi giá trị trên đồng hồ so là sai số vuông góc của
lỗ và mặt đầu trên chiều dài bằng đường kính tâm xoay.

Hình 6.19. Kiểm tra độ vuông góc của lỗ với mặt đầu
 Kiểm tra độ vuông góc giữa các đường tâm
Các chi tiết có hệ thống lỗ mà đường tâm của nó giao nhau và độ
vuông góc của các đường tâm ảnh hưởng đến lắp ráp và hoạt động của
chi tiết, máy móc.
Sử dụng calip chuyên dùng để
kiểm tra độ vuông góc đường tâm lỗ.
Trục chuẩn được lắp lên 2 lỗ đồng tâm
còn calip được lắp vào lỗ có đường
tâm cần kiểm tra vuông góc với đường
tâm còn lại. ⃒Δ1-Δ2⃒ chính bằng giá Hình 6.20. Kiểm tra độ vuông
trị sai số vuông góc của các đường góc giữa các đường tâm lỗ
tâm. bằng calip chuyên dùng
Sử dụng đồng hồ so để kiểm tra
độ vuông góc giữa các đường tâm.
Trục chuẩn được lắp vào 2 lỗ đồng
tâm, đồng hồ so được cố định trên trục
vuông góc với trục chuẩn. Chỉnh đồng
hồ so về 0 sau đó xoay trục 1 góc 180
độ . Sự thay đổi giá trị lớn nhất của
đồng hồ so là sai số vuông góc trong
trường hợp này. Hình 6.21. Kiểm tra độ vuông
góc giữa các đường tâm lỗ
bằng đồng hồ so
56
Sử dụng 2 trục chuẩn và 1 lỗ
chuẩn để kiểm tra độ vuông góc.
+ ØA và ØB là 2 trục chuẩn
Trên ØA tạo ra 1 lỗ có kích
thước:
a = ØB + ESB +Δl
Hình 6.22. Kiểm tra độ vuông
b = ØB + ESB + Δv góc giữa các đường tâm lỗ bằng
hai trục chuẩn và một lỗ chuẩn
Trong đó:
+ ØB: kích thước danh nghĩa lỗ B
+ Δv: độ không vuông góc cho phép
+ Δl: độ không giao tâm cho phép
=> Nếu trục chuẩn có kích thước ØB + ESB thông qua lỗ chuẩn
thì xem như độ vuông góc đạt yêu cầu.
6.6.3 Kiểm tra độ song song của đường tâm lỗ và trục
Độ song song của các đường tâm được kiểm tra bằng các trục kiểm
với dụng cụ đo vạn năng: panme đo trong, đồng hồ so, thước cặp (độ
chính xác kiểm tra có thể đạt tới 0,01 mm, ứng với khoảng cách giữa hai
lỗ tới 1 – 2 m). Cũng có thể dùng nivô vạn năng đặt trên hai trục kiểm.
Thao tác kiểm tra như sau: lồng hai trục kiểm vào các lỗ lồng tâm. Đo
khoảng cách giữa hai trục kiểm bằng một trong số dụng cụ đo nói trên ở
phía hai đầu trục thò ra ngoài hộp máy. Sai số được đánh giá qua chỉ số
đo lớn nhất chia cho khoảng cách giữa hai điểm đo.

Hình 6.23. Kiểm tra độ đồng tâm của 2 cổ trục bằng đồng hồ so

Hình 6.24. Kiểm tra độ Hình 6.25. Kiểm tra Hình 6.26. Kiểm tra
đồng tâm giữa các bề mặt khoảng cách tâm và độ đường tâm lỗ
không song song của lỗ
57
6.6.4 Kiểm tra độ đồng trục giữa lỗ và trục
 Độ đồng trục giữa hai lỗ
- Dưỡng nòng: được lồng vào lỗ của bộ phận, độ chính xác kiểm tra
đạt đến 0,01 mm trên 1 m chiều dài.
- Căng dây hay dây dọi. Khoảng cách từ dây đến mặt phẳng được đo
bằng calip đo trong. Độ chính xác kiểm tra đạt 0,05mm khi khoảng cách
giữa các lỗ đến 10m.
- Ống kính ngắm và ống chuẩn trực: được dùng để kiểm tra các lỗ
bằng lót trục di động. Độ chính xác kiểm tra đạt 0,02 mm, khi khoảng
cách giữa các lỗ từ 30 – 40mm.

Hình 6.27 Kiểm tra độ đồng trục của hai lỗ


bằng ống chuẩn trực và tấm phản quang

Muốn kiểm tra độ đồng trục của hai lỗ, dùng một ống chuẩn trực,
một trục kiểm và một tấm phẳng phản quang được bố trí như trên sơ đồ
Hình 6.27. Trục kiểm phải được mài cẩn thận có đường kính lắp khít với
các lỗ cần kiểm. Tấm phẳng phản quang có thể là một tấm gương hai mặt
song song hay một tấm kim loại được đánh bóng đạt độ phản quang toàn
phần. Sau khi kiểm lỗ thứ nhất và ghi nhận ảnh của tia sáng phát đi từ
ống chuẩn trực, tiến hành kiểm lỗ thứ
hai và so sánh vị trí của ảnh tia sáng
tại hai lỗ, có thể xác định độ không
đồng trục của hai lỗ.
 Độ đồng trục giữa hai trục
Đồ gá quay hình 6.28 được lắp
lên các trục hay các nửa khớp nối.
Dùng thước nhét hay đồng hồ so để
kiểm tra khe hở a và b cùng chiều dài Hình 6.28 Kiểm tra độ đồng trục
của hai trục bằng đồ gá quay
l khi xoay từng góc 900.

58
6.7 KIỂM TRA ĐỘ CỨNG VỮNG CỦA MÁY MÓC THIẾT BỊ
6.7.1 Độ cứng vững của máy
Độ cứng vững kém gây nên hiện tượng rung động trong quá trình
làm việc, làm giảm chất lượng chi tiết gia công.
Độ cứng vững của máy là khả năng chống lại biến dạng đàn hồi do
tác dụng của ngoại lực. Độ cứng vững J của cụm máy được hiển thị bằng
tỉ số giữa ngoại lực tác dụng Py lên cụm máy theo phương y đang xét và
lượng biến dạng y theo phương đó.
J = Py / y (N/mm).
Có hai cách đo và tính toán độ biến dạng của máy:
- Đo biến dạng theo phương của lực tác dụng
- Đo biến dạng theo phương có ảnh hưởng lớn nhất tới độ chính xác
gia công (có thể không trùng với phương của lực tác dụng).
Nguyên nhân gây nên biến dạng đàn hồi có thể do biến dạng đàn
hồi của bản thân chi tiết và bộ phận máy khi chịu tác dụng của ngoại lực
(biến dạng của trục chính, bệ máy, các chi tiết của bàn dao, ụ sau,…) do
có biến dạng tiếp xúc (viên bi, con lăn,… tiếp xúc với bề mặt chi tiết
khác tại một điểm, một đường nên áp suất nén rất lớn có thể làm cho chi
tiết bị biến dạng lõm xuống ở chỗ tiếp xúc, gây ra biến dạng cục bộ), do
có biến dạng ngay tại chỗ tiếp xúc (bề mặt không thật bằng phẳng mà có
nhiều nhấp nhô tế vi nên chúng chỉ tiếp xúc tại các đỉnh nhấp nhô. Vì vậy
áp suất tiếp xúc rất lớn có thể làm bẹp các đỉnh nhấp nhô.
6.7.2 Các phương pháp xác định độ cứng vững
Có 3 phương pháp xác định độ cứng vững của máy:
- Phương pháp tĩnh, đặt các tải trọng tĩnh lên các bộ phận của máy ở
trạng thái máy không làm việc;
- Phương pháp có tải, đặt các tải trọng lên các bộ phận của máy ở
trạng thái máy làm việc.
- Phương pháp thử nghiệm trong điều kiện máy dao động.
Sau đây chỉ giới thiệu phương pháp tĩnh là phương pháp dễ thực
hiện hơn cả. Đặt tải trọng tăng dần lên các bộ phận làm việc của máy có
gá lắp chi tiết gia công cho đến khi đạt số đã định trước, đồng thời dùng
đồng hồ so để đo chuyển vị (biến dạng) của các bộ phận máy theo những
phương pháp xác định.

59
Có thể đặt tải trọng theo một, hai hoặc ba chiều trong không gian.
Nếu chỉ đặt tải trọng theo chiều xuyên tâm và nằm trong mặt phẳng
ngang (tương ứng với phương của lực hướng kính) thì kết quả đo có sai
lệch so với độ cứng vững thật của máy. Cách này đơn giản nhất và độ
chính xác thoả mãn trong điều kiện sản xuất bình thường.
Ta dùng ngay các cơ cấu của máy hoặc các thiết bị chất tải nguyên
dùng, hoặc trục gá để chất tải. Trị số tải trọng được xác định qua lực kế.
Khi đó ta phải ước định trước các điều kiện thử nghiệm sau:
- Vị trí của các cụm máy và chi tiết máy trong khi kiểm tra;
- Phương, chiều trị số và điểm đặt lực
- Phương pháp và phương tiện đo biến dạng.
Có thể tiến hành đo lượng biến dạng trong lúc chất tải, lúc cất bỏ tải
trọng và cả sau khi đã chất tải xong toàn bộ. Lượng biến dạng trong quá
trình tăng tải thường có khác so với trường hợp giảm tải do ứng suất và
biến dạng dư. Vì vậy, thường ta đo vài lần sau đó lấy giá trị trung bình.
6.8 THỬ NGHIỆM MÁY
Khi nghiệm thu máy đã sửa chữa, cần kiểm tra bên ngoài, thử
nghiệm không tải và thử nghiệm có tải.
6.8.1 Kiểm tra bên ngoài
Chất lượng sửa chữa trước tiên được xác định theo quan sát bên
ngoài. Khi đó cần kiểm tra:
- Chất lượng cạo sống trượt và tình trạng bề mặt sống trượt nói
chung (không có vết nứt, xước, lồi lõm,…)
- Chất lượng bề mặt bàn máy.
- Độ tiếp xúc của các cụm riêng biệt khi lắp ráp với bệ máy.
- Độ chắc chắn khi gá lắp và kẹp chặt các chi tiết và cụm máy.
- Không được chảy dầu ở các mối ghép, nắp chặn.
- Các chân phải có khả năng điều chỉnh.
- Khả năng điều chỉnh ly hợp ma sát.
- Các thiết bị che chắn an toàn lao động: các tấm che và lưới bảo vệ
phía ngoài các chi tiết quay như puly – dây đai, bánh răng, xích,…
- Các thiết bị che chắn an toàn cho máy, như nắp bảo vệ các bề mặt
làm việc khỏi tiếp xúc với phôi, bụi, v.v.

60
- Các bề mặt làm việc có dầu mỡ chưa?
- Việc điều khiển các tay gạt có nhẹ nhàng không?
- Các biển nhắc nhở an toàn lao động và tra dầu mỡ có đầy đủ không?
- Toàn bộ mỹ quan bên ngoài máy.
6.8.2 Thử nghiệm không tải
Mục đích thử nghiệm không tải là xác định chất lượng sửa chữa, sự
hợp lý và đúng đắn trong tác dụng tương hổ của các chi tiết và cụm máy
đồng thời còn thực hiện chạy mài các chi tiết làm việc.
Trước khi thử nghiệm, phải rót dầu vào thùng, tra dầu vào tất cả
các chỗ cần thiết, bôi dầu vào các bề mặt ma sát.
Giai đoạn chạy mài sơ bộ diễn ra ở số vòng quay nhỏ nhất, cho
máy cạy ít nhất nửa giờ ở tốc độ này. Sau đó thay dầu bôi trơn rồi lại tiếp
tục thử nghiệm.
Cho máy hoạt động ở tất cả các cấp tốc độ của chuyển động chính
và chuyển động chạy dao từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Máy sẽ làm việc
không tải ở tốc độ lớn nhất trong nửa giờ trở lên. Lúc này, hầu như nhiệt
độ ở các ổ đỡ trục chính đã đạt đến cực đại. Với ổ trượt, nhiệt độ đó
không được lớn hơn 700C và với ổ lăn là 850C. Các ổ đỡ của cơ cấu chạy
dao không được quá 500C. Vỏ động cơ điện không được nóng quá 600C.
Không cho phép:
- Trục chính và các trục tâm, trục truyền kẹt trong ổ đỡ;
- Các bánh răng bị va đập, rung động hoặc ồn quá;
- Nhìn bằng mắt thường, thấy bánh đai bị đảo;
- Dây đai chùng;
- Sau khi dừng máy, một số cụm máy nặng còn tiếp tục hành trình hạ
xuống;
- Các cơ cấu điều khiển tự nhả khớp.
Trong khi thử nghiệm không tải, tiến hành kiểm tra:
- Mức độ êm khi sang số và di chuyển bàn dao, bàn máy;
- Độ tin cậy hoạt động của cơ cấu hãm;
- Đảo chiều có êm và nhạy không?
- Độ chính xác và tình trạng chung của các thiết bị tự động;
- Tác động và vị trí các tay gạt có đúng không?
61
- Hệ thống bôi trơn và làm mát có hoạt động bình thường không?
- Sự làm việc của hệ thống điện và các thiết bị điện.
Trong quá trình chạy mài và thử nghiệm không tải, kiểm tra thực tế
so với số liệu cho trong thuyết minh máy. Sai số cho phép không vượt
quá 5%.
6.8.3 Thử nghiệm có tải
Sau khi thử nghiệm không tải, tiến hành thử nghiệm có tải. Muốn
vậy cần gia công các chi tiết mẫu trên máy đã cho với tải trọng lớn nhất
và cho quá tải tức thời đến 25% so với công suất định mức. Thời gian thử
nghiệm tùy theo kiểu máy nhưng không vượt quá 30 phút.
Trong quá trình thử nghiệm có tải, với các chế độ khác nhau cần
kiểm tra hoạt động của tất cả các cụm máy thiết bị điện, cơ cấu thủy lực,
hệ thống bôi trơn và làm mát, hoạt động của cơ cấu hãm và cơ cấu an
toàn, cơ cấu phòng quá tải phải hoạt động khi thử quá tải 25%.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Tại sao phải kiểm tra máy móc thiết bị và cho biết thời gian thích hợp
để kiểm tra?
2. Hãy cho biết phương pháp kiểm tra hộp số và trang thiết bị dụng cụ
cần có.
3. Hãy cho biết mục đích và trình tự thử nghiệm máy.

62
Chương 7
THÁO LẮP - SỬA CHỮA

Bài 1: TÌM LỖI TRONG HỆ THỐNG

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) chương này, sinh viên sẽ:
- Trình bày được những phương pháp tìm lỗi trong thiết bị khi có sự cố
- Phân tích được hệ thống bị lỗi
- Giải thích được những việc cần lưu ý nhằm đạt được hiệu suất tối
đa trong công việc.

7.1 PHƯƠNG PHÁP TÌM LỖI TRONG THIẾT BỊ


Trước hết ta phải có thông tin về tình trạng thực tế của thiết bị, hệ
thống khi có thông báo sự cố. Có những khả năng cho việc đó như sau:
Trao đổi với người vận hành máy về đặc tính của hư hỏng. Không
khởi động được. Máy bị dừng trong lúc hoạt động. Quá trình có lỗi. Kết
quả sai, Đèn kiểm soát (LED). Kiểu vận hành tức thời. Sẵn sàng hoạt
động. Tín hiệu vào. Tín hiệu ra, Màn hình. Báo lỗi, chẩn đoán lỗi. Báo
tình trạng. Hiển thị tình trạng máy. Hư hỏng thấy được. Hư hỏng nghe
thấy được. Nhận biết qua mùi khét.
Tìm sai hỏng: Khi đem tình trạng thực tế so sánh với tình trạng
thiết bị kế ban đầu là ta đã thực sự tìm ra các sai hỏng. Ở sự so sánh này
ta thường gặp một số nguyên nhân (có thể):
 Nhìn thấy được (ví dụ: hư hỏng cơ khí của một tín hiệu vào)
 Nghe được (Van không kín)
 Nhận biết bằng mùi (ví dụ: dây cáp bị nóng chảy)
7.2 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG LỖI
Cơ sở cho việc tìm sai hỏng theo hệ thống là so sánh tình trạng
thực tế và tình trạng thiết kế ban đầu. Nếu không là các trường hợp trên
thì việc tìm lỗi nên theo các bước hệ thống như sau.

63
Lưu đồ chẩn đoán lỗi

So sánh tình trạng thực với lý thuyết

CÁC NGUỒN LỖI KHẢ DĨ


 Cơ khí
 Khí nén,Thuỷ lực  Hư hỏng nhìn được
 Điện, Điện tử  Hư hỏng nghe
 Nhiệt được
 Hư hỏng ngửi được
Đèn kiểm soát (LED)
Kiểm tra những vị trí sai  Kiểu vận hành tức thời
hỏng khả dĩ bằng dụng cụ  Sẵn sàng hoạt động
đo kiểm tra hoặc biểu mẫu  Tín hiệu vào và ra

Màn hình
Kết quả  Báo lỗi, chẩn đoán lỗi
 Báo tình trạng
 Hiển thị tình trạng
(Không tìm thấy lỗi)
(Tìm thấy lỗi) máy

Khắc phục sai hỏng và đưa vào hoạt động

7.3 TÀI LIỆU HÓA CÁC SAI HỎNG


Một sai hỏng tìm thấy, không chỉ để tìm cách khắc phục mà còn phải
xác định nguyên nhân gây ra. Điều đó cần được ghi chép vào danh sách,
trong đó mô tả sai hỏng và các nguyên nhân gây ra nó. Những bản danh
sách này có thể thực hiện ở nhiều dạng khác nhau. Bản danh sách này giúp
ta phát hiện và khắc phục nhanh sự cố xảy ra khi nó lặp lại. Với phần nội
dung các sai hỏng, ta dễ dàng tìm thấy nguyên nhân gây ra sự cố.
7.4 BIỆN PHÁP NHẰM ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ CỦA CÔNG VIỆC
Nhằm thực hiện công việc một cách hiệu quả, chúng ta sẽ tập trung
vào việc loại bỏ lãng phí và thất thường. Điều này được thực hiện bằng
cách rút ngắn quãng đường di chuyển và giảm số lần di chuyển xung
quanh các máy công cụ, giảm những vị trí làm việc vô lý, giảm số lần
vận hành cầu năng và loại bỏ thời gian chết. Các công việc trong chương
trình này được thực hiện dựa trên cơ sở “một kỹ thuật viên cho một vị trí
làm việc”.
64
1. Rút ngắn đường di chuyển xung quanh máy công cụ khi làm việc:
Cố gắng tập trung càng nhiều công việc vào một khu vực càng tốt
và thực hiện tất cả cùng một lúc. Tìm đường di chuyển sao cho
hiệu quả nhất. Dụng cụ, thiết bị và phụ tùng thay thế phải được
chuẩn bị từ trước và đặt trong phạm vi dễ với tới.
2. Cải thiện tư thế làm việc: Tư thế đứng là tư thế cơ bản khi làm việc.
Do đó giảm tối đa tư thế ngồi hay cúi.
3. Loại bỏ thời gian chết: Loại bỏ thời gian chết bằng cách kết hợp
những công việc như xả dầu và hâm nóng động cơ với các công
việc khác.
4. Tất cả các công việc có thể thực hiện ở cùng một vị trí được tiến
hành cùng một lúc.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trên cương vị là 01 quản đốc phân xưởng hãy đề xuất những
phương pháp tìm lỗi trong thiết bị khi có sự cố.
2. Những việc cần lưu ý nhằm đạt được hiệu suất tối đa trong công
việc.

65
Bài 2: HỆ THỐNG SỬA CHỮA

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) chương này, sinh viên sẽ:
- Phân tích được và chọn lựa một hệ thống sửa chữa phù hợp
- Trình bày được ưu và nhược của hệ thống sửa chữa theo kế
hoạch dự phòng.

Để tổ chức sửa chữa các thiết bị máy móc trong các nhà máy và cơ
sở sản xuất công nghiệp, có thể chọn một trong các hệ thống sửa chữa
thiết bị sau:
8.1 HỆ THỐNG SỬA CHỮA THEO NHU CẦU
Là hệ thống sửa chữa theo sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất,
không nằm trong kế hoạch bảo trì. Ưu điểm hệ thống này khắc phục sự
cố đưa máy vào hoạt động nhanh để đáp ứng nhu cầu sản xuất, mặt khác
chất lượng sửa chữa không được đảm bảo, độ chính xác, hiệu suất, độ
cứng vững, thấp tốn kém. Chỉ áp dụng ở sản xuất có quy mô nhỏ.
8.2 HỆ THỐNG SỬA CHỮA THAY THẾ CỤM
Là hệ thống thay từng cụm máy trong dây chuyền sản xuất theo
thời gian nhất định đã được quy định trước, được thực hiện cho các máy
chính xác cao, độ tin cậy lớn. Hệ thống này khi thực hiện thời gian dừng
máy rất ít, không ảnh hưởng đến nhịp sản xuất.
8.3 HỆ THỐNG SỬA CHỮA THEO TIÊU CHUẨN
Là hệ thống thay thế phụ tùng theo tiêu chuẩn sau một thời gian
làm việc nhất định, sau đó hiệu chỉnh lại các thông số kỹ thuật như đã
định. Nhược điểm hệ thống này là dừng máy lâu để thay thế phụ tùng
thiết bị và hiệu chỉnh lại, không sử dụng triệt để các chi tiết máy, ngược
lại khi sử dụng hệ thống này đơn giản hóa trong việc xây dựng kế hoạch,
công việc, thời gian.
8.4 HỆ THỐNG SỬA CHỮA XEM XÉT LIÊN HOÀN
Là hệ thống đánh giá sự hoạt động thiết bị liên tục cho đến lần kế
tiếp mới lên kế hoạch sửa chữa để đảm bảo hoạt động bình thường. Việc
sửa chữa này gây ảnh hưởng kế hoạch sản xuất, phí tổn cao, lãng phí chi
tiết máy. Ngược lại đơn giản đánh giá chính xác suốt quá trình.

66
8.5 HỆ THỐNG SỬA CHỮA THEO KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG
Là các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật tổng hợp, bao gồm các
công việc xem xét, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị được tiến hành theo
một chu kỳ đã định trước trong một kế hoạch toàn bộ, nhằm mục đích
đảm bảo cho máy móc luôn hoạt động tốt, khả năng làm việc hoàn hảo và
đạt năng suất cao.
Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng là
kéo dài tối đa thời gian làm việc của từng chi tiết, bộ phận và toàn thiết
bị, hạ thấp chi phí và nậng cao chất lượng sửa chữa một cách có hệ
thống.
Nội dung chủ yếu của hệ thống kế hoạch dự phòng bao gồm:
* Sửa chữa máy theo chu kỳ xác định, đã nằm trong kế hoạch sửa
chữa.
Chu kỳ làm việc được tính từ lúc máy bắt đầu làm việc đến khi sửa
chữa lớn hoặc được tính theo khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa chủ
yếu để phục hồi khả năng làm việc của máy.
Sau một chu kỳ sửa chữa máy phải đảm bảo mọi yêu cầu chỉ tiêu
về kỹ thuật như máy mới.
* Cấu trúc chu kỳ sửa chữa cho từng loại máy.
* Định ngạch chu kỳ sửa chữa cho từng kiểu máy và điều kiện làm
việc của máy đó.
Mỗi hệ thống kể trên đều có những ưu và khuyết điểm riêng của
từng loại, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng xí nghiệp nhà máy mà áp
dụng cho thích hợp.
Các yếu tố quyết định sự lựa chọn hệ thống sửa chữa thiết bị là:
- Kết cấu, khối lượng và số lượng thiết bị cùng loại
- Điều kiện sử dụng thiết bị và điều kiện vật chất của cơ sở sửa
chữa
- Nguồn cung cấp vật tư và phụ tùng
- Khả năng hợp tác của các nhà máy và các cơ sở sửa chữa trong
khu vực, trong nước và nước ngoài.
Các yếu tố này vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính kinh tế. Lựa
chọn đúng hệ thống sửa chữa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và chất
lượng sửa chữa tốt.

67
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Là một quản đốc phân xưởng cơ khí để chọn lựa một hệ thống sửa
chữa, bạn cần căn cứ vào những yếu tố nào? tại sao?
2. Hãy nêu ra được ưu và nhược của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch
dự phòng.

68
Bài 3: CÔNG NGHỆ THÁO, LẮP MÁY

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) chương này, sinh viên sẽ:
- Phân tích được và chọn lựa một quy trình tháo lắp máy tối ưu
- Trình bày được cách tháo lắp các bulông đai ốc, vít cấy đúng
- Trình bày được cách phân loại, kiểm tra và làm sạch chi tiết sau
khi đã được tháo ra

9.1 CÁC NGUYÊN TẮC THÁO MÁY


Trước khi tháo máy, ta cần quan sát kỹ toàn bộ các cụm máy, các
chi tiết quan trọng của máy để xác định chỗ hư hỏng và lập phiếu sửa
chữa. Để đánh giá chính xác hơn chỗ hư hỏng phải:
 Kiểm tra độ chính xác hình học theo các thông số kỹ thuật đã
ghi ở thuyết minh của máy.
 Phân tích các phiếu theo dõi máy hàng ngày do công nhân đứng
máy tự ghi chép khi bàn giao ca.
 Phân tích các phiếu theo dõi máy do thợ cơ khí ghi chép trong
quá trình sửa chữa trước.
 Lấy ý kiến công nhân đứng trực tiếp máy, tổ trưởng sản xuất,
đốc công,…
Trước khi tháo máy ra để sửa chữa, cần chuẩn bị mọi chi tiết thay thế,
các dụng cụ và gá cần thiết. Các bộ phận máy phải được quét sạch phoi, mạt
sắt, lau chùi sạch dầu mỡ, dung dịch trơn nguội và mọi vết bẩn khác.
Xung quanh nơi đặt máy phải dọn quang đãng, cất dọn hết mọi chi
tiết máy và vật liệu phụ. Phải cắt mạch điện của máy khỏi mạng điện
trong phân xưởng (cắt cầu dao ba pha), tháo dây đai, tháo khớp nối nối
với trục của động cơ điện, tháo hết dầu bôi trơn và dung dịch trơn nguội
khỏi bể chứa.
Để đảm bảo an toàn cho người và máy trong quá trình sửa chữa
phải treo biển đề “không mở máy – đang sửa chữa” tại khu vực sửa chữa.
Khi tháo máy, tháo dần từng cụm ra khỏi máy theo một trình tự
định trước. Từ cụm máy vừa tháo ra, lại tháo rời thành từng chi tiết. Tuỳ
theo dạng sửa chữa mà tháo một vài cụm máy hoặc tháo toàn bộ máy.
69
Để việc tháo máy đúng quy phạm, tránh nhầm lẫn thất lạc và tạo
điều kiện thuận lợi cho việc lắp lại sau này cần tuân theo những quy tắc
tháo lắp khi sửa chữa dưới đây:
a) Chỉ được phép tháo rời một cụm máy hoặc cơ cấu nào đó khi
cần sửa chữa chính cụm máy hoặc cơ cấu đó. Điều này càng đặc biệt
quan trọng khi sửa chữa máy có cấp chính xác cao. Chỉ được phép tháo
toàn bộ máy khi sửa chữa lớn (đại tu máy).
b) Trước khi tháo máy phải nghiên cứu máy thông qua bản vẽ và
thuyết minh của máy để nắm vững được sơ đồ động của máy, nắm vững
được bản vẽ của các cụm máy chính từ đó vạch được kế hoạch tiến độ và
trình tự tháo máy. Nếu không có bản vẽ sơ đồ động của máy thì nhất thiết
phải lập được sơ đồ đó trong quá trình tháo máy. Đối với các cụm máy
phức tạp nên thành lập sơ đồ tháo. Công việc này sẽ tránh được nhầm lẫn
hoặc lúng túng khi lắp trả lại.
c) Trong quá trình tháo cần phát hiện và xác định chi tiết bị hư
hỏng và lập phiếu sửa chữa trong đó có ghi cụ thể tình trạng kỹ thuật cần
sửa chữa.
d) Thông thường bắt đầu tháo từ các vỏ, nắp che, các tấm bảo vệ
để có chỗ tháo các cụm máy và chi tiết bên trong.
e) Khi phải tháo nhiều cụm máy, để tránh nhầm lẫn ta phải đánh
dấu từng cụm máy bằng một ký hiệu riêng và xếp vào một hộp riêng.
f) Khi cần phải giữ nguyên vị trí tương quan của những chi tiết
quan trọng ta phải vạch dấu vị trí của các chi tiết đó để khi lắp trở lại đã
có dấu cũ. Đối với cơ cấu khí nén và thủy lực phải đánh dấu mọi ống dẫn
và chỗ nối các ống để tránh nhầm lẫn. Có thể dùng những cách sau để
đánh dấu:
 Dùng trám để đóng số lên bề mặt không làm việc của chi tiết
không tôi. Cách này chỉ dùng cho những chi tiết không bị biến
dạng khi đóng dấu;
 Quét sơn màu. Cách này có thể áp dụng cho mọi bề mặt chi tiết
nhưng trước khi tháo phải rửa sơn cũ bằng xăng hoặc acêton;
 Dùng con dấu bằng cao su, tẩm dung dịch gồm có 40% axit nitơ
(HNO3); 20% dấm rồi ấn con dấu lên chi tiết không tôi trong
khoảng 2 phút. Sau đó làm trung hòa bằng dung dịch có 10%
xút. Đối với chi tiết đã tôi ta dùng dung dịch gồm có 10%
HNO3; 10% dấm; 5% rượu cồn và 55% nước lã (con dấu cao su
được khắc bằng axit);

70
 Treo biển. Dùng biển có ký hiệu và lấy sợi dây buộc vào chi tiết
máy.
g) Mỗi thiết bị và cụm máy phải tháo ra tương ứng với phiếu sửa
chữa căn cứ vào trình tự công nghệ tháo đã dự kiến.
h) Để tháo bánh đai, bánh răng, nối trục, ổ trục và các chi tiết khác
lắp ráp với nhau theo kiểu lắp chặt (có độ dôi) hoặc lắp trung gian ta phải
dùng máy ép, cảo hoặc dụng cụ chuyên dùng để tháo.
i) Khi không thể dùng cảo hoặc các dụng cụ tháo khác có thể
dùng búa tay hoặc búa tạ và dùng miếng đệm bằng đồng hoặc gỗ rồi
đóng các chi tiết lắp ráp cho rời nhau ra.
j) Để tháo cho dễ có thể nung trước chi tiết bao bằng cách đổ dầu
nóng, phun hơi nóng hoặc xì ngọn lửa với chi tiết lắp ráp có độ dôi.
k) Để tháo các chi tiết nặng nên dùng cần trục hoặc pa lăng để
tránh làm rơi vỡ, hư hỏng và giảm được sức lao động cho công nhân.
Dưới đây giới thiệu một số biện pháp công nghệ tháo các chi tiết
thường gặp trong các máy cắt kim loại.
9.2 THÁO VÍT CẤY, BULÔNG
9.2.1 Vít cấy
Để tránh làm tét các 1
mặt cạnh của đai ốc ta
dùng chìa khóa có kích
thước tương ứng. Để tháo
vít cấy ta dùng chìa khóa Hình 9.1. Dụng cụ tháo vít cấy
vặn đặc biệt chẳng hạn
như chìa khóa (Hình 9.1). Chuôi 1 lắp vào trục chính của máy vặn đai ốc
bằng điện hoặc khí nén. Mặt trong của vỏ 4 có dạng cong xoắn ốc dùng
để ép chặt vít cấy thông qua các con lăn 2.
Khi quay chìa vặn vít cấy sẽ quay theo. Vòng kẹp 3 dùng để giữ
con lăn khỏi trượt ra ngoài.
Chìa khóa vặn vít cấy tay quay (Hình 9.2). Phay một rãnh ở đầu 1
và lắp miếng đệm 2 quay quanh chốt 3. Lò xo 4 có xu hướng làm miếng
đệm quay ngược chiều kim đồng hồ. Miếng đệm có hình răng cưa lệch
tâm so với tâm quay của miếng đệm. Khi quay chìa vặn, vít cấy bị chêm
chặt giữa miếng đệm lệch tâm và thành lỗ trong đầu 1, do vậy vít sẽ buộc
phải quay theo và được tháo ra khỏi lỗ ren. Nhược điểm của chìa vặn này
là làm toét ren của vít cấy.

71
Hình 9.2. Dụng cụ tháo vít cấy tay quay
Khi vít hoặc vít cấy bị gãy ta tháo ra bằng các cách sau:
a) Dùng mũi răng (Hình 9.3a) có kết cấu là một thanh hình côn
bằng thép đã tôi có mặt cắt ngang hình răng cưa và ở chuôi có mặt cắt
hình vuông để lắp chìa vặn. Mũi răng được đóng vào lỗ khoan trong vít
cấy bị gãy. Sau đó dùng chìa vặn quay mũi răng. Do ma sát giữa mũi
răng và vít cấy rất lớn nên khi quay chìa vặn, vít cấy bị gãy sẽ được tháo
ra ngoài.
b) Dùng mũi chiết (Hình 9.3b) có kết cấu hình côn với góc nghiêng
nhỏ. Trên mặt côn có xẻ các rãnh xoắn trái (góc xoắn bằng 300). Mũi
chiết được xoáy vào lỗ khoan trong vít cấy bị gãy. Nhờ cạnh sắc của mũi
chiết nên khi xoay vít cấy được tháo ra khỏi lỗ ren. Có thể dùng cách
khoan một lỗ trong vít cấy sau đó taro ren trái với chiều ren ngược với
chiều ren vít cấy. Dùng bulông tương ứng vặn vào lỗ ren, đến khi nào vít
cấy được tháo ra ngoài.
c) Dùng đai ốc (Hình 9.3c) có đường kính nhỏ hơn đường kính vít
cấy, hàn dính với phần còn lại của vít cấy. Dùng chìa khóa mở, quay đai
ốc với chiều tháo vít đến khi vít ra ngoài.

