You are on page 1of 110

2015

GIÁO TRÌNH
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ VÀ THIẾT BỊ TIỆN NGHI
TRÊN Ô TÔ

2015 | PDF | 110 Pages TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT VĨNH

buihuuhanh@gmail.com LONG
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
MỤC LỤC
Trang tựa Trang
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Ô TÔ 1
1.1. Giới thiệu tổng quan 1
1.1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống điều hòa không khí 1
1.1.2. Ứng dụng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 2
1.2. Những vần đề cơ bản về nhiệt 3
1.2.1. Nhiệt năng 3
1.2.2. Sự trao đổi nhiệt 6
1.2.3. Các trạng thái của môi chất 8
1.2.5. Các quá trình nhiệt động 12
1.2.6. Mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ, áp suất và điểm sôi 17
1.2.6. Quá trình làm lạnh 19
1.2.7. Chu trình làm lạnh cơ bản 20
1.2.7.1. Nhánh áp suất cao 21
1.2.7.2. Nhánh áp suất thấp 22
1.3. Môi chất lạnh và dầu bôi trơn máy nén 23
1.3.1. Môi chất lạnh 23
1.3.1.1 Khái niệm 23
1.3.1.2. Đặc tính của môi chất lạnh 23
1.3.2. Dầu bôi trơn máy nén 29
1.3.2.1. Khái quát dầu bôi trơn 29
1.3.2.2. Lựa chọn và sử dụng dầu bôi trơn thích hợp 30
Chương 2: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ 31
2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 31
2.1.1. Nhiệm vụ 31
2.1.2. Yêu cầu 31
2.1.3. Phân loại 32
2.1.3.1. Phân loại theo phương pháp điều khiển 32
2.1.3.2. Phân loại theo vị trí của hệ thống trên xe 33
2.2. Hệ thống thông gió và sưởi ấm trên ô tô 35
2.2.1. Các chức năng chính của hệ thống thông gió và sưởi ấm 35
2.2.1.1. Điều khiển nhiệt độ 35

i
2.2.1.2 Điều khiển tuần hoàn không khí 37
2.2.1.3. Lọc và làm sạch không khí 38
2.2.2. Các bộ phận chính 39
2.2.2.1. Bảng điều khiển 39
2.2.2.2. Các cánh điều tiết không khí 40
2.2.2.3. Chức năng điều tiết dẫn khí vào 40
2.2.2.4. Chức năng điều khiển nhiệt độ ngõ ra 41
2.2.3. Các loại bộ sưởi 44
2.2.3.1. Hệ thống sưởi PTC (hệ số nhiệt dương) 44
2.2.3.2. Bộ sưởi ấm bằng điện 44
2.2.3.3. Bộ sưởi loại đốt nóng bên trong 45
2.2.3.4. Bộ sưởi ấm loại khớp chất lỏng 45
2.3. Hệ thống làm lạnh 46
2.3.1. Cấu tạo hệ thống làm lạnh 46
2.3.1.1. Máy nén 47
2.3.1.2. Van giảm áp và phớt làm kín trục 51
2.3.1.3. Công tắc nhiệt độ 52
2.3.1.4. Ly hợp từ 53
2.3.1.5. Giàn nóng 54
2.3.1.6. Bộ lọc 55
2.3.1.7. Van giãn nở 56
2.3.1.8. Giàn lạnh 57
2.3.2. Chu trình làm lạnh của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 57
2.4. Điều hòa không khí trên ô tô 60
2.4.1. Chọn chế độ làm việc cho hệ thống điều hòa không khí 60
2.4.2. Các mạch điều khiển hệ thống 61
2.4.2.1. Điều khiển bảo vệ máy nén qua công tắc áp suất 61
2.4.2.2. Điều khiển nhiệt độ 62
2.4.2.3. Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh 65
2.4.2.4. Điều khiển quạt giàn nóng 66
2.4.2.5. Điều khiển tan băng 67
2.4.2.6. Điều khiển bảo vệ đai dẫn động 69
2.4.2.7. Điều khiển máy nén 2 giai đoạn 69

ii
2.4.2.8. Điều khiển điều hoà kép (xe có hai giàn lạnh) 70
2.4.2.9. Điều khiển bù không tải 70
2.4.2.10. Điều khiển ngắt A/C khi nhiệt độ nước làm mát cao 71
2.5. Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ôtô 71
2.5.1. Khái quát 71
2.5.2. Các tín hiệu đầu vào 73
2.5.2.1. Cảm biến nhiệt độ trong xe 74
2.5.2.2. Cảm biến nhiệt độ môi trường 75
2.5.2.3. Cảm biến bức xạ mặt trời 75
2.5.2.4. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh 75
2.5.2.5. Cảm biến nhiệt độ nước 76
2.5.2.6. Một số cảm biến khác 76
2.5.3. Các kiểu điều khiển ngõ ra 77
2.5.3.1. Motor trợ động trộn khí 77
2.5.3.2. Motor trợ động dẫn khí vào 78
2.5.3.3. Motor trợ động thổi khí 79
2.5.4. Hoạt động điều khiển 80
2.5.4.1. Nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) 80
2.5.4.2. Điều khiển nhiệt độ dòng khí 81
2.5.4.3. Điều khiển dòng khí (thổi khí ra) 82
2.5.4.4. Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh 82
2.5.4.5. Điều khiển việc sưởi ấm 83
2.5.4.6. Điều khiển dòng khí trong thời gian quá độ 83
2.5.4.7. Điều khiển dẫn khí vào 84
Chương 3. THIẾT BỊ KIỂM TRA – SỬA CHỮA
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Ô TÔ
---oOo---
3.1 Những vấn đề cần lưu ý 86
3.2. Các loại đồng hồ đo áp suất chuyên dùng 88
3.2.1. Đồng hồ đo áp suất loại cơ khí 88
3.2.1.1. Cấu tạo 88
3.2.1.2. Hoạt động 89
3.2.2. Đồng hồ đo áp suất loại kỹ thuật số 90

iii
3.2.2.1. Cấu tạo 90
3.2.2.2. Hoạt động 90
3.3. Thiết bị kiểm tra rò hơi môi chất lạnh 92
3.3.1. Cấu tạo 93
3.3.2. Hoạt động 93
3.4. Máy nạp và thu hồi ga tự động 94
3.4.1. Chức năng máy nạp và thu hồi gas tự động 94
3.4.2. Đặc điểm kỹ thuật 94
3.4.3. Thiết bị nạp và thu hồi ga tự động COOLIOS – 2700BT 95
3.4.4. Mô tả thiết bị 96
3.4.5. Hoạt động 98
3.4.6. Ý nghĩa các biểu tượng 100
3.4.7. Nạp mối chất vào thiết bị 104
3.5. Nhiệt kế 105

iv
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Ô TÔ
---oOo---
1.1. Giới thiệu tổng quan
1.1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống điều hòa không khí
Hệ thống điều hòa không khí có mặt khắp mọi nơi như văn phòng làm việc, siêu thị … và
đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trên ô tô hiện nay. Đặc biệt là tại các nước nhiệt đới trong
đó có Việt Nam, được sinh hoạt và làm việc trong môi trường mát mẻ do hệ thống điều hòa
không khí tạo ra là nhu cầu của tất cả mọi người. Mặt khác hệ thống còn có chức năng sưởi ấm,
kiểm soát độ ẩm và lọc sạch không khí trong khoang xe vào mùa đông lạnh giá.
Như vậy, hệ thống điều hòa không khí có thể chia thành hai phần chính: hệ thống làm
lạnh và hệ thống sưởi.
Hệ thống sưởi được sử dụng và điều tiết lượng nhiệt từ nguồn nhiệt trong hệ thống làm
mát của động cơ hoặc sấy nóng các điện trở nhờ nguồn điện do máy phát điện ngay trên ô tô
tạo ra.
Hệ thống làm lạnh là một quá trình phức tạp có lịch sử phát triển lâu dài và hầu hết các
xe ô tô đều sử dụng hệ thống điều hòa không khí như một hệ thống tiêu chuẩn bắt buộc kể
từ năm 2010.
Nhiều người không thể nhớ hệ thống điều hòa không khí được sử dụng trên ô tô từ khi
nào mà chỉ biết rằng trong lịch sử phát triển của ô tô, hệ thống điều hòa không khí là một hệ
thống tương đối mới và nó chỉ được trang bị trên những xe đời mới sang trọng.
Qua nhiều giai đoạn phát triển, đến năm 1939 công ty ô tô Packard đã ứng dụng hệ
thống điều hòa không khí đầu tiên trên ô tô. Đó là khởi đầu cho việc ứng dụng các công
nghệ mới cho ô tô, lúc này hệ thống chưa có các công tắc để điều chỉnh nhiệt độ và luồng
không khí trong khoang xe được thổi từ sau ra trước.
Qua thời kỳ đầu hệ thống còn nhiều sai xót và tiếp tục được nghiên cứu cải thiện, đến
1969 hơn phân nữa xe bán ra ở Mỹ đều được trang bị hệ thống điều hòa không khí.
Và đến năm 2003, Susanna Robbins đã thống kê được khoảng 98 đến 99 phần trăm xe
ô tô ở Mỹ đều có lắp hệ thống điều hòa. Không chỉ trên xe du lịch mà nó còn được trang bị
cả trên các cabin xe tải và container. Một dấu hiệu cho thấy sự phổ biến và vai trò quan
trọng của hệ thống điều hòa không khí, trên hầu hết các xe có trang bị hệ thống này đều
được thiết kế mui kín là tiền đề cho sự thay đổi lớn trong thiết kế mang tính khí động học
phù hợp và tốc độ được tăng cao hơn.

1
Tuy nhiên, trước khi được ứng dụng trên ô tô. Hệ thống điêu hòa không khí đã trải qua
quá trình phát triển lâu dài và chủ yếu xuất phát từ nhu cầu làm mát trong sinh hoạt dân
dụng. Dưới đây là tóm tắt những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của hệ thống
điều hòa không khí dân dụng trước khi được ứng dụng rộng rãi trên ô tô.
-1758: John Hadly và Franklin phát hiện quá trình làm lạnh từ sự bay hơi.
- 1820: Michel Faraday nén và hóa lỏng được khí Amoniac
- 1830: John Gorrie thổi không khí lạnh để làm mát bệnh nhân, ý tưởng khởi đầu cho
nghiên cứu và chế tạo ra hệ thống làm lạnh
- 1851: James Harrision đã chế tạo ra máy tạo băng
- 1881: Hải quân Hoa kỳ đã chế tạo ra hệ thống dùng nước đá để làm mát cho tổng
thống James Garfield
- 1902: Willis Carrier đã chế tạo máy làm lạnh đầu tiên trên thế giới
- 1902: Trung tâm giao dịch chứng khoáng New York cho lắp đặt hệ thống làm lạnh
- 1906: Stuart Cramer đặt tên cho quá trình là “điều hòa không khí”
- 1914 Charles Gates là người đầu tiên sở hữu máy điều hòa tại nhà riêng.
- 1928: Thomas Midgley, Jr chế tạo thành công chất sinh hàn Freon (CFC)
- 1931: H.H Schultz và J.Q Sherman chế tạo máy điều hòa đầu tiên có kích thước nhỏ
gọn
- 1939 đến 1945: Ứng dụng công nghệ làm lạnh phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ II
- 1953: Hơn 1 triệu máy điều hòa được sử dụng trên toàn nước Mỹ
- 1957: Heirich Krigar chế tạo thành công máy nén kiểu ly tâm
- 1969 Neil Armstrong và Buzz Aldrin đi bộ trên mặt trăng với bộ quần áo có trang bị
máy điều hòa.
- 1987: Liên hợp Quốc ban hành nghị định thư Montreal nhằm cắt giảm sử dụng CFC,
bảo vệ và hồi phục tầng ozone.
- Đến nay, hầu hết các ô tô du lịch đều được trng bị hệ thống điều hòa không khí với
chất làm lạnh bắt buộc là R134a.
1.1.2. Ứng dụng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một thiết bị được sử dụng để tạo không gian
vi khí hậu thoải mái cho người lái xe và khách ngồi trên ô tô.
Hệ thống điều hòa không khí là thuật ngữ chung dùng để chỉ những thiết bị đảm bảo
không khí trong khoang xe ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Khi nhiệt độ trong khoang xe
cao, lượng nhiệt được lấy đi để giảm nhiệt độ gọi là “sự làm lạnh” và ngược lại khi nhiệt độ

2
trong khoang xe bị hạ thấp, nhiệt sẽ được cung cấp thêm để tăng nhiệt độ gọi là “sưởi ấm”.
Mặt khác, hơi nước được thêm vào hay lấy đi khỏi không khí để đảm bảo độ ẩm trong
khoang xe ở mức độ phù hợp. Vì lý do này, thiết bị thực hiện việc điều hòa không khí sẽ
gồm các cụm hệ thống làm lạnh, hệ thống sưởi, hệ thống điều khiển nhiệt độ và độ ẩm, hệ
thống thông gió... và hệ thống này phải đảm bảo được các chức năng chính sau:
+ Điều khiển nhiệt độ trong khoang xe.
+ Điều khiển lưu lượng không khí.
+ Điều khiển độ ẩm không khí.
+ Lọc sạch và khử độc không khí.
1.2. Những vần đề cơ bản về nhiệt
1.2.1. Nhiệt năng
Để định nghĩa một cách đơn giản, chúng ta xem “nhiệt” là năng lượng. Sự ăn khớp của
các bánh răng, sự quay của các bánh xe sẽ tạo ra ma sát và kết quả là sinh ra “nhiệt”. Sự đốt
cháy (lửa) phát ra nhiệt. Sự nung nóng của mặt trời phát nhiệt đến bề mặt trái đất...
Lượng nhiệt phù hợp sẽ tạo ra sự sống và sự thoải mái. Nhưng nếu lượng nhiệt quá cao
hoặc quá thấp sẽ gây ra sự khó chịu.
Điều khiển nhiệt độ có nghĩa là kiểm soát sự thoải mái, và hệ thống điều hòa không
khí là một phương pháp điều khiển nhiệt.
Tất cả các chất đều có chứa nhiệt. Một vài chất ta cảm thấy nóng khi chất đó ấm hơn
thân nhiệt của chúng ta. Khi một chất nào đó có nhiệt thấp hơn cơ thể chúng ta, ta nói rằng
chất đó lạnh. Lạnh đơn thuần là sự mất nhiệt.
Các nhà khoa học nói rằng một phép đo được gọi là “0 tuyệt đối” là điểm mà tại đó tất
cả nhiệt được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi đối tượng (sắp xỉ -273oC). Bất kỳ chất nào cao hơn
nhiệt độ “0 tuyệt đối” đều vẫn còn tồn tại một lượng nhiệt nhất định.
Điều hòa không khí là điều khiển nhiệt. Nhiệt là một dạng năng lượng không thể bị
phá hủy, nhưng có thể biến đổi sang dạng năng lượng khác. Hệ thống điều hòa không khí sử
dụng nhiệt và năng lượng từ động cơ trên xe để lấy đi sức nóng không mong muốn bên
trong khoang xe.
Một ví dụ về sự hoán đổi năng lượng là nung nóng chậu nước dưới ngọn lửa. Sức nóng
từ ngọn lửa sẽ làm tăng nhiệt độ của nước gây ra hiện tượng sôi nước. Khí hay hơi nước bay
ra từ nước sôi có thể tạo ra chuyển động cơ khí, đó là một dạng khác của năng lượng.
Song song với khái niệm về sức nóng và năng lượng nhiệt cũng xuất hiện khái niệm độ
lạnh.

3
Hình 1.1. Sự nung nóng của mặt trời tỏa nhiệt đến bề mặt trái đất
Nhiệt độ hoặc cường độ nhiệt được đo bằng nhiệt kế. Cường độ nhiệt quan trọng vì
vùng nhiệt độ mà con người cảm thầy thoải mái từ 21 - 270C (60 - 850F). Nếu nhiệt độ rơi
vào khoảng trên hoặc dưới vùng nhiệt độ này thì hành khách ngồi trong xe cảm thấy khó
chịu.

Hình 1.2. Nhiệt kế và các vùng nhiệt quan trọng


1. Vùng nhiệt thoải mái của con người 2. Điểm đóng băng của nước 3. Điểm sôi của nước
Nhiệt lượng được đo bằng đơn vị J hoặc BTU. Một khúc gỗ tiêu chuẩn có thể tạo ra
lượng nhiệt 1051 J. Để làm tăng nhiệt độ của 1g nước lên 10C phải tiêu tốn số năng lượng
bằng 4,2 J . Một lít xăng tạo ra lượng nhiệt năng sắp xỉ 117 MJ(Million Jun). Nhiệt năng có
thể chuyển thành cơ năng như động cơ làm xe chuyển động.
4
Hình 1.3. Nhiệt năng
1 gram = 0.0022 pound;
251 cal = 1 BTU;
1055 J = 1 BTU
170C = 62.60F
180C = 64.40F
Nhiệt truyền trong xe như thế nào?

Hình 1.3. Các nuồn nhiệt truyền vào bên trong ô tô


Khi lái xe hoặc đậu xe dưới ánh nắng mặt trời, Nhiệt sẽ được truyền vào trong khoang
xe từ nhiều nguồn khác nhau. Những nguồn nhiệt gồm:
+ Không khí môi trường xung quanh;
+ Tia nắng mặt trời;
+ Nhiệt động cơ;

5
+ Nhiệt mặt đường;
+ Nhiệt từ hộp số;
+ Nhiệt ống xã….
Tất cả chúng và những nguồn nhiệt đa dạng khác làm tăng nhiệt độ không khí trong
khoang xe. Lúc nhiệt độ môi trường cao (ví dụ 37oC vào ban ngày), nhiệt độ trong khoang
xe khi đỗ dưới ánh nắng mặt trời và cửa sổ đóng kính có thể lên tới 65 – 70oC.
Độ ẩm là lượng nước hoặc hơi nước có trong không khí. Độ ẩm không khí có thể thay
đổi từ dạng không khí khô 0% cho đến rất ẩm ướt 100%. Không khí lạnh ẩm làm cho
chúng ta có cảm giác lạnh hơn so với không khí khô ở cùng nhiệt độ. Không khí ẩm nóng
làm chậm khả năng tự làm mát cơ thể của con người qua cơ chế bốc hơi và chảy mồ hôi.
Cùng với nhiệt độ, độ ẩm quá mức làm cho con người cảm thấy khó chịu. Độ ẩm quá
mức cũng làm tăng vi khuẩn trong hệ thống điều hòa không khí. Hệ thống điều hòa không
khí trên ô tô không chỉ làm lạnh trong khoang xe mà còn lấy đi lượng hơi nước từ luồng
không khí đi vào khoang xe khi hệ thống điều hòa không khí hoạt động.
1.2.2. Sự trao đổi nhiệt
Trao đổi nhiệt là sự truyền dẫn nhiệt năng khi có sự chênh lệch nhiệt độ. Lượng nhiệt
năng trong quá trình trao đổi được gọi là nhiệt lượng và là một quá trình biến thiên. Quá
trình trao đổi nhiệt diễn ra theo hướng chuyển nhiệt năng từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có
nhiệt độ thấp.
Để làm mát khoang xe có nhiệt độ cao, giàn bay hơi (giàn lạnh) tạo ra khu vực có
không khí lạnh bên trong xe để truyền đến vùng không khí có nhiệt độ cao hơn. Khi không
khí nóng được truyền đến vùng lạnh này, nhiệt sẽ được lấy đi và truyền ra không khí bên
ngoài xe.
Cần phân biệt trao đổi nhiệt với cân bằng nhiệt, là quá trình trao đổi nhiệt giữa hai
hoặc nhiều vật chất tới khi đạt được một nhiệt độ chung.
Trao đổi nhiệt được tồn tại dưới ba hình thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
+ Dẫn nhiệt (hay tán xạ nhiệt) là sự truyền động năng giữa các nguyên tử hay phân
tử lân cận mà không kèm theo sự trao đổi phần tử vật chất. Hình thức trao đổi nhiệt luôn
diễn ra từ vùng có mức năng lượng cao hơn (có nhiệt độ cao) đến vùng có mức năng lượng
thấp hơn (có nhiệt độ thấp). Sự truyền nhiệt trong kim loại thông qua sự chuyển động của
các electron cũng là sự dẫn nhiệt. Dẫn nhiệt là cách truyền nhiệt đơn giãn nhất. Ví dụ về sự
dẫn nhiệt là nung nóng một đầu thanh kim loại. Nhiệt được cung cấp ở một đầu thanh kim
loại sẽ di chuyển dọc thanh kim loại đến đầu đối diện cho đến khi cả hai đầu có độ nóng

6
bằng nhau. Một số vật liệu như thép, đồng và nhôm có tính dẫn nhiệt tốt, một số vật liệu
như gỗ hoặc nhựa là chất dẫn nhiệt kém được dùng làm chất cách nhiệt.

