You are on page 1of 11

LỜI GIẢI ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VẬT LÝ

THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI


TẠP CHÍ VÀ TƯ LIỆU VẬT LÝ

NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 2021

Lời giải đề thi được thực hiện bởi

1 Phan Quang Đạt − Đại học Sư phạm Hà Nội.

2 Trần Mỹ Quyên − THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai.

3 Đỗ Xuân Sang − Đại học VinUni.

4 Nguyễn Hà Đức Trung − Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về fanpage TẠP CHÍ VÀ TƯ LIỆU VẬT LÝ.

CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ỦNG HỘ VÀ THEO DÕI !

LAT EX BY 1
PHYSIAD
LỜI GIẢI ĐỀ THI VÀO 10 MÔN VẬT LÝ CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

d Câu 1 Trên mặt đất nằm ngang có một đường tròn (C) tâm C bán kính R =
10, 0 m. Trên không trung, ở độ cao H = 4, 00 m so với mặt đất nằm ngang có một đèn
điện S nhỏ, cố định, đang phát sáng. Hình chiếu của S lên mặt đất theo phương thẳng
đứng là điểm S 0 thuộc (C). Một người biểu diễn xiếc đạp xe trên đường tròn nói trên,
người này đội một chiếc mũ hình nón có điểm cao nhất T . Hình chiếu T 0 của T lên mặt
đất theo phương thẳng đứng luôn chuyển động với tốc độ không đổi v = 5, 00 m/s trên
(C) và đoạn T T 0 có độ dài không đổi h = 2, 00 m. Do người biểu diễn và chiếc mũ là
vật chắn sáng nên trên mặt đất nằm ngang có hình một bóng đen có chóp nhọn T0 .

1 Xác định khoảng cách từ T0 đến C khi S 0 , C, T 0 thẳng hàng và C nằm giữa S 0 và
T 0.

2 Chứng tỏ rằng quỹ đạo từ T0 là đường tròn tâm C 0 bán kính R0 , tốc độ của T0 là v 0
không đổi.

a, Xác định vị trí của C 0 và tính R0 .


b, Tính v 0 .

Lời giải.

1 Do đường truyền tia sáng là đường thẳng nên khi S 0 , C, T 0 thẳng hàng, ta có hình vẽ sau:

S0 C T0 T0

Trong hình vẽ, T 0 và S 0 đối xứng nhau qua C, chứng tỏ S 0 T 0 là đường kính của đường
tròn (C) và CT 0 = CS 0 = R.
Ta thấy T T 0 || SS 0 vì chúng cùng vuông góc với mặt phẳng đáy. Áp dụng định lý Thales,
ta có
TT0 T0 T 0 T0 C − CT 0
= = .
SS 0 T0 S T0 C + CS 0
Thay số liệu trong dữ kiện đề bài T T 0 = h = 2, 00 m và SS 0 = H = 4, 00 m và thay
CT 0 = CS 0 = R = 10, 00 m, ta được
2 T0 C − 10
= .
4 T0 C + 10
Giải phương trình trên, ta tìm ra T0 C = 30 m.

LAT EX BY PHYSIAD
2
TẠP CHÍ VÀ TƯ LIỆU VẬT LÝ

2 Gọi O là điểm đối xứng của S 0 qua C. Ta sẽ chứng minh điểm O này chính là tâm của
quỹ đạo mà T0 vạch ra khi di chuyển.

S0 O ≡ C0
C

T0

T0

Áp dụng định lý Thales cho cặp đường thẳng song song SS 0 và T T 0 , ta được
T0 T 0 TT0 2 1
= 0
= = .
T0 S SS 4 2

Ta suy ra T 0 là trung điểm của đoạn S 0 T0 . Xét tam giác ST0 O, ta có

† T 0 là trung điểm của đoạn S 0 T0 .


† C là trung điểm của đoạn OS 0 .

Như vậy, CT 0 là đường trung bình ứng với cạnh OT0 trong tam giác ST0 O. Áp dụng tính
chất của đường trung bình, ta chỉ ra

OT0 = 2CT 0 = 2R = 20 m.