Hình 9.3. Cách tháo vít hoặc vít cấy bị gãy


72
d) Dùng thanh thép (Hình 9.3d) đệm vòng chêm vào giữa, hàn dính
vào phần lồi của vít gãy. Quay thanh thép vít cấy được tháo ra ngoài.
Nếu áp dụng các phương pháp không ra thì phải khoan bỏ đi khoan lại lỗ
khác, taro lại, hoặc hàn lỗ, khoan, taro lại.
9.2.2 Bulông
Khi một chi tiết được lắp
bằng nhiều bulông, phải chú ý
những điểm cần thiết để tránh
cho các chi tiết không bị nứt và
tai nạn, cũng như giúp cho bạn
tiến hành đúng quy trình.
- Trình tự nới lỏng và xiết
chặt
- Tránh rơi ngã các chi tiết
- Trình độ chuyên môn Hình 9.4. Cách tháo bulông
- Chú ý đế bulông
9.2.3 Tháo then
Dùng dụng cụ tháo then theo (Hình 9.5a) hoặc (Hình 9.5b) tạo lực
kéo dọc trục để kéo then ra ngoài.

Hình 9.5. Cách tháo then kéo


9.2.4 Tháo chi tiết lắp chặt trên trục
Để tháo các chi tiết
lắp chặt trên trục như: puly,
bánh răng, khớp nối, ổ lăn,
v.v.
Thông thường người
ta dùng các dụng cụ thiết bị
sau:
Máy ép thuỷ lực; cảo;
vam tháo
Hình 9.6 Cảo, vam tháo

73
Khi ép ra (tháo đầu
thanh nối) xiết thẳng bulông
giữa các vam để ép rô-tuyn
của đầu thanh nối ra và đầu
thanh nối được tháo ra
Khi kéo ra (bánh răng
số 5 của hộp số) xiết thẳng
bulông giữa của vam để ấn
vào trục thứ cấp. Cùng lúc
đó bánh răng được kéo ra.
Khi lắp bằng bulông
(tháo puly trục khuỷu) xiết
thẳng bulông giữa của vam
để ấn vào trục khuỷu, cùng
lúc đó puly được kéo ra.

Hình 9.7 a, b, c, d. Cảo, Vam tháo Chi tiết


lắp trên trục
Dùng SST và máy ép
Tháo các chi tiết bằng
cách bắt chặt SST và tháo
nó ra bằng máy ép

Hình 9.8. Tháo bằng máy ép thủy lực

74
Hình 9.9. Tháo vành ngoài ổ lăn Hình 9.10. Tháo kiểu vít

9.3 LÀM SẠCH, RỬA CHI TIẾT VÀ CỤM MÁY


Các chi tiết tháo ra được chùi sạch các vết bẩn, dầu mỡ, đánh sạch
gỉ sét, muội than,… trước khi đem rửa. Muội than có thể đánh sạch bằng
bàn chải sắt dao cạo hoặc nhúng vào dung dịch gồm 24 gr sút, 35 gr
carbonat canxi, 1,5 gr nước thuỷ tinh, 25 gr xà phòng lỏng. Tất cả các
dung dịch được hòa với 1 lít nước.
Các chi tiết trên được ngâm vào bể chứa từ 2 – 3h. Dung dịch được
đun nóng từ 80 – 900C để tăng hoạt tính. Sau khi lấy chi tiết ở bể ra lấy
tráng qua nước lã rồi nước nóng. Cách rửa dầu thuận lợi nhất là dùng dầu
hoả, gazon, xăng. Nhưng để tránh nguy hiểm và độc hại cho người, tốt
nhất các chi tiết rửa được ngâm trong bể rửa chuyên dùng.
9.4 KIỂM TRA PHAN LOẠI CHI TIẾT
Tất cả các cụm máy và chi tiết sau khi rửa xong đều được chuyển
đến bộ phận kiểm tra kỹ thuật để đánh giá khả năng và tiếp tục sử dụng
được nữa hay không, trong khi kiểm tra lập các phiếu kiểm tra và phân
chi tiết thành ba nhóm:
- Chi tiết còn dùng được là chi tiết giữa được kích thước ban đầu
hoặc mòn chưa vượt qua giới hạn cho phép. đánh dấu bằng sơn
trắng
- Chi tiết cần đưa đi sửa chữa, phục hồi là chi tiết đã bị mòn hoặc
hư hại nhưng nếu đem đi sửa chữa, phục hồi sẽ đạt hiệu quả
kinh tế cao hơn là thay thế mới. đánh dấu màu sơn xanh
- Các chi tiết không thể dùng lại được là chi tiết bị hư hỏng hoặc
bị mòn nhiều, nếu đi sửa chữa lại thì không thể làm được vì lý
do kỹ thuật và không đem hiệu quả kinh tế tốt. đánh dấu bằng
sơn đỏ

75
9.5 CÁC NGUYÊN TẮC LẮP MÁY
Để công việc lắp máy được nhanh cũng như để bảo đảm cho thiết
bị sau khi lắp đạt được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết, trước khi lắp các
bộ phận phải tập hợp đủ bộ các chi tiết cấu thành của nó.
Tại chỗ tập hợp bộ chi tiết, phải lựa chọn các chi tiết còn dùng
được, các chi tiết đã sửa chữa cũng như các phụ tùng mới để thay thế cho
các chi tiết phải bỏ đi. Từng bộ phận của máy được tập hợp đủ bộ chi tiết
tương ứng với bản kê chi tiết khi tháo máy và phiếu công nghệ lắp ráp
thiết bị.
Các chi tiết thuộc từng bộ phận được xếp vào trong các thùng gỗ
hoặc thùng sắt hoặc đặt trên các giá đặc biệt, mỗi thùng phải có bảng liệt
kê chi tiết kèm theo.
9.5.1 Lắp mối ghép ren
Mối ghép ren thuộc loại mối ghép tháo được, các tấm ghép được
liên kết với nhau nhờ các chi tiết máy có ren như: bu lông, đai ốc, vít, vít
cấy và các lỗ có ren…
Chất lượng lắp mối ghép ren được xác định bằng việc siết bulông
và đai ốc đúng, đạt mức độ lắp ghép cần thiết, mối ghép không bị vênh,
bulông và vít cấy không bị cong, thiết bị được kẹp chặt.
9.5.2 Siết đai ốc và lắp vít cấy
Đai ốc được siết theo nguyên tắc: lúc đầu siết sơ bộ, sau đó siết
chặt. Khi phải siết nhiều đai ốc trên một tấm nắp phải xác định thứ tự
siết. Khi phải lắp các nắp dài, ví dụ nắp hộp giảm tốc lớn hay blôc xi lanh
động cơ thì bắt đầu siết đôi đai ốc ở giữa, tiếp theo là các đôi kế cận, rồi
đến các đôi kế cận tiếp theo…, cho đến khi siết đến các đai ốc hai đầu
(hình 11.1). Khi phải xiết các đai ốc trên các nắp tròn như nắp xilanh thì
phải siết đối nhau (hình 11.2).

Hình 9.11. Siết đai ốc trên nắp dài Hình 9.12. Siết đai ốc trên nắp
tròn

76
Để siết đều và đúng, phải dùng một loại chìa vặn có chiều dài tay
đòn giống nhau hay loại chìa vặn có điều chỉnh momen xoắn.
Vít cấy phải được lắp chặt vào chi tiết thân và đảm bảo độ vuông
góc với bề mặt chi tiết. Khi lắp vít cấy có thể dùng một vài phương
pháp như 1. Bằng hai đai ốc; 2. Đai ốc đặc có tay quay; 3. Đồ gá kiểu
vít chồng; 4. Chìa vặn có con lăn dẫn động hay ống ren.

Hình 9.13. a) vặn vít cấy kiểu vít chồng b) Tay vặn để vặn vít cấy
9.5.3 Lắp nối ống ren
Độ chắc chắn của
mối ghép ren ống tròn đạt khoảng thoát ren
được khi ren của ống nối
được chèn chặt vào ren
ống nhờ đai ốc hãm (hình
9.14a và 9.14b).
Việc chèn ren được
thực hiện tại đoạn ren
cạn. Để đảm bảo chèn ren khoảng thoát ren
mỗi đầu ống chỉ làm ren
trên chiều dài nhỏ hơn
một nửa chiều dài của nối
ống. Như vậy sau khi nối,
hai đầu ống thường còn
cách nhau 2-3mm. mối
ghép này không tháo
được. Hình 9.14 Noái oáng; a) Coù ren ngaén.
b) Coù ren daøi – 1. OÁng; 2. Noái oáng;
Đối với các mối
ghép tháo được dùng nối 3. Ñai oác haõm
ống và đai ốc chặn (hình
9.14b). chiều dài làm ren trên mỗi đầu ống phải đủ để vặn vào nối ống và
đai ốc hãm và để thêm hai ba mối ren tự do.

77
Tất cả các mối ghép ống dẫn trong hệ thống bôi trơn thường dùng
ren côn để đảm bảo độ chặt và không cần dùng vật liệu làm kín. Chỉ bôi
trơn ren khi cần tháo lắp nhẹ nhàng.
9.5.4 Lắp mối ghép then
Ghép bằng then là mối ghép tháo được để truyền chuyển động từ
trục qua bánh răng, bánh đai…và ngược lại. Then là chi tiết tiêu chuẩn
được chọn theo đường kính trục hoặc đường kính lỗ của chi tiết bị ghép.
a) Then bằng
Là loại then có cấu tạo đơn giản nhất, tiết diện then hình chữ nhật
hoặc hình vuông, với ba thông
số: rộng x cao x dài (B x H x L),
trong đó kích thước theo chiều
rộng B quan trọng nhất, được tiêu
chuẩn hóa và phụ thuộc vào
đường kính trục. Then thường
được làm bằng kim loại, dưới
dạng thanh thẳng. Tiết diện then
được tiêu chuẩn hóa, then bằng
bình thường theo TCVN 2261 – Hình 9.15 Then bằng
77, then bằng cao theo TCVN
2218 – 86
Khi lắp đặt then bằng phải đảm bảo lắp chặt then theo hai cạnh bên
vào trục và khe hở giữa mặt trên của then với đáy rãnh mayơ.
Then đặt vào rãnh trục được gõ nhẹ bằng búa đồng, máy ép hay cái
kẹp. Dùng thước nhét để kiểm tra khe hở giữa then và rãnh, sau đó kiểm
tra khe hở giữa mặt trên của then với đáy của rãnh mayơ của chi tiết đối
tiếp.
b) Then vát
Dùng trong cơ cấu tải trọng lớn. Khi lắp, then được đóng chặt vào
rãnh của lỗ và trục, mặt trên và mặt dưới của then là hai mặt tiếp xúc.
Hình dáng
then phức
tạp nhất
gồm đầu
then, thân
có vát
nghiêng
Hình 9.16 a) Then vát suốt b) Then vát có vai
dùng để
78
đóng then vào và tháo then ra, thân then hình nêm có độ dốc 1/100, tiết
diện then hình chữ nhật có 4 góc được vát tròn.
Trong mối ghép then vát, phải lắp sao cho mặt trên và mặt dưới của
then tiếp xúc hoàn toàn với đáy rãnh trên trục và trên mayơ, còn hai cạnh
bên có khe hở. Độ dốc của bề mặt làm việc của then và rãnh của lỗ mayơ
phải trùng nhau, nếu không chi tiết lắp trên trục sẽ bị nghiêng.
Độ chính xác của mối ghép then được kiểm tra bằng thước nhét (căn
lá) từ hai đầu mayơ. Khi kiểm tra không cho phép có khe hở giữa đáy rãnh
ở lỗ mayơ và mặt làm việc của then. Nếu có khe hở về một phía chứng tỏ
độ dốc của then và đáy rãnh mayơ không giống nhau. Sự đồng nhất của độ
dốc của then và đáy mayơ không thể hoàn toàn đạt được do gia công cơ
khí trên máy, do đó khi lắp ráp phải tiến hành cạo sửa bằng tay.
c) Then bán nguyệt
Then bán nguyệt có dạng trụ có tiết diện giới hạn bằng một cung
tròn và một dây cung, tuy tiết diện chưa đến ½ vòng tròn nhưng vẫn được
gọi là bán nguyệt.

a) Then bán nguyệt b) Rãnh c) Mối ghép then bán nguyệt


Hình 9.17
Bề dày then thường mỏng, truyền mômen xoắn yếu, đồng thời
chiều cao then lớn, làm yếu trục nên then bán nguyệt chỉ được dùng với
trục côn và không bao giờ dùng với trục trụ.
Khi lắp đặt then bán nguyệt phải đảm bảo cung tròn then phải phù hợp
với cung của rãnh trục, hai cạnh bên và mặt trên phải đảm bảo khe hở
theo tiêu chuẩn
Then đặt vào rãnh trục. Dùng thước nhét để kiểm tra khe hở giữa
then và rãnh, sau đó kiểm tra khe hở giữa mặt trên của then với đáy của
rãnh mayơ của chi tiết đối tiếp.
d) Then hoa
Mối ghép then hoa dùng để định vị các chi tiết máy trên trục theo
phương tiếp tuyến, truyền tải trọng từ trục đến chi tiết máy lắp trên trục

79
và ngược lại. Có thể coi mối ghép then hoa như 1 mối ghép then bằng
gồm nhiều then làm liền với trục.

Hình 9.18 a) theo  ngoài; b) theo  trong; c) theo  mặt bên

Then hoa có thể được dùng với lắp lỏng (chi tiết bao có thể di
chuyển dọc trục) hoặc lắp chặt. Trong mối ghép then hoa răng chữ nhật,
giữa chi tiết bao và chi tiết bị bao có thể định tâm theo đường kính ngoài,
đường kính trong, hoặc theo mặt bên của then hoa. Trong mối ghép then
hoa răng thân khai các chi tiết được định tâm theo mặt bên hoặc theo
đường kính ngoài trên trục then hoa. Trong mối ghép then hoa răng tam
giác các chi tiết chỉ được định theo mặt bên của then.
Sau khi lắp xong, đối với mối ghép cố định phải kiểm tra độ đảo,
còn mối ghép di động phải kiểm tra theo độ lắc lư.
9.5.5 Lắp mối ghép đinh tán
Mối ghép bằng đinh tán là loại mối ghép cố định và không thể
tháo được. Các chi tiết được ghép chặt với nhau bằng đinh tán.
Đinh tán là một thanh hình trụ có mũ, một mũ được chế tạo sẵn
gọi là mũ sẵn.
Quá trình tán đinh: Bao gồm tán đinh nóng hoặc tán đinh nguội.
Trình tự quá trình tán nóng:
Nung đinh tán Đặt đinh đã nung vào lỗ Giữ đinh tán ép chặt
vào mối ghép bằng dụng cụ kẹp Tán đầu đinh.
Yêu cầu kỹ thuật của mối ghép đinh tán:
Tất cả các đinh tán phải
được ghép chặt không được rung
chuyển khi gõ búa. Đầu đinh tán
phải đầy và kín, không được có
vết nứt và bẹp, phải hoàn toàn tiếp
xúc với mặt ghép theo cả vòng và
phải đồng trục với đinh tán. Chất Hình 9.19 Mối ghép đinh tán
lượng tán đinh được kiểm tra bằng
quan sát bên ngoài, bằng gõ búa và bằng dưỡng.
80
9.5.6 Lắp các mối ghép ép
Mối ghép ép (có độ dôi) là
mối ghép trong đó kích thước trục
(bị bao) luôn lớn hơn kích thước
lỗ (bao) và đảm bảo mối ghép có
độ dôi.
Độ dôi của mối lắp thể hiện
tính chất cho sự cố định tương đối
giữa các chi tiết trong mối lắp. Độ
dôi càng lớn thì tính cố định trong
mối lắp càng bền chặt và ngược Hình 9.20 Mối ghép có độ dôi
lại.
Trước khi ép, cần phải xem xét cẩn thận các bề mặt đối tiếp, làm sạch
dầu mỡ, bụi bậm và các vết xước, phủ lên các mặt lắp ghép một lớp dầu.
Quá trình ép có thể tiến hành theo hai cách: chi tiết bị bao bị ép vào
lỗ của chi tiết bao hay ngược lại.
Thiết bị chủ yếu để thực hiện lắp mối ghép ép là các loại máy ép
khác nhau như: máy ép tay, máy ép có truyền động cơ khí, khí nén và
thuỷ lực. Để ép hay tháo các chi tiết lớn hơn có thể dùng kích thuỷ lực có
trang bị đồ gá đặc biệt. Các chi tiết có đường kính nhỏ có thể lắp ép bằng
cách đập búa. Khi đập búa phải dùng tấm kê để giữ cho chi tiết không bị
hư hại, mỗi lần đập búa phải đủ mạnh và dứt khoát.
Phương pháp lắp ép bằng nhiệt cũng được dùng rộng rãi: lắp bằng
cách nung nóng chi tiết bao hay làm lạnh chi tiết bị bao.
 Lắp ghép bằng cách nung nóng chi tiết bao: được dùng chủ
yếu đối với các chi tiết có đường kính lớn hay khi độ dôi lớn
hơn 0,1mm và trong trường hợp lực ép của máy ép tại nơi lắp
không đủ để lắp ép chi tiết ở trạng thái nguội.
 Lắp ghép bằng cách làm lạnh chi tiết bị bao: được dùng để lắp
ép các chi tiết có thành mỏng vào các chi tiết dạng khối.
Chi tiết được làm lạnh trong thùng chứa không khí lỏng, oxy hay
nitơ lỏng (nhiệt độ âm 190-2100C), axit cacbonic rắn (bằng khô, nhiệt độ
âm 1000C). Thường dùng nitơ lỏng, nhiệt độ âm 1960C
9.5.7 Lắp mối ghép côn
Mối ghép côn là mối ghép tháo được, chốt côn được đặt trong lỗ
xuyên ngang các chi tiết được ghép, dùng để lắp ghép hay định vị các chi
tiết đơn giản thành kết cấu phức tạp
81
Trước khi lắp mối ghép côn phải kiểm tra độ tiếp xúc chặt của mặt
côn của trục và lỗ theo vết sơn hay theo cách lắp. Việc ép được tiến hành
trên máy ép có kẹp hay dùng đồ gá va đập đặc biệt, lực va đập được xác
định theo khối lượng đầu búa và chiều cao rơi của đầu búa.

Hình 9.21 a) Chốt côn b) Mối ghép chốt côn

9.5.8 Lắp ổ trượt


Ổ trượt là ổ trục dùng để đỡ các chi tiết máy. Thông thường trục
quay còn ổ đứng yên nên khi làm việc bề mặt ngõng trục trượt trên bề
mặt của ổ trượt. Ma sát sinh ra trên bề mặt làm việc là ma sát trượt. Tất
cả các ổ trượt thường gặp trong máy có thể chia làm hai nhóm: ổ liền cấu
tạo dưới dạng ống lót hay lỗ (ở thân, đế máy …) có tráng hợp kim chống
ma sát và ổ ghép cấu tạo có lót và không có lót, lớp nền có tráng hợp kim
chống ma sát.
 Lắp ổ trượt liền
Các nguyên công để lắp ổ trượt liền bao gồm: ép ống lót vào thân,
giữ cho ống lót
không xoay và ra lỗ
theo trục. Để
hướng và định tâm
ống lót theo đường
tâm lỗ ở thân có thể
dùng bàn lỗ dẫn
hướng đặc biệt
Sau khi ép, Hình 9.22 a) Ổ trượt b) Lắp ghép ổ
đường kính trong trượt liền
của ống lót có thể nhỏ lại; do đó phải kiểm tra theo trục hay bằng calíp.
Nếu khe hở không đảm bảo như bản vẽ yêu cầu, phải tiến hành cạo hay
khoét rộng, để đảm bảo độ đồng trục giữa nhiều ổ trượt đỡ trục, phải doa
lại các ống lót đồng thời.
 Lắp ổ trượt ghép
Ta có thể điều chỉnh được khe hở giữa hai trục và ống lót bằng
cách tăng giảm chiều dày căn đệm giữa hai máng lót. Việc gia công và
82
lắp ráp ổ trượt đạt độ chính xác khi đảm bảo được sự hình thành màng
dầu giữa các bề mặt trượt và sự tản nhiệt liên tục của dầu. Đường kính
trong của lót trục phải lớn hơn đường kính ngõng trục theo trị số khe hở
được xác định bởi đường kính ngõng trục, tải trọng và số vòng quay của
trục. Thường khe hở chứa màng dầu lấy gần đúng bằng 0,0018 – 0,0025
đường kính ngõng trục.

Hình 9.23 a) Ổ trượt ghép b) Lắp ghép ổ trượt


ghép
9.5.9 Lắp ổ lăn
Ổ lăn dùng để đỡ trục và giảm
ma sát giữa phần quay và không quay.
Ổ lăn được sử dụng rộng rãi trong tất
cả các loại máy móc, thiết bị.
Ổ lăn được phân loại như sau:
- Theo hình dạng con lăn, có
các loại: ổ bi, ổ đũa, ổ kim và ổ côn. Hình 9.24 Cấu tạo ổ lăn
- Theo hướng của tải trọng tác dụng lên ổ, có các loại: ổ lăn đỡ
chặn và ổ lăn chặn.
- Theo số dãy con lăn, có các loại: ổ lăn 2 dãy, bốn dãy.
Các kích thước cơ bản của ổ lăn gồm có: kích thước đường kính
trong, đường kính ngoài và chiều rộng ổ.
Độ chính xác của các kích thước ổ lăn được xác định bằng sai lệch
cho phép của đường kính trong, đường kính ngoài và chiều rộng ổ.
- Độ đảo vòng trong, vòng ngoài và kẹt vòng.
- Độ đảo cạnh mặt mút vòng trong.
- Độ đảo cạnh theo đường lăn của vòng trong và vòng ngoài.
Các chi tiết và bộ phận lắp ổ lăn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Trục được chế tạo đặc hoặc rỗng có thành dày.

83
- Vật liệu của trục bằng thép.
- Vật liệu của thân bằng thép hoặc gang.
- Khi làm việc, ổ không bị nung nóng tới nhiệt độ lớn hơn 1000C.
Việc lắp ổ lăn chỉ được tiến hành sau khi đã chuẩn bị và kiểm tra
bề mặt lắp ghép trên trục và trên thân.
Khi lắp ổ lăn vào bộ phận máy, có thể thực hiện theo ba cách sau:
- Lắp căng trên trục
- Lắp căng vào thân
- Lắp căng cả vào trục và thân.

a) Ổ bi đỡ b) Ổ bi đỡ chặn c) Ổ chặn

Hình 9.25 d) Ổ đũa trụ ngắn e) Ổ đũa trụ ngắn

a) Lắp Ổ bi đỡ b) Lắp Ổ bi đỡ chặn c) Lắp Ổ đũa kim


Hình 9.26

84
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trước khi tháo, lắp máy để sửa chữa, hãy liệt kê những công việc cần
chuẩn bị
2. Bạn biết gì về những quy tắc tháo lắp khi sửa chữa
3. Cách làm sạch, rữa chi tiết và cụm máy
4. Trình bày cách kiểm tra và phân loại chi tiết

85
Bài 4: CÁC LOẠI MỐI GHÉP

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) bài học này sinh viên sẽ:
- Phân biệt được thế nào là mối ghép cố định và mối ghép di động
- Trình bày được các loại mối ghép cố định tháo được và không
tháo được
- Trình bày được các loại mối ghép di động tháo được và không
tháo được
- Lựa chọn được các loại mối ghép thích hợp với yêu cầu

Mỗi loại
máy móc, thiết
bị bao gồm các
chi tiết lắp
ghép tạo thành.
Trong đó gồm
có các mối
ghép cố định
và mối ghép
động. Trong
mối ghép cố
định bao gồm
các mối tháo
được và loại
không tháo
được. Loại Hình 10.1. Sơ đồ các loại mối ghép
tháo được bao
gồm các mối ghép ren, chốt, chêm, then và then hoa. Loại không tháo
được bao gồm đinh tán, hàn, dán, gấp mí cán lăn, ghép có độ dôi. Trong
mối ghép di động bao gồm các mối tháo được và loại không tháo được.
Loại tháo được bao gồm các mối ghép mộng, bạc. Loại không tháo được
bao gồm ổ lăn, ổ trượt.
10.1 MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH THÁO ĐƯỢC
Mối ghép cố định tháo được là mối ghép cố định mà sau khi ghép
các chi tiết với nhau vẫn có thể tháo rời các chi tiết được ghép mà không
làm hư hỏng hoặc phá hủy chi tiết.

86
10.1.1 Mối ghép ren
Mối ghép ren thuộc loại mối ghép cố định tháo được, các tấm ghép
được liên kết với nhau nhờ các chi tiết máy có ren như: bulông, đai ốc,
vít, vít cấy và các lỗ có ren… Mối ghép ren được sử dụng rộng rãi trong
đời sống, đặc biệt là với ngành cơ khí. Mối ghép ren có thể dùng để gắn
vỏ máy với thân máy, gắn chân máy cố định một chỗ, gắn dao gia
công,…
Vật liệu chủ yếu
là thép carbon thường,
thép carbon chất lượng
tốt hoặc thép hợp kim.
Đai ốc được chế tạo
cùng loại vật liệu như Hình 10.2. Các loại mối ghép ren
bulông hoặc vật liệu có độ bền thấp hơn.
10.1.2 Mối ghép then bằng
Ghép bằng then là mối ghép
tháo được, dùng để truyền chuyển
động từ trục qua bánh răng, bánh
đai,… và ngược lại. Then là chi
tiết tiêu chuẩn được chọn theo
đường kính trục hoặc đường kính
lỗ của chi tiết bị ghép. Hình 10.3. Mối ghép then bằng

Then thường được làm bằng kim loại, dưới dạng thanh thẳng. Tiết
diện then được tiêu chuẩn hóa, then bằng bình thường và cao theo TCVN
2261 – 77, 2218 – 86.
Then bằng
được dùng trong cơ
cấu có tải trọng nhỏ,
trục lắp trượt hay lắp
cố định với lỗ. Nếu
trục lắp trượt với lỗ
thì then được cố định
trên trục bằng vít. Hình 10.4. Các loại then bằng
Khi lắp, hai mặt bên
của then bằng là mặt tiếp xúc. Then bằng không thể dùng trong các hộp
tốc độ có bánh răng di trượt do sự không cứng vững và độ đồng tâm thấp.

10.1.3 Mối ghép then hoa


87
Mối ghép then hoa dùng để định vị các chi tiết máy trên trục theo
phương tiếp tuyến, truyền chuyển động từ trục đến chi tiết máy lắp trên
trục và ngược lại. Có thể coi mối ghép then hoa như một mối ghép then
bằng gồm nhiều then làm liền với trục, dùng để truyền momen xoắn từ
trục đến các chi tiết lắp trên trục và ngược lại. Mối ghép này thường dùng
khi tải trọng lớn, yêu cầu độ đồng tâm giữa trục và bạc cao hoặc cần di
chuyển dọc trục.

Hình 10.5. Mối ghép then hoa


10.1.4 Then bán nguyệt
Then bán nguyệt có
dạng trụ có tiết diện giới
hạn bằng một cung tròn và
một dây cung, tuy tiết diện
chưa đến ½ vòng tròn
nhưng vẫn được gọi là bán
nguyệt. Bề dày then thường
mỏng, truyền momen xoắn Hình 10.6. Mối ghép then bán nguyệt
yếu, đồng thời chiều cao
then lớn, làm yếu trục nên then bán nguyệt chỉ được dùng với trục côn và
không bao giờ dùng với trục trụ.
Then có tính tự lựa cao, nhờ cung cong dưới đáy then nên dễ lắp
ráp, then có thể chìm hay nhô đầu lên xuống. Then luôn có khe hở giữa
đỉnh then và đáy rãnh như then bằng.
Then bán nguyệt có bề mặt làm việc là hai mặt bên như then bằng,
được dùng trong đường kính trục nhỏ (d < 44 mm). Then bán nguyệt và
trục côn luôn đắt tiền do khó chế tạo rãnh bán nguyệt trên trục và rãnh
nghiêng trên lỗ nên chỉ được dùng khi có các yêu cầu:
- Độ đồng tâm cao của chi tiết quay.
- Tốc độ quay của trục rất cao > 1.500 vòng/phút.
- Đòi hỏi phải tháo lắp thường xuyên

88
Then bán nguyệt thường được dùng trong sản xuất đơn chiếc cũng
như sản xuất hàng loạt khi yêu cầu độ đồng tâm cao, tốc độ nhanh, có
nhu cầu tháo lắp nhiều lần như vô-lăng lửa của xe gắn máy.
- Dùng để truyền momen nhỏ do bề dày của then nhỏ, chiều cao
then lớn làm yếu trục.
- Then bán nguyệt có ưu điểm là dễ tự động thích ứng với độ
nghiêng của rãnh moayơ, do đó dễ lắp ráp, cách chế tạo then và
rãnh rất đơn giản.
- Tuy nhiên nó có nhược điểm là phải phay rãnh sâu trên trục làm
cho trục bị yếu nhiều.
10.1.5 Then vát
Mối ghép then vát là loại
then có một mặt côn, chêm vào
rãnh then trên trục và trên bạc.
Mối ghép cố định bạc trên trục
theo phương tiếp tuyến và
phương dọc trục. Then vát chỉ
dùng trong sản xuất nhỏ.
Hình 10.7. Mối ghép then vát
Đầu then chìa ra ngoài gây nguy
hiểm cho người vận hành nên then vát chỉ dùng khi tốc độ quay chậm <
200 vòng/phút, các thiết bị quay tay.
Công dụng: Dùng trong cơ cấu tải trọng lớn. Khi lắp, then được
đóng chặt vào rãnh của lỗ và trục, mặt trên và mặt dưới của then là hai
mặt tiếp xúc.
10.1.6 Mối ghép chốt
Mối ghép bằng
chốt là mối ghép tháo
được, chốt được đặt trong
lỗ xuyên ngang các chi
tiết được ghép, dùng để
lắp ghép hay định vị các Hình 10.8. Mối ghép chốt
chi tiết đơn giản thành
kết cấu phức tạp. Chốt là chi tiết tiêu chuẩn, kích thước của chúng được
quy định trong TCVN 2041 - 86 và TCVN 2042 - 86 và được xác định
theo đường kính trục hoặc lỗ của các chi tiết lắp ghép.
Ưu điểm: cấu tạo đơn giản dễ tháo lắp và thay thế.
Nhược điểm: khả năng chịu lực kém.
89
10.2 MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH KHÔNG THÁO ĐƯỢC
10.2.1 Mối ghép đinh tán
Mối ghép bằng đinh
tán là loại mối ghép cố định
không tháo được. Các chi tiết
được ghép chặt với nhau
bằng đinh tán. Đinh tán là
một thanh hình trụ có mũ,
một mũ được chế tạo sẵn gọi
là mũ sẵn được làm từ kim
loại dẻo như nhôm, thép Hình 10.9. Mối ghép đinh tán
carbon thấm. So với mối
ghép hàn, mối ghép đinh tán có ưu điểm: ổn định, chắc chắn, chịu tải
trọng rung động, dễ kiểm tra, ít hư hỏng mối ghép khi phải tháo lắp. Tuy
nhiên, mối ghép này gây hao tổn kim loại, giá thành cao, hình dáng và
kết cấu cồng kềnh.
Công dụng
Mối ghép đinh tán vẫn còn được sử dụng khi:
- Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao và chấn động mạnh.
- Trong kết cấu cầu, cần trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình.
- Các mối ghép chịu lực lớn, cần độ chắc chắn trong kết cấu, các
công trình xây dựng.
- Các mối ghép chắc, kín trong nồi hơi, bình chứa chịu áp lực.
- Các mối ghép đặc biệt quan trọng nhu cầu, cầu trục, những mối
ghép trực tiếp chịu tải trọng chấn động hoặc va đập.
- Các mối ghép không thể nung nóng được.
- Các mối ghép bằng kim loại không thể hàn được.
10.2.2 Mối ghép hàn
Hàn là phương pháp công
nghệ nối hai hoặc nhiều phần tử
thành một liên kết bền vững không
tháo rời, được thực hiện bằng
nguồn nhiệt “Q” (hoặc nguồn nhiệt
và áp lực) nung chỗ nối đến trạng
thái hàn “TTH”, sau đó kim loại tự
kết tinh (ứng với TTH là chảy Hình 10.10. Mối ghép hàn

90
lỏng) hoặc dùng áp lực ép (ứng với TTH dẻo) để các phần tử liên kết với
nhau cho ta mối hàn.
10.2.3 Mối ghép móc mí
Là biện pháp liên kết
các bộ phận lại với nhau mà
không cho chúng chuyển
động tương đối với nhau
nữa. Móc mí là 1 dạng lắp
cố định thường thấy trong
các công trình như nhà,
cầu,… Tuy nhiên, mối ghép
móc mí ít được sử dụng như
Hình 10.11. Các loại mối ghép móc mí
các mối ghép cố định khác
(hàn, đinh tán,…)
10.2.4 Mối ghép dán
Là mối ghép dùng keo để cố định các chi tiết lại với nhau bằng
tương tác bề mặt giữa keo và bề mặt mối ghép. Ghép các mối ghép xây
dựng nhà, chế tạo máy, sản xuất ô tô, máy bay, tên lửa, kỹ thuật điện và
điện tử, các mối ghép nối các nhịp cầu, tàu vũ trụ,…

10.3 MỐI GHÉP DI ĐỘNG THÁO ĐƯỢC


Là các mối ghép mà các chi tiết có khả năng chuyển động đối với
nhau, khi cần tháo ra thay thế sửa chữa thì có thể tách ra mà không phá
hỏng chi tiết.
10.3.1 Mối ghép mộng đuôi én (mang cá)
Là một mối lắp di động tháo
được, chi tiết ghép có thể chuyển
động tương đối với nhau. Nó có hai
bộ phận, bộ phận cố định và bộ
phận di trượt, cả hai đều có hình
đuôi én, chốt đuôi én có hình thang
cân giống như đuôi én, phần đáy
rộng lồi ra để tiếp xúc với phần
mộng én, còn mộng én cũng có Hình 10.12. Mối ghép đuôi én
hình thang cân nhưng phần đáy rộng lại hướng vào trong để khớp với
chốt én. Có thể điều chỉnh độ chính xác bằng thanh chêm.