Hình 1.4. Sự dẫn nhiệt


1. Nhiệt truyền từ đoạn giữa ra hai đầu mút 2. Thanh kim loại
3. Nuồn nhiệt 4. Đầu thanh kim loại còn nguội

+ Đối lưu nhiệt là một dạng khác của sự dẫn nhiệt, được thực hiện nhờ sự chuyển động
của chất lỏng hay chất khí giữa các vùng có nhiệt độ khác nhau hoặc sự truyền nhiệt từ một
hệ rắn sang một hệ lỏng (hoặc khí) và ngược lại. Người ta phân biệt giữa đối lưu tự nhiên
(dòng vật chất chuyển động nhờ nội năng trong chất lỏng, khí) và đối lưu cưỡng bức (dòng
chuyển động do ngoại lực tác dụng, ví dụ như quạt, bơm v.v...).
Đối lưu xảy ra khi nguồn nhiệt như động cơ truyền đến hệ thống làm lạnh. Khi năng
lượng tiềm ẩn của nhiên liệu được biến thành cơ năng và nhiệt năng do quá trình cháy trong
động cơ sẽ tỏa nhiệt ra môi trường. Chất lỏng trong hệ thống làm mát được bơm xuyên qua
động cơ và quá trình đối lưu sẽ truyền nhiệt của động cơ đến chất lỏng và đưa đến bộ làm
mát (két nước). Các lá tản nhiệt sẽ lấy nhiệt của chất lỏng bên trong bộ làm mát truyền đến
và nó sẽ được làm mát nhờ luồng không khí mát hơn thổi qua.

Hình 1.5. Sự đối lưu

7
+ Bức xạ nhiệt là một ví dụ khác của sự truyền nhiệt. Bức xạ nhiệt có thể truyền qua
mọi loại vật chất cũng như qua chân không. Tất cả các vật thể có nhiệt độ lớn hơn độ “0”
tuyệt đối (0K - độ Kelvin) đều đang bị bức xạ nhiệt. Trong bức xạ nhiệt, dòng nhiệt không
chỉ truyền từ nơi nóng sang nơi lạnh mà còn theo chiều ngược lại. Tuy nhiên, vì dòng nhiệt
từ nóng sang lạnh luôn luôn lớn hơn dòng nhiệt truyền từ lạnh sang nóng nên dòng nhiệt
tổng hợp luôn theo chiều từ nóng sang lạnh. Hiểu theo một cách khác, sự chênh lệch nhiệt
độ luôn nhỏ đi.

Hình 1.6. Điểm phát nhiệt


Bức xạ nhiệt xảy ra khi các tia nhiệt truyền từ vị trí nào đó đến một nơi khác mà
không làm nóng không khí hoặc kim loại khi tia nhiệt xuyên qua. Một chiếc ô tô trong một
ngày nắng dịu lạnh. Nếu đóng kính cửa sổ cách ly nội thất trong xe với không khí bên
ngoài, nội thất bên trong sẽ ấm hơn không khí bên ngoài. Điều này xảy ra vì ánh nắng mặt
trời xuyên qua không khí và tia sáng sẽ truyền tới nội thất và ngoại thất của xe. Khi tia sáng
này truyền tới bề nặt các chi tiết bên trong và bên ngoài xe, quang năng sẽ được chuyển
thành nhiệt năng làm ấm xe. Không khí lạnh bên ngoài vẫn bị tia sáng xuyên qua nhưng
chúng không bị nung nóng.
Trong thực tế, một hệ có thể bao gồm nhiều hình thức trao đổi nhiệt khác nhau. Ví dụ
trong vật rắn hình thức chủ yếu là dẫn nhiệt, tuy nhiên cũng có thêm bức xạ nhiệt, trong chất
lỏng hay khí có thêm đối lưu nhiệt. Dòng nhiệt còn phụ thuộc vào hình dạng của vật thể. Sự
bức xạ nhiệt có thể xảy ra giữa các mặt tiếp xúc, nhưng chủ yếu trong chân không. Chất khí
cũng có thể cho bức xạ nhiệt truyền qua.
1.2.3. Các trạng thái của môi chất
Các trạng thái của vật chất thường tồn tại ở thể rắn, lỏng và thể khí. Một chất rắn có
thể là một khối nước đóng băng, khi cấp nhiệt vào khối băng nó sẽ chuyển sang trạng thái

8
lỏng. Nếu ta tiếp tục thêm nhiệt vào nước lỏng đến 1000C, nước thể lỏng sẽ chuyển thành
thể hơi.

Hình 1.7. Sự thay đổi trạng thái của vật chất


1. Khối băng- thể rắn 2. Thể lỏng
3. Thể hơi hoặc khí 4. Nguồn nhiệt
Hệ thống điều hòa không khí hoạt động nhờ môi chất thể lỏng gọi là chất làm lạnh.
Chất làm lạnh trong hệ thống điều hòa không khí có chức năng luôn thay đổi trạng thái từ
lỏng sang khí và trở về thể lỏng qua các trạng thái biến đổi ẩn nhiệt.
Ẩn nhiệt là lượng nhiệt thêm vào hoặc lấy đi khỏi chất lỏng để làm nó thay đổi trạng
thái gọi là ẩn nhiệt vì ta có thể đo được lượng nhiệt đó bằng nhiệt kế. Ví dụ nếu ta nung
nóng 453 gam nước ở áp suất mực nước biển đến 1000C, ta phải cấp duy trì cho nó nhiệt
năng ít nhất 993030J để chuyển chúng thành hơi nước. Khi ta duy trì năng lượng này cho
nước, nhiệt độ nước cũng được duy trì. Nhiệt lượng thêm vào gọi là ẩn nhiệt, là nhiệt lượng
cần thiết để thay đổi trạng thái của một chất từ thể lỏng sang thể hơi.

Hình 1.8. Sự thay đổi ẩn nhiệt


1. Cấp nhiệt 2. Thể hơi 3. Thể lỏng
4. Lấy nhiệt 5. Thể rắn
9
a. Sự bay hơi (Ẩn nhiệt hóa hơi)
Sự bay hơi là thuật ngữ được sử dụng khi có đủ nhiệt thêm vào chất lỏng để chuyển nó
thành thể hơi. Ví dụ khi nước được đun sôi.
Trong hệ thống điều hòa không khí, ẩn nhiệt hóa hơi xảy ra bên trong bộ bay hơi (giàn
lạnh). Khi môi chất lạnh di chuyển qua giàn lạnh, nó sẽ hấp thụ nhiệt từ bên trong xe và bắt
đầu sôi. Khi nhiệt tiếp tục được hấp thụ, môi chất lạnh thay đổi từ thể lỏng áp suất thấp sang
thể hơi áp suất thấp.
Sự chuyển trạng thái từ thể lỏng sang thể hơi được gọi là sự làm lạnh. Trạng thái này
xảy ra ngay tại van giãn nỡ trong hệ thống điều hòa không khí ô tô.

Hình 1.9. Sự ẩn nhiệt hóa hơi


1. Hấp thu nhiệt tạo ra 1gram hơi nước 2. Tách nhiệt tao ra 1 gram nước nóng
Các dạng hóa hơi gồm:bay hơi là quá trình hóa hơi xảy ra trên bề mặt thoáng của chất
lỏng (xảy ra ở mọi áp suất và nhiệt độ); sôi là quá trình hóa hơi xảy ra trên bề mặt thoáng
và trong thể tích của chất lỏng tại các bọt hơi (chỉ xảy ra ở nhiệt độ xác định ứng với áp
suất đã cho).
b. Sự ngưng tụ (Ẩn nhiệt ngưng tụ)
Thuật ngữ này được dùng để mô tả ngược lại quá trình bay hơi. Nếu lấy đủ một lượng
nhiệt của một chất ở thể hơi ra khỏi chất đó, thì sự thay đổi trạng thái xảy ra. Môi chất ở thể
hơi sẽ chuyển sang thể lỏng.
Trong hệ thống điều hòa không khí, ẩn nhiệt ngưng tụ xảy ra bên trong bộ ngưng tụ
(giàn nóng). Giàn nóng bị môi chất lạnh lấy nhiệt đưa vào không khí môi trường. Vì môi
chất lạnh được làm nguội (mất nhiệt), nó sẽ ngưng tụ từ thể hơi áp suất cao sang thể lỏng áp
suất cao.
Sự chuyển trạng thái từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.
Trạng thái này xảy ra ngay tại giàn nóng trong hệ thống điều hòa không khí ô tô.

10
Hình 1.10. Sự ẩn nhiệt hóa hơi
1. Hấp thu nhiệt tạo ra 1gram hơi nước 2. Tách nhiệt tao ra 1 gram nước nóng
c. Sự đóng băng

Hình 1.11. Sự đóng băng của môi chất


Sự đóng băng là một dạng thay đổi trạng thái khác. Sự đóng băng là kết quả khi nhiệt
bị lấy đi khỏi chất lỏng cho đến khi nó trở thành thể rắn. Bất kỳ chất nào có nhiệt độ cao
hơn -273oC vẫn tồn tại một lượng nhiệt.

Hình 1.12. Sự chuyển pha của một đơn chất


Khí lý tưởng không có sự chuyển pha. Khí thực có sự chuyển pha (rắn, lỏng, khí)

11
Trong hệ thống điều hòa không khí phải tránh trạng thái đóng băng. Vì nếu điều này
xảy ra, các chi tiết trong hệ thống làm lạnh sẽ bị hư hỏng.
1.2.5. Các quá trình nhiệt động
Các quá trình nhiệt động trong phạm vi giáo trình này không nghiên cứu tính toán xác
định các thông số mà chỉ nghiên cứu phân tích tổng quát sự thay đổi các thông số ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của hệ thống điều hòa không khí.
Cần phân biệt hai dạng thiết bị nhiệt hay (còn gọi là máy nhiệt): máy nhiệt thuận chiều
và máy nhiệt ngược chiều. Máy nhiệt thuận chiều là các động cơ đốt trong, tua-bin khí…,
chúng biến đổi nhiệt năng thành cơ năng; và máy nhiệt ngược chiều là các hệ thống điều
hòa không khí, chúng biến đổi cơ năng thành nhiệt năng.
Các thông số trạng thái cơ bản của quá trình nhiệt động gồm: các đại lượng vật lý có
giá trị xác định ở một trạng thái nhất định mà không phụ thuộc vào quá trình; các thông số
trạng thái cơ bản như nhiệt độ, áp suất, thể tích riêng đo được trực tiếp; các hàm trạng thái
được tính toán qua các thông số trạng thái cơ bản.
Một số khái niệm và thông số cơ bản:
+ Nhiệt là dạng năng lượng trao đổi do chênh lệch nhiệt độ, ký hiệu Q[J, cal] hoặc q
[J/kg, cal/kg] và là hàm quá trình. Nhiệt chỉ xuất hiện ở ranh giới giữa hệ nhiệt động đang
xét và môi trường khi nó truyền qua. Hệ nhiệt không chứa nhiệt mà chỉ chứa năng lượng.
Nhiệt do hệ nhận mang dấu (+) và ngược lại.
+ Nhiệt dung riêng là nhiệt lượng cần để tăng nhiệt độ của một đơn vị đo lường vật
chất môi chất lên 1 độ. Nó phụ thuộc vào bản chất của môi chất, nhiệt độ và áp suất (có thể
bỏ qua ảnh hưởng của áp suất khi giá trị của nó không quá lớn), ký hiệu nhiệt dung riêng
đẳng áp: Cp, nhiệt dung riêng đẳng tích: Cv.
+ Công là dạng năng lượng thực hiện bởi hệ nhiệt động nếu tác động duy nhất của nó
lên môi trường có thể nâng được một vật có khối lượng nhất định, đơn vị đo [J, Nm].
Quá trình nhiệt động là quá trình biến đổi một chuỗi liên tiếp các trạng thái của hệ.
Điều kiện để có quá trình là có trao đổi nhiệt hoặc công với môi trường và có ít nhất một
thông số trạng thái thay đổi.
Các loại quá trình nhiệt động:
+ Quá trình cân bằng: môi chất biến đổi qua các trạng thái cân bằng (thực tế không tồn
tại quá trình cân bằng).

12
+ Quá trình thuận nghịch: là quá trình cân bằng và luôn có thể biến đổi ngược lại qua
các trạng thái cân bằng theo chiều thuận để trở về trạng thái ban đầu mà hệ và môi trường
không có sự thay đổi nào.
Theo định luật nhiệt động 1, ta có phương trình:
dq = du + pdv ;
dq = di – vdp
Trong đó: q - nhiệt lượng;
u - nội năng phụ thuộc áp suất;
i - nội năng phụ thuộc thể tích;
p - áp suất
v - thể tích
Phương trình trạng thái khí lý tưởng:
pv = RT
Trong đó: R - hằng số khí lý tưởng;
T - nhiệt độ.
Công thức xác định biến thiên u, i:
du = CvdT
di = CpdT
Phương trình của các quá trình đa biến:
dq = CvdT + pdv
dq = CpdT – vdp
dq = CndT
(Cn - Cp)dT = - vdp
 (Cn – Cp)/(Cn – Cv) = -vdp/pdv = n

dl kt  n
Đặt là số mũ đa biến  npdv + vdp = 0
dl
 n.dv/v + dp/p = 0
ln(vn) + ln(p) = const
pvn= const
p1v1n = p2v2n
Quá trình đa biến (Cn = const):
+ Quan hệ giữa các thông số trạng thái:
Từ pvn = const
13
n

p v 
 2
 1  ;
p  
1  v2 
1/ n
p 
 v  21

v  p1 
2

Từ P1v1 = RT1 và p2v2 = RT2


n 1
n 1
n
v   p2 
T 2   1   
T   p 
1
 v2   1
+ Công thay đổi thể tích:

C C n p
 n;
C p
 k C n  Cv
nk
C C n v C v
n 1

q= Δu + l12  l12 = q – Δu = (Cn – Cv)(T2 – T1)


R R RT  T 2 
C v

k 1
 l 12

n 1
T  
1 T2
1
n  1  T 1 

+ Công kỹ thuật: lkt12 = n.l12


+ Nhiệt trao đổi với môi trường:
q= Cn(T2 – T1) ; Q = Gq = GCn(T2 – T1)
+ Biến thiên entropi:
 
 s  C n ln  T 2 
dq dT
ds   Cn
T T T1 
Quá trình đoạn nhiệt (Cn = 0):
+ Phương trình của quá trình đoạn nhiệt:

dq = 0 
dq
 0 n 
C n  C p  k pvk = const
C n

T Cn  Cv
+ Quan hệ giữa các thông số trạng thái:
pvk = const
k

p v 
 2
 1  ;
p  
1  v2 

14
1/ k
p 
 v  2
1

v  p1 
2

Từ P1v1 = RT1
và p2v2 = RT2
k 1
k 1
k
v   p2 
T 2   1   
T   p 
1
 v2   1
+ Công thay đổi thể tích:
q= Δu + l12  l12 = q – Δu = – Cv(T2 – T1)
R R RT  T 2 
Cv  k 1
 l12    
k  1 T 1 T 2 k  1  T 1 
 1

+ Công kỹ thuật:
lkt12 = k.l12
+ Nhiệt trao đổi với môi trường:
Q = 0; Q = 0
+ Biến thiên entropi:
dq
ds   0  s  0
T
Quá trình đẳng nhiệt (Cn = +/- ∞):
+ Phương trình của quá trình đẳng nhiệt:
dT = 0
dq
 C n
  
dT

 n
C C n p
1
C C n v

pv = const
+ Quan hệ giữa các thông số trạng thái:
pv = const

p v
  2 1

p v 1 2

T = const
 T2 = T1

15
+ Công thay đổi thể tích, nhiệt lượng trao đổi:
q= Δu + l12 ; Δu = CvdT = 0  l12 = q
v2 v2  v2   p
RT    RT ln  1
l12   pdv   v dv  RT ln
   
v1 v1  v1   p
2

+ Công kỹ thuật: lkt12 = l12


+ Biến thiên entropi:

RT      p
ln  v 2   R ln  v2   R ln 
dq q 
ds   s   
1

   
T T T  v1   v1   p
2

Quá trình đẳng áp (Cn = Cp):


+ Phương trình của quá trình đẳng áp:

Cn = Cp  n 
C C n p
 0  p= const
C C n v

+ Quan hệ giữa các thông số trạng thái:


p = const  p2 = p1

n=0 T 2
 v2
T 1 v
1

+ Công thay đổi thể tích:


v2
l12   pdv  pv  v  2 1
v1
+ Công kỹ thuật:
lkt12 = n.l12 = 0
+ Nhiệt lượng trao đổi:
Q = G.Cp.(T2 – T1)

+ Biến thiên entropi:


 
s  C p ln  T 2   C p ln  v 2 
 
   
 T1   v1 
Quá trình đẳng tích (Cn = Cv):
+ Phương trình của quá trình đẳng tích:

C C n p
Cn  Cv  n   
C C n v

v = const
16
+ Quan hệ giữa các thông số trạng thái:
v = const  v2 = v1

T p
n  2
 2

T 1 p
1

+ Công thay đổi thể tích:


v2
l12   pdv  0
v1
+ Công kỹ thuật:
p2
l12    vdp  v p  p 1 2
p1

+ Nhiệt lượng trao đổi:


Q = G.Cv.(T2 – T1)
+ Biến thiên entropi:
 
s  C v ln  T 2   C v ln  v2 
 
   
T1   v1 

Hình 1.13. Biểu diễn quá trình đa biến bất kỳ trên đồ thị p-v và T-s
1.2.6. Mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ, áp suất và điểm sôi
Mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ, áp suất và điểm sôi về mặt lý thuyết được thể
hiện qua các quá trình nhiệt động của môi chất và được trình bày cụ thể trong học phần
nhiệt kỹ thuật.

17
Trong hệ thực tế, khi chúng ta nghiên cứu một hiện tượng vật lý mô tả mối quan hệ
giữa áp suất và nhiệt độ tại thời điểm mà một chất lỏng bắt đầu bay hơi, tại thời điểm đó
được gọi là “điểm sôi”. Và quy luật này thay đổi như sau: “Nếu áp suất của chất lỏng tăng,
điểm sôi của chất lỏng đó sẽ tăng và ngược lại, nếu áp suất tác dụng lên chất lỏng thấp thì
điểm sôi của nó sẽ thấp”.
Nói cách khác, nước trong chân không sẽ sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC nhưng ngược
lại nước trong nồi áp suất hoặc nước trong hệ thống làm mát động cơ sôi ở nhiệt độ cao hơn
100oC.

Hình 1.14. Giá trị áp suất và điểm sôi bên trong két nước
Như vậy để tăng hoặc giảm điểm sôi của một chất, chúng ta phải tạo ra áp suất trên
chất đó. Tăng áp suất sẽ tăng điểm sôi. Để giảm điểm sôi, ta phải giảm áp suất.
Ví dụ: Khi hệ thống làm mát động cơ được bịt kín và đặt dưới áp suất, điểm sôi của
nước sẽ lớn hơn 100oC. Nhưng khi nắp áp suất của két nước được mở ra, ngay lập tức làm
giảm điểm sôi của nước.
Điểm sôi của nước
Áp suất trên Nhiệt độ Áp suất trên Nhiệt độ
mực nước biển (0C) mực nước biển (0C)
0 100 69.0 116.8
13.8 103.4 82.7 120.1
27.6 106.8 96.5 123.1
41.4 110.1 110.3 126.8
55.2 113.4
Bàng 1.1. Biểu đồ sôi của nước thay đổi khi thay đổi lực tác dụng
Khi so sánh với két nước trong ví dụ trên, chất được sử dụng trong hệ thống điều hòa
không khí được gọi là môi chất lạnh, nó cũng có điểm sôi ở nhiệt độ khác nhau tùy thuộc
vào áp suất.

18
Hình 1.15. Nhiệt độ sôi khác nhau của các môi chất khác nhau
1. Dầu bôi trơn; 2. Nước; 3. Chất có cồn
4. R134a; 5. R12; 6. Nhiệt độ 0 tuyệt đối
1.2.6. Quá trình làm lạnh
Ta cảm thấy lạnh sau khi bơi ngay cả trong một ngày nóng. Điều đó do nước trên cơ
thể đã lấy nhiệt khi bay hơi khỏi cơ thể.

