You are on page 1of 113

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN


VẬN HÀNH MÁY CHÍNH

MÃ SỐ: MĐ 01
NGHỀ: VẬN HÀNH, BẢO TRÌ MÁY TÀU CÁ

Trình độ: Sơ cấp nghề


2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01

LỜI GIỚI THIỆU


3

Cuốn giáo trình mô đun Vận hành máy chính là cuốn sách phục vụ cho lớp
học sơ cấp nghề Vận hành, bảo trì , máy tàu cá. Cuốn sách này phục vụ cho ngư
dân đi biển đánh bắt hải sản. Cụ thể là trang bị kiến thức về vận hành máy chính
tàu cá cho thợ vận hành máy tàu cá và máy tàu thủy.
Ngoài phục vụ cho đối tượng là thợ vận hành máy tàu cá, cuốn giáo trình
này còn sử dụng được cho thợ vận hành máy tàu thủy, tàu cá những tàu có công
suất máy nhỏ hơn.
Nội dung gồm có 9 bài, bao gồm: Tìm hiểu về động cơ đốt trong tàu cá,
chuẩn bị máy, khởi động máy, chăm sóc máy, đảo chiều máy, tắt máy, khắc
phục sự cố máy, ghi nhật ký vận hành máy và đảm bảo an toàn khi vận hành
máy.
Quá trình viết có tham khảo cuốn NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
của Nguyễn Văn Bình – Nguyễn Tất Tiến – Nhà xuất bản giáo dục 1994, sử
dụng một số hình ảnh chụp từ thực tế, hình trên mạng internet, căn cứ vào những
công việc cụ thể của việc vận hành máy trên tàu cá.
Cuốn sách này có thể dùng cho lớp học về máy đi ê den phục vụ nông
nghiệp , giao thông, như: máy ca nô, tàu thủy chở khách, tàu vận tải công suất
dưới 400 mã lực, máy cày, máy ủi, máy đào đất,…
Đây là lần đầu xuất bản nên không thể tránh khỏi các thiếu xót, rất mong
nhận được các ý kiến đóng góp của các thợ vận hành máy tàu cá cùng các bạn
đọc.
Xin cảm ơn các cá nhân và đơn vị liên quan đã đóng góp ý kiến để giáo
trình này được hoàn thành
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Đặng Văn Luật
4

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 4
BÀI 1: TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG TÀU CÁ 8
1. Khái niệm về động cơ nhiệt và động cơ đốt trong 8
2. Cấu tạo động cơ đi ê den 9
2.1. Sơ đồ cấu tạo động cơ đi ê den 9
2.2. Các khái niệm cơ bản của động cơ đi ê den 9
3. Nguyên lý hoạt động của động cơ đi ê den 11
3.1. Kỳ thứ nhất: Quá trình hút (kỳ hút) 12
3.2. Kỳ thứ hai: Quá trình nén (kỳ nén) 12
3.3. Kỳ thứ ba: Quá trình nổ (kỳ nổ) 13
3.4. Kỳ thứ tư: Quá trình xả (kỳ xả) 14
4. Các thông số cơ bản của động cơ đi ê den 16
4.1. Công suất có ích 16
4.2. Suất tiêu hao nhiên liệu, suất tiêu hao dầu nhờn. 17
4.3. Tính lượng nhiên liệu chi phí cho tàu trong một chuyến đi biển 17
4.4. Thứ tự số xi lanh trên máy 17
5. Động cơ đi ê den dùng cho tàu cá 18
5.2. Máy đi ê den một hàng xi lanh thẳng đứng 20
5.3. Máy tàu thủy hai hàng xi lanh bố trí chữ V 21
6. Kết cấu các chi tiết chính của máy đi ê den 22
6.1. Trục khuỷu 22
6.2. Kết cấu các chi tiết khác 23
7. Cơ cấu phân phối khí 27
7.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động 27
7.2 . Đồ thức phân phối khí 28
7.3. Trục cam – cam 29
7.4. Một số chi tiết, cơ cấu của cơ cấu phân phối khí 29
BÀI 2: CHUẨN BỊ MÁY 34
5

1. Chuẩn bị dụng cụ 34
1.1. Hộp tuýp mở đai ốc 34
1.2. Cờ lê vòng 35
1.3. Búa cao su 35
1.4. Bộ cờ lê miệng, kìm, tô vít 35
1.5. Kìm chuyên dùng 36
1.6. Búa sắt 36
2. Chuẩn bị phụ tùng dự trữ 36
3. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu 38
3.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu 38
3.2. Một số thiết bị, chi tiết của hệ thống nhiên liệu 39
4. Kiểm tra hệ thống bôi trơn 43
4.1. Nhớt dùng cho máy đi ê den tàu thủy 43
4.2. Kiểm tra mực nhớt trong các te 45
4.3. Kiểm tra khe hở bôi trơn cổ trục 45
4.4. Kiểm tra bình sinh hàn nhớt 47
5. Kiểm tra hệ thống làm mát 48
6. Kiểm tra hệ thống khởi động 48
7. Kiểm tra hệ trục 49
BÀI 3: KHỞI ĐỘNG MÁY 51
1. Kiểm tra máy trước khi khởi động 51
1.1. Khởi động máy bằng tay quay 52
1.2. Khởi động bằng điện 54
1.3. Khởi động máy bằng gió 56
2.Chạy không tải làm nóng máy 59
3. Kiểm tra các thông số trên đồng hồ chỉ báo 60
BÀI 4: CHĂM SÓC MÁY 64
1. Đóng tải 64
2. Theo dõi hệ thống làm mát 65
2.1. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm mát trực tiếp 65
2.2.Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm mát gián tiếp 67
2.3. Bơm ly tâm 69
6

3. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống nhiên liệu 70


4. Theo dõi máy hoạt động bằng giác quan của người 70
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc 73
1.1. Sơ đồ cấu tạo 73
1.2. Nguyên lý hoạt động 74
2. Nhận tín hiệu 74
3. Giảm ga máy chính và ngắt tải 75
4. Đảo chiều theo tín hiệu 75
BÀI 6: TẮT MÁY 77
1. Nhận tín hiệu 77
2. Các bước tắt máy 77
3. Những công việc sau khi tắt máy 79
BÀI 7: KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÁY SAU VẬN HÀNH 81
1. Phát hiện, xử lý các chỗ nối đường ống bị rò rỉ 81
2. Phát hiện, xử lý nhiệt độ khí xả giữa các xy lanh không đều 82
3. Phát hiện, xử lý nhiệt độ nước làm mát cao hơn quy định 82
4. Phát hiện, xử lý nhiệt độ dầu bôi trơn cao hơn quy định 83
5. Phát hiện, xử lý bơm dầu không tạo đủ áp suất theo yêu cầu 84
6. Phát hiện, xử lý bơm tuần hoàn nước không đủ 85
Bài 8: GHI NHẬT KÝ VẬN HÀNH 88
1. Nội dung ghi nhật ký vận hành máy chính 88
2. Mẫu sổ nhật ký vận hành 88
Bài 9: THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH
MÁY 92
1. Thực hiện an toàn khi chuẩn bị và khởi động máy 92
2. Thực hiện an toàn khi chăm sóc máy 94
3. Thực hiện an toàn khi đảo chiều và tắt máy 95
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 106
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH Error! Bookmark not defined.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNHError! Bookmark not defined.
7

MÔ ĐUN VẬN HÀNH MÁY CHÍNH


Mã mô đun: MĐ 01

Giới thiệu mô đun:


- Mô đun 01: “ Vận hành máy chính ” có thời gian học tập là 96 giờ, trong
đó có 20 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra.
- Mô đun này nhằm cung cấp cho học viên một số kiến thức về cấu tạo,
nguyên lý làm việc và cách kiểm tra một số hệ thống của máy chính trên tàu cá.
- Mô đun cũng cung cấp các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc vận
hành máy chính tàu cá.
- Trong quá trình học, các học viên sẽ được trang bị thêm các kiến thức và
rèn luyện ý thức an toàn lao động, ý thức bảo vệ môi trường.
- Trong mô đun, phần lý thuyết được trình bày sơ lược và minh họa hình
ảnh, chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thực hành của các học viên trên các máy
chính tàu cá thực tế.
- Phần đánh giá kết quả dựa vào kết quả đạt được khi thực hiện các bài thực
hành.
8

BÀI 1: TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG TÀU CÁ


Mã bài: MĐ 01 - 01

Mục tiêu:
- Nêu được nguyên lý hoạt động của máy đi ê den tàu thủy
- Liệt kê được các chi tiết chính của máy đi ê den
- Biết được các thông số cơ bản của máy đi ê den
- Nêu được nhiệm vụ các kỳ hút, nén, nổ, xả của máy
- Nhận biết được các chi tiết chính của máy
- Nêu được sự hoạt động của hệ thống phân phối khí
A. Nội dung:
1. Khái niệm về động cơ nhiệt và động cơ đốt trong
- Động cơ nhiệt gồm có 2 loại là động cơ đốt trong và động cơ hơi nước
- Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt, nó biến nhiệt năng của
nhiên liệu thành cơ năng trên trục khuỷu. Nhiên liệu được đốt cháy trong xi
lanh, áp suất khí cháy tác dụng lên đỉnh piston, lực khí cháy truyền qua ắc
piston, thanh truyền và tới trục khuỷu. Kết quả cuối cùng là làm cho trục khuỷu
quay.
Động cơ đốt trong phân loại theo nhiên liệu sử dụng có 2 loại là: Động cơ
đi ê den, nhiên liệu là dầu đi ê den (D.O ; F.O) và động cơ xăng, nhiên liệu dùng
là xăng.
Động cơ đốt trong phân loại theo nguyên lý hoạt động có 2 loại là động cơ
4 kỳ và động cơ 2 kỳ.
Động cơ 4 kỳ là động cơ khi thực hiện 1 chu trình công tác, piston di
chuyển 4 lần trong xi lanh (4 kỳ), ứng với 2 vòng quay trục khuỷu
Động cơ 2 kỳ là động cơ khi thực hiện 1 chu trình công tác, piston di
chuyển 2 lần (2 kỳ) trong xi lanh
Đối với tàu thủy dùng động cơ đi ê den, xe ô tô thường dùng động cơ xăng
Tàu thủy công suất từ 2000 cv trở xuống dùng dầu D.O, các tàu vận tải
công suất lớn trên 2000 cv dùng 2 loại dầu là D.O ; F.O. Dầu D.O dùng khi cặp
cảng, ra cảng, dầu F.O dùng khi chạy đường dài để bảo đảm tính kinh tế, hạ giá
thành vận chuyển
- Động cơ hơi nước là dùng hơi nước có áp suất cao xả vào xi lanh để làm
quay trục khuỷu. Hơi nước sinh ra tại lò hơi nằm ngoài động cơ, vì vậy người ta
còn gọi động cơ hơi nước là động cơ đốt ngoài. Loại này có thể dùng than đề
chạy máy, giá thành rẻ.
9

2. Cấu tạo động cơ đi ê den


2.1. Sơ đồ cấu tạo động cơ đi ê den
1. Trục khuỷu ( cốt máy )
9
2. Thanh truyền ( tay dên ) 7
8
3. Piston ĐCT
5
4. Xi lanh 6
5. Xu páp hút 4
ĐCD
6. Vòi phun ( béc )
3
7. Xu páp xả 2
8. Ống hút
9. Ống xả 1

10 .Các te
ĐCT : Điểm chết trên 10
ĐCD : Điểm chết dưới

Hình 1.1.1. Sơ đồ cấu tạo động cơ đi ê den

Hình trên là sơ đồ mặt cắt ngang của máy, mô tả cấu tạo động cơ .
- Trục khuỷu được đặt lên bệ máy cố định
- Thanh truyền liên kết giữa trục khuỷu, ắc piston, piston. Piston nhận
năng lượng của khí cháy trong xi lanh, truyền qua ắc piston, thanh truyền tới
trục khuỷu làm cho trục khuỷu quay
- Phía trên là xu páp hút, xả, vòi phun
- Phía dưới là cạc te chứa nhớt bôi trơn máy
2.2. Các khái niệm cơ bản của động cơ đi ê den
- Điểm chết trên (ĐCT): Là vị trí đỉnh piston khi piston ở vị trí cao nhất
trong xi lanh
- Điểm chết dưới (ĐCD): Là vị trí đỉnh piston khi piston ở vị trí thấp nhất
trong xi lanh
- Hành trình pis ton ( S ): là khoảng chạy của piston từ ĐCT xuống ĐCD
hoặc từ ĐCD lên ĐCT
- Kỳ: là một hành trình của piston
- Đường kính xi lanh ký hiệu là: D
10

Xi lanh ĐCT

S
D

ĐCD
Piston

Hình 1.1.2. Thông số hình học của xi lanh


- Vòng quay máy, n (vòng/ phút ): là số vòng quay của trục khuỷu trong 1
phút.
- Chiều quay máy: Là chiều quay của trục khuỷu, có thể thuận hoăc ngược
chiều kim đồng hồ
- Góc quay trục khuỷu (φ) là góc tạo bởi tâm xi lanh và tâm má khuỷu khi
trục khuỷu ở một vị trí nào đó .
- Số xi lanh ký hiệu là: i
- φ = 0o khi piston ở vị trí ĐCT ứng với đầu kỳ hút

0o


180 o

Hình 1.1.3. Góc quay trục khuỷu.


11

- Thể tích xi lanh:

ĐCT ĐCD
S

Vc
Vh

Va

Hình 1.1.4. Thể tích xi lanh


- Thể tích chết là thể tích giới hạn bởi đỉnh piston, xi lanh, nắp quy lát khi
piston ở ĐCT, ký hiệu là Vc .
- Thể tích công tác Vh là thể tích của xi lanh tính từ vị trí ĐCT xuống ĐCD.
D 2
Vh = .S
4
- Thể tích toàn bộ xi lanh Va:
Va = Vc + Vh
- Tỷ số nén ε : Là tỷ số giữa thể tích toàn bộ xi lanh và thể tích chết.
Va

Vc

- Động cơ đi ê den ε = 17- 22, động cơ xăng ε = 6 – 9

3. Nguyên lý hoạt động của động cơ đi ê den


Máy đi ê den có 2 loại là loại 2 kỳ và 4 kỳ. Tàu cá là loại tàu dùng máy 4 kỳ.
Sau đây ta chỉ nghiên cứu máy đi ê den 4 kỳ. Một chu trình hoạt động của máy
thực hiện bằng 4 quá trình là các kỳ: Hút, nén, nổ, xả .
12

3.1. Kỳ thứ nhất: Quá trình hút (kỳ hút)

1. Trục khuỷu
9
2. Thanh truyền
7
8 ĐCT
3. Piston
4. Xi lanh 5
6
5. Xupáp hút 4 ĐCD
6. Vòi phun 3
7. Xupáp xả 2
8. Ống hút
9. Ống xả 1

Hình 1.1.5. Kỳ hút

- Trục khuỷu quay từ 0 – 1800 xu páp hút mở, xu páp xả đóng. Píttông
chuyển động từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết dưới (ĐCD). Dung tích xi
lanh tăng dần, áp suất xilanh giảm. Không khí từ bên ngoài đi qua bầu lọc không
khí, ống hút và vào xilanh, khi piston tới ĐCD kết thúc thời kỳ nạp. Gió vào xi
lanh do sự chênh lệch áp suất, áp suất trong xi lanh nhỏ hơn áp suất bên ngoài .
- Áp suất trong xi lanh cuối quá trình nạp là: pa = 0,8 – 0,85 kg / cm2, nhiệt
độ khí nạp trong xi lanh: ta = 50 – 55oc
3.2. Kỳ thứ hai: Quá trình nén (kỳ nén)
1. Trục khuỷu
8 6 9
2. Thanh truyền
5 7
3. Piston
4. Xi lanh 4 ĐCT

5. Xupáp hút 3
6. Vòi phun ĐCD
2
7. Xupáp xả CD
8. Ống hút 1
9. Ống xả

Hình 1.1.6. Kỳ nén


13

- Trục khuỷu quay từ 180 –360o, cả hai xu páp hút và xả đều đóng.
- Piston chuyển động từ ĐCD lên ĐCT. Dung tích xilanh giảm dần, áp suất
tăng dần. Khi piston tới ĐCT thì kết thúc thời kỳ nén không khí. Áp suất không
khí , nhiệt độ không khí trong xi lanh tăng lên.
- Áp suất cuối quá trình nén là pc = 40 - 45 kg / cm2, nhiệt độ không khí nén
tc = 600 = 700oc
- Cuối quá trình nén, khi piston gần tới ĐCT, còn cách ĐCT một góc quay
trục khuỷu là β = 10 – 12o, nhiên liệu phun vào xi lanh để máy nổ. Góc này gọi
là góc phun sớm
3.3. Kỳ thứ ba: Quá trình nổ (kỳ nổ)
- Kỳ này tạo ra năng lượng làm quay trục khuỷu
- Cuối quá trình nén, áp suất trong xi lanh đạt từ 40- 45 kg/cm2, nhiệt độ
không khí đạt từ 600oC – 700oc, béc phun nhiên liệu vào buồng đốt dưới dạng
sương mù. Hỗn hợp nhiên liệu và gió được tạo thành với tỷ lệ 1 / 15 (nhiên
liệu/không khí tính theo khối lượng) và tự bốc cháy tạo ra áp suất, nhiệt độ cao.
Khí cháy dãn nở sinh công, áp lực khí cháy tác dụng lên đỉnh piston, đẩy piston
từ ĐCT xuống ĐCD, thông qua thanh truyền làm quay trục khuỷu. Khi piston tới
ĐCD thì kết thúc thời kỳ nổ ( kỳ sinh công )
- Trục khuỷu quay 1 góc từ: 360o – 540o. Áp suất cao nhất của quá trình nổ
là: pz = 75 – 90 kg / cm2, nhiệt độ cao nhất của quá trình nổ là: tz = 1600 –
1900oc . Nhiệt độ và áp suất cao nhất của quá trình nổ còn gọi là nhiệt độ vá áp
suất khí cháy.

