You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TOÁN - TIN HỌC

LÝ THUYẾT TỐI ƯU TUYẾN TÍNH

BÀI TẬP CHƯƠNG I:


GIỚI THIỆU BÀI TOÁN QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH

Mã học phần: MATH1408

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Duy Khánh

Thành phố Hồ Chí Minh - 3/2023


BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Thành viên nhóm:


STT Họ tên MSSV Ghi chú
1 Trương Lê Gia Khánh 47.01.101.089 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Đức Cảnh 47.01.101.061
3 Lê Nguyễn Hồng Linh 47.01.101.092
4 Đào Thành Vũ 47.01.101.143
5 Lâm Tường Vy 47.01.101.055
6 Trần Ngọc Quế Anh 47.01.101.057
7 Nguyễn Ngọc Huy Trường 47.01.101.049
8 Lưu Lê Khải Cường 47.01.101.062
9 Bùi Ngọc Ánh 47.01.101.058
10 Lê Hoàng Minh Phương 46.01.901.356
11 Lê Thị Kim Nga 43.01.901.110

Trang 1
Mục lục

Lời nói đầu 3

1. Bài tập 1.1 4

2. Bài tập 1.2 5

3. Bài tập 1.3 8

4. Bài tập 1.4 12

5. Bài tập 1.5 15

6. Bài tập 1.6 17

7. Bài tập 1.7 20

8. Bài tập 1.8 21

9. Bài tập 1.9 24

10.Bài tập 1.10 28

11.Bài tập 1.11 30

12.Bài tập 1.12 31

13.Bài tập 1.13 35

14.Bài tập 1.14 37

15.Bài tập 1.15 39

Tài liệu tham khảo 44


BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Lời nói đầu


Chương I giới thiệu bài toán quy hoạch tuyến tính tổng quát. Trong chương này đề cập
những ý chính sau:

- Định nghĩa của một bài toán quy hoạch tuyến tính tổng quát, phương án và nghiệm
và một số ví dụ thực tế trong cuộc sống.

- Định nghĩa bài toán quy hoạch tuyến tính tổng quát và chính tắc và chuyển đổi giữa
bài toán quy hoạch tuyến tính tổng quát sang chính tắc và chuẩn tắc sao cho có mối liên hệ
nghiệm từ hai bài toán.

- Một số ví dụ và phản ví dụ trong trường hợp bài toán vô nghiệm, có nghiệm, vô số


nghiệm và một số trường hợp đặc biệt khác như bài toán luôn có nghiệm nếu tập phương
án khác rỗng, bài toán có nghiệm thì có vô số nghiệm.

- Cách giải bài toán quy hoạch tuyến tính bằng hình học trong trường hợp 2 chiều.

Trong phần bài tập từ 1.1 đến 1.14, nhóm đã hoàn thành bài giải của các bài trong đó,
bài tập 1.13 vẫn chưa hoàn thành xong vì đây là bài tập nhóm đánh giá khá là khó vì để
chứng minh nghiệm hai bài toán không liên quan đến nhau thì có nhiều kỹ thuật, nhóm sử
dụng kỹ thuật xây dựng các tính chất của nghiệm nếu hai bài toán cùng có nghiệm, tuy
nhiên. việc đánh giá có một lỗi nhỏ trong quá trình nên dẫn đến ý tưởng đó bị sai. Mong
thầy nhận xét ạ.
Có những bài tập nhóm xài khá nhiều kiến thức trong môn học Hình học cao cấp và
Tôpô đại cương, tuy nhiên những bài tập này đưa ta cái nhìn tổng quát hơn về tính chất của
nghiệm và tập phương án của một bài toán quy hoạch tuyến tính nào đó như tập phương án
là tập đóng, nghiệm của bài toán trong trường hợp thông thường luôn nằm trên biên. Với
bài tập 1.15, điều kiện cần và đủ để bài toán quy hoạch tuyến tính có nghiệm, vô số nghiệm
được đề cập. Tuy nhiên, nhóm vẫn chưa hoàn thành được trong trường hợp tập phương án
không bị chặn.

Trang 3
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

1. Bài tập 1.1

Bài tập 1.1


Giả sử có một mặt hàng được lưu trữ ở m trạm phát P1 , P2 , . . . , Pm tiêu thụ ở n trạm
thu T1 , T2 , . . . , Tn . Hãy xác định cách thức vận chuyển hàng từ các trạm phát đến các
trạm thu sao cho chi phí tốt nhất với các dữ kiện như sau

(1) Giá vận chuyển một đơn vị hàng từ mỗi trạm phát đến mỗi trạm thu: Gọi cij là chi
phí vận chuyển một đơn vị hàng từ trạm phát Pi đến trạm thu Tj (i = 1, m, j = 1, n).

(2) Khả năng thu, phát của mỗi trạm: Gọi

- Trạm phát Pi đang lưu trữ ai đơn vị hàng (i = 1, m).


- Trạm thu Tj có thể thu nhận bj đơn vị hàng (j = 1, n).

L Lời giải.
Gọi xij (i = 1, m, j = 1, n) là số hàng sẽ vận chuyển từ trạm phát Pi đến trạm thu Tj . Ta
có các dữ kiện sau:

- Số tiền vận chuyển tất cả hàng từ các trạm phát P1 , P2 , . . . , Pm đến các trạm thu
m X
X n
T1 , T2 , . . . , Tn là cij xij .
i=1 j=1

- Vì tổng số hàng lấy từ các trạm phát Pi để chuyển cho các trạm thu Tj phải nhỏ hơn
Xm
hoặc bằng khả năng thu nhận của trạm Tj đó nên ta có: xij ≤ bj với j = 1, n.
i=1

- Vì số hàng lấy ra từ mỗi trạm thu Pi để giao cho n trạm thu Tj phải nhỏ hơn hoặc bằng
Xm
số hàng mỗi trạm Pi lưu trữ nên ta có: xij ≤ ai với i = 1, m.
j=1

- Vì xij là số lượng hàng hóa vận chuyển từ trạm phát Pi đến trạm thu Tj nên ta có:
xij ≥ 0 với mọi i = 1, m, j = 1, n.

Từ các phân tích trên ta đưa ra mô hình toán học của bài toán:
 m n
 XX



 cij xij → min
 i=1 j=1


 m

 X
xij ≤ bj , j = 1, n


i=1 .

 Xm




 xij ≤ ai , i = 1, m
j=1




xij ≥ 0,

i = 1, m, j = 1, n

Trang 4
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

2. Bài tập 1.2

Bài tập 1.2


Cho ma trận A với hệ số thực cấp 2×3 có hạng bằng 2, vectơ b ∈ R2 , c = (1, 2, 1) ∈ R3
và bài toán quy hoạch tuyến tính trong R3 có dạng:

 ⟨c, x⟩ → min

(∗) Ax ≥ b .

x≥0

Tồn tại hay không ma trận A, vectơ b để bài toán trên

a) Có vô số nghiệm?

b) Vô nghiệm nhưng tập phương án khác rỗng?

c) Có nghiệm duy nhất?

L Lời giải.

a) Đặt hàm φ : R3 → R xác định bởi φ(x1 , x2 , x3 ) = x1 + 2x2 + x3 = ⟨c, x⟩ với mọi
! !
1 2 1 1
x = (x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 . Ta xét ma trận A = và b = . Rõ ràng ma trận A có
0 0 1 0
1
hạng bằng 2. Ta chứng minh mọi vectơ có dạng (t, t, 1 − 3t) với 0 ≤ t ≤ là nghiệm của bài
3
toán (*). Với A, b được xác định như vậy, ta viết bài toán (*) lại thành:


 x1 + 2x2 + x3 → min

 x + 2x + x ≥ 1
1 2 3


 x3 ≥ 0
xi ≥ 0 (i = 1, 2, 3)

hay 
 φ(x1 .x2 , x3 ) → min

(I) x1 + 2x2 + x3 ≥ 1 .

xi ≥ 0 (i = 1, 2, 3)

 
1
Với mọi t ∈ 0, , ta có:
3


 t + 2.t + 1 − 3t = 1 ≥ 1

t≥0 .

 1 − 3t ≥ 0 do t ≤
 1
3
1
Vậy các vectơ có dạng (t, t, 1 − 3t) với 0 ≤ t ≤ là phương án của bài toán (I). Mặt khác,
3

Trang 5
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

 
1
với mọi t ∈ 0, , với mọi x = (x1 , x2 , x3 ) là phương án của (I), ta có:
3

x1 + 2x3 + x3 ≥ 1

1
hay φ(x1 , x2 , x3 ) ≥ 1 ≥ φ(t, t, 1 − 3t). Vậy mọi vectơ có dạng (t, t, 1 − 3t) với 0 ≤ t ≤ là
3
nghiệm của bài toán (I) và do đó bài toán (I) có vô số nghiệm.

b) Câu b ta chứng minh không tồn tại ma trận A, vectơ b để bài toán (*) vô nghiệm
nhưng tập phương án khác rỗng tức là chứng minh nếu tập phương án khác rỗng thì bài
toán (*) luôn có nghiệm. Để chứng minh, ta sử dụng một định lý ở bài tập 1.10 như sau:

b Định lý 4: (Bài tập 1.10)


Nếu một bài toán quy hoạch tuyến tính có tập phương án bị chặn và khác rỗng thì
luôn có nghiệm.

Ta đặt P1 = {x ∈ R3 : Ax ≥ b} ,P2 = {x ∈ R3 : x ≥ 0} . Tập phương án là P = P1 ∩ P2 .


Giả sử tập phương án của (*) khác rỗng, tức là P1 ∩ P2 ̸= ∅.
Với mọi z ∈ R, ta xét tập hợp những điểm thỏa mãn z = ⟨c, x⟩ = x1 +2x2 +x3 . Đây là một
mặt phẳng trong không gian R3 , ta ký hiệu là (αz ). Luôn tồn tại z ∈ R để mặt phẳng (αz )
cắt P . Thật vậy, do P ̸= ∅ nên tồn tại y = (y1 , y2 , y3 ) ∈ P, lúc này ta chọn z = y1 + y2 + y3 .
Do đó, ta có thể chọn d > 0 đủ lớn sao cho tập hợp P3 = {x ∈ R3 : ⟨c, x⟩ ≤ d} giao với P
khác rỗng. Ta xét bài toàn quy hoạch tuyến tính:


 ⟨c, x⟩ → min

 Ax ≥ b
(II) .
 ⟨c, x⟩ ≤ d


x≥0

Tập phương án của bài toán (II) là P ′ = P ∩ P3 ̸= ∅. Ta chứng minh P ′ bị chặn. Thật vậy,
với mọi x = (x1 , x2 , x3 ) ∈ P ′ , ta có:
q q
∥x∥ = x21 + x22 + x23 ≤ x21 + 4x22 + x23 + 4x1 x2 + 4x2 x3 + 2x1 x3 (x1 , x2 , x3 ≥ 0)
p
≤ (x1 + 2x2 + x3 )2 ≤ |x1 + 2x2 + x3 |
≤ |⟨c, x⟩| ≤ d.