Hình 1.16. Trạng thái bay hơi khi có nhiệt độ cao (nóng).
Một bình có khóa được đặt trong hộp cách nhiệt tốt, trong bình chứa một loại chất lỏng
dễ bay hơi ở nhiệt độ thường. Khi mở khóa, chất lỏng trong bình sẽ lấy đi một lượng nhiệt
cần thiết từ không khí trong hộp để bay hơi thành thể khí và thoát ra khỏi bình. Lúc đó,
nhiệt độ không khí trong hộp sẽ giảm xuống thấp hơn lúc trước khi khóa mở.
19
Cũng tương tự như vậy, ta cảm thấy lạnh khi bôi cồn lên cánh tay, cồn lấy nhiệt từ
cánh tay khi nó bay hơi.

Hình 1.17. Cồn bay hơi làm giảm nhiệt độ vùng da bị tiếp xúc
Ta có thể ứng dụng hiện tượng tự nhiên này để chế tạo thiết bị làm lạnh bằng cách cho
chất lỏng lấy nhiệt từ một vật nào đó khi chất lỏng bay hơi. Ta có thể làm lạnh một vật bằng
cách này, nhưng phải thêm chất lỏng vào bình vì nó bay hơi và môi chất sẽ hết. Cách này
không hợp lý, vì vậy người ta chế tạo thiết bị làm lạnh hoạt động hiệu quả hơn bằng phương
pháp ngưng tụ khí thành dạng lỏng sau đó lại làm bay hơi chất lỏng.
1.2.7. Chu trình làm lạnh cơ bản

Hình 1.18. Chu trình làm lạnh cơ bản


Chất lỏng sẽ thu nhiệt khi thay đổi từ thể lỏng sang thể khí và chất lỏng sẽ tỏa nhiệt
khi chuyển từ thể khí sang thể lỏng

20
Đối với hệ thống điều hòa không khí, để hoạt động hiệu quả môi chất lạnh phải được
sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình nêu trên. Vì lý do này, tất cả các hệ thống điều hòa
không khí đều sử dụng cùng một chu trình nén, ngưng tụ, giãn nở và bay hơi trong hệ kính.
Cùng một chất làm lạnh được sử dụng để lấy nhiệt ngay tại nơi cần làm mát cho chính
nó và đưa nhiệt này đến một nơi khác.
 Môi chất được đưa vào máy nén ở thể hơi có áp suất thấp, nó được nén lại và đẩy ra
khỏi máy nén ở thể hơi có áp suất cao.
 Dòng khí áp suất cao được đưa đến bộ ngưng tụ (giàn nóng). Tại đây hơi được ngưng
tụ thành thể lỏng và tỏa nhiệt ra không khí môi trường.
 Môi chất thể lỏng áp suất cao sau đó được đưa đến van giãn nở (van tiết lưu). Van
này hạn chế dòng chất lỏng đi qua nó và làm giảm áp suất xuống thấp hơn khi nó
rời khỏi van giãn nở.
 Dòng chất lỏng có áp suất thấp sau đó di chuyển đến bộ bay hơi (giàn lạnh), tại đây
nhiệt từ không khí môi trường bị chất lỏng hấp thụ và làm thay đổi trạng thái môi
chất từ thể lỏng trở về thể hơi.
 Ngay khi môi chất biến thành thể hơi có áp suất thấp và nóng, môi chất được di
chuyển đến máy nén. Tại đây chu trình lặp lại tiếp tục được bắt đầu.
Chú ý rằng bốn giai đoạn của chu trình được phân chia thành hai nhánh áp suất cao và
nhánh áp suất thấp. Điều này có liên quan đến áp suất của môi chất ở mỗi nhánh.
1.2.7.1. Nhánh áp suất cao
Môi chất lạnh R134a thể hơi sẽ đi vào máy nén và nén môi chất dạng hơi lên áp suất
và nhiệt độ cao. Sau đó R134a thể hơi sẽ được luân chuyển cùng với dầu bôi trơn đến giàn
ngưng tụ. Khi môi chất dạng hơi ở áp suất và nhiệt độ cao di chuyển qua giàn ngưng tụ,
nhiệt sẽ được lấy đi nhờ không khí môi trường xung quanh mát hơn thổi qua các đường ống
của giàn ngưng tụ và môi chất sẽ ngưng tụ từ thể hơi sang thể lỏng. Khi môi chất ở thể lỏng
có áp suất và nhiệt độ cao di chuyển qua giàn ngưng tụ, qua bộ lọc và hút ẩm xuyên qua van
giãn nở (van tiết lưu) có đường kính lỗ định lượng nhỏ, tại đây môi chất được cung cấp một
lượng rất hạn chế chống lại sức nén của máy nén.

21
Hình 1.19. Nhánh áp suất cao
1.2.7.2. Nhánh áp suất thấp
Sức hút từ máy nén hút R134a thể lỏng có áp suất và nhiệt độ cao đi qua lỗ định lượng
trên van giãn nỡ và đi vào nhánh áp suất thấp của hệ thống điều hòa không khí. Lúc này môi
chất R134a có áp suất và nhiệt độ thấp sẽ bay hơi, tại đây nhiệt từ trong khoang xe được
thổi qua bề mặt giàn lạnh sẽ bị hấp thụ nhiệt nhờ môi chất lúc này có nhiệt độ lạnh hơn.
R134a sau đó di chuyển qua giàn bay hơi vào máy nén. Chu trình điều hòa không khí bắt
đầu lặp lại khi R134a thể hơi được máy nén hút và nén dưới nhiều trạng thái áp suất khác
nhau.

Hình 1.20. Nhánh áp suất thấp


Sự truyền nhiệt diễn ra khi R134a trong nhánh áp suất thấp luôn lạnh và có khả năng
hấp thụ lượng nhiệt lớn từ không khí đi xuyên qua giàn lạnh. R134a trong nhánh áp suất cao
luôn nóng và nó trở nên mát hơn khi có không khí môi trường xung quanh được thổi xuyên
qua giàn nóng và hấp thụ nhiệt của môi chất.

22
Hình 1.21. Chu trình khép kính của hệ thống điều hòa không khí cơ bản
1.3. Môi chất lạnh và dầu bôi trơn máy nén
1.3.1. Môi chất lạnh
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô hiện nay sử dụng môi chất lạnh là R134a.
Những xe ô tô trước đây sử dụng môi chất R12 để làm lạnh, nhưng hiện nay R12 không còn
sản xuất nữa. Ký hiệu R trong cả hai loại hóa chất này đều phù hợp trong các hệ thống làm
lạnh vì chúng có điểm sôi rất thấp. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng R12 và R134a
lại có sức ảnh hưởng đến môi trường khác nhau
1.3.1.1 Khái niệm
Môi chất là chất trao đổi nhiệt khi nó tuần hoàn. Nó nhận nhiệt khi bay hơi và giải
phóng nhiệt khi hoá lỏng, tuỳ theo áp suất và nhiệt độ mà môi chất có thể ở trạng thái lỏng,
hoặc khí
1.3.1.2. Đặc tính của môi chất lạnh
Môi chất lạnh dùng trong các hệ thống làm lạnh có rất nhiều loại như NH3, R12, R22,
R134a,… với những đặc tính lý hóa đặc trưng riêng. Hiện nay trong hệ thống điều hòa
không khí ô tô chỉ sử dụng môi chất R134a, môi chất R12 đã bị cấm sử dụng và không còn
sản xuất nữa vì gây thủng tầng ozone của bầu khí quyển.
Tổng quan về môi chất lạnh và Freon
Freon là các sản phẩm hình thành từ dãy hydro carbon no CnH2n+2 bằng cách thay thế
các nguyên tử hydro bằng các nguyên tử Flo (F), Clo (Cl) và Brom (Br).
Mã hóa các freon như sau:
CnHmFpClqBrk + R(n-1)(m+1)pBrk
(số nguyên tử Cl được tính theo công thức: q= (2n+2)-(m+p+k)).
khi n=1 thì n-1=0 trong ký hiệu người ta bỏ số 0 đi, chỉ còn R(m+1)pBrk.
Ví dụ: Môi chất lạnh CFC R12  CF2Cl2
23
Môi chất lạnh HCFC R22  CHF2Cl; R142  C2H3F2Cl;
Môi chất lạnh HFC R134a  C2H2F4.
Ký hiệu R4xy là hỗn hợp không đồng sôi. Ví dụ R404a (R125/R143a/R134a tỷ lệ
44/52/4).
Ký hiệu R5xy là hỗn hợp đồng sôi; Ví dụ R507 (R125/R143a tỷ lệ 50/50).
Ký hiệu R7xy là môi chất vô cơ, xy là phân tử lượng của môi chất; Ví dụ: NH3 có
phân tử lượng là 17  ký hiệu R717; CO2 có phân tử lượng 44 ký hiệu R744.
a. Tính chất của R12 (CF2Cl2 Diclodiflomentan)
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô hiện nay sử dụng môi chất làm lạnh bắt buộc là
R-134a. Đối với những xe trước đây, môi chất được sử dụng trong hệ thống là R-12, nhưng
môi chất này hiện nay không được phép sử dụng. Chữ R trong ký hiệu trong hai loại môi
chất sử dụng trong hệ thống làm lạnh cho biết chúng có điểm sôi rất thấp. Chúng có nhiều
điểm tương đồng nhau nhưng sự ảnh hưởng đến tác động môi trường của R-12 và R-134a
lại rất khác nhau.
R-12 là tên chung chỉ hợp chất Dichlorodifluoromethane -12 CFC-12. Nó gồm 1
nguyên tử Carbon (số 2) liên kết với 2 nguyên tử Flo (số 1) và 2 nguyên tử Clo (số 3) xung
quanh, CFC-12 có công thức hóa học là CCl2F2. R-12 là chất làm lạnh phù hợp vì khả năng
hấp thụ nhiệt rất lớn. Công thức hóa học:

R12 là môi chất có độ hoàn thiện nhiệt động cao, kém NH3 một ít, từng dùng rộng rãi
cho máy lạnh 1 cấp, nay bị hạn chế và tiến tới cấm sử dụng do trong thành phần hóa học có
Cl phá hủy tầng ozone khi rò rỉ.
Môi chất CFC-12 (R-12) đã được sử dụng trong điều hoà ô tô tới tận năm 1995. Tuy
nhiên R-12 có thể phá huỷ tầng ozone khi nó bay vào tầng không khí. Việc phá huỷ tầng
ozone sẽ làm tăng lượng bức xạ tia cực tím từ mặt trời đến trái đất gây ra bệnh ung thư da
và huỷ hoại môi trường, đây là một vấn đề có tính toàn cầu. Vì vậy khi cần phải thay thế
hoặc sửa chữa các chi tiết của hệ thống điều hoà phải thu hồi lại môi chất. Nếu môi chất
được thu hồi một cách chính xác bằng máy phục hồi môi chất thì môi chất sẽ không giảm đi
các tính chất của nó khi tái sử dụng.

24
CFC (R-12) được sử dụng trong một thời gian nhưng sau đó bị hạn chế và bị cấm hoàn
toàn vào năm 1995, 1996. Hình 1.14 biểu diễn lượng CFC sinh ra và quá trình cấm sử dụng.

Hình 1.13. Cơ chế phá hủy tầng ozone

Hình 1.14. Chức năng của tầng Ozone


Các tính chất về nhiệt động.
1. Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển thấp: p = 1 at; t = -29,8oC.
2. Ở nhiệt độ môi trường áp suất ngưng tụ vừa phải: t = 400C; p = 9,5 at.
3. Nhiệt độ tới hạn tương đối cao: tth = 112,040C; pth = 41,96 at.
4. Nhiệt độ đông đặc điểm 3 pha thấp: tđđ = -1550C.
5. Nhiệt ẩn hóa hơi tương đối lớn, ví dụ tại t= -150C thì r = 159.55 kJ/kg.
6. Nhiệt dung riêng đẳng áp vừa phải.

25
7. Độ nhớt rất nhỏ, nhỏ hơn không khí nên R12 có thể rò rỉ qua các khe hở mà không
khí không đi qua được, độ nhớt R12 lớn hơn nitơ nên thử kín phải dùng nitơ khô.
Các tính chất về hóa học.
1. Không gây cháy, không gây nổ.Tuy nhiên ở nhiệt độ t > 4500C, R12 phân hủy thành
các chất cực kỳ độc hại như HCl, HF. Do đó nghiêm cấm các vật có nhiệt độ bề mặt trên
4000C trong phòng máy.
2. Dầu bôi trơn chuyên dụng; khối lượng riêng ρ của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng
của R12 thể lỏng (Ví dụ tại t= -150C R12 thể lỏng có khối lượng riêng là ρ =1443,83kg/m3),
độ hòa tan dầu bôi trơn phụ thuộc vào nhiệt độ bão hòa của môi chất R12: ở nhiệt độ t <
450C hỗn hợp lỏng chia làm 2 lớp, lớp trên là dầu, lớp dưới là hỗn hợp dầu và R12.
3. Không ăn mòn kim loại; R12 là môi chất bền vững về mặt hóa học.
4. Không hòa tan được nước, lượng nước hòa tan tối đa là 0,0006% khối lượng, cho
phép làm việc là 0,0004%; do đó có thể tách nước ra khỏi R12 bằng các chất hút ẩm thông
dụng.
5. Khi rò rỉ khó phát hiện: R12 không màu, có mùi thơm nhẹ, không vị. Không làm
hỏng các sản phẩm cần bảo quản lạnh.
Các tính chất ảnh hưởng đến môi sinh và kinh tế
1. Ở nồng độ 30% trong không khí gây choáng và khó thở do thiếu ôxy (Nồng độ thể
tích ôxy lúc này trong không khí còn 14%).
2. Giá thành rẽ, để tìm, dễ sản xuất.
3. Gây ô nhiễm môi trường: khi rò rỉ R12 bay dần lên tầng thượng lưu khí quyển, gây
hiệu ứng nhà kính, do có thành phần Cl nên R12 phá hoại, làm thủng tầng ozon.
b. Tính chất của R22 (CHF2Cl Monoclodiflometan)
R22 là môi chất có độ hoàn thiện nhiệt động cao, chỉ xếp sau NH3, từng dùng rộng rãi
cho máy lạnh 1 và 2 cấp, nay bị hạn chế và tiến tới cấm sử dụng do trong thành phần hóa
học có Cl phá hủy tầng ozon khi rò rỉ.
Các tính chất về nhiệt động
1. Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển thấp: p = 1 at; t = -40,80C.
2. Ở nhiệt độ môi trường áp suất ngưng tụ vừa phải: t = 400C; p = 15 at.
3. Nhiệt độ tới hạn tương đối cao: tth = 960C; pth = 50,33 at.
4. Nhiệt độ đông đặc điểm 3 pha thấp: tđđ = -1600C.
5. Nhiệt ẩn hóa hơi tương đối lớn, ví dụ tại t= -15oC thì r = 217kJ/kg.
6. Nhiệt dung riêng đẳng áp vừa phải.

26
7. Độ nhớt rất nhỏ, nhỏ hơn không khí nên R22 có thể rò rỉ qua các khe hở mà không
khí không đi qua được, độ nhớt R22 lớn hơn nitơ nên thử kín phải dùng nitơ khô.
Các tính chất về hóa học
1. Không gây cháy, không gây nổ; tuy nhiên ở nhiệt độ t >4500C, R22 phân hủy thành
các chất cực kỳ độc hại như HCl, HF. Do đó nghiêm cấm các vật có nhiệt độ bề mặt trên
4000C nơi có tồn tại R22.
2. Dầu bôi trơn chuyên dụng; khối lượng riêng ρ của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của
R22 lỏng (Ví dụ tại t= -150C R22 lỏng có khối lượng riêng là 1335kg/m3), độ hòa tan dầu
bôi trơn phụ thuộc vào nhiệt độ bão hòa của môi chất R22: ở nhiệt độ t <-450C hỗn hợp lỏng
chia làm 2 lớp, lớp trên là dầu, lớp dưới là hỗn hợp dầu và R22.
3. Không ăn mòn kim loại; R22 là môi chất bền vững về mặt hóa học.
4. Không hòa tan được nước, lượng nước hòa tan tối đa là 0,0006% khối lượng, cho
phép làm việc là 0,0004%; do đó có thể tách nước ra khỏi R22 bằng các chất hút ẩm thông
dụng.
5. Khi rò rỉ khó phát hiện: R22 không màu, không mùi, không vị. Khi rò rỉ không làm
hỏng các sản phẩm cần bảo quản lạnh.
Các tính chất về môi sinh và kinh tế.
1. Ở nồng độ 30% trong không khí gây choáng và khó thở do thiếu ôxy (Nồng độ
thể tích ôxy lúc này trong không khí còn 14%).
2. Tương đối rẻ tiền, dễ kiếm, dễ sản xuất.
3. Gây ô nhiễm môi trường: khi rò rỉ R22 bay dần lên tầng thượng lưu khí quyển, gây
hiệu ứng nhà kính, do có thành phần Cl nên R22 phá hoại, làm thủng tầng ozone.
c. Tính chất R134a (CH2F-CF3 Tetrafloetan)
R134a là môi chất có độ hoàn thiện nhiệt động tương đối cao, thua R12 và R22, là môi
chất lạnh mới, được dùng rộng rãi cho máy lạnh 1 cấp trong điều hòa không khí, là môi chất
thân thiện với môi trường do trong thành phần hóa học không có Cl nên không phá hủy tầng
ozone khi rò rỉ. Ký tự “a” là ký hiệu môi chất R-134a là một đồng phân của C2H2F4).
Điều hoà không khí trên ô tô sử dụng tính chất này và làm cho môi chất dễ dàng hoá
lỏng bằng cách sử dụng máy nén. Ví dụ, môi chất ở dạng khí có nhiệt độ 700C và áp suất
1,47 MPa (15kgf/cm2) được nén bằng máy nén khí sau đó được giải nhiệt xuống khoảng 12
hoặc 130C sẽ làm cho môi chất dễ dàng hoá lỏng.

27
Hình 1.15. Đồ thị trạng thái của môi chất
Đồ thị cho biết áp suất và điểm sôi của môi chất HCF-134a. R134a bay hơi ở nhiệt độ
và áp suất thấp, nhưng khi áp suất cao thì nó chuyển về trạng thái lỏng và không bay hơi
thậm chí khi ở nhiệt độ cao.
Hiện nay môi chất R-134a không chứa các chất phá huỷ tầng ozone đang được sử
dụng. Hệ thống điều hoà được thiết kế để sử dụng môi chất R 134a không tương thích với
loại hệ thống điều hoà được thiết kế để sử dụng môi chất R12, do đó cần phải rất cẩn thận
không được nhầm lẫn các loại môi chất và dầu máy nén hoặc sử dụng lẫn lộn chúng.
Các tính chất về nhiệt động
1. Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển thấp: p = 1,013 bar; t = -26,20C.
2. Ở nhiệt độ môi trường áp suất ngưng tụ vừa phải: t = 400C; p = 10,1761 bar.
3. Nhiệt độ tới hạn tương đối cao: tth = 101,150C; pth = 40,46 bar.
4. Nhiệt độ đông đặc điểm 3 pha thấp.
5. Nhiệt ẩn hóa hơi tương đối lớn, ví dụ r = 269,2 kJ/kg tại -15oC.
6. Nhiệt dung riêng đẳng áp vừa phải.
7. Độ nhớt rất nhỏ, nhỏ hơn không khí nên R134a có thể rò rỉ qua các khe hở mà
không khí không đi qua được, độ nhớt R134a lớn hơn nitơ một chút nên thử kín phải dùng
nitơ khô.
Các tính chất về hóa học
1. Không gây cháy, không gây nổ; tuy nhiên ở nhiệt độ cao R134a phân hủy thành
chất cực kỳ độc hại như HF. Do đó nghiêm cấm các vật có nhiệt độ bề mặt cao trong phòng
máy.
2. Dầu bôi trơn chuyên dụng; khối lượng riêng ρ của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của
R134a lỏng (Ví dụ tại t = -150C R134a lỏng có khối lượng riêng là 1428,57kg/m3), độ hòa
28
tan dầu bôi trơn phụ thuộc vào loại dầu, thường dùng dầu polyolester POE,
polyalkylenglycol PAG hoặc polygycol PG để có thể hòa tan dầu.
3. Không ăn mòn kim loại; R134a là môi chất bền vững về mặt hóa học.
4. Không hòa tan được nước; do đó có thể tách nước ra khỏi R134a bằng các chất hút
ẩm thông dụng.
5. Khi rò rỉ khó phát hiện: R134a không màu, không mùi, không vị. Khi rò rỉ không
làm hỏng các sản phẩm cần bảo quản lạnh.
Các tính chất về môi sinh và kinh tế.
Hiện tại còn đắt tiền, tuy nhiên có mặt rộng rãi trên thị trường. Là môi chất thân thiện
với môi trường.
Lưu trữ môi chất lạnh:
Cả hai môi chất R-12 và R-134a luôn ở thể khí tại nhiệt độ môi trường, và chúng có
thể gây nguy hiểm nếu lưu trữ hay bảo quản không hợp lý. Môi chất mới được lưu trữ trong
bình chứa nguyên bản của nhà sản xuất luôn được nạp đầy và không nguy hiểm. Tuy nhiên
môi chất lạnh tái sử dụng có thể gây nguy hiểm khi lưu trữ trong loại bình chứa không đúng
tiêu chuẩn hoặc nạp quá đầy. Để ngăn ngừa tai nạn khi sử dụng môi chất tái sinh, luôn phải
tuân thủ những qui tắc sau:
 Không bao giờ bảo quản môi chất trong bình chứa loại chỉ sử dụng một lần.
 Chỉ sử dụng bình chứa đúng tiêu chuẩn quy định.
 Không được nạp môi chất vào bình nhiều hơn 60% thể tích.
 Không được bảo quản nơi có ánh nắng hay nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp.
Nhiệt độ cao gây giãn nở làm tăng áp suất trong bình dẫn đến bị phát nổ.