9
1. Trục khuỷu
8 7
2. Thanh truyền ĐCT
3. Piston 5
6
4. Xi lanh 4 ĐCD
5. Xupáp hút 3
6. Vòi phun 2
7. Xupáp xả
8. Ống hút 1
9. Ống xả

Hình 1.1.7. Kỳ nổ
14

3.4. Kỳ thứ tư: Quá trình xả (kỳ xả)


6 9
8
1. Trục khuỷu 7
5
2. Thanh truyền
4 ĐCT
3. Piston
4. Xi lanh 3
ĐCD
5. Xupáp hút 2
6. Vòi phun
7. Xupáp xả 1
8. Ống hút
9. Ống xả

Hình 1.1.8. Kỳ xả
- Trục khuỷu quay từ 540o – 720o, xu páp xả mở, xu páp nạp đóng, do chênh
lệch áp suất giữa trong xi lanh và bên ngoài, áp suất bên trong cao hơn bên ngoài vì
vậy khi xu páp xả mở là khí cháy thoát ra ngoài ngay. Piston chuyển động từ ĐCD
lên ĐCT, piston đẩy khí cháy ra ngoài theo đường ống xả.
- Áp suất, nhiệt độ cuối quá trình xả là: pr = 2 - 3 kg/cm2, tr = 650 – 700oC
Nhận xét:
- Động cơ đi ê den 4 kỳ thực hiện 1 chu trình công tác bằng 4 hành trình
của piston là các hành trình hút, nén, nổ, xả. Mỗi hành trình ứng với góc quay
trục khuỷu là 180o. Một chu trình với 4 kỳ, trục khuỷu quay 2 vòng (720o).Vì
vậy động cơ này gọi là động cơ 4 kỳ.
- Trong 4 hành trình của piston chỉ có hành trình thứ 3 là sinh công.
- Việc tạo thành hỗn hợp nhiên liệu và không khí được thực hiện bên trong
buồng đốt
15

Một số hình mô phỏng về quá trình hoạt động của máy đi ê den

Hình 1.1.9 a . Hình mô phỏng quá trình hút

Hình 1.1.9b . Hình mô phỏng quá trình nén


16

Hình 1.1.9c . Hình mô phỏng quá trình xả

4. Các thông số cơ bản của động cơ đi ê den


4.1. Công suất có ích
- Công suất có ích của động cơ ký hiệu là Ne: Là công suất đo tại mặt bích
hộp số của động cơ khi máy chạy tốc độ định mức. Giá trị này được ghi trên
nhãn hiệu máy . Trường hợp không còn nhãn hiệu thì tính gần đúng bằng công
thức sau
Pe .Vh .n.i
Ne = (kW)
30.T
- Pe = 0,6 – 0,7 MN / m2 ( mê ga Niu Tơn trên mét vuông ) là áp suất có ích
trung bình trong xi lanh
Vh: là thể tích công tác của xi lanh ( dm3, lít)
i : là số lượng xi lanh
n: là vòng quay máy ( vòng / phút )
T: là số kỳ.
- Đơn vị đo công suất là ngựa, mã lực ký hiệu là: cv ; hoặc kW
1 cv = 0,736 kW
1 kW = 1,36 cv
17

Ví dụ: Tính công suất động cơ máy 4 kỳ có : D = 115 mm, S = 135 mm,
i = 6, n = 2200 vòng / phút. Lấy Pe = 0,65 MN / m2 .
4.2. Suất tiêu hao nhiên liệu, suất tiêu hao dầu nhờn.
- Suất tiêu hao nhiên liệu ge: là lượng nhiên liệu tiêu hao cho 1 cv khi
máy chạy 1 giờ ( gam / cv.h ), ge = 165 – 230 g / cv.h
- Suất tiêu hao dầu nhờn gm : là lượng dầu nhờn chi phí cho 1 cv trong
thời gian 1 giờ ( gam / cv.h ), gm = 3 - 4 g / cv.h .
Tính như sau :
gm = Mnhớt / ( Ne. t )
Mnhớt : là lượng nhớt định mức trong các te của máy
t : thời gian một chu kỳ thay nhớt ( giờ ), t = 350 – 500 giờ .
4.3. Tính lượng nhiên liệu chi phí cho tàu trong một chuyến đi biển
- Lượng nhiên liệu tính theo khối lượng cho máy trong thời gian t là
M = ge . Ne . t .η
M
- Lượng dầu tính theo thể tích: V =

ρ = 0,87 kg / lít là khối lượng riêng của dầu, η = 0,5 – 1,0 là hệ số sử
dụng công suất máy, t là thời gian chạy máy ( giờ )
- Nếu tàu chạy các chế độ khác nhau thì phải tách ra từng thành phần để
tính toán
Ví dụ: Tính lượng dầu chi phí cho tàu cá trong một chuyến đi biển, thời
gian 1 tháng. Cho biết tàu có công suất máy là Ne = 90 cv, máy tàu là máy xe ô
tô. Trung bình mỗi ngày chạy máy 15 giờ , hệ số sử dụng công suất là η = 0,6,
thời gian đi, về từ nhà đến ngư trường là 4 ngày, hệ số sử dụng công suất η = 0,8
4.4. Thứ tự số xi lanh trên máy
a) Thứ tự xi lanh của máy 1 hàng xi lanh:
- Đầu máy là phía quay về mũi tàu, đuôi máy là phần có hộp số, có mặt bích
để lắp trục chân vịt. Thứ tự xi lanh tính từ đầu máy về đuôi máy, vì vậy số thứ tự xi
lanh máy 5 xi lanh là: 1 – 2 – 3 – 4 – 5. Xem sơ đồ ở hình vẽ dưới

1 2 3 4 5

Hình 1.1.10. Thứ tự các xi lanh trên máy của máy 5 xi lanh
18

b) Thứ tự xi lanh máy 2 hàng xi lanh bố trí chữ V


- Đứng từ đầu nhìn về đuôi máy, hàng bên trái là các xi lanh đầu, hàng bên
phải là các xi lanh cuối của máy. Hình vẽ 19 mô tả máy 8 xi lanh có 2 hàng xi
lanh bố trí chữ V

1 2 3 4

5 6 7 8

Hình 1.1.11. Thứ tự xi lanh máy 8 xi lanh, 2 hàng xi lanh kiểu chữ V

5. Động cơ đi ê den dùng cho tàu cá


Tàu đánh cá tại Việt Nam có nhiều loại, từ nhỏ tới lớn, được phân loại như
sau:
- Máy hạng Nhỏ: Công suất máy nhỏ hơn 90 cv
- Máy hạng Năm: Công suất máy từ 90 cv đến dưới 400 cv
- Máy hạng Tư : Công suất máy từ 400 cv trở lên
Máy tàu cá là loại máy đi ê den có tốc độ trung bình và cao, trên máy có
hộp số .
Sau đây giới thiệu một số máy đi ê den dùng cho tàu cá có công suất từ
hạng Nhỏ tới hạng Tư
19

5.1. Máy đi ê den một xi lanh


- Máy xi lanh thẳng đứng
3

Hình 1.1.12 . Máy một xi lanh thẳng đứng có hộp số


1. Cần số; 2. Hộp số; 3. Tay quay
Máy trên khởi động bằng tay quay, công suất từ 20 – 30 cv, trục chân vịt
gắn cố định trên tàu
Máy này dùng cho tàu cá hạng Nhỏ, đánh bắt ven bờ, thời gian đi biển từ
1- 2 ngày
- Máy xi lanh nằm ngang

Hình 1.1.13. Máy một xi lanh nằm ngang


20

Loại này dùng cho tàu cá hạng Nhỏ, công suất máy từ 20 – 25 cv, trục chân
vịt và máy được lắp ráp trên một giá đỡ, có thể nhấc cả trục chân vịt lên khỏi
mặt nước. Khi khởi động thí nhấc trục chân vịt lên, nổ máy xong thì hạ trục
chân vịt xuống nước
5.2. Máy đi ê den một hàng xi lanh thẳng đứng
Máy này có công suất từ 60 cv trở lên 3

4
2
Hình 1.1.14a. Máy 1 hàng xi lanh thẳng đứng
1. Mặt bích nối với trục chân vịt; 2. Hộp số; 3. Ống xả (ống pô);
4. Động cơ điện đề máy; 5. Pu ly
Đây là loại máy khởi động bằng điện, trên máy có pu ly dùng để kéo bơm
nước và các phụ tải khác.
21

Hình 1.1.14b. Máy điêden hiệu YANMAR – 1 hàng xi lanh thẳng đứng
Máy này dùng nhiều cho tàu cá, Nhật sản xuất

5.3. Máy tàu thủy hai hàng xi lanh bố trí chữ V


- Máy này có công suất từ 60 cv trở lên, tàu cá hạng Tư thường dùng máy
loại này

Hình 1.1.15a. Máy hai hàng xi lanh bố trí chữ V


22

Hình 1.1.15b. Máy đi ê den có tua bin khí xả.

6. Kết cấu các chi tiết chính của máy đi ê den


6.1. Trục khuỷu
- Trục khuỷu của máy 4 xi lanh

Hình 1.1.16. Trục khuỷu của máy 4 xi lanh

- Trục khuỷu có nhiệm vụ tiếp nhận năng lượng của khí cháy từ piston,
thanh truyền
23

- Trục khuỷu của máy 4 xi lanh có các đặc điểm như sau
- Góc lệch khuỷu trục giữa các xi lanh nổ liên tiếp nhau là 180o nên tâm
trục khuỷu và tâm cổ biên nằm trên một mặt phẳng
- Bánh răng lắp trên trục khuỷu dùng để truyền chuyển động giữa trục
khuỷu và trục cam
- Trục khuỷu của máy 1 xi lanh

5
1
2

Hình 1.1.17. Trục khuỷu của máy một xi lanh


1. Trục khuỷu; 2. Má khuỷu; 3. Thanh truyền; 4. Xi lanh; 5. Cổ trục

6.2. Kết cấu các chi tiết khác


Cụm piton – thanh truyền – xi lanh
- Piston
Piston cùng với xi lanh, nắp quy lát,tạo thành buồng đốt để đốt cháy nhiên
liệu.
24

1 - Đỉnh piston,
2 - Gân,
3 - Tăng bền bệ chốt piston,
4 - Lỗ xả dầu,
5 - Rãnh vòng găng,
6 - Tăng bền váy piston,
7 - Lỗ chốt piston

Hình 1.1.18. Piston.

Piston chế tạo bằng gang trắng, bảo đảm hệ số dãn nở nhiệt nhỏ để piston
không bị bó cứng trong xi lanh. Piston nhận lực của khí cháy truyền qua thanh
truyền xuống trục khuỷu
- Ắc piston
Vật liệu chế tạo bằng thép hợp kim, là loại thép tốt. Ắc có nhiệm vụ liên
kết giữa piston với thanh truyền.

Hình 1.1.19 . Ắc piston


- Xi lanh
Xi lanh có dạng hình trụ rỗng, 1

đúc bằng gang, xi lanh gồm 2 loại:


Loại đúc liền với blốc 2
Loại đúc rời thành từng ống lót xi lanh
riêng biệt.
Vật liệu chế tạo bằng gang xám
Hình 1.1.20. Lót xi lanh rời
1 : Mặt gương xi lanh;
2 : Vị trí lắp vòng chặn nước.
- Xéc măng (bạc): Gồm hai loại là xéc măng hơi và xéc măng dầu. Xéc
măng được chế tạo bằng gang
25

Xéc măng hơi có nhiệm vụ làm tăng cường sự kín khít cho buồng đốt, nhờ
có xéc măng mà piston không bị bó kẹt trong xi lanh.
1
2

1 : Khe hở miệng
2 : Lưng
3 : Bụng
4 : Đáy 4
3
h : Chiều cao
t : Chiều dày
h
Miệng của xéc măng có thể cắt theo
các kiểu khác nhau như hình vẽ dưới t
Hình 1.1.21. Kết cấu xéc măng hơi
+ Loại a : Đơn giản, dễ chế tạo hay sử dụng nhưng lọt khí nhiều.
+ Loại b : Ít lọt khí
+ Loại c : Bao kín tốt, ít lọt khí. Dùng cho động cơ tốc độ thấp.

a b

c
Hình 1.1.22. Các loại miệng xéc măng

Xéc măng dầu: Xéc măng dầu có nhiệm vụ ngăn không cho dầu nhờn từ
các te sục lên buồng cháy, gạt dầu bám trên thành xi lanh trở về các te và dàn
đều một lớp dầu mỏng trên thành xi lanh để bôi trơn.Trên thân xéc măng dầu
có lỗ để dầu nhờn thoát về các te.
26

Hình 1.1.23: Piston, xi lanh, ắc piston, xéc măng

- Thanh truyền:
4 1

1 : Đầu lớn thanh truyền.


2 : Thân thanh truyền.
5
3 : Đầu nhỏ
2
4 : Bulon thanh truyền
5 : Bạc biên ( miểng dên )
6
6 : Bạc ắc.
3

Hình 1.1.24 . Thanh truyền


27

Thanh truyền có nhiệm vụ truyền lực khí cháy từ piston tới cốt máy, được
chế tạo bằng thép các bon dụng cụ loại tốt
7. Cơ cấu phân phối khí
7.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động

3
4 2

1 . xu páp
2 . cò mổ 1
3 . vít chỉnh
4 . đai ốc
5
5 .đũa đẩy
6 .con đội 6
7 . cam

Hình 1.1.25. Cơ cấu phân phối khí.

Nguyên lý hoạt động:


- Máy hoạt động, trục khuỷu kéo trục cam quay theo, phần làm việc của
cam tiếp xúc với con đội thì đũa đẩy đi lên, cò mổ đi xuống và tác động vào xu
páp, làm xu páp mở. Xu páp mở ra thì gió được nạp vào hoặc khí cháy được
thoát ra. Khi phần làm việc của cam không tiếp xúc với xu páp thì xu páp đóng
lại, quá trình nạp gió hoạc xả khí cháy được kết thúc
- Để máy nạp được nhiều gió và thải sạch khí cháy người ta thiết kế cho
xu páp mở sớm, đóng muộn.
28

Hình 1.1.26. Trục cam, cam, con đội, cần đẩy đang làm việc
1. Đũa đẩy; 2. Trục cam; 3. Cam; 4. Gối trục cam
- Cơ cấu trên mô tả quá trình làm việc của cam với con đội, trên hình ta
thấy cần đẩy có bề mặt trượt thay thế con đội. Con đội và đũa đẩy chế tạo liền
một khối
7.2. Đồ thức phân phối khí

0o 1 , 2 = 15 – 20o
ĐCT 3 , 4 = 20 – 30o
1 2 1 : Góc mở sớm của xu páp hút
2
1
2 : Góc đóng muộncủa xu páp xả
3 : Góc mở sớm của xu páp xả
4 : Góc đóng muộn của xu páp hút
1 : Góc mở của xu páp hút
4 3
2 : Góc mở của xu páp xả
ĐCD

Hình 1.1.27. Đồ thức phân phối khí.

- Góc mở của xu páp nạp là: αnạp = 1 + 180o + 4 = 215 – 230o


- Góc mở của xu páp xả là: αxả = 3 + 180o + 2 = 215 – 230o
29

7.3. Trục cam – cam


- Cam được đúc liền trên trục cam
- Trên trục cam có các phần sau:
+ Gối trục
+ Cam
+ Thân trục
- Phía đầu trục cam có lắp bánh răng truyền động để nhận lực từ trục
khuỷu tới
- Sự truyền động giữa trục cam và trục khuỷu bằng bánh răng hoặc xích

Hình 1.1.28: Trục cam


1 – Bánh răng dẫn động cho trục cam; 2 – Cam; 3 – Cổ trục.

7.4. Một số chi tiết, cơ cấu của cơ cấu phân phối khí

Hình 1.1.29. Cơ cấu cò mổ nhìn từ trên xuống


1. Cò mồ 2. Lò xo xu páp 3. Ống hút 4. Ống xả
30

Khe hở
nhiệt

Khe hở
nhiệt

Hình 1.1.29a. Cơ cấu cò mổ nhìn nghiêng


Vị trí này dùng để điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp

Hình 1.1.30. Xu páp, lò so, đĩa xu páp, chốt hãm

- Muốn tháo xu páp thì phải tháo cò mổ, ấn đĩa xu páp xuống lấy chốt hãm
ra, sau đó tháo lò so xu páp
- Chú ý măt côn của xu páp là bề mặt làm kín vì vậy không để bị xước bề
mặt
31

ổ đỡ trục cam

cam

Hình 1.1.31: Trục cam kiểu treo

- Trục cam treo được lắp trên nắp quy lát, hệ thống không có đũa đẩy,
không có con đội, không có cò mổ. Cam tiếp xúc trực tiếp với xu páp

Trục
cam

Trục khuỷu
Hình 1.1.32 . Trục cam kiểu nằm
32

- Trục cam nằm được dùng phổ biến.Truyền động từ trục khuỷu tới trục
cam bằng bánh răng

Hình 1.1.32a. Cụm vòi phun nhiên liệu

Hình 1.1.32 b. Quạt gió tăng áp động cơ

Hình 1.1.32c. Nắp quy xi lanh và xu páp


33

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


1. Các câu hỏi:
1. Viết công thức tính thể tích công tác của xi lanh Vh , giải thích các thông số
2. Trình bày quá trình hút, nén, nổ, xả của động cơ đi ê den tàu thủy
3. Vẽ sơ đồ, nêu sự hoạt động của hệ thống phân phối khí
4. Vẽ sơ đồ biểu diễn góc mở của su páp nạp, xả
5. Nêu nhiệm vụ của các chi tiết chính: Cốt máy, piston, thanh truyền, séc
măng, trục cam
6. Trình bày thứ tự xi lanh của máy 1 và 2 hàng xi lanh
2. Các bài thực hành:
Bài thực hành số 1.1.1: Xác định động cơ điêden 4kỳ với động cơ điêden
2kỳ.
*) Mục tiêu:
- Nhận biết và phân loại được động cơ điêden 4kỳ với động cơ điêden 2 kỳ.
- Xác định chính xác động cơ điêden 4kỳ với động cơ điêden 2kỳ.
- Phải thực hiện và tuân thủ theo các yếu tố xác định.
*) Nguồn lực:
- Động cơ điêden 4kỳ với động cơ điêden 2kỳ.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*) Cách thức tiến hành: Mỗi học viên/ 1 bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập: làm đầy đủ các bước theo quy trình để xác
định động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ như:
- Căn cứ vào đặc điểm, hình dạng động cơ.
- Căn cứ vào cấu tạo động cơ.
- Căn cứ vào nguyên lý làm việc của động cơ.
*) Thời gian hoàn thành: 10 phút/ 1 học viên.
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
- Xác định đúng động cơ điêden 4 kỳ với động cơ điêden 2 kỳ đảm bảo kỹ
thuật.
C. Ghi nhớ:
- Nguyên lý hoạt động của động cơ đi ê den 4 kỳ
- Công dụng của các chi tiết chính của máy
34

BÀI 2: CHUẨN BỊ MÁY


Mã bài: MĐ 01 - 02

Mục tiêu:
- Nêu được các công việc chuẩn bị máy
- Chuẩn bị được đầy đủ các vật tư, phụ tùng, dụng cụ phục vụ việc vận
hành máy
- Kiểm tra các hệ thống
- Phát hiện ra các thiếu xót, bổ sung kịp thời để máy hoạt động được an toàn

A. Nội dung:
1. Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ mang theo trên tàu dùng để tháo lắp máy phục vụ vận hành, sửa
chữa, bảo dưỡng máy. Các dụng cụ gồm có:
1.1. Hộp tuýp mở đai ốc
Dùng để mở đai ốc ở những vị trí khó khăn

Hình 1.2.1. Hộp tuýp


35

1.2. Cờ lê vòng
Dùng mở đai ốc ở vị trí thông thoáng, có không gian xoay cánh tay đòn của
cờ lê

Hình 1.2.2. Cờ lê vòng


1.3. Búa cao su
Dùng để tháo ráp những chi tiết không bị trầy xước

Hình 1.2.3. Búa cao su


1.4. Bộ cờ lê miệng, kìm, tô vít
Dùng tháo lắp đai ốc, vít không đòi hỏi lực xiết cao

Hình 1.2.4. Bộ cờ lê miệng, kìm, tô vít


36

1.5. Kìm chuyên dùng


Dùng để mở phe hãm ắc piston và một số phe khác, mở xéc măng,...