Vậy P ′ bị chặn. Theo định lý 4, ta suy ra bài toán (II) có nghiệm. Ta gọi nghiệm của (II)
là x∗ = (x∗1 , x∗2 , x∗3 ). Ta chứng minh x∗ là nghiệm của bài toán ban đầu (*). Do P ′ ⊂ P
nên x∗ ∈ P , vậy x∗ là phương án của bài toán (*). Mặt khác, do x∗ ∈ P3 nên ta có
φ(x∗ ) = ⟨c, x∗ ⟩ ≤ d.
Lấy x là phương án bất kỳ của bài toán (*). Nếu ⟨c, x⟩ > d thì φ(x) = ⟨c, x⟩ > d ≥
⟨c, x∗ ⟩ = φ(x∗ ). Nếu ⟨c, x⟩ ≤ d thì x ∈ P ′ và do đó φ(x) = ⟨c, x⟩ ≥ ⟨c, x∗ ⟩ = φ(x∗ ) do x∗ là

Trang 6
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

nghiệm của bài toán (II). Vậy x∗ là nghiệm của bài toán (*).
! !
1 0 0 0
c) Ta xét ma trận A = và b = . Rõ ràng ma trận A có hạng bằng 2. Bài
0 0 1 0
toán (*) được viết lại thành:


 x1 + 2x2 + x3 → min

 x ≥0
1


 x3 ≥ 0
xi ≥ 0 (i = 1, 2, 3)

hay (
φ(x1 .x2 , x3 ) → min
(III) .
xi ≥ 0 (i = 1, 2, 3)

Ta chứng minh (0, 0, 0) là nghiệm duy nhất của bài toán (III). Ta có:

0≥0

nên (0, 0, 0) là phương án của (III). Lấy x = (x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 là một phương án khác (0, 0, 0)
của (III). Do (x1 , x2 , x3 ) ̸= (0, 0, 0) nên có ít nhất một phần tử khác 0. Không mất tính tổng
quát, ta giả sử x1 ̸= 0. Do x là phương án nên ta có:

xi ≥ 0 (i = 1, 2, 3)

suy ra x1 > 0. Do đó, ta có:

φ(x1 , x2 , x3 ) = x1 + 2x2 + x3 > 0 = φ(0, 0, 0).

Vậy giá trị của hàm mục tiêu tại các điểm thuộc tập phương án khác (0, 0, 0) đều lớn hơn
giá trị của hàm mục tiêu tại (0, 0, 0). Do đó (0, 0, 0) là nghiệm duy nhất của bài toán.

Trang 7
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

3. Bài tập 1.3

Bài tập 1.3


Cho ma trận A với hệ số thực cấp 2 × 3, vectơ b ∈ R2 , c = (1, 1, 1) ∈ R3 và bài toán
quy hoạch tuyến tính trong R3 có dạng:
(
⟨c, x⟩ → max
(∗) .
Ax ≥ b

Tồn tại hay không ma trận A, vectơ b để bài toán trên

a) Có vô số nghiệm?

b) Có nghiệm duy nhất?

c) Có tập phương án khác rỗng nhưng vô nghiệm?

L Lời giải.

a) Với mỗi x = (x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 , ta đặt φ(x) = φ(x1 , x2 , x3 ) = − ⟨c, x⟩ = −x1 − x2 − x3 ,


! !
−1 −1 −1 0
ta được hàm φ : R3 → R. Ta xét ma trận A = và b = . Bài toán quy
0 0 0 0
hoạch tuyến tính (*) được viết lại thành:

 x1 + x2 + x3 → max

−x1 − x2 − x3 ≥ 1

0≥0

hay (
φ(x1 .x2 , x3 ) = −x1 − x2 − x3 → min
(I) .
−x1 − x2 − x3 ≥ 1

Ta chứng minh các vectơ có dạng (t, t, −2t − 1) với t ∈ R là nghiệm của bài toán (I). Với
mọi t ∈ R, ta có:
−t − t − (−2t − 1) = 1 ≥ 1,

do đó (t, t, −2t − 1) thuộc tập phương án của (I). Lấy x = (x1 , x2 , x3 ) là phương án bất kỳ
của (I), ta có:
−x1 − x2 − x3 ≥ 1

nên φ(x1 , x2 , x3 ) ≥ 1 = φ(t, t, −2t − 1) với mọi t ∈ R. Vậy các vectơ có dạng (t, t, −2t − 1)
với t ∈ R là nghiệm của bài toán (I). Do đó. bài toán (I) có vô số nghiệm.

b) Ta chứng minh bài toán (*) không thể có nghiệm duy nhất bằng cách chứng minh
nếu (*) có nghiệm thì (*) có vô số nghiệm. Để chứng minh, ta sử dụng một định ký về siêu
phẳng trong không gian afin (euclide) như sau:

Trang 8
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

b Định lý 1:
Trong không gian afin (euclide) n(n ≥ 2) chiều. Một siêu phẳng An−1 và một m-phẳng
Am (1 ≤ m ≤ n − 1) thì hoặc Am cùng phương với An−1 hoặc Am cắt An−1 theo một
(m − 1)− phẳng.

Chứng minh: Để chứng minh định lý này, ta sử dụng công thức số chiều tổng và giao
của hai cái phẳng trong không gian afin (euclide) n chiều. Chứng minh chi tiết của định lý
có thể tìm được trong tài liệu Hình học cao cấp của Nguyễn Mộng Hy trang 21-22[2].
Trở lại bài toán, ta đặt bài toán tương ứng với (*) như sau:

 − ⟨c, x⟩ → min

(II) Ax − t = b (1)

t≥0

!
t1
trong đó t = ∈ R2 . Ta chứng minh nếu (II) có nghiệm (x∗1 , x∗2 , x∗3 , t∗1 , t∗2 ) thì (*) có
t2
nghiệm (x1 , x2 , x∗3 ). Giả sử (II) có nghiệm x∗t = (x∗1 , x∗2 , x∗3 , t∗1 , t∗2 ), ta có:
∗ ∗

Ax∗ = b + t∗ ≥ b
!

t
với t∗ = 1∗ ≥ 0. Vậy x∗ = (x∗1 , x∗2 , x∗3 ) là một phương án của bài toán (*). Mặt khác, với
t2
mọi x = (x1 , x2 , x3 ) là phương án của bài toán (*). Ta có:

Ax ≥ b

hay Ax − b ≥ 0. Mặt khác, ta có:


(
Ax − (Ax − b) = b
.
Ax − b ≥ 0
!
t1
Vậy xt = (x1 , x2 , x3 , t1 , t2 ) với Ax − b = là phương án của bài toán (II). Do đó, ta có:
t2

φ(x) ≥ φ(x∗ ).

Vậy x∗ là nghiệm của bài toán (*). Ngược lại, giả sử (*) có nghiệm x∗ = (x∗1 , x∗2 , x∗3 ). Ta
chứng minh bài toán (II) có nghiệm ! rồi suy ra bài toán (II) có vô số nghiệm và từ đó, (*)

t
có vô số nghiệm. Ta đặt t = 1∗ = Ax∗ − b ≥ 0. Vậy x∗t = (x∗1 , x∗2 , x∗3 , t∗1 , t∗2 ) là phương án
t2
của bài toán (II). Lấy xt = (x1 , x2 , x3 , t1 , t2 ) là phương án bất kỳ của bài toán (II). Ta đặt

Trang 9
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

!
t1
x = (x1 , x2 , x3 ), t = ≥ 0. Ta có:
t2

Ax = b + t ≥ b

do đó x = (x1 , x2 , x3 ) là phương án của bài toán (*). Như vậy, ta có:

− ⟨c, x⟩ ≥ − ⟨c, x∗ ⟩

nên x∗t = (x∗1 , x∗2 , x∗3 , t∗1 , t∗2 ) là nghiệm của bài toán (II).
Tiếp theo, ta chứng minh bài toán (II) có vô số nghiệm. Do (II) có nghiệm nên tập phương
án của (II) khác rỗng. Ta đặt rank A = r ≤ 2. Phương trình (1) xác định phần giao của r
siêu phẳng trong không gian Euclide 5 chiều R5 . Do đó (1) xác định một (5 − r)− phẳng, ta
đặt là (α). Với mỗi z ∈ R, tập hợp các điểm thỏa z = − ⟨c, x⟩ xác định một siêu phẳng trong
R5 , ta ký hiệu là (αz ). Ta đặt z ∗ = −x∗1 − x∗2 − x∗3 . Ta chứng minh (αz∗ ) giao với tập phương
án vô số điểm. Do x∗t = (x∗1 , x∗2 , x∗3 , t∗1 , t∗2 ) là nghiệm của bài toán (II) nên các giao điểm của
(αz∗ ) với (α) cũng là nghiệm của bài toán. Thật vậy, do x∗t = (x∗1 , x∗2 , x∗3 , t∗1 , t∗2 ) là nghiệm của
bài toán (II) nên (αz∗ ) giao với tập phương án khác rỗng. Ta lấy y = (y1 , y2 , y3 , t1 , t2 ) bất kỳ
thuộc (αz∗ ) giao với tập phương án, ta có y là phương án của (II). Với mọi x là phương án
cùa (II), ta có:

− ⟨c, x⟩ ≥ − ⟨c, x∗ ⟩ = −x∗1 − x∗2 − x∗3 = z ∗ = −y1 − y2 − y3 = − ⟨c, y⟩ .

Vậy y là nghiệm của bài toán (II). Theo định lý 1, ta có các trường hợp sau:

Trường hợp 1: (α) ⊂ (αz∗ ). Ở hệ phương trình (1), Ta cần chứng minh có vô số điểm
(x1 , x2 , x3 , t1 , t2 ) ∈ (α) thỏa t1 ≥ 0, t2 ≥ 0. Khi biểu diễn (α) dưới phương trình tham số, ta
luôn có thể chọn tham số m1 , m2 cho biến t1 , t2 ở (1) và cho m1 ≥ 0, m2 ≥ 0 ta được vô số
điểm thuộc (α). Những điểm này thuộc tập phương án và thuộc (az∗ ) của bài toán (II) nên
là nghiệm của bài toán (II).
Trường hợp 2: (αz∗ ) cắt (α) theo một (5 − r − 1)− phẳng. Ta có:

5 − r − 1 ≥ 3 − 1 = 2 do r ≥ 2.

Do đó, khi biểu diễn (α) dưới phương trình tham số, ta luôn có thể chọn tham số m1 , m2
cho biến t1 , t2 ở (1) và cho m1 ≥ 0, m2 ≥ 0 ta được vô số điểm thuộc (α). Những điểm này
thuộc tập phương án và thuộc (az∗ ) của bài toán (II) nên là nghiệm của bài toán (II).

Vậy bài toán (II) có vô số nghiệm nên bài toán (*) có vô số nghiệm. Vậy khi bài toán (*)
có nghiệm thì bài toán (*) có vô số nghiệm. Do đó, không tồn tại ma trận A và vectơ b sao
cho bài toán (*) có nghiệm duy nhất.

Trang 10
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

! !
1 1 1 0
c) Ta xét ma trận A = và b = . Bài toán (*) được viết lại thành:
0 0 0 0


 x1 + x2 + x3 → max

x1 + x2 + x3 ≥ 1

0≥0

hay (
φ(x1 .x2 , x3 ) = −x1 − x2 − x3 → min
(III) .
x1 + x2 + x3 ≥ 1

Dễ thấy, tập phương án khác rỗng do (1, 1, 1) là một phương án. Ta chứng minh (III) vô
nghiệm. Giả sử (III) có nghiệm x∗ = (x∗1 , x∗2 , x∗3 ). Tức là ta có:

φ(x1 , x2 , x3 ) ≥ φ(x∗1 , x∗2 , x∗3 ),

với mọi (x1 , x2 , x3 ) thuộc tập phương án. Ta xét x′ = (x∗1 + 1, x∗2 + 1, x∗3 + 1). Ta có:

x∗1 + 1 + x∗2 + 1 + x∗3 + 1 ≥ 1 + 3 ≥ 4 > 1 (do x∗ là nghiệm nên x∗1 + x∗2 + x∗3 ≥ 1).

Vậy x′ là một phương án. Mặt khác, ta có:

φ(x′ ) = −(x∗1 + 1) − (x∗2 + 1) − (x∗3 + 1) = −x∗1 − x∗2 − x∗3 − 3 < x∗1 − x∗2 − x∗3 = φ(x∗ ).

Điều này mâu thuẫn vì φ(x1 , x2 , x3 ) ≥ φ(x∗1 , x∗2 , x∗3 ) với mọi (x1 , x2 , x3 ) thuộc tập phương
án. Vậy bài toán (III) vô nghiệm.

Trang 11
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

4. Bài tập 1.4

Bài tập 1.4


Chứng minh các tính chất sau:

a) Giá trị tối ưu của bài toán QHTT nếu có là duy nhất.

b) Bài toán QHTT có thể vô nghiệm, duy nhất nghiệm, vô số nghiệm.