Độ dài của OT0 là không đổi (tức không phụ thuộc vào vị trí của T ). Vì thế, T0 luôn
nằm trên đường tròn tâm O cố định có bán kính là

R0 = 20 m.

Điểm O vừa dựng chính là điểm C 0 cần tìm. Ngoài ra, chóp nhọn T0 và T cùng chuyển
động đều nên vận tốc của chúng tỉ lệ thuận với quãng đường chúng chuyển động. Do
khi T chuyển động được một vòng từ S 0 rồi quay về S 0 , chóp T0 cũng quay về S 0 từ điểm
xuất phát S 0 nên tỉ lệ vận tốc của chúng chính là tỉ lệ chu vi hai đường tròn (C 0 ) và (C),
tức nghĩa là
v0 2πR0 R0
= = .
v 2πR R

LATEX BY 3
PHYSIAD
LỜI GIẢI ĐỀ THI VÀO 10 MÔN VẬT LÝ CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Tới đây, thay v = 5, 00 m/s, R0 = 20 m và R = 10 m, ta kết luận

v0
= 2 ⇒ v 0 = 10 m/s.
5

LATEX BY PHYSIAD
4
TẠP CHÍ VÀ TƯ LIỆU VẬT LÝ

d Câu 2
Người ta đổ một lượng nước đá có khối lượng m2 = 2, 00 kg vào một bình cách nhiệt
lý tưởng với khoảng không bên trong là hình trụ có tiết diện S = 200 cm2 rồi đậy
trên nó bằng một khối nhôm hình trụ, khối lượng m1 = 4, 00 kg cùng bán kính mặt
trong của bình cách nhiệt. Khi hệ nước đá và khối nhôm cân bằng nhiệt ở nhiệt độ
t2 = −5, 00◦ C, người ta đổ vào bình 10, 0 ` nước ở nhiệt độ t3 = 12, 0◦ C như hình 1.
Biết rằng nhiệt dung riêng của nhôm, nước đá và nước lần lượt là: c1 = 0, 880 J/g◦ C,
c2 = 2, 10 J/g◦ C, c3 = 4, 18 J/g◦ C, nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 334 J/g.
Khối lượng riêng của nhôm, nước đá và nước lần lượt là D1 = 2, 70 g/cm3 , D2 =
0, 900 g/cm3 , D3 = 1, 00 g/cm3 . Để nước có thể chảy qua lại giữa hai mặt phẳng của
khối nhôm người ta đục các lỗ nhỏ có tiết diện không đáng kể xuyên thủng qua khối
nhôm này. Nước bị đóng băng sẽ bám chặt vào khối nhôm.

Bình giữ nhiệt

Nước

Khối nhôm

Nước đá

1 Lượng nước đá tối đa có thể có trong bình là bao nhiêu?

2 Chứng tỏ rằng nước đá luôn tiếp xúc với đáy bình.

3 Sau một thời gian đủ dài, những thứ chứa trong bình cách nhiệt trên đạt tới trạng
thái cân bằng nhiệt, khi đó:

a, Nhiệt độ của khối nhôm có giá trị bằng bao nhiêu?


b, Khối nhôm dịch chuyển so với vị trí ban đầu một đoạn bằng bao nhiêu, và theo
chiều nào? Biết rằng mặt trong của bình cách nhiệt rất trơn.
c, Áp suất ở đáy khối nhôm tăng hay giảm bao nhiêu so với lúc vừa mới đổ nước
vào bình cách nhiệt?

Lời giải.

1 Ta có thể tích nước đổ vào bình là: V3 = 10`


Khối lượng nước đổ vào bình là:

m3 = D3 .V3 = 10kg

Nhiệt lượng mà nước tỏa ra khi hạ từ 12o C xuống 0o C là:

