You are on page 1of 60

Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

LỜI NÓI ĐẦU

Sau thời gian 5 năm học tại trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, được sự
dạy bảo và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu những kiến
thức cơ bản mà thầy cô đã truyền đạt. Mỗi sinh viên trước khi ra trường cần phải
qua một đợt tìm hiểu thực tế để kiểm tra và bổ sung thêm những kiến thức đã
học. Do đó quá trình thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp là điều hết sức
cần thiết đối với mỗi sinh viên, nó không những giúp cho mỗi sinh viên tiếp xúc
và làm quen với những chi tiết, hệ thống đã được học trên lý thuyết mà còn giúp
cho ta biết phải giải quyết các vấn đề kỹ thuật có liên quan đến nó.
Đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua em được giao tìm hiểu về xe bơm bê tông
tại Xí Nghiệp Vật Tư Vật Liệu Giao Thông Đà Nẵng. Sau đợt thực tập được sự
gợi ý của thầy hướng dẫn thực tập chọn xe bơm bê tông làm đề tài tốt nghiệp,
bản thân em nhận thấy đây là một đề tài có nhiều điều mới nên em đã chọn Khảo
sát xe bơm bê tông Putzmeister làm đề tài tốt nghiệp cho mình.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, tài liệu tham
khảo còn ít và điều kiện thời gian không cho phép nên đồ án tốt nghiệp của em
không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo trong bộ môn chỉ
bảo để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn“Th.S Nguyễn
Văn Đông ”, đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đề tài này. Và em cũng
xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Cơ Khí Giao Thông cũng như
các bạn sinh viên lớp 02C4 đã giúp em hoàn thành đề tài này.

Đà Nẵng ngày12 tháng 3 năm 2007


Sinh viên thực hiện
Trương Văn Minh Phú

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 1
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Mục luc 2
1. TỔNG QUAN. 6
1.1. Mục đích, ý nghĩa. 6
1.1.1. Mục đích. 6
1.1.2. Ý nghĩa. 6
1.2. Công dụng, phân loại bơm bêtông. 7
1.2.1. Công dụng. 7
1.2.2. Phân loại. 7
1.3. Giới thiệu chung về xe bơm bêtông Putzmeister. 11
1.3.1. Cấu tạo chung. 11
1.3.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe bơm bêtông Putzmeister. 12
1.4. Đối tượng công tác của xe bơm bêtông Putzmeister. 14
2. CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN XE BƠM BÊTÔNG PUTZMEISTER. 15
2.1. Hệ thống động lực cơ sở. 15
2.1.1. Giới thiệu chung. 16
2.1.2. Nguyên lý làm việc. 16
2.2. Hệ thống bơm tạo áp suất dầu. 16
2.3. Hệ thống bơm bêtông. 17
2.4. Hệ thống cần và xilanh điều khiển cần bơm. 19
2.4.1. Cần. 19
2.4.2. Xilanh nâng hạ cần. 20
2.5. Hệ thống phân phối bêtông. 20
2.5.1. Máng trộn. 20
2.5.2. Xilanh điều khiển quả lắc. 21

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 2
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

2.5.3. Cánh khuấy. 21


2.5.4. Quả lắc phân phối. 22
2.6. Hệ thống chân chống. 23
3. HỆ THỐNNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC TRÊN XE BƠM 24
BÊTÔNG PUTZMEISTER.
3.1. Khái niệm về hệ thống truyền động thủy lực. 24
3.1.1. Phân loại hệ thống truyền động thủy lực. 25
3.1.2. Yêu cầu đối với hệ thống truyền động thủy lực. 27
3.2. Các sơ đồ mạch thủy lực trên xe bơm bêtông Putzmeister. 29
3.2.1. Sơ đồ mạch thủy lực chính. 29
3.2.2. Sơ đồ mạch thủy lực điều khiển cần bơm. 32
3.2.3. Sơ đồ mạch thủy lực điều khiển chân chống. 34
3.3. Các thành phần cơ bản của hệ thống truyền động thủy lực. 35
3.3.1. Bơm thủy lực. 35
3.3.1.1. Bơm chính. 37
3.3.1.2. Bơm dẫn động cần và chân chống. 39
3.3.1.3. Bơm dẫn động quả lắc. 40
3.3.1.4. Bơm tăng cường. 41
3.3.2. Các cơ cấu điều chỉnh hệ thống dẫn động thỷ lưc. 42
3.3.2.1. Cơ cấu điều chỉnh dòng chảy. 44
3.3.2.2. Cơ cấu điều chình áp suất. 52
3.3.2.3. Cơ cấu điều chỉnh lưu lượng. 56
3.3.3. Động cơ thủy lực. 58
3.3.3.1. Xilanh thủy lực. 58
3.3.3.2. Môtơ thủy lực. 63
3.3.4. Các thiết bị thủy lực phụ. 64
3.3.4.1. Thùng chứa dầu. 66
3.3.4.2. Bộ lọc dầu. 67
3.3.4.3. Bộ làm mát thủy lực.
68

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 3
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

3.3.4.4. Bình tích năng.


69
3.3.4.5. Đường ống dẫn dầu. 71
4. TÍNH TOÁN KIỂM TRA BƠM. 73
4.1. Tính toán các thông số của bơm bêtông. 73
4.1.1. Năng suất của bơm bêtông. 73
4.1.2. Tốc độ chuyển động của pittông trong bơm bêtông. 74
4.1.3. Áp suất vận chuyển hỗn hợp bêtông. 74
4.1.4. Áp lực tác dụng lên pittông trong bơm bêtông. 78
4.1.5. Công suất vận chuyển của bơm bêtông. 79
4.2. Các thông số tính toán của bơm chính. 79
4.2.1. Các thông số cho trước của bơm chính. 79
4.2.2. Tính lưu lượng do bơm chính tạo ra. 80
4.2.2.1. Lưu lương trung bình. 80
4.2.2.2. Lưu lượng cực đại, cực tiểu. 81
4.2.2.3. Hệ số dao động lưu lượng. 82
5. VẬN HÀNH, BảO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA XE BƠM BÊTÔNG
PUTZMEISTER. 82
5.1. Vận hành. 82

5.1.1. Vận hành xe cơ sở. 82

5.1.2. Vận hành bơm bêtông đến vị trí thi công. 83


5.1.2.1. Khởi động bơm. 83
5.1.2.2. Chuẩn bị vị trí thi công. 83
5.1.2.3. Ra chân chống đỡ xe bơm. 84
5.1.2.4. Kiểm tra các chức năng của bơm bêtông. 84
5.1.2.5. Vận hành cần. 86
5.1.2.6. Vận hành bơm bêtông. 87
5.1.2.7. Làm sạch. 89

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 4
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

5.1.2.8. Đưa bơm về vị trí di chuyển. 90


5.2. Bảo dưỡng xe bơm bêtông Putzmeister. 91

5.2.1. Chu kỳ bảo dưỡng. 91


5.2.2. Quy trình bảo dưỡng hệ thống thủy lực. 92

5.2.2.1. Thay dầu thủy lực. 93


5.2.2.2. Thay lọc. 94
5.2.2.3. Thay ống dẫn dầu. 94
5.2.2.4. Thay pittông bơm bêtông. 94
5.2.2.5. Hướng dẫn sử lý nhanh các sự cố trên xe bơm bêtông
Putzmeister. 95
6. KẾT LUẬN. 96
7. Tài liệu tham khảo. 97.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 5
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

1. TỔNG QUAN.
1.1. Mục đích, ý nghĩa đề tài.
1.1.1. Mục đích.
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay các công trình xây dựng đã
phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện ở nước ta. Chúng ta cần có những
cơ sở hạ tầng rộng khắp phục vụ đắc lực cho mọi hoạt động kinh tế và quốc
phòng của nước nhà . Các công trình lúc đầu được thực hiện chủ yếu bằng tay
chân, đến nay đã tiến lên cơ giới hoá ở mức cao nhằm giảm sức lao động và tăng
tính hiệu quả kinh tế.
Trước những nhu cầu đó, đòi hỏi chúng ta phải có những lựa chọn hợp lý
đối với các phương tiện thi công cơ giới cần thiết. Trong đó, xe bơm bê tông
đóng vai trò rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong các công trình xây
dựng (cầu đường,dân dụng...) Xe bơm bêtông được sử dụng rộng rãi ở các xí
nghiệp sản xuất bêtông vì chúng nâng cao năng suất làm việc của cơ sở.
Để đáp ứng cho những công trình trên, hàng loạt xe bơm bêtông hiện đại
có tính năng tiên tiến được nhập vào Việt Nam chủ yếu từ các nước: Mỹ, Đức,
Ý .v.v...Tuỳ theo yêu cầu công việc và khả năng đầu tư mà các doanh nghiệp có
những lựa chọn phù hợp cho mình. Do giá thành của xe cao nên hầu hết các xe
được nhập về Việt Nam đều đã qua sử dụng dẫn đến hay bị hư hỏng. Chính vì
vậy việc tìm hiểu về xe bơm bêtông sẽ giúp cho biết được kết cấu và nguyên lý
làm việc của xe từ đó có thể sửa chữa được các hỏng hóc của xe, có thể cải tiến
được một số chi tiết để phù hợp với điều kiện làm việc Việt Nam.
1.1.2. Ý nghĩa.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 6
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Đề tài khảo sát xe bơm bêtông Putzmeister không những giúp em bước đầu
tìm hiểu được kết cấu, nguyên lí làm việc của xe mà còn tạo tiền đề cơ sở kĩ thuật
để tìm hiểu các xe máy công trình khác đang hoạt động. Từ đó giúp em có thể
biết được một số nguyên nhân hư hỏng của xe để biết được hướng sửa chữa bảo
dưỡng nằm mục đích tăng tuổi thọ cụng như khả năng làm việc của các thiết bị
trên xe. Có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị sản xuất.
1.2. Công dụng, phân loại xe bơm bêtông.
1.1. Công dụng.
Xe bơm bêtông dùng để vận chuyển bêtông theo một đường ống dẫn bằng
thép hoặc bằng vật liệu cao su từ xe vận chuyển bêtông đến vị trí thi công.
So với phương pháp vân chuyển bêtông dùng bơm đường ống và dùng cần
trục thì vận chuyển bằng xe bơm có những ưu điểm sau :
- Do quá trình vận chuyển liên tục nên năng suất cao, đối với bơm
bêtông thường có năng suất từ 30 ÷ 80m 3 / h .
- Do địa hình chập hẹp, xe bơm bêtông có thể đặt xa nơi đang xây
dựng, các đường ống vận chuyển có thể đặt tuỳ ý theo địa hình.
- Vận chuyển bằng đường ống đảm bảo: phạm vi hoạt động lớn,
chiều cao nâng lớn hơn xo với dùng cần trục với xilô chứa để vận chuyển bê
tông. Chiều cao nâng của cần bơm có chiều cao từ 20 ÷ 60m . Chiều dài vận
chuyển có thể lên đến hàng trăm mét.
Ngày nay xe bơm bê tông được sử dụng nhiều trong các công trình vận
chuyển và đổ bêtông tại chỗ trong xây dựng các công trình vĩnh cửu. Trong xây
dựng các cầu lớn xe bơm bêtông được dùng tương đối phổ biến để vận chuyển
bêtông phục vụ công tác đổ dầm, đúc trụ móng ở xa bờ. Tuy nhiên nhược điểm là
khó khống chế số lượng bêtông trong lúc vận chuyển, thành phần bêtông bị hạn
chế trong phạm vi nhất định (cốt liệu không được quá to, hỗn hợp bê tông không
được khô quá), phải vệ sinh cho máy và đường ống sau khi ngưng sử dụng, yêu
cầu trình độ của người điều khiển cao.v.v.
1.2.2. Phân loại.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 7
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

- Theo cấu tạo của bơm người ta chia làm ba loại: bơm kiểu piston,
bơm kiểu rôto.
- Theo cách dẫn động bơm nguòi ta chia ra làm hai loại: dẫn động
thuỷ lực và dẫn động điện.
a) Bơm bêtông kiểu piston dẫn động bằng piston thuỷ lực.