L Lời giải.

a) Giả sử bài toán QHTT có giá trị tối ưu. Khi đó, bài toán có nghiệm a và φ(a) là giá
trị tối ưu. Gọi b là nghiệm bất kỳ của bài toán, ta đặt M, M0 lần lượt là tập phương án, tập
nghiệm của bài toán. Ta có:

- Vì a là nghiệm của bài toán (TT) nên φ(u) ≥ φ(a) ∀u ∈ M. Do đó φ(b) ≥ φ(a) (vì
b ∈ M0 ⊂ M ) (1).
- Mặt khác: vì b là nghiệm của bài toán nên φ(u′ ) ≥ φ(a) ∀u′ ∈ M. Do đó φ(a) ≥ φ(b)
(vì a ∈ M0 ⊂ M ) (2).

Từ (1) và (2), suy ra φ(a) = φ(b). Vậy giá trị tối ưu của bài toán QHTT nếu có là duy nhất.

b) Ta xét các ví dụ sau đây:

(1) Ta chứng minh bài toán quy hoạch tuyến tính sau có duy nhất nghiệm (0, 0) :


 x1 + x2 → min

 2x + x ≤ 6
1 2
.

 x 1 + 3x2 ≤ 9

x1 , x2 ≥ 0

Thật vậy, ta có: 


 2.0 + 0 = 0 ≤ 6

0 + 3.0 = 0 ≤ 9 .

0, 0 ≥ 0

Suy ra (0, 0) là phương án của bài toán. Đặt φ(x1 , x2 ) = x1 + x2 .


Lấy (m, n) là phương án bất kì. Ta có:

 2m + n ≤ 6

m + 3n ≤ 9 .

m, n ≥ 0

Do đó φ(m, n) = m + n ≥ 0 = φ(0, 0). Vậy (0, 0) là nghiệm của bài toán. Mặt khác, ta giả

Trang 12
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

sử tồn tại (a, b) ̸= (0, 0) là nghiệm của bài toán. Ta có:



 2a + b ≤ 6

a + 3b ≤ 9 .

a, b ≥ 0

Khi đó, theo câu (a), a + b = φ(a, b) = φ(0, 0) = 0. Mà a, b ≥ 0 nên (a, b) = (0, 0) (mâu
thuẫn với giả thiết). Vậy (0, 0) là nghiệm duy nhất của bài toán.
(2) Ta chứng bài toán sau vô nghiệm:

 −x1 − x2 → min

−x1 + 2x2 ≤ 4 .

x1 , x2 ≥ 0

Thật vậy, giả sử bài toán có nghiệm (a, b). Đặt φ(x1 , x2 ) = −x1 − x2 . Ta có:
(
−a + 2b ≤ 4
a, b ≥ 0

và φ(m, n) ≥ φ(a, b) = −a − b, ∀(m, n) ∈ M.


Mặt khác, ta có (a + 1, b) ∈ M vì:

 −(a + 1) + 2b = −a + 2b − 1 < −a + 2b ≤ 4

a+1>a≥0 .

b≥0

Mặt khác, ta có: φ(a + 1, b) = −a − b − 1 < −a − b = φ(a, b) (mâu thuẫn). Vậy bài toán vô
nghiệm.
(3) Ta chứng minh bài toán sau có vô số nghiệm:

 x1 → min

x1 + x2 ≤ 2

x1 , x2 ≥ 0

Ta chứng minh các điểm có tọa độ dạng (0, t) (0 ≤ t ≤ 2) là nghiệm của bài toán Thật vậy,
ta có: 
 t≤2

0≥0

t≥0

với mọi 0 ≤ t ≤ 2. Suy ra (0, t) (0 ≤ t ≤ 2) là phương án của bài toán. Đặt φ(x1 , x2 ) = x1 .

Trang 13
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Lấy (a, b) ∈ M bất kì. Ta có: (


a+b≤2
.
a, b ≥ 0

Ta có:
φ(a, b) = a ≥ 0 = φ(0, t),

với mọi 0 ≤ t ≤ 2. Do đó, các điểm có tọa độ (0, t) (0 ≤ t ≤ 2) là nghiệm của bài toán. Vậy
bài toán có vô số nghiệm.

Trang 14
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

5. Bài tập 1.5

Bài tập 1.5


Trình bày chi tiết chứng minh ví dụ 1.5.

L Lời giải.

• Nếu m < 1 thì bài toán vô nghiệm.


Giả sử bài toán có nghiệm. Gọi u∗ = (u1 , u2 , u3 ) là một nghiệm của bài toán.
Ta đặt u′ = (u1 , u2 + 1, u3 ), ta có:
(
u1 + u3 ≤ m
u1 , u2 + 1, u3 ≥ 0

nên u′ là phương án của bài toán.


Mặt khác, do u∗ là nghiệm nên

φ(u′ ) ≥ φ(u∗ )
=⇒ u1 + (m − 1)u2 + (m − 1) + u3 ≥ φ(u∗ )
=⇒ φ(u∗ ) + m − 1 ≥ φ(u∗ )
=⇒ m ≥ 1 (mâu thuẫn).

Vậy khi m < 1 thì bài toán vô nghiệm.

• Nếu m = 1 thì bài toán có vô số nghiệm


Ta chứng minh (0, t, 0) (t ≥ 0) là nghiệm của bài toán. Với m = 1, bài toán trở thành:


 x1 + x3 → min

(∗) x1 + x3 ≤ 1

x1 , x2 , x3 ≥ 0

Đặt φ(x1 , x2 , x3 ) = x1 + x3 là hàm mục tiêu. Ta có:




 0+0=0≤1

 0≥0


 t≥0
0≥0

với mọi t ≥ 0. Vậy (0, t, 0) (t ≥ 0) là phương án của (∗).


Ta chứng minh (0, t, 0) (t ≥ 0) là nghiệm của (∗). Lấy (x1 , x2 , x3 ) là phương án bất kỳ
của (∗). Ta có x1 ≥ 0 và x3 ≥ 0 suy ra x1 + x3 ≥ 0, do đóφ(x1 , x2 , x3 ) ≥ φ(0, t, 0) với mọi
t ≥ 0. Vậy (0, t, 0) (t ≥ 0) là nghiệm của (∗).
Vậy khi m = 1 bài toán có vô số nghiệm.

Trang 15
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

• Nếu m > 1 thì bài toán có duy nhất nghiệm u∗ = (0, 0, 0).
Ta có: 

 0+0=0≤1<m

 0≤0
.


 0 ≤ 0
0≤0

Suy ra (0, 0, 0) là phương án của bài toán. Đặt φ′ (x1 , x2 , x3 ) = x1 + (m − 1)x2 + x3 là hàm
mục tiêu. Lấy (x1 , x2 , x3 ) là phương án bất kỳ của bài toán. Ta có:

φ(x1 , x2 , x3 ) = x1 + (m − 1)x2 + x3 ≥ 0 = φ(0, 0, 0)

do x1 , x2 , x3 ≥ 0 và m − 1 > 0.
Vậy (0, 0, 0) là nghiệm của bài toán. Giả sử tồn tại (x, y, z) là nghiệm của bài toán sao
cho (x, y, z) ̸= (0, 0, 0).
Khi đó x + (m − 1)y + z = 0. Mặt khác, do x, y, z ≥ 0 và (x, y, z) ̸= (0, 0, 0) nên tồn tại
1 trong 3 số x, y, z lớn hơn 0. Do đó, x + (m − 1)y + z > 0. (Mâu thuẫn)
Vậy (0, 0, 0) là nghiệm duy nhất của bài toán.

Trang 16
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

6. Bài tập 1.6

Bài tập 1.6


Cho bài toán QHTT có dạng
(
⟨c, x⟩ → min,
.
Ax ≥ b,

trong đó A là ma trận cấp m × n, b ∈ Rm , c ∈ Rn . Gọi M và M ∗ lần lượt là tập phương


án và tập nghiệm của bài toán.

a) Điểm x ∈ M được gọi là nghiệm địa phương của bài toán trên nếu tồn tại r > 0
sao cho
⟨c, x⟩ ≥ ⟨c, x⟩ với mọi x ∈ B (x, r) ∩ M.

Chứng minh rằng nếu x là nghiệm địa phương thì x là nghiệm của bài toán QHTT
trên.

b) Nếu x ∈ M ∗ và x = λx + (1 − λ) y với λ ∈ (0, 1), x, y ∈ M thì x, y ∈ M ∗ . Đặc biệt


nếu d là đường thẳng nằm trong M và d cắt M ∗ thì d nằm trong M ∗ .

c) Nếu M ∗ ∩ intM ̸= ∅ thì c = 0. Đặc biệt nếu c ̸= 0 thì nghiệm của bài toán QHTT
nằm trên biên của tập phương án.

L Lời giải.

a) Ta chứng minh M là tập lồi. Lấy x, y ∈ M và λ ∈ [0, 1] tuỳ ý. Khi đó,


(
Ax ≥ b
..
Ay ≥ b

Ta có:

A [λx + (1 − λ)y] = λAx + (1 − λ)Ay


≥ λb + (1 − λ)b
= b,

suy ra λx + (1 − λ)y ∈ M . Do đó, M là tập lồi.


Giả sử x là nghiệm địa phương của bài toán trên. Khi đó, tồn tại r > 0 sao cho

⟨c, x⟩ ≥ ⟨c, x⟩ , ∀x ∈ B (x, r) ∩ M.

Lấy x ∈ M tuỳ ý, tồn tại λ ∈ (0, 1) sao cho

λ ∥x − x∥ < r.

Trang 17
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Khi đó,
∥x − [λx + (1 − λ)x]∥ = λ ∥x − x∥ < r.

Suy ra λx + (1 − λ)x ∈ B (x, r) mà λx + (1 − λ)x ∈ M (do M là tập lồi) nên

λx + (1 − λ)x ∈ B (x, r) ∩ M.

Mặt khác, x là nghiệm địa phương của bài toán nên

⟨c, x⟩ ≤ ⟨c, λx + (1 − λ)x⟩ = λ ⟨c, x⟩ + (1 − λ) ⟨c, x⟩

hay
λ ⟨c, x⟩ ≤ λ ⟨c, x⟩ .

Suy ra ⟨c, x⟩ ≤ ⟨c, x⟩ . (do λ > 0). Do x tùy ý thuộc M nên x là nghiệm của bài toán.
Vậy nếu x là nghiệm địa phương thì x là nghiệm của bài toán QHTT trên.

b) Giả sử x ∈ M ∗ và x = λx + (1 − λ)y với λ ∈ (0, 1), x, y ∈ M . Khi đó,


(
⟨c, x⟩ ≥ ⟨c, x⟩
.
⟨c, y⟩ ≥ ⟨c, x⟩

Ta có:

λ ⟨c, x⟩ = ⟨c, λx⟩


= ⟨c, x − (1 − λ)y⟩
= ⟨c, x⟩ − (1 − λ) ⟨c, y⟩
≤ ⟨c, x⟩ − (1 − λ) ⟨c, x⟩ (Do x là nghiệm)
= λ ⟨c, x⟩

Suy ra ⟨c, x⟩ ≤ ⟨c, x⟩. Do đó, ⟨c, x⟩ = ⟨c, x⟩ mà x ∈ M ∗ nên x ∈ M ∗ . Tương tự, ta chứng
minh được y ∈ M ∗ . Vậy nếu x ∈ M ∗ và x = λx + (1 − λ) y với λ ∈ (0, 1), x, y ∈ M thì
x, y ∈ M ∗ .
Giả sử x là nghiệm của bài toán QHTT, d đi qua x và d nằm trong M . Gọi u là vectơ chỉ
phương của d. Ta có:
d = {x + λu : λ ∈ R} ⊂ M.

Lấy x ∈ d tuỳ ý. Nếu x = x thì x ∈ M ∗ . Ngược lại, x ̸= x, khi đó x = x + λu với λ ∈ R \ {0}.