Hình 1.2.5. Kìm chuyên dùng


1.6. Búa sắt
Búa sắt từ 2- 3 kg dùng để tháo, lắp các cơ cấu cơ khí

Hình 1.2.6. Búa sắt

2. Chuẩn bị phụ tùng dự trữ


Những phụ tùng, vật tư hay hư hỏng trong quá trình vận hành phải mang theo
để thay thế
- Béc phun nhiên liệu: 5 cái
- Lưới lọc nhớt: 3 cái
- Ống nhựa dẫn nước: đủ các cỡ dùng trên tàu
- Xu páp: 5 cái
- Gioăng quy lát: 2 bộ
- Một số thứ khác
37

Hình 1.2.7. Béc phun nhiên liệu

Hình 1.2.8. Xu páp

Hình 1.2.9. Giăng quy lát

Hình 1.2.10. Ống nhựa


38

3. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu


3.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu

5
2

4 1
7 3
6
6

Hình 1.2.11 : Hệ thống nhiên liệu


1 . Máy chính 4 . Bầu lọc 7 . Bơm chuyển nhiên liệu
2 . Vòi phun ( béc ) 5 . Két dầu trực nhật
3. Bơm cao áp ( heo dầu ) 6 . Két dầu dự trữ
- Nhiên liệu từ két dầu trực nhật số 5 đi xuống bầu lọc 4 tới bơm cao áp
3. Nhiên liệu được bơm cao áp bơm lên áp suất cao. Do tác dụng áp lực cao
của nhiên liệu, kim phun mở, nhiên liệu phun vào xi lanh ở dạng sương mù. Áp
lực phun: p = 150 – 160 KG / cm2
- Thời điểm phun nhiên liệu vào xi lanh là cuối kỳ nén, piston cách ĐCT
một góc  = 10 – 12 o. Góc này gọi là góc phun sớm, mục đích phun sớm là để
nhiên liệu hòa trộn tốt với không khí nạp, để quá trình cháy tốt hơn
39

3.2. Một số thiết bị, chi tiết của hệ thống nhiên liệu
a. Bơm cao áp đơn

1
2

Hình 1.2.12 . Bơm cao áp đơn


1. Thân bơm cao áp
2. Cần bơm tay
3. Ống dầu cao áp

- Mỗi xi lanh có 1 bơm cao áp làm nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cao áp cho
vòi phun và phun vào xi lanh
- Cần bơm tay dùng để xả gió trên ống dầu cao áp, bơm thử để kiểm tra
chất lượng phun nhiên liệu
40

b. Bơm cao áp cụm

4 3
1 5
2

Hình 1.2.13. Bơm cao áp cụm


1.Đường dầu từ két dầu trực nhật tới
2.Thân bơm cao áp
3. Ống dầu cao áp
4. Bầu lọc dầu
5.Cần bơm tay
- Loại bơm cao áp cụm, các bơm cao áp được liên kết chung thành một
cụm. Trên hình là cụm 5 bơm cao áp
41

+) Sơ đồ đường ống dầu đi và hồi

4 5

Hình 1.2.14. Hình mô phỏng đường ống nhiên liệu trên máy
1.Ống dầu vào
2.Bầu lọc dầu
3.Bơm cao áp
4.Vòi phun
5.Đường dầu hồi về thùng chứa

- Dầu đi tới bơm cao áp, vòi phun là đường màu đen số 1, dầu thừa đi
theo đường số 5 trở về thùng chứa
42

+) Kiểm tra, nạp nhiên liệu lên két trực nhật

Lỗ thông Cửa đổ dầu


hơi

ống coi mực dầu

Van dầu ra

Hình 1.2.15. Sơ đồ cấu tạo két dầu trực nhật


+ Yêu cầu của két trực nhật
- Két trực nhật dùng để chứa dầu chạy máy trong 1 ca trực, thời gian 1 ca
trực từ 4 – 5 giờ. Lượng dầu nạp vào két bảo đảm thời gian chạy máy khoảng 6
giờ
- Két dầu phải có các yêu cầu: Cửa đổ dầu, ống thông hơi, ống quan sát
mực dầu, van dầu ra máy
- Vị trí két trực nhật phải cao hơn nắp quy lát khoảng 30- 50 cm để dầu
chảy xuống máy dễ dàng
+ Kiểm tra mực dầu và nạp dầu vào két trực nhật
- Nhìn mực dầu trên ống coi mực dầu của két trực nhật, nếu thấy thấp thì
nạp thêm cho đầy
- Cách nạp dầu có nhiều cách: có thể dùng bơm để bơm dầu từ két dự trữ
lên két dầu trực nhật, đối với tàu chứa dầu dự trữ trong các thùng phuy, can thì
dùng can đổ dầu lên két trực nhật
+ Kiểm tra chất lượng dầu
- Đổ một lượng dầu khoảng 1 – 2 lít ra một ca chứa, dùng cây sắt quậy lên
rồi quan sát mầu sắc, độ trong, ngửi mùi, độ vẩn đục.
43

- Dầu dùng cho máy đi ê den là dầu ga doan ( ma dút ), ký hiệu loại dầu
này là DO.
- Dầu có mùi hôi đặc trưng của dầu
- Màu sắc dầu phải trong, không đục, không lẫn tạp chất, không lẫn nước
.
+ Kiểm tra lượng dầu dự trữ
- Lượng dầu trên tàu phải bằng 1,2 lần lượng dầu chi phí cho máy trong
một chuyến đi biển. Kiểm tra bằng cách đo dầu trong các két chứa hoặc coi dầu
trong các thùng phuy
- Nếu thiếu thì cung cấp thêm cho đủ
*) Kiểm tra và xả gió trên trên ống dầu
- Quan sát ống dầu từ két trực nhật tới bầu lọc, ống này dùng ống nhựa
trong nên nhìn thấy dầu trong ống. Nếu trên ống nhựa có bọt là trong ống có
gió, phải xả gió ra ngoài. Thực hiện như sau:
- Tháo ống nhựa ra khỏi bầu lọc dầu, cho dầu chảy ra ngoài tới khi hết bọt
thì khóa van dầu
- Lắp ống nhựa với bầu lọc, tương tự xả gió tiếp các phần từ bầu lọc tới
bơm cao áp
- Xả gió bơm cao áp
- Xả gió trên ống dầu cao áp

4. Kiểm tra hệ thống bôi trơn


4.1. Nhớt dùng cho máy đi ê den tàu thủy
- Nhớt bôi trơn là loại nhớt dùng cho máy nổ, độ nhờn từ 40 – 50, các số
này là chỉ tiêu đánh giá độ nhờn của nhớt, số càng lớn độ nhờn càng cao
- Kiểm tra chất lượng nhớt:
+ Kiểm tra độ nhờn bằng cảm quan, dùng tay so với nhớt mẫu
+ Quan sát mầu sắc, mầu nhớt có thể mầu vàng, xanh tùy từng loại, nhớt
phải trong, không có màu đục, không lẫn tạp chất, có mùi đặc trung của nhớt,
không lẫn nước
- Lượng nhớt dự trữ để trong can phải bằng 1 – 2 lần lượng nhớt nạp 1
lần cho máy
44

+) Sơ đồ hệ thống bôi trơn và nguyên lý hoạt động

6 5

Nước làm
mát vào
Nước làm 1
mát ra

4
3
2

8 7
Nhớt

Hình 1.2.16. Hệ thống bôi trơn


1.Cốt máy
2. Bơm nhớt
3. Bầu lọc
4. Bình sinh hàn nhớt
5. Đường ống nhớt
6. Đồng hồ áp lực nhớt
7. Cácte máy
- Nguyên lý hoạt động: Khi máy chạy, bơm nhớt hoạt động, nhớt được
bơm từ các te, qua bầu lọc, bình sinh hàn nhớt, vào đường ống nhớt chính và
đi tới ổ trục của trục khuỷu, ổ trục của trục cam, cò mổ để bôi trơn. Sau khi bôi
trơn nhớt trở về các te .
- Trục cam có bánh răng ăn khớp với trục của bơm nhớt, vì vậy khi máy
quay thì trục cam kéo bơm nhớt hoạt động
+) Yêu cầu
- Cung cấp đủ lượng nhớt cho máy
- Nhớt đúng chủng loại
45

- Áp lực nhớt: p = 2,8 – 4,0 KG / cm2 .


- Có 2 hình thức bôi trơn, đó là bôi trơn các te ướt và bôi trơn các te khô.
Tàu đánh cá công suất nhỏ và trung bình dùng hình thức bôi trơn các te ướt.
4.2. Kiểm tra mực nhớt trong các te

Cây thăm
nhớt

Cửa đổ nhớt

Các te máy

Hình 1.2.17. Vị trí kiểm tra và đổ nhớt các te


- Rút cây thăm nhớt lên nếu thấy nhớt ngập vạch dấu (ngập khoảng từ 3- 5
cm) là đạt yêu cầu
- Lượng nhớt thấp hơn quy định thì đổ thêm cho tới khi đạt yêu cầu
- Quan sát xem nhớt có bị biến mầu không, nếu thấy mầu cà phê sữa là
phải thay nhớt mới. Nhớt lẫn nước có mầu cà phê sữa
- Thấy mực nhớt tăng lên, kiểm tra độ nhờn, tìm nguyên nhân và thay
nhớt mới . Mực nhớt trong các te tăng lên do nước từ khoang làm mát lọt
xuống, do nhiên liệu từ bơm bao áp rò rỉ xuống
- Bơm nhớt bằng bơm tay cho tới khi đạt áp lực p = 2,5 – 2,8 KG / cm2
- Kiểm tra ống thông hơi từ cạc te máy với bên ngoài, nếu bị ngẹt thì phải
khắc phục để bảo đảm bên trong và bên ngoài thông với nhau.
4.3. Kiểm tra khe hở bôi trơn cổ trục
Cách kiểm tra này chỉ dùng khi sửa chữa máy tại xưởng
- Sự bôi trơn cổ trục, cổ biên như sau: Nhớt từ đường ống nhớt chính đi
tới cổ trục, trên trục khuỷu có lỗ dẫn nhớt. Nhớt từ cổ trục đi theo lỗ trong trục
khuỷu tới cổ biên để bôi trơn cổ biên, từ cổ biên đi theo lỗ nhớt trên thanh
truyền tới bôi trơn ắc piston
46

- Muốn bôi trơn đạt yêu cầu thì khe hở bôi trơn giữa cổ trục và gối trục
phải nằm trong giá trị cho phép từ 0,12 – 0,15 mm.
- Kiểm tra khe hở bôi trơn bằng kẹp chì, khe hở này vượt quá giớ hạn thì
áp lực dầu giảm, không bảo đảm yêu cầu bôi trơn. Độ tiếp xúc giữa cổ trục với
gối trục phải đều
Kiểm tra độ tiếp xúc này bằng bột mầu, các bước kiểm tra như sau:
+ Bôi bột mầu lên gối trục
+ Đặt trục khuỷu lên bệ máy
+ Xiết chặt bù long gối trục tới lực xiết quy định
+ Xoay trục khuỷu để bột mầu tiếp xúc với cổ trục
+ Tháo gối trục ra xem độ tiếp xúc giữa chúng. nếu tiếp xúc đạt khoảng 80-
90 % là đạt yêu cầu. Xem các hình từng công đoạn phía dưới.

Hình 1.2.18. Bôi bột mầu lên gối trục

Hình 1.2.18a .Bột mầu đã bôi xong các gối trục


47

Hình 1.2.19. Đặt trục khuỷu lên bệ máy và xiết chặt bù long gối trục

Hình 1.2.20. Quay trục khuỷu kiểm tra độ tiếp xúc

4.4. Kiểm tra bình sinh hàn nhớt


- Bình sinh hàn nhớt có nhiệm vụ mát nhớt. Nhớt đi ngoài ống , nước đi
trong ống, bình này đặt bên hông máy,
- Quan sát các đường ống nước vào và ra khỏi bình. Nếu thấy lỏng thì xiết
chặt lại, không để nước rò rỉ ra ngoài
48

Bình sinh
hàn nhớt

Hình 1.2.21. Kiểm tra bình sinh hàn nhớt


5. Kiểm tra hệ thống làm mát
*) Đối với động cơ làm trực tiếp
- Phải mở các van sang vị trí cung cấp nước
- Nếu có bơm độc lập thì phải khởi động bơm và tăng dần áp lực đến áp lực
công tác và kiểm tra sự rò rỉ của đường ống.
- Trường hợp nước làm mát ngoài môi trường thấp hơn 15 0C thì phải sấy
nóng đều đặn và từ từ đến nhiệt độ 25 – 450C không được sáy nóng động cơ khi
trong khoang làm mát chưa có nước
*) Đối với làm mát kín
- Phải kiểm tra lượng nước ngọt trong hệ thống làm mát nếu thiếu phải bổ
sung và phải bổ sung và phải dùng nước sạch
- Phải mở các van sang vị trí cung cấp nước
- Xả hết không khí ra khỏi hệ thống
- Kiểm ta van hằng nhiệt và bình sinh hàn.
6. Kiểm tra hệ thống khởi động
a. Đối với khởi động bằng tay
- Kiểm tra tay quay ma ni ven
- Kiểm tra rãnh hàm răng sói
- Kiểm tra sự đóng mở của van giảm áp
49

b. Đối với khởi động bằng điện


- Phải kiểm tra ắc quy và chu ý đến các đầu nối dây
- Ắc quy phải được đặt chắc chắn nơi khô ráo, sạch sẽ và che đậy cần thận
Không được để nước, các bụi bẩn và các vật nặng nhất là kim loại trêm bề mặt
ắc quy.
c. Đối với động cơ khởi động bằng không khí nén.
- Phải kiểm tra xem khí chứa trong bình là ôxy hay khí dễ cháy
- Kiểm tra áp lực không khí trong bình chứa, kiểm tra đường ống và các
đầu nối ống khí nén trước khi vào bình chứa phải có nhiệt độ nhỏ hơn 400 C.
- Nghiêm cấm những va chạm mạnh vào đường ống khí cao áp và bình
chứa vì có thể gây ra hiện tượng nổ, vỡ.
- Kiểm tra tình hình hoạt động của các thiết bị khởi độ
7. Kiểm tra hệ trục
- Kiểm tra xem có hay không có vật lạ trên hệ trục, đồng thời nhả thiết bị
hãm trục
- Phải kiểm tra độ mở của các van trên đường ống mát ống bao trục
- Với bạc chân vịt bôi trơn bằng dầu thì phải bơm dầu đến ống bao trục
- Kiểm tra và bổ sung dầu mỡ bôi trơn vào các gối đỡ của hệ trục
- Kiểm tra tình hình làm việc của các khớp nối ly hợp của hệ trục, đồng
thời mở vài lần để biết chắc rằng ly hợp hoạt động tốt.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


1. Các câu hỏi:
1. Kiểm tra lượng nhiên liệu còn lại trên tàu bằng cách nào ?
2. Tính lượng nhiên liệu cho tàu trong một chuyến đi biển
3. Vẽ sơ đồ, nêu sự hoạt động của hệ thống bôi trơn
4. Vẽ sơ đồ, nêu sự hoạt động của hệ thống nhiên liệu
2. Các bài thực hành:
Bài thực hành số: 1.2.1: Kiểm tra dầu bôi trơn dùng cho động cơ Yanmar
- 22cv.
*) Mục tiêu:
- Biết cách nhận biết và phân loại được dầu nhờn.
- Xác định và đánh giá được dầu nhờn đảm bảo kỹ thuật.
- Thực hiện và tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn dầu nhờn.
50

*) Nguồn lực:
- Động cơ Yanmar - 22cv.
- Dầu nhờn.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*) Cách thức tiến hành: Mỗi học viên/ 1 bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Kiểm tra về chất lượng: Dầu nhờn phải đảm bảo độ nhớt, độ bám dính,
lượng keo nhỏ, tạp chất ít, không biến màu, thông qua quan sát trực tiếp hoặc so
sánh với dầu nhờn mới.
- Kiểm tra về số lượng: Bằng que thăm dầu, đảm bảo mức dầu nhờn đúng
quy định.
Thời gian thực hoàn thành: 10 phút.
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
- Dầu nhờn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Động cơ làm việc êm, ổn định trong quá trình vận hành.

C. Ghi nhớ:
1. Kiểm tra chất lượng dầu, nhớt khi đưa xuống tàu
2. Chuẩn bị đủ dụng cụ, phụ tùng,vật tư trước khi khởi hành
51

BÀI 3: KHỞI ĐỘNG MÁY


Mã bài: MĐ 01 - 03

Mục tiêu:
- Mô tả được các bước khởi động
- Khởi động được máy bằng nhiều phương pháp
- Chạy không tải đúng kỹ thuật

A. Nội dung:
1. Kiểm tra máy trước khi khởi động
Kiểm tra và làm các thao tác sau:
- Các van nước phải ở trạng thái mở, nếu đóng thì mở ra
- Nước ngọt làm mát máy phải đủ, thiếu thì bổ sung cho đủ
- Van dầu phải ở trạng thái mở, nếu đóng thì mở ra
- Đặt tay ga về vị trí khởi động: Vị trí này cao hơn vị trí ga răng ti một chút
để bảo đảm máy dễ nổ, trên hình ứng với vị trí 2
- Quan sát xung quanh máy xem, bảo đảm không có vật lạ cản trở chuyển
động
4

3
2

Tay
ga

Hình 1.3.1. Vị trí tay ga khi khởi động


1. Vị trí STOP ; 2.Vị trí khởi động ; 3.Vị trí định mức ; 4. Vị trí cao nhất
52

1.1. Khởi động máy bằng tay quay


+ Dụng cụ thực hiện: Cần giảm áp, tay quay. Cần giảm áp dùng để xả gió
từ xi lanh ra ngoải giúp quay máy cho nhẹ, tay quay dùng để quay máy
+ Khởi động máy: Sau khi đã chuẩn bị, kiểm tra máy xong, tiến hành tiếp
các bước:
- Một tay dựng cần giảm áp đứng lên, tay kia cầm tay quay đưa vào vị trí
- Quay máy từ từ thuận chiều kim đồng hồ tới khi tốc độ đủ lớn, thì gạt
cần giảm áp về vị trí nằm ngang, máy nổ, rút tay quay ra ngoài
- Đặt tay ga ở vị trí thấp ( vị trí 2 ) cho máy chạy ở chế độ không tải làm
nóng máy
+ Lưu ý: Tư thế đứng phải vững chắc, tay quay phải ăn sâu vào gờ hãm của
máy. Nếu làm không tốt dễ bị tay quay tuột ra ngoài gây tai nạn
+ Quan sát hình dưới ta thấy:
- Tư thế đứng vững chắc
- Tay phải cầm tay quay
- Tay trái dựng cần giảm áp, đồng thời tỳ tay vào máy làm điểm tựa để
quay máy

Hình 1.3.2 .Tư thế đứng khởi động bằng tay quay
53

Dựng
cần
giảm áp

Vị trí
đặt tay
quay

Hình 1.3.3. Dựng cần giảm áp trước khi quay

Hạ cần
giảm áp

Hình 1.3.4. Hạ cần giảm áp khi quay tốc độ đủ lớn


54

1.2. Khởi động bằng điện


*) Sơ đồ và nguyên lý hoạt động E

K
W2 W1
1. Cần bẩy
2. Bánh răng đầu trục động cơ đề 1 6
3. Bánh răng trên bánh đà
4. Lò xo 7