Hính.16. Nhiệt làm giãn nở môi chất


1. Bình chứa 60% thể tích 2. Bình chứa 100% thể tích 3. Phát nổ hoặc làm tăng nhiệt
1.3.2. Dầu bôi trơn máy nén
1.3.2.1. Khái quát dầu bôi trơn
Dầu máy nén có chức năng cần thiết để bôi trơn các chi tiết chuyển động của máy nén.

29
Dầu máy nén bôi trơn cho máy nén bằng cách hoà vào môi chất và tuần hoàn trong mạch
của hệ thống điều hoà. Vì vậy cần phải sử dụng dầu phù hợp. Dầu máy nén sử dụng trong hệ
thống R-134a không thể thay thế cho dầu máy nén dùng môi chất R-12. Nếu dùng sai dầu
bôi trơn có thể làm cho máy nén bị bó kẹt.
R134a là một phần của sự bôi trơn trong hệ thống điều hòa không khí. KHÔNG BAO
GIỜ vận hành hệ thống A/C mà không có môi chất lạnh bởi vì không có sự bôi trơn cho
máy nén và các chi tiết bên trong máy máy gây hư hỏng.
Dầu lạnh được luân chuyển quanh hệ thống A/C được bảo hòa trong môi chất lạnh.
PAOil là một Polyalphe Olefinlà loại chất bôi trơn tốt nhất cho máy nén trong hệ
thống điều hòa không khí ô tô, Không chứa PAG hoặc Ester. Đây là loại dầu tổng hợp nhân
tạo, nó được pha trộn với dầu cao cấp, đáp ứng rất tốt các yêu cầu sử dụng trong tất cả các
loại máy nén trên ô tô. Loại dầu này không làm ảnh hưởng đến các đệm làm kín hoặc các
đường ống và thích hợp với các chất bôi trơn khác. Và nó không hút ẩm.
1.3.2.2. Lựa chọn và sử dụng dầu bôi trơn thích hợp
Lượng dầu bôi trơn máy nén
Nếu không có đủ lượng dầu bôi trơn trong mạch của hệ thống điều hoà, máy nén
không thể được bôi trơn tốt. Mặt khác nếu lượng dầu bôi trơn máy nén quá nhiều, thì một
lượng lớn dầu sẽ phủ lên bề mặt trong của giàn lạnh và làm giảm hiệu quả quá trình trao đổi
nhiệt và do đó khả năng làm lạnh của hệ thống bị giảm xuống . Vì lý do này cần phải duy trì
một lượng dầu đúng qui định trong mạch của hệ thống điều hoà.
Bổ sung dầu sau khi thay thế các chi tiết
Khi mạch bị hở, môi chất sẽ thông với không khí, nó sẽ bay hơi và được xả ra khỏi hệ
thống. Tuy nhiên vì dầu máy nén không bay hơi ở nhiệt độ thường vì thế hầu hết dầu còn ở
lại trong hệ thống. Do đó khi thay thế một bộ phận chẳng hạn như bình chứa/bộ phận hút
ẩm, giàn lạnh hoặc giàn nóng thì cần phải bổ sung một lượng dầu tương đương với lượng
dầu ở lại trong bộ phận cũ được thay thế để bù vào cho bộ phận mới như sau:
Lượng dầu thay thế
Chi tiết thay thế Dầu máy nén và kiểu máy nén thích hợp
(mm3)
Giàn nóng 40 R-134a.
Giàn lạnh 40 Máy nén cánh xuyên: NDOIL9
Trừ loại máy nén cánh xuyên: NDOIL8
Bộ lọc 10
R-12.
Các ống 10 Máy nén cánh xuyên: ND OIL7
Trừ loại máy nén cánh xuyên: ND OIL6

30
Chương 2: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
2.1.1. Nhiệm vụ
Hệ thống điều hoà không khí trên ô tô có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ trong xe phù
hợp với nhu cầu đòi hỏi của con người. Nó hoạt động như một máy hút ẩm và có chức năng
điều khiển nhiệt độ thay đổi từ cao đến thấp. Đồng thời phải loại bỏ được tình trạng đọng
hơi nước trên bề mặt kính làm cản trở tầm nhìn của người ngồi trong xe... Tóm lại, hệ thống
điều hòa hoà không khí có nhiệm vụ chính:
 Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm trong xe.
 Điều khiển dòng không khí trong xe.
 Lọc sạch không khí. Trên một số xe còn có nhiệm vụ khử độc không khí.
2.1.2. Yêu cầu
Một hệ thống điều hòa không khí trên ô tô luôn phải đáp ứng được các chức năng
chính của nó nhằm mang đến sự thoải mái cho người sử dụng. Để phát huy hiệu quả, hệ
thống điều hòa không khí trên ô tô phải kiểm soát được bốn tình trạng không khí trong xe:
 Không khí phải mát.
 Không khí phải lưu thông tuần hoàn.
 Không khí phải trong lành, được khử độc và lọc sạch.
 Không khí phải được hút ẩm.

a. Không khí phải mát b. Không khí phải tuần hoàn

b. Không khí phải trong lành d. Không khí phải khô ráo
Hình 2.1. Minh họa các trạng thái cơ thể con người
phản ứng với không khí môi trường xung quanh

31
Những chức năng này hết sức cần thiết để duy trì sự thoải mái của hành khách khi
nhiệt độ và độ ẩm của môi trường xung quanh cao.
Bằng việc thực hiện các chức năng này, hệ thống điều hòa không khí luôn đảm bảo
duy trì cơ thể của hành khách luôn thật sự thoải mái vì lượng nhiệt phù hợp sẽ tạo ra sự sống
và sự thoải mái. Nhưng nếu lượng nhiệt quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ra sự khó chịu.
Khi bất kỳ vật nào có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn phạm vi này, chúng ta cho rằng
nó NÓNG hoặc LẠNH.
2.1.3. Phân loại
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô thường được phân loại theo phương pháp điều
khiển và vị trí đặt các cụm làm lạnh.
2.1.3.1. Phân loại theo phương pháp điều khiển:
a. Kiểu điều khiển bằng tay
 Kiểu núm xoay và nút nhấn:

Hình 2.2:Bảng điều khiển hệ thống điều hòa không khí kiểu núm xoay và nút nhấn
 Kiều núm trượt và nút nhấn:

Hình 2.3: Bảng điều khiển hệ thống điều hòa không khí kiểu núm trượt và nút nhấn
Có rất nhiều bộ chọn điều chỉnh trên bảng điều khiển của hệ thống điều hoà không khí.
Những bộ chọn này được gồm bộ chọn dòng khí vào, bộ chọn nhiệt độ, bộ chọn vị trí thổi

32
gió và bộ chọn tốc độ quạt gió. Hình dạng của các núm chọn này khác nhau tùy theo kiểu xe
và cấp chất lượng nội thất, nhưng các chức năng thì giống nhau.
Kiểu này cho phép điều khiển bằng tay các công tắc và nhiệt độ ngõ ra bằng cần gạt.
Ngoài ra, còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ quạt, điều khiển lượng gió và
hướng gió.
b. Kiểu điều khiển tự động:
Hệ thống điều hòa không khí tự động điều chỉnh nhiệt độ mong muốn nhờ hộp điều
khiển. Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ không khí ngõ ra và tốc độ quạt giàn lạnh một
cách tự động dựa trên các tín hiệu nhiệt độ bên trong xe, nhiệt độ bên ngoài xe và bức xạ
mặt trời báo về hộp điều khiển qua các cảm biến tương ứng nhằm điều chỉnh nhiệt độ bên
trong xe theo nhiệt độ mong muốn hoàn toàn tự động.

Hình 2.4: Bảng điều khiển hệ thống điều hòa không khí trên xe NISSAN X-Trial
Hệ thống này được kích hoạt bằng cách đặt nhiệt độ mong muốn thông qua núm chọn
nhiệt độ và ấn vào công tắc AUTO, hệ thống sẽ điều chỉnh và duy trì nhiệt độ ở mức đã
chọn nhờ chức năng điều khiển tự động được thiết lập sẳn trong hộp điều khiển của hệ
thống (ECU).

2.1.3.2. Phân loại theo vị trí của hệ thống trên xe


a. Kiểu đặt phía trước
Ở kiểu này, bộ làm lạnh được gắn ở bảng táplô phía sau đồng hồ cùng với giàn sưởi
như hình 2.5.
Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ gắn cánh quạt kiểu lòng sốc. Không khí trời
hoặc không khí tuần hoàn trong xe được quạt cuốn vào và thổi qua giàn lạnh để đưa không
khí lạnh vào trong xe.
Đặc điểm của loại này là không khí lạnh từ cụm điều hòa được thổi thẳng đến mặt
trước người lái nên hiệu quả làm lạnh có cảm giác tốt hơn so với công suất của cụm điều
33
hòa, cửa ra không khí lạnh được người lái xe điều chỉnh nên phát huy được hiệu quả làm
lạnh tốt hơn.

Hình 2.5. Hệ thống lạnh kiểu đặt phía trước


b. Kiểu kép (giàn lạnh đặt trước và sau xe)
Ở kiểu này cụm điều hòa không khí đặt ở cốp sau xe. Cửa ra và cửa vào của khí lạnh
được đặt ở lưng ghế sau. Do cụm điều hòa gắn ở cốp sau nơi có khoảng trống lớn nên điều
hòa kiểu này có ưu điểm của một bộ điều hòa với công suất giàn lạnh lớn và có công suất
làm lạnh dự trữ.

a. Tuần hoàn không khí lạnh b. Vị trí giàn lạnh


Hình 2.6. Hệ thống lạnh kiểu kép
c. Kiểu kép
Kiểu này thường sử dụng cho xe khách. Hệ thống lạnh được đặt phía trước kết hợp với
giàn lạnh treo trên trần, kiểu này cũng cho năng suất lạnh cao và không khí lạnh đồng đều.

Hình 2.7. Hệ thống lạnh kiểu đặt trên trần


34
2.2. Hệ thống thông gió và sưởi ấm trên ô tô
2.2.1. Các chức năng chính của hệ thống thông gió và sưởi ấm
2.2.1.1. Điều khiển nhiệt độ

Hình 2.8. Hệ thống sưởi


Bộ sưởi ấm: Sử dụng một két sưởi để làm nóng không khí. Két sưởi lấy nước làm mát
động cơ đã được hâm nóng và dùng nhiệt này để làm nóng không khí thổi vào trong xe. Khi
động cơ khởi động, nhiệt độ nước làm mát còn thấp nên két sưởi chưa làm việc. Nhưng khi
nhiệt độ nước làm mát tăng cao thì hệ thống sưởi bắt đầu hoạt động
Hệ thống làm mát không khí: Giàn lạnh được dùng để làm mát không khí trước khi
đưa vào trong xe. Khi bật công tắc điều hoà không khí, máy nén bắt đầu làm việc và đẩy
chất làm lạnh (ga điều hoà) tới giàn lạnh. Giàn lạnh được làm mát nhờ môi chất lạnh và sau
đó nó làm mát không khí được thổi vào trong xe từ quạt gió. Việc làm nóng không khí phụ
thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ nhưng việc làm mát không khí là hoàn toàn độc
lập với nhiệt độ nước làm mát động cơ

Hình 2.9. Hệ thống làm mát không khí

35
Hút ẩm: Lượng hơi nước trong không khí tăng lên khi nhiệt độ không khí cao hơn và
giảm xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống tuy nhiên lượng hơi nước trong không khí
còn tùy thuộc vào vùng khí hậu có độ ẩm cao hay thấp. Không khí được làm mát khi đi qua
giàn lạnh. Nước trong không khí ngưng tụ và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết
quả là độ ẩm trong xe bị giảm xuống. Nước dính vào các cánh tản nhiệt đọng lại thành
sương và được chứa trong khay xả nước. Cuối cùng, nước này được tháo ra khỏi xe bằng
một vòi thoát nước.
Điều khiển nhiệt độ: Điều hoà không khí trong ôtô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử
dụng cả két sưởi và giàn lạnh, và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hoà trộn không khí cũng
như van nước. Cánh hoà trộn không khí và van nước phối hợp để chọn ra nhiệt độ thích hợp
từ các nút điều khiển chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển. Gần đây, số xe không dùng van
nước đang ngày càng tăng lên

Hình 2.10. Điều khiển không khí ra với nhiệt độ thấp

Hình 2.11. Điều khiển không khí ra với nhiệt độ trung bình

36
Hình 2.12. Điều khiển không khí ra với nhiệt độ cao (sưởi ấm)
2.2.1.2 Điều khiển tuần hoàn không khí
Thông gió tự nhiên: Việc lấy không khí bên ngoài đưa vào trong xe nhờ chênh áp
được tạo ra do chuyển động của xe được gọi là sự thông gió tự nhiên. Sự phân bố áp suất
không khí trên bề mặt của xe khi nó chuyển động được chỉ ra trên hình vẽ, một số nơi có áp
suất dương, còn một số nơi khác có áp suất âm. Như vậy cửa hút được bố trí ở những nơi có
áp suất dương (+) và cửa xả khí được bố trí ở những nơi có áp suất âm (-)

Hình 2.13. Thông gió tự nhiên


Thông gió cưỡng bức: Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng
quạt điện hút không khí đưa vào trong xe. Các cửa hút và cửa xả không khí được đặt ở cùng
vị trí như trong hệ thống thông gió tự nhiên. Thông thường, hệ thống thông gió này được
dùng chung với các hệ thống thông khí khác (hệ thống điều hoà không khí, bộ sưởi ấm).

37
Hình 2.14. Thông gió cưỡng bức
2.2.1.3. Lọc và làm sạch không khí
a. Bộ lọc không khí
Chức năng: Bộ lọc được đặt ở cửa hút của điều hoà không khí để làm sạch không
khí đưa vào trong xe
Thay thế: Khi bộ lọc không khí bị tắc do bẩn sẽ rất khó đưa không khí vào trong xe,
điều này làm cho hiệu suất của điều hoà kém. Để ngăn ngừa điều này xảy ra cần phải kiểm
tra và thay thế bộ lọc không khí một cách định kỳ. Chu kỳ để kiểm tra và thay thế bộ lọc
không khí khác nhau tuỳ theo kiểu xe và điều kiện làm việc và do đó phải tham khảo lịch
bảo dường xe

Hình 2.15. Bộ lọc không khí


Có hai loại bộ lọc không khí: Một loại chỉ lọc bụi và loại kia còn có tác dụng khử mùi
bằng than hoạt tính. Nó được lắp đặt hầu hết trên các xe hiện nay và bộ lọc có thể được thay
thế một cách dễ dàng
b. Bộ làm sạch không khí
Công dụng: Bộ làm sạch không khí là một thiết bị dùng để loại bỏ khói thuốc lá,
bụi,.v.v. để làm sạch không khí trong xe.

38
Cấu tạo: Bộ làm sạch không khí gồm có một quạt gió, mô tơ quạt gió, cảm biến khói,
bộ khuyếch đại, điện trở và bầu lọc có than hoạt tính

Hình 2.16. Cấu tạo bộ làm sạch không khí


Nguyên lý hoạt động: Bộ lọc không khí dùng một mô tơ quạt để lấy không khí ở
trong xe và làm sạch không khí đồng thời khử mùi nhờ than hoạt tính trong bộ lọc. Ngoài
ra, một số xe có trang bị cảm biến khói để xác định khói thuốc và tự động khởi động khi mô
tơ quạt gió ở vị trí “HI”
2.2.2. Các bộ phận chính
2.2.2.1. Bảng điều khiển
Cấu tạo bảng điều khiển gồm các chi tiết sau:

Hình 2.17. Sơ đồ cấu tạo bảng điều khiển hệ thống


39
Có rất nhiều bộ chọn (núm, cần) điều chỉnh trên bảng điều khiển của hệ thống điều
hoà không khí. Những bộ chọn này được phân loại như sau: Bộ chọn dòng khí vào, bộ chọn
nhiệt độ, bộ chọn luồng không khí và bộ chọn tốc độ quạt gió. Hình dạng của các núm chọn
này khác nhau tuỳ theo kiểu xe và cấp nội thất, nhưng các chức năng thì tương tự nhau
2.2.2.2. Các cánh điều tiết không khí

Hình 2.18. Các cánh điều tiết không khí


Việc điều khiển dòng không khí vào xe, nhiệt độ không khí và không khí ra có thể
được thực hiện bằng việc điều chỉnh các bộ chọn (núm hoặc cần chọn) trên bảng điều khiển.
Cánh dẫn lấy khí vào điều chỉnh lượng không khí vào trong xe, cánh trộn khí làm nhiệm vụ
điều khiển nhiệt độ không khí trong xe, cánh dẫn luồng khí ra điều khiển lượng không khí
ra. Các cánh điều khiển này được điều khiển bằng cáp dẫn hoặc bằng mô tơ
2.2.2.3. Chức năng điều tiết dẫn khí vào

Hình 2.19. Chức năng điều tiết dẫn khí vào


Núm chọn không khí vào thực hiện việc điều tiết lượng không khí vào trong xe bằng
cách hoặc là tuần hoàn không khí hoặc là lấy không khí từ bên ngoài vào trong xe. Trong sử
40
dụng thông thường, người ta lựa chọn việc lấy không khí từ ngoài xe và có quan tâm đến
việc tuần hoàn không khí trong xe. Khi lựa chọn lấy không khí từ ngoài xe thì cánh dẫn khí
vào sẽ mở cửa hút không khí bên ngoài và đóng cửa tuần hoàn không khí bên trong. Khi
không khí bên ngoài bẩn thì có thể điều chỉnh sang chế độ tuần hoàn không khí bên trong
2.2.2.4. Chức năng điều khiển nhiệt độ ngõ ra

Hình 2.20. Chức năng điều khiển nhiệt độ


Chức năng điều khiển nhiệt độ bằng cách thay đổi lượng không khí lạnh đi qua giàn
lạnh trộn với không khí ấm đi ra két sưởi nhờ thay đổi độ mở của cánh trộn không khí.
Ngoài ra chúng còn điều khiển hướng ra của không khí.
a. Chức năng điều tiết dòng không khí ra
FACE: Thổi lên vào nửa trên của cơ thể.

Hình 2.21. Chế độ FACE


BI-LEVEL: Thổi vào phần thân trên của cơ thể và xuống chân

41
Hình 2.22. Chế độ Bi-Level
FOOT: Thổi vào chân

Hình 2.23. Chế độ Foot


DEF: Làm tan sương ở kính trước

Hình 2.24. Chế độ Defroster

42
FOOT-DEF: Thổi vào chân và làm tan sương ở kính trước

Hình 2.25. Chế độ Foot – Def


b. Các kiểu hoạt động của cánh điều tiết
 Loại điều khiển bằng dây cáp
Loại này có cấu tạo sao cho sự dịch chuyển của núm điều chỉnh sẽ tác động trực
tiếp tới các cánh điều tiết. Loại này có cấu tạo đơn giản nhưng việc lựa chọn chế độ sẽ trở
nên khó khăn khi điều kiện trượt của cáp trở nên khó khăn

Hình 2.26. Cánh điều tiết điều khiển bằng cáp


 Loại dẫn động bằng mô tơ
Ở loại này do mô tơ điều khiển độ mở của cánh điều tiết nên việc lựa chọn chính
xác nhưng cấu tạo phức tạp. Tuy nhiên loại này giảm được lực điều khiển và làm cho việc
điều khiển dễ dàng hơn

Hình 2.27. Cánh điều tiết điều chỉnh bằng motor


43
2.2.3. Các loại bộ sưởi
2.2.3.1. Hệ thống sưởi PTC (hệ số nhiệt dương)
Đa số bộ sưởi ấm PTC qua két sưởi để làm nóng nước làm mát động cơ

Hình 2.28.Hệ thống sưởi PTC


2.2.3.2. Bộ sưởi ấm bằng điện
Đặt thiết bị giống như Bugi đánh lửa vào đường nước ở xy lanh để hâm nóng nước
làm mát động cơ và đưa nước đã được hâm nóng vào két sưởi.

