You are on page 1of 47

CHƯƠNG II.

TỔNG THỂ MÁY PHAY CNC OKUMA MC-4VA


2.1. Phần cơ khí truyền động
2.1.1. Trục X

Trục X
2.1.1.1. Kết cấu trục X
Kết cấu trục X có các bộ phận bao gồm: Vít me, đai ốc bi, bàn công tác, motor
servo, công tắc hành trình LSX, gối đỡ vít me, bàn trượt ngang.
Vị trí của các bộ phận chú thích ở các hình ảnh sau đây:
1: Đai ốc bi
2: Trục vít me
3: Công tắc hành trình LSX
4: Gối đỡ chặn
5: Băng ngang
6: Motor servo trục X
2.1.1.2. Sơ đồ cơ khí truyền động của trục X

Nguyên lý hoạt động: Khi trục vít me xoay nhờ motor servo dẫn động thì đai
ốc bi không khe hở chuyển động dọc theo trục mang bàn máy có sóng trượt dẫn
hướng. Việc truyền lực ít ma sát từ trục vít me đến bàn trượt là nhờ hệ thống bi.
Khi vít me xoay sẽ đưa bàn máy di chuyển ngang dọc trên trục X. Trên đường đi
đến cuối hành trình có ổ đỡ chặn nhằm tránh cho vít me bị cong vênh và công
tắc hành trình nhằm giúp cho bàn máy tránh việc đi quá giới hạn cho phép.
2.1.2. Trục Y
2.1.2.1. Kết cấu trục Y
Kết cấu trục Y có các bộ phận bao gồm: Vít me, khớp nối, đai ốc bi, bàn công
tác, motor servo, công tắc hành trình LSX, gối đỡ vít me, băng máy, bàn trượt
ngang, bệ máy
Vị trí của các bộ phận chú thích ở các hình ảnh sau đây:

VỊ TRÍ MOTOR SERVO TRỤC Y

Công tắc hành trình LSY


Gối đỡ chặn vít me

1: Trục vít me 2: Đai ốc bi


2.1.2.2. Sơ đồ truyền động trục Y và nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động: Khi trục vít me Y xoay nhờ motor servo dẫn động giúp
cho bàn máy và bàn trượt ngang đều chuyển động trượt trước và sau ở trên băng
máy.

2.1.3. Trục Z:

Toàn cảnh trục Z


2.1.3.1. Kết cấu trục Z
Kết cấu trục Z có các bộ phận bao gồm: Vít me, khớp nối, đai ốc bi, motor
servo, công tắc hành trình LSX, gối đỡ vít me, đầu trục chính, thân máy
Vị trí của các bộ phận chú thích ở các hình ảnh sau đây:

MOTOR SERVO TRỤC Z

1: Ổ đỡ chặn 2: Trục vít me 3: Đai ốc bi


Khớp nối motor

Công tắc hành trình LSZ


Trục chính
2.1.3.2. Sơ đồ truyền động trục Z và nguyên lý hoạt động

Sơ đồ truyền dộng trục Z


Nguyên lý hoạt động: Khi trục vít me Z xoay nhờ motor servo Z dẫn động sẽ
giúp cho đầu trục chính mang dụng cụ cắt di chuyển lên và xuống trong quá trình
hoạt động của máy

2.1.4. Trục chính


Trục chính máy CNC là bộ phận tạo ra chuyển động quay của dụng cụ cắt.
Chúng quyết định tốc độ cắt và khả năng tải cắt gọt của máy. Đồng thời ảnh hưởng
đến độ chính xác của các sản phẩm chi tiết được gia công. Trục chính máy phay
CNC thường gắn các dao phay CNC. Các công đoạn gia công cắt gọt, phay mặt
phẳng, mặt trụ, bánh răng nhờ chuyển động của trục chính tạo ra chuyển động
quay của phôi kết hợp với sự di chuyển của bàn máy.
Trục chính của máy phay CNC có hệ thống làm mát và được tích hợp với cơ
cấu kẹp và tháo dụng cụ tự động bằng thủy lực, có thể tích hợp động cơ điện servo.