91
10.3.2 Mối ghép mộng tròn
Mối ghép mộng tròn là loại
mối ghép di động dùng để dẫn
hướng cho chi tiết hay một cụm chi
tiết nào đó chuyển động di trượt trên
một trục dài. Là mối ghép di động
giữa hai chi tiết làm cho chúng có
thể quay, lăn, trượt và ăn khớp với
nhau, gồm có: một trục trượt và một Hình 10.13. Mối ghép mộng tròn
gối đỡ, rãnh trượt,… thường được
sử dụng rộng rãi trong các chi tiết máy, thiết bị, các loại máy CNN…
trong các dây chuyền sản xuất và dây chuyền tự động hóa. Dùng trong
các gối đỡ trục động cơ, truyền chuyển động,… dùng trong các bản lề.
Thường dùng trong trường hợp hai chi tiết được ghép có thể
chuyển động tương đối, lắp ghép chặt, ăn khớp với nhau… để lắp mối
ghép mộng tròn. Lấy chi tiết cần lắp đặt trước đầu trục sao cho lỗ trên chi
tiết đó đồng tâm với trục sau đó dùng tay đẩy mạnh chi tiết để trục và lỗ
ăn khớp với được với nhau.
10.3.3 Mối ghép chữ T
Mối ghép chữ T có
hình dáng của chữ T. Một
phần trượt chữ T và một
phần rãnh trượt chữ T.
Mối ghép chữ T Hình 10.14. Mối ghép chữ T
thường được sử dụng trong
các rãnh trượt chuyển động trong máy công cụ.
Mối ghép chữ T cũng được dùng để giữ đầu vít hoặc đai ốc T khi
kẹp chi tiết đồ gá.
10.3.4 Mối ghép rãnh V
Mối ghép động tịnh tiến dạng
tam giác là mối ghép mà các chi tiết
ghép chuyển động tịnh tiến tương
đối với nhau với biên dạng của sống
trượt và rãnh trượt là hình chữ V.
Vì tiếp xúc theo mặt nên ma
sát lớn. Để giảm ma sát, sử dụng vật Hình 10.15. Mối ghép rãnh V
liệu chịu mài mòn, làm nhẵn bóng,
bôi trơn bằng dầu mỡ,…
92
Mối ghép rãnh V thường dùng để:
- Định hướng chi tiết chuyển động theo hướng đã định trước.
- Tăng cường độ cứng vững cho hệ thống chi tiết máy hoạt động
ổn định.
- Nâng cao tải trọng của máy thông qua khớp chịu được các tải
trọng lớn hơn so với các loại khớp khác.
- Nâng cao độ chính xác cho chi tiết nhờ độ chính xác của khớp nối.
- Có khả năng truyền tải lớn, chịu lực lớn hơn so với các khớp
loại cao.
10.3.5 Mối ghép mộng vuông
Mối ghép mộng vuông
được thực hiện bởi vát hai
phần tham gia, thường là một
góc 45°, để tạo thành một góc,
thường là một góc 90°.
Hình 10.16. Mối ghép mộng vuông
Mối ghép mộng vuông
được sử dụng chủ yếu trong sản xuất đồ gỗ, tạo sự lắp ghép góc cạnh như
góc các khung ảnh và hộp.
10.4 MỐI LẮP DI ĐỘNG KHÔNG THÁO ĐƯỢC
Là các mối lắp mà các chi tiết có khả năng chuyển động đối với
nhau, khi cần tháo ra thay thế sửa chữa thì phải phá vỡ mối ghép, làm
biến dạng chi tiết.
10.4.1 Mối ghép ổ lăn
Ổ lăn là một dạng của ổ đỡ
trục, đây là cơ cấu giúp giảm thiểu
lực ma sát bằng cách chuyển ma sát
trượt của bộ phận tiếp xúc nhau khi
chuyển động thành ma sát lăn giữa
các con lăn hoặc viên bi được đặt
trong một khung hình khuyên.
Ổ lăn gồm 5 bộ phận: vòng
ngoài 1, vòng trong 2, rãnh vòng 3,
con lăn 4 giữa con lăn có vòng cách
5. Vòng trong và vòng ngoài thường Hình 10.17. Mối ghép ổ lăn
có rãnh, vòng trong lắp với ngõng
trục, vòng ngoài lắp với gối trục (vỏ máy, thân máy). Con lăn có thể là bi
93
hoặc đũa, lăn trên rãnh lăn. Rãnh có tác dụng giảm bớt ứng suất tiếp xúc
của bi, hạn chế bi di động dọc trục. Vòng cách có tác dụng phân bố đều
các viên lăn, không cho tiếp xúc trực tiếp với nhau.
10.4.2 Mối ghép ổ trượt
Ổ trượt thép 5 bộ phận: vòng ngoài 1,
vòng trong 2, rãnh vòng 3, con lăn 4 gỡ các
trép 5 bộ. Nó là khâu liên khận: vòng ngoài
1, vòn, già khâu liên khận: vòng ngoài 1,
vòng trongỔ trư khâu liên khrn: vòng ngoài
1, vòng trong 2, rãdùng đhâu liên khrn: vòng Hình 10.18. Ổ trượt
ngoài 1, vòng trong 2, rãnh vòng 3, con lăn 4
giữa con lăn có vòng cách 5. Vòng trong và vòng ngoài thường có rãnh,
vòng trong lắp.
Ta phải dùng ổ trượt trong những trường hợp sau:
- Tốc độ trục quay quá chậm hay quá nhanh. Ví dụ, ổ đỡ
trục động cơ máy May có đường kính 1/4” = 6,35 mm rất bé mà phải
quay tốc độ cao 9000÷12000 vòng/phút thì phải dùng ổ trượt vì nếu dùng
ổ lăn thì khi mỗi viên bi rất nhỏ quay tốc độ lớn hơn tốc độ trục nhiều lần
sẽ sinh nhiệt nhiều và mau mòn. Thí dụ, trục motor máy may có đường
kính ¼” = 6,35 mm dùng bạc trượt rất bền.
- Tải quá lớn lại có rung động mạnh thì phải dùng ổ trượt.
- Làm việc trong môi trường bụi bặm, acid, muối ăn mòn (máy
nghiền hải sản, cán thuộc da).

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy cho biết thế nào là mối ghép cố định và mối ghép di động?
2. So sánh đặc điểm của các loại mối ghép cố định tháo được và không
tháo được.
3. So sánh đặc điểm của các loại mối ghép di động tháo được và không
tháo được.
4. Những điều cần biết khi thay thế ổ lăn và ổ trượt?

94
Bài 5: SỬA CHỮA CÁC BỘ TRUYỀN ĐỘNG
CƠ KHÍ

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) bài học này, sinh viên sẽ:
- Phân biệt được các loại cơ cấu truyền động
- Trình bày được công dụng của các loại bộ truyền động
- Trình bày được dạng hư hỏng nguyên nhân và các biện pháp
khắc phục của các bộ truyền động
- Lựa chọn được quy trình tháo lắp bộ truyền phù hợp với yêu cầu

11.1 BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG


11.1.1 Công dụng và phân loại: Dùng để truyền động theo nguyên tắc
ăn khớp trực tiếp giữa các răng của hai khâu, làm thay đổi trị số truyền
và chiều chuyển động của các bộ phận máy, truyền lực và momen xoắn
từ trục này sang trục khác. Được sử dụng rộng rãi trong các máy móc
và thiết bị trong công nghiệp. Hiệu suất của bộ truyền cao, làm việc ổn
định, kích thước gọn, dễ dàng sửa chữa và bảo trì.
Phân loại:
- Bánh răng trụ răng thẳng; răng nghiêng; răng chữ V
- Bánh răng côn thẳng; côn xoắn
- Bánh răng ăn khớp ngoài; ăn khớp trong
- Bánh răng thanh răng

Hình 11.1. a) Bánh răng trụ răng thẳng b) răng nghiên c) răng chữ V

95
e) f)

d) răng trong e) răng côn thẳng f) bánh răng – thanh răng

11.1.2 Bộ truyền bánh răng trụ


a) Các dạng hư hỏng của bộ truyền bánh răng
- Mòn mặt làm việc của răng vì ma sát
- Gãy răng vì quá tải đột ngột hoặc chịu momen uốn với chu kỳ nhỏ.
- Tróc rỗ bề mặt vì mõi tiếp xúc.
- Vỡ bánh răng.
- Răng bị gãy chủ yếu vì chịu tải uốn và:
 Ứng suất tập trung lớn do chế tạo và lắp ráp không tốt, kết cấu
bộ truyền không hợp lý, do các chi tiết bị biến dạng đàn hồi lớn.
 Tải trọng động, chế tạo và lắp ráp không tốt.
 Ứng suất dư kéo lớn do gia công cơ lắp ráp và nhiệt luyện chưa
tốt.
 Có vật lạ lọt vào bánh răng ăn khớp, trục bánh răng bị kẹt trong
ổ trục hoặc các chi tiết khác bị hư hỏng gây quá tải.
b) Sửa chữa bánh răng trụ răng thẳng bị mòn
- Thông thường các bánh răng hư được thay mới và thay luôn cả cặp
- Nếu răng mòn ít với các bánh răng không quan trọng độ mòn
cho phép đến 0,2 mm (môđun từ 1-3 mm); đến 0,3 (môđun 4 mm) đến
0,5 mm với (môđun > 4 mm) thì có thể hàn đắp răng. Khi hàn phục hồi
răng, tốt nhất là dùng kim loại đắp tương tự kim loại nền. Không nên hàn
đắp những bánh răng bằng thép hợp kim.
- Nếu bánh răng chỉ mòn một phía, có thể đảo chiều bánh răng.
- Nếu bánh răng bị mòn nhiều thì tiện hết răng ép bạc rồi gia công
răng.
96
- Nếu răng được sửa chữa không qua nhiệt thì có thể ép bằng keo
dán. Nếu có nhiệt luyện thì phải ép. Để chống xoay cho bạc có thể dùng
vít hãm hoặc hàn theo chu vi lắp ghép.
- Nếu một bánh răng trong bộ bánh răng bậc bị mòn thì nên sửa
chữa bằng cách ép bạc rồi mới làm răng trên bạc.
- Lỗ bánh răng bị mòn được sửa chữa bằng cách tiện rộng rồi ép
bạc bằng vít chống xoay, sau đó, gia công lỗ bạc đạt kích thước yêu cầu.
Đối với bánh răng đã tôi cứng, trước khi tiện lỗ phải ủ. Nếu lỗ bánh răng
mòn ít, có thể hàn đắp rồi gia công cơ.
- Rãnh then trong lỗ bánh răng bị hư hỏng được sửa chữa theo các
biện pháp đã nêu ở phần sửa chữa then và răng then.
- Mặt đầu răng bị mòn lượng mòn này thường không đáng kể và
không quan trọng nên không cần xử lý.
c) Sửa chữa bánh răng nứt vành hoặc moayơ
- Nếu nứt ở vành thì hàn hoặc gắn một miếng đệm vào chỗ nứt.
Nếu nứt ở moayơ thì hàn hoặc tiện mặt ngoài moayơ một đoạn ngắn rồi
ép bạc thép vào để ngăn ngừa vết nứt phát triển.
Các bánh răng sau khi sửa chữa phải thoả mãn những yêu cầu sau:
- Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của chi tiết mới.
- Độ bám tốt của lớp đắp, nối với kim loại nền mặt răng không
được có vết xước hoặc có vết gia công cơ.
- Độ đảo mặt nút của vành răng không được quá 0,1-0,2 mm.
d) Bảng tổng hợp sửa chữa bộ truyền bánh răng
Dạng hư hỏng Dự đoán nguyên nhân Cách sửa chữa
- Tróc bề mặt - Bánh răng bị tróc vì làm - Nếu một vài răng bị
làm việc việc lâu với tải trọng lớn. tróc thì sửa chữa.
- Bề mặt làm việc của răng - Nếu toàn bộ răng bị
bị quá tải cục bộ. tróc thì thay bánh răng.
- Không đủ dầu bôi trơn hay - Đổ thêm dầu đúng độ
dầu bôi trơn không đủ độ nhớt nhớt cần thiết.
- Xước bề mặt - Răng làm việc trong điều - Bôi trơn bộ truyền theo
làm việc kiện ma sát khô. đúng quy định.
- Răng mòn - Có bùn, bụi, hạt mài hoặc - Lau chùi sạch, bôi trơn
quá nhanh mạt sắt lọt vào giữa hai mặt hợp lý, lọc dầu trong hộp
răng ăn khớp. số.
97
Dạng hư hỏng Dự đoán nguyên nhân Cách sửa chữa
- Gãy răng - Răng bị quá tải hay bị vấp - Gãy một vài răng, hàn
vào vật lạ. đắp hay cấy răng.
- Gãy nhiều, thay mới.
- Bộ truyền - Khoảng cách trục xa quá - Giảm khoảng cách trục
làm việc ồn dung sai quy định. đúng dung sai quy định.
quá kèm theo - Khe hở cạnh răng lớn - Thay bánh răng
va đập.
- Bộ truyền bị - Khoảng cách trục gần quá - Điều chỉnh khoảng
kẹt và quá dung sai quy định. cách trục cho đúng dung
nóng. sai quy định.
- Khe hở cạnh răng nhỏ quá. - Tăng khe hở cạnh răng.
11.1.3 Bộ truyền bánh răng côn
a) Công dụng và phân loại
Bộ truyền bánh
răng côn dùng để
truyền chuyển động
quay giữa hai trục cắt
nhau hoặc chéo nhau
trong không gian.
Tùy theo dạng đường Hình 11.2. a) răng côn thẳng b) răng côn xoắn
răng trên bánh răng,
chia bánh răng côn thành hai loại chính: bánh răng côn răng thẳng và
bánh răng côn xoắn.
Yêu cầu khi lắp ráp: Bánh răng côn có chiều dày thay đổi từ đỉnh
răng đến chân răng gây khó khăn cho khâu chế tạo và khâu lắp ráp.
Sau khi chế tạo hoặc phục hồi, bánh răng côn phải được kiểm tra
theo độ chính xác về kích thước, các yếu tố ăn khớp hình dáng hình học
và độ nhám bề mặt đã gia công, chất lượng ăn khớp của cặp bánh răng
côn vì chúng thường có sai số như cặp bánh răng trụ.
Bôi một lớp sơn mỏng lên bề mặt của bánh răng chuẩn, quay cặp
bánh răng đi một vài vòng để cho sơn dính lên bề mặt của bánh răng cần
kiểm tra. Căn cứ vào diện tích vết sơn dính trên bề mặt răng có thể đánh
giá được chất lượng ăn khớp.
Để đảm bảo chất lượng ăn khớp tốt của bộ truyền, sau khi lắp, các
chi tiết được lắp với cụm trục bánh răng như ổ lăn không được làm cho
bánh răng bị xê dịch, bị nghiêng.
98
Sai số thường gặp khi lắp bộ truyền bánh răng côn có thể là:
- Các đường tâm không giao nhau và các đỉnh hình côn không
trùng nhau và độ dịch chuyển giới hạn của các đường đỉnh côn.
- Độ chính xác vị trí tương quan của các đường tâm lỗ trong vỏ
hộp được kiểm tra bằng những dụng cụ chuyên dùng.
b) Sửa chữa: tương tự sửa chữa bánh răng trụ.
11.2 BỘ TRUYỀN TRỤC VÍT - BÁNH VÍT
Bộ truyền trục vít - bánh vít được sử dụng rộng rãi trong các máy
cắt kim loại và ở những cơ cấu chia độ. Với bộ truyền này có thể truyền
với tỷ số truyền lớn, chịu được tải trọng lớn. Có rất nhiều kiểu trục vít -
bánh vít khác nhau nhưng nhìn chung cấu tạo và nguyên lý hoạt động thì
giống nhau.
Trục vít thường làm liền với trục, trục vít lớn có thể chế tạo rời
trục.

Hình 11.3. a) Bánh vít b) Trục vít c) Trục vít-Bánh vít


11.2.1 Các dạng hư hỏng đối với bánh vít
- Mòn răng ở trục vít và bánh vít
Nguyên nhân: bộ truyền làm việc lâu ngày, chịu lực ma sát khi làm
việc sẽ dẫn đến hiện tượng mòn. Ngoài ra, việc bôi trơn không tốt cũng
có thể gây ra mòn.
Cách sửa chữa: nếu mòn ít ta có thể hàn đắp và gia công lại, bằng
cách phay và tiện lại. Nếu mòn nhiều ta sẽ tiện bỏ đi phần hư hỏng và
đóng vào bánh vít một bạc mới sau đó sẽ phay răng mới.
- Xây xát mặt răng, tróc rỗ hoặc sứt mẻ răng bánh vít
Nguyên nhân: bộ truyền làm việc lâu ngày, bộ truyền làm việc với
tải trọng lớn vật liệu bánh vít bị mỏi không đủ dầu bôi trơn, không đủ độ
nhớt, làm việc với điều kiện ma sát khô. Có bụi, mạt sắt hay đồng lọt vào
giữa hai mặt ăn khớp, bị mẻ răng do vấp phải vật lạ,…
99
Cách sửa chữa: Nếu xây xát mặt răng, tróc rỗ ít ta có thể hàn đắp và
gia công lại. Nếu bị mòn nhiều, sứt mẻ răng quá lớn ta sẽ tiện bỏ đi phần
hư hỏng và đóng vào bánh vít một bạc mới sau do sẽ phay răng mới.
- Mòn lỗ bánh vít, mòn ngõng trục bánh vít:
Nguyên nhân: bộ truyền làm việc với tải trọng lớn, vật liệu bánh vít
bị mỏi, không đủ dầu bôi trơn, không đủ độ nhớt, do chế tạo không chính
xác, lắp ghép bộ truyền không đúng. Khi bộ truyền phải làm việc với tải
trọng không ổn định, gặp rung động nhiều.
Cách sửa chữa: Nếu mòn ít, ta có thể hàn đắp và gia công lại bằng
cách tiện lại; nếu mòn nhiều ta sẽ tiện bỏ bớt, đóng bạc và tiện lại đối với
bánh vít. Nếu thấy không thể sửa được thì nên thay mới.
- Bánh vít bị nứt:
Nguyên nhân: bộ truyền làm việc lâu ngày, bộ truyền làm việc với
tải trọng lớn, vật liệu bánh vít bị mỏi, vật liệu không ổn định.
Cách sửa chữa: dạng hư hỏng này rất khó khắc phục, tuy nhiên, ta
có thể cắt rộng vết nứt, hàn đắp lại sau đo đem gia công lại. Nên thay
mới nếu tình trạng vết nứt quá nghiêm trọng vì dù có sửa chữa thì bộ
truyền làm việc cũng không an toàn.
- Răng bánh vít không đều:
Nguyên nhân: do chế tạo không chính xác, vật liệu không ổn định
dẫn đến các răng có độ mòn lệch khác nhau, hoặc các răng bị biến dạng
do tải trọng quá lớn.
Cách sửa chữa: tốt nhất ta nên thay mới, vì rất khó khắc phục hoặc
sau khi khắc phục bộ truyền vẫn không đảm bảo công suất.
11.2.2 Bảng tổng hợp sửa chữa bộ truyền trục vít - bánh vít
Dạng hư hỏng Dự đoán nguyên nhân Cách sửa chữa
Truyền động nặng 1. Các đường trục của 1. Điều chỉnh và sửa
hoặc kẹt tắc trục vít và bánh vít không chữa, lắp ráp.
vuông góc với nhau. 2. Tăng khoảng cách
2. Khe hở cạnh răng nhỏ trục (nếu có thể) hoặc
quá. gia công trục vít nhỏ đi.
Trục vít quay và 1. Tất cả các bộ phận mòn 1. Thay các bộ phận bị
bánh vít không quá làm cho răng bánh vít mòn hoặc điều chỉnh
quay. không ăn khớp với trục khoảng cách trục (nếu
vít. có thể)
2. Đứt răng bánh vít 2. Thay thế bánh vít.
100
Dạng hư hỏng Dự đoán nguyên nhân Cách sửa chữa
Khe hở chiều trục Ổ trục bị mòn. Điều chỉnh khe hở ổ
của bánh vít hoặc trục, nếu cần thì thay ổ.
trục vít lớn quá
Hành trình tự do Mòn các bề mặt làm việc Thay trục vít và báng
của trục vít lớn ở bánh răng vít và trục vít.
quá. vít.
Xuất hiện các mạt Không có hoặc không đủ Rửa sạch rồi đổ đủ dầu
đồng dầu bôi trơn. bôi trơn.
Răng bánh vít mòn Đường trục của vít không Điều chỉnh bánh vít
không đều (vết tiếp nằm trong mặt phẳng theo chiều trục đạt tới
xúc bị lệch). trung bình của bánh vít trị số cho phép.

11.3 BỘ TRUYỀN ĐAI


11.3.1 Công dụng và phân loại bộ truyền đai
Bộ truyền đai dùng để truyền chuyển
động giữa hai trục khá xa nhau, đảm bảo
êm và bảo vệ được khi quá tải. Bộ truyền
đai được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí
chế tạo và một số máy công nghiệp nhẹ.
Bộ truyền đai gồm có hai bánh đai (bánh Hình 11.4. Bộ truyền đai
dẫn và bánh bị dẫn) và dây đai.
11.3.2 Sửa chữa bộ truyền đai
a) Sửa chữa bánh đai
* Các dạng hỏng của bánh đai là:
- Bánh đai bị đảo nguyên nhân do sai số gia công, hoặc do trục bị
cong, ổ trục bị mòn, công nghệ lắp không đúng.
- Bề mặt làm việc của bánh đai bị mòn.
- Mòn mặt đầu, lỗ moayơ, mòn rãnh then, vỡ vành bánh đai, nứt
vỡ moayơ.
* Phương pháp sửa chữa:
- Đối với bánh đai dẹt thì tiến hành tiện lại mặt ngoài bánh đai.
Hình dáng hình học cần thiết áp dụng đối với bộ truyền không
quan trọng cho phép thay đổi tốc độ ±5% so với tốc độ cũ.

101
- Nếu giữ nguyên tỷ số truyền i thì phải tiện cả hai bánh đai để
đảm bảo: i = D1/D2
- Nếu bề mặt bánh đai bị mòn qua và vành đai đủ dày thì tiến
hành tiện vành ngoài để ép bạc sửa chữa, sau đó gia công cơ.
- Đối với đai thang khi mòn thì tiến hành tiện sâu rãnh. Áp dụng
đối với bộ truyền cho phép thay đổi tốc độ ±5% so với tốc độ
cũ.
b) Sửa chữa đai truyền
* Các dạng hỏng của đai là:
- Đai bị trùng dẫn đến trượt đai. Nguyên nhân là do dây đai bị dãn
trong quá trình làm việc do đó ta phải tiến hành căng đai để tăng
góc ôm của đai.
- Dây đai bị mòn, bị đứt thì thay đai mới (đai có ký hiệu như cũ).
* Các phương pháp sửa chữa đai
- Dán: đây là phương pháp tốt nhất. Vát nghiêng hai đầu nối, lau
sạch bụi bẩn rồi bôi nhựa dán vào hai mặt cần nối. Đợi 5 – 6
phút cho khô, rồi bôi thêm lớp nhựa dán nữa và dán hai đầu với
nhau. Dùng con lăn cán vài lần chỗ nối rồi kẹp trong bàn kẹp 4 –
6 giờ. Mắc đai lên đồ gá căng đai khoảng 10 – 12h rồi mới đem
dùng.
- Khâu bằng chỉ: Là cách nối nhanh, tuy chất lượng không phải là
tốt nhất. Chỉ khâu là loại sợi xe tổng hợp. Dùi đâm lỗ bằng thép.
Các kích thước và số đường khâu phụ thuộc chiều rộng đai
truyền.
- Nối bằng dây kim loại: Dùng để nối đai truyền được lắp với
bánh đai lớn, quay chậm (dưới 10m/s). Khi nối, đai không đặt
chồng mà đặt đối đầu nhau. Có nhiều kiểu khâu: bắt chéo, dích
dắc, so le, song song, v.v.
- Nối bằng bản lề kim loại: Hai đầu bản lề ngàm chặt lấy hai đầu
đai mà nối chúng lại.
- Nối đai truyền hình thang: Đai truyền loại này thường bằng cao
su hoặc vải nên được nối bằng bột tự lưu hóa. Đai truyền hình
thang được chế tạo theo tiêu chuẩn và có độ dài xác định, sau
khi sửa chữa phải đảm bảo chiều dài như cũ. Phủ bột nhão vào
chỗ nối, ép trong khuôn định hình rồi đốt nóng, giữ khuôn ở
nhiệt độ 60 – 7000C trong khoảng 10 – 15 phút rồi dỡ khuôn.

102
c) Bảng tổng hợp sửa chữa bộ truyền đai
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Cách sửa chữa
Bề mặt tiếp xúc của Do ma sát, Tiện lại mặt ngoài bánh đai
bánh đai bị mòn hoặc do bụi đúng yêu cầu, điều chỉnh lại
bẩn độ căng của dây đai, đảm bảo
tỷ số truyền
Mòn rãnh lắp đai Do ma sát, Tiện đáy rãnh và sửa rãnh để
truyền hình thang, làm hoặc do bụi bánh đai vẫn làm việc được
cho đai truyền bị tụt bẩn với loại đai truyền cũ, điều
xuống đáy rãnh. chỉnh lại độ căng, tỷ số
truyền.
Mòn lỗ moayơ Do ma sát, Tiện rộng lỗ moayơ, lắp bạc
hoặc do bụi bổ sung, bằng cách ép hoặc
bẩn, làm việc dán bằng keo. Chiều dày lớp
lâu ngày keo dán từ 0,05 – 0,08 mm
Mòn mặt đầu moayơ Do ma sát, Tiện phẳng mặt đầu đảm bảo
hoặc do làm độ vuông góc, dùng thêm đệm
việc lâu ngày khi lắp ráp
Mòn rãnh then trên Do ma sát, Làm rộng và sâu tới kích
bánh đai hoặc do làm thước tiêu chuẩn kế tiếp của
việc lâu ngày then, không được quá 15%
chiều rộng ban đầu.
Nứt, vỡ bánh đai Do va đập, Sửa chữa bằng hàn vá
quá tải
Dạng hư hỏng chủ yếu Do quá tải, làm Khi đai đứt, nếu các chỗ khác
của đai truyền là đứt. việc lâu ngày còn tốt thì nối để dùng lại.

11.4 BỘ TRUYỀN XÍCH


Phổ biến là bộ truyền xích con lăn
hoặc xích răng.
Xích đã hư hỏng thường được thay
thế bằng xích mới.
Đĩa xích được chế tạo nguyên hoặc
ghép. Số răng của đĩa xích được chế tạo Hình 11.5. Bộ truyền xích
theo tiêu chuẩn, số răng không nhỏ hơn
30 và không lớn hơn 120.
103
Răng đĩa xích phải có prôfin đúng và độ nhẵn đạt yêu cầu. Độ đảo
phải trong giới hạn cho phép.
Xích không được quá căng, bước xích phải bằng bước đĩa xích,
nhánh bị động của xích phải có độ võng.
Bộ truyền làm việc êm, không phát nhiệt lớn, quay nhẹ.
Khi cần truyền chuyển động từ một trục đến nhiều trục song song
mà bộ truyền bánh răng không sử dụng được, bộ truyền đai không chắc
chắn thì ta sử dụng bộ truyền xích.
11.4.1 Các dạng hỏng
Các dạng hỏng của bộ truyền xích là: Gỉ bề mặt khớp nối; Khớp
nối cứng bị xoay; Bung chốt xích hình thành từ cứng khớp và chốt bị
xoay; Mòn bản lề, gãy chốt; Xích bị đứt; Con lăn bị vỡ.
11.4.2 Phương pháp sửa chữa
- Gỉ bề mặt khớp nối. Nguyên nhân là do thiếu dầu bôi trơn vì vậy
phương pháp khắc phục là rửa xích, dùng chất bôi trơn hợp lý.
- Khớp nối cứng bị xoay. Nguyên nhân là do gỉ sét bị ăn mòn →
Thay xích mới
- Bung chốt xích hình thành từ cứng khớp và chốt bị xoay do quá
tải → Thay xích mới.
- Mòn bản lề, gãy chốt do ma sát, thiếu dầu bôi trơn gây nên, làm
cho sự ăn khớp thường xuyên không chính xác, gây tuột xích → Thay
xích mới.
- Xích bị đứt do mòn, do quá tải → Nối lại xích.
- Con lăn bị vỡ do bụi bẩn, do va đập đột ngột → Làm sạch và bôi
trơn hợp lý cho bộ truyền.
11.4.3 Bảng tổng hợp sửa chữa bộ truyền xích
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Cách sửa chữa
Xích nhão Bản lề xích bị mòn, Nếu quá thay xích mới.
Mòn răng đĩa xích Chủ yếu do ma sát - Nếu mòn ít, hàn đắp gia
trượt của các má công cơ.
xích trong quá trình - Nếu răng chỉ mòn một bên
làm việc. và đĩa xích quay một chiều
thì có thể đảo đĩa xích.
- Nếu mòn nhiều thì thay.
104
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Cách sửa chữa
Mòn moayơ đĩa Do ma sát, hoặc do Tiện phẳng mặt đầu đảm
xích làm việc lâu ngày bảo độ vuông góc
làm việc không Do đĩa xích bị đảo. Điều chỉnh độ song song
êm, các trục, gia công cơ cho
đĩa phẳng và tròn đều. Nếu
không được, thay đĩa mới.
Đĩa xích và xích Do xích căng quá. Điều chỉnh cho xích chùng
nóng lại.
Xích truyền đứt. Do ma sát, quá tải, Nếu các chỗ khác còn tốt
làm việc lâu ngày thì nối để dùng lại.