1 1
Ta có: y = x + (−λ)u ∈ d ∈ M . Do λ ̸= 0 nên y ̸= x. Khi đó, x = x + y. Theo ý chứng
2 2
minh trên, ta có x, y ∈ M ∗ . Vậy d nằm trong M ∗ .

c) Giả sử M ∗ ∩ intM ̸= ∅ và c ̸= 0. Khi đó, tồn tại x ∈ M ∗ ∩ intM . Gọi k là giá trị tối
ưu của bài toán QHTT trên. Ta có tập nghiệm của bài toán là:

M ∗ = {x ∈ M : ⟨c, x⟩ = k} .

Trang 18
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Do x ∈ intM nên tồn tại bán kính r > 0 sao cho B(x, r) ⊂ M . Ta chứng minh B(x, r) ⊂ M ∗ .
Lấy u ∈ B(x, r) ⊂ M tuỳ ý. Ta có: u′ = 2x − u ∈ B(x, r) ⊂ M . Thật vậy,

∥x − u′ ∥ = ∥x − 2x + u∥ = ∥u − x∥ < r.

1 1
Ta có: x = u + u′ và u, u′ ∈ B(x, r) ⊂ M nên theo câu (b) ta suy ra u, u′ ∈ M ∗ . Do đó,
2 2
B(x, r) ⊂ M ∗ = {x ∈ M : ⟨c, x⟩ = k}.
r
Ta xét z = x − · c. Do c ̸= 0 nên z ̸= x. Ta có:
∥c∥ + 1

r r
∥x − z∥ =
∥c∥ + 1 = ∥c∥ + 1 ∥c∥ < r.
· c

Suy ra z ∈ B (x, r). Tuy nhiên, do c ̸= 0 nên ta có:


 
r r r
⟨c, z⟩ = c, x − ·c = ⟨c, x⟩ − ⟨c, c⟩ = k − ∥c∥ < k.
∥c∥ + 1 ∥c∥ + 1 ∥c∥ + 1

/ M ∗ (mâu thuẫn do B(x, r) ⊂ M ∗ ). Vậy nếu M ∗ ∩ intM ̸= ∅ thì c = 0.


hay z ∈
Tiếp theo, giả sử c ̸= 0 suy ra M ∗ ∩ intM = ∅. Ta có:

M = {x ∈ Rn : Ax ≥ b} ,

Theo bổ đề 1 bài tập 1.10, ta có M là tập đóng. Giả sử x là nghiệm của bài toán QHTT suy
ra x ∈ M ∗ và x ∈
/ intM . Do đó, x ∈ M ∗ và x ∈ M \ intM = M \ intM = ∂M . (do M là tập
đóng).
Vậy khi c ̸= 0 thì nghiệm của bài toán nằm trên biên.

Trang 19
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

7. Bài tập 1.7

Bài tập 1.7


Chứng minh đặc điểm hình học của tập phương án của bài toán quy hoạch tuyến tính
ở Định nghĩa 1.7 và 1.8 không bao giờ chứa đường thẳng.

L Lời giải. Bài toán QHTT dạng chuẩn tắc cho bởi
 n
X
cj xj → min






 j=1
n
(TT1 ) X  .

 aij xj ≥ ai i = 1, m



 j=1

xj ≥ 0 j = 1, n

Bài toán QHTT dạng chính tắc cho bởi


 n
X
cj xj → min





 j=1

n
(TT0 ) X  .

 aij xj = ai i = 1, m



 j=1

xj ≥ 0 j = 1, n

Gọi M là tập phương án của bài toán QHTT dạng chuẩn tắc (chính tắc). Giả sử M chứa
đường thẳng d. Gọi u = (u1 , u2 , . . . , un ) ̸= 0 là vectơ chỉ phương của d và d đi qua xo =
(xo1 , xo2 , . . . , xon ). Khi đó, với x = (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ d ⊂ M ta có:


 x1 = xo1 + u1 t
 x = xo + u t

2 2 2
(t ∈ R).


 ...
xn = xon + un t

Do x ∈ M nên xi ≥ 0, i = 1, n. Ta có: u ̸= 0 nên tồn tại ui ̸= 0.


Xét xi = xoi + ui t với t ∈ R. Nếu ui > 0 thì lim xi = −∞ (mâu thuẫn do xi ≥ 0). Nếu
t→−∞
ui < 0 thì lim xi = −∞ (mâu thuẫn do xi ≥ 0).
t→+∞
Vậy tập phương án của bài toán QHTT ở Định nghĩa 1.7 và 1.8 không bao giờ chứa đường
thẳng.

Trang 20
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

8. Bài tập 1.8

Bài tập 1.8


Trình bày chi tiết chứng minh của Bước 2 trong Ví dụ 1.11.
 

 3x − 2y → max 
 −3x + 2 (y1 − y2 ) → min

 x + y − 3z + t = 7 
 x + y − y − 3z + t − t = 7
1 2 1 2
(TT) (TT0 )


 x + 3y − z ≤ 5 

 x + 3 (y1 − y2 ) − z + u = 5
x, z ≥ 0 x, y1 , y2 , z, t1 , t2 , u ≥ 0
 

a) Nếu bài toán (TT0 ) vô nghiệm thì bài toán (TT) vô nghiệm.

b) Nếu bài toán (TT0 ) có nghiệm (x∗ , y1∗ , y2∗ , z ∗ , t∗1 , t∗2 , u∗ ) thì bài toán (TT) có nghiệm
(x∗ , y1∗ − y2∗ , z ∗ , t∗1 − t∗2 ).

L Lời giải.

a) Đặt φ(x, y, z, t) = 3x − 2y và φ0 (x, y1 , y2 , z, t1 , t2 , u) = −3x + 2 (y1 − y2 ). Để chứng


minh bài toán (TT0 ) vô nghiệm thì bài toán (TT) vô nghiệm, ta chứng minh: Nếu bài toán
(TT) có nghiệm (x∗ , y ∗ , z ∗ , t∗ ) thì bài toán (TT0 ) có nghiệm.
Ta chọn được các số y1∗ , y2∗ , t∗1 , t∗2 ≥ 0 thỏa mãn y ∗ = y1∗ − y2∗ và t∗ = t∗1 − t∗2 . Đặt
u∗ = 5 − x∗ − 3 (y1∗ − y2∗ ) + z ∗ . Ta chứng minh (x∗ , y1∗ , y2∗ , z ∗ , t∗1 , t∗2 , u∗ ) là nghiệm của bài toán
(TT0 ).
Do (x∗ , y ∗ , z ∗ , t∗ ) là nghiệm của bài toán (TT) nên (x∗ , y ∗ , z ∗ , t∗ ) là phương án của bài
toán (TT). Do đó,
x∗ + 3y ∗ − z ∗ ≤ 5.

Suy ra u∗ = 5 − x∗ − 3 (y1∗ − y2∗ ) + z ∗ = 5 − x∗ − 3y ∗ + z ∗ ≥ 0.


Do (x∗ , y ∗ , z ∗ , t∗ ) là phương án của bài toán (TT) nên ta có

∗ ∗ ∗ ∗
 x + y − 3z + t = 7

x∗ + 3y ∗ − z ∗ ≤ 5 .

 ∗ ∗
x ,z ≥ 0

suy ra

∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗
 x + y1 − y2 − 3z + t1 − t2 = x + y − 3z + t = 7

x∗ + 3 (y1∗ − y2∗ ) − z ∗ + u∗ = x∗ + 3 (y1∗ − y2∗ ) − z ∗ + 5 − x∗ − 3 (y1∗ − y2∗ ) + z ∗ = 5 .

 ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗
x , y1 , y2 , z , t1 , t2 , u ≥ 0

Do đó, (x∗ , y1∗ , y2∗ , z ∗ , t∗1 , t∗2 , u∗ ) là phương án của bài toán (TT0 ).
Lấy (x′ , y1′ , y2′ , z ′ , t′1 , t′2 , u′ ) là một phương án bất kì của bài toán (TT0 ). Ta chứng minh:

φ0 (x′ , y1′ , y2′ , z ′ , t′1 , t′2 , u′ ) ≥ φ0 (x∗ , y1∗ , y2∗ , z ∗ , t∗1 , t∗2 , u∗ ) .

Trang 21
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Xét (x′ , y1′ − y2′ , z ′ , t′1 − t′2 ). Do (x′ , y1′ , y2′ , z ′ , t′1 , t′2 , u′ ) là một phương án của bài toán (TT0 )
nên 
′ ′ ′ ′ ′ ′
 x + y1 − y2 − 3z + t1 − t2 = 7

x′ + 3 (y1′ − y2′ ) − z ′ + u′ = 5

 ′ ′ ′ ′ ′ ′ ′
x , y1 , y2 , z , t1 , t2 , u ≥ 0
suy ra 
′ ′ ′ ′ ′ ′
 x + (y1 − y2 ) − 3z + (t1 − t2 ) = 7

x′ + 3 (y1′ − y2′ ) − z ′ ≤ 5

 ′ ′
x ,z ≥ 0

do đó, (x′ , y1′ − y2′ , z ′ , t′1 − t′2 ) là một phương án của bài toán (TT).
Do (x′ , y1′ − y2′ , z ′ , t′1 − t′2 ) là một phương án của bài toán (TT) và (x∗ , y ∗ , z ∗ , t∗ ) là nghiệm
của bài toán (TT) nên ta có

φ0 (x′ , y1′ , y2′ , z ′ , t′1 , t′2 , u′ ) = −3x′ + 2 (y1′ − y2′ )


= −φ (x′ , y1′ − y2′ , z ′ , t′1 − t′2 )
≥ −φ (x∗ , y ∗ , z ∗ , t∗ )
= −3x∗ + 2y ∗
= −3x∗ + 2 (y1∗ − y2∗ )
= φ0 (x∗ , y1∗ , y2∗ , z ∗ , t∗1 , t∗2 , u∗ )

Vậy (x∗ , y1∗ , y2∗ , z ∗ , t∗1 , t∗2 , u∗ ) là nghiệm của bài toán (TT0 ).
Như vậy nếu bài toán (TT) có nghiệm thì bài toán (TT0 ) có nghiệm hay nếu bài toán
(TT0 ) vô nghiệm thì bài toán (TT) vô nghiệm.

b) Giả sử (x∗ , y1∗ , y2∗ , z ∗ , t∗1 , t∗2 , u∗ ) là nghiệm của bài toán (TT0 ). Ta chứng minh rằng
(x∗ , y1∗ − y2∗ , z ∗ , t∗1 − t∗2 ) là nghiệm của bài toán (TT).
Do (x∗ , y1∗ , y2∗ , z ∗ , t∗1 , t∗2 , u∗ ) là nghiệm của bài toán (TT0 ) nên (x∗ , y1∗ , y2∗ , z ∗ , t∗1 , t∗2 , u∗ ) cũng
là phương án của bài toán (TT0 ). Do đó

∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗
 x + y1 − y2 − 3z + t1 − t2 = 7

x∗ + 3 (y1∗ − y2∗ ) − z ∗ + u∗ = 5

 ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗
x , y1 , y2 , z , t1 , t2 , u ≥ 0

suy ra 
∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗
 x + (y1 − y2 ) − 3z + (t1 − t2 ) = 7

x∗ + 3 (y1∗ − y2∗ ) − z ∗ ≤ 5 .

 ∗ ∗
x ,z ≥ 0

Vậy (x∗ , y1∗ − y2∗ , z ∗ , t∗1 − t∗2 ) là phương án của bài toán (TT).
Giả sử (x′ , y ′ , z ′ , t′ ) là một phương án bất kì của bài toán (TT). Ta chứng minh

φ (x′ , y ′ , z ′ , t′ ) ≤ φ (x∗ , y1∗ − y2∗ , z ∗ , t∗1 − t∗2 ) .