Hình 1-1. Cấu tạo tổng thể cụm công tác của bơm
1-Máng trộn; 2-Quả lắc; 3-Ống dẫn bêtông; 4-Pittông bơm bêtông; 5-Xilanh
bơm bêtông; 6- Xilanh điều khiển quả lắc; 7-Tấm lắc.
Bêtông từ các xe vân chuyển được đưa vào máng trộn, khi một pison
chuyển động đi lên thì nó hút bêtông vào xi lanh của nó, piston kia sẽ đi xuống
phía dưới và đẩy bêtông quả lắc hình chữ C để đưa bêtông đến ống dẫn bêtông.
Sau khi bêtông đã được đẩy ra khỏi xilanh thì miệng của quả lắc C sẽ được đưa
qua miệng của xilanh kia để tiếp tục thực hiện quá trình đưa bêtông đến ống dẫn,
giúp cho bêtông được vận chuyển liên tục tròn đường ống.
b) Bơm bêtông kiểu rôto.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 8
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

3
4 5
Hình 1-2. Bơm bêtông kiểu rôto.
1-Ống đẫn bêtông cao áp; 2-Ống đàn hồi của bơm; 3-Thùng cấp liệu; 4-Ống
dẫn bê tông từ thùng vào ống; 5-Rôto của bơm.
Khi rôto của thùng cấp liệu (3) quay, bêtông từ thùng chứa sẽ bị rôto cuốn
theo và được đẩy chạy dọc theo ống đàn hồi (4). Rôto (5) của bơm sẽ quay nén
bêtông từ ống (4) vào ống đàn hồi (2) và đẩy vào ống cao áp (1) để dẫn bêtông
đến nơi sử dụng.
Ống dẫn bêtông của bơm rôto thường hay dùng loại ống cao su (ống mền),
chất lượng cao. Nhờ sự đàn hồi của ống mà bêtông vận chuyển trong ống được
đều đặn, nên chất lượng phun bêtông khi bơm tốt hơn so với ống cứng.
c) Bơm bêtông kiểu piston dẫn động kiểu tay quay.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 9
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

1 5 6

7 2

a) b)
Hình1-3. Sơ đồ nguyên lý làm việc của bơm bêtông kiểu tay quay tròn.
Vị trí hút bêtôngvào xylanh; b) Vị trí đẩy bêtông ra ống dẫn.
1-Van hút; 2-Van đẩy; 3-Thiết bị dẫn vật liệu; 4-Cánh trộn; 5-Xilanh; 6-Piston;
7-Phiễu tiếp liệu; 8-Ống dẫn; 9-Cơ cấu tay quay.
Thân bơm gồm xilanh (5) và hòn van, trong đó hòn van đặt van hút (1) và
van đẩy (2). Xilanh gồm hai lớp, lớp ngoài và lớp trong gọi là xilanh và áo
xilanh. Để tránh mài mòn áo xilanh được làm bằng một hợp kim rất tốt và được
tôi luyện kỹ.
Bên trong xilanh đặt pittông (6) có đầu bọc cao su chống. Như vậy khi làm
việc chỉ có áo xilanh tiếp xúc với bêtông nên khi bị mài mòn ta chỉ cần thay thế
áo xilanh và vẫn giữ nguyên vỏ ngoài xilanh. Phiễu cấp liệu (7) có bố trí thiết bị
dẫn vật liệu (3) để đưa hỗn hợp bêtông chảy từ từ và điều đặn vào trong bơm qua
cửa van hút (1). Trong phiểu có cánh khuấy (4) để duy trì chất lượng bêtông và
tránh hiện tượng phân tầng. Van hút và van đẩy thuộc loại van xoay để đóng mở
đường dẫn bêtông vào xilanh và đẩy bêtông vào ống dẫn. Hai van làm việc nhờ
cơ cấu liên động gồm vít truyền lực cho cơ cấu cam (12), (13), thanh kéo (16) và

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 10
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

(17) (hình 1-4). Theo hình vẽ hai van hút và đẩy sẽ làm việc ngược nhau: tức là
khi van hút mở thì van đẩy đóng, tương ứng với quá trình pittông kéo ra (hình 1-
3a), khi van hút đóng thì van đẩy mở tương ứng với quă trình pittông chuyển
động từ phải sang trái (hình 1-3b) để đẩy bê tông vào ống dẫn. Để tránh hiện
tượng kẹt đá làm hư hỏng van và để cho hỗn hợp bêtông luôn luôn ở trạng thái
lưu động, không bị phân tầng, người ta điều chỉnh sao cho van không bao giờ
đòng hoàn toàn mà luôn có khe hở nhỏ.
14 15 13 21 17

12 20 16
6
4 5 19

1 3 18
10
7

11

11 9
8

Hình 1-4. Hệ thống truyền động của bơm bêtông kiểu tay quay tròn.
1-Động cơ điện; 2-Truyền động đai; 3-Bánh răng truyền động; 4-Trục khuỷu; 5-
Thanh truyền;6-Pittông; 7-Trục trộn; 8-Vít truyền lực; 9-Động cơ điện quay trục
trộn; 10-Trục thiết bị dẫn liệu; 11-Xích; 12,13-Trục cam; 14,15-Thanh nối;
16,17-Thanh kéo; 18-Van hút; 19-Van đẩy.
Hệ thống truyền động cho bơm bêtông gồm hai động cơ điện, trong đó
một động cơ (9) dùng để quay cơ cấu trộn (10), động cơ (1) dùng để kéo đẩy
piston bơm (6), đóng mở van (18) và (19) và quay cơ cấu dẫn liệu.
1.1.3. Giới thiệu chung về xe bơm bê tông Putzmeister
1.3.1. Cấu tạo chung.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 11
1 5
Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

2 3 4
6
7
3840

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


14 13 12 11 10 9
1508 4318 1270
10030
Hình 1-5. Cấu tạo tổng thể xe bơm bêtông Putzmeister.
1- Cabin điều khiển ; 2-Trụ quay cần bơm; 3-Xilanh
nâng hạ cần bơm; 4-Cần bơm; 5- Khớp quay; 6-Quả lắc; 7-
Đồ án tốt nghiệp

Máng trộn; 8-Trục cánh khuấy; 9-Cửa xả ; 10- Xilanh điều

Trang 12
khiển quả lắc; 11-Ụ đỡ cần bơm; 12-Ống dẫn bêtông; 13-
Thùng chứa dầu; 14-Chân chống.
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Xe bơm bêtông Putzmeister 28Z là xe có các hệ thống làm việc được đều
khiển bằng thuỷ lực, sản xuất năm 2001 tại hãng Putzmeister (Mỹ) thuộc nhóm
kích thước 28Z, quả lắc hình chữ C, cơ cấu di chuyển bằng bánh lốp.
Xe sử dụng động cơ điezen 8 xilanh, hộp số gồm 8 số, sử dụng hệ thống
phanh khí nén, hai cầu chủ động. Quá trình mở li hợp, phanh dùng trợ lực khí
nén, hệ thống lái được trợ lực bằng thủy lực.
Hệ thống nâng hạ cần bơm gồm: 4 xilanh thuỷ lực có nhiệm vụ điều khiển
cần bơm đến các vị trí làm việc. Để quay cần bơm thì trên trụ xoay đặt hai xilanh
song song có các pittông làm việc theo hai hướng ngược nhau, trên thân các
pittông có các răng ăn khớp với bánh răng lắp trên trụ quay khi các xilanh được
cấp chất lỏng vào thì các pittông chuyển động ngược chiềulàm bánh răng quay
theo dẫn đến cần quay. Hệ thống chống lún giúp cho xe được ổn định trong khi
làm việc. Cả hai hệ thống này được dẫn động bằng dầu thuỷ lực từ bơm pittông
rôto hướng trục thân nghiêng.
Hệ thống bơm bêtông có nhiệm vụ hút bêtông vào từ máng trộn và đẩy
chúng đến đường ống dẫn bêtông, bơm chính tạo áp suất dẫn động cho hệ thống
là bơm piston rôto hướng trục kiểu đĩa nghiêng đảo chiều cung cấp được. Để đảo
chiều làm việc của các pittông trong bơm bêtông người ta lắp trên xilanh bơm
các cảm biến hành trình khi các pittông trong bơm bêtông đến cuối hành trình
làm việc thì cảm biến sẽ phát tín hiệu để điều khiển đĩa nghiêng trong bơm chính
nhằm thay đổi hướng cung cấp chất lỏng đến hai xilanh bơm bêtông.
Ngoài hộp số chính, tên xe còn lắp thêm hộp số phụ ngay sau nó. Hộp số
phụ này có hai chế độ lầm việc. Chế độ thứ nhất: truyền công suất từ động cơ qua
hộp số chính đến trục cácđăng qua hộp số phụ và đưa ra cầu sau (khi xe đang di
chuyển trên đường). Chế đô thứ hai: truyền công suất từ động cơ qua hộp số
chính đến trục cácđăng qua hộp số phụ và đưa vào các bơm để tạo áp suất dầu.
Quá trình điều khiển chế độ làm việc của hộp số phụ dùng bằng khí nén.
1.3.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe bơm bêtông Putzmeister.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 13
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Bảng 1.1. Các thông số của xe bơm bêtông Putzmeister.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 14
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

STT Tên thông số Giá trị Đơn vị


41 Động
Bơm cơ
bêtông
Loạisuất bơm bêtông tối đa
Công Điezen
65 m3 / h
ÁpMãsuất
hiệubêtông tối đa 7CAT MPa
Công kính
Đường suất cực đạibơm bêtông
xilanh 224
0,23 mkW
Tốc độ
Chiều dàiquay
bơm vòng lớn nhất
bêtông 21900
,1 mv ph
2 SốCần
daobơm
động của quả lắc 13 l ph
ÁpMã hiệu
suất dầu dẫn động bơm 3528Z MPa
Tầm với
Đường kínhngang tốidẫn
xilanh đa động bơm 0,1324 m
m
Tầm với
Đường kínhcao
cầntốipiston
đa dẫn động bơm 0,0828 m
m
Ống dẫn (đường kính và độ dày cho 125 × 4 mm
phép) 7 m
Chiều dài đoạn cần thứ nhất 5,9 m
Chiều dài đoạn cần thứ hai 5,9 m
Chiều dài đoạn cần thứ ba 5,2 m
Chiều dài đoạn cần thứ tư 3 m
Chiều dài ống cao su cuối tối đa 8,5 MPa
Áp suất bêtông tối đa trong ống
3Xe Xe bơm
Mã hiệu Volvo km h
Tốc độ di chuyển tối đa 70 m
Chiều dài toàn bộ xe 10,03 m
Chiều rộng toàn bộ xe 2,5 m
Chiều cao toàn bộ xe 3,84 m
Khoáng cách giữa hai cầu 4,95 tân
Khối lượng toàn bộ xe
21

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 15
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Hình1-6. Vùng làm việc của cần bơm

1.4. Đối tượng công tác của xe bơm bêtông Putzmeister.


Đối tượng công tác trên xe là bêtông, trong thành phần của hỗn hợp
bêtông thì nước là thành phần qua trong nhất để có thể bơm được hỗn hợp bêtông
vì nó là thành phần trung gian truyền áp suất do bơm tạo ra đến các phối liệu
khác. Do vậy cần phải tạo ra hỗn hợp thể huyền phù của nước và các phối liệu
cứng mà từ hỗn hợp này nước không thể tách ra được. Trong các phối liệu tạo
nên hỗn hợp bêtông đảm bảo việc giưc được nước,các vật liệu có độ hạt nhỏ hơn
0,25mm có vai trò quan trọng vì sức căng bề mặt của chúng trong hỗn hợp là lớn

nhất nên ngăn cản không cho nước chảy qua. Chất lượng và khối lượng của hỗn
hợp ở thể huyền phù có ảnh đến việc tạo thành dòng bêtông trong đường ống.
Nếu trong hỗn hợp bêtông, thể huyền phù xuất hiện với sồ lượng ít hơn so với số
lượng cần thiết để điền đầy thể tích rỗng của hỗn hợp, lúc này dòng bêtông trong
các đường ống không được tạo thành.
Trong vùng chưa được điền đầy, áp suất của bơm không đủ để tạo thành
dòng hỗn hợp vật liệu mà chỉ chèn ép các hạt. Chính điều này làm xuất hiện hiện
tượng ùn tắc trongđừng ốngvà việc bơm hỗn hợp không thể thợc hiện được.
Nếu như hỗn hợp bêtông được tạo thành một dòng liên tục, không có lỗ
hổng không khí (ta gọi bêtông ở thể huyền phù) thì dòng chất lỏng không chịu
nén sẽ đảm bảo cho bêtông di chuyển thành dòng không bị ùn tắc. Áp suất của
bơm sẽ truyền lực thuỷ tĩnh trực tiếp tác dụng lên hỗn hợp đã hoà trộn đều (thể
huyền phù), hỗn hợp này trong lúc di chuyển thành dóngẽ thưỡnguyen phủ lên bề
mặt trong của đường ống tạo thành lớp bôi trơn.
Như vậy để bơm bêtông đạt năng suất cao và áp suất vận chuyển có thể
nhỏ là cần phải tạo ra một hỗn hợp bêtông vận chuyển ở dạng huyền phù. Một
điều cần lưu ý đối với các hỗn hợp bêtông có sử dụng các chất phụ gia như chất
làm đông kết, chất làm chậm đông kết, phụ gia liên kết hoặc phụ gia làm tăng
tính đầm lèn cần phải kiểm tra tại chỗ xem có ảnh hưởng đến khả năngbơm
bêtông hay không?