11.5 BỘ TRUYỀN VÍT ME - ĐAI ỐC


Bộ truyền vít me – đai ốc
làm việc dựa trên nguyên lý ăn
khớp giữa ren của trục vít và
ren của đai ốc để biến chuyển
động quay thành chuyển động
tịnh tiến.
Hình 11.6. Bộ truyền vít me - đai ốc
Trong các máy cắt kim
loại cơ cấu vít me – đai ốc được sử dụng dùng để biến chuyển động quay
thành chuyển động tịnh tiến, nhờ tiếp xúc giữa ren của đai ốc với ren trên
trục vít.
Ưu điểm của bộ truyền vít – đai ốc đó là kết cấu nhỏ gọn, đơn giản,
khả năng tải lớn, độ tin cậy cao, làm việc êm và không ồn, truyền được
lực lớn, đạt độ chính xác cao
Nhược điểm là ma sát lớn và hiệu suất thấp.
11.5.1 Trục vít me
a) Các dạng hỏng thường gặp
Các dạng hỏng thường gặp của trục vít đó là: Trục vít bị cong; Trục
vít bị mòn, sứt mẻ bề mặt làm việc; Ngõng trục vít lắp với ổ bị mòn.
b) Phương pháp sửa chữa
- Trục vít bị cong: được nắn thẳng bằng đầu kẹp, bằng đòn bẩy
hoặc bằng các phương pháp khác. Khi nắn trục vít được chống lên 2 mũi

105
tâm để xác định vị trí có độ đảo lớn nhất, lỗ tâm được phục hồi trên máy
tiện, khi đó phải xén mặt đầu rồi mới sửa lỗ.
- Trục vít bị mòn, sứt mẻ bề mặt làm việc: Nếu yêu cầu về độ
chính xác của bộ truyền không cao thì ta có thể hàn đắp sau đó tiện lại
ren (trước khi tiện thì ta phải ủ trục vít).
- Ngõng trục vít lắp với ổ bị mòn được sửa chữa bằng cách mạ,
phun kim loại. Nếu mòn nhiều thì ta tiện nhỏ ngõng trục đi sau đó ép bạc.
11.5.2 Đai ốc của trục vít me
a) Các dạng hỏng thường gặp
Do điều kiện làm việc của đai ốc là liên tục so với trục vít nên đai
ốc thường chóng mòn bề mặt làm việc, nứt hoặc vỡ.
b) Phương pháp sửa chữa
Nếu đai ốc bị hỏng thì biện pháp sửa chữa tốt nhất, kinh tế nhất là
thay mới. Bởi vì giá thành sửa chữa có khi còn cao hơn giá thành thay đai
ốc mới, chất lượng của đai ốc qua sửa chữa phục hồi không thể bằng đai
ốc mới.
11.5.3 Cụm trục vít me - đai ốc
a) Các dạng hỏng thường gặp
Do bề mặt làm việc của trục vít và đai ốc khác nhau, đai ốc làm
việc liên tục nên chóng mòn hơn trục vít, mặt khác do đặc điểm của máy
thường làm việc không hết công suất nên bản thân trục vít mòn cũng
không đều. Từ những nhận định trên ta có thể đưa ra một số dạng hỏng
của bộ truyền trục vít - đai ốc là:
- Bộ truyền làm việc không ổn định (lúc nặng, lúc nhẹ không
đều).
Nguyên nhân do nhiều bụi bẩn, trục vít cong, thiếu dầu bôi trơn.
- Trục vít quay nhưng đai ốc không tịnh tiến. Nguyên nhân do
mòn hết răng của đai ốc.
- Bộ truyền bị rơ dọc. Nguyên nhân do mòn đai ốc.
b) Phương pháp sửa chữa
Kiểm tra lượng dầu bôi trơn, vệ sinh bộ truyền, kiểm tra bề mặt làm
việc của trục vít - đai ốc, kiểm tra độ thẳng của trục vít, kiểm tra độ đồng
tâm giữa trục vít và đai ốc. Nếu lượng dầu bôi trơn không đủ thì ta bổ
sung thêm, nếu đai ốc bị mòn thì ta thay mới, trục vít cong thì đem nắn
lại, chú ý điều chỉnh sự đồng tâm giữa trục vít và đai ốc.
106
11.5.4 Bảng tổng hợp sửa chữa bộ truyền vít me - đai ốc
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Cách sửa chữa
Đường của trục vít 1. Mòn mặt tựa vỏ đai 1. Đệm thêm.
me và của đai ốc ốc với thân máy.
lệch nhau, dịch 2. Khi thay đai ốc mới, 2. Căng đệm để điều
chuyển khó khăn. toạ độ tâm đai ốc chỉnh độ đồng trục của
không chính xác. đai ốc và vít me.
3. Ren đai ốc mòn 3. Đúc bổ sung một lớp
không đều. bạc, làm lại ren.
Dịch chuyển của bộ Mòn ren ở đai ốc hay Sửa chữa trục ren và đai
phận công tác ở trục ren. ốc.
không chính xác
Truyền động bằng 1. Ren của trục vít 1. Sửa chữa trục vít.
tay có lúc chặt lúc mòn không đều.
lỏng. 2. Trục vít cong, 2. Nắn trục.
3. Ren bị xước. 3. Làm nhẵn vết xước.
Đai ốc không làm Bước ren trên trục Sửa chữa trục vít, thay
việc được trên suốt không đều, sai số tích đai ốc. Nếu trục vít có kết
chiều dài của trục luỹ bước ren lớn quá. cấu không phức tạp thì có
vít thể thay.
Rung động và ồn. Thiếu dầu bôi trơn. Bôi trơn thích hợp.
Vặn thử đai ốc vào Đường trục của vít me Tháo đai ốc, cạo sửa các
trục vít dễ dàng, bị xiên so với đai ốc. mặt tì và mặt lắp ghép,
nhưng lắp vào máy điều chỉnh cho đường
chuyển động khó trục của đai ốc và trục vít
trùng nhau.
11.6 BỘ TRUYỀN TRỤC KHUỶU, THANH TRUYỀN
11.6.1 Trục khuỷu
Là chi tiết trung gian nối
giữa nguồn chuyển động trục
khuỷu. Nó làm nhiệm vụ truyền
lực tác dụng từ nguồn chuyển động
xuống làm quay trục khuỷu và làm Hình 11.7. Trục khuỷu
biến đổi chuyển động tịnh tiến
thành chuyển động quay hoặc chuyển động quay thành chuyển động tịnh
tiến.
107
* Kiểm tra sơ bộ
+ Dùng mắt quan sát, phát hiện các vết cào xước cháy rỗ rạn nứt.
+ Kiểm tra độ ô van:
- Dùng panme trong kiểm tra độ mòn của côn, ô van của từng cổ
mỗi cổ đo 3 vị trí cách má khuỷu 3-8 mm. Độ ô van xác định bằng hiệu
số 2 đường kính vuông góc đo được trên cùng một mặt cắt ngang trục.
- Độ côn xác định bằng hiệu 2 đường kính trong cùng một mặt
phẳng dọc đường tâm trục ở 2 vị trí đo.
- Độ côn, ô van cho phép không quá 0,05 mm. Nếu lớn hơn thì
phải mài lại theo cốt sửa chữa.
+ Kiểm tra độ côn xoắn:
- Lắp trục khuỷu lên 2 gối đỡ (hoặc lắp lên 2 mũi chống tâm)
dùng đồng hồ so độ cong của trục tại vị trí của trục ở giữa.
- Lắp trục khuỷu lên gối đỡ (hoặc lắp trên 2 mũi chống tâm) đo
chiều cao của 2 cổ biên cùng phương, hiệu số của 2 trị số đo được đó là
độ xoắn của trục.
* Nguyên nhân gây hư hỏng
- Trục chịu tải trọng nặng luôn thay đổi cả về phương chiều và trị số.
- Chất lượng dầu bôi trơn kém, có nhiều tạp chất bẩn trong dầu.
- Cổ trục, cổ biên bị mòn làm tăng khe hở lắp ghép gây va đập
trong quá trình làm việc.
- Bề mặt cổ trục bị cào xước rạn nứt, cháy rỗ do thiếu dầu bôi
trơn, dầu bẩn.
- Đôi khi trục bị cong xoắn do phụ tải thay đổi chế độ đột ngột sử
dụng và sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật do tháo lắp không
đúng kỹ thuật.
* Các phương pháp sửa chữa
- Nếu độ côn và độ ô van nhỏ hơn 0,05 mm và có vết xước nhỏ thì
dùng giấy nhám mịn bôi dầu dùng dây quấn vào ô trục để đánh bóng lại.
- Nếu độ côn và độ ô van lớn hơn thì ta phải mài lại kích thước
sửa chữa. Mỗi cốt sửa chữa nhỏ đi 0,25 mm.
- Nếu trục bị cong, xoắn thì phải nắn lại trên máy ép thuỷ lực.

108
11.6.2 Thanh truyền
Thanh truyền là chi tiết làm việc
trong điều kiện chịu áp lực phức tạp
luôn thay đổi cả về phương chiều và trị
số.
* Sự hư hỏng của thanh truyền
- Thanh truyền bị cong: Nó làm
cho pitston hoặc con trượt đi lệch về
một phía do đó nó làm giảm đi tính kín
khít giữa pitston hoặc làm giảm đi ma
sát trượt, do đó không thể tránh khỏi Hình 11.8. Thanh truyền
ma sát mà xi lanh, pitston hay mặt con
trượt sẽ mòn một cách nhanh chóng.
- Thanh truyền bị xoắn: Làm cho đường tâm của lỗ đầu của thanh
truyền và đầu nhỏ của thanh truyền không cùng nằm trên cùng bề mặt
của một mặt phẳng, pitston xoay lệch đi trong xi lanh, bạc đầu to, bạc
đầu nhỏ trong thanh truyền mòn nhanh, thanh truyền bị mòn rỗng chỗ
đầu to, lỗ đầu nhỏ do bạc bị xoay làm khe hở lắp ghép mòn nhanh gây va
đập bó kẹt khi làm việc
- Đôi khi thanh truyền bị gãy. Bulông êcu bị nhờn gây cho pitston
bị bó kẹt trong xi lanh.
- Thanh truyền bị đứt gãy ảnh hưởng đến chi tiết khác.
* Kiểm tra thanh truyền
- Quan sát xem bulông êcu có bị mòn không?
- Kiểm tra các lỗ phun dầu xem xét có bị tắc không?

11.6.3 Bảng tổng hợp sửa chữa bộ truyền trục khuỷu thanh truyền
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Bề mặt bị cào xước, - Do trượt ly hợp. Dùng giấy nhám mịn
cháy rỗ. - Do mạt kim loại lọt bôi dầu dùng dây quấn
vào bề mặt làm việc. vào ô trục để đánh
bóng lại

Chuyển động không Cổ trục, cổ biên bị Mài lại đúng kích


êm, kêu to, rung lắc mòn độ côn và độ ô thước yêu cầu
van
109
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Trục bị cong, xoắn, - Do nhiệt độ cao khi Nắn lại trục
piston hoặc con trượt làm việc.
đi lệch về một phía - Do quá tải
Thanh truyền bị xoắn, - Do lắp ghép không Lắp ráp lại cho đúng
gãy đúng yêu cầu kỹ thuật. Thông lỗ phun dầu
lỗ phun dầu bị tắc

11.7 BỘ TRUYỀN CAM


11.7.1 Khái niệm: Là một cơ cấu
biến đổi chuyển động. Cơ cấu cam là
cơ cấu có khớp loại cao, thực hiện
chuyển động qua lại lặp đi lặp lại của
khâu bị dẫn nhờ vào đặc tính hình học
của thành phần khớp cao trên khâu dẫn. Hình 11.8. Cơ cấu cam
11.7.2 Phân loại
1. Cơ cấu cam phẳng: các khâu chuyển động trong một mặt phẳng
hay trong các mặt phẳng song song nhau
+ Theo chuyển động của cam: cam quay, cam tịnh tiến.
+ Theo chuyển động của cần: lắc, tịnh tiến, chuyển động song phẳng.
+ Theo dạng đáy của cam: bằng, nhọn, con lăn, biên dạng bất kỳ.

Hình 11.9. Các dạng cơ cấu cam phẳng

110
2. Cơ cấu cam không gian
Các khâu chuyển động trong mặt phẳng bất kỳ, không song song
với nhau.
Ba loại cam không gian phổ biến nhất trong máy cắt kim loại là
cam đĩa, đòn bẩy – quạt răng và cam thùng.
Ngoài ra còn một số loại cam không gian khác như:

Hình 11.10. Các dạng của cơ cấu cam không gian


Cam thùng có cần là xích (hình 2a),
Cam thùng kết hợp cam đĩa (hình 2b),
Cam thùng gồm các mảnh cam lắp ghép (hình 2c),
Cam thùng gồm các con lăn lắp ghép (hình 2d)
Cam thùng 2 rãnh, 2 cần (hình 3a),
Cam nón (hình 3b),
Cam cầu (hình 3c, 3d, 3e).

Hình 11.11. Các dạng của cơ cấu cam không gian


Các dạng hư hỏng và biện pháp sửa chữa loại cam đòn bẩy – quạt
răng tương tự như ở bánh răng. Cơ cấu cam đĩa hoặc cam thùng thường
bị mòn cam và cần. Khi sửa chữa ở những cơ sở nhỏ, tốt nhất là thay
mới. Ở các cơ sở có thể phục hồi được, khi cam mòn, tiện nhỏ bớt rồi hàn
đắp, sau đó đem gia công cơ như cam mới hoặc gia công mặt cam tới
kích thước sửa chữa. Vật liệu của cam là thép 15X hoặc 20X được thấm
111
than và tôi cứng tới 58 – 62 HRC. Vì vậy, trước khi gia công phục hồi,
phải ủ để giảm độ cứng. Cần làm bằng thép 15X nhiệt luyện đạt độ cứng
58 – 62 HRC.
Cam thường làm liền với trục, khi trục cam bị gãy, nứt hoặc bị mòn
ngõng mà cam còn tốt, sửa chữa bằng cách ghép trục mới để dùng lại.
11.7.3 Bảng tổng hợp sửa chữa bộ truyền cam
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Cách sửa chữa
Vị trí xác định trục Cam quay lồng Dùng vít hoặc then cố
cam không phù hợp không với trục cam định cam trên trục.
Bộ phận làm việc Bề mặt làm việc của Hàn đắp mặt cam rồi
không chuyển động đủ cam bị mòn. sửa nguội. nếu quan
hành trình trọng thay cam.
Bộ phận làm việc bị Tại những đoạn đó Tháo cam ra, lau chùi
rung với những đoạn của cam bị xước. và mài vào chỗ xước
xác định rồi lắp lại.
Xước mặt cam. 1. Không có dầu bôi 1. Điều chỉnh hay sửa
trơn hoặc dầu không chữa bộ phận bôi trơn,
sạch. thay dầu
2. Mặt cam không đủ 2. Nhiệt luyện mặt cam
độ cứng. đạt độ cứng HRC 58 –
62 hoặc thay cam.
Khi cam quay nhanh Lực đẩy của lò xo bật 1. Giảm tốc độ trục.
bộ phận công tác về không thắng nổi 2. Điều chỉnh tăng lực
không trở về được vị lực quán tính. đẩy lò xo, nếu cần thay
trí giới hạn. lò xo mới
Quy luật làm việc của Bề mặt làm việc của Phục hồi bề mặt cam,
bộ phận công tác bị cam và con lăn bị con lăn hoặc thay thế
phá vỡ. mòn. cam và con lăn mới.

11.8 CƠ CẤU CULIT


11.8.1 Khái niệm: Cơ cấu culit dùng để biến đổi biến đổi chuyển động
quay tròn thành chuyển động tịnh tiến qua lại, nó được dùng trong máy
bào và xọc.

112
11.8.2 Phân loại: Được chia làm
a) Cơ cấu culit lắc: thường được
dùng trong máy bào. Khi tay quay chạy
được một vòng thì đầu bào thực hiện một
hành trình kép. Người ta bố trí góc quay
lớn ứng với hành trình làm việc, góc quay
nhỏ ứng với hành trình chạy dao không
của đầu bào, như vậy sẽ giảm được hành
trình chạy không của máy. Điều này chỉ
thực hiện hiệu quả ở những máy có Hình 11.12. Cơ cấu culit lắc
khoảng tịnh tiến lớn như máy bào.
b) Cơ cấu culit quay
Với những máy có khoảng tịnh
tiến ngắn như máy xọc, nếu áp dụng cơ
cấu culit lắc thì kết cấu máy sẽ không
cho phép (nhỏ hơn nhiều), do thời gian
máy chạy không tải sẽ lớn. Vì vậy phải
dùng cơ cấu culit quay.
Hình 11.13. Cơ cấu culit quay
Vì máy bào được
phổ biến hơn máy xọc
nên chúng ta xét công
nghệ sửa chữa chủ yếu
của cơ cấu culit trong
máy bào ngang.
Những chi tiết và
bề mặt bị mòn nhiều hơn
cả trong cơ cấu culit là
thanh culit, con trượt, con
chạy 2 và chốt, vít 3 và
đai ốc, các rãnh 1 của bộ
phận dẫn hướng 4, các Hình 11.14. Cơ cấu culit lắc trên máy bào
bánh răng côn 5 và 6
bánh răng culit 7 và bánh răng 8.
Những chỗ mòn của thanh culit là bề mặt làm việc của rãnh, con
trượt lỗ.
Chỗ mòn con trượt là các mặt và lỗ để lắp chốt con chạy.
Con chạy 2 mòn ở đáy, hai mặt nghiêng hai bên và chốt.

113
Bánh răng culit bị mòn răng và phần dẫn hướng ở mặt đầu.
Bề mặt thanh culit nếu mòn ít thì cạo nếu mòn quá 0,3 mm và có
nhiều vết xước sâu thì phay rồi cạo. Trong khi cạo phải thường xuyên
kiểm tra độ phẳng - bề mặt của cạo bằng các vết sơn tiếp xúc. Sau khi
cạo, các mặt bên của rãnh thanh culit phải phẳng và song song với nhau,
và phải song song đường tâm của các lỗ 1, 3. Kiểm tra độ song song này
bằng đồng hồ xo và bàn lấy dấu.
Các lỗ nếu mòn ít thì gia công tới kích thước sửa chữa, mòn nhiều
thì tiện rộng rồi ép bạc và gia công lỗ bạc theo kích thước ban đầu.
Sau khi sửa chữa lỗ và rãnh của thanh culit, độ song song giữa hai
thành bên của rãnh so với tâm các lỗ không vượt quá 0,04 mm trên chiều
dài 300 mm và được kiểm tra bằng cách lắp trục kiểm vào lỗ, dùng đồng
hồ xo và bàn lấy dấu để xác định độ không song song.
Kết cấu của cơ cấu culit trong các loại máy bào có khác nhau, nên
công nghệ sửa chữa cũng khác nhau. Tuy vậy cũng có những điểm giống
nhau, có thể tham khảo qua lại trong quá trình sửa chữa.
Con trượt mòn thường thay mới. phải mài và cạo bề mặt của con
trượt mới chế tạo và lắp thử vào rãnh của thanh culit. Con trượt phải
trượt dễ dàng trong suốt rãnh này. Lỗ con chạy nếu không dùng bạc thì
gia công theo đường kính của chốt con trượt, nếu dùng bạc thì gia công
theo bạc mới trên mặt con chạy có các rãnh chứa dầu bôi trơn.
Chi tiết dẫn hướng 4 nếu mòn ít thì cạo sửa chữa, nếu mòn nhiều
thì thay. Khi cạo sửa bề mặt làm việc của chi tiết dẫn hướng cần kiểm tra
độ song song của nó với mặt đầu bánh răng culit 7.
Con chạy nếu mòn thì thay mới. Cạo các bề mặt làm việc của con
chạy, còn chốt 2 của con chạy gia công theo lỗ con trượt, tiện hoặc cạo
rồi sửa để đạt độ vuông góc giữa chốt 2 với bề mặt 1 của con chạy kiểm
tra độ vuông góc đó theo hai phương ngang và dọc.
11.8.3 Bảng tổng hợp sửa chữa cơ cấu culit
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Cách sửa chữa
Bề mặt thanh Do ma sát, Nếu mòn 0,3 mm thì cạo. Nếu mòn
culit bị mòn thiếu dầu bôi 0,3 mm và có nhiều vết xước thì
trơn phay rồi cạo.
Các lỗ bị mòn Do ma sát Mòn ít thì gia công tới kích thước sửa
chữa. Mòn nhiều thì tiện rộng rồi ép
bạc và gia công lại lỗ theo yêu cầu.

114
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Cách sửa chữa
Con trượt mòn Do ma sát, vật Nếu mòn ít mài, cạo. Mòn nhiều thì
liệu không thay mới.
đồng nhất Thường xuyên bôi trơn
Bánh răng Ma sát nhiều Nếu mòn ít thì hàn đắp gia công răng.
culit mòn Tải trọng lớn Nếu mòn nhiều thì thay mới.

11.9 CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG VÔ CẤP


11.9.1 Khái niệm: Truyền động vô cấp (biến tốc cơ khí) là cơ cấu dùng
để thay đổi đều và liên tục tốc độ quay của trục bị dẫn trong khi số vòng
quay của trục dẫn là không thay đổi. Thông số đặc trưng của truyền động
vô cấp là phạm vi điều chỉnh trục bị dẫn D = n2max/n2min. Bộ truyền làm
việc được nhờ vào sự ma sát trực tiếp giữa bánh dẫn và bánh bị dẫn hoặc
qua bánh trung gian. Công suất truyền P < 20 kW; vận tốc v < 50 m/s.
11.9.2 Phân loại: Cơ cấu truyền động vô cấp bằng cơ khí có thể chia
thành hai loại chính: Hộp tốc độ ma sát; Hộp tốc độ đai xích.
a) Hộp tốc độ ma sát
 Bộ biến tốc đĩa con lăn (dùng đĩa ma sát tiếp xúc trực tiếp)

Hình 11.14. Biến tốc ma sát trụ Hình 11.15. Hai đĩa ma sát và bánh
lăn trung gian

Hình 11.16. Đĩa ma sát côn cầu


115
Hình 11.17. Đĩa ma sát côn Hình 11.18. Cặp đĩa ma sát côn

 Bộ biến tốc đai (dùng đĩa ma sát gián tiếp)

Hình 11.19. Đĩa côn – đai truyền Hình 11.20. Cơ cấu Heynau

Hình 11.21. Cơ cấu Xvetôzarôp Hình 11.22. Cơ cấu W - K

b) Hộp tốc độ đai xích


Hộp tốc độ vô cấp PIV
(Pozitive Infinitely Vanable).
Đai xích thường có 2 loại:
- Đai xích lá
- Đai xích con lăn

Hình 11.23. Hộp tốc độ đai xích


116
11.9.3 Ưu và nhược điểm
 Ưu điểm
- Điều chỉnh số vòng quay trục bị dẫn đơn giản, thích hợp trong lĩnh
vực tự động hóa và điều khiển để chọn chế độ làm việc tối ưu.
- Làm việc không ồn khi vận tốc cao.
- Kết cấu đơn giản so với các bộ biến tốc điện, thuỷ lực,… có thể
điều chỉnh nhanh chóng, dễ dàng ngay khi máy đang làm việc.
 Nhược điểm
- Tỷ số truyền phụ thuộc vào tải trọng cần truyền, vật liệu của đĩa
và con lăn, đòi hỏi độ chính xác chế tạo và lắp ráp cao, do đó
thường không thể nhận được tỷ số truyền tuyệt đối chính xác.
- Tải trọng tác động lên trục và ổ lớn.
- Các con lăn, mặt con lăn bị mòn và mòn không đều do trơn trượt.
11.9.4 Bảng tổng hợp sửa chữa cơ cấu truyền động vô cấp
a) Bộ biến tốc đĩa con lăn
Hư hỏng Nguyên nhân Cách sửa chữa
Lò xo gãy Vì mỏi Thay bộ lò xo mới
Mòn các tấm ma sát Do áp suất lớn, vận Thay thế, rồi gia công lại
(phíp, kim loại xốp) tốc trượt lớn và hệ số độ phẳng tiếp xúc các mặt.
trượt cao.
Hỏng cơ cấu điều Vì thay đổi vị trí làm Điều chỉnh lại vị trí làm
khiển việc của đĩa dẫn đến việc của đĩa dẫn, phục hồi
mất tốc độ (chỉ còn bằng cách mài hoặc hàn
lại một tốc độ) đắp gia công cơ.
- Tróc rỗ bề mặt ma - Do ứng suất tiếp - Bôi trơn đầy đủ, đúng
sát trên bề mặt bánh ma quy định
- Xuất hiện vết nứt sát thay đổi - Kiểm tra bề mặt ma sát
- Dính và xước bề - Do ứng suất lớn và thường xuyên
mặt ma sát nhiệt độ cao
Cong trục hay hư ổ - Lực tác dụng lên - Thay lò xo
trục trục và ổ lớn - Điều chỉnh khe hở ổ trục
- Do khe hở trong các - Bôi trơn đúng quy định
ổ trục quá nhỏ

117
b) Bộ biến tốc đai
Hư hỏng Nguyên nhân Cách sửa chữa
Đai đứt do mỏi Ứng suất thay đổi Thay dây đai mới
theo chu kỳ
Khoảng điều chỉnh Do lắp ráp không Điều chỉnh lại cơ cấu
số vòng quay bị thu đúng hoặc vướng vật hoặc bỏ vật lạ ra nếu có
hẹp lạ ở mặt đầu
Bộ vít đai ốc bị mòn Không có dầu bôi Thay mới nếu quá mòn
trơn
Gãy các lò xo nén, Do quá tải, áp suất Phải thay mới lò xo đúng
lò xo truyền lực, ép nén ép quá lớn quy cách
các bánh đai

Cơ cấu kiểu bi thay Bánh vít bị cắt đứt Thay bánh vít mới
đổi tốc độ tự động răng

c) Hộp tốc độ đai xích


Hư hỏng Nguyên nhân Sửa chữa
Mòn răng đĩa xích Bánh đai xích đặt Hàn đắp, nếu không sửa
lệch nhau, đảo vành được thì thay xích mới
đai xích
Gãy răng đĩa xích Số vòng quay không Dũa chỗ răng gãy thành
ổn định. rãnh rồi lắp vào rãnh bằng
Công suất truyền lớn vít hoặc hàn.
dẫn đến hiện trượt. Nếu không được thì thay
xích mới.

11.10 CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN


11.10.1 Khái niệm: Là cơ cấu chấp hành luôn bảo đảm thừa lệnh của
một hệ thống điều khiển thiết bị theo chương trình, bao gồm các cảm
biến kiểm soát liên tục tình trạng hoạt động của thiết bị. Hoạt động của
hệ thống điều khiển đem lại sự chính xác và thích ứng cần thiết, đảm bảo
công suất tối ưu ở các chế độ hoạt động của thiết bị, giúp chẩn đoán thiết
bị một cách hệ thống khi có sự cố xảy ra.
118
11.10.2 Phân loại: Ngày nay, trong các máy móc thiết bị người ta sử
dụng phổ biến nhiều cơ cấu điều khiển như:
- Cơ khí
- Thủy lực
- Khí nén và điện
Các cơ cấu điều khiển có thể tác động bằng tay thông qua các cần
gạt, hoặc điều khiển tự động bằng chương trình số, chương trình PLC.
Cơ cấu điều khiển được phân làm hai loại:
 Loại điều khiển riêng rẽ: Trong đó mỗi tay gạt chỉ đóng mở một
phần tử máy.
 Cơ cấu điều khiển tập trung: Trong đó mỗi tay gạt có thể đóng
mở, điều khiển hai hay nhiều phần tử máy.

Hình 11.24. Loại điều khiển riêng rẽ Hình 11.25. Loại điều khiển tập trung

Hình 11.26. Cơ cấu điều khiển chạy Hình 11.27. Hệ thống điều khiển
dao máy tiện bằng thủy lực trong máy khoan
đứng

119
11.10.3 Bảng tổng hợp sửa chữa cơ cấu điều khiển
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Các bánh răng không vào 1. Chiều dài 1. Điều chỉnh lại
khớp hoàn toàn hoặc bị hãm thanh kéo bánh 2. Thay mới
ở ngoài vị trí vào khớp mặc răng ăn khớp bị 3. Tiện hoặc mài đến
dù đã gạt đủ hành trình tay thay đổi. kích thước sửa chữa và
gạt 2. Mòn con trượt tay con trượt hoặc hàn
của ngàm gạt đắp rồi gia công cơ
3. Mòn rãnh lắp
ngàm gạt
Quay tay gạt mà không thay 1. Đứt các then, 1. Thay mới
đổi tốc độ chốt 2. Thay mới
2. Gãy ngàm gạt 3. Thay mới.
3. Gãy con trượt 4. Sửa chữa theo các
4. Gãy răng của phương pháp sửa chữa
thanh răng, bánh bánh răng
răng hoặc quạt
răng
Tự phát ngắt chuyển động 1. Lò xo yếu quá 1. Thay lò xo
chạy dao 2. Lỗ hãm bị 2.Gia công lỗ to ra,
mòn thay chốt hoặc bi hãm
Tay gạt bị kẹt cứng Ngàm gạt rời chi Đặt lại ngàm về vị trí
tiết được điều cần thiết
khiển
Các bánh răng dịch chuyển 1. Gãy con trượt 1. Thay con trượt
tự do trên trục không theo 2. Gãy ngàm gạt 2. Sửa chữa hoặc thay
sự điều khiển của tay gạt ngàm trượt
3. Ngàm gạt tuột
khỏi các chi tiết 3. Đặt lại ngàm gạt
được điều khiển
Cơ cấu điều khiển tập trung 1. Trục thanh 1. Tháo cơ cấu lấy
kiểu đĩa lỗ, có một số vị trí răng bị cong thanh răng ra sửa chữa
không tác dụng 2. Gãy răng ở 2. Thay trục thanh
trục thanh răng răng, sửa chữa hoặc
hoặc ở các bánh thay các bánh răng
răng

120
11.11 CƠ CẤU KHÓA LẪN
11.11.1 Khái niệm: Là loại cơ cấu không cho máy thực hiện đồng thời
hai hay nhiều chức năng nào đó cùng một lúc để bảo vệ máy hoạt động
tốt, nó có khả năng khóa các chuyển động đồng thời.
11.11.2 Các chi tiết cơ bản trong cơ cấu khóa lẫn
- Các khớp cài, các vấu
- Tay gạt; Các chốt gài, lò xo
- Các thanh đẩy, trục và chốt quay, cữ chặn,…
11.11.3 Phân loại
- Cơ cấu khóa lẫn dạng đĩa: gồm hai
đĩa khuyết giống nhau gắn cứng với hai tay
gạt.
 Ở vị trí 1, cả hai đĩa đều có khả
năng quay nhưng khi một đĩa đã
bắt đầu quay thì lập tức đĩa kia bị
khóa
Hình 11.28. Cơ cấu
 Ở vị trí 2, đĩa trái quay đĩa phải bị khóa lẫn dạng đĩa
khóa, 2 tay gạt không thể tác động
đồng thời được.
- Cơ cấu khóa lẫn dạng vấu:
 Khi mấu mắc vào rãnh đĩa này, nhả đĩa kia tự do và ngược lại.
 Khi vấu của đòn 2 mắc vào rãnh đĩa 3 thì đĩa 1 được tự do và
ngược lại, do đó 2 tay gạt không thể tác động đồng thời.

1 3

Hình 11.29. a, b. Cơ cấu khóa lẫn dạng vấu

121
- Cơ cấu dạng tay gạt: Với
cơ cấu điều khiển tập trung có một 3
tay gạt, nhiệm vụ khóa lẫn được giải
quyết bằng kết cấu của cơ cấu điều
khiển.
 Khi đẩy tay gạt 3 vào, bánh
răng ăn khớp với thanh răng 1
1 điều khiển ngàm gạt dưới,
khi kéo tay gạt 3, bánh răng
ăn khớp với thanh răng 1 Hình 11.30. Cơ cấu khóa
điều khiển ngàm gạt trên. lẫn dạng tay gạt
Như vậy việc đóng mở
đồng thời 2 cấp tốc độ hoặc lượng chạy dao khác nhau là không
thể xảy ra được.
11.11.4 Hư hỏng, nguyên nhân, cách khắc phục
- Các bánh khóa bị mòn, nứt,… do quá trình vận hành đột ngột,
công suất máy không ổn định. Kiểm tra, thay thế chi tiết mới.
- Bị khóa nhưng trục vẫn quay được do bánh khóa bị hư, hoặc
then lỏng. Thay thế bánh khóa, sửa then.
11.11.5 Bảng tổng hợp sửa chữa cơ cấu khóa lẫn
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Trục bị cong Ăn khớp không đúng Lắp lại đúng kỹ thuật
Moayơ bị nứt vỡ Va đập Hàn đắp và tiện lại, nặng
thì thay mới
Mòn then Ma sát Thay mới
Mòn lỗ Ma sát Tiện lại và lắp thêm bạc,
mòn nhiều thì thay mới
Bánh bị cong Lắp ráp sai Lắp ráp đúng kỹ thuật
Bánh bị nứt vỡ Va đập Thay mới
Rãnh bị mòn Ma sát Cạo và hàn đắp, tạo rãnh
mới
Gây tiếng ồn Ma sát, lắp sai Tra nhớt
Quá nhiệt Ma sát Tra nhớt

122
11.11.6 Một số yêu cầu bảo dưỡng
Các cơ cấu khóa lẫn đơn giản nhưng rất quan trọng. Nếu chúng
hư hỏng trong làm việc sẽ xảy ra sự cố ngay. Vì vậy phải xem xét cơ cấu
này thường xuyên. Khi điều khiển thấy bất thường thì phải kiểm tra
- Những chi tiết bị nứt, mòn gãy phải thay thế bằng các chi tiết dự
trữ ngay.
- Khi sử dụng máy thì nhất thiết là không động vào bất cứ cơ cấu
hay bộ phận truyền động nào bên trong máy.
- khóa lẫn đã dừng hẳn (máy được ngắt điện hoàn toàn) và phải
treo bảng cảnh báo đang sửa chữa.
- Cần phải có dụng cụ che chắn cơ cấu khóa lẫn để cơ cấu làm
việc được lâu hơn và an toàn cho người sử dụng.
11.12 CƠ CẤU HẠN CHẾ HÀNH TRÌNH
11.12.1 Khái niệm
Là loại cơ cấu
thường dùng để ngắt
chuyển động. Cơ cấu hạn
chế hành trình thường
được dùng ở những xích
động có các khâu chuyển
động tịnh tiến. Nó gồm
các cữ tỳ và bộ ngắt
chuyển động bằng cơ khí,
điện hoặc thủy lực.
Các loại cơ cấu hạn Hình 11.31. Cơ cấu hạn chế hành trình
chế hành trình được dùng
vào hai công dụng:
- Tự động dừng bộ phận công tác tại các vị trí đã được định trước.
- Tự động ngắt xích động khi quá tải.
11.12.2 Bảng tổng hợp sửa chữa cơ cấu điều chỉnh hành trình
Hư hỏng Nguyên nhân Cách sửa chữa
Cơ cấu làm việc Cữ tỳ bắt không chặt Bắt chặt cữ tỳ, nếu cần
không chính xác, nên khi vấu của bộ thì sửa chữa hoặc thay.
không hạn chế đúng phận công tác đập vào
hành trình yêu cầu. thì bị xê dịch.

123
Hư hỏng Nguyên nhân Cách sửa chữa
Chi tiết của cơ cấu làm 1. Lò xo được điều 1. Điều chỉnh lại lực
nhiệm vụ tự động ngắt chỉnh ứng với momen căng lò xo
xích động khi quá tải xoắn quá lớn, Tháo cơ cấu, lấy vật lạ
bị phá hủy trước khi 2. Có vật lạ lọt vào cơ ra và đề phòng những
cơ cấu tác động. cấu ở chỗ khớp ly hợp. vật lạ khác rơi vào
Cơ cấu hạn chế hành 1. Lò xo yếu 1. Điều chỉnh lò xo.
trình có cữ tỳ quay, 2. Mòn ren của vít 2. Sửa chữa hoặc thay
nhiều vị trí làm việc hãm hoặc cữ tỳ các chi tiết của mối
không chính xác. ghép ren.
3. Nam châm điện hút
yếu (nếu là loại điều 3. Cuốn lại cuộn dây
khiển bằng điện) nam châm
4. Bộ phận thủy lực 4. Điều chỉnh van tiết
không đủ áp lực làm lưu.
việc
Cơ cấu tác động non 1. Lò xo yếu quá 1. Điều chỉnh lực căng
2. Mòn vấu khớp ly lò xo hoặc thay lò xo.
hợp Sửa chữa hoặc thay
vấu của ly hợp.

11.13 CƠ CẤU PHANH (HÃM)


11.13.1 Khái niệm
Hệ thống phanh hay còn gọi
là cơ cấu hãm là bộ phận không thể
thiếu trên các loại xe cũng như hệ
thống nâng hạ vật, bên cạnh đó hệ
thống phanh còn có trên các máy
công cụ như máy bào, máy tiện…
 Hệ thống phanh dùng để Hình 11.32. Phanh cho ô tô
giảm tốc độ ô tô cho đến khi dừng
hẳn đến một tốc độ cần thiết nào đấy. Ngoài ra hệ thống phanh còn giữ ô
tô đứng yên trên các đoạn đường dốc, đồi núi.
 Hệ thống phanh gồm có cơ cấu phanh để hãm trực tiếp tốc độ
góc của bánh xe hoặc một trục nào đấy của hệ thống truyền lực và truyền
động phanh để dẫn động các cơ cấu phanh.