Q3 = m3 c3 ∆t3 = 10.4180.12 = 501600J

LATEX BY PHYSIAD
5
LỜI GIẢI ĐỀ THI VÀO 10 MÔN VẬT LÝ CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Nhiệt lượng cần cung cấp để hệ nước đá và nhôm được nâng lên đến nhiệt độ 0o C là:
Q1 = m1 c1 .∆t1 + m2 c2 .∆t1 = 38600J
Nhiệt lượng cần cung cấp để nước đá tan hết là:
Q2 = m2 λ = 668000J
Ta có: Q1 + Q2 > Q3 nên nước đá không tan hết, chỉ tan một phần và hệ cân bằng ở 0o C
Gọi m4 là lượng nước đá tối đa có thể có trong bình, giá trị của m4 là:
Q3 − Q1
m4 = m2 − = 0, 61kg
λ

2 Vì khối nhôm được đục các lỗ nhỏ và đá tan từ từ, hóa thành nước từng lớp và nước
không thể len lỏi qua rìa khối đá bên dưới để rơi xuống nên phần nước sẽ luôn được
giữ phía trên của phần đá và nén phần đá xuống. Hơn thế nữa, nhiệt độ cân bằng của
hệ lúc này là 0o C, nước sẽ có khuynh hướng đóng băng, vì thế sẽ bám chặt vào khối
nhôm. Chính vì lí do đó mà nước đá luôn tiếp xúc với đáy bình.
3 a, Trải qua một thời gian dài, lượng nước trong bình sẽ có hiện tượng đóng bằng một
phần, rồi lại tan ra và làm cho khối đá tan một phần. Khi đó, hệ sẽ vẫn duy trì ở
nhiệt độ 0◦ C. Vậy nhiệt độ của khối nhôm sẽ là:
t = 0◦ C

b, Lượng nước đá còn lại trong bình là m4 = 0, 61kg.


Khối lượng nước đá bị tan ra là:
m = m2 − m4 = 1, 39kg
Thể tích của lượng nước đá bị tan ra là:
m 1, 39
V = = = 1.54 `
D2 900
Do nước sẽ đẩy nhôm và đá xuống nên độ chệnh lệch chiều cao của khối nhôm là:
V
h= = 7.72cm
S
Vậy khối nhôm sẽ dịch chuyển một đoạn h = 7.72cm theo hướng lại gần đáy bình.
c, Áp suất tác dụng lên đáy khối nhôm lúc đầu là:
(m2 + m1 )g
p1 =
S
Áp suất tác dụng lên đáy khối nhôm lúc sau là:
(m2 + m + m1 )g
p2 =
S
Vậy áp suất tác dụng lên đáy khối nhôm tăng một lượng là:
mg
∆p = = 693 N/m2
S

LATEX BY 6
PHYSIAD
TẠP CHÍ VÀ TƯ LIỆU VẬT LÝ

d Câu 3 Công ty điện lực Y tải điện để bán cho một nhà máy X, trên đường dây
cố định có điện trở không đổi với hiệu điện thế nơi cấp có giá trị ổn định U0 = 230 V.
Để tính tiền bán điện cho X đồng thời theo dõi hoạt động của họ, ở cuối đường dây
tải điện, công ty Y dùng ampe kế A và vôn kế V đo cường độ dòng truyền tải và hiệu
điện thế. Nhà máy X có ba xưởng sản xuất X1 , X2 và X3 trong đó X1 và X2 có cùng
công suất tiêu thụ điện P = 200 kW. Mạng điện mà Y cung cấp cho X tương đương với
mạch điện ở hình 2 với điện trở vôn kế rất lớn, điện trở các dây nối, khóa K và ampe kế
không đáng kể, công suất tiêu thụ điện của X là PX = UX IX , với UX là số chỉ của vôn
kế V và IX là số chỉ của ampe kế A.

1 Biết rằng nếu cả ba xưởng sản xuất cùng hoạt động (tương ứng mạch với K đóng)
thì vôn kế chỉ U1 = 220 V còn khi chỉ có X1 và X3 hoạt động (tương ứng mạch với
K mở) thì vôn kế chỉ U2 = 225V.

a, Công suất tiêu thụ của X3 .


b, Điện trở R của đường dây và số chỉ của ampe kế A khi cả ba xưởng cùng hoạt
động.