Hình ảnh trục chính máy phay CNC OKUMA MC-4VA


2.1.4.1. Kết cấu cụm trục chính
Kết cấu của cụm trục chính có các bộ phận bao gồm: hộp số truyền động trục
chính, bộ làm mát dầu trục chính, đầu kẹp dao, xy lanh thay đổi tốc độ, xy lanh
kẹp thủy lực, encoder, motor spindle, vòi tưới nguội.
Vị trí của các bộ phận được giới thiệu ở các hình ảnh sau đây:
MOTOR SPINDLE: Motor spindle ( motor dẫn động trục chính) là một thành
phần quan trọng trong các máy công cụ, đặc biệt là trong máy tiện, máy phay và
máy mài. Chúng là loại động cơ trục quay được tích hợp với trục chính của máy
công cụ và chịu trách nhiệm về việc cung cấp sức mạnh quay cho các hoạt động
gia công.

Motor spindle được giới thiệu qua hình ảnh sau:


MOTOR SPINDLE
Pulse generator: Pulse generator dùng để phản hồi tốc độ của motor spindle, đo
đạc và hiển thị các thông số về tốc độ của spindle cho người sử dụng biết thông
qua hệ thống giám sát của máy tính điều khiển.

- PULSE GENERATOR được giới thiệu qua hình ảnh sau:

Pulse generator
Pulse generator dùng để phản hồi tốc độ của motor spindle, đo đạc và hiển thị
các thông số về tốc độ của spindle cho người sử dụng biết thông qua hệ thống
giám sát của máy tính điều khiển.

- Trục chính bao gồm: đầu kẹp dao, Hộp số truyển động
- Đầu kẹp dao được giới thiệu qua hình ảnh sau

Đầu kẹp dao


Đầu kẹp dao sẽ nhả và kẹp dao được dựa vào tác động bởi xy lanh thủy lực và
hệ thống kẹp
Hoạt động tháo và kẹp dụng cụ được trình bày như sau:
Tháo dao cụ: Thủy lực đi vào xy lanh đẩy piston đi xuống, nén trục kẹp ép vào
lò xo làm nhả mỏ kẹp
Kẹp dao cụ: Đưa dao vào trục chính, thủy lực sẽ đi vào buồng dưới của xy lanh
và đẩy piston đi lên, lò xo đĩa sẽ đẩy trục kẹp lên trên, mỏ kẹp đi lên và kẹp chặt
lấy chuôi dao cụ
- Xy lanh kẹp thủy lực:

Xy lanh kẹp thủy lực


Xung quanh xy lanh kẹp thủy lực có cả 2 công tắc hành trình phát ra tín hiệu
nhả và kẹp dao cụ
- 2 công tắc hành trình của xy lanh kẹp thủy lực:

2 công tắc hành trình ở xy lanh kẹp thủy lực


- Xy lanh thay đổi tốc độ trục chính:
Để tạo ra tín hiệu thay đổi tốc độ cho vòng quay của trục chính thì cần phải có
1 xy lanh tạo ra tín hiệu sang số. Trên xy lanh được gắn 3 cảm biến hành trình tạo
ra tín hiệu thay đổi cho bộ điều khiển.
Xy lanh thay đổi tốc độ trục chính sẽ được em chú thích bằng mũi tên:

Xy lanh thay đổi tốc độ:


3 công tắc hành trình tạo ra tín hiệu thay đổi tốc độ trục chính cho bộ điều
khiển:

3 công tắc hành trình tạo ra tín hiệu sang số


1: Công tắc hành trình thay đổi tốc độ trục chính( tốc độ cao)
2: Công tắc hành trình thay đổi tốc độ trục chính( tốc độ trung bình)
3: Công tắc hành trình thay đổi tốc độ trục chính( tốc độ thấp)
- Bộ làm mát dầu trục chính:
Máy chiller làm mát dầu cho trục chính máy CNC là thiết bị rất cần thiết trong
nghành gia công cơ khí chính xác vì chỉ cần bộ làm mát bị lỗi là toàn bộ hệ thống
máy CNC phải dừng không hoạt động vì tốc độ trục chính rất lớn nên khi đường
dầu làm mát không đạt đủ nhiệt độ thì máy sẽ cảnh báo và không cho trục chính
quay.
Máy CNC có những yêu cầu về nhiệt độ máy, nhiệt độ dầu bôi trơn được quy
định hết sức nghiêm ngặt. Vì vậy máy làm lạnh dầu chiller được ứng dụng rất để
kiểm soát nhiệt độ của dầu máy CNC. Khi xảy ra hư hỏng chiller làm mát dầu máy
CNC sẽ không thể hoạt động được, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công việc.
Vì thế để kiểm soát nhiệt độ của dầu làm mát hoặc dầu thủy lực máy CNC, Các
nhà sản xuất máy sẽ sử dụng máy làm mát dầu. Đây là một loại chiller đặc thù,
chuyên làm mát dầu.

Bộ làm mát dầu trục chính


- Kết cấu của bộ làm mát dầu trục chính:

Các bộ phận trên bộ làm mát dầu


1: Đồng hồ đo mức dầu
2: Lỗ rót dầu
3: Lỗ thoát dầu
Các bộ phận trên bộ làm mát dầu phần 2
4: Nút điều chỉnh nhiệt độ
5: Motor bơm dầu làm mát trục chính
Các bộ phận của máy làm mát dầu trục chính phần 3
6: Quạt thông gió
7: Bộ lọc không khí dùng để sử dụng để lọc bụi bẩn, hạt ô nhiễm không khí
- Hộp số truyền động trục chính:
Hộp số của máy dùng để truyền công suất từ động cơ tới trục chính, truyền và
biến đổi momen xoắn trong giới hạn cần thiết cũng như thay đổi số vòng quay của
trục chính.

Hộp số được làm liền với cụm trục chính. Đa số các máy cắt kim loại hạng
nặng hiện nay hộp số được làm liền với cụm trục chính.
Hộp số truyền động trục chính
- Công dụng của các nút ấn trên trục chính:

Các nút trên trục chính


1: Nút ấn để thay dao
2: Nút nhấn kẹp dao cụ
3: Nút nhấn nhả dao
2.1.5. Hệ thống thay dao tự động(ATC)
Trong các máy phay điều khiển số và các trung tâm gia công cơ khí hiện nay
thì hệ thống thay dao có hai dạng cơ bản là : ổ chứa dao kết hợp với tay kẹp dụng
cụ kép và ổ chứa dao tự hành
Trong ổ chứa dao, việc thay đổi dao diễn ra bằng cách sử dụng một hệ thống
kẹp cũng được gọi là tay đòn. Sự thay đổi diễn ra với một thiết bị kẹp dao sau khi
một dao mới đã được gọi trong chương trình NC như sau:
- Định vị dao mong muốn trong ổ dao vào vị trí thay dao
- Đưa trục chính vào vị trí thay đổi
- Xoay tay kẹp dao cũ trong trục chính vào vị trí trước đó và đến vị trí dao
mới trong ổ dao
- Trả lại thiết bị kẹp dụng cụ vào vị trí ban đầu.
Cùng với ổ tích dao, cơ cấu thay dao tự động giúp cho việc thay dao tự động
được thực hiện chính xác và nhanh gọn, nâng cao tính tự động hóa.

Trong quá trình gia công khi cần chuyển sang chế độ cắt gọt khác cần phải thay
dao thì ta không cần dừng máy để thay dao bằng tay mà hệ thống sẽ tự động thay
dao theo chương trình đã lập sẵn.

2.1.5.1. Kết cấu của hệ thống thay dao tự động của máy:
Kết cấu của hệ thống thay dao tự động có các bộ phận bao gồm: Tay thay dao,
ổ tích dao, trạm nguồn thủy lực, van thủy lực của hệ thống thay dao.

