You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG TIN 7

I/ TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phần mềm nào là phần mềm trình chiếu?
A. Microsoft Word. B. Mozilla Firefox.
C. Microsoft PowerPoint. D. Microsoft Excel.
Câu 2: Để tạo được bài trình chiếu hiệu quả em nên làm gì?
A. Sử dụng mẫu bố trí hợp lí, bố cục trang chiếu rõ ràng.
B. Trình bày nội dung đơn giản, ngắn gọn.
C. Sử dụng hiệu ứng động chọn lọc và hợp lí.
D. Tất cả các điều trên.
Câu 3: Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong
danh sách?
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc.
B. Thông báo “Tìm thấy".
C. Thông báo “Tìm thấy” và kết thúc.
D. Thông báo “Không tìm thấy” và kết thúc.
Câu 4: Bước 1 trong mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên là gì?
A. Kiểm tra đã hết danh sách chưa.
B. Xét phần tử đầu tiên của danh sách.
C. Trả lời “ không tìm thấy” và kết thúc.
D. Trả lời “ tìm thấy” và chỉ ra vị trí phần tử tìm được; kết thúc.
Câu 5: Phát biểu nào sai?
A. Có thể sử dụng mẫu định dạng cho một số trang chiếu.
B. Để hiện thị mẫu định dạng cần mở thẻ lệnh Home.
C. Cấu trúc phân cấp giúp làm cho nội dung trình bày có bố cục mạch lạc, dễ hiểu.
D. Hiệu ứng động nên được sử dụng một cách có chọn lọc.
Câu 6: Thuật toán tìm kiếm nhị phân được sử dụng trong trường hợp nào?
A. Tìm một phần tử trong danh sách bất kỳ.
B. Tìm một phần tử trong danh sách đã được sắp xếp.
C. Tìm phần tử ở giữa danh sách.
D. Tìm phần tử ở cuối danh sách.
Câu 7: Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?
A. Lưu trữ dữ liệu
B. Xử lí dữ liệu
C. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.
D. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần
Câu 8: Các mẫu tạo sẵn bố cục nội dung có thể được sử dụng cho một bài trình chiếu gọi là
A. Trình chiếu. B. Mẫu bố trí. C. Mẫu kí tự. D. Mẫu thiết kế.
Câu 9: Trang chiếu được sử dụng để giới thiệu một chủ đề và định hướng cho bài trình bày
được gọi là:
A. Trang tiêu đề. B. Trang nội dung.
C. Trang trình bày bảng. D. Trang trình bày đồ hoạ.
Câu 10 : Phương án nào sai?
A. Phần mềm trình chiếu cho phép người sử dụng trình bày thông tin dưới hình thức
trình chiếu.
B. Không thể in trên giấy các tệp được tạo bởi phần mềm trình chiếu.
C. Phần mềm trình chiếu thường được sử dụng để tạo bài trình chiếu trong các hội
thảo, dạy học, tạo album với các hiệu ứng hoạt hình.
D. Phần mềm trình chiếu có các hiệu ứng giúp làm cho nội dung trình bày thêm sinh
động và ấn tượng.
Câu 11: Trong PowerPoint, em mở thẻ nào để định dạng văn bản? 
A. Home                B. Insert                    C. Design                   D. View
Câu 12: Sắp xếp lại trình tự các bước chèn và xử lí hình ảnh cho đúng:
1. Chọn tệp ảnh, nháy chuột chọn lệnh Insert.
2. Chọn trang, vị trí trong trang cần chèn hình ảnh.
3. Chọn Insert/Pictures để mở hộp thoại Insert Picture.
4. Sử dụng các công cụ định dạng cho hình ảnh để được hình ảnh như ý.
A. 1 → 2 → 3 → 4 B. 2 → 3 → 4 →1
C. 3 → 4 → 1 → 2 D. 2 → 3 → 1 → 4
Câu 13: Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?
A. Lưu trữ dữ liệu
B. Xử lí dữ liệu
C. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.
D. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần
Câu 14: Chọn câu diễn đạt đúng hoạt động của thuật toán tìm kiếm tuần tự.
A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc
chưa tìm hết thì còn tìm tiếp
B. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa
tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào thấy hoặc chưa tìm hết thì
còn tìm tiếp.
D. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc
chưa tìm hết thì còn tìm tiếp. 
Câu 15: Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4,
10, 12]. Đầu ra của thuật toán là?
A. Thông báo “Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách.
Câu 16: Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy “Mai” trong
danh sách [Hoa", "Lan”, ”Ly”, ”Mai”, ”Phong”, ”Vi”]?
A. 1 B.2 C. 3 D. 4
Câu 17. Thuật toán tìm kiếm nhị phân bắt đầu thực hiện ở vị trí nào trong danh sách?
A. Vị trí đầu tiên. B. Vị trí cuối cùng.
C. Vị trí giữa. D. Bất kì vị trí nào.
Câu 18. Sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân sẽ phù hợp trong trường hợp nào dưới đây?
A. Tìm một số trong một danh sách.
B. Tìm một từ tiếng anh trong quyển từ điển.
C. Tìm tên một bài học trong quyển sách.
D. Tìm tên một nước trong danh sách.
Câu 19: Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10,
12]. Đâu ra của thuật toán là?
A. Thông báo “Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách.
Câu 20: Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 25 trong danh sách
[3, 5, 12, 7, 11, 25]?
A. 9.  B.6.  C.7.  D. 8.
II/ TỰ LUẬN
Bài 1. Em hãy cho ví dụ một bài toán tìm kiếm trong thực tế mà có thể thực hiện bằng thuật
toán tìm kiếm nhị phân? Hãy thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để giải quyết bài toán
đó.
Bài 2.Cho danh sách tên các nước sau đây:
Bolivia, Albania, Scotland, Canada, Vietnam, Iceland, Portugal, Greenland, Germany
Em hãy kẻ Bảng 14.3 vào vở và điền các bước thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm
tên nước Iceland trong danh sách trên (dòng 1 là ví dụ minh hoạ).