Trang 22
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Ta chọn được các số y1′ , y2′ , t′1 , t′2 ≥ 0 thỏa mãn y ′ = y1′ − y2′ và t′ = t′1 − t′2 . Đặt u′ =
5 − x′ − 3 (y1′ − y2′ ) + z ′ .
Do (x′ , y ′ , z ′ , t′ ) là phương án của bài toán (TT) nên x′ + 3y ′ − z ′ ≤ 5. Suy ra u′ =
5 − x′ − 3 (y1′ − y2′ ) + z ′ ≥ 0.
Do (x′ , y ′ , z ′ , t′ ) là phương án của bài toán (TT) nên ta có:

′ ′ ′ ′
 x + y − 3z + t = 7

x′ + 3y ′ − z ′ ≤ 5

 ′ ′
x ,z ≥ 0

suy ra

′ ′ ′ ′ ′ ′ ′ ′ ′ ′
 x + y1 − y2 − 3z + t1 − t2 = x + y − 3z + t = 7

x′ + 3 (y1′ − y2′ ) − z ′ + u′ = x′ + 3 (y1′ − y2′ ) − z ′ + 5 − x′ − 3 (y1′ − y2′ ) + z ′ = 5 .

 ′ ′ ′ ′ ′ ′ ′
x , y1 , y2 , z , t1 , t2 , u ≥ 0

Do đó, (x′ , y1′ , y2′ , z ′ , t′1 , t′2 , u′ ) là phương án của bài toán (TT0 ).
Do (x′ , y1′ , y2′ , z ′ , t′1 , t′2 , u′ ) là phương án của bài toán (TT0 ) và (x∗ , y1∗ , y2∗ , z ∗ , t∗1 , t∗2 , u∗ ) là
nghiệm của bài toán (TT0 ) nên ta có

φ (x′ , y ′ , z ′ , t′ ) = 3x′ − 2y ′
= 3x′ − 2 (y1′ − y2′ )
= −φ0 (x′ , y1′ , y2′ , z ′ , t′1 , t′2 , u′ )
.
≤ −φ0 (x∗ , y1∗ , y2∗ , z ∗ , t∗1 , t∗2 , u∗ )
= 3x∗ − 2 (y1∗ − y2∗ )
= φ (x∗ , y1∗ − y2∗ , z ∗ , t∗1 − t∗2 )

Vậy (x∗ , y1∗ − y2∗ , z ∗ , t∗1 − t∗2 ) là nghiệm của bài toán (TT).
Vậy nếu bài toán (TT0 ) có nghiệm (x∗ , y1∗ , y2∗ , z ∗ , t∗1 , t∗2 , u∗ ) thì bài toán (TT) có nghiệm
(x∗ , y1∗ − y2∗ , z ∗ , t∗1 − t∗2 ).

Trang 23
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

9. Bài tập 1.9

Bài tập 1.9


Cho bài toán QHTT sau


 3x1 − 2x2 + 5x3 → max

 x + x − 4x ≤ 2
1 2 3
(TT)


 x1 − x2 + 2x3 ≥ 3
x1 , x3 ≥ 0

a) Giả sử biết cách giải bài toán QHTT dạng chuẩn tắc. Hãy trình bày cách giải bài
toán QHTT trên.

b) Giả sử biết cách giải bài toán QHTT dạng chính tắc. Hãy trình bày cách giải bài
toán QHTT trên.

L Lời giải.

a) Giả sử biết cách giải bài toán QHTT dạng chuẩn tắc. Hãy trình bày cách giải bài toán
QHTT trên.
Bước 1: Biểu diễn lại bài toán (TT) và đặt bài toán QHTT dạng chuẩn tắc (TT1 ) tương
ứng (TT)
 

 −3x1 + 2x2 − 5x3 → min 
 −3x1 + 2 (y1 − y2 ) − 5x3 → min

 −x − x + 4x ≥ −2 
 −x − y + y + 4x ≥ 2
1 2 3 1 1 2 3
(TT) ; (TT1 ) .

 x 1 − x2 + 2x3 ≥ 3 
 x 1 − y1 + y2 + 2x3 ≥ 3
 
x1 , x3 ≥ 0 x1 , x3 , y1 , y2 ≥ 0
 

Bước 2: Phát biểu mối quan hệ nghiệm giữa hai bài toán (TT) và (TT1 ):
Đặt φ(x1 , x2 , x3 ) = −3x1 + 2x2 − 5x3 và φ1 (x1 , y1 , y2 , x3 ) = −3x1 + 2(y1 − y2 ) − 5x3 .

– Ta chứng minh nếu bài toán (TT1 ) vô nghiệm thì bài toán (TT) vô nghiệm. Thật vậy
ta sẽ chứng minh nếu bài toán (TT) có nghiệm thì (TT1 ) có nghiệm . Giả sử bài toán (TT)
có nghiệm là (x1 , x2 , x3 ). Khi đó (x1 , x2 , x3 ) cũng là phương án của bài toán (TT).
Mặt khác ta có thể chọn được y1 , y2 ≥ 0 sao cho x2 = y1 − y2 . Và hơn nữa

 −x1 − y1 + y2 + 4x3 = −x1 − x2 + 4x3 ≥ −2

x1 − y1 + y2 + 2x3 = x1 − x2 + 2x3 ≥ 3

x1 , x3 , y1 , y2 ≥ 0

nên (x1 , y1 , y2 , x3 ) là phương án của bài toán (TT1 ).


Gọi (x′1 , y1′ , y2′ , x′3 ) là phương án bất kì của bài toán (TT1 ). Ta sẽ chứng minh

φ1 (x1 , y1 , y2 , x3 ) ≤ φ1 (x′1 , y1′ , y2′ , x′3 ).

Trang 24
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Ta có (x′1 , y1′ , y2′ , x′3 ) là phương án của (TT1 ) nên



′ ′ ′ ′
 −x1 − (y1 − y2 ) + 4x3 ≥ −2

x′1 − (y1′ − y2′ ) + 2x′3 ≥ 3

 ′ ′ ′ ′
x1 , x3 , y1 , y2 ≥ 0

suy ra (x′1 , y1′ − y2′ , x′3 ) là phương án của bài toán (TT). Mặt khác do (x1 , x2 , x3 ) là nghiệm
của (TT) và x2 = y1 − y2 nên

φ1 (x1 , y1 , y2 , x3 ) = φ(x1 , x2 , x3 ) ≤ φ(x′1 , y1′ − y2′ , x′3 ) = φ1 (x′1 , y1′ , y2′ , x′3 ).

Vậy bài toán (TT1 ) có nghiệm là (x1 , y1 , y2 , x3 ).


Như vậy, nếu bài toán (TT1 ) có nghiệm thì (TT0 ) có nghiệm hay nếu bài toán (TT1 ) vô
nghiệm thì bài toán (TT) vô nghiệm.
– Tiếp theo, ta chứng minh nếu (TT1 ) có nghiệm là (x1 , y1 , y2 , x3 ) thì (TT) có nghiệm là
(x1 , y1 − y2 , x3 ).
Giả sử (x1 , y1 , y2 , x3 ) là nghiệm của bài toán (TT1 ). Hiển nhiên (x1 , y1 , y2 , x3 ) là phương
án của bài toán (TT1 ), tức là:

 −x1 − y1 + y2 + 4x3 ≥ −2

x1 − y1 + y2 + 2x3 ≥ 3

x1 , x3 , y1 , y2 ≥ 0

suy ra 
 −x1 − (y1 − y2 ) + 4x3 ≥ −2

x1 − (y1 − y2 ) + 2x3 ≥ 3

x1 , x3 ≥ 0

hay (x1 , y1 − y2 , x3 ) là phương án của bài toán (TT).


Lấy (x′1 , x′2 , x′3 ) là phương án bất kì của bài toán (TT). Ta cần chứng minh

φ(x1 , y1 − y2 , x3 ) ≤ φ(x′1 , x′2 , x′3 ).

Ta có thể chọn y1′ , y2′ ≥ 0 sao cho x′2 = y1′ − y2′ . Khi đó (x′1 , y1′ , y2′ , x′3 ) là phương án của bài
toán (TT1 ) vì: 
′ ′ ′ ′ ′ ′ ′
 −x1 − (y1 − y2 ) + 4x3 = −x1 − x2 + 4x3 ≥ −2

x′1 − (y1′ − y2′ ) + 2x′3 = x′1 − x′2 + 2x′3 ≥ 3 .

 ′ ′ ′ ′
x1 , x3 , y1 , y2 ≥ 0

Ngoài ra (x1 , y1 , y2 , x3 ) là nghiệm của bài toán (TT1 ) nên

φ(x1 , y1 − y2 , x3 ) = φ1 (x1 , y1 , y2 , x3 ) ≤ φ1 (x′1 , y1′ , y2′ , x′3 ) = φ(x′1 , x′2 , x′3 ).

Do đó (x1 , y1 −y2 , x3 ) là nghiệm của bài toán TT). Vậy nếu (TT1 ) có nghiệm là (x1 , y1 , y2 , x3 )
thì (TT) có nghiệm là (x1 , y1 − y2 , x3 ).

Trang 25
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Bước 3: Dựa vào giả thiết bài toán (TT1 ) và mối quan hệ nghiệm giữa hai bài toán (TT)
và (TT1 ) suy ra kết quả bài toán (TT).

b) Giả sử biết cách giải bài toán QHTT dạng chính tắc. Hãy trình bày cách giải bài toán
QHTT trên.
Bước 1: Biểu diễn lại bài toán (TT) và đặt bài toán QHTT dạng chính tắc (TT0 ) tương
ứng (TT):
 

 −3x1 + 2x2 − 5x3 → min 
 −3x1 + 2 (y1 − y2 ) − 5x3 → min

 x + x − 4x ≤ 2 
 x + y − y − 4x + t = 2
1 2 3 1 1 2 3
(TT) ; (TT0 ) .
 −x1 + x2 − 2x3 ≤ −3
  −x1 + y1 − y2 − 2x3 + u = −3

 
x1 , x3 ≥ 0 x1 , x3 , y1 , y2 , t, u ≥ 0
 

Bước 2: Phát biểu mối quan hệ nghiệm giữa hai bài toán (TT) và (TT0 ):
Đặt φ(x1 , x2 , x3 ) = −3x1 + 2x2 − 5x3 và φ1 (x1 , y1 , y2 , x3 ) = −3x1 + 2(y1 − y2 ) − 5x3 .

– Ta chứng minh nếu bài toán (TT0 ) vô nghiệm thì bài toán (TT) vô nghiệm bằng cách
chứng minh nếu bài toán (TT) có nghiệm thì (TT0 ) có nghiệm.
Giả sử bài toán (TT) có nghiệm là (x1 , x2 , x3 ). Khi đó (x1 , x2 , x3 ) cũng là phương án của
bài toán (TT). Mặt khác ta có thể chọn được y1 , y2 ≥ 0 sao cho x2 = y1 − y2 , đồng thời đặt
t = 2 − x1 − x2 + 4x3 ; u = −3 + x1 − x2 + 2x3 . Dễ thấy t, u ≥ 0 hơn nữa

 x1 + y1 − y2 − 4x3 + t = 2

−x1 + y1 − y2 − 2x3 + u = −3

x1 , x3 , y1 , y2 , t, u ≥ 0

do đó (x1 , y1 , y2 , x3 , t, u) là phương án của bài toán (TT0 ).


Gọi (x′1 , y1′ , y2′ , x′3 , t′ , u′ ) là phương án bất kì của bài toán (TT0 ). Ta sẽ chứng minh

φ1 (x1 , y1 , y2 , x3 , t, u) ≤ φ1 (x′1 , y1′ , y2′ , x′3 , t′ , u′ ).

Ta có (x′1 , y1′ , y2′ , x′3 , t′ , u′ ) là phương án của (TT0 ) nên



′ ′ ′ ′ ′ ′ ′ ′ ′
 x1 + (y1 − y2 ) − 4x3 ≤ x1 + (y1 − y2 ) − 4x3 + t = 2

−x′1 + (y1′ − y2′ ) − 2x′3 ≤ −x′1 + (y1′ − y2′ ) − 2x′3 + u′ = −3 .