Vị trí của các bộ phận được chú thích ở các hình ảnh sau đây :

- Tay thay dao:

Tay thay dao


Nguyên lý hoạt động của tay thay dao:
Khi nhận tín hiệu thay dao từ chương trình NC, tay thay dao quay 60°  đồng
thời kẹp cả hai dụng cụ trên trục chính và trên ổ chứa dao, quá trình tháo 2 dao
thực hiện bởi sự phối hợp của hệ thống tháo lỏng dụng cụ khi tay kẹp đi xuống,
sau đó tay thay dao quay 180o đổi vị trí hai dụng cụ, rồi chuyển động đi lên đưa 2
dụng cụ vào đầu kẹp dao trục chính và ổ chứa dao.
Tay thay dao được nâng hạ và xoay chuyển 180o và 60°  được nhờ vào hệ thống
cơ cấu xy lanh có thanh răng và trục truyền động xoay chuyển tay thay dao 180o và
60°  nâng hạ tay thay dao nằm ở trong hệ thống của cánh tay thay dao
- Kết cấu của hệ thống cánh tay thay dao bao gồm: Xy lanh xoay cánh tay
thay dao 1 góc 180o và 60° , Trục giúp nâng hạ và xoay cánh tay thay dao
góc 180o và 60°  
- Trên Xy lanh xoay cánh tay thay dao có thanh răng dịch chuyển kéo vào và
đẩy ra giúp cho bánh xe được gắn trên trục truyền động lắp trên cánh tay
thay dao xoay 1 góc 180o và 60°  để thực hiện hành động lấy dao từ ổ chứa
dao và đưa dao vào đầu kẹp dao trên trục chính
Các bộ phận trên xy lanh xoay cánh tay thay dao được giới thiệu bằng mũi
tên màu đỏ qua hình ảnh sau:

Xy lanh thủy lực xoay cánh tay thay dao


1,2: Đường dầu vào của xy lanh thủy lực giúp xoay tay thay dao 60°
1: Đường dầu kéo piston xy lanh đi vào
2: Đường dầu đẩy piston xy lanh đi ra
3,4: Đường dầu vào của xy lanh thủy lực giúp xoay tay thay dao 180°
3 là trái: Đường dầu kéo piston xy lanh đi vào
4 là phải : Đường dầu đẩy piston xy lanh đi ra

Thanh răng trên xy lanh xoay cánh tay thay dao


- Trên trục nâng hạ cánh tay thay dao có bánh xe giúp xoay tay thay dao 1
góc 180 và 60°
- Các bộ phận của trục nâng hạ cánh tay thay dao và xoay cánh tay thay dao 1
góc 180o và 60° được giới thiệu bằng mũi tên màu đỏ qua hình ảnh sau:
Trục nâng hạ cánh tay thay dao
- Sơ đồ mô tả cánh tay thay dao:
Sơ đồ mô tả hệ thống tay thay dao
1: Tay thay dao
2: Trục truyền dùng để nâng hạ và xoay tay thay dao
3: Xy lanh nâng hạ tay thay dao
4: Xy lanh thủy lực có thanh răng giúp xoay tay thay dao 180°
5: Xy lanh thủy lực được lắp liền trên thân xy lanh số 4 giúp xoay tay thay dao
60°
6: Cảm biến hành trình khi trạng thái nâng tay thay dao
7: Cảm biến hành trình khi trạng thái hạ tay thay dao
8: Cảm biến hành trình của xy lanh ở trạng thái tay thay dao lấy dao từ ổ chứa
dao
10: Cảm biến hành trình của xy lanh ở trạng thái tay thay dao đưa dao từ ổ
chứa dao đặt vào đầu kẹp dao ở trục chính
9: Cảm biến hành trình của xy lanh ở trạng thái tay thay dao khi chưa thực hiện
quá trình thay dao
11: Cảm biến hành trình của xy lanh ở trạng thái tay thay dao khi đã thực hiện
xong quá trình thay dao
Nguyên lý hoạt động: Cánh tay thay dao sẽ hạ xuống để bắt đầu thực hiện quá
trình thay dao, Khi dầu được đi vào đường dầu đẩy của xy lanh số 5 thì đầu piston
sẽ kéo theo xy lanh số 4 đi ra bởi vì đầu piston của xy lanh số 5 được gắn chặt với
thân xy lanh số 4. Do thanh piston có thanh răng nên nó sẽ xoay 1 khoảng nhỏ 60°
vì xy lanh số 5 nhỏ hơn xy lanh số 4. Kết thúc hành trình lấy dao từ đầu kẹp dao
trục chính và ổ chứa dao thì thanh piston của xy lanh số 5 sẽ đi ra để xoay tay thay
dao 180° để thực hiện tiếp quá trình thay dao. Để kết thúc quá trình thay dao thì
dầu sẽ đi vào đường dầu kéo của xy lanh số 5 đẩy piston lùi về và kéo theo thân xy
lanh số 4 đi về và hoàn thiện quá trình thay dao.
- Ổ tích dao: chứa gồm 20 hộp chứa dao, kết hợp với tay thay dao thành hệ
thống thay dao. Cung cấp dao cho tay thay dao