Bài 3: Cho danh sách tên các nước sau đây:


Bolivia, Albania, Scotland, Canada, Vietnam, Iceland, Portugal, Greenland, Germany
a) Em hãy sắp xếp danh sách tên các nước theo thứ tự trong bảng chữ cái.
b) Em hãy liệt kê các bước tìm kiếm tên nước Iceland trong danh sách đã sắp xếp theo thuật
toán tìm kiếm nhị phân.
c) Em hãy so sánh số bước thực hiện tìm kiếm ở phần b với số bước tìm kiếm ở bài 2

Bai 1: Ví dụ: Tìm tên một bạn trong danh sách lớp.
- Danh sách lớp, tên học sinh được sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái.
⇒ Để tìm tên một học sinh, chúng ta có thể thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm
kiếm.
- Hướng dẫn tìm tên bạn Nga, (giả sử trong lớp không có tên trùng nhau).
+ Chúng ta, xem xét từ vị trí giữa sách. So sánh tên cần tìm với tên ở vị trí xét.
    Nếu kí tự đầu của tên đứng trước vần N thì tên cần tìm ở nửa sau danh sách.
    Nếu kí tự đầu của tên đứng sau vần N thì tên cần tìm ở nửa trước của danh sách.
    Nếu tên trùng nhau thì dừng lại.
+ Nếu chưa tìm thấy thì tiếp tục tìm như bước trên.
*Các em lấy một ví dụ cụ thể.
Bài 2:

Bài 3: a) Danh sách tên các nước theo thứ tự trong bảng chữ cái: Albania, Bolivia, Canada,
Germany, Greenland, Iceland, Portugal, Scotland, Vietnam.
b) Các bước tìm kiếm tên nước Iceland trong danh sách đã sắp xếp theo thuật toán tìm kiếm
nhị phân:

Bước 1: Xét vị trí ở giữa của dãy, đó là vị trí thứ 5

So sánh “Greenland” và “Iceland” vì “G” đứng trước “I” trong bảng chữ cái nên bỏ đi nữa
đầu danh sách.

Bước 2: Xét vị trí ở giữa của nữa sau của dãy, đó là vị trí thứ 7

So sánh Portugal và “Iceland” vì “P” đứng sau “I” trong bảng chữ cái nên bỏ đi nữa sau
danh sách.

Bước 3: Xét vị trí ở giữa của dãy, đó là vị trí thứ 6

So sánh “Iceland” và “Iceland” vì hai giá trị bằng nhau nên thuật toán kết thúc.

Sau 3 bước đã tìm thấy tên nước “Iceland” nên thuật toán kết thúc.

c/ Ở câu b thực hiện 3 bước còn ở bài 2 thực hiện tới 5 bước

You might also like