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 16
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

2. Các hệ thống chính trên xe bơm bêtông Putzmeister.


2.1. Hệ thống động lực của xe cơ sở.
2.1.1. Giới thiệu chung.
Động cơ có chức năng biến đổi năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.
Ly hơp có nhiệm vụ đóng hoặc cắt nguồn động lực từ động cơ truyền đến bánh
xe chủ động hoặc các bơm thủy lực. Hộp số chính có tác dụng làm thay đổi số
vòng quay ở trục ra của động cơ từ đó làm thay đổi tốc độ di chuyển của xe hoặc
làm thay đổi số vòng quay của các bơm thủy lực. Công suất động cơ truyền qua
ly hơp, hộp số, trục các đăng đưa đến hộp số phụ. Hộp số phụ có hai chế độ làm
việc: truyền công suất đến cầu sau (khi xe đang chuyển động) hoặc truyền công
suất để dẫn động bơm chính (khi xe đang bơm bêtông).
2.1.2. Nguyên lý làm việc.
Ban đầu cho động cơ hoạt động, sau một thời gian kiểm tra xem áp suất
khí nén trong bình hơi. Khi áp suất đạt đến giá trị cho phép thì tiến hành mở ly
hợp và tiến hành cài số xe thì xe sẽ bắt đầu di chuyển. Do hộp số phụ luôn luôn ở
chế độ nối từ trục các đăng ra cầu sau vì vậy muốn bơm bêtông thì ta phải thực
hiện quá trình chuyển chế độ làm việc của hộp số phụ ngay khi vừa mở ly hợp
(việc điều khiển quá trình đóng mở ly hợp và chế độ làm việc của hộp số phụ
điều dùng khí nén).
2.2. Hệ thống bơm tạo áp suất cho dầu.
Bơm là một bộ phận của truyền động thủy lực. Nó biến cơ năng của động
cơ chính thành năng lượng của dòng chất lỏng và đưa đến các hệ thống làm
việc.Trên xe bơm bêtông Putzmeister các hệ thống được điều khiển bằng thủy
lực bao gồm:
- Hệ thống chân chống.
- Hệ thống điều khiển cần.
- Hệ thống bơm bêtông.
- Hệ thống điều khiển quả lắc.
Các hệ thống được dẫn động bằng các bơm độc lập. Trên xe bơm bêtông
Putzmeister 28Z để tạo áp suất dầu điều khiển hệ thống bơm bêtông người ta

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 17
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

dùng loại bơm thủy lực pittông rôto hướng trục đĩa nghiêng đảo chiều được, bơm
pittông rôto hướng trục thân nghiêng dùng để dẫn động cần bơm và chân chống,
bơm bánh răng để tăng cường cho hệ thống khi làm việc với công suất lớn, bơm
pittông hướng trục đĩa nghiêng được để dẫn động quả lắc.
2.3. Hệ thống bơm bêtông.
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống bơm bêtông được thể hiện trên hình 2-4. Hệ
thống này có nhiệm vụ tiếp nhận dầu thủy lực có áp suất cao từ bơm chính và
biến nó thành cơ năng để thực hiện quá trình chuyển động tịnh tiến trong thân
xialnh (8) đẩy bêtông từ máng trộn đến đường ống dẫn bêtông.
Bộ phận công tác của bơm gồm hai cụm xilanh pittông thủy lực. Hai cụm
này được nối thông với nhau và được dẫn động bằng bơm thủy lực. Có hai
phương pháp nối ống dẫn dầu từ bơm chính đến bơm bêtông .
- Phương pháp nối ở đầu cần pitttông: cho phép nâng cao năng suất
làm việc của bơm bêtông lên 109m 3 / h trong khi đó áp suất làm việc của bơm chỉ
đạt đến giá trị 7 MPa do đó thường nối ống kiểu này đối với nhưng vị trí bơm
bêtông không quá xa hoặc quá cao so với tầm với của cần.
- Phương pháp nối ở sau đuôi pittông (hình 2-4): làm năng suất làm
việc của bơm bêtông chỉ đạt còn 65m 3 / h nhưng áp suất làm việc của bơm rất
lớn, vào khoảng 11MPa . Thường nối ống kiểu này để bơm bêtông ở những vị trí
tương đối cao và xa so với cần bơm.
Có thể giải thích được nguyên nhân trên như sau: ứng với số vòng quay
nhất định của động cơ thì tốc độ của bơm chính cũng đạt một giá trị nhất định.
Lưu lượng và áp suất dầu lại phụ thuộc vào số vòng quay của bơm giá trị của
chúng cũng không thay đổi. Lưu lượng Q = S × v trong đó S là tiết diện của
xilanh, v là vận tốc chuyển động của dòng chất lỏng. Khi nối ống ở đầu cần
pittông thì dầu được đưa từ bơm chính vào trực tiếp ở đây, do tiết diện S bé mà
lưu lượng Q lại có giá trị không đổi nên làm cho vận tốc dòng chất lỏng tăng lên
dẫn đến làm tăng tốc độ của bơm bêtông lên. Lưc tác dung lên diện tích mặt
pittông F = p × S trong đó p áp suất dầu từ bơm chính. Khi nối ống ở cần pittông

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 18
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

do tiết diện S bé mà áp suất p lại không đổi nên làm giảm lực tác dụng lên mặt
pittông (7) dẫn đến làm giảm lực tác dụng lên pittông (8). Đối với phương pháp
nối ống ở đuôi pittông thì giải thích ngược lại.
Pittông bơm bêtông (2) và pittông thủy lực (5) được nối với nhau thông qua
khớp nối (3). Trong quá trình làm việc pittông (2) tiếp xúc thường xuyên với
bêtông bám trên thành xilanh (1) nên dễ bị ăn mòn, khi đó ta tháo khớp nối để
thay mới pittông bơm. Do làm việc liên tục nên thành xilanh bơm bêtông (1)
xilanh (4) nóng lên và chúng truyền nhiệt qua pittông bơm bêtông (2) và pittông
thủy lực (5) đến cần (8). Để làm giảm nhiệt độ của hệ thống hai cần pittông được
đặt trong bể chứa nước (7) và nó sẽ giảm nhiệt độ cho hệ thống.
Nguyên lý làm việc của hệ thống: (đối với cách lắp ống ở đầu cần pittông
như hình 2-4). Dầu có áp suất cao từ bơm chính được đưa đến pittông (5) phía
trên thực hiện quá trình đẩy trong xilanh (1) vào quả lắc (9) đồng thời do hai cụm
xilanh pittông thủy lực (5) được nối thông với nhau nên khi pittông (5) phía trên
đi qua phải thì nó đẩy pittông (5) phía dưới về bên phải để thực hiện quá trình hút
bêtông vào trong xilanh bơm bêtông (1) bên dưới. Sau khi pittông (2) phía trên
đã đẩy hết bêtông ra khỏi xilanh, cảm biến điện từ đặt ở cuối hành trình của
pittông sẽ đưa tín hiệu đến để điều khiền van phân phối điện từ thực hiện quá
trình đảo chiều làm việc của bơm bêtông. Lúc dầu cao áp lại được đưa đến xilanh
(5) bên dưới để thực hiện việc đẩy bêtông ra khoải xilanh.Quá trình này được lặp
đi lặp lại liên tục nhờ đó bêtông được vận chuyển đến đường ống điều đặn.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 19
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

1 2 3 4 5

Chuyãøn

Naûp

9 8 7 6

Hình 2-4. Xilanh - pittông bơm bêtông.


1-Xilanh bơm bêtông; 2-Pittông bơm bêtông; 3-Khớp nối; 4-Xilanh thủy lực; 5-
Pittông thủy lực; 6-Ống nối thông giữa hai khoan xilanh thủy lực; 7-Bể chứa
nước; 8-Cần pittông; 9-Quả lắc.
Đặt điểm làm việc của bơm bêtông tiếp xúc trực tiếp với hỗn hợp bêtông
nên dễ xảy ra hiện tượng bị mài mòn, đồng thời nó cũng làm việc trong điều kiện
chịu va đập và áp suất cao nên vật liệu chế tạo và hình dáng kích thước của nó
đòi hỏi phải nhà chế tạo phải có trình độ kỹ thuật cao.
2.4.1 Hệ thống cần và xilanh - pittông nâng hạ cần bơm.
Hệ thống cần bơm có nhiệm vụ vận chuyển bêtông từ xe bơm đến vị trí xả
bêtông.Cần bơm được người công nhân điều khiển thông qua bộ điều khiển bằng
điện. Vùng làm việc cũng như điều kiện làm việc của cần phải tuân thủ theo đúng
quy trình vận hành nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống và cho người công nhân
sử dụng chúng. Cần lắp trên xe thân xe bơm bêtông Putzmeister nhờ trục quay
(1), khi không làm việc thì cần được gấp lại và dựa trên thanh chống nhằm mục
đích giảm tải cho trục quay.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 20
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

2 3 4 5
1

6
8 7

Hình 2-6. Cần bơm bêtông.


1-Trụ quay; 2-Ổ đỡ; 3-Xilanh nânh hạ cần bơm; 4-Cần bơm; 5-Khớp nối
giữa các cần; 6-Khớp nối giữa xilanh với cần; 7-Thanh kéo đẩy; 8-Khớp nối
giữa các thanh kéo.
2.4.1. Cần
A
B

B
A

A - A ( 2:1 ) B - B ( 2:1 )

Hình 2-7. Kết cấu một đoạn cần bơm.


Các đoạn cần của bơm có kết cấu chắc chắn, dạng hộp rỗng, được hàn từ
thép rỗng hợp kim. Đối với xe bơm bêtông Putzmeister có tầm với cao tối đa là
28m , tầm với xa tối đa là 24m do đó dùng bốn đoạn cần liên kết lại với nhau
bằng thanh chịu lực và các khâu dẫn.Tại hai vị trí đầu và cuối mỗi đoạn cần được
khoan lỗ để bắt bản lề liên kết, đó là bulông hình trụ dài xuyên qua lỗ liên kết và
được giữ nhờ đai ốc. Các đoạn cần được lắp ghép theo thứ tự giảm dần kích
thước từ trụ xoay đến ống cao su ở đầu phun bêtông.
2.4.2. Xilanh - pittông nâng hạ cần bơm.
Xe bơm bêtông Putzmeister sử dụng xilanh nâng hạ cần bơm loại xilanh
tác dụng hai chiều có một cần đẩy. Thân xilanh và đầu cuối bên ngoài của cần
đẩy được liên kết với cần bơm và khâu dẫn bằng khớp bản lề, ở vị trí liên kết nhà

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 21
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

thiết kế thường dùng ổ đỡ trược. Ổ đỡ này cho phép quay quanh (một góc không
lớn) chốt trong mặt phẳng bất kỳ, đảm báo sự lắp, tháo dễ dàng và loại trừ khả
năng kẹt khi có sự vênh lệch nào đó do việc chế tạo không chính xác các thành
phần của thiết bị công tác. Các kích thước của xilanh giảm dần theo thứ tự từ trụ
xoay đến đầu cao su phun bêtông. Bốn xilanh có nhiệm vụ điều khiển việc nâng
hạ cần bơm, trụ xoay có nhiệm vụ đưa cần bơm xoay quanh trụ của nó theo chiều
kim đồng hồ hặc ngược chiều kim đồng hồ một góc tùy ý.
2.5. Hệ thống phân phối bêtông.
2.5.1 . Máng trộn.
Là nơi hỗn hợp bêtông tươi được tập trung lại và được trộn đều trước khi
được hút vào bơm bêtông. Phía trên của máng trộn đặt tấm lưới sắt để ngăn
không cho các vật liệu có kích thước lớn hơn mắt lưới lọt xuống máng làm hỏng
bơm. Để thuận lợi cho việc bơm bêtông người ta đặt máng trộn phía sau cùng của
xe, với cách bố trí này thì các xe vận chuyển bêtông có thể đổ trực tiếp bêtông từ
bồn chứa sang xe bơm mà không cần đường ống dẫn. Vật liệu chế tạo máng là
thép không gỉ chịu áp lực cao, được hàn từ các tấm thép lá. Do hai miệng hút của
bơm bêtông đặt phía trên đáy máng nên sau khi bơm xong vẫn còn sót lại bêtông
ở đáy đông kết lại và làm giảm thể tích buồng chứa của máng. Để khắc phục hiện
tượng này thì một cửa thoát được đặt bên dưới đáy máng, sau khi vệ sinh máng ta
chỉ cần mở cửa là vật liệu được đưa ra khỏi máng.

3 4
5

2 6

9
10 8 7

Hình 2-8. Máng trộn bêtông

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 22
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

1-Trục cánh khuấy; 2-Ống dẫn dầu bôi trơn trục; 3-Ống dẫn dầu bôi trơn đầu
xilanh; 4-Bộ chia dầu; 5-Bình chứa dầu bôi trơn; 6-Thanh nối, 7-Cửa xả; 8-
Máng trộn; 9-Xilanh điều khiển quả lắc; 10-Tấm chịu mài mòn hình gọng kính.
2.5.2. Xilanh điều khiển quả lắc.
Quả lắc phân phối được điều khiển bởi hai xilanh đặt đối xứng và làm việc
ngược nhau. Khi dầu thủy lực được cung cấp đến một trong hai xilanh làm việc
thì hộp nối hai đầu xilanh sẽ chuyển động qua lại làm cho tấm lắc chuyển động.
Do tấm lắc nối với vai quả lắc bằng bulông nên quả lắc chuyển động theo để đảm
bảo miệng của quả lắc luôn tì vào miệng của bơm bêtông. Đầu pittông và xilanh
điều khiển có dạng cầu để đảm bảo cho chúng có thể xoay một góc tương đối
nhỏ mà không bị bó kẹt. Tại các đầu liên kết này luôn có đường dẫn dầu đến để
bôi trơn.
2.5.3. Cánh khuấy.
Cánh khuấy được đặt trong máng trộn và được dẫn động bằng bơm thủy
lực. Cánh khuấy làm việc liên tục vừa để đảm bảo cho bêtông không bị đông kết
vừa đảm bảo cho quá trình hút bêtông được dễ dàng. Do kích thước máng trộn
tương đối bé nên chỉ có thể bố trí hai cánh khuấy, các cánh khuấy được làm từ
thép hợp kim có khả năng chịu mài mòn và va đập. Cánh khuấy nối với trục của
nó bằng bulông tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay thế khi cánh bị hư hỏng.