124
Hình 11.33. Hệ thống phanh Hình 11.34. Cơ cấu phanh
11.13.2 Cấu tạo chung
- Hệ thống phanh gồm phanh chính và phanh phụ (phanh truyền
lực hay còn gọi là phanh tay).
- Phanh chính và phanh phụ có thể có cơ cấu phanh và truyền
động phanh an toàn riêng rẽ hoặc có chung cơ cấu phanh nhưng truyền
động hoàn toàn riêng rẽ. Chuyển động phanh phụ thường dùng cơ.
- Phanh chính thường dùng truyền động loại thủy lực gọi là phanh
dầu hoặc truyền động loại khí nén gọi là phanh khí. Khi dùng phanh dầu
thì lực tác dụng lên bàn đạp sẽ lớn hơn phanh khí vì lực này là để sinh ra
áp suất của dầu trong buồng chứa dầu của hệ thống phanh, vì vậy phanh
dầu dùng ở ôtô du lịch loại nhỏ, vận tải nhỏ, trung bình.
11.13.3 Phân loại
 Phanh thủy lực (phanh dầu)
Sơ đồ hệ thống phanh dầu gồm hai phần chính, truyền động phanh
và cơ cấu phanh.
1.Bàn đạp
2. Xi lanh
3. Bồn chứa dầu
4. Ống dẫn dầu
5. Piston
6. Má phanh
7. Trống phanh Hình 11.35. Hệ thống phanh thủy lực

125
Nguyên lý hoạt động
Khi tác dụng vào bàn đạp số 1 một lực, qua hệ thống đòn bẩy sẽ
đẩy piston số 2 và do đó, dầu bị ép và sinh ra áp suất cao và trong đường
ống dấn số 4 dẫn dầu áp suất cao tới piston số 5, hai piston này sẽ thắng
lực lò xo sẽ đẩy hai má phanh số 6 ép sát lên trống phanh. Trống phanh
được gắn trên bánh xe nên dừng bánh xe lại. Còn khi nhả bàn đạp, đồng
nghĩa với việc dừng phanh, hai lò xo sẽ kéo hai má phanh số 6 về vị trí
ban đầu, cùng là lúc dầu bị ép ngược lại về bầu chứa dầu 3.
 Phanh khí nén
1. Máy nén khí
2. Van điều chỉnh áp suất
3. Đồng hồ áp lực
4. Van an toàn
5. 8. Bình khí nén
6. Van tách hơi
7. Van xả
9. 16. Buồng hơi
hãm
10. 15. Ống mềm
11. 17. Guốc phanh
12. van phân phối
(van điều khiển)
13. Ống dẫn Hình 11.36. Hệ thống phanh khí nén
14. Bàn đạp phanh
Nguyên lý hoạt động
Máy nén khí được dẫn từ trục khuỷu động cơ, khi động cơ làm
việc, máy nén khí nén không khí vào các bình chứa 5 và 8. Van điều
chỉnh suất 2 giữ áp suất của khí nén trong bình chứa ở mức độ quy định.
Khi đạp bàn đạp phanh khí nén từ bình chứa qua van phân phối 12
tới buồng hơi giảm 6 và 9 của các bánh xe, khí nén ép màng, đẩy cần đẩy
và cần hãm làm trục quả đào quay, đẩy má phanh ra áp chặt với tang
trống phanh xe để hãm bánh xe.

126
Khi nhả bàn đạp, van phân phối đóng kín đường khí nén của bình
chứa đồng thời mở cho khí nén từ các buồng hơi hãm thoát ra ngoài, lò
xo kéo má phanh ra khỏi tang trống. Quá trình phanh kết thúc.
 Phanh cơ khí
1. Tay phanh
2. Thanh dẫn
3. Con lăn dây cáp
4. Dây cáp
5. Trục
6. Thanh kéo
7. Thanh cân bằng
8. 9. Dây cáp dẫn động phanh
10. Giá
11. 13. Mâm phanh
12. Xi lanh bánh xe
1
11
3
2 9

5
4 12 13
7 10

6 8

Hình 11.37. Cơ cấu dẫn động cơ khí bằng dây cáp

Nguyên lý hoạt động


Khi tay phanh kéo ra phía sau, làm con lăn dây cáp lăn theo, kéo
dây cáp 4, làm thanh kéo chuyển động quanh trục số 5. Có nghĩa là khi
đó kéo theo hai dây cáp dẫn động phanh 8 và 9 về phía trước làm xilanh
phanh bánh 12 đẩy ra mâm phanh ra tì vào bánh xe.
127
11.13.4 Bảng tổng hợp sửa chữa cơ cấu phanh (hãm)
 Phanh thủy lực
Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Đường ống rạn nứt, Do ma sát, nhiệt độ Thay hệ thống ống mới,
có lỗ châm kim cao cùng loại vật liệu, tránh
nhiệt, tránh cọ xát
Đầu nối hư ren Ren dùng lâu ngày Thay đầu nối mới
Bể đầu nối, xì dầu
Dòng chảy bị hạn Ống bị xoắn Tránh bẻ gấp khúc, vặn
chế làm phanh ống
không theo ý muốn
Má phanh bị mòn Ma sát Thay mới
Gãy lò xo Lò xo lâu ngày hoạt Thay mới
động liên tục, vật liệu
không đúng
Bầu chứa dầu bị Va đập, ma sát Hàn lại khi bị nhẹ, nặng
thủng nên thay mới
Má phanh bị mòn Ma sát Đắp lại hoặc thay mới
Chảy dầu phanh Các lò xo bị dãn, bị Thay cuppen
gãy phớt, cuppen xi Hàn các đường ống
lanh bị hỏng
Phanh bị kẹt Hành trình tự do bàn Sửa chữa lò xo hồi vị
đạp quá nhỏ, Thay guốc
Áp suất dư trong bình Thay lò xo mới
dầu quá lớn, Kiểm tra lại cơ cấu điều
Cơ cấu tự động điều chỉnh hành trình
chỉnh phanh hỏng
 Phanh khí nén
Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Ống dẫn bị thủng Va chạm, để trong môi Thay đoạn bị thủng
trường nóng dễ chảy
Bộ lọc khí bị hư Lâu ngày, bộ lọc lắp Kiểm tra và bảo trì đúng
sai, bảo trì không quy cách
thích hợp
Đồng hồ báo áp lực Lò xo yếu, kẹt kim chỉ Kiểm tra và thay thế nếu
128
Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
bị hư thị không sửa lại được
Van điều chỉnh áp Lò xo nén bị kẹt Thay lò xo mới
suất không làm việc
hoặc làm việc không
đúng
Guốc phanh bị mòn Ma sát Đắp lại hoặc thay mới
Van điều khiển hoạt Trong van có bụi Làm sạch van
động chậm chạp
Một trong các van bị Vòng bị mòn, các đĩa Thay thế các vòng, đĩa
rò khí van bị mòn

 Phanh cơ khí
Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Mòn con lăn dây cáp Ma sát Thay mới
Đứt dây cáp Ma sát, độ bền dây Thay mới
cáp không tốt
Mòn má phanh Ma sát Đắp lại, thay mới

11.13.5 Quy trình kiểm tra phanh


- Nhấn và nhả bàn đạp vài lần, bàn đạp phanh phải có hành trình
tự do 1.5 – 3 mm trước khi ăn khớp vào piston, sau đó bàn đạp phanh
phải chuyển động êm dịu.
- Nhấn bàn đạp phanh, lực cản trên của bàn đạp phanh phải không
quá nhẹ và bàn đạp phanh phải dùng lại ít nhất khoảng một phần hai hành
trình có thể.
- Nhấn bàn đạp với áp lực vừa phải, áp lực trong 15 s, đảm bảo nó
không bị chìm xuống tới sàn xe.
- Nhấn và nhả bàn đạp phanh vài lần với áp lực khác nhau và
quan sát đèn cảnh báo phanh trên bảng đồng hồ.
- Kiểm tra sự rò rỉ bên ngoài của xi lanh chính tại các vị trí lắp
ống.
- Tháo nắp bình chứa, chú ý tình trạng của màng và bảo đảm rằng
lỗ thông hơi trên nắp bình chứa không bị bịt kín.
129
- Kiểm tra mức dầu phanh phải ở vạch quy định ghi trên bình chứa.
- Kiểm tra các đường ống chân không, các van một chiều, các
đường ống thủy lực, các đầu nối điện.

11.14 KHỚP NỐI


11.14.1 Khái niệm
Khớp nối là chi tiết máy được tiêu chuẩn hóa tương đối cao. Được
dùng để liên kết các trục với nhau, làm nhiệm vụ truyền chuyển động
giữa hai trục. Ví dụ như truyền chuyển động giữa hai trục động cơ và
trục của hộp giảm tốc, hoặc nối các trục ngắn thành một trục dài. Ngoài
ra khớp nối có tác dụng đóng mở các cơ cấu, ngăn ngừa quá tải, giảm tải
trọng động, bù sai lệch của các trục.
11.14.2 Phân loại
Theo công dụng có thể chia khớp nối ra làm ba loại.
- Nối trục: được dùng để nối cố định các trục chỉ khi nào dừng
máy, tháo nối trục thì các trục mới rời nhau nối trục lại được chia ra các
loại: nối trục chặt , nối trục bù và nối trục đàn hồi.
- Ly hợp: có nhiệm vụ nối hoặc tách rời các trục hoặc các chi tiết
quay khác trong bất kỳ lúc nào, theo nguyên lý làm việc có thể chia ly
hợp ra làm ba loại: ly hợp ăn khớp, ly hợp ma sát và ly hợp điện từ
- Ly hợp tự động: có nhiệm vụ tự động nối hoặc tách các trục, có
thể chia ly hợp ra: Ly hợp an toàn, Ly hợp ly tâm và ly hợp một chiều.
11.14.3 Các dạng hư hỏng, nguyên
nhân và cách khắc phục của khớp
nối trục
a. Nối trục ống: Là một ống
bằng thép hoặc gang, lồng vào đoạn
cuối của 2 trục và được ghép với trục
Hình 11.38. Khớp nối trục ống
bằng chốt, vít hãm, then hoặc then
hoa… Và đòi hỏi độ đồng trục cao.
Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Mòn hay đứt chốt Do quá tải hoặc tải Thay mới
côn trọng va đập
Chờn vít hãm Làm việc lâu ngày Thay mới

130
Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Chèn dập then và Do quá tải hoặc tải Thay mới
rãnh trục trọng va đập
Nứt chân rãnh then Do dịch chuyển dọc Thay mới
trục lớn

b. Nối trục đĩa: Gồm 2 đĩa lắp


lên đoạn cuối mỗi trục bằng mối ghép
then và độ dôi, sử dụng bulông để ghép
2 đĩa với nhau có khe hở hoặc không có
khe hở

Hình 11.39. Khớp nối trục đĩa

Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục


Bulông bị cắt đứt Do quá tải hoặc tải Thay bulông mới
hoặc bị uốn cong trọng va đập
Lỗ lắp bulông bị mòn Do độ đảo trục, Nếu lỗ bulông bị rộng thì
hay bị toét không đồng trục. ta doa lại lỗ lắp bulông.
c. Nối trục chữ thập (cơ cấu
Oldham): Bù được sai lệch hướng
tâm, sai lệch dọc trục và sai lệch góc.
Phổ biến nhất là nối trục đĩa - vấu.

Hình 11.40. Khớp nối chữ thập

Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục


Vấu và rãnh bị mòn Do quá tải hoặc tải Nhẹ dũa lại, nếu nặng, gia
trọng va đập công rãnh, thay đĩa giữa
Khi đảo chiều có Lắp ráp không tốt. Kiểm tra độ ăn khớp.
tiếng va đập, thậm Quá trình bảo trì Có chế độ bảo trì hợp lý.
chí trật khớp không tốt

131
d. Nối trục bản lề (Cơ cấu
cardan): Dùng để nối các trục có
độ nghiêng tương đối đến 250 và có
thể thay đổi góc nghiêng ngay khi
nối trục đang hoạt động.

Hình 11.41. Khớp nối trục bản lề

Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục


Chốt trụ bị gãy, Do tỷ số truyền thay Thay chốt, nếu mòn thì tốt
mòn… dập chạc chữ đổi tức thời của nối hơn là bôi trơn.
thập trục Nếu nặng thì ta thay mới
e. Nối trục đàn hồi: Nối
trục đàn hồi gồm 2 nữa nối trục
lắp cố định với 2 trục và nhờ bộ
phận để ghép 2 nối trục với nhau.
Nối trục đàn hồi được dùng trong
các hệ thống dẫn động đảo chiều.
Trong nhiều trường hợp nối trục
đàn hồi làm tăng tuổi thọ cơ cấu Hình 11.42. Khớp nối trục đàn hồi
chịu tác động tải trọng động lên
nhiều lần. Ngoài khả năng bù được các sai lệch của trục nhờ biến dạng
của chi tiết đàn hồi và còn có khả năng:
+ Giảm va đập và chấn động
+ Đề phòng được cộng hưởng do dao động xoắn gây nên.
Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Các đệm cao su mòn, Làm việc với tải Thay đệm cao su mới
bị lão hóa trọng lớn
Các lỗ lắp chốt mòn Làm việc dọc trục Doa lỗ côn và thay chốt.
Khi mở, tắt máy có Lỏng đai kẹp chặt Lỗ côn và chốt chưa hỏng,
tiếng kêu do va đập chốt côn. siết lại đai ốc.
f. Ly hợp vấu: gồm hai nửa ly hợp 1
và 2 có vấu 4 ở mặt bên, một nửa ly hợp
được lắp cố định với một trục, nửa kia lắp
trên đoạn cuối của trục thứ hai bằng then,
bằng dẫn hướng hoặc then hoa
Hình 11.43. Ly hợp
132
vấu
Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Mòn vấu; nứt, mẻ, Do va dập khi đóng Đảm bảo lắp ráp ly hợp ăn
gãy vấu mở ly hợp. khớp được êm, nhẹ nhàng
Do áp suất, ly hợp không tạo ra áp suất lớn
không ăn khớp tốt

g. Ly hợp ma sát: Truyền momen


xoắn nhờ ma sát do ép các bề mặt. Khi
đóng ly hợp momen xoắn sẽ tăng dần tùy
theo độ tăng của lực ép, có thể đóng ly hợp
với bất kỳ chênh lệch nào của vận tốc hai
trục. Ly hợp đóng, mở êm với vận tốc bất
kỳ và có thể điều chỉnh thời gian đóng ly
hợp, không có hiện tượng va đập khi mở
Hình 11.44. Ly hợp ma sát
máy.
Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Đĩa ma sát nóng quá, Khe hở giữa các đĩa Điều chỉnh khe hở trong
không nhả được ly ma sát quá nhỏ. dầu 0,2-0,3 mm; môi
hợp hoàn toàn. trường khô 0,5-1 mm.
Ly hợp đóng, mở Mòn các đĩa ma sát Nếu mòn thì ta thay mới
không êm bằng vật liệu tốt hơn

Hình 11.45. Ly hợp vấu an toàn Hình 11.46. Ly hợp bi an toàn


h. Ly hợp an toàn
Các dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Không truyền - Lò xo quá yếu. - Thay lò xo mới.
được momen xoắn. Điều chỉnh quá mức - Điều chỉnh lại đúng
Ly hợp không làm mất tác dụng an toàn. yêu cầu kỹ thuật.
đúng nhiệm vụ an toàn
khi quá tải.

133
CÂU HỎI ÔN TẬP
 Bộ truyền bánh răng trụ
1. Hãy trình bày các loại cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển
động quay?
2. Bộ truyền bánh răng trụ thường được sử dụng khi nào?
3. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
của bộ truyền bánh răng trụ?
 Bộ truyền trục vít – bánh vít
1. Nêu các dạng truyền động nên dùng bộ truyền trục vít – bánh vít?
2. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
của bộ truyền bánh vít - trục vít.
 Bộ truyền đai
1. Hãy phân loại các bộ truyền đai và công dụng của từng loại.
2. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
của bộ truyền đai.
 Bộ truyền xích
1. Nêu các dạng truyền động nên dùng bộ truyền xích.
2. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
của bộ truyền xích.
 Bộ truyền vít me – đai ốc
1. So sánh sự khác nhau và giống nhau của bộ truyền vít me – đai ốc
thông thường và vít me - bi.
2. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
của bộ truyền vít me – đai ốc
 Bộ truyền trục khuỷu thanh truyền
1. Nêu các dạng truyền động dùng bộ truyền trục khuỷu thanh truyền?
2. Trình bày dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục của
bộ truyền trục khuỷu thanh truyền.
 Các cơ cấu cam
1. Hãy trình bày các loại bộ truyền cam mà bạn biết.
2. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
của bộ truyền cam.
134
 Bộ truyền culit
1. Hãy trình bày các loại cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển
động tịnh tiến?
2. Nêu các dạng truyền động nên dùng bộ truyền culit.
3. So sánh công dụng của cơ cấu culit lắc và culit quay.
3. Hãy trình bày các tháo lắp cơ cấu culit lắc trên máy bào.
 Cơ cấu điều chỉnh vô cấp thông dụng
1. Nêu các dạng truyền động nên dùng cơ cấu điều chỉnh vô cấp?
2. Hãy so sánh các cơ cấu truyền động vô cấp mà bạn biết.
3. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
của cơ cấu điều chỉnh vô cấp.
 Cơ cấu điều khiển
1. Cơ cấu điều khiển dùng để làm gì? Có bao nhiêu loại?
2. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
của bộ truyền cơ cấu điều khiển.
 Cơ cấu khóa lẫn
1. Hãy giải thích và so sánh các loại cơ cấu khóa lẫn.
2. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
của cơ cấu khóa lẫn.
 Cơ cấu điều chỉnh hành trình
1. Hãy giải thích và so sánh các loại cơ cấu điều chỉnh hành trình.
2. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
của cơ cấu điều chỉnh hành trình.
 Cơ cấu phanh (hãm)
1. Hãy giải thích và so sánh các dạng cơ cấu phanh (hãm).
2. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
của cơ cấu phanh (hãm).
 Các loại khớp nối trục
1. Hãy giải thích và so sánh các loại khớp nối trục.
2. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
của các loại khớp nối.

135
Bài 6: SỬA CHỮA CÁC LOẠI VAN KHÍ NÉN

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) bài học này, sinh viên sẽ:
- Phân biệt được các loại van trong hệ thống khí nén
- Trình bày được công dụng của các loại van
- Trình bày được dạng hư hỏng nguyên nhân và các biện pháp khắc
phục của các loại van
- Lựa chọn được quy trình sửa chữa van phù hợp với yêu cầu

Van là một loại thiết bị nhận lệnh điều khiển bên ngoài (có thể
bằng cơ khí, bằng tín hiệu khí nén hoặc bằng điện) để xả ra, làm ngưng
lại, hoặc đổi hướng dòng lưu chất đi xuyên qua nó.

12.1 BỘ LỌC KHÍ VÀ VAN ĐIỀU ÁP


12.1.1 Cấu tạo
Phần tử và tên gọi: Vít điều chỉnh
(1); Đai ốc lục giác (2); Nắp che (6);
Mâm ép (7); Lò xo nén (8); Đệm kín
bằng phíp (9); Màng (10); Thân van (12);
Vòng chữ O (13); Chi tiết làm kín hình
côn (15); Lò xo nén (16); Chi tiết có ren
(17); Tấm xoắn (18); Chi tiết hình côn
(19); Lọc khí (20); Đệm kín bằng cao su
(21); Vòng chặn (22); Vòng chữ O (23);
Tấm ngăn (24); Thanh nối (25); Đai ốc
khoá (26); Chén lọc (27); Vòng chữ O
(28); Van xả (29); Vít (núm vặn) (30).
12.1.2 Nguyên lý hoạt động của bộ lọc
khí và van điều áp
Khí nén được dẫn vào bộ lọc từ
đường nối ống vào cổng P1. Tấm xoắn
(18) làm cho dòng khí chuyển động xoắn
lốc. Do chuyển động xoáy lốc này các Hình 12.1. Cấu tạo bộ lọc
hạt bụi và nước sẽ bị tác dụng của lực ly khí và van điều áp

136
tâm chuyển động ra hướng ngoài đập vào thành trong của chén lọc và
chảy xuống đáy chén lọc. Không khí chảy qua bộ lọc khí (20), ở đó,
chúng được lọc lại một lần nữa trước khi chảy đến bộ điều tiết áp suất.
Chất ngưng tụ được xả ra ngoài thông qua van xả (29), dựa vào
màng dịch chỉnh (10) bằng việc xoay vít điều chỉnh (1) chi tiết làm kín
nửa hình côn (15) sẽ cho phép nhiều hay ít khí nén ra cổng P2.
12.1.3 Quy trình tháo van
Bước 1: Dùng chìa khoá tháo đai ốc lục giác (2), tháo vít điều
chỉnh (1) cùng với đai ốc (2) Bước 2: tháo nắp che (4) ra bằng kềm, lấy
mâm ép (5) và lò xo (6) ra ngoài.
Bước 3: Dùng nhíp tháo nệm kín fibre và màng (10) ra.
Bước 4: Dùng chìa khoá vặn ốc (11) và tháo đo áp (14) ra ngoài.
Bước 5: Vặn vít (núm vặn) (30) ra ngoài.
Bước 6: Dùng chìa khoá tháo van xả (29) ra và chén lọc (27).
Bước 7: Gỡ đai ốc khoá (26) lấy tấm ngăn (24) ra.
Bước 8: Gỡ lần lượt các chi tiết vòng chữ O (23), vòng chặn (22),
đệm kín bằng cao su (21)
Bước 9: Dùng kềm bóp nhẹ để gỡ chi tiết số (17) ra, gỡ lò xo nén
(16).
12.1.4 Quy trình bảo dưỡng
Bước 1: Sắp xếp các chi tiết tháo ra từ trên xuống dưới giống như
trong bản vẽ cấu tạo, đánh số nếu cần thiết.
Bước 2: Rửa lần lượt các chi tiết trong dầu (không ngâm vòng
đệm).
Bước 3: Xả chất cặn trong chén lọc có thể dùng hệ thống xả tự
động, và rửa lại trong dầu.
Đối với các chi tiết có thể bị mài mòn như: vòng đệm kín fibre (9),
màng (10), vòng chữ O (13, 23, 28), bộ lọc (20), đệm kín bằng cao su
(21), phải có lịch bảo trì định kỳ, tiến hành thay thế chi tiết bị mài mòn.
12.1.5 Kiểm tra:
- Thường xuyên kiểm tra mức nước trong chén lọc.
- Kiểm tra áp suất đặt vào van điều áp không quá 1600 kPa.

137
12.1.6 Dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Bộ lọc khí không Bộ lọc bị lắp sai. Lắp bộ lọc theo đúng
tách được bụi và Mức chất cặn trong chiều dòng chảy quy định.
nước. Chất lượng chén lọc cao vượt qua Xả chất cặn lắp bộ phận
khí nén không đảm dấu ghi cho phép. xả tự động.
bảo.
Không khí thoát Bộ điều áp bị lắp Lắp lại bộ điều áp cho
vào khí quyển ở ngược chiều. đúng.
van điều áp. Công việc bảo trì
không thích hợp.
Lắp đặt và nối ghép
không đúng quy cách.

12.2 VAN XẢ KHÍ NHANH


12.2.1 Cấu tạo
Phần tử và tên gọi:
Phần thân van phía trên (1);
Vòng bít dạng chén (2); Ống
chữ O (3); Phần thân van phía
dưới (4); Vít đầu chìm có lỗ
lục giác (5).
12.2.2 Nguyên lý hoạt động
Khi không khí nén được
cung cấp qua cổng P, vòng bít Hình 12.2. Cấu tạo van xả khí nhanh
(2) sẽ đóng cổng ra R, không
khí chảy từ P đến A. khi kỳ thoát diễn ra vòng bít (2) đóng cổng P, không
khí chảy từ A đến R.
12.2.3 Quy trình tháo
Bước 1: Dùng lục giác tháo các vít đầu chìm ra.
Bước 2: Tháo rời hai phần thân van trên (1) và dưới (4).
Bước 3: Lấy ống chữ O (3), và vòng bít dạng chén.
12.2.4 Quy trình bảo dưỡng
Đối với các chi tiết dễ bị mài mòn: vòng bít (2), vòng chữ O (3) ta
thực hiện bảo dưỡng định kỳ và thay mới các chi tiết bị mòn.
138
12.2.5 Quy trình kiểm tra
- Kiểm tra việc đấu nối đường ống vào van có đúng yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra hoạt động của van xả khí nhanh.
Bước Hoạt động Ghi chú
1. Lắp van vào hệ thống. Hệ thống ở trình
trạng không áp suất.
2. Kiểm tra việc đấu nối các đường ống vào Theo chỉ dẫn của
các cổng van có đúng hay không nhà sản xuất
3. Tăng từ từ dòng khí nén cung cấp cho các Quan sát toàn bộ hệ
van. Tăng dần áp suất dòng khí nén, theo thống xem có trục
dõi hoạt động của van, ghi lại những sự trặc gì không.
cố xảy ra.

12.2.6 Dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục


Hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Không khí thoát vào khí - Đường ống khí - Đổi chỗ các đường ống
quyển từ cổng R của van. nén nối sai. nối tới cổng P và cổng
- Vòng bít dạng R.
chén (2) bị rò. - Thay mới.
Không khí thoát ra ở giữa Vòng chữ O (3) Thay vòng chữ O.
phần thân van trên (1) và bị hỏng.
phần thân van dưới (4).

12.3 VAN ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG MỘT CHIỀU


12.3.1 Cấu tạo
Phần tử và tên gọi: Vít điều chỉnh
(1); Đai ốc lục giác (2); Vòng chữ O (3);
Nối ghép có ren (4); Vòng chữ O (5);
Ống bán nguyệt (6); Lò xo nén (7);
Vòng (8); Vành đĩa (9); Ống lót lỗ phun
(10); Thân van (11).

Hình 12.3. Cấu tạo van điều


khiển lưu lượng một chiều

139
12.3.2 Nguyên lý hoạt động của van điều khiển lưu lượng một chiều
Không khí được cung cấp đến van thông qua cổng Pinlet. Vành đĩa
(9) đóng đường dẫn khí chính. Không khí chảy qua khe hở nhỏ giữa vít
điều chỉnh (1) và ống lót (10) tới cổng Poutlet. Có thể tăng giảm khe hở
hình vành khuyên bằng cách điều chỉnh vít (1).
12.3.3 Quy trình tháo
Bước 1: Dùng chìa khoá nới lỏng đai ốc lục giác (2).
Bước 2: Tháo vít điều chỉnh (1) cùng đai ốc lục giác (2) ra ngoài.
lấy vòng chữ O (3) ra.
Bước 3: Kẹp phần thân van (11) bằng eto, dùng molette răng tháo
phần ống có ren (4) ra khỏi thân van (11).
Bước 4: Tháo vòng chữ O (5) và vòng bán nguyệt (6) ra.
Bước 5: Dùng nhíp gắp lò xo (7), vòng (8) và vành đĩa (9) rời nhau.
Bước 6: Dùng kềm mỏ nhọn gắp ống lót phun ra ngoài.
12.3.4 Quy trình bảo dưỡng
Bảo dưỡng định kỳ với các chi tiết thường xuyên bị mài mòn,
vòng chữ O (3), (5), vành đĩa (9). nếu có bụi trong ống lót lỗ phun (10)
thì vít điều chỉnh (1) không có tác dụng, van bị đóng kín hoàn toàn.
Bước 1: Tháo các chi tiết, sắp xếp theo thứ tự, đánh số nếu cần thiết.
Bước 2: Rửa sạch các chi tiết trong dầu bôi trơn, lau sạch đặc biệt
là ống lót lỗ phun (10). Dùng dòng khí làm thông lỗ phun.
12.3.5 Quy trình kiểm tra
- Kiểm tra việc lắp đường ống tới van có đúng yêu cầu kỹ thuật
không.
- Nếu nối ống làm việc tới Poutlet thì không khí sẽ ra Pinlet khi
đó không thể điều chỉnh tốc độ.
12.3.6 Dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Khi vít điều chỉnh - Lò xo nén (7) bị kẹt - Thay lò xo mới hoặc
đóng vẫn có hoặc bị lắp sai. lắp lại cho đúng.
không khí đi qua - Vít điều chỉnh bị hỏng - Thay vít điều chỉnh.
van. - Vành đĩa (9) bị hỏng. - Thay vành đĩa mới.
Van có tiếng ồn. - Vành đĩa (9) bị hỏng. Thay vành đĩa mới.
140
12.4 VAN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG BẰNG TÍN HIỆU KHÍ NÉN
12.4.1 Cấu tạo của van điều
khiển hoạt động bằng tín 1
hiệu khí nén
Các phần tử và tên gọi:
Vít đầu chìm có lỗ lục giác (1);
Phần vỏ phía trên (2); Vòng
chữ O (3); Vòng (4); Ống trượt
(5); Lò xo nén (6); Lò xo nén
(7); Vòng chữ O (8); Ống đệm
(9); Vòng (10); Phần vỏ phía
dưới (11); Đĩa van (12); Lò xo
nén (13); Nút đậy có ren (14);
Ống lót (15); Vòng chữ O (16);
Lò xo nén (17); Đĩa van (18);
Vòng đệm (19); Xi lanh (20);
Ống trượt (21). Hình 12.4. Cấu tạo van điều khiển

12.4.2 Nguyên lý hoạt động


Đây là van 4/2 với áp suất đặt vào một phía. Nếu đặt tín hiệu điều
khiển vào cổng Z của van, không khí sẽ đặt vào cả (2) ống trượt (5) và
(21). Ống trượt (5) và van đĩa (18) sẽ đóng tất cả các đường rãnh trong
một thời gian ngắn. Van mở áp suất đặt vào các lò xo (13) khi đó cổng P
được nối với cổng A và cổng B được nối với cổng R. Khi ngắt tín hiệu
điều khiển ở Z, các lò xo (13) sẽ chuyển mạch van trở về vị trí ban đầu.
12.4.3 Quy trình tháo van
Bước 1: Dùng lục giác tháo các vít đầu chìm (1).
Bước 2: Tháo theo thứ tự lò xo (7), (6), lấy ống trượt (5) ra, gỡ
vòng (4) và vòng chữ O trên thân (2) ra.
Bước 3: Tháo xi lanh (20) ra rồi tháo vòng đệm (9) và vòng (10) ra.
Bước 4: Ở phía bên cạnh ta cũng tháo ống trượt (21) ra, lấy chi tiết
(3), (4) trên thân (2) ra.
Bước 5: Tháo lần lượt là vòng chữ O (8), vòng đệm (19), đĩa van
(18) lấy lò xo nén (17) ra.
Bước 6: Trên phần thân phía dưới tháo lần lượt, dùng kềm tháo nắp
đậy có ren (14), lấy vòng chữ O (8) ra. Lấy lò xo nén (13) và đĩa van (12) ra.
Bước 7: Phía bên cạnh tháo ống lót (15) và vòng chữ O (16) ra.

141
12.4.4 Bảo dưỡng
Các chi tiết bị mài mòn cần được bảo dưỡng định kỳ: vòng chữ O
(3), vòng (4), lò xo nén (6), (7), vòng chữ O (8), vòng (10), đĩa van (12),
lò xo nén (13), vòng chữ O (16), lò xo nén (17), đĩa van (18), vòng đệm
(19). Ta tiến hành thay thế mới các chi tiết bị mài mòn.
Sự nhiễm bẩn: nếu không khí có bụi bẩn các vòng (4) sẽ bị kẹt van
hoạt động chậm chạp, làm cho các đĩa van không đóng kín. Ta tiến hành
tháo rời các chi tiết, rửa trong dầu và lau sạch đặc biệt là các chi tiết có
khả năng bị nhiễm bẩn cao.
12.4.5 Quy trình kiểm tra
Bước 1: Tiến hành lắp van vào trong hệ thống, chú ý cách ly với
nguồn cung cấp.
Bước 2: Kiểm tra việc nối cổng van vào đường ống có đúng hay
không.
Bước 3: Đấu nối với nguồn cung cấp khí nén.
Bước 4: Tăng từ từ tín hiệu khí nén, điều chỉnh áp suất qua bộ điều
khí và van giảm áp.
Bước 5: Quan sát hoạt động, ghi lại những sai hỏng của van.
12.4.6 Dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Van làm việc Trong van có bụi bẩn đặc Thay vòng (10).
chậm chạp. biệt là ở vòng (10). Làm sạch van.
Van không Áp suất điều khiển qua Chỉnh áp suất ở bộ điều
chuyển mạch thấp áp cho thích hợp.
đúng. Cả hai vòng (4) bị hỏng. Thay thế các vòng (4).
Van bị rò. Vòng (10) bị hỏng, các đĩa Thay thế các chi tiết bị
van (12), (18) bị mòn. hỏng.

12.5 VAN SOLENOID THƯỜNG MỞ


12.5.1 Cấu tạo
Phần tử và tên gọi: Đai ốc lục giác (1); Đệm lò xo (2); Cuộn dây
(3); Nắp đậy (4); Ống của phần ứng (5); Lò xo nén (6); Phần ứng (7); Vỏ
(8); Lỗ phun (9)

142
Hình 12.5. Cấu tạo van solenoid thường mở
12.5.2 Nguyên lý hoạt động của van
Đây là van 3/2 hoạt động được điều khiển bằng van solenoid trở về
vị trí ban đầu nhờ lò xo, không khí nén được đưa vào cổng P. Khi cuộn
solenoid được nối với nguồn, phần ứng (7) sẽ được nâng lên khỏi lỗ phun
(9). Vì vậy thông qua lỗ phun (9) dòng khí nén sẽ chảy từ cổng P đến
cổng A’ khi cắt nguồn điện nối tới cuộn dây, lò xo nén (6) sẽ đẩy rotor
(7) tì vào lỗ phun (9). Đường rãnh từ P tới A bị đóng kín, không khí thoát
từ A đến R.
12.5.3 Quy trình tháo
Bước 1: Dùng chìa khoá tháo đai ốc (1), lấy đệm lò xo (2), cuộn
dây (3) và nắp đậy (4) ra.
Bước 2: Dùng chìa khoá tháo ống phần ứng (5) ra khỏi vỏ (8).
Bước 3: Dùng kềm mỏ nhọn lấy phần ứng (7) ra và lò xo (6) ra.
12.5.3 Quy trình bảo dưỡng
Các chi tiết bị mài mòn trong quá trình hoạt động phải tiến hành
bảo trì định kỳ: lò xo nén (6) và phần ứng (7). Nếu không khí nén chứa
nhiều bụi, lỗ (9) có thể bị nghẹt khi đó sự chuyển mạch sẽ không xảy ra.
Ta tiến hành bảo dưỡng theo các bước sau đây:
Bước 1: Tháo các chi tiết sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới,
hoặc đánh số nếu cần thiết.
Bước 2: Làm sạch các chi tiết dưới dòng khí nén.
Bước 3: Đem phần vỏ (8) rửa sạch trong dầu, dùng khí thông sạch
chất bẩn trong lỗ (9).
Bước 4: Lắp lại các bộ phận theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
143
12.5.5 Quy trình kiểm tra
Bước 1: Lắp van solenoid vào hệ thống, kết nối các cổng van với
hệ thống ống khí nén (Hệ thống ở tình trạng không áp suất).
Bước 2: Cung cấp nguồn điện cho van (Chú ý đến các thông số
điện của van).
Bước 3: Kiểm tra việc đấu nối điện bằng VOM.
Bước 4: Kết nối hệ thống khí nén với nguồn cung.
Bước 5: Tăng dần áp lực dòng khí nén, điều chỉnh dòng khí thông
qua bộ lọc khí và van điều áp.
Bước 6: Điều khiển hoạt động của van, theo dõi hoạt động của van.
Ghi chép lại các sự cố hư hỏng liên quan đến van.
6.5.6 Dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
Hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Có tiếng vo ve Có bụi ở cuộn dây (3) và Làm sạch phần đầu
ở đầu solenoid. ống phần ứng (5). solenoid.
Khe hở ở phần ứng (7) và Thay toàn bộ các chi tiết
ống phần ứng (5) lớn. ở phần đầu solenoid.
Không khí thoát Nối các ống vào các cổng Nối lại các ống cho đúng
ra ở cổng R. P và A lộn với nhau. vị trí .
Đệm cao su trong phần Thay phần ứng (7).
ứng (7) bị mòn. Thay vỏ (8).
Lỗ phun (9) bị hỏng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày các loại van và công dụng của chúng.
2. Giải thích quy trình tháo lắp của các loại van.
3. Trình bày quy trình kiểm tra các loại van.
4. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
của các loại van.