 ′ ′ ′ ′
x1 , x3 , t , u ≥ 0

Suy ra (x′1 , y1′ − y2′ , x′3 ) là phương án của bài toán (TT). Mặt khác do (x1 , x2 , x3 ) là nghiệm
của (TT) và x2 = y1 − y2 nên

φ1 (x1 , y1 , y2 , x3 , t, u) = φ(x1 , x2 , x3 ) ≤ φ(x′1 , y1′ − y2′ , x′3 ) = φ1 (x′1 , y1′ , y2′ , x′3 , t′ , u′ ).

Vậy bài toán (TT0 ) có nghiệm là (x1 , y1 , y2 , x3 , t, u). Như vậy nếu bài toán (TT) có nghiệm
thì (TT0 ) có nghiệm hay nếu bài toán (TT0 ) vô nghiệm thì bài toán (TT) vô nghiệm.

Trang 26
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

– Tiếp theo, ta chứng minh nếu (TT0 ) có nghiệm là (x1 , y1 , y2 , x3 , t, u) thì (TT) có nghiệm
là (x1 , y1 − y2 , x3 ).
Giả sử (x1 , y1 , y2 , x3 , t, u) là nghiệm của bài toán (TT0 ). Hiển nhiên (x1 , y1 , y2 , x3 , t, u) là
phương án của bài toán (TT0 ), tức là:

 x1 + y1 − y2 − 4x3 + t = 2

−x1 + y1 − y2 − 2x3 + u = −3

x1 , x3 , y1 , y2 , t, u ≥ 0

suy ra 
 x1 + (y1 − y2 ) − 4x3 = 2 − t ≤ 2

−x1 + (y1 − y2 ) − 2x3 ≤ −3 − u ≤ 3

x1 , x3 ≥ 0

hay (x1 , y1 − y2 , x3 ) là phương án của bài toán (TT). Giả sử (x′1 , x′2 , x′3 ) là phương án bất kì
của bài toán (TT). Ta cần chứng minh

φ(x1 , y1 − y2 , x3 ) ≤ φ(x′1 , x′2 , x′3 ).

Thật vậy, ta có thể chọn y1′ , y2′ ≥ 0 sao cho x′2 = y1′ −y2′ và đặt t′ = 2−x′1 −(y1′ −y2′ )+4x′3 ; u′ =
−3 + x1 + (y1 − y2 ) + 2x3 . Dễ thấy t′ , u′ ≥ 0. Khi đó (x′1 , y1′ , y2′ , x′3 , t′ , u′ ) là phương án của
bài toán (TT0 ) vì: 
′ ′ ′ ′ ′
 x1 + (y1 − y2 ) − 4x3 + t = 2

−x′1 + (y1′ − y2′ ) − 2x′3 + u′ = −3 .

 ′ ′ ′ ′ ′ ′
x1 , x3 , y1 , y2 , t , u ≥ 0

Ngoài ra, do (x1 , y1 , y2 , x3 ) là nghiệm của bài toán (TT0 ) nên

φ(x1 , y1 − y2 , x3 ) = φ1 (x1 , y1 , y2 , x3 , t, u) ≤ φ1 (x′1 , y1′ , y2′ , x′3 , t′ , u′ ) = φ(x′1 , x′2 , x′3 )

Do đó (x1 , y1 −y2 , x3 ) là nghiệm của bài toán (TT).Vậy nếu (TT1 ) có nghiệm là (x1 , y1 , y2 , x3 , t, u)
thì (TT) có nghiệm là (x1 , y1 − y2 , x3 ).

Bước 3: Dựa vào giả thiết bài toán (TT0 ) và mối quan hệ nghiệm giữa hai bài toán (TT)
và (TT0 ) suy ra kết quả bài toán (TT).

Trang 27
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

10. Bài tập 1.10

Bài tập 1.10


Xét bài toán quy hoạch tuyến tính có tập phương án bị chặn và khác rỗng. Chứng
minh bài toán đó luôn có nghiệm.

L Lời giải. Để chứng minh bài toán này, ta sử dụng hai định lý về không gian metric
sau đây

b Định lý 2:
Trên Rn với metric thông thường, tập A ⊂ Rn là compact khi và chỉ khi A đóng và bị
chặn.

b Định lý 3 (Định lý giá trị cực biên):


Cho D là tập (không gian) compact khác rỗng và ánh xạ f : D → R liên tục. Khi
đó, f đạt giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất trên D. Tức là, tồn tại a, b ∈ D sao cho
f (a) ≤ f (x) ≤ f (b) với mọi x ∈ D.

Chứng minh của định lý 2, 3 trong sách Introduction to Topology: Pure and Applied của
Colins Adams và Robert Franzosa (Định lý 7.15 trang 234 và Định lý 7.22 trang 239)[3].
Ta cũng sử dụng một bổ đề sau đây về tập phương án:

b Bổ đề 1:
Tập phương án của bài toán quy hoạch tuyến tính luôn là tập đóng.

Chứng minh. Để chứng minh bổ đề 3, tập phương án của tập quy hoạch tuyến tính có
dạng:
M = {x ∈ Rn : Ax ≥ b}

trong đó A là ma trận m × n, b ∈ Rn . Tập M cũng có thể viết được dưới dạng:

M = x ∈ Rn : fi (x) ≥ bi , i = 1, m


với fi (x) là các hàm tuyến tính, bi ∈ R với i = 1, m. Ta đặt Di = {x ∈ Rn : fi (x) ≥ bi } với
i = 1, m. Ta có:
m
[
M= Di .
i=1

Ta chứng minh từng Di là tập đóng với i = 1, m. Lấy i ∈ {1, 2, . . . , m}, nếu Di = ∅ thì Di
đóng. Ta xét trường hợp Di ̸= ∅. Do fi là hàm tuyến tính nên ∃c = (c1 , c2 , . . . , cn ) ∈ Rn sao
cho:

fi (x) = fi (x1 , x2 , . . . , n) = c1 x1 + cx2 + . . . + cn xn = ⟨c, x⟩ , ∀x = (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ Rn .

Trang 28
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Vậy fi là hàm liên tục. Lấy dãy (xn )n ⊂ Di sao cho (xn )n hội tụ về x trên Rn với metric
thông thường. Khi đó, (fi (xn ))n là dãy trong R mà do fi là hàm liên tục nên fi (xn ) → f (x).
Mặt khác, do (xn )n ⊂ Di nên fi (xn ) ≥ bi với mọi n ∈ N và do đó f (x) ≥ bi .
Vậy x ∈ Di và do đó Di là tập đóng. Vậy M là giao hữu hạn của các tập đóng nên cũng
là tập đóng.
Trở lại bài toán, xét bài toán quy hoạch tuyến tính bất kỳ có tập phương án bị chặn
và khác rỗng: (
φ(x) → min
.
Ax ≥ b

Theo bổ đề 3, tập phương án luôn là tập đóng mà do bị chăn nên theo định lý 2, tập phương
án là tập compact. Mặt khác, hàm mục tiêu φ là hàm tuyến tính từ Rn vào R nên là hàm
liên tục. Vậy φ đạt giá trị nhỏ nhất trên tập phương án theo định lý 3. Vậy bài toán quy
hoạch tuyến tính có tập phương án bị chặn và khác rỗng thì luôn có nghiệm.
Nhận xét: Trong bài toán trên, ta chỉ cần điều kiện hàm mục tiêu và các hàm trong
ràng buộc là liên tục nên mệnh đề trên vẫn đúng trong trường hợp các ràng buộc là hàm
liên tục và hàm mục tiêu liên tục trên tập phương án.

Trang 29
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

11. Bài tập 1.11

Bài tập 1.11


Cho ví dụ một bài toán tối ưu có chặn dưới lớn nhất của hàm mục tiêu trên tập
phương án là hữu hạn, tập phương án khác rỗng nhưng bài toán đó vô nghiệm.

L Lời giải. Ta xét bài toán tối ưu như sau:


 √
 x − y → min

x−y >0

x, y > 0

• Ta chứng minh tập phương án M khác rỗng. Thật vậy, ta có:


(
5−4>0
.
5 > 0, 4 > 0

Vậy (5, 4) là phương án của bài toán.

• Ta chứng minh chặn dưới lớn nhất của hàm mục tiêu trên tập phương án là hữu hạn.
Thật vậy, do với mọi (x, y) ∈ M, ta có:

x−y >0
 
1 1
nên 0 là chặn dưới của hàm mục tiêu trên M . Mặt khác, tồn tại dãy , ⊂M
n n+1 n∈N
sao cho:

r
1 1
lim − = 0 + 0 = 0.
n→∞ n n+1
Vậy 0 là chặn dưới lớn nhất của hàm mục tiêu trên tập phương án M và 0 hữu hạn.

• Ta chứng minh bài toán vô nghiệm. Giả sử bài toán có nghiệm (x0 , y0 ). Ta có x0 >
0, y0 > 0 và x0 − y0 > 0. Do đó, tồn tại ϵ > 0 đủ nhỏ sao cho x0 − y0 > ϵ. Ta có:
(
x0 − (y0 + ϵ) > 0
.
x0 > 0, y0 + ϵ > 0

Vậy (x0 , y0 + ϵ) là phương án của bài toán. Mặt khác, ta có:


p √ √
x0 − (y0 + ϵ) = x0 − y0 − ϵ < x0 − y0 .

Điều này mâu thuẫn vì (x0 , y0 ) là nghiệm của bài toán.

Trang 30
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

12. Bài tập 1.12

Bài tập 1.12


Cho bài toán quy hoạch toán học sau:
(
3x + 5|y − 8| → min
(TT)
|x + 2| + |y| ≤ 6

a) Chứng minh bài toán trên có nghiệm.

b) Giả sử biết cách giải bài toán QHTT bất kỳ, hãy trình bày cách giải bài toán trên.

L Lời giải.

a) Chứng minh bài toán trên có nghiệm. Ta xét tập phương án, ta có:

(x, y) là phương án ⇐⇒ |x + 2| + |y| ≤ 6


 (
x+2+y ≥6

 ( x + 2 ≥ 0, y ≥ 0


 −(x + 2) + y ≥ 6

 x + 2 ≤ 0, y ≥ 0
⇐⇒  (

 x+2−y ≥6

 ( x + 2 ≥ 0, y ≤ 0


 −(x + 2) − y ≥ 6
x + 2 ≤ 0, y ≤ 0


 x+2+y ≤6

 −x − 2 + y ≤ 6
⇐⇒


 x+2−y ≤6
−x − 2 − y ≤ 6



 −x − y ≥ −4

 x − y ≥ −8
⇐⇒ .


 −x + y ≥ −4
x + y ≥ −8

Vậy tập phương án của bài toán là miền tứ giác ABCD với A(−2; 6), B(4; 0), C(−2; −6)
và D(−8, 0).

Trang 31
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Qua biểu diễn hình học, ta thấy tập phương án của bài toán M khác rỗng bị chặn, khác
rỗng nên hàm mục tiêu bị chặn trên tập phương án. Do đó bài toán trên luôn có nghiệm.
(theo bài tập 1.10). Ta chứng minh như sau:

• Chứng minh tập phương án M khác rỗng. Ta chứng minh (0, 0) là một phương án. Ta
có: 

 −0 − 0 = 0 ≥ −4

 0 − 0 = 0 ≥ −8
.