5. Động cơ đề
6. Tiếp điểm đề 2

W1 : cuộn dây kéo 3 4


5
W2 : cuộn dây giữ
7. lõi sắt Hình 1.3.5 . Sơ đồ hệ thống khởi động điện

Nguyên lý hoạt động: Ấn nút khởi động K cuộn dây W1, W2 có điện tạo
ra lực từ mạnh, lõi sắt đóng tiếp điểm 6, động cơ đề 5 có điện, lúc này cuộn W 1
không có dòng điện đi qua, lực từ cuộn W2 giữ tiếp điểm đề, cần bẩy số 1 đẩy
bánh răng 2 ăn khớp với bánh răng số 3 trên bánh đà. Khi động cơ nổ, nhả công
tắc K, động cơ đề mất điện, lò so 4 đẩy bánh răng 2 về vị trí cũ, tiếp điểm 6 nhả.
Chú ý: Khi khởi động động cơ mỗi lần không quá 5s. Không được khởi
động liên tục 3 lần trong cùng một lúc.
+ Thao tác khởi động máy:
- Sau khi đã kiểm tra, chuẩn bị xong máy thì mở công tắc khởi động ( ấn
nút K hoăc mở công tắc đề bằng chìa khóa ), máy quay và nổ, tắt công tắc khởi
động
- Điều chỉnh tay ga cho máy chạy không tải, làm nóng máy, chạy máy ở tốc
độ thấp
+ Một số sự cố khi khởi động điện:
- Nhấn nút đề máy quay yếu, không nổ. Nguyên nhân do bình yếu, các cực
bị ô xy hóa, kiểm tra và khắc phục
*) Một số thiết bị của hê thống khởi động điện
- Ắc quy: Là loại ắc quy có dung lượng từ 100- 250 Ah, điện áp 12 v
55

Hình 1.3.6. Ắc quy khởi động 150 am pe giờ ( Ah )

Động cơ
đề máy

Hình 1.3.7. Động cơ điện khởi động máy


- Động cơ điện khởi động máy được lắp bên hông máy, sử dụng điện 1
chiều 24 v.
56

1.3. Khởi động máy bằng gió


a. Nhiệm vụ:
- Dùng năng lượng gió nén làm quay máy để khởi động động cơ
b. Yêu cầu đối với hệ thống khởi động gió:
- Phải có máy nổ độc lập kéo máy nén gió để bảo đảm an toàn
- Trên chai gió có van xả nước, đồng hồ áp suất, van an toàn.
- Chai gió phải chứa được một lượng không khí đủ để khởi động động cơ
liên tục được 12 lần
- Áp lực gió của chai gió từ 30kG/cm2 – 35 kG/cm2. Tối thiểu là 15 KG / cm2
- Gió nén phải được đưa vào đầu kỳ nổ của động cơ.
*) Sơ đồ

5 1
6
7

Hình 1.3.8. Hệ thống khởi động gió máy 4 xi lanh


1. máy chính 4. van mở chai gió để khởi động
2. chai gió 5. van nạp gió trên chai gió
3. đĩa chia gió 6. van nạp gió trên máy
7. Bình làm mát gió
- Trên tàu phải có 2 chai gió để bảo đảm an toàn
- Các chai gió phải được kiểm tra an toàn của Đăng Kiểm
- Gió vào xi lanh theo thứ tự nổ
57

- Máy từ 5 xi lanh trở xuống phải via máy để xác định thời điểm khởi động
(ngư dân thường gọi là lấy tăng), từ 6 xi lanh trở lên không xác định, bất cứ vị
trí nào của máy cũng khởi động được
*) Các bước khởi động
Sau khi đã kiểm tra máy và chuẩn bị xong, tiến hành tiếp các bước:
- Mở van khởi động 4, gió từ chai gió qua đĩa chia gió 3, gió đến các xi lanh
theo thứ tự nổ 1- 3 – 4, trục khuỷu quay, máy nổ.
- Đóng van 4, điều chỉnh tay ga cho máy chạy không tải quay thấp
*) Nạp gió vào chai
Nạp bằng 2 cách: Nạp gió bằng máy nén gió 2 cấp, nạp gió bằng xi lanh
của động cơ. Trên hình 3.8 mô tả cách nạp gió vào chai bằng cách lấy gió từ xi
lanh số 1
- Ngắt nhiên liệu trên xi lanh có van nạp gió ( xi lanh 1 )
- Mở van 5, 6, gió từ xi lanh 1 được nạp vào chai gió
- Khi áp lực đạt từ (30 – 35) kG/cm2 thì ngừng nạp. Khóa van 6, 5, mở
nhiên liệu để xi lanh 1 hoạt động
*) Sự cố khi khởi động
- Mở van khởi động máy không quay, gió xả ra ống nạp, ống xả. Nguyên
nhân: Chưa chọn đúng vị trí khởi động
- Khởi động máy quay yếu, không nổ. Gió không đủ áp lực, nhỏ hơn 15 kg /
2
cm . Dùng máy nổ độc lập nạp gió vào chai cho đủ
*) Các thiết bị của hệ thống khởi động gió
- Máy nén gió
58

Hình 1.3.9. Máy nén gió


- Chai gió

Van khởi
động

Van nạp
gió

Hình 1.3.10 . Chai gió khởi động


59

- Chai gió để trên tàu phải lắp ráp cố định, vị trí dễ thao tác
- Định kỳ 1 tháng phải xả nước 1 lần
- Dây dẫn gió phải dùng dây chịu được áp suất cao
- Van nạp gió từ xi lanh máy chính: Dùng để nạp gió từ xi lanh máy chính
váo chai gió

Rắc co
lấy gió

Trục
van

Hình 1.3.11. Van nạp gió trên xi lanh máy chính


- Rắc co lấy gió nối với chai gió
- Trục van lắp vô lăng để dễ sử dụng

2.Chạy không tải làm nóng máy


- Sau khi khởi động máy, vẫn để máy nổ ở chế độ không tải để hâm nóng máy
- Từ từ tăng vòng quay từ thấp tới vòng quay định mức, thời gian từ lúc
khởi động tới vòng quay định mức là 5- 15 phút. Máy công suất càng cao thời
gian càng phải chậm để hâm nóng máy làm cho các khe hở bôi trơn được kín
khít, máy không bị nứt, bó. Quá trình máy chạy không tải thì kiểm tra các thông
số làm việc, nghe tiếng máy nổ, quan sát máy để đánh giá tình trạng kỹ thuật
của máy.
60

3. Kiểm tra các thông số trên đồng hồ chỉ báo


Ngay sau khi động cơ làm việc phải tiến hành kiểm tra sự làm việc bình
thường của động cơ bằng trực giác của người thợ, và thông qua dụng cụ, thiết bị
đo gồm đồng hồ áp kế, nhiệt kế, tốc độ kế để theo dõi các thông số của dầu bôi
trơn, nước làm mát, tăng dần tốc độ động cơ nếu đảm bảo giá trị cho phép rồi
sau đó mới chuyển sang chế độ mang tải.
61

B . Câu hỏi và bài tập thực hành.


1. Các câu hỏi:
1. Vẽ sơ đồ, nêu nguyên lý hoạt động hệ thống khởi động điện
2. Vẽ sơ đồ, nêu nguyên lý hoạt động hệ thống khởi động gió
3. Vẽ sơ đồ, nêu cách nạp gió vào chai bằng cách dùng xi lanh máy chính
4. Nêu các yêu cầu của hệ thống khởi động gió
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 1.3.1: Thực hiện công việc khởi động động cơ
Yanmar – 22cv bằng tay quay.
*) Mục tiêu:
- Mô tả được phương pháp khởi động bằng tay.
- Thực hiện phương pháp khởi động bằng tay đúng quy trình.
- Đảm bảo an toàn cho người thợ và thiết bị máy.
*) Nguồn lực:
- Động cơ Yanmar – 22 cv.
- dầu điêden.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*) Cách thức tiến hành: Mỗi học viên/1 bài tập
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Đặt tay quay vào rãnh hàm răng sói trên đầu trục cơ.
- Bật van giảm áp.
- Dùng sức người quay trục cơ đạt tới tốc độ khởi động, đột ngột đóng van
giảm áp và vượt vòng nén 1 đến 2 vòng, động cơ nổ.
*) Thời gian hoàn thành: 20 phút/ 1 bài tập
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
- Động cơ nổ được và làm việc ổn định.
2.2. Bài thực hành số 1.3.2: Thực hiện công việc khởi động động cơ
YAMAHA- 90 cv, bằng điện.
*) Mục tiêu:
- Mô tả được phương pháp khởi động bằng điện.
- Thực hiện phương pháp khởi động bằng điện đúng quy trình.
- Đảm bảo an toàn cho người thợ và thiết bị máy.
62

*) Nguồn lực:
- Động cơ YAMAHA – 90 cv.
- dầu điêden.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*) Cách thức tiến hành: Mỗi học viên/1 bài tập
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Dùng nguồn điện 1 chiều 12v của ắc quy.
- Đấu đầu dây (+) ắc quy với động cơ điện 1 chiều và đầu dây (-) với mát.
- Ấn cần bẩy.
- Bật khóa điện, động cơ nổ.
- Sau đó ngắt dây nối ắc quy ra.
*) Thời gian hoàn thành: 20 phút/ 1 bài tập
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
- Động cơ nổ được và làm việc ổn định.
2.3. Bài thực hành số 1.3.3: Thực hiện công việc khởi động động cơ
4NVD – 24, bằng không khí nén.
*) Mục tiêu:
- Mô tả được phương pháp khởi động bằng khí nén.
- Thực hiện phương pháp khởi động bằng khí nén đúng quy trình.
- Đảm bảo an toàn cho người thợ và thiết bị máy.
*) Nguồn lực:
- Động cơ 4NVD - 24.
- dầu điêden.
- Chai gió
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*) Cách thức tiến hành: Mỗi học viên/1 bài tập
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Dùng khí nén có áp suất cao để khởi động, động cơ..
- Kéo tay ga về vị trí khởi động
- Gạt tay khởi động về vị trí làm việc.
63

- Mở vô lăng trên chai gió. Khí nén có áp suất cao tác dụng làm quay trục
cơ, động cơ nổ.
- Sau đó gạt tay khởi động về vị trí STOP, đóng van trên chai gió lại
*) Thời gian hoàn thành: 20 phút/ 1 bài tập
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
- Động cơ nổ được và làm việc ổn định.

C . Ghi nhớ
- Nắm vững thao tác của các hình thức khởi động
- Nhớ các yêu cầu của hệ thống khởi động điện, gió
64

BÀI 4: CHĂM SÓC MÁY


Mã bài: MĐ 01 - 04

Mục tiêu:
- Chăm sóc máy hoạt động bảo đảm an toàn
- Theo dõi được các hệ thống phục vụ động cơ
- Nghe tiếng máy, quan sát máy biết được tình trạng hoạt động

A. Nội dung:
1. Đóng tải
- Giảm ga, kéo cần số cho chân vịt hoạt động, tàu hoạt động theo lệnh của
thuyền trưởng
- Hộp số có 2 loại: Hộp số thủy lực và hộp số cơ khí
- Đối với hộp số thủy lực thì áp lực dầu trên hộp số phải bảo đảm quy
định, thông thường từ 6 – 7 kg / cm2
- Đặt tay ga về vị trí làm việc, tùy theo loại máy, tùy chế độ hoạt động của
tàu mà có vị trí tay ga thích hợp. Thông thường từ 50 – 70 %

Vị trí có tải

Tay ga

Hình 1.4.1. Vị trí tay ga khi tàu hoạt động


65

2. Theo dõi hệ thống làm mát


2.1. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm mát trực tiếp
a. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động
- Hình thức làm mát trực tiếp: Là nước biển trực tiếp vào làm mát máy sau
đó xả ra ngoài. Cách này đơn giản, hệ thống chỉ cần 1 bơm nước nhưng máy bị
ăn mòn nhanh do trực tiếp tiếp xúc với nước biển. Để hạn chế ăn mòn người ta
gắn cục chì vào khoang làm mát để hạn chế ăn mòn. Quá trình hoạt động cục
chì mòn dần đi, máy ít bị mòn.

3 7

6
1

2 4 5
1

Hình 1.4.2. Hệ thống làm mát trực tiếp

1. Lưới lọc 5. Két làm mát dầu nhờn


2. Van đáy tàu 6. Đường ống dẫn nước làm mát
3. Van mạn tàu 7. Ống xả nước
4. Bơm nước biển

- Nước biển được bơm số 4 hút từ biển vào làm mát bình sinh hàn nhớt,
sau đó vào làm mát xi lanh, nắp quy lát, ống xả ( pô ) sau đó xả ra ngoài
- Nước làm mát đi vào máy theo nguyên tắc làm mát chi tiết có nhiệt độ
thấp trước, làm mát chi tiết nhiệt độ cao sau.Tại các bình trao đổi nhiệt, như
bình sinh hàn nhớt, sinh hàn nước ngọt thì theo nguyên tắc ngược chiều. nước
làm mát và chất được làm mát đi ngược chiều nhau để tăng hiệu quả làm mát.
Khi lắp ráp ống nước cần chú ý cho đường nước đi đúng nguyên tắc trên
66

- Hệ thống làm mát trực tiếp cấu tạo đơn giản, sử dụng thuận tiện, khả
năng làm mát tốt.
- Tuy vậy hệ thống hay bị đóng cáu, cặn vì nước biển có hàm lượng muối
cao làm ăn mòn các chi tiết động cơ.
- Sự chênh lệch nhiệt độ nước và máy cao nên dễ gây ứng suất nhiệt cho
các chi tiết, tuổi thọ các chi tiết thấp.
- Hình dưới đây là bơm nước kiểu piston dùng cho máy làm mát trực tiếp

Hình 1.4.3: Bơm nước làm mát kiểu piston


1. Ống đẩy
2. Thân bơm
3. Ống hút

- Bơm nước do trục khuỷu kéo bằng phương pháp trích lực
- Bơm piston có đặc điểm là không cần mồi nước
- Ống nước được nối thẳng từ van thông biển tới ống hút 3 của bơm
67

b. Theo dõi sự hoạt động


- Nước sau làm mát phải chảy ra ngoài đúng lưu lượng của bơm
- Các mối nối ống nước không bị rò rỉ
- Dùng tay sờ vào nước ra để cảm nhận nhiệt độ, thấy nước ấm là đạt yêu
cầu , nhiệt độ khoảng 40 – 50 oC, không được vượt quá 50 – 55 oC. Nếu có
nhiệt kế báo nhiệt độ nước ra thì quan sát nhiệt kế

2.2.Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm mát gián tiếp
a. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát gián tiếp
- Hình thức làm mát gián tiếp: Là nước ngọt làm mát máy, nước biển làm
mát nước ngọt. Cách này cần 2 bơm nước, hệ thống đường ống nước phức tạp
nhưng an toàn hơn, máy ít bị ăn mòn, tuổi thọ cao.
- Hình thức này được dùng phổ biến ở các máy có công suất trung bình trở
lên , từ 60 ngựa trở lên.
- Nước ngọt từ bình sinh hàn nước ngọt số 6 được bơm số 7 bơm vào làm
mát xi lanh, nắp quy lát rồi trở về bình số 6 để giải nhiệt, sau đó tiếp tục quay
trở lại làm mát. Nước biển được bơm số 4 hút vào làm mát bình sinh hàn dầu
nhờn số 5, bình sinh hàn nước ngọt 6, rồi xả ra ngoài.
- Ưu điểm của hệ thống
+ Ít đóng cáu cặn trong hệ thống
+ Chất lượng làm mát tốt
+ Nhiệt độ nước ngọt sau làm mát trong khoảng 70oC – 85oC ít thay đổi đột
ngột, không gây ứng suất nhiệt,không làm nứt các chi tiết của động cơ.
+ Tuổi thọ động cơ được kéo dài, ít bị ăn mòn.
68

11

3 9
10
7

4 5
2 1

Hình 1.4.4. Hệ thống làm mát gián tiếp


1. Lưới lọc 6. Bình sinh hàn nước ngọt
2. Van đáy tàu 7. Bơm nước ngọt
3. Van mạn tàu 8. Động cơ
4. Bơm nước biển 9. Ống góp nước
5. Bình làm mát dầu nhờn 10. Ống xả nước
11. Nắp kiểm tra nước ngọt
- Nước ngọt từ bình sinh hàn số 6 được bơm số 7 bơm vào làm mát xi
lanh, nắp quy lát rồi trở về bình sinh hàn 6 để giải nhiệt, sau đó tiếp tục quay
trở lại làm mát. Nước biển được bơm số 4 hút vào làm mát bình sinh hàn nhớt
5, bình sinh hàn nước ngọt 6, rồi xả ra ngoài.
Ưu điểm của hệ thống
- Ít đóng cáu cặn trong hệ thống
- Chất lượng làm mát tốt
- Nhiệt độ nước ngọt làm mát ra khỏi máy trong khoảng 70oC – 85oC ít thay đổi
đột ngột, không gây ứng suất nhiệt, làm nứt vỡ các chi tiết của động cơ.
- Tuổi thọ động cơ được kéo dài, ít bị ăn mòn.
- Quá trình máy hoạt động phải kiểm tra nước biển ra khỏi máy, dùng tay
để cảm nhận, nhiệt độ ra khoảng 45 - 50oC, nước ấm
69

b. Theo dõi sự hoạt động


- Nước biển từ trong buồng máy phải chảy ra ngoài đủ lưu lượng
- Dùng tay tiếp xúc với nước ra, thấy ấm, từ 45- 50oC là đạt yêu cầu
- Theo dõi nhiệt độ nước ngọt sau làm mát bằng nhiệt kế hoặc hơi nước
thoát ra từ nước ngọt
- Các mối nối ống nước không rò rỉ
2.3. Bơm ly tâm
- Bơm này dùng để bơm nước biển phục vụ thống làm mát gián tiếp

1
2

Hình 1.4.5. Bơm nước ly tâm


1. Ống đẩy
2. Van xả nước
3. Ống hút

- Cách sử dụng: Trước khi bơm phải mồi nước ngập cánh quạt, khi mồi
nước muốn kiểm tra xem nước ngập cánh quạt chưa thì mở van này ra, tác
dụng của van này vừa để xả gió, vừa kiểm tra nước mồi trong ống
- Đối với tàu thủy, bơm được lắp đặt thấp hơn mực nước biển, vì vậy khi
bơm không cần mồi nước
- Nếu bơm không lên nước thì mở vít số 2 để xả gió
- Loại bơm này dùng động cơ điện để kéo
70

3. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống nhiên liệu


- Khi nghe tiếng máy nổ không đều, phải kiểm tra, xác định xi lanh không nổ
bằng cách đặt tay vào ống dầu cao áp của các xi lanh, nếu béc phun tốt thì cảm nhận
thấy độ giật trong đường ống, béc không phun thì không giật, xi lanh đó không nổ.
Khắc phục bằng cách thay béc, hoặc tạm thời chạy giảm ga
- Quan sát dầu hồi xem dầu có chảy ra ngoài không, dầu hồi phải được hồi
về két dự trữ hoặc thùng chứa bên ngoài

ống dầu
cao áp

Hình 1.4.6. Kiểm tra đường dầu cao áp


- Mầu sắc của khí xả thể hiện chất lượng của hệ thống nhiên liệu: Mầu đen bạc
là phun tốt, cháy tốt, mầu đen sẫm là quá tải hoặc chất lượng phun kém
- Mầu xanh lam là nhớt lên buồng đốt