2
1
3

Hình 2-9. Cánh khuấy


1-Trục khuấy; 2-Cánh khuấy; 3-Bulông.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 23
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

2.5.4. Quả lắc phân phối.


Quả lắc phân phối có dạng hình chữ C, được đúc bằng thép có khả năng
chịu áp lực cao, chịu mài mòn và không bị rỉ rét. Một đầu được gắn chặt trên tai
nan nhờ hai bulông dài bắt xuyên qua thân của tai nan và vai của quả lắc. Đầu
bên dưới của tai nan đặt vào giữa hai pittông thủy lực, khi đưa dầu cao áp vào
một trong hai pittông thì nó sẽ đẩy tai nan xoay quanh trục của ống áp lực. Do
qủa lắc liên kết với tai nan bằng mối ghép chặt nên qủa lắc cũng xoay theo, làm
cho đầu bên dưới của quả lắc chuyển động qua về liên tục hai bên miệng bơm
bêtông. Muốn đảo chiều chuyển động của con lắc thì phải thay đổi đường dầu
cao áp từ bơm phụ cung cấp cho pittông bằng cách điều khiển con trượt trong
van phân phối điện từ. Qúa trình được điều khiển tự động và liên hệ chặt chẽ với
chiều làm việc của pitông trong bơm bêtông, tín hiệu để điều khiển van phân
phối lấy từ cảm biến hành trình đặt trên thân bơm bêtông.
Theo thiết kế có hai chế độ điều chỉnh tần số lắc của qủa lắc phụ thuộc vào
cách lắp đặt đường ống dẫn dầu từ bơm chính đến xilanh bơm bêtông. Nếu lắp
đường ống ở cần pittông thì tần số của quả lắc là 21l ph , nếu lắp đường ống ở
đuôi pittông thì số lần lắc là 13 l ph . Để làm thay đổi tần số dao động của con lắc
thì ta phải thay đổi lưu lượng từ bơm thủy lực cung cấp đến pittông bằng cách
thay đổi góc nghiêng của đĩa trên bơm cung cấp cho nó. Ta điều chỉnh góc
nghiêng hòan toàn bằng tay.Trên thân quả lắc có một lỗ nhỏ là nơi để đổ hỗn hợp
bêtông vào khi bắt đầu bơm, lượng bêtông này dùng để mồi bơm.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 24
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

3 4 5 6 7
A
2 8
1

12 9
11

13 A 10
Hình 2-10. Quả lắc
1-Máng trộn; 2-Quả lắc; 3- Cửa kiểm tra; 4-Bulông nối quả lắc với ống bêtông;
5-Ống dẫn bêtông; 6-Bulông nối tấm lắc với quả lắc; 7-Vai quả lắc; 8-Tấm lắc;
9-Xilanh điều khiển con lắc; 10-Bộ phận nối khung xe; 11-Hộp nối hai đầu
pittông; 12-Xilanh bơm bêtông;
2.6. Hệ thống chân chống.
Hệ thống chân chống giúp tăng độ ổn định cho toàn bộ xe khi bơm bêtông.
Trên xe bơm bêtông Putzmeister bốn chân chống được bố trí hai bên thành xe.
Các chân chống được nâng hạ nhờ các xilanh thủy lực lắp bên trong nó, động cơ
thủy lực bánh răng giúp cho các chân chống quay được một góc quanh trục của
nó. Hệ thống chân chống được điều khiển hoàn toàn bằng tay, nó được điều
khiển trước khi bắt đầu bơm bêtông và sau khi bơm phải điều khiển các chân
cống về đúng vị trí ban đầu.
2.7. Hệ thống đường ống dẫn bêtông.
Có nhiệm vụ vận chuyển bêtông từ bơm đến vị trí thi công. Toàn bộ đường
ống là những đoạn ống thép cong và thẳng được nối lại với nhau, để các ống thép
nối với nhau được kín khít và tháo dễ lắp dễ dàng người ta dùng vòng kẹp đặt
biệt để nối các mặt bích của ống. Riêng ống cong tại cuối điểm quay cuối cùng
có tác dụng làm giảm tốc độ phun của bêtông và giảm mài mòn ống cao su

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 25
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

đường ống. Nhờ kết cấu có lõi thép, ống cao su chịu được áp lực bêtông đến
8,5MPa . Các đường ống được bố trí chạy song song với cần bơm.

Hình 2-11. Ống dẫn bêtông và vòng nối ống


Trên xe bơm bêtông Putzmeister có hai đường ống dẫn bêtông độc lập. Tùy
thuộc vào nhu cầu làm việc mà người điều khiển chọn đường ống làm việc. Dùng
đường ống dẫn bêtông cố định khi vị trí đổ bêtông là cố định, dùng đường ống
lắp trên cần bơm khi vị trí đổ bêtông thay đổi.
1 2 3 4

Hình 2-12. Sơ đồ bố trí ống dẫn bêtông trên cần bơm.


1-Cần ; 2-Thanh nối cần với ống dẫn bêtông; 3-Ống dẫn bêtông; 4-Vành nối ống

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 26
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

3. HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC XE BƠM BÊTÔNG


PUTZMEISTER.
3.1. Khái niệm về truyền động thuỷ lực.
Truyền động thuỷ lực có tác dụng truyền chuyển động hay công suất từ
động cơ đến các bộ phận làm việc của máy hoặc từ trục này đến trục khác, nhờ
chất lỏng hay động năng của chất lỏng.
3.1.1. Phân loại.
Theo nguyên lý làm việc, truyền động thuỷ lực được chi ra làm hai loại:
- Truyền động thuỷ lực thể tích ( thuỷ tĩnh): chất lỏng có áp suất cao
và vận tốc nhỏ.
Hệ thống truyền lực thể tích hay thuỷ tĩnh thường có ba bộ phận chính:
bơm (nguồn năng lượng), động cơ thuỷ lực (bộ phận chấp hành) và cơ cấu điều
khiển (biến đổi và điều chỉnh năng lượng dùng chất lỏng theo yêu cầu).
Dựa vào chuyển động của động cơ thuỷ lực hay bộ phận chấp hành, có thể
chia ra truyền động thể tích thành hai loại: chuyển động tịnh tiến và chuyển động
quay.
Truyền động thuỷ lực thể tích, có chuyển động tịnh tiến:
5 4

3
2

1
6

Hình 3-1. Sơ đồ truyền động thuỷ lực thể tích, chuyển động tịnh tiến.
1-Bơm; 2-Van an toàn; 3-Van phân phối; 4-Xi lanh; 5-Pittông; 6-Thùng
chứa.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 27
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Trong hệ thống truyền động thuỷ này, cơ năng của bơm được biến thành
áp năng của chất lỏng. Sau đó, trong xi lanh 4 hay xi lanh lực hoặc động cơ thuỷ
lực, áp năng của chất lỏng được biến thành cơ năng làm cho pittông dịch chuyển.
Truyền động thuỷ lực thể tích, có chuyển động quay:

3
2

1 4

Hình 3-2. Sơ đồ truyền động thuỷ lực thể tích, chuyển động quay.
1-Bơm; 2- Van an toàn; 3-Van phân phối; 4-Động cơ thuỷ lực rô to; 5-
Thùng chất lỏng.
Trong hệ thống truyền động thuỷ này, cơ năng của bơm được biến thành
áp năng của chất lỏng. Sau đó, trong động cơ rô to, áp năng của chất lỏng lại biến
thành cơ năng, làm cho rô to chuyển động quay.
Ưu điểm của truyền động thuỷ lực:
- Điều chỉnh được vận tốc bộ phận công tác.
- Truyền được công suất lớn.
- Dễ đảo chiều chuyển động.
- Làm việc ổn định, êm và không phụ thuộc vào tải trọng.
- Cấu tạo gọn nhẹ, lực quán tính nhỏ.
- Độ chính xác cao, nhạy, an toàn.
- Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến dễ dàng.
- Dễ tiêu chuẩn hoá và tự động hoá.
Nhược điểm của truyền động thuỷ lực:
- Giá thành cao, do yêu cầu chế tạo phải chính xác, khó khắc phục
rò rỉ.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 28
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

- Tốn năng lượng, khi dầu phải chuyển động trong đường ống dài.
- Yêu cầu rất cao về chất lượng chất lỏng (phải sạch, không ăn mòn,
bôi trơn tốt, độ nhớt nhỏ).
b) Truyền động thuỷ lực thuỷ động: chất lỏng có áp suất thấp và vận tốc
cao.
Hệ thống truyền động thuỷ lực thuỷ động là một thiết bị tổ hợp trong đó
chủ yếu có hai máy thuỷ lực cánh dẫn: bơm ly tâm và tuabin thuỷ lực.
Khớp nối thuỷ lực: dùng để nối “mềm” và truyền công suất từ trục chủ
động sang trục bị động nhờ chất lỏng, mà không thay đổi mômen quay.
Biến tốc thuỷ lực (biến mô): dùng để nối “mềm” và truyền công suất từ
trục chủ động sang trục bị động nhờ chất lỏng, có biến đổi mômem và thay đổi số
vòng quay của trục bị động so với trục chủ động.
Ưu điểm của biến tốc là phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng; cải thiện được
điều kiện khởi động, vì truyền động thuỷ lực thuỷ động cho phép khởi động máy
ngay cả khi có tải. Giảm tải trọng động và dao động xoắn do nối “mềm” với bộ
phận công tác hay tua bin. Do đó nâng cao độ tin cậy của các chi tiết của cơ cấu
hoặc máy, vì có khả năng quá tải cao, nên tuổi thọ của máy tăng Dễ điều khiển tự
động.
Nhược điểm của truyền động thuỷ động là hiệu suất thấp do có sự trượt.
Chế tạo khó và đắt hơn bộ truyền cơ khí. Phải có hệ thống làm mát và cung cấp
chất lỏng.
3.1.2. Yêu cầu của hệ thống truyền động thủy lực.
- Truyền được công suất lớn.
- Làm việc phải êm.
- Kết cấu gọn nhẹ, quán tính nhỏ.
- Tỷ số truyền ổn định.
- Hiệu suất cao.
- Giá thành rẻ.
- Dễ áp dụng điều khiển tự động.
- An toàn khi quá tải.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 29
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

- Dễ thay thế, bảo quản, sửa chữa.


Sơ đồ dẫn động thủy lực xác định mối quan hệ về sự hoạt động giữa các
thành phần của nó: thiết bị bơm, cơ cấu điều chỉnh (bao gồm cả bộ phân phối
thủy lực), động cơ thủy lực và các thiết bị khác không phụ thuộc vào kết cấu thừa
hành.
Sơ đồ dẫn động thủy lực phụ thuộc:
- Khả năng thao tác của xe bơm làm việc với các thiết bị công tác
khác nhau.
- Khả năng sử dụng công suất lớn nhất của thiất bị bơm trong thời
gian một chu kì khi tổn thất năng lượng dòng chảy trong bơm là thấp nhất.
- Năng suất của xe bơm mà ảnh hưởng đến năng suất đó không chỉ
thiết bị công tác mà còn do sự điều khiển hợp lý của người điều khiển đối với các
thiết bị công tác khi bơm.
Dầu thủy lực là môi chất dùng để truyền năng lượng từ bơm đến cơ cấu
chấp hành. Những tiêu chí để đánh giá chất lượng dầu làm việc là khả năng chịu
mài mòn, độ ổn định tính chất hóa học và tính chất vật lý, tính chống gỉ, tinhd ăn
mòn chi tiết cao su, khả năng bôi trơn, tính sủi bọt, nhiệt độ bắt lửa, nhiệt độ
đông đặc.
Chất lỏng làm việc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có khả năng bôi trơn tốt trong khoảng thay đổi lớn về nhiệt độ và
áp suất.
- Có tính trung hòa (tính trơ) với các bề mặt kim loại, hạn chế được
khả năng xâm thực của khí, nhưng dễ dàng tách khí ra.
- Phải có độ nhớt thích ứng với điều kiện chắn khít và khe hở của
các chi tiết di trược, nhằm đảm bảo độ rò dầu bé nhất, cũng như tổn thất ma sát ít
nhất.
- Dầu cần phải ít sủi bọt, ít bốc hơi khi làm việc, dẫn nhiệt tốt.
Loại dầu dùng trong hệ thống truyền động thủy lực là dầu DIN 5159, loại
dầu này chịu được áp lực cao, lại có chất phụ gia có thể giảm sự mài mòn và khả
năng tăng chịu tải trọng lớn.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 30
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Hệ thống truyền động thuỷ lực trên xe bơm bêtông Putzmeister được chia
làm ba mạch thuỷ lực nhỏ, mỗi mạch được điều khiển độc lập với nhau. Bao
gồm:
- Mạch thuỷ lực điều khiển bơm bêtông, quả lắc phân phối, cánh
khuấy,bơm nước (mạch chính).
- Mạch thuỷ lực điều khiển nâng, hạ và xoay cần bơm.
- Mạch thuỷ lực điều khiển chân chống.
3.2. Các sơ đồ mạch thuỷ lực.
3.2.1. Sơ đồ mạch thuỷ lực chính.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 31
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

28 26 21
37
7

T P
9 14 4 3 11

22 27
13
23

P A B T B T

T B A P A P
B T

24
A P

36
34 35

6 40 32
8
20 30 19
12

18 38 15 25
16

1 2 5 31
29
A
90 C

17

39

10 33

Hình 3-1. Sơ đồ mạch thuỷ lực chính.