Hình 2.29. Bộ sưởi ấm bằng điện

44
2.2.3.3. Bộ sưởi loại đốt nóng bên trong
Đốt nhiên liệu trong buồng đốt và cho nước làm mát động cơ chảy xung quanh buồng
đốt để nhận nhiệt và nóng lên

Hình 2.22:Bộ sưởi ấm đốt nóng bên trong


2.2.3.4. Bộ sưởi ấm loại khớp chất lỏng
Quay khớp chất lỏng bằng động cơ để làm nóng nước làm mát động cơ

Hình 2.25:Bộ sưởi ấm loại khớp chất lỏng

45
2.3. HỆ THỐNG LÀM LẠNH

Hình 2.26. Sơ đồ vị trí các bộ phận của hệ thống làm lạnh trên ô tô
2.3.1. Cấu tạo hệ thống làm lạnh

46
Hình 2.27. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Cấu tạo hệ thống làm lạnh trên ô tô gồm các chi tiết mô tả trên hình 2.27.
Khi động cơ đang hoạt động và bậc công tắc máy lạnh, máy nén sẽ đẩy môi chất lạnh
thể hơi đến giàn ngưng tụ (giàn nóng). Ở đây, chất làm lạnh chuyển sang thể lỏng nên nhã
nhiệt ra ngoài môi trường và được làm mát nhờ quạt giàn nóng.
Sau khi qua giàn nóng, môi chất lạnh (ở dạng lỏng) được đẩy qua van tiết lưu nên áp
suất giảm, rồi tiếp tục đi vào giàn bay hơi (giàn lạnh). Ở đây, môi chất lạnh bay hơi và hấp
thụ nhiệt làm nhiệt độ giàn lạnh giảm xuống. Không khí được quạt thổi qua giàn lạnh vào
bên trong xe sẽ trở nên mát mẻ.
Môi chất làm lạnh ở dạng hơi lại được đi vào máy nén cho chu trình tiếp theo.
2.3.1.1. Máy nén
Sau khi được chuyển về trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất thấp môi chất được nén
bằng máy nén và chuyển thành trạng thái khí ở nhiệt độ và áp suất cao. Sau đó nó được
chuyển tới giàn nóng.
Máy nén có nhiều loại khác nhau.
a. Máy nén kiểu đĩa chéo – piston
- Cấu tạo
Các cặp piston được đặt trong đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 đối với máy nén
10 xylanh và 1200đối với loại máy nén 6 xilanh. Khi một phía piston ở hành trình nén, thì
phía đối diện ở hành trình hút.

Hình 2.28. Cấu tạo máy nén


- Nguyên lý hoạt động
Piston chuyển động sang trái, sang phải đồng bộ với chiều quay của đĩa chéo, kết hợp
với trục tạo thành một cơ cấu thống nhất và nén và xả môi chất (ga điều hoà). Khi piston
chuyển động vào trong, van hút mở do sự chênh lệch áp suất và hút môi chất vào trong xy
47
lanh. Ngược lại, khi piston chuyển động ra ngoài, van hút đóng lại để nén môi chất. Áp suất
của môi chất làm mở van xả và đẩy môi chất ra. Van hút và van xả cũng ngăn không cho
môi chất chảy ngược lại.

Hình 2.29. Nguyên lý hoạt động của máy nén


b. Máy nén loại xoắn ốc
- Cấu tạo
Máy nén này gồm có một đường xoắn ốc cố định và một đường xoắn ốc quay tròn.

Hình 2.30. Cấu tạo máy nén loại xoắn ốc


- Nguyên lý hoạt động
Đường xoắn ốc quay chuyển động tuần hoàn, 3 khoảng trống giữa đường xoắn ốc
quay và đường xoắn ốc cố định sẽ dịch chuyển để làm cho thể tích của chúng nhỏ dần. Khi
đó môi chất được hút vào qua cửa hút bị nén do chuyển động tuần hoàn của đường xoắn ốc

48
và mỗi lần vòng xoắn ốc quay thực hiện quay 3 vòng thì môi chất được xả ra từ cửa xả.
Trong thực tế môi chất được xả ngay sau mỗi vòng.

Hình 2.31. Nguyên lý hoạt động của máy nén loại xoắn ốc
c. Máy nén khí dạng đĩa lắc
- Cấu tạo
Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được nối trực tiếp
với trục. Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động tịnh tiến của
piston trong xylanh để thực hiện việc hút, nén và xả trong môi chất.
Để thay đổi dung tích của máy nén có 2 phương pháp: Một là dùng van điều khiển
được nêu ở trên và dùng loại van điều khiển điện từ.

Hình 2.32. Cấu tạo máy nén loại đĩa lắc


- Nguyên lý hoạt động
Van điều khiển thay đổi áp suất trong buồng đĩa chéo tuỳ theo mức độ lạnh. Nó làm
thay đổi góc nghiêng của đĩa chéo nhờ chốt dẫn hướng và trục có tác dụng như là khớp bản
lề và hành trình piston để điều khiển máy nén hoạt động một cách phù hợp.
Khi độ lạnh thấp, áp suất trong buồng áp suất thấp giảm xuống. Van mở ra vì áp suất
của ống xếp lớn hơn áp suất trong buồng áp suất thấp. Áp suất của buồng áp suất cao tác
dụng vào buồng đĩa chéo. Kết quả là áp suất tác dụng sang bên phải thấp hơn áp suất tác
dụng sang bên trái. Do vậy hành trình piston trở lên nhỏ hơn do được dịch sang phải.
49
Hình 2.33. Hoạt động máy nén loại đĩa lắc
d. Máy nén kiểu cánh gạt
- Cấu tạo
Máy nén cánh gạt gồm các cánh gạt phẳng di chuyển trong rãnh trên roto đặt lệch tâm
so với stato máy nén.

Hình 2.34. Cấu tạo máy nén kiểu cánh gạt


-Nguyên lý làm việc
Khi trục bơm quay  roto quay  các cánh gạt văng ra tì sát vào stato. Các thể tích
được tạo nên giữa hai cánh gạt sẽ thay đổi. Nếu rôto quay theo chiều mũi tên thì thể tích
buồng A sẽ lớn dần, thực hiện quá trình hút. Còn thể tích ở buồng B giảm dần, thực hiện
quá trình nén chất làm lạnh đi ra ngoài

Hình 2.35. Nguyên lý làm việc của máy nén kiểu cánh gạt.
50
e. Loại piston trục khuỷu hướng kính
Loại này thường được thiết kế nhiều piston (thường từ 3-5 piston) theo kiểu thẳng
hàng hoặc chữ V. Trong một chu trình hoạt động mỗi piston thực hiện một thì nạp và một
thì nén.

Hình 2.36. Máy nén loại trục khuỷu và loại gạt xuyên
- Thì nạp: Piston đi xuống, áp suất trong xylanh giảm, van thoát đóng lại, van nạp mở
ra môi chất từ giàn lạnh đi vào xylanh máy nén.
- Thì nén : piston di chuyển lên trên nén môi chất trong xylanh, van nạp đóng lại, van
thoát mở ra, môi chất được nén đến giàn nóng.

Hình 2.37. Nguyên lý hoạt động máy nén kiểu piston hướng kính
2.3.1.2. Van giảm áp và phớt làm kín trục
Nếu giàn nóng không được tản nhiệt bình thường hoặc bị nghẹt, thì áp suất của giàn
nóng và bộ lọc sẽ trở nên cao bất bình thường tạo lên sự nguy hiểm cho đường ống dẫn. Để
ngăn không cho hiện tượng này xảy ra, nếu áp suất ở phía áp suất cao tăng lên khoảng từ
3,43 MPa (35kgf/cm2) đến 4,14 MPa (42kgf/cm2), thì van giảm áp mở để giảm áp suất.
51
Hình 2.38. Van giảm áp và phớt làm kín trục
2.3.1.3. Công tắc nhiệt độ
Máy nén khí loại cánh gạt xuyên có một công tắc nhiệt độ đặt ở đỉnh của máy nén để
phát hiện nhiệt độ của môi chất. Nếu nhiệt độ môi chất cao quá mức, thanh lưỡng kim ở
công tắc sẽ biến dạng và đẩy thanh đẩy lên phía trên để ngắt tiếp điểm của công tắc. Kết của
là dòng điện không đi qua ly hợp từ và làm cho máy nén dừng lại. Do đó ngăn chặn được
máy nén bị kẹt.

Hình 2.39. Công tắc nhiệt độ


2.3.1.4. Ly hợp từ
52
- Chức năng
Ly hợp từ được động cơ dẫn động bằng đai. Ly hợp từ là một thiết bị để nối động cơ
với máy nén. Ly hợp từ dùng để dẫn động và dừng máy nén khi cần thiết.
- Cấu tạo
Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puly, bộ phận định tâm và các bộ phận
khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và stator được lắp ở thân trước của
máy nén.

Hình 2.40. Cấu tạo ly hợp từ


- Nguyên lý làm việc
Khi động cơ hoạt động, mà chưa bật công tắt A/C thì puly máy nén quay theo trục
khuỷu động cơ nhưng trục máy nén vẫn đứng yên.
Khi bật công tắc máy lạnh A/C, dòng điện chạy qua cuộn dây của bộ ly hợp điện từ và
sinh ra lực điện từ hút đĩa ly hợp dính chặt vào puly. Do đó, khi puly quay  đĩa ly hợp và
trục của máy nén quay theo.

53
Hình 2.41. Sơ đồ nguyên lý ly hợp từ
2.3.1.5. Giàn nóng
- Chức năng
Giàn nóng làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bị nén bởi máy nén
và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ và áp suất cao. Ở đây nó tỏa ra một
lượng nhiệt lớn.
- Cấu tạo
Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành hình chữ U nối
tiếp nhau, xuyên qua nhiều cánh tản nhiệt mỏng. Nó được lắp đặt ở mặt trước của két nước
làm mát.

Hình 2.42.Giàn nóng


- Nguyên lý hoạt động
Môi chất dạng khí ở nhiệt độ và áp suất cao được đưa từ máy nén qua 3 đường ống của
giàn nóng để được làm mát.

54
2.3.1.6. Bộ lọc
- Bộ lọc hút ẩm
Bộ lọc là một thiết bị để chứa môi chất được hoá lỏng tạm thời bởi giàn nóng và
cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh. Bộ lọc có chất hút ẩm và lưới lọc
dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ẩm trong chu trình làm lạnh. Nếu có hơi ẩm trong chu
trình làm lạnh, thì các chi tiết sẽ bị mài mòn hoặc đóng băng ở van giãn nở làm nghẹt trong
hệ thống.

Hình 2.43. Cấu tạo bộ lọc


- Kính quan sát
Kính quan sát là một cửa thủy tinh chịu áp suất cao để quan sát kiểm tra môi chất tuần
hoàn trong chu trình làm lạnh cũng như để kiểm tra lượng môi chất.
Có hai loại kính kiểm tra: Một loại được lắp ở đầu ra của bình chứa và loại kia được
lắp ở giữa bình chứa và van giãn nở.

Hình 2.44. Quan sát lượng môi chất


Theo kinh nghiệm khi nhìn thấy nhiều bọt khí qua kính quan sát nghĩa là lượng môi
chất không đủ và khi không nhìn thấy các bọt khí thì lượng môi chất thừa.
55
2.3.1.7. Van giãn nở
Van giãn nở hay còn gọi là van tiết lưu, phun môi chất ở dạng lỏng có nhiệt độ và áp
suất cao qua bình chứa từ một lỗ nhỏ làm cho môi chất giãn nở đột ngột và biến nó thành
môi chất ở dạng sương có nhiệt độ và áp suất thấp.
Tùy theo độ lạnh, van giãn nở điều chỉnh lượng môi chất cung cấp cho giàn lạnh.
a. Van giãn nở dạng hộp
- Cấu tạo
Một van trực tiếp phát hiện nhiệt độ của môi chất (độ lạnh) xung quanh đầu ra của
giàn lạnh bằng một thanh cảm nhận nhiệt và truyền tới khí ở bên trong màng ngăn. Sự thay
đổi áp suất khí là do sự thay đổi nhiệt độ cân bằng giữa áp suất đầu ra của dòng lạnh và áp
lực lò xo đẩy van kim để điều chỉnh lượng môi chất.
Nhiệt độ xung quanh cửa ra của giàn lạnh thay đổi theo đầu ra của giàn lạnh.

Hình 2.45.Cấu tạo van giãn nở dạng hộp


- Hoạt động:
Khi độ lạnh nhỏ nhiệt độ xung quanh đầu ra của giàn lạnh giảm xuống và do đó nhiệt
độ được truyền từ thanh cảm nhận nhiệt tới môi chất ở bên trong màng ngăn cũng giảm
xuống làm cho khí co lại. Kết quả là van kim bị đẩy bởi áp lực môi chất ở cửa ra của giàn
lạnh và áp lực của lò xo nén chuyển động sang phải. Van đóng bớt lại làm giảm dòng môi
chất và làm giảm khả năng làm lạnh.

Hình 2.46. Hoạt động van giãn nở dạng hộp


56
Khi độ lạnh lớn, nhiệt độ xung quanh cửa ra của dòng lạnh tăng lên và khí giãn nở.
Kết quả là van kim dịch chuyển sang trái đẩy vào lò xo. Độ mở của van tăng lên làm tăng
lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống và làm cho khả năng làm lạnh tăng lên.
b. Loại có ống cảm nhận nhiệt
- Cấu tạo
Bộ phận cảm nhận nhiệt độ của van giãn nở được đặt ở bên ngoài của cửa ra giàn lạnh.
Ở đỉnh của màng dẫn tới ống cảm nhận nhiệt, có chứa môi chất và áp suất của môi chất thay
đổi tuỳ theo nhiệt độ bên ngoài của giàn lạnh. Áp suất môi chất ở bên ngoài của giàn lạnh
tác động vào đáy màng. Sự cân bằng giữa lực đẩy màng lên (áp suất môi chất ở bên ngoài
của giàn lạnh + lò xo) và áp suất môi chất của ống cảm nhận nhiệt làm dịch chuyển van kim
do đó điều chỉnh được dòng môi chất.

Hình 2.76. Cấu tạo van giãn nở loại có ống cảm nhận nhiệt
- Chức năng và nguyên lý hoạt động
Hoạt động tương tự như van giãn nở dạng hộp.

Hình 2.48. Hoạt động van giãn nở loại có ống cảm nhận nhiệt
57
2.3.1.8. Giàn lạnh
- Chức năng
Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở. Môi chất trong
giàn lạnh có nhiệt độ và áp suất thấp, nó làm lạnh không khí ở xung quanh giàn lạnh.

Hình 2.49. Giàn lạnh


- Cấu tạo
Giàn lạnh gồm có một thùng chứa, các đường ống và cánh làm lạnh. Các đường ống
xuyên qua các cánh làm lạnh và hình thành các rãnh nhỏ để truyền nhiệt được tốt.
- Nguyên lý hoạt động
Một motor quạt thổi không khí vào giàn lạnh. Môi chất lấy nhiệt từ không khí sẽ tăng
nhiệt và bay hơi chuyển thành thể khí. Không khí qua giàn lạnh bị làm lạnh, hơi ẩm trong
không khí đọng lại và bám vào các cánh của giàn lạnh. Hơi ẩm tạo thành các giọt nước nhỏ
xuống và được chứa ở trong khay sẽ được xả ra khỏi xe thông qua ống xả.
2.3.2. Chu trình làm lạnh của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Trong hệ thống làm lạnh, môi chất lưu chuyển tuần hoàn và khép kín. Môi chất bị thay
đổi trạng thái liên tục trên đường đi từ máy nén qua giàn nóng, lọc, van giãn nở, giàn lạnh
và về lại máy nén.
Trạng thái môi chất trước và sau khi qua máy nén:
Trước khi qua máy nén, môi chất đi qua giàn lạnh. Tại đây, môi chất được bốc hơi
hoàn toàn nhờ sự cấp nhiệt từ dòng không khí đi qua giàn lạnh. Kết quả là môi chất ở trạng
thái hơi và nhiệt độ thấp. Sau khi qua máy nén, môi chất được nén lên áp suất rất cao. Và do
quá trình nén nên nhiệt độ môi chất được tăng cao. Vì vậy, dù áp suất cao nhưng môi chất
vẫn ở trạng thái hơi vì nhiệt độ cao.

58
Bảng 2.1. Trạng thái môi chất sau khi qua máy nén
Nhiệt độ Áp suất Trạng thái
Trước khi qua máy nén 30C đến 40C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi
Sau khi qua máy nén Xấp xỉ 800C Xấp xỉ 1.7MPa Hơi

Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn nóng:
Giàn nóng là bộ phận tản nhiệt cho môi chất. Dòng không khí đi qua giàn nóng lấy đi
một phần nhiệt của giàn nóng, làm cho môi chất giảm nhiệt độ. Với áp suất cao và nhiệt độ
bị hạ thấp, môi chất sẽ chuyển sang trạng thái lỏng.
Bảng 2.2. Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn nóng
Nhiệt độ Áp suất Trạng thái
Trước khi qua giàn nóng Xấp xỉ 800C Xấp xỉ 1.7MPa Hơi
Sau khi qua giàn nóng Xấp xỉ 600C Xấp xỉ 1.7MPa Lỏng

Trạng thái môi chất trước và sau khi qua van tiết lưu
Van tiết lưu hay còn gọi là van giãn nở, là bộ phận ngăn cách giữa phần áp suất thấp
và áp suất cao. Tiết diện lưu thông của van tiết lưu nhỏ nên chỉ cho qua một lượng môi chất
nhất định. Kết quả là dưới tác dụng của máy nén, một sự chênh lệch áp suất được tạo ra ở
hai bên van tiết lưu. Dòng môi chất được phun ra ở van tiết lưu. Lúc này, do sự bay hơi đột
ngột, nhiệt độ môi chất giảm xuống khá thấp làm cho một phần môi chất không thể bốc hơi
hoàn toàn, cho nên nó ở dạng sương.
Bảng 2.3. Trạng thái môi chất trước và sau van tiết lưu
Nhiệt độ Áp suất Trạng thái
Trước khi qua van tiết lưu Xấp xỉ 600C Xấp xỉ 1.7MPa Lỏng
Sau khi qua van tiết lưu Xấp xỉ 00C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi sương

Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn lạnh
Hơi sương được cho qua giàn lạnh, dòng không khí thổi qua giàn lạnh cấp nhiệt cho
nó và làm cho nhiệt độ môi chất tăng lên, làm môi chất bốc hơi hoàn toàn.
Bảng 2.4. Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn lạnh
Nhiệt độ Áp suất Trạng thái
Trước khi qua giàn lạnh Xấp xỉ 00C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi sương
Sau khi qua giàn lạnh 30C đến 40C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi

Quá trình tiếp tục, môi chất được nén bởi máy nén và về lại máy nén. Cho nên, đây là
một chu trình kín. Môi chất không bị hao tổn trong một chu trình kín như vậy ngoại trừ
59
trường hợp hư hỏng phải tháo rã hệ thống, sửa chữa hay bị rò môi chất. Trong một chu trình
kín, năng lượng được bảo toàn. Nghĩa là, muốn có không khí mát thổi ra ở giàn lạnh thì bắt
buộc phải có giải nhiệt ở giàn nóng. Ngược lại, nếu quá trình giải nhiệt ở giàn nóng không
tốt thì không khí thổi ra giàn lạnh không đủ mát.

Hình 2.50. Chu trình làm lạnh là chu trình khép kín
2.4. Điều hòa không khí trên ô tô
2.4.1. Chọn chế độ làm việc cho hệ thống điều hòa không khí
Việc chọn chế độ làm việc cho hệ thống được thực hiện thông qua các công tắc điều
khiển hệ thống. Các bảng điều khiển khác nhau theo từng loại xe nên việc chọn chế độ điều
khiển cũng khác nhau.