Ổ tích dao máy phay CNC


Trong thiết bị thay dao, việc thay dao được thực hiện với sự trợ giúp của một
hệ thống cần gạt gọi là cần thay dao. Việc thay đổi dao với sự giúp đỡ của cần gạt
kép sau khi có một dao mới trong chương trình NC được gọi như sau:
Cần gạt thay dao

Vị trí cần gạt thay dao


Định vị dao chinh mong muốn trong ổ dao vào vị trí thay dao.
Đưa trục chính công tác về vị trí thay dao.
Quay cần gạt dao về phía dao cũ trong trục chính và về phía dao mới trong ổ
dao.
Lấy dao trong trục chính và trong ổ dao, quay cần gạt dao.
Đặt dao mới vào trục chinh công tác và dao cũ vào ổ chứa dao.
Bẻ cần gạt về vị trí nghỉ.
Sơ đồ mô phỏng cơ cấu ổ tích dao:
Sơ đồ mô phỏng cơ cấu của ổ tích dao
1: MOTOR thủy lực xoay ổ chứa dao
2: Ổ chứa dao kẹp hộp chứa dao
3: Hộp chứa dao kẹp dao
4: Xy lanh giúp hộp chứa dao nằm ngang và dọc
5: Đầu cảm biến của vị trí ổ chứa dao
6: Cảm biến hành trình lúc kẹp của hộp dao
7: Cảm biến hành trình lúc nhả của hộp chứa dao
8: Cảm biến hành trình khi hộp chứa dao nằm ngang
9: Cảm biến hành trình khi hộp chứa dao nằm dọc
10: Cảm biến hành trình lúc kẹp của ổ chứa dao
11: Cảm biến hành trình lúc nhả của ổ chứa dao
Nguyên lý hoạt động của sơ đồ mô tả trên:
Motor thủy lực sẽ xoay ổ chứa dao cho đến khi xoay đến đúng dao mà người
vận hành mong muốn, ổ chứa dao sẽ nhả hộp đựng dao để xy lanh đẩy hộp chứa
dao đi xuống( Trên xy lanh số 4 có thanh răng trên thanh piston kéo bánh xe nằm
trên trục nối liền bánh xe ở thanh răng kéo hộp chứa dao nằm ngang và nằm dọc).
Khi hộp chứa dao nằm dọc thì hộp chứa dao sẽ nhả dao để tay thay dao thực hiện
công việc ở trên.
- Trạm nguồn thủy lực:
Trạm nguồn thủy lực là bộ phận quan trọng trong hệ thống thủy lực, có chức
năng chuyển hóa điện năng thành thủy năng, cung cấp dầu vào trong hệ thống thủy
lực, giúp vận hành hệ thống.