1-Xilanh bơm bêtông; 2-Van một chều; 3-Van phân phối của xi lanh điều khiển
quả lắc; 4-Van điều khiển đảo chiều; 5-Xilanh điều khiển quả lắc; 6-Đông hồ đo
áp suất bơm chính; 7-Khối điều khiển cánh khuấy; 8-Môtơ thuỷ lực dẫn động
cánh khuất; 9-Khối điều chỉnh áp suất; 10-Van chuyển đổi; 11-Đồng hồ đo áp
suất bình tích năng; 12-Bình tích năng; 13-Van xả bình tích năng; 14-Khối điều
chỉnh công suất; 15-Bơm chính; 16-Bơm cung cấp dầu thuỷ lực cho bình tích

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 32
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

năng; 17-Bơm cung cấp dầu thuỷ lực cho cánh khuấy; 18-Bơm tăng cường; 19-
Bộ làm mát dầu thuỷ lực; 20-Bộ lọc dầu thuỷ lực ; 21- Thùng chứa dầu thuỷ lực;
22-Đồng hồ đo áp suất dầu thùng chứa; 23-Cơ cấu tiết lưu không điều chỉnh
được; 24-Tiết lưu điều chỉnh được; 25-Van giảm áp; 26-Lọc dầu thùng chứa;
27-Van bảo vệ hệ thống làm mát; 28-Ống chỉ thị mức dầu thùng chứa; 29-Cảm
biến nhiệt độ dầu mạch chính; 30- Cảm biến nhiệt độ bộ làm mát dầu; 31-Môtơ
dẫn đọng bơm nước; 32- Van an toàn của bơm tích năng; 33-Xilanh điều khiển
đảo chiều bơm; 34-Cánh khuấy; 35-Mánh trộn; 36-Van phân phối của cánh
khuấy; 37-Van phân phối của bơm nướ; 38-Van một chiều bổ sung; 39-Van tràn;
40-Van kết nối.
Nguyên lý làm việc:
Dầu cao áp từ bơm (15) được đưa trực tiếp đến một trong hai xilanh thuỷ
lực(1) để thực hiện quá trình đẩy bêtông vào miệng quả lắc. Do hai xilanh thuỷ
lực được nối thông với nhau nên khi một xilanh tiến về phía trước để đẩy bêtông
thì xilanh kia sẽ di chuyển theo hướng ngược lại để thực hiện quá trình hút
bêtông vào trong khoang chứa. Tại vị trí pittông đẩy hết bêtông thì cảm biến
hành trình gắn trên thân xilanh sẽ phát tín hiệu để điều khiển đảo chiều cung cấp
dầu cao áp đến các xilanh thuỷ lực, quá trình đảo chiều của các xilanh (1) được
lặp đi lặp lại liên tục giúp cho bêtông được vận chuyển ổn định đến đường ống.
Cảm biến nhiệt độ (29) có nhiệm vụ kiểm tra nhiệt độ dầu cung cấp từ bơm chính
(15) đến xilanh thuỷ lực (1), khi nhiệt độ dầu lên đến 90 0 C thì nó sẽ phát tín hiệu
làm cho toàn bộ hệ thông ngừng hoạt động. Cảm biến nhiệt độ (30) sẽ đưa tín
hiệu đến để quay quạt làm mát trong bộ làm mát dầu khi nhiệt độ dầu trong mạch
đạt 65 0 C .Bơm này đồng thời cũng đưa một đường dầu đến khối điều chỉnh áp
suất (9) để điều chỉnh áp suất dầu cung cấp cho van phân phối (4), áp suất dầu do
bơm tạo ra được hiển thị trên đồng hồ đo áp suất (6).
Bơm (16) đưa dầu từ thùng chứa (21) qua bình tích năng (12) đến cửa van
phân phối (3) van phân phối (3) đến xilanh điều khiển quả lắc (5), nhiệm vụ van
phân phối là đảo chiều đường cung cấp dầu đến hai xilanh thuỷ lực điều khiển
quả lắc. Việc điều khiển vị trí con trược của van phân phối do dòng dầu từ van

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 33
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

điều khiển đảo chiều kiểu điện từ (4) cung cấp đến. Sự đảo chiều đường dầu cung
cấp của bơm chính (15) và đảo chiều con lắc có liên hệ mật thiết với nhau sao
cho khi bơm bắt đầu đẩy bêtông thì miệng của van phân phối phải trùng với vị trí
miệng bơm bêtông, hai quá trình này được van phân phối (4) điều khiển nhờ tín
hiệu từ cảm biến hành trình. Khi áp suất của bơm vươt quá 25MPa thì van an
toàn (32) đưa dầu về thùng chứa làm cho áp suất dầu cung cấp từ bơm (16) đến
bình tích năng, van phân phối và xilanh thuỷ lực không vượt qúa giá trị cho phép
nhờ vậy sẽ đảm bảo an toàn cho các phần tử thuỷ lực trong mạch.
Bơm (17) đưa dầu từ thùng chứa đến khối điều khiển cánh khuấy (7). Khối
điều khiển này bao gồm van phân phối (37) đưa dầu đến môtơ dẫn động bơm
nước (31) và van phân phối (36) đưa dầu đến hai môtơ dẫn động cánh khuấy (8),
những môtơ thuỷ lực này đảo chiều được là do sự thay đổi vị trí làm việc của con
trượt trong các van phân phối.Trong quá trình vận chuyển bêtông đến đường ống
thì cánh khuấy và bơm nước có thể hoạt động hoặc không hoạt động tuỳ thuộc
vào người sử dụng điều khiển van phân phối, việc này hoàn toàn dùng tay.
Trong quá trình vận chuyển bêtông thì bơm thuỷ lực tăng cường (18) cũng
làm việc đồng thời để đưa dầu theo hai đường, một đường dầu cung cấp cho bơm
chính và một đường dầu đến khối điều chỉnh công suất.Tuỳ theo vị trí làm việc
của van (40) trong khối điều chỉnh mà nó có thể ngắt đường dầu đến van phân
phối (4) hoặc bổ sung thêm dầu đến van phân phối (4) làm tăng lưu lượng qua
van này dẫn đến quá trình đảo chiều đường dầu cung cấp của bơm chính và quả
lắc xảy ra nhanh hơn nâng cao công suất làm việc của hệ thống bơm bêtông.
Dầu từ bình chứa được đưa qua bầu lọc đến bơm chính, dầu cao áp ra khỏi
bơm được đưa đến bơm bêtông để thực hiện quá trình hút đẩy bêtông, đồng thời
cũng có một lượng dầu từ xilanh thủy lực được đưa từ bơm bêtông hồi về lại
bơm. Trong quá trình làm việc dầu sẽ bị nóng lên làm giảm năng suất làm việc
của bơm, chính vì có một lượng dầu nhỏ từ bơm chính không đưa qua bơm
bêtông mà được đưa vào thùng làm lạnh rồi đưa về thùng chứa dầu.
3.2.2. Sơ đồ mạch thuỷ lực điều khiển cần bơm bêtông.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 34
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

1 4 5

2
6

A B 10

P
T
T

A B A B A B A B A B
P

11

12

21 20 19 18 17 16 15 14 13

Hình 3-2. Sơ đồ mạch thuỷ lực nâng, hạ quay cần bơm.


1-Xilanh nâng hạ cần bơm; 2-Van một chiều tác dụng khoá lẫn; 3-Van tiết lưu
một chiều không điều chỉnh được; 4-Van an toàn kiểu đối kháng; 5-Xilanh quay
cần bơm; 6-Trụ quay; 7-Khối điều khiển quay cần bơm; 8-Van an toàn; 9-Van
phân phối được điều khiển bằng thuỷ lực; 10-Van tiết lưu một chiều điều chỉnh
được hướng chặn; 11-Van an toàn của bộ lọc; 12-Thùng chứa dầu; 13-Bộ làm
mát; 14-Bộ lọc dầu; 15-Bơm thuỷ lực; 16-Van tràn; 17-Van phân phối điều
khiển chân chống; 18-Van phân phối điều khiển quay cần bơm;18-Van phân
phối điều khiển chân chống; 19-Van phân phối điều khiển nâng, hạ cần bơm; 20-
Cụm van phân phối; 21-Van giảm áp.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 35
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Chất lỏng từ thùng chứa (12) được bơm thuỷ lực (14) đưa đến cụm van
phân phối thuỷ lực (20). Cụm van này bao gồm các van phân phối và van giảm
áp điều khiển quá trình nâng, hạ, quay cần và điều khiển chân chống. Để điều
khiển nâng hạ cần thì hai cửa ra của bốn van phân phối (18) được nối với đến hai
cửa của bốn xilanh nâng hạ cần (1), do đó khi có chất lỏng từ bơm đưa qua van
phân phối đến các xilanh sẻ làm cho các pittông trong các xilanh này di chuyển
dẫn đến cần bơm bêtông được điều khiển. Để điều khiển quay cần bơm thì hai
cửa ra của van phân phối (17) được nối với các cửa của hai xilanh quay cần (5).
Các pittông trong các xilanh nâng, hạ, quay cần bị hạn chế hành trình tại điểm
chết trên và điểm chết dưới, khi pittông đến các điểm chết này thì xảy ra hiện
tương va đập làm rung động có thể dẫn đến hư hòng chi tiết, để làm giảm chấn
động thì ở cửa vào của xilanh lắp bộ giảm chấn (3) thực chất đây là van tiết lưu
một chiều không điều chỉnh nhằm hạn chế lưu lượng chảy qua nó nên khi pittông
gần đến cuối hành trình thì toóc độ của nó bị giảm xuống. Trước cửa vào của mỗi
van phân phối lắp van giảm áp (21) có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất của bơm
thuỷ lực (14) đến một giá trị phù hợp với điều kiện làm việc của mỗi cần bơm.
Van tràn (16) đảm bảo an toàn cho toàn bộ mạch thuỷ lực khi bị quá áp bằng
cách nối đường dẫn chất lỏng từ bơm về thẳng thùng chứa (12) khi áp suất trong
mạch vượt quá giá trị cho phép.
Tuỳ thuộc vào vị trí làm việc của các van trong cụm phân phối mà chất
lỏng được đưa đến các xilanh thuỷ lực hoặc đưa qua bộ làm mát (13) về thùng
chứa. Khi con trược trong van phân phối ở vị trí trung gian thì bơm thuỷ lực sẽ
đưa chất lỏng đến các van phân phối rồi theo đường nối chung hồi về buồng
chứa. Lúc này các khoang trong xilanh thuỷ lực không được cung cấp chất lỏng,
để giữ cho các pittông trong xilanh không bị rơi khi không có chất lỏng cung cấp
vào thì trước đường cung cấp chất lỏng đến xilanh được lắp van một chiều có tác
dụng khoá lẫn (2) có tác dụng ngắt không cho chất lỏng chảy về thùng. Khi con
trược trong van phân phối nằm ở một trong hai vị trí làm việc thì xilanh thuỷ lực
sẽ được cung cấp chất lỏng làm cho pittông trong nó dịch chuyển và cần bơm sẽ
chuyển động. Tương tự như trên, khi con trược trong van phân phối (17) ở vị trí

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 36
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

trung gian thì cần bơm không quay được. Nhưng khi con trược trong van phân
phối nằm ở một trong hai vị trí làm việc thì chất lỏng sẽ được cung cấp đến hai
đầu của xilanh (vị trí cung hai đầu cung cấp chất lỏng ngược nhau) làm cho
pittông trong xilanh (7) chuyển động ngược nhau, liên kết giữa xilanh và trụ quay
(6) theo kiểu thanh răng và bánh răng ăn khớp nên làm cho trụ quay chuyển động
quay xung quanh trục của nó dẫn đến cần bơm quay được.
Van phân phối trong cụm phân phối là kiểu van có ba trạng thái làm việc
được điều khiển bằng điện từ, giữa các van có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Để điều khiển van làm việc thì phải cần hai tín hiệu: tín hiệu thứ nhất báo các
van còn lại đang ở vị trí trung gian, tín hiệu thứ hai là tín hiệu điều khiển trạng
thái làm việc của van.Nếu van không nhân được tín hiệu thứ nhất thì không thể
điều khiển được các van, như vậy trong toàn bộ mạc nâng hạ và quay cần bơm
thì người điều khiển chỉ có thể điều khiển được một đoạn vần làm việc. Nếu
muốn điều khiển một đoạn cần khác hoặc quay cần thi các đoạn cần còn lại phải
đứng yên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận hành, điều khiển của người công
nhân.
3.2.3. Sơ đồ mạch thuỷ lực điều khiển chân chống.
1 2 3

4 5 6

A B A B A B B A B A B A

P T T P

Hình 3-3. Sơ đồ mạch thuỷ lực chân chống.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 37
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

1-Động cơ thuỷ lực; 2-Xilanh trụ chân chống; 3-Van một chiều khoá lẫn; 4-Van
phân phối điều khiển động cơ thuỷ lực; 5-Van phân phối điều khiển xilanh thuỷ
lực; 6-Van ngắt dòng; 7-Van an toàn; 8-Cụm van điều khiển chân chống.
Chất lỏng được bơm (15) đưa đến van phân phối nằm trong cụm van (20) và
được chia làm hai nhánh khi đi ra khỏi van phân phối. Nhánh thứ nhất đưa đến
cụm điều khiển chân chống (8) bên phải, nhánh thứ hai được đưa đến cụm điều
khiển chân chống bên trái. Cụm điều khiển bao gồm hai van phân phối (5) bốn
cửa ba trạng thái làm việc được điều khiển bằng tay, mỗi van dùng để điều khiển
một trụ chân chống nâng lên hay hạ xuống và một van phân phối (4) dùng để
điều khiển chiều quay của động cơ thuỷ lực để điều khiển cho chân chống quay
vào hoặc ra.
Hai van an toàn (7) bảo vệ cho toàn bộ mạch khộng bị quá áp khi xảy ra sự
cố. Nó luôn duy trì một áp suất làm việc ổn định cho mạch niếu vượt quá giá trị
cho phép thì van sẽ mở để đưa bớt chất lỏng về thùng chứa. Van ngắt dòng (7)
đóng hoặc ngắt dòng chất lỏng cung cấp đến mạch, thông thường van này được
ngắt khi đã điều chình vị trí làm việc của chân chống và nó sẽ giữ nguyên trạng
thái làm việc của các chân chống cho dù tiến hành điều khiển van phân phối.
Điều này rất quan trọng vì xe bơm bêtông đòi hỏi xe luôn phải có tính ổn định
cao trong mọi điều kiện làm việc.
Khi các van phân phối ở vị trí trung gian chất lỏng qua van phân phối được
đưa trở lại thùng chứa theo hai đường hồi chất lỏng riêng biệt. Lúc này động cơ
thuỷ lực (1) và xilanh thuỷ lực (2) không được cung cấp chất lỏng do đó chúng sẽ
giữ nguyên trạng thái làm việc. Để giữ cho các pittông trong xilanh (2) không bị
rơi tự do thì người ta lắp van một chiều có tác dụng khoá lẫn (1) trên đường ống
dẫn chất lỏng vào xilanh (2).
1.3. Các thành phần cơ bản của hệ thống truyền động thuỷ lực xe bơm bêtông
Putzmeister.
3.3.1. Bơm thuỷ lực.
Bơm là một bộ phận của truyền động thuỷ lực, nó biến đổi cơ năng của
động cơ thành năng lượng dòng chất lỏng công tác. Chất lỏng công tác chảy theo

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 38
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