Hình 2.51. Bảng điều khiển hệ thống điều hòa không khí
60
Thông thường bảng điều khiển có ba công tắc điều khiển cơ bản như trên hình 2.51
gồm:
* Công tắc số 1 điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh ở chế độ điều khiển hệ thống tự chọn.
Khi chọn chế độ điều khiển hệ thống tự động, công tắc này không sử dụng.
* Công tắc số 2 là một công tắc đặc biệt, nó tích hợp nhiều chế độ điều khiển như
đóng/mở hệ thống khi ấn vào hay ấn ra; chọn chế độ điều khiển tốc độ gió tự động khi đặt
tại vị trí A/C hoặc chọn tốc độ gió lớn nhất khi đặt vị trí MAX A/C và điều khiển phân phối
gió ra tương ứng với các vị trí thổi gió khác nhau.
* Công tắc số 3 điều khiển nhiệt độ không khí trong xe, thang nhiệt độ lạnh biểu thị
màu xanh và thang độ nóng biểu thị màu đỏ. Nhiệt độ sẽ thay đổi tăng hay giảm khi xoay
công tắc số 3 đến vị trí nhiệt độ tương ứng. Ngoài ra trên một số xe, nhiệt độ chọn đôi khi
được hiển thị trên màn hình của hệ thống.
2.4.2. Các mạch điều khiển hệ thống
2.4.2.1. Điều khiển bảo vệ máy nén qua công tắc áp suất
- Chức năng
Công tắc áp suất được lắp ở nhánh áp suất cao của chu trình làm lạnh. Khi phát hiện áp
suất không bình thường trong chu trình làm lạnh, công tắc sẽ điều khiển dừng máy nén để
ngăn không gây ra hỏng hóc do sự giãn nở do đó bảo vệ được các bộ phận trong chu trình
làm lạnh.
- Phát hiện áp suất thấp không bình thường
Không cho máy nén làm việc khi môi chất trong chu trình làm lạnh thiếu hoặc khi
không có môi chất trong chu trình làm lạnh do rò rỉ hoặc do nguyên nhân khác sẽ làm cho
việc bôi trơn kém có thể gây ra sự kẹt máy nén. Khi áp suất môi chất thấp hơn bình thường
(nhỏ hơn 0,2 MPa (2 kgf/cm2)), công tắc áp suất phải ngắt để cắt nguồn diện cấp cho ly hợp
từ la2mmay1 nén ngưng hoạt động.
- Phát hiện áp suất cao không bình thường
Áp suất môi chất trong chu trình làm lạnh có thể cao bất thường khi giàn nóng không
được làm mát đủ hoặc khi lượng môi chất được nạp quá nhiều. Điều này có thể làm hỏng
các cụm chi tiết của chu trình làm lạnh. Khi áp suất môi chất cao bất thường (cao hơn 3,1
MPa (31,7kgf/cm2)), thì công tắc áp suất phải điều khiển ngắt ly hợp từ.

61
Hình 2.52. Hoạt động của công tắc áp suất
2.4.2.2. Điều khiển nhiệt độ
a. Kiểu điều khiển nhiệt độ bằng cánh trộn khí
Điều hoà không khí trong ôtô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả két sưởi và
giàn lạnh, và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hoà trộn không khí cũng như van nước. Cánh
hoà trộn không khí và van nước phối hợp để cho ra nhiệt độ thích hợp tương ứng vị trí chọn
nhiệt độ từ các núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển.

Hình 2.53. Điều khiển nhiệt độ ra thấp

62
Để điều khiển nhiệt độ đầu ra thấp, hệ thống sẽ đóng van nước lại và góc mở cửa cánh
trộn khí là 0o, nghĩa là ở vị trí đóng hết luồng không khí đi qua két sưởi. Nhờ vậy, luồng
không khí vào có nhiệt độ thấp vì được giàn lạnh hấp thụ nhiệt hoàn toàn.
Để thay đổi nhiệt độ ngõ ra từ thấp đến cao, hệ thống sẽ mở van nước vào két sưởi và
thay đổi độ mở của cánh trộn khí. Khi đó, một phần không khí đi vào, sau khi qua giàn lạnh,
được dẫn qua giàn sưởi. Nhờ vậy, nhiệt độ luồng khí sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ mở của
cánh trộn khí.

Hình 2.54. Điều khiển nhiệt độ ra trung bình


Khi ta cần xông kính chắn gió phía trước hoặc sưởi ấm trong xe, nhiệt độ luồng khí ra
được tăng lên tối đa. Hệ thống điều khiển góc cánh trộn khí xoay 180o, nghĩa là cho luồng
khí hoàn toàn đi qua giàn sưởi.

Hình 2.55. Điều khiển nhiệt độ ra cao

63
b. Kiểu điều khiển bằng Themistor
Kiểu điều khiển nhiệt độ bằng cảm biến nhiệt độ giàn lạnh (themistor) được thực hiện
khi không có kiểu điều khiển nhiệt độ bằng cánh trộn khí. Themistor được làm bằng chất
bán dẫn nên giá trị điện trở của nó sẽ giảm khi nhiệt độ tăng.

Hình 2.56. Themistor


Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh được đặt phía sau giàn lạnh để kiểm tra nhiệt độ của
luồng gió sau khi đi qua giàn lạnh.
Điều hòa không khí ô tô loại themistor bao gồm một biến trở điều khiển nhiệt độ nằm
trên bảng điều khiển. Nút điều khiển này nhằm cài đặt nhiệt độ mong muốn. Điện trở của
nút điều khiển và của themistor tạo ra một cầu phân áp. Khi xoay nút điều khiển, tín hiệu
điện áp sinh ra sẽ thay đổi. Bộ khuếch đại và mạch điều khiển sẽ dựa vào tín hiệu này để
điều khiển đóng/ ngắt máy nén để duy trì nhiệt độ giàn lạnh tương ứng với nhiệt chọn trên
bảng điều khiển.

Hình 2.57. Mạch điện Themistor


c. Kiểu điều khiển bằng Themostat
Themostat gồm một bầu cảm nhận nhiệt, màng và vi công tắc. Bên trong bầu cảm
nhận nhiệt chứa đầy môi chất. Đầu cảm nhận nhiệt được đặt ở đầu ra của giàn lạnh. Khi
nhiệt độ giàn lạnh thấp thì nhiệt độ và áp suất trong bầu cảm ứng giảm. Vi công tắc được
ngắt nhờ màng. Điều đó làm ngắt li lợp từ, từ đó điều chỉnh nhiệt độ ra.

64
Hình 2.58. Themostat
2.4.2.3. Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh
Việc điều chỉnh cường độ dòng điện qua motor sẽ điều khiển được tốc độ quạt giàn
lạnh. Có hai phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh bằng điện trở và điều chỉnh bằng
Transistor.
a. Loại điều chỉnh bằng điện trở
Loại này thay đổi điện trở mắc nối tiếp với quạt giàn lạnh.

Hình 2.59. Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh


Cấu tạo gồm hai điện trở được mắc nối tiếp. Khi thay đổi vị trí của núm điều chỉnh thì
giá trị của điện trở trong mạch thay đổi làm cường độ dòng điện trong mạch thay đổi. Khi
đặt núm điều chỉnh ở vị trí ''LO'' dòng điện chạy qua tất cả các điện trở. Do đó cường độ
dòng điện qua motor giảm xuống và tốc độ của quạt chậm lại. Khi đặt núm điều chỉnh ở vị
trí ''3" thì dòng điện chỉ qua một điện trở. Khi đặt núm điều chỉnh ở vị trí "HI" thì không có
65
dòng điện qua các điện trở. Vì vậy toàn bộ dòng điện chạy qua motor quạt giàn lạnh và tốc
độ quạt giàn lạnh là cao nhất.
b. Loại điều chỉnh bằng Transistor
Loại này điều chỉnh cường độ dòng điện bằng một Transistor công suất. So với loại
điều chỉnh bằng điện trở loại này có thể điều khiển tốc độ của quạt giàn lạnh ở nhiều mức
hơn do vậy được sử dụng ở hệ thống điều hoà tự động.
2.4.2.4. Điều khiển quạt giàn nóng
Quạt điện làm mát giàn nóng khi điều hoà hoạt động để duy trì áp suất và nhiệt độ môi
chất tại giàn nóng đúng giá trị quy định, đảm bảo môi chất chuyển từ thể khí sang thể lỏng
hoàn toàn giúp tăng hiệu quả làm lạnh.
Ở các xe làm mát nước bằng quạt điện, sự kết hợp hai quạt cho két nước và giàn nóng
điều khiển khả năng làm lạnh ở ba cấp: dừng, quay tốc độ thấp và quay tốc độ cao. Khi điều
hoà không khí hoạt động, việc kết nối các công tắc của hai quạt nối tiếp ở tốc độ thấp hoặc
song song ở tốc độ cao tuỳ thuộc vào áp suất của môi chất và nhiệt độ nước làm mát.

Engine main relay


AM1 IG1 ECC-IG
Ig. Switch

F.L F.L
CDS RAD
fan fan

Condenser
fan relay M
No.2
Condenser
fan motor Radiator
fan relay
F.L No. 1
AM1
F.L
ALT

Medium
To magnetic
press. SW.
clutch relay
BATT M
Condenser Water
fan relay temp.
No. 3 SW.

Hình 2.60. Mạch điều khiển quạt giàn nóng

66
Bảng 2.5. Các thông số trạng thái điều khiển quạt giàn nóng
Nhiệt độ nước Công tắc Công tắc áp
Công Ly Áp suất môi
làm mát động nhiệt độ suất môi Tốc độ quạt
tắc A/C hợp từ chất lạnh
cơ nước chất lạnh
ON Dưới 83oC ON STOP
hoặc OFF Dưới 12.5
OFF Trên 90oC OFF ON HI
bar
ON ON Dưới 83oC LOW
Trên 15.5
Dưới 83oC ON OFF
bar
Dưới 12.5
ON ON ON HI
o
bar
Trên 90 C
OFF Dưới 15.5
OFF
bar
Trạng thái của quạt giàn nóng và quạt két nước
- STOP: cả hai quạt dừng
- HI: cả hai quạt quay tốc độ cao
- LOW: cả hai quạt quay tốc độ thấp
2.4.2.5. Điều khiển tan băng
a. Loại EPR
Khi giàn lạnh bị phủ băng, không khí không thể qua các cánh của giàn lạnh. Trạng thái
này khả năng trao đổi nhiệt giảm xuống làm cho khả năng làm lạnh bị giảm. Theo tính chất
của môi chất thì nhiệt độ môi chất không thể thấp hơn 00C khi áp suất lớn hơn 0,18 MPa (2
kgf/cm2). Bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh duy trì áp suất trong giàn lạnh lớn hơn 0.18 MPa
(2 kgf/cm2) để ngăn không cho giàn lạnh bị phủ băng.

Hình 2.61. Vị trí đặt van EPR


67
Bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh là một van điều tiết áp suất được lắp giữa giàn lạnh và
máy nén và gồm có các màng xếp bằng kim loại và píttông.
Khi nhiệt độ khoang xe giảm xuống và độ lạnh giảm đi, áp suất bay hơi (Pe) của môi
chất trong giàn lạnh giảm xuống. Tại thời điểm này, áp suất bay hơi của môi chất trong bộ
điều chỉnh áp suất bay hơi nhỏ hơn áp lực của lò xo (Ps) trong màng xếp. Kết quả là, piston
bị ép trở lại sang phải, van chuyển động theo hướng đóng lổ định lượng để giảm lượng môi
chất tuần hoàn và do đó khả năng làm lạnh giảm xuống theo độ lạnh.

Hình 2.62. Cấu tạo van EPR


Khi nhiệt khoang xe tăng lên và độ lạnh tăng lên, áp suất bay hơi của môi chất trong
giàn lạnh tăng lên. Tại thời điểm này, áp suất bay hơi của môi chất trong bộ điều chỉnh áp
suất bay hơi lớn hơn áp lực của lò xo trong màng xếp. Kết quả là piston chuyển động sang
bên trái van mở và lượng môi chất trong giàn lạnh được hút vào máy nén tăng lên.
b. Loại điều khiển bằng themistor

Hình 2.63. Mạch điều khiển nhiệt độ giàn lạnh


Để ngăn chặn không cho giàn lạnh bị phủ băng, cần thiết phải điều khiển nhiệt độ bề
mặt của giàn lạnh thông qua điều khiển sự hoạt động của máy nén. Nhiệt độ bề mặt của giàn
lạnh được xác định nhờ điện trở nhiệt và khi nhiệt độ này thấp hơn giá trị nhất định, hộp
điều khiển máy lạnh sẽ điều khiển ngắt ly hợp từ máy nén để ngăn không cho nhiệt độ giàn
lạnh thấp hơn 00C. Hệ thống điều hoà có bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh không sử dụng
kiểu điều khiển này.
68
2.4.2.6. Điều khiển bảo vệ đai dẫn động
Khi bơm trợ lực lái, máy phát điện và các thiết bị khác được dẫn động cùng với máy
nén bằng đai dẫn động, nếu ly hợp máy nén được khóa chặt dể làm dây đai bị đứt, các thiết
bị khác cũng không làm việc. Nên cần một hệ thống bảo vệ đai dẫn động khỏi bị đứt bằng
cách ngắt ly hợp từ khi máy nén hoạt động đồng thời hệ thống cũng làm cho đèn chỉ báo
công tắc điều hoà nhấp nháy để thông báo có sự cố.

Hình 2.64. Mạch bảo vệ đai dẫn động


Khi máy nén làm việc tín hiệu được tạo ra trong cuộn dây cảm biến tốc độ máy nén.
ECU phát hiện sai lệch tốc độ quay máy nén bằng cách tính toán so sánh tỷ lệ với tốc độ
động cơ.
Hệ thống này sẽ so sánh tốc độ của động cơ với tốc độ của máy nén. Nếu sự chênh
lệch tốc độ vượt quá giới hạn cho phép, ECU sẽ tính toán và điều chỉnh ngắt ly hợp từ.
Đồng thời ECU cũng làm cho đèn công tắc điều hoà nhấp nháy để báo hư hỏng.
2.4.2.7. Điều khiển máy nén 2 giai đoạn
Hệ thống này thay đổi thời điểm tắt máy nén theo nhiệt độ của giàn lạnh và điều khiển
hệ số hoạt động của máy nén. Nếu hệ số hoạt động của máy nén thấp hơn, thì tính kinh tế
nhiên liệu được cải thiện.

Hình 2.65. Điều khiển máy nén hai giai đoạn


69
Khi bật công tắc A/C, hệ thống này sẽ điều khiển sao cho nếu nhiệt độ được phát hiện
bởi điện trở nhiệt thấp hơn 30C, máy nén bị ngắt và khi nhiệt độ cao hơn 40C máy nén sẽ
hoạt động trở lại. Đây là quá trình làm lạnh được thực hiện trong một dải mà ở đó giàn lạnh
không bị phủ băng. Khi bật công tắc ECON, hệ thống này sẽ điều khiển sao cho khi nhiệt độ
được xác định bởi điện trở nhiệt thấp hơn 100C, máy nén bị ngắt và khi nhiệt độ này cao
hơn 110C, máy nén tiếp tục hoạt động, do đó ở chế độ ECON việc làm lạnh trở nên yếu đi
nhưng hệ số hoạt động của máy nén giảm xuống.
Để thay đổi hệ số hoạt động của máy nén, một số hệ thống sử dụng máy nén loại đĩa
lắc để thay đổi một cách liên tục.
2.4.2.8. Điều khiển điều hoà kép (xe có hai giàn lạnh)
Điều hoà kép và chu trình làm lạnh có các giàn lạnh và các van giãn nở ở phía trước và
phía sau. Điều này giúp cho việc tuần hoàn môi chất có thể được thực hiện bằng một máy
nén. Để điều khiển hai mạch môi chất cần phải bố trí thêm các van điện từ.

Hình 2.66. Điều khiển điều hòa kép


2.4.2.9. Điều khiển bù không tải
Ở trạng thái không tải như khi xe đi chậm hoặc dừng hẳn, công suất ra của động cơ rất
nhỏ. Ở trạng thái này, việc dẫn động máy nén sẽ làm quá tải động cơ làm nóng động cơ
hoặc chết máy. Do đó, một thiết bị bù không tải được lắp đặt để tăng tốc độ không tải động
cơ khi hệ thống điều hoà hoạt động.
ECU động cơ nhận tín hiệu bật công tắc A/C sẽ mở van điều khiển tốc độ không tải để
70
tăng lượng không khí nạp làm tốc độ quay của động cơ phù hợp với chế độ không tải khi hệ
thống điều hoà hoạt động.

Hình 2.67. Điều khiển bù không tải


2.4.2.10. Điều khiển ngắt A/C khi nhiệt độ nước làm mát cao
Công tắc nhiệt độ nước cảm nhận nhiệt độ nước làm mát động cơ để ngăn sự quá nhiệt
của nhiệt động cơ. Khi đạt nhiệt độ qui định (khoảng 1000C), li hợp từ ngừng hoạt động và
máy nén ngừng quay. Điều này giảm tải cho động cơ. Trong một vài loại xe, việc này cũng
được thực hiện nhờ máy nén thay đổi lưu lượng. Khi nhiệt độ nước làm mát lên đến 1000C
hoặc hơn, công suất máy nén giảm 50%. Khi nhiệt độ nước làm mát khoảng 950C hoặc thấp
hơn, công suất máy nén có thể đạt được 100%. Điều này làm giảm tải cho động cơ.

Hình 2.68. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát cho A/C
2.5. Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ôtô
2.5.1. Khái quát
Những hệ thống điều hòa không khí của các ôtô đời cũ luôn hoạt động tại một nhiệt độ
do tài xế đặt trước. Tuy nhiên, những yếu tố như sự tỏa nhiệt của mặt trời, nhiệt động cơ,

71
nhiệt từ ống xả, nhiệt do hành khách tạo ra,v.v. sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ trong xe theo thời
gian. Vì vậy, hệ thống điều hòa không khí tự động sẽ tự động điều chỉnh lại nhiệt độ, tốc độ
thổi khí khi cần thiết.
Ngoài các bộ phận chính trong hệ thống điều hòa không khí thông thường, hệ thống
điều hòa không khí tự động còn lắp thêm các bộ phận:
- Cảm biến: các cảm biến sẽ phát hiện sự thay đổi nhiệt độ và sự tỏa nhiệt của mặt trời.
- Các bộ điều khiển: để xác định các chế độ làm việc dựa trên các tín hiệu từ cảm biến.
- Bộ phận chấp hành: để làm dịch chuyển các cánh gió và các bộ phận được điều khiển
khác trong hệ thống.

Hình 2.69. Các chi tiết bổ sung trong hệ thống điều hòa không khí tự động
Hệ thống điều hoà không khí tự động được kích hoạt bằng cách đặt nhiệt độ mong
muốn bằng núm chọn nhiệt độ và ấn vào công tắc AUTO. Hệ thống sẽ điều chỉnh ngay lập
tức và duy trì nhiệt độ ở mức đã thiết lập nhờ chức năng điều khiển tự động của ECU.
Hệ thống điều hoà không khí tự động có các bộ phận sau đây:
1. ECU điều khiển A/C (hoặc bộ khuyếch đại A/C)
2. ECU động cơ
3. Bảng điều khiển
4. Cảm biến nhiệt độ trong xe
5. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe
6. Cảm biến nhiệt độ mặt trời
7. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
8. Cảm biến nhiệt độ nước (ECU động cơ gửi tín hiệu này)
9. Công tắc áp suất của A/C
72
10. Motor trợ động trộn khí
11. Motor trợ động dẫn khí vào
12. Motor trợ động thổi khí
13. Motor quạt giàn lạnh
14. Bộ điều khiển quạt giàn lạnh (điều khiển motor quạt giàn lạnh)
Ở một số kiểu xe, các cụm chi tiết sau đây cũng được sử dụng để điều hoà không khí
tự động:cảm biến ống gió; cảm biến khói ngoài xe

Hình 2.70. Các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí tự động
2.5.2. Các tín hiệu đầu vào
ECU tính toán nhiệt độ và lượng không khí được hút vào dựa trên nhiệt độ được xác
định bởi mỗi cảm biến và nhiệt độ mong muốn xác lập ban đầu. Những giá trị này được sử
dụng để điều khiển vị trí cánh trộn khí, tốc độ motor quạt giàn lạnh và vị trí cánh điều tiết
thổi khí

73
Hình 2.71. Sơ đồ khối ECU điều khiển A/C
Ở một số kiểu xe, hệ thống thông tin đa chiều (MPX) được sử dụng để truyền các tín
hiệu điều khiển từ bảng điều khiển tới ECU điều khiển A/C.
2.5.2.1. Cảm biến nhiệt độ trong xe
Cảm biến nhiệt độ trong xe là nhiệt điện trở được lắp trong bảng táp lô có một đầu hút.
Đầu hút này dùng không khí được thổi vào từ quạt giàn lạnh để hút không khí bên trong xe
nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình trong xe.