2 Theo tính toán của Y , công ty này sẽ hòa vốn (tiền bán điện thu được từ X bằng
tiền bỏ ra để mua điện) nếu số chỉ của vôn kế U = 184V. Biết rằng mỗi kW h được
Y mua với giá x0 và bán với giá x (cả x0 và x đều không đổi).

a, Công ty Y sẽ bị lỗ nếu công suất toàn phần mà họ cấp vào đường dây tải điện
vượt quá giá trị Pmax , tính Pmax .
b, Công ty Y sẽ thu lợi nhiều nhất trong một khoảng thời gian t xác định (lợi
nhuận bằng hiệu của số tiền thu được từ X và số tiền phải bỏ ra để mua điện)
nếu duy trì bán điện ở công suất toàn phần nào?

R
2

U0 V X1 X2 X3

K
A
R
2

Lời giải.
R
1 Tổng hiệu điện thế giữa hai đầu hai điện trở là
2
UR = U0 − UV .
Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng số chỉ ampe kế
UR U0 − UV
IA = = (1)
R R

LATEX BY 7
PHYSIAD
LỜI GIẢI ĐỀ THI VÀO 10 MÔN VẬT LÝ CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Tổng công suất tiêu thụ của các nhà máy là

(U0 − UV ) UV
P1 + P2 + P3 = IA UV = (2)
R
Khi cả X1 , X2 và X3 hoạt động, ta có P1 = P2 = 200 · 103 W, U0 = 230 V, UV = U1 =
220 V. Kết hợp với (2), ta được

220 (230 − 220)


200 · 103 + 200 · 103 + P3 = (3)
R
Khi chỉ X1 và X3 hoạt động, ta có P1 = 200·103 W, P2 = 0, U0 = 230 V, UV = U2 = 225 V.
Kết hợp với (2), ta được

225 (230 − 225)


200 · 103 + P3 = (4)
R
(
R = 5, 375 · 10−3 Ω
Giải hệ phương trình (3) và (4), ta tìm ra .
P3 ≈ 9302, 326 W
Nhắc lại, khi cả X1 , X2 và X3 hoạt động, ta có U0 = 230 V, UV = U1 = 220 V. Trong
trường hợp này, để tìm IA , ta thay các dữ kiện trên vào (4) và thu được
230 − 220
IA = ≈ 1860, 465 A.
5, 375 · 10−3

2 a, Rõ ràng, công ty Y sẽ bị lỗ nếu như số chỉ vôn kế vượt quá 184 V. Nói cách khác,
Pmax xảy ra khi U = 184 V.
Ta đã biết, công suất cung cấp cho nhà máy X được tính bởi

Pcó ích = UV IA . (5)

Thay (1) vào (5), ta được


−UV2 + U0 UV
Pcó ích = . (6)
R
Trong trường hợp UV = 184 V, Pcó ích chính là Pmax . Thay R = 5, 375 · 10−3 Ω, UV =
184 V, U0 = 230 V vào (6), ta tìm ra
1 2

Pmax = 230 · 184 − 184 ≈ 1574696, 674 W.
5, 375 · 10−3

b, Lợi nhuận của công ty Y được tính bởi


 
T = Tbán − Tmua = xPcó ích − x0 Ptoàn phần t = (xUV IA − x0 U0 IA ) t (7)

Thay (1) vào (7) suy ra


t  t
T = (U0 − UV ) (xUV − x0 U0 ) = −xUV2 + (x + x0 ) U0 UV − x0 U02 (8)
R R

Theo giả thiết, công ty Y sẽ hòa vốn (tức T = 0) khi UV = 184 V. Thay vào (8), ta
suy ra
−1842 x + 184.230(x + x0 ) − 2302 x0 = 0 ⇒ x = 1, 25x0 (9)

LATEX BY 8
PHYSIAD
TẠP CHÍ VÀ TƯ LIỆU VẬT LÝ

Ta nhận thấy T là một hàm bậc hai biến thiên theo UV . Do đó, T đạt cực đại khi và
chỉ khi
x + x0
UV = U0
2x
Công suất toàn phần công ty Y cần duy trì để lợi nhuận lớn nhất là

U0 (U0 − UV ) x − x0 U02
Ptoàn phần = U0 IA = = (10)
R 2x R
Thay U0 , R, (9) vào (10), ta được