Trạm nguồn thủy lực TOKYO KEIKI


- Hệ thống van phân phối thủy lực:
Van phân phối thủy lực là một linh kiện, một loại van thủy lực có nhiệm vụ
điều khiển dòng chạy dầu thủy lực cao áp tới xi lanh, mô tơ thủy lực đồng thời thu
hồi dầu từ các thiết bị này để chuyển về thùng chứa dầu và tạo thành một vòng
tuần hoàn cho dầu thủy lực. Dựa vào thiết kế đặc biệt dạng con trượt bên trong
van, dưới tác dụng của lực điện từ (với van solenoild), tay gạt (với van tay gạt)
hoặc lực khí nén (điều khiển bằng khí nén)… làm chuyển hướng con trượt dẫn tới
thay đổi được dòng dầu điều khiển ở cổng ra của van.
Các cổng trên van phân phối được ký hiệu tiêu chuẩn là: P (đường dầu cao áp
cấp vào van); T (đường dầu thấp áp nối về thùng dầu hoặc lọc dầu hồi) ; hai đường
A, B (đường dầu cao áp ra cơ cấu chấp hành là xi lanh hoặc mô tơ thủy lực).
Bên ngoài tủ van phân phối thủy lực
Bên trong tủ van phân phối thủy lực
Các van phân phối thủy lực điều khiển các kết cấu trong hệ thống thay dao:

Van điều khiển motor thủy lực để xoay ổ chứa dao

Van điều khiển xy lanh thủy lực trong cơ cấu nâng hạ tay thay dao
Van điều khiển xy lanh thủy lực trong cơ cấu xoay tay thay dao 180°

Van điều khiển xy lanh thủy lực giúp hộp dao kẹp dao cụ
Van điều khiển xy lanh đưa ổ chứa dao kẹp hộp chứa dao

Van điều khiển xy lanh thủy lực trong cơ cấu đưa tay thay dao xoay 60°
Van điều khiển xy lanh thủy lực trong cơ cấu xoay hộp chứa dao
2.2. Phần điện:
2.2.1. Bộ điều khiển(controller):
Là một bộ phận cực kì quan trọng để tạo lên một máy CNC mạnh mẽ, tiện ích
và cực kì hiệu quả. Bộ điều khiển tích hợp nhiều chương trình điều khiển và giám
sát. Bộ điều khiển có nhiệm vụ giải mã chương trình NC và xử lý tiếp các thông
tin liên quan tới công nghệ và hình dạng hình học. Với sự hỗ trợ của hệ điều khiển
CNC, các bộ phận tương ứng của máy công cụ CNC được điều khiển và điều
chỉnh để gia công được các chi tiết theo yêu cầu. Các chức năng của hệ điều khiển
gồm: nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu và xuất dữ liệu.

Hình ảnh của bộ điều khiển máy phay CNC OKUMA MC - 4VA:

Bộ điều khiển máy phay CNC OKUMA MC-4VA


2.2.1.1. Kết cấu bộ điều khiển ( controller)
Bên trong bộ điều khiển bao gồm: Tay quay phát xung, NC OPERATION
PANNEL, MANUAL OPERATION PANEL

Bên trong bộ điều khiển của máy phay CNC MC-4VA


Các bộ phận bên trong MANUAL OPERATION PANEL sẽ được giới thiệu
qua các hình ảnh sau đây:

- Bo mạch OKUMA OPUS 5000 PANEX CARD 5 PLC I/O :

Bo mạch OKUMA OPUS 5000 PANEX CARD 5


Nguyên lý hoạt động: Bo mạch PLC OKUMA OPUS 5000 PANEX CARD 5
PLC I/O được cấp nguồn 24 V bởi bộ nguồn cung cấp điện và cấp điện cho màn
hình điện tử của máy, ngoài ra còn là bo mạch PLC nhận tín hiệu đầu vào từ tay
quay phát xung và các nút nhấn, trả tín hiệu đầu ra tới PROCESSOR BOARD. Bo
mạch PLC OPUS 5000 PANEX CARD 5 còn gửi tín hiệu và nhận tín hiệu tới từ
NC OPERATION PANEL.

- PROCESSOR BOARD: Trên PROCESSOR BOARD có các nút bấm để


giúp cho người vận hành trở nên dễ dàng thao tác và giúp cho người vận hành tiết
kiệm không ít thời gian thiết lập máy.