4. Theo dõi máy hoạt động bằng giác quan của người
- Nghe tiếng máy nổ: Máy nổ phải đều, khi nghe thấy khác thường thì phải
kiểm tra
- Quan sát các đồng hồ đo: Vòng tua, nhiệt kế, áp lực nhớt, các thông số
này phải nằm trong phạm vi cho phép. Khi tăng ga vòng tua phải tăng, tốc độ
tàu tăng
- Quan sát bề ngoài máy, định kỳ từ 30 – 60 phút phải quan sát xung
quanh máy chính một lần
- Quan sát nước biển sau làm mát phải chảy ra ngoài đủ lưu lượng,…
71

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


1. Các câu hỏi:
1. Vẽ sơ đồ hệ thống làm mát trực tiếp, nêu sự hoạt động ?
2. Nhiệt độ nước làm mát tăng quá quy định thì ảnh hưởng như thế nào tới
sự hoạt động ?
3. Vẽ sơ đồ hệ thống làm mát gián tiếp, nêu sự hoạt động ?
4. Cho biết các thông số sau khi hoạt động bình thường nằm trong phạm vi
bao nhiêu: Áp lực nhớt, nhiệt độ nước biển, nước ngọt ra khỏi máy
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 1.4.1: Kiểm tra, thay dầu bôi trơn động cơ Yanmar –
22 cv.
*) Mục tiêu:
- Liệt kê được các công việc thực hiện kiểm tra, thay dầu bôi trơn.
- Thay được dầu bôi trơn cho động cơ đảm bảo đúng kỹ thuật.
- Thực hiện và tuân thủ theo đúng quy trình.
*) Nguồn lực:
- Động cơ Yanmar – 22 cv.
- Dầu điêden và dầu nhờn.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*)Cách thức tiến hành: Theo nhóm 6 học viên/ 1 bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Kiểm tra dầu nhờn về chất lượng và số lượng.
- Mở van xả ở cácte, bầu sinh hàn và bầu lọc.
- Vệ sinh cácte, bầu lọc
- Đóng van xả lại, rồi đổ dầu nhờn mới vào cácte.
*) Thời gian thực hiện: 30 phút.
*) Kết quả tiêu chuẩn cần đạt được:
- Lượng và chất của dầu trong các te phải đảm bảo đúng quy định.
- Dầu lưu thông trong hệ thống tốt, động cơ làm việc êm và ổn định.
72

2.2. Bài thực hành số 1.4.2: Kiểm tra, thay nước làm mát cho động cơ
yanmar – 22 cv.
*) Mục tiêu:
- Liệt kê được các công việc thực hiện kiểm tra, thay nước làm mát .
- Thay được dầu được nước làm mát cho động cơ đảm bảo đúng kỹ thuật.
- Thực hiện và tuân thủ theo đúng quy trình.
*) Nguồn lực:
- Động cơ Yanmar – 22 cv.
- Dầu điêden , nước làm mát.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*)Cách thức tiến hành: Theo nhóm 6 học viên/ 1 bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Kiểm tra nước làm mát về chất lượng và số lượng.
- Đóng van từ két vào đường ống..
- Mở van xả két nước, van xả bầu sinh hàn và trên động cơ.
- Vệ sinh trong két, trong bình sinh hàn và đóng van xả lại.
- Bơm nước mới vào két đồng thời chờ nhiệt độ động cơ giảm rồi mở van
trên hệ thống để cho nước vào động cơ làm mát.
*) Thời gian thực hiện: 30 phút.
*) Kết quả tiêu chuẩn cần đạt được:
- Số lượng và chất lượng của nước làm mát phải đảm bảo đúng quy định.
- Nước làm mát lưu thông trong hệ thống tốt, động cơ làm việc êm và nhiệt
độ ổn định.

C. Ghi nhớ
- Nghe tiếng máy nổ để biết tình trạng kỹ thuật, khi thấy khác thường thì
can thiệp kịp thời.
- Định kỳ quan sát buồng máy để kịp thời phát hiện các sự cố .
73

Bài 5 : ĐẢO CHIỀU MÁY


Mã bài: MĐ 01 - 05

Mục tiêu:
- Nêu được các công việc đảo chiều máy
- Theo dõi hệ trục chân vịt hoạt động
- Ghi được thông số làm việc
- Nghe tiếng máy biết được tình trạng hoạt động
- Tuân thủ quy trình và đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp

A. Nội dung:
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
1.1. Sơ đồ cấu tạo

Hình 1.5.1: Sơ đồ cấu tạo của hộp số đảo chiều.


74

1.2. Nguyên lý hoạt động

Hình 1.5.2: Sơ đồ nguyên lý của hộp số đảo chiều


1- Tang trống; 2- Đĩa ma sát bị động quay ngược (tàu lùi);
3- Trục đặc;4- Đĩa ma sát chủ động;
5- Đĩa ma sát bị động quay thuận (tàu tiến);6- Trục rỗng;
7- Cặp bánh răng ăn khớp; 8- Trục chân vịt; 9- Bánh răng trung gian
Tang trống bắt chặt với bánh đà và quay theo trục cơ. Khi đưa tay điều
khiển về vị trí tàu tiến, đĩa ma sát chủ động trên tang trống được ép chặt vào đĩa
ma sát (5) truyền mô men quay cho trục rỗng, thông qua cặp bánh răng ăn khớp
(7), trục chân vịt quay thuận đẩy tàu tiến về phía trước.
Khi muốn đảo chiều quay trục chân vịt cho tàu lùi ta đưa tay điều khiển về
vị trí lùi, đĩa (4) được ép chặt vào đĩa (2) trục (3) quay thông qua các cặp bánh
răng có bánh răng trung gian trục chân vịt được đảo chiều.

2. Nhận tín hiệu


a. Tín hiệu chuông:
Là tín hiệu âm thanh được phát ra từ chuông người thợ máy trực ca chú ý
lắng nghe tín hiệu chuông phát ra:
- 1 tiếng chuông.
75

- 2 tiếng chuông.
- 3 tiếng chuông.
- 4 tiếng chuông.
- 1 hồi chuông ngắn.
- 1 hồi chuông dài.
b. Hiệu lệnh chuông.
Từ những tín hiệu chuông phát ra, quy định hiệu lệnh chuông tương ứng
như sau:
- Tín hiệu 1 tiếng chuông : Cho tàu dừng( SOP)
- Tín hiệu 2 tiếng chuông : Cho tàu tiến
- Tín hiệu 4 tiếng chuông : Cho tàu tiến nhanh
- Tín hiệu 3 tiếng chuông : Cho tàu chạy lùi
- Tín hiệu 1 hồi chuông ngắn : Khởi động động cơ.
- Tín hiệu 1 hồi chuông dài : Dừng động cơ
Căn cứ vào tín hiệu chuông quy định, người thợ máy sử dụng tay ga và cần
số cho phù hợp với từng tín hiệu chuông của chuông kêu.

3. Giảm ga máy chính và ngắt tải


Sau khi nhận được tín hiệu ,,người thợ máy trực ca diều khiển tay ga để cho
tốc độ động cơ giảm từ từ đồng thời ngắt phụ tải, điều khiển cần số về vị trí
(STOP).

4. Đảo chiều theo tín hiệu


Theo tín hiệu chuông phát ra, người thợ máy chú ý lắng nghe tiếng chuông
phát ra điều khiển cần số đảo chiều phù hợp với từng hiệu lệnh chuông.
*) Quy trình thực hiện:
- Giảm tốc độ động cơ
- Tách ly hợp nối động cơ với trục chân vịt
- Đưa tay điều khiển về vị trí cho tầu chạy ngược lại
- Tăng dần tốc độ động cơ tới giá trị cần thiết
76

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


1. Các câu hỏi:
1. Cho biết cách nhận biết tín hiệu chuông
2. Nêu quy trình đảo chiều theo tin hiệu chuông
2. Các bài thực hành:
Bài thực hành số 1.5.1: Thực hiện quy trình đảo chiều động cơ YAMAHA
- 90 cv theo tín hiệu chuông.
*) Mục tiêu:
- Mô tả được công việc đảo chiều quay động cơ.
- Thực hiện được công việc đảo chiều động cơ đúng quy trình kỹ thuật.
*) Nguồn lực:
- Động cơ YAMAHA – 90 cv
- Dầu điêden
- Hộp số ly hợp và trục chân vịt.
- Dụng cụ thộng thường.
- Giẻ lau.
*) Cách thức tiến hành: Mỗi học viên/ 1 bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Nhận tín hiệu chuông.
- Giảm tốc độ động cơ
- Tách ly hợp nối động cơ với trục chân vịt
- Đưa tay điều khiển về vị trí cho tầu chạy ngược lại
- Tăng dần tốc độ động cơ tới giá trị cần thiết.
*) Thời gian hoàn thành: 10 phút.
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
- Động cơ khi đảo chiều làm việc êm, ổn địnhvà đảm bảo kỹ thuật.

C . Ghi nhớ:
- Nhớ các tín hiệu chuông phát ra.
- Nhớ cách giảm ga, ngắt tải
- Nhớ Cách đảo chiều theo tín hiệu chuông.
77

BÀI 6: TẮT MÁY


Mã bài: MĐ 01 - 06

Mục tiêu:
- Biết các bước tắt máy
- Tắt máy đúng quy trình kỹ thuật
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp

A. Nội dung:
1. Nhận tín hiệu
Theo tín hiệu chuông phát ra, người thợ máy chú ý lắng nghe tiếng chuông
phát ra điều khiển cần số đảo chiều phù hợp với từng hiệu lệnh chuông.
2. Các bước tắt máy
- Theo tín hiệu chuông phát ra từ buồng lái khi tàu vào vị trí neo đậu an toàn,
thuyền trưởng ra lệnh tắt máy thì tiến hành các bước như sau
- Giảm ga, kéo cần số về “ 0 ”, chạy không tải ở chế độ ga răng ty khỏang
từ 2 – 5 phút rồi kéo tay ga về vị trí STOP để tắt máy ( kéo tay ga về vị trí thấp
nhất )
- Sau khi ngắt tải vẫn tiếp tục chạy không tải một thời gian ngắn là nhằm
mục đích cho máy nguội dần
- Khóa van dầu từ két trực nhật xuống máy
- Khóa van nước làm mát từ ngoài biển vào tàu
*)Vị trí tay ga khi tắt máy
- Vị trí thấp nhất là vị trí tắt máy, tại vị trí này bơm cao áp không phun
nhiên liệu vào xi lanh. Kéo hết tay ga xuống thấp nhất

Tay ga
khi tắt
máy

Hình 1.6.1. Vị trí tay ga trên máy khi tắt máy


78

Vị trí
có tải

Tay ga vị
trí tắt
máy

Hình 1.6.2. Vị trí tay ga khi tắt máy của máy tàu thủy hiệu YANMAR

Cần số
vị
trí số 0

Tay ga vị
trí thấp

Hình 1.6.3. Vị trí tay ga và cần số trên ca bin

*) Các phương pháp tắt máy khác:


79

Khi tay ga không tắt máy được thì dùng các biện pháp khác như sau:
- Bịt ống hút
- Khóa van nhiên liệu
3. Những công việc sau khi tắt máy
- Sau khi dừng vẫn tiếp tục cho bơm làm mát để dầu đi bôi trơn các gối đỡ
và dầu đi làm mát pít tông khoảng 10 – 15 phút để máy khỏi nóng.
- Bật giảm áp và via máy nhiều vòng bằng tay hoặc bằng cơ cấu via máy để
làm nguội máy và xả hết khí xả ra ngoài.
- Đóng các nước, nhiên liệu, dầu bôi trơn.
- Mở nắp cửa sổ để thông hơi cácte, kiểm tra sự đốt nóng của ổ đỡ.
- Sắp xếp dụng cụ, làm vệ sinh máy và buồng máy.
- Ghi nhật ký và báo cáo kết quả với máy trưởng hoặc bàn giao lại cho ca sau.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


1. Các câu hỏi:
1. Nêu các bước tắt máy
2. Cho biết những công việc sau khi tắt máy.
2. Các bài thực hành:
Bài thực hành số 1.6.1: Thực hiện công việc tắt máy cho động cơ K161 –
90 cv.
*) Mục tiêu:
- Liệt kê được các công việc tắt máy cho đông cơ k161.
- Thực hiện được công việc tắt máy đảm bảo quy trình kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
*) Nguồn lực:
- Động cơ Điêden YAMAHA – 90 cv
- Dầu điêden.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
*) Cách thức tiến hành: Mỗi học viên/ 1 bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Nhận tín hiệu.
- Giảm ga, ngắt tải.
80

- Kéo cần số về (0) chạy không tải từ 2 đến 3 phút ở chế độ garăngty.
- Đưa tay ga về vị trí (0), STOP. Động cơ dừng làm việc.
- Khóa van dầu, van nước và bật van giảm áp.
- Làm các công việc sau khi dừng máy.
*) Thời gian hoàn thành: 10 phút.
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đươc:
- Động cơ dừng làm việc, đảm bảo kỹ thuật

C . Ghi nhớ:
- Nhớ các bước tắt máy
- Nhớ khóa van nước thông từ biển vào tàu
- Nhớ khóa van dầu từ két trực nhật xuống máy chính
81

BÀI 7: KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÁY SAU VẬN HÀNH


Mã bài: MĐ 01 – 07

Mục tiêu:
- Nêu được các công việc khắc phục sự cố trong vận hành
- Theo dõi, ghi được thông số của máy
- Xử lý được các sự cố máy
- Tuân thủ theo quy trình và đảm bảo an toàn

A. Nội dung:
1. Phát hiện, xử lý các chỗ nối đường ống bị rò rỉ
Trong các đường ống dẫn như nhiên liệu, bôi trơn. Làm mát hoặc ống dẫn
khí nén… tại các chỗ nối của đường ống thường bị rò rỉ là do.
a. Nguyên nhân
- Chỗ nối ống bị vênh, lệch, hở ở vị trí tiếp xúc hai đầu ống.
- Rắc co, đai ốc vặn chưa đủ lực xiết.
- Bị rung, động mạnh gây nên đề se rắc co, đai ốc.
- Gioăng đệm làm kín bị hỏng.
b. Phương pháp kiểm tra
Người thợ vận hành máy trong quá trình theo dõi và chăm sóc động cơ làm
việc bằng phương pháp quan sát trực tiếp sẽ phát hiện thấy hiện tượng rò rỉ ở các
đường ống nối.
c. Cách xử lý
Dùng cờ lê đúng kích cỡ của rắc co, đai ốc, nới lỏng rắc co hoặc đai ốc nối
đường ống đó tháo ra.
- Nếu kiểm tra chỗ nối ống bị venh, lệch hoặc hở thì điều chỉnh và định vị
cho hai đầu ống tiếp xúc kín, sau đó vặn chặt rắc co hoặc đai ốc vào đủ lực xiết
là được.
- Nếu kiểm tra lực xiết của rắc co, đai ốc mà không đủ thì xiết lại cho đủ
lực xiết ban đầu.
- Nếu kiểm tra rắc co, đai ốc do rung động mạnh mà bị đề se thì phải thay
rắc co, đai ốc hoặc tiện lại ren.
- Nếu kiểm tra gioăng đệm làm kín bị hỏng thì phải thay gioăng đệm mới.
82

2. Phát hiện, xử lý nhiệt độ khí xả giữa các xy lanh không đều


Người thợ vận hành máy trong quá trình theo dõi và chăm sóc động cơ làm
việc bằng phương pháp quan sát kết hợp với thiết bị đo sẽ phát hiện thấy nhiệt
độ khí xả giữa các xy lanh không đều là do:
a. Nguyên nhân
- Xy lanh bị vượt tải
- Kim phun bị kẹt, khí xả tăng nhiệt độ
- Khe hở giữa kim phun và vỏ kim phun quá lớn
- Van 1 chiều bơm cao áp không kín hoặc gãy lò xo.
- Phun nhiên liệu quá muộn
- Đầu vòi phun bị nứt, nhiệt độ khí xả lớn
- Lò xo xu páp hút, xả yếu.
- Nước làm mát bị tắc
b. Phương pháp kiểm tra
Người thợ vận hành máy trong quá trình theo dõi và chăm sóc động cơ làm
việc bằng phương pháp quan sát trực tiếp sẽ phát hiện thấy nhiệt độ khí xả giữa
các xy lanh không đều .
c. Cách xử lý
- Kiểm tra sự phân phối tải trên các xy lanh và điều chỉnh lại tải cho đều.
- Dùng cờ lê tháo vòi phun ra, kiểm tra sau đó rà lại kim phun, nếu không
được thì phải thay cả bộ kim phun mới.
- Tháo van 1 chiều ra kiểm tra sau đó rà lại van và thay lò xo mới.
- Kiểm tra điều chỉnh lại góc phun nhiên liệu cho đúng. Nếu là bơm cao áp
đơn thì điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm các lá căn đệm hoặc chiều cao con
đội, nếu là bơm cao áp kép thì điều chỉnh khoảng dịch chuyển của khớp nối của
trục bơm với cơ cấu bánh răng.
- Kiểm tra lại và thay thế kim phun và đầu vòi phun bị hư hỏng
- Kiểm tra và thay lò xo mới.
- Kiểm tra và xử lý những chỗ bị tắc.

3. Phát hiện, xử lý nhiệt độ nước làm mát cao hơn quy định
Khi động cơ làm việc người thợ máy trực ca, phát hiện thấy nhiệt độ nước
làm mát cao hơn quy định là do:
83

a. Nguyên nhân
- Động cơ quá tải.
- Một số xy lanh vượt tait.
- Van hằng nhiệt bị hỏng
- Nhiều cáu cặn, bùn đất bám trong hệ thống làm mát
- Dây đai dẫn động bơm nước bị chùng
- Không đủ nước làm mát
b. Phương pháp kiểm tra
Người thợ vận hành máy trong quá trình theo dõi và chăm sóc động cơ làm
việc bằng phương pháp quan sát trực tiếp kết hợp với các thiết bị đo sẽ phát hiện
thấy nhiệt độ nước làm mát cao hơn quy định.
c. Cách xử lý
- Kiểm tra lại nhiệt độ khí xả và giảm ga.
- Kiểm tra nhiệt độ các xy lanh đó và điều chỉnh lại cho đều với các xy lanh
khác
- Kiểm tra lại và chuyển sang điều chỉnh bằng tay sau đó về bến sửa chữa
van hằng nhiệt
- Kiểm tra làm sạch thông rửa đường ống, có thể xử lý cặn bằng hóa chất.
- Kiểm tra, điều chỉnh căng lại dây đai
- Kiểm tra và bổ xung lượng nước cho đủ.

4. Phát hiện, xử lý nhiệt độ dầu bôi trơn cao hơn quy định
Khi động cơ làm việc người thợ máy trực ca, phát hiện thấy nhiệt độ dầu
bôi trơn cao hơn quy định là do:
a. Nguyên nhân
- Làm mát dầu kém, nhiệt độ sau bình làm mát cao.
- Khối lượng dầu trong hệ thống không đủ.
- Các ổ đỡ bị nóng quá mức do chịu tải nặng làm việc lâu bị bó.
- Van hằng nhiệt bị hỏng.
b. Phương pháp kiểm tra
Người thợ vận hành máy trong quá trình theo dõi và chăm sóc động cơ làm
việc bằng phương pháp quan sát trực tiếp kết hợp với các thiết bị đo sẽ phát hiện
thấy nhiệt độ dầu bôi trơn cao hơn quy định.
84

c. Cách xử lý
- Kiểm tra nhiệt độ trước và sau bình làm mát, điều chỉnh mở to van để
nước qua bình làm mát nhiều hoặc phải tháo ra vệ sinh làm sạch.
- Kiểm tra bằng que thăm, nếu thiếu phải bổ xung thêm dầu vào két.
- Dừng động cơ kiểm tra nhiệt độ các ổ đỡ và kiểm tra khe hở bạc và các
hư hỏng .
- Kiểm tra và chuyển sang điều chỉnh nhiệt độ bằng tay sau đó về bến sửa
chữa van hằng nhiệt.