144
Bài 7: SỬA CHỮA CÁC LOẠI VAN THỦY LỰC

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) bài học này, sinh viên sẽ:
- Phân biệt được các loại van trong hệ thống thủy lực
- Trình bày được công dụng của các loại van
- Trình bày được dạng hư hỏng nguyên nhân và các biện pháp khắc
phục của các loại van
- Lựa chọn được quy trình sửa chữa van phù hợp với yêu cầu

13.1 BỘ LỌC
13.1.1 Chức năng của bộ lọc: Trong quá trình làm việc, dầu bị nhiễm
bẩn, những chất bẩn này sẽ làm kẹt các khe hở, ống dẫn gây nên những
trở ngại, hư hỏng trong hoạt động của hệ thống. Do đó bộ lọc dầu thường
được dùng để ngăn ngừa chất bẩn thâm nhập vào trong các cơ cấu, phần
tử dầu ép.
13.1.2 Phân loại
a) Bộ lọc bề mặt: Có một bề
mặt đơn để đón và loại bỏ những
phần tử bụi đất lớn hơn lỗ trong bộ
lọc. Đất bị lọc và bị lấy ra khỏi dầu
và bị chặn lại phía ngoài bộ lọc khi
dầu đi qua những lỗ trong lối đi
thẳng. Nhiều phần tử lớn sẽ chìm Hình 13.1. Bộ lọc bằng lưới thép
xuống đáy bình chứa hay đựng trong
hộp đựng bộ lọc, nhưng rồi bộ lọc cũng bị bịt kín không thể lọc tiếp
được, cần lấy ra làm sạch hoặc thay mới.
b) Bộ lọc chiều sâu: Sử dụng thể tích lớn nguyên liệu bộ lọc để
làm cho dầu dịch chuyển theo nhiều hướng khác nhau trước khi vào hệ
thống thuỷ lực. Gồm hai loại bộ lọc thấm hút và bộ lọc hút bám.
13.1.3 Quy trình tháo
Bước 1: Trước khi tháo bộ bộ lọc phải đảm bảo toàn bộ hệ thống ở
tình trạng không áp suất. Cách ly các nguồn công suất theo đúng quy
định.
Bước 2: Dùng chìa khoá tháo các ống dầu ra khỏi bộ lọc.
145
Bước 3: Các ống dầu phải được tháo ra cẩn thận, sau khi tháo rời ra
phải luôn đậy và bịt kín các đầu ống hay các mối hở để làm giảm khả
năng bị nhiễm bẩn.
Bước 4: Dùng chìa khoá tháo bộ lọc ra khỏi hệ thống thuỷ lực.
Bước 5: Để bộ lọc lên một khay sạch, dùng chìa khoá tháo đồng hồ
báo mức độ bị bịt kín của bộ lọc ra ngoài, chú ý thao tác nhẹ nhàng để
tránh làm hư phần đồng hồ báo.
Bước 6: Rút phần trong của bộ lọc ra khỏi vỏ bộ lọc để tất cả trên
khay sạch, ngâm vào trong dầu thuỷ lực.
13.1.4 Quy trình bảo dưỡng
Bước 1: Các chi tiết sau khi tháo
rời được ngâm ngay trong dầu.
Bước 2: Dùng cọ lau chùi đồng hồ
bộ lọc kết hợp dùng dòng khí nén thổi
sạch các khe bụi bẩn trong đồng hồ.
Bước 3: Dùng cọ lau chùi thật sạch
phía trong lòng. Để úp xuống làm khô. Hình 13.2. Làm sạch bộ lọc

Bước 4: Đối với phần lọc dầu đây


là phần quan trọng nhất, khi bảo dưỡng ta cần phải thao tác nhẹ nhàng vì
một bộ lọc cong hay thủng sẽ không thực hiện được chức năng mà ta kỳ
vọng. Nếu khả năng lọc của bộ lọc không còn tốt, ta sẽ tiến hành thay
mới phần lõi bằng phần tương ứng.
Dùng cọ lau chùi nhẹ nhàng phần chính của bộ lọc, dùng dòng khí
nén dưới áp suất cao để thổi sạch các chất bẩn trên bộ lọc.
Bước 5: Sau khi bảo dưỡng bộ lọc xong ta phải thay mới toàn bộ
dầu trong hệ thống thuỷ lực.
Một số lưu ý khi bảo dưỡng bộ lọc:
- Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống thuỷ lực theo định kỳ.
- Xả bỏ dầu theo quy định của nhà sản xuất để loại bỏ các chất
nhiễm bẩn trong dầu mà bộ lọc không lọc được.
- Cần xử lý cẩn thận các bộ lọc. Một bộ lọc bị cong hay thủng lỗ
sẽ không thực hiện được chức năng mà ta kỳ vọng ở nó.
- Sử dụng bộ lọc và dầu thuỷ lực riêng biệt đó.

146
13.1.3 Dạng hư hòng, nguyên nhân và biện pháp sửa chữa
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa
Đồng hồ báo mức độ Chất lượng dầu thủy Thay mới
bịt kín không hiển thị lực không đảm bảo
do hư hỏng
Phần trong của bộ lọc Công việc bảo trì Bảo trì thực hiện
thuỷ lực bị móp méo, không thích hợp. Lắp chính xác. Lắp đặt và
rách, không thực hiện đặt và nối ghép không nối ghép lại cho đúng
đúng chức năng đúng quy cách.
Dầu thuỷ lực nóng Dầu không phù hợp Chọn dầu phù hợp

13.2 HỆ THỐNG ỐNG THUỶ LỰC


13.2.1 Cấu tạo
Ống dẻo là loại ống thường dùng trong hệ thống thuỷ lực. Ống
không những giúp sự chuyển động của chất lỏng dễ dàng mà còn hấp thu
chấn động và tiếng ồn, chịu đựng được sự tăng áp lực, dễ dàng thiết kế và
kết nối. Ống dẻo gồm: ruột ống, các lớp gia cố, lớp vỏ bọc ngoài
Cách chọn ống:
- Lưu lượng của hệ thống để chọn ra kích thước ống cần thiết.
- Áp lực và nhiệt độ trong hệ thống để xác định loại ống sử dụng.
- Ống phải tương hợp với chất lỏng trong hệ thống.
13.2.2 Quy trình tháo
Bước 1: Đóng tắt các van khoá. Giải toả áp lực trong hệ thống
(đường ống ở tình trạng không áp suất)
Bước 2: Dùng cảo và cờ lê tháo các đầu nối thuỷ lực, tháo các đoạn
ống bị hư ra khỏi hệ thống.
Bước 3: Bịt kín các đầu hở, không cho bụi bẩn lọt vào trong hệ
thống.
13.2.3 Dạng hư hòng nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa
Đường ống rạn Xảy ra thường xuyên Thay thế ống cùng loại vật
nứt, có lỗ châm tại nơi có áp suất cao. liệu và mẫu mã. Tránh
kim. nhiệt, tránh cọ xát.

147
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa
Đường ống đi Quá ngắn, bị kéo căng Tuân thủ các quy tắc bố trí
ống không đúng ra. Quá dài, các phần đường ống. Nên tránh đi
quy tắc chuyển động gặp rủi ống qua các vách ngăn hay
ro. vách tường
Đầu nối thuỷ lực Ren dùng lâu ngày, Áp Thay đầu nối mới.
hư ren, bể đầu suất quá cao
nối, xì đầu nối
Dòng chảy bị Ống bị xoắn, Tránh bẻ gấp khúc, vặn
hạn chế ống, đường vòng. Có giá đỡ
hay kẹp cho hệ thống ống
dài, càng ít đầu nối càng
tốt.

13.3 VAN GIẢM ÁP AN TOÀN


13.3.1 Cấu tạo: Phần tử và tên gọi: Đai ốc hình nấm (1); Vít điều chỉnh
(2); Đai ốc khoá (3); Thân vít điều chỉnh (4); Thân vít điều chỉnh có vòng
đệm kín chữ O (5); Vít điều chỉnh có vòng đệm kín chữ O (6); Đầu điều
khiển (7); Lò xo điều chỉnh (8); Núm côn (9); Đế côn (10); Nút ống (11);
Vít nắp (12); Vòng đệm kín
chữ O (13); Piston (14);
Piston nút khuếch tán (15);
Dẫn hướng bên trong nút ống
(16); Dẫn hướng bên ngoài
nút ống (17); Cổng dẫn hướng
có vòng đệm kín chữ O (18);
Vòng đệm kín chữ O (19);
Nắp sau nút lỗ khuếch tán
(20); Nắp sau nút ống (21);
Vít nắp (22); Nắp sau (23);
Thân (24); Cổng dẫn hướng Hình 13.3. Cấu tạo van an toàn
có vòng đệm kín chữ O (25);
Piston lò xo chính (26).
13.3.2 Phân loại và nguyên lý hoạt động
Mỗi hệ thống thuỷ lực được thiết kế hoạt động trong một phạm vi
áp lực nhất định. Áp suất cao hơn có thể gây hại cho các bộ phận hoặc
phát triển quá nhiều lực so với công việc thực hiện.

148
Van an toàn nhằm giải quyết mối nguy này. Chúng là van an toàn
giải phóng dầu thừa khi áp suất lên quá cao.
Hai loại van an toàn được sử dụng là: van an toàn hoạt động trực
tiếp và van an toàn hoạt động theo sự hướng dẫn.
Những van an toàn được sử dụng ở nơi có khối lượng thấp, ít hoạt
động thường xuyên. Chúng phản ứng nhanh để làm giảm áp suất.
Van an toàn hoạt động trực tiếp thì rất đơn giản nếu có hỏng hóc thì
có thể thay thế lò xo gãy hoặc thay thế van bị mòn.
13.3.3 Quy trình tháo
Bước 1: Dùng tua vít tháo các vít nắp tháo nắp sau nút có nút lỗ
khuyếch tán. (Cắt nguồn điện trước khi tháo rời các bộ phận của van thuỷ
lực).
Bước 2: Lấy vòng đệm chữ O ra (khi tháo ra thì mọi đầu ống van
phải bị bịt kín, tránh để vật lạ rơi vào).
Bước 3: Dùng tua vít tháo phần thân bên trái ra khởi thân giữa, tháo
vòng chữ O ra.
Bước 4: Lấy lò xo chính của piston giữa ra, đẩy piston ra ngoài.
Bước 5: Trên phần thân trái tháo vít bằng tua vít, lấy nút côn ra
ngoài.
Bước 6: Dùng chìa khoá mở đai ốc khoá, lấy đai ốc hình nấm ra
Bước 7: Dùng kềm tháo thân vít điều chỉnh ra khỏi thân vít có vòng
chữ O. Lấy vòng chữ O ra ngoài.
Bước 8: Dùng kềm rút vít điều chỉnh, tháo lò xo điều chỉnh ra
ngoài.
Bước 9: Dùng kềm gỡ bạc xéc-măng trên piston ra.
13.3.4 Dạng hư hỏng nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa
Áp lực thấp hoặc Sự điều chỉnh không chính Điều chỉnh áp suất lại
thất thường xác cho đúng
Lò xo van Bị yếu, gãy hoặc không Thay mới
phù hợp
Sự quá nhiệt trong Dầu thuỷ lực quá đặc, rò rỉ Lựa chọn dầu thuỷ
hệ thống mặt van. lực phù hợp

149
13.4 VAN GIẢM ÁP THUỶ LỰC
13.4.1 Cấu tạo của van giảm áp thuỷ lực
Phần tử và tên gọi: Đai ốc hình nấm (1); Miếng đệm (2); Lò xo côn
(3); Đế lò xo (4); Nắp trên (5); Miếng đệm nắp trên (6); Piston van (7);
Thân van (8); Bi (9); Vít nắp (10); Miếng đệm nắp dưới (11); Nắp dưới
(12); Đai ốc khoá (13); Vít điều chỉnh (14); Nắp lò xo (15); Vít cấy (16);
Lò xo bi (17); Đế van (18); Lò xo bù (19); Miếng đệm (20); Kim (21);
Đai ốc khoá (22); Đai ốc tay (23); Tay quay (24); Đế tựa (25); Phần tựa
bên trong (26); Thân đế tựa (27); Vít điều chỉnh (28).

Hình 13.4. a), b) Cấu tạo van giảm áp c) Van giảm áp

13.4.2 Nguyên lý hoạt động và phân loại


Van giảm áp được sử dụng để giữ
áp suất trong mạch nhánh thấp hơn áp
suất trong mạch chính.
Sự hoạt động của van giảm áp như
sau: khi áp lực bắt đầu tăng trong mạch
thứ hai, lực được sử dụng ở đáy của cuộn
van, đóng nó lại một phần. Độ căng của
lò xo giữ van kháng lại áp suất dầu để chỉ
đủ dầu đi qua van phục vụ mạch thứ hai
với áp suất như mong muốn.
Van giảm áp có thể hoạt động theo
hai cách:
- Áp lực bị giảm liên tục Hình 13.5. Valve giảm áp
trong hệ thống thuỷ lực
- Giảm lượng cố định

150
Van giảm áp liên tục hoạt động bằng cách làm cân bằng áp lực thứ
hai được vào lò xo có thể điều chỉnh được, đang cố gắng mở van ra. Khi
áp suất thứ hai giảm, lò xo mở van đủ để làm tăng áp suất và duy trì mức
giảm liên tục trong mạch thứ hai.
Van giảm lượng cố định hoạt động bằng cách làm cân bằng áp suất
sắp vào trong mạch chính dựa vào cả áp suất thứ hai tại đường xả và áp
lực nơi lò xo.
13.4.3 Quy trình tháo:
Bước 1: Dùng chìa khoá tháo đai ốc hình nấm (1), lấy miếng đệm (2).
Bước 2: Dùng tua vít tháo vít điều chỉnh (14) ra.
Bước 3: Tháo phần nắp trên và nắp dưới, lấy nắp lò xo côn (15) ra.
Bước 4: Lấy lò xo ra, dùng tua vít tháo đế lò xo (4) ra.
Bước 5: Tháo vít cấy, ta chỉ thực hiện tháo vít cấy khi van bị hư
hỏng nặng không thể sửa chữa, lúc đó thay toàn bộ bằng van mới.
Bước 6: Dùng tua vít tháo nắp dưới (12), gỡ miếng đệm nắp dưới
(11) ra.
Bước 7: Dùng chìa khoá nới lỏng đai ốc khoá (22), rút kim ra và
tháo miếng đệm (20) ra.
Bước 8: Tháo lò xo bù (19), lấy viên bi (9) ra, tháo đế van và rút lò
xo bi ra một cách nhẹ nhàng. Và lấy piston van (7) ra.
13.4.4 Quy trình bảo dưỡng
Bước 1: Khi lắp ráp van cần giữ sao cho chúng thật sạch sẽ. Dùng
dầu rửa các bộ phận, thổi bằng khí nén, sau đó nhúng vào dầu thuỷ lực để
ngăn ngừa rỉ sét.
Bước 2: Cần kiểm tra hai lần để chắc chắn rằng các mặt chồng lên
nhau trong van không có gờ sắc và lớp sơn.
Bước 3: Thay miếng đệm lót khi sửa chữa lắp ráp van. Ngâm các
đệm lót và đệm mới vào dầu thuỷ lực sạch trước khi lắp ráp để ngăn ngừa
sự tổn hại và giúp bít kín các bộ phận của van.
Bước 4: Đặt sao cho các ống van vào khít nòng. Các phần khác của
van cũng phải được lắp ráp đúng theo thứ tự.
Bước 5: Khi gắn van cần chắc chắn không có sự méo mó nào. Điều
này có thể do độ căng không đồng đều của các bu lông gá và các mép
ống dầu, dẫn đến làm nghẹt ống van.
Bước 6: Sau khi xiết chặt các bu lông kiểm tra sự hoạt động của van.
151
13.4.5 Dạng hư hỏng nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa
Kẹt van. Dầu thuỷ lực nhiễm bẩn Rửa sạch các chi tiết,
thay dầu thuỷ lực mới.
Áp lực của van Lò xo yếu, không phù Thay lò xo mới
thất thường hợp
Van không đưa Ống thoát không mở tự Mở van ra, kiểm tra lại
được dầu dư về do về bình chứa
bồn chứa.

13.5 VAN ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG THUỶ LỰC


13.5.1 Cấu tạo của van điều khiển
lưu lượng (đkll)
Phần tử và tên gọi: Đai ốc hình
nấm (1); Nắp van một chiều (2); Kim
(3); Van một chiều (4); Thân van (5);
Đai ốc khoá (6); Vòng đệm khoá (7);
Vòng đệm kín chữ O (8); Miếng đệm
kín (9); Lò xo van một chiều (10).
Hình 13.6. Van điều khiển lưu
13.5.2 Phân loại và nguyên lý hoạt lượng thuỷ lực
động
Van điều khiển lưu lượng chất trong hệ thống thuỷ lực gọi là van
điều khiển lưu lượng. Loại điều khiển không bù được thiết kế cho thiết bị
khí nén hay thiết bị thuỷ lực áp suất thấp. Sau đây là vài loại van điều
khiển lưu lượng: Kim, Không bù, Bù (áp suất và nhiệt độ áp suất).
- Van kim: được dùng trong cả hệ thống thuỷ lực và khí nén để
định lượng lưu chất. Thiết kế kim rất quan trọng khi cần định lượng
chính xác. Sai số về độ chính xác có thể do lưu chất bẩn có mặt ở nơi cần
thực hiện định lượng chính xác.
- Van không bù: điều khiển lưu lượng không bù được dùng khá
phổ biến do giá thấp và tính khả dụng cao. Nó đáp ứng nhu cầu của nhiều
loại thiết bị nhưng không ứng dụng trên những thiết bị đòi hỏi độ chính
xác cao và tinh vi.
- Van bù: điều khiển dòng bù áp suất và nhiệt độ thường thế trên
các máy công cụ yêu cầu tốc độ cấp phôi chính xác. Tốc độ cấp phôi

152
không đổi được cung cấp đối với xác lập nhiệt độ bất kỳ bằng van tiết lưu
bù nhiệt độ tự động, kể cả khi có các thay đổi trong dầu thuỷ lực.
Dưới đây là ba phương pháp điều khiển lưu lượng từ nguồn chất
lỏng tương đối ổn định:
- Định lượng vào: dùng cho cấp phôi bàn mài, máy hàn, máy
phay, quay động cơ thuỷ lực
- Định lượng ra: dùng cho chuyển động bàn mài, máy doa, máy
mài khôn, quay động cơ thuỷ lực
- Xả dòng: dùng cho máy khoan, doa, khoét, tiện ren, taro ren, cưa.

Hình 13.7. a) Van điều khiển lưu lượng vào b) ra


c) Xả dòng
13.5.3 Quy trình tháo
Bước 1: Dùng chìa khoá tháo đai ốc hình núm (1), dùng chìa khoá
tháo đai ốc lục giác (6) và lấy vòng đệm khoá (7) ra.
Bước 2: Kẹp phần thân van lên đồ gá kẹp, dùng mỏ lết răng kẹp
phần lắp van một chiều (2) và xoay nhẹ và gỡ ra. Lấy miếng đệm (9) ra.
Bước 3: Tháo vòng đệm kín chữ O ra.
Bước 4: Nhấc lò xo van một chiều (10) ra ngoài.
Sau khi tháo ra ngâm các chi tiết trong dầu tương ứng, sau đó rửa
sạch, làm thông các phần bị tắc nghẽn bằng các dòng khí nén dưới áp
suất cao.
13.5.4 Quy trình bảo dưỡng
Bước 1: Các chi tiết sau khi tháo ra ngâm ngay trong dầu để tránh
rỉ sét.
Bước 2: Dùng cọ và bàn chải trà sạch các chất bẩn, làm kẹt van.
Bước 3: Thay thế các phần bị mài mòn hư hỏng trong qua trình vận
hành của van như: vòng kín chữ O, lò xo, xéc-măng cũng cần được thay thế.
Bước 4: Kiểm tra độ căng của lò xo trên thiết bị kiểm tra chuyên dùng.
Bước 5: Dùng dòng khí nén dưới áp suất cao làm thông van.
153
Bước 6: Sau khi làm sạch, tiến hành làm khô các chi tiết của van và
tiến hành lắp ráp lại.
Bước 7: Cẩn thận khi ráp, tránh lắp ráp sai các cổng của van vì như
thế van sẽ không thực hiện đúng chức năng của nó.
13.5.5 Dạng hư hỏng nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa
Những khác biệt Van ống nghẹt trong thân Thay các vòng đệm
trong dòng chảy máy, Rò rỉ trong Xi lanh mới.
hay mô tơ, Độ nhớt của
dầu quá cao, Áp lực giảm
không đủ đi ngang qua
van, Đất trong dầu.
Áp lực thất thường Đĩa hay mặt van bị mòn, Làm sạch, thông van.
Đất trong dầu
Dòng chảy không Van không được điều Điều chỉnh lại van
đúng. Đường đi của chỉnh đúng. Piston trong cho đúng
piston trong van bị van bị vênh lên. Van an
hạn chế. Các đường toàn trong mạch bị rò rỉ.
ống hay gíc-lơ bị
hạn chế.
Dầu nóng lên Tốc độ bơm không đúng. Ghi chép lại các số
Các bộ phận chức năng liệu đo được, và kết
thuỷ lực nghẽn. Kết nối luận tình trạng hoạt
không đúng. động của van
13.6 VAN ĐIỀU KHIỂN HƯỚNG THUỶ LỰC
13.6.1 Cấu tạo của van điều khiển hướng vận hành bằng tay
Phần tử và tên gọi:
Nắp lò xo (1); Vít nắp
(2); Đầu lò xo nắp van
(3); Thân van (4); Đầu
tay cầm nắp van (5);
Chốt tay cầm (6); Tay
cầm (7); Chốt chẻ (8);
Thanh piston và vòng
đệm kín chữ O (9); Hộp
nắp bít và vòng đệm kín Hình 13.8. Van điều khiển hướng
chữ O (10); Piston van thường mở hai ngả
154
(11); Miếng đệm chặn (12); Hộp nắp bít (13); Miếng đệm lò xo (14); Lò
xo trả về piston (15).
13.6.2 Phân loại và nguyên lý hoạt động
Van điều khiển hướng dẫn dòng chảy trong hệ thống thuỷ lực bao
gồm các loại sau: Van kiểm soát, Van xoay, Van ống cuộn, Van đĩa điều
khiển theo sự hướng dẫn, Van thuỷ điện.
Van điều khiển hướng hai ngã là một trong các van điểu khiển
hướng phổ biến nhất trong hệ thống thuỷ lực. Van này có thể dùng đóng
mở một phần hay toàn bộ hệ thống, hoặc đóng mở đường dẫn đến một
thiết bị. Có hai cổng trong một van hai ngã, ở vị trí bình thường của bộ
dẫn động van hai cổng này có thể kết nối với nhau. Nếu kết nối với nhau
được gọi là van thường mở, còn đóng kín với nhau được gọi là van
thường đóng.
Van kiểm soát là van một chiều đơn giản. Chúng mở ra để dòng
chảy đi theo một hướng và đóng lại ngăn không cho dòng chảy đi theo
hướng ngược lại. van mở ra do áp suất hệ thống đẩy van lên trên, ép vào
lò xo. Sau đó dầu tự do chảy qua van. Van đóng lại khi áp suất nơi đường
nạp giảm xuống, điều này ngăn không cho dầu chảy ngược lại và giữ dầu
áp suất ở lại trong mạch.
Van định hướng xoay: dùng làm van hướng dẫn dòng chảy đến các
van khác.
Van định hướng ống cuộn: khi van chuyển động sang phía trái nó
dẫn dầu từ bơm đến phía trái xi lanh, khởi động xi lanh. Đồng thời van
mở ra một lối cho phép dầu từ cuối xi lanh quay trở về bình chứa. Khi
van được chuyển động sang phía phải, dòng chảy đi ngược lại, xi lanh
hoạt động theo hướng ngược lại.
Nếu phân loại theo bộ vận hành, có một số nhóm khác nhau chẳng
hạn: vận hành bằng tay, solenoid, cơ học, trả về tự động, vận hành dẫn
hướng.
Loại bộ vận hành van bằng tay được xem là rẻ tiền và khả thi nhất.
Bộ vận hành bằng tay có thể là loại lò xo lệch tâm, lò xo đúng tâm, loại
chốt.
Khi sử dụng bộ vận hành van lò xo lệch tâm, người công nhân cần
giữ tay trên bộ vận hành cho đến khi hướng dòng chảy trong van thay
đổi. Khi người vận hành bu lông tay ra, van tự động trả về vị trí ban đầu.
13.6.3 Quy trình tháo
Bước 1: Dùng lục giác tháo các vít nắp (2) ra. Tháo nắp lò xo (1) ra.
155
Bước 2: Tháo lò xo trả về piston (15) ra và nhắc miếng đệm lò xo
(14) lên.
Bước 3: Dùng búa và cây sắt nhỏ đóng chốt chẻ (8) ra, rút tay cầm
(7) ra.
Bước 4: Dùng cảo tháo phần đầu tay cầm và nắp van (5) ra, lấy
phần hộp nắp bít và vòng đệm kín chữ O ra khỏi phần (5), lấy miếng đệm
chặn (12) ra.
Bước 5: Dùng cảo và búa tháo phần đầu lò xo nắp van (3) ra.
Tương tự tháo phần hộp nắp bít (13) và miếng đệm chặn (12) ra.
Bước 6: Rút phần thanh piston và piston van ra khỏi thân van (4).
Bước 7: Dùng kềm tháo bạc xéc-măng trên piston van ra.
13.6.4 Quy trình bảo dưỡng
Bước 1: Các chi tiết sau khi tháo ra được ngâm ngay trong dầu.
Bước 2: Dùng cọ và bàn chải trà sạch các chất bẩn, làm kẹt van.
Bước 3: Thay thế các phần bị mài mòn hư hỏng trong quá trình vận
hành của van như: vòng kín chữ O, các bạc xec-măng cũng cần được
thay thế.
Bước 4: Kiểm tra nòng piston có bị trầy xước gì không. Trục piston
có bị cong không, kiểm tra lực căng của các lò xo van.
Bước 5: Dùng dòng khí nén dưới áp suất cao làm thông van.
Bước 6: Sau khi làm sạch tiến hành làm khô các chi tiết của van và
tiến hành lắp ráp lại.
13.6.5 Dạng hư hỏng nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa
Trượt sai hay Sự liên kết điều khiển bị Thay các vòng đệm,
không đầy đủ mòn hay bị kẹt. Áp lực miếng đệm chặn
hướng dẫn không đủ. Lò xo tương ứng.
chính hư. Sự điều chỉnh
ống không phù hợp.
Xi lanh khởi động Ống van không nằm đúng ở Thay lò xo mới
không ổn định giữa. Ống van không trượt
hoặc lệch đủ. Thân ống van bị mòn.
Sự rò rỉ qua piston trong xi
lanh. Mặt van bị rò.

156
Dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa
Tải trong xi lanh Các đường ống từ vỏ bọc Thay bạc xéc-măng
giảm với ống ở vị van lỏng. Các vòng chữ O mới
trí trung tâm trên các lò xo áp lực hay
các chốt bị rò rỉ. Lò xo áp
lực bị gãy. Van an toàn
trong mạch bị rò rỉ.
Tải trong xi lanh Lò xo van điều khiển hay Thay lò xo van điều
giảm nhẹ khi được mặt van có lỗ. Vị trí van khiển. Điều chỉnh lại
nâng lên ống không được điều chỉnh vị trí van ống cho
đúng. đúng.
Dầu nóng lên Mặt van bị rò rỉ. Điều Thay lò xo van điều
chỉnh van không đúng. khiển. Điều chỉnh lại
vị trí van đúng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy cho biết công dụng của bộ lọc và vẽ sơ đồ xác định vị trí của bộ
lọc trong hệ thống thủy lực.
2. Trình bày các dạng hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
của ống dẻo trong hệ thống thủy lực.
3. Trình bày các loại van và công dụng của chúng.
2. Giải thích quy trình tháo lắp của các loại van.
3. Trình bày quy trình kiểm tra các loại van.
4. Trình bày dạng hư hỏng của các loại van, nguyên nhân và biện pháp
khắc phục.

157
Bài 8: SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) bài học này, sinh viên sẽ:
 Trình bày được quy trình kiểm tra các thiết bị điện tử
 Giải thích được nguyên tắc và các chức năng của đồng hồ V.O.M
 Giải thích được về quy ước quốc tế vòng màu điện trở gán từ 0
đến 9 và ý nghĩa các vòng màu
 Trình bày được cách đọc giá trị điện dung trên tụ điện và Ý nghĩa
của giá trị điện áp ghi trên thân tụ
 Trình bày được các bước kiểm tra transistor
 So sánh được cấu tạo và chức năng của các loại diode

14.1 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA LINH KIỆN TRÊN BO MẠCH


Đầu tiên để kiểm tra quan sát bằng mắt thường, tìm những dấu hiệu
lạ như cháy, nổ, phù hoặc xì tụ,... Xem xét kỹ hiện tượng để có thể phỏng
đoán được sơ bộ hư hỏng ở phần nào.
14.1.1 Kiểm tra nóng
- Là kiểm tra khi mạch còn đang mang điện. Đo đạc các vị trí cần
thiết để khoanh vùng và xác định chỗ hư hỏng.
- Khi kiểm tra cần phải bơm tín hiệu giả vào để đo đạc hoặc theo
dõi đáp ứng. Những linh kiện nào khi hư sẽ làm mạch không thể hoạt
động được.
- Với mạch IC thì chỉ có thể kiểm tra theo phương pháp này, vì
không thể đo nguội bằng đồng hồ Ohm được.
14.1.2 Kiểm tra nguội
- Khi đo đạc nguội, dùng Ohm kế thì ta phải luôn quan sát mạch
xung quanh, xem các linh kiện khác nối tiếp, song song với linh kiện cần
đo có ảnh hưởng đến phép đo nhiều hay ít.
- Có thể dùng phương pháp thay đổi thang đo, để xác định hư
hỏng do linh kiện tuyến tính (R) hay phi tuyến (transistor hay diode).
- Đôi khi, đo Ohm ở một vị trí có thể xác định cùng lúc hai linh
kiện. Nhưng cũng có khi không đo được, buộc phải tháo ra. Có khi tháo
158
linh kiện cần đo ra để đo. Cũng có thể tháo linh kiện phụ cạnh bên ra và
đo linh kiện chính còn trong mạch nếu linh kiện chính khó tháo quá.
- Có thể hút chì một vài chân của linh kiện đó để tách ra khỏi bo
mạch lúc đó sẽ biết chính xác là nó hư hay không.
- Đối với những mạch công suất lớn vì nếu cho điện vào có thể
làm hư hỏng các mạch khác.
14.1.3 An toàn khi kiểm tra
- Thường thì đo tụ điện bằng V.O.M dùng điện áp cao khá “nguy
hiểm”. Do hiện tượng tích và phóng điện của tụ nên khi tụ có giá trị lớn
sẽ làm hỏng các linh kiện khác và không an toàn cho người sử dụng.
14.2 KIỂM TRA LINH KIỆN ĐIỆN TỬ BẰNG V.O.M
14.2.1 Cấu tạo
V.O.M viết tắt của Voltage Ohm Meter gồm 2 loại: V.O.M chỉ thị
kim và hiển thị số. Cấu tạo chung của đồng hồ V.O.M YX – 360TR.
1- Kim đồng hồ
2- Ngõ ra
3- Nút chỉnh kim về 0
4- Nút điều chỉnh 0Ω
5- Nút chọn thang đo
6- Lỗ cắm que dương Hình 14.1. Đồng hồ V.O.M
a) Hiển thị kim b) Hiển thị số
7- Lỗ cắm que âm
14.2.2 Một số nguyên tắc
khi sử dụng đồng hồ V.O.M
- Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện
khi đo vào điện áp xoay chiều  Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập
tức.
- Không vặn nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC sẽ hỏng
các điện trở trong đồng hồ.
- Khi đo phải đảm bảo kim đo ở vị trí 0  tránh đọc sai kết quả.
Nếu kim chưa ở vị trí 0 chỉnh về 0 bằng nút 3.
- Chọn đúng tầm đo: Tầm chọn gần đúng với giá trị cần đo (chọn
lớn quá gây ra sai số phép đo, chọn nhỏ quá có thể gây hư hỏng khung
quay).