PROCESSOR BOARD
- NC OPERATION PANEL được trang bị một màn hình điện tử
- Các bộ phận được giới thiệu qua các hình ảnh sau đây:
Mặt trước của Panel vận hành chương trình NC

Mặt sau của Panel vận hành chương trình NC


1: NC OPERATION PANEL
2: Màn hình điện tử của NC OPERATION PANEL
Nguyên lý hoạt động của từng bộ phận được đánh số được giới thiệu như sau
1. NC OPERATION PANNEL được cấp điện 100V từ bộ nguồn cung cấp
điện E/C, được kết nối với các thiết bị khác trong panel vận hành chương trình NC
để trả tín hiệu I/O về bảng mạch xử lý của CPU. Dây cáp tín hiệu của thiết bị này
còn được kết nối và truyền thông công nghiệp tới từ CRT PROCESSOR BOARD
để truyền tín hiệu video tới NC OPERATION PANEL cho màn hình điện tử hiển
thị.
2. Màn hình điện tử được cấp điện 24 V từ bộ nguồn cung cấp điện. Được
dùng để hiển thị các hoạt động của máy, giúp cho người vận hành kiểm soát được
hoạt động của máy.

- Tay quay phát xung:

Tay quay phát xung dùng trên máy tiện CNC hoặc máy phay CNC rất tiện lợi
khi lấy gốc phôi cho máy CNC hoặc thực hiện các di chuyển nhỏ. Có thể kết nối
PLC để phát xung điều khiển.

Tay quay phát xung

Tay quay phát xung được kết nối và truyền xung với SVP BOARD bằng dây
cáp nằm trong CPU OPUS 5000M-G để điều khiền servo motor của các trục
X,Y,Z. Ngoài ra, tay quay phát xung còn được kết nối với đầu vào của mạch BO
MẠCH PLC OPUS PANEX CARD 5.
CPU của máy phay CNC OKUMA MC-4VA

- Sơ đồ kết nối điện của bộ điều khiển máy phay CNC OKUMA MC - 4VA:

Sơ đồ kết nối điện của bộ điều khiển


2.2.2. DRIVER trục X,Y,Z
- Giới thiệu về bộ điều khiển servo ( servo drive) 
Bộ điều khiển servo có nhiệm vụ nhận tín hiệu lệnh điều khiển (xung) từ PLC
và truyền lệnh đến động cơ servo để điều khiển động cơ servo hoạt động theo lệnh,
đồng thời nhận tín hiệu phản hồi liên tục về vị trí và tốc độ hiện tại của động cơ
servo từ encoder. Từ tín hiệu phản hồi về, bộ điều khiển servo sẽ so sánh với tín
hiệu lệnh và đưa ra điều chỉnh phù hợp, đảm bảo động cơ servo hoạt động đúng
theo yêu cầu.

- Giới thiệu về driver servo trục X,Y,Z của hãng OKUMA:

Driver servo trục X,Y,Z được đánh số theo thứ tự từ 1,2,3.


Driver servo điều khiển động cơ servo mà OKUMA giới thiệu tiếp theo là Bộ
điều khiển động cơ servo không chổi than. Hệ thống servo này kết hợp công nghệ
truyền động AC. Hệ thống truyền động này cũng sử dụng công nghệ PWM. 1
driver amplifier có thể kiểm soát được 1 động cơ servo xoay chiều không chổi
than.

Hệ thống driver servo này nhận tín hiệu tương tự từ SVP BOARD nằm ở trong
CPU của máy phay CNC OKUMA MC – 4VA để điều khiển tốc độ và vị trí của
động cơ servo xoay chiều không chổi than.
Vị trí SVP BOARD trong CPU PLC của máy.
- Sơ đồ kết nối của driver servo trục X,Y,Z:

Vị trí SVP BOARD trong CPU PLC


- Mô tả chi tiết sơ đồ kết nối của driver servo trục X,Y,Z:
Các driver servo trục X,Y,Z được cấp điện 1 chiều từ DC POWER SUPPLY
tới terminal block của driver trục X,Y,Z để hoạt động bộ nghịch lưu trong driver
servo nhằm biến đổi điện áp dòng điện 1 chiều thành xoay chiều và điều chỉnh
điện áp đầu ra để cấp điện vào động cơ servo xoay chiều. Dây CN-DP-7 được nối
vào cổng CN – SAZ – 10 để cấp điện vào servo driver giúp cho driver servo thực
hiện các hoạt động trên. Driver servo nhận tín hiệu tương tự từ SVP BOARD II-D
để điều khiển động cơ. Và SVP BOARD II-D nhận tín hiệu phản hồi về tốc độ và
vị trí qua dây cáp encoder của động cơ servo của các trục X,Y,Z.