 −0 + 0 = 0 ≥ −4
0 + 0 = 0 ≥ −8

Suy ra (0, 0) thuộc tập phương án M . Vậy tập phương án M khác rỗng.
• Chứng minh tập phương án M bị chặn.
Xét chuẩn || ∗ ||1 trên R2 tương đương với chuẩn Euclide như sau:

(|x| + |y|)
||(x, y)||1 = .
2

Lấy (x, y) bất kỳ thuộc vào tập phương án M . Ta có:

(|x + 2| + |y|) 6
||(x, y) − (−2, 0)||1 = ||(x + 2, y)||1 = ≤ = 3,
2 2

suy ra (x, y) ∈ B((−2; 0), 3) trên (R2 , || ∗ ||1 ). Do đó M ⊂ B((−2; 0), 3). Vậy tập phương án
M bị chặn trên R2 .
Do tập phương án M bị chặn và khác rỗng, hàm mục tiêu là liên tục nên theo nhận xét
bài tập 1.10, bài toán luôn có nghiệm.

Trang 32
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

b) Giả sử biết cách giải bài toán QHTT bất kỳ, hãy trình bày cách giải bài toán trên.
Xét hàm mục tiêu:

φ(m) = φ(x, y) = 3x + 5|y − 8|, ∀m = (x, y) ∈ R2 .

Với mọi (x, y) ∈ R2 , ta có:


(
3x + 5y − 40 , y ≥ 8
φ(x, y) = .
3x − 5y + 40 , y < 8

Ta xét hai bài toán quy hoạch tuyến tính sau:


 
 3x + 5y − 40 → min
  3x − 5y + 40 → min

(TT1) (x, y) ∈ M ; (TT2) (x, y) ∈ M .
 
y≥8 y≤8
 

Ta chứng minh khi (TT1) có nghiệm (x1 , y1 ) và (TT2) có nghiệm (x2 , y2 ) thì (TT) có nghiệm
(x1 , y1 ) hoặc (x2 , y2 ) hoặc cả hai. Ngược lại, nếu (TT) có nghiệm (x, y) thì một trong hai bài
toán (TT1) và (TT2) hoặc cả hai có nghiệm (x, y).
Trước tiên, ta chứng minh chiều thuận, giả sử (TT1) có nghiệm (x1 , y1 ) và (TT2) có
nghiệm (x2 , y2 ). Gọi k1 , k2 lần lượt là giá trị tối ưu của (TT1) và (TT2). Do (x1 , y1 ), (x2 , y2 )
lần lượt là phương án của (TT1) và (TT2) nên thuộc M , do đó là phương án của (TT).
Không mất tính tổng quát, giả sử k2 ≥ k1 .
Lấy (x0 , y0 ) là phương án bất kỳ của bài toán (TT). Nếu y0 ≥ 8 thì (x0 , y0 ) là phương án
của bài toán (TT1). Do đó, ta có:

φ(x0 , y0 ) = 3x0 + 5|y0 − 8| = 3x0 + 5y0 − 40 ≥ 3x1 + 5y1 − 40 = φ(x1 , y1 ) = k1 .

Nếu y0 < 8 thì (x0 , y0 ) là phương án của bài toán (TT2). Do đó, ta có:

φ(x0 , y0 ) = 3x0 + 5|y0 − 8| = 3x0 − 5y0 + 40 ≥ 3x2 − 5y2 + 40 = φ(x2 , y2 ) = k2 ≥ k1 .

Vậy (x1 , y1 ) là nghiệm của bài toán (TT) (nếu k1 = k2 thì (x1 , y1 ), (x2 , y2 ) cùng là nghiệm
của bài toán (TT), nếu k2 < k1 thì (x2 , y2 ) là nghiệm của bài toán (TT)).
Ngược lại, giả sử (x, y) là nghiệm của bài toán (TT). Ta xét trường hợp y ≥ 8. Khi đó,
(x, y) là phương án của (TT1). Lấy (x0 , y0 ) là phương án bất kỳ của bài toán (TT1), khi đó
(x0 , y0 ) ∈ M nên cũng là phương án của (TT). Mặt khác, do y0 ≥ 8 nên:

φ(x0 , y0 ) = 3x0 + 5|y0 − 8| = 3x0 + 5y0 − 40 ≥ (x, y) = 3x + 5y − 40.

Vậy (x, y) là nghiệm của bài toán (TT1). Chứng minh tương tự, nếu y < 8 thì (x, y) là
nghiệm của bài toán (TT2). Đặc biệt, nếu y = 8 thì (x, y) là nghiệm của cả hai bài toán
(TT1) và (TT2).

Trang 33
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Như vậy, để giải bài toán (TT), ta giải hai bài toán quy hoạch tuyến tính (TT1) và (TT2)
và sử dụng quan hệ nghiệm giữa (TT) với (TT1) và (TT2) ta suy ra kết quả của bài toán
(TT).

Trang 34
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

13. Bài tập 1.13

Bài tập 1.13


Xét bài toán quy hoạch tuyến tính sau:


 −2x + 3y → max

 x+y =2
(TT)


 −x + 4z + t = −5
x, t ≥ 0

và đặt bài toán quy hoạch tuyến tính dạng chuẩn tắc tương ứng:


 2x − 3y1 + 3y2 → min

 x+y −y +u≥2
1 2
(TT1 ) .


 −x + 4z 1 − 4z2 + t + v ≥ −5
x, y1 , y2 , z1 , z2 , t, u, v ≥ 0

Nêu sự liên hệ về nghiệm giữa hai bài toán này. Nếu không có, hãy đưa ra phản ví dụ
hoặc chứng minh.

L Lời giải. Ta chứng minh hai bài toán không có quan hệ nghiệm với nhau.
Trước tiên ta sẽ chứng minh nếu hai bài toán (TT) và (TT1 ) có cùng nghiệm thì sẽ có
liên hệ nghiệm giữa hai nghiệm đó.
Thật vậy, giả sử (TT) và (TT1 ) cùng có nghiệm, lấy (x, y, z, t) là nghiệm của (TT) và
(x , y1 , y2′ , z1′ , z2′ , t′ , u′ , v ′ ) là nghiệm của (TT1 ). Ta có thể chọn y1 , y2 , z1 , z2 sao cho y = y1 − y2
′ ′

và z = z1 − z2 và lấy bất kì u, v ≥ 0. Khi đó:



 x + y1 − y2 + u ≥ 2

−x + 4z1 − 4z2 + t + v ≥ −5

x, y1 , y2 , z1 , z2 , t, u, v ≥ 0

suy ra (x, y1 , y2 , z1 , z2 , t, u, v) là phương án của (TT1 )


Mặt khác ta đặt a′ = x′ + y1′ − y2′ + u′ − 2 và b′ = −x′ + 4z1′ − 4z2′ + t′ + v ′ + 5. Khi đó do:



 x′ + y1′ −y2′ + u′ − a′ = 2 
 1 ′ 1 ′
′ ′ ′
−x + 4 z1 − z2 + v − b + t′ = −5

 4 4
 x′ , t′ ≥ 0

 
′ ′ ′ ′ ′ ′ ′ 1 ′ 1 ′ ′
nên x , y1 − y2 + u − a , z1 − z2 + v − b , t là phương án của (TT) Do đó, ta có các
4 4

Trang 35
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

đánh giá sau:

2x − 3y ≤ 2x′ − 3(y1′ − y2′ + u′ − a′ )


= 2x′ − 3y1′ + 3y2′ − 3(u′ − a′ )
≤ 2x − 3y1 + 3y2 − 3(u′ − a′ )
= 2x − 3y − 3(u′ − a′ )
≤ 2x′ − 3(y1′ − y2′ + u′ − a′ ) − 3(u′ − a′ )
= 2x′ − 3y1′ − 3y2′
≤ 2x − 3y1 + 3y2
= 2x − 3y.

Từ đánh giá trên, ta có 2x − 3y = 2x − 3y − 3(u′ − a′ ) hay u′ = a′ . Suy ra x′ + y1′ − y2′ = 2.


Ngoài ra, do 2x − 3y = 2x′ − 3y1′ − 3y2′ nên ta được
(
x = x′
.
y = y1′ − y2′

Vậy ta đã chứng minh được có liên hệ nghiệm giữa (TT) và (TT1 ). Tiếp theo ta sẽ kiểm tra
mệnh đề 1 như sau: "Nếu (TT1 ) có nghiệm thì (TT) có nghiệm".
Giả sử mệnh đề 1 đúng và (TT1 ) có nghiệm. Khi đó lấy (x, y1 , y2 , z1 , z2 , t, v) là nghiệm
của (TT1 ), do mệnh đề 1 đúng nên (TT) cũng có nghiệm và nghiệm có dạng (x, y1 − y2 , z ′ , t′ )
với t′ ≥ 0.  
−5 + x − t
Để dễ dàng hơn, ta lấy x, y1 − y2 , , t là nghiệm của (TT) với t ≥ 0.
4
x x 
Tuy nhiên ta có , y1 − y2 + , t là một phương án của (TT) vì:
2 2
 x x
 + y1 − y2 + = x + y1 − y2 = 2

2  2 
x −10 + x − 2t
 − +4
 +t=5
2 8

và  x x
x − 3 y1 − y2 + = − − 3(y1 − y2 ) ≤ 2x − 3(y1 − y2 ).
2 2
 − 3y1 + x3y2 ) = min(−3y1 + 3y2 ) = −∞ hay (TT1 ) vô nghiệm. Do
Nếu x = 0 thì min(2x
đó x > 0 suy ra x − 3 y1 − y2 + < 2x − 3(y1 − y2 ).
2  
−5 + x − t
Như vậy điều này mâu thuẫn do x, y1 − y2 , , t là nghiệm.
4
Vậy mệnh đề 1 sai.

Trang 36
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

14. Bài tập 1.14

Bài tập 1.14


Chứng minh phần in đậm trong ví dụ sau:
Ví dụ 1.12: Xét bài toán quy hoạch tuyến tính hai chiều:


 −x1 − x2 → min

 x + +2x ≤ 3
1 2


 2x 1 + x 2 ≤ 3
x1 , x2 ≥ 0

Tập các phương án của bài toán được tô màu như hình vẽ. Để tìm phương án tối ưu
(nghiệm) của bài toán ta thực hiện như sau. Với mỗi số thực z, ta xét tập hợp những
điểm x = (x1 , x2 ) sao cho ⟨c, x⟩ = z, với c = (−1, −1). Tập hơp này chính là đường
thẳng có phương trình −x1 − x2 = z. Đường thẳng này nhận vectơ c làm vectơ pháp
tuyến. Với mỗi giá trị z thay đổi ta có các đường thẳng khác nhau và song song với
nhau. Chú ý rằng việc tăng giá trị z tương ứng với việc di chuyển đường
thẳng z = −x1 − x2 dọc theo hướng vectơ c. Vì ta đang muốn tìm cực tiểu của z
nên ta di chuyển đường thẳng theo hướng ngược lại, nghĩa là cùng hướn với vectơ −c.
Ta di chuyển đường thẳng sao cho đường thẳng vẫn còn giao với tập phương án. Vị trí
tốt nhất đường thẳng có thể di chuyển là khi z = −2 và vectơ x = (1, 1) là phương án
tối ưu. Chú ý rằng phương án tối ưu này chính là đỉnh của đa giác mô tả tập phương
án.

L Lời giải. Ta cần chứng minh dòng in đậm: "Chú ý rằng việc tăng giá trị z tương
ứng với việc di chuyển đường thẳng z = −x1 − x2 dọc theo hướng vectơ c". Tức là
ta cần chứng minh bài toán sau:

Trang 37
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Trong không gian Euclide 2 chiều R2 , lấy z ∈ R cố định, xét đường thẳng có phương trình
⟨c, x⟩ = z, với c ∈ R2 \ {(0, 0)} là một vectơ cho trước. Chứng minh rằng khi ta tịnh tiến
đường thẳng theo k lần vectơ c (k > 0), ta được đường thẳng mới có phương trình ⟨c, x⟩ = z ′
với z ′ > z.
Thật vậy, khi ta tịnh tiến theo k lần vectơ c với k > 0, ta được đường thẳng mới có
phương trình:
⟨c, x − kc⟩ = z

hay ⟨c, x⟩ = z + k ⟨c, c⟩ . Mặt khác, do k > 0, ⟨c, c⟩ > 0 nên z + k ⟨c, c⟩ > z. Vậy ta suy ra
điều phải chứng minh.
Nhận xét: Việc sử dụng phương pháp hình học trong không gian 2 chiều có khả năng
giải quyết những bài toán theo hình học, không cần phải chứng minh sử dụng đại số hay
giải tích. Tuy nhiên, việc này làm cho lời giải có phần không chặt chẽ, chỉ dưa trên trực
quan mà không xét được nhiều trường hợp khác. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp hình
học có ưu điểm tạo ra những ví dụ và phản ví dụ trong bài toán quy hoạch tuyến tính chủ
yếu xét trong 2 chiều. Khi lên 3 chiều, việc sử dụng phương pháp này chủ yếu dúng để tạo
ra những ví dụ, phản ví dụ về bài toán quy hoạch tuyến tính có nghiệm, vô nghiệm, vô số
nghiệm, v.v còn việc sử dụng để chứng minh hầu như là không thể vì khi ta tăng số chiều
lên, có nhiều trường hợp để xét hơn (bài tập 1.2 và bài tập 1.3).