5. Phát hiện, xử lý bơm dầu không tạo đủ áp suất theo yêu cầu
Khi động cơ làm việc người thợ máy trực ca, phát hiện thấy bơm dầu
không tạo đủ áp suất theo yêu cầu là do.
a. Nguyên nhân
- Thiếu dầu trong két.
- Lọc dầu, lưới lọc dầu ở cácte bị tắc
- Ống dẫn dầu bị tắc.
- Áp kế bị hỏng
- Không khí bị hút vào hệ thống
- Van điều chỉnh áp suất không kín
- Chất lượng dầu quá kém
- Van không kín, bơm dầu bị mòn
b. Phương pháp kiểm tra
Người thợ vận hành máy trong quá trình theo dõi và chăm sóc động cơ làm
việc bằng phương pháp quan sát trực tiếp kết hợp với các thiết bị đo sẽ phát hiện
thấy bơm dầu không tạo đủ áp suất theo yêu cầu.
c. Cách xử lý
- Kiểm tra bổ xung dầu cho đủ.
- Tháo bầu lọc ra rửa lại lọc và lưới lọc
- Tháo ống ra và thông rửa ống dầu bằng không khí nén.
- Kiểm tra và thay áp kế mới
- Kiểm tra và làm kín lại ống hút dầu
- Kiểm tra, rà lại van và điều chỉnh lực căng của lò xo.
- Kiểm tra và thay dầu mới
- Kiểm tra, rà lại van và tăng lực căng của lò xo
85

- Kiểm tra, thay bánh răng và điều chỉnh lại khe hở.

6. Phát hiện, xử lý bơm tuần hoàn nước không đủ


Khi động cơ làm việc người thợ máy trực ca, phát hiện thấy bơm tuần hoàn
nước không cung cấp đủ nước là do.
a. Nguyên nhân
- Thiếu nước trong két nước
- Lọt khí vào bơm
- Van nước còn đóng, mở nhỏ
- Lưới lọc nước bị tắc
- Ống ép bị tắc
- Có nhiều cáu cặn trong bình làm mát, trong nắp xy lanh và trong khối của
thân động cơ
- Dây đai trùng và các bộ phận dẫn động bị hỏng
b. Phương pháp kiểm tra
Người thợ vận hành máy trong quá trình theo dõi và chăm sóc động cơ làm
việc bằng phương pháp quan sát trực tiếp kết hợp với các thiết bị đo sẽ phát hiện
thấy bơm tuần hoàn không cung cấp đủ nước.
c. Cách xử lý
- Kiểm tra và bổ xung nước mềm cho đủ.
- Kiểm tra, xả khí và làm kín các đầu nối với ống hút.
- Kiểm tra và điều chỉnh mở van cho to ra
- Kiểm tra và làm sạch lưới lọc
- Kiểm tra và làm sạch đường ống bằng khí nén
- Kiểm tra và điều chỉnh căng lại dây đai hoặc dừng động cơ để sửa chữa.

7. Phát hiện, xử lý động cơ không đảo chiều được


Khi động cơ làm việc người thợ máy trực ca, phát hiện thấy động cơ không
đảo chiều được là do.
a. Nguyên nhân
- Cơ cấu điều khiển bị hỏng.
- Bộ đảo chiều không đủ mức dầu
- Có khe hở ở tay dẫn động
86

- Bộ phụ trợ đâỏ chiều bị bẩn khi đảo chiều bị lắc, giật
- Ly hợp bị trượt, đĩa ly hợp bị dính
- Đĩa ma sát bị mòn
- Bộ ly hợp ngắt không hoàn toàn
b. Phương pháp kiểm tra
Người thợ vận hành máy trong quá trình theo dõi và chăm sóc động cơ làm
việc bằng phương pháp quan sát trực tiếp kết hợp với các thiết bị đo sẽ phát hiện
thấy động cơ không đâỏ chiều được.
c. Cách xử lý
- Kiểm tra và sửa lại cơ cấu điều khiển
- Kiểm tra và nạp đủ dầu.
- Kiểm tra loại trừ khe hở, thay lò xo mới
- Kiểm tra thay dầu bộ phù trợ
- Tháo rời bộ ly hợp, dùng xăng rửa sạch các đĩa ly hợp
- Kiểm tra và điều chỉnh lại
- Kiểm tra và điều chỉnh lại vị trí cần tách ly hợp

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


1. Câu hỏi:
1. Nêu phương pháp kiểm tra phát hiện sự cố rò rỉ đường ống ?
2. Cho biết nguyên nhân nào phát sinh ra sự cố nhiệt độ nước làm mát
cao hơn quy định ?
2. Bài thực hành:
Bài thực hành số 1.7.1: Thực hiện công việc xử lý bầu lọc nhiên liệu bị tắc.
*) Mục tiêu:
- Liệt kê được các công việc xử lý bầu lọc bị tắc.
- Xử lý được bầu lọc bị tắc theo đúng kỹ thuật.
- Tuân thủ theo đúng quy trình.
*) Nguồn lực:
- Bầu lọc dầu.
- Dầu điêden
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ lau.
87

*) Cách thức tiến hành: Theo nhóm 4- 6 học viên/ 1 bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Kiểm ta, tháo bầu lọc ra khỏi hệ thống.
- Tháo nắp bầu lọc.
- Vệ sinh, thông rửa, làm sạch lõi lọc và các chi tiết của bầu lọc.
- Lắp ráp hoàn chỉnh.
*) Thời gian hoàn thành: 30 phút.
*) Kết quả tiêu chuẩn cần đạt được:
- Các bước thực hiện đúng quy tringf.
- Nhiên liệu lọc đảm bảo kỹ thuật, không bị rò rỉ dầu.

C. Ghi nhớ:
- Nhớ được nguyên nhân phát sinh ra hư hỏng.
- Nhớ được phương pháp kiểm tra.
88

Bài 8: GHI NHẬT KÝ VẬN HÀNH


Mã bài: MĐ 01 – 08

Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung sổ nhật ký vận hành
- Ghi nhật ký đúng các mục yêu cầu trong sổ
- Ghi đầy đủ thông số làm việc, tọa độ tàu

A. Nội dung:
1. Nội dung ghi nhật ký vận hành máy chính
- Vòng quay máy:
- Tốc độ tàu:
- Các thông số hoạt động
+ Áp suất nhớt:
+ Nhiệt độ nước làm mát:
+ Nhiệt độ khí xả:
- Tình trạng hoạt động các xi lanh
- Tình trạng hoạt động của các hệ thống
- Tình hình sửa chữa thay thế các chi tiết

2. Mẫu sổ nhật ký vận hành


Trang bìa
89

Tên cơ quan chủ quản


Tên đơn vị

SỔ NHẬT KÝ VẬN HÀNH MÁY TÀU CÁ

Tên chủ tàu

Số tàu

Nơi thường trú

Trang bên trong


Ca trực ngày …. tháng ….năm …..
Giờ nhận ca:
Tên người trực ca:
Tọa độ tàu: Kinh độ: ……………..Vĩ độ: ……………….

Máy chính Máy đèn 1 Máy đèn 2 Hệ trục chân vịt

- Áp suất nhớt: - Áp suất nhớt: - Áp suất nhớt: -Tình trạng hoạt


- Vòng quay - Vòng quay - Vòng quay động của trục chân
máy: máy: máy: vịt:

-Nhiệt độ nước -Nhiệt độ nước -Nhiệt độ nước - Phớt kín nước:


lm: lm: lm: - Gối trục
- Tình trạng - Tình trạng hoạt - Tình trạng hoạt - Chi tiết thay thế:
hoạt động: động: động: ………
- Chi tiết thay - Chi tiết thay - Chi tiết thay
thế, sửa chữa: thế, sửa chữa: thế, sửa chữa:
…………. …………. ………….

Người giao ca ký Người nhận ca ký

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


90

1. Các câu hỏi:


1. Nêu các nội dung của sổ nhật ký vận hành
2. Cho biết các mẫu ghi nhật ký vận hành
2. Các bài thực hành:
Bài thực hành số 1.8.1: Ghi nhật ký vận hành máy chính trong một
chuyến đi biển.
*) Mục tiêu:
- Liệt kê được các nội dung cần ghi nhật ký máy.
- Ghi được các thông số và tình trạng kỹ thuật của máy đúng quy định.
- Thực hiện ghi chép rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, không được tẩy xóa.
*) Nguồn lực:
- Các thiết bị đo: Đồng hồ tốc độ, nhiệt kế, áp kế ...
- Nhiên liệu, dầu nhờn, nước làm mát.
- Sổ trực ca, bút...
- Người trực ca.
- Các dụng cụ thông thường khác.
*) Cách thức tiến hành: Theo nhóm 4-6 học viên/ 1bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập: Theo mẫu quy định đối với từng loại tầu,
loại máy và thiết bị để ghi các thông số kỹ thuật:
- Tốc độ máy chính.
- Áp suất dầu bôi trơn.
- Áp suất dầu đốt.
- Áp suất khí nén.
- Nhiệt độ dầu nhờn.
- Nhiệt độ nước làm mát ở từng xy lanh.
- Tình hình công việc trong ca.
- Ký nhận bàn giao ca trực.
*) Thời gian hoàn thành: 30 phút.
*) Kết quả tiêu chuẩn cần đạt được:
- Ghi chép số liệu đúng theo mẫu và biểu bảng quy định.
- Các số liệu và tình trạng kỹ thuật của máy chính phải đảm chính xác,
trung thực đúng thực tế và đảm bảo kỹ thuật.
C. Ghi nhớ:
91

- Ghi nhật ký đầy đủ nội dung


- Ký tên và ghi rõ họ tên khi giao, nhận ca
92

Bài 9: THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH MÁY
Mã bài: MĐ 01 – 09

Mục tiêu:
- Biết được các quy định an toàn trong vận hành máy
- Tuân thủ và chấp hành đầy đủ các quy định an toàn trong vận hành máy
- Thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm thực hiện

A. Nội dung:
1. Thực hiện an toàn khi chuẩn bị và khởi động máy
a. Những quy định chung
Khác với các ngành nghề khác, ngành vận tải biển có đặc tính riêng, điều
kiện làm việc, đi lại rất dễ gây ra các tai nạn. Bởi vậy bất cứ người nào lên
xuống làm việc dưới tàu cần nắm được một số nội qui, qui định của ngành để
tránh tai nạn.
Qui định chung cho tất cả mọi người lên xuống làm việc dưới tàu đã được
Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển (nay là Cục Hàng Hải Việt Nam) ban
hành gồm 12 điều:
1. Khi bước chân xuống cầu tàu phải chú ý xem cầu thang bắc có chắc chắn
và đảm bảo không. Nếu không chắc chắn phải báo ngay trực nhật bắc lại rồi mới
được xuống. Khi xuống không hấp tấp vội vàng ,xuống từng người một.
2. Không được đi guốc, dép cao su không có quai hậu trên tàu.
3. Khi lên xuống dốc phải vịn tay vào tay vịn hoặc dây chằng.
4. Không nhảy từ cầu tàu lên tàu, từ tàu lên cầu. Phải đi cầu thang. Không
được tự ý chạy nhảy, leo trèo, không được nô đùa, xô đẩy nhau ở trên tàu.
5. Đi đứng dưới tàu phải chú ý cẩn thận nếu không dễ bị trượt ngã gây tai
nạn. Đi qua miệng hầm phải chú ý tránh để rơi xuống hầm gây chết người.
6. Các đồ đạc, máy móc nếu không có nhiệm vụ không được sờ mó, nghịch
ngợm làm hư hỏng, mất độ chính xác.
7. Khi tàu làm hàng cấm đứng ở đầu dây chằng, cần cẩu, dưới cần cẩu và
góc quay chết của cần cẩu.
8. Không ngồi trên be tàu, lan can và ngồi những chỗ chênh vênh của tàu
tránh rơi xuống biển.
9. Khi tàu mất điện đi lại phải hết sức thận trọng kẻo vấp ngã, va đập hoặc
thụt hầm.
93

10. Khi tàu ra vào cầu, nếu không có nhiệm vụ không được đứng gần khu
vực tàu làm dây dễ gây tai nạn.
11. Không được đứng gần khu vực đang làm việc, sửa chữa khi không có
trách nhiệm.
12. Nếu không chấp hành đúng nội qui ở trên thì người trực nhật bảo hộ lao
động có quyền mời lên khỏi tàu sau khi có nhắc nhở.
b. Thực hiện an toàn khi sử dụng các dụng cụ cầm tay
+) Búa tay
Trước khi đánh búa phải kiểm tra đầu búa chêm đã chắc chưa, lỗ búa có rạn
nứt không, mặt búa có nguy cơ bị mẻ không. Cấm sử dụng các loại búa bị toét mặt
và có vết rạn nứt. Sử dụng búa phải thích hợp với từng yêu cầu công việc.
Cán búa phải làm bằng gỗ tốt, khô, dẻo không có vết nứt, thớ ngang. Tra
cán búa không để bị toét hoặc bị nứt dọc trục cán. Cán búa phải vuông góc với
trục búa.
Trước khi đánh búa phải quan sát người xung quanh. Đối với các khu vực
hẹp có nhiều người sử dụng búa thì không được đứng đối diện nhau. Khi đánh
búa cấm mang găng tay. Thường xuyên nhúng đầu búa vào nước để búa không
bị bong cán. Đang đánh búa nếu thấy hiện tượng không bình thường phải dừng
lại kiểm tra rồi mới tiếp tục làm nếu cán búa có mồ hôi phải thường xuyên lau
khô. Không đánh búa lên mặt búa, đánh lên các bề mặt tôi cứng. Lúc quai phải
hết sức tập trung không nói chuyện.
+) Đục
Đục phải dài đủ tay cầm, không để tòe đầu. Tôi đục chỉ tôi đầu lưỡi. Khi
dùng búa quai đục nhất thiết phải có kẹp bằng tre, cao su, cấm trực tiếp cầm
bằng tay.
+) Cờ lê
Không được sử dụng những cờ lê bị nhờn, có vết rạn nứt. Lúc vặn các đai
ốc phải đứng vững, cầm chặt. Làm trên cao, chỗ treo leo phải đề phòng ngã hoặc
cờ lê rơi xuống người phía dưới. Vặn các đai ốc lớn nếu cần thiết nối thêm tuýp.
Cấm nối ống tuýp với những cờ lê sử dụng hai đầu hoặc khi vặn các đai ốc ở
trên cao.
Dùng clê tháo đai ốc bị gỉ lâu ngày phải thận trọng tránh làm vẹt đầu đai
ốc, trượt cờ lê gây tai nạn.
+) Giũa và dao gọt
Giũa và dao gọt phải có cán. Không sử dụng giũa, dao gọt, không có cán
hoặc cán bị nứt. Không dùng tay, mồm thổi mạt sắt đồng khi giũa gọt. Phải dùng
bàn chải, chổi hoặc giẻ phủi chúng. Cấm dùng chuổi giũa làm mũi đột, tuốc nơ
vít. Giũa gọt xong phải để giũa và dao nằm gọn không để đứng.
94

+) Êtô
Êtô phải lắp chắc chắn, khoảng cách hai êtô trên một bàn không nhỏ hơn 1
mét và phải có tấm chắn giữa. Cấm không dùng búa đánh vào tay đòn hoặc đu
người trên tay đòn để xiết êtô. Miệng các êtô phải có đệm lót bằng kim loại có mặt
ma sát. Không sử dụng êtô mà các miếng kim loại lót bị hỏng hay khô.
c. Thực hiện an toàn khi sử dụng nhiên liệu, dầu, mỡ
Nhiên liệu, dầu mỡ là những chất gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường. nó
lại dễ gây cháy nổ khi có lửa, để đảm bảo an toàn cần chú ý một số điểm sau:
- Trước khi khởi động bơm cấp dầu phải kiểm tra xem các van trên đường
ống dầu vào đã mở chưa, nếu chưa thì phải mở ra, các mặt bích nối phải xiết
chắc chắn dầu rò rỉ.
- Quá trình bơm nhận dầu phải tính toán tốc độ, thời gian bơm , khi bơm
gần đầy két phải giảm dần tốc độ. Không được bơm nhận dầu quá đầy tránh hiện
tượng dãn nở nhiệt gây vỡ két khi tàu thay đổi vùng nhiệt độ.
- Khi kết thúc nhận, trả cần lưu ý tránh dầu trong các đường ống còn lại
vương ra gây ô nhiễm
- Trong quá trình giao nhận thường xuyên theo dõi, kiểm tra, không được
để dầu tràn.
- Thường xuyên kiểm tra độ vơi và nhiệt độ của két dầu để kịp thời bổ
sung và xử lý kịp thời.
*) Quá trình chuẩn bị máy cần phải kiểm tra toàn bộ các hệ thống phục vụ
như: Nhiên liệu, làm mát, bôi trơn, khởi động và hệ trục xem nó đảm bảo cho
động cơ hoạt động tốt trong quá trình khai thác không, bằng cách kiểm tra các
thông số, đồng hồ đo các van …
*) Khi khởi động máy phải báo cáo cho buồng lái biết trước.Đối với động
cơ nối trực tiếp với chân vịt cần phải via máy xuôi ngược một số vòng nhất
định.Khi máy đẫ sẵn sàng hoạt động phải báo cáo cho chỉ huy tàu đồng thời sẵn
sàng khởi động máy.

2. Thực hiện an toàn khi chăm sóc máy


Động cơ điêden được coi là đã làm nóng và sẵn sàng mang tải nếu ở chế độ tải
ổn định khi đó nhiệt độ của nước, dầu vào và ra khỏi động cơ không thay đổi theo
thời gian, độ chêch lệch đầu vào và ra phù hợp với giá trị cho phép
+) Đối với động cơ làm mát trực tiếp bằng nước biển nhiệt độ nước ra
không lớn hơn 40 – 45 0C , nhiệt độ dầu ra không lớn hơn 50 – 65 0C
+) Đối với động cơ làm mát gián tiếp thì nhiệt độ nước ngọt không vượt
quá 75 – 90 0C, nhiệt độ dầu ra không lớn hơn 600C.
95

+) Trong tất cả các trường hợp cho động cơ mang tải hoặc thay đổi chế độ
làm việc, cần phải tiến hành từ từ. Không được thay đổi đột ngột tốc độ động cơ
làm ảnh hưởng xấu đến sự làm việc của động cơ.
+) Không nên cho động cơ làm việc quá lâu ở chế độ tải thấp hoặc không
tải tránh hiện tượng làm cho quá trình phun và cháy nhiên liệu trong động cơ
không hoàn thiện.
+) Trong điều kiện bình thường của chuyến đi biển cần phải giữ không đổi
số vòng quay định mức và công suất của động cơ phù hợp với quy định.
+) Nghiêm cấm cho động cơ làm việc ở vòng quay tới hạn.
+) Phải định kỳ kiểm tra để điều chỉnh sự phân phối đồng đều phụ tải giữa
các xy lanh, căn cứ vào nhiệt độ khí xả .
+) Kiểm tra nhiệt độ các gối đỡ nếu thấy nhiệt độ tăng hơn bình thường thì
tiến hành giảm phụ tải đồng thời tăng dầu bôi trơn đến các gối đỡ. Nghiêm cấm
làm mát các gối đỡ bằng nước lạnh.
+) Trong quá trình chăm sóc động cơ cần phải tập trung chú ý lắng nghe
mọi tiếng ồn, tiếng gõ, sự rung động của động cơ để phát hiện nơi gây ra tiếng
ồn, tiếng gõ lạ, nếu thấy có tính chất nguy hiểm đến động cơ thì nên giảm phụ
tải hoặc dừng động cơ để kiểm tra.