ống dẫn đến động cơ thuỷ lực và được biến đổi thành cơ năng của khâu bị động
động cơ thuỷ lực để làm cho cơ cấu chấp hành hoạt động.
Hiện nay, hầu hết các loại xe bơm bêtông đều sử dụng hai loại bơm thể
tích: Bơm bánh răng và bơm pittông rôto để cung cấp chất lỏng cho hệ thống
truyền động thuỷ lực. Gọi chung là bơm thể tích vì trong bơm,môi trường chất
lỏng chuyển động bằng cách thay đổi thể tích theo chu kì mà nó chiểm chỗ của
buồng từ khi chất lỏng đi vào cho đến lúc ra. Bơm pittông rôto được sử dụng
nhiều là do nó có một số ưu điểm phù hợp:
- Tạo được áp suất cao cho chất lỏng với lưu lượng không lớn
- Làm việc với số vòng quay tương đối lớn thích hợp với số vòng
quay của động cơ dẫn động (chủ yếu động cơ Điezen).
- Có khả năng thay đổi lưu lượng một cáh dễ dàng,trong khi vẫn giữ
nguyên áp suất và số vòng quay làm việc.
Bơm pittông rôto có thể chia ra làm hai loại chính :
- Bơm pittông rôto hướng kính.
- Bơm pittông rôto hướng trục.
So với bơm pittông rôto hướng kính thì bơm pittông rôto hướng trục
thường sử dụng trên xe bơm bêtông hơn bởi vì :
- Trọng lượng trên một đơn vị công suất của máy bơm piston-rotor
hướng trục nhỏ hơn khoảng 2÷ 3 lần so với bơm pittông rôto hướng kính do đó
kích thước của bơm piston hướng trục nhỏ gọn hơn, dể bố trí dưới gầm xe.
- Mômen quán tính của rôto tương đối nhỏ cho phép nâng cao số
vòng quay để có lưu lượng lớn hơn cung cấp cho hệ thống.
Đối với bơm pittông rôto hướng trục thì có thể chia ra các loại :
- Theo kết cấu bơm :
+ Bơm pittông rôto hướng trục thân nghiêng: loại bơm này thân
xilanh được bố trí lệch góc so với đường tâm trục chủ động.
+ Bơm pittông rôto hướng trục đĩa nghiêng: tương tự trên đĩa
phân phối của bơm được bố trí nghiêng so với đường vuông góc với đường
tâm trục.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 39
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

- Theo khả năng điều chỉnh :


+ Bơm không điều chỉnh được: bơm không có khả năng thay đổi góc
lêch của thân cũng như của đĩa phân phối.
+ Bơm điều chỉnh được: là bơm có cơ cấu thay đổi góc lệch của thân
hay của đĩa phân phối.
Bơm bánh răng có khả năng tạo ra lưu lượng lớn với áp suất bé thường
dùng làm bơm tăng cường khi cần nâng cao năng suất làm việc của xe bơm.Loại
bơm này có một số ưu điểm như: kích thước nhỏ gọn, làm việc tin cậy, tuổi bền
cao,dễ chế tạo…
Bơm bánh răng được chia làm hai loại chính:
- Bơm bánh răng ăn khớp ngoài.
- Bơm bánh răng ăn khớp trong.
Bơm bánh răng ăn khớp trong thông thường ít được sử dụng mặt dù nó gọn
nhẹ nhưngkết cấu phức tạp và đắt tiền hơn bơm bánh răng ăn khớp ngoài.
Dựa vào những đặt tính làm việc của các loại bơm thì nhà thiết kế xe bơm
bêtông Putzmeister đã chọn:
- Bơm chính, bơm cung cấp dầu cho bình tích năng là loại bơm
pittông rôto hướng trục đĩa nghiêng điều chỉnh được.
- Bơm cung cấp dầu dẫn động cánh khuấy, bơm cung cấp cần là loại
bơm pittông rôto hướng trục kiểu đĩa nghiêng không điều chỉnh được.
- Bơm thuỷ lực tăng cường là loại bơm bánh răng ăn khớp ngoài.
3.3.1.1. Bơm chính (bơm dẫn động bơm bêtông).
Là loại bơm pittông rôto hướng trục đĩa nghiêng đảo chiều và điều chỉnh
được. Số xilanh trong bơm là 9 . Đường kính xilanh của bơm chính là 2cm . Góc
điều chỉnh lớn nhất của đĩa nghiêng là 20 0 . Số vòng quay của bơm nằm trong
khoảng 1800 ÷ 2500 v ph . Phạm vi áp suất của bơm từ 25 ÷ 42 MPa lưu lượng có
thể đến 250 l ph
a) Cấu tạo:

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 40
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

6 5 4 3

2
7
1

9
14

13
10 11 12

Hình 3-4. Bơm chính dẫn động bơm bêtông..


1-Trục quay; 2-Nắp chặn; 3-Thân bơm; 4-Pittông điều khiển đĩa nghiêng; 5-
Xilanh điều khiển đĩa nghiêng; 6-Đế bơm; 7-Xilanh thủy lực ; 8-Pittông thủy
lực; 9-Bulông; 10-Lò xo; 11-Thanh kéo; 12-Đĩa nghiêng; 13-Khớp cầu; 14-Ổ
đỡ.
Cấu tạo bơm chính gồm trục chủ động (1) có hai đầu được gối lên ổ đỡ
(14), cụm pittông thủy lực (8) nằm trong xilanh (7) gắn trên trục bơm. Các
pittông này có đầu liên kết với đĩa nghiêng (12) thông qua khớp tựa cầu (13).
Xilanh (15) là nơi chất lỏng được cung cấp vào làm cho pittông (4) chuyển động
tịnh tiến trong nó kéo theo cần pittông chuyển động làm thay đổi hướng nghiêng
của đĩa (12) làm đảo chiều đường cung cấp chất lỏng từ bơm đến cơ cấu chấp
hành
b) Nguyên lý làm việc:

A
C

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 41
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Hình 3-5. Quá trình làm việc của bơm chính.


Khi trục (1) quay làm cho pittông (8), nắp chụp (3) nằm trong khối xilanh
quay theo. Ứng với trường hợp chất lỏng được cấp vào hoặc ra ở buồng A trong
xilanh (5) làm cho pittông (4) chuyển động tịnh tiến sang phải làm cho đĩa bị
nghiêng một góc so với trụ quay. Đầu của pittông (8) luôn tì sát vào đĩa nên các
pittông ở nửa trên của đĩa nghiêng có xu hướng chuyển động từ phải sang trái
làm thể tích xilanh tương ứng với pittông tăng lên áp suất lại giảm xuống nên sẽ
hút chất lỏng vào trong lúc này cửa trên là cửa hút, các pittông ở nửa dưới có xu
hướng chuyển động theo hướng ngược lại do đó cửa dưới sẽ là cửa đẩy. Pittông
trong xilanh bơm bêtông nối với cửa dưới sẽ chuyển động sang trái và nó sẽ đẩy
bêtông đến đường ống, pittông trong xilanh bơm bêtông nối với cửa C sẽ chuyển
động sang trái nhờ lực đẩy của pittông kia. Khi các pittông trong bơm bêtông đến
cuối hành trình làm việc thì nó sẽ truyền tín hiệu để thay đổi đường cung cấp
chất lỏng vào xilanh (12) làm thay đổi hướng nghiêng của đĩa. Lúc này cửa D sẽ
là cửa hút còn cửa C là cửa đẩy. Quá trình này lặp đi lặp lại liên tục do đó bêtông
luôn luôn được cung cấp đầy đủ đến đường ống dẫn bêtông.
3.3.1.2. Bơm dẫn động cần và chân chống.
Để tạo áp suất cho chất lỏng dẫn động cần bơm và chân chống dùng loại
bơm pittông rôto hướng trục thân nghiêng không điều chỉnh được, loại bơm này
không thể thay đổi áp suất và lưu lượng dòng chất lỏng chính vì vậy giúp cho
việc điều khiển cầnvà chân chống được thuận lợi dễ dạng.
a) Cấu tạo:

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 42
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

3 4 5 6
2
7
1
8

14 13

12 10

11

Hình 3-6. Bơm dẫn động cần.


1-Trục; 2-Nắpbơm; 3-Vòng chặn; 4- Thân bơm; 5- Ổ đỡ; 6-Đĩa phân phối; 7-
Pittông; 8- Xilanh; 9- Vít; 10-Đế bơm; 11- Chốt; 12-Đường dẫn chất lỏng; 13-
Lỗ xả chất bẩn; 14-Đệm.
Cấu tạo của bơm gồm trục quay (1) được dẫn động bởi trục khuỷu động cơ.
Các pittông (7) đặt nằm trong xilanh (8) và đầu các pittông được gắn với đĩa
nghiêng. Đế bơm (10) được định vị trên thân bơm (4) nhờ chốt (11) và được lắp
chặt nhờ các đai ốc (9). Phía trước ổ đỡ trục (5) lắp đệm làm kín (14), nắp (2) và
vòng chặn (3). Lỗ (13) dùng để xả các chất bẩn trong bơm.
b) Nguyên lý làm việc:
Khi trục (1) quay làm cho đĩa nghiêng (6) quay theo dẫn đến các pittông (7)
chuyển động tịnh tiến trong các xilanh thủy lực (8). Các pittông ở phía tren có xu
hướng chuyển động ra xa khỏi xilanh (8) làm cho thể tích buồng xilanh tăng lên
đồng thời áp suất giảm xuống nên chất lỏng từ buồng chứa được hút vào trong
bơm. Các pittông ở bên dưới làm việc ngược lại so với trên để đưa chất lỏng có
áp suất cao đến các cơ cấu chấp hành.
3.3.1.3. Bơm dẫn động quả lắc.
a) Cấu tạo

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 43
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

2 3 4 5 6

10

9 8 7
Hình 3-7. Bơm dẫn động quả lắc.
1- Trục; 2-Đĩa nghiêng; 3-Thân bơm; 4-Pittông; 5-Xilanh; 6-Đế bơm; 7- Đường
dẫn chất lỏng; 8-Vành ma sát ;9-Lỗ xã chất bẩn; 10-Ổ đỡ trục.
Cấu tạo của bơm gồm trục (1) có hai đầu gôid trên hai ổ đỡ (10). Bên trong
thân bơm (3) là cụm xilanh thủy lực (5) được gắn trên trục. Các pittông thủy lực
(4) đặt ở trong cụm xilanh và đầu các pittông này tì đĩa nghiêng (2) thông qua
vành ma sát (8). Chất lỏng vào và ra khỏi bơm theo đường (7). Đế bơm được lắp
vào thân nhờ các đai ốc. Lỗ (9) dùng để xả chất bẩn ra khỏi bơm.
b) Nguyên lí làm việc.
Khi trục (1) quay làm cho cụm xilanh và pittông thủy lực gắn trên nó quay
theo. Các pittông ở phía trên có xu hướng chuyển động ra xa xilanh làm cho thể
tích buồng xilanh tăng lên đồng thời áp suất giảm xuống nên chất lỏng từ buồng
chứa được hút vào trong bơm. Còn các pittông bên dưới chuyển động theo hướng
ngược lại để đẩy chất lỏng có áp suất cao từ bơm đến cơ cấu chấp hành.
3.3.1.4. Bơm tăng cường.
a) Cấu tạo:

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 44
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