159
- Chọn đúng thang chia với giá trị cần đo. Thang đo dòng, đo AC,
DC và thang đo điện trở.
- Khi đo thực hiện cắm que đo vào đúng chiều cực tính.
14.2.3 Chức năng của đồng hồ đo V.O.M
a) Đo dòng DC – mA
Bước 1: Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất.
Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương,
que đen về chiều âm.
Bước 3: Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo.
Bước 4: Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã
để là thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
Bước 5: Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện.
b) Đo điện áp DC: Xoay núm chọn thang đo về chức năng đo điện
áp DC (DCV) chú ý chọn tầm và thang đo thích hợp với giá chị cần đo.
Ta có thể đo dòng điện quá tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn
dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho
biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn
hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũng an toàn hơn.
c) Đo điện áp AC: Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo
về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc.
d) Đo điện trở
Bước 1: Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì
để thang x1Ω hoặc x10Ω, nếu điện trở lớn thì để thang x1 KΩ hoặc 10
KΩ. => sau đó chập hai que đo và chỉnh nút 4 để kim đồng hồ báo vị trí
0 Ω.
Bước 2: Chuẩn bị đo.
Bước 3: Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo,
Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo. Nếu để thang x 100 Ω và
chỉ số báo là 27 (100 x 27 = 2700 Ω = 2,7 KΩ)
Bước 4: Nếu để thang đo quá lớn thì kim chỉ lên một chút, đọc trị
số sẽ không chính xác.
Bước 5: Nếu ta để thang đo quá nhỏ, kim lên quá nhiều và đọc trị
số cũng không chính xác.

160
14.2.4 Cách đọc trị số dòng điện, điện áp và một số chú ý
- Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp
với tải tiêu thụ.
Chú ý: chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho
phép
- Đọc giá trị điện áp DC: Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên
vạch chỉ số DCV.A
Ví dụ: Để thang đo 250 V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là
250.
+ Tương tự để thang 10 V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là
10.
+ Trường hợp để thang 1000 V nhưng không có vạch nào ghi cho
giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được
nhân với 100 lần.
- Đọc giá trị điện áp AC: Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng
tương tự DC nhưng đọc giá trị trên vạch AC.10 V. Nếu đo ở thang có giá
trị khác thì ta tính theo tỷ lệ.
Ví dụ: Nếu để thang 250 V mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương
25 V.
- Đo và đọc giá trị điện trở trên đồng hồ V.O.M: Khi đo điện trở
ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa thì chỉ số sẽ cho độ
chính xác cao nhất.
- Để thang DC đo mà đo AC  kim đồng hồ không lên kim.
14.2.5 Chức năng của thang đo điện trở: Đo kiểm tra giá trị của điện
trở; Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn; Đo kiểm tra sự
thông mạch của một đoạn mạch in; Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có
thông mạch không; Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện; Đo kiểm tra
xem tụ có bị rò, bị chập không; Đo kiểm tra xem tụ có bị rò, bị chập
không; Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện; Đo kiểm tra diode và
bóng bán dẫn.
14.3 ĐIỆN TRỞ
Điện trở hay resistor là một linh kiện điện tử thụ động trong một
mạch điện, hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tỷ lệ với cường độ dòng
điện qua nó theo Định luật Ohm: V = I R

161
14.3.1 Ký hiệu và đơn vị của điện trở
a) Hình dáng và ký hiệu: Trong
thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện
quan trọng, chúng được làm từ hợp chất
cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha
trộn mà người ta tạo ra được các loại
điện trở có trị số khác nhau. Hình 14.2. Hình dáng và
ký hiệu của điện trở
- Hình dạng của điện trở trong
thiết bị điện tử.
- Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý.
b) Đơn vị của điện trở: Đơn vị điện trở là Ω (Ohm), KΩ, MΩ
14.3.2 Cách đọc giá trị điện trở
a) Quy ước quốc tế vòng màu điện trở gán từ 0 đến 9
Màu sắc Giá trị Màu sắc Giá trị
Đen 0 Lục 5
Nâu 1 Lam 6
Đỏ 2 Tím 7
Cam 3 Xám 8
Vàng 4 Trắng 9

b) Cách đọc điện trở 4 vòng màu


Ý nghĩa các vòng màu Hình ảnh
- Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn
luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc,
đây là vòng chỉ sai số của điện trở,
khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.-
Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục
và hàng đơn vị, Vòng số 3 là bội số
của cơ số 10.
- Trị số = (vòng 1)(vòng 2)
x10( mũ vòng 3)

162
Ý nghĩa các vòng màu Hình ảnh
Điện trở có vòng màu số 1 và
số 2 thay đổi
- Có thể tính vòng số 3 là số
con số không (0) thêm vào
- Màu nhũ chỉ có ở vòng sai số
hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ
thì số mũ của cơ số 10 là số âm.
Điện trở có vòng màu số 3 thay
đổi
- Khi các điện trở khác nhau ở
vòng màu thứ 3, thì ta thấy vòng màu
bội số này thường thay đổi từ màu
nhũ bạc cho đến mầu xanh lá, tương
đương với điện trở < 1 Ω đến MΩ.

14.4 TỤ ĐIỆN
Tụ điện là linh kiện
điện tử thụ động được sử
dụng rất rộng rãi trong các
mạch điện tử, chúng được sử
dụng trong các mạch lọc
nguồn, lọc nhiễu, mạch
truyền tín hiệu xoay chiều,
mạch tạo dao động,... Hình 14.3. Hình dáng và ký hiệu tụ điện
14.4.1 Cấu tạo của tụ điện.
Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một
lớp cách điện gọi là điện môi. Gồm có tụ gốm và tụ hoá.
14.4.2 Điện dung, đơn vị và ký hiệu của tụ điện.
a) Điện dung: Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản
cực của tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật
liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữa hai bản cực theo công thức:
C=ξ.S/d
Trong đó:
 C: là điện dung tụ điện, đơn vị là Fara (F)
163
 ξ: Là hằng số điện môi của lớp cách điện.
 d: là chiều dày của lớp cách điện
 S: là diện tích bản cực của tụ điện.
b) Đơn vị điện dung của tụ: Đơn vị là Fara (F), 1 Fara là rất lớn
do đó trong thực tế thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara (µF),
NanoFara (nF), PicoFara (pF). (1 Fara = 1.000 µ Fara = 1.000.000 n F =
1.000.000.000 p F)
14.4.3 Cách đọc giá trị điện dung trên tụ điện
- Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ =>
Tụ hoá là tụ có phân cực (-), (+) và luôn luôn có hình trụ.
- Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu.
Cách đọc: Lấy hai chữ số đầu nhân với 10(Mũ 4 )
4
Ví dụ: Tụ gốm có ghi 474 K nghĩa là: Giá trị = 47 x 10 =
470.000p = 470 n Fara = 0,47 µF
Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện.
14.4.4 Ý nghĩa của giá trị điện áp ghi trên thân tụ
Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay
sau giá trị điện dung, đây chính là giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được,
quá điện áp này tụ sẽ bị nổ.
Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ
người ta cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần.
Ví dụ: Mạch 12 V phải lắp tụ 16 V, mạch 24 V phải lắp tụ 35 V,...
14.4.5 Kiểm tra tụ điện
Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng
của tụ điện.
Bước 1: Xả hết tụ điện
Bước 2: Chỉnh que đo về thang đo điện trở x1K
Bước 3: Đưa que đo vào 2 chân tụ
Bước 4: Kim không lên  tụ hỏng
Bước 5: Kim lên không về  tụ giảm chất lượng
Bước 6: Kim lên rồi về  tụ tốt
- Tụ gốm ta dùng thang đo x1 KΩ hoặc 10 KΩ;

164
- Tụ hoá ta dùng thang x 1 Ω hoặc x 10 Ω
* Chú ý: Để sử dụng được các thang đo 1 Ω, 10 Ω đồng hồ phải
được lắp 2 pin tiểu 1,5 V bên trong, để sử dụng các thang đo 1 KΩ hoặc
10 KΩ ta phải lắp pin 9 V.
14.5 TRANSISTOR
Transistor là một loại linh kiện
bán dẫn chủ động, thường được sử
dụng như một phần tử khuếch đại
hoặc một khoá điện tử.
Transistor nằm trong khối đơn
vị cơ bản xây dựng nên cấu trúc mạch
ở máy tính điện tử và tất cả các thiết
bị điện tử hiện đại khác. Vì đáp ứng Hình 14.4. Các loại transistor
nhanh và chính xác nên các transistor
được sử dụng trong nhiều ứng dụng tương tự và số, như khuếch đại, đóng
cắt, điều chỉnh điện áp, điều khiển tín hiệu và tạo dao động. Transistor
cũng được kết hợp thành mạch tích hợp (IC), có thể tích hợp tới một tỷ
transistor trên một diện tích nhỏ.
Cũng giống như diode, transistor được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện.
Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được
một PNP transistor. Khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán
dẫn điện âm ta được một NPN transistor.

Hình 14.5. Hình dáng và ký hiệu của transistor thuận và nghịch

14.5.1 Cấu tạo transistor và ký hiệu


Hiện nay trên thị trường có nhiều loại transistor của nhiều nước sản
xuất nhưng thông dụng nhất là các transistor của Nhật Bản, Mỹ và Trung
Quốc.

165
Loại transistor Ví dụ
Transistor Nhật Bản: Ví dụ: A564, B733, C828, D1555.
thường ký hiệu là A..., B..., Transistor ký hiệu là A và B là transistor
C..., D... thuận PNP còn ký hiệu là C và D là
transistor ngược NPN.
- Các transistor A và C thường có công
suất nhỏ và tần số làm việc cao.
- Các transistor B và D thường có công
suất lớn và tần số làm việc thấp hơn.
Transistor do Mỹ sản xuất - Ví dụ: 2N3055, 2N4073, v.v.
thường ký hiệu là 2N...
Transistor do Trung Quốc Ví dụ: 3CP25, 3AP20, v.v.
sản xuất: Bắt đầu bằng số - Chữ cái thứ nhất cho biết loại bóng
3, tiếp theo là hai chữ cái - Chữ A và B là bóng thuận. Chữ C và D
là bóng ngược
- Chữ thứ hai cho biết đặc điểm: X và P là
bóng âm tần, A và G là bóng cao tần.
14.5.2 Các hư hỏng có thể gặp ở transistor
Transistor khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên nhân
như: nhiệt độ, độ ẩm, do điện áp nguồn tăng cao hoặc do chất lượng của
bản thân transistor.
- Đo thuận chiều từ B sang E hoặc sang C => kim không lên là
transistor đứt BE hoặc đứt BC.
- Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập
hay rò BE hoặc BC.
- Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.
14.5.3 Các bước kiểm tra transistor
Bước 1: Đầu tiên phải xác định được vị trí các chân B, C, E.
Bước 2: Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x1Ω.
Bước 3 và bước 4: Đo thuận chiều BE và BC => kim lên.
Bước 5 và bước 6: Đo ngược chiều BE và BC => kim không lên.
Bước 7: Đo giữa C và E kim không lên.
=> Transistor tốt

166
Bước 1: Xác định vị trí các chân B, C, E
Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ ở thang x1Ω
Bước 3: Đo thuận giữa B và E kim chỉ = 0 Ω
Bước 4: Đo ngược giữa B và E kim lên > 0 Ω
=> Transistor bị chập BE
Bước 1: Xác định vị trí các chân B, C, E
Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ ở thang x1Ω
Bước 3 và 4: Đo cả hai chiều giữa B và E kim không lên
=> Transistor bị đứt BE
Bước 1: Chuẩn bị đồng hồ ở thang x1Ω
Bước 2 và 3: Đo cả hai chiều giữa C và E đều không lên
=> Transistor bị chập CE
Bước 1: Chuẩn bị đồng hồ ở thang x1Ω
Bước 2 và 3: Đo cả hai chiều giữa C và E kim lên một chút
=> Transistor bị rò CE
14.6 DIODE
14.6.1 Diode bán dẫn
Diode bán dẫn là các linh kiện điện tử
thụ động và phi tuyến, cho phép dòng điện
đi qua nó theo một chiều mà không theo
chiều ngược lại, sử dụng các tính chất của
các chất bán dẫn. Có nhiều loại diode bán
dẫn, như diode chỉnh lưu thông thường,
diode Zener, LED. Chúng đều có nguyên lý
cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P
ghép với một khối bán dẫn loại N.
Diode là thiết bị điện tử bán dẫn đầu
tiên. Khả năng chỉnh lưu của tinh thể được
nhà vật lý người Đức Ferdinand Braun phát Hình 14.6. Hình dáng và
hiện năm 1874. Diode bán dẫn đầu tiên ký hiệu của diode
được phát triển vào khoảng năm 1906 được
làm từ các tinh thể khoáng vật như galena. Ngày nay hầu hết các diode
được làm từ silic, nhưng các chất bán dẫn khác như selen hoặc germani
thỉnh thoảng cũng được sử dụng. Diode bán dẫn, loại sử dụng phổ biến
167
nhất hiện nay, là các mẫu vật liệu bán dẫn kết tinh với cấu trúc p-n được
nối với hai thiết bị đầu cuối điện.
a) Ký hiệu và cấu tạo
Ký hiệu Cấu tạo

b) Đo kiểm tra diode (dùng cho cả diode Zenner, LED)


Bước 1: Đặt đồng hồ ở thang x 1Ω, đặt hai que đo vào hai đầu
diode.
Bước 2: Đo chiều thuận que đen vào anôt, que đỏ vào catôt => kim
lên, đảo chiều đo kim không lên là => diode tốt.
Bước 3: Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω => là diode bị chập.
Bước 4: Nếu đo thuận chiều mà kim không lên => là diode bị đứt.
Bước 5: Nếu để thang 1 KΩ mà đo ngược vào diode kim vẫn lên
một chút là diode bị dò.
c) Ứng dụng của diode bán dẫn
Do tính chất dẫn điện một chiều nên diode thường được sử dụng
trong các mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, các mạch
tách sóng, mạch ghim áp phân cực cho transistor hoạt động trong mạch
chỉnh lưu diode có thể được tích hợp thành diode cầu.
14.6.2 Diode Zener
Diode Zener, còn gọi là “diode đánh
thủng” hay diode ổn áp: là loại diode được
chế tạo tối ưu để hoạt động tốt trong miền
đánh thủng. Khi sử dụng diode này mắc
ngược chiều lại, nếu điện áp tại mạch lớn
hơn điện áp định mức của diode thì diode sẽ
cho dòng điện đi qua. Hình 14.7. Sơ đồ mắc
diode Zener
Khi được phân cực thuận diode Zener
hoạt động giống diode bình thường. Khi
168
được phân cực nghịch, lúc đầu chỉ có dòng điện thật nhỏ qua diode.
Nhưng nếu điện áp nghịch tăng đến một giá trị thích ứng: Vngược = Vz
(Vz: điện áp Zener) thì dòng qua diode tăng mạnh, nhưng hiệu điện thế
giữa hai đầu diode hầu như không thay đổi, gọi là hiệu điện thế Zener.
a) Cấu tạo: Diode Zener có cấu tạo tương tự diode thường nhưng
có hai lớp bán dẫn P - N ghép với nhau, diode Zener được ứng dụng
trong chế độ phân cực ngược, khi phân cực thuận diode Zener như diode
thường nhưng khi phân cực ngược diode Zener sẽ ghi lại một mức điện
áp cố định bằng giá trị ghi trên diode.
b) Ký hiệu: Ký hiệu giá trị điện áp ghim được ghi trực tiếp trên
thân Zenner.
DZ5.6 DZ9.1
Điện áp ghim 5.6 V Điện áp ghim 9.1 V

14.6.3 Diode Phát quang (Light Emiting Diode: LED)


LED (viết tắt của Light
Emitting Diode, có nghĩa là diode
phát quang) là các diode có khả
năng phát ra ánh sáng hay tia hồng
ngoại, tử ngoại khi được phân cực
thuận. Cũng giống như diode bán Hình 14.8 Diode Phát quang
dẫn, LED được cấu tạo từ một
khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n. Điện áp làm việc
của LED khoảng 1,7 => 2,2 V dòng qua LED khoảng từ 5 mA đến 20
mA. LED được sử dụng để làm đèn báo nguồn, đèn nháy trang trí, báo
trạng thái có điện,...
Bán dẫn nói chung và LED nói riêng rất bền khi dòng tiêu thụ nhỏ
và ở nhiệt độ thấp. Nhiều LED sản xuất năm 1970-1980 vẫn còn cho tới
ngày nay. Tuổi thọ thường là 25.000 cho đến 100.000 giờ nhưng nhiệt độ
cao và dòng tiêu thụ cao thì tuổi thọ sẽ giảm nhanh chóng.
Dạng hư hỏng chung của LED (và diode lade) là sẽ dần giảm độ
sáng, hiệu suất. Hư hỏng đột ngột dù hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra.
Như các loại đèn khác, LED cũng phụ thuộc vào nhiệt độ (nhiệt độ
> 25°C không tốt). LED ngoài trời như đèn giao thông hoặc chiếu sáng
công cộng nơi có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể giảm độ sáng
hoặc có thể làm hư hỏng LED.

169
14.6.4 Biến trở
Biến trở là điện trở có thể chỉnh
để thay đổi giá trị được theo ý muốn.
Chúng có thể được sử dụng trong các
mạch điện để điều chỉnh hoạt động của
mạch điện.
Điện trở của thiết bị có thể được
thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài
của dây dẫn điện trong thiết bị, hoặc Hình 14.9. Các loại biến trở
bằng các tác động khác như nhiệt độ
thay đổi, ánh sáng hoặc bức xạ điện từ,...
Ký hiệu của biến trở trong sơ đồ mạch điện có
thể ở các dạng như sau:
Biến trở là điện trở có thể chỉnh để thay đổi
giá trị, có ký hiệu là VR.
Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho
quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên.
Cách đo giá trị biến trở Hình ảnh
Biến trở gồm 3 chân như hình vẽ 2
R12 + R23 + R13 = giá trị của biến trở
R12: Giữa chân 1 và 2 3
1
R23: Giữa chân 2 và 3

Các biến trở sau thời gian sử dụng thường gây ra những trường hợp
hư hỏng sau: khi điều chỉnh, âm thanh phát ra lẹt xẹt từ bộ loa; vặn
volume ở vị trí max nhưng công suất phát ra rất nhỏ và ngược lại, không
thay đổi được mức tín hiệu khi vặn biến trở từ đầu đến cuối cùng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy trình bày quy trình kiểm tra các thiết bị điện tử.
2. Hãy đọc giá trị của điện trở.

3. Hãy đọc giá trị điện dung trên tụ điện là tụ gốm có ghi 474 K.
4. Hãy trình bày các bước kiểm tra transistor.
5. Hãy so sánh cấu tạo và chức năng của các loại diode.
170
Bài 9: SỬA CHỮA THIẾT BỊ & KHÍ CỤ ĐIỆN

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) bài học này, sinh viên sẽ:
 Trình bày được quy trình tháo và kiểm tra các thiết bị điện và khí
cụ điện
 Giải thích được nguyên lý vận hành các thiết bị điện và khí cụ
điện
 Nhận thấy được các dạng hư hỏng, giải thích được nguyên nhân
và trình bày được biện pháp khắc phục của các thiết bị điện và khí
cụ điện
 So sánh và phân biệt được các loại rơ-le

15.1 CẦU DAO ĐIỆN


15.1.1 Công dụng
Cầu dao là khí cụ điện đóng ngắt bằng tay đơn giản. Nó được sử
dụng phổ biến trong các mạch điện dân dụng và công nghiệp với dải
công suất nhỏ và tần số đóng ngắt bé. Điện áp nguồn cung cấp tới 440 V
điện áp một chiều và 500 V điện áp xoay chiều.
15.1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2
a) Cấu tạo: Phần chính của cầu dao là 2

lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi được làm 1 1


bằng hợp kim đồng, ngoài ra bộ phận nối
dây cũng làm bằng hợp kim đồng.
b) Nguyên lý hoạt động: Muốn đóng
cầu dao ta đưa tay nắm cầu dao chỗ cách
điện đẩy lên phía trên, lưỡi dao số (1) sẽ
tiếp xúc với tĩnh điểm dao số (2), nối thông Hình 15.1. Cầu dao điện
giữa nguồn và mạch phía sau cầu dao. Khi
muốn ngắt điện ta đưa tay ngắt cầu dao xuống dưới  lưỡi dao chính số
(1) tách khỏi tiếp điểm tĩnh (2).
15.1.3 Quy trình tháo
Bước 1: Tháo cầu dao ra khỏi bảng điện: Tháo dây đấu ra khỏi cầu
dao. Tháo vít để giữ cầu dao. Đưa cầu dao ra ngoài.

171
Bước 2: Làm sạch bên ngoài cầu dao: Dùng dụng cụ, giẻ lau làm
sạch bên ngoài. Yêu cầu làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ bám vào cầu dao.
Đảm bảo nơi làm việc khô ráo sạch sẽ
Bước 3: Tháo các chi tiết ra ngoài cầu dao: Tháo vỏ bảo vệ. Tháo
dây chảy. Tháo đầu nối điện ra. Tháo tiếp điểm tĩnh. Tháo hệ thống lưới
dao động. Tháo tay nắm cầu dao. Sắp xếp các chi tiết theo trình tự tháo.
Chú ý: Các chi tiết tháo được sắp xếp tuần tự theo thứ tự các bước
Bước 4: Làm sạch chi tiết sau khi tháo: Làm sạch vỏ. Làm sạch các tiếp
điểm. Chú ý: Không làm biến dạng các tiếp điểm tĩnh hoặc làm gãy chốt
15.1.4 Quy trình kiểm tra
Bước 1: Kiểm tra đế cầu dao: Quan sát xem đế có vết cháy rỗ
không. Nếu đế làm bằng sứ, kiểm tra xem có vết cháy rỗ hay không.
Dùng V.O.M kiểm tra vỏ cầu dao có đảm bảo cách điện không (< 1 MΩ
không đảm bảo).
Bước 2: Kiểm tra tiếp điểm: Dùng mắt quan sát kiểm tra tiếp điểm
động; tiếp điểm tĩnh. Kiểm tra lưỡi dao phụ và lưỡi dao chính có bị cháy
rỗ hay không. Kiểm tra khe hở hai lá tiếp điểm đối diện. Kiểm tra cọc
đấu dây.
15.1.5 Dạng hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục
Vít bắt bị nhờn không Lỗ bắt vít bị mòn Khoan ta rô, thay lại
vặn chặt được vít mới
Phóng hồ quang ở vị trí Vít bắt không chặt ở Bắt chặt vít ở chỗ tiếp
tiếp xúc cầu dao vị trí tiếp xúc xúc
Tiếp điểm tĩnh bị cháy Phóng hồ quang tại Thay tiếp điểm khác
cụt mặt tiếp xúc
Tiếp điểm tĩnh và động Bắt vít sai kỹ thuật Chỉnh lại khe hở của
không tiếp xúc với nhau tiếp điểm tĩnh
Tay nắm cầu dao và tiếp Vít siết không chặt Xiết chặt vít giữa tay
điểm động bị lỏng nắm cầu dao và lưỡi
tiếp điểm động
15.2 CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH
15.2.1 Công dụng
Công tắc hành trình dùng để đóng, ngắt, chuyển đổi mạch điều
khiển trong chuyển động tự động theo tín hiệu hành trình các cơ cấu
172
chuyển động cơ khí nhằm tự động điều khiển hành trình làm việc hay tự
động ngắt điện ở cuối hành trình làm việc.
15.2.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc
a) Cấu tạo 1
2

1. Thanh tác động 7

2. Bánh xe cóc
3. Hệ thống tiếp điểm 3

4. Tiếp điểm chung (COM)


5. Tiếp điểm thường mở (NO) 6 5 4

6. Tiếp điểm thường đóng (NC) Hình 15.2. Công tắc hành trình

7. Lò xo
b) Nguyên lý làm việc: Lực tác động gạt tay (2) xoay đi một góc,
làm cho thanh tác động số (1) chuyển động kéo theo tiếp điểm động số
(3) chuyển động  tiếp điểm thường đóng (6) mở ra  tiếp điểm (5)
đóng lại, lò xo số (7) bị nén lại. Khi không còn lực tác động, dưới tác
động nén của lò xo, thanh tác động số (1) chuyển động trở về vị trí cũ
kéo theo tiếp điểm động số (3) chuyển động  tiếp điểm thường đóng 6
đóng lại, tiếp điểm thường mở (5) mở ra.
15.2.3 Quy trình tháo
Bước 1: Tháo công tắc hành trình ra khỏi bảng điện: Tháo dây đấu
vào công tắc. Tháo vít giữ đế công tắc. Đưa công tắc hành trình ra ngoài.
Bước 2: Làm sạch bên ngoài công tắc hành trình: dùng giẻ lau làm
sạch bên ngoài. Yêu cầu lau sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ dính bám vào công
tắc hành trình.
Bước 3: Tháo các chi tiết ra khỏi công tắc hành trình: Tháo tiếp
điểm động. Tháo tiếp điểm tĩnh. Sắp xếp chi tiết theo trình tự tháo.
Bước 4: Làm sạch chi tiết sau khi tháo: Làm sạch vỏ. Làm sạch các
tiếp điểm. Chú ý, cẩn thận không làm biến dạng các tiếp điểm.
15.2.4 Quy trình kiểm tra
Bước 1: Dùng V.O.M kiểm tra vỏ công tắc.
Bước 2: Kiểm tra hệ thống trục chuyển động: Quan sát lõi trục
quay và tiếp điểm động xem có hiện tượng cháy rỗ không.
Bước 3: Kiểm tra cữ định vị: Kiểm tra độ dãn nở của lò xo. Kiểm
tra khớp nối quay công tắc hành trình với cữ định vị.
173
Bước 4: Kiểm tra hệ thống tiếp điểm: Quan sát rạn nứt, rỗ, biến
dạng của tiếp điểm động.
Bước 5: Kiểm tra tiếp xúc giữa 2 tiếp điểm: Độ tiếp xúc giữa hai
cặp tiếp điểm tĩnh và động bằng đồng hồ V.O.M.
15.2.5 Dạng hư hỏng nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục
Chập nổ Công tắc hành Thay mới công tắc hành trình
trình hết khả
năng cách điện
Vỏ có các vết cháy Vít bắt không Cạo sạch các vết muội than và các
rỗ chặt ở vị trí vết cháy rỗ. Dùng đồng hồ đo hai
tiếp xúc vị trí tiếp điểm tĩnh. Nếu giá trị <
1MΩ  vỏ không đảm bảo thay
vỏ khác
Hỏng lò xo phản Lò xo làm việc Thay lò xo khác
kháng lâu ngày
Ở trạng thái bình Tiếp điểm bị Cạo sạch các tiếp điểm và các vết
thường tiếp điểm cháy, rỗ cháy rỗ. Nếu không hết vết rỗ =>
thường đóng Thay mới
không thông mạch
Công tắc hành Tiếp điểm bị Cạo sạch các tiếp điểm và các vết
trình tiếp điểm cháy, rỗ cháy rỗ. Nếu không hết vết rỗ =>
thường mở không Thay mới
thông mạch

15.3 NÚT NHẤN


15.3.1 Công dụng
Nút nhấn còn gọi là nút điều khiển, dùng để đóng ngắt từ xa các
thiết bị điện từ khác nhau, chuyển đổi các mạch điện điều khiển tín hiệu
liên động bảo vệ. Dùng để khởi động, dừng và đảo chiều quay của động
cơ bằng cách đóng ngắt các mạch cuộn dây hút của các công tắc tơ. Nút
nhấn thường được đặt trên các bảng điều khiển, ở tủ điện. Nút nhấn
thường được nghiên cứu chế tạo để làm việc trong môi trường không ẩm
ướt, không có hơi hóa chất và bụi bẩn. Nút nhấn có thể bền tới 1.000.000
lần đóng ngắt không tải, 200.000 lần đóng ngắt có tải.

174
15.3.2 Cấu tạo và phân loại 1

a) Cấu tạo 2
4

1. Tiếp điểm động;


3

2. Tiếp điểm tĩnh; 4


2

3. Lò xo; 3

4. Ký hiệu. Hình 15.3. a) Nút nhấn thường mở


b) Nút nhấn thường đóng
b) Phân loại
- Theo hình dạng bên ngoài
+ Loại hở: Được đặt trên giá của bảng điện, hộp nút ấn hay tủ
điện.
+ Loại bảo vệ: Được đặt trong vỏ nhựa hay sắt có hình hộp.
+ Loại bảo vệ chống nước: đặt trong vỏ kín khít để tránh nước vào.
+ Loại bảo vệ chống nổ: Có cấu tạo đặc biệt kín khít để không lọt
được tia lửa ra ngoài và đặc biệt vững chắc để không bị phá hủy
khi nổ.
- Theo yêu cầu điều kiện: Có các loại 1 nút, 2 nút, 3 nút.
- Theo kết cấu bên trong: Có loại đèn bên trong, loại không có
đèn báo, loại nút ấn tự giữ.
15.3.3 Quy trình tháo
Bước 1: Tháo nút nhấn ra khỏi bảng điện: Tháo dây đấu ra khỏi nút
nhấn. Tháo vít giữ đế nút nhấn. Đưa nút nhấn ra ngoài.
Bước 2: Làm sạch nút nhấn bên ngoài: Dùng giẻ lau, dụng cụ làm
sạch bên ngoài. Lau sạch hết bụi bấn, dầu nhớt dính ở nút nhấn nếu có.
Để ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
Bước 3: Tháo rời các chi tiết nút nhấn: Tháo đầu nút tác động.
Tách phần đầu nút tác động. Tháo khớp phần tiếp điểm. Tháo nắp bảo vệ
hệ thống tiếp điểm. Tháo tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh. Sắp xếp theo
trình tự các bước tháo.
Bước 4: Làm sạch chi tiết sau khi tháo: vỏ nút nhấn, các tiếp điểm.
Chú ý: Cẩn thận không làm biến dạng lò xo phản kháng.
15.3.4 Quy trình kiểm tra
- Kiểm tra vỏ nút nhấn. Quan sát xem vỏ có cháy rỗ không. Dùng
V.O.M kiểm tra cách điện.

175
- Kiểm tra tiếp điểm (động và tĩnh).
- Kiểm tra sự dịch chuyển của nút tác động và lò xo phản kháng.
15.3.5 Dạng hư hỏng nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục
Tiếp điểm động bị Tróc rỗ tiếp điểm Thay tiếp điểm mới
cháy cụt
Ở trạng thái bình Tiếp xúc giữa tiếp Sửa lại độ tiếp xúc giữa tiếp
thường, tiếp điểm điểm tĩnh thường điểm tĩnh thường đóng và
thường đóng không đóng và tiếp điểm tiếp điểm động. Nếu tiếp
thông mạch động khống tốt điểm tĩnh thường đóng bị
cháy thì thay tiếp điểm khác.
Khi tác động tiếp Tiếp xúc giữa tiếp Sửa lại độ tiếp xúc giữa tiếp
điểm thường đóng điểm tĩnh thường điểm tĩnh thường mở và tiếp
không liền mạch mở và tiếp điểm điểm động. Nếu tiếp điểm
động không tốt tĩnh thường mở bị cháy thì
thay tiếp điểm khác
Khi tác động vào nút Tiếp xúc giữa hai Do vỏ bị mất tính chất cách
nhấn giữa hai tiếp tiếp điểm tĩnh điện, trường hợp này thì ta
điểm tĩnh thường thường đóng thay vỏ khác. Do tiếp điểm
đóng vẫn thông không tốt động bị kẹt, trường hợp này
mạch với nhau tháo ra chỉnh lại

15.4 ÁP-TÔ-MÁT
15.4.1 Công dụng
Áp-tô-mát là khí cụ tự động ngắt mạch điện khí có sự cố: quá tải,
ngắn mạch, điện áp thấp, công suất ngược,… trong các mạch điện hạ áp
Vđm= 660 V xoay chiều và 330 V điện một chiều, Iđm tới 6.000 A.
15.4.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc 3
7

a) Cấu tạo: Áp-tô-mát bao gồm 2


4
các bộ phận chính: hệ số tiếp điểm, hệ 5
10

thống dập hồ quang, cơ cấu truyền 11 1


9
6
động, các phần tử bảo vệ.
1. Bộ phận tiếp xúc; 2. Móc răng; 8

3. Cần răng; 4. Tay đòn; 5. Rơ-le dòng


điện; 6. Rơ-le điện áp; 7. Trục quay; 8, Hình 15.4. Cấu tạo của
9. Thép lá non; 10, 11. Lò xo áp-tô-mát

176
b) Nguyên lý làm việc: Dựa vào chức năng bảo vệ, người ta chia
áp-tô-mát thành:
- Áp-tô-mát dòng điện cực đại:
Hình 15.5 trình bày nguyên lý hoạt động f lx 3
áp-tô-mát dòng diện cực đại. Nó tự động 6
ngắt mạch điện khi dòng điện I trong 5
2
f dh
mạch vượt quá dòng chỉnh định Icd. Khi I
> Icđ lực điện từ của nam châm điện (1) 1
thắng lực cản của lò xo (3), nắp (2) bị kéo
làm mấu giữa thanh (4) và đòn (5) bật ra,
lò xo ngắt (6) kéo tiếp điểm động ra khỏi Hình 15.5. Áp-tô-mát
tiếp điểm tỉnh, mạch điện bị ngắt áp-tô- dòng điện cực đại
mát ứng dụng để bảo vệ mạch điện khi bị
quá tải hoặc ngắn mạch.
- Áp-tô-mát dòng điện cực tiểu:
Hình 15.6 trình bày nguyên lý của áp-tô- 2
3
mát dòng điện cực tiểu nó tự động ngắt 1
khi dòng điện trong mạch bé hơn dòng
điện chỉnh định.
Khi I < Icđ lực điện từ của nam
châm điện (1) không đủ sức giữ nắp (2)
nên lực kéo của lò xo (3) sẽ kéo tiếp điểm
động ra khỏi tiếp điểm tĩnh. Áp-tô-mát
dòng điện cực tiểu ứng dụng bảo vệ dòng Hình 15.6. Áp-tô-mát
điện khỏi chuyển sang chế độ động cơ khi dòng điện cực tiểu
nhiều máy phát làm việc song song.
15.4.3 Quy trình tháo
Bước 1: Tháo áp-tô-mát ra khỏi bảng điện: Tháo dây đấu ra khỏi
áp-tô-mát. Tháo vít đế giữ áp-tô-mát. Đưa áp-tô-mát ra ngoài.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài áp-tô-mát: Dùng dụng cụ và giẻ
lau làm sạch bên ngoài. Đặt áp-tô-mát ở nơi đảm bảo độ sạch sẽ, khô ráo.
Bước 3: Tháo rời các chi tiết ra khỏi áp-tô-mát: Tháo buông dập hồ
quang. Tháo cần tác động. Hệ thống lẫy tác động. Tháo hệ thống tiếp
điểm động.
Chú ý: Không được tháo khối bảo vệ rơ-le dòng vì nhà sản xuất đã
hiệu chỉnh và định sẵn.
Bước 4: Làm sạch các chi tiết sau khi tháo: Làm sạch vỏ, các tiếp
điểm, rơ-le dòng, cần tác động.
177
Chú ý: Cẩn thận không làm biến dạng các chi tiết, khi tháo nên để
chi tiết áp-tô-mát lên tờ giấy.
15.4.4 Quy trình kiểm tra
Kiểm tra độ cách điện của vỏ áp-tô-mát. Kiểm tra hệ thống bảo vệ
áp-tô-mát, dùng V.O.M để kiểm tra. Kiểm tra điện trở của rơ-le dòng.
Kiểm tra lẫy tác động. Kiểm tra thông số tác động của rơ-le dòng.
Kiểm tra hệ thống tiếp điểm: Dùng mắt quan sát rạn nứt, rỗ, biến
dạng của tiếp điểm động và tĩnh. Kiểm tra ren của vít và đai ốc. Kiểm tra
độ tiếp xúc giữa hai cặp tiếp điểm tĩnh.
Kiểm tra hệ thống dập hồ quang.
Kiểm tra hệ thống lò xo phản hồi và hệ thống điều chỉnh dòng.
15.4.5 Dạng hư hỏng nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục
Khi buông tay ra, áp-tô- Tiếp điểm không tốt Thay lẫy tác động
mát trở lại trạng thái mở
Một pha áp-tô-mát Đứt dây hoặc dây Nối lại hoặc thay
không thông mạch nối tử đầu vào đến đoạn dây nối từ đầu
đầu ra bị hỏng vào đến đầu ra của
áp-tô-mát
Thông mạch ở 2 pha Chạm điện vào vỏ Cách điện vỏ giữa 2
cạnh nhau. pha
Áp-tô-mát thường xuyên Lò xo phản kháng bị Thay lò xo phản
tác động ở chế độ dòng hỏng kháng.
điện làm việc nhỏ hơn
định mức.