3. Thực hiện an toàn khi đảo chiều và tắt máy


a. Thực hiên an toàn khi đảo chiều máy
- Động cơ đang làm việc ở tốc độ cao khi nhận được tín hiệu đảo chiều thì
người thợ vận hành máy phải tuân thủ thực hiện đúng quy trình đảo chiều máy.
- Các động cơ có tốc độ cao đều phải bố trí các ly hợp và hộp số , nên bộ ly
hợp và hộp số yêu cầu phải chụi được tải lớn vì khi hư hỏng rất khó sửa chữa.
Quá trình khai thác và vận hành hệ động lực tàu thủy, để đảm bảo cho bộ ly hợp
, hộp số cần phải giữ mức dầu, áp suất và nhiệt độ dầu đạt ở mức định mức.
Chất lượng dầu đảm bảo và thay dầu phải đúng chủng loại nhà thiết kế chế tạo
yêu cầu. Các thao tác điều khiển phải dứt khoát và đúng nhịp độ, không được xử
lý gì khi chúng đang hoạt động.
b.Thực hiện an toàn khi tắt máy
- Động cơ đang làm việc khi nhận được tín hiệu cho động cơ dừng thì
người thợ vận hành máy phải tuân thủ thực hiện đúng quy trình đảo tắt máy.
- Thực hiện các bước công việc phải có sự phối hợp nhịp nhàng, chính
xácđảm bảo đúng thời gian quy định.
- Nghiêm cấm không được dừng máy khi động cơ đang làm việc ở tốc độ
cao và đột ngột.
96

- Trong những trường hợp động cơ có bơm làm mát độc lập thì tiết tục cho
bơm làm việc đến khi nhiệt độ nước làm mát ra khỏi xy lanh giảm xuống 25 –
350C thì dừng động cơ làm mát
- Nghiêm cấm mở nắp xy lanh sơm hơn 10 đến 20 phút sau khi dừng động
cơ để tránh nổ hơi dầu
- Nghiêm cấm dẫn không khí sạch đến các chi tiết quá nóng để tránh hiện
tượng nổ hơi dầu
- Trước khi dừng động cơ cần chú ý kiểm tra bình khí nén và bình ắc quy
để đảm bảo an toàn
- Thực hiện tốt những công việc sau khi tắt máy và chú ý vệ sinh nơi làm
việc và trong buồng máy để đảm bảo không bị ô nhiễm môi trường.

4. Thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ


a. Khái quát về sự cháy
*) Sự cháy
Ngay từ thuở xa xưa của lịch sử loài người, con người đã biết sử dụng lửa
để phục vụ cuộc sống và chinh phục thiên nhiên. Thế nhưng mãi đến thế kỷ 18
người ta mới biết về ngọn lựa và sự cháy một cách khoa học và đúng đắn. Nhà
bác học vĩ đại người Nga đã chứng minh được rằng: Cháy là một phản ứng hóa
học của chất cháy được với không khí. Năm 1873 Lavoadê (Pháp) chứng minh
lại không phải toàn bộ không khí cháy mà chỉ có ô-xy của không khí cháy.
Đến cuối thế kỷ này, người ta đã chứng minh một cách khoa học "Bản chất
của quá trình cháy là phản ứng giữa chất cháy với ô-xy của không khí, quá trình
kèm theo sự tỏa nhiệt và phát sáng (ngọn lửa). Những chất cháy được có thể là
chất vô cơ hay là chất hữu cơ tồn tại vô cùng phong phú trong tự nhiên. Nó có
thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí bay hơi.
Khi có tiếp xúc hay hòa trộn của chất cháy đựơc với ô-xy của không khí,
nhất thiết phải có những điều kiện nhất định thì mới có thể phát sinh ra sự cháy.
Đó là nhiệt độ kích thích thích hợp. Nghiên cứu sự cháy chúng ta thấy rằng: Một
chất có thể cháy được (ví dụ nhiên liệu diesel) ở điều kiện thường khi ném một
que diêm đang cháy vào nó không thể bốc cháy. Nhưng trong động cơ diesel lại
có khả năng tự bốc cháy. Đối với mỗi chất khác nhau có một nhiệt độ khác nhau
để bốc cháy, hoặc cháy nổ. Nếu nằm ngoài giới hạn nhiệt độ đó thì chất cháy
được không thể cháy. Nhiệt độ này chính là năng lượng xúc tán ban đầu của
phản ứng ô-xy hóa (phản ứng cháy) của chất cháy với ô-xy của không khí. Khi
phản ứng cháy xảy ra kèm theo quá trình tỏa nhiệt và phát sáng ngọn lửa năng
lượng nhiệt của phản ứng ban đầu sẽ cung cấp cho những phản ứng sau tiếp tục
xảy ra. Phản ứng ô-xy hóa của quá trình cháy có tính chất dây chuyền càng về
sau càng mạnh mẽ hơn.
97

*) Các yếu tố cần thiết cho sự cháy


Như xem xét ở trên ta thấy để phát sinh sự cháy cần có các yếu tố sau:
- Chất cháy là vật chất có khả năng cháy được khi có mặt ô-xy và nguồn
nhiệt kích thích. Đây là yếu tố chủ yếu hàng đầu vì không có nó thì không có sự
cháy xảy ra. Chất cháy chính là đối tượng bảo vệ của chúng ta.
- Ô-xy là yếu tố quan trọng thứ hai tạo nên sự cháy, là thành phần thứ hai
trong phản ứng cháy.
Trong không khí bình thường ô- xy chiếm 21%. Không khí được coi là
dưỡng khí cho phản ứng cháy.
- Nguồn nhiệt: Là yếu tố xúc tác phát sinh ra phản ứng cháy. Nhờ nguồn
nhiệt, chất cháy được nóng đến nhiệt độ bắt lửa hoặc nhiệt độ bốc cháy, nếu có
ô- xy phản ứng sẽ phát hiện.

Hình 1.9.1: Tam giác cháy và dập cháy.


Thiếu một trong ba yếu tố này, hiện tượng cháy không thể xảy ra. Một
trong ba yếu tố có thể xem như các đỉnh hình tam giác được gọi là "tam giác
cháy" (Hình 1.9.1).

Hình 1.9.2: Tứ diện cháy


Chúng ta đã thấy là có một yếu tố khác, khi gặp có thể rất quyết định cho
sự cháy và đó là "phản ứng dây chuyền" xảy ra khi nhiệt được chuyền đi từ hạt
98

nhỏ này đến hạt nhỏ kia của chất đốt tạo ra sự lan chuyền đám cháy. Khi nhiệt
độ trong lòng đám cháy càng lớn thì khả năng lan truyền càng mạnh đám cháy
càng khó được dập tắt. Trong trường hợp này, quan niệm "tam giác cháy " trở
thành "tứ diện cháy" (Hình 1.9.2).
*) Tính chất và kết quả của sự cháy
Tính chất, kết quả của sự cháy được thể hiện qua ngọn lửa, ánh sáng, khói
và khí.
+) Ý nghĩa và hậu quả của chúng như sau:
Khói là kết quả của sự cháy không hoàn toàn và gồm nhiều hạt li ti (rất
nhỏ) được nhìn thấy trong nhiều mầu sắc, khói cũng có thể cháy thành ngọn lửa
khi nhiệt và dưỡng khí có ở một tỷ lệ thích hợp.
Khói làm sặc và có hại cho phổi, làm cay mắt và chảy nước mắt khi cần
nhìn. khói gây ho, hắt hơi và màu khói . Tùy theo chất đang cháy như sau:
- Khói trắng hay xám trắng, lửa cháy tự do.
- Khói đen hay khói xám đen, dấu hiệu lửa nóng và thiếu dưỡng khí.
- Khói vàng, đỏ hoặc tím thường biểu hiện có chất độc.
Tính chất của đám cháy cũng được thể hiện qua ánh sáng màu sắc của ngọn
lửa.
- Ngọn lửa sáng trắng: đám cháy lớn, tự do.
- Ngọn lửa sáng đỏ : đám cháy thiếu dưỡng khí.
- Ngọn lửa nhiều màu sắc: có khả năng có chất độc.
Ngoài lửa, khói đám cháy còn sinh ra sản phẩm. khí phát sinh bởi sự cháy
gồm CO, SO2, CO2, NO2...
Một đám cháy khi mới xuất hiện thường ngọn lửa đỏ khói đen. Lúc này
dập tắt dễ nhất. Sau đó nhờ tác dụng nhiệt do cháy phát sinh ra, đám cháy lan
rộng nhanh dần và càng ngày càng mãnh liệt, khói đen kịt, lửa đỏ nóng. Khi đám
cháy đến lúc lửa sáng trắng, khói trứng tỏ phản ứng xảy ra tự do.
b. Nguyên lý dập tắt đám cháy và phân loại đám cháy
*) Nguyên lý chung
Từ bản chất của quá trình cháy, điều kiện của quá trình cháy và diễn biến
quá trình cháy, chúng ta thấy rằng sự cháy sẽ được chấm dứt khi giảm tốc độ
truyền nhiệt hoặc ngừng phát nhiệt từ vùng cháy ra môi trường xung quanh.
Giảm tốc phát triển hoặc ngừng phát nhiệt trong vùng cháy có thể đạt được
bằng cách ức chế phản ứng cháy bằng phương pháp hóa học, pha loãng chất
cháy bằng chất không cháy, cách ly phản ứng ra khỏi vùng cháy hoặc làm lạnh
nhanh chóng vùng cháy hoặc chất phản ứng.
99

Để thực hiện quá trình đó, người ta dùng các phương pháp khác nhau gọi là
phương pháp chữa cháy. Phương pháp chữa cháy là hoạt động liên tục của con
người theo một trình tự nhất định, hướng vào gốc đám cháy, nhằm tạo điều kiện
dập tắt đám cháy. Về mặt nguyên lý chung người ta có các phương pháp dập tắt
đám cháy như sau:
1- Làm yếu đám cháy bằng loại trừ hay dẹp br chất cháy. Điều này thự hiện
dễ dàng hơn trong sự cháy của chất lỏng cháy được bằng cách chuyển những
chất lỏng này sang các chỗ khác, không dễ làm như vậy đối với các chất rắn bắt
lửa.
2- Làm ngạt đám cháy qua việc loịa trừ hay dẹp bỏ dưỡng khí trong quá
trình cháy để che hơi cháy được mà đối với mỗi chất cháy được phát sinh ra ở
các nhiệt độ khác nhau có thể tan đi. Điều này có thể làm được bằng cách
chuyển dưỡng khí qua việc sử dụng khí trơ, hay bằng cách đậy kín diện tích
bằng một chất không cháy.
3- Giảm nhiệt bằng cách loại trừ nhiệt. Như vậy hạ thấp nhiệt độ dễ cháy,
ngọn lửa sẽ tắt khi nhiệt độ tới điểm ở đó không còn phát sinh khi bắt lửa để duy
trì hỗn hợp cháy trong vùng ngọn lửa. Do đó, dập tắt cháy bằng giảm nhiệt cần
có một tác nhân làm tắt ngọn lửa với khả năng lớn để hấp thu nhiệt.
4- Làm gãy phản ứng dây chuyền đòi hỏi sự truyền nhiệt từ hạt nhỏ này
sang hạt nhỏ khác bị gián đoạn bằng cách sử dụng một chất xúc tác.
Những hóa chất dùng trong kỹ thuật này là các hóa chất phản ứng với thành
phần phát sinh ra sự cháy, vô hiệu hóa chúng.
5- Phương pháp tổng hợp
Trong thực tế phương pháp chữa cháy không chỉ dựa trên một phương pháp
dập tắt mà kết hợp nhiều phương pháp. Có như vậy mới dập tắt được đám cháy
nhanh chóng và có hiệu quả cao (Thí dụ : khi sử dụng một chất chữa cháy nào
đó để chữa các đám cháy thì một mặt nó có tác dụng làm lạnh đám cháy, mặt
khác nó còn cách ly chất cháy với vùng cháy. Mỗi chất cháy có một tác dụng
chủ yếu của nó như bạt dùng để chữa cháy, tác dụng chủ yếu là để cách ly chất
cháy với vùng cháy. Phương pháp chữa cháy tổng hợp là phương pháp chữa
cháy hiệu quả nhất, tiết kiệm được chất chữa cháy. Bột hòa không khí dùng để
chữa cháy các chất lỏng bị cháy, nhưng vẫn phải làm lạnh chất lỏng bị cháy
bằng nước liên tục thì bọt mới không bị phá hủy và đạt hiệu quả chữa cháy cao.
Ngoài phương pháp chữa cháy chung, trong công tác chữa cháy còn có
nhiều chiến thuật dập tắt đám cháy. Chiến thuật chữa cháy là biện pháp chữa
một đám cháy cụ thể để đạt hiệu quả cao. Trong chiến thuật chữa cháy có chiến
thuật bao vây tiêu diệt từng điểm cháy tới tiêu diệt toàn bộ đám cháy. áp dụng
chiến thuật chữa cháy nào thích hợp phải căn cứ và đặc điểm của đám cháy,
người, phương tiện, dụng cụ chữa cháy có hiệu quả để quyết định cứu chữa.
100

*) Phân loại cháy


Từ tính chất cháy của nhiều chất cháy khác nhau, chúng được phân thành
nhiều loại cháy (Hình 1.9.3)

Hình 1.9.3: Phân loại cháy


1- Cháy loại "A" sinh ra từ chất rắn dễ cháy như gỗ, than cỏ, vải sợi và nói
chung tương tự như than. Những chất này có thể thành than hồng như có dưỡng
khí từ bên trong. Một vài chất cháy này được mô tả là "ngầm"
2- Cháy loại "B" sinh ra từ chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu hơi, dầu cặn và
những dầu khá, hay chất rắn mà điểm bốc cháy cũng là điểm hóa lỏng như nhựa
đường và paraphin. Những chất này chỉ cháy trên mặt nơi có tiếp xúc với dưỡng
khí trong không khí
3- Cháy loại "C" liên quan đến thiết bị điện cung cấp năng lượng chất dẫn
điện hay dụng cụ.
c. Các biện pháp phòng cháy
Bao gồm các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo
dục và pháp chế của nhà nước.
Biện pháp kỹ thuật thể hiện ở việc chọn lựa phương pháp làm việc, sơ đồ
công việc, thiết bị sản xuất các hệ thống thông tin báo hiệu.
Để đảm bảo tránh được cháy và nổ khi tiến hành các quy trình kỹ thuật, cần
có các biện pháp sau đây:
- Thay thế những khâu công tác nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm
hơn.
101

- Cơ khí hóa, tự động hóa, liên tục hóa các quy trình công tác có tính chất
nguy hiểm, các quy trình quan trọng hoặc toàn bộ nếu thấy cần thiết để đảm bảo
an toàn.
- Thiết bị phải đảm bảo kín. Tại các chỗ nối tháo sót, nạp vào của thiết bị,
cần phải kín để hạn chế thoát hơi khi cháy ra khu làm việc.
- Nếu quy trình sản xuất yêu cầu phải dùng dung môi, trong điều kiện có
thể nếu chọn dung môi khó bay hơi, dễ cháy.
- Dùng thêm các phụ trợ, các chất ức chế, các chất không nổ để giảm tính
cháy nổ của hỗn hợp cháy. Thực hiện các khâu kỹ thuật nguy hiểm về cháy nổ
đoạn khác. Đặt chúng ở những nơi thoáng gió hoặc đặt hẳn ra ngoài trời.
- Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa ra những chỗ sản xuất có liên
quan đến các chất dễ cháy nổ. Tránh mọi khả năng tạo ra nồng độ nổ nguy hiểm
của chất cháy trong các thiết bị, ống dẫn khí hay trong hệ thống thông gió.
- Trước khi ngừng thiết bị để sửa chữa. Trước khi đưa vào hoạt động trở lại
cần thiết khỏi hơi nước, khí trơ vào thiết bị đó.
- Giảm tới mức thấp nhất lượng chất nổ trong khu vực làm việc.
*) Quy định
Để phòng, chữa cháy trên tàu tốt, các tàu cần có một số yêu cầu sau đây:
- Tàu phải có đủ thiết bị báo cháy và chữa cháy có hiệu quả. Phải định kỳ
kiểm tra, sửa chữa và bổ sung kịp thời những hư hỏng. Dụng cụ chữa cháy phải
đặt đúng nơi qui định.
- Tại những khu vực dễ xảy ra cháy nổ phải có nội quy, biển báo quy định
công tác phòng cháy nổ.
- Trên tàu phải có phương án phòng chữa cháy nổ. Thuyền trưởng có trách
nhiệm tổ chức thường xuyên tập luyện công tác phòng chữa cháy nổ trên tàu.
- Nhiên liệu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của thuyền viên phải để đúng nơi
quy định của tàu. Dầu cặn phải có thùng chứa. Các giẻ lau phải có thùng đựng
riêng.
- Nghiêm cấm thuyền viên, hành khách mang xăng dầu, vật liệu nổ xuống
tàu. Trường hợp đặc biệt do thuyền trưởng quyết định.
- Hút thuốc phải đúng nơi quy định. Tàn thuốc, mẩu thuốc lá, que diêm phải
dập tắt hẳn, bỏ vào nơi quy định.
- Cấm đốt đèn dầu, hương, nếu khi phòng không có người. Ra khỏi nơi làm
việc, nơi sinh hoạt phải tắt hết các nguồn phát sinh ra lửa cháy là lò sưởi, bếp
điện, radio, catset ...
- Ống dẫn hơi, dẫn nước nóng, dây dẫn điện đi qua hầm hàng, hầm chứa
nhiên liệu, vật tư phải được bọc cách nhiệt, cách điện tốt.
102