5 6 7 8 9

10

Hình 3-8. Bơm tăng cường


1-Vòng cao xu; 2-Vòng chặn; 3- Phớt làm kín; 4-Ổ đỡ trục; 5-Nắp bơm; 6-Bạc;
7-Vỏ bơm; 8-Bánh răng chủ động; 9-Bánh răng bị động; 10-Vít.
Cấu tạo của bơm gồm bánh răng chủ động (8) và bị động (9) được chế tạo
liền trục và lắp trong vỏ nhôm (7) được đậy kín bằng nắp (5) nhờ vít (10). Bạc
nối (6) là những gối đỡ trược cho các trục, đồng thời làm cữ mặt đầu của bánh
răng (8) và (9). Người ta giữ vị trí tương đối của bạc này so với bạc kia bằng các
mặt phẳng và sợi dây định vị.
Bạc nối (6) tự động ép vào bánh răng, nó không phụ thuộc vào độ mài mòn
bề mặt ma sát.Vòng cao su (1) cũng như phớt làm kín (3) ngăn sự rò rỉ của chất
lỏng ra khỏi bơm. Ở cuối trục bánh răng chủ động (8) được gia công rảnh then
hoa để nối bơm với động cơ bằng khớp nối.
b) Nguyên lý làm việc.
Khi động cơ hoạt động làm cho bánh răng chủ động (8) quay dẫn đến bánh
răng bị động (9) quay theo. Hai bánh răng quay ngược chiều làm cho thể tích
trước cửa hút tăng dẫn đến áp suất giảm nên chất lỏng được hút vào bơm.Chất
lỏng ra khỏi bơm có áp suất cao sẽ được đưa đến thiết bị công tác.
3.3.2. Các cơ cấu điều khiển thiết bị dẫn động thuỷ lực.
Các cơ cấu này dùng để thay đổi hướng chuyển động và điều chỉnh tốc độ
của khâu đi ra (các cần đẩy, các trục) trong động cơ thuỷ lực, cùng như để đảm
bảo cho các cơ cấu của xe bơm bêtông không bị quá tải. Việc điều chỉnh tốc độ
bằng cách thay đổi lượng tiêu thụ chất lỏng đưa vào động cơ thuỷ lực.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 45
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Để điều khiển công việc của thiết bị dẫn động thuỷ lực trong xe bơm bêtông
thì người công nhân sử dụng trực tiếp các cơ cấu điều khiển: áp lực trong ống
dẫn và trong hệ thống thiết bị dẫn động thuỷ lực, hướng chuyển động của dòng
chất lỏng công tác, trong đó bao gồm cả việc phân phối dòng này vào trong động
cơ thuỷ lực, lượng cung cấp (lưu lượng) chất lỏng tới các động cơ thuỷ lực.
Có hai chế độ điều khiển một số trong số các cơ cấu điều chỉnh tác dụng tự
động vào hệ thống điều khiển, còn một số khác thì đặt dưới sự kiểm soát của
người điều khiển.Cơ cấu để điều chỉnh áp lực thông thường là các thiết bị điều
chỉnh tự động. Trong đa số các trường hợp thì người công nhân điều khiển các cơ
cấu dùng để điều chỉnh hướng chuyển động và lượng tiêu thụ chất lỏng. Sự thay
đổi hướng chuyển động và lượng chất lỏng công tác đưa vào động cơ thuỷ lực sẽ
quyết định sự thay đổi tương ứng và tốc độ chuyển động của các cơ cấu trong hệ
thống bơm trên xe bơm bêtông.
Cơ cấu dùng để điều chỉnh áp suất, lưu lượng hoặc hướng của dòng chất
lỏng thường là các van và cụm van. Căn cứ vào chức năng của van, có thể chia
chúng thành ba nhóm chính: van một chiều, van an toàn và van giảm áp.
- Van một chiều :dùng để giữ cho chất lỏng chỉ chảy theo một chiều
nhất định. Theo kết cấu van một chiều bao gồm các loai :
+ Loại bi cầu.
+ Loại hình nón (côn).
+ Loại pittông.
Với hai loại trên tuy có kết cấu đơn giản, ít gây sức cản
nhưng khó đóng khít gây nên hiện tượng rò rỉ chất lỏng. Mặc dù van loại piston
đóng khít hơn vì khi đóng có thành xylanh dẫn hướng nhưng ma sát lớn hơn do
đó tổn thất thuỷ lực nhiều hơn.
- Van an toàn được sử dụng để bảo vệ các cơ cấu làm việc và các
thành phần thuỷ lực không bị quá tải và hạn chế áp lực chất lỏng trong hệ thống
ở một phạm vi cho phép. Phân loại theo chức năng làm việc chia các loại sau:
+ Van chống đỡ.
+ Van tràn.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 46
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Dựa vào nguyên lý hoạt động, ta chia van an toàn ra làm hai loại :
+ Van an toàn tác dụng trực tiếp : là van mà trong đó kích thước hình
học của cửa lưu thông được thay đổi chỉ do tác dụng của chất lỏng làm việc
 Van bi: đây là loại van có kết cấu đơn giản, giá thành chế
tạo rẽ.
Nguyên lý làm việc của van này dựa vào sự cân bằng áp lực của
chất lỏng và ứng lực lò xo tác dụng lên viên bi. Phạm vi sử dụng của loại van này
bị hạn chế bởi vì nó khó đóng khít, đồng thời khi đóng va đập vào đế van.
 Van côn: Mặc dù có cấu tạo hoàn thiện hơn so với van bi
nên độ kín khít tốt hơn. Tuy nhiên, khi đóng nắp van va đập vào đế van làm cho
bề mặt đế và van bị mài mòn nhanh chóng. Vì thế, ống dẫn và ống nối bị giản nỡ
ảnh hưởng đến tuổi thọ của hệ thống.
 Van pittông: Tương tự như van một chiều kiểu pittông và
thường được sử dụng trong hệ thống có lưu lượng chất lỏng lớn. Tuy nhiên, trong
trường hợp áp suất cho phép của hệ thống cao nhằm giảm bớt lực tác dụng
và kích thước của lò xo người ta thường sử dụng van pittông có tác dụng vi sai,
vì lúc này áp lực chỉ tác dụng lên một phần diện tích của van.
- Van an toàn tác dụng gián tiếp (hay tác dụng tuỳ động): là van mà
trong đó kích thước hình học của cửa lưu thông và số cửa lưu thông được thay
đổi không chỉ do tác dụng của dòng chất lỏng qua nó mà còn do tác dụng của cơ
cấu phụ. Người ta còn gọi van này là van an toàn có tác dụng tuỳ động.
+ Ưu điểm: van an toàn có tác dụng tuỳ động không những bảo vệ
cho hệ thống không bị quá tải mà còn ổn định được áp suất làm việc trong hệ
thống và không gây va đập trong van.
+ Nhược điểm: kết cấu phức tạp hơn so với van tác dụng trực tiếp.
Phạm vi ứng dụng: thường sử dụng để hạn chế áp lực khi truyền dẫn công suất
lớn.
- Van giảm áp: duy trì ở đường ra một áp lực cố định mà không phụ
thuộc vào áp lực ở đường vào của van.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 47
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Cũng như các hệ thống thuỷ lực khác, để đảm bảo chế độ làm việc ổn định
và truyền động theo ý muốn nên trong hệ thống truyền động thuỷ lực của xe bơm
bêtông người ta trang bị các van : van an toàn, van một chiều, van giảm áp .v.v...
Tuỳ theo cơ cấu chấp hành và áp lực của chất lỏng mà ta bố trí cho phù hợp.
Mặc dù, van an toàn có tác dụng tuỳ động vừa bảo vệ cho hệ thống khỏi
quá tải vừa ổn định được áp suất làm việc nhưng do kết cấu phức tạp, giá thành
đắt nên với việc truyền dẫn công suất không quá lớn, trên xe bơm bêtông
Putzmeister , ta có thể sử dụng van an toàn có tác dụng trực tiếp.
3.3.2.1. Cơ cấu điều chỉnh dòng chảy.
a) Van một chiều.
Được dùng để cho chất lỏng chảy theo một chiều và không cho chất lỏng
chảy theo chiều ngược lại. Chúng được phân chia theo kết cấu (kiểu bi và kiểu
côn) và theo nguyên tắc tác dụng (không điều khiển được và điều khiển được).
Hệ thống truyền động thuỷ lực xe bơm bêtông Putzmeister sử dụng loại van một
chiều không điều chỉnh được.
a.1) Kết cấu:
1 2 3

4
A

6
B 5

Hinh 3-9. Van một chiều.


1-Thân van; 2-Van pittông; 3-Nắp van; 4-Bulông; 5-Lò xo; 6-Đế van.
Cấu tạo của van một chiều gồm van pittông (2) đặt trong thân van (1). Bên
trong của van đặt lò xo (5) để ép van vào đế (6). Nắp van được lắp vào thân van
nhờ các đai ốc (4).
a.2) Nguyên lý làm việc:

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 48
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Chất lỏng có áp suất cao đi đến khoang A, dễ dàng thắng trở lực của lò xo
(5) và chảy vào khoang B lớn hơn áp lực trong khoang A, sực chênh lệch áp lực
trong đó càng lớn chừng nào, thì van pittông (2) càng bị ép mạnh vào đế tựa (6)
chừng ấy. Như vậy, chất lỏng chỉ có thể chảy từ khoang A sang khoang B. Quá
trình chảy ngược lại của chất lỏng không thể xảy ra vì áp lực của chính chất lỏng
đó sẽ ép chặt mặt trong của van sau khi đã đi qua lỗ khoan trên thân van pittông..
a.3) Vị trí đặt van và công dụng của nó.
Van mäüt chiãöu

Hinh 3-10. Các vị trí đặt van một chiều


Khi pittông di chuyển từ phải sang trái thì van một chiều cho dòng chảy
luôn qua van tiết lưu theo một hướng nhờ vậy sẽ giảm chấn cho pittông.
Trong quá trình làm việc một lượng dầu từ bơm chính sẽ được đưa về thùng
chứa, van một chiều sẽ nối thông đường dầu cung cấp từ bơm tăng cường đến
đường hút của bơm chính để bù vào lượng dầu chảy về thùng chứa.
b) Van một chiều có tác dụng khoá lẫn.
Về cơ bản nó được kết hợp từ hai van một chiều nhưng dòng chất lỏng qua
mỗi van vẫn thay đổi được nhờ tín hiệu điều khiển áp suất của van kia.
b.1) Cấu tạo.
1 2 3 4 5

B1 B1 B1 B1

A1 A1 A1 A1

Hình 3-11. Van một chiều tác dụng khóa lẫn.


1-Thân van; 2-Đường dẫn chất lỏng; 3-Viên bi; 4-Pittông; 5-Lò xo định vị.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 49
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

b.2) Nguyên lý làm việc.


Ban đầu khi chưa có dòng chất lỏng đưa đến van thì hai lò xo áp lực (5) sẽ
ép chặt hai viên bi (3) lên thân van (1) làm cho dòng chất từ động cơ thuỷ lực
không thể chảy ngược về van theo đường B1 và B2 . Khi dòng chất lỏng chảy từ
A1 qua B1 hoặc từ A2 qua B2 theo nguyên lý van một chiều. Nhưng đồng thời dòng

chất lỏng cũng tác dụng lên pittông (4) dịch sang phải làm cho cân pittông đẩy
viên bi dịch chuyển theo ép lò xo áp lực lại khi đó sẽ có một dòng chất lỏng
chảy từ B2 về A2 .
b.3) Vị trí đặt van và công dụng của nó.

Van mäüt chiãöu taïc


duûng khoïa láùn

Hình 3-12. Vị trí đặt van một chiều khóa lẫn


Van một chiều có tác dụng khóa lẫn thường được đặt phía trước cửa vào
của các xilanh thủy lực.Công dụng: giữ cho pittông đứng yên tại một vị trí khi
không có dòng chất lỏng đưa đến bơm qua đó giữ cho cần bơm không luôn đứng
yên khi người điều khiển không điều khiển cần. Nếu không có van khoá lẫn trong
quá trình điều khiển cần bơm bêtông nếu các van phân phối bị hỏng cần sẽ bị rơi
tự do rất nguy hiểm.
c) Van một chiều bổ sung.
c.1) Cấu tạo.
1 2 3 4 5

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 50
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Hình 3-13. Kết cấu van một chiều bổ sung


1- Thân; 2- Piston; 3- Lò xo; 4- Vòng đệm kín; 5- Ống nối.
Van một chiều bổ sung được nối với bơm chính bằng ống nối (5) và thân
van (1) được nối thông với đường hồi. Lò xo (3) giữ cho piston (2) luôn ép vào
thân van. Ngoài ra, vòng đệm (4) để tránh sự rò rỉ chất lỏng qua van.
c.2) Nguyên lý làm việc :
Khi bơm cấp chất lỏng vào van lớn thì áp lực của dòng chất này hơn áp
lực chất lỏng trong đường hồi, lúc này piston (2) dưới tác dụng của lò xo (2) và
áp lực chất lỏng cấp vào bị ép vào đế tựa và ngăn không cho chất lỏng chảy sang
ống tháo. Khi bơm hút chất lỏng sẽ tạo tra độ chân không trên đường ống (5) làm
cho áp lực từ đường hồi thắng được lực cản của lò xo ép pittông (2) sang phải nối
thông đường dẫn chất lỏng từ đường hồi đến bơm để bù vào lượng dầu cho bơm
chính làm việc ổn định.
c.3) Vị trí đặt van và công dụng của nó

Van mäüt chiãöu


bäø sung

Hình 3-14. Vị trí đặt van một chiều bổ sung.


Van một chiều bổ sung được đặt ở cửa vào của bơm chính nhằm mục đích
bổ sung dầu cho mạch điều khiển bơm bêtông.
d) Bộ phân phối thuỷ lực.
Bộ phân phối thuỷ lực dùng để đổi nhánh dòng chảy của chất lỏng ở các nút
của lưới đường ống và phân phối chất lỏng vào các đường ống theo một quy luật
nhất định. Nhờ vậy có thể đảo chiều của bộ phận chấp hành (động cơ thuỷ lực)
hoạc điều khiển nó chuyển động theo một quy luật nhất định.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 51
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Chất lỏng từ bơm trước khi đến động cơ thuỷ lực thường bộ phân phối, đây
là nơi tập trung các đầu mối lưu thông của chất lỏng. Nói chung nó có hai phần
chính : vỏ và bộ phận đổi nhánh. Ở vỏ khoét các lỗ lưu thông nối với các lưới
ống của hệ thống thuỷ lực. Bộ phận đổi nhánh có thể di chuyển tương đối so với
vỏ để phân phối chất lỏng vào các cửa lưu thông. Bộ phận đổi nhánh có thể là
pittông bật, ngăn kéo, núm xoay…
Dựa vào kết cấu có thể chia bộ phân phối thuỷ lực ra làm hai loại:
- Loại con trược phân phối.
- Loại khoá phân phối
Dựa vào phương pháp điều khiển bộ phân phối thuỷ lực chia làm ba loại:
- Loại điều khiển bằng tay.
- loại điều khiển bằng thuỷ lực.
- Loại điều khiển bằng nam châm điện.
Dựa vào số cửa và vị trí làm việc bộ phân phối thuỷ lực chia ta làm nhiều
loai:
- Loại hai cửa hai vị trí.
- Loại ba cửa hai vị trí.
- Loại bốn cửa hai vị trí.
- Loại ba cửa ba vị trí.
- Loạibốn cửa ba vị trí.
Trên xe bơm bêtông Putzmeister sử dụng chủ yếu là các loại con trược
phân phối được điều khiển bằng tay, thuỷ lực, nam châm điện với nhiều vị trí làm
việc và cửa khác nhau.Ta gọi chúng là các van đảo chiều.
d.1) Van phân phối bốn cửa hai trạng thái điều khiển bằng nam châm
điện.
d.1.1) Cấu tạo.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 52
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

1 2 3 4 5 6

T AP B

Hình 3-15. Van phân phối điều khiển bằng điện.