Hình 2.72. Cảm biến nhiệt độ trong xe


Cảm biến phát hiện nhiệt độ trong xe dùng làm cơ sở cho việc điều khiển nhiệt độ.

74
2.5.2.2. Cảm biến nhiệt độ môi trường

Hình 2.73. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe


Cảm biến nhiệt độ môi trường là một nhiệt điện trở và được lắp ở vị trí phía trước của
giàn nóng để xác định nhiệt độ môi trường bên ngoài xe.
Cảm biến này phát hiện nhiệt độ môi trường để điều khiển thay đổi nhiệt độ trong xe
do ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài xe.
2.5.2.3. Cảm biến bức xạ mặt trời
Cảm biến bức xạ mặt trời là một điốt quang và được lắp ở phía trên của bảng táp lô để
xác định cường độ ánh sáng mặt trời.

Hình 2.74. Cảm biến bức xạ mặt trời


Cảm biến này phát hiện cường độ ánh sáng mặt trời dùng để điều khiển sự thay đổi
nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng của tia nắng mặt trời.
2.5.2.4. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh dùng một nhiệt điện trở và được lắp ở giàn lạnh để phát
hiện nhiệt độ của không khí khi đi qua giàn lạnh (nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh).

Hình 2.75. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh


75
Dùng để ngăn chặn đóng băng bề mặt giàn lạnh, điều khiển nhiệt độ và điều khiển
luồng khí trong thời gian quá độ.
2.5.2.5. Cảm biến nhiệt độ nước
Cảm biến nhiệt độ nước là một nhiệt điện trở. Nó phát hiện nhiệt độ nước làm mát dựa
vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ. Tín hiệu này được truyền từ ECU động cơ. Ở
một số kiểu xe, cảm biến nhiệt độ nước làm mát được lắp ở két sưởi (bộ phận trao đổi
nhiệt).

Hình 2.76. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát


Dùng để điều khiển nhiệt độ, điều khiển việc sưởi ấm không khí v.v..
2.5.2.6. Một số cảm biến khác
Một số xe được trang bị các cảm biến sau đây:
a. Cảm biến ống dẫn gió
Cảm biến ống gió là một nhiệt điện trở và được lắp trong bộ cửa gió bên. Cảm biến
này phát hiện nhiệt độ của luồng khí thổi vào bộ cửa gió bên và điều khiển chính xác nhiệt
độ của mỗi dòng không khí.

Hình 2.77. Cảm biến nhiệt độ luồng gió ra

76
b. Cảm biến khói ngoài xe
Cảm biến khói ngoài xe được lắp ở phía trước của xe để xác định nồng độ CO, HC và
NOx, để bật tắt giữa các chế độ FRESH (lấy gió ngoài xe thổi qua giàn lạnh)và RECIRC
(tuần hoàn gió trong xe thổi qua giàn lạnh).

Hình 2.78. Cảm biến khói ngoài xe


2.5.3. Các kiểu điều khiển ngõ ra
2.5.3.1. Motor trợ động trộn khí
Motor trợ động trộn khí gồm có mô tơ, bộ hạn chế, chiết áp, và tiếp điểm động v.v.
Như được chỉ ra trên hình vẽ và được kích hoạt bởi tín hiệu từ ECU.

Hình 2.79. Motor trợ động trộn khí


Khi cánh điều khiển trộn khí được chuyển tới vị trí HOT, thì cực MH sẽ được cấp điện
và cực MC được nối mát để quay motor trợ động điều khiển cánh trộn khí. Khi cực MC trở
thành nguồn cấp điện và cực MH được nối mát thì motor trợ động quay theo chiều ngược lại
để xoay cánh điều khiển trộn khí về vị trí COOL.
Khi tiếp điểm động của chiết áp dịch chuyển đồng bộ với sự quay của motor trợ động,
tạo ra các tín hiệu điện theo vị trí của cánh trộn khí và đưa thông tin vị trí thực tế của cánh
điều khiển trộn khí tới ECU. Khi cánh điều khiển trộn khí tới vị trí mong muốn, motor trợ

77
động trộn khí sẽ bị ngắt điện.

Hình 2.80. Mạch điều khiển motor trộn khí


Motor trợ động trộn không khí được trang bị một bộ hạn chế để ngắt dòng điện tới
motor khi đi đến vị trí hết hành trình. Khi tiếp điểm động dịch chuyển đồng bộ với motor trợ
động tiếp xúc với các vị trí hết hành trình, thì mạch điện bị ngắt để dừng motor lại
2.5.3.2. Motor trợ động dẫn khí vào
Môtơ trợ động dẫn khí vào gồm có một mô tơ, bánh răng, đĩa động v.v… Như được
chỉ ra trên hình vẽ.

Hình 2.81. Motor trợ động dẫn khí vào


Ấn lên công tắc điều khiển dẫn khí vào sẽ làm đóng mạch điện của motor trợ động làm
cho dòng điện đi qua motor và dịch chuyển cánh điều khiển dẫn khí vào.
Khi cánh điều khiển dẫn khí vào chuyển tới vị trí FRESH hoặc RECIRC, thì tiếp điểm
của đĩa động nối với motor được tách ra và mạch nối với motor bị ngắt làm motor dừng lại.

78
Hình 2.82. Mạch điều khiển motor trợ động dẫn khí vào
2.5.3.3. Motor trợ động thổi khí
Motor trợ động thổi khí gồm có một mô tơ, tiếp điểm động, bảng mạch, mạch dẫn
động motor v.v… Như được chỉ ra trên hình vẽ.

Hình 2.83. Motor trợ động thổi khí


Khi công tắc điều khiển thổi khí hoạt động, mạch dẫn động motor xác định xem vị trí
của cánh điều khiên nên được dịch chuyển sang bên phải hay bên trái và cho dòng điện vào
motor để dịch chuyển tiếp điểm động đối với mô tơ. Khi tiếp điểm động dịch chuyển tới vị
trí theo vị trí công tắc điều khiển thổi khí, thì tiếp điểm với đĩa của mạch điều khiển được
nhả ra, làm cho mạch bị ngắt và motor dừng lại.
Khi công tắc điều khiển thổi khí dịch chuyển từ FACE tới DEF, đầu vào A sẽ là 1 vì
mạch bị ngắt, đầu vào B sẽ là 0 vì mạch được tiếp mát. Kết quả là đầu ra D sẽ là 1 và đầu ra
C sẽ là 0 và cho dòng điện của motor đi từ D tới C. Sau khi motor quay về tiếp điểm động B
thôi tiếp xúc với DEF, đầu vào B sẽ là 1 vì mạch bị ngắt. Kết quả là cả hai đầu ra C và D sẽ
là 0, dòng điện tới motor sẽ bị ngắt và motor dừng lại.
Tuy nhiên một số kiểu xe không có tiếp điểm trong motor trợ động.

79
Hình 2.84. Nguyên lý hoạt động của motor trợ động thổi khí
2.5.4. Hoạt động điều khiển
2.5.4.1. Nhiệt độ không khí cửa ra (TAO)
Để nhanh chóng điều chỉnh nhiệt độ trong xe theo nhiệt độ đặt trước, ECU tính toán
nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) dựa trên thông tin được truyền từ mỗi cảm biến. Việc tính
toán nhiệt độ không khí cửa ra được dựa trên nhiệt độ trong xe, nhiệt độ ,môi trường và
cường độ ánh sáng mặt trời liên quan đến nhiệt độ đã đặt trước. Mặc dù điều hoà tự động
điều khiển nhiệt độ chủ yếu dựa vào thông tin nhiệt độ trong xe, nhưng nó cũng sử dụng
thông tin về nhiệt độ môi trường và cường độ ánh sáng mặt trời để sự điều khiển được chính
xác hơn.

Hình 2.85.Tính toán nhiệt độ không khí cửa ra


Nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) được hạ thấp trong những điều kiện sau:
• Nhiệt độ đặt trước thấp hơn
• Nhiệt độ trong xe cao
• Nhiệt độ môi trường cao
• Cường độ ánh sáng mặt trời lớn.
2.5.4.2. Điều khiển nhiệt độ dòng khí
80
Để điều chỉnh nhanh chóng nhiệt độ trong xe đạt được nhiệt độ đặt trước, nhiệt độ
dòng khí được điều khiển bằng cách thay đổi tỷ lệ không khí nóng và không khí lạnh bằng
cách điều chỉnh vị trí điều khiển cánh trộn khí ở vị trí mở. Một số loại xe, độ mở của van
nước cũng thay đổi theo vị trí của cánh điều khiển.
Điều chỉnh cực đại MAX: Khi nhiệt độ được đặt ở MAX COOL (Lạnh nhất) hoặc
MAX HOT (Nóng nhất), cánh điều khiển trộn khí sẽ ở hoàn toàn về phía COOL hoặc HOT
mà không phụ thuộc vào giá trị TAO. Điều này gọi là “điều khiển MAX COOL” hoặc “điều
khiển MAX HOT”.
0
Điều khiển thông thường: Khi nhiệt độ đặt trước từ 18,5 đến 31,5 C, thì vị trí cánh
điều khiển trộn khí được điều khiển dựa trên giá trị TAO để điều chỉnh nhiệt độ trong xe
theo nhiệt độ đặt trước.
Tính toán độ mở cánh điều tiết trộn khí: Giả sử độ mở của cánh điều khiển trộn khí
là 0% khi nó dịch chuyển hoàn toàn về phía COOL và 100% khi nó dịch chuyển hoàn toàn
về phía HOT, thì nhiệt độ giàn lạnh gần bằng với TAO khi độ mở là 0%. Khi độ mở là
100% thì nhiệt độ của giàn sưởi (bộ phận trao đổi nhiệt) được tính toán từ nhiệt độ nước làm
mát động cơ sẽ bằng TAO. ECU cho dòng điện tới motor trợ động để điều khiển độ mở của
cánh điều khiển trộn khí nhằm điều chỉnh độ mở thực tế của cánh điều khiển được phát hiện
bằng chiết áp theo độ mở xác định.
Độ mở xác định = [(TAO-nhiệt độ giàn lạnh) / (Nhiệt độ nước làm mát-nhiệt độ giàn
lạnh)]x 100%.

Hình 2.86. Điều khiển nhiệt độ dòng khí

2.5.4.3. Điều khiển dòng khí (thổi khí ra)

81
Khi điều hoà không khí được đặt giữa sưởi ấm và làm mát bằng cách thay đổi nhiệt độ
cài đặt, hệ thống A/C sẽ tự động điều khiển các cánh dẫn động dòng khí ra tương ứng với
nhiệt độ cài đặt để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Việc điều khiển dòng khí được thay đổi theo cách sau:
 Khi hạ thấp nhiệt độ trong xe: FACE
 Khi nhiệt độ trong xe ổn định xung quanh nhiệt độ đặt trước: BI-LEVEL
 Khi hâm nóng không khí trong xe: FOOT
2.5.4.4. Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh
Lưu lượng không khí được điều khiển thông qua điều khiển tự động tốc độ quạt giàn
lạnh dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ trong xe và nhiệt độ đặt trước.
 Khi có sự chênh lệch nhiệt độ lớn: tốc độ motor quạt gió cao (HI)
 Khi chênh lệch nhiệt độ nhỏ: tốc độ quạt gió thấp (LO)
Dòng điện tới motor quạt gió được điều khiển bằng cách điều chỉnh dòng điện cực B
của transistor công suất. Dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ trong xe và nhiệt độ đặt trước, tốc
độ quạt gió được điều khiển liên tục theo giá trị TAO.
Rơle EX – HI trực tiếp nối mát motor khi cần thổi lượng khí cực đại. Vì rơle này tránh
được sự sụt áp ở transistor công suất nên điện áp “tiết kiệm” được sử dụng để đạt được tốc
độ quạt gió lớn nhất.

Hình 2.87. Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh


Tốc độ quạt gió có thể điều chỉnh bằng tay bằng cách đặt tốc độ quạt gió thông qua
công tắc điều khiển.
Khi kích hoạt motor quạt gió, dòng điện có cường độ lớn chạy trong mạch. Để bảo vệ
transistor công suất, điện trở LO phải tiếp nhận dòng điện trước khi bật transistor công suất.
Đồng thời, khi bật quạt gió ở chế độ LOW, transistor công suất ngắt, dòng điện qua quạt

82
giàn lạnh và đi qua điện trở LOW. Điều này làm tăng tuổi thọ của transistor công suất.
2.5.4.5. Điều khiển việc sưởi ấm
Khi dòng khí được thiết lập ở chế độ FOOT hoặc BI-LEVEL mà công tắc điều khiển
tốc độ quạt giàn lạnh được đặt ở vị trí AUTO, tốc độ quạt giàn lạnh được điều khiển theo
nhiệt độ nước làm mát.
Khi nhiệt độ nước làm mát thấp, để tránh đưa vào xe gió lạnh, chức năng điều khiển
sưởi ấm sẽ hạn chế tốc độ quạt giàn lạnh.
Khi sưởi ấm không khí trong xe, chức năng điều khiển sưởi ấm không khí trong xe so
sánh lượng không khí được xác định bởi cảm biến nhiệt độ nước làm mát và lượng khí được
tính toán từ TAO sau đó lấy giá trị nhỏ hơn và làm cho quạt quay ở tốc độ thấp hơn.
Sau khi sưởi ấm không khí trong xe, việc điều khiển sưởi ấm không khí trong xe sẽ trở
về trạng thái điều khiển bình thường dựa trên TAO.
Sự điều khiển này được kích hoạt chỉ cho quá trình sưởi chứ không cho quá trình làm
mát.

Hình 2.88. Điều khiển việc hâm nóng (sưởi)


2.5.4.6. Điều khiển dòng khí trong thời gian quá độ
Khi xe đỗ dưới trời nắng trong một thời gian dài, điều hoà không khí sẽ thổi ra không
khí nóng ngay lập tức sau khi hệ thống được bật. Điều này gây khó chịu cho người trong xe
vì bị luồng khí nóng thổi vào. Chức năng điều khiển dòng khí trong thời gian quá độ sẽ
ngăn chặn vấn đề này.
Khi nhiệt độ giàn lạnh cao hơn 300C: như chỉ ra trên hình 2.89, chức năng điều
khiển thời gian quá độ sẽ tắt motor quạt giàn lạnh và để motor tắt khoảng 4 giây trong khi
máy nén được bật lên để làm mát không khí bên trong bộ phận làm mát. Khoảng 5 giây sau
đó, quạt giàn lạnh cđược điều khiển quay ở tốc độ thấp (chế độ LO) để không khí đã được

83
làm mát trong hộp giàn lạnh đưa vào trong xe.

Hình 2.89. Khi nhiệt độ giàn lạnh cao hơn 300C


Khi nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn 300C: như chỉ ra trên hình 2.90, chức năng điều
khiển theo thời gian quá độ sẽ cho quạt giàn lạnh chạy ở tốc độ thấp (LO) khoảng 5 giây.

Hình 2.90. Khi nhiệt độ thấp hơn 300C


2.5.4.7. Điều khiển dẫn khí vào
Chức năng điều khiển dẫn khí vào để đưa không khí từ bên ngoài vào. Khi chênh lệch
nhiệt độ trong xe và nhiệt độ đặt trước là lớn, chức năng điều khiển dẫn khí vào tự động bật
về chế độ tuần hoàn không khí trong xe để việc làm mát được hiệu quả hơn.
Các chức năng điều khiển dẫn khí vào được thực hiện theo cách sau đây:
 Bình thường: FRESH
 Khi nhiệt độ trong xe cao: RECIRC
Ở một số xe chức năng điều khiển dẫn khí vào cũng tự động bật về RECIRC nếu nồng
độ CO, HC và NOx được xác định bởi cảm biến khói ngoài xe vượt quá giới hạn cho phép.
Khi lựa chọn chế độ DEF cho dòng khí, thì chức năng điều khiển cửa vào dòng khí
được tự động chuyển về chế độ FRESH (ở một số kiểu xe không có chế độ điều khiển này)

84
Hình 2.91. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí tự động trên xe Toyota

85
Chương 3. THIẾT BỊ KIỂM TRA – SỬA CHỮA
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Ô TÔ
---oOo---
3.1 Những vấn đề cần lưu ý
Khi làm việc với hệ thống điều hòa không khí trên ô tô cũng như với bất kỳ một hệ
thống lạnh nào, phải hết sức chú ý vấn đề an toàn sức khỏe và tai nạn lao động cũng như các
nguyên tắc cơ bản khác đối với môi chất lạnh và hệ thống để đảm bảo an toàn cho người và
tuổi thọ của hệ thống.
Khi làm việc với môi chất lạnh cần tuân theo các chú ý sau:
- Phải đeo kính bảo vệ mắt. Nếu môi chất dính vào mắt hoặc da cần lưu ý:
 Không được chà sát.
 Rửa khu vực bị thương bằng nước lạnh.
 Bôi mỡ vazơlin sạch lên da, đến ngay bác sĩ, bệnh viện để có được sự chăm sóc
chữa trị cần thiết.
 Không được tự cố gắng chữa trị.
- Khu vực làm việc phải luôn luôn sạch sẽ.
- Đề phòng nguy hiểm do cháy carbon monoxit khi động cơ đang chạy.
- Không được xử lý môi chất lạnh trong phòng kín hoặc gần lửa.
- Phải mang găng tay nhựa ngăn môi chất lạnh tiếp xúc trực tiếp với da tay.
Khi thay thế các chi tiết trên đường dẫn môi chất.
- Không được xả trực tiếp môi chất lạnh ra môi trường.
- Thu hồi môi chất vào thiết bị thu hồi ga để dùng lại.
- Tháo cọc âm bình điện khi thao tác sửa chữa hệ thống lạnh.
- Khi thu hồi gas lạnh không được thu hồi quá nhanh sẽ hút dầu máy nén ra khỏi hệ
thống.
- Không để cho hơi ẩm và bụi bẩn lọt vào hệ thống, khi tháo các đâu ống phải dùng nút
cao su bít các đầu ống lại ngay lập tức và chỉ tháo các nút này ngay trước khi bắt đầu lắp
vào hệ thống.
- Không được để giàn nóng mới hoặc bình chứa/bầu lọc.v.v. nằm xung quanh mà
không được nút kín.

86
- Xả khí Nitrogen ra khỏi van nạp trước khi tháo nút ra khỏi máy nén mới.
Nếu không xả khí Nitrogen trước thì dầu máy nén sẽ phun ra cùng với
khí Nitrogen khi tháo nút.
- Không dùng mỏ hàn để uốn cong hoặc kéo dài các đường ống.
- Phải sử dụng 02 chìa khóa khi tháo lắp các rắc co đầu ống tránh các đường ống bị
xoắn, biến dạng.
- Luôn luôn thay seal làm kín mới khi có tháo lắp hệ thống.
- Luôn tra dầu bôi trơn máy nén vào các seal làm kín mỗi khi táo lắp.
Khi xiết các bộ phận nối

Hình 3.1. Những lưu ý khi làm việc với rắc co nối ống lạnh

87
- Phải tra dầu bôi trơn vào mối nối trước khi sxiết
- Nhiệt độ khi các chi tiết làm việc phải thấp hơn 40oC
- Siết phải đúng lực (không được siết quá chặt hoặc quá lỏng)
- Không được bậc ON hệ thống khi đang thực hiện tháo lắp
3.2. Các loại đồng hồ đo áp suất chuyên dùng
Đồng hồ đo áp suất hệ thống A/C có nhiều loại khác nhau về hình dáng, mẫu mã tùy
theo hãng sản xuất. Nhưng nhìn chung về nguyên tắc hoạt động và cấu tạo chung hoàn toàn
giống nhau.
Hiện nay có hai loại thông dụng là đồng hổ cơ và đồng hồ số. Đồng hồ kim được sử
dụng rộng rãi hơn do kết cấu đơn giản, giá thành rẻ và dể sử dụng.
3.2.1. Đồng hồ đo áp suất loại cơ khí

Hình 3.2. Đồng hồ đo áp suất loại cơ (đồng hồ kim)


3.2.1.1. Cấu tạo
Đồng hồ đo áp suất loại cơ gồm một ống bourdon bằng đồng, một đầu được hàn kín
vào rắc co nối, đầu còn lại liến kết với một cánh tay đòn.
Trên đầu còn lại của tay đòn có một chốt vít được lắp vào rãnh điều chỉnh của bánh
răng rẽ quạt. Bánh răng rẽ quạt ăn khớp với bánh răng trung tâm.
Trục của bánh răng trung tâm dẫn động kim đồng hồ. Giữa bánh răng rẽ quạt lắp lỏng
chốt định vị làm tâm đòn bẩy liên kết ra vỏ đồng hồ bằng một bát giữ.
Trục của bánh răng trung tâm cũng được lắp lỏng với trục liên kết ra vỏ đồng hồ. Mặt
chỉ thị của đồng hồ với nhiều vạch giá trị được lắp ngay bên dưới kim và bên trên các chi
tiết còn lại. Tất cả bộ máy này được đặt trong một hộp kín gọi là vỏ đồng hồ.
88
Hình 3.3. Cấu tạo đồng hồ đo áp suất loại cơ
3.2.1.2. Hoạt động
Khi chưa có áp suất đi vào đồng hồ, ống bourdon co lại thông qua tay đòn tác động
vào bánh răng rẽ quạt làm xoay bánh răng trung tâm ngược chiều kim đồng hồ và kim chỉ
thị trên đồng hồ luôn ở giá trị 0 bar. Nếu ở trạng thái này mà kim đồng hồ không chỉ đúng
giá trị 0 bar, phải điều chỉnh vít hiệu chỉnh trong rảnh trược của bánh răng rẽ quạt sao cho
giá trị hiển đúng 0 bar.
Khi có áp suất đi vào tác động ống bourdon làm ống bourdon giãn dài ra, thông qua
tay đòn kéo bánh răng rẽ quạt làm bánh răng trung tâm xoay cùng chiều kim đồng hồ và
kim chỉ thị trên mặt đồng hồ giá trị áp suất tương ứng với áp suất tác động bên trong ống
bourdon.