- Tiến hành các công việc hàn hoặc công việc có thể gây cháy phải chấp
hành tốt mọi nội quy phòng hỏa.
- Kiểm tra để lúc nào nắp ống đo dầu cũng phải đóng.
- Đảm bảo buồng máy sạch, dọn sạch giẻ lau dầu, dầu thừa ...
- Đảm bảo hàng hóa được xếp vào thông gió đúng nguyên tắc, hầm hàng
được vệ sinh sạch sẽ. Cấm hút thuốc trong khu vực hầm hàng. Đảm bảo hàng
hóa được chằng buộc cẩn thận. Khi cần có thể sử dụng các bơm khí trơ áp suất
cao vào trong hầm hàng.
- Khi chở hàng dễ phát sinh hơi độc (hoặc hóa chất, lương thực, thực phẩm
tươi sống, thảo mộc, lông vũ...) phải thực hiện tốt chế độ thông gió hầm hàng,
phải có biện pháp kiểm tra nồng độ hơi độc, đảm bảo an toàn mới cho người
xuống làm việc.
- Tàu chở đông lạnh, tàu có đặt các trạm chữa cháy trung tâm, phải thường
xuyên kiểm tra phòng ngừa khí độc rò rỉ gây nhiễm độc.
*) Giới thiệu một số chất chữa cháy
Những loại chất chữa cháy được sử dụng rộng rãi ở nước ta có nhiều loại
khác nhau:
+) Nước
Nước có khả năng thu nhiệt lớn ở các đám cháy. Lượng nước phun vào
đám cháy phụ thuộc vào cường độ phun nước, nhiệt độ cháy và diện tích bề mặt
đám cháy. Khi phun nước vào đám cháy, bề mặt cháy được làm lạnh do nhiệt
tiêu hao làm bốc hơi nước. Mặt khác, hơi nước cũng pha loãng nồng độ hơi cháy
để dập tắt đám cháy. Nhưng khi chữa cháy phải phun nước trong thời gian nhất
định để nước thấm vào vật cháy, làm lạnh vật cháy xuống dưới nhiệt độ bắt
cháy. Trong thực tế có một số vật cháy như bông, len, than, gỗ gạo, thóc rất khó
thấm nước. Vì vậy, khi cứu chữa những vật này cần thêm vào các chất thuốc
chữa cháy để làm giảm sức căng bề mặt của nước, tăng nhiệt độ thấm của nước
vào vật cháy. Không được dùng nước để chữa cháy các thiết bị có điện, các kim
loại có họat tính hóa học như Na, K, Ca, đất đèn và những đám cháy có nhiệt độ
cháy cao hơn 1750oC. Không sử dụng nước để chữa cháy xăng dầu, trừ chỉ huy
chữa cháy. Cường độ phun nước cần thiết để chữa cháy các chất rắn như gỗ, cao
su, bông, giấy từ 0,15-0,5l/m2. Tuy vậy, nước vẫn được sử dụng rộng rãi để chữa
cháy, mặc dù hiệu suất chữa cháy của nó thấp hơn so với nhiều chất khác.
+) Hơi nước
Lượng hơi nước cần thiết để chữa cháy phải chiếm hơn 35% thể tích nơi
chứa hàng bị cháy. Thực nghiệm cho thấy chữa cháy cho một phòng kín phải
phun với cường độ 0,002kg/m3s; cho một phòng có mở cửa sổ phải phun với
cường độ 0,005kg/m3s trong thời gian 3 phút thì đám cháy trong phòng đó mới
dập tắt.
103

Chữa cháy bằng hơi nước chỉ cho phép đối với các loại hàng hóa, máy móc
dưới tác dụng nhiệt và hơi nước không bị hư hỏng.
+) Bụi nước
Bụi nước là nước được phun thành hạt rất bé như bụi, có thể dùng để chữa
cháy các bể dầu hầm tối. Hiện nay người ta đang nghiên cứu làm tăng độ nhỏ
của hạt nước đến dưới 100m với tốc độ vận chuyển 25m/s và nhiệt độ đám
cháy 10000C thì thời gian bốc hơi của nó chỉ mất 0,4s. Bụi nước dùng để chữa
cháy chẳng những có tác dụng pha loãng nồng độ của chất cháy, hạ nhiệt độ của
đám cháy mà còn giảm khói của đám cháy. Bụi nước chỉ được sử dụng khi toàn
bộ dòng bui nước trùm kín được mặt cháy của đám cháy. Với những bụi nước
có đường kính 100mm dùng để chữa cháy xăng dầu thì cường độ phun tối thiểu
phải là 0,2 l/m2s.
+) Bọt chữa cháy
Gồm 2 loại: Bọt hóa học và bọt hòa không khí. Tác dụng chủ yếu của bọt
chữa cháy là cách ly hỗn hợp cháy với vùng cháy. Ngoài ra còn có tác dụng làm
lạnh vùng cháy. Bọt hóa học và bọt không khí chủ yếu dùng để chữa cháy xăng
dầu và chất lỏng bị cháy. Ngoài ra người ta còn sử dụng bọt có bội số cao để
chữa cháy các hầm tàu. Cấm dùng bọt để chữa cháy thiết bị có điện, kim loại,
đất đèn và những đám cháy có nhiệt độ cao hơn 17000C.
+) Bọt hóa học
Là loại bọt được tạo thành từ hai thành phần chủ yếu: một phần là Sunphát
nhôm AL2(SO4) đựơc gọi là phần "A". Còn phần kia là Cacbonnat natri axit
NaHCO3 gọi là phần "B". Ngoài ra còn một số chất như sun phát sắt, bột cao
thảo ...
Khi chữa cháy, dung dịch "A" được trộn lẫn với dung dịch "B" tạo thành
bọt theo phản ứng:
Al2(SO4)3 = 6H2O = 2AL(OH)3  + 3H2SO4
H2SO4 + 2NaHCO3 = Na2SO4 +2H2O + 2CO2 
Khi xảy ra phản ứng thì Al(OH)3 tạo ra các màng mỏng và nhờ có CO2 mà
tạo thành bọt có tỉ trọng 0,11 - 0,22g/cm3 có khả năng nổi lên trên mặt chất lỏng.
Thành phần của bọt có khoảng 80% thể tích khí CO2, 19,7% nước, 0,3% chất
tạo bọt. Bọt hóa học có bội số từ 5-8 lần. Bội số bọt là số lần tăng lên của thể
tích bọt sinh ra so với thể tích ban đầu của các chất tạo thành.
Độ bền của bọt hóa học là 40 phút. Độ bền bọt là số thời gian cần thiết để
phân hủy được 50% chất tạo bọt ban đầu.
Bọt hóa học được sử dụng để chữa cháy xăng dầu. Muốn sử dụng loại bọt
này phải có thiết bị bơm nước, phễu hòa bọt, cần dung bọt.
Những thiết bị phun bọt được đặt cố định. Bọt hóa học cần được nạp vào
bình chữa cháy.
104

+) Bọt hòa không khí


Là loại bọt được tạo thành bằng cách khuấy trộn không khí với dung dịch
tạo bọt. Loại bọt này có bội số trung bình từ 8-10 lần, nhưng nhờ có những thiết
bị đặc biệt có thể tạo bọt có bội số cao trên 1000 lần.
Từ năm 1968 nước ta đã sản xuất được bọt hòa không khi BN - 70. Dung
dịch tạo bọt BN - 7 0 được chiếu từ một loại quả có nhiều ở miền Bắc nước ta.
Thành phần chủ yêu của bọt là Sobonin và nhựa quả chiếm 90%, còn các chất
làm bền bọt, chống thối có từ 8-10%. Tỉ trọng của bọt hòa không khí dùng để
chữa cháy xăng dầu và những chất lỏng dễ cháy khác trừ cồn, ête. Cường độ
phun bọt hòa không khí dùng để chữa cháy xăng dầu là 0,5  1,5l/m2s.
Ngoài bọt hòa không khí BN-70 ta cũng sản xuất bọt T-70. Loại bọt này có
nhiều triển vọng để làm bọt có bội số cao. Chất tạo bọt được chiết trong chấ
prôtit sản phẩm thải trong quá trình sản xuất công nghiệp thực phẩm. Bội số bọt
của loại bọt này đạt từ 8-10 lần, độ bền bọt lâu hơn, chất lượng tốt hơn BN-70.
+) Bột chữa cháy
Bột chữa cháy là thuốc chữa cháy ở dạng kích thước rất nhỏ không cháy,
dùng để chữa cháy kim loại, các chất rắn và chất lỏng. Để chữa cháy các kim
loại kiềm, người ta sử dụng bọt khô gồm 96,5% (Tính theo trọng lượng) Cabinat
natri, 1% garafit, 1% sterat sắt, 0,5% axit Stearic Bột chữa cháy được đưa vào
đám cháy bằng khí nén. Chữa cháy bằng bột đôi khi không dập tắt hoàn toàn
đám cháy. Vì vậy phải dùng các phương tiện và hóa chất khác để dập tắt hoàn
toàn. Cường độ tiêu thụ bột cho đám cháy là 6,2-7kg/m2s.
+) Các loại khí
Các loại khí dùng để chữa cháy gồm có khí CO2, N2, Agon, Heli. Tác dụng
chữa cháy chủ yếu của các loại khi là pha loãng nồng độ của chất cháy. Ngoài
tác dụng làm lạnh. Các loại khí phun vào đám cháy tạo ra nhiệt độ rất thấp. Thí
dụ CO2 , ở dạng tuyết phun ra có nhiệt độ -780C. Các loại khí chữa cháy có thể
dùng để chữa cháy điện, chữa cháy chất rắn mà chữa bằng nước sẽ hư hỏng và
những đám cháy khác. Không được dùng khí chữa cháy để chữa những đám
cháy mà chất cháy nổ mới. Chẳng hạn không được dùng khí CO2 để chữa cháy
phân đạm, chữa cháy các kim loại kiềm, kiềm thổ. Các hợp chất teamit, thuốc
súng.
*) Các thiết bị chữa cháy trên tàu
Trên tàu thủy người ta trang bị đầy đủ những dụng cụ, phương tiện chữa
cháy từ đơn giản đến phức tạp, từ những dụng cụ như xô, xà beng, câu liêm . v...
đến các hệ thống chuyên dụng và thiết bị hiên đại. Tất cả nhằm mục đích dập tắt
đám cháy nhanh chóng dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất. Ngăn ngừa hạn chế
đến mức tối đa những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.
Thiết bị chữa cháy chữa cháy trên tàu bao gồm thiết bị chữa cháy thô sơ,
thiết bị chữa cháy xách tay (bình chữa cháy) và hệ thống chữa cháy cố định.
105

+) Thiết bị chữa cháy thô sơ


Bao gồm: Xô, chậu, ống thụt, than, câu liêm, chăn, bao tải, phuy đựng
nước, thảm thấm nước, rìu, xà beng, cát ...
+) Một số bình chữa cháy trên tàu
Các bình chữa cháy trên tàu có nhiều loại. Chúng đựơc sơn đỏ và trên các
bình có nhãn hiệu ghi chú loại bình và hướng dẫn sử dụng cụ thể. Thường trên
tàu thủy hiện nay có bình bọt hóa học, bình CO2 bình bột hóa học và có thể bình
CCL4.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:


1. Câu hỏi:
1. Nêu các quy định về công tác an toàn khi sử dụng dụng cụ cầm tay.
2. Cho biết công tác an toàn khi tắt máy.
2. Bài thực hành:
Bài thực hành số 1.9.1: Thực hiện công việc chữa đám cháy nhỏ trong
buồng máy.
*) Mục tiêu:
- Liệt kê được các công việc chữa đám cháy nhỏ.
- Chữa được đám cháy nhỏ đảm bảo an toàn.
- Tuân thủ và thực hiện đúng quy trình chữa cháy.
*) Nguồn lực:
- Bình khí CO2.
- Các thiết bị chữa cháy thô sơ: Xẻng, cuốc, thùng cát, bao tải, nước...
- Giẻ lau ngấm dầu, mỡ.
- Dụng cụ thông thường.
- Giẻ sạch làm vệ sinh.
*) Cách thức tiến hành; Theo nhóm 6 học viên/ 1 bài tập.
*) Nhiệm vụ thực hiện bài tập:
- Phát hiện hiện tượng, dấu hiệu xảy ra hỏa hoạn bằng trực giác của người
thợ.
- Thấy có khói, mùi lạ lan tỏa ra trong buồng máy
- Nếu lửa mới bén còn nhỏ có thể dùng bao tải ướt chùm kín lửa để làm
ngạt thì lửa sẽ tắt.
- Nếu lửa bén đã lớn dùng cát phủ lên đám cháy.
106

- Thực hiện vệ sinh, làm sạch đám cháy.


*) Thời gian hoàn thành: 30 phút.
*) Kết quả tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
- Dập tắt được đám cháy đảm bảo an toàn.
- Vệ sinh, làm sạch đám cháy, đảm bảo môi trường nơi làm việc.

C. Ghi nhớ:
- Cần hiểu rõ được bản chất của sự cháy.
- Đảm bảo vệ sinh nơi làm việc.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN:


 Vị trí:
Mô đun “ vận hành máy chính ” của chương trình sơ cấp nghề Vận hành,
bảo trì máy tàu cá bố trí học vào đầu khóa học. Mô đun trang bị kiến thức lý
107

thuyết về nguyên lý hoạt động, cấu tạo máy đi ê den 4 kỳ, quy trình vận hành
máy và tay nghề vận hành máy chính tàu cá
 Tính chất:
Mô đun có tính chất lý thuyết kết hợp thực hành. Các bài giảng là các bài
giảng tích hợp, học tại phòng thực hành

II. MỤC TIÊU:


Sau khi học song mô đun này, học viên có kiến thức và khả năng làm
được các công việc:
+ Kiến thức:
- Trình bày được nguyên lý hoạt động, các thông số kỹ thuật của máy tàu
thủy
- Nêu được các bước của quy trình vận hành máy tàu thủy
- Nêu được cấu tạo, sự hoạt động của các hệ thống phục vụ máy chính tàu

- Biết được các công việc chuẩn bị máy trước khi khởi động
+ Kỹ năng:
- Vận hành được máy đi ê den tàu thủy từ loại nhỏ tới loại lớn.
- Vận hành được các máy đi ê den trên bộ, như: máy cày, máy nông
nghiệp, máy phát điện, …
- Khắc phục được một số sự cố của máy chính và ghi được nhật ký máy đúng
quy trình và yêu cầu kỹ thuật
+ Thái độ:
- Tuân thủ đúng các quy định của nhà sản xuất, có ý thức bảo vệ môi trường
và đảm bảo an toàn lao động
108

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN

Thời lượng ( giờ )


Mã Loại bài
Tên bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm
bài dạy
số thuyết hành tra

MĐ Bài1: Tìm hiểu động cơ Xưởng


Tích hợp 10 02 08
01- 01 đốt trong tàu cá thực hành

MĐ Xưởng
Bài 2: Chuẩn bị máy Tích hợp 12 02 10
01- 02 thực hành

MĐ Xưởng
Bài 3: Khởi động máy Tích hợp 12 02 10
01- 03 thực hành

MĐ Xưởng
Bài 4: Chăm sóc máy Tích hợp 14 02 10 02
01- 04 thực hành

MĐ Xưởng
Bài 5: Đảo chiều máy Tích hợp 08 02 06
01- 05 thực hành

MĐ Bài 6: Tắt máy Xưởng


Tích hợp 08 02 06
01- 06 thực hành

MĐ Bài7: Khắc phục sự cố Xưởng


Tích hợp 14 02 10 02
01- 07 máy thực hành

MĐ Xưởng
Bài 8: Ghi nhật ký máy Tích hợp 06 02 04
01- 08 thực hành

MĐ Bài 9: Thực hiện công


01- 09 tác an toàn trong vận Tích hợp Xưởng 08 04 02 02
thực hành
hành máy

Kiểm tra hết mô đun 04 04

Cộng 96 20 66 10

Ghi chú:* Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành.
109

IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

5.1. Bài 1: Tìm hiểu động cơ đốt trong tàu cá

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Phân biệt được các kỳ của piston - Quay máy bổ cắt, hỏi các kỳ của
trong xi lanh piston
- Nhiệm vụ một số chi tiết chính của- Hỏi nhiệm vụ của mỗi chi tiết đối
máy: trục khuỷu, piston, xéc măng, với từng học viên
thanh truyền, cam, xu páp ( mỗi học viên kiểm tra 1 câu hỏi, 1
chi tiết )

5.2. Bài 2: Chuẩn bị máy

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Nạp nhiên liệu lên đầy két trực nhật - Kiểm tra hệ thống nhiên liệu
- Nạp đủ nhớt vào các te - Kiểm tra hệ thống bôi trơn
- Nạp đủ nước làm mát cho máy - Kiểm tra hệ thống làm mát

5.3. Bài 3: Khởi động máy

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Khởi động máy bằng tay quay đúng quy - Mỗi học viên khởi động máy 1
trình, máy chạy ổn định lần, thời gian thao tác của 1 học
- Khởi động máy bằng điện đúng quy viên: 10 phút
trình, máy chạy ổn định ( mỗi học viên chỉ kiểm tra 1 lần
- Khởi động máy bằng gió đúng quy trình, trong các phương pháp khởi
máy chạy ổn định động )
110

5.4. Bài 4: Chăm sóc máy

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Kéo cần số tiến, lùi , không tải thành - Mỗi học viên thực hành một
thạo nội dung
- Đọc được chính xác các thông số làm
việc: vòng quay, áp lực nhớ , nhiệt độ
nước làm mát
- Xác định được chất lượng phun nhiên
liệu của từng vòi phun
- Xác định được sự hoạt động bình thường
và bất thường của hệ thống làm mát

5.5. Bài 5: Đảo chiều máy

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Nhận biết được tín hiệu - Mỗi học viên thực hành một
- Điều khiển cần số theo tín hiệu nội dung
- Kéo cần số tiến, lùi , không tải thành
thạo
- Theo dõi sự hoạt động của chân vịt

5.6. Bài 6. Tắt máy

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Nạp gió từ xi lanh máy chính vào xi lanh - Thao tác nạp gió
tới khi đủ áp lực
- Tắt máy đúng quy trình kỹ thuật - Thao tác tắt máy chính
111

5.7. Bài 7: Khắc phục sự cố máy

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Theo dõi và phát hiện được các sự cố của - Mỗi học viên thực hành một
máy nội dung
- Xử lý được một số sự cố thông thường

5.8. Bài 8: Ghi nhật ký vận hành máy chính

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Ghi hoàn chỉnh nhật ký 1 ca trực máy Mỗi học sinh tự hoàn chỉnh nhật
ký của 1 ca trực theo yêu cầu của
giáo viên

5.9. Bài 9: Thực hiện công tác an toàn trong vận hành máy

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Chấp hành và thực hiện tốt các quy định Mỗi học sinh tự của giáo viên
an toàn
- Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy
nổ

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Tất Tiến – Nguyễn Văn Bình (1994), Nguyên lý động cơ đốt
trong, NXB Giáo dục
[2] Lê Viết Lượng (2001), Lý thuyết động cơ điêden tàu thủy. NXB Giáo dục
112

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG


CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: VẬN HÀNH, BẢO TRÌ MÁY TÀU CÁ
(Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 06 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Trần Phạm Tuất, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Thủy sản Miền Bắc
2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thư ký: Ông Đặng Văn Luật, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Thủy
sản Miền Bắc
4. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Quang Huy, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Thủy sản
Miền Bắc
- Ông Trần Thế Phiệt, Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản
Miền Bắc
- Ông Trần Văn Tám, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản
- Ông Hoàng Văn Thuận, Kỹ sư – Máy trưởng Chi cục Khai thác Bảo vệ
nguồn lợi thủy sản Vịnh Bắc Bộ./.
113

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU


CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: VẬN HÀNH, BẢO TRÌ MÁY TÀU CÁ
(Theo Quyết định số 2033/QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Huỳnh Hữu Lịnh, Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy san
2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Trần Ngọc Sơn, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản
- Ông Vi Văn Cảnh, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi
- Ông Phan Hồng Quang, Chi cục Khai thác và BV nguồn lợi thủy sản
Hải Phòng./.

You might also like