1-Cuộn hút; 2- Lõi sắt từ; 3-lò so hồi vị; 4-Thân van phân phối; 5-Con trược
phân phân phối; 6-Dẫn hướng.
Cấu tạo của van bao gồm con trược phân phối (5) đặt trong thân van (4).
Khi không làm việc thì con trược luôn nằm ở vị trí trung gian và được định vị
nhờ hai lò xo (3) có một đầu tì lên vai con trược, đầu còn lại của lò xo tì lên bạc
dẫn hướng (6). Hai lõi sắt từ (2) được đặt ở hai đầu trục của con trược. Cuộn dây
(1) đặt lồng bên ngoài lõi sắt.
d.1.2) Nguyên lí làm việc.
Khi pittông của bơm bêtông đến cuối hành trình làm việc thì cảm biến hành
trình nhận tín hiệu và truyền tín hiệu điện đến để cung cấp điện cho một trong hai
cuộn dây (1) thì nó hút con trượt di chuyển về phía cuộn dây có điện và nó mở
đường thông từ đường P qua A đến bộ phận công tác đồng thời nối thông đường
từ bộ phận công tác qua B đến T và về thùng chứa hoặc ngược lại. Chính nhờ sự
thay đổi vị trí con trược phân phối trong van dẫn đến thay đổi chiều làm việc của
bộ phận công tác.
d.1.3) Vị trí đặt van và công dụng của nó.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 53
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Van van phán


phäúi âiãöu khiãøn
bàòng âiãûn tæì

P A B T T B

T B A P P A

Hình 3-16. Vị trí đặt van phân phối điều khiển bằng điện từ.
Van phân phối điều khiển bằng điện từ được đặt trước các van phân phối
thủy lực đảo chiều cung cấp chất lỏng đến xilanh điều khiển quả lắc và xilanh
đảo chiều cung cấp của bơm chính. Khi nhận tín hiệu từ cảm biến hành trình thì
van phân phối điều khiển đảo chiều đồng thời các van phân phối thủy lực làm
cho bơm bêtông và quả lắc luôn luôn làm việc đúng vị trí.
d.2.) Van phân phối bốn cửa ba trạng thái điều khiển bằng tay.
d.2.1) Cấu tạo.

2 3 4 5

T A P B
8 7

4:1
Hình 3-17. Van phân phối điều khiển bằng tay.
1-Nắp van; 2-Cần điều khiển; 3-Vít; 4-Thân van; 5-Con trượt; 6-Lò xo; 7- Vòng
làm kín; 8-Cơ cấu định vị con trượt.
Cấu tạo của van gồm con trượt phân phối (5) được đặt trong thân của van,
hai đầu của nó có hai lò xo (6) tì lên nắp van (1) để giữ cho con trượt luôn ở vị trí
trung gian khi van không làm việc. Cần (2) có nhiệm vụ điều khiển vị trí làm

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 54
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

việc của con trượt. Cơ cấu định vị (8) giữ cho con trượt luôn ở vị trí do cần điều
khiển.
d.2.2) Nguyên lí làm việc.
Ban đầu khi người điều khiển chưa điều khiển cần thì con trượt (5) sẽ ở vị
trí trung gian và được định vị bởi hai lò xo (6) và cơ cấu định vị (8). Lúc này các
đường dẫn chất lỏng không được đưa qua van.Giả sử người công nhân gạt cần
sang phải tạo áp lực thắng được áp lực của lò xo (6) bên trái làm cho con trượt
(5) dịch chuyển sang trái lúc này đường cấp Psẽ được nối thông với đường A để
đưa chất lỏng đến cơ cấu chấp hành, đường B sẽ được nối thông với đường hồi T
để đưa chất lỏng về thùng chứa.
d.2.3) Vị trí lắp đặt và công dụng.
Các van loại này được đặt ở cửa vào của các cơ cấu chấp hành như: môtơ
thuỷ lực dẫn động cánh khuấy,môtơ thuỷ lực dẫn động bơm nước, xilanh thuỷ
lực chân chống, môtơ thuỷ lực quay chân chống. Do điều khiển bằng tay nên các
van này được bố trí bên ngoài thân xe, và chúng được điều khiển khi bơm bêtông
chưa làm việc hoặc đã làm việc xong. Mục đích của van laọi này làm đảo chiều
hoạt dộng của cơ cấu chấp hành.
Van phán phäúi âiãöu
khiãøn bàòng tay

P T

Hình 3-18. Vị trí đặt van phân phối điều khiển bằng tay.
d.3) Van phân phối bốn cửa ba trạng thái điều khiển bằng thuỷ lực.
d.3.1) Cấu tao.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 55
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

1 2 3 4

T A P B
6

Hình 3-19. Van phân phối điều khiển bằng thuỷ lực.
1-Nắp van; 2-Thân van; 3-Con trược phân phối; 4-Đường dẫn chất lỏng điều
khiển; 5-Lò xo định vị; 6- Đệm làm kín.
Cấu tạo của van gồm con trược phân phối (3) được đặt trong thân van, con
trược này được định vị nhờ hai lò xo (5) ép lên vai trục của nó.Hai đầu của thân
van được bắt hai nắp để thuận lợi cho việc tháo lắp.Trên thân van được khoan hai
lỗ (4) để dẫn chất lỏng đưa đến điều khiển con trược. Giữa mối ghép của thân và
nắp van được lồng vào đệm làm kín (6) để ngăn không cho chất lỏng rò rỉ ra bên
ngoài.
d.3.2) Nguyên lí làm việc.
Ở trạng thái bình thường, khi chưa có chất lỏng đưa đến đường ống (4) thì
con trược sẽ được hai lò xo ở hai đầu con trược định vị cho nó ở vị trí trung gian.
Lúc này chất lỏng không được cung cấp đến các xilanh thủy lực. Khi có chất
lỏng đưa đến điều khiển con trược thì chất lỏng có áp suất cao sẽ được đưa đến
một xilanh đồng thời chất lỏng ở xilanh kia sẽ đưa qua van về thùng chứa.
d.3.3) Vị trí đặt van và công dụng của nó

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 56
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

B T

A P

Van phán phäúi âiãöu


khiãøn bàòng thuíy læûc

Hình 3-20. Vị trí đặt van phan phối điều khiển bằng thủy lực trong mạch.
Van phân phối điều khiển bằng thủy lực được lắp trước cửa vào của các
xilanh điều khiển quả lắc và nó có nhiệm vụ đảo chiều cung cấp chất lỏng đến
các xilanh này, qua đó đảo vị trí làm việc của quả lắc.
3.3.2.2. Cơ cấu điều chỉnh áp suất.
a) Van an toàn.
a.1) Cấu tạo.

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Hình 3-21. Kết cấu của van an toàn


1- Thân; 2-Nút; 3- Đế tựa; 4- Van; 5- Đế; 6- Vòng đệm kín; 7- Cốc; 8- Lò xo; 9-
Niêm chì; 10- Vít; 11- Tấm đệm; 12- Nắp đậy
Cấu tạo van gồm: Thân (1) của van được chế tạo rỗng trong đó người ta
bố trí đế tựa (3). Đồng thời, cốc (7) được liên kết với thân (1) bằng ren và giữ
cho đế tựa khỏi di chuyển dọc thân. Van (4) được cân bằng bởi áp lực chất lỏng

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 57
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

và lò xo (8) được lắp trong cốc. Nút (2) trượt trong thân đế tựa (3) nhằm đảm bảo
cho sự đồng trục của van. Để thay đỗi ứng lực lò xo người ta điều chỉnh bằng vít
(10) và được cố định bởi nắp đậy (12). Sau khi điều chỉnh xong tiến hành niêm
chì (9) để giữ ở vị trí không đổi.
a.2) Nguyên lý làm việc :
Van an toàn được lắp đặt ống dẫn của hệ thống thuỷ lực. Chất lỏng có áp
lực đi vào thân (1), tác động lên mặt đầu của van.
Nếu áp lực chất lỏng nhỏ hơn ứng lực của lò xo thì lúc này van chưa làm
việc, chất lỏng tiếp tục đi vào cung cấp cho các khoang công tác của các cơ cấu
làm việc.
Nếu áp lực của chất lỏng đủ lớn thắng được ứng lực của lò xo, lúc này van
an toàn hoạt động cho phép chất lỏng chảy qua van (4) thông với đường tháo
chất lỏng tránh được quá tải cho hệ thống.
a.3) Vị trí lắp đặt và công dụng của nó.
Van an toaìn

B T

A P

250 bar

360 bar

Hình 3-22. Sơ đồ bố trí van an toàn trong mạch thuỷ lực.


Van an toàn được đặt ở cửa ra của bơm điều khiển cần và bơm điều khiển
quả lắc, trước cơ cấu chấp hành. Các van này sẽ giới hạn áp suất làm việc ở cơ
cấu chấp hành. Tải bản FULL (file word 103 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Trong quá trình làm nếu việc áp suất dòng chất lỏng cung cấp từ bơm đến
cơ cấu chấp hành vượt quá giá trị giới hạn có thể làm hỏng các cụm hoặc chi tiết
trong cơ cấu, lúc này van an toàn sẽ mở đường thông từ bơm đến thùng chứa để

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 58
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

giảm bớt áp suất dòng chất lỏng từ bơm đưa đến và khi áp suất đạt giá trị giới
hạn thì van an toàn sẽ đóng lại để duy trì áp suất ổn định trong mạch.
Khi các pittông đến cuối hành trình thì nó sẽ đảo chiều chuyển động sẽ có
thời điểm pittông dừng lại trước khi đảo chiều trong khi đó bơm vẫn tiếp tục
cung cấp chất lỏng đến các xilanh, do chất lỏng không có khả năng chịu nén nên
làm cho áp suất trong mạch tăng lên một cách đột ngột dẫn đến làm hư hỏng
bơm, cơ cấu điều khiển và cơ cấu chấp hành. Lúc này van an toàn sẽ làm việc để
giữ cho áp suất trong mạch luôn ổn định và không vượt quá giá trị giới hạn.
b) Van giảm áp.
b.1) Cấu tạo.
1 2 3 4

8 7 6 5

Hình 3-23. Kết cấu của van giảm áp.


1-Thân van; 2-Van pittông; 3-Lò xo; 4-Nút đậy; 5-Van bi; 6-Đế van; 7-Lò xo; 8-
Tải bản FULL (file word 103 trang): bit.ly/2Ywib4t
Vít điều chỉnh. Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Cấu tạo van giảm áp gồm: thân van (1), van pittông (2) được đặt trong thân
van giảm áp và được định vị nhờ lò xo (3). Nút đậy (4) dùng để làm kín van hoặc
để tháo các chi tiết trong van giảm áp. Van bi tùy động (5) được đặt tùy động
trên đế van (6) lò xo (7). Ứng lực của lò xo (7) được điều chỉnh nhờ vít (8).
b.2) Nguyên lí làm việc.
Ban đầu khi áp lực chất lỏng tác dụng lên viên bi chưa đủ lớn thì viên bi (5)
bị ép chặt vào đế van (6). Khi đó van pittông (2) sẽ ở vị trí thấp nhất dưới tác
dụng của lò xo (3). Lúc này tiết diện lưu thông giữa buồng A và buồng B là lớn
nhất, vì vậy chất lỏng chảy tự do qua van giảm áp và áp suất trong buồng B bằng
áp suất do bơm đưa đến.

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 59
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát xe bơm bê tông Putzmeister

Khi áp suất ở cửa ra tăng lên nghĩa là áp lực tác dụng lên viên bi (5) và vượt
quá ứng lực của lò xo (7) thì viên bi được mở. Khi đó chất lỏng từ buồng B chảy
về phía nút (8) và đi vào lỗ trong van pittông (2) qua van bi thoát về thùng chứa.
Do áp lực khi đi qua tiết lưu ở đầu lỗ trong van pittông (2) bị tổn thất áp suất nên
áp lực trong pittông về phía trước tiết lưu lớn hơn so với áp lực buồng trên van
pittông (2). Do đó pittông (2) được đẩy sang bên phải cho đến khi cân bằng áp
lực chất lỏng và ứng lực lò xo tác dụng lên nó.
Khi pittông (2) được nâng lên, diện tích cửa lưu thông giữa buồng A và
buồng B bị hẹp lại, kết quả áp suất trong buồng A cao hơn áp suất trong buồng B.
Nếu vì một lý do nào đó, áp suất trong buồng B bị giảm xuống thì sự cân
bằng lực tác dụng lên van pittông (2) bị phá vỡ. Sở dĩ như vậy là vì áp lực tác
dụng lên van pittông (2) về phía đuôi giảm đi xo với trường hợp cân bằng trước.
Do đó lò xo (3) đẩy pittông (2) sang bên trái, mở rộng thêm diện tích lưu thông
giữa buồng A và buồng B. Kết quả là áp suất trong buồng B được tăng lên cho
đến khi trở về vị trí cũ.
Nếu trong quá trình làm việc, ta luôn luôn để cho một ít chất lỏng tháo qua
van bi tùy động thì nhờ hoạt động của van giảm áp tùy động mà áp suất sau van
được giữ luôn luôn không đổi và có trị số nhỏ hơn áp suất do bơm tạo ra. Có thể
tạo được áp suất ra theo ý muốn bằng cáhc điều chỉnh ứng lực của lò xo (7).
b.3) Vị trí đặt van và công dụng của nó.
Các van giảm áp nằm giữa các xilanh điều khiển cần bơm và van phân
phối của nó.
Do áp suất làm việc của các các xilanh thủy lực nâng hạ cần bơm khác nhau
nên trong mạch được lắp các van giảm áp trước cửa vào của van phân phối. Áp
suất ở cửa ra của các van giảm áp được điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện
làm việc của các xilanh thủy lực. Trong quá trình làm việc áp xuất trong các
xilanh thủy lực có thể tăng lên khi các pittông đến cuối hành trình làm việc, hoặc
áp suất có thể giảm xuống do tác dụng của các lực bên ngoài do đó van giảm áp
được lắp trong mạch với mục đích giảm áp suất được cấp từ nguồn xuống sao
3195989

SVTH :Trương Văn Minh Phú - Lớp : 02C4


Trang 60

You might also like