15.5 RƠ-LE TỐC ĐỘ


15.5.1 Công dụng
Dùng để kiểm tra tốc độ của rô-to lồng sóc cho mục đích hãm
phanh tự động. Đại lượng đầu vào của rơ-le này là tốc độ quay của thiết
bị làm việc. Đại lượng đầu ra là trạng thái đóng mở các tiếp điểm. Khi
tốc độ quay vượt quá trị số đã định, rơ-le sẽ tác động.

178
15.5.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
a) Cấu tạo: 1. Trục quay rô-to; 2.
Nam châm vĩnh cửu (phần cảm); 3. Trụ 1

quay; 4. Thanh dẫn; 5. Cần đẩy; 6, 7. Hệ 2


3
thống tiếp điểm; 8, 9. Thép đàn hồi; 10.
Tiếp điểm động 4
v
b) Nguyên lý làm việc: Khi động
F
5
cơ điện hoặc máy quay, trục (1) quay 6
8 9
theo làm quay nam châm (2), từ trường 7
nam châm cắt thanh dẫn (4) cảm ứng ra
sức điện động và dòng cảm ứng ở lồng
10

sóc, sinh ra momen làm trụ (3) quay theo


chiều quay của động cơ… Khi trụ (3) Hình 15.7. Rơ-le tốc độ
quay, cần đẩy (5) tùy theo hướng quay
của rô-to động cơ điện mà đóng hoặc mở hệt thống tiếp điểm (6), (7)
thông qua thanh thép đàn hồi (8), (9).
Khi tốc độ động cơ giảm xuống gần bằng 0, sức điện động cảm ứng
giảm tới mức làm mô men không đủ để cần (5) đẩy được thanh thép (8)
và (9) nữa, hệ thống tiếp điểm trở về vị trí bình thường.
15.5.4 Quy trình tháo
Bước 1: Tháo rơ-le tốc độ ra khỏi động cơ.
Bước 2: Làm sạch bên ngoài rơ-le tốc độ.
Bước 3: Tháo các chi tiết ra khỏi rơ-le.
Chú ý: Sắp xếp chi tiết theo trình tự các bước tháo. Trong quá trình
tháo, khối điều chỉnh dòng điện tác động không được tháo.
Bước 4: Làm sạch chi tiết sau khi tháo.
Chú ý: Cẩn thận không làm biến dạng tiếp điểm hay thanh dẫn.
15.5.4 Dạng hư hỏng nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục
Động cơ quay, cần - Độ căng của lò xo - Điều chỉnh lại độ căng của
tác động của rơ-le không đúng lò xo
tác động đã chuyển - Tiếp điểm bị tróc - Dùng đồng hồ V.O.M
động nhưng tiếp rỗ kiểm tra, xác định vị trí tiếp
điểm thường mở xúc, sửa lại cho đúng
của rơ-le không
- Thay thế tiếp điểm khác.
thông mạch
179
Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục
Động cơ làm việc - Khớp chuyển động - Kiểm tra khớp chuyền
quay cả trái lẫn giữa rơ-le và động động giữa rơ-le và động cơ,
phải, cần tác động cơ bị mòn, lắp ráp chỉnh lại
của rơ-le không không đúng
chuyển động. - Khớp chuyển động - Kiểm tra khớp giữa trục
giữa rơ-le và cần tác xoay của rơ-le và cần tác
động mòn, lắp ráp động, chỉnh lại
không đúng

15.6. RƠ-LE NHIỆT


15.6.1 Công dụng: Dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá
tải, thường sử dụng kèm với khởi động từ, công tắc tơ. Rơ-le nhiệt dùng
ở điện áp xoay chiều đến 500 V, tần số 50 Hz. Dòng điện định mức có
thể lên đến 150 A, có thể dùng ở lưới điện 1 chiều, điện áp 400 V. Rơ-le
nhiệt không tác động tức thời theo trị dòng điện vì có quán tính nhiệt lớn
phải cần thời gian để phát nóng. Thời gian làm việc khoảng vài giây đến
vài phút.
15.6.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
a) Cấu tạo:
- Thanh lưỡng kim gồm 2 lá kim
loại có hệ số dãn nở nhiệt khác nhau
được gắn chặt và ép sát vào nhau. Thông
thường để bảo vệ phụ tải 3 pha chỉ cần 2
thanh lưỡng kim.
- Dây đốt nóng (phần tử đốt nóng)
làm nhiệm vụ tăng cường nhiệt độ cho
thanh lưỡng kim. Một số rơ-le nhiệt dùng Hình 15.8. Rơ-le nhiệt
phương pháp đốt nóng trực tiếp nên
không có bộ phận này.
- Cơ cấu ngắt (lẫy tác động) nhận năng lượng trực tiếp từ sự co
dãn của thanh lưỡng kim để đóng ngắt tiếp điểm.
b) Nguyên lý hoạt động: Khi xảy ra hiện tượng quá tải làm cho
nhiệt độ trên thanh phát nóng ở phần tử phát nhiệt số (2) tăng lên, thanh
lưỡng kim số (1) xảy ra hiện tượng dãn nở nhiệt, do có hệ số dãn nở nhiệt
khác nhau làm cho thanh lưỡng kim số (2) bị cong đi, đến một mức độ
nào đó nó sẽ ấn vào cần tác động đẩy cần tác động chuyển động làm hệ
thống tiếp điểm số (3) tác động. Lực tác động lên hệ thống tiếp điểm số
180
(3) đủ thắng lực cản của lò xo số (4) làm đóng hoặc mở hệ thống tiếp
điểm số (3).
Khi có điện qua phần tử đốt nóng số (2) giảm xuống, hoặc không
có dòng điện đi qua làm hai thanh lưỡng kim số (1) không bị đốt nóng
nữa, thanh số (2) lại trở về trạng thái bình thường, không tác động vào
cần tác động nữa. Muốn cho tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu ta phải
tác động vào nút ấn phục hồi.
1. Thanh lưỡng kim
2. Phần tử đốt nóng
3. Hệ thống tiếp điểm
4. Lò xo
15.6.3 Phân loại
Theo kết cấu: kiểu hở và kiểu kín.
Theo yêu cầu sử dụng: loại 1 cực và 2 cực.
Theo phương thức đốt nóng: đốt nóng trực tiếp, đốt nóng gián tiếp,
đốt nóng hỗn hợp.
15.6.4 Quy trình tháo
Bước 1: Tháo rơ-le nhiệt ra khỏi bảng điện.
Tháo dây đấu vào rơ-le nhiệt. Tháo vít giữ đế rơ-le nhiệt. Đưa rơ-le
nhiệt ra ngoài.
Bước 2: Làm sạch bên ngoài rơ-le nhiệt. Dùng dụng cụ làm sạch để
làm sạch bên ngoài, bụi bẩn, dầu mỡ bám vào rơ-le nhiệt. Đảm bảo nơi
làm việc khô ráo, sạch sẽ.
Bước 3: Tháo các chi tiết ra ngoài. Tháo hệ thống thanh lưỡng kim
và phần tử đốt nóng. Tháo hệ thống đòn bẩy. Tháo cần tác động. Tháo lò
xo phản kháng. Tháo hệ thống tiếp điểm và núm điều chỉnh dòng.
Chú ý: Sắp xếp chi tiết theo trình tự các bước tháo. Trong quá trình
tháo, khối điều chỉnh dòng điện tác động không được tháo.
Bước 4: Làm sạch chi tiết sau khi tháo.
Làm sạch vỏ, các tiếp điểm, thanh đốt nóng.
Chú ý: Cẩn thận không làm biến dạng tiếp điểm hay đứt phần tử
đốt nóng.
Bước 5: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của rơ-le nhiệt.

181
15.6.5 Dạng hư hỏng nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục
Dòng điện làm Lò xo căng không - Điều chỉnh lại độ căng của
việc vẫn ở chế độ đúng lò xo
định mức nhưng Vị trí tiếp xúc - Dùng đồng hồ V.O.M kiểm
sau một thời gian không chính xác, tra, xác định vị trí tiếp xúc,
rơ-le nhiệt mất tác tiếp điểm bị mòn sửa lại cho tiếp xúc, Thay thế
động. tiếp điểm khác.
Một pha rơ-le Do tiếp xúc hoặc Sửa lại cho tiếp xúc, Thay thế
nhiệt không thông phần tử nối tiếp tiếp điểm khác.
mạch mạch động lực của
một pha bị đứt
Rơ-le nhiệt không Vị trí tiếp xúc - Tháo phần tiếp xúc kém ra
tác động khi xảy không chính xác, làm sạch phần tiếp xúc, xiết
ra quá tải tiếp điểm bị lỏng chặt vít tại nơi tiếp xúc kém
- Tách tiếp điểm bị dính ra,
dùng giấy nhám đánh lại tiếp
điểm để tăng cường tiếp xúc

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy trình bày quy trình tháo các thiết bị điện và khí cụ điện.
2. Hãy giải thích quy trình kiểm tra các thiết bị điện và khí cụ điện.
3. Hãy cho biết công dụng các thiết bị điện và khí cụ điện mà bạn đã
học.
4. Phân tích các dạng hư hỏng, giải thích nguyên nhân và trình bày biện
pháp khắc phục của các thiết bị điện và khí cụ điện.
5. Hãy so sánh và chọn lựa các loại rơ-le thích hợp với thiết bị máy cắt
kim loại mà bạn thường dùng.

182
Bài 10: SỬA CHỮA THIẾT BỊ NHIỆT (NỒI HƠI)

Mục tiêu: Sau khi học (hoặc nghiên cứu) bài học này, sinh viên sẽ:
- Trình bày được công dụng và nguyên lý vận hành của các loại nồi
hơi
- Giải thích được quy trình kiểm tra định kỳ của nồi hơi
- Trình bày được lịch bảo trì bảo dưỡng của một nồi hơi

16.1 KHÁI NIỆM NỒI HƠI


Nồi hơi (boiler) là một thiết bị chịu áp lực có chức năng biến nước
thành hơi nhờ nhiệt năng có được từ việc đốt cháy nhiên liệu hoặc biến
đổi từ các nguồn năng lượng khác như điện năng, nguyên tử.
Nồi hơi công nghiệp là thiết bị sử dụng nhiên liệu để đun sôi nước
tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong
các lĩnh vực công nghiệp như sấy, đun nấu, nhuộm, hơi để chạy tuabin
máy phát điện, v.v. Nồi hơi được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các
ngành công nghiệp, mỗi ngành công nghiệp đều có nhu cầu sử dụng nhiệt
với mức độ và công suất khác nhau. Các nhà máy như: mhà máy chế biến
thức ăn gia súc, nhà máy bánh kẹo, sử dụng nồi hơi để sấy sản phẩm.
Một số nhà máy sử dụng nồi hơi để đun nấu, thanh trùng như nhà máy
nước giải khát, nhà máy nước mắm, tương hay dầu thực vật,...
16.2 PHÂN LOẠI
Nồi hơi được sử dụng rộng rãi trong dân dụng và công nghiệp như:
 Nồi hơi đốt than, củi
 Nồi hơi đốt dầu
 Nồi hơi đốt trấu, mùn cưa
 Nồi dầu tải nhiệt
 Nồi hơi thu nhiệt
 Nồi hơi đốt điện
 Nồi hơi tầng sôi

183
16.2.1 Nồi hơi đốt than, củi
Là loại nồi hơi kiểu nằm (hoặc
đứng), tổ hợp ống nước. Nồi hơi được
kết cấu từ 01 cụm đối lưu (Gồm ba lông
trên, ba lông dưới và dàn ống nước đối
lưu). Dàn ống bức xạ đặt ở xung quanh
tường buồng đốt (Gồm ống góp trên,
ống góp dưới và dàn ống bức xạ trần).
Buồng đốt được bố trí ở giữa lò, xung
quanh là các dàn ống bức xạ. Nhiên liệu Hình 16.1. Nồi hơi kiểu nằm
được cháy trên bề mặt ghi lò, ngọn lửa
và khói nóng từ bề mặt ghi truyền nhiệt
bức xạ trực tiếp cho các dàn ống bức xạ,
sau đó vượt qua án lò đi về dàn đối lưu,
qua các tấm chắn truyền nhiệt cho toàn
bộ cụm đối lưu. Cuối cùng qua quạt hút
và thoát ra ngoài theo ống khói.
Ưu điểm: Hiệu suất cao, dễ vận
hành, dễ sửa chữa, chi phí nhiên liệu
thấp.
Hình 16.2. Nồi hơi kiểu đứng
Nhược điểm: Yêu cầu chất lượng
nước cấp cao. Nồi hơi đốt dầu.
16.2.2 Nồi hơi đốt dầu, đốt gas, đốt khí
Là loại nồi hơi (lò hơi) sử dụng
nhiên liệu dầu, khí gas. Loại nồi hơi này
thường có công suất < 15 T/h. Áp suất
làm việc nằm trong khoảng 4-20
kg/cm2. Thân nồi hơi có cấu tạo hình
viên trụ, đặt đứng hoặc nằm. Toàn bộ
buồng đốt nằm gọn trong ống lò, đặt
trong thân nồi. Ống lò được làm mát bởi Hình 16.3. Nồi hơi kiểu đứng
nước chứa trong thân nồi hơi. Phía trên
ống lò là một mặt sàng được lắp các ống
lửa. Khối nóng thoát ra ống khói qua chùm ống lửa. Như vậy diện tích
tiếp nhiệt của nồi hơi bao gồm: Diện tích xung quanh của ống lò và tổng
diện tích xung quanh các ống lửa.
Ưu điểm: Dễ chế tạo, dễ sử dụng, không yêu cầu chất lượng nước cao.
Nhược điểm: Thường xuyên phải vệ sinh ống lửa vì đóng tro, muội.

184
Công dụng của nồi hơi đốt dầu, đốt gas, đốt khí.
Nồi hơi này được sử dụng rộng
rãi trong dân dụng và công nghiệp
như:
Sử dụng cấp hơi trong ngành
dệt may.
Sử dụng cấp hơi trong ngành
chế biến nông, thủy sản. Hình 16.4. Nồi hơi kiểu nằm
Sử dụng cấp hơi trong khách
sạn, bể bơi, xông hơi, vật lý trị liệu,...
16.2.3 Nồi hơi đốt trấu, mùn cưa
Loại nồi hơi này được
thiết kế để sử dụng nhiên liệu
từ trấu, mùn cưa, gỗ vụn, củi,...
ngoài ra loại nồi hơi này còn
đạt hiệu quả hơn khi đốt củi
trấu, củi ép,...
Công suất: từ 100 kg/h
đến 10.000 kg/h Áp suất làm
việc: đến 20 kg/cm2. Hình 16.5. Nồi hơi đốt trấu, mùn cưa
Chế độ cấp nhiên liệu:
thủ công hoặc cơ khí.
Chế độ điều khiển cấp nước: tự động.
Cảnh báo sự cố cạn nước: bằng ánh sáng và âm thanh.
Điều khiển áp suất: tự động.
16.2.4 Nồi dầu tải nhiệt
Nồi dầu tải nhiệt hay còn được
gọi là nồi gia nhiệt dầu cho dầu tải
nhiệt. Kết cấu lò dạng ống xoắn liên
tục, nhiên liệu đốt là than, củi hoặc
dầu DO (FO)...
Công suất: từ 100.000 kcal đến
10.000.000 kcal. Áp suất làm việc:
đến 10 kg/cm2 Hình 16.6. Nồi dầu tải nhiệt
0
Nhiệt độ dầu ra: đến 300 C
185
16.2.5 Nồi hơi thu nhiệt
Giới thiệu chung về nồi hơi thu
nhiệt
Nồi hơi thu nhiệt hay còn gọi
là nồi hơi tận dụng nhiệt. Trong quá
trình sản xuất công nghiệp khí nóng
hoặc hơi nóng thay vì thải vào môi
trường sẽ được đưa vào trong nồi hơi
thu nhiệt nhằm tận dụng nguồn
nghiệt để sinh ra hơi nước đưa vào Hình 16.7. Nồi hơi thu nhiệt
sử dụng.
Công suất nồi hơi thu nhiệt: từ 300 kg/h đến 8.000 kg/h. Áp suất
làm việc: đến 10 kg/cm2.
Thân lò được làm bằng thép chịu nhiệt, chịu áp lực.
Ống sinh hơi làm từ thép chịu nhiệt, chịu áp lực C10, C20.
Đối với nồi hơi thu nhiệt việc tận dụng nguồn nhiệt có xuất xứ từ
hơi axit thì thân nồi và ống sinh hơi được làm bằng inox chịu nhiệt, chịu
axit, chịu áp lực.
16.2.6 Nồi hơi đốt điện
Đặc tính kỹ thuật của nồi hơi đốt
điện là có hiệu suất cao 90%. Công suất
từ 20 kg/h đến 200 kg/h.
Thân nồi hơi được chế tạo từ thép
chịu nhiệt, chịu áp lực. Chế độ điều
khiển tự động, chế độ cấp nước tự động.
Nhiệt liệu đốt: điện 1 pha hoặc 3 pha.
Ưu nhược điểm của nồi hơi đốt điện: Hình 16.8. Nồi hơi đốt điện
Ưu điểm: thân thiện với môi
trường.
Nhược điểm: chi phí giá thành
nhiên liệu cao.
16.2.7 Nồi hơi tầng sôi
Giới thiệu chung về nồi hơi tầng
sôi Công suất sinh hơi từ 6.000 kg/h đến
50.000 kg/h. Áp suất làm việc: đến 25 Hình 16.9. Nồi hơi tầng sôi
kg/cm2 (25 bar).
186
Nhiên liệu đốt: hỗn hợp than củi vụn, trấu, các loại vỏ hạt,... được
nghiền nhỏ. Nồi hơi tầng sôi tiết kiệm nhiên liệu.
Nồi hơi tầng sôi có ưu điểm là tất cả nhiên liệu được nghiền nhỏ
trước khi đưa vào lò nên đảm bảo sự cháy diễn ra triệt để, ngay cả khi
dừng lò. Lượng nhiên liệu vẫn còn lại trong tầng cát khi tắt quạt gió, lúc
đó lò sẽ không cấp đủ oxy và nhiên liệu vẫn còn lại cùng cát nóng, không
gây lãng phí carbon khi không dùng để đốt.
16.3 LỊCH KIỂM TRA NỒI HƠI
Ngày Tuần Tháng 06 tháng Năm
Kiểm tra Kiểm tra các van Kiểm tra Làm vệ sinh Làm vệ sinh
mực nước dầu dầu hệ thống báo buồng đốt
đốt mực nước
thấp
Xả đáy lò Kiểm tra sự rò rỉ Kiểm tra Kiểm tra bộ Làm vệ sinh
hơi dầu ngọn lửa khi xông dầu chốt khóa
lò đang hoạt đầu đốt
động
Kiểm tra và Kiểm tra đèn và Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra các
xả nước chuông báo cam gạch chịu lửa bề mặt tiếp
ống thủy điều khiển nước

Quan sát Kiểm tra các hệ Kiểm tra rò Làm vệ sinh Kiểm tra bồn
ngọn lửa thống điều khiển rỉ gas các bộ lọc chứa dầu
của bơm dầu
Xử lý nước Kiểm tra an toàn Kiểm tra các Làm sạch bộ Kiểm tra
cấp cho và các hệ thống vị trí thoát lọc khí và bộ mức dầu ở
điều nhiệt tách dầu van thủy lực
khiển liên quan
Ghi áp suất Kiểm tra hệ thống Kiểm tra Kiểm tra vị Kiểm tra ống
và nhiệt độ báo mực nước lịch xả đáy trí các khớp thủy
thấp nối của bơm
Ghi nhiệt Kiểm tra các rò rỉ, Kiểm tra Cài đặt lại Thay thế và
độ và áp tiếng ồn, chấn nguồn gió quy trình đốt chỉnh lại van
suất nước động hoặc các an toàn
cấp lò hiện tượng
bất thường khác
Ghi nhiệt Kiểm tra tất cả Kiểm tra tất Kiểm tra các Kiểm tra các
độ các mô tơ cả các hệ công tắc thủy bơm dầu
khói thải thống lọc ngân

187
Ngày Tuần Tháng 06 tháng Năm
Ghi áp suất Kiểm tra tổng Kiểm tra Kiểm tra
và nhiệt độ quát dầu đốt dầu bơm cấp
dầu nước lò
Ghi áp suất Kiểm tra mực dầu Kiểm tra Kiểm tra hệ
gas của bơm dây truyền thống tiếp
gió tự nhận nước
động ngưng

Ghi áp suất Kiểm tra bộ Kiểm tra Kiểm tra hệ


khí dầu thống cấp

16.4 KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG NỒI HƠI


 Công việc hằng ngày
- Nồi hơi: Xả đáy nồi mỗi ca ít nhất 01 lần. Nhằm ngăn ngừa
đóng cáu cặn trên vách ống và giữ hàm lượng muối và các chất rắn hoà
tan trong nước lò trong nước lò không vượt quá giới hạn cho phép. Tiến
hành xả đáy đến mức nước thấp của ống thuỷ (mức nước bắt đầu bơm lại
ở chế độ cấp nước tự động). Vệ sinh ống thủy sáng bằng cách xả van ống
thuỷ. Kiểm tra mức hoá chất trong thùng chứa hoá chất (đối với hoá chất
Tansol pha 01 lít hoá chất cho 40 lít nước).
- Đầu đốt: Kiểm tra điện áp xem có phù hợp không. Kiểm tra độ
làm việc an toàn của tất cả các quạt gió, motor, cánh bướm gió. Đảm bảo
các lỗ thông gió của quạt, motor điện phải sạch. Kiểm tra sự rò rỉ trên
đường cấp dầu và mức dầu trong bồn.
 Công việc hằng tuần
- Nồi hơi: Thực hiện những nội dung ghi trong phần trước. Kiểm
tra áp lực bơm cấp nước và bộ ống thuỷ điều khiển cấp nước tự động. Vệ
sinh tất cả các lọc nước trên đường cấp nước. Kiểm tra nhanh độ PH và độ
cứng nước cấp xem có đạt chỉ tiêu quy định không. Lau chùi toàn bộ nồi
hơi, đặc biệt là các bộ phận làm việc, không cho bụi bẩn và dầu bám lại.
- Đầu đốt: Thực hiện những nội dung ghi trong phần trước. Tháo
và lau chùi photo-cell và béc phun dầu. Vệ sinh tất cả các lọc dầu trên
đường cấp dầu.
 Công việc hằng tháng
- Nồi hơi: Thực hiện những nội dung ghi trong phần trước. Kiểm
tra van an toàn bằng cách nâng cần xả van an toàn để chắc chắn rằng van
an toàn không bị kẹt. Lấy mẫu nước cấp và nước lò đi phân tích. Kết quả
188
phân tích sẽ cho biết có cần hiệu chỉnh lại chế độ xử lý nước và xả đáy
nồi. Cần nhớ rằng: nếu nước không đạt chỉ tiêu thì nồi hơi sẽ bị ăn mòn
và ống lửa bị đóng cáu làm giảm lượng hơi và hao dầu.
- Đầu đốt: Thực hiện những nội dung ghi trong phần trước.
 Công việc sáu tháng
- Nồi hơi: Thực hiện những nội dung ghi trong các phần trước.
Tra dầu, mỡ cho động cơ, bơm,... theo hướng dẫn của hãng chế tạo. Tháo
và vệ sinh điện cực điều khiển cấp nước. Kiểm tra tình trạng bám cáu bên
trong hộp nước và ống nước bằng cách tháo lỗ kiểm tra. Tháo đầu đốt.
Vệ sinh bề mặt buồng đốt. Tuỳ vào chất lượng dầu đốt có thể phải vệ
sinh bề mặt buồng đốt thường xuyên hơn. Cần nhớ rằng: nếu ống lửa bẩn
thì lượng hơi giảm và dầu tiêu thụ tăng. Kiểm tra tổng quát nồi: xem xét
tình trạng các van, đường ống, thiết bị phụ.
- Đầu đốt: Thực hiện những nội dung ghi trong các phần trước.
Kiểm tra tình trạng và vị trí khe hở của điện cực đánh lửa, vệ sinh nếu bị
bẩn. Vệ sinh cánh tán gió. Kiểm tra tình trạng của van solenoid đường dầu.
Kiểm tra và điều chỉnh tỷ lệ dầu và gió thích hợp. Kiểm tra sự hoạt động
của tất cả các công tắc an toàn và các bộ phận khoá lẫn giữa đầu đốt, nồi
hơi, và các phụ kiện khác. Kiểm tra các công tắc, rơ-le và các linh kiện
khác trong tủ điện điều khiển. Vệ sinh hoặc thay thế nếu cần thiết.
 Công việc hằng năm
- Nồi hơi: Thực hiện những nội dung ghi trong các phần trước.
Kiểm tra tình trạng của đường ống, vệ sinh hoặc thay thế nếu cần thiết.
Tháo lỗ kiểm tra, xem xét tình trạng ăn mòn và đóng cáu trong nồi. Xả
nước và rửa sạch trong nồi. Nếu lớp cáu bám đầy thì phải phá đi (liên hệ
nhà chuyên môn để xử lý). Kiểm tra tất cả các phụ kiện, khớp nối chèn.
Nếu thấy chi tiết nào bị hư thì thay mới. Kiểm định lại áp kế.
- Đầu đốt: Thực hiện những nội dung ghi trong các phần trước.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy trình bày công dụng và nguyên lý vận hành của các loại nồi hơi.
2. Hãy nêu quy trình kiểm tra định kỳ của nồi hơi.
3. Thiết kế lịch bảo trì bảo dưỡng của nồi hơi đốt dầu.

189
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trịnh Chất – Lê Văn Uyển - Tính toán thiết kế Hệ dẫn động cơ khí,
Tập 1 và 2, NXB Giáo dục, 2003.
[2] Nguyễn Hữu Lộc - Cơ sở Thiết kế máy, NXB Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
[3] Nguyễn Thanh Nam - Phương pháp thiết kế kỹ thuật, NXB Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
[4] Trần Quốc Hùng - Dung sai kỹ thuật đo, Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật, 2003.
[5] Hoàng Hữu Thận - Sửa chữa thiết bị điện, NXB Hải Phòng, 2002.
[6] Lưu Văn Huy và các tác giả - Hệ thống Thuỷ lực, NXB Giao thông
Vận tải, 2003
[7] Peter Rohner, Gordon Smith, Nguyễn Thành Trí dịch - Điều khiển
khí nén trong tự động hoá kỹ nghệ, 2000.
[8] Nguyễn Ngọc Cảnh, Nguyễn Trọng Hải - Công nghệ sửa chữa máy
công cụ, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.
[9] Tô Xuân Giáp - Công việc của người thợ sửa chữa cơ khí, NXB
Giáo dục, 2001.
[10] Phạm Ngọc Tuấn - Quản lý bảo trì công nghiệp, NXB Đại học
Quốc gia TP HCM, 2000
[11] Nguyễn Ngọc Cẩn – Máy điều khiển theo chương trình số, Trường
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh 1993
[12] Phạm Văn Khôi và các tác giả - Gia công cơ khí, NXB Giáo Dục,
1998
[13] Trần Thế San, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng – Thực hành cơ khí
Tiện Phay Bào Mài, NXB Đà Nẵng, 2000.
[14] Dương Bình Nam, Hoàng Trí - Giáo trình công nghệ sửa chữa máy
công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật lưu hành nội bộ
2001
[15] Peter Rohner, Gordon Smith – Điều khiển bằng khí nén trong tự
động hóa kỹ nghệ - Nguyễn Thành Trí biên dịch, NXB Đà Nẵng
2000

190
[16] Trần Văn Địch - Công nghệ chế tạo bánh răng, NXB KHKT Hà
Nội 2006
[17] Phạm Văn Hùng, Nguyễn Phương - Cơ sở máy công cụ, pp. 60-61,
NXB KHKT Hà Nội , 2007
[18] Trương Duy Nghĩa, Nguyễn sĩ Mão - Thiết bị nồi hơi, NXB KHKT
Hà Nội 1985.
[19] Nguyễn Bốn, Hoàng Ngọc Đòng - Nhiệt kỹ thuật, , NXB Giáo dục
1999.
[20] Phan Minh Thanh, Hồ Viết Bình, Giáo trình công nghệ chế tạo
máy, tr255-2282, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH,
2012

Một số tài liệu từ Internet


1. www.tailieu.vn
2. http://docs.4share.vn/docs/5848/Chuong_4_Bo_truyen_xich.html
3. http://baigiang.violet.vn/present/same/entry_id/2278233
4. http://kiemtailieu.com/ky-thuat-cong-nghe/tai-lieu/thiet-ke-bo-
truyen-xich-chuong-2/1.html
5. http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%94_l%C4%83n
6. http://tailieu.vn/tag/o-lan.html
7. https://www.youtube.com/channel/UCoZZldme7Eny6YbOAKfdUc
Q
8. http://tstvietnam.vn/
9. http://tstvietnam.vn/Tai-lieu-ky-thuat/48/14/Tai-lieu-huong-dan-
bao-tri-lap-dat-thiet-bi-SKF.html
10. http://text.123doc.vn/document/64910-tong-hop-cau-hoi-va-goi-y-
tra-loi-bao-ve-do-an-thiet-ke-may-p1.htm
11. http://text.123doc.vn/document/64912-tong-hop-cau-hoi-va-goi-y-
tra-loi-bao-ve-do-an-thiet-ke-may-p3.htm

191
GIÁO TRÌNH NHÀ XUẤT BẢN
BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MÁY CÔNG NGHIỆP Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Dãy C, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé,
Quận 1,TP Hồ Chí Minh
HOÀNG TRÍ ĐT: 028 6272 6361 – 028 6272 6390
E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn
PHÒNG PHÁT HÀNH
Dãy C, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé,
Quận 1,TP Hồ Chí Minh
ĐT: 028 6272 6361 – 028 6272 6390
Website: www.nxbdhqghcm.edu.vn
Nhà xuất bản ĐHQG-HCM và tác giả/đối tác
liên kết giữ bản quyền© TRUNG TÂM SÁCH ĐẠI HỌC
Copyright © by VNU-HCM Press and author/ Dãy C, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé,
co-partnership All rights reserved Quận 1, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 028 6272 6350 - 028 6272 6353
Website: www.sachdaihoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản
ĐỖ VĂN BIÊN
Xuất bản năm 2018 Chịu trách nhiệm nội dung
NGUYỄN HOÀNG DŨNG
Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm về tác quyền
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
Website: www.hcmute.edu.vn
Biên tập
LÊ THỊ MINH HUỆ
Sửa bản in
Số lượng 300 cuốn,
Khổ 16 x 24 cm,
THANH HÀ
ĐKKHXB số: 1594-2018/CXBIPH/ Trình bày bìa
03-90/ĐHQGTPHCM,
Quyết định XB số 100/QĐ-ĐHQGTPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
của NXB ĐHQG-HCM
cấp ngày 18-5-2018.
In tại: Công ty TNHH In &
bao bì Hưng Phú
Đ/c: 162A/1 – KP1A – P. An Phú –
TX. Thuận An – Bình Dương
Nộp lưu chiểu: Quý III/2018
ISBN: 978 – 604 – 73 – 6154 – 0
GIÁO TRÌNH
BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY
HOÀNG TRÍ
CÔNG NGHIỆP
.

Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM, NXB ĐHQG-HCM
và TÁC GIẢ.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm
cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và
Nhà xuất bản.
ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!
ISBN: 978-604-73-6154-0

9 786047 361540

You might also like