Ptoàn phần ≈ 984, 2 kW

LATEX BY PHYSIAD
9
LỜI GIẢI ĐỀ THI VÀO 10 MÔN VẬT LÝ CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

d Câu 4 Người ta dịch chuyển một vật sáng AB phẳng, có chiều cao h dọc theo trục
chính của thấu kính hội tụ mỏng L có tiêu cự f, quang tâm O sao cho AB vuông góc
với trục chính, A thuộc trục chính. Khi A ở các vị trí M, N thì ảnh thật A0 B 0 của AB cho
bởi thấu kính L có độ cao tương ứng gấp n1 , n2 lần h. Khi A ở điểm C thì ảnh thật A0 B 0
2n1 n2
của AB cao gấp n3 lần h. Biết rằng n3 = và OM + ON = 80 cm.
n1 + n2
1 Tính OC.

2 Biết n3 = 1, M N = 24, 0 cm, tính f, n1 và n2 .

Lời giải. Trước tiên, ta sẽ chứng minh lại công thức thấu kính và công thức độ phóng đại của
ảnh trong thấu kính hội tụ. Hình sau đây là ảnh thật của AB tại một vị trí A nào đó trước
tiêu cự:

A0 B 0 A0 F 0 d0 − f
4A0 B 0 F 0 ∼ 4OIF 0 (g − g) ⇒ = = (1)
OI OF 0 f
0 0 0 0
AB OA d
4OAB ∼ 4OA0 B 0 (g − g) ⇒ = = (2)
AB OA d
Mà OI = AB (do ABIO là hình chữ nhật). Từ (1) và (2) suy ra
d0 d0 − f d0 1 1 1
= = −1⇒ = + 0 (3)
d f f f d d
Độ phóng đại của ảnh được tính bởi
A0 B 0 d0 f
n= = = . (4)
AB d d−f
1 Ta gọi và đặt

† d1 = OM, d2 = ON, d3 = OC.


† d01 , d02 , d03 lần lượt là khoảng cách của ảnh tới thấu kính khi A nằm ở M, N, C.
Từ giả thiết, ta suy ra n1 , n2 , n3 lần lượt là độ phóng đại của ảnh khi đặt vật tại M, N, C.
Áp dụng công thức vừa chứng minh, ta có
f f f
n1 = , n2 = , n3 = . (5)
d1 − f d2 − f d3 − f

LATEX BY PHYSIAD
10
TẠP CHÍ VÀ TƯ LIỆU VẬT LÝ

2n1 n2
Mặt khác, từ giả thiết n3 = , suy ra
n1 + n2
1 1 1
= + (6)
n3 2n1 2n2

Kết hợp (5) và (6), ta được


d3 − f d1 − f d2 − f
= +
f 2f 2f

Nhân hai vế với f, ta được


1 d1 + d2
d3 − f = (d1 − f + d2 − f ) ⇒ d3 = . (7)
2 2
OM + ON
Như vậy, OC = = 40 cm.
2
2 Trường hợp 1. N nằm giữa M và O, ta có OM > ON, tức là d1 > d2 . Do M N =
OM − ON = 24 cm, ta thu được hệ
( (
d1 − d2 = 24 cm d1 = 52 cm

d1 + d2 = 80 cm d2 = 28 cm

f f
Thay n3 = 1, n1 = , n2 = vào (6), ta được
d1 − f d2 − f
d1 − f d2 − f
1= + ⇒ d1 − f + d2 − f = 2f ⇒ d1 + d2 = 4f.
2f 2f
d1 + d2 52 + 28
Ta tính ra f = = = 20 (cm).
4 4
Ngoài ra, thay vào (5), ta cũng tính được
f 20 f 20
n1 = = = 0, 625, n2 = = = 2, 5.
d1 − f 52 − 20 d2 − f 28 − 20

Trường hợp 2. M nằm giữa N và O, cách làm của ta hoàn toàn tương tự.
Như vậy, bài toán cho ta hai kết quả thỏa mãn, đó là

† f = 40 cm, n1 = 0, 625, n2 = 2, 5.
† f = 40 cm, n1 = 2, 5, n2 = 0, 625.

LATEX BY PHYSIAD
11

You might also like