Trang 38
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

15. Bài tập 1.15

Bài tập 1.15


Với ý tưởng của ví dụ 1.12 và bài tập 1.14, hãy giải bài toán QHTT hai chiều tổng
quát: 

 c1 x1 + c2 x2 → min

 a11 x1 + a12 x2 ≥ b1



(∗) a21 x1 + a22 x2 ≥ b2 .


 .
..



am1 x1 + am2 x2 ≥ bm

L Lời giải. Ta gọi D là tập phương án của bài toán (*). Ta xét các trường hợp sau:
TH1: D = ∅. Khi đó, bài toán (*) vô nghiệm.

TH2: D ̸= ∅. Nếu (c1 , c2 ) = 0 thì c1 x1 + c2 x2 = 0 với mọi (x1 , x2 ) nằm trong tập phương
án nên cũng là nghiệm. Ta xét trường hợp (c1 , c2 ) ̸= (0, 0). Ta xét hai trường hợp sau:

TH2a: D bị chặn. Theo định lý 3 (Bài tập 1.10), bài toán QHTT luôn có nghiệm. Ta
xét khi nào bài toán có nghiệm và có vô số nghiệm. Ta vẽ ra 2 trường hợp khác nhau của
bài toán để bài toán (*) có nghiệm duy nhất và có vô số nghiệm. Ta xét trường hợp miền D
sao cho bài toán (*) có nghiệm duy nhất.

Với mỗi z ∈ R, ta xét các điểm x = (x1 , x2 ) ∈ R2 thỏa mãn cx1 + cx2 = z, đây là tập hợp
những điểm nằm trên đường thẳng cx1 + cx2 = z, ta ký hiệu là (αz ). Nếu ta tịnh tiến (αz )
theo hướng vectơ c với z ∈ R bất kỳ, theo bài tập 1.14, ta được một đường thẳng (αz′ ) mới
với z ′ > z. Như vậy để tìm giá trị nhỏ nhất của z nên ta di chuyển đường thẳng theo hướng
ngược lại, nghĩa là cùng hướng vectơ −c sao cho đường thẳng vẫn cắt tập phương án. Dựa
trên hình, vị trí tốt nhất đường thẳng có thể di chuyển là khi z = k và bài toán có nghiệm
là tọa độ điểm A.
Nhận xét 1: Từ ví dụ thứ nhất, do bài toán quy hoạch tuyến tính 2 chiều tổng quát
trong trường hợp tập phương án và bị chặn luôn có nghiệm, ta nhận xét được rằng dựa vào

Trang 39
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

hình học, bài toán (*) có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi đường thẳng cx1 + cx2 = k cắt tập
D tại điểm duy nhất với k là giá trị tối ưu. (1)
Tiếp theo, ta xét trường hợp miền D sao cho (*) có vô số nghiệm.

Tương tự ví dụ thứ nhất, Với mỗi z ∈ R, ta xét các điểm x = (x1 , x2 ) ∈ R2 thỏa mãn
cx1 + cx2 = z, đây là tập hợp những điểm nằm trên đường thẳng cx1 + cx2 = z. Để tăng
giá trị z tương ứng với việc di chuyển đường thẳng z = c1 x1 + c2 x2 theo hướng của vectơ c.
Vậy, do ta muốn tìm giá trị nhỏ nhất của z nên ta di chuyển đường thẳng theo hướng ngược
lại nghĩa là cùng hướng với vectơ −c sao cho đường thẳng vẫn cắt tập phương án. Vị trí tốt
nhất có thể di chuyển là khi z = k và các điểm trên đoạn thẳng AB là phương án tối ưu.
Vậy bài toán (*) trong trường hợp miền D có vô số nghiệm.
Nhận xét 2: Từ ví dụ thứ hai, ta rút ra khi tập phương án bị chặn và khác rỗng, bài
toán quy hoạch tuyến tính 2 chiều tổng quát có vô số nghiệm khi và chỉ khi đường thẳng
c1 x1 + c2 x2 = k cắt D tại vô số điểm với k là giá trị tối ưu. (2)
TH2b: D không bị chặn. Tương tự trường hợp 2a, nếu bài toán (*) có nghiệm thì (*) có
nghiệm duy nhất khi và chỉ khi đường thẳng c1 x1 + c2 x2 = k cắt tập phương án tại một điểm
duy nhất với k là giá trị tối ưu, có vô số nghiệm khi và chỉ khi đường thẳng c1 x1 + c2 x2 = k
cắt tập phương án tại vô số điểm với k là giá trị tối ưu. Ta tìm ví dụ trường hợp miền D
sao cho bài toán (*) có nghiệm và vô nghiệm.
Trước tiên, ta xét miền D để bài toán vô nghiệm:

Trang 40
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Tương tự hai ví dụ trên, với mỗi z ∈ R, ta xét các điểm x = (x1 , x2 ) ∈ R2 thỏa mãn
cx1 + cx2 = z, đây là tập hợp những điểm nằm trên đường thẳng cx1 + cx2 = z. Để tăng giá
trị z tương ứng với việc di chuyển đường thẳng z = c1 x1 + c2 x2 theo hướng của vectơ c. Vậy,
do ta muốn tìm giá trị nhỏ nhất của z nên ta di chuyển đường thẳng theo hướng ngược lại
nghĩa là cùng hướng với vectơ −c sao cho đường thẳng vẫn cắt tập phương án. Tuy nhiên,
dựa vào hình khi ta tịnh tiến đường thẳng k lần vectơ −c với k > 0 bất kỳ, ta luôn có thể
tịnh tiến đường thẳng k + 1 lần vectơ −c sao cho đường thẳng vẫn cắt tập phương án, tức
là nếu bài toán có nghiệm và gọi giá trị tối ưu là h, ta luôn tìm được một điểm thuộc tập
phương án sao cho giá trị mục tiêu tại điểm đó là l và l < h. Vậy bài toán (*) vô nghiệm.
Nhận xét 3: Như vậy, khi tập phương án không bị chặn, bằng phương pháp hình học
bài toán quy hoạch tuyến tính 2 chiều tổng quát vô nghiệm khi và chỉ khi vectơ c "hướng ra
ngoài" tập phương án. Tức là tia từ gốc tọa độ O theo hướng vectơ c "chạy" ra ngoài miền
D. Trước khi tổng quát hóa, ta xét trường hợp tập phương án để bài toán có nghiệm.
Ta ví dụ miền D để bài toán có nghiệm.

Trang 41
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Ta cũng chứng minh tương tự, z lớn nhất để đường thẳng c1 x1 + c2 x2 = z di chuyển theo
hướng vectơ −c mà vẫn cắt tập phương án là tại z = k và có nghiệm tối ưu là tọa độ điểm
A. Như vậy, trong trường hợp này, bài toán tối ưu có nghiệm. (3)
Nhận xét 4: Ở ví dụ lần này, khi vectơ c hướng vào trong miền D thì bái toán quy hoạch
tuyến tính có nghiệm. (4)

Từ 4 nhận xét trên, với chú ý rằng, nghiệm của bài toán quy hoạch bốn chiều đều nằm
trên biên của tập phương án, ta rút ra được mệnh đề sau:

b Mệnh đề 1:
Cho bài toán quy hoạch tuyến tính 2 chiều tổng quát với tập phương án M và có hàm
mục tiêu φ(x) = ⟨c, x⟩ với c ̸= 0. Khi đó:

a) Nếu bài toán có nghiệm thì nghiệm luôn nằm trên biên của M . Hơn nữa, nếu
gọi k là giá trị tối ưu thì bài toán có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi đường thẳng
⟨c, x⟩ = k cắt M tại điểm duy nhất; bài toán có vô số nghiệm khi và chỉ khi đường
thẳng ⟨c, x⟩ = k cắt M vô số điểm.

b) Nếu M bị chặn và khác rỗng thì bài toán luôn có nghiệm. Nếu M không bị chặn,
ta gọi điểm x1 ∈ M và đặt ⟨c, x1 ⟩ = k thì bài toán vô nghiệm khi và chỉ khi đường
thẳng ⟨c, x⟩ = k − λ ⟨c, c⟩ luôn cắt M với mọi λ > 0.

Chứng minh.

a) Đầu tiên, ta chứng minh ý (a). Vế đầu của ý (a) suy ra trực tiếp từ ý (c) của bài tập
1.6. Ta chứng minh 2 ý còn lại. Do k là giá trị tối ưu nên tồn tại x0 ∈ M sao cho ⟨c, x0 ⟩ = k.
Nếu đường thẳng ⟨c, x⟩ = k cắt M tại một điểm duy nhất thì bài toán có nghiệm duy nhất
x0 . Thật vậy, nếu tồn tại nghiệm y ′ khác x′ thì y0 thuộc tập phương án và đường thẳng
⟨c, x⟩ = k, (mâu thuẫn vì đường thẳng ⟨c, x⟩ = k cắt M một điểm duy nhất). Ngược lại, nếu

Trang 42
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

bài toán có nghiệm duy nhất x0 thì đường thẳng ⟨c, x⟩ = k cắt M tại điểm duy nhất (vì nếu
có y0 khác x0 là giao điểm của M và đường thẳng ⟨c, x⟩ = k thì y0 là nghiệm của bài toán
và khác x0 ). Vậy bài toán có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi đường thẳng ⟨c, x⟩ = k cắt M
tại điểm duy nhất. Ý còn lại được chứng minh tương tự.

b) Nếu M bị chặn và khác rỗng thì theo bài tập 1.10, bài toán luôn có nghiệm.

Nhận xét:

- Ta có thể tổng quát mệnh đề lên trường hợp n(n ≥ 1) chiều do chứng minh không sử
dụng tính chất đặc thù của không gian 2 chiều.

- Ý (a) trong mệnh đề cho ta biết: giả sử ta biết bài toán có nghiệm, thì việc tìm nghiệm
đó chỉ là giải một hệ phương trình tuyến tính là tọa độ giao điểm của siêu phẳng ⟨c, x⟩ = k
với biên của tập phương án. Từ đó, ta biết bài toán có nghiệm duy nhất hay vô số nghiệm

- Điều kiện cần và đủ để bài toán quy hoạch tuyến tính có nghiệm được đề cập trong ý
(b). Tuy nhiên, trong trường hợp M không bị chặn, nhóm vẫn chưa tìm ra điều kiện tốt hơn
so với điều kiện trên và cũng chưa chứng minh được. (việc phát biểu trong trường hợp này
chỉ dựa trên trực quan hình học)

Trang 43
BÀI TẬP CHƯƠNG I NHÓM 4

Tài liệu
[1] Phạm Duy Khánh và Võ Thành Phát. Lý thuyết tối ưu tuyến tính. Tài liệu lưu hành nội
bộ, 2023.

[2] Nguyễn Mộng Hy. Hình học cao cấp. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

[3] C.C. Adams and R.D. Franzosa. Introduction to Topology: Pure and Applied. Pearson
Prentice Hall, 2008.

Trang 44

You might also like