2.2.3. DRIVER trục chính:


- Giới thiệu về driver trục chính của hãng OKUMA
Cần hình ảnh rõ nét hơn
Driver trục chính của máy phay CNC OKUMA MC - 4VA
Năm 1985, OKUMA giới thiệu driver trục chính VAC của riêng mình. Hệ
thống này sử dụng RESOLVER cho xác định tốc độ động cơ thực tế và trả về tín
hiệu phản hồi cho driver spindle. Bộ điều khiển này nhận tín hiệu analog từ ECP
BOARD IIA để điều khiển tốc độ động cơ và đưa tín hiệu analog đến
SVP( SERVO PROCESSOR BOARD).

- Sơ đồ kết nối của driver trục chính:

Sơ đồ kết nối của bộ điều khiển spindle


- Mô tả chi tiết sơ đồ kết nối của driver spindle
Driver trục chính được cấp điện qua bộ lọc nhiễu để lọc các xung điện áp gây
nhiễu thiết bị đảm bảo thiết bị hoạt dộng chính xác, ổn định và dây FU,FV đi từ
TB-VAC để đi ra spindle blower motor để làm mát spindle motor. Từ TB-VAC
dây U,V,W đi vào motor spindle để cấp điện cho động cơ. Trên trục chính có
resolver nhằm để đo tốc độ và trả về tín hiệu phản hồi cho bộ điều khiển. Bộ điều
khiển spindle truyền tín hiệu tương tự đến servo processor board để báo tín hiệu
quá tải xuống dưới CPU để CRT PROCESSOR BOARD hiển thị trên màn hình
điều khiển. Bộ điều khiển được dùng để kết nối bằng cáp điện báo tín hiệu INPUT
cho bo mạch EI1 trong EC I/O rack các trạng thái như sau: SPINDLE ZERO
SPEED ( tốc độ trục chính bằng 0), SPINDLE CONSTANT SPEED ( tốc độ trục
chính không đổi), SPINDLE READY( trục chính sẵn sàng) TROUBLE(VAC)
(driver spindle gặp vấn đề). ECP BOARD IIA và ECP CARD 3B ở dưới CPU
nhận câu lệnh như: VELOCITY COMMAND( Câu lệnh tốc độ), READY
COMPLETION( hoàn thiện sẵn sàng), Orientation command (Câu lệnh định
hướng của driver spindle), REV command (câu lệnh số vòng quay trục chính của
driver spindle) để đưa vào bộ điều khiển trục chính nhằm điều khiển động cơ trục
chính.

2.2.4. PLC:
- Giới thiệu về OPUS 5000 M-G CPU trên máy CNC OKUMA MC-4VA:

Hình ảnh của OPUS 5000M-G CPU /IF RACK


Các thành phần có trong OPUS 5000M-G CPU /IF RACK được giới thiệu và
đánh số ở hình ảnh trên:

1: MAIN BOARD IIB ( Main processor board) là bo điều khiển chính cho OSP
5000. Nó bao gồm một bộ xử lý chính và các giao diện liên quan để truyền dữ liệu.
Hệ thống này có bộ vi xử lý Motorola 68000 với tần số xung nhịp 15Mhz. MAIN
BOARD IIB điều khiển bộ nhớ IC, bộ xử lý phụ và mạch giao diện. Một bus hệ
thống ( bo mạch chủ hoặc mặt sau) và một bus cục bộ được cung cấp cho mục địch
mở rộng hệ thống)

2: CRP-IIC ( CRT PROCESSOR BOARD) là bo mạch được sử dụng để liên


lạc dữ liệu với bảng điều khiển OSP 5000 để truyền tín hiệu video tới NC
operation pannel cho màn hình CRT.

You might also like