Hình 3.4. Đồng hồ đo áp suất có đầy đủ các đường ống kết nối với
hệ thống điều hòa không khí

89
3.2.2. Đồng hồ đo áp suất loại kỹ thuật số90

Hình 3.5. Đồng hồ đo áp suất loại số (đồng hồ kỹ thuật số)


3.2.2.1. Cấu tạo
Cấu tạo đồng hồ đo áp suất kiều số gồm có ba phần chính là màn hình hiển thị LCD,
phần cảm ứng và phần xử lý tín hiệu. Tất cả được tích hợp gọn trong vỏ của mặt đồng hồ.
Các rắc co dầu nối và bộ phận dây nối đều dùng chung được với bộ dây của đồng hồ cơ.
Màn hình LCD chỉ thực hiện việc hiển thị thông số giá trị và đơn vị đo áp suất, đơn vị
đo áp suất có thể thay đổi được hay không thay đổi được tùy theo loại đồng hồ.
Phần cảm ứng là một màng silicon với phần tử áp điện piezo, nó thay đổi giá trị điện
áp khi áp suất tác động vào nó thay đổi.
Phần xử lý tín hiệu là một mạch điện tử để biến đổi tín hiệu từ phần cảm ứng thành giá
trị áp suất hiển thị trên đồng hồ.
3.2.2.2. Hoạt động
Phần tử cảm ứng gồm hai buồng được ngăn cách bởi màng cảm ứng silicon với phần
tử áp điện piezo cảm ứng điện dung

Hình 3.6. Sơ đồ nguyên lý của đồng hồ đo áp suất loại số

90
Khi đồng hồ không kết nối vào hệ thống, hai bên màng silicon đều chịu tác động
của áp suất khí quyển, vì thế màng silicon ở trạng thái cân bằng, tức màng ở vị trí
Zero. Lúc này tín hiệu điện áp ra bằng 0V.
Khi có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển tác động vào làm màng silicon lệch
sang phải. Lúc này phần tử áp điện Piezo sinh ra một tín hiệu điện áp, thông qua cầu
Wheston làm thay đổi giá trị điện áp Vout (+) và Vout (-) đưa về cổng so sánh trong
mạch xử lý tín hiệu cho ra điện áp dương tương ứng với giá trị áp suất tác động lên
màng, tín hiệu điện này sẽ được mạch xử lý và xuất ra giá trị áp suất đến màn hình
hiển thị giá trị áp suất thực tế tương ứng.
Ngược lại, khi áp suất tác động vào màng thấp hơn áp suất khí quyển (độ chân
không) làm màng lệch sang trái thì tín hiệu điện áp ra mang giá trị âm tương ứng với
độ chân không tác động lên màng, tín hiệu điện này sẽ được mạch xử lý và xuất ra
giá trị chân không đến màn hình hiển thị giá trị chân không thực tế tương ứng.

Hình 3.7. Nguyên lý đo áp suất của đồng hồ số

Hình 3.8. Cầu Wheatstone sử dụng trong mạch đo áp suất

91
Hình 3.9. Sơ đồ mạch hiển thị giá trị đo áp suất của đồng hồ đo áp suất loại số
3.3. Thiết bị kiểm tra rò hơi môi chất lạnh

Hình 3.10. Máy kiểm tra rò rỉ gas trong hệ thống điều hòa không khí ô tô.
Có hai cách để kiểm tra rò rỉ hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là dùng thiết bị
(máy) phát hiện hơi gas và dùng bột huỳnh quang bôi vào vị trí cần kiểm tra. Nhưng trong
thực tế, phương pháp dùng bột huỳnh quang được thay thế bằng cách khác đơn giàn và tiện

92
dụng hơn là dùng bọt xà phòng tra vào vị trí cần kiểm tra để quan sát sự sủi bong bóng trong
bọt xà phòng. Cách còn lại là dùng máy kiểm tra.
3.3.1. Cấu tạo
Máy kiểm tra rò rỉ gas là một thiết bị có khả năng phát hiện lượng môi chất rò rỉ ít đến
khoảng 0.00002 ml/s. Có một mô tơ nhỏ lắp bên trong thiết bị để hút không khí qua lỗ nhỏ
trên đầu que dò xuyên qua phần tử cảm ứng halogen.
Hiện nay, thiết bị này có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên một số loại được lấy chuẩn
để phát hiện môi chất R134a, loại này ngoài khả năng phát hiện rò rỉ gas R134a còn có khả
năng phát hiện được cả gas R12. Nhưng loại được lấy chuẩn phát hiện cho gas R12 sẽ
không thể phát hiện rò rỉ gas R134a.

Hình 3.11. Sơ đồ nguyên lý của máy kiểm tra rò rỉ gas


3.3.2. Hoạt động
Khi bật công tắc máy, một mô tơ nhỏ bên trong sẽ hút không khí qua lỗ nhỏ trên que
dò xuyên qua phần tử cảm ứng, khi trong không khí xuất hiện môi chất, thông qua phần tử
cảm ứng sẽ gửi tín hiệu về mạch xử lý làm đèn báo hiệu sáng và phát ra âm thanh báo hiệu
“bíp bíp”.
Việc sử dụng thiết bị này trong quá trình kiểm tra và sửa chữa hệ thống rất có hiệu quả
đối với những chi tiết, vị trí không thể kiểm tra bằng mắt và những vị trí giới hạn tầm nhìn.
Để sử dụng và khai thác hiệu quả thiết bị này, cần phải đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng
riêng cho từng loại máy và đọc tài liệu hướng dẫn sửa chữa kèm theo trong bộ giáo trình
tham khảo < AC Service and Diagnosis mục 07 Climate Control của Khoa Cơ khí – Động
lực, Trường ĐH SPKT Vĩnh long>

93
3.4. Máy nạp và thu hồi ga tự động
3.4.1. Chức năng máy nạp và thu hồi gas tự động
Hiện nay, có rất nhiều loại máy nạp và thu hồi gas tự động, khi sử dụng bất kỳ một
loại máy nào, điều cần thiết nhất là phải tìm hiểu và đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng để đảm
bảo an toàn thiết bị và an toàn lao động cho người sử dụng.
Nhìn chung, bất kỳ một loại máy nào cũng có những chức năng cơ bản sau:
- Kiểm tra hệ thống điều hòa không khí
- Thu hồi, lọc tách nhớt và tái sử dụng lại môi chất
- Đồng hồ điện kiểm tra và báo lượng môi chất lạnh thu hồi từ hệ thống AC
- Đồng hồ điện kiểm tra và báo lượng dầu lạnh thu hồi từ hệ thống AC
- Rút chân không hệ thống AC
- Nạp dầu lạnh và nhuộm UV theo dung lượng tự động bằng điện
- Nạp gas theo trọng lượng tự động bằng điện
- Đo nhiệt độ cửa gió ra bằng điện
Ngoài ra, một số máy còn có trang bị thêm:
- Vệ sinh đường ống và vệ sinh hệ thống bằng điện
- Kết nối điều khiển không dây bằng sóng Blue Tooth
- Nhận diện được loại môi chất
Trong giáo trình này giới thiệu loại máy đại diện có tên COOLIUS-2700BT có đầy đủ
các chức năng bên trên.
3.4.2. Đặc điểm kỹ thuật
- Loại môi chất sử dụng: R134a
- Định lượng môi chất bằng điện: độ chính xác 5 gram.
- Khả năng chịu tải 60kg, có thể chịu được quá tải 150%.
- Đồng hồ Low Pressure và High Pressure: hiển thị kỹ thuật số chất lượng cao và rõ
ràng.
- Bình chứa môi chất thu hồi: 27 kg
- Loại bơm thu hồi: Danfoss SC12G
- Tốc độ thu hồi: 600g/phút ở trạng thái lỏng
- Bơm chân không: hai tầng, 170l/phút (6cfm)
- Độ chân không: 3x10-1 Pa.
- Kích thước: 500mm, 650mm, H-1320mm

94
- Trọng lượng: 100 kg
- Nguồn điện: 230VAC-50/60Hz
- Công suất: 700W
- Dòng tiêu thụ lớn nhất: 6,7A
- Điều kiện làm việc chính xác: từ 0 đến 40oC, độ ẩm đến 80%, độ cao 2000 m
- Độ ồn: dưới 70 dB (A)
- Cầu chì tải: 10A/250V
3.4.3. Thiết bị nạp và thu hồi ga tự động COOLIOS – 2700BT
Đối với lần đầu tiên sử dụng thiết, cần phải kiểm tra và thực hiện việc lắp ráp thiết bị.

Hình 3.12. Máy nạp và thu hồi gas tự độngCOOLIOS-2700BT


a. Cụm màng hình chính
b. Cảm biến nhiệt độ không dây có cáp USB
c. Cầu chì nguồn
d. Rắc co nối đầu ống bằng thau
e. Các đường ống nối có đầu nối nhanh
f. Sách hướng dẫn sử dụng
Một số công việc cần làm trước khi sử dụng:
- Tháo hai đai ốc an toàn M6 dưới đáy thiết bị

95
Hình 3.13.Vị trí lắp đai ốc bảo vệ
- Lắp màn hình chính và kết nối với thiết bị

Hình 3.14. Minh họa kết nối màn hình hiển thị trung tâm
- Nối các đường ống sạc gas màu xanh và màu đỏ vào hai đầu nối phía trước thiết bị,
chú ý hai seal O làm kín phải được lắp chính xác

Hình 3.15. Minh họa kết nối đường ống kiểm tra áp suất với hệ thống
- Cắm dây nguồn vào lỗ cạnh bánh xe phía sau bên phải, chú ý an toàn điện, dây mass
phải được nối đất.
3.4.4. Mô tả thiết bị
Thiết bị COOLIOS-2700BT gồm những bộ phận sau:

96
1. LP Digital Display: màn hình hiển thị số Low Pressure (hút) rộng 80x50 mm, hiển
thị áp suất nhánh hút trong hệ thống A/C được tích hợp trên bảng điều khiển chính để
dể quan sát khi hoạt động. Áp suất hiển thị theo đơn vị Bar hoặc PSI tùy thuộc vào
việc chọn đơn vị đo.
2. HP Digital Display: cũng giống hoàn toàn với LP Digital Pressure nhưng giá trị áp
suất hiển thị bên nhánh nén áp suất cao của hệ thống A/C.
3. Touch Screen: màn hình cảm ứng, tất cả các biểu tượng của các chức năng đều hiển
thị trên màn hình cảm ứng LCD. Tất cả các chức năng được chọn bằng cách chạm
vào biểu tượng tương ứng trên đang hiển thị trên màn hình. Người sử dụng sẽ thao
tác theo sự hướng dẫn tường bước được thiết lập sẵn và thực thi theo từng chức năng
được chọn.
4. Nút Start và Stop: được đặt phía trước bảng điều khiển để khởi động và tắt thiết bị.
5. Máy in: in tất cả các kết quả sau cùng của mỗi chức năng được chọn.
6. USB cho cảm biến nhiệt độ: kết nối USB để giao tiếp với cảm biến đo nhiệt độ
không dây.
7. Cáp nối: kết nối bảng điều khiển với mạch IO và PC.

Hình 3.16. Vị trí các chi tiết của thiết bị

97
8. Bình chứa dầu lạnh mới 01: bình có thể tích 240 ml được đặt bên trái thiết bị nối
với cụm bơm bằng điện để hút lượng dầu hồi trong hệ thống A/C, hoặc chọn lượng
dầu mong muốn cần bơm vào.
9. Bình chứa dầu/ nhuộm UV 02: được lắp bên phải thiết bị với thể tich 240 ml. Cũng
có bơm điện để bơm dầu hoặc chất UV vào hệ thống.
10. Van xả dầu thu hồi: được đặt dưới đế thiết bị, chậu chứa có vạch định lượng để xác
định lượng dầu được rút ra khỏi hệ thống. Khi dầu trong chậu đầy, dầu được xả qua
van phía dưới chậu chứa.
11. Cửa rút và nạp môi chất có bộ lọc: cửa này được kết nối với rắc co trên đường ống
dẫn môi chất của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
12. Cửa nối với ống dự trữ: dùng để hút và nạp nhanh để tránh bụi bẩn lọt vào hệ thống
13. Công tắc ON/OFF : công tắc nguồn của thiết bị
14. Giắc nối nguồn
15. Vỏ trước
16. Vỏ phía dưới
17. Vỏ phía trên
18. Vỏ thân sau
19. Tay cầm phía sau
20. Bánh xe trước
21. Bánh xe sau
3.4.5. Hoạt động
Khi bật công tắc, thiết bị sẽ hiển thị số giờ sử dụng bên trái trước khi màn hình bảo
dưỡng bắt đầu hoạt động.

Hình 3.17. Màn hình khởi động thiết bị


98
Trong thời gian này, máy sẽ tự rút hết chân không và làm sạch. Đây là chức năng đặc
biệt để tránh không khí còn tồn tại trong máy sẽ ngưng tụ khí nạp vào hệ thống, vì thế luôn
duy trì môi chất ở mức tinh khiết nhất.

Hình 3.18. Màn hình biểuth ị thiết bị đang rút chân không trong thiết bị
Khi chức năng này thực hiện xong, màn hình chính hiển thị trên menu như sau:

Hình 3.19. Màn hình chính hiển thị các chức năng của thiết bị
1. Áp suất xy lanh máy nén trong thiết bị
2. Lượng dầu lạnh thu hồi (ml/oz)
3. Lượng dầu mới trong bình 01 (ml/oz)
4. Lượng dầu mới trong bình 01 (ml/oz)
5. Nhiệt độ và độ ẩm môi trường
6. Ngày, tháng
7. Thông báo tình trạng hệ thống A/C
8. Ký hiệu xe
99
9. Biểu tượng thay bình môi chất mới
10. Nạp môi chất vào xe
11. Chăm bổ sung dầu lạnh/chất UV
12. Rút chân không hệ thống A/C
13. Rút thu hồi môi chất khỏi hệ thống
14. Thu hồi và nạp môi chất tự động
15. Vệ sinh hệ thống ( có thiết bị có có thiết bị không có)
16. Cài đặt, thiết lập
17. Lượng môi chất còn lại trong xy lanh máy nén của thiết bị
18. Mức hiển thị lượng dầu lạnh.
3.4.6. Ý nghĩa các biểu tượng
Căn cứ vào các biểu tượng hiển thị trên màn hình, người sử dụng sẽ chọn các ứng
dụng phù hợp với công việc mong muốn. Sau đây là ý nghĩa của các biểu tượng của thiết bị.

Thiết bị cần bảo dưỡng sửa chữa Cập nhật phần mềm

Khai báo trọng lượng Xin chờ

Thiết bị tự làm sạch Cài đặt, điều chỉnh hệ thống

Hiệu chỉnh Quay lại màn hình trước đó

Cuộn trái Cuộn phải

100
Trượt lên Trượt xuống

Trừ, giảm Cộng, tăng

Tốt, chức năng hoàn thành xong Không thực thi, kết quả xấu

Thoát Cài đặt thời gian

Nguồn Khởi động, chọn chức năng

Hệ thống có chứa môi chất (có áp suất trong hệ thống)

Không có môi chất trong hệ thống hoặc khớp nối nhanh bị hở

Thu hồi gas, Yes or No

Đang thu hồi gas khỏi hệ thống

Rút một phần môi chất ra khỏi hệ thống A/C

101
Rút toàn bộ môi chất ra khỏi hệ thống A/C

Thiết bị ngừng hoạt động do áp suất làm việc quá cao

Bình chứa môi chất trong thiết bị đầy, thiết bị không thể rút thêm môi chất mà
phải thay bình chứa mới hoặc chuyển môi chất đến một bình chứa khác.

Chức năng tạm dừng hoạt động

Số vòng lặp làm việc, biểu thị số lượng vòng lặp thực hiện trước khi dừng lại.

Rút chân không, Yes or No

Đang rút chân không, hút không khí và khí ẩm ra khỏi hệ thống A/C

Kiểm tra xì, Yes or No Hệ thống A/C đang xì

Thay dầu lạnh, Yes or No

Dầu trong bình chứa 01 đang bơm vào hệ thống A/C.

102
Dầu trong bình chứa 02 đang bơm vào hệ thống A/C.

Dầu trong bình chứa 03 đang bơm vào hệ thống A/C.

Bình chứa chất nhuộm đang bơm vào hệ thống A/C.

Đang bơm dầu lạnh vào hệ thống A/C.

Chọn lượng môi chất nạp vào hệ thống

Nhập lượng môi chất cần nạp vào hệ thống A/C.

Đang nạp môi chất vào hệ thống A/C.


Sau khi thực hiện công việc kiểm tra và cần xem các giá trị có liên quan đến tình trạng
kỹ thuật của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô, cần cài đặt máy in cho thiết bị
Máy in tích hợp với thiết bị có khổ giất in 57 – 58 mm, dày nhất 80μ.
Cách mở học chứa giấy Cho giấy vào học chứa Đầy nắp lại

Hình 3.20. Minh họa thao tác thiết lặp máy in

103
3.4.7. Nạp mối chất vào thiết bị
Bình chứa môi chất trong thiết bị được đặt phía sau và không chứa môi chất. Các bình
chứa này luôn được rút chân không sẳn từ nhà máy.
Có nhiều loại bình chứa môi chất mới khác nhau tùy theo thị trường, cách lưu trữ và
bình chứa có sẳn. Bất kỳ lúc nào môi chất được sang chiết từ bình này sang bình khác, phải
luôn sang chiết môi chất ở dạng lỏng vào thiết bị.
Đặt bình chứa môi chất R134a thẳng đứng, nối rắc co của ống màu xanh vào van (môi
chất trong bình luôn được hóa lỏng sẳn) của bình chứa môi chất mới, mở van xả môi chất
lỏng sẳn có trong bình bằng cách xoay núm van trên rắc co ngược chiều kim đồng hồ như
minh họa.

Hình 3.21. Sang môi chất và thiết bị


Sau đó trút ngược bình chứa môi chất xuống để chuẩn bị chiết môi chất sang bình
chứa trong thiết bị. Tiến hành thao tác trên thiết bị theo từng bước sau:

  

  

104
Lưu ý: Nếu muốn nạp hết toàn bộ môi chất từ bình chứa mới vào thiết bị thì thực hiện
ngay từ bước 03 đến bước 07.
Sơ đồ sang chiết môi chất có thể tóm tắt như :

Hình 3.22. Sơ đồ sang chiết môi chất vào thiết bị


3.5. Nhiệt kế
Nhiệt kế được sử dụng để kiểm tra nhiệt độ đạt được do hệ thống điều hòa không khí
tạo ra. Nó dùng để đo giá trị nhiệt thực tế trong khoang xe so với giá trị nhiệt do bộ điều
khiển của hệ thống điều hòa không khí hiển thị trên màn hình máy chẩn đoán. Điều này
giúp cán bộ kỹ thuật đánh giá tình trạng hoạt động thực tế của hệ thống có đáp ứng hiệu quả
làm lạnh hay không.
Nhiệt kế được sử dụng là loại nhiệt kế vật lý thông dụng.
Nội dung lý thuyết về nhiệt kế được trình bày trong giáo trình Đo lường nhiệt do
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh xuất bản.

105

You might also like